Tổng Hợp Các Tình Huống Sư Phạm_Môn Giao tiếp sư phạm

41 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
Tổng Hợp Các Tình Huống Sư Phạm_Môn Giao tiếp sư phạm

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tuyển tập các tình huống sư phạm do học viên lớp Nghiệp vụ sư phạm Đại học Vinh thực hiện. Với mỗi tình huống, các học viên đã phân tích sâu sắc, cách giải quyết, giúp giáo viên phát triển kỹ năng xử lý tình huống một cách hiệu quả và sáng tạo. Được tổng hợp từ kinh nghiệm và kiến thức từ thực tiễn dạy học của các học viên, hi vọng nguồn tài liệu này đem đến cách giải quyết tình huống mới mẻ và hiệu quả trong sự nghiệp giảng dạy.

Trang 1

BÀI TẬP NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM

Môn Giao Tiếp Sư Phạm

Tổng Hợp Các Tình Huống Sư Phạm Và Hướng Sử Lý

Trang 2

Tình huống sư phạm

Trong giờ học, khi giáo viên đang giảng bài, có một vài học sinh đặt câu hỏi, một số bạn hỏi câu hỏi liên quan đến bài học, một số bạn hỏi ngoài lề Thế nhưng, chỉ còn 10 phút nữa là hết giờ những vẫn còn một số vấn đề quan trọng trong bài học cần giảng dạy, nếu giải đáp tất cả những thắc mắc của học sinh sẽ không kịp giờ

Cách xử lý

- Lựa chọn những câu hỏi liên quan đến bài học để giải thích

- Nếu học sinh vẫn chưa hiểu thì có thể dừng lại ở đó, để học sinh về nhà tự tìm hiểu, nếu học sinh vẫn còn thắc mắc thì buổi ngày hôm sau giáo viên hãy dành một ít thời gian để giải đáp rõ ràng

- Đối với những học sinh có vấn đề không liên quan đến bài học, nhẹ nhàng nhắc nhở và dặn dò cuối giờ ở lại giáo viên sẽ giải đáp

Nguyên tắc đã sử dụng: Tôn trọng nhân cách học sinh

 Giải thích: Đa số học sinh sẽ có cảm giác ngại ngùng khi đặt câu hỏi trước lớp khi các em chưa hiểu bài Vậy nên, việc học sinh dám đặt ra thắc mắc là điều đáng khen Điều đó cho thấy tinh thần ham học hỏi và nhu cầu nguyện vọng của các em Chính vì thế, dù đó là câu hỏi đơn giản hay phức tạp, giáo viên sẵn sàng lắng nghe và trả lời sẽ là động lực và là lời cổ vũ đến học sinh, từ đó các em sẽ tự tin bày tỏ suy nghĩ, mong muốn của mình nhiều hơn

Họ và tên học viên: ĐÀO THỊ THU TRANG Năm sinh: 29/01/2001

Tình huống sư phạm:

Em là GVCN lớp 4/1, học sinh Kiệt (lớp 4/1) thường xuyên đi học muộn và không làm bài tập về nhà Trong giờ học, Kiệt hay nói chuyện riêng và làm phiền các bạn xung quanh Em cũng thường xuyên vi phạm nội quy của trường như: đi dép lê, không đeo khăn quàng,

Cách xử lý:

1 Trao đổi riêng với Kiệt:

o Dành thời gian trò chuyện riêng với Kiệt để tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến những hành vi của em

o Thể hiện sự quan tâm, thấu hiểu và tạo bầu không khí thoải mái để Kiệt chia sẻ

Trang 3

o Cùng Kiệt phân tích những hậu quả của các hành vi đó: ảnh hưởng đến kết quả học tập và tương lai đối với bản thân Kiệt, khiến bạn bè và tập thể lớp mất tập trung, ảnh hưởng thành tích thi đua của lớp,

o Giúp Kiệt nhận thức tầm quan trọng của việc đi học đúng giờ, làm bài tập đầy đủ và tuân thủ nội quy nhà trường

2 Phối hợp với phụ huynh:

o GV liên hệ với phụ huynh của Kiệt để trao đổi về tình hình học tập và rèn luyện của em tại trường

o Cùng phụ huynh tìm ra giải pháp để giúp Kiệt khắc phục những khó khăn và hạn chế của bản thân

o Phối hợp với phụ huynh để xây dựng cho Kiệt một môi trường học tập và sinh hoạt lành mạnh tại nhà

3 Tạo động lực cho Kiệt:

o GV động viên, khích lệ Kiệt trong học tập và rèn luyện

o Giao cho Kiệt những nhiệm vụ phù hợp với khả năng của em để giúp em tự tin hơn

o Khen ngợi và ghi nhận những nỗ lực của Kiệt để tạo động lực cho em tiếp tục cố gắng

Nguyên tắc sư phạm được sử dụng:

Tôn trọng nhân cách trong giao tiếp: GV đã thể hiện sự tôn trọng đối với Kiệt bằng cách lắng

nghe cẩn thận, không ngắt lời; không dùng câu từ mang tính xúc phạm khi Kiệt phạm lỗi nặng trước lớp

Có thiện chí trong giao tiếp sư phạm, niềm tin trong giao tiếp: GV đã thể hiện niềm kỳ

vọng, tin tưởng đối với Kiệt; sự quan tâm, động viên và khích lệ Kiệt để giúp em thay đổi hành vi

Đồng cảm trong giao tiếp: đặt mình vào vị trí của Kiệt, thấu hiểu và tạo điều kiện cho em chia sẻ

Nhân cách mẫu mực trong giao tiếp sư phạm: GV luôn giữ bình tĩnh trong lời nói, hành động

đối với Kiệt khi trò chuyện, nhắc nhở, khuyên răn em; không thể hiện thái độ hằn học, giận dữ

hay mắng nhiếc nặng lời với Kiệt

Trang 4

Đồng thời, GV phối hợp chặt chẽ với phụ huynh để cùng nhau giúp đỡ Kiệt thay đổi hành vi và

giúp em phát triển bản thân

Lý do sử dụng các nguyên tắc này:

Tôn trọng nhân cách trong giao tiếp: Giúp Kiệt cảm thấy được quan tâm, từ đó dễ dàng tiếp

thu những lời khuyên bảo và giáo dục của cô giáo

Đồng cảm, có thiện chí, niềm tin trong giao tiếp sư phạm: Giúp Kiệt cảm nhận được sự quan

tâm và động viên của cô giáo, từ đó tạo động lực để em thay đổi hành vi, phát triển toàn diện cả về trí tuệ và đạo đức

Nhân cách mẫu mực trong GTSP: làm gương, tác động tích cực vào nhận thức của Kiệt về

hành vi, cử chỉ, lời nói,

Tạo cơ hội cho sự tham gia: Tạo ra các hoạt động mà học sinh mới có thể tham gia một cách tự tin, ví dụ như viết một bài luận ngắn về quê hương của họ hoặc chia sẻ về nền văn hóa của họ

Khuyến khích và phản hồi tích cực: Khuyến khích bằng cách đưa ra phản hồi tích cực và khích lệ học sinh mới mỗi khi họ tham gia vào hoạt động lớp học

Nguyên tắc sử dụng:

Nguyên tắc chính đằng sau cách xử lý này là tôn trọng, đồng cảm và tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh mới để họ có thể tự tin hơn khi tham gia vào môi trường học tập mới Bằng cách tạo ra một môi trường thoải mái và an toàn, giáo viên giúp học sinh cảm thấy tự tin hơn và dễ dàng hòa nhập vào lớp học mới Đồng thời, việc khuyến khích và động viên học sinh mới cũng tạo ra sự động viên và lòng tin cho họ

Tình huống sư phạm: Nhân vật:

Thầy Định: Giáo viên bộ môn Tin học lớp 4A

Học sinh An: Học sinh lớp 4A, thường xuyên hay lơ là học tập, không hoàn thành bài tập

Trang 5

Tình huống:

Buổi sáng thứ Hai, trong giờ học Tin, thầy Định nhận thấy An đang vẽ tranh trong khi các bạn khác đang tập trung làm bài tập Thầy Định tiến đến chỗ An và hỏi:

"An, em đang làm gì vậy? Bài tập Powerpoint em đã hoàn thành chưa?"

An nhìn thầy Định với vẻ mặt ngại ngùng và trả lời: "Dạ, thưa thầy, em em chưa làm bài tập ạ."

Cách xử lý:

1 Thể hiện sự quan tâm và thấu hiểu:

Thầy Định: "Thầy hiểu rồi Vậy em có thể chia sẻ với thầy lý do vì sao em chưa làm bài tập được không?"

2 Lắng nghe cẩn thận và không phán xét:

Học sinh An: "Dạ, em ", (An chia sẻ lý do)

3 Đưa ra lời khuyên và hướng dẫn cụ thể:

Thầy Định: "Thầy hiểu lý do của em Tuy nhiên, việc không hoàn thành bài tập sẽ ảnh hưởng đến kết quả học tập của em Vậy lần sau, em có thể thử ", (thầy Định đưa ra lời khuyên và hướng dẫn cụ thể để An có thể hoàn thành bài tập)

4 Khuyến khích và động viên:

Thầy Định: "Thầy tin rằng em có thể làm được Hãy cố gắng hoàn thành đầy đủ bài tập và tích cực tập trung và lắng nghe thầy giảng bài nhé! Thầy luôn sẵn sàng hỗ trợ em nếu em gặp khó khăn gì."

Giải thích nguyên tắc giao tiếp sư phạm đã sử dụng:

Nguyên tắc tôn trọng: Thầy Định đã thể hiện sự tôn trọng đối với học sinh An bằng cách

lắng nghe cẩn thận lời chia sẻ của em mà không phán xét

Nguyên tắc thấu hiểu: Thầy Định đã cố gắng thấu hiểu lý do vì sao An không hoàn thành bài

tập về nhà trước khi đưa ra lời khuyên và hướng dẫn

Nguyên tắc khuyến khích: Thầy Định đã khuyến khích và động viên An để em có thêm

động lực học tập

Lý do sử dụng nguyên tắc giao tiếp sư phạm:

Hiệu quả: Việc sử dụng các nguyên tắc giao tiếp sư phạm sẽ giúp tạo dựng mối quan hệ tốt

đẹp giữa giáo viên và học sinh, từ đó giúp học sinh tiếp thu bài học tốt hơn

Trang 6

Phù hợp với học sinh tiểu học: Học sinh tiểu học đang ở độ tuổi hình thành nhân cách, do đó

việc sử dụng các nguyên tắc giao tiếp sư phạm sẽ giúp các em phát triển những phẩm chất tốt đẹp như sự tôn trọng, lòng thấu hiểu và tinh thần trách nhiệm

- Sau khi tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến sự nghi ngờ bạn lấy trộm đồ của mình thì được biết do bạn học sinh có đến chơi phòng và sau khi bạn ra về thì học sinh này mất đồ;

Đối với học sinh bị mất đồ:

- Giáo viên tìm hiểu về giá trị món đồ và được biết đây làm món đồ có giá trị khá lớn, đồng thời là món đồ kỷ niệm của mẹ học sinh tặng;

- Giáo viên trao đổi với học sinh:

“Thầy biết là việc mất 01 món tài sản có giá trị lớn mà đặc biệt là đồ vật kỷ niệm có ảnh hưởng như thế nào đến cảm xúc cá nhân, bản thân thầy cũng đã từng mất những vật như vậy và cũng đã từng nghi ngờ những người xung quanh mình giống như em khi nóng giận; Tuy nhiên, trong trường hợp mình không tận mắt nhìn thấy bạn lấy trộm hay ít nhất mình không có căn cứ để xác định bạn mình lấy trộm mà mình nghi ngờ bạn mình là không công bằng với bạn mình; Bây giờ em hãy bình tĩnh và suy nghĩ lại trước đó mình đã từng làm gì với món đồ đó, với ai và ở đâu, biết đâu mình sẽ có manh mối về việc thất lạc của món đồ của mình”

- Sau khi học sinh bình tĩnh lại và nhớ lại do trước đó học sinh có vệ sinh và làm gọn góc học tập của mình và đã đặt tạm vật đó vào ngăn tủ để bút viết, sau đó bạn sang chơi nên quên rằng mình đã để vật này vào tủ viết

- Sau khi tìm được vật cho học sinh, giáo viên yêu cầu học sinh gặp mặt bạn và xin lỗi vì hành động của mình

Đối với học sinh bị nghi ngờ là trộm đồ:

- Giáo viên tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến đánh nhau và được biết: học sinh nói mình không lấy đồ bạn, nhưng bạn lại khẳng định là mình lấy, quá bức xúc vì cho rằng mình bị sỉ nhục nhân phẩm nên gây gỗ đánh nhau cùng bạn

- Giáo viên trao đổi với học sinh:

“Thầy biết được sự khó chịu và cảm giác xúc phạm khi bị nghi ngờ mình làm sai 01 việc gì đó; Tuy nhiên, không nên vì vậy mà mình phản ứng quá khích, vì điều này sẽ làm cho mâu thuẫn càng thêm gay gắt và bạn sẽ càng có thành kiến với mình hơn; Bây giờ, em cứ bình tĩnh và nhớ lại khi mình đến chơi có thấy bạn cầm giữ món đồ hay đặt để món đồ đó ở đâu không? Việc này nhằm giúp bạn có cơ sở tìm lại món đồ đã mất cũng là cách để biện minh tốt nhất cho mình”

Trang 7

Đối với toàn bộ các học sinh tham gia đánh nhau:

- GV trao đổi cùng các học sinh:

“Thầy biết các em đồng cảm và chia sẽ bức xúc cùng các bạn; Tuy nhiên, việc tham gia gây gỗ đánh nhau không giải quyết được vấn đề mà còn đẩy vấn đề lên đến mức không kiểm soát được; Thay vì khuyên bạn bình tĩnh, kiểm tra lại, thì các em lại làm cho mâu thuẫn giữa các bạn ngày càng lớn hơn; Do việc sai phạm này, nhà trường sẽ có buổi lao động quét sân trường giành cho tất cả các em tham gia đánh nhau ngày hôm nay, chi thành các nhóm, mỗi nhóm sẽ có 02 em đã từng đánh nhau hợp tác mà làm tại 01 khu; Tôi sẽ giám sát tiến độ của các em; Riêng 02 em T.T.B phải xin lỗi N.K.A vì sự nghi ngờ vô căn cứ của mình”

Trong quá trình xử lý tình huống giáo viên đã sử dụng các nguyên tắc: Đồng cảm trong giao tiếp, Thiện chí trong giao tiếp; Vì chỉ có sự đồng cảm thì mới cảm nhận được cảm xúc của học sinh, và với thiện chí của mình thì giáo viên mới có thể điều hướng được các cảm xúc tiêu cực của học sinh về hướng tích cực hơn, từ đó có thể có nhiều hướng xử lý sự cố hơn; Bằng với thiện chí trong giao tiếp của mình, học sinh mới có được sự chấp thuận một cách tự nhiên đối với các biện pháp xử lý của giáo viên mà không cảm thấy bị áp đặt hay bất mãn

- Linh hoạt: Giáo viên điều chỉnh cách thức giảng dạy cho phù hợp

Vì sao sử dụng các nguyên tắc này?

Trang 8

Việc sử dụng các nguyên tắc giao tiếp sư phạm trên giúp:

Đồng cảm với học sinh: Hiểu rõ khó khăn mà học sinh đang gặp phải, giáo viên dễ dàng tiếp cận, giúp đỡ khó khăn của các em

Tránh làm học sinh cảm thấy xấu hổ, tự ti khi làm sai,

Tạo môi trường học tập tích cực: Khuyến khích học sinh mạnh dạn tham gia phát biểu, tương tác trong lớp học

Nâng cao hiệu quả giáo dục: Giúp học sinh tiếp thu kiến thức tốt hơn và ghi nhớ kiến thức lâu hơn

Bài nộp tự luận môn Giao Tiếp Sư Phạm: Huỳnh Thị Mỹ Linh 14/12/1996

Tình huống sư phạm ví dụ: Lớp bạn chủ nhiệm có một học sinh hoàn cảnh khó khăn, bố mẹ ly hôn

nên từ nhỏ đã sống với bà, hay bị các bạn cùng lớp trêu chọc, chế giễu Bạn sẽ làm gì trong tình huống này?

- Tìm hiểu xem em nào trong lớp hay trêu chọc bạn và vì sao các em làm vậy

- Phân tích cho các em hiểu về hoàn cảnh và sự mất mát về tinh thần của bạn đó để thay vì - chế giễu thì các em đồng cảm và chia sẽ với bạn, dìu dắt bạn cùng nhau tiến bộ

- Gặp bà của em đó trao đổi để cả hai phối hợp không ngừng động viên, tâm sự, khích lệ tinh thần của em để tạo động lực giúp em vượt qua khó khăn và cố gắng học tập

- Báo cáo và phối hợp với nhà trường, các tổ chức đoàn thể ở địa phương để kêu gọi ủng hộ, giúp đỡ em

Giải thích: Tôn trọng nhân cách các em khi tìm hiểu và hỏi han về nhận thức và ý kiến của các em vì

sao lại trêu chọc bạn Lắng nghe các em thể hiện, biểu đạt ý kiến Đồng cảm để đặt mình vào vị trí của các em ở lứa tuổi đấy còn chưa có suy nghĩ chin chắn Có thiện chí tạo điều kiện cho các em hiểu

và thông cảm, không vội quát nạt, la mắng các em làm chưa đúng Giọng nói thể hiện thái độ thiện

cảm, hiền dịu, ôn hoà khi tiếp xúc với học sinh (Mô phạm)

Họ và tên Lê Huỳnh Thùy Trang

Ngày sinh 05/05/2001

XÂY DỰNG TÌNH HUỐNG SƯ PHẠM 1 Tình huống sư phạm

Khánh là một thành viên Lớp 9A3 của trường THCS Thủ Khoa Huân, Tỉnh Bình Thuận Tình tình của bạn rất nhút nhát, e ngại Bạn luôn lo lắng, lo sợ, bối rối mỗi khi Giáo viên gọi lên bảng kiểm tra bài hoặc trả lời Vì thế, bạn thường bị điểm kém, dẫn đến thiếu tự tin vào khả năng học tập của mình Cũng từ đó bạn càng ít học hơn vì nghĩ rằng đằng nào mình cũng bị Giáo viên cho là học kém rồi

Trang 9

- Câu hỏi đặt ra: Với tư cách Giáo viên đang giảng dạy trong lớp, Bạn làm

gì để giúp Khánh ổn định trạng thái tâm lý, để tiến bộ hơn trong học tập?

3 Hướng giải quyết

Ngoài giờ học

- Gặp riêng học sinh trao đổi, tìm hiểu và phân tích nguyên nhân “ Cô biết bản thân em không phải là một bạn có học lực kém ở trong lớp Trải qua hai, ba lần kiểm tra trên bảng, mặc dù số điểm của em chưa được tốt, nhưng Cô biết thực tế em còn biết được nhiều hơn như thế Nhưng quan trọng là em chưa thể hiện ra được ra bên ngoài Và Cô còn biết lí do là vì Khánh còn thiếu tự tin hơn so với các bạn.” - Động viên học sinh “ Con người chúng ta có hai trạng thái, một

trạng thái là sống hướng nội tâm, một là sống hướng ngoại tâm Em, có thể là người sống nội tâm nhưng Khánh nên hiểu một điều là bây giờ em đang độ tuổi của học sinh lớp 9, chúng ta đang ở năm cuối cấp và kì thi cuối cấp đang sắp đến rồi nên tuyệt đối mình phải giữ trạng thái học tập bình thường”

- Phân tích nguyên nhân , Khen những mặt tích cực của học sinh và Kết thúc vấn đề “ Cô thấy, đối với bài kiểm tra viết của em rất tốt, nên vấn đề chỉ là em càng hơi thiếu tự tin thôi Nhưng mình là học sinh nam, sau này là người đàn ông trưởng thành, là trụ cột gia đình thì mình cần phải bản lĩnh và tự tin Nên trước mắt mình phải đi học bình thường, học tập chăm chỉ”

+ Thiện chí (có niềm tin vào nhân cách của học sinh)

- Trong tình huống này, Giáo viên đã khéo léo lồng ghép các nguyên tắc

giao tiếp sư phạm, cụ thể là tôn trọng nhân cách học

Trang 11

Lớp: NVSP Trung Học Cơ Sở Tên học viên: Lê Thị Diệu Ái Ngày sinh: 01/10/1997

Tên giảng viên: Trần Hằng Ly

BÀI TẬP TỰ LUẬN

XỬ LÝ TÌNH HUỐNG SƯ PHẠM 1 Tình huống:

- Trong một tiết học, giáo viên có đưa ra câu hỏi để gọi một học sinh trả lời nhưng mà cả lớp không ai giơ tay để trả lời Cô gọi một học sinh bất kỳ lên trả lời nhưng em chỉ đứng lên và không nói gì Em khá lúng túng nhìn giáo viên

- Phân tích tình huống:

Em không trả lời được câu hỏi có thể là do em chưa hiểu câu hỏi, em không nghe được nội dung câu hỏi của giáo viên do chưa tập trung trong giờ học, hoặc do em không biết trả lời

Bài giảng chưa hiệu quả học sinh không hiểu bài, không khí lớp học quá trầm lắng không gây được hứng thú cho người học dẫn đến học sinh mất tập trung

2 Cách xử lý:

- Tôi sẽ nhắc lại câu hỏi một lần nữa và động viên em bình tĩnh hơn để trả lời câu hỏi Nếu em vẫn chưa trả lời được thì tôi sẽ cho em thêm một vài gợi ý hoặc các câu hỏi gợi mở để giúp em trả lời câu hỏi Sau đó em vẫn không trả lời được thì sẽ mời một em khác học tốt hơn giúp em trả lời và khích lệ em nhắc lại câu trả lời

- Sau giờ học có thể nói chuyện riêng nhẹ nhàng với em, hỏi thăm em xem em có gặp khó khăn nào trong học tập và cho em hướng giải quyết cụ thể ví dụ như sẽ để em ngồi gần một bạn học giỏi để bạn đó hỗ trợ kèm thêm cho em Phân tích cho em hiểu việc mất tập trung, không chú ý trong giờ học sẽ kéo theo kết quả học tập không tốt

- Cuối cùng, về phía bản thân tôi tôi sẽ thay đổi một số các hoạt động trong lớp như chơi trò chơi, thi đua giữa các tổ, nhóm, cá nhân để cả lớp thấy hào hứng, tích cực tham gia đóng góp vào bài học cùng với giáo viên Bên cạnh đó tôi luôn việc động viên, khen thưởng những em học sinh nhiệt tình tham gia xây dựng bài học Để lớp học luôn sôi nổi và các em luôn có hứng thú với việc học, tránh sao nhãng, mất tập trung Tôi ý thức được rằng trên cương vị giáo viên tôi phải luôn trau dồi kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ

3 Các nguyên tắc đã sử dụng để giải quyết tình huống

- Tôn trọng nhân cách của học sinh: trong bất kì tình huống nào cũng cần thực hiện nguyên tắc này Tôi không la mắng hay trách phạt học sinh trước cả lớp bởi vì em không trả lời được câu hỏi hay do em không tập trung như vậy sẽ khiến em tổn thương, tự ti em sẽ không dám phát biểu trong những tiết học sau nữa Tôi gặp riêng, nói chuyện nhẹ

nhàng và tìm hiểu nguyên nhân từ nhiều phía rồi mới đưa ra cách giải quyết

- Đồng cảm với học sinh: Tôi đặt mình vào hoàn cảnh của học sinh cũng có đôi lúc tôi cũng mất tập trung trong giờ học dẫn đến không hiểu bài và việc quở trách trước lớp khiến tôi cảm thấy rất xấu hổ, nên tôi đã từng bước gợi mở để giúp em trả lời các câu

hỏi, cho đến khi em có câu trả lời từ sự hỗ trợ của cô và các bạn trong lớp

Trang 12

- Thiện chí: tôi tin rằng em có đủ khả năng để trả lời các câu hỏi ở lớp và luôn sẵn sàng

lắng nghe các khó khăn của em và giúp em đưa ra các giải pháp kịp thời

- Mô phạm trong ứng xử: một lời nói/hành động của giáo viên trong lúc nóng giận, mất bình tĩnh sẽ luôn gây ra tác dụng ngược trong khi ứng xử vớihọc trò Điều này nhắc nhở chúng ta rằng, khi đã đứng lớp với vai trò củamột giáo viên thì chúng ta đang là một NGƯỜI ĐẠI DIỆN (đại diện chophiên bản mô phạm tốt nhất của chính mình, đại diện cho tập thể giáo viên của nhà trường, đại diện cho sự tin tưởng, tín nhiệm của cha mẹ HS để giáo dục các em)

4 Trình bày hiệu quả cách xử lý tình huống

- Trên thực tế có rất nhiều cách ứng xử khác nhau khi đứng trước tình huống đó Nhưng tôi lựa chọn cách xử lí như trên bởi vì một mặt đảm bào các nguyên tắc sư phạm đó là: thể hiện sự tôn trọng trong nhân cách đối với học sinh, đồng cảm, thiện chí trong ứng xử với học sinh và mô phạm trong giao tiếp - ứng xử với học sinh Mặt khác, tôi nghĩ rằng để giáo dục học sinh thì nhân cách của người giáo viên luôn là yếu tố quan trọng nhất của mọi tình huống ứng xử

- Ông Usinxk từng nói “Nhân cách của người thầy là sức mạnh có ảnh hưởng to lớn đối với học sinh, sức mạnh đó không thể thay thế bằng bất kỳ cuốn sách giáo khoa nào, bất kỳ câu chuyện châm ngôn đạo đức, bất kỳ một hệ thống khen thưởng hay trách phạt nào khác.” Bởi vậy nhân cách của giáo viên sẽ là tấm gương tốt nhất, sáng nhất để học sinh của mình noi theo Đây cũng là bài học đầy sâu sắc, giá trị không thua kém những kiến thức mà học sinh được học ở lớp nó sẽ theo chân các em trong suốt chặng đường trưởng thành trở thành người có ích cho xã hội, cho đất nước

Họ và Tên: Mai Thị Lài Ngày sinh: 06/10/1987

XÂY DỰNG 1 TÌNH HUỐNG SƯ PHẠM 1.Tình huống:

Bạn là giáo viên chủ nhiệm của một lớp học và trong lớp có một học sinh học kém, lại thường xuyên đi học muộn, trong các giờ học liên tục nói chuyện riêng, lại không chú ý lắng nghe giáo viên giảng bài và thường ngủ gật Khi bạn đến gặp phụ huynh của học sinh đó để trao đổi về tình hình học tập của em và muốn phối hợp với gia đình của em nhằm đề ra phương án tốt nhất để cái thiện tình trạng học tập của em thì mẹ của em lại xin cho em thôi học với lý do vì bố em mất sớm, nhà lại còn có em nhỏ Nên mẹ của em muốn xin cho em thôi học để giúp đỡ mẹ trong nom em nhỏ, để mẹ em đi kiếm tiền nuôi các con

Câu hỏi được đặt ra: Trong tình huống này thì bạn cần làm gì để giúp đỡ học sinh đó vẫn có thể đi học và vẫn có thể giúp đỡ gia đình được phần nào?

2.Hướng giải quyết:

- Đầu tiên, bạn cần đến gặp phụ huynh học sinh và trao đổi rõ ràng cụ thể về vấn

đề này, nhẹ nhàng động viên mẹ của học sinh hết sức tạo điều kiện cho em để em có thể học tiếp vì chính tương lai của em

Trang 13

Trao đổi với lớp thông qua phong trào vòng tay bè bạn phát động trong lớp để giúp đỡ, hỗ trợ cho em học sinh này

Cần phối hợp với hội phụ huynh của lớp, trường và địa phương để giúp đỡ gia đình em vượt qua khó khăn và quan trọng là để tạo điều kiện cho em có thế tiếp tục đi học vì tương lai của em

-Về phía học sinh: Cần giải thích khuyên răng em vì gia đình khó khăn nên cần phải nghiêm túc học thật tốt, xứng đáng với những gì mà mẹ, thầy cô đã mong đợi, học được cái chữ thì tương lai của em mới được mở rộng, đỡ đần cho mẹ được nhiều hơn về thời gian sau này, hỏi về ước mơ của em rồi giúp em định hướng

3.Nguyên tắc đã sử dụng:

Nguyên tắc đồng cảm với học sinh để xử lý tình huống vì em đã đặt mình vào vị trí của học sinh để hiểu về khó khăn mà học sinh gặp phải Đồng cảm là giáo viên hiểu rằng trước đây ở trọng độ tuổi đó, bản thân mình cũng có sự bồng bột, thiếu chin chắn, sai lầm là có thể hiểu được đồng thời định hướng cho tương lai của học sinh 1 cách tốt nhất

Xây dựng một tình huống sư phạm:

Trong lớp tôi chủ nhiệm có em Thịnh học kém, thường xuyên đi học muộn, trong giờ học không tập trung nghe thầy cô giảng, liên tục nói chuyện riêng hoặc ngủ gật trong lớp Khi tôi gặp phụ huynh của em Thịnh để trao đổi về tình hình học tập của em và mong muốn phối kết hợp với gia đình của em để đưa ra phương án tốt nhất cải thiện tình hình học tập của em Mẹ em Thịnh đưa ra ý kiến xin cho em thôi học với lí do bố em mất sớm, nhà còn em nhỏ Nên mẹ của em Thịnh muốn xin cho em thôi học để giúp đỡ mẹ trông em còn nhỏ, phụ giúp gia đình, để mẹ em có điều kiện đi kiếm tiền nuôi các con

Để giúp em Thịnh vừa có thể đi học vừa có thể giúp đỡ gia đình em Thịnh giảm bớt khó khăn Tôi xin đưa ra cách xử lí như sau:

- Đến thăm gia đình em, gặp mẹ của em Thịnh và trao đổi rõ ràng cụ thể về vấn đề này, động viên mẹ của em hết sức tạo điều kiện cho em có thể tiếp tục theo học vì tương lai của em

- Trao đổi với lớp thông qua phong trào vòng tay bạn bè phát động trong lớp để giúp đỡ, hỗ trợ cho em Thịnh

- Phối hợp với hội phụ huynh của lớp, trường và các tổ chức xã hội ở địa phương nơi em sinh sống để giúp gia đình em vượt qua khó khăn và quan trọng nhất là để tạo điều kiện cho em có thể tiếp tục đến trường vì tương lai của em

Trang 14

- Cần gặp riêng em Thịnh để giải thích, khuyên nhủ, động viên, khích lệ em cần phải cố gắng, nghiêm túc trong học tập, vượt lên những khó khăn để xứng đáng với những gì mẹ và thầy cô mong đợi, học được cái chữ thì tương lai của em mới rộng mở, giúp đỡ cho mẹ nhiều hơn trong tương lai Trò chuyện tìm hiểu về ước mơ của em từ đó giúp em định hướng cũng như động viên em cố gắng để thực hiện ước mơ đó

Trong tình huống trên tôi đã sử dụng nguyên tắc “Đồng cảm trong giao tiếp” để xử lý Vì đồng cảm tạo ra sự gần gũi, thân mật, tạo ra cảm giác an toàn nơi học sinh Đồng cảm là cơ sở hình thành mọi hành vi ứng xử nhân hậu, độ lượng, khoan dung (như người cha, người mẹ có lúc, có nơi như người “bạn lớn” của các em) Ông cha ta từ lâu

đã nói : “Thương người như thể thương thân

Bầu ơi thương lấy bí cùng

Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.”

Đồng cảm là biết đặt mình vào vị trí của học sinh để hiểu hơn khó khăn mà học sinh đang gặp phải

2 Hiểu và đồng cảm: Lắng nghe học sinh để hiểu rõ nguyên nhân sau việc họ ngủ trong lớp Có thể họ cảm thấy mệt mỏi do thiếu ngủ hoặc không tập trung vì các vấn đề cá nhân khác

3 Tạo điều kiện học tập phù hợp: Tạo ra một môi trường học tập tốt hơn bằng cách đảm bảo rằng lớp học thoáng đãng, không quá ồn ào, và không quá nóng Đồng thời cung cấp các phương tiện học tập hấp dẫn để giữ cho học sinh tập trung

4 Hỗ trợ và khuyến khích: Nếu cần, cung cấp hỗ trợ bổ sung cho học sinh để giúp họ quản lý giấc ngủ và tập trung hơn trong lớp Khuyến khích họ tham gia vào các hoạt động học tập và tìm cách giải quyết vấn đề của mình

Nguyên tắc sư phạm được áp dụng bao gồm: lắng nghe và đồng cảm, tạo môi trường học tập phù

hợp, cung cấp hỗ trợ và khuyến khích tính tự chủ của học sinh Sử dụng các nguyên tắc này giúp tạo ra một môi trường học tập tích cực và khuyến khích sự tham gia của học sinh

Họ và tên học viên: Nguyễn Hoàng Giang Năm sinh: 16/03/1998

Lớp: Nghiệp vụ sư phạm, cấp tiểu học

Trang 15

Khóa: K1-2024

Môn: Giao tiếp sư phạm

BÀI KIỂM TRA Câu hỏi:

Xây dựng 1 tình huống sư phạm, đưa ra cách xử lý, giải thích đã sử dụng nguyên tắc nào để xử lý Vì sao?

Trả lời:

- Tình huống: Vào dạy ở một lớp cá biệt, trong ngày đầu tiên, khi giáo viên vừa ngồi ghế thì thấy quần mình bị dính vào ghế vì kẹo cao su Là giáo viên trong tình huống đó thì sẽ xử lý như thế nào?

- Cách xử lý: Giáo viên nên bình tĩnh gỡ quần mình ra khỏi ghế dính kẹo và nói với học sinh với giọng nghiêm nghị, dứt khoát rằng: thầy biết hôm nay bạn nào đã trét kẹo lên ghế của thầy, nhưng thầy sẽ không nêu tên, thầy cũng đã từng là những cô cậu học sinh như chúng ta “ Nhất quỷ nhì ma thứ ba học trò” Các em có rất nhiều trò nghịch ngợm và hiếu động nhưng trong những trò nghịch ngợm đó phải đúng lúc, đúng chỗ, với ai và ở đâu Hãy thể hiện các con là những học sinh có nhận thức và là những người con ngoan, trò giỏi Trò nghịch ngợm hôm nay của lớp thầy sẽ bỏ qua và thầy không muốn các em lặp lại trò này thêm một lần nào nữa

- Nguyên tắc sư phạm được sử dụng: nguyên tắc mẫu mực, tôn trọng và niềm tin trong giao tiếp để xử lý tình huống Vì tuổi của các em là tuổi đang tuổi ăn tuổi học, tâm sinh lý đang có sự thay đổi, trong đó các em bộc lộ những cá tính, nghịch ngợm, Là một người giáo viên, chúng ta nên có những cách cư xử mẫu mực, hành vi cử chỉ chuẩn mực, thái độ và biểu hiện cũng phải phù hợp với các hành vi của các em, ở đây là hành vi nghịch ngợm của các em Thứ hai là tôn trọng các em, học sinh đang hình thành và phát triển nhân cách, nên thầy cô giáo dục các em có nhận thức đúng sai và không tái phạm nữa, dù các em có làm sai cũng nên tôn trọng các em Thứ ba, chúng ta phải có niềm tin, không phải vì các em là lớp cá biệt mà dạy như thế nào cũng được, chúng ta phải có niềm tin là sẽ giáo dục các em từ lớp cá biệt thành một lớp ngoan hơn, từ một lớp không chịu học thành một lớp đoàn kết giúp đỡ nhau học tập tốt hơn

Tình huống: Trong lớp học của mình, giáo viên Nguyễn Anh đang dạy bài về tầm quan trọng của

việc tuân thủ quy tắc an toàn khi thực hiện thí nghiệm hóa học Trong khi đang giảng bài, anh ta phát hiện một số học sinh, trong đó có Minh và Linh, đang tán tỉnh nhau và không chú ý đến bài giảng

Trang 16

Anh nhận ra rằng hành vi này không chỉ làm mất tập trung của Minh và Linh mà còn có thể gây nguy hiểm trong phòng thí nghiệm

Cách xử lý của giáo viên: Thay vì ngắt giảng và phê phán trước lớp, giáo viên Nguyễn Anh quyết

định tiếp cận vấn đề một cách nhân văn và tận tâm Anh ta tiếp cận Minh và Linh sau giờ học để trò chuyện riêng, không công kích và không đánh giá Anh ta bắt đầu bằng việc hỏi về cảm xúc và tình trạng tinh thần của họ trước khi đưa ra nhận định rằng hành vi tán tỉnh không phù hợp trong lớp học Giáo viên Nguyễn Anh nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tập trung vào bài học và an toàn trong phòng thí nghiệm, cùng với sự tôn trọng đối với bản thân và người khác

Anh ta không chỉ đề cập vấn đề một cách trực tiếp mà còn tạo ra một không gian mở để Minh và Linh chia sẻ quan điểm của họ Sau cuộc trò chuyện, Minh và Linh thừa nhận hành vi của mình không phù hợp và cam kết sẽ tập trung vào bài học hơn trong tương lai

Tình huống trên đã sử dụng nguyên tắc: Tôn trọng nhân cách trong giao tiếp

Kết quả: Bằng cách tiếp cận vấn đề một cách nhân văn và tôn trọng, giáo viên Nguyễn Anh không

chỉ giải quyết được vấn đề ngay lập tức mà còn giúp Minh và Linh hiểu được tầm quan trọng của việc tập trung trong học tập và tôn trọng đối với môi trường học đường Điều này tạo ra một môi trường học tập tích cực và an toàn cho tất cả học sinh trong lớp

Vì sao lại dùng nguyên tắc trên để xử lý?

Việc áp dụng các nguyên tắc này giúp tạo ra một môi trường học tập tích cực, tôn trọng và an toàn, khuyến khích sự tham gia và phát triển của tất cả các học sinh

Tốt nhất trong tình huống này chúng ta nên giữ thái độ bình tĩnh, đưa mắt nhìn nhanh cả lớp và dừng lâu hơn ở chỗ em học sinh đó, chờ đợi trong giây lát Nếu em học sinh đó nhận được “tín hiệu” từ ánh mắt của bạn và tự giác đứng lên thì coi như không có chuyện gì

Nhưng trong trường hợp học sinh đó không có sự phản hồi ta nên cho lớp ngồi xuống Sau khi ổn định lớp, bạn đi xuống chỗ em học sinh đó và tìm hiểu nguyên nhân tại sao em không đứng lên chào bạn Nếu trường hợp em đó có lý do chính đáng nào đó, bạn nên thông cảm

Nhưng nếu chỉ không thích, thì chúng ta nên tỏ thái độ nghiêm khắc, nói rõ cho em hiểu đây không phải là vấn đề thích hay không thích mà là thái độ tôn trọng kỷ luật lớp, tôn trọng giáo viên của một học sinh

Trang 17

viên chúng ta cần tìm hiểu nguyên nhân sau đó mới đưa ra cách giải quyết Nếu do nguyên nhân khách quan ta nên thông cảm và nhắc nhở chung cả lớp Nếu do nguyên nhân chue quan cá nhân thì chúng ta nên nghiêm khắc nhắc nhở học sinh tránh sự việc tái diễn, để cả học sinh vi phạm và các học sinh khác trong lớp thấy rằng giáo viên vào lớp, học sinh đứng lên chào và giáo viên chào đáp lại, là một điều hiển nhiên, qua đó thể hiện sự tôn trọng lẫn nhau giữa giáo viên và học sinh

1 Tình huống: Trong giờ dạy, bạn phát hiện ra một học sinh ngủ gật, và có vẻ rất mệt mỏi Trường hợp này bạn xử lý thế nào?

2 Cách xử lý:

Trước hết nên dừng bài giảng, nhẹ nhàng hỏi học sinh để tìm hiểu nguyên nhân + Nếu HS đó đang bị ốm, mệt có thể kiểm tra, trường cần thiết cử HS giúp đỡ đưa xuống phòng y tế đồng thời phân công HS học tốt trong lớp cho bạn mượn vở và hướng dẫn nội dung bài của buổi đó Khi hết tiết báo cho giáo viên chủ nhiệm để GVCN phối hợp gia đình đưa HS về đảm bảo sức khỏe, an toàn

+ Nếu học sinh đó chỉ nói hôm qua em thức khuya, giờ buồn ngủ có thể cho

phép HS ra rửa mặt cho tỉnh táo rồi quay lại lớp học (Trong khi học sinh ra ngoài có thể hỏi thêm các học sinh khác về biểu hiện của HS đó trong giờ học trước và thời gian gần đây để biết thêm tình hình.) Sau khi HS quay lại lớp đó bạn cố gắng

động viên, khích lệ học sinh tiếp tục tập trung vào bài học, và bạn nhanh chóng quay lại bài giảng của mình Trong khi giảng bạn cũng nên để ý thường xuyên đến trạng thái tinh thần của em đó Nếu thấy em vẫn uể oải và mệt mỏi thì cuối giờ bạn nên gặp lại em và tìm cách tâm sự, trao đổi thẳng thắn để tìm cách giải quyết (nếu HS mệt mỏi do áp lực về chính môn học mình đang giảng dạy thì bạn cần tìm cách giải tỏa, giúp đỡ HS như hướng dẫn thêm, cho HS mượn sách tham khảo …)

+ Nếu tìm hiểu biết học sinh đó thường xuyên ngủ gật, mệt mỏi với cả các môn học khác trong một thời gian dài bạn cần báo cho GVCN, phối hợp với gia đình tìm hiểu nguyên nhân Trường hợp nếu học sinh đó nghiện ma túy cần có biện pháp cách ly, xử lý kịp thời

3 Các nguyên tắc đã sử dụng khi xử lý tình huống

- Nguyên tắc tôn trọng: Bạn đã không mắng hay phê bình học sinh trước lớp khi chưa rõ nguyên nhân

Trang 18

- Nguyên tắc đồng cảm: Bạn đã chủ động tạm dừng bài để hỏi thăm, tìm hiểu nguyên nhân, đặt mình vào vị trí học sinh đưa ra cách giải quyết hợp lý

- Nguyên tắc thiện chí: khi học sinh quay lại lớp bạn đã có thái độ tích cực khích lệ, động viên để học sinh cố gắng hoàn thành bài học

Với cách xử lý trên thể hiện bạn là một giáo viên có trách nhiệm biết tôn trọng, đồng cảm và có trách nhiệm với học sinh, với bài giảng của mình

XỬ LÝ TÌNH HUỐNG SƯ PHẠM

Là một giáo viên mới ra trường, tình cờ bạn nghe được 2 học sinh đi trước đang nói chuyện và có ý chê bai bài giảng của bạn còn kém hấp dẫn, chẳng hiểu gì cả Trong tình huống đó, bạn sẽ xử lý như thế nào?

- Cách xử lý tình huống sư phạm trên:

+ Là người giáo viên khi đó trước tiên tôi không phản ứng gì vội mà bình tĩnh chú ý lắng nghe hết câu chuyện xem hai học sinh đó phàn nàn về vấn đề gì của bài giảng Khi biết được thông tin, tôi sẽ xem lại cách dạy của mình cho phù hợp, sẽ tiếp tục học tập chuyên môn, trau dồi kiến thức, tìm hiểu và vận dụng các phương pháp dạy học tích cực để bài giảng hay hơn

+ Và trong buổi học sau đó tôi sẽ dành ra một khoảng thời gian để thẩm định lại thông tin Tôi có thể bắt đầu vấn đề một cách nhẹ nhàng cởi mở: “Như các em biết cô là một giáo viên trẻ, mới ra trường nên kinh nghiệm nghề nghiệp còn chưa nhiều Chính vì vậy cách giảng bài của cô chắc chắn sẽ còn những chỗ chưa sâu sắc, chưa phù hợp và chưa hay Trước hết cô mong các em hiểu và thông cảm cho cô Nhưng điều cô mong muốn hơn đó là các em sẽ góp ý, giúp đỡ cô để cô có thể thay đổi và dạy tốt hơn Nếu các em không cho cô biết thì trước hết người thiệt thòi sẽ là các em Các em hoàn toàn có quyền phát biểu thẳng thắn những suy nghĩ của mình vì mục đích xây dựng, cô cũng sẽ rất cảm ơn và trân trọng những ý kiến đó”

+ Sau đó dừng một lát để học sinh có thời gian để suy nghĩ nghiêm túc về vấn đề này, tôi tiếp tục bằng cách mời các em phát biểu Nhân cơ hội này tôi đã “đánh tiếng” cho hai em học sinh hôm qua đã bàn tán sau lưng tôi là tôi đã biết các em “nói xấu” về mình bằng cách “vô tình” gọi một trong hai lên trình bày ý kiến Kết thúc buổi thảo luận đó, tôi sẽ chốt lại vấn đề và không quên nhắc nhở các em: “Cô rất vui vì hôm nay các em đã nói lên những suy nghĩ của mình Cô hứa sẽ có sự điều chỉnh để phù hợp với các em hơn Cô trò chúng ta cùng phấn đấu để đạt một kết quả tốt đẹp nhất nhé Nhưng cô cũng mong rằng lần sau nếu có vấn đề gì các em hãy cứ trao đổi thẳng thắn với các thầy cô giáo khác, đừng e ngại điều gì cả Đó là quyền lợi chính đáng của các em Tuyệt đối không nên đem những vấn đề đó ra bàn tán, nếu “chẳng may” các thầy cô biết được rất buồn và sẽ nghĩ không hay về các em”

+ Sau cuộc trò chuyện vừa chân tình vừa nghiêm khắc ấy, tôi nghĩ học sinh sẽ có sự yêu mếm và cởi mở với giáo viên hơn không chỉ vì bản lĩnh của một cô giáo trẻ mà còn vì sự cởi mở, tinh thần cầu tiến, không tự ái cá nhân, luôn phấn đấu vì tương lai của học trò

- Nguyên tắc sư phạm được áp dụng:

Trang 19

+ Tôn trọng nhân cách của học sinh vì: Là giáo viên đã biết lắng nghe ý kiến đóng góp của học sinh để hoàn thiện hơn về chuyên môn Và người Giáo viên đã biểu hiện thái độ khích lệ, động viên các em nói hết được suy nghĩa, mong muốn của mình để giúp giáo viên có thể hoàn thiện chuyên môn trình độ tốt hơn

+ Đồng cảm với học sinh Vì: khi xử lý tình huống trên giáo viên đã nhẹ nhàng, cởi mở, bỏ qua tự ái của cá nhân, đặt mình vào vị trí của học sinh để giải quyết tạo ra sự gần gũi, thân mật, với học sinh không phê phán 2 bạn học sinh đã nói xấu mình trước đó và không tạo ra khoảng cách giữa giáo viên và học sinh trong quá trình dạy và học Tình huống sư phạm:

Cô giáo đi đến bên học sinh nhẹ nhàng hỏi: “ Phương Linh em đang làm gì vậy? E đã hoàn thành bài tập cô giao chưa?” Phương Linh giật mình nhìn cô trả lời: Dạ thưa cô em chưa làm ạ

Cách xử lý:

1 Thể hiện sự quan tâm và thấu hiểu:

Cô giáo: Vậy em có thể chia sẻ với cô lý do vì sao em chưa làm bài tập không? 2 Lắng nghe cẩn thận và không phán xét:

Học sinh Phương Linh: Dạ dạ em đang làm việc riêng của em ạ 3 Đưa ra lời khuyên và hướng dẫn cụ thể:

Cô giáo nhẹ nhàng giải thích: ở lứa tuổi của các em có rất nhiều thứ cần khám phá và tìm hiều và học tập chính là chìa khóa giúp các em mở ra rất nhiều những điều kỳ thú và mới lạ Khám phá những điều mới lạ rất thú vị trong bài tập cô giao đi em nhé, còn việc riêng của em hãy giành thời gian khác thích hợp hơn em nhé, Cô mong em sẽ tìm được nhiều điều thú vị trong bài tập cô giao Cô tin tưởng vào em sẽ hoàn thành bài tập của mình

4 Khuyến khích và động viên:

E là người có lực học rất tốt, nếu tập trung hơn cô tin là em sẽ hoàn thành bài sớm nhất lớp đó Hãy cố gắng hoàn thành đầy đủ bài e nhé Nếu em gặp khó khăn gì trong khi làm bài thì em có thể chia sẻ với cô, cô luôn sẵn sàng hỗ trợ em

Giải thích nguyên tắc giao tiếp sư phạm đã sử dụng:

Nguyên tắc tôn trọng: Cô giáo đã thể hiện sự tôn trọng đối với học sinh Phương linh bằng cách lắng nghe cẩn thận lời chia sẻ của em mà không phán xét

Nguyên tắc thấu hiểu: cô giáo đã cố gắng thấu hiểu lý do vì sao Phương Linh không làm bài cô giao và nhẹ nhàng trong xử lý tình huống

BÀI TẬP XỬ LÍ TÌNH HUỐNG SƯ PHẠM

*Tình huống sư phạm: Khi kết quả bài thi Toán của một học sinh trung bình của lớp

tốt đến bất ngờ, GV sẽ nên làm gì trong trường hợp này?

Trang 20

*Hướng giải quyết

- Hôm trả bài cho cả lớp sẽ tuyên dương sự nỗ lực của em học sinh đó và mời em học sinh ấy giải thích bài làm cho cả lớp Có hai trường hợp có thể xảy ra

+ Trường hợp 1: em học sinh đó có thể trình bày được cách mình phân tích và giải bài

dựa trên các công thức tính toán nào

 GV sẽ tuyên dương, động viên sự nỗ lực của em học sinh trước toàn thể lớp vì em ấy đã chứng minh mình học tập rất chăm chỉ để đạt được kết quả tốt

+ Trường hợp 2: em học sinh đó sẽ ngập ngừng, chần chừ không nói ra được cách giải

bài

 GV không nên phê bình em học sinh ấy trước cả lớp, chọn thời gian thích hợp để tìm hiểu và nói chuyện với em học sinh ấy, quan sát thêm biểu hiện của em học sinh trong thời gian sắp tới

*Các nguyên tắc được áp dụng trong tình huống

- Áp dụng nguyên tắc mô phạm trong thái độ và những biểu hện của thái độ phù hợp với các phản ứng hành vi (kể cả hành vi ngôn ngữ) ví dụ trách phạt học sinh thì phải có giọng nói dứt khoát, ánh mắt phải nghiêm nghị cử chỉ rõ ràng Ngược lại nếu khen ngợi lời nói, hành vi nhẹ nhàng hoặc sôi nổi, ánh mắt vui tươi, nét mặt rạng rỡ - Áp dụng nguyên tắc thiện chí trong việc tuyên dương nỗ lực của em học sinh trước toàn thể lớp Thiện chí của giáo viên thể hiện rõ nét nhất trong đánh giá, nhận xét các em khi làm bài Sự công bằng trong cho điểm, nhận xét, đánh giá đúng sẽ khích lệ các em học giỏi vươn lên; em học chưa giỏi cần cố gắng nhiều

- Áp dụng nguyên tắc tôn trọng trong trường hợp em ấy không giải thích được bài làm của mình trước cả lớp, chọn thời điểm để nói chuyện riêng Vì khi nói chuyện riêng học sinh sẽ dễ dàng chia sẽ và nhận lỗi (nếu có), GV cần phải lắng nghe học sinh trình bày, thường các em khó nói, khó diễn đạt, nên gợi ý nhẹ nhàng nếu thấy cần thiết hoặc biểu hiện thái độ khích lệ, động viên các em nói hết được suy nghĩa của mình Đồng thời không phê bình trước lớp để em học sinh không cảm thấy mình xúc phạm đến nhân cách (ngay cả lúc bực tức hoặc các em có sai lầm khuyết điểm trầm trọng)

Câu hỏi: Mỗi học viên xây dựng 1 tình huống sư phạm: Đưa ra cách xử lý

Giải thích đã sử dụng nguyên tắc nào để xử lý? Vì sao?

Giáo viên khuyến khích học sinh lặp lại: "Blue."

Giáo viên khen ngợi học sinh đã mạnh dạn trả lời và động viên em tiếp tục cố gắng Giáo viên có thể tổ chức một trò chơi nhỏ để củng cố kiến thức về màu sắc cho cả lớp

Ngày đăng: 06/05/2024, 14:59

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan