Đánh giá hiệu quả kinh tế của hoạt Động trồng cây thanh trà Đối với hộ gia Đình

92 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
Đánh giá hiệu quả kinh tế của hoạt Động trồng cây thanh trà Đối với hộ gia Đình

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Đánh giá hiệu quả kinh tế của hoạt động trồng cây thanh trà đối với hộ gia đình tại xã Hương Thọ, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HUẾKhoa Khuyến nông và Phát triển nông thôn

BÁO CÁO

TỐT NGHIỆPTÊN ĐỀ TÀI:

Đánh giá hiệu quả kinh tế của hoạt động trồng cây thanh trà đối vớihộ gia đình tại xã Hương Thọ, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế

Sinh viên thực hiện: Lê Văn HiệpLớp: Phát triển nông thôn 49A

Giáo viên hướng dẫn: ThS Đinh Thị Kim OanhBộ môn: Kinh tế nông thôn

Trang 2

NĂM 2019

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HUẾ

Khoa Khuyến nông và Phát triển nông thôn

BÁO CÁO

TỐT NGHIỆPTÊN ĐỀ TÀI:

Đánh giá hiệu quả kinh tế của hoạt động trồng cây thanh trà đối vớihộ gia đình tại xã Hương Thọ, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế

Sinh viên thực hiện: Lê Văn HiệpLớp: Phát triển nông thôn 49A

Thời gian thực hiện: 01/2019 – 04/2019Địa điểm thực hiện: UBND xã Hương ThọGiáo viên hướng dẫn: ThS Đinh Thị Kim OanhBộ môn: Kinh tế nông thôn

Trang 3

NĂM 2019

Trang 4

Lời Cảm Ơn

Thực tập cuối khóa là một hoạt động thiết thực giúp sinh viên vận dụng nhữngkiến thức đã học để ứng dụng vào thực tiễn cuộc sống Với những kế hoạch cụ thể và khoahọc, Trường Đại Học Nông Lâm Huế đã tạo điều kiện cho sinh viên được làm quen vớicác công việc tại các đơn vị, tổ chức trên khắp mọi miền đất nước Việt Nam Đó sẽ là cơhội lớn cho sinh viên cuối khóa chúng em được học hỏi, trau dồi kiến thức và nhanh chóngthích ứng với công việc sau này.

Để hoàn thành báo cáo tốt nghiệp em nhận được sự giúp đỡ của những cơquan, đơn vị, tổ chức và các nhân Nhân dịp này em xin chân thành cảm ơn về sựgiúp đỡ quý báu đó

Em xin gửi lời cảm ơn tới toàn thể các thầy, cô giáo Khoa Khuyến nông- Pháttriển nông thôn đã tận tình giảng dạy và tích lũy cho em nhiều kiến thức bổ ích làmhành trang mang theo trên con đường lập nghiệp sau này Đặc biệt em xin gửi lờicảm ơn sâu sắc đến cô giáo Đinh Thị Kim Oanh đã trực tiếp hướng dẫn em, giúp đỡem về mặt kiến thức, động viên về mặt tinh thần và tạo những điều kiện tốt nhất choem hoàn thành báo cáo tốt nghiệp.

Em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến các cô, các chú cán bộ vàban lãnh đạo cùng bà con nông dân xã Hương Thọ đã nhiệt tình giúp đỡ, chỉ bảo choem nhiều kinh nghiệm quý báu và hỗ trợ những thông tin cần thiết giúp cho bài viếtcủa em được hoàn thiện hơn.

Cuối cùng em xin dành lời cảm ơn đến gia đình và bạn bè đã luôn ở bên cổvũ tinh thần và ủng hộ em trong suốt thời gian qua.

Với sự nổ lực của bản thân, sự quan tâm giúp đỡ của mọi người, em đã hoànthành bài báo cáo tốt nghiệp của mình Tuy nhiên, do còn nhiều hạn chế về mặt kiếnthức và kĩ năng nên nội dung của đề tài không tránh khỏi những sai sót, khiếmkhuyết, kính mong nhận được sự giúp đỡ, góp ý, chỉ dẫn của thầy cô và các bạn để đềtài được hoàn thiện hơn.

Xin chân thành cảm ơn!

Huế, tháng 5 năm 2019Sinh viên

Lê Văn Hiệp

Trang 5

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 5.1: Tình hình sử dụng đất tại xã Hương Thọ 28

Bảng 5.2: Tình hình dân số và lao đông xã Hương Thọ 29

Bảng 5.3: Cơ cấu thu nhập 2018 30

Bảng 5.4: Diện tích thanh trà xã Hương Thọ qua các năm 32

Bảng 5.5: Đặc điểm cơ bản của các hộ điều tra 33

Bảng 5.6: Diện tích đất bình quân của các hộ điều tra 33

Bảng 5.7: Bảng phân tích chi phí sản xuất thanh trà ở giai đoạn thời kỳ kiếnthiết 35

Bảng 5.8: Chi phí sản xuất thời kỳ kinh doanh ở các giai đoạn được thể hiện 37

Bảng 5.9: Lãi thuần Thanh trà của một sào qua các năm 41

Bảng 5.10: Phân tích kết quả sản xuất kinh doanh cam theo phương pháp tínhNPV 43

Bảng 5.11: Tỷ lệ hoàn vốn nội bộ của cây thanh trà 45

Bảng 5.12: Thị trường tiêu thụ Thanh trà của các hộ điều tra 47

Bảng 5.13: Những khó khăn gặp phải trong quá trình trồng thanh trà 48

Bảng 5.14: Ảnh hưởng của tuổi cây Thanh trà đến kết quả và hiệu quả sản xuấtThanh trà 50

Trang 6

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 5.1: Biểu đồ thể hiện diện tíchđất bình quân của các hộ điều tra 34Biểu đồ 5.2: Doanh thu, tổng chi phí và lợi nhuận của hoạt động trồng thanh trà .41

Trang 7

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

KT- XH Kinh tế xã hộiUBND Ủy ban nhân dânHQKT Hiệu quả kinh tế

CNH-HĐH Công nghiệp hóa-hiện đại hóaTSCĐ Tài sản cố định

NN-PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thônSXNN Ủy ban nhân dân

BVTV Bảo vệ thực vậtCPSX Chi phí sản xuất

Trang 8

MỤC LỤC

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1

PHẦN II: MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 3

PHẦN III: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 4

3.1 Cơ sở lý luận 4

3.1.1 Nguồn gốc, đặc điểm, giá trị kinh tế cây thanh trà 4

3.1.2 Lí luận về hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất thanh trà 11

3.2 Cơ sở thực tiễn 19

3.2.1 Tình hình sản xuất thanh trà trong nước 19

3.2.2 Tình hình sản xuất thanh trà ở Huế 20

3.3 Các nghiên cứu liên quan 20

PHẦN IV: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 24

4.1 Điểm nghiên cứu: xã Hương Thọ, TX.Hương Trà, TT.Huế 24

4.2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 24

4.3 Nội dung nghiên cứu 24

4.3.1 Điều kiện tự nhiên, KT-XH của vùng nghiên cứu 24

4.4 Phương pháp thu thập thông tin 25

4.4.1 Thu thập thông tin thứ cấp 25

4.4.2 Thu thập thông tin sơ cấp 25

PHẦN V KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU: 26

5.1 Đặc điểm về điều kiện tự nhiên, KT-XH của xã Hương Thọ, TX HươngTrà 26

5.1.1 Điều kiện tự nhiên 26

Trang 9

5.1.2 Tài nguyên 28

5.1.3 Điều kiện về kinh tế - xã hội 29

5.1.4 Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên xã Hương Thọ 30

5.2 Thực trạng trồng thanh trà tại xã Hương Thọ 31

5.3 Đánh giá hiệu quả kinh tế từ hoạt động trồng thanh trà của các nông hộ tạixã Hương Thọ 32

5.3.1 Đặc điểm cơ bản của các hộ điều tra 32

5.3.2 Chi phí sản xuất 34

5.3.3 Kết quả sản xuất 39

5.3.4 Đánh giá hiệu quả kinh tế của cây thanh trà đối với kinh tế hộ 46

5.3.5 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động sx thanh trà của hộ 46

5.4 Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển sản xuất Thanh trà trênđịa bàn xã 51

5.4.1 Giải pháp chung cho địa phương 51

5.4.2 Giải pháp về quy hoạch và mở rộng vùng sản xuất thanh trà 52

5.4.3 Giải pháp về giống và vật tư 53

5.4.4 Giải pháp về chống úng và chống hạn 53

5.4.5 Giải pháp về kỹ thuật 54

5.4.6 Giải pháp về thu hoạch và bảo quả 54

5.4.7 Giải pháp về thương hiệu và thị trường tiêu thụ 54

PHẦN VI KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 56

6.1 Kết luận 56

6.2 Kiến nghị 58

TÀI LIỆU THAM KHẢO 61

PHẦN VII: PHỤ LỤC 62

Trang 10

Giới thiệu đề tài:

HươngThọ là xã có vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên xã hội phù hợp để pháttriển cây ăn quả theo nhiều hướng khác nhau Đặc biệt xã Hương Thọ nằm trênlưu vực sông Hương nên hằng năm được bồi đắp một lượng phù sa lớn Chínhquyền địa phương nhận thấy đặc sản thanh trà là loại cây kinh tế mũi nhọn trongchiến lược phát triển kinh tế của địa phương Cây Thanh trà đã góp phần tạocông ăn việc làm cho người lao động, sử dụng hợp lý và hiệu quả vùng đất phùsa, đem lại thu nhập cao cho người dân, đồng thời tạo đà cho phát triển xã hội tạiđịa phương Xuất phát từ thực tế đó tôi thực hiện đề tài: “Đánh giá hiệu quả kinhtế của hoạt động trồng cây thanh trà đối với hộ gia đình tại xã Hương Thọ,TX.Hương Trà, Tỉnh Thừa Thiên Huế”

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

- Tìm hiểu về tình hình trồng thanh trà trên địa bàn xã Hương Thọ,TX.Hương Trà, Thừa Thiên Huế.

- Đánh giá hiệu quả từ hoạt động trồng thanh trà của các nông hộ tại xãHương Thọ, TX.Hương Trà, Thừa Thiên Huế.

- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển sản xuất bưởi thanhtrà trên địa bàn xã Hương Thọ, TX.Hương Trà, Thừa Thiên Huế.

Nội dung nghiên cứu:

- Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của vùng nghiên cứu- Tình hình hoạt động sản xuất thanh trà trên địa bàn

- Đánh giá hiệu quả từ hoạt động trồng thanh trà của các nông hộ

- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển sản xuất bưởi thanh trà

Phương pháp nghiên cứu: tiến hành thu thập thông tin thứ cấp từ các

phòng ban của xã, phỏng vấn 30 hộ trồng thanh trà có chủ đích tùy theo độ tuổi

Trang 11

của vườn thanh trà tại xã Hương Thọ và thời gian được chọn làm mốc là năm2018 và phỏng vấn sâu các cán bộ nông nghiệp xã, cán bộ địa chính, phó chủtịch xã.

Kết quả chính của nghiên cứu cho thấy:

- Hiệu quả kinh tế mà cây Thanh trà mang lại khá cao, cao hơn so với cácloại cây khác trên đất này, tuy nhiên vẫn thấp hơn tiềm năng vốn có

- Bên cạnh đó việc đầu tư chi phí cho sản xuất Thanh trà của các hộ cònít, các hộ chủ yếu tận dụng về giống, công lao động gia đình để giảm chi phítăng hiệu qua kinh doanh Người sản xuất chỉ chú trọng đầu tư ở thời kỳ kinhdoanh còn thời kỳ kiến thiết cơ bản rất quan trọng thì họ lại ít quan tâm

- Do đặc điểm của cây Thanh trà là loại cây “đỏng đảnh”, rất khó trồngnên các hộ ngại khó khăn trong việc chăm sóc và đã không mạnh dạng đầu tưchăm sóc những cây Thanh trà thuần chủng mà chuyển sang trồng cây Thanh tràđược ghép giống trên gốc bưởi, tuy cây này có sức sống mạnh hơn nhưng chấtlượng quả không được ngon như Thanh trà thuần túy Tuy nhiên một số trườnghợp thực tế cho thấy nếu người dân biết chăm sóc cây Thanh trà đúng kỹ thuật,quan tâm nhiều đến công tác giống, đồng thời kết hợp với các hoạt động du lịchđể bán sản phẩm đến tận tay người tiêu dùng, bỏ qua được nhiều khâu trung giantrong tiêu thụ sản phẩm thì việc sản xuất Thanh trà thuần chủng sẽ mang lại kếtquả và hiệu quả kinh tế rất cao

Đề xuất:

Đối với chính quyền địa phương:

- Tăng cường đẩy mạnh công tác khuyến nông, đào tạo kỹ thuật, thâmcanh cây ăn quả.

- Viện cây giống cũng như các sở, phòng nông nghiệp cần tích cựcnghiên cứu thực nghiệm để có thể giúp nông dân có thể nhân ra được những câygiống Thanh trà thuần chủng chất lượng tốt, có sức sống mạnh và có thể khángđược sâu bệnh để bà con có thể yên tâm sản xuất

- Bên cạnh đó các ban ngành có chức năng cần nghiên cứu để tìm ranhững loại thuốc BVTV tốt, phòng trừ sâu bệnh hữu hiệu trên cây Thanh trà.

- Tăng cường đầu tư cho công tác xây dựng, phát triển hệ thống thịtrường tiêu thụ các sản phẩm từ quả Có chính sách khuyến khích mở rộng thịtrường tiêu thụ các sản phẩm từ quả Thanh trà, đồng thời khuyến khích các tổ

Trang 12

chức chế biến Thanh trà, hỗ trợ địa phương, doanh nghiệp tiếp tục phát huythương hiệu Thanh trà Trẹm.

- Mỗi người dân cần có một kho bảo quản quả Thanh trà sau thu hoạch đểcó thể bán được với giá cao hơn.

- Chủ động liên hệ với các cán bộ khuyến nông khi vườn của mình bịnhiễm sâu bệnh để có biện pháp phòng trừ hữu hiệu

- Cần có ý thức và trách nhiệm trong việc bảo tồn và phát huy những giátrị đặc sản truyền thống.

Giáo viên hướng dẫn

Đinh Thị Kim oanh

Sinh viên thực hiện

Lê Văn Hiệp

Trang 13

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ

Hiện nay, cây ăn quả đóng vai trò quan trọng trong nền nông nghiệp củanhiều nước trên thế giới Cây ăn quả không chỉ làm tăng giá trị của ngành nôngnghiệp mà còn kéo theo sự phát triển của các ngành liên quan khác Việt nam làmột trong những nước có lợi thế trong việc phát triển cây ăn quả, một số loại tráicây rất nổi tiếng có giá trị kinh tế cao lại tốt cho sức khỏe, được sản xuất theotiêu chuẩn quốc tế hiện đang có xu hướng xuất khẩu như bưởi năm roi, thanhlong, vãi thiều, Trong các loại cây nhiệt đới có giá trị ở Việt Nam không thểkhông nhắc đến cây bưởi thanh trà, bưởi thanh trà là một loại cây đặc sản quýđược trồng từ Bắc vào Nam Ở nước ta đã hình thành những vùng trồng bưởithanh trà nổi tiếng như Đoan Hùng( Phú Thọ, bưởi thanh trà ( thừa thiên Huế),bưởi biên hòa ( Đồng Nai), bưởi Năm Roi ( Vĩnh Long),

Cây Thanh trà là loại đặc sản của Thừa Thiên Huế, tồn tại và pháttriển lâu đời, không những là biểu hiện của nền ẩm thực đất cố đô Huế mà còngóp phần tạo thu nhập nâng cao đời sống cho một bộ phận dân cư Thanh tràthuộc họ bưởi nhưng đặc biệt chỉ trồng được ở Thừa Thiên Huế Và ngay trênvùng đất này, cũng chỉ có một số xã ven bờ sông Hương mới trồng thành cônggiống cây trái “quý phái khó tính” này như Thủy Biều, Hương Trà, Hương Long.

Đến nay, toàn tỉnh Thừa Thiên Huế phát triển diện tích trồng cây thanh tràlên khoảng 1.114ha, tập trung nhiều tại các vùng đất phù sa bồi dọc theo sôngHương, sông Bồ, sông Ô Lâu Riêng phường Thủy Biều, thành phố Huế có140/157 ha thanh trà đã cho thu hoạch, năm 2017 thu hoạch đạt sản lượng 900tấn; doanh thu đạt 27 tỷ đồng; bình quân mỗi ha cho thu nhập 200 triệu đồng.Ngoài ra các huyện, thị xã có diện tích trồng thanh trà lớn như: Hương Trà(481ha); Phong Điền (258ha); Quảng Điền (50ha), Phú Lộc (60ha) và thị xãHương Thủy (105ha).Trong những năm qua, bưởi thanh trà đã trở thành cây xóađói giảm nghèo của hàng nghìn hộ nông dân ở thừa thiên Huế Huế là địaphương đã có nhiều thành công trong việc đầu tư và quảng bá thương hiệu câythanh trà Đây là loại trái cây đầu tiên ở Thừa Thiên Huế được Cục Sỡ hữu trítuệ cấp giấy chúng nhận thương hiệu sản phẩm.

HươngThọ là xã có vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên xã hội phù hợp để pháttriển cây ăn quả theo nhiều hướng khác nhau Đặc biệt xã Hương Thọ nằm trênlưu vực sông Hương nên hằng năm được bồi đắp một lượng phù sa lớn Chínhquyền địa phương nhận thấy đặc sản thanh trà là loại cây kinh tế mũi nhọn trong

Trang 14

chiến lược phát triển kinh tế của địa phương Cây Thanh trà đã góp phần tạocông ăn việc làm cho người lao động, sử dụng hợp lý và hiệu quả vùng đất phùsa, đem lại thu nhập cao cho người dân, đồng thời tạo đà cho phát triển xã hội tạiđịa phương Năm 2010 diện tích thanh trà thanh trà trên địa bàn xã chỉ có58.7ha, nhưng đến nay diện tích thanh trà trên tòa xã đã lên đến 79.4ha.

Tuy hoạt động trồng thanh trà vẫn còn gặp nhiều khó khăn như: nhữngloại sâu bệnh gây hại, những vấn đề về thâm canh, như việc đầu tư phân bónhữu cơ, những kỹ thuật bón phân vô cơ qua các thời kỳ sai quả, hạn chế rụnghoa quả, công tác chăm sóc, kỹ thuật trồng còn hạn chế, củng như thị trườngtiêu thụ vẫn còn hạn chế, sản phẩm bán ra nhỏ lẻ nên thương lái ép giá,

Vậy trên cơ sở đó, em đã lựa chọn đề tài: “Đánh giá hiệu quả kinh tế củahoạt động trồng cây thanh trà đối với hộ gia đình tại xã Hương Thọ, TX.HươngTrà, Tỉnh Thừa Thiên Huế”

Trang 15

PHẦN II: MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

1 Tìm hiểu về tình hình trồng thanh trà trên địa bàn xã Hương Thọ,TX.Hương Trà, Thừa Thiên Huế.

2 Đánh giá hiệu quả từ hoạt động trồng thanh trà của các nông hộ tại xãHương Thọ, TX.Hương Trà, Thừa Thiên Huế.

3 Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển sản xuất bưởi thanhtrà trên địa bàn xã Hương Thọ, TX.Hương Trà, Thừa Thiên Huế.

Trang 16

PHẦN III: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

b Đặc điểm

*Đặc điểm sinh học của cây Thanh trà

Cây Thanh trà có tên khoa học là Citrus Grandis Osbesk, thuộc họ camquýt( Ruteceae), bộ Rutales.Cây Thanh trà có đặc điểm sinh học và đặc trưng sau:

Chiều cao cây: cây Thanh trà từ 4 đến 5 tuổi có chiều cao trung bình2.46m, cây từ 6-10 tuổi cao 4.66m, cây từ 11-15 tuổi cao khoảng 5.95m, từ 15-20 tuổi cao khoảng 6.44m và cây trên 20 tuổi cao khoảng 6.86m.

- Rễ: Cây Thanh trà trồng bằng hạt có một rễ cái và nhiều rễ nhánh, rễ cóthể mọc sâu 4m trong điều kiện đất tơi xốp và sự thoát hơi nước tốt Nếu trồngThanh trà bằng cách chiết hoặc dâm cành thì chỉ có rễ chùm, không có rễ cọc, sựphát triển của rễ thường xen kẽ với sự phát triển của thân cành trên mặt đất, cónghĩa là khi rễ hoạt động mạnh thì thân cành hoạt động yếu.

-Thân cành: Cây Thanh trà thuộc loại thân gỗ cao to trong một năm có thểcho 3-4 đợt cành.

+ Cành cho trái: cành mang trái thường ra trong mùa xuân, cành dài vàmau tròn, cành cho trái thường mọc từ cành mẹ.

Trang 17

+ Cành mẹ: là cành tạo ra những cành cho trái thường phát triển trongmùa hè và mùa thu.

+ Cành dinh dưỡng chỉ chung tất cả các cành trong giai đoạn chưa cho tráithường mọc ở các mùa trong năm.

+ Cành vượt: là cành dinh dưỡng mọc thẳng lên trong tán cây từ nhữngcành chính trong thân cây này, nên cắt bỏ những cành này vì lâu cho quả.

- Đường kính tán cây: nhóm 4 -5 tuổi đường kính tán cây trung bình 2.29cm Nhóm tuổi từ 6- 10 cm có đường kính tán là 4.35cm Với nhóm tuổi từ 11-15cm đường kính là 5.65 cm và nhóm tuổi từ 16- 20, trên 20 đường kính tán lầnlượt là 6.25cm và 6.73 cm.

- Hoa: màu trắng, có mùi thơm hấp dẫn, là loại hoa lưỡng tính, hoa mọcđồng thời với cành vào mùa xuân hoặc những cành mẹ vào năm trước Hoa mọcthành từng chùm hoặc mọc đơn có 5 cánh Hoa nở vào tháng 1 và tháng 2 trongnăm có một số hoa trái vụ, có đậu quả nhưng tỷ lệ rất thấp.

- Quả Thanh trà có dạng hình quả lê, trọng lượng từ 500- 1000 g, kíchthước từ 12-17cm, vỏ nhẵn, khi chín có màu vàng sáng, số quả trung bình trêncây là 80-200 quả, có cây đạt từ 400- 500 quả, mỗi quả có 13- 14 múi, tép mọngnước nhưng khô nên bóc không dính tay, quả chín có vị ngọt và chua nhẹ.Tỷ lệ thành phần ăn được từ 50-60% Quả chín thu hoạch vào tháng 8 đếncuối tháng 9, thu hoạch trái vụ so với bưởi khác ở miền bắc và miền nam, đây làmột lợi thế cạnh tranh của cây bưởi Thanh trà - Hạt: Đơn phôi có màu trắng,kích thước hạt 1,5 x 0,8 cm Số hạt trên quả thường là 20 –100 hạt Công táctuyển chọn, quả ít hạt là tiêu chuẩn để chọn dòng.

Có thể khẳng định rằng Thanh trà là một loại đặc sản đặc hữu của ThừaThiên Huế, có khả năng thích nghi tốt, phát triển lâu bền và mang lại hiệu quảkinh tế cao Do đó, việc đầu tư phát triển kinh tế là rất cần thiết.

*Nhu cầu sinh thái

- Nhiệt độ: cây Thanh trà có thể trồng và phát triển trong nhiệt độ từ 30

13-nhiệt độ thích hợp nhất là từ 23-29

- Ánh sáng: Thanh trà là cây ưa sáng

- Lượng mưa: cây Thanh trà cần lượng mưa hàng năm là 3000mm/năm,nếu trong điều kiện ngập úng kéo dài (5-7 ngày) thì rể cây sẽ bị thối, vàng lá vàcây sẽ chết.

Trang 18

- Đất đai:đất đai phù hợp cho cây Thanh trà sinh trưởng phát triển tốt làđất phù sa được bồi tụ, thành phần cơ giới thịt nhẹ, thoát hơi nước tốt thoángkhí, tầng đất canh tác trên 1m, độ PH thích hợp nhất là 6-6,5.

* Kĩ thuật canh tác

- Nhân giống: có hai phương pháp nhân giống chính là:

+ Nhân giống hữu tính: Bằng hạt( chỉ sử dụng làm gốc ghép hoặc công táclai tạo).

+ Nhân giống vô tính: Đối với thanh trà chiết ghép có hai phương phápđược sử dụng rộng rãi bởi vì có nhiều ưu điểm.

- Trồng và chăm sóc:

+ Thời vụ: Tốt nhất là trồng sau Đông chí ( 22 tháng 12 Âm lịch)

+ Khoảng cách và mật độ: khoảng 6x7(m) hoặc 7x7(m); mật độ 204-238cây/ha.

+ Chuẩn bị đất trồng:

Đào hố trước khi trồng 4 đến 5 tháng; kích cỡ 60x60x60(cm); bón 50-100kgphân chuồng + 1-1,5kg phân lân nung chảy/ hố, trộn đều với đất cho đầy hố.Khi đào hố nên để tầng đất mặt sang một bên, khi lấn hố cho tầng đất mặtxuống trước Hố đào càng sớm càng tốt, nên đào trước mùa mưa.

Trên chân đất thường xuyên bị ngập úng đắp mô cao từ 30-60cm so vớimặt đất, đường kính khoảng 1m để thoát nước tốt, tránh cho cây khỏi bị úngtrong mùa mưa Khi cây càng lớn thì đắp mô càng rộng theo tán cây,

+ Cách trồng: đào hố nhỏ vừa đặt bầu cây, xé bầu đặt cây xuống, cắm cọc,giữ chặt cây con, lắp đất chặt bầu, sau khi trồng nên tưới cho ướt đẫm, dùng rơmrạ hoặc cỏ khô tủ xung quanh gốc.

+ Tưới tiêu, làm cỏ: nên tưới nước đủ cho Thanh trà vào mùa nắng và tiêunước vào mùa mưa, làm cỏ xung quanh tán cây kết hợp với bón phân.

+ Bón phân: Tuỳ tình trạng sinh trưởng và phát triển của cây, độ phì củađất để bón phân Lượng phân bón cho 1 gốc Thanh trà/ 1năm như sau:

Trang 19

Năm Số lượng bón

1-4 nămtrước khi thu

0,5-2.5 kg Urê + 1,5-2,5 kg lân nung chảy + 0.4-0.8 kg kali +80-100 kg phân chuồng.

Bón 4 lần trong năm:

-Lần 1: trước khi cây ra hoa một tháng(tháng 1 dương lịch)-Lần 2: sau khi đậu trái 6-8 tuần bón 1/3 + 1/2 kali-Lần 3: trước khi cho thu hoạch một tháng: 1/2 kali còn lại-lần 4: Sau khi thu hoạch trái, bón toàn bộ phân lân, toàn bộ

phân Chuồng +1/3 lượng đạm.

+ Thời kỳ kinh doanh: bón từ 1-2.5kg urê + 1.5-2.5kg lân + 0.4-0.8kgkali, 80-100kg phân chuồng.

Bón theo các giai đoạn:

Trước khi cây ra hoa 1 tháng: 20% đạm + 50% lân + 30% kali.Sau khi đậu trái từ 6 đến 8 tuần: 50% đạm, 25%lân, 50% kali.Trước khi thu hoạch 1 tháng: 20% kali còn lại.

Sau khi thu hoạch 1 tháng: 30% đạm + 25% lân + toàn bộ phân chuồng.+ Phòng trừ sâu bệnh: Trên cây Thanh trà có rất nhiều loại sâu bệnh hại câygây ảnh hưởng xấu đến năng suất và phẩm chất quả sau này Tuỳ từng loại sâubệnh mà có các cách phòng trừ riêng, hạn chế sử dụng các biện pháp hoá học.

* Thu hoạch và bảo quản

- Thu hoạch:

Sau khi trồng 4- 5 năm cây bắt đầu cho thu hoạch những quả Thanh tràđầu tiên, khi vỏ ngoài của quả chuyển từ màu xanh sang màu vàng xanh,vỏ tráiláng bóng thì thu hoạch Thời gian hái tốt nhất là từ 8 giờ sáng đến 3 giờ chiều,nên hái vào những ngày khô ráo, không nên làm xây xát quả, dùng kéo để cắtcuống và tốt nhất là xử lý vết cắt bằng thuốc bảo vệ thực vật hoặc vôi.

Trang 20

c Giá trị kinh tế

Thanh trà là loại cây có giá trị kinh tế cao, thời gian kiến thiết cơ bản từ 5 năm sẽ cho quả bói, sang năm thứ 6 sẽ cho quả đại trà tuổi thọ tối thiểu là 30năm và tối đa là 40 năm Năm cho quả đầu tiên trung bình khoảng 30 quả/cây,các năm tiếp theo cho năng suất 2 đến 3 lần, giá mỗi quả thanh trà trên thịtrường khoảng 10 – 12 nghìn đồng, có khi lên đến 15 – 20 nghìn đồng Mỗi hacho thu nhập khoảng 200-300 triệu đồng.

4-Thanh trà là đặc sản quý có giá trị dinh dưỡng cao Thành phần hóa họccủa thanh trà Huế gồm H2O: 90%, vitamin C: 40 – 52mg/100g, chất xơ: 0.4%,axit hữu cơ: từ 0,5 đến 0,6%, protein là 0,7%, và các vitamin A, B1, B2, PP, cung một số ion khoáng như canxi, photpho, sắt, là các chất cần thiết đối vớisức khỏe con người.

Thanh trà còn là nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến thực phẩmvà chế biến nhiều mặt hàng có giá trị như nước ép, mứt, chè, men, gần đây cómón gỏi thanh trà, cơm thanh trà, thanh trà trộn mực khô là những món ăn địaphương rất ngon và có giá trị dinh dưỡng cao.

d Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển cây thanh trà

Khi đánh giá hiệu quả kinh tế của một quá trình sản xuất, cần phải thấy rõtác động của các yếu tố bên ngoài đến kết quả đạt được Từ đó thấy được nhữngđiều kiện thuận lợi để tiếp tục phát huy, đồng thời phát hiện được những khókhăn, hạn chế để có kế hoạch điều chỉnh kịp thời và hạn chế tối đa những ảnhhưởng bất lợi đến quá trình sản xuất đó Sự phát triển của quá trình sản xuấtThanh trà thường chịu ảnh hưởng của các nhân tố sau:

*Các nhân tố tự nhiên

Các nhân tố tự nhiên có ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất và sản lượngcủa thanh trà Thời tiết khí hậu thuận lợi sẽ đẩy nhanh quá trình sinh trưởng và

Trang 21

phát triển cây thanh trà, ngược lại nếu thời tiết không thuận lợi thì cây không thểphát triển tốt, sự ra hoa và kết trái không thuận lợi làm giảm năng suất và sảnlượng Thanh trà sau này Thanh trà là cây ưa sáng và thích hợp vơi nhiệt độ từ23-29oC.

Do đó nếu nhiệt độ xuống thấp và thiếu ánh sáng thì cây sẽ ra hoa muộn,ít, dễ rụng, khó đậu quả, khi đó hiệu quả thu được không cao Cây thanh trà làcây lâu năm nên rủi ro rất lớn do bão, lụt có thể gây đổ cây hoặc ngập úng trêndiện rộng, dễ gây thối rễ ảnh hưởng đến kết quả của quá trình sản xuất Vì vậycần có những biện pháp nhằm giảm bớt ảnh hưởng của mưa bão như có chế độthoát nước về mùa mưa hay nâng đất, chống sào cho cây

Về đất đai, yếu tố đất đai đã làm nên sự khác biệt của bưởi thanh trà vớicác loại bưởi khác, làm thành đặc sản bưởi Thanh trà Huế Nếu lấy giống bưởiThanh trà chính gốc về trồng ở một địa phương khác thì chất lượng quả khôngđược bằng Thanh trà gốc Bưởi Thanh trà cho chất lượng tốt và năng suất caonếu được trồng trên loại đất phù sa phù hợp nhất việc lựa chọn đất trồng chophù hợp sẽ quyết định năng suất và sản lượng Thanh trà Nếu trồng trên đấtkhông phù hợp thì cây Thanh trà sẽ còi cọc, sau này sẽ cho sản lượng và chấtlượng quả thấp.

*Các nhân tố xã hội

- Lao động: Như ta đã biết, lao động là một trong những yếu tố quyết

định đến năng suất của cây trồng Đặc biệt đối với Thanh trà đòi hỏi có sự chămsóc cẩn thận và tỉ mỉ, vì vậy lực lượng lao động phải được đào tạo những kỹthuật cơ bản về cách trồng, cách chăm sóc và thu hoạch Thanh trà mới có thể tạora trái Thanh trà chất lượng cao, đồng đều.

Trong sản xuất Thanh trà lực lượng lao động tập trung chủ yếu vào thời giancây sắp ra hoa, kết quả và thu hoạch quả Vì trong thời gian này cây rất cần nước,tỉa cành cắt bớt hoa, trái và hái trái nên đây là thời gian tốn nhiều công lao động.

- Vốn và tư liệu sản xuất:

Đây là hai yếu tố quan trọng hàng đầu trong mọi hoạt động sản xuất Vốnlà điều kiện cơ bản đầu tiên cần có để tiến hành hoạt động sản xuất, nếu khôngcó vốn thì quá trình sản xuất sẽ bị ngưng trệ, khó tiến hành được Phát triển câyThanh trà yêu cầu vốn đầu tư tương đối cao về vật tư nông nghiệp vì thời kỳkiến thiết cơ bản tương đối dài nên hầu hết các hộ trồng Thanh trà đều khôngchủ động được vốn và thường phải vay mượn nhiều nơi Các tư liệu sản xuất

Trang 22

khác như giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật quyết định đến năng suất vàchất lượng quả Thanh trà.

- Thị trường, giá cả:

Thị trường và giá cả là hai yếu tố tác động trực tiếp đến ý thức sản xuấtcủa người dân Những biến động về giá của Thanh trà trên thị trường sẽ ảnhhưởng đến tâm lí của các hộ sản xuất Nếu giá cao sẽ kích thích việc đầu tư mởrộng sản xuất, ngược lại giá thấp sẽ kìm hãm việc đầu tư cho sản xuất.Thanh trà nếu được bảo quản theo cách truyền thống thì sẽ giữ được mộttháng, còn bảo quản bằng phương pháp màng chống thấm BQE- 1 thì kéo dàithời gian bảo quản tươi mà vẫn đảm bảo các chỉ tiêu chất lượng của quả.Vì vậyngười trồng Thanh trà phải chủ động trong khâu tiêu thụ để giữ được hương vịđặc trưng của Thanh trà Hiện nay, thị trường tiêu thụ Thanh trà ngày càng đượcmở rộng không chỉ trong tỉnh nhà mà còn trong nước như Đà Nẵng, QuảngBình, Quảng Trị , và cả thị trường nước khác như Lào, Thái Lan

- Cơ chế chính sách của nhà nước:

Các chính sách của nhà nước cũng ảnh hưởng lớn đến quyết định sản xuấtcủa người dân.

+ Chính sách đất đai: Gần đây dự án về quy hoạch phát triển cây ăn quảxã Hương Thọ năm 2010-2015 đã góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng và chútrọng phát triển cây Thanh trà để trở thành cây trồng chủ lực trên đất HươngThọ, đồng thời quy hoạch vườn bảo tồn gen cây đặc sản Thanh trà Nhờ vậyngười dân ở đây có điều kiện để chú trọng phát triển cây Thanh trà cũng như cácloại cây ăn quả có lợi thế so sánh khác.

+ Chính sách khuyến nông: khi tiến hành một hoạt sản xuất mà thiếu vốn,thiếu kỹ thuật thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến năng suất và phẩm chất, chất lượngcủa sản phẩm cây trồng, đồng thời kết quả thu được sẽ không cao Do đó cần cócác chương trình hỗ trợ về giống cây trồng, tập huấn kỹ thuật cho bà con nôngdân, thực hiện các chương trình như giới thiệu các mô hình nông dân sản xuấtgiỏi, đúng kỹ thuật, chuyển giao khoa học công nghệ, thông tin về giá cả thịtrường Để có chương trình hỗ trợ sản xuất cần có sự chỉ đạo đúng đắn, kịp thờicủa các ban nghành có liên quan.

+ Chính sách tín dụng: Đây là yếu tố hết sức quan trọng đối với việc mởrộng vùng sản xuất Thanh trà Chính sách này phù hợp sẽ có tác dụng hỗ trợ vốncho người sản xuất nhằm đầu tư phát triển Thanh trà ổn định, làm tăng thu nhậpcho người dân và tạo công ăn việc làm cho người lao động.

Trang 23

+ Bảo vệ thực vật: Công tác phòng trừ sâu bệnh là một trong những khâuvô cùng quan trọng trong ngành trồng trọt Trong điều kiện khí hậu nhiệt đới sẽtạo điều kiện sẽ tạo điều kiện cho nhiều loại sâu bệnh phát triển.Chính vì vậy màviệc áp dụng các phương pháp BVTV để phòng chống sâu bệnh là yếu tố cầnthiết Tuy nhiên việc bảo vệ cây phải đi đôi với bảo vệ môi trường.

+ Thuỷ lợi: Nước là yếu tố vô cùng quan trọng đối với cây Thanh trà.Không có nước thì cây Thanh trà không thể phát triển được dẫn đến năngsuất và phẩm chất quả Thanh trà kém Do đó cần phải cung cấp đủ nước cho câyvào mùa nắng và tiêu nước cho cây vào mùa mưa

Như vậy người nông dân cần chú trọng công tác chọn giống tốt đồng thờicần bón phân đầy đủ, đúng kỹ thuật và kịp thời phát hiện, xử lí các loại sâu bệnhgây hại cho cây Hiện nay mặc dù phần lớn các hộ nông dân đều đã được đi tậphuấn về kỹ thuật chăm sóc cây Thanh trà những người nông dân chủ yếu vẫncòn sản xuất tự phát, dựa vào kinh nghiệm bản thân là chính Do đó cần phảinâng cao ý thức người nông dân thông qua các buổi nói chuyện, trao đổi kinhnghiệm với những người làm vườn giỏi hoặc các chuyên gia để nhằm nâng caonăng suất, phẩm chất của cây Thanh trà mà vẫn giữ được những thuộc tínhtruyền thống đặc trưng của nó.

3.1.2 Lí luận về hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất thanh trà

Trang 24

Quan điểm thứ hai cho rằng HQKT được đo bằng hiệu số giữa giá trị sảnxuất đạt được và lượng chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó HQKT = kết quảsản xuất- chi phí.

Quan điểm thứ ba, HQKT biểu hiện trong phần biến động giữa chi phí vàhiệu quả sản xuất.

Từ các quan điểm ta thấy:

Nếu chỉ đánh giá HQKT ở khía cạnh lợi nhuận thuần túy thì chưa xácđịnh được năng suất lao động xã hội và so sánh khả năng cung cấp sản phẩmcho xã hội của những nhà sản xuất có hiệu số kết quả sản xuất và chi phí nhưnhau Tuy nhiên, nếu chỉ tập trung vào nó thôi thì cũng chưa toàn diện, nó chỉ làsố tương đối và chỉ tiêu này chưa phân tích được sự tác động, ảnh hưởng của cácyếu tố nguồn lực.

Với quan điểm coi HQKT chỉ ở phần kết quả bổ sung và chi phí bổ sungthì chưa đầy đủ Trong thực tế kết quả sản xuất đạt được luôn là hệ quả của cácchi phí có sẵn cộng với chi phí bổ sung, ở các mức chi phí có sẵn khác nhau thìhiệu quả chi phí bổ sung cũng khác nhau.

Vì vậy, khi xem xét hiệu quả kinh tế chúng ta phải xem xét trên nhiều góc độđể có cái nhìn toàn diện, chính xác, tùy theo mục đích và yêu cầu của nghiên cứu.

Trong điều kiện hiện nay khi mà môi trường sinh thái đang bị tác độngmột cách thô bạo, nhiều thiên tai nghiêm trọng vẫn diễn ra trên khắp thế giới thìhiệu quả không đơn thuần mà nó phải thỏa mãn các vấn đề kinh tế, xã hội vàmôi trường sinh thái đảm bảo tính bền vững.

Như vậy khái niệm hiệu quả kinh tế được định nghĩa như sau:

HQKT là một phạm trù kinh tế thể hiện mối tương quan giữa kết quả vàchi phí Mối tương ấy có thể là phép trừ, phép chia của các yếu tố đại diện chokết quả và chi phí HQKT phản ánh trình độ khai thác của các yếu tố đầu tư, cácnguồn lực tự nhiên và phương thức quản lý.

Hiệu quả xã hội là tương quan so sánh giữa chi phí xã hội bỏ ra với kếtquả xã hội thu được như tăng thêm việc làm, cải tạo môi trường sinh thái, cảithiện môi trường sống và giảm khoảng cách giàu nghèo.

Các mục tiêu xã hội thường thấy là: giải quyết công ăn việc làm trongphạm vi toàn xã hội hoặc từng khu vực kinh tế; giảm số người thất nghiệp; nângcao trình độ và đời sống văn hóa, tinh thần cho người lao động, đảm bảo mứcsống tối thiêu cho người lao động, nâng cao mức sống cho các tầng lớp nhân dân

Trang 25

trên cơ sở giải quyết tốt các quan hệ trong phân phối, đảm bảo và nâng cao sứckhỏe; đảm bảo vệ sinh môi trường.

Kết quả và hiệu quả kinh tế là hai phạm trù kinh tế khác nhau, nhưng cóquan hệ mật thiết với nhau Đây là mối liên hệ mật thiết giữa mặt chất và mặtlượng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Kết quả thể hiệnkhối lượng, qui mô của một sản phẩm cụ thể và được thể hiện bằng nhiều chỉtiêu, tuỳ thuộc vào từng trường hợp Hiệu quả là đại lượng được dùng để đànhgiá kết quả đó được tạo ra như thế nào? chi phí bao nhiêu? mức chi phí cho 1đơn vị kết quả có chấp nhận được không? Song, hiệu quả và kết quả phụ thuộcvào rất nhiều yếu tố như điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, đặc điểm của từngngành sản xuất, qui trình công nghệ, thị trường… Do đó, khi đánh giá hiệu quảcần phải xem xét tới các yếu tố đó để có kết luận cho phù hợp.

- Tính toán hiệu quả kinh tế gắn liền với việc lượng hoá các yếu tố đầuvào (chi phí) và các yếu tố đầu ra (sản phẩm) của từng sản phẩm, dịch vụ củatừng công nghệ trong điều kiện nhất định

Các doanh nghiệp với mục đích là tìm kiếm lợi nhuận tối đa trên cơ sởkhối lượng sản phẩm hàng hoá sản xuất ra nhiều nhất với các chi phí tài nguyênvà lao động thấp nhất Do vậy, hiệu quả kinh tế liên quan trực tiếp đến các yếutố đầu vào và đầu ra của quá trình sản xuất Việc lượng hoá hết và cụ thể các yếutố này để tính toán hiệu quả kinh tế thường gặp nhiều khó khăn (đặc biệt đối vớisản xuất nông nghiệp) Chẳng hạn:

+ Đối với yếu tố đầu vào:

Trong sản xuất nói chung, sản xuất nông nghiệp nói riêng, tài sản cố định(TSCĐ) được sử dụng cho nhiều chu kỳ sản xuất, trong nhiều năm nhưng khôngđồng đều Mặt khác, giá trị thanh lý và sửa chữa lớn khó xác định chính xác, nênviệc tính khấu hao TSCĐ và phân bố chi phí để tính hiệu quả chỉ có tính chấttương đối

Một số chi phí chung như chi phí đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng (đườnggiao thông, trạm, trường…), chi phí thông tin, khuyến cáo khoa học kỹ thuật cầnthiết phải hạch toán vào chi phí, nhưng trên thực tế không tính toán cụ thể vàchính xác được

Sự biến động của giá cả và mức độ trượt giá ở trên thị trường gây khókhăn cho việc xác định chính xác các loại chi phí sản xuất.

Trang 26

Điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng thuận lợi và khó khăn cho sản xuất,nhưng mức độ tác động là bao nhiêu, đến nay vẫn chưa có phương pháp nào xácđịnh chuẩn xác, nên cũng ảnh hưởng tới tín dụng, tính đủ các yếu tố đầu vào

+ Đối với các yếu tố đầu ra:

Trên thực tế chỉ lượng hoá được kết quả thể hiện bằng vật chất, có kết quảthể hiện dưới dạng phi vật chất như tạo công ăn việc làm, khả năng cạnh tranhtrên thị trường, tái sản xuất mở rộng, bảo vệ môi trường… thường không thểlượng hoá ngay được và chỉ biểu lộ hiệu quả sau một thời gian dài Vậy thì việcxác định đúng, đủ lượng kết quả này cũng gặp khó khăn.

*Bản chất của hiệu quả kinh tế

Trong sản xuất kinh doanh, HQKT là mục tiêu, là cái đích mà aicũng muốn đạt tới Đứng ở mỗi góc độ khác nhau thì cách nhìn nhận về hiệu quảkinh tế cũng khác nhau Tuy nhiên chúng đều thống nhất ở một bản chất.

 Khái niệm và ý nghĩa của hiệu quả

Hiệu quả kinh tế là thuật ngữ dùng để chỉ mối quan hệ giữa kết quả thựchiện của mục tiêu hoạt động của chủ thể và chi phí mà chủ thể bỏ ra để có đượckết quả đó trong những điều kiện nhất định.

Hiệu quả là chỉ tiêu dùng để phân tích, đánh giá và lựa chọn các phươngán tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh.

Hiệu quả được biểu hiện dưới nhiều góc độ khác nhau: hiệu quả tổng hợp,hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội

Ta có thể hiểu rằng: HQKT là một phạm trù kinh tế biểu hiện tậptrung của sự phát triển kinh tế theo chiều sâu, phản ánh trình độ khai thác nguồnlực và trình độ chi phí các nguồn lực đó trong quá trình tái sản xuất nhằm đạtnhững mục tiêu đã đề ra.

Bản chất của hiệu quả kinh tế là nâng cao năng suất lao động xã hội và tiếtkiệm chi phí xã hội yêu cầu của việc nâng cao hiệu quả kinh tế là đạt kết quả tối đavới chi phí nhất định hoặc ngược lại, đạt kết quả nhất định với chi phí tối thiểu.

Chi phí ở đây được hiểu theo nghĩa rộng là bao gồm cả chi phí để tạo ranguồn lực và chi phí cơ hội Bởi vậy, phân tích hiệu quả của các phương án cầnxác định rõ các chiến lược phát triển, cũng như mục tiêu của mỗi chủ thể trongtừng giai đoạn phát triển.Tuy nhiên trong hoạt động sản xuất kinh doanh thì mụctiêu bao trùm tổng quát nhất là lợi nhuận Cho tới nay, các tác giả đều nhất trí

Trang 27

dùng lợi nhuận làm mục tiêu chuẩn cơ bản để phân tích hiệu quả kinh doanh.Nâng cao hiệu quả kinh tế là nhiệm vụ cuối cùng của mọi nỗ lực sản xuất kinhdoanh Có nâng cao được hiệu quả kinh tế thì chủ thể kinh doanh mới có thể đứngvững trong nền kinh tế thị trường Nâng cao hiệu quả kinh tế có ý nghĩa rất quantrọng đối với yêu cầu tăng trưởng và phát triển kinh tế nói riêng và phát triển xãhội nói chung Để đạt được mục tiêu đó, cần tận dụng và tiết kiệm những nguồnlực hiện có, thúc đẩy tiến bộ khoa học công nghệ, tiến nhanh công nghiệp hoáhiện đại hoá, tuy nhiên cần bảo vệ và gìn giữ những giá trị tinh thần truyền thốngđể có thể đồng thời nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho con người.

*Các nguyên tắc xác định hiệu quả và phương pháp xác định hiệu quảkinh tế

Các nguyên tắc xác định hiệu quả kinh tế:

- Nguyên tắc về tính chính xác, tính khoa học: để đánh giá hiệu quả củacác phương án cần phải dựa trên một hệ thống các chỉ tiêu có thể lượng hoáđược và không lượng hoá được, tức là phải kết hợp phân tích định lượng vàphân tích định tính Nguyên tắc này cũng đòi hỏi những căn cứ tính toán hiệuquả phải được chính xác không tùy tiện.

- Nguyên tắc về tính đơn giản và tính thực tế: theo nguyên tắc này, nhữngphương pháp tính toán kết quả và hiệu quả kinh tế phải dự trên cơ sở các số liệuthông tin thực tế, đơn giản và dễ hiểu.

- Nguyên tắc về mối quan hệ giữa mục tiêu và tiêu chuẩn hiệu quả Theonguyên tắc này, chỉ tiêu hiệu quả được định ra trên cơ sở mục tiêu Phân tíchhiệu quả của một phương án nào đó luôn luôn dựa trên phân tích mục tiêu.Phương án có hiệu quả cao nhất khi nó đóng góp nhiều nhất cho việc thực hiệncác mục tiêu đặt ra với chi phí thấp nhất.

* Các phương pháp xác định hiệu quả kinh tế:

- Phương pháp 1: Hiệu quả kinh tế được xác định bằng tỷ số giữa kết quảđạt được với chi phí bỏ ra.

công thức: H = Q/C

Trong đó: H: là chỉ tiêu biểu hiện kết quả thực tếQ: là kết quả thực tế đạt được

C: là chi phí bỏ ra

Trang 28

Phương pháp này phản ánh hiệu quả sử dụng tổng hợp nguồn lực của cảquá trình kinh doanh nhất định, trên cơ sở đó người ta xem xét, đánh giá hiệuquả kinh tế giữa các đơn vị sản xuất với nhau, giữa các ngành sản xuất khácnhau qua các thời kỳ khác nhau.

- Phương pháp 2: Xác định hiệu quả kinh tế bằng tỷ số giữa kết quảtăng thêm với chi phí tăng thêm để đạt được chi phí tăng thêm đó.

công thức: H = Q/C

Trong đó: H: là hiệu quả kinh tế

Q: là kết quả tăng thêm

C: là chi phí tăng thêm

Với phương pháp này chúng ta có thể xác định được hiệu quả mà 1 đồngchi phí đầu tư thêm mang lại Từ đó có thể xác định hiệu quả trong đầu tư thâmcanh trong nông nghiệp, đặc biệt là xác định khối lượng tối đa hoá kết quả sảnxuất tổng hợp.

Tuy nhiên, khi sử dụng hai phương ta không thể thấy được quy mô hiệuquả là bao nhiêu Do đó khi xác định hiệu quả kinh tế người ta thường dùngthêm chỉ tiêu lợi nhuận hay thu nhập Sử dụng tổng hợp chỉ tiêu tuyệt đối và chỉtiêu tương đối là phương pháp tốt nhất khi đánh giá kết quả kinh tế và bảo đảmcho các con số có ý nghĩa kinh tế.

b Phương pháp tính

-Tổng giá trị sản xuất GO:

Là toàn bộ của cải vật chất và dịch vụ do lao động xã hội tạo ra trong mộtthời kỳ nhất định, thường là 1 năm.

GO = ∑Qi*Pi (i = 1,2 ,n)Qi: là loại sản phẩm i

Pi: giá bán của sản phẩm i

- Chi phí trung gian (IC) :Là bộ phận cấu thành tổng giá trị sản xuất baogồm: Chi phí vật chất và chi phí dịch vụ (thuê, mua ngoài)

Cj: là toàn bộ chi phí vật chất và dịch vụ trong quá trình sản xuất rasản phẩm (trừ khấu hao TSCĐ) - Giá trị gia tăng (VA):kết quả cuối cùng thu

Trang 29

được sau khi trừ đi chi phí trung gian của hoạt động sản xuât kinh doanh nào đó.VA= GO- IC

- Thu nhập hỗn hợp (MI): MI= VA – Khấu hao TSCĐ – Thuế- Lợi nhuận (LN): là hiệu số giữa doanh thu và chi phí

- GO/ IC: chỉ tiêu này cho biết cứ một đơn vị chi phí trung gian bỏ ra thìthu được bao nhiêu đơn vị giá trị sản xuất.

- GO/ sào: chỉ tiêu này cho biết bình quân trên 1 sào thì thu được baonhiêu đơn vị giá trị sản xuất.

- VA/IC: chỉ tiêu này cho biết cứ 1 đơn vị chi phí trung gian bỏ ra thì thuđược bao nhiêu đồng giá trị gia tăng.

- VA/sào: cho biết bình quân 1 sào tạo ra được bao nhiêu đơn vị giá trịgia tăng.

- MI/sào: cho biết bình quân 1 sào đem lại bao nhiêu đơn vị thu thậphỗn hợp.

- MI/IC: cho biết cứ một đơn vị chi phí trung gian bỏ ra thì thu được baonhiêu đơn vị thu thập hỗn hợp

- LN/IC: cho biết cứ một đơn vị chi phí trung gian bỏ ra thì thu được baonhiêu đơn vị lợi nhuận.

c Chỉ tiêu đánh giá

Trong đề tài tôi đã sử dụng một số chỉ tiêu sau:

- Lãi thuần/chi phí:thể hiện cứ một đồng chi phí bỏ vào sản xuất tạo rađược bao nhiêu đồng doanh thu Hiệu suất này càng lớn phản ánh sản xuất cagfcó hiệu quả.

- Lãi thuần/chi phí: thể hiện cứ một đồng chi phí được đầu tư tạo ra đượcbao nhiêu đồng lợi nhuận.

- Giá trị hiện tại thuần NPV: Giá trị hiện tại thuần của một khoảng đầu tưbằng tổng giá trị hiện tại của luồng tiền mặt thuần (thu nhập tiền mặt thuần) trừđi chi phí ban đầu của khoảng đầu tư.

NPV= ∑

Bi× 1

(1+r )n −¿∑

Ci× 1

(1+r )n = ∑

(1+r )nTrong đó: NPV: giá trị hiện tại thuần.

Trang 30

N: số năm của dự án.B: Lợi ích.

C: chi phíI: tỷ lệ lãi suất.

R: tỷ suất chiết khấu được chọn+ Nếu NPV > 0 là dự án có lời (thu lớn hơn chi).

+ Nếu NPV < 0 là dự án không hiệu quả và không chấp nhận được.+ Nếu NPV = 0 là dự án hòa vốn không thu hút đầu tư.

+ Nếu dự án có quy mô như nhau thì dự án nào có NPV lớn hơn thì hiệuquả cao hơn.

+ nếu dự án có cùng thời gian như nhau thì ta nên chọn dự án có NPVlớn nhất.

- Hệ số hoàn vốn nội bộ (IRR): khi so sánh nhiều phương án có vốn đầu tưnhư nhau, thì phương án tốt nhất là phương án có giá trị IRR lớn nhất và tấtnhiên phương án đó phải đáng giá (thỏa mãn điều kiện IRR r giới hạn).

Hệ số hoàn vốn nội bộ IRR (Internal Rate of Return) được định nghĩa nhưlà hệ số mà qua đó giá trị hiện thời của lợi ích và chi phí là bằng nhau Giả sửIRR là hệ số hoàn vốn nội bộ Hệ số IR tương đương với tỷ lệ chiết khấu (r), cóthể xác định bằng cách suy diễn khi thỏa mãn biểu thức sau:

( BtCt

(1+ IRR)t¿)¿=0 Hoặc

t =0nBt

t =0nCt

(1+r )t

Tỷ lệ hoàn vốn nội bộ (IRR) có một vai trò rất quan trọng trong việc xácđịnh tỷ lệ chiết khấu (r) phù hợp cho một dự án hoặc chương trình Đối vớinhững dự án hoặc chương trình môi trường có thời hạn nó lại càng có ý nghĩađặt biệt quan trọng.

Cách tính hệ số hoàn vốn nội bộ: có nhiều cách để tính IRR, có thể nêu 3phương pháp sau:

Trang 31

- Dùng bảng tính sẳn có hệ số chiết khấu theo tỉ lệ chiết khấu r để thử dầnvào công thức trên Trị số nào của r làm cho công thức trên thỏa mãn thì đó làIRR cần tìm.

- Dùng phương pháp đồ thị: lập hệ tọa độ 2 chiều mà trục hoành biểudiễn các giá trị của tỉ lệ chiết khấu, trục tung biểu thị giá trị NPV hiện tại Cáccặp tọa độ (r, NPV) cho ta đường cong mà giao điểm của nó với trục hoành làIRR cần tìm.

- Dùng phương pháp nội suy ta có thể suy ra công thức IRR và coi làcông thức sử dụng trực tiếp.

IRR= r1+ NPV1

Trong đó: Giá trị r1 được xác định sao cho giá trị tương ứng NPV1>0 vàlân cận điểm 0 Giá trị r2 được xác định sao cho giá trị NPV2<0 va lân cận điểm0 Như vậy r2 > IRR > r1.

3.2 Cơ sở thực tiễn

3.2.1 Tình hình sản xuất thanh trà trong nước

Ở Việt Nam, trừ ra vài giống có dạng trái găm gắm như bưởi Ổi, bưởiĐường phần lớn các giống bưởi, thanh trà có dạng trái vừa, to đến rất to Cácgiống bưởi thương phẩm mỗi vùng có những giống nổi tiếng như bưởi Diễn,Đoan Hùng phía bắc Hà Nội, bưởi Phúc Trạch vùng Hương Khê (Hà Tĩnh), bưởiThanh trà xứ Huế, bưởi Đường lá cam Đồng Nai, Năm Roi, Da Xanh Bến Tre.Dạng trái quá to không phù hợp với việc tiết giảm chi phí vận chuyển đi xanhưng vào độ tết nguyên đán của một số nước châu Á Thái Bình Dương lại làhàng quý hiếm.

Theo các tác giả Trần Thế Tục, Vũ Mạnh Hải, Đỗ Đình Ca (Trần ThếTục,1995) nước ta có ba vùng trồng các loại cam, quýt, bưởi chủ yếu là:

+ Vùng đồng bằng Sông Cửu Long: Ở đây có một tập đoàn cam quýt rấtphong phú như: cam chanh, cam sành, cam giấy, bưởi, quýt, quất Các giốngđược ưa chuộng và trồng hiện nay là cam sành, cam mật, quýt Đường, quýtTiều, đặc biệt có bưởi Năm roi, bưởi Long Tuyền.

+ Vùng Bắc Trung Bộ: Ở đây có loại cam quýt phong phú, đặc biệt vùngcó đặc sản bưởi Thanh Trà của Huế và bưởi Phúc Trạch của Hà Tĩnh, với nhucầu và giá trị kinh tế đem lại cao, diện tích bưởi ngày được mở rộng.

Trang 32

+ Vùng trung du và miền núi phía Bắc : Cam quýt ở vùng này được trồngở những vùng đất ven sông, suối như sông Hồng, sông Lô, sông Gấm, sôngThuỷ, sông Chảy… Riêng cây bưởi vùng này có 474 ha chiếm 17,5% diện tíchcây có múi với giống bưởi Đoan Hùng ngon nổi tiếng (Nguyễn Thanh Phong,2008) Nhìn chung cây bưởi thanh trà rất đa dạng và phong phú, hiện nay nướcta có khoảng 100 giống bưởi thanh trà được trồng rải rác khắp nơi Bưởi thanhtrà không được trồng tập trung mà chỉ được trồng trong các vườn gia đình Diệntích trồng bưởi thanh trà cũng ít hơn các loài cam, quýt khác Bưởi thanh tràchưa trở thành hàng hoá thương mại trên thế giới, chủ yếu tiêu thụ nội địa và chỉcó ở những vùng hạn hẹp nhất định.

Việt Nam có giống bưởi thanh trà ngon, được người tiêu dùng đánh giácao như bưởi Năm roi, Da xanh, Phúc Trạch, Thanh Trà, Diễn, Đoan Hùng Tuy nhiên, chỉ có bưởi Năm roi là có sản lượng mang ý nghĩa hàng hoálớn.Tổng diện tích bưởi Năm Roi là 9,2 ngàn ha, phân bố chính ở tỉnh VĩnhLong (diện tích 4,5 ngàn ha cho sản lượng 31,3 ngàn tấn, chiếm 48,6 % về diệntích và 54,3 % về sản lượng bưởi Năm Roi cả nước); trong đó tập trung ở huyệnBình Minh; 3,4 ngàn ha đạt sản lượng gần 30 ngàn tấn Tiếp theo là tỉnh HậuGiang (1,3 ngàn ha).

3.2.2 Tình hình sản xuất thanh trà ở Huế.

Trồng Thanh trà đã xuất hiện từ lâu ở Thừa Thiên Huế, tuy trước đâychưa mấy ai quan tâm đến việc sản xuất Thanh Trà, chỉ chủ yếu phục vụ chonhu cầu tiêu dùng của gia đình, họ hàng xung quanh Những năm gần đây nhậnthấy giá trị kinh tế mà cây bưởi Thanh Trà mang lại nên nghề trồng Thanh Tràđã chú ý được khôi phục và phát triển Đặc biệt khi Thanh Trà ở Huế đã đăng kíbảo hộ quyền sở hữu trí tuệ với Cục sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học Công nghệ) vềtrái Thanh trà với tên gọi “Thanh Trà Huế” thì cây bưởi Thanh Trà ngày càngđược mở rộng về diện tích và phạm vi tiêu thụ.

Với sự phát triển của cây Thanh Trà thì trong đề án quy hoạch chuyển đổimột số cây trồng tại TT- Huế đến năm 2010 đã xác định mục tiêu cụ thể:“Đến năm 2010, sản xuất 1400 ha Thanh Trà, Thanh Trà được sản xuất theohướng sản xuất hàng hoá, xây dựng thương hiệu để đưa Thanh Trà thành sảnphẩm đặc sản của TT- Huế, có sản phẩm đáp ứng yêu cầu tiêu dùng và xuấtkhẩu, sản lượng phấn đấu đạt 8000 tấn quả/năm vào năm 2010 và 15000tấn/năm khi toàn bộ diện tích cho thu hoạch ổn định”.

3.3 Các nghiên cứu liên quan.

Trang 33

Theo số liệu nghiên cứu của trung tâm nghiên cứu và Phát triển nôngnghiệp Huế, toàn tỉnh hiện có 1.114ha được phân bố chủ yếu tại các huyện, thịxã: thị xã Hương Trà (481ha); Phong Điền (258ha); Quảng Điền (50ha), PhúLộc (60ha) và thị xã Hương Thủy (105ha), thành phố huế (157ha).

Trước đây, người dân tự tạo nguồn giống để trồng, năm 2000, ViệnNghiên cứu rau quả Sở Nông Nghiệp và PTNT Thừa Thiên Huế đã tiến hànhnình tuyển cây giống tốt, kết quả bình tuyển đã tuyển chọn được 5 cây đầu dòngvới các đặc tính quý như khả năng sinh trưởng khỏe, năng suất cao va chấtlượng quả tốt Từ các cây đầu dòng được bình tuyển, nhiều vườn cây giống tốtđược xây dựng tại Xã Thủy Biều, Thị Xã Hương Trà, đây là những vườn cungcấp nguồn vật liệu nhân giống có chất lượng cao cho việc mở rộng diện tích câybưởi thanh trà Huế.

Mặc dù đã tồn tại và phát triển ở Thừa Thiên Huế từ rất lâu, nhưng câybưởi thanh trà chỉ thực sự phát triển mạnh sau khi cuộc thi bình tuyển cây giốngtốtđược tổ chức năm 2000 Từ đó tới nay, một số đề tài, dự án phát triển bưởithanh trà được triển khai, nhờ đó nhiều hộ dân đã được tham dự các lớp tập huấnquy trình kỹ thuật chăm sóc bưởi thanh trà được tổ chức tại Thừa Thiên Huế từmột số chương trình khác nhau Tuy nhiên, do tập quán canh tác lâu đời và cácyếu tố khách quan khác, việc áp dụng quy trình kỹ thuật canh tác vào thực tiễnvào sản xuất của người nông dân còn nhiều hạn chế Những tồn tại chính trongkỹ thuật trồng và thâm canh bưởi thanh trà tại Thừa Thiên Huế pải kể đến kỹthuật bón phân, tưới nước, cắt tỉa cành và phòng trừ các đối tượng sâu bệnh hại.

Kết quả điều tra vè thực trạng kỹ thuật canh tác bưởi thanh trà tại ThừaThiên Huế của Viện Nghiên cứu rau quả cho thấy, có phần lớn (90%) số hộ dânsử dụng phân bón thanh trà và loại phân được sử dụng phổ biến nhất là phân bóntổng hợp NPK Các loại phân đơn như ure, supe lân và các loại phân kali ít đượcngười dân trồng bưởi thanh trà quan tâm sử dụng; một số ít hộ có sử dụng phânchuồng Hầu hết người nông dân trồng bưởi thanh trà đã nắm được phương phápbón phân Vè tưới nước cho bưởi thanh trà, có khoảng 50% số hộ nông dântrồng bưởi thanh trà có áp dụng kỹ thuật tưới nước ở các mức độ thường xuyênkhác nhau;khoảng 10% số hộ cung cấp nước tưới đầy đủ theo quy trình kỹ thuậtcanh tác được khuyến cáo; một nửa số hộ còn lại không tưới nước cho thanh tràtrong thời kỳ canh tác Về kỹ thuật cắt tỉa, hầu hết các hộ nông dân trồng bưởikhông thực hiện việc cắt tỉa hoặc cắt tỉa không đảm bảo quy trình; cây bưởi hoàntoàn được để sinh trưởng phát triển và ra hoa đậu quả tự nhiên Về sâu bệnh hại,có rất nhiều loại sâu bệnh hại trên cây bưởi thanh trà như sâu nhớt, nhện đỏ, sâu

Trang 34

vẽ bùa, bệnh loét, bệnh chảy gôm, Đối tượng gây bệnh hại nguy hiểm nhất đốivới cây bưởi thanh trà hiện tại là bênh chay gôm Việc áp dụng các biện pháp kỹthuật phòng trừ các đối tượng sâu bệnh gây hại trên cây bưởi thanh trà đang cònrất nhiều hạn chế thực trạng về việc áp dụng các kỹ thuật canh tác trên cây bưởithanh trà tại Thừa Thiên Huế đã dẫn đến sự thai đổi sự suy thoái nghiêm trọngcủa nhiều vườn bưởi thanh trà, đặc biệt là những vườn cây nhiều tuổi.

Về biện pháp kyc thuật thu hái, gần như tất cả các hộ nông dân đều thuhái bằng tay hoặc bằng những dụng cụ thô sơ như liềm, sào; ảnh hưởng của biệnpháp thu hái đến chất lượng quả, khả năng bảo quản quả sau thu hái chưa đượcngười nông dân quan tâm Hầu như chưa có các tiến bộ kỹ thuật về bảo quản,chế biến bưởi thanh trà được đưa vào áp dụng tại Thừa Thiên Huế; khoảng trên90% hộ nông dân thu hái bưởi thanh trà về để tự nhiên hoặc đưa vào bảo quảnbằng phương pháp thủ công.

Về giá trị và hiệu quả kinh tế, thu nhập từ bưởi thanh trà đã đóng góp lớntrong tổng nguồn thu của hộ gia đình trong năm với các vùng trồng bưởi thanhtrà tập trung như Thủy Biều, Hương Vân, trong một số năm gần đây, giá bántrung bình của thanh trà tại vườn từ 10.000 – 12.0000 đồng/quả ở thời điểmchính vụ thu hoạch; ở thời điểm cuối vụ thu hoạch, giá bán bưởi thanh tràthường lên đến 15.000 – 20.000 đồng/quả Về phương thức tiêu thụ, hầu hết sảnphẩm của các nông hộ được bán tại nhà cho thương lái, số còn lại được ngườidân đưa đi bán lẻ tại các chợ ở địa phương hoặc bán hàng online qua mạng.Tương tự như các biện pháp kỹ thuật canh tác, việc bao gói, vận chuyển sảnphẩm người nông dân, của thương lái từ vườn trồng tới điểm tiêu thụ chủ yếubằng xe máy, xe đạp hoặc xe ba gác; vận chuyển bằng ô tô chỉ chiếm khoảng20% tổng sản lượng quả được vận chuyển, lưu thông trên thị trường.

Tuy nhiên, hay xảy ra tình trạng mất mùa của các loại cây đặc sản nàytrước những ảnh hưởng bất thường của biến đổi khí hậu Trông vài năm trướcđây, bưởi thanh trà sinh trưởng kém, sâu bệnh nhiều, nhất là bệnh xid mủ làm cholá vàng rồi rụng dần, cây còi cọc, kém ra hoa, đậu quả Ngoài ra do tập quán canhtác lạc haaujcuar người trồng bưởi đã có ảnh hưởng rất nhiều Mặc dù đã đượctham gia nhiều lớp tập huấn kỹ thuật nhưng hầu hết người dân không chịu ápdụng, làm theo các biện pháp thâm canh (cắt tỉa cành, bón phân hữu cơ, sử dụngchất điều tiết sinh trưởng, ) vì họ sợ làm ảnh hưởng đến chất lượng quả Nhiềuvườn cây do trồng quá dày, thiếu đầu tư phân bón, không được tưới nước đầy đủ,không được tỉa cành, phòng trừ sâu bệnh kịp thời dẫn đến sinh trưởng kém, ít quả,sâu bệnh nhiều Một số nhà muốn chặt vỏ để chuyển sang trồng cây khác.

Trang 35

Viện nghiên cứu rau quả đã phối hợp với Sở Khoa học-Công nghệ, sởNN-PTNT Thừa Thiên Huế tiến hành triển khai một số đề tài nghiên cứu khoahọc và chuyển giao công nghệ như: hỗ trợ xây dựng vườn ươm, hội thảo tậphuấn kỹ thuật, hỗ trợ xây dựng và quản bá thương hiệu, góp phần để bảo tồn,phát triển giống bưởi thanh trà đặc sản này của địa phương nhằm tăng thêmnguồn thư cho nhân dân trong vùng.

Đến nay nhiều vấn đề cơ bản đã được hoàn thanh như: quy hoạch vùngtrồng, tuyển chọn và nhân giống sạch bệnh, hoàn thiện quy trình trồng, chăm sóccải tạo vườn tạp, hướng dẫn thụ phấn bổ sung nhằm nâng cao năng suất; phòngtrừ sâu bệnh, đặc biệt là ruồi vàng hại quả để nâng cao chất lượng sản phẩm; xâydựng và quảng bá thương hiệu, tở chức các hooij nghị khách hàng để giới thiệusản phẩm cho khác hàng trong và ngoài nước về đặc sản của Thừa Thiên Huế.Chủ trương của tỉnh là sẽ bảo vệ, bảo tồn, phát triển ổn định diện tích giống câyđặc sản này kết hợp với các ngành kinh tế khác như du lịch sinh thái để phát huythế mạnh làm giàu cho địa phương, cho người dân trong những năm tới Theothống kê của trung tâm thực nghiệm và giống cây ăn quả Thừa Thiên Huế, chỉtính từ năm 2000 đến nay, diện tích cây thanh trà được trồng mới trên địa bàntoàn tỉnh đạt trên 250ha, tập trung ở thành phố Huế và các huyện, thị xã như:Hương Trà, Phong Điền, Phú Vang,

Hiện nay, thương hiệu thanh tra Thủy Biều đã được đăng ký thanh công,góp phần cho việc phát triển thanh trà Huế Sau thanh công trong việc xây dụngthương hiệu cho trái cây đặc sản thanh trà, tỉnh tiếp tục đưa ra các tiến bộ kỹthuật từ khâu trồng, chăm sóc đến thu hái, bảo quản sản phẩm quả vào áp dụngrộng rãi trong sản suất.

Tỉnh áp dụng nhiều chính sách ưu tiên cho phát triển cây trồng này Trongquy hoạch của tỉnh, diện tích bưởi thanh trà sẽ tiếp tục mở rộng diện tích trồngtrong những năm tới và sẽ tiến tới ổn định diện tích trồng thanh trà ở mứckhoảng 1.400 ha Và để duy trì phát triển cây bưởi thanh trà – một đặc sản củaThừa Thiên Huế một cách ổn định, tỉnh đã và đang tăng cường đưa các tiến bộkỹ thuật từ khâu trồng, chăm sóc đến thu hái, bảo quản sản phẩm quả vào ápdụng rộng rãi trong sản xuất; tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ cho pháttriển sản xuất và đặc biệt nâng cao trình độ canh tác cho người nông dân, từngbước áp dụng sản xuất bưởi thanh trà theo hướng GAP

Trang 36

PHẦN IV: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU4.1 Điểm nghiên cứu: xã Hương Thọ, TX.Hương Trà, TT.Huế.

4.2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu về tình trạng sản xuất và nhữngtriển vọng phát triển của Thanh trà tại năm thôn có trồng nhiều Thanh trà ở xãHương thọ, đó là: thôn Hòa An, Liên Bằng, Định môn, La Khê Trẹm, Hải Cát 1.

- Phạm vi nghiên cứu: Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu dựa trên việc sửdụng những số liệu qua các năm, từ năm 2018 trở về trước, cùng với số liệu điềutra trực tiếp 30 hộ trồng Thanh trà tại xã.

4.3 Nội dung nghiên cứu

4.3.1 Điều kiện tự nhiên, KT-XH của vùng nghiên cứu

- Điều kiện tự nhiên- Điều kiện kinh tế- Điều kiện xã hội

- Đánh giá hiệu quả kinh tế…

- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động sx thanh trà của hộ…

4.3.4 Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển sản xuất Thanh tràtrên địa bàn xã

- Giải pháp về quy hoạch- Giải pháp về giống và vật tư

Trang 37

- Giải pháp về chống úng và chống hạn- Giải pháp về kỹ thuật

- Giải pháp về thu hoạch và bảo quả

- Giải pháp về thương hiệu và thị trường tiêu thụ.

4.4 Phương pháp thu thập thông tin

4.4.1 Thu thập thông tin thứ cấp

- Tập hợp và tham khảo các sách báo và các báo cáo khoa học, tài liệunghiên cứu, tạp chí, thông tin trên internet liên quan đến đề tài.

- Xin báo cáo số liệu thứ cấp về tình hình KT-XH của UBND xã HươngThọ qua các năm 2016-2018 Các tài liệu, báo cáo khoa học liên quan đến đề tàinghiên cứu Thông tin về thực trạng trồng thanh trà ở xã Hương Thọ.

4.4.2 Thu thập thông tin sơ cấp

- Phỏng vấn hộ: chọn ngẫu nhiên 30 hộ ở 5 thôn trong xã (gồm các thôn:Hòa An, La khê Trẹm, Liên Bằng, Định môn, Hải cát 1) có trồng thanh trà theodanh sách để điều tra hộ về thông tin chung của hộ, thực trạng trồng và hiệu quảkinh tế của cây thanh trà qua các năm gần đây bằng bảng hỏi phỏng vấn 30 hộtrồng thanh trà có chủ đích tùy theo độ tuổi của vườn thanh trà tại xã Hương Thọvà thời gian được chọn làm mốc là năm 2018

Trang 38

PHẦN V KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU:

5.1 Đặc điểm về điều kiện tự nhiên, KT-XH của xãHương Thọ, TX Hương Trà

5.1.1 Điều kiện tự nhiên

a) Vị trí địa lý

Theo Quyết định 364 về việc phân chia ranh giới hành chính các xã,huyện trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, Hương Thọ là một xã vùng núi nằmphía Đông Nam thị xã Hương Trà cách thành phố Huế 12 km Được giới hạntrong tọa độ địa lý: 16022’26’’ Vĩ độ Bắc 107053’45’’ kinh độ Đông.

Phía Đông giáp sông Hương.

Phía Nam giáp xã Dương Hoà thị xã Hương Thuỷ.Phía Bắc giáp Phường Hương Hồ.

Phía tây giáp xã Hương Bình và xã Bình Thành.

Tổng diện tích tự nhiên của xã 4716,58 ha; 1.350 hộ/5.484 khẩu, mật độ116 người/km2 với tiềm năng lớn là Du lịch, và phát triển nông nghiệp.

Trang 39

Trên địa bàn xã có nhiều lăng tẩm, đền chùa thời Nguyễn: Lăng MinhMạng, lăng Gia Long, Điện Hòn Chén… đây là những điểm du lịch nằm trongquần thể di tích Cố Đô Huế nổi tiếng trong và ngoài nước Nằm giữa hai nhánhsông (Hữu trạch, Tả trạch) thuộc đầu nguồn sông Hương nên có nhiều cảnhquan thiên nhiên đẹp.

+ Vùng núi thấp nằm ở phía Nam và phía Tây của xã có độ dốc bình quân250, độ cao bình quân từ 300-350 mét.

+ Quan sát trên địa bàn xã, diện tích đất phát triển trên đá sét và biến chất,độ dày tầng đất 50-100 cm chiếm trên 60% diện tích, diện tích còn lại là đất đồivà đất phù sa có tầng dày >100 cm, độ dốc nhỏ, thích hợp cho trồng cây côngnghiệp và phát triển trinh tế trang trại.

c) Khí hậu, thuỷ văn

Hương Thọ chịu ảnh hưởng chung của khí hậu nhiệt đới, gió mùa, mộtnăm có hai mùa rõ rệt.

+ Mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 12, lượng mưa trung bình 2500 mm.Tháng 10 và tháng 11 thưởng bị ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới và bão Lượngmưa trong tháng này thường bằng 60-70% lượng mưa của cả năm Đây cũng làthời gian thường xảy ra lũ, lụt và lũ quét Trận lũ tháng 11 năm 1999 gây ngậplụt 890/939 hộ gia đình, chiếm 94,8% Độ ngập sâu bình quân 5 mét, có nơingập sâu đến 7 mét, kéo dài từ 5-7 ngày, gây thiệt hại lớn về người và tài sảncủa nhân dân trong xã.

+ Mùa khô từ tháng 1 đến tháng 8, thời gian khô hạn kéo dài, thiếu nướcgây khó khăn cho sản xuất và sinh hoạt của người dân.

+ Độ ẩm trung bình năm: 85% vào mùa mưa có khi lên đến 95%+ Nhiệt độ trung bình năm 250C.

+ Nhiệt độ cao nhất là 400C thường xảy ra trong tháng 7.

Trang 40

(N guồn: báo cáo thống kê KT-XH xã Hương Thọ, năm 2018)

Diện tích đất tự nhiên của xã Hương Thọ là 4.716,58 ha, nhóm đất nôngnghiệp 4.024,48 ha; nhóm đất phi nông nghiệp 659,65 ha; nhóm đất chưa sửdụng 32,45 ha.

Diện tích đất sản xuất nông nghiệp chiếm khá lớn, vì vậy trên địa bàn xãphát triển mạnh các ngành trồng trọt và chăn nuôi, các năm gần đây việc pháttriển trồng rừng, và cây công nghiệp cao su đã đem lại thu nhập cho người nôngdân khá cao và ổn định.

Diện tích đất chưa sử dụng còn lại khá lớn 32,45 ha, hầu hết diện tích nàynằm tại các khu vực đồi núi cao, có độ dốc lớn khó khăn trong sản xuất, diệntích này thuộc quyền quản lý của UBND xã tuy nhiên chưa có biện pháp để tậndụng đưa vào sản xuất cụ thể.

b) Tài nguyên nước

Địa bàn xã có dòng sông Hương chảy qua chia hai nhánh Tả và Hữutrạch sông Hương, dài khoản 18 km, ngoài ra còn có các ao hồ lớn tương đốidày đặc, đây là nguồn nước ngọt chính phục vụ sinh hoạt và sản xuất củangười dân trên địa bàn xã, đặc biệt cung cấp nguồn nước tưới cho sản xuấtnông nghiệp như lúa, hoa huệ và cây ăn quả… Tuy nhiên vào mùa khô thờitiết nắng hạn, lượng mưa giảm một số thôn còn xảy ra tình trạng thiếu nướctưới để sản xuất nông nghiệp.

c) Tiềm năng du lịch

Trên địa bàn xã có các di tích, lăng tẩm thời Nguyễn như lang Gia Long,lăng Minh Mạng, điện Hòn Chén và nhiều lăng tẩm thời chúa Nguyễn là điểm

Ngày đăng: 06/05/2024, 13:50

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan