ảnh hưởng của đại dịch covid 19 đến thuế nhập khẩu tại việt nam

17 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
ảnh hưởng của đại dịch covid 19 đến thuế nhập khẩu tại việt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Bên cạnh đó, thuế nhập khẩu còn góp phần bảo hộ và phát triển nền sản xuất trong nước, giúp nhà nước cân bằng cán cân thanh toán quốc tế.Hiện nay, đại dịch Covid-19 đã khiến hoạt động xu

Trang 1

[Type here] [Type here] [Type here]

Trang 2

I Tính cấp thiết của vấn đề

Thuế, trong đó có thuế nhập khẩu là nguồn thu quan trọng của ngân sách Nhà nước Đ ó là cơ sở để nhà nước kiểm soát được số lượng, chất lượng hàng hóa được nhập khẩu đối với thị trường Việt Nam Góp phần điều tiết kinh doanh, định hướng tiêu dùng, khuyến khích xuất khẩu và thu hút đầu tư trực tiếp từ nước ngoài Bên cạnh đó, thuế nhập khẩu còn góp phần bảo hộ và phát triển nền sản xuất trong nước, giúp nhà nước cân bằng cán cân thanh toán quốc tế.

Hiện nay, đại dịch Covid-19 đã khiến hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp trên địa bàn cả nước đối diện với không ít khó khăn, thách thức lớn để vượt qua thời điểm này Covid-19 tác động lên nền kinh tế và làm cho tăng trưởng kinh tế nước ta rơi xuống mức thấp nhất trong 10 năm qua Do ảnh hưởng đại dịch Covid-19, cầu của nền kinh tế (tiêu dùng, đầu tư, xuất khẩu) bị sụt giảm, từ đó làm suy giảm hoạt động sản xuất và tăng trưởng của nền kinh tế Các biện pháp của Chính phủ đang triển khai hiện nay chủ yếu hướng tới kích thích tổng cầu và phục hồi sản xuất.

Đứng trước những tác động tiêu cực do ảnh hưởng của Covid 19 này, Nhà nước cần nhanh chóng đưa ra các giải pháp mạnh mẽ để triển khai thực hiện hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận kênh thông tin về xuất nhập khẩu nhằm tìm kiếm thị trường mới nhập khẩu nguyên vật liệu đầu vào tránh phụ thuộc và một thị trường đồng thời tìm kiếm các thị trường mới để tiêu thụ sản phẩm, đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh Từ đó, góp phần vực dậy nền kinh tế nước nhà.

Do vai trò quan trọng của thuế xuất nhập đối với nền kinh tế nên nhóm chúng em

quyết định tìm hiểu về đề tài “ảnh hưởng của đại dịch Covid – 19 đến thuế nhậpkhẩu tại Việt Nam.” Để từ đó có cái nhìn tổng quan hơn về thuế nhập khẩu cũng như

việc thu thuế nhập khẩu của nước ta trước tình hình diễn biến phức tạp của đại dịch covid-19.

II Cơ sở lý luận về ảnh hưởng của đại dịch Covid – 19 đến thuế nhập khẩu tạiViệt Nam.

2.1 Tổng quan về thuế nhập khẩu

2.1.1 Khái niệm về thuế nhập khẩu

Thuế nhập khẩu là một loại thuế mà một quốc gia hay vùng lãnh thổ đánh vào hàng hóa có nguồn gốc từ nước ngoài trong quá trình nhập khẩu Đây là một biện pháp mà các nước can thiệp vào hoạt động ngoại thương.

So với các loại thuế nội địa thì thuế nhập khẩu có nhiều điểm khác biệt Đó là:  Thuế nhập khẩu có đối tượng chịu thuế là các hàng hóa được phép vận chuyển qua biên giới

 Thuế nhập khẩu không hoàn toàn là thuế trực thu hay thuế gián thu

 Thuế nhập khẩu có chức năng đặc trưng là bảo hộ sản xuất trong nước và điều tiết hoạt động nhập khẩu

2.1.2 Vai trò của thuế nhập khẩu Thuế nhập khẩu có 3 vai trò đó là:

Trang 3

- Tạo nguồn thu cho NSNN: Thuế nhập khẩu không chỉ trực tiếp tạo ra nguồn thu cho ngân sách nhà nước mà còn có tác động tới số lượng và cơ cấu các nguồn thu từ các sắc thuế khác có liên quan Trong mối quan hệ hữu cơ với các sắc thuế khác, thuế nhập khẩu ảnh hưởng trực tiếp đến số thu ngân sách từ những hình thức thuế gắn với hoạt động kinh doanh, thương mại như thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế thu nhập doanh nghiệp…

- Điều tiết hoạt động kinh tế: Thuế nhập khẩu là công cụ điều tiết hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà nước đối với nền kinh tế.Thông qua thuế nhập khẩu nhà nước điều chỉnh quá trình phân bổ và phân bổ lại các nguồn lực của nền kinh tế Với việc tác động trực tiếp đến giá cả của hàng hóa trong thương mại quốc tế, thuế điều chỉnh khả năng cạnh tranh của hàng hóa chịu thuế trên thị trường và như vậy tạo ra sự phân bổ lại nguồn lực trong các ngành sản xuất.

- Thuế nhập khẩu là công cụ hỗ trợ và bảo vệ nền sản xuất trong nước: Xuất phát từ đặc trưng thuế nhập khẩu là đánh vào các hàng hóa nhập khẩu và sau đó được cấu thành trong giá cả của hàng hóa nên loại thuế này còn có một vai trò đặc thù, đó là bảo hộ nền sản xuất trong nước và chống lại xu hướng cạnh tranh không cân sức giữa hàng hóa trong nước và hàng hóa ngoại nhập Giúp cho các doanh nghiệp sản xuất còn non trẻ trong nước có thời gian trưởng thành và sinh lời để từ đó có thể cạnh tranh với hàng hóa nhập khẩu.

2.1.3 Tác động của thuế nhập khẩu

Khi nhà nước đánh thuế nhập khẩu sẽ làm giá hàng hóa nhập khẩu trong nước tăng lên từ mức giá thế giới thành giá thế giới cộng với mức thuế nhập khẩu Điều này làm giá hàng hóa sản xuất trong nước thấp hơn giá hàng hóa nhập khẩu và mang lại lợi ích cho các nhà sản xuất trong nước Nhưng ngược lại, việc đánh thuế nhập khẩu sẽ gây thiệt hại người tiêu dùng trong nước do giá bị đẩy lên cao Tóm lại, thuế nhập khẩu dẫn đến chuyển giao thu nhập từ người tiêu dùng sang chính phủ và nhà sản xuất trong nước và đồng thời gây ra tổn thất lợi ích ròng của toàn xã hội Do những tác động đó, nó khuyến khích sản xuất phi hiệu quả trong nước, làm cho tiêu dùng giảm sút độ thỏa dụng do phải tiêu dùng ít đi nhưng nó tạo ra nguồn thu cho chính phủ.

Nhiều nước sử dụng thuế nhập khẩu để giữ cho giá trong nước của một sản phẩm cao hơn mức giá thuế giới và do đó tạo cho ngành sản xuất trong nước hưởng lợi nhuận cao hơn so với trường hợp tự do hóa thương mại Như chúng ta sẽ thấy cái giá của xã hội phải trả cho sự bảo hộ này có thể cao do sự thiệt hại của người tiêu dùng vượt quá phần lợi của người sản xuất.

2.2 Lý luận về ảnh hưởng Covid đến thuế nhập khẩu tại Việt Nam

2.2.1 Ảnh hưởng Covid đến nền kinh tế Việt Nam.

Đại dịch Covid-19 đã và đang có những ảnh hưởng hết sức trầm trọng đến các khía cạnh của đời sống kinh tế xã hội của tất cả các quốc gia trên thế giới theo những cách thức mà chúng ta chưa từng biết đến, chưa từng có tiền lệ Về kinh tế của hầu hết các quốc gia rơi vào suy thoái nghiêm trọng, kinh tế và thương mại toàn cầu suy giảm mạnh Nền kinh tế Việt Nam cũng phải chịu một ảnh hưởng không nhỏ từ dịch bệnh này, Covid tác động đồng thời tới toàn nền các kinh tế cả về phía cung và phía cầu:

Trang 4

Về phía cung, dịch bệnh đã làm cho các doanh nghiệp cùng một lúc phải đối mặt với rất nhiều khó khăn lớn như việc sụt giảm nguồn thu, không có nguồn thu; hàng hóa sản xuất không tiêu thụ được trong nước, không xuất khẩu được, đồng thời bao gồm các vấn đề về thiếu hụt vốn, thiếu hụt nguyên liệu sản xuất Khó khăn từ đại dịch dẫn tới quy mô, số lượng doanh nghiệp suy giảm hoặc phá sản cùng với đó là lao động mất việc làm và tỷ lệ thất nghiệp gia tăng.

Về phía cầu, trong tình hình dịch bệnh Covid diễn ra phức tạp, biện pháp chống dịch được các quốc gia trên thế giới nói chung và Việt nam nói riêng sử dụng phổ biến là cách ly và dãn cách xã hội Khi người dân được khuyến cáo hạn chế ra ngoài, lượng người mua hàng tại các cửa hàng và trung tâm thương mại giảm đột ngột, khiến cầu có thể biến mất khỏi thị trường Mặc dù hoạt động thương mại điện tử có thể phần nào khắc phục hiện tượng trên, những ảnh hưởng của hạn chế đi lại tới nhu cầu là rất lớn Ngoài ra, với việc hoạt động sản xuất ngưng trệ, các doanh nghiệp có thể tạm thời ngừng hoạt động, người lao động có thể bị ngừng việc hay thậm chí rơi vào trạng thái thất nghiệp Sự mất mát trong thu nhập sẽ càng khiến cho cầu của người tiêu dùng giảm mạnh.

Có thể nói, sự bùng phát dịch Covid-19 đã mang lại những thách thức chưa từng có đối với nền kinh tế Việt Nam Sự suy giảm đồng thời của tổng cung và tổng cầu để lại một tác động không nhỏ đó là làm trì trệ sự phát triển của các doanh nghiệp và từ đó có thể dẫn đến giảm sự tăng trưởng của nền kinh tế.

2.2.2 Lý luận về ảnh hưởng Covid đến thuế nhập khẩu tại Việt Nam

Hiện nay, dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp, nghiêm trọng, khó lường và chưa dự báo thời điểm kết thúc, một trong những nguồn thu của NSNN là thuế nhập khẩu phải chịu những ảnh hưởng từ đại dịch này Covid tác động đến thuế nhập khẩu thông qua hai hình thức là trực tiếp và gián tiếp.

Covid-19 đã ảnh hưởng trên phạm vi toàn cầu, gây gián đoạn chuỗi cung ứng nhiều sản phẩm hàng hóa của thế giới, đình trệ hoạt động sản xuất - kinh doanh; giảm nhu cầu tạm thời từ Trung Quốc đối với các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ, ảnh hưởng tới tăng trưởng toàn cầu Việt Nam có độ mở của nền kinh tế khá lớn và có vị trí địa lý giáp với Trung Quốc nên dịch Covid19 sẽ ảnh hưởng đến tất cả các lĩnh vực kinh tế -xã hội, tâm lý người dân, hoạt động sản xuất - kinh doanh, thương mại, và cả xuất nhập khẩu Do kim ngạch xuất - nhập khẩu với các nước nói chung và với Trung Quốc nói riêng giảm sẽ dẫn đến số thu thuế xuất - nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi trường đối với hàng nhập khẩu đều giảm Đây chính là hình thức trực tiếp mà Covid tác động đến thuế nhập khẩu.

Khi Việt Nam đang đứng trước một đợt suy giảm lớn xuất phát từ một nguyên nhân phi kinh tế, trong bối cảnh này các chính sách điều hành vĩ mô của nhà nước là cần thiết trong việc khắc phục các hậu quả mà dịch bệnh mang lại Với vai trò quan trọng là hỗ trợ và bảo trợ nền sản xuất trong nước, thuế nhập khẩu sẽ là một công cụ hữu ích giúp cho chính phủ tác động vào nền kinh tế bằng việc đề ra quy định về chính sách miễn thuế nhập khẩu đối với nhiều nhóm mặt hàng nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và thúc đẩy phát triển các ngành nông nghiệp, cơ khí, công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp ô tô Việc thực hiện các giải pháp về thuế nhập khẩu này sẽ làm giảm thu ngân sách nhà nước trước mắt tuy nhiên, chính sách sẽ có tác động lớn đến việc hỗ

Trang 5

trợ, tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất, xuất nhập khẩu của doanh nghiệp và như vậy sẽ thúc đẩy doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, tăng thu cho ngân sách.

Có thể nói, thuế nhập khẩu của Việt nam chịu ảnh hưởng rất nhiều từ dịch bệnh Covid-19 Ngoài chịu tác động trực tiếp do sản lượng xuất nhập khẩu thay đổi, thuế nhập khẩu còn là công cụ quan trọng giúp chính phủ điều hành các chính sách kinh tế nói chung và xuất nhập khẩu nói riêng.

III Thức trạng ảnh hưởng Covid-19 tác động đến thuế nhập khẩu của Việt Nam.

Kết thúc năm 2020, Việt Nam đã đạt được “mục tiêu kép” vừa đảm bảo phát triển kinh tế - xã hội, vừa quyết liệt phòng, chống dịch Covid-19 Tốc độ tăng trưởng kinh tế cả năm 2020 đạt 2,91% Đây là mức tăng thấp nhất trong giai đoạn 2011-2020, nhưng xét dưới tác động chung của đại dịch Covid-19, kết quả này là tương đối ấn tượng khi so sánh với các quốc gia trong cùng khu vực và trên thế giới có tăng trưởng GDP âm hoặc không tăng trưởng Nhờ đạt được sự cân bằng giữa việc duy trì hoạt động kinh tế và kiểm soát được sự lây lan của dịch bệnh, Việt Nam được đánh giá là nền kinh tế có sức chống chịu thuộc nhóm tốt nhất khu vực và thế giới về khả năng duy trì tăng trưởng.

Nền kinh tế Việt Nam đã hội nhập sâu rộng với thế giới trong giai đoạn cải cách bước 3 Cho nên, để hướng đến việc sửa đổi các sắc thuế hiện hành, nội dung cụ thể của cải cách thuế bước 3 như thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế xuất nhập khẩu, thuế tài nguyên và ban hành những loại thuế mới phù hợp với giai đoạn hội nhập và thực hiện các cam kết quốc tế như thuế thu nhập cá nhân, theo xu hướng tăng dần tỷ trọng thuế trực thu, tương ứng giảm dần tỷ trọng thuế gián thu Dẫn đến sự cắt giảm đáng kể nguồn thu từ thuế nhập khẩu với việc thực hiện các cam kết quốc tế đa phương và song phương, thu nhập từ dầu thô cũng giảm sút.

3.1 Tác động tích cực

Thực trạng thuế ở Việt Nam hiện nay là phải tăng thuế suất để đảm bảo nguồn thu ngân sách, hoặc mở rộng đối tượng chịu thuế của các loại thuế gián thu Do các cam kết tự do hóa thương mại mà Việt Nam đã ký kết với quốc tế thì thuế xuất nhập khẩu khó có thể tăng trong các sắc thuế gián thu Vào nguồn tài nguyên khai thác thuế tài nguyên phụ thuộc về cơ bản cũng bị giới hạn Như vậy, thuế GTGT và thuế tiêu thụ đặc biệt chỉ còn không gian điều chỉnh.

Cuối cùng, tồn tại thực trạng thuế ở Việt Nam hiện nay cũng như của các quốc gia đang phát triển nói chung là hệ thống quản lý thu thuế kém hiệu quả mặc dù không đề cập trong bài phân tích Biện pháp tăng thu thuế hiệu quả ở bất cứ quốc gia nào trong đó có Việt Nam nhằm đảm bảo công bằng giữa các đối tượng nộp thuế luôn với việc hoàn thiện hệ thống quản lý thu thuế, tăng hiệu quả của thu thuế

Đóng góp của thuế nhập khẩu vào phát triển kinh tế

Khi được ban hành, mỗi luật thuế đều gắn trọng trách thực hiện một số chức năng nhất định như điều tiết thu nhập, tiêu dùng, đầu tư, thu ngân sách, thúc đẩy phát triển kinh tế, hội nhập kinh tế quốc tế Quá trình điều chỉnh, sửa đổi bổ sung thuế nhập khẩu cũng là hướng tới thực hiện các chức năng này.

Trang 6

Đóng góp vào thu ngân sách nhà nước

Khi phân tích thuế nhập khẩu không thể tách rời với các cam kết về thuế của Việt Nam trong các FTA Sau khi gia nhập WTO năm 2007, đến nay, Việt Nam đã tích cực ký kết và tham gia vào các hiệp định thương mại tự do (FTA).

Bên cạnh những tác động tích cực như mở rộng thị trường xuất nhập, mở rộng cơ hội cho doanh nghiệp tham gia vào chuỗi sản xuất toàn cầu, các FTA cũng đem lại nhiều thách thức về nguồn thu ngân sách nhà nước Theo đó, nguồn thu ngân sách bị ảnh hưởng đáng kể khi nhiều mặt hàng có kim ngạch lớn, thuế suất cao phải cắt giảm thuế suất theo lộ trình cam kết trong các FTA.

Giai đoạn 2015-2019, số thu cân đối từ hoạt động XNK tăng, tuy nhiên tốc độ tăng không lớn (năm 2019, tăng trên 26% so với 2015) Bình quân giai đoạn này, mỗi năm số thu cân đối từ hoạt động xuất nhập khẩu tăng trên 5% Mức tăng này là thấp nếu so sánh với tốc độ tăng của các nguồn thu khác.

Trong những năm qua, Việt Nam thực hiện đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế và ký kết nhiều hiệp định thương mại tự do (FTA) với cam kết giảm thuế NK theo lộ trình đối với nhiều mặt hàng nhập khẩu Điều này đã làm gia tăng lượng hàng hóa nhập khẩu, kéo theo thu thuế giá trị gia tăng đối với hàng NK cũng tăng lên cả về số tuyệt đối lẫn tỷ trọng Trong tổng nguồn thu từ hoạt động XNK, thuế GTGT thu từ hàng NK chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng thu Mức chênh lệch thu từ thuế GTGT so với các loại thuế khác ngày càng tăng qua các năm.

Trang 7

Trong số các khoản thu ngoài thuế GTGT, thu từ thuế nhập khẩu có giá trị lớn nhất so với các khoản thu còn lại như thuế xuất khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt hàng nhập khẩu, thuế bảo vệ môi trường hàng nhập khẩu Xu hướng này phù hợp với quy mô phát triển của nền kinh tế cũng như lượng hàng hóa nhập khẩu phục vụ sản xuất trong nước.

Hỗ trợ sản xuất trong nước

Các cam kết thuế quan của Việt Nam WTO cũng như trong các FTA đều theo các lộ trình xác định Gần đây nhất, năm 2020, Hiệp định Hiệp định thương mại tự do (EVFTA) và Hiệp định bảo hộ đầu tư EU - Việt Nam (EVIPA) chính thức được Quốc hội thông qua với nhiều cam kết quan trọng, phạm vi cam kết rộng và mức độ cam kết cao nhất.

Ngay khi có hiệu lực, 65% hàng xuất khẩu của EU sang Việt Nam được giảm thuế Với lộ trình thực hiện kéo dài một thập kỷ, EVFTA sẽ xóa bỏ gần 99% các dòng thuế và rào cản thương mại giữa Việt Nam và EU.

Với các cam kết mở cửa thị trường với mức thuế nhập khẩu thấp, nền sản xuất trong nước được hưởng nhiều lợi ích từ chi phí đầu vào thấp, khả năng tiếp cận công nghệ hiện đại… cũng như khả năng gia tăng xuất khẩu hàng Việt Nam sang thị trường châu Âu.

Mặc dù, số thu ngân sách nhà nước từ thuế nhập khẩu trong tổng số nguồn thu có xu hướng giảm xuống, tuy vậy, thuế nhập khẩu có những đóng góp gián tiếp khác cho thu ngân sách nhà nước

Chính sách miễn, giảm thuế nhập khẩu đối với đầu vào phục vụ sản xuất hàng xuất khẩu sẽ làm giảm gánh nặng chi phí cho doanh nghiệp và khả năng cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu được cải thiện.

Bên cạnh đó, do công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam phát triển hạn chế, trong khi khu vực FDI chiếm tỷ trọng lớn trong nền kinh tế và trong hoạt động xuất khẩu, chính sách miễn, giảm thuế đối với nhiều loại đầu vào nhập khẩu phục vụ các dự án đầu tư cũng góp phần tích cực vào thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh, mở rộng quy mô nền kinh tế, trên cơ sở đó mở rộng cơ sở thuế, tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước.

Bảo vệ các ngành sản xuất trong nước

Trang 8

Để bảo vệ các ngành sản xuất trong nước trước sức ép cạnh tranh, đặc biệt là cạnh tranh không lành mạnh, các quốc gia đều ban hành các quy định về thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp, thuế tự vệ…

Luật thuế nhập khẩu hiện hành đã bổ sung quy định về thuế áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu gồm thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp, thuế tự vệ gồm điều kiện áp dụng, nguyên tắc áp dụng, thời hạn áp dụng đối với từng loại thuế Căn cứ mức thuế, số lượng hoặc trị giá hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp, thuế tự vệ, người khai hải quan có trách nhiệm kê khai và nộp thuế theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.

Đến nay, Việt Nam đã điều tra 9 mặt hàng và áp dụng thuế chống bán phá giá đối với 8 mặt hàng Các mặt hàng chủ yếu có nguồn gốc xuất xứ từ các nước châu Á, đặc biệt là từ Trung Quốc Đa số các mặt hàng chịu thuế chống bán phá giá là các mặt hàng nhóm kim loại Bên cạnh thuế chống bán phá giá, thuế tự vệ cũng đang được áp dụng trong quản lý thuế ở Việt Nam Việt Nam đang áp dụng thuế tự vệ đối với 4 mặt hàng.

Trang 9

Việc áp thuế chống bán phá giá và thuế tự vệ góp phần quan trọng vào việc bảo vệ các doanh nghiệp trong nước trước nguy cơ đe dọa của hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài Phòng vệ thương mại là công cụ hữu hiệu để bảo vệ sản xuất trong nước ở bất bảo hộ cho sản phẩm, ngành sản xuất trong nước, kiểm soát nguy cơ thao túng giá cả trên thị trường

Thúc đẩy cạnh tranh trên thị trường quốc tế

Trang 10

Nghị định 57/2020/NĐ-CP đã bổ sung các quy định về việc áp dụng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi 0% đối với nguyên liệu, vật tư, linh kiện trong nước chưa sản xuất được để sản xuất, gia công (lắp ráp) các sản phẩm hỗ trợ ưu tiên phát triển cho ngành sản xuất, lắp ráp ô tô giai đoạn 2020 – 2024 (Chương trình ưu đãi thuế CNHT ô tô).

Theo quy định tại Nghị định trên, các doanh nghiệp sản xuất, gia công (lắp ráp) linh kiện, phụ tùng ô tô và các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô tự sản xuất, gia công (lắp ráp) linh kiện, phụ tùng ô tô nếu đáp ứng các điều kiện quy định về: Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; Quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng cơ sở sản xuất, gia công (lắp ráp) và máy móc, thiết bị tại cơ sở sản xuất, gia công; theo quy định sẽ thuộc đối tượng được áp dụng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi 0%.

Kỳ xét ưu đãi thuế tối đa không quá 06 tháng tính từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 30 tháng 6 hoặc từ ngày 01 tháng 7 đến ngày 31 tháng 12 hàng năm Để được ưu đãi mức thuế 0%, doanh nghiệp phải nộp cho cơ quan hải quan nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính hoặc nơi có cơ sở sản xuất, gia công (lắp ráp) hồ sơ đăng ký tham gia Chương trình ưu đãi thuế CNHT ô tô theo quy định ngay sau ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành hoặc thời điểm bất kỳ trong năm.

Ngoài ra, Nghị định này đã bãi bỏ nội dung về "Quy định thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đối với một số mặt hàng thực hiện cam kết WTO từ ngày 01/01/2019 trở đi" tại Nghị định 125/2017/NĐ-CP và các Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 125/2017/NĐ-CP.

Nghị định 57/2020/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ 10/7/2020, trừ quy định về Thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đối với linh kiện ô tô nhập khẩu theo Chương trình ưu đãi thuế để sản xuất, lắp ráp xe ô tô tại khoản 3 Điều 2 được áp dụng từ 01/01/2020.

3.2 Tác động tiêu cực

Kim ngạch nhập khẩu giảm

 Trước ảnh hưởng mạnh mẽ của làn sóng covid đầu tiên ở Việt Nam diễn ra vào tháng 03/2020 - 04/2020, kim ngạch xuất nhập khẩu, cán cân thương mại đều tụt giảm xuống mức thấp nhất năm 2020 Cụ thể: kim ngạch nhập khẩu tháng 04/2020 là 18.82 tỷ đồng, giảm 3,27 tỷ USD so với tháng 03 Hệ lụy của covid 19 kéo dài đến tận tháng 5/2020 khi kim ngạch nhập khẩu không có dấu hiệu tăng, giảm 0,93 tỷ USD so với tháng trước đó Điều này tác động trực tiếp đến việc thu thuế nhập khẩu.

Ngày đăng: 02/05/2024, 16:29

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan