trang phục truyền thốngđông bắc xuất hiện qua âm nhạcnhư thế nào

24 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
trang phục truyền thốngđông bắc xuất hiện qua âm nhạcnhư thế nào

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Có gần 30 dân tộc thiểu số đang sinh sống, họ sở hữu những nét văn hóa riêng biệt, thể hiện qua trang phục, phụ kiện trang sức, mỹ nghệ, hay những lễ hội truyền thống đầy màu sắc.. Trên

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN LANGKHOA QUAN HỆ CÔNG CHÚNG VÀ TRUYỀN THÔNG

ĐỀ TÀI: TRANG PHỤC TRUYỀN THỐNGĐÔNG BẮC XUẤT HIỆN QUA ÂM NHẠC

Trang 2

about:blank 2/24MỤC LỤC

2.2 Nguồn gốc ra đời của trang phục Đông Bắc: 6

2.3 Trang phục truyền thống của dân tộc Dao và dân tộc Tày, dân tộc Nùng ở Đông Bắc: 6

1 Dân tộc Dao 6

2 Trang phục Tày - Nét đẹp giản dị giữa núi rừng 9

3 Dân tộc Nùng 12

2.4 Vai trò của trang phục đối với người dân Đông Bắc: 14

CHƯƠNG 3: TRANG PHỤC ĐÔNG BẮC ĐƯỢC THỂ HIỆN THÔNG QUA ÂM NHẠC NHƯ THẾ NÀO ? 15

3.1 Hình ảnh đẹp của nghệ sĩ 15

3.2 Các sản phẩm âm nhạc 15

1 Để Mị nói cho mà nghe: Trang phục mang cảm hứng từ váy áo dân tộc Mông 15

2 Nói thương nhau thì đừng làm trái tim em đau 18

3 MV À Lôi : 20

CHƯƠNG 4: HIỆU QUẢ CỦA NHỮNG SẢN PHẨM ÂM NHẠC 22CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN 24

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Chúng em xin chân thành gửi lời cảm ơn đến Trường Đại học Văn Lang đã đưamôn Cơ Sở Văn Hoá Việt Nam vào chương trình đào tạo ngành Quan hệ Côngchúng.

Tiếp theo, chúng em muốn bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đối với sự hỗ trợ vàgiúp đỡ của giảng viên hướng dẫn - Ths Trần Thị Quỳnh Lưu Nhờ những bàigiảng đầy tâm huyết của cô, chúng em đã có được nền tảng kiến thức vững chắc đểthực hiện bài tiểu luận này.

Nhóm em xin cảm ơn sâu sắc đến Giảng viên, chị TA, những anh chị đã tận tìnhhướng dẫn chúng em trong học tập và nghiên cứu.

Bài tiểu luận này tuy còn nhiều thiếu sót, nhưng là kết quả của sự cố gắng và nỗlực của nhóm em Chúng em rất mong nhận được những lời góp ý từ cô để bài tiểuluận của chúng em được hoàn thiện và tốt hơn.

Cuối cùng, chúng em xin kính chúc cô sức khoẻ, hạnh phúc và tràn đầy niềmvui trong cuộc sống.

Chúc em chân thành cảm ơn cô!

Trang 4

Bài tiểu luận này, nhằm để tìm hiểu sâu hơn về nét độc đáo và giá trị văn hóa của trang phục truyền thống Đông Bắc thông qua vai trò của âm nhạc Trang Phục truyền thông của Đông Bắc thông qua âm nhạc có thể tạo ra nhiều ảnh hưởng tích cực, là cầu nối giúp kết nối con người, xóa bỏ rào cản ngôn ngữ và văn hóa cho mọi người Bên cạnh đó, trang phục và âm nhạc là hai yếu tố văn hóa gắn bó mật thiết, giúp nâng cao nhận thức về văn hóa, kích thích niềm tự hào dân tộc, thúc đẩydu lịch văn hóa, góp phần phát triển kinh tế địa phương và tăng cường giao lưu vănhóa.

Xuất phát từ những lợi ích trong thực tiễn, chúng em xin chọn đề tài: “Trang phục truyền thống Đông Bắc xuất hiện qua âm nhạc”.

NHÓM 5 _ CƠ SỞ VĂN HOÁ VIỆT NAM4

Trang 5

CHƯƠNG 2: ĐÔNG BẮC

2.1 Một vài nét cơ bản về Đông Bắc:

Đông Bắc: Khúc ca giao thoa văn hóa giữa núi rừng hùng vĩ.

Nhắc đến Đông Bắc, người ta thường nghĩ đến mảnh đất địa linh nhân kiệt, nơi hội tụ tinh hoa văn hóa của gần 30 dân tộc anh em Nơi đây không chỉ níu chân du khách bởi cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ mà còn bởi bản sắc văn hóa độc đáo, được gìn giữ qua bao thế hệ.

Mỗi dân tộc nơi đây là một mảnh ghép đầy màu sắc trong bức tranh văn hóa đa dạng của Đông Bắc Có gần 30 dân tộc thiểu số đang sinh sống, họ sở hữu những nét văn hóa riêng biệt, thể hiện qua trang phục, phụ kiện trang sức, mỹ nghệ, hay những lễ hội truyền thống đầy màu sắc Lễ hội chính là nơi để các dân tộc anh em tụ họp, giao lưu và thể hiện bản sắc văn hóa của mình Đây là dịp để họ khoác lên mình những bộ trang phục truyền thống rực rỡ, mang đậm dấu ấn riêng của từng dân tộc Mỗi bộ trang phục đều ẩn chứa những câu chuyện, những giá trị văn hóa và niềm tự hào của người dân nơi đây.

Đến với Đông Bắc, du khách không chỉ được hòa mình vào thiên nhiên hoang sơ, hùng vĩ mà còn có cơ hội trải nghiệm văn hóa độc đáo, thưởng thức những mónăn đặc sản và tìm hiểu về những phong tục tập quán lâu đời của người dân địa phương.

Vị trí địa lí:

Đông Bắc là vùng lãnh thổ ở hướng Bắc vùng đồng bằng sông Hồng, Việt Nam với diện tích tự nhiên hơn 100.000km2 chiếm hơn 30% diện tích cả nước Nhờ diện tích rộng lớn mà vùng Đông Bắc sở hữu nhiều vẻ đẹp thiên nhiên hùng vĩ và độc đáo thu hút du khách đến và ghé thăm trải nghiệm nơi vùng đất mộc mạc này.

Khí hậu vùng Đông Bắc là nhiệt đới gió mùa ẩm, vì vị trí địa lí nên hằng năm khu vực Đông Bắc vào mùa đông có thể xuống 0 độ C và sẽ có tuyết rơi, vào mùa hè mát mẻ do khí hậu cận nhiệt ẩm Vùng Đông Bắc được giới hạn về phía bắc và đông bởi đường biên giới Việt –Trung, phía Đông Nam hướng ra vịnh Bắc Bộ, ranh giới phía Nam giới hạn bởi dãy núi Tam Đảo và vùng đồng bằng châu thổ

Trang 6

about:blank 6/24sông Hồng Đây là vùng núi và trung du với nhiều khối núi và dãy núi đá vôi hoặc

núi đất như núi Mẫu Sơn, Tam Đảo, Cao nguyên đá Đồng Văn…với độ cao trung bình từ 100- 1600m so với mực nước biển

2.2 Nguồn gốc ra đời của trang phục Đông Bắc:

Nguồn gốc ra đời của trang phục truyền thống vùng Đông Bắc là kết quả của sựgiao thoa giữa nhiều yếu tố: lịch sử, văn hóa, khí hậu, môi trường sống, tín ngưỡngvà quan niệm, kỹ thuật dệt và thêu Trên mảnh đất Đông Bắc, nơi địa linh nhân kiệt, nơi hội tụ của nhiều dân tộc anh em, trang phục không chỉ đơn thuần là vật che thân mà còn là biểu tượng văn hóa độc đáo, mang đậm bản sắc riêng Lần theo dấu vết thời gian, ta ngược dòng lịch sử để khám phá nguồn gốc của trang phục Đông Bắc - một bức tranh đa sắc, dệt nên từ những câu chuyện, những giá trị văn hóa và tinh thần của con người nơi đây.

2.3 Trang phục truyền thống của dân tộc Dao và dân tộc Tày, dân tộc Nùng ở Đông Bắc:

* Những sự thật thú vị về trang phục của phụ nữ Dao:

- Dân tộc Dao họ di cư và sống rải rác ở nhiều khu vực nên mỗi nơi trang phục của phụ nữ Dao đều khác nhau Một bộ trang phục của phụ nữ Dao phải mất đến hơn 1 năm để hoàn thành Mũ đội đầu là một trong những điều làm nên sự độc đáo của trang phục dân tộc Dao.

NHÓM 5 _ CƠ SỞ VĂN HOÁ VIỆT NAM6

Trang 7

Trang phụccủa người DaoThanh Phán(huyện BìnhLiêu, Quảng

Trang 8

about:blank 8/24- Khá đơn giản chỉ gồm có quần, áo ngắn và khăn đội đầu.

- Màu sắc: đỏ, xanh , vàng và trắng.- Kiểu áo tứ thân, quần dài rộng và suông, đi cùng với giày hoặc dép bệt.

2 Trang phục Tày - Nét đẹp giản dị giữa núi rừng

Trang phục truyền thống của người Tày mang một vẻ đẹp giản dị, mộc mạc nhưchính con người nơi đây Chất liệu chủ đạo là vải sợi bông tự dệt, mang màu chàm đồng nhất cho cả nam và nữ Tuy không cầu kỳ trong họa tiết, trang phục Tày lại ẩn chứa những giá trị văn hóa độc đáo, thể hiện qua từng đường cắt may tinh tế và cách phối hợp trang phục hài hòa.

Trang phục dân tộc Tày cho nữ

NHÓM 5 _ CƠ SỞ VĂN HOÁ VIỆT NAM8

Trang 9

Phụ kiện: trang phục Tày không chỉ thu hút bởi sự giản dị mà còn bởi những phụ kiện đi kèm đầy tinh tế Mỗi món đồ đều mang một vẻ đẹp riêng, góp phần tônlên nét duyên dáng và cá tính của người phụ nữ Tày.

Điểm nhấn độc đáo:

o Áo dài năm thân: Loại trang phục phổ biến nhất với thiết kế độc đáo: cổ cao,xẻ ngực, cài khuy vải, vạt áo ngắn ngang gối Chất liệu chủ đạo là vải chàm hoặc vải đen, mang đến sự thanh lịch và phù hợp với cuộc sống lao động.o Khăn mỏ quạ: Biểu tượng không thể thiếu của người phụ nữ Tày Khăn

vuông in họa tiết sặc sỡ được quấn quanh đầu, tạo điểm nhấn cho trang phụcvà thể hiện nét duyên dáng, e ấp.

o Thắt lưng: Dệt bằng vải thổ cẩm với nhiều màu sắc và họa tiết, thắt lưng không chỉ giúp cố định trang phục mà còn là điểm nhấn tô điểm thêm cho vẻđẹp của người phụ nữ.

o Đồ trang sức: Vòng cổ, vòng tay, vòng chân bằng bạc hoặc nhôm không chỉ làm đẹp mà còn thể hiện quan niệm về tâm linh của người Tày.

Trang 10

about:blank 10/24Trang phục dân tộc Tày cho nam

Trang phục nam giới Tày - Nét đẹp mạnh mẽ và phóng khoáng

Trang phục truyền thống của người Tày thể hiện sự khác biệt rõ rệt giữa nam vànữ Nếu như trang phục nữ giới mang nét duyên dáng, thanh lịch thì trang phục nam giới lại toát lên vẻ mạnh mẽ và phóng khoáng.

Điểm nhấn riêng biệt:

o Áo cánh ngắn: Chất liệu vải chàm hoặc vải đen, cổ đứng, xẻ ngực và cài khuy vải tạo nên sự gọn gàng, thoải mái cho người mặc.

o Quần dài: Ống rộng, được may bằng vải chàm hoặc vải nâu, phù hợp với laođộng và di chuyển.

o Khăn đầu: Quấn quanh đầu, giữ ấm và che bụi trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt.

o Áo dài: Vào những dịp lễ hội, nam giới Tày cũng khoác lên mình bộ áo dài năm thân với kiểu dáng tương tự như phụ nữ, thể hiện sự trang trọng và thanh lịch.

NHÓM 5 _ CƠ SỞ VĂN HOÁ VIỆT NAM10

Trang 11

Đặc điểm trong trang phục dân tộc Tày

Không cầu kỳ rực rỡ như trang phục của một số dân tộc khác, trang phục Tày nổi bật bởi sự giản dị, mộc mạc nhưng vẫn toát lên vẻ đẹp thanh lịch và tinh tế Trang phục dân tộc Tày chủ yếu được may bằng vải chàm, đây là loại vải được dệt từ cây chàm indigo, có màu xanh đen đặc trưng Ngoài ra, người Tày cũng sử dụng vải thổ cẩm với nhiều màu sắc và họa tiết sặc sỡ để trang trí cho trang phục Màu sắc chủ đạo trong trang phục Tày là màu chàm, tượng trưng cho sự thủy chung, son sắt Màu trắng tượng trưng cho sự tinh khiết, màu đen tượng trưng cho sự huyền bí, màu đỏ tượng trưng cho may mắn, tài lộc, Các họa tiết hoa văn cũngthể hiện ước mơ về cuộc sống sung túc, an khang.

Họa tiết trên trang phục Tày là một điểm nhấn đặc biệt, thể hiện sự sáng tạo và tinh tế của người phụ nữ Tày Các hoạ tiết thường là hoa văn hoa thị, hoa sen, bônglúa, rồng phượng, tượng trưng cho sự may mắn, tài lộc, và sức khỏe Ngoài ra còn có mặt trời, mặt trăng, hoa văn hoa thị, rồng phượng, thể hiện quan niệm của người Tày về sự vận hành của vũ trụ và mong muốn hòa hợp với thiên nhiên, và các đường viền răng cưa, ziczac, tạo điểm nhấn và sự mềm mại cho trang phục Trang phục Tày là sợi dây gắn kết các thành viên trong cộng đồng Việc cùng mặc trang phục truyền thống trong các dịp lễ hội, nghi lễ thể hiện tinh thần đoàn kết, tương trợ lẫn nhau và ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa của người Tày 3 Dân tộc Nùng

Trang phục truyền thống của người Nùng là một bức tranh văn hóa đầy màu sắc, thể hiện sự đa dạng và phong phú trong đời sống tinh thần của dân tộc này Nét độcđáo của trang phục Nùng còn được thể hiện qua sự phân biệt rõ rệt theo lứa tuổi và giới tính

Trang phục nam thường đơn giản, gồmáo ngắn tứ thân, tay bó, có 3 túi, cổ đứng,vạt áo và cổ có thêu hoa văn hình răngcưa Kiểu dáng quần được may theo kiểuquần ta, ống đứng, đường kính ống rộng

Trang 12

about:blank 12/24khoảng 40 - 45 cm, bụng rộng Khi mặc cạp quần gấp thành nhiều nếp, dùng dây

vải làm thắt lưng

Quần áo trẻ em cũng có sự khác biệt so với các nhóm Nùng khác Nét khác biệt đó thể hiện ở áo, quần, mũ độ đầu Trong đó chiếc mũ được trang trí khá cầu kì vớinhững hoa văn, họa tiết sặc sỡ, đẹp mắt…

Trang phục của phụ nữ Nùng (nhóm Nùng An)gồm có áo trắng ngắn mặc bên trong, áo dài đến gầngối mặc bên ngoài, khâu nối từ bốn tấm vải nên gọilà áo tứ thân, có bốn cúc cài chéo nách phải Áo dàicổ đứng, trên diềm đen, dưới diềm xanh, hai đườngchỉ khâu nối, ống tay áo xắn lên để lộ bên trongkhâu miếng vải xanh, đắp vải trắng, có đường chỉviền đen trên nền trắng; hai bên tà cũng khâu đắpvải màu xanh ở trên, màu trắng ở dưới.

Một phụ kiện không thể thiếu trong trang phục người Nùng là đồ trang sức Chủ yếu bằng bạc trắng, nam vòng tay nhẫn, phụ nữ khuyên xỏ, kiềng cổ vòng tay, tôn thêm vẻ đẹp, thể hiện sự giàu có và bảo vệ sức khỏe cho đồng bào.

NHÓM 5 _ CƠ SỞ VĂN HOÁ VIỆT NAM12

Trang 13

2.4 Vai trò của trang phục đối với người dân Đông Bắc:

Đông Bắc - mảnh đất địa đầu Tổ quốc, không chỉ níu chân du khách bởi cảnh đẹp thiên nhiên hùng vĩ mà còn ẩn chứa sức hút mãnh liệt từ những bộ trang phục truyền thống rực rỡ sắc màu Mỗi bộ trang phục là một bản giao hưởng đầy màu sắc, mang theo hồn cốt văn hóa của từng dân tộc, góp phần tạo nên bức tranh văn hóa đa dạng và độc đáo cho vùng Đông Bắc.

Ví dụ: Trang phục của người dân vùng Đông Bắc thì có thể kể đến tục lệ “Mặc nửa hơi, hờ hết hải” của người Tày: Trang phục của người Tày thể hiện sự giao thoa văn hóa giữa vùng Cao Nguyên và vùng Đông Bắc Đây là một nét văn hóa độc đáo và mang nhiều giá trị Trang phục không chỉ là vật che thân mà còn thể hiện bản sắc văn hóa, sự thích nghi với môi trường và sự tiến bộ trong tư tưởng củangười dân.

Trang 14

Trên thế giới, không ít nghệ sĩ đã ghi dấu ấn bởi phong cách thời trang táo bạo, ấn tượng và độc đáo Họ thậm chí được vinh danh là "Biểu tượng thời trang của năm" Những bộ trang phục họ diện không chỉ mang đến hình ảnh đẹp, mà còn gópphần thúc đẩy dòng chảy thời trang, tạo nên sức ảnh hưởng mạnh mẽ.

Với sự phát triển mạnh mẽ của văn hóa nghe nhìn, tầm quan trọng của trang phục biểu diễn ngày càng được các nghệ sĩ chú trọng Trang phục đẹp không chỉ giúp họ tự tin tỏa sáng trên sân khấu, mà còn là công cụ để họ xây dựng hình ảnh cá nhân, quảng bá thương hiệu và nổi bật giữa hàng trăm nghệ sĩ khác.

Có thể khẳng định, thành công của một tiết mục biểu diễn ca nhạc là sự kết hợp của nhiều yếu tố, trong đó trang phục biểu diễn đóng vai trò quan trọng Một bộ trang phục phù hợp sẽ góp phần tôn lên vóc dáng, che đi khuyết điểm, đồng thời thể hiện phong cách và cá tính của nghệ sĩ Khi nghệ sĩ tự tin tỏa sáng trong hình ảnh đẹp, họ sẽ dễ dàng chinh phục trái tim khán giả và tạo nên dấu ấn khó phai trong lòng người hâm mộ.

NHÓM 5 _ CƠ SỞ VĂN HOÁ VIỆT NAM14

Trang 15

mà còn phá vỡ mọi quy tắc thời trang, tạo nên một "Mị" sành điệu và thời thượng nhất bản Trang phục của Hoàng Thùy Linh trong MV được lấy cảm hứng từ những bộ váy dân tộc Mông với họa tiết và hoa văn sặc sỡ, do NTK Thủy Nguyễn thiết kế Tuy nhiên, điểm độc đáo nằm ở cách "Mị" Hoàng Thùy Linh phối đồ Thay vì đi chân trần như Mị trong tác phẩm văn học, "Mị" của thế kỷ 21 tự tin sải bước trong những đôi sneakers hiện đại và sandals đan dây cá tính.

Sự kết hợp táo bạo giữa trang phục dân tộc truyền thống và phụ kiện hiện đại tạo nên nét chấm phá mới mẻ, đầy thú vị cho hình ảnh Mị "Mị" Hoàng Thùy Linh không chỉ đẹp rạng ngời mà còn toát lên khí chất độc lập, tự tin, dám phá vỡ nhữngquy tắc cũ để theo đuổi tự do và hạnh phúc.

Trang 16

about:blank 16/24"Mị" của Hoàng Thùy Linh không chỉ đẹp rạng ngời mà còn toát lên khí chất tự

tin, dám phá vỡ những quy tắc cũ kỹ để theo đuổi tự do và hạnh phúc

"Mị" còn đi "quẩy" với chiếc váy hoa văn sặc sỡ của dân tộc Mông và đôi sneakers cá tính, tạo nên một “Mị” đầy phá cách và thời thượng.

2 Nói thương nhau thì đừng làm trái tim em đau Nhạc sĩ Phạm Thanh Hà - "cha đẻ" của những bản tình ca mang âm hưởng dân tộc sâu lắng như: Rằng em sẽ mãi ở bên, Tình yêu màu nắng,… - đã trở lại với MV "Nói thương nhau thì đừng làm trái tim em đau" Lần này, ông mang đến cho khán giả một câu chuyện tình yêu lãng mạn giữa cô gái miền xuôi và chàng trai người Dao, được tái hiện đầy sống động qua những thước phim đẹp mê hồn.

Điểm nhấn của MV chính là sự lồng ghép tinh tế những nét văn hóa đặc trưng của người Dao vào câu chuyện tình yêu Từ trang phục truyền thống, kiến trúc nhà sàn, đến những điệu múa, nghi thức lễ hội, tất cả đều được thể hiện một cách chân thực và đầy màu sắc.

NHÓM 5 _ CƠ SỞ VĂN HOÁ VIỆT NAM16

Trang 17

Khán giả sẽ được đắm chìm trong khung cảnh núi rừng Tây Bắc hùng vĩ, thơ mộng, cùng với đó là những khoảnh khắc ngọt ngào, lãng mạn của đôi trai gái Tình yêu của họ vượt qua mọi rào cản, định kiến, hòa quyện giữa hai nền văn hóa khác biệt, tạo nên một bản giao hưởng đẹp đẽ và lay động lòng người.

Những cảnh quay đẹp, tái hiện đám cưới truyền thống của người Dao trong MV:

Ngày đăng: 06/05/2024, 22:27

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan