Tiểu Luận - Thẩm Định Quyền Sở Hữu Trí Tuệ - Đề Tài Các Phương Pháp Định Giá Quyền Sở Hữu Trí Tuệ

20 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
Tiểu Luận - Thẩm Định Quyền Sở Hữu Trí Tuệ -  Đề Tài  Các Phương Pháp Định Giá Quyền Sở Hữu Trí Tuệ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trang 1

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAMHỌC VIỆN NGÂN HÀNG

- -Chủ đề:

CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH GIÁ NG PHÁP Đ NH GIÁ ỊNH GIÁ QUY N S H U TRÍ TUỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆỞ HỮU TRÍ TUỆ ỮU TRÍ TUỆỆ

Trang 2

A.Tổng quát về quyền sở hữu trí tuệ và thẩm định giá quyền sở hữu trí tuệ

1 Khái niệm về sở hữu trí tuệ:

Sở hữu trí tuệ: dùng để chỉ quyền của chủ thể bao gồm đầy đủ cả ba quyền,

đó là quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt đối với loại tài sản là trí tuệ Tài sản trí tuệ là một loại tài sản vô hình, không thể xác định bằng các đặc điểm vật chất của chính nó nhưng lại có giá trị và có khả năng sinh ra lợi nhuận

Sở hữu trí tuệ được chia thành hai lĩnh vực chủ yếu bao gồm:

Sở hữu công nghiệp: dùng để chỉ quyền của chủ thể đối với sáng chế, giải

pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hoá, tên gọi xuất xứ hàng hoá,

tên thương mại, bí quyết công nghệ (được gọi là đối tượng sở hữu công nghiệp)

Bản quyền (quyền tác giả): dùng để chỉ quyền của chủ thể đối với tác phẩm

văn học, nghệ thuật, khoa học

2 Thẩm định giá quyền sở hữu trí tuệ

Hiện nay, Cục sở hữu Trí tuệ Việt Nam đang cho các tổ chức, cá nhân đăng ký sở hữu trí tuệ về Nhãn hiệu, Kiểu dáng, Sáng chế, Giải pháp hữu ích.

Tài sản trí tuệ cũng như quyền sở hữu đất, xét về khía cạnh tương đối thì mỗi

tài sản trí tuệ đều mang tính khan hiếm tức là không có vật để so sánh Chủ yếu việc

xác định giá tài sản sở hữu trí tuệ dựa trên các phương pháp chủ yếu là chi phí, thu nhập và thặng dư Tuy nhiên, việc định giá tài sản trí tuệ khó khăn và có nhiều khác biệt hơn so với tài sản hữu hình.

Xác định giá trị của một quyền sở hữu trí tuệ phụ thuộc vào thời gian, địa điểm và tính sinh lời của loại tài sản đặc biệt này Ngay khi đăng ký quyền sở hữu trí tuệ thì người sở hữu cũng không tính hết được tính hữu dụng và khả năng sinh lời

Trang 3

trong tương lai của tài sản mà mình được sở hữu, nó chỉ được thể hiện giá trị qua thời gian và mức độ chấp nhận của xã hội

Một yếu tố quan trọng là Tài sản trí tuệ có một thị trường chuyển nhượng hạn chế, ít người quan tâm điều đó sẽ khó có thể tìm ra được giá trị thật của một tài sản trí tuệ Về cơ bản thì giá trị của tài sản trí tuệ được xác định bằng mức độ quan tâm của người mua và mức độ chấp nhận được của người bán tại thời điểm chuyển nhượng.

3 Mục đích thẩm định giá

- Mua bán, chuyển nhượng, cầm cố, thế chấp, vay vốn ngân hàng - Xác định giá trị tài sản phục vụ tranh tụng

- Tính thuế và hạch toán sổ sách kế toán, báo cáo tài chính - Đầu tư và góp vốn doanh nghiệp, cổ phần.

- Xác định giá trị đầu tư - Các mục đích khác

*Hồ sơ cần cung cấp cho việc thẩm định giá quyền sở hữu trí tuệ

- Giấy yêu cầu thẩm định giá khách hàng lập (có mẫu kèm theo)

- Giấy ủy quyền nếu quyền sở hữu trí tuệ không thuộc sở hữu của khách hàng thẩm định giá.

- Giấy chứng nhận Quyền sở hữu trí tuệ yêu cầu thẩm định giá - Tên cá nhân, doanh nghiệp sáng chế.

- Tên cá nhân, doanh nghiệp sở hữu Quyền sở hữu trí tuệ - Năm đăng ký.

- Tài liệu kỹ thuật, catalogue: tính năng kỹ thuật, công suất thiết kế, năng lượng tiêu hao …

- Hồ sơ về quá trình nghiên cứu, phát minh sáng chế

- Hồ sơ về nghiệm thu, chi phí nghiên cứu, phát minh sáng chế

- Quá trình triển khai, ứng dụng phát minh sáng chế, sơ kết 6 tháng, 1 năm … về hiệu quả của Quyền sở hữu trí tuệ

- Các tài liệu khác có liên quan

B Các phương pháp thẩm định giá quyền sở hữu trí tuệ

I Các nguyên tắc

01 - Nguyên tắc sử dụng tốt nhất và có hiệu quả nhất

Trang 4

Việc sử dụng tốt nhất và có hiệu quả nhất của tài sản là đạt được mức hữu dụng tối đa trong những hoàn cảnh kinh tế - xã hội thực tế phù hợp, có thể cho phép về mặt kỹ thuật, về pháp lý, về tài chính và đem lại giá trị lớn nhất cho tài sản.

Tuy nhiên, một tài sản đang sử dụng thực tế không nhất thiết đã thể hiện khả năng sử dụng tốt nhất và có hiệu quả nhất của tài sản đó.

02 - Nguyên tắc cung - cầu

Giá trị của một tài sản được xác định bởi mối quan hệ cung và cầu về tài sản đó trên thị trường Ngược lại, giá trị của tài sản đó cũng tác động đến cung và cầu về tài sản Giá trị của tài sản thay đổi tỷ lệ thuận với cầu và tỷ lệ nghịch với cung về tài sản Giá trị của tài sản được xác định bởi mối quan hệ cung và cầu, trong đó có các yếu tố về đặc điểm vật lý và đặc điểm kinh tế - xã hội khác biệt với những thuộc tính của các tài sản khác Sự ảnh hưởng của những đặc tính phụ thêm này được phản ánh trong cung - cầu và giá trị tài sản.

03 - Nguyên tắc thay đổi

Giá trị của tài sản thay đổi theo sự thay đổi của những yếu tố hình thành nên giá trị của nó.

Giá trị của tài sản cũng được hình thành trong quá trình thay đổi liên tục phản ánh hàng loạt các mối quan hệ nhân quả giữa các yếu tố ảnh hưởng đến giá trị Bản thân các yếu tố ảnh hưởng đến giá trị luôn luôn thay đổi Do đó, trong thẩm định giá tài sản, thẩm định viên phải nắm được mối quan hệ nhân quả giữa các nhân tố ở trạng thái động, phải phân tích quá trình thay đổi nhằm xác định mức sử dụng tài sản tốt nhất và có hiệu quả nhất.

04 - Nguyên tắc thay thế

Trong trường hợp hai hay nhiều tài sản có thể thay thế lẫn nhau trong quá trình sử dụng, thì giá trị của những tài sản đó được xác định bởi sự tác động lẫn nhau của tài sản này đến tài sản khác.

Trang 5

Hình thành giá trị của tài sản được thẩm định giá thường có liên quan đến giá trị của các tài sản khác có thể thay thế

Khi hai tài sản có tính hữu ích như nhau, tài sản nào chào bán ở mức giá thấp nhất thì tài sản đó sẽ bán được trước Giới hạn trên của giá trị tài sản có xu hướng được thiết lập bởi chi phí mua một tài sản thay thế cần thiết tương đương, với điều kiện không có sự chậm trễ quá mức làm ảnh hưởng đến sự thay thế Một người thận trọng sẽ không trả giá cao hơn chi phí mua một tài sản thay thế trong cùng một thị trường và một thời điểm.

05 - Nguyên tắc cân bằng

Các yếu tố cấu thành của tài sản cần phải cân bằng để tài sản đạt được khả năng sinh lời tối đa hay mức hữu dụng cao nhất Do đó, để ước tính mức sử dụng tốt nhất và có hiệu quả nhất của tài sản, cần phải phân tích xem liệu đã đạt tới sự cân bằng như vậy hay không.

Trong lĩnh vực bất động sản, giá bán đất ở một vị trí không chỉ ra rằng vị trí đất kế cận cũng phải có cùng một mức giá trị như vậy.

06 - Nguyên tắc thu nhập tăng hoặc giảm

Tổng thu nhập trên khoản đầu tư tăng lên sẽ tăng liên tục tới một điểm nhất định, sau đó mặc dù đầu tư tiếp tục tăng nhưng độ lớn của thu nhập tăng thêm sẽ giảm dần Nguyên tắc này cũng hoàn toàn đúng đối với đầu tư vào lĩnh vực bất động sản 07 - Nguyên tắc phân phối thu nhập

Tổng thu nhập sinh ra từ sự kết hợp các yếu tố của quá trình sản xuất (đất đai, vốn, lao động, quản lý) và có thể được phân phối cho từng yếu tố này Nếu việc phân phối được thực hiện theo nguyên tắc tương ứng thì phần tổng thu nhập còn lại sau khi đã phân phối cho vốn, lao động và quản lý sẽ thể hiện giá trị của đất đai.

08 - Nguyên tắc đóng góp

Trang 6

Mức độ mà mỗi bộ phận của tài sản đóng góp vào tổng thu nhập từ toàn bộ tài sản có tác động đến tổng giá trị của tài sản đó.

Giá trị của một tác nhân sản xuất hay một bộ phận cấu thành tài sản phụ thuộc vào sự vắng mặt của tác nhân đó làm giảm đi bao nhiêu giá trị của toàn bộ tài sản, có nghĩa là lượng giá trị mà nó đóng góp vào giá trị toàn bộ là bao nhiêu.

Nguyên tắc này là nguyên tắc cơ bản trong việc xem xét tính khả thi của việc đầu tư bổ sung vào tài sản khi thẩm định viên xác định mức sử dụng tài sản tốt nhất và có hiệu quả nhất.

09 - Nguyên tắc tuân thủ

Tài sản cần phải phù hợp với môi trường của nó nhằm đạt được mức sinh lời tối đa hoặc mức hữu dụng cao nhất Do đó, thẩm định viên phải phân tích xem liệu tài sản đó có phù hợp với môi trường hay không khi thẩm định viên xác định mức sử dụng tài sản tốt nhất và có hiệu quả nhất.

10 - Nguyên tắc cạnh tranh

Lợi nhuận cao vượt trội sẽ thúc đẩy cạnh tranh, ngược lại, cạnh tranh quá mức có thể làm giảm lợi nhuận và cuối cùng có thể không còn lợi nhuận Đối với tài sản, mối quan hệ cạnh tranh cũng được quan sát giữa các tài sản với nhau và giữa tài sản này với tài sản khác Do đó, giá trị của tài sản được hình thành là kết quả của sự cạnh tranh trên thị trường.

11 - Nguyên tắc dự tính lợi ích tương lai

Giá trị của tài sản có thể được xác định bằng việc dự tính khả năng sinh lợi trong tương lai.

Giá trị của tài sản cũng chịu ảnh hưởng bởi việc dự kiến thị phần của những người tham gia thị trường và những thay đổi có thể dự tính trước trong yếu tố này cũng ảnh hưởng đến giá trị.

Trang 7

Việc ước tính giá trị của tài sản luôn luôn dựa trên các triển vọng tương lai, lợi ích dự kiến nhận được từ quyền sử dụng tài sản của người mua.

II Các phương pháp

1 Phương pháp so sánh

a.Cơ sở lý luận

Quá trình thẩm định giá quyền sở hữu thường liên quan tới sự tiếp cận thị trường Đó là bởi vì, thị trường - nơi mà các giao dịch xảy ra giữa những bên không liên quan, chính là chỉ số tốt nhất về giá trị của quyền sở hữu trí tuệ Người thẩm định sẽ phân tích thị trường cả về việc mua bán và các giấy phép giao dịch.

b Các bước tiến hành

1 Nghiên cứu thị trường thích hợp để nhận được thông tin về các giao dịch bán, bảng giá và các trả giá mua giấy phép có thể so sánh.

2 Xác nhận thông tin bằng việc khẳng định tài liệu là chắc chắn có thật và các trao đổi giấy phép phản ánh điều kiện thị trường.

3 Lựa chọn các đơn vị so sánh thích hợp và phát triển các phân tích so sánh cho mỗi một đơn vị.

4 So sánh các giao dịch giấy phép với các bộ phận so sánh của mục tiêu và điều hcinhr giá của giấy phép phù hợp với tài sản mục tiêu.

5 Dàn xếp các chỉ số giá trị khác nhau tạo ra từ phân tích các giao dịch kỹ thuật thành ra một chỉ số giá trị riêng lẻ hoặc một dãy giá trị

10 bộ phận cơ bản của so sánh cần xem xét cẩn thận khi lựa chọn và phân tích các giao dịch giấy phép.

- Quyền pháp lý của sở hữu kỹ thuật chuyển nhượng trong giao dịch.

- Sự tồn tại của bất kỳ điều khoản tài chính nào giữa người mua và người bán - Sự tồn tại hoặc vắng mặt của các điều kiện bán thị trường.

- Các điều kiện kinh tế đang tồn tại dưới thị trường thứ cấp thích hợp - Ngành trong đó kỹ thuật sẽ được sử dụng.

Trang 8

- Các đặc tính bền vững hoặc có kỳ hạn của các giao dịch giấy phép hoạc bán chỉ dẫn cho so với kỹ thuật mục tiêu.

- Các đặc tính khai thác hoặc sử dụng của các giao dịch giấy phép - Sự bao gồm các tài sản khác trong những giao dịch giấy phép.

Bước cuối cùng của việc phân tích giá trị tiếp cận theo hướng thị trường là dàn xếp Trong bước này, 2 hay nhiều hơn những giá trị chỉ báo nhận được sau khi phân tích dữ liệu từ những vụ mua bán hay giấy phép phải được tổng hợp vào một giá trị ước tính tổng thể Trong bước dàn xếp, người thẩm định giá sẽ tổng hợp kết quả dựa theo những số liệu đã tính toán kết hợp với số liệu theo kinh nghiệm Họ sẽ đánh giá sự tác động mạnh hay nhẹ của mỗi chỉ báo giá trị đó Từ đó, sẽ đưa ra một giá trị phù hợp nhất.

 Ngoài ra, người ta còn áp dụng phương pháp chi phí khi đã chia ra thành từng loại quyền sở hữu trí tuệ như: QSHTT liên quan tới kỹ thuật, QSHTT liên quan tới nghệ thuật: vô hình bản quyền, hay QSHTT liên quan đến marketing Đối với mỗi loại tài sản ấy sẽ có những khác biệt, chính vì vậy sẽ có một số quy tắc khác biệt Ví dụ như đối với QSHTT liên quan đến nghệ thuật Do giá của bản quyền thường không được tiết lộ công khai, nên các phân tích đôi khi gặp vấn đề trong việc phát triển các đơn vị so sánh nếu các hiệp định cấp phép lựa chọn yêu cầu thanh toán cho một giai đoạn cố định Tuy nhiên nhiều hiệp định giấy phép bản quyền dựa trên hoặc là công thức bản quyền tỷ lệ tiền trả bản quyền, hoặc là công thức mỗi một lần sử dụng Nhìn chung, dù có sự khác biệt nhưng chúng đều tuân theo quy trình chung đã nêu ở trên.

c.Ví dụ: Dựa trên phương pháp tiền trả bản quyền

Bảng 1 sau đây trình bày ví dụ định giá mô hình kỹ thuật Cutting Edge Cutting Edge là một tiến trình cắt tiên tiến sử dụng dòng nước áp lực cao để cắt các nguyên liệu cứng như thép và bê tong.

Mục tiêu là đi ước tính giá trị thị trường thực của một quyền lợi sở hữu trong kỹ thuật Cutting Edge ngày 31-12-1997 Kỹ thuật vô hình Cutting Edge được sử dụng trong sản phẩm dự kiến tạo ra 30 triệu USD thu nhập thực trong năm tới Giả thiết tỷ lệ thuế thu nhập tác động thích hợp là 40% và tỷ lệ vốn hóa trực tiếp nhận được là 20%.

Trang 9

Bảng 1 trình bày các phương pháp tiền trả bản quyền liên quan đến kỹ thuật Cutting

Edge Kỹ thuật có thể so sánh trong công nghiệp giống như cắt Edge đã được cấp phép Phân tích hiệp định cấp phép chỉ ra rằng tỷ lệ bản quyền nhận được thị trường thích hợp cho giấy phép kỹ thuật Cutting Edge trong khoảng từ 5-6 % của thu nhập thực Do Cutting Edge sở hữu kỹ thuật của nó nên sẽ không phải trả các thanh toán bản quyền đó cho việc sử dụng kĩ thuật.

Theo bảng 1 chỉ số giá kĩ thuật Cutting Edge, dựa trên phương pháp tiền trả bản quyền của thị trường, ngày 31-12-1997 là 5 triệu USD

Bảng 1 định giá kĩ thuật, phương pháp thị trường

Phương pháp trả tiền trả bản quyền, 31-12-1997 (đơn vị 1.000 USD)

Nhận được sau thuế từ các thanh toán bản quyền

Như vậy kết quả chỉ số giá thị trường thu được là:5000 USD

Sau đó, người thẩm định giá sẽ kết hợp với kết quả thu được từ các phương pháp khác như phương pháp thu nhập và phương pháp chi phí để phân tích và đưa ra mứcgiá cuối cùng hợp lý nhất.

Trang 10

2 Phương pháp thu nhậpa cơ sở lý luận

-Là phương pháp tiếp cận từ thu nhập xác định giá trị của quyền sỡ hữu trí tuệ qua giá trị hiện tại của thu nhập trong tương lai, các dòng tiền và các chi phí tiết kiệm được trên thực tế hoặc theo giả định hợp lý, do các hoạt động khai thác quyền sỡ hữu trí tuệ.

-Phương pháp định giá dựa trên cơ sở chuyển đổi các dòng thu nhập ròng trong tương lai có thể nhận được từ việc khai thác tài sản trí tuệ cần định giá thành giá trị vốn hiện tại của tài sản để ước tính giá trị thị trường của tài sản trí tuệ cần định giá Phương pháp này tập trung vào việc đánh g giá khả năng sinh lợi của tài sản trí tuệ -Nguyên lý cơ bản là giá trị của tài sản trí tuệ có thể đo được bằng giá trị hiện tại của lợi nhuận ròng với giả định là tài sản trí tuệ có thể tạo ra thu nhập Phương pháp này được thừa nhận rộng rãi là đáng tin cậy trong định giá tài sản trí tuệ vì có cơ sở lý luận vững chắc nhất.

b Các phương pháp xác định

+ Phương pháp chiết khấu dòng tiền +Phương pháp tiết kiệm chi phí bản quyền +Phương pháp lợi nhuận vượt trội

+Phương pháp thu nhập tăng thêm b.1.Phương pháp chiết khấu dòng tiền

Cơ sở lý luận: thu nhập xác định giá trị của quyền sỡ hữu trí tuệ qua giá trị

hiện tại của thu nhập từ quyền sỡ hữu trí tuệ trong tương lai.

Các xác định

-Ước tính dòng tiền mà quyền sỡ hữu trí tuệ tạo ra được trong tương lai

Trang 11

-Ước tính tỷ suất triết khấu phản ánh mức độ rủi ro của dòng tiền

Tỷ suất chiết khấu có thể được ước tính thông qua các thông tin từ thị trường của các quyền sỡ hữu trí tuệ tương tự.

Đối với các quyền sỡ hữu trí tuệ có giá trị chiếm đa số trong tổng giá trị của doanh nghiệp khai thác tài sản vô hình đó, thẩm định viên có thể cân nhắc sử dụng chi phí sử dụng vốn bình quân gia quyền (WACC) của doanh nghiệp để làm tỷ suất chiết

Trong đó: GT là giá trị hiện tại

FV giá trị các khoản thu nhập trong tương laii: là tỷ lệ chiết khấu

Đánh giá: Độ chính xác của phương pháp này chịu sự tác động lớn của việc

ước tính các dòng tiền trong tương lai, và cách tính tỷ lệ chiết khấu.

Ví dụ: Bạn làm cho 1 công ty xuất bản và đang xem xét việc mua bản quyền của cuốn

sách “định giá thương hiệu” hướng dẫn về việc định giá các thương hiệu Mặc dù cuốn sách đã ngừng xuất bản nhưng bạn tin rằng bạn vẫn có thể thu được dòng tiền sau thuế là 120000USD trong năm tới , 150000USD cho năm tiếp theo và

80000USD cho 3 năm tiếp theo đó nếu chi phí vốn hóa là 12% Giá trị ước tính của việc sở hữu bản quyền cuốn sách : b.2.Phương pháp tiết kiệm chi phí bản quyền

Cơ sở lý luận: Giá trị của quyền sỡ hữu trí tuệ được tính toán trên cơ sở giá trị

hiện tại của dòng tiền bản quyền mà tổ chức, cá nhân nhận được nhờ việc sở hữu

Ngày đăng: 02/05/2024, 05:42

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan