khoa học quản lý tiểu luận nghiên cứu về việc

22 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
khoa học quản lý tiểu luận nghiên cứu về việc

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Nguyên tắc này đòi hỏi người quản lý phải có quan điểm hiệu quả đúng đắn, biết phân tích hiệu quả trong từng tình huống khác nhau, biết đặt lợi ích chung lên hàng đầu, từ đó đề ra các qu

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢIKHOA VẬN TẢI – KINH TẾLOGISTIC VÀ QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG

BÀI TẬP LỚN

HỌC PHẦN: KHOA HỌC QUẢN LÝ – K62

Chủ đề: Nghiên cứu về nghiên tắc hiệu quả trong quản lý và ứng dụngNhóm: KENKEN Team

Lớp: Logistic và quản lý chuỗi cung ứng 1Giáo viên bộ môn: Kiều Thị Hương Giang

Trang 3

MỤC LỤC

1 Khái niệm & mục đích của nguyên tắc quản lý hiệu quả 1

2 Nội dung của nguyên tắc quản lý hiệu quả 1

3 Biểu hiện của nguyên tắc quản lý hiệu quả 3

4 Yêu cầu của doanh nghiệp và người quản lý 3

PHẦN 2: ỨNG DỤNG CỦA NGUYÊN TẮC QUẢN LÝ HIỆU QUẢ 8 1 Công ty điện lực Đắk Lắk 8

a Giải pháp 8

b Phân tích tính hiệu quả 12

2 Vinamilk luôn tích cực trong việc thực hành các tiêu chí E-S-G .12 3 Việt Nam - UNICEF 17

Tài liệu tham khảo 20

Trang 4

PHẦN 1: NGUYÊN TẮC QUẢN LÝ HIỆU QUẢ

1 Khái niệm & mục đích của nguyên tắc quản lý hiệu quả

Nguyên tắc quản lý là những luận điểm cơ bản, phản ánh tính quy luật của hoạt động quản lý, những luận điểm có tính chất định hướng và chỉ đạo hành động buộc nhà quản lý phải tuân theo nhằm đạt mục tiêu quản lý.Nói cách khác, nguyên tắc quản lý là những quy tắc chỉ đạo, những tiêu chuẩn hành vi, nhưng quan điểm cơ bản chi phối mọi quá trình quản lý mà nhà quản lý phải tuân thủ.

Nguyên tắc hiệu quả quy định mục tiêu của quản lý, bao gồm cả hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội và hiệu quả môi trường Nguyên tắc này đòi hỏi người quản lý phải có quan điểm hiệu quả đúng đắn, biết phân tích hiệu quả trong từng tình huống khác nhau, biết đặt lợi ích chung lên hàng đầu, từ đó đề ra các quyết định tối ưu để tạo ra các thành quả có lợi nhất cho hệ thống.

Nói chung, mục đích nguyên tắc quản lý hiệu quả là đạt được kết quả cao nhất trong phạm vi đạt được.

Ví dụ về nguyên tắc quản lý hiệu quả:

Nếu một công ty kinh doanh sôcôla và cocktail được coi là nền kinh tế, nếu một đồ uống cocktail có giá 5 đô la và một hộp sôcôla được bán với giá 3 đô la, thì theo nguyên tắc hiệu quả, việc bán những hàng hóa này chỉ mang lại lợi ích tối đa cho xã hội, khi lợi ích cận biên do hiệu quả phân bổ bằng với chi phí sản xuất biên Nếu sản xuất 10 ly cocktail và 15 hộp bánh quy có giá 95 đô la, thì sản lượng của doanh nghiệp này phải được kết hợp theo nguyên tắc hiệu quả bằng hiện vật, nghĩa là nó phải đáp ứng nhu cầu với chi phí thấp nhất có thể và cũng là lợi ích lớn nhất có thể xã hội.

2 Nội dung của nguyên tắc quản lý hiệu quả

Nguyên tắc hiệu quả đòi hỏi người quản lý phải có quan điểm hiệu quả đúng đắn, biết phân tích hiệu quả trong từng tình huống khác nhau, biết đặt lợi ích chung lên trước và lên trên lợi ích cá nhân, từ đó đề ra các quyết định tối ưu nhằm tạo ra thành quả có lợi nhất cho hệ thống.

Trang 5

Người quản lý (cán bộ quản lý) là một trong những nhân tố quyết định mọi thành công trong hoạt động của một tổ chức và của chiến lược phát triển của tổ chức đó Người quản lý là người đề ra mục tiêu và tổ chức thực hiện mục tiêu thông qua các cộng sự Do đó, yêu cầu người quản lý phải có bản lĩnh, có khả năng nhạy cảm, linh hoạt, khả năng quan sát nắm các nhiệm vụ từ tổng thể đến chi tiết để tổ chức hệ thống hoạt động đồng bộ, có hiệu quả Người quản lý phải biết phân công, tổ chức lao động, có khả năng “dùng người” Ngoài ra, nhà quản lý còn phải xử lý tốt mối quan hệ bên trong và bên ngoài hệ thống.

Người quản lý phải có quan điểm, lập trường và bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên định, nắm vững đường lối, chủ chương chính sách của Đảng và nhà nước, có khả năng tự đánh giá công việc của bản thân, đánh giá con người mà mình quản lý theo tiêu chuẩn chính trị, biết biến nhận thức chính trị của mình thành nhận thức của các thành viên, tạo được lòng tin và lôi cuốn mọi người tham gia hoạt động.

Có mối quan hệ hữu cơ với tiết kiệm, để mang lại hiệu quả và để có hiệu quả thì cần tiết kiệm Điều này có nghĩa với một cơ sở vật chất kỹ thuật, một lực lượng lao động hiện có cần đạt được kết quả hoạt động cao nhất hoặc để đạt được một kết quả nhất định trong hoạt động thì chi phí là thấp nhất.

Để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, phát triển vững mạnh, bên cạnh việc cần môi trường kinh doanh thông thoáng, bình đẳng với sự đồng hành của cơ quan, chính quyền các cấp trong cắt giảm chi phí đầu vào thì bản thân mỗi doanh nghiệp cần có giải pháp cắt giảm chi phí trong hoạt động của mình Làm thế nào để tiết giảm chi phí mà vẫn đảm bảo hiệu quả kinh doanh là vấn đề không mới nhưng luôn đòi hỏi cần có câu trả lời mới đối với các doanh nghiệp

Tuy nhiên, không phải lãnh đạo doanh nghiệp nào cũng biết cắt giảm chi phí sao cho hiệu quả Một số doanh nghiệp tìm cách giảm đều mọi khoản chi tiêu, số khác lại nhắm vào khu vực tiêu hao nhất Những cách làm này có tác động trong ngắn hạn và gây hại cho vị thế và tăng trưởng về lâu dài của doanh nghiệp Cách nhận định đúng đắn về cắt giảm chi phí là hãy nhắm đến các năng lực hoạt động cần thiết và đầu tư vào những năng lực nào chắc chắn sẽ mang đến lợi thế trong tiếp cận nhóm khách hàng doanh nghiệp quan tâm nhất Nếu doanh nghiệp cắt giảm chi phí mà không nghiên cứu cụ thể về chiến lược thì doanh nghiệp sẽ dễ dàng mất lợi thế cạnh tranh, còn nếu tập trung vào những mũi nhọn tiềm năng tương lai, thì việc giảm chi phí sẽ là chất xúc tác để doanh nghiệp chuyển mình theo hướng mong đợi.

Trang 6

Đối với nhà quản lý, để kiểm soát được chi phí phát sinh hàng ngày, quan trọng là phải nhận diện ra các loại chi phí, để đề ra biện pháp kiểm soát chi phí phù hợp và nên bỏ qua những chi phí không thuộc phạm vi kiểm soát của mình nếu không việc kiểm soát sẽ không mang lại hiệu quả.

3 Biểu hiện của nguyên tắc quản lý hiệu quả

Có đường lối phát triển hệ thống đúng đắn, phù hợp.

Thực hiện tiết kiệm trong các quá trình xây dựng và tổ chức hoạt động của hệ thống.

Các công ty, tổ chức thực hiện tốt nguyên tắc hiệu quả thường có kết quả kinh doanh vượt trội hơn so với các đối thủ cạnh tranh.

Chiến lược liên tục thay đổi để phù hợp với tình hình của thị trường và nội bộ tổ chức, doanh nghiệp.

Hệ thống hoạt động trơn tru, nhanh chóng và đạt kết quả tối ưu.

4 Yêu cầu của doanh nghiệp và người quản lý

Để thực hiện mục tiêu chung của tổ chức các nhà quản lý phải biết phối hợp tối ưu nguồn lực Đó là sự kết hợp tối ưu, hiệu quả giữa người quản lý với người quản lý, giữa người quản lý với người bị quản lý, giữa các người bị quản lý và giữa nhân lực với các nguồn nhân lực khác.

Để thực hiện nguyên tắc này nhà quản lý cũng như là doanh nghiệp cần sử dụng các phương thức quản lý tiên tiến nhất mới đem lại hiệu quả cao nhất như: Phân công công việc, giao quyền một cách hợp lý, phù hợp

Phân công lao động thực chất là chia quá trình sản xuất thành các bộ phận khác nhau, bố trí lao động vào các bộ phận đó theo năng lực sở trường và ngành nghề mà người công nhân được đào tạo phù hợp với yêu cầu của từng vị trí Phân công lao động là cơ sở tạo tiền đề cho việc nâng cao năng suất lao động.

Trang 7

Phân công lao động chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố: cơ cấu sản xuất, loại hình sản xuất, trình độ tổ chức quản lý, trình độ kỹ thuật Do đó, khi phân công lao động phải chú ý các nhân tố trên để phân công lao động hợp lý.

Ví dụ: trong sản xuất người ta dựa vào cấp bạc kỹ thuật để xác định mức độ phức tạp của công việc để bố trí lao động có cấp bậc tương ứng như công nhân bậc 1, bậc 2, bậc 3,…đến bậc 7.

Sử dụng đúng sức lao động, tận dụng mọi nguồn nhân lực

Sử dụng nguồn nhân lực là hoạt động tiếp theo của quá trình đào tạo và tuyển chọn nguồn nhân lực Do đó, việc đào tạo và tuyển chọn nguồn nhân lực có ảnh hưởng rất lớn đến nguồn nhân lực Nếu như nguồn nhân lực được đào tạo tốt, nắm vững chuyên môn nghề nghiệp thì việc sử dụng nguồn nhân lực sẽ đạt hiệu quả cao và ngược lại

Mac Milan và Schuller cho rằng “Tập trung vào các nguồn nhân lực của hãng sẽ tạo ra được cơ hội đảm bảo chiến thắng đối thủ cạnh tranh” Sử dụng tốt nhất nguồn nhân lực như là một vũ khí cạnh tranh quan trọng trong việc nâng cao tính năng của tổ chức, là một chiều hướng mới trong quản lý hành vi tổ chức Nhưng làm sao để các tổ chức có thể sử dụng các nguồn nhân lực như một vũ khí chiến lược? Điều này đòi hỏi ở các nhà quản lý một khả năng tổ chức và có được tầm nhìn chiến lược.

Sử dụng hiệu quả các nguồn lực khác

Trang 8

Những nguồn lực hướng tới việc thúc đẩy nền kinh tế phát triển sẽ được chia ra thành hai loại nguồn lực trong nước – nội lực và nguồn lực bên ngoài – ngoại lực Nguồn lực của một doanh nghiệp có rất nhiều, tuy nhiên sẽ có những nguồn lực cực kì quan trọng mà doanh nghiệp cần chú trọng phát triển nó để đẩy mạnh sự phát triển của doanh nghiệp:

Trang thiết bị phục vụ sản xuất: Trang thiết bị càng hiện đại thì càng tạo ra năng suất và hiệu quả cao, hỗ trợ được con người tốt nhất và giảm bớt được sức lao động của con người.

Thị trường tiềm năng: Doanh nghiệp phải xác định được thị trường tiềm năng cho sản phẩm và dịch vụ của mình Xác định càng chuẩn thì việc tiếp cận khách hàng càng hiệu quả và đơn hàng sẽ nhanh chóng được chốt hơn.

Quản lý nguồn tài chính tốt là yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp đạt được các mục tiêu đã đề ra trước đó Công ty cần phải tránh các tình huống thiếu vốn vì chúng sẽ gây ảnh hưởng đến hoạt động ngắn hạn trong doanh nghiệp.

Nhà lãnh đạo phải xác định được đâu là những nguồn lực quan trọng và cách thức phân bổ nguồn lực sao cho phù hợp, hiệu quả nhất đưa tới những lợi ích cao nhất cho hoạt động, sản xuất kinh doanh của công ty mình.

Ví dụ, ngành công nghệ thông tin của Ấn Độ đã được thúc đẩy bởi làn sóng gia công bởi các công ty công nghệ ở phương Tây.

Trang 9

Đầu tư có trọng điểm trong việc phát triển nhân lực

Nguồn nhân lực chất lượng cao là nguồn nhân lực có trí tuệ, tay nghề, năng lực tốt, được đào tạo cơ bản, chuyên sâu để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của thực tiễn đất nước, của thị trường lao động hiện nay Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao được xem là yếu tố nòng cốt bảo đảm cho nền kinh tế phát triển, hội nhập sâu rộng, bền vững, ổn định trong điều kiện phát triển kinh tế tri thức thời đại mới.

Đối với doanh nghiệp việc đầu tư phát triển nhân lực đáp ứng nhu cầu tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, nâng cao tính ổn định và năng động của doanh nghiệp, tạo điều kiện cho áp dụng tiến bộ kỹ thuật và quản lý doanh nghiệp Giải quyết các vấn đề tổ chức, nâng cao nguồn nhân lực có thể giúp các nhà quản trị giải quyết được các mâu thuẫn, xung đột giữa các cá nhân và giữa các công đoàn với các nhà quản trị, đề ra các chính sách về quản lý nguồn nhân lực của doanh nghiệp có hiệu quả.

Đầu tư công nghệ đáp ứng yêu cầu của công việc

Đổi mới, sáng tạo và nâng cao năng lực ứng dụng công nghệ là cơ sở giúp doanh nghiệp cải thiện năng suất lao động và chất lượng sản phẩm

Trang 10

Công nghệ giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian bằng cách tối ưu hóa, tự động hóa, đơn giản hóa quy trình hoạt động, thậm chí loại bỏ được một số công việc mà nhân viên sẽ mất nhiều ngày để hoàn thành.

Đầu tư vào công nghệ sẽ giúp doanh nghiệp phát triển ngày càng mạnh mẽ hơn nữa trong tương lai Công nghệ giúp giải phóng thời gian cho các tác vụ thủ công, giúp dữ liệu an toàn hơn, thông tin liên lạc nội bộ và bên ngoài sẽ được cải thiện và doanh nghiệp sẽ có lợi thế hơn so với đối thủ.

Một báo cáo cũng chứng minh rằng đầu tư vào CNTT có thể giúp doanh nghiệp tăng năng suất lên 20% và những nhân viên dành 60-80% thời gian làm việc từ xa có mức độ tham gia làm việc cao nhất.

Ví dụ: Về ứng dụng công nghệ thông tin vào kinh doanh: Đó là các hộp thoại Chatbots trên Website Thực tế, có 60% Millennials đã tương tác với một Chatbot ít nhất một lần trong đời Khách hàng thời đại 4.0 ngày nay luôn mong đợi những phản hồi, giải đáp và đáp ứng tất cả các thắc mắc và nhu cầu của họ ngay lập tức Do đó, dự kiến thị trường Chatbot sẽ đạt 1,23 tỷ đô la trên toàn cầu vào năm 2025.

Trang 11

PHẦN 2: ỨNG DỤNG CỦA NGUYÊN TẮC QUẢN LÝ HIỆU QUẢ

1 Công ty điện lực Đắk Lắk

Tiết kiệm điện và giảm tỷ lệ tổn thất điện năng đang là vấn đề cấp bách hàng đầu của ngành điện Để thực hiện nhiệm vụ này, công ty điện lực Đắc Lắc đã thực hiện hàng loạt giải pháp rất hiệu quả.

a Giải pháp

Tiết kiệm điện để đảm bảo cung ứng điện

Ông Lê Hoài Nhơn- PGĐ Công ty điện lực Đắc Lắc cho biết, là tỉnh vùng sâu vùng xa, trình độ dân trí người dân chưa cao nên nhận thức về tiết kiệm điện còn hạn chế Đa số các doanh nghiệp trên địa bàn sử dụng những loại máy móc, thiết bị cũ, lạc hậu nên tiêu tốn điện năng lớn Hầu hết các doanh nghiệp không có hệ thống quản lý năng lượng và cán bộ chuyên trách về lĩnh vực này, nguồn vốn đầu tư cho việc thay thế, cải tiến công nghệ rất hạn chế Để thực hiện chương trình tiết kiệm điện, công ty đã phối hợp với các phương tiện thông tin đại chúng xây dựng

Trang 12

phố, những khu vực trung tâm, vùng đông dân cư và địa bàn mới có điện để phát tờ rơi, tuyên truyền, cổ vũ thực hiện tiết kiệm điện

Công ty cũng làm việc trực tiếp với những doanh nghiệp sử dụng trên 100.000 kWh/tháng, yêu cầu doanh nghiệp ký cam kết tiết giảm 10%/tổng sản lượng điện sử dụng Phối hợp với các ngành chức năng kiểm tra việc sử dụng điện của nhà hàng, khách sạn và các doanh nghiệp sản xuất lớn Tư vấn cho khách hàng tắt các thiết bị, đèn chiếu sáng, bảng hiệu quảng cáo khi không có nhu cầu sử dụng; hạn chế đến mức thấp nhất việc sử dụng các thiết bị tiêu thụ điện lớn như máy điều hoà, bình nước nóng, máy bơm nước, bàn là điện … trong giờ cao điểm Công ty cũng đã lập kế hoạch cung ứng điện tại địa phương trình Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk phê duyệt để thực hiện việc tiết giảm điện trong trường hợp thiếu nguồn hoặc vượt quá mức phân bổ sản lượng của EVNCPC, đảm bảo theo nguyên tắc luân phiên, công bằng, hài hòa giữa nhu cầu điện cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân Nhờ vậy, năm 2010, công ty đã tiết kiệm được 7,8 triệu kWh, đạt 100% chỉ tiêu EVN CPC giao Từ đầu mùa khô 2010 đến nay, mặc dù sản lượng điện được phân bổ hạn chế nhưng nhờ việc sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả nên công ty vẫn đảm bảo cung điện cho sản xuất kinh doanh, góp phần tiết kiệm ít nhất mỗi năm là 1% điện thương phẩm.

Giảm thất thoát điện: gắn trách nhiệm đến từng người

Công ty Điện lực Đắk Lắk hiện có 13 trạm trung gian, công suất 94 MVA, 3.520 km đường dây trung áp, 2.693 trạm biến áp phụ tải, 3.861 đường dây hạ áp Trong năm 2010, sản lượng điện sản xuất là 855,5 triệu kWh, đạt 110% kế hoạch, tỷ lệ tổn thất điện năng đạt 7,56%, giảm 0,33% so với năm 2009

Theo ông Nhơn, khó khăn nhất của công ty trong việc chống thất thoát điện là là lưới điện nông thôn mới bàn giao ở nhiều địa phương đã quá cũ nát và quá tải nghiêm trọng; công tác quản

Trang 13

lý kỹ thuật, điện áp, nhất là đường dây hạ áp còn rất thấp, tình trạng sai số trên công tơ, tình trạng lệch pha vẫn còn phổ biến Tình trạng cây cối va chạm vào dây trần vẫn tồn tại ở nhiều vị trí; công tác quản lý công tơ chưa tốt, việc thay thế hệ thống đo đếm phù hợp với phụ tải chưa kịp thời dẫn đến tình trạng quá tải hoặc non tải… Tổ giảm tổn thất thoát điện năng đã được thành lập nhưng hoạt động chưa hiệu quả, hiện tượng trộm, câu móc điện chưa được phát hiện kịp thời, nhất là ở những địa bàn vùng sâu, vùng xa, nơi có lưới điện đã xuống cấp.

Để khắc phục các tình trạng trên, công ty điện lực Đắk Lắk đã chỉ đạo các đơn vị tập trung vào các giải pháp như: phát huy hiệu quả của lực lượng kiểm tra viên điện lực ở các đơn vị, chú trọng kiểm tra điện vào các thời điểm nhạy cảm như vụ bơm tưới, thời điểm sản xuất… và các khu vực có tổn thất cao

Q u a n

tâm nâng cấp cải tạo hệ thống lưới điện để hạn chế tối đa việc thất thoát điện năng, triển khai thí điểm lắp đặt công tơ điện tử thay thế cho công tơ cơ nhằm hạn chế việc tiêu tốn điện năng, tiết kiệm thời gian, chi phí và nguồn nhân lực

Phân công đến từng người, từng nhóm chịu trách nhiệm về tổn thất từng trạm biến áp công cộng, từng tuyến trung áp, các khu vực, nhất là các khu vực mới được tiếp

Ngày đăng: 04/05/2024, 10:04

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan