NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN BÓN ĐẾN SỰ SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA HOA LAY ƠN (GLADIOLUS COMMUNIS LIN) TẠI THÀNH PHỐ TAM KỲ

73 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN BÓN ĐẾN SỰ SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA HOA LAY ƠN (GLADIOLUS COMMUNIS LIN) TẠI THÀNH PHỐ TAM KỲ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Kỹ Thuật - Công Nghệ - Khoa học xã hội - Sinh học 1 UBND TỈNH QUẢNG NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG NAM KHOA LÝ – HÓA – SINH ÔNG THỊ NGA NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN BÓN ĐẾN SỰ SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA HOA LAY ƠN (Gladiolus communis Lin) TẠI THÀNH PHỐ TAM KỲ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Quảng Nam, tháng 5 năm 2017 2 UBND TỈNH QUẢNG NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG NAM KHOA LÝ – HÓA – SINH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN BÓN ĐẾN SỰ SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA HOA LAY ƠN (Gladiolus communis Lin) TẠI THÀNH PHỐ TAM KỲ Sinh viên thực hiện: ÔNG THỊ NGA MSSV: 2113012714 CHUYÊN NGÀNH: SƯ PHẠM SINH-KTNN KHÓA: 2013-2017 Cán bộ hướng dẫn: Th.S TRẦN THỊ PHÚ MSCB: 1114 Quảng Nam, tháng 5 năm 201 3 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan những số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa từng được sử dụng để bảo vệ học vị nào. Mọi sự giúp đỡ việc hoàn thành luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được ghi rõ nguồn gốc. Tam Kỳ, tháng 04 năm 2017 Tác giả khóa luận Ông Thị Nga 4 LỜI CẢM ƠN Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy cô giáo trường Đại học Quảng Nam, đặc biệt là các thầy cô giáo trong khoa Lý-Hóa-Sinh và đặc biệt nhất là các thầy cô giáo trong tổ bộ môn sinh đã tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập tại trường. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới Thạc sĩ Trần Thị Phú-giảng viên trường Đại học Quảng Nam đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tôi trong quá trình triễn khai thực hiện đề tài. Chân thành cảm ơn đến tập thể lớp DT13SSH01 và người thân đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong đề tài này. Luận văn được hoàn thành có sự động viên tinh thần to lớn của gia đình và bạn bè. Một lần nữa tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới tất cả những giúp đỡ quý báu đó. 5 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CTĐC : Công thức đối chứng. CT1 : Công thức 1. CT2 : Công thức 2. CT3 : Công thức 3. DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH Số liệu hình Tên hình Trang Hình 1. Vườn thực nghiệm trường đại học Quảng Nam 5 6 DANH MỤC CÁC BẢNG Số liệu bảng Tên bảng Trang Bảng 2.1. Liều lượng phân bón của các công thức (22,7 m2 ). 22 Bảng 3.1. Diện tích lá của cây hoa Lay ơn qua các giai đoạn (dm2 ). 27 Bảng 3.2. Kết quả tăng trưởng chiều dài lá của cây hoa Lay ơn qua các giai đoạn (cm). 30 Bảng 3.3. Trọng lượng tươi và trọng lượng khô của cây hoa Lay ơn khi cây nở hoa (g). 33 Bảng 3.4. Hàm lượng nước tổng số của cây hoa Lay ơn khi cây nở hoa (). 35 Bảng 3.5. Cường độ quang hợp của cây hoa Lay ơn khi cây nở hoa (mgdm2 h). 36 Bảng 3.6. Thời điểm từ trồng đến ra nụ đầu tiên của hoa Lay ơn Catigo (ngày). 37 Bảng 3.7. Thời điểm từ nụ đến khi hoa trưởng thành của cây hoa Lay ơn (ngày). 39 Bảng 3.8. Số hoa trên cây hoa Lay ơn (bông hoa). 40 Bảng 3.9. Độ bền hoa tự nhiên của hoa Lay ơn (ngày). 42 Bảng 3.10. Đường kính hoa Lay ơn (cm). 44 Bảng 3.11. Ảnh hưởng của phân bón đên năng suất, chất lượng hoa Lay ơn. 46 7 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Số liệu biểu đồ Tên biểu đồ Trang Biểu đồ 3.1. Ảnh hưởng của phân bón đến diện tích lá cây hoa Lay ơn qua các giai đoạn. 28 Biểu đồ 3.2. Ảnh hưởng của phân bón đến chiều dài lá của cây hoa Lay ơn qua các giai đoạn. 31 Biểu đồ 3.3. Ảnh hưởng của phân bón đến trọng lượng tươi và trọng lượng khô của cây hoa Lay ơn khi cây nở hoa. 33 Biểu đồ 3.4. Ảnh hưởng của phân bón đến hàm lượng nước tổng số của cây hoa Lay ơn khi cây nở hoa. 35 Biểu đồ 3.5. Ảnh hưởng của phân bón đến cường độ quang hợp của cây hoa Lay ơn khi cây nở hoa. 36 Biểu đồ 3.6. Ảnh hưởng của phân bón đến thời điểm từ trồng đến ra nụ đầu tiên của hoa Lay ơn. 38 Biểu đồ 3.7. Ảnh hưởng của phân bón đến thời điểm từ nụ đến khi hoa trưởng thành của cây hoa Lay ơn. 39 Biểu đồ 3.8. Ảnh hưởng của phân bón đến số hoa trên cây hoa Lay ơn. 41 Biểu đồ 3.9. Ảnh hưởng của phân bón đến độ bền hoa tự nhiên của hoa Lay ơn. 42 Biểu đồ 3.10. Ảnh hưởng của phân bón đến đường kính hoa Lay ơn. 44 8 MỤC LỤC Phần 1. MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1 1.1. Lý do chọn đề tài. .................................................................................................... 11 1.2. Mục tiêu của đề tài. ................................................................................................. 12 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. .......................................................................... 12 1.3.1. Đối tượng. ............................................................................................................. 12 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu. ............................................................................................. 12 1.4. Phương pháp nghiên cứu. ........................................................................................ 12 1.4.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết. ...................................................................... 12 1.4.2. Phương pháp bố trí thí nghiệm. ............................................................................ 12 1.4.3. Phương pháp nghiên cứu các chỉ tiêu sinh trưởng của cây. ................................. 13 1.4.4. Phương pháp nghiên cứu các chỉ tiêu phát triển của cây. .................................... 13 1.4.4. Phương pháp xử lý số liệu. ................................................................................... 13 Phần 2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ............................................................................. 14 Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU............................................................................. 14 1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên. ........................................................................... 14 1.1.1. Vị trí địa lý và đặc điểm địa hình. ........................................................................ 14 1.1.2. Chế độ khí hậu thời tiết. ....................................................................................... 15 1.1.2.1. Nhiệt độ và độ ẩm. ............................................................................................. 15 1.1.2.2. Lượng mưa......................................................................................................... 15 1.2. Tình hình nghiên cứu hoa Lay ơn trên thế giới và ở Việt Nam. ............................. 16 1.2.1 Tình hình nghiên cứu hoa lay ơn trên thế giới. ..................................................... 16 1.2.2 Tình hình nghiên cứu hoa lay ơn ở Việt Nam. ...................................................... 17 1.3. Nguồn gốc và phân loại. .......................................................................................... 17 1.3.1. Nguồn gốc............................................................................................................. 17 1.3.2. Phân loại. .............................................................................................................. 18 1.4. Đặc điểm sinh học. .................................................................................................. 19 1.4.1. Đặc điểm hình thái................................................................................................ 19 1.4.2. Đặc điểm sinh trưởng, phát triển và sinh sản. ...................................................... 20 1.4.3. Đặc điểm sinh thái của hoa Lay ơn. ..................................................................... 21 1.5. Kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa Lay ơn Catigo. ..................................................... 23 1.5.1.Thời vụ................................................................................................................... 23 1.5.2. Làm đất. ................................................................................................................ 23 9 1.5.3. Phân bón. .............................................................................................................. 24 1.5.4. Nước. .................................................................................................................... 24 1.5.5. Cách trồng. ........................................................................................................... 25 1.5.6. Chăm sóc. ............................................................................................................. 25 1.5.7. Thu hoạch và bảo quản. 1.5.7.1. Thu hoạch hoa. ................................................. 25 1.5.7.2. Thu hoạch củ. .................................................................................................... 26 1.5.8. Phòng trừ sâu bệnh. .............................................................................................. 27 1.5.8.1. Sâu hại. .............................................................................................................. 27 1.5.8.2. Bệnh hại. ............................................................................................................ 28 Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................. 31 2.1. Đối tượng nghiên cứu. ............................................................................................. 31 2.2. Địa điểm, thời gian nghiên cứu. .............................................................................. 31 2.2.1. Địa điểm nghiên cứu............................................................................................. 31 2.2.2. Thời gian nghiên cứu. ........................................................................................... 31 2.3. Phương pháp nghiên cứu. ........................................................................................ 31 2.3.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu. ......................................................................... 31 2.3.2. Phương pháp bố trí thí nghiệm. ............................................................................ 31 2.3.2.1. Làm đất thí nghiệm. ........................................................................................... 31 2.3.2.2. Bố trí thí nghiệm. ............................................................................................... 31 2.3.3. Phương pháp nghiên cứu các chỉ tiêu sinh trưởng. .............................................. 33 2.3.3.1. Nghiên cứu về diện tích lá cây hoa Lay ơn Catigo. .......................................... 33 2.3.3.2. Nghiên cứu về chiều dài lá của cây hoa Lay ơn Catigo.................................... 34 2.3.3.3. Nghiên cứu về các chỉ tiêu sinh lí, sinh hóa của cây hoa Lay ơn Catigo. ........ 34 2.3.4. Phương pháp nghiên cứu các chỉ tiêu phát triển của cây hoa Lay ơn Catigo. ..... 35 2.3.4.1. Nghiên cứu về thời điểm từ trồng đến ra nụ đầu tiên của cây hoa Lay ơ n Catigo. ............................................................................................................................ 35 2.3.4.2. Nghiên cứu về thời điểm từ nụ đến khi hoa trưởng thành. ................................ 35 2.3.4.3. Nghiên cứu về số hoa trên cây của cây hoa Lay ơn Catigo. ............................. 35 2.3.4.4. Nghiên cứu về độ bền hoa tự nhiên. .................................................................. 36 2.3.4.5. Nghiên cứu về đường kính hoa. ......................................................................... 36 2.3.5. Phương pháp xử lí số liệu ..................................................................................... 36 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BIỆN LUẬN ......................................... 37 3.1. Ảnh hưởng của phân bón đến các chỉ tiêu sinh trưởng của cây hoa Lay ơn Catigo.............................................................................................................................. 37 10 3.1.1. Chỉ tiêu về diện tích lá cây hoa Lay ơn Catigo. ................................................... 37 3.1.2. Chỉ tiêu về chiều dài lá của cây hoa Lay ơn Catigo. ............................................ 40 3.1.2.1. Chiều dài lá. ...................................................................................................... 40 3.1.3.Chỉ tiêu về các chỉ tiêu sinh lí, sinh hóa của cây hoa Lay ơn Catigo. ................... 42 3.1.3.1. Trọng lượng tươi, trọng lượng khô.................................................................... 42 3.1.3.2. Hàm lượng nước tổng số ................................................................................... 44 3.2. Ảnh hưởng của phân bón đến các chỉ tiêu phát triển của cây hoa Lay ơn Catigo. . 47 3.2.1. Chỉ tiêu về thời điểm từ trồng đến ra nụ đầu tiên cây hoa Lay ơn Catigo. .......... 47 3.2.2. Chỉ tiêu về thời điểm từ nụ đến khi hoa trưởng thành.......................................... 49 3.2.3. Chỉ tiêu về số hoa trên cây của cây hoa Lay ơn Catigo. ...................................... 50 3.2.4. Chỉ tiêu về độ bền hoa tự nhiên. ........................................................................... 52 3.2.5. Chỉ tiêu về đường kính hoa. ................................................................................. 54 3.2.6. Tình hình sâu bệnh. .............................................................................................. 55 3.3. Năng suất, chất lượng hoa của giống hoa Lay ơn Catigo dưới tác dụng của phân bón. ................................................................................................................................. 56 PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................ 58 1. Kết luận....................................................................................................................... 58 2. Kiến nghị. ................................................................................................................... 59 PHẦN 4: TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 60 PHẦN 5: PHỤ LỤC..................................................................................................46 11 Phần 1. MỞ ĐẦU 1.1. Lý do chọn đề tài. Khi đời sống người dân đã được nâng cao, thì nhu cầu sử dụng hoa tươi của con người ngày càng lớn. Ở Việt Nam, hoa Lay ơn được coi là một trong những loài hoa cao cấp. Sản xuất hoa Lay ơn đạt hiệu quả kinh tế cao hơn rất nhiều so với sản xuất một số giống hoa khác, đặc biệt khi hoa nở vào dịp Tết Nguyên đán. Hoa Lay ơn không chỉ hấp dẫn người tiêu dùng về màu sắc, hình dáng mà còn mùi thơm kín đáo thu hút các nhà sản xuất kinh doanh. Những năm gần đây hoa Lay ơn mới được phát triển mạnh ở nước ta, Lay ơn là một loài hoa đẹp, là một trong số 6 loài hoa phổ biến và có giá trị nhất (Hồng, Cúc, Phăng, Lay ơn, Đồng tiền, Lily). Lay ơn khoảng 250 loài với trên 10.000 giống khác nhau chủ yếu ở vùng ôn đới và hàn đới (bắc bán cầu), một số ít ở vùng núi cao nhiệt đới. Hoa Lay ơn là cây chịu rét khá, chịu nóng kém, ưa khí hậu nóng ẩm, nhiệt độ thích hợp ban ngày là 20 - 25 0 C. Như vậy, khí hậu nhiệt đới ở nước ta không thuận lợi nhiều cho sự sinh trưởng và phát triển của hoa Lay ơn (trừ một số vùng có khí hậu ôn đới). Đây cũng là những hạn chế chính trong việc chọn những loài phù hợp với điều kiện Việt Nam. Riêng Quảng Nam là tỉnh thuộc vùng duyên hải nam trung bộ, chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình năm trên 250 C, lượng mưa trung bình năm đạt 2.000-2.500 mm với hơn 70 tập trung vào 3 tháng mùa mưa (tháng 10, 11, 12). Như vậy, tại tỉnh Quảng Nam cũng có khả năng phát triển trồng hoa Lay ơn vụ đông xuân. Trong các giống hoa Lay ơn được trồng phổ biến hiện nay thì giống Lay ơn Catigo là giống có diện tích trồng lớn nhất (cơ cấu giống chiếm 35). Đây là giống hoa có màu đỏ tươi, cành hoa dài từ 90-130 cm, trên cành có 12-15 hoa, tuổi thọ của hoa cắt cành có thể đến 10-15 ngày rất phù hợp cho việc trang trí trong các dịp lễ, tết. Năng suất hoa hữu hiệu đạt > 90, có khả năng chống chịu sâu, bệnh hại mang lại giá trị kinh tế cho người sản xuất. Một trong những biện pháp hàng đầu để nâng cao năng suất là sử dụng phân bón. Theo thông báo của FAO, phân bón làm tăng năng suất cây trồng 35-45, 12 phần còn lại do giống và các yếu tố khác, trong khi đó đối với hoa Lay ơn việc tìm một cách bón phân phù hợp để cây phát triển tốt là rất quan trọng. Xuất phát từ những nhu cầu thực tiễn của cuộc sống, để nâng cao giá trị thẩm mĩ và giá trị kinh tế cũng như phát triển triển vọng nghề trồng hoa Lay ơn tại Quảng Nam, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón đến sự sinh trưởng và phát triển của hoa Lay ơn Gladiolus communis Lin tại thành phố Tam Kỳ”. 1.2. Mục tiêu của đề tài. - Đánh giá ảnh hưởng của một số công thức bón phân đến sinh trưởng và phát triển của giống hoa Lay ơn Catigo. - Xác định được cách bón phân phù hợp và tỉ lệ phân bón thích hợp để đem lại hiệu quả cao trong sản xuất. - Năng suất, chất lượng của giống hoa Lay ơn Catigo dưới tác dụng của phân bón. 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 1.3.1. Đối tượng. - Hoa Lay ơn Gladiolus communis Lin, giống hoa Lay ơn Catigo. - Liều lượng phân bón. 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu. - Địa điểm: đề tài được thực hiện tại vườn thực nghiệm Sinh học-BVTV của trường ĐH Quảng Nam,thành phố Tam Kỳ-Quảng Nam. - Thời gian: từ tháng 112016 đến tháng 42017. 1.4. Phương pháp nghiên cứu. 1.4.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết. Phương pháp thu thập thông tin: Thu thập và tổng hợp các thông tin liên quan đến đề tài nghiên cứu. 1.4.2. Phương pháp bố trí thí nghiệm. - Thí nghiệm được bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên Randomized Complete Block Design (RCBD) với 4 công thức, lặp lại 3 lần. 13 1.4.3. Phương pháp nghiên cứu các chỉ tiêu sinh trưởng của cây. - Nghiên cứu về diện tích lá cây hoa Lay ơn Catigo. - Nghiên cứu về chiều dài lá của cây hoa Lay ơn Catigo. - Nghiên cứu về các chỉ tiêu sinh lí, sinh hóa của cây hoa Lay ơn Catigo. 1.4.4. Phương pháp nghiên cứu các chỉ tiêu phát triển của cây. - Nghiên cứu về thời điểm từ trồng đến ra nụ đầu tiên của cây hoa Lay ơn Catigo. - Nghiên cứu về số hoa trên cây của cây hoa Lay ơn Catigo. - Nghiên cứu về thời điểm từ nụ đến khi hoa trưởng thành. - Nghiên cứu về độ bền hoa tự nhiên. - Nghiên cứu về đường kính hoa. 1.4.4. Phương pháp xử lý số liệu. - Các số liệu thu được qua các chỉ tiêu nghiên cứu được xử lý theo các phương pháp thống kê sinh học với sự hỗ trợ của phần mềm Excel. 14 Phần 2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên. 1.1.1. Vị trí địa lý và đặc điểm địa hình. Thành phố Tam Kỳ trực thuộc tỉnh Quảng Nam, có tọa độ địa lí từ 15 0 56’ vĩ độ bắc đến 1080 48’ kinh độ đông với tổng diện tích tự nhiên là 9.263,56 ha. Nằm cách thành phố Đà Nẵng 70 km về phía Nam, cách sân bay Chu Lai, cảng Kỳ Hà 25 km và cách khu công nghiệp và nhà máy lọc dầu Dung Quất khoảng 40 km về phía Bắc. - Phía Bắc: Giáp huyện Thăng Bình và Phú Ninh. - Phía Nam: Giáp huyện Núi Thành. - Phía Đông: Giáp biển Đông. - Phía Tây: Giáp huyện Phú Ninh. Thành phố Tam Kỳ có vị trí đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh. Với tiềm năng địa thế đặt thù, gần các vùng kinh tế trọng điểm và sân bay Chu Lai, Tam Kỳ có được các điều kiện thuận lợi để phát triển một đô thị lớn với vai trò là thành phố tỉnh lỵ của tỉnh Quảng Nam. Trường đại học Quảng Nam nằm trên địa bàn phường An Mỹ, thành phố Tam Kỳ, trong trường có xây dựng một khu vườn thực nghiệm dành cho các sinh viên chuyên ngành sinh học và bảo vệ thực vật sử dụng. Vườn thực nghiệm nằm ở khu đất sau giảng đường A2 có địa hình bằng phẳng với diện tích hơn 300 m2 , nằm giữa cổng nhà xe sinh viên và nhà khách của trường, thuận lợi cho việc đi lại nghiên cứu của sinh viên. Đồng thời vườn thực nghiệm được xây dựng gần nguồn nước sạch của nhà trường thuận lợi cho việc tưới tiêu cây trồng. 15 Hình 1. Vườn thực nghiệm trường đại học Quảng Nam 1.1.2. Chế độ khí hậu thời tiết. Tam Kỳ nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, chỉ có 2 mùa là mùa mưa và mùa khô, chịu ảnh hưởng của mùa đông lạnh miền Bắc. 1.1.2.1. Nhiệt độ và độ ẩm. - Nhiệt độ trung bình năm: 26 0 C. + Nhiệt độ trung bình cao nhất: 28,7-29,1 0 C. (Tháng 5 đến tháng 8) + Nhiệt độ trung bình thấp nhất: 20,6-22,6 0 C. (Tháng 2 và tháng 12) + Biên độ nhiệt độ trung bình tháng : 80 C. - Độ ẩm trung bình trong năm: 88. - Mùa Đông (tháng 9 đến tháng 12): độ ẩm trung bình 93-96. - Mùa hè (tháng 4 đến tháng 9): độ ẩm trung bình 80-88. - Nhiệt độ trung bình của tháng 1 năm 2017: 24,50 C, tháng 2: 23,10 C. - Độ ẩm trung bình của tháng 1 năm 2017: 74, tháng 2: 82. 1.1.2.2. Lượng mưa. - Mùa mưa chủ yếu tập trung nhiều vào các tháng 9 (483 mm) đến tháng 12 (1205 nm), lượng mưa chiếm 70-75 lượng mưa cả năm, tháng 12 có lượng mưa lớn nhất. - Mùa khô từ tháng 1 đến tháng 8, lượng mưa chỉ chiếm 25-30 lượng mưa cả năm, tháng 3 có lượng mưa nhỏ nhất trong năm: 12,8 mm. 16 - Lượng mưa năm 2017: Tháng 1: 495 mm, tháng 2: 167,5 mm. Do ảnh hưởng của ấp thấp nhiệt đới nên lượng mưa tháng 1 cao. 1.2. Tình hình nghiên cứu hoa Lay ơn trên thế giới và ở Việt Nam. 1.2.1 Tình hình nghiên cứu hoa lay ơn trên thế giới. Năm 1988, theo các tác giả Divia S; Joopk M.; Lipere A.S; Sciortino A và các cộng sự, đưa ra kết quả sử dụng phân lân, phân kali và phun bổ sung vi lượng có ảnh hưởng rất tích cực đến khả năng sinh trưởng, phát triển và nâng cao năng suất, chất lượng hoa cắt và củ giống lay ơn, bón ở mức 200 kg P2O5 ha và 100 kg K2 O và phun bổ sung vi lượng (có chứa Zn, Mn, Cu, Mg, Fe, Bo và Mo) ở mức 3000 ppm đã làm tăng chiều cao bông từ 80,2 cm đến 97,4 cm, số hoabông tăng từ 13,5 hoabông lên 14,9 hoabông, khối lượng cây hoa tăng từ 127,5g lên 137gcây và số củ đạt 41,2 củcây 5. Năm 1998, tác giả Maenaka F và các cộng sự nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ trồng lay ơn đến sự sinh trưởng, phát triển và sự ra hoa ở vụ thu đã kết luận trên giống Jessica và Peter Pears cùng được trồng ở các mật độ 26; 40 và 53 củm2 cho thấy mật độ không ảnh hưởng tới thời gian ra hoa của giống Jessica và thời gian này là 68 ngày. Còn đối với giống Peter Pears thời gian ra hoa là 85,6; 89,2 và 93,1 ngày trên các ô trồng ở mật độ 26, 40 và 53 củm2 . Cả 2 giống trồng ở các mật độ đều ảnh hưởng tới chiều dài ngồng hoa và số hoabông hoa. Với giống Peter Pears , khối lượng hoa cắt và tỷ lệ hoa nở giảm khi mật độ tăng 6. Năm 2000, Thyland P.J và cộng sự khi nghiên cứu đặc tính sinh lý trong bảo quản lạnh hoa lay ơn đã cho biết: với các giống Blue Aile và Peter pears được thu ở giai đoạn xuất hiện cánh hoa 3 nụ đầu tiên, sau đó được bảo quản 4-60 C trong 3 tuần sau đó được cắm trong nước cất 7 ngày để đánh giá và theo dõi. Số liệu thu được thể hiện trên đường đồ thị và cho thấy sự thay đổi về áp suất nước và chất sản sinh ABA trong màng tế bào cánh hoa là tuổi thọ của hoa cắm càng cao khi hàm lượng ABA càng thấp. Tuổi thọ cũng như khả năng nở của các hoabông tốt nhất là hoa được cắm trong dung dịch có bổ sung sucarosar + muối bạc + axit pyrosunlfurous trong 5 giờ 7. 17 1.2.2. Tình hình nghiên cứu hoa lay ơn ở Việt Nam. Ở Việt Nam, trong những năm gần đây ngành trồng hoa đang được quan tâm và phát triển mở rộng sản xuất thì các nghiên cứu về cây hoa nói chung và về hoa Lay ơn nói riêng cũng được chú trọng hơn. Năm 1997, Đặng Văn Đông và Đỗ Thị Lưu đã tiến hành nghiên cứu sự mọc mầm của một số giống Lay ơn đang được trồng sản xuất ở miền Bắc-Việt Nam và đưa ra kết luận: giống lay ơn trắng, tím có tỉ lệ nảy mầm cao trong 10 ngày đầu, các giống đỏ, boocđô, phấn hồng ra hoa rải rác 1. Năm 2001, Đặng Văn Đông và Đỗ Thị Lưu đã đưa ra kết quả nghiên cứu ở Viện Nghiên cứu Rau quả cho thấy trong 13 giống đưa vào trồng thử nghiệm có 5 giống: đỏ Pháp, cánh sen, san hô, vàng chanh, đỏ catigo và đỏ tươi là những giống có chất lượng cao đáp ứng được nhu cầu của thị trường 2. Năm 2007, theo tác giả Nguyễn Mạnh Khải và Đinh Sơn Quang, đưa ra Giáo trình Kĩ thuật trồng Hoa Cây cảnh, trong sản xuất hoa lay ơn thương phẩm nấm Fusarium oxysporum gây bệnh cho củ là nghiêm trọng nhất. Bên cạnh đó một số vi sinh vật khác gây thối ướt hay khô củ là Stromatinia gladioli, Rhizotonia solani, Penicillium gladioli, ..., cũng hoạt động mạnh gây hại cho củ, rễ, thân, lá. Chính vì vậy các tác giả đã khuyến cáo, nên xử lý củ Lay ơn bằng hóa chất để trừ bệnh khi đào củ, bảo quản trong kho và thời gian trước khi trồng 3. 1.3. Nguồn gốc và phân loại. 1.3.1. Nguồn gốc. Hoa Lay ơn có tên khoa học là Gladiolus communis Lin, được trồng rộng rãi trên thế giới. Phần lớn các loài Lay ơn có nguồn gốc từ châu Phi (đặc biệt là Nam Phi) nhưng một số loài lại có nguồn gốc từ châu Âu, địa Trung Hải và Cận đông. Lay ơn được nhập từ châu Âu vào Việt Nam khoảng cuối thế kỷ XIX-đầu thế kỷ XX. Ở Việt Nam, hoa Lay ơn được trồng rải rác ở hầu hết các tỉnh, nhưng chủ yếu tập trung trồng sản xuất ở Đà Lạt, Hải Phòng, Bắc Giang, Quảng Ninh, Phú Yên,…Các vùng khí hậu mát mẻ có thể trồng quanh năm, còn các vùng đồng bằng sông Hồng và Nam Trung Bộ chỉ trồng được vào vụ đông và vụ đông xuân 4. 18 Trên thế giới, hiện nay chi Lay ơn có khoảng 260 loài trong đó 250 loài có nguồn gốc từ châu Phi (đặc biệt là Nam Phi), 10 loài từ châu Âu-Á, với trên 10.000 giống khác nhau. Ở Việt Nam có khoảng 90 giống đang được trồng rải rác ở các tỉnh làm hoa cắt 1. Lay ơn được thuần hoá chọn lọc từ loài Lay ơn hoang dại khoảng thế kỷ 17. Hiện nay, Lay ơn trồng trên thế giới không phải là giống thuần, giống nguyên chủng mà phần lớn là các giống được trồng hiện nay là các giống lai. Lay ơn có 3 nhóm lai chính là: Grandiflorus, Primulines, Nanus. Điều này, cho thấy nguồn gốc của mỗi giống rất phức tạp, nguồn gen cũng rất phong phú, do đó việc phân loại giống gặp rất nhiều khó khăn. Hiện nay trong sản xuất thường phân loại dựa vào các tập tính sau: tập tính sinh thái, thời gian sinh trưởng phát triển của giống, loại hình hoa, màu sắc hoa. 1.3.2. Phân loại. Hiện nay, Lay ơn trồng ở nước ta cũng như các nước khác trên thế giới đều được thuần hoá từ các loài Lay ơn hoang dại vì vậy có thể nhiều giống Lay ơn được trồng phổ biến hiện nay đều được chọn lọc tự nhiên. Trong hệ thống phân loại thực vật, Lay ơn được phân loại như sau 1: Giới (regnum ): Plantae. Ngành (divisio ): Magnoliophyta. Lớp (class ): Liliopsida. Bộ (ordo ): Asparagales. Họ (familia ): Iridaceae. Chi (genus): Gladiolus. Loài: Gladiolus communis Lin. Giới thiệu một số giống hoa lay ơn chính đang được trồng tại nước ta. - Các giống địa phương: + Lay ơn trắng: cây cao từ 1,0 đến 1,2 m, cành hoa dài, yếu, hoa màu trắng, số hoa trên bông từ 8-10 hoa. Thời gian sinh trưởng từ 80-100 ngày, có thể trồng từ tháng 7 đến tháng 11 trong năm. 19 + Lay ơn phấn hồng: cây cao từ 0,9 đến 1,1 m, cành trung bình, yếu, hoa màu hồng nhạt, số hoa trên bông từ 7-10 hoa. Thời gian sinh trưởng từ 80-105 ngày, có thể trồng từ tháng 7 đến tháng 11 trong năm. - Các giống mới nhập nội đang trồng phổ biến: + Lay ơn đỏ đô: cây cao từ 1,1 đến 1,3 m, cành hoa dài, cứng, hoa màu đỏ thẫm, số hoa trên bông từ 10-12 hoa. Thời gian sinh trưởng từ 80-90 ngày, có thể trồng từ tháng 9 đến tháng 11. + Lay ơn đỏ tươi: cây cao từ 1,2 đến 1,5 m, cành hoa dài, cứng, hoa màu đỏ tươi, số hoa trên bông từ 12-15 hoa. Thời gian sinh trưởng từ 80-90 ngày, có thể trồng từ tháng 9 đến tháng 11. + Lay ơn Catigo: cây cao từ 1,1 đến 1,3 m, cành hoa dài, có 12-15 hoa, cánh hoa dày và có độ bền hoa cắt > 8 ngày, màu hoa đỏ tươi, cành hoa cứng thuận lợi cho vận chuyển và bảo quản. Là giống có thời gian sinh trưởng từ 90-110 ngày, tỉ lệ hoa hữu hiệu đạt trên 80 và có tỉ lệ nhiễm bệnh cháy lá thấp. + Lay ơn các màu khác như: tím cẩm, vàng chanh, song sắc, vàng đồng, …, có màu sắc mới lạ nhưng chưa có nhiều nghiên cứu về các giống này nên chỉ được trồng rải rác với quy mô nhỏ. 1.4. Đặc điểm sinh học. 1.4.1. Đặc điểm hình thái. - Thân cây Lay ơn thân thảo sống được năm này qua năm khác, thân giả được tạo bởi các bẹ lá xếp chồng lên nhau, bẹ lá trước xếp phủ lên bẹ lá sau. Thân thật ở dưới mặt đất tạo thành củ Lay ơn. Cây sinh trưởng được chủ yếu nhờ dinh dưỡng từ củ nên việc lựa chọn củ thích hợp để đưa ra sản xuất là rất quan trọng. - Lá mọc từ dưới đất lên xếp thành hai dãy, mọc thẳng đứng, giữa cuống lá và bẹ lá không phân biệt rõ ràng. Trên mặt lá phủ một lớp sáp, ít thấm nước. Lá cứng hình lưỡi kiếm có 7-9 nếp gấp, cuống lá góc rộng và to thành hình như cái bao, bao lấy củ. - Hoa ở trong những cụm hoa hình xim xoắn, bao hoa dính liền nhau một phần, gồm hai vòng hoa, có 3 chỉ nhị, bao phấn rất to hướng ra phía ngoài bông hoa, màng hạt phấn thường có 1 rãnh, bộ nhụy có 3 lá noãn hợp tạo thành bầu dưới. Hoa 20 Lay ơn có màu sắc rất phong phú và là bộ phận cơ bản để thưởng ngoạn chính của cây Lay ơn nên chất lượng hoa được đánh giá là quan trọng. - Quả nang có 3 ô, vách mở có nhiều hạt nhỏ (một quả có từ100-500 hạt). Noãn có phôi tâm lục, nội nhũ nhẵn. - Củ chính là thân ngầm của cây, củ có dạng tròn dẹt, có kích thước rất khác nhau tùy thuộc vào tuổi và chế độ dinh dưỡng. - Rễ cây Lay ơn có dạng rễ chùm phát triển mạnh, rễ ngắn mọc từ đáy củ, có 2 loại rễ: + Rễ sơ cấp được sinh ra từ củ giống ban đầu có tác dụng hút chất dinh dưỡng để nuôi cây. + Rễ thứ cấp được sinh ra từ củ con do củ mẹ đẻ ra có tác dụng lấy dinh dưỡng từ cây để nuôi củ con. Lay ơn có bộ rễ chùm phát triển mạnh, phân bố chủ yếu ở lớp đất mặt 3-15cm. 1.4.2. Đặc điểm sinh trưởng, phát triển và sinh sản. - Đặc điểm sinh trưởng, phát triển. Lay ơn Catigo: cây cao từ 1,1 đến 1,3 m, cành hoa dài, có 12-15 hoa, cánh hoa dày và có độ bền hoa cắt > 8 ngày, màu hoa đỏ tươi, cành hoa cứng thuận lợi cho vận chuyển và bảo quản. Là giống có thời gian sinh trưởng từ 90-110 ngày, tỉ lệ hoa hữu hiệu đạt trên 80 và có tỉ lệ nhiễm bệnh cháy lá thấp. Các giống khác nhau có sự chênh lệch nhau khá lớn về thời gian sinh trưởng của cây, chiều cao cây là một trong các yếu tố cấu thành chất lượng của cành hoa. Sự ngủ nghỉ của củ và biện pháp phá ngủ: kỹ thuật quan trọng nhất là phá ngủ của củ, nếu trồng mà không phá ngủ thì tỷ lệ nảy mầm thấp, xuất hiện hiện tượng hoa mù. Biện pháp hữu hiệu nhất là sử dụng nhiệt độ thấp, nhìn chung hầu hết các giống bảo quản lạnh ở 5 0 C trong 4-6 tuần. - Đặc điểm sinh sản. Quá trình phân hóa mầm hoa kéo dài 40-60 ngày, khi cây bắt đầu nảy mầm cũng là lúc cây bắt đầu phân hóa mầm hoa. Sự phân hóa hoa và số lượng mầm hoa chịu ảnh hưởng lớn của điều kiện sau khi trồng. 21 1.4.3. Đặc điểm sinh thái của hoa Lay ơn. - Nhiệt độ Nhiệt độ là yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sinh trưởng, phát triển và nở hoa của cây Lay ơn. Cây hoa Lay ơn có thể sống trong khoảng nhiệt độ từ 10-30 0 C, bị chết khi nhiệt độ từ 3-50 C. Nhiệt độ thích hợp nhất để cây hoa sinh trưởng phát triển tốt từ 20-250 C. Khi nhiệt độ không khí xuống dưới 130 C kéo dài, cây ngừng sinh trưởng, lá bị héo, hoa không trỗ khỏi bao lá, tỷ lệ nghẽn đòng cao, chất lượng hoa kém. Khi nhiệt độ không khí trên 300 C kéo dài, cây bị còi cọc, bệnh khô đầu lá phát triển mạnh, chất lượng hoa kém. - Ánh sáng Cây hoa Lay ơn sinh trưởng, phát triển tốt trong điều kiện có ánh sáng nhưng cường độ ánh sáng không cao. Đặc biệt, khi trồng Lay ơn trong điều kiện không đủ ánh sáng, cây Lay ơn bị sâu bệnh hại nặng, năng suất, chất lượng hoa không cao. Số giờ chiếu sáng tiêu chuẩn mỗi ngày là từ 12-16 giờ và cường độ ánh sáng là 6.000- 7.000 lux là phù hợp nhất cho phát triển hoa Lay ơn. - Độ ẩm Độ ẩm không khí và độ ẩm đất đều ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cây Lay ơn. Cây Lay ơn ưa ẩm nhưng không chịu được úng. Khi bị ngập úng bộ rễ cây bị chết nhanh chóng, củ bị thối, toàn thân bị vàng và chết. Nếu bị hạn, cây sinh trưởng chậm, chất lượng hoa kém, tỷ lệ nghẽn đòng cao, dẫn đến giảm năng suất. Độ ẩm thích hợp cho cây hoa Lay ơn là 65-75, độ ẩm không khí 80-85 do vậy khi gặp nhiệt độ quá cao, quá thấp hoặc hạn không khí, muốn cho cây sinh trưởng bình thường cần phải tưới nước thường xuyên giữ độ ẩm cho đất. - Đất Đất thích hợp trồng Lay ơn là đất thịt nhẹ và đất cát pha. Theo một số nghiên cứu, cây Lay ơn không thích hợp trồng trên đất 2 vụ hoa Lay ơn liên tiếp, thông thường vụ thứ hai sẽ cho thu hoạch kém hoặc không cho thu hoạch. Để sản xuất hoa Lay ơn cho năng suất cao, phẩm chất tốt thì vụ trước đó tốt nhất nên cấy lúa nước hoặc luân canh với một số cây trồng khác. 22 - Dinh dưỡng + Đạm (N): có vai trò đặc biệt quan trọng trong suốt thời kỳ sinh tưởng và phát triển của cây, thiếu đạm cây sẽ cằn cỗi, lá nhỏ, vàng úa, cành hoa ngắn, hoa nhỏ, ít hoa. Trong thời kỳ đầu của cây, cần lượng đạm nhiều hơn để cây sinh trưởng khỏe và tạo phát hoa lớn. Tuy nhiên không nên bón quá nhiều cây sẽ bị vóng, lốp đổ và ra hoa muộn. + Lân (P): giúp bộ rễ phát triển mạnh, cây con khỏe, thân cứng cáp, hoa bền, màu sắc đẹp, chống chịu tốt với điều kiện bất thuận. Thiếu lân bộ rễ sẽ chậm phát triển, ra hoa muộn, cành hoa ngắn, ít hoa và màu sắc nhợt nhạt. Lay ơn thường cần lân ở giai đoạn đầu trồng cây và thời kỳ hình thành phát hoa. Đối với đất chua thì nên dùng phân lân nung chảy để cải tạo đất. + Kali (K): giúp cây chịu hạn, chịu rét và chống chịu sâu bệnh. Cùng với lân, kali giúp hoa nhanh nở, màu hoa tươi tắn, lâu tàn nên Lay ơn cần nhiều kali hơn ở giai đoạn phát hoa. Đối với Lay ơn, sau khi thu hoạch hoa sẽ còn một thời gian nuôi củ (1-1,5 tháng) để tạo củ giống cho vụ sau nên cần phải cân bằng hàm lượng kali cho hợp lý trong giai đoạn này để cây cho củ giống tốt nhất. + Phân trung lượng và vi lượng: là các các loại phân quan trọng bổ sung các nguyên tố hóa học cây cần ở mức độ trung bình. Cây cần không nhiều nhưng không thể thiếu và cũng không thể thay thế được. Với loại phân này không nên bón thẳng vào đất mà chỉ phun qua lá khi có triệu chứng thiếu một loại vi lượng nào đó. + Calcium (Ca): giúp bộ rễ phát triển khỏe, cây khỏe, cứng cáp, hấp thụ đạm tốt. Thiếu calcium rễ yếu, cây phát triển chậm tạo điều kiện thuận lợi cho nấm bệnh phát triển, lá nhỏ và quăn ở mép, cành hoa yếu và hoa nhỏ. + Magnesium (Mg): giúp cây sinh trưởng và phát triển tốt, lá xanh tốt. Thiếu magnesium rễ phát triển kém, lá sẽ bị vàng úa nhưng gân lá vẫn xanh, hoa chậm nở. + Lưu huỳnh (S): thiếu lưu huỳnh cây trở nên cằn cỗi, lá chuyển màu vàng nhạt, viền lá hay bị bầm thối. Triệu chứng này thường xuất hiện ở lá non và đỉnh ngọn. 23 + Sắt (Fe): giúp cây sinh trưởng và phát triển tốt, màu sắc hoa đẹp và đậm, kích thích nở hoa. Thiếu sắt bộ rễ chậm phát triển, hoa chậm nở, màu lá trở nên nhạt chuyển sang vàng đến bạc trắng. + Mangan (Mn): sự thừa hoặc thiếu mangan đều làm cây phát triển kém, sự hình thành nụ hoa sẽ giảm hoặc có khi không hình thành được nụ, hoa nhỏ và bị khô do thiếu mangan. Sự dư thừa mangan thường xuất hiện ở đất được xử lý bằng xông hơi đặc biệt là khi pH thấp. Thiếu mangan lá cây chuyển màu vàng nâu, có những chấm nhỏ màu nâu dọc theo mép lá. + Đồng (Cu): thiếu đồng làm cây sinh trưởng kém, lá mềm, dễ rụng; có thể nhận biết ở phần lá non bị bạc màu và có đốm trắng ở đầu lá. 1.5. Kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa Lay ơn Catigo. 1.5.1.Thời vụ. - Các vùng lạnh có thể trồng quanh năm. - Các tỉnh miền nam trồng trong vụ đông xuân, hoặc từ tháng 8 đến tháng 12 âm lịch hàng năm, chủ yếu phục vụ dịp tết nguyên đán. 1.5.2. Làm đất. - Lay ơn có bộ rễ chùm ăn ngang, chủ yếu tầng đất nông, từ 5 cm-20 cm, có rất nhiều rễ phụ. Bộ rễ phát triển mạnh nên đất thích hợp cho Lay ơn là đất thịt nhẹ, tơi xốp, đất cát pha, bề mặt bằng phẳng, thoát nước tốt, có nguồn nước tưới không bị ô nhiễm. - Nếu trồng Lay ơn trên đất trũng, ẩm thấp, bí, đất chua, dẫn tới thiếu oxy và ảnh hưởng tới hoạt động của các vi sinh vậy trong đất, quá trình phân giải chất hữu cơ chậm thì bộ rễ kém phát triển. Điều này ảnh hưởng tới việc hút dinh dưỡng của cây, dẫn đến hiện tượng cây còi cọc, lá úa vàng, sinh trưởng phát triển kém. - Đất được cày, bừa kỹ, làm sạch cỏ dại và tàn dư của cây vụ trước. Chọn những chân đất tốt, chủ động nguồn nước, khu vực nắng tốt, thông thoáng để trồng Lay ơn. Thời gian đất nghỉ của vụ trước đến khi trồng Lay ơn ít nhất 20 ngày. - Vệ sinh đất: + Chuẩn bị chân ruộng, bơm nước vào ngập 2 lần, sau đó để khô rồi cày. + Bón vôi cho đất: 80-100 kgcông, rắc đều sau đó xới xáo đều một lượt. 24 + Thông thường trồng Lay ơn trên hàng đơn để dễ chăm sóc. + Lên liếp: chiều rộng x chiều dài = 0,8 m x chiều dài vườn (ruộng). + Khoảng cách giữa các liếp 50 cm. + Khoảng cách trồng: hàng cách hàng 25 cm x cây cách cây 20 cm. - Độ sâu trồng củ: 10 cm. 1.5.3. Phân bón. - Lượng phân sử dụng cho 1.000 m2 như sau: + Phân hữu cơ hoai mục 1,2 tấn. + Phân Urê 75-90 kg. + Phân Super lân 60 kg. + Phân KCl: 15-20 kg. + Bổ sung thêm ít vi lượng như Cu, Mg, Zn. + Bón lót: toàn bộ phân chuồng + 12 phân lân + 6 kg đạm + 4 kg KCl. + Bón thúc: Sau khi cây được 2 lá thì bón 8 kg Urê + 3 kg Kali + 3 kg phân lân. Cứ sau 10-15 ngày bón thúc cho cây 1 lần. + Bón thúc lần 2: 10 kg Urê + 3 kg Kali + 3 kg phân lân. + Bón thúc lần 3: 15 kg Urê + 6 kg Kali + 4 kg phân lân 1.5.4. Nước. - Mỗi thời kỳ sống cây Lay ơn cần nhu cầu về nước khác nhau. Đặc biệt trong giai đoạn cây mới trồng và bắt đầu ra lá thứ 5 đến lá thứ 8, cần nhu cầu rất lớn về nước, nếu thiếu nước cây mọc không đều và ảnh hưởng đến sự phân hóa hoa dẫn đến cành hoa ngắn, ít hoa. - Tưới nước theo nguyên tắc đảm bảo gốc cây luôn ẩm (độ ẩm phải đạt 65- 70). Nếu để đất khô quá thì hàm lượng muối trong đất tăng cao làm ảnh hưởng tới chất lượng cây, hoa, cây chậm lớn, vàng lá. Nhưng nếu tưới nhiều quá thì rất dễ bị thối củ. - Tưới nước 2 ngàylần, những ngày nắng, nóng tưới 2 lầnngày. 25 1.5.5. Cách trồng. - Sau khi đất đã được lên liếp và phân được trộn theo tỉ lệ phù hợp thì rải phân lên liếp. - Rải một lớp đất lên phân nhằm tránh củ tiếp xúc trực tiếp với phân làm hư củ. - Tiếp theo đặt củ hoa Lay ơn lên liếp theo khoảng cách hàng cách hàng 25 cm x cây cách cây 20 cm. - Cuối cùng che một lớp đất mỏng lên trên củ và tưới nước cho đất ướt. 1.5.6. Chăm sóc. - Sau khi trồng 7-10 ngày, mầm cây hoa mọc ra khỏi mặt đất, thường 1 củ có 1 mầm nhưng cũng có củ có nhiều mầm. Sau khi trồng 20-25 ngày, ta tỉa bỏ các mầm phụ, để lại 1 mầm tốt nhất (khỏe nhất). Lưu ý thao tác khi tỉa bỏ mầm, tránh làm bật củ. - Tiến hành xới xáo 3 lần: + Lần 1: Khi cây được 2 lá, xới nhẹ xung quanh do rễ phát triển yếu, tránh làm bật củ, kết hợp nhặt cỏ và bón thúc lần 1, trộn đều phân theo công thức rồi bón theo từng hàng cây. Vun gốc giúp cây đứng thẳng. + Lần 2: Khi cây được 4 lá, xới sâu hơn lần 1 do rễ đã phát triển mạnh hơn. Kết hợp nhặt cỏ và bón thúc lần 2. Bón xa gốc, không nên bón gần gốc tránh hiện tượng cây chết xót. Vun gốc giúp cây không bị đổ ngã. + Lần 3: Khi cây được 6 lá, xới nhẹ tránh chạm rễ do rễ cây ăn ngang. Kết hợp bón thúc lần 3 và vun gốc. - Chú ý: Không nên vun gốc 1 lần mà nên vun cao làm nhiều lần theo các giai đoạn phát triển của lá. 1.5.7. Thu hoạch và bảo quản. 1.5.7.1. Thu hoạch hoa. - Thời điểm thu hoạch: thích hợp nhất là lúc trên gốc hoa có 1-2 hoa nhú thể hiện được màu, nhưng chưa nở trong một ngày là tốt nhất, nên thu hoạch trước 10 giờ sáng. 26 - Vị trí cắt: khi cắt phải chừa lại ít nhất 2-3 lá hoàn chỉnh trên cây để cho cây tiếp tục nuôi củ. Các dụng cụ để thu hoạch hoa phải sắc bén và được khử trùng, thu hái cẩn thận. Cắt vát 150 sát gốc nhằm tạo khả năng hút nước của hoa được dễ dàng. - Không đặt hoa lên đất bẩn, tránh làm dập hoa. Hoa Lay ơn vừa thu hoạch nên cắm ngay vào nước khử ion hoặc tốt nhất là cắm vào dung dịch bảo quản. Vận chuyển ngay về nơi thoáng mát để không làm ảnh hưởng đến chất lượng cành hoa. - Đóng gói: Cần loại bỏ những bông hoa bị bệnh, bị héo và bị dập do cơ học, bộ lá không đẹp, sâu bệnh, ... Những bông đủ tiêu chuẩn nên được sắp xếp theo từng độ tuổi khác nhau, bó theo từng giống, độ dài cành và cấp hoa, bó bằng gốc. Tùy theo thị trường, yêu cầu của khách hàng đóng gói theo quy cách khác nhau. Đóng vào thùng carton khi vận chuyển đi xa. Thùng carton cần có đủ lỗ thông hơi được bố trí hợp lý. Nếu chưa vận chuyển ngay nên để hoa trong kho lạnh giữ ở nhiệt độ 4-60 C và cắm hoa trong dung dịch bảo quản Flocare-NH. Nếu vận chuyển xa nên vận chuyển bằng xe lạnh ở nhiệt độ 4-6 0 C hoặc vận chuyển vào ban đêm. 1.5.7.2. Thu hoạch củ. - Sau khi thu hoạch hoa khoảng 6-8 tuần thì tiến hành thu hoạch củ. Trước khi thu hoạch, ngừng tưới nước 2 tuần để củ được khô ráo, thu vào những ngày nắng ráo. Thu cẩn thận tránh làm xây xát củ, thu cả củ lớn và hạt. Loại bỏ các củ bị bệnh ngay trên đồng ruộng để tránh lây lan mầm bệnh sang các củ khỏe mạnh. - Xử lý củ. + Củ thu xong được rửa sạch và xử lý ngay để tránh nguồn bệnh lây lan. + Dùng Iprodione, Mancozeb 0,2, ngâm củ trong 15-20 phút. Sau đó đem phơi ở nơi thoáng mát. - Bảo quản củ giống. + Sau khi xử lý phơi củ ở nơi thoáng mát, có nắng nhẹ, sau 7-10 ngày củ sẽ mất bớt nước dư thừa giúp cho lưu trữ củ giống được tốt. + Tách hạt nhỏ ra khỏi củ lớn, phân loại để tiện theo dõi, thuận lợi cho việc trồng vụ sau. Kho bảo quản củ giống phải thoáng, đủ sáng và có biện pháp tránh sâu, chuột thâm nhập. Kiểm tra kho thường xuyên để kịp xử lý khắc phục tình trạng 27 sâu bệnh, chuột bọ. Có thể bảo quản ở nhiệt độ thường 18-250 C hoặc bảo quản ở trong kho lạnh 7-10 0 C. 1.5.8. Phòng trừ sâu bệnh. 1.5.8.1. Sâu hại. Bọ trĩ (Frankliniella occidentalis) - Đặc điểm hình thái: + Trứng màu trắng đục, hình bầu dục và dài khoảng 0,34 mm, đường kính 0,2 mm. + Ấu trùng ban đầu màu vàng, sau chuyển sang màu nâu đen. + Trưởng thành có kích thước 1,5 mm và rất mảnh, cánh trên màu nâu nhưng cánh dưới có màu sáng hơn. Con đực nhỏ hơn và có màu sáng hơn con cái. + Vòng đời của bọ trĩ phụ thuộc vào nhiệt độ và thời tiết, trong 1 năm có rất nhiều thế hệ bọ trĩ vì vậy có thể dễ dàng xảy ra dịch khi không quản lý chặt chẽ. - Đặc tính sinh sống và gây hại: + Bọ trĩ là một loại dịch hại khá nghiêm trọng đối với hoa Lay ơn, nó có thể tàn phá toàn bộ mùa màng. Bọ trĩ gây hại cả hoa và lá Lay ơn. + Triệu chứng gây hại ban đầu thường không rõ ràng, cây bị nhiễm bọ trĩ nặng xuất hiện những đốm nâu và có sọc màu bạc giữa bìa lá, có thể làm cây khô héo. Nếu chồi hoa bị tàn phá nghiêm trọng, hoa không nở được, toàn bộ cây sẽ trở nên còi cọc. - Biện pháp phòng trừ: + Vệ sinh đồng ruộng trước khi trồng để trừ bọ trĩ tồn tại trong tàn dư thực vật. + Chăm sóc cho cây sinh trưởng tốt để hạn chế tác hại của bọ trĩ. + Sử dụng thuốc Chlorfluazuron+Emamectin benzoate để phòng trừ. Sâu xám (Agrotis ypsilon) - Đặc điểm hình thái: + Trưởng thành có kích thước trung bình, thân dài 20-25 mm, sải cánh rộng 43-47 mm. Cánh trước màu xám đen, gần phía gốc mép ngoài có 3 vệt đen nhỏ hình 28 tam giác. Cánh sau màu trắng, phía mép ngoài màu xám nhạt, cơ thể có nhiều lông màu xám. - Trứng hình cầu hơi dẹt, đường kính 0,5-0,6 mm. Mới đẻ màu trắng sữa, sau chuyển sang màu hồng, lúc sắp nở màu tím thẫm. - Sâu non màu xám đen, trên lưng mỗi đốt có 4 chấm đen hình thang, đẫy sức dài 40-50 mm. Nhộng dài 18-24 mm màu nâu cánh gián. - Tập tính sinh sống và gây hại: + Sâu xám phá hại ở thời kỳ cây non (từ khi mầm vươn ra khỏi mặt đất cho đến giai đoạn đuôi cá). Sâu mới nở gặm biểu bì lá, sâu tuổi lớn cắn đứt gốc cây con. Sâu thường xuất hiện nhiều ở vụ Xuân, các ruộng cây trồng trước là rau màu, khi gặp điều kiện thời tiết ấm, ẩm sâu xám sẽ phát triển mạnh hơn. + Trưởng thành ban ngày ẩn dưới lá, lùm cỏ, ban đêm hoạt động giao phối và đẻ trứng, thích mùi vị chua ngọt. Trứng được đẻ rời rạc từng quả dưới lá khô ở gốc cây hoặc trên mặt đất, một con có thể đẻ 800-1000 trứng. Sâu hóa nhộng trong đất hoặc bờ ruộng. + Vòng đời trung bình 50-60 ngày, trong đó thời gian phát dục của trứng là 6-10 ngày, sâu non 30-35 ngày, nhộng 7-10 ngày, bướm đẻ trứng 3-5 ngày. - Biện pháp phòng trừ: + Cày ải phơi ruộng, làm đất kỹ và nhặt sạch cỏ dại, tàn dư vụ trước trước khi trồng mới. + Luân canh với cây trồng khác họ, tốt nhất là luân canh với lúa nước. + Bắt bằng tay rất có hiệu quả (khoảng từ 18 giờ thì sâu xám bắt đầu bò lên cắn đứt ngang thân cây con), hoặc làm bẫy bả chua ngọt để diệt trưởng thành. + Biện pháp hóa học: Hiện chưa có thuốc đăng ký phòng trừ trong danh mục, có thể tham khảo sử dụng một số loại thuốc có các hoạt chất: Abamectin; Emamectin benzoat; Cypermethrin. 1.5.8.2. Bệnh hại. Bệnh đốm nâu. - Triệu chứng: 29 Vết bệnh hình tròn, hình bầu dục hoặc hình bất định màu nâu đen, xung quanh có viền nâu đậm, thường nằm rải rác ở mép lá hoặc trong phiến lá. Gặp thời tiết ẩm ướt vết bệnh lan rộng rất lớn, trên mô bệnh thường có một lớp nấm mốc màu đen. - Nguyên nhân gây bệnh và điều kiện phát sinh, phát triển: + Do nấm Pleospora herbarum gây ra. + Bệnh phát triển mạnh trong điều kiện vườn hoa bón thừa đạm, nhiệt độ 18- 300 C và trời mưa ẩm ướt. - Biện pháp phòng trừ: + Bón phân cân đối và hợp lý, hạn chế bón thừa đạm. + Thu gom, tiêu hủy tàn dư cây bệnh tránh lây lan. + Biện pháp hóa học: Hiện chưa có thuốc đăng ký phòng trừ trong danh mục, có thể tham khảo sử dụng một trong các loại thuốc có các hoạt chất: Azoxystrobin + Difenoconazole, Chlorothalonil; Cytosinpeptidemycin; Difenoconazole; Iminoctadi ne . Bệnh mốc xám. - Triệu chứng: Bệnh gây hại trên lá, vết bệnh ban đầu là những đốm nâu nhỏ sau đó phát triển thành những vùng lớn và cuối cùng có thể hình thành các lớp mốc xám. - Nguyên nhân gây bệnh và điều kiện phát sinh, phát triển bệnh: + Do nấm Botrytis sp. gây ra. + Bệnh phát triển thích hợp ở điều kiện ngày ấm, đêm lạnh và có ẩm độ không khí cao, đặc biệt khi trồng quá dày. - Biện pháp phòng trừ: + Luân canh với các cây họ hòa thảo hoặc với các cây trồng cạn, trong điều kiện có thể luân canh với lúa nước hoặc có thể luân canh giữa cây hoa trồng bằng củ với cây trồng bằng hạt hoặc bằng cách giâm càn...

Trang 1

1 UBND TỈNH QUẢNG NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG NAM KHOA LÝ – HÓA – SINH

***

ÔNG THỊ NGA

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN BÓN ĐẾN SỰ SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN

CỦA HOA LAY ƠN (Gladiolus communis Lin)

TẠI THÀNH PHỐ TAM KỲ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Quảng Nam, tháng 5 năm 2017

Trang 2

2 UBND TỈNH QUẢNG NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG NAM KHOA LÝ – HÓA – SINH

***

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN BÓN ĐẾN SỰ SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN

CỦA HOA LAY ƠN (Gladiolus communis Lin)

Trang 3

3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan những số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa từng được sử dụng để bảo vệ học vị nào Mọi sự giúp đỡ việc hoàn thành luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được ghi rõ nguồn gốc

Tam Kỳ, tháng 04 năm 2017

Ông Thị Nga

Trang 4

4

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy cô giáo trường Đại học Quảng Nam, đặc biệt là các thầy cô giáo trong khoa Lý-Hóa-Sinh và đặc biệt nhất là các thầy cô giáo trong tổ bộ môn sinh đã tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập tại trường

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới Thạc sĩ Trần Thị Phú-giảng viên trường Đại học Quảng Nam đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tôi trong quá trình triễn khai thực hiện đề tài Chân thành cảm ơn đến tập thể lớp DT13SSH01 và người thân đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong đề tài này

Luận văn được hoàn thành có sự động viên tinh thần to lớn của gia đình và bạn bè

Một lần nữa tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới tất cả những giúp đỡ quý báu đó

Trang 5

Hình 1 Vườn thực nghiệm trường đại học Quảng Nam 5

Trang 6

6

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1 Liều lượng phân bón của các công thức (22,7 m2) 22 Bảng 3.1 Diện tích lá của cây hoa Lay ơn qua các giai đoạn (dm2) 27 Bảng 3.2 Kết quả tăng trưởng chiều dài lá của cây hoa Lay ơn qua các

Bảng 3.8 Số hoa trên cây hoa Lay ơn (bông hoa) 40 Bảng 3.9 Độ bền hoa tự nhiên của hoa Lay ơn (ngày) 42 Bảng 3.10 Đường kính hoa Lay ơn (cm) 44 Bảng 3.11 Ảnh hưởng của phân bón đên năng suất, chất lượng hoa Lay

ơn

46

Trang 7

7

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Số liệu biểu đồ

Biểu đồ 3.1 Ảnh hưởng của phân bón đến diện tích lá cây hoa Lay ơn qua các giai đoạn

28

Biểu đồ 3.2 Ảnh hưởng của phân bón đến chiều dài lá của cây hoa Lay ơn qua các giai đoạn

31

Biểu đồ 3.3 Ảnh hưởng của phân bón đến trọng lượng tươi và trọng lượng khô của cây hoa Lay ơn khi cây nở hoa

33

Biểu đồ 3.4 Ảnh hưởng của phân bón đến hàm lượng nước tổng số của cây hoa Lay ơn khi cây nở hoa

35

Biểu đồ 3.5 Ảnh hưởng của phân bón đến cường độ quang hợp của cây hoa Lay ơn khi cây nở hoa

36

Biểu đồ 3.6 Ảnh hưởng của phân bón đến thời điểm từ trồng đến ra nụ đầu tiên của hoa Lay ơn

38

Biểu đồ 3.7 Ảnh hưởng của phân bón đến thời điểm từ nụ đến khi hoa trưởng thành của cây hoa Lay ơn

39

Biểu đồ 3.8 Ảnh hưởng của phân bón đến số hoa trên cây hoa Lay ơn 41 Biểu đồ 3.9 Ảnh hưởng của phân bón đến độ bền hoa tự nhiên của

hoa Lay ơn

42

Biểu đồ 3.10 Ảnh hưởng của phân bón đến đường kính hoa Lay ơn 44

Trang 8

8

MỤC LỤC

Phần 1 MỞ ĐẦU 1 

1.1 Lý do chọn đề tài 11 

1.2 Mục tiêu của đề tài 12 

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 12 

1.3.1 Đối tượng 12 

1.3.2 Phạm vi nghiên cứu 12 

1.4 Phương pháp nghiên cứu 12 

1.4.1 Phương pháp nghiên cứu lý thuyết 12 

1.4.2 Phương pháp bố trí thí nghiệm 12 

1.4.3 Phương pháp nghiên cứu các chỉ tiêu sinh trưởng của cây 13 

1.4.4 Phương pháp nghiên cứu các chỉ tiêu phát triển của cây 13 

1.4.4 Phương pháp xử lý số liệu 13 

Phần 2 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 14 

Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 14 

1.1 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên 14 

1.1.1 Vị trí địa lý và đặc điểm địa hình 14 

1.1.2 Chế độ khí hậu thời tiết 15 

1.1.2.1 Nhiệt độ và độ ẩm 15 

1.1.2.2 Lượng mưa 15 

1.2 Tình hình nghiên cứu hoa Lay ơn trên thế giới và ở Việt Nam 16 

1.2.1 Tình hình nghiên cứu hoa lay ơn trên thế giới 16 

1.2.2 Tình hình nghiên cứu hoa lay ơn ở Việt Nam 17 

1.3 Nguồn gốc và phân loại 17 

1.3.1 Nguồn gốc 17 

1.3.2 Phân loại 18 

1.4 Đặc điểm sinh học 19 

1.4.1 Đặc điểm hình thái 19 

1.4.2 Đặc điểm sinh trưởng, phát triển và sinh sản 20 

1.4.3 Đặc điểm sinh thái của hoa Lay ơn 21 

1.5 Kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa Lay ơn Catigo 23 

1.5.1.Thời vụ 23 

1.5.2 Làm đất 23 

Trang 9

Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 31 

2.1 Đối tượng nghiên cứu 31 

2.2 Địa điểm, thời gian nghiên cứu 31 

2.2.1 Địa điểm nghiên cứu 31 

2.2.2 Thời gian nghiên cứu 31 

2.3 Phương pháp nghiên cứu 31 

2.3.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu 31 

2.3.2 Phương pháp bố trí thí nghiệm 31 

2.3.2.1 Làm đất thí nghiệm 31 

2.3.2.2 Bố trí thí nghiệm 31 

2.3.3 Phương pháp nghiên cứu các chỉ tiêu sinh trưởng 33 

2.3.3.1 Nghiên cứu về diện tích lá cây hoa Lay ơn Catigo 33 

2.3.3.2 Nghiên cứu về chiều dài lá của cây hoa Lay ơn Catigo 34 

2.3.3.3 Nghiên cứu về các chỉ tiêu sinh lí, sinh hóa của cây hoa Lay ơn Catigo 34 

2.3.4 Phương pháp nghiên cứu các chỉ tiêu phát triển của cây hoa Lay ơn Catigo 35 

2.3.4.1 Nghiên cứu về thời điểm từ trồng đến ra nụ đầu tiên của cây hoa Lay ơn Catigo 35 

2.3.4.2 Nghiên cứu về thời điểm từ nụ đến khi hoa trưởng thành 35 

2.3.4.3 Nghiên cứu về số hoa trên cây của cây hoa Lay ơn Catigo 35 

2.3.4.4 Nghiên cứu về độ bền hoa tự nhiên 36 

2.3.4.5 Nghiên cứu về đường kính hoa 36 

2.3.5 Phương pháp xử lí số liệu 36 

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BIỆN LUẬN 37 

3.1 Ảnh hưởng của phân bón đến các chỉ tiêu sinh trưởng của cây hoa Lay ơn Catigo 37 

Trang 10

10

3.1.1 Chỉ tiêu về diện tích lá cây hoa Lay ơn Catigo 37 

3.1.2 Chỉ tiêu về chiều dài lá của cây hoa Lay ơn Catigo 40 

3.1.2.1 Chiều dài lá 40 

3.1.3.Chỉ tiêu về các chỉ tiêu sinh lí, sinh hóa của cây hoa Lay ơn Catigo 42 

3.1.3.1 Trọng lượng tươi, trọng lượng khô 42 

3.1.3.2 Hàm lượng nước tổng số 44 

3.2 Ảnh hưởng của phân bón đến các chỉ tiêu phát triển của cây hoa Lay ơn Catigo 47 

3.2.1 Chỉ tiêu về thời điểm từ trồng đến ra nụ đầu tiên cây hoa Lay ơn Catigo 47 

3.2.2 Chỉ tiêu về thời điểm từ nụ đến khi hoa trưởng thành 49 

3.2.3 Chỉ tiêu về số hoa trên cây của cây hoa Lay ơn Catigo 50 

3.2.4 Chỉ tiêu về độ bền hoa tự nhiên 52 

3.2.5 Chỉ tiêu về đường kính hoa 54 

Trang 11

11

Phần 1 MỞ ĐẦU 1.1 Lý do chọn đề tài

Khi đời sống người dân đã được nâng cao, thì nhu cầu sử dụng hoa tươi của con người ngày càng lớn Ở Việt Nam, hoa Lay ơn được coi là một trong những loài hoa cao cấp Sản xuất hoa Lay ơn đạt hiệu quả kinh tế cao hơn rất nhiều so với sản xuất một số giống hoa khác, đặc biệt khi hoa nở vào dịp Tết Nguyên đán Hoa Lay ơn không chỉ hấp dẫn người tiêu dùng về màu sắc, hình dáng mà còn mùi thơm kín đáo thu hút các nhà sản xuất kinh doanh

Những năm gần đây hoa Lay ơn mới được phát triển mạnh ở nước ta, Lay ơn là một loài hoa đẹp, là một trong số 6 loài hoa phổ biến và có giá trị nhất (Hồng, Cúc, Phăng, Lay ơn, Đồng tiền, Lily) Lay ơn khoảng 250 loài với trên 10.000 giống khác nhau chủ yếu ở vùng ôn đới và hàn đới (bắc bán cầu), một số ít ở vùng núi cao nhiệt đới Hoa Lay ơn là cây chịu rét khá, chịu nóng kém, ưa khí hậu nóng ẩm, nhiệt độ thích hợp ban ngày là 20 - 250C Như vậy, khí hậu nhiệt đới ở nước ta không thuận lợi nhiều cho sự sinh trưởng và phát triển của hoa Lay ơn (trừ một số vùng có khí hậu ôn đới) Đây cũng là những hạn chế chính trong việc chọn những loài phù hợp với điều kiện Việt Nam

Riêng Quảng Nam là tỉnh thuộc vùng duyên hải nam trung bộ, chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình năm trên 250C, lượng mưa trung bình năm đạt 2.000-2.500 mm với hơn 70% tập trung vào 3 tháng mùa mưa (tháng 10, 11, 12) Như vậy, tại tỉnh Quảng Nam cũng có khả năng phát triển trồng hoa Lay ơn vụ đông xuân

Trong các giống hoa Lay ơn được trồng phổ biến hiện nay thì giống Lay ơn Catigo là giống có diện tích trồng lớn nhất (cơ cấu giống chiếm 35%) Đây là giống hoa có màu đỏ tươi, cành hoa dài từ 90-130 cm, trên cành có 12-15 hoa, tuổi thọ của hoa cắt cành có thể đến 10-15 ngày rất phù hợp cho việc trang trí trong các dịp lễ, tết Năng suất hoa hữu hiệu đạt > 90%, có khả năng chống chịu sâu, bệnh hại mang lại giá trị kinh tế cho người sản xuất

Một trong những biện pháp hàng đầu để nâng cao năng suất là sử dụng phân bón Theo thông báo của FAO, phân bón làm tăng năng suất cây trồng 35-45%,

Trang 12

12 phần còn lại do giống và các yếu tố khác, trong khi đó đối với hoa Lay ơn việc tìm một cách bón phân phù hợp để cây phát triển tốt là rất quan trọng

Xuất phát từ những nhu cầu thực tiễn của cuộc sống, để nâng cao giá trị thẩm mĩ và giá trị kinh tế cũng như phát triển triển vọng nghề trồng hoa Lay ơn tại Quảng

Nam, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón

đến sự sinh trưởng và phát triển của hoa Lay ơn Gladiolus communis Lin tại

thành phố Tam Kỳ” 1.2 Mục tiêu của đề tài

- Đánh giá ảnh hưởng của một số công thức bón phân đến sinh trưởng và phát triển của giống hoa Lay ơn Catigo

- Xác định được cách bón phân phù hợp và tỉ lệ phân bón thích hợp để đem lại hiệu quả cao trong sản xuất

- Năng suất, chất lượng của giống hoa Lay ơn Catigo dưới tác dụng của phân bón

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.3.1 Đối tượng

- Hoa Lay ơn Gladiolus communis Lin, giống hoa Lay ơn Catigo

- Liều lượng phân bón

1.3.2 Phạm vi nghiên cứu

- Địa điểm: đề tài được thực hiện tại vườn thực nghiệm Sinh học-BVTV của trường ĐH Quảng Nam,thành phố Tam Kỳ-Quảng Nam

- Thời gian: từ tháng 11/2016 đến tháng 4/2017

1.4 Phương pháp nghiên cứu

1.4.1 Phương pháp nghiên cứu lý thuyết

Phương pháp thu thập thông tin: Thu thập và tổng hợp các thông tin liên quan đến đề tài nghiên cứu

1.4.2 Phương pháp bố trí thí nghiệm

- Thí nghiệm được bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên Randomized Complete Block Design (RCBD) với 4 công thức, lặp lại 3 lần

Trang 13

13

1.4.3 Phương pháp nghiên cứu các chỉ tiêu sinh trưởng của cây - Nghiên cứu về diện tích lá cây hoa Lay ơn Catigo

- Nghiên cứu về chiều dài lá của cây hoa Lay ơn Catigo

- Nghiên cứu về các chỉ tiêu sinh lí, sinh hóa của cây hoa Lay ơn Catigo

1.4.4 Phương pháp nghiên cứu các chỉ tiêu phát triển của cây

- Nghiên cứu về thời điểm từ trồng đến ra nụ đầu tiên của cây hoa Lay ơn Catigo

- Nghiên cứu về số hoa trên cây của cây hoa Lay ơn Catigo - Nghiên cứu về thời điểm từ nụ đến khi hoa trưởng thành - Nghiên cứu về độ bền hoa tự nhiên

- Nghiên cứu về đường kính hoa

1.4.4 Phương pháp xử lý số liệu

- Các số liệu thu được qua các chỉ tiêu nghiên cứu được xử lý theo các phương pháp thống kê sinh học với sự hỗ trợ của phần mềm Excel

Trang 14

14

Phần 2 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên

1.1.1 Vị trí địa lý và đặc điểm địa hình

Thành phố Tam Kỳ trực thuộc tỉnh Quảng Nam, có tọa độ địa lí từ 15056’ vĩ độ bắc đến 108048’ kinh độ đông với tổng diện tích tự nhiên là 9.263,56 ha Nằm cách thành phố Đà Nẵng 70 km về phía Nam, cách sân bay Chu Lai, cảng Kỳ Hà 25 km và cách khu công nghiệp và nhà máy lọc dầu Dung Quất khoảng 40 km về phía Bắc

- Phía Bắc: Giáp huyện Thăng Bình và Phú Ninh - Phía Nam: Giáp huyện Núi Thành

- Phía Đông: Giáp biển Đông - Phía Tây: Giáp huyện Phú Ninh

Thành phố Tam Kỳ có vị trí đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh Với tiềm năng địa thế đặt thù, gần các vùng kinh tế trọng điểm và sân bay Chu Lai, Tam Kỳ có được các điều kiện thuận lợi để phát triển một đô thị lớn với vai trò là thành phố tỉnh lỵ của tỉnh Quảng Nam

Trường đại học Quảng Nam nằm trên địa bàn phường An Mỹ, thành phố Tam Kỳ, trong trường có xây dựng một khu vườn thực nghiệm dành cho các sinh viên chuyên ngành sinh học và bảo vệ thực vật sử dụng Vườn thực nghiệm nằm ở khu đất sau giảng đường A2 có địa hình bằng phẳng với diện tích hơn 300 m2, nằm giữa cổng nhà xe sinh viên và nhà khách của trường, thuận lợi cho việc đi lại nghiên cứu của sinh viên Đồng thời vườn thực nghiệm được xây dựng gần nguồn nước sạch của nhà trường thuận lợi cho việc tưới tiêu cây trồng

Trang 15

15

Hình 1 Vườn thực nghiệm trường đại học Quảng Nam

1.1.2 Chế độ khí hậu thời tiết

Tam Kỳ nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, chỉ có 2 mùa là mùa mưa và mùa khô, chịu ảnh hưởng của mùa đông lạnh miền Bắc

1.1.2.1 Nhiệt độ và độ ẩm

- Nhiệt độ trung bình năm: 260C

+ Nhiệt độ trung bình cao nhất: 28,7-29,10C (Tháng 5 đến tháng 8) + Nhiệt độ trung bình thấp nhất: 20,6-22,60C (Tháng 2 và tháng 12) + Biên độ nhiệt độ trung bình tháng : 80C

- Độ ẩm trung bình trong năm: 88%

- Mùa Đông (tháng 9 đến tháng 12): độ ẩm trung bình 93-96% - Mùa hè (tháng 4 đến tháng 9): độ ẩm trung bình 80-88%

- Nhiệt độ trung bình của tháng 1 năm 2017: 24,50C, tháng 2: 23,10C - Độ ẩm trung bình của tháng 1 năm 2017: 74%, tháng 2: 82%

1.1.2.2 Lượng mưa

- Mùa mưa chủ yếu tập trung nhiều vào các tháng 9 (483 mm) đến tháng 12 (1205 nm), lượng mưa chiếm 70-75% lượng mưa cả năm, tháng 12 có lượng mưa lớn nhất

- Mùa khô từ tháng 1 đến tháng 8, lượng mưa chỉ chiếm 25-30% lượng mưa cả năm, tháng 3 có lượng mưa nhỏ nhất trong năm: 12,8 mm

Trang 16

16 - Lượng mưa năm 2017: Tháng 1: 495 mm, tháng 2: 167,5 mm Do ảnh hưởng của ấp thấp nhiệt đới nên lượng mưa tháng 1 cao

1.2 Tình hình nghiên cứu hoa Lay ơn trên thế giới và ở Việt Nam 1.2.1 Tình hình nghiên cứu hoa lay ơn trên thế giới

Năm 1988, theo các tác giả Divia S; Joopk M.; Lipere A.S; Sciortino A và các cộng sự, đưa ra kết quả sử dụng phân lân, phân kali và phun bổ sung vi lượng có ảnh hưởng rất tích cực đến khả năng sinh trưởng, phát triển và nâng cao năng suất, chất lượng hoa cắt và củ giống lay ơn, bón ở mức 200 kg P2O5/ha và 100 kg K2O và phun bổ sung vi lượng (có chứa Zn, Mn, Cu, Mg, Fe, Bo và Mo) ở mức 3000 ppm đã làm tăng chiều cao bông từ 80,2 cm đến 97,4 cm, số hoa/bông tăng từ 13,5 hoa/bông lên 14,9 hoa/bông, khối lượng cây hoa tăng từ 127,5g lên 137g/cây và số củ đạt 41,2 củ/cây [5]

Năm 1998, tác giả Maenaka F và các cộng sự nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ trồng lay ơn đến sự sinh trưởng, phát triển và sự ra hoa ở vụ thu đã kết luận trên

giống Jessica và Peter Pears cùng được trồng ở các mật độ 26; 40 và 53 củ/m2 cho

thấy mật độ không ảnh hưởng tới thời gian ra hoa của giống Jessica và thời gian này là 68 ngày Còn đối với giống Peter Pears thời gian ra hoa là 85,6; 89,2 và 93,1

ngày trên các ô trồng ở mật độ 26, 40 và 53 củ/m2 Cả 2 giống trồng ở các mật độ

đều ảnh hưởng tới chiều dài ngồng hoa và số hoa/bông hoa Với giống Peter Pears,

khối lượng hoa cắt và tỷ lệ hoa nở giảm khi mật độ tăng [6]

Năm 2000, Thyland P.J và cộng sự khi nghiên cứu đặc tính sinh lý trong bảo

quản lạnh hoa lay ơn đã cho biết: với các giống Blue Aile và Peter pears được thu ở

giai đoạn xuất hiện cánh hoa 3 nụ đầu tiên, sau đó được bảo quản 4-60C trong 3 tuần sau đó được cắm trong nước cất 7 ngày để đánh giá và theo dõi Số liệu thu được thể hiện trên đường đồ thị và cho thấy sự thay đổi về áp suất nước và chất sản sinh ABA trong màng tế bào cánh hoa là tuổi thọ của hoa cắm càng cao khi hàm lượng ABA càng thấp Tuổi thọ cũng như khả năng nở của các hoa/bông tốt nhất là hoa được cắm trong dung dịch có bổ sung sucarosar + muối bạc + axit pyrosunlfurous trong 5 giờ [7]

Trang 17

17

1.2.2 Tình hình nghiên cứu hoa lay ơn ở Việt Nam

Ở Việt Nam, trong những năm gần đây ngành trồng hoa đang được quan tâm và phát triển mở rộng sản xuất thì các nghiên cứu về cây hoa nói chung và về hoa Lay ơn nói riêng cũng được chú trọng hơn

Năm 1997, Đặng Văn Đông và Đỗ Thị Lưu đã tiến hành nghiên cứu sự mọc mầm của một số giống Lay ơn đang được trồng sản xuất ở miền Bắc-Việt Nam và đưa ra kết luận: giống lay ơn trắng, tím có tỉ lệ nảy mầm cao trong 10 ngày đầu, các giống đỏ, boocđô, phấn hồng ra hoa rải rác [1]

Năm 2001, Đặng Văn Đông và Đỗ Thị Lưu đã đưa ra kết quả nghiên cứu ở Viện Nghiên cứu Rau quả cho thấy trong 13 giống đưa vào trồng thử nghiệm có 5 giống: đỏ Pháp, cánh sen, san hô, vàng chanh, đỏ catigo và đỏ tươi là những giống có chất lượng cao đáp ứng được nhu cầu của thị trường [2]

Năm 2007, theo tác giả Nguyễn Mạnh Khải và Đinh Sơn Quang, đưa ra Giáo trình Kĩ thuật trồng Hoa Cây cảnh, trong sản xuất hoa lay ơn thương phẩm nấm

Fusarium oxysporum gây bệnh cho củ là nghiêm trọng nhất Bên cạnh đó một số vi sinh vật khác gây thối ướt hay khô củ là Stromatinia gladioli, Rhizotonia solani, Penicillium gladioli, , cũng hoạt động mạnh gây hại cho củ, rễ, thân, lá Chính vì

vậy các tác giả đã khuyến cáo, nên xử lý củ Lay ơn bằng hóa chất để trừ bệnh khi

đào củ, bảo quản trong kho và thời gian trước khi trồng [3]

1.3 Nguồn gốc và phân loại 1.3.1 Nguồn gốc

Hoa Lay ơn có tên khoa học là Gladiolus communis Lin, được trồng rộng rãi

trên thế giới Phần lớn các loài Lay ơn có nguồn gốc từ châu Phi (đặc biệt là Nam Phi) nhưng một số loài lại có nguồn gốc từ châu Âu, địa Trung Hải và Cận đông Lay ơn được nhập từ châu Âu vào Việt Nam khoảng cuối thế kỷ XIX-đầu thế kỷ XX Ở Việt Nam, hoa Lay ơn được trồng rải rác ở hầu hết các tỉnh, nhưng chủ yếu tập trung trồng sản xuất ở Đà Lạt, Hải Phòng, Bắc Giang, Quảng Ninh, Phú Yên,…Các vùng khí hậu mát mẻ có thể trồng quanh năm, còn các vùng đồng bằng sông Hồng và Nam Trung Bộ chỉ trồng được vào vụ đông và vụ đông xuân [4]

Trang 18

18 Trên thế giới, hiện nay chi Lay ơn có khoảng 260 loài trong đó 250 loài có nguồn gốc từ châu Phi (đặc biệt là Nam Phi), 10 loài từ châu Âu-Á, với trên 10.000 giống khác nhau Ở Việt Nam có khoảng 90 giống đang được trồng rải rác ở các tỉnh làm hoa cắt [1]

Lay ơn được thuần hoá chọn lọc từ loài Lay ơn hoang dại khoảng thế kỷ 17 Hiện nay, Lay ơn trồng trên thế giới không phải là giống thuần, giống nguyên chủng mà phần lớn là các giống được trồng hiện nay là các giống lai Lay ơn có 3 nhóm lai chính là: Grandiflorus, Primulines, Nanus Điều này, cho thấy nguồn gốc của mỗi giống rất phức tạp, nguồn gen cũng rất phong phú, do đó việc phân loại giống gặp rất nhiều khó khăn Hiện nay trong sản xuất thường phân loại dựa vào các tập tính sau: tập tính sinh thái, thời gian sinh trưởng phát triển của giống, loại hình hoa, màu sắc hoa

1.3.2 Phân loại

Hiện nay, Lay ơn trồng ở nước ta cũng như các nước khác trên thế giới đều được thuần hoá từ các loài Lay ơn hoang dại vì vậy có thể nhiều giống Lay ơn được trồng phổ biến hiện nay đều được chọn lọc tự nhiên Trong hệ thống phân loại thực vật, Lay ơn được phân loại như sau [1]:

Giới (regnum): Plantae

Ngành (divisio): Magnoliophyta Lớp (class): Liliopsida

Bộ (ordo): Asparagales Họ (familia): Iridaceae Chi (genus): Gladiolus

Loài: Gladiolus communis Lin

Giới thiệu một số giống hoa lay ơn chính đang được trồng tại nước ta - Các giống địa phương:

+ Lay ơn trắng: cây cao từ 1,0 đến 1,2 m, cành hoa dài, yếu, hoa màu trắng, số hoa trên bông từ 8-10 hoa Thời gian sinh trưởng từ 80-100 ngày, có thể trồng từ tháng 7 đến tháng 11 trong năm

Trang 19

19 + Lay ơn phấn hồng: cây cao từ 0,9 đến 1,1 m, cành trung bình, yếu, hoa màu hồng nhạt, số hoa trên bông từ 7-10 hoa Thời gian sinh trưởng từ 80-105 ngày, có thể trồng từ tháng 7 đến tháng 11 trong năm

- Các giống mới nhập nội đang trồng phổ biến:

+ Lay ơn đỏ đô: cây cao từ 1,1 đến 1,3 m, cành hoa dài, cứng, hoa màu đỏ thẫm, số hoa trên bông từ 10-12 hoa Thời gian sinh trưởng từ 80-90 ngày, có thể trồng từ tháng 9 đến tháng 11

+ Lay ơn đỏ tươi: cây cao từ 1,2 đến 1,5 m, cành hoa dài, cứng, hoa màu đỏ tươi, số hoa trên bông từ 12-15 hoa Thời gian sinh trưởng từ 80-90 ngày, có thể trồng từ tháng 9 đến tháng 11

+ Lay ơn Catigo: cây cao từ 1,1 đến 1,3 m, cành hoa dài, có 12-15 hoa, cánh hoa dày và có độ bền hoa cắt > 8 ngày, màu hoa đỏ tươi, cành hoa cứng thuận lợi cho vận chuyển và bảo quản Là giống có thời gian sinh trưởng từ 90-110 ngày, tỉ lệ hoa hữu hiệu đạt trên 80% và có tỉ lệ nhiễm bệnh cháy lá thấp

+ Lay ơn các màu khác như: tím cẩm, vàng chanh, song sắc, vàng đồng, …, có màu sắc mới lạ nhưng chưa có nhiều nghiên cứu về các giống này nên chỉ được trồng rải rác với quy mô nhỏ

1.4 Đặc điểm sinh học 1.4.1 Đặc điểm hình thái

- Thân cây Lay ơn thân thảo sống được năm này qua năm khác, thân giả

được tạo bởi các bẹ lá xếp chồng lên nhau, bẹ lá trước xếp phủ lên bẹ lá sau Thân thật ở dưới mặt đất tạo thành củ Lay ơn Cây sinh trưởng được chủ yếu nhờ dinh dưỡng từ củ nên việc lựa chọn củ thích hợp để đưa ra sản xuất là rất quan trọng

- Lá mọc từ dưới đất lên xếp thành hai dãy, mọc thẳng đứng, giữa cuống lá

và bẹ lá không phân biệt rõ ràng Trên mặt lá phủ một lớp sáp, ít thấm nước Lá cứng hình lưỡi kiếm có 7-9 nếp gấp, cuống lá góc rộng và to thành hình như cái bao, bao lấy củ

- Hoa ở trong những cụm hoa hình xim xoắn, bao hoa dính liền nhau một

phần, gồm hai vòng hoa, có 3 chỉ nhị, bao phấn rất to hướng ra phía ngoài bông hoa, màng hạt phấn thường có 1 rãnh, bộ nhụy có 3 lá noãn hợp tạo thành bầu dưới Hoa

Trang 20

20 Lay ơn có màu sắc rất phong phú và là bộ phận cơ bản để thưởng ngoạn chính của

cây Lay ơn nên chất lượng hoa được đánh giá là quan trọng

- Quả nang có 3 ô, vách mở có nhiều hạt nhỏ (một quả có từ100-500 hạt) Noãn có phôi tâm lục, nội nhũ nhẵn

- Củ chính là thân ngầm của cây, củ có dạng tròn dẹt, có kích thước rất khác

nhau tùy thuộc vào tuổi và chế độ dinh dưỡng

- Rễ cây Lay ơn có dạng rễ chùm phát triển mạnh, rễ ngắn mọc từ đáy củ, có

2 loại rễ:

+ Rễ sơ cấp được sinh ra từ củ giống ban đầu có tác dụng hút chất dinh dưỡng để nuôi cây

+ Rễ thứ cấp được sinh ra từ củ con do củ mẹ đẻ ra có tác dụng lấy dinh dưỡng từ cây để nuôi củ con Lay ơn có bộ rễ chùm phát triển mạnh, phân bố chủ yếu ở lớp đất mặt 3-15cm

1.4.2 Đặc điểm sinh trưởng, phát triển và sinh sản - Đặc điểm sinh trưởng, phát triển

Lay ơn Catigo: cây cao từ 1,1 đến 1,3 m, cành hoa dài, có 12-15 hoa, cánh hoa dày và có độ bền hoa cắt > 8 ngày, màu hoa đỏ tươi, cành hoa cứng thuận lợi cho vận chuyển và bảo quản Là giống có thời gian sinh trưởng từ 90-110 ngày, tỉ lệ hoa hữu hiệu đạt trên 80% và có tỉ lệ nhiễm bệnh cháy lá thấp

Các giống khác nhau có sự chênh lệch nhau khá lớn về thời gian sinh trưởng của cây, chiều cao cây là một trong các yếu tố cấu thành chất lượng của cành hoa

Sự ngủ nghỉ của củ và biện pháp phá ngủ: kỹ thuật quan trọng nhất là phá ngủ của củ, nếu trồng mà không phá ngủ thì tỷ lệ nảy mầm thấp, xuất hiện hiện tượng hoa mù Biện pháp hữu hiệu nhất là sử dụng nhiệt độ thấp, nhìn chung hầu hết các giống bảo quản lạnh ở 50C trong 4-6 tuần

- Đặc điểm sinh sản

Quá trình phân hóa mầm hoa kéo dài 40-60 ngày, khi cây bắt đầu nảy mầm cũng là lúc cây bắt đầu phân hóa mầm hoa Sự phân hóa hoa và số lượng mầm hoa chịu ảnh hưởng lớn của điều kiện sau khi trồng

Trang 21

21

1.4.3 Đặc điểm sinh thái của hoa Lay ơn - Nhiệt độ

Nhiệt độ là yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sinh trưởng, phát triển và nở hoa của cây Lay ơn Cây hoa Lay ơn có thể sống trong khoảng nhiệt độ từ 10-300C, bị chết khi nhiệt độ từ 3-50C Nhiệt độ thích hợp nhất để cây hoa sinh trưởng phát triển tốt từ 20-250C Khi nhiệt độ không khí xuống dưới 130C kéo dài, cây ngừng sinh trưởng, lá bị héo, hoa không trỗ khỏi bao lá, tỷ lệ nghẽn đòng cao, chất lượng hoa kém Khi nhiệt độ không khí trên 300C kéo dài, cây

bị còi cọc, bệnh khô đầu lá phát triển mạnh, chất lượng hoa kém - Ánh sáng

Cây hoa Lay ơn sinh trưởng, phát triển tốt trong điều kiện có ánh sáng nhưng cường độ ánh sáng không cao Đặc biệt, khi trồng Lay ơn trong điều kiện không đủ ánh sáng, cây Lay ơn bị sâu bệnh hại nặng, năng suất, chất lượng hoa không cao Số giờ chiếu sáng tiêu chuẩn mỗi ngày là từ 12-16 giờ và cường độ ánh sáng là 6.000-7.000 lux là phù hợp nhất cho phát triển hoa Lay ơn

- Độ ẩm

Độ ẩm không khí và độ ẩm đất đều ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cây Lay ơn Cây Lay ơn ưa ẩm nhưng không chịu được úng Khi bị ngập úng bộ rễ cây bị chết nhanh chóng, củ bị thối, toàn thân bị vàng và chết Nếu bị hạn, cây sinh trưởng chậm, chất lượng hoa kém, tỷ lệ nghẽn đòng cao, dẫn đến giảm năng suất Độ ẩm thích hợp cho cây hoa Lay ơn là 65-75%, độ ẩm không khí 80-85% do vậy khi gặp nhiệt độ quá cao, quá thấp hoặc hạn không khí, muốn cho cây sinh trưởng bình thường cần phải tưới nước thường xuyên giữ độ ẩm cho đất

- Đất

Đất thích hợp trồng Lay ơn là đất thịt nhẹ và đất cát pha Theo một số nghiên cứu, cây Lay ơn không thích hợp trồng trên đất 2 vụ hoa Lay ơn liên tiếp, thông thường vụ thứ hai sẽ cho thu hoạch kém hoặc không cho thu hoạch Để sản xuất hoa Lay ơn cho năng suất cao, phẩm chất tốt thì vụ trước đó tốt nhất nên cấy lúa nước hoặc luân canh với một số cây trồng khác

Trang 22

22

- Dinh dưỡng

+ Đạm (N): có vai trò đặc biệt quan trọng trong suốt thời kỳ sinh tưởng và phát triển của cây, thiếu đạm cây sẽ cằn cỗi, lá nhỏ, vàng úa, cành hoa ngắn, hoa nhỏ, ít hoa Trong thời kỳ đầu của cây, cần lượng đạm nhiều hơn để cây sinh trưởng khỏe và tạo phát hoa lớn Tuy nhiên không nên bón quá nhiều cây sẽ bị vóng, lốp đổ và ra hoa muộn

+ Lân (P): giúp bộ rễ phát triển mạnh, cây con khỏe, thân cứng cáp, hoa bền, màu sắc đẹp, chống chịu tốt với điều kiện bất thuận Thiếu lân bộ rễ sẽ chậm phát triển, ra hoa muộn, cành hoa ngắn, ít hoa và màu sắc nhợt nhạt Lay ơn thường cần lân ở giai đoạn đầu trồng cây và thời kỳ hình thành phát hoa Đối với đất chua thì nên dùng phân lân nung chảy để cải tạo đất

+ Kali (K): giúp cây chịu hạn, chịu rét và chống chịu sâu bệnh Cùng với lân, kali giúp hoa nhanh nở, màu hoa tươi tắn, lâu tàn nên Lay ơn cần nhiều kali hơn ở giai đoạn phát hoa Đối với Lay ơn, sau khi thu hoạch hoa sẽ còn một thời gian nuôi củ (1-1,5 tháng) để tạo củ giống cho vụ sau nên cần phải cân bằng hàm lượng kali cho hợp lý trong giai đoạn này để cây cho củ giống tốt nhất

+ Phân trung lượng và vi lượng: là các các loại phân quan trọng bổ sung các nguyên tố hóa học cây cần ở mức độ trung bình Cây cần không nhiều nhưng không thể thiếu và cũng không thể thay thế được Với loại phân này không nên bón thẳng vào đất mà chỉ phun qua lá khi có triệu chứng thiếu một loại vi lượng nào đó

+ Calcium (Ca): giúp bộ rễ phát triển khỏe, cây khỏe, cứng cáp, hấp thụ đạm tốt Thiếu calcium rễ yếu, cây phát triển chậm tạo điều kiện thuận lợi cho nấm bệnh phát triển, lá nhỏ và quăn ở mép, cành hoa yếu và hoa nhỏ

+ Magnesium (Mg): giúp cây sinh trưởng và phát triển tốt, lá xanh tốt Thiếu magnesium rễ phát triển kém, lá sẽ bị vàng úa nhưng gân lá vẫn xanh, hoa chậm nở

+ Lưu huỳnh (S): thiếu lưu huỳnh cây trở nên cằn cỗi, lá chuyển màu vàng nhạt, viền lá hay bị bầm thối Triệu chứng này thường xuất hiện ở lá non và đỉnh ngọn

Trang 23

23 + Sắt (Fe): giúp cây sinh trưởng và phát triển tốt, màu sắc hoa đẹp và đậm, kích thích nở hoa Thiếu sắt bộ rễ chậm phát triển, hoa chậm nở, màu lá trở nên nhạt chuyển sang vàng đến bạc trắng

+ Mangan (Mn): sự thừa hoặc thiếu mangan đều làm cây phát triển kém, sự hình thành nụ hoa sẽ giảm hoặc có khi không hình thành được nụ, hoa nhỏ và bị khô do thiếu mangan Sự dư thừa mangan thường xuất hiện ở đất được xử lý bằng xông hơi đặc biệt là khi pH thấp Thiếu mangan lá cây chuyển màu vàng nâu, có những chấm nhỏ màu nâu dọc theo mép lá

+ Đồng (Cu): thiếu đồng làm cây sinh trưởng kém, lá mềm, dễ rụng; có thể nhận biết ở phần lá non bị bạc màu và có đốm trắng ở đầu lá

1.5 Kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa Lay ơn Catigo 1.5.1.Thời vụ

- Các vùng lạnh có thể trồng quanh năm

- Các tỉnh miền nam trồng trong vụ đông xuân, hoặc từ tháng 8 đến tháng 12 âm lịch hàng năm, chủ yếu phục vụ dịp tết nguyên đán

1.5.2 Làm đất

- Lay ơn có bộ rễ chùm ăn ngang, chủ yếu tầng đất nông, từ 5 cm-20 cm, có rất nhiều rễ phụ Bộ rễ phát triển mạnh nên đất thích hợp cho Lay ơn là đất thịt nhẹ, tơi xốp, đất cát pha, bề mặt bằng phẳng, thoát nước tốt, có nguồn nước tưới không bị ô nhiễm

- Nếu trồng Lay ơn trên đất trũng, ẩm thấp, bí, đất chua, dẫn tới thiếu oxy và ảnh hưởng tới hoạt động của các vi sinh vậy trong đất, quá trình phân giải chất hữu cơ chậm thì bộ rễ kém phát triển Điều này ảnh hưởng tới việc hút dinh dưỡng của cây, dẫn đến hiện tượng cây còi cọc, lá úa vàng, sinh trưởng phát triển kém

- Đất được cày, bừa kỹ, làm sạch cỏ dại và tàn dư của cây vụ trước Chọn những chân đất tốt, chủ động nguồn nước, khu vực nắng tốt, thông thoáng để trồng Lay ơn Thời gian đất nghỉ của vụ trước đến khi trồng Lay ơn ít nhất 20 ngày

- Vệ sinh đất:

+ Chuẩn bị chân ruộng, bơm nước vào ngập 2 lần, sau đó để khô rồi cày + Bón vôi cho đất: 80-100 kg/công, rắc đều sau đó xới xáo đều một lượt

Trang 24

24 + Thông thường trồng Lay ơn trên hàng đơn để dễ chăm sóc

+ Lên liếp: chiều rộng x chiều dài = 0,8 m x chiều dài vườn (ruộng) + Khoảng cách giữa các liếp 50 cm

+ Khoảng cách trồng: hàng cách hàng 25 cm x cây cách cây 20 cm - Độ sâu trồng củ: 10 cm

1.5.3 Phân bón

- Lượng phân sử dụng cho 1.000 m2 như sau: + Phân hữu cơ hoai mục 1,2 tấn

+ Phân Urê 75-90 kg + Phân Super lân 60 kg + Phân KCl: 15-20 kg

+ Bổ sung thêm ít vi lượng như Cu, Mg, Zn

+ Bón lót: toàn bộ phân chuồng + 1/2 phân lân + 6 kg đạm + 4 kg KCl + Bón thúc: Sau khi cây được 2 lá thì bón 8 kg Urê + 3 kg Kali + 3 kg phân lân

Cứ sau 10-15 ngày bón thúc cho cây 1 lần

+ Bón thúc lần 2: 10 kg Urê + 3 kg Kali + 3 kg phân lân + Bón thúc lần 3: 15 kg Urê + 6 kg Kali + 4 kg phân lân

1.5.4 Nước

- Mỗi thời kỳ sống cây Lay ơn cần nhu cầu về nước khác nhau Đặc biệt trong giai đoạn cây mới trồng và bắt đầu ra lá thứ 5 đến lá thứ 8, cần nhu cầu rất lớn về nước, nếu thiếu nước cây mọc không đều và ảnh hưởng đến sự phân hóa hoa dẫn đến cành hoa ngắn, ít hoa

- Tưới nước theo nguyên tắc đảm bảo gốc cây luôn ẩm (độ ẩm phải đạt 65-70%) Nếu để đất khô quá thì hàm lượng muối trong đất tăng cao làm ảnh hưởng tới chất lượng cây, hoa, cây chậm lớn, vàng lá Nhưng nếu tưới nhiều quá thì rất dễ bị thối củ

- Tưới nước 2 ngày/lần, những ngày nắng, nóng tưới 2 lần/ngày

Trang 25

25

1.5.5 Cách trồng

- Sau khi đất đã được lên liếp và phân được trộn theo tỉ lệ phù hợp thì rải phân lên liếp

- Rải một lớp đất lên phân nhằm tránh củ tiếp xúc trực tiếp với phân làm hư

- Sau khi trồng 7-10 ngày, mầm cây hoa mọc ra khỏi mặt đất, thường 1 củ có 1 mầm nhưng cũng có củ có nhiều mầm Sau khi trồng 20-25 ngày, ta tỉa bỏ các mầm phụ, để lại 1 mầm tốt nhất (khỏe nhất) Lưu ý thao tác khi tỉa bỏ mầm, tránh làm bật củ

- Tiến hành xới xáo 3 lần:

+ Lần 1: Khi cây được 2 lá, xới nhẹ xung quanh do rễ phát triển yếu, tránh làm bật củ, kết hợp nhặt cỏ và bón thúc lần 1, trộn đều phân theo công thức rồi bón theo từng hàng cây Vun gốc giúp cây đứng thẳng

+ Lần 2: Khi cây được 4 lá, xới sâu hơn lần 1 do rễ đã phát triển mạnh hơn Kết hợp nhặt cỏ và bón thúc lần 2 Bón xa gốc, không nên bón gần gốc tránh hiện tượng cây chết xót Vun gốc giúp cây không bị đổ ngã

+ Lần 3: Khi cây được 6 lá, xới nhẹ tránh chạm rễ do rễ cây ăn ngang Kết hợp bón thúc lần 3 và vun gốc

- Chú ý: Không nên vun gốc 1 lần mà nên vun cao làm nhiều lần theo các giai đoạn phát triển của lá

1.5.7 Thu hoạch và bảo quản

1.5.7.1 Thu hoạch hoa

- Thời điểm thu hoạch: thích hợp nhất là lúc trên gốc hoa có 1-2 hoa nhú thể hiện được màu, nhưng chưa nở trong một ngày là tốt nhất, nên thu hoạch trước 10 giờ sáng

Trang 26

26 - Vị trí cắt: khi cắt phải chừa lại ít nhất 2-3 lá hoàn chỉnh trên cây để cho cây tiếp tục nuôi củ Các dụng cụ để thu hoạch hoa phải sắc bén và được khử trùng, thu hái cẩn thận Cắt vát 150 sát gốc nhằm tạo khả năng hút nước của hoa được dễ dàng

- Không đặt hoa lên đất bẩn, tránh làm dập hoa Hoa Lay ơn vừa thu hoạch nên cắm ngay vào nước khử ion hoặc tốt nhất là cắm vào dung dịch bảo quản Vận chuyển ngay về nơi thoáng mát để không làm ảnh hưởng đến chất lượng cành hoa

- Đóng gói: Cần loại bỏ những bông hoa bị bệnh, bị héo và bị dập do cơ học, bộ lá không đẹp, sâu bệnh, Những bông đủ tiêu chuẩn nên được sắp xếp theo từng độ tuổi khác nhau, bó theo từng giống, độ dài cành và cấp hoa, bó bằng gốc Tùy theo thị trường, yêu cầu của khách hàng đóng gói theo quy cách khác nhau Đóng vào thùng carton khi vận chuyển đi xa Thùng carton cần có đủ lỗ thông hơi được bố trí hợp lý Nếu chưa vận chuyển ngay nên để hoa trong kho lạnh giữ ở nhiệt độ 4-60C và cắm hoa trong dung dịch bảo quản Flocare-NH Nếu vận chuyển xa nên vận chuyển bằng xe lạnh ở nhiệt độ 4-60C hoặc vận chuyển vào ban đêm

1.5.7.2 Thu hoạch củ

- Sau khi thu hoạch hoa khoảng 6-8 tuần thì tiến hành thu hoạch củ Trước khi thu hoạch, ngừng tưới nước 2 tuần để củ được khô ráo, thu vào những ngày nắng ráo Thu cẩn thận tránh làm xây xát củ, thu cả củ lớn và hạt Loại bỏ các củ bị bệnh ngay trên đồng ruộng để tránh lây lan mầm bệnh sang các củ khỏe mạnh

- Xử lý củ

+ Củ thu xong được rửa sạch và xử lý ngay để tránh nguồn bệnh lây lan

+ Dùng Iprodione, Mancozeb 0,2%, ngâm củ trong 15-20 phút Sau đó đem

phơi ở nơi thoáng mát

- Bảo quản củ giống

+ Sau khi xử lý phơi củ ở nơi thoáng mát, có nắng nhẹ, sau 7-10 ngày củ sẽ mất bớt nước dư thừa giúp cho lưu trữ củ giống được tốt

+ Tách hạt nhỏ ra khỏi củ lớn, phân loại để tiện theo dõi, thuận lợi cho việc trồng vụ sau Kho bảo quản củ giống phải thoáng, đủ sáng và có biện pháp tránh sâu, chuột thâm nhập Kiểm tra kho thường xuyên để kịp xử lý khắc phục tình trạng

Trang 27

+ Ấu trùng ban đầu màu vàng, sau chuyển sang màu nâu đen

+ Trưởng thành có kích thước 1,5 mm và rất mảnh, cánh trên màu nâu nhưng cánh dưới có màu sáng hơn Con đực nhỏ hơn và có màu sáng hơn con cái

+ Vòng đời của bọ trĩ phụ thuộc vào nhiệt độ và thời tiết, trong 1 năm có rất nhiều thế hệ bọ trĩ vì vậy có thể dễ dàng xảy ra dịch khi không quản lý chặt chẽ

- Đặc tính sinh sống và gây hại:

+ Bọ trĩ là một loại dịch hại khá nghiêm trọng đối với hoa Lay ơn, nó có thể tàn phá toàn bộ mùa màng Bọ trĩ gây hại cả hoa và lá Lay ơn

+ Triệu chứng gây hại ban đầu thường không rõ ràng, cây bị nhiễm bọ trĩ nặng xuất hiện những đốm nâu và có sọc màu bạc giữa bìa lá, có thể làm cây khô héo Nếu chồi hoa bị tàn phá nghiêm trọng, hoa không nở được, toàn bộ cây sẽ trở nên còi cọc

- Biện pháp phòng trừ:

+ Vệ sinh đồng ruộng trước khi trồng để trừ bọ trĩ tồn tại trong tàn dư thực vật

+ Chăm sóc cho cây sinh trưởng tốt để hạn chế tác hại của bọ trĩ

+ Sử dụng thuốc Chlorfluazuron+Emamectin benzoate để phòng trừ

* Sâu xám (Agrotis ypsilon)

- Đặc điểm hình thái:

+ Trưởng thành có kích thước trung bình, thân dài 20-25 mm, sải cánh rộng 43-47 mm Cánh trước màu xám đen, gần phía gốc mép ngoài có 3 vệt đen nhỏ hình

Trang 28

28 tam giác Cánh sau màu trắng, phía mép ngoài màu xám nhạt, cơ thể có nhiều lông màu xám

- Trứng hình cầu hơi dẹt, đường kính 0,5-0,6 mm Mới đẻ màu trắng sữa, sau chuyển sang màu hồng, lúc sắp nở màu tím thẫm

- Sâu non màu xám đen, trên lưng mỗi đốt có 4 chấm đen hình thang, đẫy sức dài 40-50 mm Nhộng dài 18-24 mm màu nâu cánh gián

- Tập tính sinh sống và gây hại:

+ Sâu xám phá hại ở thời kỳ cây non (từ khi mầm vươn ra khỏi mặt đất cho đến giai đoạn đuôi cá) Sâu mới nở gặm biểu bì lá, sâu tuổi lớn cắn đứt gốc cây con Sâu thường xuất hiện nhiều ở vụ Xuân, các ruộng cây trồng trước là rau màu, khi gặp điều kiện thời tiết ấm, ẩm sâu xám sẽ phát triển mạnh hơn

+ Trưởng thành ban ngày ẩn dưới lá, lùm cỏ, ban đêm hoạt động giao phối và đẻ trứng, thích mùi vị chua ngọt Trứng được đẻ rời rạc từng quả dưới lá khô ở gốc cây hoặc trên mặt đất, một con có thể đẻ 800-1000 trứng Sâu hóa nhộng trong đất hoặc bờ ruộng

+ Vòng đời trung bình 50-60 ngày, trong đó thời gian phát dục của trứng là 6-10 ngày, sâu non 30-35 ngày, nhộng 7-10 ngày, bướm đẻ trứng 3-5 ngày

- Biện pháp phòng trừ:

+ Cày ải phơi ruộng, làm đất kỹ và nhặt sạch cỏ dại, tàn dư vụ trước trước khi trồng mới

+ Luân canh với cây trồng khác họ, tốt nhất là luân canh với lúa nước

+ Bắt bằng tay rất có hiệu quả (khoảng từ 18 giờ thì sâu xám bắt đầu bò lên cắn đứt ngang thân cây con), hoặc làm bẫy bả chua ngọt để diệt trưởng thành

+ Biện pháp hóa học: Hiện chưa có thuốc đăng ký phòng trừ trong danh mục,

có thể tham khảo sử dụng một số loại thuốc có các hoạt chất: Abamectin; Emamectin benzoat; Cypermethrin

1.5.8.2 Bệnh hại

* Bệnh đốm nâu - Triệu chứng:

Trang 29

29 Vết bệnh hình tròn, hình bầu dục hoặc hình bất định màu nâu đen, xung quanh có viền nâu đậm, thường nằm rải rác ở mép lá hoặc trong phiến lá Gặp thời tiết ẩm ướt vết bệnh lan rộng rất lớn, trên mô bệnh thường có một lớp nấm mốc màu đen

- Nguyên nhân gây bệnh và điều kiện phát sinh, phát triển:

+ Do nấm Pleospora herbarum gây ra

+ Bệnh phát triển mạnh trong điều kiện vườn hoa bón thừa đạm, nhiệt độ 18-300C và trời mưa ẩm ướt

- Biện pháp phòng trừ:

+ Bón phân cân đối và hợp lý, ha ̣n chế bón thừa đa ̣m + Thu gom, tiêu hủy tàn dư cây bê ̣nh tránh lây lan

+ Biện pháp hóa học: Hiện chưa có thuốc đăng ký phòng trừ trong danh mục, có thể tham khảo sử dụng một trong các loại thuốc có các hoạt chất:

- Nguyên nhân gây bệnh và điều kiện phát sinh, phát triển bệnh:

+ Do nấm Botrytis sp gây ra

+ Bệnh phát triển thích hợp ở điều kiện ngày ấm, đêm lạnh và có ẩm độ không khí cao, đặc biệt khi trồng quá dày

- Biện pháp phòng trừ:

+ Luân canh với các cây họ hòa thảo hoặc với các cây trồng cạn, trong điều kiện có thể luân canh với lúa nước hoặc có thể luân canh giữa cây hoa trồng bằng củ với cây trồng bằng hạt hoặc bằng cách giâm cành

+ Bón phân NPK cân đối kết hợp với phân chuồng hoai mục, mật độ trồng hợp lý

Trang 30

30 + Thường xuyên theo dõi tình hình các bệnh hại phát sinh, tỉa bỏ lá già, lá bệnh, cây bệnh đem tiêu hủy

+ Chú ý làm sạch cỏ, phòng trừ côn trùng môi giới truyền bệnh, xới xáo kịp thời, đặc biệt cần chú ý không tạo các vết thương xây xát trong quá trình chăm sóc để tránh tạo điều kiện cho các loại vi sinh vật gây bệnh xâm nhiễm phá hại

+ Sau khi thu hoạch sản phẩm cần kịp thời thu dọn tàn dư thân, lá, hoa bị bệnh ở vườn ươm và vườn sản xuất đem đốt hoặc vùi sâu trong đất để tránh nguồn bệnh tồn tại sang vụ sau

+ Trong trường hợp cần thiết có thể xử lý đất vườn ươm hoặc cày sâu để phơi ải, kết hợp bón vôi, …

+ Biện pháp hóa học: do chưa có thuốc đăng ký trong danh mục để phòng trừ, có thể tham khảo sử dụng một số loại thuốc có hoạt chất như với bệnh đốm lá

* Bệnh gỉ sắt - Triệu chứng:

Vết bệnh dạng ổ nổi màu da cam hoặc màu nâu sắt gỉ sau chuyển sang màu nâu đỏ, hình thái bất định, thường xuất hiện trên lá Bệnh nặng làm cháy lá

- Nguyên nhân gây bệnh:

+ Do nấm Uromyces transversalis gây ra

+ Nấm phát triển trong điều kiện thời tiết có ẩm độ không khí cao

- Biê ̣n pháp phòng trừ:

+ Vê ̣ sinh vườn sa ̣ch sẽ

+ Thu gom và tiêu hủy tàn dư cây bê ̣nh đem tiêu hủy, tránh lây lan

Trang 31

31

Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Đối tượng nghiên cứu

- Hoa Lay ơn Catigo

- Phân sử dụng: + Phân chuồng hoại mục + Phân trùn quế

+ Phân ure + Phân lân super + Phân kali

- Các dụng cụ, vật tư sử dụng trong nghiên cứu: thước đo, sổ sách ghi chép, lưới che, bạc che, cây chống,…

2.2 Địa điểm, thời gian nghiên cứu 2.2.1 Địa điểm nghiên cứu

Đề tài được thực hiện trong vụ Đông-Xuân, tại vườn thực nghiệm Sinh-Bảo vệ thực vật, khoa Lý-Hóa-Sinh, trường đại học Quảng Nam

2.2.2 Thời gian nghiên cứu

Từ tháng 11/2016-tháng 4/2017

2.3 Phương pháp nghiên cứu

2.3.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu

Tìm hiểu tài liệu trong sách, báo, tạp chí khoa học, các đề tài đã nghiên cứu

về ảnh hưởng của phân bón đến các loại cây trồng , thông tin trên mạng, …

2.3.2 Phương pháp bố trí thí nghiệm

2.3.2.1 Làm đất thí nghiệm

Đất phải bằng phẳng, dễ tưới và tiêu nước Đất cày bừa kĩ, làm sạch cỏ, bón 2 kg vôi lên đất, tiến hành xới xáo trước khi trồng 3 ngày Lên luống 1,2 m, mặt luống rộng 0,9 m, chiều cao luống 25-30 cm

2.3.2.2 Bố trí thí nghiệm

- Thí nghiệm được bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên Randomized Complete Block Design (RCBD) với 4 công thức, lặp lại 3 lần

+ Diện tích ô: 1,08 m2 (1,2 m x 0,9 m) Mỗi ô chứa 15 mẫu thí nghiệm

Trang 32

- Liều lượng phân bón cho mỗi công thức

Bảng 2.1 Liều lượng phân bón của các công thức (22,7 m2)

Trang 33

Bón thúc lần 3 khi cây có 6 lá, rải xung quanh, cách xa gốc hoặc pha loãng tưới

Trong 22,7 m2: Tổng: Phân chuồng: 23 kg

2.3.3 Phương pháp nghiên cứu các chỉ tiêu sinh trưởng

2.3.3.1 Nghiên cứu về diện tích lá cây hoa Lay ơn Catigo

- Diện tích lá được xác định bằng phương pháp cân

- Cắt 1 miếng giấy có diện tích 1 dm2 đem cân khối lượng Vẽ hình lá lên một miếng giấy khác cùng loại rồi sau đó cắt hình đem cân.Từ đó tính được diện tích lá

Slá =

Trong đó: m2 là khối lượng hình lá cắt đem cân m1 là khối lượng miếng giấy

S1 là diện tích miếng giấy (1 m2)

- Tính chỉ số diện tích lá Leaf Area Index (LAI) theo công thức: LAI = diện tích lá trung bình của cây x mật độ

- Diện tích lá trung bình: S = Trong đó: S là diện tích lá trung bình

Sn là diện tích của các lá thành phần n là tổng số lá được tính diện tích

Trang 34

34

2.3.3.2 Nghiên cứu về chiều dài lá của cây hoa Lay ơn Catigo

Dùng thước có đơn vị độ dài cm để đo chiều dài lá từ cuống lá cho đến đỉnh lá

+ Đo lần 1: Chiều dài lá của cây ở giai đoạn cây mầm: đo chiều dài lá vào buổi chiều khi cây được 2 lá (cm)

+ Đo lần 2: Chiều dài lá của cây ở giai đoạn sinh trưởng và phát triển: đo từ khi cây được 2 lá đến khi cây được 4 lá (cm)

+ Đo lần 3: Chiều dài lá của cây ở giai đoạn sinh trưởng và phát triển: đo từ khi cây được 4 lá đến khi cây được 6 lá (cm)

+ Đo lần 4: Chiều dài lá của cây ở giai đoạn sinh sản: từ khi cây được 6 lá đến khi cây ra nụ đầu tiên (cm)

2.3.3.3 Nghiên cứu về các chỉ tiêu sinh lí, sinh hóa của cây hoa Lay ơn Catigo

* Phương pháp xác định trọng lượng tươi, trọng lượng khô, hàm lượng nước

tổng số của cây

- Trọng lượng tươi: Nhổ cây, rửa sạch đất ở rễ thấm khô nước, sau đó đem cân toàn bộ cây bằng cân kĩ thuật

- Trọng lượng khô: Sau khi nhổ cây, rửa sạch rễ thấm khô ta đem sấy cây ở 1050C trong 2-3 giờ, sau đó sấy ở 80-900C cho đến khi trọng lượng không đổi * Phương pháp xác định cường độ quang hợp

- Dùng kéo cắt ½ lá về 1 phía (vào thời điểm 7-8 giờ sáng) rồi ngâm vào trong nước 30 phút, sau đó đặt lá lên bản cao su, khoan lấy một số mảnh lá

- Đếm số mảnh lá đó nhân với diện tích 1 mảnh được diện tích lá thí nghiệm

Trang 35

35 - Cho các mảnh lá đó vào hộp kim loại hoặc chén sứ đặt vào tủ sấy, sấy ở nhiệt độ 100-1050C sau thời gian 2 giờ lấy ra để nguội trong bình hút ẩm, rồi cân cả hộp lẫn nguyên liệu, sau đó lại tiếp tục sấy trong 30 phút mang cân lại đến khi nào khối lượng không đổi, đó là khối lượng khô tuyệt đối Khối lượng của lá khô sẽ bằng khối lượng cả hộp và lá trừ đi khối lượng vỏ hộp

- Đặt ½ lá còn lại ra ngoài sáng 4-6 giờ, rồi tiến hành như nửa lá trước để xác định khối lượng khô tuyệt đối

Tính cường độ quang hợp theo công thức: I = P2 – P1 / S x T

Trong đó: I: Cường độ quang hợp

P1: Khối lượng khô tuyệt đối của những miếng lá trước khi để ra ngoài sáng

P2: Khối lượng khô tuyệt đối của những miếng lá của nửa lá còn lại sau khi để cây ra ngoài sáng 4-6 giờ

S: Diện tích lá (dm2)

T: Thời gian thí nghiệm (giờ)

Chú ý: Số miếng lá khoan trước và khoan sau phải bằng nhau

2.3.4 Phương pháp nghiên cứu các chỉ tiêu phát triển của cây hoa Lay ơn

2.3.4.2 Nghiên cứu về thời điểm từ nụ đến khi hoa trưởng thành

Tính thời gian từ lúc ra nụ đến lúc hoa trưởng thành (ngày)

2.3.4.3 Nghiên cứu về số hoa trên cây của cây hoa Lay ơn Catigo

Được xác định bằng cách đếm trực tiếp số nụ trên cây vào giai đoạn ra hoa

Trang 36

36

2.3.4.4 Nghiên cứu về độ bền hoa tự nhiên

Thời gian từ lúc hoa nở đến lúc hoa tàn (ngày)

2.3.4.5 Nghiên cứu về đường kính hoa

Đo từ mép cánh hoa bên này đến mép cánh hoa bên đối diện, đo tất cả hoa trên 1 cây rồi tính trung bình (cm)

Ngày đăng: 29/04/2024, 00:25

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan