Khảo sát mô hình bệnh tật chuyển tuyến Bảo hiểm Y tế tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh

91 2 0
Khảo sát mô hình bệnh tật chuyển tuyến Bảo hiểm Y tế tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Chuyển tuyến người bệnh là hoạt động thường xuyên diễn ra hàng ngày tại các cơ sở khám, chữa bệnh. Người bệnh được cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chuyển từ tuyến dưới lên tuyến trên khi bệnh không phù hợp với năng lực chẩn đoán và điều trị, danh mục kỹ thuật đã được cơ quan Nhà nước có Thẩm quyền về Y tế phê duyệt. Hoặc bệnh phù hợp với năng lực chẩn đoán và điều trị, danh mục kỹ thuật đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về Y tế phê duyệt nhưng do điều kiện khách quan, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không đủ điều kiện để chẩn đoán và điều trị [1]. Xã hội càng phát triển thì khả năng tiếp cận với dịch vụ y tế của người dân càng được cải thiện, nhu cầu về khám chữa bệnh của nhân dân ngày càng cao. Tâm lý chung của người bệnh ở tuyến dưới muốn chuyển lên tuyến trên để điều trị. Hiện nay, tỉ lệ người bệnh đến bệnh viện tuyến Trung ương để khám và điều trị các bệnh mà tuyến dưới có thể chẩn đoán và điều trị được vẫn ở mức cao. Tình trạng vượt tuyến ngày càng nhiều gây lãng phí, tốn kém cho người bệnh và gia đình người bệnh, cũng như dẫn đến tình trạng quá tải cho các bệnh viện tuyến trên. Qua nghiên cứu thực trạng quá tải bệnh viện do Viện Chiến lược và Chính sách y tế thực hiện, công suất sử dụng giường bệnh ở một số bệnh viện tuyến trung ương rất cao, như: K (249%), Bạch Mai (168%), Chợ Rẫy (154%), Phụ sản T.Ư (124%), Nhi T.Ư (120%); một số bệnh viện thuộc Hà Nội: Phụ sản (230%), Ung bướu (158,8%), Xanh Pôn (145,8%) [2]. Từng bước giảm tình trạng quá tải bệnh viện ở hai khu vực khám bệnh và điều trị nội trú; phấn đấu không để người bệnh phải nằm ghép trong bệnh viện, nâng cao chất lượng khám bệnh, chữa bệnh là mục tiêu chính được đề ra trong các Đề án giảm quá tải Bệnh viện [3]. Để giải quyết bất cập trên, các cơ sở khám chữa bệnh đã và đang nỗ lực xây dựng nhiều giải pháp để khắc phục và hạn chế số lượng người bệnh phải chuyển lên tuyến trên, việc xác định mô hình bệnh tật chuyển tuyến là việc làm hết sức cần thiết. Qua việc khảo sát mô hình bệnh tật chuyển tuyến giúp cơ sở y tế đánh giá thực trạng, xác định được những hạn chế chuyên môn và nhu cầu đào tạo, chuyển giao kỹ thuật, từ đó có kế hoạch đào tạo phù hợp giúp nâng cao năng lực của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Đồng thời đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh ngày càng cao của nhân dân, giảm quá tải ở bệnh viện tuyến trên, giảm thời gian nằm viện, giảm chi phí điều trị, hướng tới sự hài lòng của người dân và cộng đồng. Bệnh viện Đa khoa tỉnh ................ là bệnh viện hạng I, cơ sở khám chữa bệnh tuyến cao nhất của tỉnh ................, số giường bệnh được Sở Y tế giao năm 2023 là 840 giường bệnh [4]. Bệnh viện Đa khoa tỉnh ................ đã tiếp nhận khám, điều trị cho hàng trăm ngàn bệnh nhân mỗi năm. Do nhiều nguyên nhân khách quan cũng như chủ quan, nhiều trường hợp bệnh nhân phải chuyển tuyến trên gây phiền hà cho người bệnh và ảnh hưởng đến uy tín của Bệnh viện. Nhằm có những thông tin số liệu cụ thể về tình hình chuyển tuyến tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh ................, từ đó đề xuất giải pháp khắc phục, góp phần xây dựng kế hoạch đào tạo và phát triển chuyên môn của Bệnh viện ngày càng tốt hơn, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Khảo sát mô hình bệnh tật chuyển tuyến Bảo hiểm Y tế tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh ................ năm 2023” với 2 mục tiêu: 1. Đánh giá thực trạng chuyển tuyến Bảo hiểm Y tế tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh ................ năm 2023. 2. Một số yếu tố liên quan đến chuyển tuyến Bảo hiểm Y tế tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh ................ năm 2023.

Trang 1

KHẢO SÁT

MÔ HÌNH BỆNH TẬT CHUYỂNTUYẾN BẢO HIỂM Y TẾ TẠI BỆNH

VIỆN ĐA KHOA NĂM 2023 ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP CƠ SỞ

Năm 2023

Trang 2

MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN 3

1.1 Đại cương về hoạt động chuyển tuyến 3

1.1.1 Khái niệm, vai trò hoạt động chuyển tuyến trong hệ thống khám, chữa bệnh 3

1.1.2 Nguyên tắc phân tuyến chuyên môn kỹ thuật đối với hệ thống cơ sở khám bệnh, chữa bệnh 4

1.1.3 Các tuyến chuyên môn kỹ thuật 4

1.1.4 Chuyển tuyến điều trị 5

1.1.5 Các hình thức chuyển tuyến 6

1.1.6 Điều kiện chuyển tuyến 6

1.1.7 Thủ tục chuyển tuyến 7

1.1.8 Thực trạng chuyển tuyến hiện nay 8

1.1.9 Thực trạng quá tải bệnh viện 9

1.2 Khám chữa bệnh bảo hiểm y tế 12

1.2.1 Một số khái niệm 12

1.2.2 Thủ tục khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế 13

1.2.3 Quyền của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế 13

1.3 Mô hình bệnh tật 14

1.3.1 Bảng phân loại quốc tế mã hóa bệnh tật, nguyên nhân tử vong 14

1.3.2 Mô hình bệnh tật hiện nay 15

1.4 Tình hình chuyển tuyến tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh 16

1.4.1 Công tác khám chữa bệnh tại Bệnh viện đa khoa tỉnh 16

1.4.2 Vài nét về công tác chuyển tuyến tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh 17

CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 19

2.1 Đối tượng nghiên cứu 19

2.1.1 Đối tượng nghiên cứu 19

2.1.2 Tiêu chuẩn lựa chọn 19

2.1.3 Tiêu chuẩn loại trừ 19

2.1.4 Phương pháp lấy mẫu 19

2.2 Phương pháp nghiên cứu 19

2.2.1 Thiết kế nghiên cứu 19

2.2.2 Địa điểm, thời gian nghiên cứu 19

2.2.3 Liệt kê và định nghĩa biến số 19

2.3 Phương pháp thu thập số liệu 20

2.3.1 Công cụ thu thập số liệu 20

Trang 3

2.3.3 Quá trình thu thập số liệu 20

2.4 Cỡ mẫu 20

2.5 Phân tích xử lý số liệu 20

2.6 Đạo đức trong nghiên cứu 21

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ 22

3.1 Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 22

3.2 Thực trạng chuyển tuyến tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh năm 2023 23

3.2.1 Tình hình chuyển tuyến năm 2023 23

3.2.2 Phân nhóm chuyển tuyến tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh theo phân loại khoa điều trị 23

3.2.3 Phân nhóm chuyển tuyến theo tuyến chuyển đến: 24

3.2.4 Phân nhóm chuyển tuyến theo cơ sở y tế được lựa chọn để chuyển tuyến đi 25

3.2.5 Phân nhóm chuyển tuyến theo các tháng trong năm 28

3.2.6 Phân nhóm chuyển tuyến tại BVĐK tỉnh theo phân loại bệnh 28

3.2.7 Phân nhóm bệnh lý chuyển tuyến tại BVĐK tỉnh theo nhóm bệnh lý danh mục phân loại quốc tế về bệnh tật ICD10 29

3.2.8 Phân nhóm bệnh lý chuyển tuyến thường gặp tại BVĐK tỉnh

3.2.9 Phân nhóm chuyển tuyến theo lý do chuyển tuyến 31

3.3 Một số yếu tố liên quan đến chuyển tuyến BHYT tại Bệnh viện Đa khoatỉnh năm 2023 31

3.3.1 Phân nhóm bệnh lý chuyển tuyến liên quan năng lực, trình độ chuyên môn 31

3.3.2 Phân nhóm bệnh lý chuyển tuyến liên quan thuốc, vật tư y tế 32

3.3.3 Phân nhóm bệnh lý chuyển tuyến liên quan trang thiết bị y tế 32

3.3.4 Phân nhóm bệnh lý chuyển tuyến liên quan nguyên nhân khác 32

Trang 4

BHYT Bảo hiểm y tế

Diseases, 10th Revision

Trang 5

TrangBảng 3.1 Phân bố theo nhóm tuổi của đối tượng nghiên cứu22Bảng 3.2 Phân bố theo giới tính của đối tượng nghiên cứu22Bảng 3.3 Chuyển tuyến tại BVĐK tỉnh năm 202323Bảng 3.4 Phân nhóm chuyển tuyến theo phân loại khoa điều trị23Bảng 3.5 Phân nhóm chuyển tuyến theo tuyến chuyển đến24Bảng 3.6 Phân nhóm chuyển tuyến theo cơ sở y tế được lựa chọn để chuyển

Bảng 3.7 Phân nhóm chuyển tuyến theo phân loại bệnh28Bảng 3.8 Phân nhóm bệnh lý chuyển tuyến theo nhóm bệnh29Bảng 3.9 Bảng phân nhóm bệnh lý chuyển tuyến thường gặp tại BVĐK

Bảng 3.10 Lý do chuyển tuyến tại BVĐK tỉnh năm 2023 theo thông

Bảng 3.11 Nhóm bệnh lý chuyển tuyến liên quan năng lực, trình độ chuyên

Bảng 3.12 Nhóm bệnh lý chuyển tuyến liên quan thuốc, vật tư y tế32Bảng 3.13 Nhóm bệnh lý chuyển tuyến liên quan trang thiết bị y tế32Bảng 3.14 Nhóm bệnh lý chuyển tuyến liên quan nguyên nhân khác32

Trang 6

Biểu đồ 3.1 Phân nhóm chuyển tuyến theo các tháng tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh 9 tháng đầu năm 2023

Trang 7

ĐẶT VẤN ĐỀ

Chuyển tuyến người bệnh là hoạt động thường xuyên diễn ra hàng ngày tại các cơ sở khám, chữa bệnh Người bệnh được cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chuyển từ tuyến dưới lên tuyến trên khi bệnh không phù hợp với năng lực chẩn đoán và điều trị, danh mục kỹ thuật đã được cơ quan Nhà nước có Thẩm quyền về Y tế phê duyệt Hoặc bệnh phù hợp với năng lực chẩn đoán và điều trị, danh mục kỹ thuật đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về Y tế phê duyệt nhưng do điều kiện khách quan, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không đủ điều kiện để chẩn đoán và điều trị [1].

Xã hội càng phát triển thì khả năng tiếp cận với dịch vụ y tế của người dân càng được cải thiện, nhu cầu về khám chữa bệnh của nhân dân ngày càng cao Tâm lý chung của người bệnh ở tuyến dưới muốn chuyển lên tuyến trên để điều trị Hiện nay, tỉ lệ người bệnh đến bệnh viện tuyến Trung ương để khám và điều trị các bệnh mà tuyến dưới có thể chẩn đoán và điều trị được vẫn ở mức cao Tình trạng vượt tuyến ngày càng nhiều gây lãng phí, tốn kém cho người bệnh và gia đình người bệnh, cũng như dẫn đến tình trạng quá tải cho các bệnh viện tuyến trên Qua nghiên cứu thực trạng quá tải bệnh viện do Viện Chiến lược và Chính sách y tế thực hiện, công suất sử dụng giường bệnh ở một số bệnh viện tuyến trung ương rất cao, như: K (249%), Bạch Mai (168%), Chợ Rẫy (154%), Phụ sản T.Ư (124%), Nhi T.Ư (120%); một số bệnh viện thuộc Hà Nội: Phụ sản (230%), Ung bướu (158,8%), Xanh Pôn (145,8%) [2] Từng bước giảm tình trạng quá tải bệnh viện ở hai khu vực khám bệnh và điều trị nội trú; phấn đấu không để người bệnh phải nằm ghép trong bệnh viện, nâng cao chất lượng khám bệnh, chữa bệnh là mục tiêu chính được đề ra trong các Đề án giảm quá tải Bệnh viện [3].

Để giải quyết bất cập trên, các cơ sở khám chữa bệnh đã và đang nỗ lực xây dựng nhiều giải pháp để khắc phục và hạn chế số lượng người bệnh phải

Trang 8

chuyển lên tuyến trên, việc xác định mô hình bệnh tật chuyển tuyến là việc làm hết sức cần thiết Qua việc khảo sát mô hình bệnh tật chuyển tuyến giúp cơ sở y tế đánh giá thực trạng, xác định được những hạn chế chuyên môn và nhu cầu đào tạo, chuyển giao kỹ thuật, từ đó có kế hoạch đào tạo phù hợp giúp nâng cao năng lực của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh Đồng thời đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh ngày càng cao của nhân dân, giảm quá tải ở bệnh viện tuyến trên, giảm thời gian nằm viện, giảm chi phí điều trị, hướng tới sự hài lòng của người dân và cộng đồng.

Bệnh viện Đa khoa tỉnh là bệnh viện hạng I, cơ sở khám chữa bệnh tuyến cao nhất của tỉnh , số giường bệnh được Sở Y tế giao năm 2023 là 840 giường bệnh [4] Bệnh viện Đa khoa tỉnh đã tiếp nhận khám, điều trị cho hàng trăm ngàn bệnh nhân mỗi năm Do nhiều nguyên nhân khách quan cũng như chủ quan, nhiều trường hợp bệnh nhân phải chuyển tuyến trên gây phiền hà cho người bệnh và ảnh hưởng đến uy tín của Bệnh viện Nhằm có những thông tin số liệu cụ thể về tình hình chuyển tuyến tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh , từ đó đề xuất giải pháp khắc phục, góp phần xây dựng kế hoạch đào tạo và phát triển chuyên môn của Bệnh viện ngày càng tốt hơn, chúng

tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Khảo sát mô hình bệnh tật chuyển tuyến Bảo

hiểm Y tế tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh năm 2023” với 2 mục tiêu:1 Đánh giá thực trạng chuyển tuyến Bảo hiểm Y tế tại Bệnh viện Đakhoa tỉnh năm 2023.

2 Một số yếu tố liên quan đến chuyển tuyến Bảo hiểm Y tế tại Bệnhviện Đa khoa tỉnh năm 2023.

Trang 9

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN 1.1 Đại cương về hoạt động chuyển tuyến

1.1.1 Khái niệm, vai trò hoạt động chuyển tuyến trong hệ thốngkhám, chữa bệnh:

- Khái niệm: Chuyển tuyến người bệnh giữa các cơ sở khám bệnh, chữa

bệnh có thể được hiểu là một quá trình mà trong đó nhân viên y tế ở một tuyến khám bệnh, chữa bệnh trong hệ thống khám bệnh, chữa bệnh, không đủ nguồn lực (cơ sở vật chất, thuốc, trang thiết bị, khả năng chẩn đoán, điều trị) để kiểm soát tình trạng lâm sàng của người bệnh, cần tìm kiếm sự hỗ trợ của một cơ sở có nguồn lực tốt hơn hoặc cơ sở tương đương có đủ điều kiện hỗ trợ, hoặc đủ nguồn lực để kiểm soát tình trạng lâm sàng của người bệnh nhưng cần chuyển người bệnh về tuyến dưới phù hợp để giảm quá tải đồng thời thuận lợi, giảm chi phí cho người bệnh.

- Vai trò hoạt động chuyển tuyến trong hệ thống khám, chữa bệnh:

Thực hiện hoạt động chuyển tuyến tốt giúp bảo đảm việc chẩn đoán, điều trị người bệnh tốt hơn, hướng tới sự hài lòng của người bệnh.

Nói đến hoạt động chuyển tuyến là nói đến việc chuyển tuyến người bệnh và quản lý thông tin chuyển tuyến gắn liền hệ thống thông tin hai chiều giữa tuyến trên và tuyến dưới trong hệ thống khám chữa bệnh Hệ thống thông tin hai chiều trong chuyển tuyến là một nội dung của hoạt động chỉ đạo tuyến, được thực hiện nhằm đánh giá trình độ chuyên môn tuyến dưới, phát hiện sai sót chuyên môn tuyến dưới, để có biện pháp hỗ trợ, nâng cao năng lực tuyến dưới, góp phần giảm quá tải bệnh viện tuyến trên.

Sự gắn kết của các tuyến y tế trong hoạt động chuyển tuyến cũng hỗ trợ trong việc sử dụng hiệu quả của các bệnh viện và các dịch vụ chăm sóc sức khỏe

Trang 10

ban đầu Hỗ trợ cho y tế tuyến dưới nâng cao năng lực và tăng cường tiếp cận chăm sóc chất lượng tốt hơn

Giúp người dân được chăm sóc sức khỏe ban đầu tại địa phương với chi phí thấp hơn cho cả người dân và cả hệ hệ thống y tế Người bệnh được chăm sóc tối ưu ở mức thích hợp và không quá tốn kém, cơ sở bệnh viện được sử dụng tối ưu và hiệu quả, người dân có điều kiện tiếp cận kịp thời các dịch vụ chuyên môn khi cần thiết Các dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu được sử dụng và uy tín của y tế cơ sở được tăng cường.

1.1.2 Nguyên tắc phân tuyến chuyên môn kỹ thuật đối với hệ thống cơsở khám bệnh, chữa bệnh [5]

- Phân tuyến chuyên môn kỹ thuật trong khám bệnh, chữa bệnh (Phân tuyến kỹ thuật) là phân loại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thành các tuyến chuyên môn kỹ thuật quy định tại Điều 81 của Luật khám bệnh, chữa bệnh.

Căn cứ vào yêu cầu về phạm vi hoạt động chuyên môn, quy mô hoạt động, điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân lực và năng lực thực hiện kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh để phân tuyến chuyên môn, kỹ thuật.

- Việc phân tuyến chuyên môn kỹ thuật không làm hạn chế sự phát triển kỹ thuật của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

1.1.3 Các tuyến chuyên môn kỹ thuật:[5]

Tuyến trung ương (tuyến 1) bao gồm các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh sau đây:

Bệnh viện Hạng đặc biệt

Bệnh viện Hạng I trực thuộc Bộ Y tế

Bệnh viện Hạng I trực thuộc Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây viết tắt là Sở Y tế) hoặc thuộc các Bộ, ngành khác được Bộ Y tế giao nhiệm vụ là tuyến cuối về chuyên môn kỹ thuật.

- Tuyến tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (tuyến 2) bao gồm các cơ

Trang 11

sở khám bệnh, chữa bệnh sau đây:

Bệnh viện xếp Hạng II trở xuống trực thuộc Bộ Y tế

Bệnh viện hạng I, hạng II trực thuộc Sở Y tế hoặc thuộc các Bộ ngành khác, trừ Bệnh viện hạng I trực thuộc Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

- Tuyến huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (tuyến 3) bao gồm các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh sau đây:

Bệnh viện hạng III, hạng IV, bệnh viện chưa xếp hạng, trung tâm huyện có chức năng khám bệnh, chữa bệnh ở những địa phương chưa có bệnh viện huyện, bệnh xá công an tỉnh.

Phòng khám đa khoa, phòng khám chuyên khoa, nhà hộ sinh.

- Tuyến xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là tuyến 4) bao gồm các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh sau đây:

Căn cứ năng lực thực hiện kỹ thuật, phạm vi hoạt động chuyên môn, hình thức tổ chức, quy mô hoạt động, điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân lực của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tư nhân, cơ quan nhà nước có thẩm quyền (Bộ Y tế hoặc Sở Y tế) cấp giấy phép hoạt động cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tư nhân quyết định (bằng văn bản) tuyến chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tư nhân phù hợp với quy định của Thông tư 43/2013/TT-BYT.

1.1.4 Chuyển tuyến điều trị [6]:

- Theo Nghị định số 146/2018/NĐ-CP của Chính Phủ, quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của luật bảo hiểm y tế.

Trang 12

- Trường hợp vượt quá khả năng chuyên môn kỹ thuật thì cơ sở khán bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế có trách nhiệm chuyển người bệnh kịp thời để cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế khác theo quy định về chuyển tuyến chuyên môn kỹ thuật.

1.1.5 Các hình thức chuyển tuyến: [1]

Chuyển người bệnh từ tuyến dưới lên tuyến trên:

Chuyển người bệnh từ tuyến dưới lên tuyến trên liền kề theo trình tự: tuyến 4 chuyển lên tuyến 3, tuyến 3 chuyển lên tuyến 2, tuyến 2 chuyển lên tuyến 1.

Chuyển người bệnh không theo trình tự quy định tại Điểm a khoản này nếu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đáp ứng đủ điều kiện theo quy định tại Điểm b khoản 1 Điều 5 thông tư 14/2014/ TT-BYT ngày 14/4/2014.

- Chuyển người bệnh từ tuyến trên về tuyến dưới.

- Chuyển người bệnh giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong cùng tuyến.

1.1.6 Điều kiện chuyển tuyến:[1],[6],[7]

- Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chuyển người bệnh từ tuyến dưới lên tuyến trên khi đáp ứng các điều kiện sau:

Bệnh không phù hợp với năng lực chẩn đoán và điều trị, danh mục kỹ thuật của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được cơ quan Nhà nước có Thẩm quyền về Y tế phê duyệt hoặc bệnh phù hợp với năng lực chẩn đoán và điều trị, danh mục kỹ thuật của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về Y tế phê duyệt nhưng do điều kiện khách quan, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đó không đủ điều kiện để chẩn đoán và điều trị.

Căn cứ vào danh mục kỹ thuật đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về Y tế phê duyệt, nếu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến trên liền kề không có dịch vụ kỹ thuật phù hợp thì cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến dưới được

Trang 13

chuyển lên tuyến cao hơn.

Trước khi chuyển tuyến người bệnh phải được hội chẩn và có chỉ định chuyển tuyến trừ phòng khám và cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến 4.

Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chuyển người bệnh từ tuyến trên về tuyến dưới phù hợp khi người bệnh đã được chẩn đoán và điều trị qua giai đoạn cấp cứu, xác định tình trạng bệnh đã thuyên giảm, có thể tiếp tục điều trị ở tuyến dưới.

Theo quy định của Luật Sửa đổi bổ sung một số điều của Luật BHYT, hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2015, từ ngày 1/1/2016, người có thẻ BHYT tự đi KCB không đúng tuyến tại Bệnh viện tuyến huyện được quỹ BHYT thanh toán 100% chi phí theo mức hưởng (Điểm c, Khoản 3, Điều 22) [8].

Đồng thời, người tham gia BHYT đăng ký KCB ban đầu tại trạm y tế tuyến xã hoặc phòng khám đa khoa hoặc bệnh viện tuyến huyện được quyền khám bệnh, chữa bệnh BHYT tại trạm y tế tuyến xã hoặc phòng khám đa khoa hoặc bệnh viện tuyến huyện trong cùng địa bàn tỉnh và được quỹ BHYT thanh toán 100% chi phí theo mức hưởng (Khoản 4 Điều 22) Các đối tượng là người dân tộc thiểu số người thuộc hộ gia đình nghèo đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn; người dân tộc thiểu số và người thuộc hộ gia đình nghèo đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; người đang sinh sống tại xã đảo, huyện đảo được áp dụng quy định nêu trên từ ngày 1/10/2015 [8].

Khái niệm chuyển đúng tuyến, vượt tuyến: Các trường hợp chuyển

người bệnh theo Quy định tại các mục trên của điều kiện chuyển tuyến gọi là chuyển đúng tuyến và ngược lại gọi là vượt tuyến.

1.1.7 Thủ tục chuyển tuyến:[9]

- Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện chuyển tuyến tuân theo các thủ tục sau:

Trang 14

Thông báo và giải thích rõ lý do chuyển tuyến cho người bệnh hoặc người đại diện hợp pháp của người bệnh

Ký giấy chuyển tuyến theo mẫu quy định;

Trường hợp người bệnh cấp cứu, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cần liên hệ với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh dự kiến chuyển đến, kiểm tra lần cuối cùng tình trạng người bệnh trước khi chuyển, chuẩn bị sẵn sàng phương tiện để cấp cứu người bệnh trên đường vận chuyển;

Trường hợp người bệnh cần sự hỗ trợ kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh dự kiến chuyển người bệnh đến, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chuyển người bệnh đi phải thông báo cụ thể về tình trạng người bệnh và những yêu cầu hỗ trợ để cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi chuyển đến có biện pháp xử trí phù hợp.

Giao giấy chuyển tuyến cho người hộ tống hoặc người bệnh hoặc người đại diện hợp pháp của người bệnh để chuyển tới cơ sở khám bệnh, chữa bệnh dự kiến chuyển đến.

Bàn giao người bệnh, giấy chuyển tuyến cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi chuyển đến.

Thông tin về chuyển tuyến được các cơ sở y tế chuyển đi và nơi nhận người bệnh chuyển đến lưu giữ theo quy định của Bộ Y tế.

1.1.8 Thực trạng chuyển tuyến hiện nay

Việc chuyển tuyến người bệnh là việc thường xuyên diễn ra hàng ngày tại các cơ sở khám, chữa bệnh với phương tiện, trang thiết, kỹ thuật ngày càng được trang bị tốt hơn Hiện nay tỉ lệ chuyển tuyến lên tuyến trên điều trị vẫn ở mức cao.

Việc quản lý thông tin chuyển tuyến cũng đã được các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bước đầu thực hiện qua ghi chép, tổng hợp, thống kê các trường hợp chuyển tuyến

Trang 15

Tại các bệnh viện Trung ương, Trung tâm đào tạo chỉ đạo tuyến hoặc các phòng chỉ đạo tuyến của bệnh viện đã duy trì thực hiện việc tổng hợp báo cáo, thông tin hai chiều với các bệnh viện tuyến dưới, đặc biệt phản hồi thông tin người bệnh đối với các trường hợp có sai sót chuyên môn cần rút kinh nghiệm Các đơn vị thực hiện tốt việc tổng hợp thông tin chuyển tuyến: Bạch Mai, Hữu nghị Việt Đức, Chợ Rẫy…Tuy nhiên, việc quản lý chuyển tuyến một cách bài bản, nề nếp và thống nhất tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên toàn quốc hiện nay chưa được thực hiện.

Quan tâm đến quản lý chuyển tuyến nói riêng, công tác chỉ đạo tuyến nói chung giúp cao năng lực tuyến dưới, giảm quá tải ở tuyến trên, đảm bảo sự công bằng trong chăm sóc sức khỏe ở các vùng miền Sự gắn kết của các tuyến y tế trong hoạt động chuyển tuyến cũng hỗ trợ trong việc sử dụng hiệu quả của các bệnh viện và các dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu Hỗ trợ cho y tế tuyến dưới nâng cao năng lực và tăng cường tiếp cận chăm sóc chất lượng tốt hơn.

1.1.9 Thực trạng quá tải bệnh viện [3]

Vấn đề quá tải ở bệnh viện tuyến trên trong nhiều năm qua đã và đang là vấn đề nổi cộm: 2 - 3 người bệnh chung một giường là tình trạng nhiều bệnh viện tuyến Trung ương và tuyến tỉnh, công suất giường bệnh lên tới 120-160%, đặc biệt tại các bệnh viện Trung ương ở hai thành phố lớn đối với các chuyên khoa ung bướu, tim mạch, ngoại chấn thương, sản, nhi, đa khoa như: K, Bạch Mai, Chợ Rẫy, Nhi Trung ương, Phụ sản Trung ương, bệnh viện Từ Dũ, Ung bướu công suất sử dụng giường vượt 165%, thậm trí trên 200% Để giải quyết các bất cập nêu trên, trong nhiều năm qua ngành y tế đã có nhiều giải pháp, tăng cường hoạt động chỉ đạo tuyến, đào tạo, chuyển giao kỹ thuật nhằm không ngừng nâng cao chất lượng khám bệnh, chữa bệnh tuyến dưới là một trong các giải pháp quan trọng.

Trang 16

Trong những năm gần đây, mục tiêu giảm quá tải bệnh viện được Bộ Y tế nhấn mạnh là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của ngành Y tế, được triển khai thực hiện thông qua các Đề án giảm quá tải bệnh viện, Đề án 1816, Bệnh viện vệ tinh, Bác sĩ gia đình; Nâng cao chất lượng khám bệnh, chữa bệnh và sự hài lòng của người bệnh.

- Thời gian qua Ngành Y tế đã nỗ lực nhiều trong công tác bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân, tuy nhiên Ngành đang đứng trước thử thách lớn là “chất lượng dịch vụ y tế, y đức, công bằng, chi phí y tế và đặc biệt là quá tải bệnh nhân tại các bệnh viện”, mà các cấp lãnh đạo trong và ngoài Ngành rất quan tâm Y tế nhà nước hiện nay chiếm 96,5% trong tổng số bệnh viện, trong đó bệnh viện hạng 1 và hạng 2 chỉ có 10,7%, đây là những bệnh viện thường xuyên bị quá tải, như Thủ tướng chính phủ phát biểu ngày 13/06/2004: “Vấn nạn lớn của Ngành y tế hiện nay là quá tải bệnh nhân tại bệnh viện” Tuyến trên quá tải bệnh nhân, trong khi đó tuyến y tế cơ sở chưa đạt chỉ tiêu, hệ quả của cả hai tuyến sẽ tụt hậu so với xu hướng chung của y tế thế giới.

- Trong kết quả báo cáo tổng quan ngành y tế, Bộ Y tế cũng đã tổng kết Đề án giảm quá tải bệnh viện giai đoạn 2013-2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Bộ Y tế cũng đã phê duyệt đề án bệnh viện vệ tinh và đề án Bác sĩ gia đình Năm 2012, cả nước đã tăng thêm 14269 giường bệnh, kế hoạch đạt tỷ lệ 22,4 giường trên 10000, tăng 1,4 giường so với năm 2011 Số lượt khám bệnh và điều trị nội trú tăng lần lượt 6,8 và 6,0%; số ngày điều trị trung bình giảm nhẹ từ 7,1 xuống 7,0 Công suất sử dụng giường bệnh chung các tuyến giảm từ 100,5% xuống còn 99,4%

- Tiếp tục thực hiện quy hoạch mạng lưới bệnh viện theo Quyết định 30/2008/QĐ-TTg và đang hoàn thiện quy hoạch phát triển ngành y tế Triển khai các đề án nâng cấp cơ sở vật chất, TTB, chủ yếu ở tuyến y tế cơ sở Gắn đầu tư nâng cấp các TYT xã đạt tiêu chí quốc gia với Chương trình mục tiêu quốc gia Xây dựng nông thôn mới Thực hiện các biện pháp tăng cường năng lực cán bộ

Trang 17

y tế, quy định chức năng nhiệm vụ của y tế thôn bản Năm 2012 đã cấp phép cho 5 bệnh viện tư nhân mới, cấp 45.415 chứng chỉ hành nghề và cấp giấy phép hoạt động cho 3000 đơn vị (16% kế hoạch đến năm 2015).

-Triển khai Chỉ thị số 05/CT-BYT về nâng cao chất lượng dịch vụ KCB; ban hành các thông tư hướng dẫn quản lý chất lượng dịch vụ KCB, hướng dẫn quản lý chất lượng xét nghiệm và triển khai đào tạo đội ngũ giảng viên về quản lý chất lượng xét nghiệm.

- Bộ Y tế đã ban hành nhiều tiêu chuẩn chuyên môn trong lĩnh vực KCB; đang xây dựng quy định về quy trình KCB và quy định chuyển tuyến; cập nhật bô sung hơn 1000 quy trình kỹ thuật trong KCB, đang nghiệm thu 2000 quy trình kỹ thuật mới Xây dựng và thí điểm hàng trăm quy trình hướng dẫn KCB ở tuyến xã trong năm 2013.

- Với rất nhiều những kết quả và tiến bộ đã nêu trên, Bộ Y tế đã cố gắng để giảm tải bệnh viện, nỗ lực để không có hiện tượng bệnh nhân nằm ghép, quá tải ở tuyến trên Tuy nhiên, số giường bệnh tăng chưa theo kịp sự gia tăng về số lượt khám và điều trị nên tình trạng quá tải vẫn chưa được cải thiện đáng kể Công suất sử dụng giường bệnh tuyến trung ương còn cao, đặc biệt ở chuyên khoa ung bướu, nhi, tim mạch, phụ sản, nội tiết Quy định về chức năng nhiệm vụ của các đơn vị y tế tuyến huyện còn nhiều bất cập Điều kiện bảo đảm hoạt động ở tuyến dưới (nhân lực, TTB, cơ sở hạ tầng) còn gặp khó khăn Chất lượng dịch vụ chưa đáp ứng yêu cầu Các văn bản quy phạm pháp luật, công cụ chính sách về chất lượng dịch vụ y tế chưa hoàn thiện Chưa triển khai việc kiểm định chất lượng KCB Nhiều dịch vụ kỹ thuật và hướng dẫn chuyên môn còn thiếu và chưa được cập nhật thường xuyên, thiếu cơ chế tham gia của hội chuyên ngành Thiếu các tiêu chí đánh giá chất lượng, hiệu quả Hoạt động kiểm tra giám sát còn hạn chế, thiếu hệ thống giám sát mang tính chất phòng Thiếu thông tin thường quy cho các chỉ số theo dõi, đánh giá Những khó khăn, hạn chế này vẫn làm cho các bệnh viện công lập, nhất là bệnh viện tuyến cơ sở còn chưa được

Trang 18

người dân tin tưởng, tìm đến Các bệnh viện tuyến tỉnh và tuyến trung ương luôn phải tiếp nhận số lượng bệnh nhân nhiều hơn khả năng đáp ứng dẫn tới quá tải bệnh viện tuyến trên, trong khi các bệnh viện tuyến dưới chưa hoạt động đủ công suất giường bệnh.

- Theo nghiên cứu về thực trạng chuyển tuyến của các bệnh nhân bảo hiêm y tế từ bệnh viện huyện lên bệnh viện đa khoa tỉnh Ninh Bình có tới 95,8% bệnh nhân được chuyển đúng tuyến [10].

1.2 Khám chữa bệnh bảo hiểm y tế1.2.1 Một số khái niệm

- Khám bệnh là việc hỏi bệnh, khai thác tiền sử bệnh, thăm khám thực thể, khi cần thiết thì chỉ định làm xét nghiệm cận lâm sàng, thăm dò chức năng để chẩn đoán và chỉ định phương pháp điều trị phù hợp đã được công nhận.

- Chữa bệnh là việc sử dụng phương pháp chuyên môn kỹ thuật đã được công nhận và thuốc đã được phép lưu hành để cấp cứu, điều trị, chăm sóc, phục hồi chức năng cho người bệnh.

- Người bệnh là người sử dụng dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh.

Chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho người có đủ điều kiện hành nghề theo quy định của Luật này (sau đây gọi chung là chứng chỉ hành nghề).

- Giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có đủ điều kiện hoạt động theo quy định của Luật này (sau đây gọi chung là giấy phép hoạt động).

Người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh là người đã được cấp chứng chỉ hành nghề và thực hiện khám bệnh, chữa bệnh (sau đây gọi chung là người hành nghề).

- Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh là cơ sở cố định hoặc lưu động đã được cấp giấy phép hoạt động và cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh

Trang 19

- Bảo hiểm y tế là hình thức bảo hiểm được áp dụng trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận, do Nhà nước tổ chức thực hiện.

- Quỹ bảo hiểm y tế là quỹ tài chính được hình thành từ nguồn đóng bảo hiểm y tế và các nguồn thu hợp pháp khác, được sử dụng để chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh cho người tham gia bảo hiểm y tế, chi phí quản lý bộ máy của tổ chức bảo hiểm y tế và những khoản chi phí hợp pháp khác liên quan đến bảo hiểm y tế.

- Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu là cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đầu tiên theo đăng ký của người tham gia bảo hiểm y tế và được ghi trên thẻ bảo hiểm y tế.

- Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế là cơ sở y tế có ký hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh với tổ chức bảo hiểm y tế.

1.2.2 Thủ tục khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế [7]:

- Khi đi khám bệnh, chữa bệnh phải xuất trình thẻ Bảo hiểm (BHYT) còn giá trị sử dụng và giấy tờ tùy thân có ảnh hợp lệ Đối với trẻ em dưới 6 tuổi chỉ xuất trình thẻ BHYT còn giá trị sử dụng.

- Trường hợp cấp cứu, người tham gia bảo hiểm y tế được khám bệnh, chữa bệnh tại bất kỳ cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nào và phải xuất trình thẻ bảo hiểm y tế cùng với giấy tờ theo quy định trước khi ra viện.

- Trường hợp chuyển tuyến điều trị: Được chuyển tuyến chuyên môn kỹ thuật theo quy định trong trường hợp cơ sở KCB BHYT vượt quá khả năng điều trị hoặc các dịch vụ kỹ thuật đơn vị không triển khai thực hiện Người bệnh phải xuất trình thẻ Bảo hiểm y tế (BHYT) còn giá trị sử dụng và giấy tờ tùy thân có ảnh hợp lệ và giấy chuyển viện của cơ sở KCB chuyển tuyến

1.2.3 Quyền của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế [7]

- Yêu cầu tổ chức bảo hiểm y tế cung cấp đầy đủ, chính xác các thông tin có liên quan đến người tham gia bảo hiểm y tế, kinh phí khám bệnh, chữa bệnh

Trang 20

cho người tham gia bảo hiểm y tế tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Được tổ chức bảo hiểm y tế tạm ứng kinh phí và thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh theo hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh đã ký.

- Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về bảo hiểm y tế.

1.3 Mô hình bệnh tật

1.3.1 Bảng phân loại quốc tế mã hóa bệnh tật, nguyên nhân tử vong[10]

Ngày 28/10/2020 Bộ trưởng Bộ Y tế đã ban hành Quyết định số 4469/QĐ-BYT ngày 28/10/2020 về việc ban hành “Bảng phân loại quốc tế mã hóa bệnh tật, nguyên nhân tử vong ICD-10” và hướng dẫn mã hóa bệnh tật theo ICD-10 tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh” Cụ thể:

- ICD-10 : là Bảng phân loại quốc tế về bệnh tật và nguyên nhân tử vong

do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chủ trì sửa đổi, bổ sung phiên bản sửa đổi lần thứ 10 ban hành năm 1990 và cập nhật lần cuối vào 2019

- Chương bệnh: ICD-10 gồm 22 chương bệnh, trong đó 21 chương bệnh

chính Các chương được quy định bởi 1 hoặc nhiều chữ cái, sắp xếp từ A-Z, được phân loại theo tác nhân gây bệnh, nguyên nhân ngoại sinh, bệnh theo hệ cơ quan, ung bướu, triệu chứng hay rối loạn bất thường v.v

- Nhóm bệnh: Mỗi chương bệnh được chia thành nhiều nhóm bệnh

(nhóm mã 2 chữ số) Một số chương bệnh ví dụ Ung bướu (Chương 2), thì các nhóm bệnh tiếp tục được phân loại thành các Nhóm phụ.

Trang 21

Nguyên tắc mã hóa: Các mã bệnh trong các nhóm bệnh phải phù hợp với chẩn đoán bệnh: Nhóm B00-B95 là tác nhân gây bệnh không được sử dụng làm

- Mã bệnh: là Tên bệnh được thể hiện bằng các ký tự chữ và số Phần lớn

mã bệnh chứa 4 ký tự, một số mã bệnh chỉ bao gồm 3 ký tự, hoặc một số mã bệnh có mã thứ 5 theo vị trí giải phẫu Một mã bệnh có thể chứa nhiều tên bệnh, hoặc một bệnh có thể chứa nhiều mã bệnh

- Thuật ngữ “Không phân loại nơi khác”: Là bệnh có tên chuyên môn,

nguyên nhân hoặc bệnh học xác định nhưng chưa được phân loại trong bảng phân loại ICD-10.

- Thuật ngữ “Không đặc hiệu khác”: Là các bệnh đã xác định được

Loại bệnh, nhưng không có đủ dữ kiện để chẩn đoán và phân loại chi tiết hơn.

1.3.2 Mô hình bệnh tật hiện nay

Mô hình bệnh tật của một quốc gia, một cộng đồng là sự phản ánh tình hình sức khỏe, tình hình kinh tế-xã hội của quốc gia hay cộng đồng đó Việc xác định mô hình bệnh tật giúp cho ngành y tế xây dựng kế hoạch chăm sóc sức khỏe cho nhân dân một cách toàn diện, đầu tư cho công tác phòng chống bệnh có chiều sâu và trọng điểm, từng bước hạ thấp tối đa tần suất mắc bệnh và tỉ lệ tử vong cho cộng đồng, nâng cao chăm sóc sức khỏe nhân dân Xã hội ngày càng phát triển mô hình bệnh tật cũng thay đổi.

- Cùng với quá trình phát triển kinh tế - xã hội, đô thị hóa đang diễn ra ở nhiều nước trên thế giới và trong khu vực, cơ cấu bệnh tật tử vong toàn cầu đã

Trang 22

có sự chuyển dịch Mô hình bệnh tật thay đổi do sự biến đổi khí hậu, quá trình phát triển công nghiệp hóa, sự ô nhiễm môi trường.

- Tất cả quốc gia trên thế giới đều phải đối mặt với gánh nặng bệnh tật kép là bệnh lây nhiễm và bệnh không lây nhiễm Trong khi tỷ lệ mắc các bệnh lây nhiễm giảm thì tỷ lệ mắc các bệnh không lây nhiễm như tim mạch, đái tháo đường, ung thư, rối loạn tâm thần lại gia tăng đến mức báo động.

- Theo báo cáo của Bộ Y tế, mô hình bệnh tật nước ta phân loại theo ba nhóm: nhiễm trùng, không nhiễm trùng và tai nạn thương tích.

- Mô hình bệnh tật và tử vong của Việt Nam giống mô hình bệnh tật và tử vong của các nước kém phát triển theo đánh giá và thống kê của WHO năm 2005.

- Chiến lược chăm sóc sức khỏe ban đầu đã được Tổ chức Y tế Thế giới đề ra tại Hội Nghị Alma - Ata vào năm 1978 nhằm thực hiện mục tiêu “Sức khỏe cho mọi người năm 2000”, nhiều quốc gia đã chấp nhận và thực hiện có quả Việt Nam chúng ta cũng đã thực hiện và từng bước thành công.

- Mô hình bệnh tật của nước ta chủ yếu là mô hình bệnh tật của nước đang phát triển, đứng hàng đầu là các bệnh nhiễm khuẩn và suy dinh dưỡng.

Trong các bệnh nhiễm khuẩn đứng hàng đầu vẫn là các bệnh nhiễm khuẩn hô hấp, bệnh tiêu chảy cấp và một số bệnh dịch như sốt rét, sốt xuất huyết, thương hàn, viêm gan do virus, viêm não

- Theo niên giám thống kê y tế năm 2018, các bệnh mắc cao nhất trên toàn quốc gồm: Các bệnh viêm phổi, các biến chứng khác của chửa đẻ, các tổn thương khác do chấn thương xác định và ở nhiều nơi, viêm họng và viêm amidan cấp, tăng huyết áp nguyên phat, viên phế quản và viêm tiểu phế quản cấp, bệnh khác của cột sống, bệnh khác của cột sống, viêm dạ dày và tá tráng, viêm cấp đường hô hấp trên khác, bệnh khác của thực quản, dạ dày và tá tràng [12]

Trang 23

- Đối với khu vực Trung du, miền núi phía Bắc gồm các bệnh sau: Các tổn thương khác do chấn thương xác định và nhiều nơi, viêm họng và viêm amidan cấp, các bệnh viêm phổi, các biến chứng khác của chửa đẻ, viêm phế quản và viêm tiểu phế quản cấp, tăng huyết áp nguyên phát, bệnh khác của cột sống, Viêm dạ dày và tá tràng; Sai khớp, bong gân, tổn thương khu trú và ở nhiều vùng cơ thể [12]

1.4 Tình hình chuyển tuyến tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh 1.4.1 Công tác khám chữa bệnh tại Bệnh viện đa khoa tỉnh

Bệnh viện đa khoa tỉnh là trung tâm khám chữa bệnh lớn nhất của tỉnh, ra đời từ năm 1909 Hiện nay Bệnh viện đa khoa tỉnh là Bệnh viện hạng I, gồm 42 khoa phòng với tổng số giường bệnh được giao năm 2023 là 840 giường bệnh [5] Một số chỉ tiêu chuyên môn năm 2022 như sau:

Theo Báo cáo tổng kết năm 2022 của Bệnh viện Đa khoa tỉnh : Năm 2022, bệnh viện đã tiếp nhận 149.753 lượt khám bệnh ngoại trú và 44.466 lượt điều trị nội trú Tổng chi phí khám chữa bệnh là hơn 234,793 tỉ đồng [13].

Với mặt bằng rộng rãi, máy móc trang thiết bị mới hiện đại, Bệnh viện đã triển khai áp dụng nhiều kỹ thuật hiện đại trong công tác khám, chữa bệnh Trong đó nổi bật là các dịch vụ kỹ thuật chụp cộng hưởng từ MRI, kỹ thuật chụp mạch số hóa xóa nền (DSA), xét nghiệm PCR, hệ thống hội chẩn điều trị từ xa Telemedicine Bệnh viện tiếp tục thực hiện đề án Bệnh viện vệ tinh, hợp tác về đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao kỹ thuật với Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 Trong những năm gần đây, Bệnh viện đã thực hiện tách và đưa các khoa Ngoại Thần kinh – Lồng ngực, Ngoại chấn thương – Bỏng, Ngoại Tiết niệu, Ngoại Tiêu hóa, Cấp cứu, Hồi sức tích cực - Chống độc, Tâm thần - thần kinh, Nội Tổng hợp đi vào hoạt động để chuyên môn hóa công việc, tập trung phát triển công tác điều trị chuyên sâu [14],[15].

1.4.2 Vài nét về công tác chuyển tuyến tại Bệnh viện Đa khoa

Trang 24

tỉnh

Bệnh viện Đa khoa tỉnh là bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh hạng I Bệnh viện là cơ sở điều trị tuyến cuối của tỉnh, các bệnh nhân vào viện tại bệnh viện thường mắc các bệnh lý có diễn biến nặng được chuyển từ tuyến huyện trở lên hoặc các bệnh nhân sinh sống tại địa bàn thành phố Bệnh viện thực hiện công tác chuyển tuyến theo quy định tại Thông tư số 14/2014/TT-BYT ngày 14/4/2014 Quy định việc chuyển tuyến giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Bệnh viện thực hiện chuyển tuyến người bệnh tại khoa Khám bệnh và các khoa lâm sàng khi tình trạng người bệnh không phù hợp với năng lực chẩn đoán và điều trị, danh mục kỹ thuật đã được cơ quan Nhà nước có Thẩm quyền về Y tế phê duyệt Hoặc bệnh phù hợp với năng lực chẩn đoán và điều trị, danh mục kỹ thuật đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về Y tế phê duyệt nhưng do điều kiện khách quan Bệnh viện không đủ điều kiện để chẩn đoán và điều trị

Trong những năm gần đây, tình hình bệnh nhân chuyển tuyến có xu hướng gia tăng Tình hình bệnh nhân chuyển tuyến năm 2022 tăng so với năm 2021 là 30,9% Tăng nhiều nhất là lượng bệnh nhân chuyển tuyến trên điều trị tăng 1889 bệnh nhân so với năm 2021, bệnh nhân chuyển tuyến dưới giảm [13] Bệnh viện đã và đang tích cực đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực chẩn đoán điều trị để khắc phục và hạn chế số lượng người bệnh phải chuyển tuyến trên.

Trang 25

CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU2.1 Đối tượng nghiên cứu

2.1.1 Đối tượng nghiên cứu

Bệnh nhân đến khám, điều trị và chuyển tuyến Bảo hiểm Y tế tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh từ ngày 01/01/2023 đến hết ngày 30/09/2023.

2.1.2 Tiêu chuẩn lựa chọn

Tất cả các bệnh nhân đến khám, điều trị và chuyển tuyến Bảo hiểm Y tế tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh từ ngày 01/01/2023 đến ngày 30/09/2023.

2.1.3 Tiêu chuẩn loại trừ

Những bệnh chưa được phân loại và chẩn đoán rõ ràng.

2.1.4 Phương pháp lấy mẫu

Lấy mẫu thuận tiện, lấy toàn bộ bệnh nhân đến khám, điều trị và chuyển tuyến Bảo hiểm Y tế tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh trong thời gian nghiên cứu.

2.2 Phương pháp nghiên cứu2.2.1 Thiết kế nghiên cứu

Nghiên cứu tiến cứu theo phương pháp mô tả cắt ngang.

2.2.2 Địa điểm, thời gian nghiên cứu

- Địa điểm: Phòng Kế hoạch tổng hợp và các khoa lâm sàng có bệnh nhân chuyển tuyến Bảo hiểm Y tế tại Bệnh Viện Đa khoa tỉnh

- Thời gian nghiên cứu: Từ ngày 01/01/2023 đến ngày 30/09/2023.

2.2.3 Liệt kê và định nghĩa biến số

- Tuổi: Là biến số định lượng được tính bằng cách lấy năm khảo sát trừ đi năm sinh của đối tượng được khảo sát.

Trang 26

- Giới: là biến số định tính có hai giá trị nam và nữ

- Nhóm bệnh theo ICD 10: ICD-10 là Bảng phân loại quốc tế về bệnh tật và nguyên nhân tử vong do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chủ trì sửa đổi, bổ sung phiên bản sửa đổi lần thứ 10 ban hành năm 1990 và cập nhật lần cuối vào 2019 Ngày 28/10/2020 Bộ trưởng Bộ Y tế đã ban hành Quyết định số 4469/QĐ-BYT ngày 28/10/2020 về việc ban hành “Bảng phân loại quốc tế mã hóa bệnh tật, nguyên nhân tử vong ICD-10” và hướng dẫn mã hóa bệnh tật theo ICD-10 tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ICD-10 gồm 22 chương bệnh, trong đó 21 chương bệnh chính, ICD – 10 cho phép mã hóa khá chi tiết và đầy đủ các loại bệnh tật và cho phép triển khai sâu tùy từng loại bệnh tật Mỗi chương bệnh được chia thành nhiều nhóm bệnh (nhóm mã 2 chữ số).

2.3 Phương pháp thu thập số liệu

2.3.1 Công cụ thu thập số liệu: Máy vi tính tại phòng Kế hoạch tổng

hợp và hệ thống báo cáo số liệu trên phần mềm VNPT-HIS của bệnh viện.

2.3.2 Kỹ thuật thu thập số liệu

Các loại bệnh được phân loại theo ICD 10 và số liệu được lưu trữ trên phần mềm quản lý bệnh viện VNPT – HIS của Bệnh viện đa khoa tỉnh

2.3.3 Quá trình thu thập số liệu

Bước 1: Thu thập số liệu về chuyển tuyến Bảo hiểm Y tế thông qua dữ liệu trên phần mềm VNPT-HIS của bệnh viện.

Bước 2: Nhập số liệu vào mẫu bảng số liệu tại phụ lục trên phần mềm Microsoft Excel.

2.4 Cỡ mẫu: lấy toàn bộ.2.5 Phân tích và xử lý số liệu

- Xử lý: Số liệu được nhập và xử lý bằng phần mềm nhập liệu Microsoft Excel 2016 Kết quả nghiên cứu được đánh giá qua các dữ liệu cụ thể và thể hiện bằng bảng biểu và đồ thị và trình bày trên Microsof Word 2016.

Trang 27

- Phân tích số liệu: Sử dụng các thuật toán trong phần mềm Microsoft Excel 2016 bao gồm tính tổng, min, max, tính giá trị trung bình, tính % …

- Tính kết quả: kết quả được tính toán trên phần mềm Microsoft Excel 2016 và được trình bày bằng bảng biểu, sơ đồ trên Microsoft Word 2016 Các biến định tính, định lượng thể hiện bằng phân bố tần số và tỷ lệ.

2.6 Đạo đức trong nghiên cứu

- Nghiên cứu được thực hiện sau khi Hội đồng Nghiên cứu khoa học của Bệnh viện xét duyệt và chấp nhận cho thực hiện.

- Lấy thông tin dựa trên việc chẩn đoán và điều trị bệnh nhân hằng ngày, không ảnh hưởng đến tinh thần và thể chất người bệnh, thông tin được giữ bí mật.

Trang 28

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ3.1 Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu

3.1.1 Phân bố theo nhóm tuổi của đối tượng nghiên cứuBảng 3.1 Phân bố theo nhóm tuổi của đối tượng nghiên cứu

3.1.2 Phân bố theo giới tính của đối tượng nghiên cứuBảng 3.2 Phân bố theo giới tính của đối tượng nghiên cứu

Nhận xét: Tỷ lệ chuyển tuyến theo nhóm giới tính nam, nữ là tương

đương nhau (nam: 50,28%; nữ: 49,72%).

Trang 29

3.2 Thực trạng chuyển tuyến tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh năm 2023

3.2.1 Tình hình chuyển tuyến năm 2023

Bảng 3.3 Chuyển tuyến tại BVĐK tỉnh năm 2023

- Tỷ lệ chuyển tuyến chiếm 5,54% trên tổng số lượt bệnh nhân đến khám - Đa số bệnh nhân chuyển tuyến từ Khoa Khám bệnh Tỷ lệ chuyển tuyến tại khoa Khám bệnh chiếm 79,04%, tỷ lệ chuyển tuyến tại các Khoa lâm sàng chiếm 20,96% trên tổng số lượt bệnh nhân chuyển tuyến.

3.2.2 Phân nhóm chuyển tuyến tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh theo phân loại khoa điều trị

Bảng 3.4 Phân nhóm chuyển tuyến theo phân loại khoa điều trị

Trang 30

STTKhoa điều trịSố lượtTỷ lệ %

Nhận xét: Tỷ lệ bệnh nhân chuyển tuyến nhiều nhất từ Khoa Ung bướu

(25,43%) và Khoa Nhi (10,22%) Khoa Y học cổ truyền có tỷ lệ chuyển tuyến thấp nhất (0,12%).

3.2.3 Phân nhóm chuyển tuyến theo tuyến chuyển đến:Bảng 3.5 Phân nhóm chuyển tuyến theo tuyến chuyển đến

Trang 31

Tuyến Trung ương 5.988 88,03

Nhận xét: Tuyến chuyển đến chủ yếu là các bệnh viện tuyến trung ương

với tỷ lệ 88,03%; chuyển tuyến đến bệnh viện tuyến tỉnh là 11,97%.

3.2.4 Phân nhóm chuyển tuyến theo cơ sở y tế được lựa chọn đểchuyển tuyến đi

Bảng 3.6 Phân nhóm chuyển tuyến theo cơ sở y tế được lựa chọn đểchuyển tuyến đi

Trang 32

28 Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương 26 0,38

36 Khoa khám bệnh cơ sở 2 - Bệnh viện nhiệt đới Trung

Trang 33

STTCơ sở y tếSốlượt

Tỷ lệ%

Trang 34

3.2.5 Phân nhóm chuyển tuyến theo các tháng trong năm

Biểu đồ 3.1 Phân nhóm chuyển tuyến theo các tháng trong năm

Biểu đồ 1: Phân nhóm chuyển tuyến theo các tháng tại Bệnh viện Đa

khoa tỉnh 9 tháng đầu năm 2023

Nhận xét: Số lượt bệnh nhân chuyển tuyến cao nhất vào Quý I năm 2023

(Tháng 1: 1343 lượt, Tháng 2: 981 lượt, Tháng 3: 815 lượt).

3.2.6 Phân nhóm chuyển tuyến tại BVĐK tỉnh theo phânloại bệnh

Bảng 3.7 Phân nhóm chuyển tuyến theo phân loại bệnh

Trang 35

Bệnh khác 3375 49,62

Nhận xét:

- Số lượt chuyển tuyến do phân loại bệnh khác chiếm tỷ lệ cao nhất với tỷ lệ 49,62%, tiếp theo là chuyển tuyến do bệnh không lây nhiễm với tỷ lệ 39,34%.

- Số lượt chuyển tuyến theo phân loại bệnh thấp nhất là bệnh lây nhiễm với tỷ lệ 4,98%.

3.2.7 Phân nhóm bệnh lý chuyển tuyến tại BVĐK tỉnh theonhóm bệnh lý danh mục phân loại quốc tế về bệnh tật ICD10

Bảng 3.8 Phân nhóm bệnh lý chuyển tuyến theo nhóm bệnh

Trang 36

19 Bệnh lý xuất phát trong thờikỳ chu sinh P00-P96 25 0,37

21 Nguyên nhân ngoại sinh của bệnh tật và tử vong V01-Y98 2 0,03

Nhận xét: Các nhóm bệnh lý có tỷ lệ chuyển tuyến cao nhất là: Bệnh lýUng bướu (35,34%), Bệnh hệ tuần hoàn (9,03%), Bệnh cơ xương khớp và mô

liên kết (6%), thấp nhất là nhóm bệnh Nguyên nhân ngoại sinh của bệnh tật và

5 Viêm gan virus B mạn, không có

Trang 37

STTTên bệnhMã ICDSố lượt

Nhận xét: Bệnh lý chuyển tuyến thường gặp nhất là U ác của tuyến giáp

371 lượt, U ác của vú 352 lượt, U ác của phế quản và phổi 135 lượt.

3.2.9 Phân nhóm chuyển tuyến theo lý do chuyển tuyến

Bảng 3.10 Lý do chuyển tuyến tại BVĐK tỉnh năm 2023 theo thông tin trên giấy chuyển tuyến.

Nhận xét: Theo thông tin trên giấy chuyển tuyến, lý do chuyển tuyến theo

yêu cầu chuyên môn chiếm tỷ lệ 99,10%; chuyển tuyến theo yêu cầu của bệnh

Trang 38

Nhận xét: Nhóm bệnh lý chuyển tuyến liên quan đến năng lực, trình độ

chuyên môn chủ yếu là do Chưa đảm bảo năng lực, trình độ chuyên môn với tỷ lệ 51,75%; Đảm bảo năng lực, trình độ chuyên môn chiếm tỷ lệ 48,25%.

Trang 39

3.3.2 Phân nhóm bệnh lý chuyển tuyến liên quan thuốc, vật tư y tếBảng 3.12 Nhóm bệnh lý chuyển tuyến liên quan thuốc, vật tư y tế

Nhận xét: Nhóm bệnh lý chuyển tuyến liên quan đến thuốc, vật tư y tế

chủ yếu là do Chưa đảm bảo thuốc, vật tư y tế chiếm tỷ lệ 57,54%; Đảm bảo thuốc vật tư y tế chiếm tỷ lệ 42,46%.

3.3.3 Phân nhóm bệnh lý chuyển tuyến liên quan trang thiết bị y tếBảng 3.13 Nhóm bệnh lý chuyển tuyến liên quan trang thiết bị y tế

Nhận xét: Nhóm bệnh lý chuyển tuyến liên quan đến Đảm bảo trang thiết

bị y tế chiếm 53,23%; Chưa đảm bảo trang thiết bị y tế 46,77%.

3.3.4 Phân nhóm bệnh lý chuyển tuyến liên quan nguyên nhân khácBảng 3.14 Nhóm bệnh lý chuyển tuyến liên quan nguyên nhân khác

Trang 40

Nhận xét: Trong tổng số 6802 lượt bệnh nhân chuyển tuyến thì chuyển

tuyến do nguyên nhân khác chiếm tỷ lệ 22,74%.

Ngày đăng: 26/04/2024, 14:07

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan