tiểu luận lý luận truyền thông đổi mới và nâng cao chất lượng chương trình truyền hình tiếng dân tộc ở đài pt th tỉnh hà giang

26 3 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
tiểu luận lý luận truyền thông đổi mới và nâng cao chất lượng chương trình truyền hình tiếng dân tộc ở đài pt th tỉnh hà giang

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ClaudeShannon đã phát triển mô hình truyền thông một chiều áp đặt của Laswellthành mô hình truyền thông hai chiều mềm dẻo với các yếu tố thành phần vàcác mối quan hệ tác động trực tiếp n

Trang 1

TIỂU LUẬN

LÝ THUYẾT TRUYỀN THÔNG NÂNG CAOĐề tài: Đổi mới và nâng cao chất lượng chương trìnhtruyền hình tiếng dân tộc ở Đài PT – TH tỉnh Hà Giang

Trang 2

MỞ ĐẦU

Ngay từ khi mới ra đời và trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng,Đảng ta luôn xác định vấn đề dân tộc, công tác dân tộc và đoàn kết các dântộc có một vị trí hết sức quan trọng Các dân tộc thiểu số mặc dù chỉ chiếmkhoảng 13% dân số cả nước (khoảng 10 triệu người) sống rải rác trên 3/4 lãnhthổ, nhưng đều ở những vị trí địa lý quan trọng trong phát triển kinh tế, đặcbiệt là trong quốc phòng Trong nhiều năm qua Đảng, Nhà nước đã thườngxuyên quan tâm đầu tư đến sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa giáodục, an ninh quốc phòng của đồng bào dân tộc miền núi Nghị quyết hội nghịlần thứ 7 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về công tác dân tộc,các văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, VII, VIII, IX, X, XI đều xácđịnh tầm quan trọng và chiến lược phát triển dân tộc với sự nghiệp xây dựngvà bảo vệ Tổ quốc

Tỉnh Hà Giang là tỉnh địa đầu cực Bắc của Tổ quốc Hà Giang có vị tríđịa chính trị quan trọng Phía Bắc giáp với tỉnh Vân Nam và Quảng TâyTrung Quốc, phía Nam giáp với tỉnh Tuyên Quang, phía Đông giáp với tỉnhCao Bằng, phía Tây giáp tỉnh Yên Bái và Lào Cai Dân số hiện nay của HàGiang là gần 800.000 người, bao gồm 19 dân tộc cùng chung sống, đông nhấtlà đồng bào dân tộc Mông chiếm tới trên 33% dân số Trong những năm quađược sự quan tâm đầu tư thường xuyên của Đảng và Nhà nước, đời sống củađồng bào các dân tộc thiểu số ở đây đã có những bước chuyển biến, văn hóatruyền thống được giữ gìn, các hủ tục từng bước được đẩy lùi Tuy nhiên, đờisống vật chất và tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số ở Hà Giang vẫn cònrất chênh lệch so với các vùng miền khác Kinh tế còn nhiều khó khăn, đặcbiệt ở những vùng sâu, vùng xa vẫn còn tệ nạn mê tín dị đoan, trình độ dân trícủa số đông đồng bào còn hạn chế Trong khi đó, công tác thông tin tuyêntruyền của các kênh báo chí chưa được thường xuyên, kịp thời chưa chuyểntải được đầy đủ những chủ chương, chính sách của Đảng và Nhà nước đến

Trang 3

với đồng bào các dân tộc thiểu số, do vậy hiệu quả đạt được chưa cao Trênthực tế đây là nơi thiếu thông tin và hiện đang bị tranh chấp thông tin Chínhvì vậy, ở một số địa phương, đồng bào dân tộc đã bị kẻ xấu lợi dụng xúi dục,kích động, gây mất đoàn kết, làm mất ổn định an ninh chính trị, lòng tin củađồng bào vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước phần nào bị suy giảm Quanghiên cứu thực tế tại địa phương, bắt đầu năm 2014, Đài PT – TH tỉnh HàGiang đã xây dựng riêng kênh chương trình truyền hình tiếng dân tộc, phátbằng tiếng Mông, Dao, Tày trên sóng truyền hình của tỉnh và kênh VTV5 ĐàiTruyền hình Việt Nam Bước đầu chương trình đã thông tin được những chủchương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và những vấn đề củađịa phương đến với đồng bào dân tộc bằng chính ngôn ngữ của họ Đồng thờicũng phản ánh được những tâm tư nguyện vọng của đồng bào dân tộc vớiĐảng và Nhà nước, góp phần nâng cao đời sống cho bà con nhân dân các dântộc vùng sâu, vùng xa Tuy nhiên, việc sản xuất chương trình truyền hìnhtiếng dân tộc còn mới mẻ với Đài PT – TH tỉnh Hà Giang Vì vậy, hiệu quảcủa các chương trình chưa được cao, còn thiếu tính chuyên nghiệp, chủ yếudựa vào kinh nghiệm và tự học hỏi là chính Điều này đã làm giảm hiệu quảcủa kênh thông tin quan trọng cho đồng bào dân tộc thiểu số Cần thiết phảicó sự thay đổi một cách khoa học và hợp lý, tạo nên một bước đột phá mớitrong kết cấu, nội dung chương trình truyền hình tiếng dân tộc – Đó là mụctiêu Đài PT – TH tỉnh Hà Giang hướng tới Để thực hiện tốt mục tiêu này,cần phải tiến hành việc tìm hiểu khán giả truyền hình tiếng dân tộc, xem họ làai? họ thường xem truyền hình vào lúc nào? họ cần những thông tin gì? Biếtkhán giả mình đang cần gì để phục vụ, để cung cấp món ăn tinh thần là yêucầu quan trọng số 1 của một kênh truyền hình.Và để biết được tất cả nhữngnhu cầu ấy của khán giả, không thể không có những khảo sát khoa học

Đó cũng chính là lý do tôi thực hiện đề tài “Đổi mới và nâng cao chấtlượng chương trình truyền hình tiếng dân tộc ở Đài PT – TH tỉnh Hà Giang”

Trang 4

NỘI DUNG

1 Những vấn đề chung về truyền thông và chiến dịch truyền thông

1.1 Truyền thông: Các định nghĩa và mô hình cơ bản

- Theo PGS.TS Đỗ Thị Thu Hằng, Phó Trưởng khoa Báo chí, Học việnBáo chí và Tuyên truyền thì: “Truyền thông là quá trình liên tục trao đổithông tin, tư tưởng, tình cảm , chia sẻ kỹ năng và kinh nghiệm giữa hai hoặcnhiều người nhằm tăng cường hiểu biết lẫn nhau, thay đổi nhận thức tiến tớiđiều chỉnh hành vi và thái độ phù hợp với nhu cầu phát triển của cánhân/nhóm/cộng đồng/xã hội Với định nghĩa này, tác giả muốn nhấn mạnhtruyền thông là một quá trình liên tục chứ không phải một việc nhất thời trongkhuôn khổ thời gian hạn hẹp, và kết quả của truyền thông không chỉ dừng lạiở “sự hiểu biết lẫn nhau” giữa các thực thể tham gia quá trình truyền thôngmà còn tiến tới “sự thay đổi trong hành động và nhận thức” Sự thay đổi nàyphải phù hợp với nhu cầu phát triển của đối tượng, có nghĩa là nếu truyềnthông không gắn với nhu cầu của công chúng thì sẽ không đạt hiệu quả.

- Mô hình truyền thông: “Mô hình truyền thông là những bản vẽ, cácbảng, biểu đồ, lược đồ, sơ đồ, các hình tượng được sử dụng để quy những ýkiến phức tạp về cách biểu đạt mang tính chất đồ hoạ, từ đó cho phép chúngta có cách nhìn nhận sâu sắc hơn, ở nhiều góc độ khác nhau với một kháiniệm rất phức tạp: truyền thông” Như vậy, có thể khẳng định việc xác địnhmô hình truyền thông phù hợp có ý nghĩa rất quan trọng đối với mỗi chiếndịch truyền thông bởi nó sẽ quyết định phương hướng và cách thức tiếp cậnđối tượng

Trong số nhiều mô hình truyền thông trên thế giới có hai mô hình cơbản, đại diện cho từng thời kỳ phát triển của truyền thông đại chúng Đó làmô hình truyền thông một chiều của Laswell phù hợp với điều kiện lịch sửkhi phương tiện truyền thông đại chúng không có khả năng thiết lập kênhphản hồi trực tiếp và mô hình truyền thông hai chiều của Claude Shannon ra

Trang 5

đời khi các phương tiện mới cho phép thiết lập quan hệ hai chiều liên tục trựctiếp giữa nguồn phát và công chúng Tuy nhiên, hạn chế của mô hình truyềnthông của Lasswell đã được Claude Shannon khắc phục và hoàn thiện ClaudeShannon đã phát triển mô hình truyền thông một chiều áp đặt của Laswellthành mô hình truyền thông hai chiều mềm dẻo với các yếu tố thành phần vàcác mối quan hệ tác động trực tiếp như sau:

Mô hình này thể hiện rất rõ tính tương tác hai chiều giữa chủ thể truyềnthông và đối tượng tiếp nhận, tạo sự bình đẳng trong quá trình truyền thông.Công chúng cũng có thể trở thành nguồn phát nếu họ muốn Và nhờ có ý kiếnphản hồi của công chúng mà các nhà truyền thông có cơ sở để điều chỉnh hoạtđộng truyền thông cho phù hợp Bên cạnh đó, hiệu quả truyền thông - cái đíchcuối cùng mà các nhà truyền thông nhắm tới cũng được đề cập

1.2 Truyền thông đại chúng1.2.1 Khái niệm

Có thể hiểu: Truyền thông đại chúng là hệ thống các phương tiệntruyền thông hướng vào đông đảo công chúng xã hội (nhân dân các vùngmiền, cả nước, khu vực hay toàn bộ thế giới) nhằm thông tin, chia sẻ, nhằm

Trang 6

lôi kéo và tập hợp, giáo dục thuyết phục và tổ chức đông đảo nhân dân thamgia giải quyết các vấn đề kinh tế xã hội đã và đang đặt ra.

Qua khái niệm này có thể thấy đối tượng tham gia truyền thông đạichúng là các nhóm, các cộng đồng xã hội rộng rãi và thông qua các phươngtiện kỹ thuật, phương tiện truyền thông

- Cơ chế tác động của truyền thông đại chúng: Để quá trình truyềnthông đạt hiệu quả, những người làm truyền thông cần nắm vững cơ chế tácđộng của truyền thông đại chúng Có thể phác thảo mô hình cơ chế tác độngcủa truyền thông đại chúng như sau:

Hiệu lực Hiệu quả

Với mô hình cơ chế tác động của truyền thông đại chúng như trên,chúng ta thấy, xuất phát từ việc nhận thức sâu sắc thực tiễn cuộc sống, cácnhà truyền thông tìm các cơ sở cho việc thiết kế thông điệp Các thông điệpđược thể hiện thông qua các sản phẩm truyền thông được mã hoá, chuyển tảiqua các kênh truyền thông tác động vào ý thức quần chúng Thông qua đó gópphần nâng cao nhận thức, mở rộng hiểu biết, thay đổi thái độ và hành vi của

Chủ thể tryềnthông

Ý thứcquần chúng

Hiểu biết -

tri thứctổng

Hànhvi,thái độThực

tiễn các sự

-kiện ,vấn đềthời

Nhận thức -chính

trị

Trang 7

công chúng-nhóm đối tượng phù hợp với mục tiêu truyền thông Nhữngchuyển biến đó là hiệu quả truyền thông Bên cạnh đó, khi các thông điệp tácđộng vào dư luận xã hội, tạo ra hiệu ứng xã hội, thu hút sự chú ý của côngchúng và dư luận tạo nên hiệu lực truyền thông

1.2.2 Đặc thù và vai trò của truyền thông đại chúng trong hệ thốngcác loại hình truyền thông.

Truyền thông đại chúng có những đặc thù và vai trò sau đây:

Thứ nhất, đối tượng tác động của truyền thông đại chúng là đông đảocông chúng trong xã hội với sự đa dạng về tuổi tác, giới tính, ngành nghề, sởthích, tôn giáo Những thông điệp được chuyển tải qua các phương tiệntruyền thông đại chúng sẽ đến với hàng triệu người, tác động đến nhiều tầnglớp nhân dân

Thứ hai, các thông tin của truyền thông đại chúng là nhằm hướng tớithoả mãn nhu cầu, mong muốn của công chúng

Thứ ba, nội dung thông tin trên các phương tiện truyền thông đại chúngđều có tính mục đích rõ rệt, muốn tác động nhằm làm thay đổi nhận thức, tháiđộ, hành vi của công chúng theo hướng nào đó

Thứ tư, phải nhắc đến tính đa dạng của truyền thông đại chúng Do phảiphục vụ đối tượng công chúng rất đa dạng mà truyền thông đại chúng bảnthân nó cũng phải có tính đa dạng Đa dạng trong đối tượng phản ánh là mọilĩnh vực của đời sống xã hội Đa dạng trong hình thức thể hiện và thể loại tácphẩm Sự đa dạng này đảm bảo tính hấp dẫn và “hợp khẩu vị” với nhiều đốitượng công chúng khác nhau của truyền thông đại chúng.

Thứ năm, nội dung thông tin phải dễ hiểu, dễ nhớ, dễ làm theo Bởi vìmuốn tác động làm thay đổi nhận thức và hành vi của đông đảo công chúngthì trước hết phải làm cho họ hiểu một cách chính xác và như nhau thông điệpmà các nhà truyền thông đưa ra

Trang 8

Thứ sáu, truyền thông đại chúng chuyển tải thông điệp qua các phươngtiện thông tin đại chúng, có nghĩa là muốn nâng cao chất lượng hoạt độngtruyền thông đại chúng, cần phải chú ý cải tiến phương tiện kỹ thuật.

Thứ bảy, tần suất tương tác giữa chủ thể và đối tượng truyền thôngcàng nhiều, càng bình đẳng thì hiệu quả truyền thông càng cao Vì vậy, nhữngngười làm truyền thông cần biết kích thích, kêu gọi đông đảo công chúngcùng tham gia vào quá trình truyền thông.

Trong các loại hình truyền thông thì truyền thông đại chúng có tác độngmạnh mẽ nhất, sâu rộng nhất tới đời sống xã hội Truyền thông đại chúng tácđộng tức thời, nhanh hơn, rộng hơn tới nhiều đối tượng, tạo hiệu ứng trên toànxã hội ở cùng một thời điểm Bên cạnh đó, đối tượng của truyền thông đạichúng có thể tự tương tác với chủ thể truyền thông, tạo sự bình đẳng trongthông tin Vì vậy, công chúng ngày càng tích cực tham gia quá trình truyềnthông trên các phương tiện thông tin đại chúng, đặc biệt là báo chí Thông quabáo chí, công chúng có thể nêu ý kiến phản hồi và họ lại trở thành chủ thểtruyền thông vì thông điệp của họ được gửi tới rất nhiều người khác Có thểkhẳng định rằng, với những đặc thù như trên thì truyền thông đại chúng đã,đang và sẽ ngày càng đóng vai trò quan trọng trong đời sống xã hội.

1.3 Chiến dịch truyền thông

- Chiến dịch truyền thông thường hướng vào mục đích thông tin, tuyêntruyền, vận động về một sự kiện hoặc vấn đề đến quảng đại công chúng Từđó làm thay đổi thái độ, hành vi của công chúng về sự kiện hay vấn đề đó.

- Nội dung của chiến dịch truyền thông bao gồm hàng loạt hoạt độngliên kết có tổ chức, thường chặt chẽ và logic với nhau.

- Khi thực hiện chiến dịch truyền thông, các kênh được lựa chọn baogồm: Các phương tiện thông tin đại chúng, kênh truyền thông trực tiếp hoặcgián tiếp

* Quy trình tổ chức thực hiện một chiến dịch truyền thông

Trang 9

Quy trình tổ chức chiến dịch truyền thông như một chu trình truyềnthông với 5 bước, 1 khâu liên kết chặt chẽ như sau:

+ Nghiên cứu đối tượng truyền thông: Đối tượng truyền thông giữ vaitrò quan trọng trong một chiến dịch truyền thông Nội dung nghiên cứu baogồm: Nhu cầu thông tin của đối tượng; Tìm hiểu hoàn cảnh, thói quen, sởthích, tâm lý, trình độ nhận thức, điều kiện kinh tế của đối tượng để từ đóxây dựng kế hoạch truyền thông hợp lý, hiệu quả là điều rất cần thiết đối vớimỗi chiến dịch truyền thông nhằm đảm bảo thu hút tối đa sự quan tâm củacông chúng, đồng thời tác động hiệu quả đến nhận thức và hành vi của họ

+ Thiết kế thông điệp: Thông điệp chính là cầu nối giữa nhà truyềnthông và đối tượng truyền thông, đây cũng là nội dung thông tin mà nhữngngười thực hiện chiến dịch truyền thông muốn truyền đạt tới công chúng.Thông điệp thể hiện trí tuệ, hiểu biết cũng như tầm vóc của các nhà truyềnthông Do vậy thông điệp phải chuyển tải ít nhất một nội dung thông tin hoànchỉnh, phù hợp với trình độ nhận thức của đối tượng truyền thông Thông điệpphải phù hợp với kênh thông tin và nội dung cần chuyển tải, phải đảm bảo cácyếu tố về văn hóa chính trị Đồng thời, thông điệp phải nhất quán và xuyênsuốt toàn bộ chiến dịch, đảm bảo tiếp nhận giống nhau ở những thời điểmkhác nhau

+ Lựa chọn kênh truyền thông: Lựa chọn kênh truyền thông là tìm conđường và cách thức để chuyển tải thông điệp đến với công chúng đầy đủ, trọnvẹn và hiệu quả nhất Việc lựa chọn kênh truyền thông chủ yếu phụ thuộc vàonhu cầu, điều kiện, thói quen tiếp nhận sản phẩm truyền thông của côngchúng và nguồn lực của nhà truyền thông Lựa chọn sai kênh truyền thông sẽdẫn đến giảm hiệu quả của chiến dịch

+ Thực hiện chiến dịch truyền thông: Có 3 hình thức truyền thông:Truyền thông cấp bậc (dồn dập nhắc đi nhắc lại một thông điệp trong khoảngthời gian xác định); Truyền thông dàn đều (Tất cả sử dụng thông điệp với tần

Trang 10

suất thưa, áp dụng phương thức mưa dầm thấm lâu); Truyền thông kết hợp(áp dụng cả 2 hình thức trên một cách hài hòa và hợp lý) Trước tiên phải xácđịnh được hình thức truyền thông phù hợp tuỳ thuộc tính chất vấn đề truyềnthông và điều kiện cụ thể Sau đó lựa chọn thời điểm phù hợp để thực hiệnchiến dịch truyền thông Chiến dịch truyền thông bao gồm nhiều sự kiện cómối liên hệ với nhau, bổ sung, hỗ trợ cho nhau.

+ Tiếp nhận, Nghiên cứu, phản hồi: Sau khi hoàn thành chiến dịchtruyền thông, cần phải đánh giá kết quả, hiệu quả của cả chiến dịch truyềnthông, đánh giá năng lực và hiệu quả tác động của chiến dịch với các mục tiêucụ thể đã đạt được ở mức độ nào Mặt khác, nghiên cứu phản hồi còn giúpnhà truyền thông rút kinh nghiệm để xây dựng kế hoạch thực hiện các chiếndịch tiếp theo.

+ Kiểm tra, giám sát, đánh giá, động viên: Đây là những hoạt động rấtcần thiết để đảm bảo cho chiến dịch truyền thông được thực hiện đầy đủ, trọnvẹn và đúng quy trình, tiến độ mà nhà quản lý mong muốn Sự động viên,khen thưởng kịp thời của nhà quản lý là động lực mạnh mẽ để những ngườithực hiện chiến dịch hoàn thành nhiệm vụ của mình một cách tốt nhất.

2 Vài nét về Đài PT – TH tỉnh Hà Giang và thực trạng việc sảnxuất chương trình truyền hình tiếng dân tộc

2.1 Thực trạng Đài PT – TH tỉnh Hà Giang

Đài PT – TH tỉnh Hà Giang được thành lập từ ngày tái lập tỉnh HàGiang vào năm 1991, trong những năm đầu Đài chỉ thực hiện nhiệm vụ củamột tờ báo phát thanh, đến năm 1995 Đài bắt đầu phát sóng chương trìnhtruyền hình đầu tiên Từ đó đến nay, Đài đã luôn duy trì ổn định hoạt độngcủa 2 tờ báo biện tử: Phát thanh và Truyền hình Riêng về truyền hình, thờilượng phát sóng truyền hình Đài PT – TH tỉnh Hà Giang đã dần tăng từ 5tiếng một ngày lên 13 tiếng rồi 17 tiếng, khép kín lịch phát sóng trong ngàyvà tăng dần các chương trình tự sản xuất Bắt đầu từ năm 2014, Đài đã xây

Trang 11

dựng kênh chương trình truyền hình tiếng dân tộc, phát bằng tiếng Mông,Dao, Tày, với thời lượng 3h/ngày nhằm đưa các chủ trương của Đảng, chínhsách pháp luật của Nhà nước cùng những thông tin thời sự, chính trị, kinh tếxã hội của tỉnh gần gũi hơn với đồng bào các dân tộc thiểu số.

2.2 Về kết cấu và việc sản xuất chương trình truyền hình tiếng dântộc

- Có thể hiểu một cách đơn giản nhất chương trình truyền hình tiếngdân tộc là một chương trình truyền hình được thực hiện bằng tiếng dân tộc.Như vậy, Chương trình truyền hình tiếng dân tộc cũng mang đặc điểm củachương trình truyền hình, có nghĩa là gồm các tiêu chuẩn quy định về chủ đề,thời lượng, tính định kỳ và hình thức thể hiện mang đặc thù của loại hìnhtruyền hình chỉ khác ở ngôn ngữ được sử dụng để thể hiện chương trình.

Còn chương trình truyền hình tiếng dân tộc địa phương giống chươngtrình truyền hình tiếng dân tộc ở các tiêu chí: Có chủ đề, nội dung phản ánh;phương pháp thể hiện dành cho truyền hình; yêu cầu về thời lượng và tínhđịnh kỳ, dùng ngôn ngữ của người dân tộc… Song đúng như tên gọi, nói làchương trình truyền hình tiếng dân tộc của một địa phương, thực hiện nhiệmvụ tuyên truyền phục vụ cho mục tiêu chính trị – xã hội của địa phương đó.Như vậy, phạm vi phản ánh của nó đã có giới hạn trong phạm vi hành chínhcủa một địa phương cụ thể.

- Về kết cấu chương trình truyền hình tiếng dân tộc của Đài PT – THtỉnh Hà Giang hiện nay so với năm 2014 đã có một số thay đổi cho phù hợpvới sự phát triển, tuy nhiên sự thay đổi đó chỉ mang tính chất cảm tính, phầnlớn dựa vào kinh nghiệm của thế hệ đi trước, và dựa theo mô hình của một sốĐài địa phương đã có chương trình truyền hình tiếng dân tộc

Bắt đầu từ năm 2015, chương trình truyền hình tiếng dân tộc của ĐàiPT – TH tỉnh Hà Giang đã được nâng thời lượng lên 3h/ngày, phát cả tuần.Tuy nhiên cách sắp xếp, phân bổ trong một chương trình về cơ bản vẫn theo

Trang 12

lối tư duy cũ, ngẫu hứng, nghĩa là phát những gì Đài có để lấp sóng chứ chưathực sự bám sát nhu cầu xem truyền hình của đồng bào dân tộc thiểu số Mởđầu chương trình vẫn là phần tin tức, tiếp đó là phóng sự, gương người tốtviệc tốt, phổ biến kỹ thuật trồng trọt…và cuối cùng là một vài bài hát bằngtiếng dân tộc hoặc một tiểu phẩm hài hoặc nữa là một chương trình dành chothiếu nhi Có thể nói với việc sắp xếp, kết cấu chương trình lặp đi lặp lại nhưvậy là khá khô cứng, dễ tạo cảm giác nhàm chán cho bạn xem truyền hình Đólà chưa kể thời lượng của từng phần tin, phóng sự, các tiểu mục…không cốđịnh Có chương trình nhiều sự kiện thì phần tin có thể kéo dài từ 15 đến 17phút, nhưng có chương trình ít sự kiện thì phần tin lại chỉ có 6 đến 7 phút.Tương tự như vậy, có những tiểu mục nằm trong chương trình nhưng thờilượng lại dài tới 10 đến 12 phút

Kết cấu của chương trình truyền hình tiếng dân tộc hiện nay chỉ đảmbảo về thời lượng phát sóng chứ chưa đảm bảo về chất lượng nội dung, chưacó sự phân bổ các chương trình theo các tiêu chí phù hợp Chưa có sự đầu tưkỹ càng trong việc kết nối các chương trình Chẳng hạn ngay sau một phóngsự dài là gương người tối việc tốt, ngay sau đó lại đến một phóng sự phổ biếnkiến thức… Có nghĩa là tất cả được nối liền với nhau chỉ bởi một phát thanhviên dẫn chứ chưa có nhạc xen, nhạc cắt hay nhạc tiểu mục đan xen Điều nàygây sự khó chịu đối với người xem và thể hiện tính không chuyên nghiệp củamột chương trình biệt lập phát sóng

- Về việc sản xuất chương trình: Hiện nay Đài PT – TH tỉnh Hà Giangcó hẳn Trung tâm sản xuất chương trình phát thanh truyền hình tiếng dân tộc,thuộc sự quản lý điều hành của Ban Giám đốc Đài Tuy nhiên số lượngphóng viên, biên tập viên, phát thanh viên ít, do vậy gần 90% các chươngtrình truyền hình tiếng dân tộc của Đài PT – TH tỉnh Hà Giang được thựchiện theo quy trình sau:

Trang 13

Biên tập viên lựa chọn tin, bài từ các chương trình truyền hình tiếngPhổ thông của địa phương, xây dựng kịch bản chương trình, sau đó chuyểncho phát thanh viên tiếng dân tộc dịch sang thứ tiếng của dân tộc mình.

Phát thanh viên sau khi nhận kịch bản cũng như lời bình của tác phẩmtruyền hình dịch sang tiếng dân tộc mình, cùng với kỹ thuật viên đọc, ghi lạitrên băng từ hoặc máy vi tính Biên tập viên sau đó cùng với kỹ thuật viên bắnphụ đề tiếng phổ thông Cách làm này có ưu điểm nhanh, không tốn nhiều chiphí để thực hiện một chương trình Nhưng cách làm này cũng là nguyên nhânchính tạo nên sự đơn điệu về hình thức thể hiện, nghèo nàn về nội dung trongchương trình truyền hình tiếng dân tộc

- Về Công tác quản lý: Cơ chế quản lý chương trình truyền hình tiếngdân tộc của Đài nhìn chung vẫn chưa được chặt chẽ Ví dụ: kế hoạch phátsóng đã được Ban Giám Đốc duyệt từ đầu tháng nhưng đến ngày phát sóngcác phóng viên, biên tập viên vì lý do nào đó không làm kịp tác phẩm đã đăngký, khi đó Trung tâm truyền hình tiếng dân tộc có thể tự ý thay đổi, tìm kiếmmột tác phẩm khác đề lấp khoảng trống Do vậy dẫn đến chương trình lộ cộ,không còn theo đúng chủ đề, chủ điểm định trước Mặc dù Lãnh đạo Đài đãban hành quy chế sản xuất, phát sóng và lưu trữ nhưng xem ra quy chế vẫnchưa theo kịp sự phát triển dẫn đến thiếu tính chuyên nghiệp.

Trước thực trạng như vậy, việc tiến hành một chiến dịch truyền thôngđiều tra nhu cầu khán giả đối với chương trình truyền hình tiếng dân tộc củaĐài là một yêu cầu bức thiết.

3 Quy trình thực hiện kế hoạch điều tra khán giả

3.1 Nghiên cứu ban đầu về khán giả (lấy đối tượng khán giả là người

Mông)

- Tuổi: được phân thành 4 nhóm : từ 6 – 15; từ 16 – 30; từ 31 – 50; từ50 trở lên.

Ngày đăng: 08/05/2024, 12:27

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan