Tiểu Luận Vai Trò Của Đảng Trong Sự Nghiệp Giải Phóng Dân Tộc 1930-1945.Pdf

21 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
Tiểu Luận Vai Trò Của Đảng Trong Sự Nghiệp Giải Phóng Dân Tộc  1930-1945.Pdf

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN

KHOA KHOA HỌC MÁY TÍNH Nguyễn Anh Quân - 2555Văn Thị Thanh Thảo - 7064

Trang 2

1.Lí do chọn đề tài: 4

2.Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu: 4

2.1 Mục đích nghiên cứu: 4

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu: 4

3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 4

3.1 Đối tượng nghiên cứu: 4

1.1.1.1 Sự chuyển biến của chủ nghĩa tư bản và hậu quả của nó: 5

1.1.1.2 Sự tác động của cách mạng tháng 10 Nga và Quốc tế Cộng sản: 5

1.1.2.Tình hình Việt Nam: 6

1.1.2.1 Cán mốc lịch sử: 6

1.1.2.2 Đặc điểm chủ yếu của chính sách cai trị của thực dân Pháp: 6

1.1.2.3 Sự chuyển biến trong lòng xã hội Việt Nam: 6

1.2 Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam: 7

1.2.1.Các tổ chức cộng sản ra đời: 7

1.2.2.Hội nghị thành lập Đản Việt Nam: 7

CHƯƠNG II: VAI TRÒ LÃNH ĐẠHÓNG

Trang 3

2.2.1.2 Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ nhất Đảng Cộng sản Đông Dương

CHƯƠNG III: VAI TRÒ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 14

3.1 Những thuận lợi của Đảng trong giai đoạn hiện nay: 14

3.2 Những thách thức của Đảng trong giai đoạn hiện nay: 15

D TÀI LIỆU THAM KHẢO17

2

Trang 4

A MỞ ĐẦU:1 Lí do chọn đề tài:

Dân tộc Việt Nam trải qua biết bao năm tháng đầy khó khăn dưới ách thống trị của thực dân Pháp, phát xít Nhật và hàng nghìn năm chế độ quân chủ Nhưng nhờ có sự lãnh đạo tài tình của Đảng Cộng sản Việt Nam, mọi khó khăn đều được giải quyết, ta giành quyền làm chủ đất nước và mở ra một kỉ nguyên mới trong lịch sử dân tộc – một kỉ nguyên độc lập, tự do.

Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam là kết quả của cuộc đấu tranh giai cấp và đấu tranh dân tộc, là sản phẩm của chủ nghĩa Mác – Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước Từ khi thành lập đến nay, Đảng đã soi sáng, dẫn đường nhân dân ta dành hết thắng lợi này đến thắng lợi khác, và nhân tố hàng đầu mang tính quyết định là sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng Để làm sáng tỏ hơn nhân tố mang tính quyết định trên, nhóm tôi sẽ trình bày đề tài “Vai trò lãnh đạo của Đảng trong sự nghiệp giải phóng dân tộc 1930-1945”

Theo đó, bố cục của nội dung luận án bao gồm: Chương I: Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Chương II: Vai trò lãnh đạo của Đảng trong sự nghiệp giải phóng dân tộc 1930-1945 Chương III: Vai trò lãnh đạo của Đảng trong giai đoạn hiện nay.

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:

2.1.Mục đích nghiên cứu:

Thứ nhất, mỗi công dân Việt Nam cần xác định đúng đắn, nhìn nhận được tầm quan trọng

của vai trò lãnh đạo của Đảng đối với sự nghiệp cách mạng Việt Nam.

Thứ hai, góp phần làm sáng tỏ quá trình Đảng Cộng sản Việt Nam đấu tranh giành chính

quyền trong thời kì cách mạng giải phóng dân tộc 1930-1945

2.2.Nhiệm vụ nghiên cứu:

Thứ nhất, làm rõ cơ sở lí luận và thực tiễn trong việc đề ra chủ trương, đường lối trong sự

nghiệp giải phóng dân tộc của Đảng.

Thứ hai, phân tích có hệ thống những chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng trong quá trình

giải quyết vấn đề dân tộc ở Việt Nam thời kì 1930-1945

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

3.1.Đối tượng nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu của luận án là những chủ trương, biện pháp của Đảng trong sự nghiệp giải phóng dân tộc 1930-1945, từ đó làm sáng rõ vai trò của Đảng đối với sự nghiệp cách mạng Việt Nam

3

Trang 5

3.2.Phạm vi nghiên cứu:

Thứ nhất, phạm vi nghiên cứu của luận án thuộc phạm trù dân tộc quốc gia.

Thứ hai, luận án tập trung nghiên cứu cơ sở lí luận, chủ trương của Đảng trong việc giải

quyết vấn đề dân tộc.

4 Đóng góp của đề tài nghiên cứu:

Thứ nhất, cung cấp toàn diện hơn về vai trò lãnh đạo của Đảng trong sự nghiệp giải phóng

dân tộc 1930-1945

Thứ hai, góp phần làm rõ sự vận dụng sáng tạo của chủ nghĩa Mác Lê-nin của Đảng và Hồ

Chí Minh trong việc giải quyết vấn đề dân tộc

4

Trang 6

B NỘI DUNG

CHƯƠNG I: SỰ RA ĐỜI CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM.1.1 Bối cảnh lịch sử:

1.1.1 Tình hình thế giới:

1.1.1.1 Sự chuyển biến của chủ nghĩa tư bản và hậu quả của nó:

Từ nửa sau thế kỷ XIX, các nước tư bản Âu-Mỹ có những chuyển biến mạnh mẽ trong đời sống kinh tế-xã hội Chủ nghĩa tư bản phương Tây chuyển nhanh từ giai đoạn tự do cạnh tranh sang giai đoạn độc quyền (giai đoạn đế quốc chủ nghĩa), đẩy mạnh quá trình xâm chiếm và nổ dịch các nước nhỏ, yếu ở châu Á, châu Phi và khu vực Mỹ-Latinh, biến các quốc gia này thành thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, mua bán nguyên vật liệu, khai thác sức lao động và xuất khẩu tư bản của các nước đế quốc

Hậu quả:

Thứ nhất, đời sống nhân dân các nước thuộc địa trở nên cùng cực.

Thứ hai, mối quan hệ xã hội của các nước thuộc bị thay đổi căn bản và bị cuốn vào con

đường tư bản thực dân.

Thứ ba, mâu thuẫn xuất hiện và gia tăng, trong đó 2 mâu thuẫn lớn nhất là mâu thuẫn giữa

các nước đế quốc (nguyên nhân gây ra Chiến tranh Thế giới thứ nhất, thứ hai); mâu thuẫn giữa nước thuộc địa và đế quốc.

Từ đó nhu cầu chống chủ nghĩa đế quốc, giành độc lập trở thành nội dung lớn của phong trào Cách mạng thế giới, nhất là các nước Châu Á, trong đó có Việt Nam Đây cũng là một yếu tố tác động đến sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam.

1.1.1.2 Sự tác động của cách mạng tháng 10 Nga và Quốc tế Cộng sản:

Nếu chủ nghĩa Mác Lê-nin chỉ ra con đường giải phóng cho các nước thuộc địa thì cách mạng tháng 10 Nga là sự hiện thực hóa lý thuyết Thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười Nga không chỉ có ý nghĩa to lớn đối với cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản với các nước tư bản, mà còn tác động sâu sắc đến phong trào giải phóng dân tộc ở các thuộc địa.

Tháng 3-1919, Quốc tế Cộng sản, do VLLênin đứng đầu, được thành lập, trở thành bộ tham mưu chiến đấu, tổ chức lãnh đạo phong trào cách mạng vô sản thế giới Quốc tế Cộng sản không những vạch đường hướng chiến lược cho cách mạng vô sản mà cả đối với các vấn đề dân tộc và thuộc địa, giúp đỡ, chỉ đạo phong trào giải phóng dân tộc Cùng với việc nghiên cứu và hoàn thiện chiến lược và sách lược về vấn đề dân tộc và thuộc địa, Quốc tế Cộng sản đã tiến hành hoạt động truyền bá tư tưởng cách mạng vô sản và thúc đẩy phong trào đấu tranh ở khu vực này đi theo khuynh hướng vô sản.

Thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười và những hoạt động cách mạng của Quốc tế Cộng sản đã ảnh hưởng mạnh mẽ và thức tỉnh phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa, trong đó có Việt Nam.

1.1.2 Tình hình Việt Nam:1.1.2.1 Cán mốc lịch sử:

5

Trang 7

Ngày 1/9/1858: tấn công xâm lược Việt Nam tại Đà Nẵng nhưng thất bại Sau đó chuyển sang tấn công thôn tỉnh 3 tỉnh miền Đông rồi miền Tây Đến cuối những năm 60 của thế kỷ XIX thôn tính xong Nam Kì.

Năm 1873: đánh chiếm Bắc Kì và thành Hà Nội lần 1 và năm 1882 lần 2.

Năm 1883: triều đình nhà Nguyên kí Hàng ước Hác – măng và năm 1884: kí Hiệp định Pa-tơ-nốt chấp nhận sự đô hộ của thực dân Pháp trên toàn cõi Việt Nam.

1.1.2.2 Đặc điểm chủ yếu của chính sách cai trị của thực dân Pháp:

Về kinh tế: thi hành chính sách kinh tế rất bảo thủ Về chính trị: chế độ cai trị trực tiếp rất tàn bạo Về văn hóa-xã hội: chính sách ngu dân triệt để.

1.1.2.3 Sự chuyển biến trong lòng xã hội Việt Nam:

Chính sách cai trị bảo thủ và tàn bạo đã tác động lớn đến xã hội Việt Nam dẫn đến những thay đổi sâu sắc trong xã hội Việt Nam lúc này:

Thứ nhất: làm cho tính chất xã hội Việt Nam thay đổi từ xã hội phong kiến độc lập sang xã

hội thuộc địa nửa phong kiến.

Thứ hai: các mâu thuẫn cơ bản và chủ yếu trong xã hội cũng thay đổi Xã hội Việt Nam lúc

này có 2 mâu thuẫn cơ bản: Mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với đế quốc Pháp xâm lược Đây là mâu thuẫn chủ yếu và gay gắt nhất Mâu thuẫn giữa nhân dân ta (chủ yếu là nông dân) với giai cấp địa chủ phong kiến Việc nhận thức đúng các mâu thuẫn này giúp giai cấp lãnh đạo CM xác định rõ các yêu cầu của xã hội Việt Nam để đẻ ra được nhiệm cần thiết nhằm giải quyết các mâu thuẫn này, thúc đẩy xã hội phát triển.

Thứ ba: kết cấu giai cấp thay đổi Có 5 giai cấp cơ bản:

Giai cấp địa chủ - phong kiến, phân hoá làm 3 hạng: đại, trung và tiểu địa chủ Giai cấp nông dân: có mâu thuẫn gay gắt với ĐQ và PK Họ chiếm số đông trong dân cư Giai cấp công nhân : tuy ra đời ở một nước thuộc địa, kém phát triển nhưng họ vẫn có những đặc điểm của giai cấp công nhân quốc tế và lực lượng chính trị tiên tiến nhất của xã hội Việt Nam lúc này.

Tầng lớp tiểu tư sản: nhạy bén về thời cuộc (nhất là trí thức) song hay hoang mang dao động và tư tưởng.

Như vậy, xã hội Việt Nam muốn phát triển thì phải giải quyết 2 mâu thuẫn đồng thời là hai yêu cầu, nhiệm vụ hết sức quan trọng này Đây là vấn đề rất lớn mà các phong trào yêu nước ở Việt Nam cuối TK XIX đầu thế kỷ XX tập trung giải quyết, song do không có đường lối đúng nên thất bại Điều này đã dẫn đến cuộc khủng hoảng sâu sắc về đường lối cứu nước ở Việt Nam Lịch sử đặt ra cho những người con yêu nước một thách thức nặng nề và rất khó khăn Trong bối cảnh đó chúng ta càng thấy vai trò và công lao to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam trong việc giải quyết thách thức này.

6

Trang 8

1.2 Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam:

1.2.1 Các tổ chức cộng sản ra đời:

Đến năm 1929, trước sự phát triển mạnh mẽ của phong trào cách mạng Việt Nam, tổ chức Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên không còn thích hợp và đủ sức lãnh đạo phong trào Trước tình hình đó, tháng 3-1929, những người lãnh đạo Kỳ bộ Bắc Kỳ (Trần Văn Cung, Ngô Gia Tự, Nguyễn Đức Cảnh, Trịnh Đình Cửu ) họp tại số nhà 5D, phố Hàm Long, Hà Nội, quyết định lập Chi bộ Cộng sản đầu tiên ở Việt Nam Ngày 17-6-1929, đại biểu của các tổ chức cộng sản ở Bắc Kỳ họp tại số nhà 312 phố Khâm Thiên (Hà Nội), quyết định thành lập Đông Dương Cộng sản đảng, thông qua Tuyên ngôn, Điều lệ; lấy cờ đỏ búa liềm là Đảng kỳ và quyết định xuất bản báo Búa liềm làm cơ quan ngôn luận.

Trước ảnh hưởng của Đông Dương Cộng sản đảng, những thanh niên yêu nước ở Nam Kỳ theo xu hướng cộng sản, lần lượt tổ chức những chi bộ cộng sản Tháng 11-1929, trên cơ sở các chi bộ cộng sản ở Nam Kỳ, An Nam Cộng sản dùng được thành lập tại Khánh Hội, Sài Gòn, công bố Điều lệ, quyết định xuất bản Tạp chí Bonsovich Tại Trung Kỳ, Tân Việt Cách mạng đảng chịu tác động mạnh mẽ của Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên - đã đi theo khuynh hướng cách mạng vô sản Tháng 9-1929, những người tiên tiến trong Tần Việt Cách mạng đảng họp bàn việc thành lập Đông Dương Cộng sản Liên đoàn và ra Tuyến đạt.

Tuy nhiên, sự ra đời ba tổ chức cộng sản ở ba miền đều tuyên bố ủng hộ Quốc tế Cộng sản, kêu gọi Quốc tế Cộng sản thừa nhận tổ chức của mình và đều tự nhận là đảng cách mạng chân chính, không tránh khỏi phân tán về lực lượng và thiếu thống nhất về tổ chức trên cả nước Sự chuyển biến mạnh mẽ các phong trào đấu tranh của các tầng lớp nhân dân ngày càng lên cao, nhu cầu thành lập một chính đảng cách mạng có đủ khả năng tập hợp lực lượng toàn dân tộc và đảm nhiệm vai trò lãnh đạo sự nghiệp giải phóng dân tộc ngày càng trở nên bức thiết đối với cách mạng Việt Nam lúc bấy giờ.

1.2.2 Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam:

Trước nhu cầu cấp bách của phong trào cách mạng trong nước, với tư cách là phái viên của Quốc tế Cộng sản, ngày 23-12-1929, Nguyễn Ái Quốc đến Hồng Kông (Trung Quốc) triệu tập đại biểu của Đông Dương Cộng sản Đảng và An Nam Cộng sản Đảng đến họp tại Cửu Long (Hồng Kông) tiến hành hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản thành một chính đảng duy nhất của Việt Nam Thời gian Hội nghị từ ngày 6-1 đến ngày 7-2-1930 (Sau này Đảng quyết nghị lấy ngày 3 tháng 2 dương lịch làm ngày kỷ niệm thành lập Đảng).

Đến ngày 24-2-1930, việc thống nhất các tổ chức cộng sản thành một chính đảng duy nhất được hoàn thành với Quyết nghị của Lâm thời chấp ủy Đảng Cộng sản Việt Nam do dòng chi Bách (Ngô Gia Tự) kỵ, chấp nhận Đông Dương Cộng sản liên đoàn gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam dưới sự chủ trì của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc có giá trị như một Đại hội Đảng Sau Hội nghị, Nguyễn Ái Quốc ra Lời kêu gọi nhân dịp thành lập Đảng Mở đầu Lời kêu gọi, Người viết: “Nhận chỉ thị của Quốc tế Cộng sản giải quyết vấn đề cách mạng nước ta, tôi đã hoàn thành nhiệm vụ”.

7

Trang 9

CHƯƠNG II: VAI TRÒ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG TRONG SỰ NGHIỆP GIẢI

Cương lĩnh xác định: phương hướng chiến lược của cách mạng Việt Nam là làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản.

Nhiệm vụ cơ bản của tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng là đánh đổ đế quốc, phong kiến giành độc lập dân tộc và ruộng đất cho dân cày, sớm hình thành tư tưởng phân hóa giai cấp địa chủ phong kiến, tập trung đánh đế quốc và Việt gian tay sai, giải phóng dân tộc.

Về lực lượng cách mạng, trên cơ sở lấy giai cấp công nhân và nông dân là lực lượng chính

do giai cấp công nhân lãnh đạo, mở rộng đoàn kết với các giai cấp, các tầng lớp và toàn thể dân tộc.

Về phương pháp cách mạng đó là sử dụng sức mạnh tổng hợp của quần chúng nhân dân để

lật đổ ách thống trị của đế quốc, tay sai, lập nên chính phủ cộng hòa

Về mối quan hệ với cách mạng thế giới, Cương lĩnh xác định cách mạng Việt Nam là một

bộ phận khăng khít của cách mạng thế giới.

Về vai trò của Đảng lãnh đạo, Đảng Cộng sản Việt Nam là nhân tố quyết định thắng lợi của

cách mạng Việt Nam.

8

Trang 10

2.1.1.2 Ý nghĩa:

Thứ nhất, Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng ( 2-1930 ) có ý nghĩa lý luận và thực tiễn

to lớn, đã xây dựng được quy luật vận động tết yếu của cách mạng thuộc địa đó là đi từ giải phóng dân tộc đến giải phóng giai cấp và cuối cùng là đến giải phóng xã hội và con người.

Thứ hai, Cương lĩnh đã phản ánh một cách cơ bản các quan điểm của Đảng về cách mạng

Việt Nam; thể hiện bản lĩnh chính trị độc lập, tự chủ, sáng tạo trong việc đánh giá đặc điểm, tính chất xã hội Việt Nam những năm đầu thế kỷ XX, chỉ rõ những mâu thuẫn của dân tộc Việt Nam lúc đó, đặc biệt là việc đánh giá đúng đán thái độ của các giai cấp, tầng lóp trong xã hội đối vói nhiệm vụ giải phóng dân tộc.

Thứ ba, Cương lĩnh đầu tiên của Đảng tuy vắn tắt nhưng đã xác định đúng đắn những vấn

đề cơ bản về đường lối cách mạng Việt Nam, phản ánh những vấn đề cơ bản trước mắt và lâu dài cho cách mạng Việt Nam, đưa cách mạng Việt Nam sang một trang sử mới Song với đó là Cương lĩnh đã giải quyết nhuần nhuyễn vấn đề dân tộc và giai cấp trên lập trường của giai cấp công nhân Độc lập dân tộc và tự do là tư tưởng cốt lõi của Cương lĩnh này.

2.1.2 Luận cương chính trị:

Luận cương chính trị do đồng chí Trần Phú soạn thảo (10/1930)

2.1.2.1 Vai trò:

Vào tháng 10-1930, Tại Hương Cảng, Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần đầu đã thông qua bản Luận cương chính trị với những điểm cốt lõi sau:

Liên quan đến mâu thuẫn giai cấp tại Đông Dương: Một bên là người thợ thuyền, dân làng và những người làm nông cày cấy, đối diện với địa chủ phong kiến và những kẻ tư bản của các đế quốc.

9

Trang 11

Về hướng đi chiến lược của cách mạng: Ban đầu, cuộc cách mạng tại Đông Dương được

xem như một “cuộc cách mạng tư sản dân quyền”, với tính thổ địa và phản đế, sau khi cuộc cách mạng tư sản dân quyền thành công sẽ tiến xa hơn “đi qua giai đoạn tư bổn để chuyển hướng vào con đường xã hội chủ nghĩa”.

Về nhiệm vụ của cuộc cách mạng tư sản dân quyền: Lật đổ phong kiến, thực hiện cách

mạng nông nghiệp triệt hạ và đánh đổ thực dân Pháp, để làm cho Đông Dương hoàn toàn độc lập Hai nhiệm vụ này tương quan mật thiết với nhau Trong đó, “vấn đề thổ địa là điểm cốt lõi của cuộc cách mạng tư sản dân quyền”.

Về lực lượng cách mạng: Giai cấp vô sản không chỉ là động lực chính của cuộc cách mạng

tư sản dân quyền, mà còn là lực lượng lãnh đạo cuộc cách mạng Những người làm nông cày cấy là tập thể đông đảo và có vai trò lực đẩy mạnh mẽ của cuộc cách mạng Ngoài ra, việc bỏ qua vai trò của tầng lớp tiểu tư sản, trí thức và địa chủ nhỏ không thể.

Về cách mạng phương pháp: Cần chuẩn bị tâm lý cho nhân dân về con đường “bạo động võ

trang”, cần “tuân theo khuôn phép của binh sĩ”.

Về quan hệ quốc tế của cách mạng: Cuộc cách mạng tại Đông Dương là một phần của cuộc

cách mạng vô sản thế giới, do đó, giai cấp vô sản tại Đông Dương cần phải đoàn kết chặt chẽ với giai cấp vô sản thế giới, đặc biệt là giai cấp vô sản Pháp, và thiết lập liên lạc sâu rộng với phong trào cách mạng tại các nước thuộc địa.

Về vai trò lãnh đạo của Đảng: Đảng phải duy trì đường lối chính trị chính xác, thực hiện

kỷ luật tập trung, và duy trì mối liên kết chặt chẽ với quần chúng.

Như vậy, Luận cương chính trị tháng 10/1930 đã nhấn mạnh rõ vai trò quan trọng của Đảng đối với cách mạng Việt Nam giai đoạn 1930-1945.

2.1.2.2 Ý nghĩa:

Ý nghĩa của Luận cương chính trị tháng 10/1930 đã chứa đựng những sự khái quát và quan trọng về hướng đi của cách mạng Việt Nam trong bối cảnh đấu tranh giành độc lập và tự do:

Thứ nhất, tập trung vào vấn đề giai cấp và dân tộc: Luận cương đã thể hiện sự nhận thức về

sự chênh lệch và mâu thuẫn giữa các giai cấp và dân tộc trong xã hội Đông Dương Qua đó, nó đã tạo ra nền tảng để xác định đúng mục tiêu và phân định rõ ràng các mâu thuẫn quan trọng như mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam và đế quốc Pháp.

Thứ hai, xác định chiến lược cách mạng: Luận cương xác định rõ hướng đi của cách mạng

Việt Nam, từ cách mạng tư sản dân quyền đến việc phát triển tiếp tục thành cách mạng xã hội chủ nghĩa Nó đặt ra mục tiêu đánh đổ phong kiến, thực hiện cách mạng ruộng đất triệt hạ và đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp để thực hiện độc lập toàn diện cho Đông Dương.

10

Ngày đăng: 26/04/2024, 15:37

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan