phân tích chiến lược kinh doanh của một tập đoàn doanh nghiệp cụ thể họat động trong các lĩnh vực lâm nghiệp thủy sản bảo hiểm hoặc hàng không tại việt nam

39 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
phân tích chiến lược kinh doanh của một tập đoàn doanh nghiệp cụ thể họat động trong các lĩnh vực lâm nghiệp thủy sản bảo hiểm hoặc hàng không tại việt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Qua việc tìm hiểu các yếu tố khách quan và chủ quan, ta có thể đánh giá được sức mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức mà hãng hàng không này đang đối mặt.Mục tiêu của bài nghiên cứu này

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG

BÀI TIỂU LUẬN QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC

ĐỀ TÀI:

PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA MỘT TẬPĐOÀN/ DOANH NGHIỆP CỤ THỂ HỌAT ĐỘNG TRONG CÁC

LĨNH VỰC LÂM NGHIỆP, THỦY SẢN, BẢO HIỂM, HOẶCHÀNG KHÔNG TẠI VIỆT NAM

Giảng viên hướng dẫn: Vũ Lệ Hằng Số thứ tự nhóm: 13

Danh sách các thành viên trong nhóm:

HÀ NỘI – 2023

Trang 2

DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ

Bảng 1 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 2021 - 2022 5

Bảng 2 Vietnam Airlines giải trình biến động lợi nhuận sau thuế Q1/2023 so với Q1/2022 6

Bảng 3 Ma trận EFE 12

Bảng 4 Ma trận IFE 13

Bảng 5 Ma trận CPM 13

Trang 3

1.4 Tình hình kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 4

PHẦN 2 THỰC TRẠNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA VIETNAMAIRLINES 7

2.1 Phân tích ma trận SWOT 7

2.2 Phân tích ma trận EFE, IFE VÀ CPM 11

2.3 Phân tích mô hình 5 áp lực cạnh tranh 14

2.4 Phân tích các chiến lược kinh doanh của Vietnam Airlines 15

2.5 Phân tích chiến lược Marketing Mix 5P 20

2.6 Phân bổ nguồn lực tại doanh nghiệp 25

2.7 Đánh giá 26

PHẦN 3 NHẬN XÉT VÀ ĐỀ XUẤT 27

3.1 Bài học kinh nghiệm rút ra từ chiến lược kinh doanh của Vietnam Airlines. 27

3.2 Đề xuất một số giải pháp chủ yếu 29

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 32

Trang 4

LỜI NÓI ĐẦU

Vietnam Airlines, hay còn được gọi là Tổng công ty Hàng không Việt Nam, là hãng hàng không quốc gia đạt chuẩn 4 sao của Việt Nam Với hơn 60 năm kinh nghiệm hoạt động trong ngành hàng không, Vietnam Airlines đã trở thành một trong những hãng hàng không lớn và uy tín nhất trong khu vực Đông Nam Á Trên cơ sở đó, bài tiểu luận này sẽ tập trung vào việc phân tích chiến lược kinh doanh của Vietnam Airlines.

Việc phân tích chiến lược kinh doanh của một doanh nghiệp là rất quan trọng để xác định các mục tiêu cụ thể, những bước đi cần thiết và các lựa chọn chiến lược nhằm đạt được mục tiêu đó Qua việc tìm hiểu các yếu tố khách quan và chủ quan, ta có thể đánh giá được sức mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức mà hãng hàng không này đang đối mặt.

Mục tiêu của bài nghiên cứu này là nắm rõ và đánh giá các yếu tố quan trọng đã định hình chiến lược kinh doanh của Vietnam Airlines Việc tìm hiểu sâu về chiến lược kinh doanh của hãng sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về cách mà hãng đã và đang phát triển, từ đó đưa ra các nhận định và hướng phát triển trong tương lai.

Bài tiểu luận này sẽ tập trung vào việc Vietnam Airlines đã xem xét thị trường, đối thủ cạnh tranh, khách hàng, công nghệ, chính sách và quy định của ngành hàng không, và tình hình kinh tế chính trị như thế nào để có thể đưa ra những phương án tối ưu nhất.

Cuối cùng, dựa trên việc phân tích các yếu tố bên trong và bên ngoài, ta sẽ đánh giá chiến lược kinh doanh hiện tại của Vietnam Airlines và đề xuất các phương án phát triển trong tương lai Các phương án này có thể bao gồm việc mở rộng mạng lưới bay, nâng cao chất lượng dịch vụ, đầu tư vào công nghệ tiên tiến, tăng cường quản lý tài chính và rủi ro, và phát triển các đối tác và liên kết chiến lược.

Bằng cách phân tích chiến lược kinh doanh của Vietnam Airlines, ta sẽ có cái nhìn sâu sắc về cách mà hãng đã xây dựng và duy trì sự cạnh tranh trong ngành hàng không Đồng thời, ta cũng có thể nhìn thấy các thách thức và cơ hội mà hãng đang đối mặt trong tương lai Việc hiểu rõ về chiến lược kinh doanh này có thể giúp chúng ta tìm ra những phương án phát triển tốt nhất trong bối cảnh thị trường ngày càng cạnh tranh.

Trang 5

PHẦN 1 KHÁI QUÁT VỀ VIETNAM AIRLINES 1.1 Quá trình hình thành và phát triển

Lịch sử của Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam bắt đầu từ tháng Giêng năm 1956, khi Cục Hàng không Dân dụng được Chính phủ thành lập, đánh dấu sự ra đời của Ngành Hàng không Dân dụng ở Việt Nam Vào thời điểm đó, đội bay còn rất nhỏ, với vẻn vẹn 5 chiếc máy bay cánh quạt IL 14, AN 2, Aero 45… Chuyến bay nội địa đầu tiên được khai trương vào tháng 9/1956.

Giai đoạn 1976 1980 đánh dấu việc mở rộng và khai thác hiệu quả nhiều tuyến bay quốc tế đến các các nước châu Á như Lào, Campuchia, Trung Quốc, Thái Lan, Philippines, Malaysia và Singapore Vào cuối giai đoạn này, hàng không dân dụng Việt Nam trở thành thành viên của Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế (ICAO).

Tháng 4 năm 1993, Hãng Hàng không Quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines) chính thức hình thành với tư cách là một đơn vị kinh doanh vận tải hàng không có quy mô lớn của Nhà nước Vào ngày 27/05/1995, Tổng Công ty Hàng không Việt Nam được thành lập trên cơ sở liên kết 20 doanh nghiệp hoạt động kinh doanh dịch vụ hàng không, lấy Vietnam Airlines làm nòng cốt.

- Những cột mốc đáng nhớ

+ 1993: Thành lập Hãng hàng không quốc gia Việt Nam.

+ 1995: Thành lập Tổng công ty Hàng không Việt Nam gồm Hãng hàng không quốc gia Việt Nam và 20 doanh nghiệp trong ngành.

+ 2002: Giới thiệu biểu tượng mới - Bông Sen Vàng gắn với các cải tiến vượt trội về chất lượng dịch vụ, mở rộng mạng bay và nâng cấp đội bay + 2003: Tiếp nhận đưa vào khai thác tàu bay hiện đại Boeing 777 đầu tiên,

khởi đầu chương trình hiện đại hóa đội bay + 2006: Trở thành thành viên chính thức của IATA.

+ 2010: Chính thức là thành viên thứ 10 của Liên minh hàng không Skyteam + 2014: Chào bán thành công cổ phần lần đầu ra công chúng tại Sở giao dịch

chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh.

+ 04/2015: Chính thức hoạt động theo mô hình CTCP từ ngày 01/4/2015 1

Trang 6

+ 07/2015: Trở thành hãng hàng không đầu tiên của Châu Á và thứ 2 trên thế giới tiếp nhận máy bay thế hệ mới Airbus A350 - 900, đồng thời ra mắt hệ thống nhận diện thương hiệu mới.

+ 07/2016: Chính thức được công nhận là Hãng hàng không quốc tế 4 sao theo tiêu chuẩn của Skytrax.

+ 07/2016: Hoàn thành lựa chọn nhà đầu tư chiến lược ANA Holdings INC (Nhật Bản).

+ 01/2017: Cổ phiếu Vietnam Airlines chính thức giao dịch trên sàn chứng khoán UPCOM với mã chứng khoán HVN, giá trị vốn hóa nằm trong top đầu của thị trường.

+ 12/2017: Chào đón hành khách thứ 200 triệu sau 20 năm thành lập và đạt 1,5 triệu hội viên Bông Sen Vàng.

+ 07/2018: Nhận chứng chỉ Skytrax lần 3 liên tiếp là Hãng hàng không quốc tế 4 sao (2016,2017,2018).

+ 11/2018: Chính thức đón tàu A321NEO đầu tiên; chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu nhà nước từ Bộ GTVT sang Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

+ 05/2019: Niêm yết cổ phiếu và giao dịch trên sàn HOSE.

+ 08/2019: Nhận máy bay Boeing B787 - 10 Dreamliner đầu tiên - máy bay thân rộng lớn nhất thế giới của Boeing.

+ 07/2020: Nhận chứng chỉ 5 sao cao nhất về an toàn phòng chống dịch Covid19 của Skytrax.

+ 11/2021: Khai trương đường bay thẳng thường lệ Việt Nam - Hoa Kỳ + 11/2022: Hội đồng Giải thưởng toàn quốc về Thông tin đối ngoại lần thứ

VIII đã trao giải Nhì cho tác phẩm phim hướng dẫn an toàn bay “ m vang đồng điệu” và giải Khuyến khích MV “Nhanh lên nhé” của Vietnam Airlines trong hạng mục video clip.

+ 12/2022: Ra mắt thẻ hội viên Million Miler với các cải tiến về dịch vụ dành riêng cho khách hàng triệu dặm.

- Hướng tới tương lai

Là một hãng hàng không quốc tế năng động, hiện đại và mang đậm dấu ấn bản sắc văn hóa truyền thống Việt Nam, trong suốt hơn 20 năm phát triển với tốc

2

Trang 7

độ tăng trưởng ở mức hai con số, Vietnam Airlines đã và đang dẫn đầu thị trường hàng không Việt Nam một trong những thị trường nội địa có sức tăng trưởng nhanh nhất thế giới Là hãng hàng không hiện đại với thương hiệu được biết đến rộng rãi nhờ bản sắc văn hóa riêng biệt, Vietnam Airlines đang hướng tới trở thành hãng hàng không quốc tế chất lượng 5 sao dẫn đầu khu vực châu Á.

1.2 Tầm nhìn, sứ mệnh, mục tiêu và giá trị cốt lõi

Từ những cánh bay quả cảm làm nên truyền thống hào hùng của hàng không quốc gia, trong nhiệm kỳ 2020 – 2025, Tổng Công ty tiếp tục xác định tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi dựa trên phương châm Đoàn kết – Sáng tạo – Bản lĩnh – Hành động để chắp cánh cho các chuyến bay chất lượng dịch vụ 5* tạo nên những hành trình gắn kết, hướng đến sự hoàn thiện của Hãng cùng mỗi con người Vietnam Airlines.

Mục tiêu ngắn hạn của Vietnam Airlines là tăng cường hoạt động khai thác và quản lý vận tải hàng không, nâng cao chất lượng dịch vụ, tăng cường hiệu quả kinh doanh và tăng cường quan hệ đối tác quốc tế.

Mục tiêu dài hạn của Vietnam Airlines là mở rộng mạng lưới bay quốc tế và khu vực, nâng cao độ tin cậy và an toàn, phát triển lại cơ cấu tổ chức và nâng cao năng lực quản lý, đồng thời phát triển và ứng dụng những công nghệ mới nhằm nâng cao trải nghiệm khách hàng.

Trong phần “ Định hướng chiến lược phát triển ” được đưa ra trong báo cáo thường niên của Vietnam Airlines, hãng bay xác định “ Tầm nhìn – Sứ mệnh ” dựa trên các phương diện sau đây:

- Giữ vững vị thế của Vietnam Airlines là doanh nghiệp hàng không số 1 tại Việt Nam.

- Tập đoàn các hãng hàng không – Vietnam Airlines Group giữ thị phần nội địa số 1 tại Việt Nam (gồm Vietnam Airlines, Pacific Airlines, VASCO) - Vietnam Airlines là hãng hàng không quốc gia, lực lượng vận tải

chủ lực tại Việt Nam, hãng hàng không hàng đầu châu Á được khách hàng tin yêu lựa chọn.

- Cung cấp dịch vụ hàng không chất lượng cao, đáp ứng tốt nhất nhu cầu đa dạng của khách hàng.

- Tạo dựng môi trường làm việc thân thiện, chuyên nghiệp, 3

Trang 8

hiệu quả, nhiều cơ hội phát triển cho người lao động - Kinh doanh có hiệu quả, đảm bảo lợi ích bền vững cho cổ đông Giá trị cốt lõi của Vietnam Airlines bao gồm:

- An toàn là số 1: Nền tảng cho mọi hoạt động của Vietnam Airlines - Khách hàng là trung tâm: Vietnam Airlines luôn thấu hiểu sự phát triển của tổ

chức đi cùng với sự tin yêu của khách hàng.

- Người lao động là tài sản quý giá nhất: Mọi chính sách đãi ngộ đều được xây dựng trên cơ sở công bằng và lợi ích xứng đáng để duy trì gắn kết và tạo sức mạnh đoàn kết trong tổ chức.

- Không ngừng sáng tạo: Lấy sáng tạo là phương châm đổi mới, Vietnam Airlines luôn không ngừng đổi mới trên mọi lĩnh vực với tư duy đột phá để đạt được thành công lớn

- Tập đoàn hàng không có trách nhiệm: Vietnam Airlines ý thức rằng sự phát triển bền vững của cộng đồng và xã hội là nhân tố đầu vào then chốt để đưa ra quyết định trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty

1.3 Lĩnh vực kinh doanh chính

Lĩnh vực kinh doanh chính của Vietnam Airlines là hàng không vận chuyển hành khách và hàng hóa Hãng cung cấp dịch vụ vận chuyển bay quốc tế và nội địa, kết nối các thành phố lớn ở Việt Nam với nhiều điểm đến trong nước và trên thế giới Bên cạnh đó, Vietnam Airlines cũng cung cấp các dịch vụ bổ sung như đặt vé, dịch vụ đặc biệt, đặt khách sạn, cho thuê xe và các dịch vụ liên quan khác.

1.4 Tình hình kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh

Đánh giá tình hình kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Vietnam Airlines dựa trên các chỉ tiêu: Tổng doanh thu, Tổng chi phí, Lợi nhuận trước thuế, Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp, Lợi nhuận sau thuế trong 2 năm gần nhất

Dưới đây là bảng thể hiện kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh được dựa trên báo cáo tài chính Vietnam Airlines công bố công khai trên Website chính thức của mình

4

Trang 10

Chỉ tiêu20212022Chênh lệch

Tổng doanh thu 28,093,455,616,140 70,959,896,125,021 42,866,440,508,881 Tổng chi phí 4,584,370,798,301 6,711,965,470,873 2,127,594,672,572 Lợi nhuận trước thuế - 12,965,223,089,561 - 10,091,298,186,135 2,873,924,903,426 Chi phí thuế thu nhập doanh

- Cả năm 2022, tổng doanh thu của Vietnam Airlines đạt gần 71.000 tỷ đồng Con số này tương đương trên 70% mức trướ 2019 và lớn hơn cả hai năm 2020, 2021 gộp lại Dù vậy, mức doanh thu này vẫn chưa thể giúp hãng bù đắp được nhữ tăng mạnh trong bối cảnh giá nhiên liệu bay, tỷ giá tăng mạnh năm 2021.

- Công ty ghi nhận lợi nhuận trước thuế hợp nhất vẫn âm khoảng 10.091 tỷ đồng cả năm ngoái Tuy nhiên, mức lỗ này đ 3.000 tỷ đồng so với năm 2021 và thấp hơn so với kế hoạch đề ra hồi giữa năm Đến hết 31/12, Vietnam Airlines ghi nh lỗ luỹ kế tăng lên gần 34.200 tỷ đồng Vốn chủ của hãng âm khoảng 10.200 tỷ, trong khi đầu năm vẫn dương trên 500 tỷ

6

Trang 11

Vietnam Airlines giải trình biến động lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp quý 1 năm 2023 so với quý 1 năm 2022 theo báo chính quý 1 năm 2023 được công bố ngày 28/04/2023 như sau:

Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp của - Tổng doanh thu và thu nhập khác Quý 1/2023 của công ty mẹ tăng 113.8% so với quý 1/2022 chủ yếu do doanh thu cun vụ tăng 116% (doanh thu nội địa tăng 76.5%, quốc tế tăng 618.5% do thị trường hồi phục mạnh, tổng công ty đã khôi ph bộ mạng bay nội địa và khai thác trở lại 90% số đường bay quốc tế so với thời điểm trước dịch

- Lỗi sau thuế hợp nhất quý 1/2023 giảm so với quý 1/2022 chủ yếu do giảm lỗ của công ty mẹ, Pacific Arlines và các c kinh doanh có lãi so với cùng kỳ năm trước

Đây là những kết quả bước đầu rất khả quan của tổng công ty trong giai đoạn phục hồi sản xuất kinh doanh 7

Trang 12

PHẦN 2 THỰC TRẠNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA VIETNAM AIRLINES

2.1 Phân tích ma trận SWOT 2.1.1 Điểm mạnh

- Thương hiệu:

+ Vietnam Airlines là hãng hàng không Quốc gia Việt Nam và là hãng không 4 sao duy nhất ở Việt Nam

+ Hãng có lịch sử hoạt động lâu đời, với độ uy tín cao và được công nhận trong ngành hàng không.

+ Cuối năm 2022, công ty phân tích và nghiên cứu dữ liệu quốc tế YouGov đã công bố Top 10 Thương hiệu tốt nhất Việt Nam, trong đó Vietnam Airlines đứng thứ hai và là hãng hàng không duy nhất trong bảng xếp hạng Đây là năm thứ tư liên tiếp Vietnam Airlines lọt vào danh sách uy tín này + Bên cạnh chú trọng vào sản phẩm dịch vụ, Vietnam Airlines cũng tích cực

tham gia các công tác xã hội phục vụ phòng chống dịch như hỗ trợ vận chuyển lực lượng tuyến đầu đi chống dịch; vận chuyển vật tư, trang thiết bị y tế và vật phẩm thiết yếu,…

- Tài chính:

Vietnam Airlines có nguồn vốn và quy mô tài chính lớn, Vietnam Airlines là công ty hàng không quốc gia của Việt Nam và được sở hữu một phần bởi Chính phủ Việt Nam Điều này đảm bảo rằng Vietnam Airlines có nguồn vốn ổn định và có thể truy cập đến các nguồn lực và hỗ trợ từ Chính phủ Bên cạnh đó, Vietnam Airlines cũng đã kết hợp với nguồn vốn tư nhân, bằng cách mở cửa cho các nhà đầu tư tư nhân tham gia vào trong công ty Điều này tạo ra một nguồn vốn phong phú hơn và mang lại nhiều cơ hội phát triển hơn cho hãng bay này

- Vị trí địa lý:

Nước ta nằm ở cửa ngõ khu vực Đông Nam Á, là nơi giao lưu của các nền kinh tế Lợi thế vừa tiếp giáp 4 nước đất liền, vừa giáp biển, nước ta trở

8

Trang 13

thành nơi giao lưu kinh tế của các nước trong và ngoài khu vực, là cửa ngõ mở ra các khu vực khác

- An toàn khai thác:

+ Từ cuối năm 2021, Vietnam Airlines đã thành công trong việc xin cấp chứng chỉ Nhà khai thác hàng không nước ngoài (FAOC) cho các chuyến bay tới Mỹ, thị trường hàng không tiềm năng số một thế giới Hãng cũng thành công gia hạn chứng chỉ FAOC tại các quốc gia như Anh, Canada, Malaysia, Indonesia, Úc,…

+ Triển khai thực hiện nhiệm vụ định kỳ đánh giá gia hạn chứng chỉ an toàn khai thác (IOSA) của Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA), rà soát cập nhật và thực hiện đánh giá nội bộ các cơ quan đơn vị, đảm bảo hoạt động của Vietnam Airlines luôn tuân thủ các tiêu chuẩn cao nhất của ngành hàng không khu vực và thế giới

+ Ngày 23/6/2022, hãng cũng đã được Cục Hàng Không Việt Nam cấp phép Khai thác tầm bay mở rộng (EDTO), Vietnam Airlines là hãng đầu tiên và duy nhất ở Việt Nam đạt được chứng chỉ này.

- Mạng lưới bay:

+ Điểm đến trong nước: Vietnam Airlines có mạng lưới rộng khắp các điểm đến trong nước, phục vụ khách hàng khắp 22 tỉnh thành trên cả nước Có thể kể đến một số đường bay trọng điểm như: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Nha Trang, Đà Lạt,…

+ Điểm đến quốc tế: hãng cung cấp đường bay với hơn 35 điểm đến quốc tế và vùng lãnh thổ trên khắp Châu Á, Châu u, Châu Úc và Châu Mỹ Một số điểm đến quan trọng bao gồm Tokyo, Seoul, Bangkok, Singapore, Sydney, Paris, Frankfurt, London và Los Angeles.

+ Các tuyến bay trung chuyển: Vietnam Airlines cũng cung cấp nhiều tuyến bay trung chuyển thuận tiện để kết nối khách hàng từ các điểm đến trong nước và quốc tế Sân bay Tân Sơn Nhất (TP.HCM) và sân bay Nội Bài (Hà Nội) thường được sử dụng làm điểm trung chuyển quan trọng.

- Hợp tác hàng không:

Vietnam Airlines cũng có các hợp tác và liên danh với nhiều hãng hàng không quốc tế khác, cho phép khách hàng kết nối dễ dàng đến các điểm đến bổ sung trên toàn cầu.Có thể kể tên các hãng hàng không như: Bangkok

9

Trang 14

Airways, Cathay Pacific, Atihad Airways, và đặc biệt là các đối tác trong liên minh SkyTeam - liên minh hàng không toàn cầu lớn thứ 2 thế giới, cung cấp cho hành khách dịch vụ đồng nhất từ các hãng hàng không thành viên với nhiều hơn sự lựa chọn các điểm đến và tần suất bay trên toàn cầu Những điều này tạo ra lợi thế cạnh tranh và thu hút khách hàng cho Vietnam Airlines.

- Đội bay:

Vietnam Airlines đầu tư khá lớn trong việc tân trang lại máy bay và thiết kế nội thất bên trong máy bay tạo sự sang trọng và chuyên nghiệp Các loại máy bay được sử dụng như: Boeing 787, Airbus A350, Airbus A321,…

2.1.2 Điểm yếu

- Mức độ linh hoạt trong điều hành:

Vietnam Airlines là cơ chế điều hành nhà nước có thể dẫn đến việc ra quyết định chậm, phụ thuộc Mức độ linh hoạt trong điều hành chắc chắn sẽ không cao.

- Chi phi duy trì các hoạt động:

Hiện tại ở Việt Nam, Vietnam Airlines đang là hãng hàng không sở hữu nhiều máy bay nhất với 104 chiếc Cơ cấu đội máy bay của hãng cũng gồm những dòng máy bay tân tiến nhất, trong đó dòng máy bay thân rộng có Boeing 787-9, Boeing 787-10 và Airbus A350 Do đó, chi phí để duy trì hoạt động là vô cùng cao.

- Chất lượng dịch vụ:

Một số khách hàng cho rằng chất lượng dịch vụ của Vietnam Airlines chưa đạt được mức đáng mong đợi Có những báo cáo về chất lượng hạng ghế, thực phẩm và đồ uống được cung cấp trên các chuyến bay của Vietnam Airlines không đạt yêu cầu Điều này có thể ảnh hưởng đến lòng tin và sự hài lòng của khách hàng.

2.1.3 Thách thức

- Cạnh tranh ngày càng nhiều:

Ngành hàng không đang đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ các hãng hàng không trong khu vực và trên toàn cầu Điều này có thể ảnh hưởng đến thị

10

Trang 15

phần và lợi nhuận của Vietnam Airlines Sự gia nhập của các hãng hàng không giá rẻ như: Vietjetair, Bamboo Airways có thể làm áp lực giảm giá vé và chia sẻ thị phần.

- Khủng hoảng kinh tế:

Sự không ổn định trong nền kinh tế toàn cầu có thể ảnh hưởng tiêu cực đến ngành hàng không, bao gồm Vietnam Airlines.

2.1.4 Cơ hội

- Du lịch:

Ngành du lịch ngày càng phát triển mạnh mẽ, du khách trong nước và nước ngoài đến Việt Nam du lịch ngày càng nhiều, dẫn đến nhu cầu di chuyển bằng đường hàng không cũng tăng theo.

- Mở rộng tuyến bay:

Với việc mở rộng mạng lưới bay và khai thác các tuyến bay mới, Vietnam Airlines có thể tiếp cận được thêm khách hàng và tăng doanh thu - Hợp tác liên kết:

Hãng có thể tìm kiếm cơ hội hợp tác với các hãng hàng không khác để mở rộng tầm ảnh hưởng và cung cấp dịch vụ hoàn toàn tích hợp cho khách hàng Ngoài ra, Vietnam Airlines có thể tìm kiếm cơ hội hợp tác với các hãng hàng không quốc tế để mở rộng phạm vi hoạt động và tăng cường cạnh tranh.

2.1.5 Mở rộng

- SO: Tận dụng sức mạnh và cơ hội:

+ Tận dụng thương hiệu và vị trí địa lý: Sử dụng thương hiệu mạnh mẽ của Vietnam Airlines và vị trí địa lý thuận lợi của Việt Nam, hãng có thể tăng cường quảng bá và tiếp cận khách hàng trong ngành du lịch Điều này có thể bao gồm việc thúc đẩy các chương trình khuyến mãi, xây dựng hợp tác với các đối tác du lịch và nâng cao nhận diện thương hiệu để thu hút khách hàng + Mở rộng mạng lưới bay: Vietnam Airlines có thể tăng cường mạng lưới bay bằng cách khai thác các tuyến bay mới hoặc mở rộng tần suất chuyến bay đến các điểm đến phổ biến Điều này sẽ giúp tăng doanh thu và tiếp cận thêm khách hàng.

11

Trang 16

+ Tăng cường hợp tác liên kết: Vietnam Airlines có thể tìm kiếm cơ hội hợp tác với các hãng hàng không khác để mở rộng tầm ảnh hưởng và cung cấp dịch vụ tích hợp cho khách hàng Hợp tác với các đối tác trong ngành hàng không, cũng như các đối tác du lịch và khách sạn, có thể mang lại lợi ích từ việc chia sẻ nguồn khách hàng, gia tăng khả năng tiếp cận thị trường mới và tạo ra giá trị bổ sung cho khách hàng.

- ST: Tận dụng điểm mạnh và đối phó với các thách thức:

Quản lý tài chính và tiếp tục cải thiện hiệu suất: Vietnam Airlines cần tập trung vào quản lý tài chính hiệu quả để đối phó với thách thức từ cạnh tranh và khủng hoảng kinh tế Hãng có thể tối ưu hóa chi phí, nâng cao hiệu suất hoạt động và tìm kiếm các nguồn tài chính bổ sung để đảm bảo bền vững trong tình hình kinh doanh khó khăn.

- WO: Khắc phục yếu điểm và tận dụng cơ hội”

+ Đào tạo và phát triển nhân viên: Vietnam Airlines có thể tăng cường đào tạo và phát triển nhân viên để nâng cao hiệu quả hoạt động và chất lượng dịch vụ Điều này sẽ giúp giải quyết yếu điểm liên quan đến dịch vụ khách hàng và cung cấp trải nghiệm tốt hơn cho hành khách.

+ Tăng cường quảng bá và tiếp thị: Hãng có thể đầu tư vào chiến dịch quảng bá và tiếp thị để tăng khả năng nhận diện thương hiệu và thu hút khách hàng mới Việc tăng cường quảng cáo trực tuyến, mạng xã hội và quảng cáo truyền thông truyền thống có thể giúp gia tăng nhận thức về Vietnam Airlines và các ưu điểm của hãng.

- WT: Giải quyết điểm yếu và đối phó với các thách thức:

+ Nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng: Hãng có thể đầu tư vào việc nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng bằng cách cung cấp trải nghiệm tốt hơn trong suốt hành trình bay Việc này có thể gắn kết khách hàng hiện có và thu hút khách hàng mới.

+ Quản lý chi phí và tối ưu hóa hoạt động: Vietnam Airlines cần tìm cách giảm chi phí duy trì hoạt động, đặc biệt là liên quan đến sở hữu và vận hành đội máy bay Hãng có thể xem xét các biện pháp tiết kiệm năng lượng, tối ưu hóa lịch trình bay và cải thiện hiệu suất hoạt động để giảm chi phí và gia tăng hiệu quả kinh doanh.

2.2 Phân tích ma trận EFE, IFE VÀ CPM 2.2.1 Ma trận EFE

12

Trang 17

STT Các yếu tố bên ngoài Mức độ quan trọng Phân loại Điểm quan trọng

7 Công nghệ và xu hướng mới

Nhận xét: Với số điểm 2.75 cho thấy Vietnam Airlines đang phản ứng ở mức trung bình với các yếu tố bên ngoài Hãng chưa phát huy được hết những cơ hội và cách đối phó với các mối đe dọa vẫn còn hạn chế.

Trang 18

6 Chất lượng dịch vụ 0.10 3 0.30

Trang 19

Nhận xét: Vietnam Airlines có tổng điểm là 3.58, Vietjet là 3.42 và Bamboo là 2.69 Vậy có thể rút ra kết luận rằng Vietnam Airlines có lợi thế cạnh tranh hơn so với Bamboo Airways, nhưng có mức độ cạnh tranh tương đương với Vietjet Air.

2.3 Phân tích mô hình 5 áp lực cạnh tranh 2.3.1 Áp lực từ đối thủ cạnh tranh trong ngành

- Các hãng hàng không nội địa: Vietnam Airlines phải đối mặt với các hãng hàng không khác là: Vietjet Air, Bamboo Airways, Jetstar Pacific và Vietravel Airlines Các hãng này thường cung cấp các chuyến bay giá rẻ và chiến lược tiếp cận thị trường linh hoạt hơn Điều này tạo ra sự cạnh tranh gay gắt trong việc thu hút hành khách và duy trì lợi thế cạnh tranh.

- Các hãng hàng không quốc tế: Ngoài cạnh tranh nội địa, Vietnam Airlines cũng phải đối mặt với áp lực từ các hãng hàng không quốc tế Các hãng hàng không lớn như Singapore Airlines, Cathay Pacific và Thai Airways có mạng lưới bay rộng khắp và dịch vụ chất lượng cao Để cạnh tranh với các hãng này, Vietnam Airlines phải liên tục nâng cao chất lượng dịch vụ, tăng cường an toàn bay và đưa ra các ưu đãi hấp dẫn cho hành khách.

2.3.2 Áp lực từ quyền thương lượng của khách hàng

Khách hàng có sức mạnh cạnh tranh khá cao đối với Vietnam Airlines Họ có nhiều lựa chọn về hãng hàng không để chọn từ các hãng hàng không nội địa đến các hãng hàng không quốc tế Nếu Vietnam Airlines không đáp ứng được nhu cầu của khách hàng về giá cả, dịch vụ, linh hoạt lịch trình, khách hàng có thể chuyển sang sử dụng dịch vụ của hãng khác.

2.3.3 Áp lực từ quyền thương lượng của nhà cung cấp

- Vietnam Airlines phụ thuộc vào các nhà cung cấp hàng không, nhà cung cấp nhiên liệu, nhà cung cấp dịch vụ sân bay và các bên liên quan khác Một số nhà cung cấp là đơn vị thành viên của Vietnam Airlines nổi bật như: VAECO, NCS, TCS,…

- Đối với một số quyết định chiến lược, Vietnam Airlines cần đảm bảo có các nhà cung cấp đáng tin cậy và có khả năng cung cấp hàng hóa và dịch vụ chất lượng cao với giá cả cạnh tranh.

2.3.4 Áp lực từ các sản phẩm thay thế

15

Ngày đăng: 02/05/2024, 21:47

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan