Báo Cáo - Chuyên Đề - Đánh Giá Thực Trạng Và Định Hướng Sử Dụng Đất Phát Triển Mạng Lưới Điểm Dân Cư Tại Xã Ea Na

53 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
Báo Cáo - Chuyên Đề - Đánh Giá Thực Trạng Và Định Hướng Sử Dụng Đất Phát Triển Mạng Lưới Điểm Dân Cư Tại Xã Ea Na

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trang 1

PHẦN 1MỞ ĐẦU1.1 Tính cấp thiết của chuyên đề

Đất đai là yếu tố sản xuất không thể thiếu trong mỗi hoạt động sản xuấtcủa con người, là tư liệu sản xuất đặc biệt không thể thay thế được, là phần quantrọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn để xây dựng và phát triển kinh tếxã hội, an ninh, quốc phòng,…

Trong những năm qua, việc triển khai chương trình định canh định cư, dựán hỗ trợ đồng bào dân tộc tại chỗ đặc biệt khó khăn, các dự án quy hoạch xâydựng cơ sở hạ tầng, phúc lợi công cộng đã góp phần ổn định dân cư Ngoài ra,còn có các khu dân cư mới được hình thành không theo quy hoạch và tổ chức,không có quy chế quản lý phát triển theo quy hoạch , xây dựng tự phát, kiến trúccảnh quan làng quê pha tạp, lộn xộn, môi trường ô nhiễm, nhiều nét đẹp văn hoátruyền thống bị huỷ hoại hoặc mai một Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội còn lạchậu, không đáp ứng yêu cầu phát triển lâu dài, ảnh hưởng đến việc phát triểnkinh tế xã hội của xã.

Hiện trạng sử dụng đất phản ánh hoạt động của con người lên nguồn tàinguyên đất đai, là kết quả của quá trình sử dụng và chọn lọc rất lâu đời của conngười Trải qua một quá trình sử dụng, các loại hình sử dụng đất hiện tại đãđược con người chấp nhận, nghĩa là các loại hình này đã đáp ứng được với đặctrưng tự nhiên trong khu vực, được chấp nhận về mặt xã hội và đã có hiệu quảđối với người sử dụng đất.

Xã Ea Na là một xã nằm ở phía bắc của huyện Krông Ana, trung tâm xãcách thành phố Buôn Ma Thuột khoảng 18 km, cách thị trấn Buôn Trấp 14km,địa bàn xã có tỉnh lộ 2 chạy qua 6,4 km, là một xã có sự phát triển kinh tế tươngđối nhanh Do nhu cầu sử dụng đất ngày càng tăng, đất đai trở lên ngày càngkhan hiếm, việc phát triển các điểm dân cư ngay càng trở nên quan trọng gópphần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội; đáp ứng nhu cầu cải thiện chỗ ở củangười dân; tạo động lực phát triển nông thôn bền vững theo hướng công nghiệphóa, hiện đại hoá nhằm thực hiện có kết quả các mục tiêu cơ bản đã đề ra, góp

Trang 2

phần nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân; phát triển nhà ở theo hướngvăn minh, hiện đại; từng bước cải thiện chất lượng nhà ở nông thôn, giữ gìn vàphát huy bản sắc kiến trúc dân tộc, hiện đại phù hợp với đặc điểm của từng địaphương, mở rộng khả năng huy động nguồn vốn đầu tư của các thành phần kinhtế và của xã hội tham gia phát triển nhà ở.

Vì vậy công tác sử dụng đất tại khu dân cư trong giai đoạn hiện nay trởlên hết sức cần thiết và cấp bách, nhằm góp phần sử dụng hợp lý và hiệu quảcao, đồng thời bảo vệ môi trường sinh thái, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xãhội trong giai đoạn trước mắt và lâu dài Xuất phát từ điều kiện thực tế của địaphương và tầm quan trọng của việc phát triển các điểm dân cư, đươc sự đồng ý

của khoa nông lâm nghiệp, trường Đại Học Tây Nguyên, tôi tiến hành nghiêncứu chuyên đề “Đánh giá thực trạng và định hướng sử dụng đất phát triểnmạng lưới điểm dân cư tại xã Ea Na”

1.2 Giới hạn của chuyên đề

Do thời gian có hạn nên chuyên đề chỉ nghiên cứu những vấn đề liên quanđến hiện trạng sử dụng đất khu dân cư tại xã Ea Na, huyện Krông Ana, tỉnh ĐắkLắk và định hướng sử dụng đất phát triển mạng lưới điểm dân cư tới năm 2020.

1.3 Ý nghĩa của chuyên đề1.3.1 Ý nghĩa khoa học

Khẳng định tính hệ thống và hoàn chỉnh của việc xây dựng và phát triểnmạng lưới điểm dân cư

- Luật đất đai năm 2003;

- Nghị định số 181/2004/NĐ - CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 của Chính

Trang 3

phủ về thi hành Luật đất đai;

- Nghị định số 08/2005/NĐ-CP ngày 24/01/2005 của chính phủ về quyhoạch xây dựng;

- Quyết định số 32/2006/QĐ-UBND ngay 02/08/2006 của UBND tỉnhĐắk Lắk V/v: Ban hành quy định về phân cấp ủy quyền trong việc lập, thẩmđịnh, phê duyệt quy hoạch trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk;

- Quyết định số 2607/QĐ-UBND ngày 27/07/2007 của UBND huyện KrôngANa về việc phê duyệt nhiệm vụ, dự toán quy hoạch xây dựng điểm dân cư nôngthôn tại xã Ea Na, huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk;

- Thực hiện hướng dẫn số 151/SXD.QH ngày 16/03/2007 của Sở xâydựng về hướng dẫn một số nội dung thực hiện quyết định số 32/2006/QĐ-UBND ngày 02/08/2006 của UBND tỉnh Đắk Lắk về việc Ban hành quy định vềphân cấp, ủy quyền trong việc lập, thẩm định quy hoạch xây dựng trên địa bàntỉnh Đắk Lắk;

- Thông tư số 08/2007/TT - BTNMT Ngày 02 tháng 8 năm 2007 hướngdẫn thực hiện thống kê, kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụngđất;

- Báo cáo thuyết minh, số liệu, bản đồ kiểm kê đất đai năm 2010 xãEaNa, huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk;

- Căn cứ hợp đồng kinh tế số 32/2009/HĐ-XD, ngày 14/08/2009 giữaUBND xã EaNa và công ty cổ phần tư vấn Tài nguyên - Môi trường và Trắc địavề việc tư vấn lập quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn trên địa bàn xãEa Na, huyện Krông Ana.

2.2 Cơ sở lý luận

2.2.1 Những khái niệm về hệ thống điểm dân cư

- Cơ cấu cư dân

Cơ cấu cư dân là toàn bộ các điểm dân cư của một nước, một tỉnh trongmột vùng kinh tế, phân bố trong không gian có phân công liên kết chức năng vàhài hoà cân đối trong mỗi điểm và giữa điểm dân cư trong một đơn vị lãnh thổ.

Như vậy, cơ cấu cư dân là một cấu trúc tổng hợp và tương đối bền vững,

Trang 4

là một hình thái tổ chức của cơ cấu lãnh thổ, cơ cấu vùng Các điểm dân cư phânbiệt với nhau về quy mô và cấp hạng dựa trên sự tổng hợp các mối quan hệ phâncông chức năng trong toàn bộ cơ cấu cư dân của quốc gia trong một vùng Vìvậy trong quy hoạch cơ cấu dân cư phải lưu ý các mối quan hệ tương hỗ trongnội tạng cơ cấu của từng điểm dân cư, cũng như cơ cấu của toàn bộ trong mộtnhóm các điểm dân cư cụ thể.

- Điểm dân cư

Điểm dân cư là một kiểu liên kết chặt chẽ, vững chắc, ít bị biến đổi Đâylà nơi diễn ra hầu hết các hoạt động sinh hoạt, sản xuất và các hoạt động xã hội,nó có những đặc trưng và bản sắc riêng của từng vùng và từng dân tộc.

Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng điểm dân cư là một đơn vị tụ cư, là một đơn vịkinh tế, văn hóa của cộng đồng người Việt, nó là một đơn vị kinh tế hoàn chỉnh, nó cóthể tồn tại mà không cần đến mối quan hệ bên ngoài.

Về văn hóa : có lệ làng, hương ước và sắc thái riêng của làng đó trung tâmlàng xưa bao gồm : các công trình văn hóa tín ngưỡng như: Đình, chùa, miếu,nhà rông (đối với một số đồng bào thiểu số miền núi), trường học … các côngtrình phục vụ như: chợ, quán.

Nhà ở phổ biến nằm trong khuôn viên được bao bọc xung quanh la vườn,cây, ao cá và các chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm, nhà nọ nối nhà kia quahàng rào cây hoặc ước lệ theo ranh giới vườn và lôi đi.

Dần dần với sự gia tăng về dân số, người dân sống tập trung hơn đòi hỏiphải xây dựng nhiều các công trình công cộng để phục vụ cho sinh hoạt và sảnxuất.

+ Điểm dân cư đô thị

Điểm dân cư đô thị là điểm dân cư tập trung phần lớn những người dânphi nông nghiệp, họ sống và làm việc theo kiểu thành thị

Mỗi nước có quy định riêng về điểm dân cư đô thị Việc xác định quy môtối thiểu của điểm dân cư đô thị phụ thuộc vào đặc điểm kinh tế xã hội của nướcđó và tỷ lệ phần trăm dân phi nông nghiệp của đô thị đó

+ Điểm dân cư nông thôn

Trang 5

Hiện nay có thể hiểu: điểm dân cư nông thôn là trung tâm quản lý và điềuhành của xã hoặc của thôn, buôn, ở đó tập trung phần lớn các loại công trìnhsau:

- Nhà ở, công trình phụ, vườn tược, ao của các hộ gia đình- Trụ sở UBND xã, ban quan lý hợp tác xã.

- Các công trình phục vụ sản xuất: chuồng trại chăn nuôi, nhà kho, nhàxưởng, sân phơi, cơ khí, lò rèn…

- Các công trình văn hóa phúc lợi: trường học, trạm y tế, nhà trẻ, hội trường,thư viện, các câu lạc bộ…

- Các công trình dịch vụ: chợ, cửa hàng, ki ốt…

Theo quan điểm về xã hội học: điểm dân cư nông thôn là địa bàn cư tụ cótính chất cha truyền con nối của người nông dân (xóm, làng, bản, buôn, ấp…),đó là một tập hợp dân cư sinh sống chủ yếu theo quan hệ láng giềng, nó đượccoi là một tế bào của xã hội Việt từ xưa đến nay.

Theo Luật xây dựng ( Điều 14): điểm dân cư nông thôn là nơi cư trú tậptrung của nhiều hộ gia đình gắn kết với nhau trong sản xuất, sinh hoạt và cáchoạt động xã hội khác trong phạm vi một khu vực nhất định( gọi chung là thôn),được hình thành do điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội, văn hóa, phongtục, tập quán và các yếu tố khác

Khu dân cư nông thôn phải bao gồm từ ít nhất một điểm dân cư trở lên Dâncư nông thôn khác với thành thị là ở đó có một cộng đồng sinh sống chủ yếu lànông dân sống bằng nghề làm nông nghiệp, mật độ dân số thấp, kết cấu hạ tầngkém phát triển hơn, có trình độ dân trí, trình độ tiếp cận thị trường thấp hơnthành thị

2.2.2 Thành phần đất đai trong khu dân cư nông thôn

- Đất ở và đất vườn trong khuôn viên thổ cư của hộ gia đình

Đây là loại đất gắn liền với đời sống vật chất, tinh thần của người dânnông thôn Mọi hoạt động sản xuất và sinh hoạt của hộ gia đình diễn ra đều cóliên quan đến loại đất này.

Khái niệm về thổ cư cho mỗi hộ gia đình ở nông thôn bao gồm cả phần

Trang 6

không gian phục vụ sinh hoạt gia đình và không gian để triển khai các hoạt độngtheo phương thức kinh tế Vườn-Ao-Chuồng hoặc Vườn-Rừng-Ao-Chuồng.

Do đặc điểm của hoạt động sản xuất gia đình nên trong nông thôn, đất ởcủa mỗi hộ bao gồm cả phần diện tích phục vụ cho yêu cầu sản xuất phụ tronggia đình Thực tế phát triển nông thôn ở nước ta những năm gần đây đã khẳngđịnh rằng đây là một phương thức tốt, phù hợp với thực tế của vùng nông thôn.Để tận dụng hết mọi khả năng và mọi thời gian có thể để đầu tư vào lao độngsản xuất, hệ thống Vườn-Ao-Chuồng trong kinh tế gia đình luôn luôn gắn liềnvới phần đất ở của mỗi gia đình trong mối quan hệ đan xen và hỗ trợ nhau.Những phần không gian trong khuôn viên hộ gia đình có thể bao gồm cả haichức năng sản xuất và sinh hoạt.

Theo Luật Đất đai năm 1993 thì đất trong khuôn viên thổ cư của hộ giađình bao gồm 2 loại đất, đó là đất ở và đất vuờn tạp, ao (đất vườn, ao được xếpvào mục đất nông nghiệp).

Theo Luật Đất đai năm 2003 thì đất ở của hộ gia đình cá nhân tại nôngthôn bao gồm đất để xây dựng nhà ở, xây dựng các công trình phục vụ đời sống,vườn, ao trong cùng một thửa đất thuộc khu dân cư nông thôn, phù hợp với xâydựng điểm dân cư nông thôn được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xét duyệt.

Do lịch sử hình thành đất khu dân cư có sự khác nhau nên cơ cấu diện tíchloại đất này trong các điểm dân cư cũng rất khác nhau giữa các địa phương Quakết quả nghiên cứu điều tra thực tế cho thấy đất thổ cư chiếm khoảng 30 - 60%tổng diện tích của điểm dân cư, tuỳ thuộc vào đặc điểm của từng vùng Vùngđồng bằng thường có tỷ lệ đất thổ cư trong điểm dân cư cao hơn miền núi

- Đất chuyên dùng trong điểm dân cư

Đất chuyên dùng trong điểm dân cư bao gồm đất xây dựng trụ sở cơquan, công trình sự nghiệp, đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp, đất cómục đích công cộng (các công trình hạ tầng kỹ thuật, phúc lợi xã hội, đất làmđường sá và mương rãnh thoát nước, đất mặt nước, cây xanh, khuôn viêncông cộng ) Đây là loại đất phục vụ cho mục đích công cộng của cộng đồngxã hội Tuỳ theo đặc điểm về địa lý và tốc độ phát triển của mỗi địa phương

Trang 7

mà cơ cấu diện tích các loại đất này cao hay thấp Tuy nhiên theo xu hướngphát triển chung thì nhu cầu sử dụng của loại đất này sẽ ngày càng cao [16].

Đất chuyên dùng trong điểm dân cư do chính quyền các địa phương vàcác tổ chức trực tiếp quản lý sử dụng nhưng phải thực hiện theo đúng quyhoạch và pháp luật, đảm bảo cho việc sử dụng đúng mục đích, tiết kiệmnhằm đáp ứng mục tiêu phát triển lâu dài của đất nước và cộng đồng dân cư.

2.2.2 Phân loại hệ thống điểm dân cư

2.2.2.1 Tiêu chuẩn đánh giá phân loại điểm dân cư

Ở những khu vực dân cư đông đúc đã tồn tại mạng lưới dân cư lâu đời cầndựa trên các tiêu chuẩn sau đây để đánh giá phân loại điểm dân cư:

- Thôn, xóm chính đảm nhận từ 100 ha canh tác trở lên.

- Cự ly trung bình từ điểm dân cư đến cánh đồng xa nhất không quá từ 1,5đến 2 km.

Có điều kiện thuận lợi về đất đai, vị trí địa lí, khả năng trang bị kĩ thuật và cóđiều kiện thuận lợi về đất đai, vị trí địa lí, khả năng trang bị kĩ thuật và nguồnnhân lực để xây dựng nhiều công trình phục vụ sản xuất, sớm hình thành cụmtrung tâm sản xuất tập trung của xã.

- Có điều kiện để xây dựng các công trình văn hóa phúc lợi công cộng chungcủa xã ( đối với những điểm dân cư chính phải có dân số ít nhất là trên 1500người và phải có những điều kiện thuận lợi khác về đất đai, vị trí, trang bị kĩthuật; đối với điểm dân cư phụ phải có quy hoạch dân số tối thiểu là 500 ngườiđể xây dựng nhà trẻ, mẫu giáo).

- Có nhiều công trình có giá trị như: các cơ sở vật chất kỹ thuật của HTX hoặccông trình phúc lợi công cộng của xã, nhà ở của dân cư được xây dựng bằng gạch,ngói từ 30 đến 40% trở lên Những điểm dân cư có các công trình di tích lịch sử,văn hóa, công trình đặc biệt… hoặc có phong cảnh đẹp, khí hậu tốt… cần quyhoạch cải tạo thành nơi nghỉ tham quan du lịch.

- Có vị trí thuận lợi gần tuyến giao lưu đầu mối kĩ thuật.

2.2.2.2 Phân loại điểm dân cư nông thôn

Phân loại điểm dân cư nông thôn theo Tiêu chuẩn Việt Nam 4418

Trang 8

(TCVN) năm 1987 Theo tiêu chuẩn Việt Nam 4418 quy định phương phápđánh giá và phân loại điểm dân cư nông thôn như sau:

+ Loại 1: Các điểm dân cư chính, tồn tại lâu dài và phát triển gần nhữngthôn bản được quy hoạch xây dựng mới hoặc cải tạo để trở thành điểm dân cưchính thức của hệ thống dân cư chung trên lãnh thổ toàn huyện, được ưu tiênquy hoạch và đầu tư xây dựng đồng bộ Các điểm dân cư này có các trung tâmsản xuất và phục vụ công cộng chung của xã.

+ Loại 2: Các điểm dân cư phụ thuộc, phát triển có giới hạn Các điểmdân cư này có mối quan hệ hoạt động sản xuất và sinh hoạt gắn chặt với cácđiểm dân cư chính, chúng được khống chế về quy mô mở rộng, về mức độ xâydựng trong giai đoạn quá độ, không được đầu tư xây dựng những công trình cógiá trị.

+ Loại 3: Những xóm, trại, ấp nhỏ không có triển vọng phát triển, khôngthuận lợi cho tổ chức sản xuất và đời sống, trong tương lai cần có biện pháp vàkế hoạch di chuyển theo quy hoạch.

2.2.3 Những nguyên tắc cơ bản phát triển hệ thống điểm dân cư

- Phải phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, an ninh,quốc phòng.

- Dựa trên cơ sở phương hướng, nhiệm vụ phát triển sản xuất (trồng trọt,chăn nuôi, các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ), đồng thời phải phụcvụ thiết thực cho các kế hoạch phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội của địaphương.

- Phù hợp với quy hoạch bố trí lao động, dân cư trên địa bàn xã và phảixem xét đến quan hệ với các điểm dân cư lân cận, phải phối hợp chặt chẽ vớicác quy hoạch chuyên ngành khác có liên quan như quy hoạch thuỷ lợi, quyhoạch giao thông, quy hoạch đồng ruộng.

- Phải xuất phát từ tình hình hiện trạng, khả năng về đất đai, nhân lực, vốnđầu tư, theo phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, đồng thời phảiphù hợp với điều kiện tự nhiên (địa hình, khí hậu, thuỷ văn ), phù hợp với cáctruyền thống, tập quán, tiến bộ về sản xuất và sinh hoạt chung của từng vùng,

Trang 9

từng dân tộc.

- Đảm bảo yêu cầu về quốc phòng, chống bão lụt và bảo vệ môi trường.

- Cần xét đến triển vọng phát triển trong tương lai, phải đáp ứng các yêucầu sản xuất và đời sống trong giai đoạn trước mắt, đồng thời phải có phươnghướng quy hoạch dài hạn từ 15 đến 20 năm.

- Kết hợp chặt chẽ giữa cải tạo và xây dựng mới, triệt để tận dụngnhững cơ sở cũ có thể sử dụng được vào mục đích sản xuất và phục vụ đờisống.

- Phát triển hệ thống điểm dân cư phải tập trung, không dài trải, tổ chức khônggian có trọng điểm, vận dụng địa hình, địa mạo của tự nhiên trong bố cục cảnhquan

2.3 Cơ sở thực tiễn

2.3.1 Khái quát tình hình phát triển mạng lưới dân cư Việt Nam

Sự phân bố các điểm dân cư nông thôn trên các vùng lãnh thổ nước takhông đồng đều Quá trình hình thành và phát triển điểm dân cư phụ thuộc vàođiều kiện tự nhiên (đất đai, khí hậu, địa hình ) và điều kiện kinh tế xã hội,phong tục tập quán của mỗi vùng, trong đó các yếu tố về điều kiện tự nhiên giữvai trò rất quan trọng Đặc trưng về mạng lưới dân cư trên các vùng thể hiệnnhư sau:

- Vùng đồng bằng:

Là một nước nông nghiệp với lịch sử phát triển của nền văn minh lúanước, dân cư nông thôn nước ta tập trung phần lớn ở khu vực đồng bằng, đó làđồng bằng Bắc Bộ, đồng bằng Nam Bộ và Duyên hải Miền Trung.

+ Đồng bằng Bắc Bộ: là nơi tập trung dân cư với mật độ cao nhất trong cảnước Các điểm dân cư nông thôn ở đây đều là các làng xóm được hình thànhlâu đời trong quá trình phát triển của lịch sử đất nước, người dân đắp đê, trị thuỷđể sản xuất lúa nước.

Về mặt tổ chức xã hội: trong suốt quá trình phát triển lịch sử xã hội cácđơn vị cơ sở căn bản vẫn duy trì theo các làng xóm truyền thống nên đa số cácđiểm dân cư nông thôn đều rất ổn định.

Trang 10

Sự phân bố các điểm dân cư nông thôn tương đối tập trung và được liênhệ với nhau bằng mạng lưới đường bộ liên huyện, liên xã được hình thành từ lâuvà thường xuyên được tu bổ nâng cấp.

Mật độ các điểm dân cư cao, quy mô mỗi điểm dân cư cũng tương đối lớn.

+ Đồng bằng Nam Bộ: là vựa lúa quan trọng của đất nước, đây là vùngđất đai phì nhiêu do phù sa của hệ thống sông Cửu Long bồi đắp nhưngkhông có hệ thống đê điều ngăn lũ nên hàng năm thường xuyên bị ngập lụt.

Về sự phân bố dân cư: mật độ các điểm dân cư không cao, quy mô khônglớn, tính ổn định của các điểm dân cư này cũng thấp hơn vùng đồng bằng BắcBộ.

Các hộ dân cư nông thôn sống ít tập trung nên cũng gây trở ngại cho việchình thành các mạng lưới công trình dịch vụ, phúc lợi công cộng cho khu vựcnông thôn.

Về giao thông đi lại đường bộ gặp nhiều khó khăn nhất là vào mùa mưalũ, phát triển mạnh giao thông đường thuỷ trên các kênh rạch.

+ Vùng duyên hải miền Trung: Là những dải đồng bằng nhỏ ven biển, đấtđai kém màu mỡ, năng suất cây trồng thấp, ngoài việc sản xuất nông nghiệp cưdân có thêm nghề đánh cá và làm muối Mật độ các điểm dân cư thưa, quy mônhỏ.

Điều kiện tự nhiên khó khăn: đất đai nghèo kiệt dinh dưỡng, khí hậu khắcnghiệt, thiên tai nhiều, địa hình phức tạp là những yếu tố hạn chế lớn đến sảnxuất và đời sống dân cư nông thôn.

Cơ sở hạ tầng kém phát triển, giao thông đi lại khó khăn - Vùng Trung Du và Miền núi

Do đặc điểm về điều kiện tự nhiên không thuận lợi cho phát triển sản xuấtnông nghiệp, địa hình phức tạp, chia cắt mạnh, độ dốc lớn Việc canh tác chủyếu trên nương rẫy, năng suất thấp, diện tích trên núi cao phần lớn là rừng tựnhiên, rừng trồng và đất trống, một số nơi có nhiều diện tích núi đá không córừng cây.

Các điểm dân cư ở vùng núi là các làng bản quy mô nhỏ, phân tán, thậm

Trang 11

chí còn có những hộ cư trú độc lập cách xa quần cư của cộng đồng Đa số cáclàng bản không quần tụ như vùng đồng bằng, mà thường nằm xen kẽ với núirừng và nương rẫy.

Dân cư miền núi đại đa số là các dân tộc thiểu số, trình độ dân trí thấp, cábiệt còn có những dân cư sống du canh du cư, hái lượm, đã làm ảnh hưởng xấuđến môi trường, suy thoái tài nguyên.

Do điều kiện địa hình phức tạp, giao thông đi lại khó khăn, các cơ sở hạtầng còn thiếu thốn, mặt khác do dân cư sống phân tán nên việc bố trí các côngtrình phúc lợi công cộng cũng khó phát huy tác dụng.

2.3.2 Định hướng phát triển hệ thống điểm dân cư Việt Nam đến năm 2020

- Định hướng phát triển nhà ở

Góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, đáp ứng nhu cầu cải thiệnchỗ ở cho nhân dân, tạo động lực thúc đẩy đô thị và phát triển nông thôn bềnvững theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhằm thực hiện có kết quả cácmục tiêu cơ bản của Nghị Quyết hội nghị lần thứ V và lần thứ VII Ban chấphành Trung ương Đảng khóa IX đã đề ra.

Mở rộng khả năng huy động vốn đầu tư của các thành phần kinh tế và xãhội tham gia phát triển nhà ở, thúc đẩy hình thành và phát triển thị trường bấtđộng sản, thực hiện có hiệu quả chủ trương kích cầu.

Thúc đẩy phát triển quỹ nhà ở dành cho người có thu nhập thấp (bao gồmcán bộ, công chức, viên chức, người lao động tại các khu công nghiệp, sinh viêncác trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và các đối tượng chínhsách khác) mua hoặc thuê phù hợp với điều kiện cụ thể của từng đối tượng, thựchiện chính sách hỗ trợ cải thiện nhà ở đối với đồng bào dân tộc thiểu số, các hộgia đình chính sách sống tại các khu vực thường xuyên bị thiên tai.

Góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân, phát triển nhà ở,đô thị văn minh hiện đại, từng bước cải thiện chất lượng nhà ở, nông thôn, giữgìn và phát huy bản sắc dân tộc, hiện đại phù hợp với đặc điểm của từng địaphương.

Trang 12

- Một số giải pháp cơ bản thực hiện định hướng phát triển nhà ở đếnnăm 2020

* Các giải pháp chung

- Tập trung đẩy mạnh công tác lập, xét duyệt quy hoạch xây dựng, đặcbiệt là quy hoạch chi tiết và quản lý xây dựng theo quy hoạch tại các đô thị theotinh thần Chỉ thị số 19/2003/CT-TTg ngày 11 tháng 9 năm 2003 của Thủ tướngChính phủ; sớm triển khai công tác lập quy hoạch và quản lý xây dựng theo quyhoạch đối với các điểm dân cư nông thôn để có cơ sở quản lý việc phát triển nhàở theo quy hoạch;

- Nghiên cứu, ban hành các quy định về tiêu chuẩn nhà ở, quy định vềquản lý kiến trúc để quản lý việc xây dựng nhà ở theo thiết kế đô thị được duyệtnhằm đảm bảo trật tự kiến trúc đô thị, góp phần tạo lập và giữ gìn bản sắc kiếntrúc riêng của từng địa phương;

- Đẩy nhanh tốc độ cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở vàquyền sử dụng đất ở và Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để các hộ giađình, cá nhân có điều kiện thực hiện các quyền theo quy định của pháp luậtvà tạo điều kiện phát triển và quản lý có hiệu quả thị trường bất động sảnnhà ở;

- Đổi mới công tác lập và phê duyệt dự án đầu tư xây dựng nhà ở, côngtác cấp phép xây dựng nhà ở đáp ứng yêu cầu quản lý xây dựng nhà ở theo quyhoạch và nhu cầu cải thiện chỗ ở của nhân dân;

- Tiếp tục hoàn thiện cơ chế tín dụng phù hợp với điều kiện của Việt Namvà thông lệ quốc tế để tạo điều kiện cho các hộ gia đình, cá nhân được vay vốnphục vụ nhu cầu cải thiện chỗ ở;

- Khuyến khích việc thu hút vốn đầu tư trong nước và nước ngoài thamgia đầu tư xây dựng nhà ở; mở rộng hợp tác với nước ngoài để tiếp thu kinhnghiệm về quy hoạch - kiến trúc, quản lý dự án và các thành tựu khoa học - côngnghệ của nước ngoài trong lĩnh vực phát triển và quản lý thị trường bất động sảnnhà ở.

* Các giải pháp cho một nhóm đối tượng cụ thể

Trang 13

- Giải pháp tạo điều kiện để các hộ gia đình thuộc diện chính sách tại khuvực đô thị cải thiện nhà ở:

+ Nhà nước thực hiện chính sách đầu tư vốn ngân sách thông qua việckhai

thác quỹ đất theo hình thức đấu giá quyền sử dụng đất hoặc đấu thầu dự án có sửdụng đất để tạo vốn phục vụ nhu cầu quỹ nhà ở tái định cư, quỹ nhà ở xã hội.

+ Ban hành cơ chế, chính sách cụ thể nhằm phát triển và quản lý có hiệuquả quỹ nhà ở xã hội.

+ Xúc tiến thành lập quỹ phát triển nhà ở để đáp ứng nhu cầu phát triểnnhà ở phục vụ tái định cư, nhà ở xã hội.

+ Sắp xếp, kiện toàn mô hình tổ chức thực hiện nhiệm vụ đầu tư xâydựng, khai thác, quản lý quỹ nhà ở xã hội.

- Giải pháp phát triển nhà ở cho công nhân lao động tại các khu côngnghiệp, sinh viên các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp:

+ Tổ chức công tác điều tra, đánh giá và xác định cụ thể nhu cầu về nhà ởcủa người lao động làm việc tại các khu công nghiệp tập trung, nhu cầu nhà ởcủa sinh viên các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp trên địabàn để có cơ sở bố trí quy hoạch, kế hoạch xây dựng nhà ở phù hợp với tìnhhình thực tế của địa phương.

+ Chú trọng việc quy hoạch xây dựng nhà ở phục vụ nhu cầu phát triển khucông nghiệp; huy động các nguồn vốn từ các doanh nghiệp, sử dụng lao động kết hợpvới phần đóng góp của người lao động để đầu tư xây dựng nhà ở.

+ Ban hành cơ chế, chính sách cụ thể để khuyến khích các thành phầnkinh tế tham gia đầu tư xây dựng nhà ở cho người lao động làm việc tại các khucông nghiệp, sinh viên các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệpthuế.

- Giải pháp hỗ trợ cải thiện nhà ở đối với các hộ gia đình nông thôn thuộcdiện chính sách có khó khăn về nhà ở:

+ Đối với vùng thường xuyên bị thiên tai như khu vực ngập lũ đồng bằngsông Cửu Long và khu vực miền Trung, nhà nước hỗ trợ đầu tư một phần từ

Trang 14

ngân sách, kết hợp với chính sách cho vay để thực hiện xây dựng hệ thống kếtcấu hạ tầng thiết yếu, cho các hộ dân vay để mua nhà ở.

+ Đối với các vùng Trung du, miền núi phía Bắc; duyên hải Nam TrungBộ; Đông Nam Bộ và Tây Nguyên, có chính sách khuyến khích các tổ chức, cánhân thuộc các thành phần kinh tế, cộng đồng dân cư và huy động dòng họ ủnghộ, giúp đỡ về tiền vốn, vật liệu và nhân công để giúp các hộ gia đình nghèo cảithiện nhà ở; đồng thời tiếp tục nghiên cứu bổ sung cơ chế, chính sách tạo điềukiện hỗ trợ cho đồng bào dân tộc thiểu số, các hộ thuộc diện chính sách và cáchộ nghèo có khó khăn về nhà ở theo nguyên tắc nhà nước hỗ trợ, dân tự làm,cộng đồng tại chỗ giúp đỡ để các hộ cải thiện chỗ ở.

- Định hướng phát triển kiến trúc cảnh quan

Chủ trương của Đảng và Nhà nước ta trong những năm trước mắt là tiếptục ưu tiên đầu tư phát triển nông thôn Đến năm 2015 để 100% số xã có trườngcấp 1, 2 và trạm y tế Phấn đấu để 100% xã có đường ô tô đến được trung tâmxã, tổ chức lại các khu dân cư nông thôn, hầu hết các hộ đều có điện, nước đểdùng để đời sống xã hội ở nông thôn trở nên an ninh, văn minh và ổn định.

Theo định hướng phát triển kiến trúc Việt Nam đến năm 2020:

Phát triển các làng, xã có liên quan trực tiếp tới cơ cấu quy hoạch chungcủa các đô thị phải được dựa trên quy hoạch chi tiết xây dựng, có sự tham giacủa dân cư và cộng đồng, cần lưu ý giữ lại di sản kiến trúc, thiên nhiên của làngxã, bổ sung những chức năng còn thiếu, kết hợp hiện đại hoá kết cấu hạ tầng.Công trình tạo lập mới phải tuân thủ các quy định về quản lý kiến trúc và quyhoạch đô thị.

Hình thành tổng thể kiến trúc tại các thị tứ, trung tâm cụm xã, xã trên cơ sởtuân thủ các quy định của quy hoạch xây dựng Khuyến khích các công trình xâydựng ít tầng, mái dốc, kế thừa kiến trúc hình thức truyền thống, gắn bó hài hoàkhung cảnh thiên nhiên, phù hợp với điều kiện khí hậu của địa phương.

Kiến trúc làng mạc được thực hiện theo quy hoạch tổng thể đến khuônviên ngôi nhà của từng gia đình Xây dựng nông thôn đồng bộ về kiến trúc lẫnhạ tầng kỹ thuật đảm bảo môi trường sinh thái và phát triển bền vững Phát triển

Trang 15

không gian kiến trúc nông thôn cần phù hợp với sự phát triển kinh tế ngư nghiệp, chăn nuôi, phát triển ngành nghề truyền thống, kinh tế, du lịch, vănhoá.

nông-lâm-Trong những năm tới, kiến trúc nông thôn được hình thành và phát triểntheo 3 hướng sau:

Hướng hoà nhập vào không gian đô thị: xu hướng này diễn ra cùng vớiquá trình phát triển và mở rộng không gian đô thị ra các vùng ngoại ô, làm chomột số điểm dân cư nông thôn bị mất đi, một số khác sắp xếp lại, số còn lạiđược bảo tồn trong cơ cấu quy hoạch đô thị.

Hướng phát triển kiến trúc với việc hình thành các thị trấn, thị tứ giữ vai trò làtrung tâm xã, cụm xã, các thị trấn, thị tứ gắn với vùng nông nghiệp trước khi xây dựngđều phải lập quy hoạch chung và quy hoạch chi tiết.

Hướng cải tạo, chỉnh trang và phát triển kiến trúc tại các làng xã: Việc pháttriển kiến trúc tại các làng, xã thuộc các vùng nông nghiệp cần lưu ý bảo tồnđược các truyền thống văn hoá, phong tục, tập quán riêng biệt của từng địaphương

2.3.2 Định hướng phát triển nhà ở tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2010 đếnnăm 2020

Theo Nghị quyết số 26/2007/NQ-HĐND ngày 17 tháng 10 năm 2007 của Hộiđồng nhân dân tỉnh Đắk Lắk về Chương trình phát triển nhà ở tỉnh Đắk Lắk đến năm2010 và định hướng đến năm 2020 như sau:

- Đối với đô thị: Trên cơ sở quy hoạch xây dựng chi tiết đô thị được duyệt,

có chính sách thu hút nhiều nguồn vốn để xây dựng các công trình về nhà ở vàkết cấu hạ tầng đáp ứng tốt nhu cầu của nhân dân Khuyến khích xây dựng nhà ởtheo dự án, tập trung các đô thị trọng điểm như: thành phố Buôn Ma Thuột, thịtrấn Buôn Hồ, thị trấn Ea Kar nhằm giải quyết nhu cầu bức xúc về nhà ở

Mục tiêu: Đến năm 2020 mỗi hộ gia đình ở đô thị đều có căn hộ khép kínhoặc nhà ở độc lập bằng vật liệu lâu bền Các hộ gia đình thuộc diện chính sáchvà cán bộ công nhân viên, những người có thu nhập thấp đều có nhà ở thích hợp.Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật: Diện tích sàn bình quân đầu người năm 2010 là:

Trang 16

14 - 15m2/người Diện tích sàn bình quân đầu người đến năm 2020 là: 18 - 20m2/người Diện tích bình quân mỗi căn hộ là: 50 - 70 m2/căn hộ Các hộ đều có nướcsạch dùng cho sinh hoạt, có công trình phụ riêng [15].

- Đối với điểm dân cư nông thôn: Tập trung ưu tiên cải thiện và nâng cấpchất lượng nhà ở cho các hộ dân cư nông thôn (sửa chữa, cải tạo, nâng cấp chỗ ởhiện có) Phát triển nhà ở nông thôn gắn với việc phát triển và nâng cấp hệ thốnghạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội, đảm bảo phù hợp với điều kiện sản xuất, đặcđiểm tự nhiên và tập quán sinh hoạt của từng địa phương Sử dụng hiệu quả quỹđất sẵn có để tiết kiệm đất đai Triển khai công tác lập quy hoạch xây dựng điểmdân cư nông thôn để làm cơ sở cho việc thực hiện xây dựng nhà ở và hệ thốnghạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội theo quy hoạch Phát huy khả năng của từnghộ gia đình, cá nhân kết hợp với sự giúp đỡ hỗ trợ cộng đồng, các thành phầnkinh tế để thực hiện mục đích cải thiện chỗ ở tại khu vực nông thôn.

Các chỉ tiêu diện tích nhà ở nông thôn: Diện tích sàn bình quân đầu ngườiđến năm 2010 là: 11-14 m2/người Diện tích sàn bình quân đầu người đến năm2020 là: 14-18 m2/người Hoàn thành việc xoá bỏ nhà ở tạm (tranh, tre, nứa, lá)vào năm 2020 Các hộ đều có nước sạch dùng cho sinh hoạt, có công trình phụriêng [15].

Đất nhà ở: 70-75 m2/người Đất công trình công cộng: 6-8 m2/người Đấtgiao thông: 6-8 m2/người Đất cây xanh: 3-4 m2/người Đất xây dựng công trìnhsản xuất, phục vụ sản xuất: 35-40 m2/ha canh tác Đất vườn: 100-150 m2/người[18].

.Quan điểm sắp xếp dân cư

Địa bàn có đủ quỹ đất, điều kiện về cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất và đời sống ổn định hoặc tương đối ổn định thì bố trí ổn định dân cư tại thôn buôn hoặcbố trí xen ghép trong địa bàn xã.

Mức bố trí quỹ đất ở, đất sản xuất cho hộ dân phụ thuộc vào quỹ đất cókhă năng bố trí sắp xếp của từng vùng nhưng phải đảm bảo mức tối thiểu theoquy định chung.

Trang 17

+ Thực hiện việc dãn dân

Với các làng truyền thống đất chật người đông, cần có kế hoạch dãn dânđi xây dựng vùng kinh tế mới trong hay ngoài tỉnh Đây là chủ trương của nhànước trong kế hoạch phát triển và phân bố lực lượng sản xuất.

+ Thực hiện việc dồn ghép

Các điểm dân cư ven sông, bãi bồi có hiện tượng không ổn định về địachất, thủy văn ( sụt lở, sông đổi dòng…) cần có kế hoạch di chuyển vào đất ổnđịnh Các hộ cư trú rải rác bám theo đường giao thông, các xóm nhỏ xen canh,xen cư, các hộ ở rải rác dưới chân núi, sườn đồi, trên núi cao khó khăn về nguồnnước, về giao thông và dịch vụ xã hội… cũng cần nằm trong diện tích di chuyểnđể có điều kiện phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ cho đời sống nhân dân.

PHẦN 3

ĐỐI TƯỢNG, MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁPNGHIÊN CỨU

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Hệ thống điểm dân cư trên địa bàn xã.

3.2 Mục tiêu nghiên cứu

Đánh giá hiện trạng và định hướng sử dụng đất phát triển mạng lưới điểmdân cư tại xã Ea Na trong giai đoạn 2010 – 2020

3.3 Nội dung nghiên cứu

- Đánh giá về điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội của xã.

- Hiện trạng phân bố các điểm dân cư nông thôn trên địa bàn xã.- Hiện trạng kiến trúc cảnh quan khu dân cư.

- Đánh giá tiềm năng đất đai.

- Đề xuất hướng sử dụng đất phát triển mạng lưới điểm dân cư tại xã.

3.4 Phương pháp nghiên cứu3.4.1 Phương pháp điều tra khảo sát

- Thu thập số liệu sơ cấp: điều tra thu thập số liệu ngoài thực địa, thu thập

Trang 18

số liệu từ người dân qua phỏng vấn.

3.4.2 Phương pháp chuyên gia

Tham khảo ý kiến của chuyên gia, cán bộ địa phương, người dân có kinhnghiệm trong việc đánh giá hiện trạng và đề xuất hướng sử dụng đất phát triểncác điểm dân cư.

3.4.3 Phương pháp bản đồ

Sử dụng phần mềm Map In Fo , Excell để biên tập bản đồ hiện trang sử dụngđất, xây dựng các biểu đồ về cơ cấu, giá trị kinh tế của các ngành cũng như cáclaoji đất theo mục đích sử dụng.

3.4.4 Phương pháp dự báo.

Dựa trên chiến lược phát triển kinh tế- xã hội của huyện Krông Ana nóichung xã Ea Na nói riêng để đưa ra các dự báo về tốc độ phát triển kinh tế, tỷ lệtăng dân số, luống di dân, số hộ có nhu cầu sử dụng đất…

Dự báo dân số: xác định dân số theo phương pháp tăng tực ngiên và biếnđộng cơ học

Nt = N0 [1+ (Ptb± vtb)/100]tTrong đó :

Nt : Dân số đến cuối kỳ quy hoạchN0 : Dân số năm hiện trạng

t: thời gian từ năm hiện trạng đến năm quy hoạch (số năm)

Ptb : Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên trung bình trong giai đoạn quy hoạch (%)Vtb :Tỷ lệ biến động dân số cơ học trung bình trong giai đoạn quy hoạch(%)

- Dự báo số hộ trong tương lai [20]:

Trong đó:

Ht: Số hộ năm quy hoạch.

H0: Số hộ năm hiện trạng.Nt: Dân số năm quy hoạch.

Trang 19

N0: Dân số năm hiện trạng.

- Xác định diện tích đất ở trong giai đoạn quy hoạch [20]:PTqh = PTht + PTcm + PTtg

3.4.5 Phương pháp tính toán theo định mức

Sử dụng các chỉ tiêu định mức của nhà nước về: diện tích đất ở, diện tíchđất sản xuất nông nghiệp cho mỗi hộ gia đình, diện tích đất xây dựng các côngtrình công cộng như: trường học, y tế,…để tổng hợp xử lý, thống kê Kết hợpvới phương pháp dự báo để đưa ra số liệu về diện tích các loại đất trong tươnglai

PHẦN 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1 Đánh giá các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên vàcảnh quan môi trường

4.1.1 Điều kiện tự nhiên

Trang 20

4.1.1.1 Vị trí địa lý

Xã Ea Na là một xã nằm phía Bắc của huyện Krông Ana, cách trung tâmThị trấn Buôn Trấp 14 km theo hướng Tỉnh lộ 2, phạm vi ranh giới hành chínhtiếp giáp với các xã lân cận như sau:

- Phía Bắc giáp xã Dray Sáp - huyện Krông Ana

- Phía Nam giáp Thị trấn Buôn Trấp - huyện Krông Ana- Phía Đông giáp xã Ea Bông - huyện Krông Ana

- Phía Tây giáp xã Nam Đà, Buôn Choah - huyện Krông Nô - Tỉnh ĐắkNông

4.1.1.2 Địa hình, địa mạo

- Dạng địa hình đồi núi cao tập trung chủ yếu ở phía Bắc, gồm các dãy núinhư Chư Pang, Chư Trok Trum… độ cao trung bình 500m so với mực nướcbiển, độ dốc trung bình từ 14 – 45%, có diện tích khoảng 350,97 ha, là dạng địahình thích hợp cho việc trồng rừng.

- Dạng địa hình đồi núi thoải lượn phân bố từ Đông sang Tây, độ caotrung bình 480m so với mặt nước biển, thấp dần từ Đông Bắc xuống Tây Nam,độ dốc từ 5 đến 14%, có diện tích khoảng 3.366,73 ha

- Dạng địa hình thấp trũng tập trung chủ yếu ở phía Nam dọc sông KrôngAna, diện tích khoảng 418,3 ha.

4.1.1.3 Khí hậu

Theo số liệu thống kê của trung tâm dự báo khí tượng thủy văn tỉnhĐắkLắk, Ea Na chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa nhưng do địa hìnhcao nên có đặc điểm rất đặc trưng của chế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa caonguyên.

- Chế độ nhiệt: Nhiệt độ trung bình năm 23,50C, nhiệt độ cao nhất trongnăm 31,80C, nhiệt độ thấp nhất trong năm 17,90C, các tháng có nhiệt độ cao nhấtlà tháng 3 và tháng 4, tháng có nhiệt độ thấp nhất là tháng 12, tổng tích nhiệtnăm 8.000 - 8.5000C.

- Chế độ ẩm: Độ ẩm tương đối hàng năm: 81% - 83%, độ bốc hơi của mùakhô 14,9 -16,2mm/ngày.

Trang 21

- Chế độ mưa: Lượng mưa lớn nhất trong năm 2.334mm, lượng mưa thấpnhất năm 610 mm, lượng mưa trung bình tháng về mùa khô 30,76mm chiếm 8%lượng mưa trong năm, số ngày mưa trung bình năm 197 ngày.

- Chế độ gió: Hướng gió thịnh hành mùa mưa là Tây Nam, hướng gióthịnh hành mùa khô là Đông Bắc, tốc độ gió bình quân 2.4 -5.4m/s

4.1.1.4 Thủy văn

Hệ thống sông Krông Ana bao quanh phía Tây và Nam, chiếm gần 1/3tổng chiều dài địa giới hành chính của xã, dòng chảy từ Đông Nam xuống TâyBắc, lượng bồi đắp phù sa hàng năm tạo nên các tiểu vùng đồng bằng đất đaimàu mỡ và là con sông có ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất nông nghiệp của xã,nhất là cây lúa nước, còn lại chủ yếu là các khe suối nhỏ chạy trên địa bàn cólưu lượng nhỏ, mực nước thay đổi theo mùa, mùa mưa nước dâng cao, mùa khôcác con suối đều cạn kiệt

Ngoài ra Ea Na còn các hồ đập như; hồ Quỳnh Ngọc 1, hồ Quỳnh Ngọc 2,hồ Cơ Khí, hồ Thủy Lợi, hồ Lê Hồng Phong, hồ Đội 1,2, hồ EaLen, hồ EaRa, hồLò Gạch, hồ Quảng Nam, hồ Suối Tiên…

4.1.2 Tài nguyên thiên nhiên

4.1.2.1 Tài nguyên đất

Theo kết quả điều tra thổ nhưỡng năm 1978 của Viện quy hoạch và Thiếtkế Nông nghiệp xây dựng bản đồ tỷ lệ 1/100.000, trên địa bàn xã gồm có cácloại đất sau :

- Đất nâu đỏ trên đá bazan (Fk ) diện tích 3.089,33 ha, chiếm 75 % tổng diệntích tự nhiên, phân bố trên địa hình lượn sóng, đặc điểm nổi bật của loại đất này là cótầng dày trên 70 cm, thành phần cơ giới thịt nặng đến trung bình

- Đất đỏ vàng trên đá sét ( Fs )diện tích 609,37 ha, chiếm 14,7% diện tíchtự nhiên, tập trung chủ yếu ở vùng có địa hình đồi núi chia cắt mạnh, là loại đấtxốp, khi bị mất nước trở nên chai rắn, có tầng mỏng, hàm lượng các chất dinhdưỡng thấp

- Đất gley phù sa (Pg) diện tích 428,3, chiếm 10,3 % diện tích tự nhiên,thường phân bố sở địa hình trũng thấp ở cánh đồng thôn Quỳnh Ngọc, cánh

Trang 22

đồng Buôn Tơ lơ … đất phù sa được hình thành do sông suối mang phù sa bồiđắp hàng năm nên rất giàu dinh dưỡng, thành phần cơ giới thịt từ trung bình đếnthịt nặng, tầng đất dày.

Biểu đồ 4.1 Cơ cấu các loại đất chính ở xã Ea Na

4.1.2.2 Tài nguyên nước

Nước mặt trên điạ bàn xã có sông Krông Ana với chiều rộng trung bình100-150 m là nguồn cung cấp nước chính trong sản xuất nông nghiệp, các ao hồ,đầm cũng là nguồn cung cấp nước tưới, đồng thời phát triển ngành nuôi trồngthủy sản, tuy nhiên, lưu lượng phụ thuộc vào nguồn nước mưa được lưu giữ,lượng nước thay đổi lớn giữa hai màu đã dẫn đến tình trạng ngập úng vùng trũngven sông vào mùa mưa, thiếu nước nghiêm trọng vào mùa khô ở vùng có địahình đồi núi ở phía Bắc.

Nước ngầm hiện nay chưa có số liệu thăm dò mực nước ngầm về trữ lượngcũng như khả năng cung cấp của nguồn nước này, qua các giếng đào cho thấy ở cácvùng trũng thấp sâu từ 8-10 m, vùng cao có độ sâu từ 25-35 m.

4.1.2.3 Tài nguyên rừng, thảm thực vật

Tổng diện tích đất có rừng trên địa bàn xã Ea Na là 233,9 ha, chiếm5,66% tổng diện tích tự nhiên, điều này cho thấy độ che phủ của rừng kém,trong khi đó

Trang 23

tiềm năng đất đai có khả năng phát triển diện tích rừng là 609,37 ha tập trung ở vùng đồi núi phía Bắc.

4.1.2.4 Tài nguyên nhân văn

Trong lịch sử hình thành và phát triển xã Ea Na luôn gắn liền với lịch sửhình thành và phát triển của tỉnh Đắk Lắk, Người kinh chiếm 77,55% dân số,đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 22,45% chủ yếu là đồng bào dân tộc Êđê(21,2% dân số), ngoài ra còn cóư 11 dân tộc anh em cùng chung sống trên địabàn xã.

4.1.2.5 Cảnh quan môi trường

Cảnh quan môi trường xã Ea Na được đánh giá khá cao, xã có nhiều loạihình phong phú như: hồ, đập, rừng trồng tới đây khi hồ Thủy điện buôn Kuốphình thành nó sẽ trở thành khu sinh thái bậc nhất nhì của khu vực Tây Nguyên.Một xã đang phát triển nên mức độ ô nhiễm vẫn chưa cao, nhưng cần phải quantâm ngay từ bây giờ Hầu hết các thôn, buôn đều chưa có bãi rác thải, rác sinhhoạt chưa được thu gom, do đó cần đưa vào quy hoạch trong thời gian tới Diệntích rừng che phủ còn it, để tái tạo canh quan môi trường của địa phương cần cóbiện pháp trồng rừng phủ xanh đất trống và khoanh nuôi bảo vệ các diện tíchrừng hiện có.

4.1.3 Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên đếnviệc sử dụng đất khu dân cư

Thuận lợi

- Có vị trí địa lý thuận lợi, các nguồn tài nguyên đất, nước, rừng, tài

nguyên nhân văn phong phú và đa dạng thuận lợi cho phát triển một nền kinh tế đa dạng.

- Có cảnh quan thiên nhiên, thác nước lớn, vừa có giá trị về du lịch vừa cóthể xây dựng các thủy điện phục vụ nhu cầu về điện cho sản xuất trên địa bàn xãnói riêng và cả huyện nói chung.

- Quỹ đất khá nhiều, có khả năng mở rộng xây dựng các công trình Nềnđất ổn định lên có thể xây dựng nhà từ 2-4 tầng.

Khó khăn

Trang 24

- Địa hình không bằng phằng, bị chia cắt gây khó khăn cho việc xây dựngcơ sở hạ tầng, các khu định cư mới được xây dựng không theo quy hoạch ảnhhưởng đến việc quản lý và xây dựng hệ thống điểm dân cư theo hướng tập trung.

- Với quy mô diện tích tương đối lớn, tài nguyên thiên nhiên phong phú,thuận lợi cho sự phát triển kinh tế đa dạng Tuy nhiên, việc phát triển này đã gâysức ép lên đất đai rất lớn: người dân phá rừng để sản xuất và làm nhà ở, điều nàykhông chỉ làm cho diện tích rừng bị giảm, mà còn dẫn đến hình thành các khuđịnh cư mới không theo quy hoạch ảnh hưởng đến việc quản lý và tổ chức cáckhu dân cư theo hướng tập trung.

- Nguồn nước không ổn định cho sản xuất và sinh hoạt cũng là một vấn đềkhó khăn của xã Nước sinh hoạt của người dân chủ yếu là nước giếng, một sốnơi nguồn nước bị ô nhiễm Nguồn nước khan hiếm cũng ảnh hướng đến việchình thành các điểm dân cư vì nó không đáp ứng nhu cầu sinh hoạt cũng như sảnxuất của người dân.

4.2 Đánh giá thực trạng phát triển kinh tế xã hội 4.2.1 Thực trạng phát triển kinh tế

Trong giai đoạn 2007 - 2009, kinh tế xã Ea Na có những chuyển biến tíchcực, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 7,75 % năm Trong đó, mức tăng trưởngbình quân ngành nông nghiệp 4,66 % năm, ngành công nghiệp - tiểu thủ côngnghiệp tăng 8,36%, ngành thương mại dịch vụ tăng 9,92%.

Tốc độ tăng trưởng bình quân của ngành kinh tế ở mức rất cao trong giaiđoạn 2007 – 2009, song mức độ không đồng đều Trong tổng thể tăng trưởngkinh tế qua 3 năm cho thấy nền kinh tế của xã phát triển rất mạnh, đặc biệt lànông nghiệp và thương mại và dịch vụ, ngành công nghiệp khai thác năm 2007chiếm tỷ trọng nhỏ 13,06% Song đến năm 2007 đã có bước phát triển (chiếm16,44%), mức này phát triển khá ổn định, năm 2009 (chiếm 18%), nguyênnhân

chủ yếu là do nguồn lợi từ thương mại và dịch vụ mang lại khá lớn và chính sách khuyến khích chuyển dịch cơ cấu kinh tế của chính quyền địa phương.

Trang 25

Năm 2007Năm 20090.00%

16% 13.06%

5.88%Nông nghiệp

Công nghiệp- TTCNThương mại-dịch vụ

Biểu 4.2 Cơ cấu các ngành kinh tế năm 2007 và 2009

4.2.1 1 Khu vực kinh tế nông nghiệp

- Trồng trọt: Cây hàng năm diện tích gieo trồng 781,55 ha, trong đó:đất trồng lúa 343,95ha, đất trồng cây hàng năm còn lại 437,60 ha; tổng giá trịquy tiền ước đạt 101.147,39 triệu đồng Cây công nghiệp lâu năm 2.420,81ha, cà phê diện tích 2.021 ha, năng suất bình quân 2,5 tấn/ha; Hồ tiêu diệntích 27,50 ha, năng suất bình quân 1,85 tấn/ha; Điều diện tích 145 ha, năngsuất bình quân 2,10 tấn/ha.

Đội ngũ cán bộ khuyến nông của xã đã phối hợp với ngành chức năng tổchức đưa khoa học, kỹ thuật áp dụng được ba lớp tập huấn cho nông dân về kỹthuật chăm sóc, bón phân cho cây cà phê, hai mô hình trồng ngô lai và một môhình lúa lai Từ đó, năng suất các loại cây trồng đều đạt sản lượng cao, riêng câycà phê năng suất thấp hơn năm trước chỉ đạt bình quân 2,5 tấn/ha do tình hình vesầu phá hoại và một số diện tích bị hư hỏng do bão lũ gây nên Nhìn chung, cácloại cây hoa màu thu đạt kết quả tốt, đa phần đạt kế hoạch đề ra.

- Chăn nuôi: Trong những năm gần đây, xuất hiện tình hình bệnh dịch xảy

ra trên địa bàn làm ảnh hưởng lớn đến việc chăn nuôi của nhân dân Phối hợp vớiban phòng chống dịch bệnh của huyện, UBND xã đã chỉ đạo lực lượng thú ý làmtốt công tác chống dịch, phun thuốc tiêu độc hại tại các chợ, lò mổ tập trung, khu vựccông cộng, nhà trường và tiêm phòng cho gia súc, gia cầm nên đã khống chế đượctình hình dịch bệnh, nhân dân yên tâm đầu tư phát triển chăn nuôi Trên địa bàn xãđã có những mô hình chăn nuôi với quy mô lớn như các trang trại nuôi heo, nuôi dê,

Trang 26

ba ba… mang lại hiệu quả kinh tế cao, đàn gia súc có khoảng 5.891 con, trong đó:Đàn bò có 620 con; Dê 767con; Heo 4.500 con; gia cầm và thủy cầm 35.000 con;trâu 04 con.

- Thủy sản: Ngành thủy sản trên địa bàn xã với tổng diện tích là 17,432 ha,

sản lượng cá một năm đạt 50 tấn, do nguồn nước thiên nhiên của xã tương đốiđầy đủ nên việc nuôi trồng thủy sản tương đối thuận lợi Mặc dù mang lại lợi íchkinh tế không cao so với các ngành khác nhưng đã góp phần cải thiện đời sốngcủa người dân và làm cho nền sản xuất nông nghiệp của xã theo hướng đa dạnghóa cây trồng vật nuôi.

- Lâm nghiệp: Toàn xã đến nay có khoảng 3 22,20 ha rừng, trong đó rừng

tự nhiên không còn mà toàn bộ là diện tích rừng trồng sản xuất Hiện nay diện

tích này được UBND xã quản lý Rừng là một tài nguyên có ảnh hưởng rất lớn

đến các tài nguyên khác như tài nguyên đất, tài nguyên nước Do đó, việc bảovệ và khai thác đúng mức là việc hết sức cần thiết và cấp bách đang được đặtra trong giai đoạn hiện nay đối với cơ quan có thẩm quyền và các đơn vị đượcgiao quản lý rừng.

4.2.1 2 Khu vực kinh tế công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp

Năm 2009 có 3 cơ sở khai thác và sản xuất vật liệu xây dựng ( gạch), diệntích đất khoảng 7,92 ha, chiếm 0,15% tổng diện tích tự nhiên toàn xã Bên cạnh đó,giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tăng mạnh tập trung ở cơ sở cơkhí, mộc dân dụng, cở sở xay xát chế biến lương thực thực phẩm Các cơ sở nàyduy trì ổn định và hoạt động tốt đem lại hiệu quả cao, giá trị sản xuất năm 2009 ướctính khoảng 27.495,76 triệu đồng

Ngày đăng: 07/05/2024, 03:48

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan