Tóm tắt: Nghiên cứu khả năng thích ứng và một số biện pháp kỹ thuật đối với giống lê VH6 tại vùng núi phía Bắc

27 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
Tóm tắt: Nghiên cứu khả năng thích ứng và một số biện pháp kỹ thuật đối với giống lê VH6 tại vùng núi phía Bắc

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Nghiên cứu khả năng thích ứng và một số biện pháp kỹ thuật đối với giống lê VH6 tại vùng núi phía BắcNghiên cứu khả năng thích ứng và một số biện pháp kỹ thuật đối với giống lê VH6 tại vùng núi phía BắcNghiên cứu khả năng thích ứng và một số biện pháp kỹ thuật đối với giống lê VH6 tại vùng núi phía BắcNghiên cứu khả năng thích ứng và một số biện pháp kỹ thuật đối với giống lê VH6 tại vùng núi phía BắcNghiên cứu khả năng thích ứng và một số biện pháp kỹ thuật đối với giống lê VH6 tại vùng núi phía BắcNghiên cứu khả năng thích ứng và một số biện pháp kỹ thuật đối với giống lê VH6 tại vùng núi phía BắcNghiên cứu khả năng thích ứng và một số biện pháp kỹ thuật đối với giống lê VH6 tại vùng núi phía BắcNghiên cứu khả năng thích ứng và một số biện pháp kỹ thuật đối với giống lê VH6 tại vùng núi phía BắcNghiên cứu khả năng thích ứng và một số biện pháp kỹ thuật đối với giống lê VH6 tại vùng núi phía BắcNghiên cứu khả năng thích ứng và một số biện pháp kỹ thuật đối với giống lê VH6 tại vùng núi phía BắcNghiên cứu khả năng thích ứng và một số biện pháp kỹ thuật đối với giống lê VH6 tại vùng núi phía BắcNghiên cứu khả năng thích ứng và một số biện pháp kỹ thuật đối với giống lê VH6 tại vùng núi phía BắcNghiên cứu khả năng thích ứng và một số biện pháp kỹ thuật đối với giống lê VH6 tại vùng núi phía BắcNghiên cứu khả năng thích ứng và một số biện pháp kỹ thuật đối với giống lê VH6 tại vùng núi phía BắcNghiên cứu khả năng thích ứng và một số biện pháp kỹ thuật đối với giống lê VH6 tại vùng núi phía BắcNghiên cứu khả năng thích ứng và một số biện pháp kỹ thuật đối với giống lê VH6 tại vùng núi phía BắcNghiên cứu khả năng thích ứng và một số biện pháp kỹ thuật đối với giống lê VH6 tại vùng núi phía BắcNghiên cứu khả năng thích ứng và một số biện pháp kỹ thuật đối với giống lê VH6 tại vùng núi phía BắcNghiên cứu khả năng thích ứng và một số biện pháp kỹ thuật đối với giống lê VH6 tại vùng núi phía BắcNghiên cứu khả năng thích ứng và một số biện pháp kỹ thuật đối với giống lê VH6 tại vùng núi phía BắcNghiên cứu khả năng thích ứng và một số biện pháp kỹ thuật đối với giống lê VH6 tại vùng núi phía BắcNghiên cứu khả năng thích ứng và một số biện pháp kỹ thuật đối với giống lê VH6 tại vùng núi phía BắcNghiên cứu khả năng thích ứng và một số biện pháp kỹ thuật đối với giống lê VH6 tại vùng núi phía BắcNghiên cứu khả năng thích ứng và một số biện pháp kỹ thuật đối với giống lê VH6 tại vùng núi phía BắcNghiên cứu khả năng thích ứng và một số biện pháp kỹ thuật đối với giống lê VH6 tại vùng núi phía BắcNghiên cứu khả năng thích ứng và một số biện pháp kỹ thuật đối với giống lê VH6 tại vùng núi phía BắcNghiên cứu khả năng thích ứng và một số biện pháp kỹ thuật đối với giống lê VH6 tại vùng núi phía BắcNghiên cứu khả năng thích ứng và một số biện pháp kỹ thuật đối với giống lê VH6 tại vùng núi phía BắcNghiên cứu khả năng thích ứng và một số biện pháp kỹ thuật đối với giống lê VH6 tại vùng núi phía BắcNghiên cứu khả năng thích ứng và một số biện pháp kỹ thuật đối với giống lê VH6 tại vùng núi phía BắcNghiên cứu khả năng thích ứng và một số biện pháp kỹ thuật đối với giống lê VH6 tại vùng núi phía BắcNghiên cứu khả năng thích ứng và một số biện pháp kỹ thuật đối với giống lê VH6 tại vùng núi phía BắcNghiên cứu khả năng thích ứng và một số biện pháp kỹ thuật đối với giống lê VH6 tại vùng núi phía BắcNghiên cứu khả năng thích ứng và một số biện pháp kỹ thuật đối với giống lê VH6 tại vùng núi phía BắcNghiên cứu khả năng thích ứng và một số biện pháp kỹ thuật đối với giống lê VH6 tại vùng núi phía BắcNghiên cứu khả năng thích ứng và một số biện pháp kỹ thuật đối với giống lê VH6 tại vùng núi phía BắcNghiên cứu khả năng thích ứng và một số biện pháp kỹ thuật đối với giống lê VH6 tại vùng núi phía Bắc

Trang 1



NGUYỄN THỊ CẨM MỸ

NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT ĐỐI VỚI GIỐNG LÊ VH6 TẠI

VÙNG NÚI PHÍA BẮC

Chuyên ngành: Khoa học cây trồng Mã số: 9620110

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP

Người hướng dẫn khoa học:

1: TS Lưu Ngọc Quyến 2: PGS.TS Đào Thế Anh

HÀ NỘI, NĂM 2024

Trang 2

VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

Giáo viên hướng dẫn khoa học: 1 TS Lưu Ngọc Quyến 2 PGS.TS Đào Thế Anh

Phản biện 1: GS.TS Đào Thanh Vân Phản biện 2: TS Nguyễn Văn Vượng Phản biện 3: PGS.TS Ninh Thị Phíp

Luận án sẽ được bảo vệ trước hội đồng chấm luận án cấp viện

Họp tại: VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

Vào hồi giờ phút, ngày tháng năm 2024

Có thể tìm hiểu luận án tại:

1 Thư vện Quốc Gia Việt Nam

2 Thư viện Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam

Trang 3

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Cây Lê (Pyrus spp.) là cây ăn quả được trồng ở hầu hết các

vùng ôn đới trên toàn thế giới (Sally A Bound, 2021); là cây đặc sản có giá trị kinh tế cao, có chu kì kinh doanh kéo dài

Với lợi thế độ cao lớn, miền núi phía bắc Việt Nam có nhiều vùng có khí hậu lạnh thuận lợi cho việc phát triển cây trồng ôn đới như: Sa Pa (độ lạnh CU 616), Bắc Hà (CU 323) của tỉnh Lào Cai; Sìn Hồ của tỉnh Lai Châu (CU 522); Đồng Văn của Hà Giang (CU 568), Phần lớn các địa điểm này đều là những khu du lịch nổi tiếng của Việt Nam, tuy nhiên đây lại là những vùng kém phát triển, sản xuất nông lâm nghiệp còn nhiều hạn chế, cuộc sống của đồng bào dân tộc còn nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo cao (năm 2015 Sa Pa là 25,3%; Bắc Hà 28,5% Một trong những hạn chế cho việc phát triển kinh tế nơi đây là chưa đẩy mạnh việc khai thác nguồn tài nguyên khí hậu ôn đới thông qua các loại cây trồng ôn đới, đặc biệt là cây ăn quả, sản xuất vẫn chủ yếu với các cây trồng hàng năm truyền thống hiệu quả quả thấp

Giống lê VH6 có nguồn gốc từ Đài Loan và đã được Bộ Nông nghiệp & PTNT công nhận chính thức là giống cây trồng mới theo Quyết định 298/QĐ-TT-CLT ngày 12 tháng 7 năm 2012 tại vùng núi Phía Bắc nơi có độ lạnh trên 200 CU, có độ cao từ 500 m so với mực nước biển trở lên

Hiện nay, giống lê VH6 được trồng phổ biến ở các tỉnh vùng núi phía Bắc như Lào Cai, Lai Châu, Hà Giang, Bắc Cạn, Sơn La, cây lê sinh trưởng tốt và cho quả có chất lượng khá Tuy nhiên, đến nay chưa có những đánh giá khả năng thích ứng, ổn định năng suất,

Trang 4

chất lượng quả sau một thời gian trồng và phát triển ở các tỉnh miền núi phía Bắc Bên cạnh đó, việc nghiên cứu các biện pháp kĩ thuật canh tác cho cây lê vẫn còn hạn chế Do vậy rất cần có các nghiên cứu sâu hơn để đánh giá khả năng thích ứng của giống, kĩ thuật canh tác phù hợp cho cây lê VH6 nhằm khuyến cáo, mở rộng sản xuất cây lê tại các vùng khí hậu ôn đới phía Bắc, thúc đẩy phát triển nông nghiệp gắn với du lịch, tạo sinh kế, tăng thu nhập và xóa đói giảm nghèo bền vững cho đồng bào dân tộc nơi đây

Xuất phát từ vấn đề trên đề tài: “Nghiên cứu khả năng thích

ứng và một số biện pháp kỹ thuật đối với giống lê VH6 tại vùng núi phía Bắc” được tiến hành nghiên cứu

2 Mục tiêu nghiên cứu

- Xác định được khả năng sinh trưởng, phát triển năng suất chất lượng và tính ổn định của giống lê VH6 tại một số tỉnh thuộc vùng núi phía Bắc

- Xác định được các biện pháp kỹ thuật canh tác (cắt tỉa, tạo tán, chăm sóc…) nâng cao năng suất và chất lượng cho giống lê

VH6

3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3.1 Ý nghĩa khoa học của đề tài

Kết quả nghiên cứu của đề tài luận án góp phần bổ sung dữ liệu khoa học mới về khả năng thức ứng và ổn định và một số biện

pháp kỹ thuật canh tác cho giống lê VH6

3.2 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài

Các kết quả nghiên cứu của đề tài đóng góp thiết thực cho công tác phát triển giống lê VH6 tại các tỉnh miền núi phía Bắc

Góp phần hoàn thiện quy trình kỹ thuật canh tác (cắt tỉa, tạo

Trang 5

tán, chăm sóc…) cho giống lê VH6 tại các tỉnh miền núi phía Bắc Kết quả nghiên cứu là tài liệu tham khảo có giá trị cho công tác giảng dạy, nghiên cứu khoa học và chỉ đạo sản xuất giống lê

VH6

3.3 Phạm vi nghiên cứu của đề tài

Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, năng suất chất lượng và tính ổn định của giống lê VH6 tại một số tỉnh thuộc vùng núi phía Bắc (Lào Cai, Lai Châu, Bắc Cạn)

Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật canh tác (cắt tỉa, tạo tán, chăm sóc…) nâng cao năng suất và chất lượng cho giống lê VH6

4 Những đóng góp mới của luận án

- Đã đánh giá được tính thích ứng của lê VH6 với một số tiểu vùng sinh thái: Sa Pa, Bắc Hà, Ngân Sơn, Sìn Hồ có các điều kiện nằm trong khoảng thích hợp với yêu cầu sinh thái của cây lê

- Đánh giá được cây lê VH6 2 năm, 5 năm và 10 năm tuổi có khả năng thích ứng tốt ở cả 3 tiểu vùng sinh thái Sa Pa, Bắc Hà và Ngân Sơn: sinh trưởng phát triển tốt, ít nhiễm các loại sâu bệnh hại; năng suất ở cây lê 5 và 10 năm tuổi đạt lần lượt từ 1,63 - 2,75 kg/cây và 29,6 – 41,32 kg/cây, cao nhất ở Bắc Hà (2,75 kg/cây ở lê 5 năm tuổi và 41,32 kg/cây ở lê 10 năm tuổi)

- Đánh giá được tính ổn định của năng suất quả của cây lê VH6 qua các tuổi thu hoạch (5, 6, 7, 8 năm tuổi và 10, 11, 12, 13 năm tuổi) với chỉ số môi trường (I) tại 4 điểm Sa Pa, Bắc Hà, Ngân Sơn, Sìn Hồ lần lượt là -0,52; - 5,14; -4,21 và -0,42; Bắc Hà có điều kiện thuận lợi nhất cho giống lê VH6 sinh trưởng, phát triển và cho năng suất cao nhất;

Trang 6

- Đã xác định được lượng phân bón kali bổ sung cho cây lê VH6 10 năm tuổi, trên nền phân bón 40 kg phân chuồng hoai mục + 300g N + 200g P2O5 + 420g K2O/cây là 80 g K2O/cây cho kết quả tốt nhất, các chỉ tiêu năng suất, hàm lượng chất khô, đường tổng số, vitamin C và độ Brix đều đạt giá trị cao nhất (tương ứng là 51,3 kg/cây; 14,2%; 11,5%; 34,41 mg/100g và11,8%) và hàm lượng axit hữu cơ giảm thấp (0,12%)

- Đã xác định được thời gian cắt tỉa và góc vít cành thích hợp với cây lê VH6 5 năm tuổi là cắt tỉa 2 lần khi đợt lộc xuân thành thục và sau thu hoạch (vào tháng 5 và tháng 10) kết hợp vít cành nghiêng 65 - 700 về các hướng giúp cây sinh trưởng phát triển tốt, hạn chế sâu bệnh hại; năng suất đạt 14,37 kg/cây, mang lại lãi thuần 232,69 triệu đồng/ha

- Đã xác định được số quả để lại trên chùm sau khi tỉa thưa thích hợp cho giống lê VH6 là 2 quả/chùm đạt năng suất cao 45,2 kg/cây, đồng thời mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất đạt 448,09 - 451,33 triệu đồng/ha so với việc không thực hiện kỹ thuật tỉa quả

- Đã xác định được thời điểm bao quả thích hợp cho cây lê VH6 là sau khi ra hoa 60 ngày đã giảm tỷ lệ rụng quả, nứt quả, mầu sắc vỏ quả vàng xanh; có hàm lượng Vitamin C, đường tổng số và độ Brix cao; năng suất đạt ổn định (39,8 kg/cây - 45,2 kg/cây); hiệu quả kinh tế cao 253,8 triệu đồng/ha - 451,33 triệu đồng/ha

5 Bố cục của luận án

Luận án gồm 126 trang (Không kể phần phụ lục): Mở đầu (4 trang), Chương 1: Tổng quan các vấn đề nghiên cứu (39 trang), Chương 2: Vật Liệu, nội dung và phương pháp nghiên cứu (12 trang), Chương 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận (67 trang), kết

Trang 7

luận và đề nghị (2 trang); 139 Tài liệu tham khảo, sử dụng 17 tài liệu Tiếng Việt, 120 tài liệu tiếng anh, 03 internet Luận án có 44 bảng và đồ thị, 02 công trình đã công bố

Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU

Luận án đã tham khảo và tổng hợp các tài liệu tiếng Việt và tiếng Anh, với các nội dung liên quan bao gồm: 1 Nguồn gốc và phân loại các giống lê, 2 Yêu cầu sinh thái cây lê, 3 Tình hình sản xuất cây lê trên thế giới và Việt Nam, 4 Những nghiên cứu về kỹ thuật trồng trọt trên cây lê, 5 Kết luận rút ra từ tổng quan

1.1 Nguồn gốc và phân loại các giống lê

Nguồn gốc của cây lê đã có khá nhiều tác giả đề cập tới và có nhiều ý kiến khác nhau Lê được trồng ở những vùng khí hậu ôn hòa, mát mẻ kéo dài đến thời cổ đại xa xôi, và có bằng chứng về việc nó được sử dụng như một loại thực phẩm từ thời tiền sử Các tài liệu phần lớn đều chỉ ra rằng lê được trồng ở Trung Quốc 2000 năm trước Công nguyên Lê cũng được trồng bởi người La Mã hay ở Hy Lạp cây lê dại đã có cách đây 1000 năm trước công nguyên

Theo Muriel Quinet và Jean-Pierre Wesel (2019) đã tổng kết,

lê thuộc họ Rosaceae, chi Pyrus L Nhóm Pyrus gồm có: lê châu Âu,

Pyrus Communis, và lê châu Á P pyrifolia, P × bretschneideri, P ussuriensis và P chìmiangensis Lê châu Âu thon dài và có kết cấu căng mọng, trong khi lê châu Á lại tròn và có vân cát Chi Pyrus thuộc phân họ Amygdaloideae và bộ tộc Malinae và bao gồm khoảng 75 - 80 loài và các loài lai tạp giữa các loài

1.2 Yêu cầu sinh thái cây lê

Cây lê có thể sinh trưởng tốt ở độ cao so với mặt nước biển từ 1.700m đến 2.400m Ở Việt Nam cây lê có thể trồng được ở nơi có

Trang 8

độ cao so với mặt nước biển từ 400 - 900m trở lên

Cây phát triển bình thường, độ lạnh đòi hỏi nhiệt độ từ 70 – 800 F (21,1 - 29,40C) trung bình cho một ngày trong suốt thời kỳ hoa nở, nhưng tốt nhất là ở nhiệt độ 550 F (12,80C) Lê là thuộc loại cây thích ánh sáng, yêu cầu từ 1600 - 1700 giờ trong 1 năm Yêu cầu của cây lê về lượng mưa bình quân cả năm là 1500-1700 mm Độ ẩm không khí phù hợp cho cây lê sinh trưởng, phát triển là 75- 80 % Đối với đất trồng lê yêu cầu độ phì cao, kết cấu tốt, độ sâu 1m trở lên, ít sỏi đá, thoát nước tốt, Mạch nước ngầm ở độ sâu 1,2 m so với

mặt đất Độ pH thích hợp cho cây lê 5,5- 6

1.3 Tình hình sản xuất cây lê trên thế giới và Việt Nam

Lê được coi là loại trái cây ôn đới lớn thứ ba sau nho và táo, với Trung Quốc, Hoa Kỳ và Ý đóng góp gần 75% sản lượng lê toàn cầu Diện tích trồng lê trên thế giới trong những năm gần đây khá ổn định đạt 1.292.709 ha (2020), năng suất trung bình đạt 17,8 tấn/ha với sản lượng đạt 23.109.219 tấn trong năm 2020; trong đó khu vực Châu Á dẫn đầu về sản lượng lê 17.917.735 tấn năm 2020, đứng thứ hai là Châu Âu

Lê là một cây ăn quả đặc sản của vùng ôn đới nước ta, lê được trồng ở các tỉnh miền núi phía Bắc như Trà Lĩnh, Thạch An (Cao Bằng) Xín Mần, Đồng Văn (Hà Giang) Mường Khương, Sa Pa, Bắc Hà (Lào Cai) Ngân Sơn, Ba Bể (Bắc Kạn) năm 2023, Lào Cai là tỉnh có diện tích trồng lê lớn nhất trong cả nước với tổng diện tích năm 2022 đạt 1.138,0 ha, sản lượng vươn lên đứng đầu cả nước đạt 3.993,8 tấn Hà Giang là một trong hai tỉnh có diện tích trồng lê lớn nhất cả nước với tổng diện tích năm 2020 đạt 995,6 ha (trong đó diện tích cho thu hoạch là 416,3 ha), năng suất trung bình đạt 53,1 tấn/ha,

Trang 9

sản lượng đạt 2.211,4 tấn; sang đến năm 2021 – 2022 diện tích, năng suất và sản lượng lê của tỉnh khá ổn định Bắc Kạn tính đến năm 2022 diện tích trồng lê của toàn tỉnh 39,8 ha giảm mạnh so với năm

2021 (là 42,9 ha)

1.4 Những nghiên cứu về kỹ thuật trồng trọt trên cây lê

Kết quả nghiên cứu về phân bón trên cây lê

Việc bón K làm tăng hàm lượng K trao đổi trong đất, nhưng không phải lúc nào nó cũng tương quan với sự gia tăng nồng độ K trong lá và quả Liều lượng kinh tế nhất là 45,40 kg K2O/ha Một thí nghiệm được tiến hành nhằm cải thiện kích thước và chất lượng của quả lê Patharnakh thông qua việc phun phân bón kali qua lá Số lần phun K có ảnh hưởng tích cực đến kích thước quả cuối cùng Kích thước quả tối đa được ghi nhận với ba lần phun KNO3 với tỷ lệ 1,5% Kali (K +) đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng quả K có thể thúc đẩy quá trình quang hợp, tải và vận chuyển đường từ nguồn đến nơi tích lũy Thiếu kali có thể dẫn đến những hạn chế về khí khổng và không khí khổng đối với quá trình quang hợp và do đó sinh trưởng của cây trồng (Gao et al., 2021)

Kết quả nghiên cứu về bao quả trên cây lê

Đóng bao trái cây gần đây đã trở thành một phần không thể thiếu trong thị trường xuất khẩu và nội địa của trái cây , đóng bao là một phương pháp tuyệt vời để thu được trái cây với lượng đầu vào hoặc dư lượng thuốc trừ sâu rất thấp Chất lượng trái cây (kích thước, độ Brix, độ axit) là tương tự giữa trái cây đóng bao và không bao

Kết quả nghiên cứu về vít cành tạo tán trên cây lê

Vít cành tạo tán là một biện pháp kỹ thuật có từ lâu và được sử dụng rộng rãi trong các vườn cây ăn quả nhằm hạn chế sinh

Trang 10

trưởng sinh dưỡng và thúc đẩy quá trình ra hoa, đậu trái của cây

Kết quả nghiên cứu về tỉa quả trên cây lê

Một số phương pháp giúp giảm hoa/quả con đã được nghiên cứu thực hiện: (1) tỉa thưa bằng tay; (2) ứng dụng máy ủ bioregu thực vật (PBRs) ngăn cản quá trình thụ tinh khi ra hoa hoặc dẫn đến hiện tượng rụng hoa/quả con; (3) thông qua che nắng (ức chế quang hợp) của cây; (4) xác định lại vật lý bằng cách sử dụng các thiết bị cơ

khí; hoặc (5) thông qua các thực hành văn hóa như tỉa cành 1.5 Kết luận rút ra từ tổng quan

Trên thế giới có rất nhiêu nghiên cứu về cây lê và các biện pháp kỹ thuật trên cây lê gồm các biện pháp vin cành tỉa quả, bón phân, bao quả, Tuy nhiên tại Việt Nam chưa có nhiều các nghiên cứu sâu về các kỹ thuật canh tác, chăm sóc, thu hái quả lê

Giống lê VH6 được nghiên cứu tuyển chọn và phát triển một số cây ăn quả ôn đới ở phía Bắc của Viện khoa học kỹ thuật Nông Lâm miền núi phía Bắc Tuy nhiên, đến nay chưa có những đánh giá khả năng thích nghi và cho sản phẩm thu hoạch (năng suất, chất lượng, tính ổn định) của cây lê VH6 khi trồng lâu năm tại các vùng khí hậu lạnh khác nhau đó Cùng đó việc nghiên cứu các biện pháp kĩ thuật canh tác cho cây lê vẫn còn hạn chế Tỉa thưa, bao quả, quả là một trong những kỹ thuật quan trọng của canh tác cây ăn quả thương mại và được thực hiện trên nhiều loại cây ăn quả Tuy nhiên, ở Việt Nam kỹ thuật này chưa được thực hiện trên cây lê và chưa có công bố về tỉa thưa, bao quả, vin cành, tạo tán quả trên cây lê Do vậy rất cần có các nghiên cứu tiếp theo và sâu hơn nữa để tìm giống thích ứng, kĩ thuật canh tác phù hợp nhằm khuyến cáo, mở rộng sản xuất cây lê tại các vùng khí hậu ôn đới phía Bắc, thúc đẩy phát triển

Trang 11

nông nghiệp gắn với du lịch, tạo sinh kế, tăng thu nhập và xóa đói

giảm nghèo bền vững cho đồng bào dân tộc nơi đây

Chương 2: VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Vật liệu nghiên cứu

+ Giống lê VH6 có nguồn gốc từ Đài Loan và đã được Bộ NN-PTNT công nhận là giống cây trồng mới từ năm 2012

+ Phân bón vô cơ: Đạm urê (CO(NH4)2 46%), Supe lân (P2O5 20%), Kali clorua (KCl 60%)

+ Túi bọc quả chất liệu giấy

2.2 Nội dung nghiên cứu

2.2.1 Nghiên cứu khả năng sinh trưởng phát triển và khả năng thích ứng của giống lê VH6 tại một số tiểu vùng sinh thái

2.2.2 Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật canh tác cho giống lê VH6

2.3 Phương pháp nghiên cứu và các chỉ tiêu theo dõi

2.3.1 Phương pháp điều tra thu thập số liệu

2.3.2 Phương pháp thí nghiệm

2.3.2.1 Nghiên cứu đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển và khả năng thích ứng của giống lê VH6 tại một số tiểu vùng sinh thái

Thu thập các số liệu về điều kiện tự nhiên khí hậu (Độ cao, địa hình, nhiệt độ, lương mưa, ẩm độ) so sánh với yêu cầu sinh thái ngoại cảnh của cây lê để đánh giá tính phù hợp của một số tiểu vùng sinh thái trồng lê

Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của giống lê VH6 tại 3 tiểu vùng sinh thái: Sa Pa - Lào Cai; Bắc Hà - Lào Cai; Ngân Sơn - Bắc Cạn

Trang 12

Ở mỗi địa điểm lựa chọn cây: 2 tuổi; 5 tuổi; 10 tuổi Mỗi độ tuổi là một công thức chọn 5 cây, mỗi công thức được nhắc lại 3 lần

*Nghiên cứu đánh giá tính ổn định về năng suất quả của giống lê VH6 tại một số tiểu vùng sinh thái

Thí nghiệm tiến hành ở 4 tiểu vùng sinh thái Sa Pa - Lào Cai; Bắc Hà - Lào Cai; Ngân Sơn - Bắc Cạn và Sin Hồ - Lai Châu

Ở mỗi địa điểm lựa chọn cây: 5 tuổi; 10 tuổi Mỗi độ tuổi là một công thức chọn 5 cây, mỗi công thức được nhắc lại 3 lần

*Nghiên cứu ảnh hưởng của lượng bón kali bổ sung đến năng suất, chất lượng của giống lê VH6

Thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên đầy đủ (RCBD) với 3 lần nhắc lại – Mỗi ô thí nghiệm 5 cây tuổi 10

Công thức 1 (P1): 30 – 40kg phân chuồng hoai mục + 300g N + 200g P205 + 420g K20/cây (nền); Công thức 2 (P2): Nền + 40 g K20/cây; Công thức 3 (P3): Nền + 60 g K20/cây; Công thức 4 (P4): Nền + 80 g K20/cây; Công thức 5 (P5): Nền + 100 g K20/cây

* Nghiên cứu biện pháp vin cành tạo tán khai tâm kết hợp cắt tỉa đến sinh trưởng, năng suất và chất lượng của giống lê VH6

Thí nghiệm 2 nhân tố gồm 12 công thức, 3 lần nhắc lại, bố trí theo kiểu Split – Plot, công thức VC1CT1 không vít cành và không cắt tỉa làm đối chứng

+ Nhân tố 1: Vít cành

Công thức 1 (VC1): Không Vít cành

Công thức 2 (VC2): Vít cành cấp độ nhẹ (khoảng 450 - 500)

Công thức 3 (VC3): Vít cành cấp độ trung bình (khoảng 650 - 700) Công thức 4 (VC4): Vít cành cấp độ cao (khoảng 850 - 900)

+ Nhân tố 2: Cắt tỉa:

Trang 13

Công thức 1 (CT1): Không cắt tỉa

Công thức 2 (CT2): : Cắt tỉa cành một lần sau khi thu hoạch (Cắt tỉa cành 1 lần vào tháng 10)

Công thức 3 (CT3): Cắt tỉa khi đợt lộc xuân thành thục và sau thu hoạch (Cắt tỉa cành 2 lần vào tháng 5 và tháng 10)

* Nghiên cứu ảnh hưởng của biện pháp tỉa quả đến năng suất và chất lượng của giống lê VH6

Thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên đầy đủ (RCBD) với 3 lần nhắc lại – Mỗi ô thí nghiệm 5 cây tuổi 10 gồm: Công thức 1 (CT1): Không tỉa quả (đối chứng: >3 quả/chùm); Công thức 2 (CT2): Tỉa để lại 3 quả/chùm; Công thức 3 (CT3): Tỉa để lại 2 quả/chùm

* Nghiên cứu ảnh hưởng của thời điểm bao quả đến năng suất và chất lượng của giống lê VH6

Thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên đầy đủ (RCBD) với 3 lần nhắc lại – Mỗi ô thí nghiệm 5 cây tuổi 10 gồm: Công thức 1: Không bao quả (ĐC); Công thức 2: Bao quả sau khi ra hoa 75

ngày; Công thức 3: Bao quả sau khi ra hoa 50 ngày

*Quy trình chăm sóc

Tất cả các công thức thí nghiệm cùng áp dụng chung một nền chăm sóc với lượng phân bón là: 40 kg phân chuồng hoai mục + 300g N + 200g P2O5 + 420g K2O/cây Các kỹ thuật khác tiến hành theo hướng dẫn kỹ thuật trồng Lê VH6 của Trung tâm Giống nông nghiệp Lào Cai (2017)

*Thời gian thực hiện: 2018-2022

*Địa điểm: Bắc Hà, tỉnh Lào Cai; Ngân Sơn, tỉnh Bắc Cạn; huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu

2.4 Phương pháp xử lý số liệu:

Ngày đăng: 04/05/2024, 14:01

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan