Tiểu Luận - Quản Trị Dự Án - Đề Tài - Kinh Doanh - Xuất Khẩu Sp Từ Sen

22 0 0
Tiểu Luận - Quản Trị Dự Án - Đề Tài - Kinh Doanh - Xuất Khẩu Sp Từ Sen

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Trong quyết định số 182/1999/QĐ-TTg của thủ tướng chính phủ ghi rõ: đến năm 2010 diện tích đất trồng hoa của nước ta phấn đấu đạt 8000 ha, sản lượng hoa thu hoạch đạt 4,5 tỷ cành và xuất khẩu 1 tỷ cành hoa Mục tiêu nàyđặt ra với kỳ vọng đưa Việt Nam trở thành một cường quốc xuất khẩu hoa lớn trên thế giới, tương đương với Hà Lan Nhưng mục tiêu này xem ra khó đạt được.

Vấn đề hiện nay là: mặc dù sản lượng hoa cắt cành của Việt Nam tương đối lớn nhưng giá trị xuất khẩu hoa của Việt Nam còn rất nhỏ Hoa Lâm Đồng nói riêng và hoa cả nước nói chung chủ yếu phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng trong nước, lượng hoa xuất khẩu ra nước ngoài còn rất hạn chế, xuất khẩu tiểu ngạch cho các nước láng giềng như Trung Quốc, Campuchia hầu như không đáng kể Hoa tươi xuất khẩu là một sản phẩm mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Một điểm đáng chú ý trong những năm gần đây thị trường Nhật Bản đang ngày càng ưa chuộng hoa của Việt Nam, đặc biệt là hoa sen và đang có nhu cầu nhập khẩu nhiều mặt hàng này.

Trang 2

Tuy nhiên, Việt Nam xuất khẩu hoa sang thị trường này mới đạt khoảng 6,5-7 triệu USD/năm (chỉ chiếm 1,4% thị phần).

Đối với một nước nông nghiệp nhiệt đới khí hậu đất đai khá thuận lợi như nước ta thì con số trên quả thật là khá khiêm tốn Việc đẩy mạnh xuất khẩu hoa nói chung hay hoa Sen nói riêng là một vấn đề đáng để chúng ta cân nhắc và xem xét Hơn nữa thị thị trường Nhật Bản là một thị trường vô cùng tiềm năng đối với loài hoa sen và các sản phẩm làm từ loài cây nhiệt đợi này

Nhận thấy được điều kiện trên nhóm chúng tôi dựa trên nền tảng là một doanh nghiệp Việt Nam chuyên cung cấp hoa tươi và các sản phẩm từ hoa , quyết định lập một dự án mở rộng quy mô xuất khẩu hoa Sen và các sản phẩm được làm từ cây Sen sang thị trường Nhật Bản Với mục đích thúc đẩy thị trường xuất khẩu hoa của nước ta sao cho tương xứng với tiềm năng Thông qua dự án nhóm chúng tôi muốn khẳng định cho mọi người thấy giá trị của cây hoa Việt Nam nói chung hay cây hoa Sen nói riêng không chỉ về mặt tinh thần mà nó còn mang lại cho chúng ta một giá trị vô cùng to lớn về mặt kinh tế.

Trang 3

CHƯƠNG 1

GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ DỰ ÁN 1.1.Mục tiêu của dự án:

** Phát triển, mở rộng quy mô ngành công nghiệp xuất khẩu hoa Sen cũng như những sản phẩm từ cây Sen ra thị trường Nhật Bản.

** Cải tiến khoa học kĩ thuật trong việc nhân giống và trồng cấy cây Sen Đồng Tháp và một số tỉnh miền Tây Nam Bộ ( nơi cung cấp chính hoa Sen cho công ty xuất khẩu) ** Nâng cao vị thế của các doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường quốc tế trong thời hội nhập mở cửa.

1.2.Đôi nét về dự án:

- Lĩnh vực của dự án : chế biến kinh doanh và xuất khẩu.

- Sản phẩm chính : hoa Sen tươi và các sản phẩm chế biến từ cây Sen + Hoa sen tươi : Sen trắng , xanh, vàng, hồng…

+ Các sản phẩm chế biến từ cây Sen : hạt sen, ngó sen, tâm sen, củ sen, hương sen… - Địa điểm : huyện Tháp Mười tỉnh Đồng Tháp.

1.3.Đôi nét về sản phẩm dự án:

Hoa sen: Vừa để trang trí vừa có tác dụng làm đẹp (như sử dụng cánh hoa trong Spa, ép tinh dầu thơm từ hoa sen) Ngoài ra hoa sen còn có công dụng để ướp trà trở thành Trà sen, một trong những loại trà cao quý bậc nhất ở nước ta.

Hạt sen: Đây là một vị thuốc quý vừa có tác dụng bổ dưỡng lại an thần, được dùng trong nhiều đơn thuốc Đặc biệt hạt sen còn dùng chữa trị các chứng tiêu chảy kéo dài, suy dinh dưỡng Hạt sen cũng là một loại thực phẩm quý, thường dùng nấu chè, làm mứt, chế biến thành nhiều món ăn ngon.

Trang 4

Lá sen: Có vị đắng, thường dùng trị cảm nắng, say nắng, xuất huyết do sốt cao Chữa các chứng cảm sốt mùa hè rất tốt Trị béo phì hạ cholesterol máu cao là một công dụng mới phát hiện của lá sen Trên thị trường hiện có bán nhiều loại trà giảm béo có lá sen Có thể tự dùng bằng cách nấu lá sen tươi uống thay nước hằng ngày, mỗi ngày 1 lá Lá sen non nếu dùng ăn như rau sống có thể trị được chứng khát nước sau khi tiêu chảy mất nước Ngoài ra Lá sen còn được sử dụng rộng rãi trong các Nhà hàng.

Ngó sen: Là một món ăn ngon, ngoài ra còn dùng trị các chứng đại tiện ra máu, tử cung xuất huyết kéo dài, tiêu chảy kéo dài Món ăn từ ngó sen như gỏi giúp giảm cholesterol, phù hợp với những người béo phì hay tiểu đường, gan nhiễm mỡ Ngó sen cũng có khả năng tương tự, giúp sản sinh ra các chất đề kháng hay nói cách khác là tạo sức sống cho các tế bào Sử dụng ngó sen làm nước uống sẽ giải độc tố giúp làn da đẹp hơn, các vết nám, tàn nhang và sẹo mờ dần.

Tâm sen: Có vị đắng, có tác dụng an thần, trị sốt cao mê sảng, hồi hộp, tim đập nhanh, huyết áp cao Thường dùng pha trà uống để dễ ngủ, hạ áp.

Củ sen: Có thể dùng củ sen tươi để nấu chè hoặc nấu canh Đây vừa là món ăn ngon vừa có tác dụng trị tiểu buốt.

Gương sen: Gương sen là nơi chứa hạt sen.Theo tài liệu cổ, gương sen có vị đắng chát, tính ôn Nó có tác dụng tiêu ứ, cầm máu, chữa huyết ứ, bụng đau, sinh xong nhau chưa ra, băng huyết sau khi sinh, tiểu tiện khó hoặc ra máu Người ta thường dùng gương sen già lấy hết hạt, phơi khô, sắc nước uống để chữa các bệnh trên.Lá sen có vị đắng, tính ôn, có tác dụng thăng dương, chỉ huyết Nó dùng để trị cảm nắng, say nắng, xuất huyết do sốt cao và chứng cảm sốt mùa hè Dịch chiết từ lá sen có thể điều trị hội chứng rối loạn lipid máu

Lá sen tươi hay phơi khô thái thật nhuyễn, có thể dùng để nấu cháo nhừ với đường cát trắng Món ăn này có tác dụng thanh nhiệt, hạ huyết áp và giảm cholesterol Đây là món ăn bổ rất thích hợp trong thời tiết nắng nóng.

Trang 5

Qua đây ta thấy hoa sen và các sản phẩm chế biến từ cây sen mang những giá trị vô cùng to lớn đối với con người.

1.4.Khách hàng mục tiêu:

Mỗi bộ phận của cây sen đều có tác dụng riêng hoặc để chế biến thành những món ăn có tác dụng tốt cho sức khoẻ hoặc để làm đẹp nên nhóm khách hàng mục tiêu của chúng tôi là các bà nội trợ, chị em phụ nữ và lớp người cao tuổi Xa hơn nữa là tiến tới mọi tầng lớp dân cư vì ngày nay khi đời sống ngày càng được nâng cao thì vấn đề sức khỏe được coi trọng hơn bao giờ hết Những món ăn, những sản phẩm tốt cho sức khỏe sẽ không sợ không có chỗ đứng trên thị trường.

CHƯƠNG 2

PHÂN TÍCH TỔNG QUÁT VỀ DỰ ÁN

2.1 Phân tích thị trường của dự án:

Thông qua phân tích thị trường, nhóm đã xác định được một số vấn đề như sau:

2.1.1 Cầu thị trường của sản phẩm:

Nền văn hóa Nhật Bản với những nét truyền thống tinh hoa bao đời vẫn đang

tồn tại và phát triển Nhắc đến đất nước mặt trời mọc bên cạnh là một siêu cường về kinh tế, chính trị, ngoại giao…thì nét đẹp về văn hóa ẩm thực đặc biêt là nghệ thuật cắm hoa và thưởng thức trà đạo cũng là một đặc trưng riêng của xứ sở hoa anh đào.

Hoa sen và các sản phẩm được chế biến từ cây sen là những sản phẩm đánh vào tâm lý của người dân Nhật

Trang 6

Thứ nhất, Hoa sen được xem như một loài hoa thiêng liêng cao quý Mọi người tâm niệm nó mang một vẻ đẹp thanh cao, hiền hòa, mộc mạc mà cũng không kém phần cao quý, thanh tịnh, tôn nghiêm Chẳng thế mà Phật giáo lấy hoa sen làm Phật đài, biểu tượng tinh thần về 5 điều cơ bản 1) Tính vô nhiễm: Sen mọc lên từ chốn tối tăm bùn lầy hôi tanh mà sen không bị vương bẩn 2) Tính thanh lọc: Khi cây sen lớn lên, sinh sôi nẩy nở thì sẽ làm cho dòng nước nơi đó trở nên trong mát 3) Tính thuỳ mị của mùi hương: Hương sen toả lên một mùi thơm thanh khiết, không quá nồng nàn, ngào ngạt 4) Tính thuần khiết: Bông hoa sen từ khi nở tới lúc tàn không hề bị một loài ong bướm nào tới đậu lấy nhụy 5) Tính kiên nhẫn: Cây sen từ lúc nẩy mầm trong bùn đất, ở đáy nước cho tới lúc vươn lên trên mặt nước rồi xoè lá, trổ hoa là cả một quá trình sinh trưởng kiên nhẫn lớn lao.

Trong thế giới thảo mộc, các loài hoa không có loài nào phải chịu đựng sự gian khó của hoàn cảnh sống đến vậy Và ở điểm này sen còn hàm chứa ý nghĩa tốt đẹp, là sinh trưởng trong bùn tối nên sen đã tránh không phải cạnh tranh vị trí sống với loại cây nào Theo nghiên cứu , khảo sát cho thấy đa số người dân Nhật theo đạo phật vì vậy có thể thấy đây là một thị trường vô cùng tiềm năng cho cây hoa Sen Việt Nam.

Thứ 2, các sản phẩm từ Sen như lá sen, tâm sen, gương sen… là những thành phần độc đáo dùng để chế biến trà Đánh giá và nong số nghiên cứu thị trường nhóm thấy được rằng hầu hết mọi người dân Nhật đều biết uống trà, thưởng thức trà đạo và thích trà Nhiều người trong số họ còn coi trà là một phần không thể thiếu trong đời sống hàng ngày của họ Ngày nay khi cuộc sống chảy trôi với bao bộn bề lo toan nhiều khi gánh nặng vật chất có thể đã làm lu mờ đi những nét đẹp về tinh thần nhưng khi ta vào một gia đình người Nhật chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy bộ đồ pha trà là một thứ dường như bất di bất dịch Người Nhật luôn làm cho thế giới phải nể phục quả không sai…Sản phẩm từ cây sen dụng để chế biến trà là một

Trang 7

quyết định có cơ sở và sáng suốt khi mở rộng quy mô xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản.

Thứ 3, sản phẩm chế biến từ hạt sen, ngó sen, củ sen… đánh vào tâm lý của các bà nội trợ Đây là những sản phẩm bổ dưỡng rất tốt cho sức khỏe, làm dẹp da và có ích cho phụ nữ…

►Với những lý do phân tích trên chúng tôi nhận thấy cầu thị trường là tương đối lớn Đây là một thị trường tiềm năng đáng để doanh nghiệp cân nhắc, xem xét và mở rộng quy mô Sẽ không lâu, trong một tương lai không xa nữa thị trường tiềm năng này sẽ cho chúng ta những kết quả mong đợi.

2.1.2 Cung thị trường

Khí hậu nhiệt đới nóng ẩm quanh năm, vùng Đồng Tháp Mười và một số tỉnh miền Tây với những đầm lầy, đồng ruộng bao la là những điều kiện vô cùng thuận lợi cho việc trồng cấy cây Sen

Sen vừa mang lại lợi nhuận cho bà con nông dân vừa giải quyết lao động nông nhàn, Riêng ở Đồng Tháp Mười, theo Phòng Nông nghiệp huyện, hiện nay diện tích trồng sen trong huyện Tháp Mười là 423ha, tập trung nhiều nhất là ở các xã: Mỹ Quí, Mỹ Đông, Láng Biển, Mỹ An, Mỹ Hòa, Tân Kiều Bà con ở đây trồng sen mang tính tự phát, tự tìm hiểu, tự đưa đi tiêu thụ, tự điều phối diện tích vừa ổn định giá cả và hạn chế dư thừa sản phẩm Tương lai, huyện Tháp Mười sẽ xây dựng thương hiệu sen Tháp Mười nhằm tập trung những hộ trồng sen trong huyện vào hợp tác xã để việc tiêu thụ sản phẩm đi vào ổn định Đồng thời, phát triển nhân rộng ra thêm nhiều diện tích và đặc biệt là tạo thương hiệu cho sản phẩm sen quê hương Ngoài ra ở một số tỉnh miền Tây : An Giang, Kiên Giang, Long An, Bến Tre…diện tích trồng sen cũng không nhỏ Tổng ước tính toàn bộ diện tích

Trang 8

trồng sen trên cả nước khoảng hơn 5.030ha con số này còn được nhân rộng ra trong tương lai khi càng ngày mọi người càng thấy được những giá trị vô cùng to lớn từ loài cây nhà Phật này.

Như vậy ta thấy cung thị trường tương đối dồi dào, trong tương lai cung thị trường còn tăng lên nữa nó có thể đáp ứng được nhu cầu xuất khẩu của công ty.

2.1.3 Phân khúc thị trường

Trong thời gian đầu, công ty sẽ đi vào sản phẩm chính từ cây sen là bông sen Bông sen sẽ được bảo quản và vận chuyển xuất khẩu sang phía thị trường Nhật Bản Giai đoạn tiếp theo, sẽ đánh vào tâm lý các bà nội trợ khi công ty sẽ cho sản xuất và chế biến các sản phẩm phục vụ bữa ăn gia đình từ cây sen : ngó sen, củ sen, hạt sen…Ở giai đoạn cuối, công ty sẽ tấn công vào văn hóa thưởng thức trà đạo của người Nhật khi hợp tác sản xuất trà hương sen mang những nét đặc trưng riêng Đây được xem như là phần khó khăn nhất của dự án vì người Nhật khá khó tính trong việc lựa trà và thưởng thức trà đạo vì thế công ty cần thận trọng, cân nhắc để có những bước đi vững trãi trên con đường thương trường cạnh tranh khốc liệt Nhưng nơi rủi ro nhất cũng là nơi có thể mang cho ta những lợi ích cao Nếu công ty chiếm được cảm tình của người dân Nhật với trà hương sen độc đáo của mình thì đó được xem như là một kì tích và lợi ích thu được chắc chắn là không nhỏ.

2.1.4 Khả năng cạnh tranh của sản phẩm :

Vì công ty đi sau so với những doanh nghiệp khác và những sản phẩm có tính cạnh tranh cao với các sản phẩm khác cũng có cùng một công dụng của các công ty trong nước và các nước khác trong khu vực vì đây là đầu tư quốc tế khi đó thị trường là của chung nên nhóm thấy rằng việc gặp phải cạnh tranh khốc liệt ban đầu là điều không thể tránh khỏi tuy rằng chất lượng và cung cách phục vụ sản

Trang 9

phẩm có sự khác biệt Tuy nhiên, đó chỉ là những khó khăn bước đầu trong thời gian xâm nhập thị trường còn về sau sản phẩm sẽ có một chỗ đứng vững chắc hơn.

2.2 Phân tích SWOT và xây dựng chiến lược đầu tư

Việc phân tích những điểm mạnh, yếu, cơ hội, thách thức của thị trường sản phẩm đang hướng tới sẽ giúp công ty có thể khai thác tối đa các thế mạnh, cơ hội đồng thời khắc phục được những điểm yếu, thách thức giúp dự án trở nên ít rủi ro và làm ăn hiệu quả hơn.

▪Strengths (Điểm mạnh)

+ Sản phẩm của công ty mang tính thực tế cao, nó có giá trị thiết thực đối với mỗi người, công dụng của nó đã được kiểm định theo cơ sở khoa học nên có độ tin cậy cao.

+ Công ty vốn là một doanh nghiệp chuyên sản xuất, cung cấp cho thị trường các loại hoa tươi và một số sản phẩm được chế biến từ hoa nên có được những kinh nghiệm cũng như những hiểu biết ít nhiều về các khâu : thu mua, bảo quản, chế biến, lưu trữ…

+ Đã có một số doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu hoa sang thụ trường Nhật Công ty là người đi sau nên có thể rút ra được những bài học quý giá từ lớp người đi trước Doanh nghiệp đi sau cũng có được những lợi thế của riêng mình : có thể sáng tạo hơn cho sản phẩm của mình, số lượng, kiểu dáng, mẫu mã, bao bì sản phẩm phóng phú hơn tránh đi theo những lối mòn cũ…Là người đi sau cũng giúp

cho công ty giảm chi phí thăm dò,nghiên cứu thị trường vì những nguồn dữ liệu

thứ cấp cơ bản đã có dựa trên số liệu điều tra công bố của các doanh nghiệp khác nên công ty có thể giảm được một khoản kinh phí đáng kể cho nguồn dữ liệu này + Là một doanh nghiệp đầu tư quốc tế công ty cũng sẽ được hưởng những ưu đãi, thuận lợi cũng như sự giúp đỡ không nhỏ từ phía chính phủ vì nhà nước luôn có

Trang 10

những chính sách khuyến khích các doanh nghiệp trong nước đầu tư ra nước ngoài bởi nó đem lại những lợi ích to lớn về kinh tế qua đó thắt chặt được mối quan hệ hợp tác phát triển của nước ta với các nước khác trên thế toàn giới.

Weaknesses (Điểm yếu)

+ Là doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài trước hết công ty phải đối mặt với một nguy cơ rất lớn đó là rủi ro về tỉ giá.

+ Doanh nghiệp mở rộng quy mô xuất khẩu ra thị trường nước ngoài nên bước đầu cần nguồn vốn lớn.

+ Mỗi nước có một nền văn hóa, khẩu vị, phong tục tập quán, chế độ chính trị pháp luật khác nhau nên bước đầu công ty sẽ gặp phải không ít những bỡ ngỡ, lạ lẫm.

+ Người Nhật khiến cả thế giới phải nể phục bởi tác phong làm việc luôn giữ chữ tín của mình điều này cũng đặt ra cho công ty phải có những điều chỉnh cho phù hợp với văn hóa làm việc của họ Điều này cũng gây không ít những khó khăn cho công ty.

+ Lần đầu tiên doanh nghiệp mở rộng quy mô sang thị trường Nhật nên vấn đề tìm đối tác chiến lược cũng là một vấn đề vô cùng quan trọng đối với công ty.

Opportunities ( Cơ hội)

+ Có thể xây dựng được thương hiệu của công ty ngày càng có vị thế hơn trên thị trường trong nước cũng như quốc tế.

+ Đầu tư quốc tế sẽ đem lại lợi nhuận không nhỏ cho doanh nghiệp + Cơ hội mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.

+ Nhân viên công ty được làm việc và tiếp xúc với những tác phong làm việc của đối tác sẽ có nhiều kinh nghiệm làm việc hơn, có thể thích ứng nhanh nhậy hơn trong các môi trường làm việc sau này.

Threats (Thách thức)

Trang 11

+Những rào cản về pháp luật (vd : dumping) cũng như thuế quan là một thách thức lớn đối với doanh nghiệp.

+Sự cạnh tranh khốc liệt với những sản phẩm cùng loại không chỉ với một số doanh nghiệp trong nước mà còn với không ít những doanh nghiệp nước ngoài là điều khó có thể tránh khỏi…

2.2.3 Xây dựng chiến lược đầu tư.

Việc xuất khẩu một mặt hàng mà doanh nghiệp có thế mạnh thì không phải là khó, nhưng để giữ được thị trường thì cần phải có cả các lợi thế cạnh tranh khác như giá cả và lợi ích mà sản phẩm mang lại cũng như các dịch vụ khác kèm theo Cạnh tranh tại thị trường Nhật Bản là sự giành giật khách hàng không chỉ đối với các nhà sản xuất bản địa mà còn cả với các nhà xuất khẩu đến từ các nước khác nhau trên thế giới.

Cạnh tranh trên thị trường thế giới đang ngày càng trở thành một cuộc chiến giữa

các thương hiệu chứ không chỉ đơn thuần là "cuộc chiến tranh giá cả, chất lượng"

thông thường Vì vậy các doanh nghiệp xuất khẩu cần xác định rõ và tận dụng triệt để lợi thế cạnh tranh của mình cũng như sự khác biệt của sản phẩm cung cấp so với sản phẩm khác cùng loại đang có mặt và chiếm lĩnh thị trường Hơn nữa, để đứng vững trên thị trường Nhật Bản, các nhà xuất khẩu cần phải tạo được một hình ảnh đáng tin cậy cho các sản phẩm xuất khẩu, thiện chí muốn thiết lập quan hệ hợp tác làm ăn lâu dài và nên chứng tỏ cho đối tác thấy rằng đó là những mặt hàng xuất khẩu rất có tiềm năng vì đã có sự nghiên cứu kỹ về thị trường, thị hiếu tiêu dùng, có khả năng đáp ứng các đơn hàng lớn một cách hoàn hảo và nhanh chóng cũng như thỏa mãn được các đòi hỏi khác về sản phẩm và nhu cầu thực tế của thị trường Nhật Bản.Doanh nghiệp cần xây dựng một chiến lược dài hạn như nghiên cứu thị trường, phát triển sản phẩm, tập trung vào các khâu đem lại giá trị tăng cao, thiết kế mẫu mã, xây dựng chiến lược kinh doanh, phát triển thương hiệu

Ngày đăng: 27/04/2024, 05:04

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan