Hoạt động truyền thông đối với sản phẩm mì tôm thanh long Caty

48 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
Hoạt động truyền thông đối với sản phẩm mì tôm thanh long Caty

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Nghiên cứu thực trạng hoạt động truyền thông đối với sản phẩm mì tôm thanh long Caty của công ty Caty Food tên thị trường Hà Nội

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI KHOA MARKETING

- -

BÁO CÁO NGHIÊN CỨU MARKETING

Đề tài:

Nghiên cứu thực trạng hoạt động truyền thông đối với sản phẩm mì tôm thanh long Caty của công ty Caty

Food trên thị trường Hà Nội

Năm học: 2024-2025

Giảng viên hướng dẫn : ThS Ngạc Thị Phương Mai Nhóm thực hiện : Nhóm 1

Lớp học phần : 232_BMKT3911_02

Trang 2

1.1.2 Xác định vấn đề nghiên cứu marketing 6

1.2 Mục tiêu nghiên cứu marketing 6

1.3.3 Ngân sách tổng thể dự án nghiên cứu 7

CHƯƠNG 2 XÂY DỰNG KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU MARKETING 8

2.1 Xác định thông tin cần thu thập, nguồn thông tin 8

2.1.1 Thông tin thứ cấp 8

2.1.2 Thông tin sơ cấp 9

2.2 Xác định phương pháp thu thập và công cụ nghiên cứu 9

2.2.1 Với thông tin thứ cấp 9

2.2.2 Với thông tin sơ cấp 10

2.3 Xác định phương pháp chọn mẫu 10

2.4 Xác định phương pháp giao tiếp 11

2.5 Xây dựng bảng hỏi 12

Trang 3

2

2.6 Xác định lợi ích (giá trị) và chi phí nghiên cứu 16

2.6.1 Lợi ích của kế hoạch nghiên cứu 16

2.6.2 Chi phí của kế hoạch nghiên cứu 16

CHƯƠNG 3 XÂY DỰNG KẾ HOẠCH THU THẬP VÀ PHÂN TÍCH DỮ LIỆU 18

3.1 Xây dựng lịch trình chi tiết toàn bộ kế hoạch nghiên cứu 18

3.2 Xây dựng kế hoạch thu thập dữ liệu 19

3.3 Xây dựng kế hoạch phân tích dữ liệu 21

CHƯƠNG 4 BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 22

4.1 Giới thiệu phương pháp phân tích dữ liệu 22

4.2 Kết quả phân tích và giải thích dữ liệu về vấn đề nghiên cứu 22

4.2.1 Một số lý luận về truyền thông marketing (IMC) 22

4.2.2 Thực trạng và đánh giá thị trường mì tôm tại Việt Nam 24

4.2.3 Tổng quan về sản phẩm mì tôm thanh long Caty 25

4.2.4 Một số đặc điểm, hành vi, các mối quan tâm và các vấn đề của khách hàng 26

4.2.5 Các đối thủ cạnh tranh của Caty Food 28

4.2.6 Thực trạng hoạt động truyền thông mì tôm thanh long của CatyFood 30

4.2.7 Đánh giá hiệu quả hoạt động truyền thông của sản phẩm mì tôm thanh

Trang 4

3

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1 Chi phí của kế hoạch nghiên cứu 16

Bảng 3.1 Lịch trình chi tiết của kế hoạch nghiên cứu 18

Bảng 3.2 Công việc và cách thức tiến hành 19

Bảng 3.3 Kế hoạch thu thập dữ liệu 20

Bảng 3.4 Kế hoạch phân tích dữ liệu 21

Bảng 4.1 Đánh giá điểm trung bình của khách hàng về hiệu quả truyền thông sản phẩm mì tôm thanh long Caty 37

Trang 5

Biểu đồ 4.5 Quận/Huyện đang sinh sống 35

Biểu đồ 4.6 Tần suất sử dụng mì tôm 36

Biểu đồ 4.7 Số lượng khách hàng biết đến mì tôm thanh long Caty 36

Biểu đồ 4.8 Số lượng khách hàng từng nhìn thấy hoạt động truyền thông của sản phẩm 37

Biểu đồ 4.9 Nội dung và hình thức thông điệp 40

Biểu đồ 4.10 Công cụ truyền thông 40

Biểu đồ 4.11 Phương tiện truyền thông 41

Biểu đồ 4.12 Nguồn phát thông điệp 41

Biểu đồ 4.13 Đánh giá của khách hàng 42

Trang 6

5

MỞ ĐẦU

Trong bối cảnh thị trường ngày càng cạnh tranh và đa dạng, hoạt động truyền thông marketing đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng và phát triển thương hiệu, đặc biệt là đối với sản phẩm tiêu dùng như mì tôm Để tiếp cận và thu hút người tiêu dùng, việc nghiên cứu và phát triển các chiến lược truyền thông marketing là không thể phủ nhận

Trong phạm vi đề tài này, nhóm chúng em tập trung vào việc “Nghiên cứu và phát triển hoạt động truyền thông marketing đối với sản phẩm mì tôm thanh long Caty của Công ty Caty Food trên thị trường Hà Nội” Thành công của một chiến lược truyền thông không chỉ đo lường qua việc tăng doanh số bán hàng mà còn thông qua việc tạo ra sự nhận thức và lòng trung thành từ phía khách hàng

Bài thảo luận này nhằm đề xuất các phương pháp và chiến lược hiệu quả trong việc xây dựng một chiến dịch truyền thông marketing thành công cho mì tôm thanh long Caty Chúng tôi sẽ đi sâu vào các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình quyết định mua hàng của người tiêu dùng, cũng như phân tích cơ hội và thách thức mà công ty Caty Food có thể gặp phải trong việc tiếp cận và tạo ấn tượng tích cực với thị trường Hà Nội

Bằng cách tập trung vào nghiên cứu này, nhóm 1 hy vọng rằng sẽ đóng góp một cái nhìn sâu sắc hơn về cách thức hiện thực hóa một chiến lược truyền thông marketing hiệu quả, từ đó giúp cho sản phẩm mì tôm thanh long Caty có được vị thế mạnh mẽ và bền vững trên thị trường Hà Nội

Do kiến thức còn hạn chế nên trong quá trình nghiên cứu và tìm hiểu khó tránh khỏi những thiếu sót Chính vì vậy, mong cô và các bạn có thể góp ý để giúp nhóm 1 có thể hoàn thiện bài làm Chúng em xin chân thành cảm ơn!

Trang 7

Hiện nay, với bối cảnh sống “nhanh” của con người - đặc biệt là đối với các bạn trẻ, việc chọn ăn một món ăn nhanh, tiện lợi là điều mà mọi người đang hướng tới Do đó, thị trường mì gói đang cạnh tranh rất gay gắt giữa các thương hiệu lớn như Hảo Hảo, Cung Đình, Omachi, Trong bối cảnh này, việc đưa ra thị trường một sản phẩm mới như mì tôm thanh long Caty là thức lớn đối với công ty Caty Food

Sản phẩm mì tôm thanh long Caty có một số đặc điểm riêng biệt như: sử dụng nguyên liệu thanh long, một loại trái cây đặc sản của Việt Nam; hàm lượng dinh dưỡng cao, tốt cho sức khỏe; giá thành cao hơn so với các sản phẩm mì gói thông thường

Do là sản phẩm mới, mì tôm thanh long Caty chưa được nhiều người tiêu dùng biết đến và khả năng tiếp cận thị trường còn hạn chế Do đó, vấn đề quản trị marketing: công ty Caty Food cần làm gì với chiến lược truyền thông để giới thiệu sản phẩm đến người tiêu dùng và thu hút họ mua hàng

1.1.2 Xác định vấn đề nghiên cứu marketing

Thực trạng hoạt động truyền thông đối với sản phẩm mì tôm thanh long Caty của công ty Caty Food trên thị trường Hà Nội

1.2 Mục tiêu nghiên cứu marketing

1.2.1 Mục tiêu tổng quát

- Đánh giá hiệu quả hoạt động truyền thông sản phẩm mì tôm thanh long Caty của công ty Caty Food trên thị trường Hà Nội

- Xác định tầm ảnh hưởng của hoạt động truyền thông đến nhận thức, hình ảnh và sự chấp nhận của sản phẩm trong tâm trí khách hàng

1.2.2 Mục tiêu cụ thể

- Hiểu rõ về cách thức truyền thông, quảng bá và tiếp cận khách hàng được thực hiện cho sản phẩm mì tôm thanh long Caty

- Xác định, đánh giá mức độ nhận thức của người tiêu dùng về sản phẩm mì tôm thanh long Caty

- Phân tích các kênh truyền thông đã được sử dụng để quảng bá sản phẩm mì tôm thanh long Caty

Trang 8

7

- Phân tích hành vi và xu hướng tiêu dùng sản phẩm mì tôm thanh long của người dân Hà Nội

- Đánh giá, đo lường hiệu quả và tầm ảnh hưởng của các hoạt động truyền thông đối với nhận thức, hình ảnh và sự chấp nhận của sản phẩm trong tâm trí khách hàng

- Đề xuất các giải pháp và chiến lược truyền thông hiệu quả để tăng cường sự nhận thức và hình ảnh của sản phẩm mì tôm thanh long Caty trong tâm trí khách hàng tại thị trường Hà Nội

1.3 Xác định đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu và ngân sách tổng thể dự án nghiên cứu

1.3.1 Đối tượng nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Thực trạng hoạt động truyền thông đối với sản phẩm mì tôm thanh long Caty của công ty Caty Food trên thị trường Hà Nội

- Khách thể nghiên cứu: Người dân sinh sống và làm việc trên địa bàn Hà Nội

1.3.2 Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi không gian: Địa bàn thành phố Hà Nội

- Phạm vi thời gian: Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 3/2024 đến tháng 4/2024

1.3.3 Ngân sách tổng thể dự án nghiên cứu

Ngân sách tổng thể dự tính cho dự án nghiên cứu này dao động từ 4.400.000 VND đến 6.400.000 VND

Trang 9

8

CHƯƠNG 2 XÂY DỰNG KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU MARKETING 2.1 Xác định thông tin cần thu thập, nguồn thông tin

2.1.1 Thông tin thứ cấp

Các thông tin cần thu thập

- Thông tin về công ty Caty Food

+ Lịch sử, văn hóa tổ chức và giá trị cốt lõi của công ty

+ Các sản phẩm khác của công ty ngoài mì tôm thanh long Caty + Chiến lược marketing và truyền thông chung của công ty - Thông tin về sản phẩm mì tôm thanh long Caty

+ Thành phần, giá trị dinh dưỡng và các thông tin liên quan đến sản phẩm + Đặc điểm nổi bật và lợi ích của sản phẩm so với các sản phẩm cùng loại khác trên thị trường

+ Quy trình sản xuất, chất lượng sản phẩm và tiêu chuẩn an toàn thực phẩm - Thông tin về đối thủ cạnh tranh

+ Chiến lược truyền thông của đối thủ

+ Kênh truyền thông, nội dung, thông điệp, ngân sách truyền thông, + Điểm mạnh, điểm yếu của chiến lược truyền thông của đối thủ - Thông tin về thị trường Hà Nội

+ Thói quen tiêu dùng của người dân Hà Nội đối với mì tôm và các sản phẩm liên quan

+ Các kênh phân phối mì tôm và cạnh tranh trên thị trường Hà Nội - Thông tin về hoạt động truyền thông

+ Các kênh truyền thông sử dụng để quảng bá sản phẩm mì tôm thanh long Caty (quảng cáo truyền thống, PR, truyền thông kỹ thuật số, v.v.)

+ Chiến dịch truyền thông trước đây của công ty Caty Food

Nguồn thông tin thứ cấp

- Báo cáo nghiên cứu thị trường:

- Báo cáo của các công ty nghiên cứu thị trường uy tín (Nielsen, Kantar Worldpanel, )

- Báo cáo của các tổ chức chính phủ (Bộ Công Thương, Bộ Y tế, )

- Website của công ty Caty Food và các đối thủ cạnh tranh: Thông tin về sản phẩm, chiến lược truyền thông, hoạt động kinh doanh,

Trang 10

9

- Bài báo, tạp chí về ngành mì tôm và ngành truyền thông: Các bài viết về thị trường mì tôm, xu hướng tiêu dùng, chiến lược truyền thông,

- Kênh truyền thông xã hội: Facebook, Instagram, Youtube, của công ty Caty Food, đối thủ cạnh tranh và các kênh truyền thông uy tín

2.1.2 Thông tin sơ cấp

- Thông tin nghiên cứu: Đánh giá của khách hàng về hoạt động truyền thông đối với sản phẩm mì tôm thanh long Caty của công ty Caty Food

+ Số lượng khách hàng biết đến và mua sản phẩm mì Caty + Khách hàng biết đến sản phẩm mì Caty từ những nguồn nào?

+ Các hoạt động Quảng cáo, Quan hệ công chúng, Quảng bá tuyên truyền, Bán hàng cá nhân, Khuyến mãi và Truyền thông có ảnh hưởng như thế nào đến cảm nhận và quyết định mua của khách hàng?

- Nguồn thông tin nghiên cứu: Dữ liệu được thu thập thông qua hoạt động phát phiếu khảo sát cho người tiêu dùng trên địa bàn Hà Nội

2.2 Xác định phương pháp thu thập và công cụ nghiên cứu

2.2.1 Với thông tin thứ cấp

Để thu thập được những dữ liệu thứ cấp cần thiết cho cuộc nghiên cứu, nhóm tiến hành theo các bước sau:

Thứ nhất, xác định những thông tin cần thiết cho đề tài nghiên cứu, bao gồm: Thông

tin về thị trường, đặc điểm và hành vi của khách hàng, thông tin về sản phẩm, nghiên cứu các đối thủ cạnh tranh của Caty Food và các báo cáo, nghiên cứu có liên quan

Thứ hai, tìm kiếm nguồn dữ liệu: Đối với dữ liệu bên trong, thực hiện tìm kiếm trên

website, các kênh truyền thông xã hội của Caty Food và các báo cáo được công bố liên quan đến Caty Food và sản phẩm mì tôm thanh long Caty Với nguồn dữ liệu bên ngoài, tìm kiếm các bài nghiên cứu có liên quan đến sản phẩm và công ty qua công cụ tìm kiếm Google Search, Google Scholar, các báo cáo thống kê, báo chí,

Thứ ba, tiến hành thu thập các thông tin: Thông qua các nguồn dữ liệu, tiến hành thu

thập những thông tin cần thiết Những thông tin thu thập được đều phải sắp xếp một cách khoa học, có tính hệ thống và ghi rõ nguồn, tên tác giả, ngày đăng tin… điều này là vô cùng quan trọng bởi nó là sự đảm bảo cho khả năng kiểm tra lại thông tin cũng như tính chân thực của thông tin

Trang 11

10

Cuối cùng, trên cơ sở thông tin tìm kiếm được, nhóm tiến hành đánh giá và chọn lọc

những thông tin có giá trị để đưa vào báo cáo của mình

2.2.2 Với thông tin sơ cấp

Phương pháp khảo sát

Để tiết kiệm thời gian và chi phí mà vẫn đảm bảo số lượng trả lời khảo sát lớn, nhóm quyết định tiến hành khảo sát trực tuyến Sau khi xây dựng bảng câu hỏi khảo sát bằng công cụ Google Form, các thành viên trong nhóm gửi bảng khảo sát thông qua Facebook, Zalo cho các đối tượng cần khảo sát trên địa bàn Hà Nội Bằng cách này, nhóm có thể thu lại số lượng câu trả lời lớn, đảm bảo tính chính xác do người được khảo sát có nhiều thời gian trả lời và không chịu tác động của tâm lý từ vấn viên Sau đó tiến hành tổng hợp lại câu trả lời để tiến hành xử lý thông tin

Phương pháp quan sát

Nhóm sử dụng phương pháp quan sát trong giai đoạn nghiên cứu thăm dò Cụ thể, nhóm quan sát trực tiếp trong cả môi trường bình thường và môi trường quan sát có điều kiện của người tiêu dùng thông qua website và các kênh truyền thông xã hội của Caty Food Nhóm tiến hành quan sát: sự nhận biết, thái độ và phản hồi của người tiêu dùng được thể hiện qua bình luận, tương tác với tin tức trên website, mạng xã hội…

2.3 Xác định phương pháp chọn mẫu

Phương pháp chọn mẫu: Phương pháp lấy mẫu phi xác suất

Cỡ mẫu: Việc chọn mẫu phi xác suất hoàn toàn phụ thuộc vào kinh nghiệm và sự

hiểu biết về tổng thể của nhà khoa học nên kết quả điều tra thường mang tính chủ quan của nhà khoa học Mặt khác, chúng ta không thể tính được sai số do chọn mẫu, do đó, không thể áp dụng phương pháp ước lượng thống kê suy rộng kết quả trên mẫu cho tổng thể Lấy mẫu phi ngẫu nhiên thường được dùng trong nghiên cứu khám phá xác định ý nghĩa thực tiễn của vấn đề nghiên cứu; kiểm tra trước bảng câu hỏi nhằm hoàn toàn chính xác bảng hoặc khi muốn ước lượng sơ bộ về vấn đề đang quan tâm mà không muốn mất nhiều thời gian và chi phí

Quy mô lấy mẫu kích thước mẫu tối thiểu cho hồi quy đa biến cần đạt được tính theo công thức: n = 50 + 8*m với m là số biến độc lập

Cụ thể với đề tài này, khung mẫu của nhóm như sau: n = 50 + 8*5 = 90 là số mẫu tối thiểu cần khảo sát

Trang 12

11

Đối với phân tích nhân tố khám phá EFA: Dựa theo nghiên cứu của Hair, Anderson, Tatham và Black (1998) cho tham khảo về kích thước mẫu dự kiến, theo đó kích thước mẫu tối thiểu là gấp 5 lần tổng số biến quan sát Đây là cỡ mẫu phù hợp cho nghiên cứu có sử dụng phân tích nhân tố (Comrey, 1973; Roger, 2006): n=5*m với m là số lượng câu hỏi trong bài

Ta có: n = 5*21 = 105 là số mẫu tối thiểu cần quan sát

Đám đông nghiên cứu: người tiêu dùng trên địa bàn thành phố Hà Nội

Sau quá trình xây dựng mô hình nghiên cứu đề xuất với tổng số 21 biến quan sát thì mẫu tối thiểu của nghiên cứu được xác định là 105 Khảo sát sẽ được thực hiện với 105 mẫu được tiến hành gửi từ ngày 15/3/2024 đến 20/3/2024 gồm 105 mẫu gửi qua Google Form Để phòng ngừa sai sót trong quá trình khảo sát cũng như tính khách quan của mẫu khảo sát, nhóm nghiên cứu tiến hành gửi 240 mẫu gửi qua Google Form từ ngày 15/3/2024 đến 20/3/2024

2.4 Xác định phương pháp giao tiếp

Dựa vào đối tượng và khách thể nghiên cứu của hoạt động truyền thông đối với sản phẩm mì tôm thanh long Caty của công ty Caty Food trên thị trường Hà Nội, nhóm nghiên cứu đã lựa chọn những phương pháp giao tiếp chủ yếu sau:

Khảo sát trực tiếp cá nhân: Khảo sát trực tuyến qua Google Form với câu hỏi về mức độ nhận thức qua hoạt động truyền thông đối với sản phẩm mì tôm thanh long Caty Sau đó gửi link cho các cá nhân qua mạng xã hội và nhóm thu được câu trả lời trên Google Form và phân tích dữ liệu Đây là phương pháp tiện lợi, dễ dàng thu thập dữ liệu từ số lượng lớn người tham gia Đồng thời dễ dàng phân tích dữ liệu qua các công cụ phân tích dữ liệu tự động, giúp tiết kiệm thời gian và công sức Tuy nhiên phương pháp này có thể gặp vấn đề về chất lượng dữ liệu do người tham gia không tập trung hoặc trả lời

Trang 13

12

không trung thực, khó kiểm soát được đối tượng tham gia, dẫn đến dữ liệu thu thập được có thể không đại diện cho toàn bộ dân số mục tiêu

Phân tích nội dung: Đây là một phương pháp giao tiếp phổ biến được sử dụng trong nghiên cứu truyền thông để thu thập dữ liệu từ các nguồn văn bản, hình ảnh, video và các phương thức truyền thông khác Nhóm thực hiện phân tích các tài liệu truyền thông của doanh nghiệp như website, bài báo, quảng cáo, các bài viết, bình luận trên mạng xã hội về mì tôm thanh long Caty Ngoài ra nhóm cũng phân tích các video quảng cáo mì tôm thanh long Caty để đánh giá hiệu quả truyền thông và ghi lại các thông tin như: nội dung quảng cáo, hình ảnh, âm thanh, thông điệp,

2.5 Xây dựng bảng hỏi

Khảo sát: Nghiên cứu thực trạng hoạt động truyền thông của mì tôm Caty trên địa bàn Hà Nội

Xin chào anh/chị!

Chúng tôi là nhóm sinh viên trường Đại học Thương mại đang nghiên cứu về đề tài:

“Nghiên cứu thực trạng hoạt động truyền thông của mì tôm Caty trên địa bàn Hà Nội”

Rất mong anh/chị dành chút thời gian tham gia đóng góp ý kiến bằng việc trả lời các câu hỏi khảo sát sau đây

Chúng tôi xin cam đoan những thông tin anh/chị cung cấp chỉ dùng với mục đích nghiên cứu Mọi sự đóng góp của anh/chị sẽ đóng góp vào sự thành công của đề tài Chúng tôi xin chân thành cảm ơn!

A THÔNG TIN CHUNG

Câu 1: Bạn có thường xuyên ăn mì tôm không?

Câu 3: Anh/ chị đã từng nhìn thấy hoặc biết đến hoạt động truyền thông của sản phẩm mì tôm Caty chưa?

 Đã từng

Trang 14

13

 Chưa từng

B NỘI DUNG CHÍNH

Dưới đây là một số câu hỏi nghiên cứu liên quan tới thực trạng hoạt động truyền thông trên địa bàn Hà N ội Anh/chị vui lòng cho biết mức độ đồng ý của mình đối với các phát biểu sau bằng cách tích vào ô trống theo thứ tự từ 1 đến 5 biểu thị:

1 Hoàn toàn không đồng ý

TĐNội dung và hình thức thông điệp

TĐ1 Thông điệp quảng cáo và truyền thông của Caty khá ngắn gọn và dễ nhớ

TĐ2 Các câu từ và giai điệu trong thông điệp quảng cáo của Caty được viết rất hay và trình bày lôi cuốn

TĐ3 Cụm giai điệu "Lần đầu tiên trái thanh long có trong mì tôm " đã gây ấn tượng rất mạnh với tôi

Các hoạt động truyền thông của Caty tạo nên một sự hiện diện liên tục và nhắc nhở về sản phẩm, tăng khả năng nhận biết và nhớ đến thương hiệu.

CCCông cụ truyền thông

CC1 Tôi thường xuyên quan sát được TVC của mì tôm Caty trên các trang social media (Advertising)

CC2 Mì tôm thanh long Caty có nhiều chương trình khuyến mãi, giảm giá hấp dẫn (Sales Promotion)

Trang 15

14

CC3 Các hoạt động gây quỹ, tài trợ người nông dân Caty rất hay và truyền cảm hứng (PR)

CC4 Câu chuyện thương hiệu đi lên từ trái thanh long khiến tôi tin tưởng và an tâm về chất lượng sản phẩm

PTPhương tiện truyền thông

Quảng cáo trên các kênh Social Media của mì tôm Caty giúp tôi dễ dàng tiếp cận thông tin về sản phẩm và các chương trình khuyến mãi mới nhất.

Các bài viết hoặc đánh giá về mì tôm Caty trên báo mạng giúp tôi hiểu rõ hơn về chất lượng và ý kiến của người tiêu dùng khác.

Website của mì tôm Caty thường cập nhật thông tin mới nhất về sản phẩm, đồng thời tạo ra một cộng đồng năng động để trao đổi ý kiến và kinh nghiệm sử dụng.

PT4 Xung quanh tôi có rất nhiều người thân bạn bè biết đến và sử dụng mì tôm Caty.

NPNguồn phát thông điệp

Tôi cảm thấy tự tin hơn trong việc sử dụng sản phẩm mì tôm Caty khi nhận được phản hồi tích cực từ những người nổi tiếng đã trải qua trải nghiệm thực tế với sản phẩm NP2 Tôi sẽ tin tưởng và mua dùng thử mì tôm Caty nếu được

bạn bè, người thân giới thiệu

Tôi ấn tượng với Website sản phẩm, các thông tin được nhãn hàng cung cấp và các chương trình quảng bá của sản phẩm

NP4

Các cách tiếp cận thông điệp đa dạng từ mì tôm Caty, bao gồm quảng cáo trên Internet, trên truyền hình, báo chí và mạng xã hội, giúp tôi tiếp cận thông tin và dễ dàng đưa ra quyết định mua hàng.

Trang 16

15

ĐGĐánh giá của khách hàng về hoạt động truyền thông của Caty

Tôi cảm cảm nhận được sự cam kết của nhãn hàng đối với việc cung cấp thông tin về chất lượng và trải nghiệm sản phẩm cho khách hàng.

ĐG2 Hoạt động truyền thông của Caty giúp tôi hiểu rõ và có thể đưa ra quyết định mua hàng một cách tự tin và hiệu quả ĐG3 Tôi thường xem các quảng cáo và các thông điệp truyền

thông của Caty trên mạng xã hội và rất thích chúng ĐG4 Tôi sẽ giới thiệu sản phẩm độc đáo này tới bạn bè, đồng

nghiệp và người thân trong gia đình

C THÔNG TIN CÁ NHÂN

Câu 1: Giới tính của anh/chị?

Trang 17

16

2.6 Xác định lợi ích (giá trị) và chi phí nghiên cứu

2.6.1 Lợi ích của kế hoạch nghiên cứu

Việc nghiên cứu thực trạng hoạt động truyền thông của mì thanh long Caty trên địa bàn Hà Nội trong thời gian 1 tháng đem lại một số lợi ích:

Hiểu rõ hơn về hiệu quả của hoạt động truyền thông

- Xác định mức độ nhận thức của người tiêu dùng về mì thanh long Caty

- Đánh giá mức độ ảnh hưởng của hoạt động truyền thông đến quyết định mua hàng của người tiêu dùng

- Thu thập thông tin phản hồi của người tiêu dùng về sản phẩm và hoạt động truyền thông sản phẩm

Cải thiện hiệu quả của hoạt động truyền thông

- Xác định những kênh truyền thông hiệu quả để tiếp cận khách hàng mục tiêu - Phát triển chiến lược truyền thông phù hợp với nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng

- Tối ưu hóa ngân sách cho hoạt động truyền thông

- Đưa ra các đề xuất phù hợp để gia tăng hiệu quả truyền thông của sản phẩm mì tôm thanh long Caty

2.6.2 Chi phí của kế hoạch nghiên cứu

Chi phí nghiên cứu cho nghiên cứu hoạt động truyền thông của mì thanh long Caty trên địa bàn Hà Nội trong thời gian 1 tháng (từ 3/2024 - 4/2024) sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm:

Bảng 2.1 Chi phí của kế hoạch nghiên cứu

Nguồn: Nhóm tự nghiên cứu

- Tự thiết kế bảng hỏi dựa trên mẫu có sẵn hoặc tham khảo ý kiến chuyên gia

0 - 250.000

Trang 18

- Thiết kế và in ấn báo cáo 1.000.000

Phân tích nội dung - Công cụ phân tích (google,

youtube, tik tok, ) Miễn phí Chi phí thu thập dữ liệu - Phí thuê tài khoản premium

Chi phí về văn phòng

Chi phí hội họp, trình bày và nghiệm thu kết quả nghiên cứu

- Trình bày online qua meet Miễn phí

Trang 19

18

CHƯƠNG 3 XÂY DỰNG KẾ HOẠCH THU THẬP VÀ PHÂN TÍCH DỮ LIỆU 3.1 Xây dựng lịch trình chi tiết toàn bộ kế hoạch nghiên cứu

Bảng 3.1 Lịch trình chi tiết của kế hoạch nghiên cứu

Nguồn: Nhóm tự nghiên cứu

Trang 20

19

3.2 Xây dựng kế hoạch thu thập dữ liệu

a Dự kiến các công việc và cách thức tiến hành

Bảng 3.2 Công việc và cách thức tiến hành

Nguồn: Nhóm tự nghiên cứu

Xác định thông tin cần thu thập, nguồn thông tin

Dựa trên vấn đề nghiên cứu (vấn đề quản trị marketing và vấn đề nghiên cứu marketing) để xác định những dữ liệu, thông tin cần thu thập (thông tin thứ cấp: dữ liệu bên ngoài và dữ liệu bên trong; thông tin sơ cấp) và các nguồn thông tin.

Xác định phương pháp thu thập thông tin

Dựa trên các thông tin cần thu thập đã xác định ở trên, xác định phương pháp thu thập thông tin phù hợp cho từng loại thông tin.

3 Xác định phương pháp chọn mẫu

Dựa vào đề tài nghiên cứu của nhóm để xác định tổng thể lấy mẫu, từ đó xác định phương pháp chọn mẫu phù hợp.

4 Xác định phương pháp giao tiếp

Dựa vào đặc điểm của mẫu, các định phương pháp giao tiếp hiệu quả nhất để dễ dàng thu thập được thông tin.

5 Xây dựng bảng hỏi

Dựa vào các tài liệu, các công trình nghiên cứu trước đó để lập bảng hỏi Sau khi lập được bảng hỏi, tiến hành hỏi ý kiến chuyên gia và phỏng vấn thử Từ đó chỉnh sửa lại bảng hỏi cho phù hợp.

Tiến hành thu thập các thông tin: Xác định rõ nguồn tài liệu, trích dẫn, tổng hợp diễn giải các dữ liệu thứ cấp đã thu được và ghi chép rõ ràng, khoa học Đánh giá dữ liệu theo các tiêu chí: cập nhật, khách quan, tin cậy Loại bỏ những dữ liệu không đạt yêu

Tìm kiếm thông tin liên hệ của những khách hàng biết đến mì tôm Caty trên địa bàn quận Cầu Giấy – Hà Nội Sau khi có thông tin, liên hệ qua tài khoản Facebook hoặc số điện thoại nếu có Nếu đối tượng đồng ý phỏng vấn trực tuyến thì nhóm sẽ gửi đường dẫn (link) google form bảng khảo sát cho đối phương qua

Facebook, Zalo,

Thu phiếu về kiểm tra và loại bỏ các phiếu không hợp lệ.

Trang 21

20 b Kế hoạch thu thập dữ liệu

Bảng 3.3 Kế hoạch thu thập dữ liệu

Nguồn: Nhóm tự nghiên cứu

Trang 22

21

3.3 Xây dựng kế hoạch phân tích dữ liệu

Bảng 3.4 Kế hoạch phân tích dữ liệu

Nguồn: Nhóm tự nghiên cứu

Trang 23

22

CHƯƠNG 4 BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1 Giới thiệu phương pháp phân tích dữ liệu

Dựa vào mục tiêu nghiên cứu, những điều kiện và khả năng hiện tại, nhóm lựa chọn phương pháp phân tích thống kê mô tả để thực hiện phân tích dữ liệu

Phân tích thống kê mô tả là quá trình chuyển dịch dữ liệu thô thành những dạng thích hơn cho việc hiểu và giải thích chúng Phân tích mô tả được thực hiện qua hai giai đoạn:

Một là, mô tả các câu trả lời hay các quan sát cụ thể bằng các kỹ thuật lập bảng, sắp

xếp theo thứ tự các dữ liệu đã được thu nhập

Hai là, tính toán các chỉ tiêu thống kế như số trung bình, phân phối tần suất, phân

phối tỉ lệ… Ngoài ra cũng có thể sử dụng đồ thị, biểu đồ để phân tích dữ liệu ở giai đoạn này tuỳ thuộc với từng loại số liệu Đối với biến định lượng thì đo lường độ tập trung là trung bình, trung vị và mode, biến định tính thì đo bằng tần số và tỷ lệ, đo lường độ phân tán dữ liệu bằng khoảng biến thiên, phương sai, độ lệch chuẩn,

Công cụ được nhóm sử dụng bao gồm phần mềm Microsoft Excel Là công cụ phổ biến và dễ sử dụng cho các thao tác cơ bản như sắp xếp, lọc, tính toán và tạo biểu đồ và Google sheet để các thành viên trong nhóm có thể cùng nhau đưa ra kết quả phân tích chính xác Sau khi dữ liệu đã được phân tích, việc giải thích dữ liệu sẽ được tiến hành

4.2 Kết quả phân tích và giải thích dữ liệu về vấn đề nghiên cứu

4.2.1 Một số lý luận về truyền thông marketing (IMC)

Truyền thông Marketing - IMC

Truyền thông Marketing hay còn gọi là truyền thông Marketing tích hợp, là các hoạt động truyền thông liên kết chặt chẽ với nhau để hướng đến mục tiêu truyền tải thông điệp về sản phẩm, dịch vụ, thương hiệu đến người tiêu dùng một cách chính xác và nhất quán xuyên suốt quá trình truyền thông Marketing Các công cụ truyền thông thường được sử dụng trong IMC bao gồm:

- Quảng cáo: Là một công cụ truyền thông hiệu quả để tiếp cận một lượng lớn khách hàng tiềm năng như quảng cáo trên truyền hình, báo chí, Internet, mạng xã hội, - Quan hệ công chúng (PR): Là một công cụ truyền thông hiệu quả để xây dựng hình ảnh thương hiệu và tạo dựng mối quan hệ tốt đẹp với các bên liên quan ví dụ như tổ chức các sự kiện, thông cáo báo chí, tài trợ,

Trang 24

23

- Khuyến mãi: Là một công cụ truyền thông hiệu quả để thu hút khách hàng mới và khuyến khích khách hàng cũ mua hàng nhiều hơn với nhiều hình thức giảm giá, tặng quà, chương trình tích điểm,

- Bán hàng trực tiếp: là một công cụ truyền thông hiệu quả để tiếp cận khách hàng tiềm năng và thuyết phục họ mua hàng ví dụ như gặp gỡ trực tiếp khách hàng để giới thiệu sản phẩm và dịch vụ

- Marketing trực tiếp: là một công cụ truyền thông hiệu quả để tiếp cận khách hàng tiềm năng và truyền tải thông điệp marketing một cách trực tiếp, ví dụ Email marketing, tin nhắn SMS, marketing qua mạng xã hội,

Thông điệp truyền thông

Là nội dung cốt lõi mà doanh nghiệp muốn truyền tải đến khách hàng mục tiêu thông qua các hoạt động truyền thông Thông điệp này cần được xây dựng một cách rõ ràng, súc tích và dễ hiểu để có thể thu hút sự chú ý và ghi nhớ của khách hàng

Đánh giá của khách hàng

Là những nhận xét, phản hồi hoặc ý kiến của khách hàng về sản phẩm, dịch vụ hoặc trải nghiệm của họ với một doanh nghiệp Đánh giá có thể được đưa ra dưới nhiều hình

thức khác nhau, bao gồm:

- Đánh giá bằng văn bản: Khách hàng có thể viết đánh giá trên trang web của doanh nghiệp, trên mạng xã hội hoặc trên các trang web đánh giá chuyên dụng

- Đánh giá bằng sao: Khách hàng có thể đánh giá sản phẩm hoặc dịch vụ bằng cách sử dụng hệ thống xếp hạng sao

- Đánh giá bằng video: Khách hàng có thể quay video để chia sẻ trải nghiệm của họ với sản phẩm hoặc dịch vụ

Kênh truyền thông

Để kế hoạch truyền thông marketing đạt được mục đích thì nhà quản trị cần xác định được kênh truyền thông hữu hiệu Kênh truyền thông được chia làm 2 loại kênh lớn là: kênh cá nhân và kênh phi cá nhân

- Kênh cá nhân: Là kênh gồm có hai hay nhiều người sẽ trực tiếp giao tiếp với nhau Ví dụ như: Bán hàng cá nhân, truyền miệng, …

- Các dạng thức truyền thông cá nhân:

+ Thông qua ngôn ngữ: từ vựng, ngữ pháp, biến tố

+ Phi ngôn ngữ: Cử chỉ, biểu hiện khuôn mặt, ngôn ngữ hình thể

Ngày đăng: 30/04/2024, 23:47

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan