Trong các tác phẩm đã học, nhân vật nào đã truyền cảm hứng, hướng em tới lối sống tích cực, có trách nhiệm với xã hội, khơi dậy khát vọng cống hiến và phát triển đất nước?

9 118 1
Trong các tác phẩm đã học, nhân vật nào đã truyền cảm hứng, hướng em tới lối sống tích cực, có trách nhiệm với xã hội, khơi dậy khát vọng cống hiến và phát triển đất nước?

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Câu 1: Trong các tác phẩm đã học, nhân vật nào đã truyền cảm hứng, hướng em tới lối sống tích cực, có trách nhiệm với xã hội, khơi dậy khát vọng cống hiến và phát triển đất nước? Câu 2: Em hãy xây dựng kế hoạch kế hoạch hành động nhằm phát triển văn hóa đọc cho bản thân và cộng đồng , đặc biệt đối với các bạn là trẻ em ở vùng sâu, vùng xa, trẻ em dân tộc thiểu số, trẻ em khuyết tật chữ in? (Nêu được mục tiêu, đối tượng hưởng lượi, nội dung công việc thực hiện, dự kiến kết quả đạt được).

Trang 1

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN

Trang 2

Câu 1: Trong các tác phẩm đã học, nhân vật nào đã truyền cảm hứng, hướng em tới lối

sống tích cực, có trách nhiệm với xã hội, khơi dậy khát vọng cống hiến và phát triển đất nước?

Trải qua các tác phẩm văn học cũng như các cuốn tiểu thuyết, truyện tranh mà em đã từng đọc, có lẽ 'Gió lạnh đầu mùa' của nhà văn Thạch Lam đã khơi gợi cho em lối sống tích cực, có trách nhiệm với xã hội, khơi dậy khát vọng cống hiến và phát triển đất nước cũng như tình yêu thương, đẹp đẽ như một dải hồng nắng ấm, là truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Tình yêu thương, đó không chỉ là truyền thống tốt đẹp mà dân tộc ta lưu giữ, mà còn là ánh sáng làm tươi đẹp hồn người Nó được thể hiện qua những hành động nhỏ, lời nói ý nghĩa, làm cho cuộc sống trở nên ấm áp và ý nghĩa Yêu

thương không chỉ dừng lại ở việc quan tâm gia đình, mà còn là sự chia sẻ, giúp đỡ những người xung quanh, từ những đứa trẻ đáng yêu đến những cụ già yếu đuối Tình yêu thương giúp chúng ta đứng vững trước gian khổ, là động lực khiến con người trở nên nhân văn hơn Tuy nhiên, vẫn còn những người sống thờ ơ, lạnh lùng trước nỗi khó của người khác Họ quên mất rằng, trong sự nhân ái, sẻ chia mới là nền tảng cho một cuộc sống ý nghĩa Chúng ta cần nhìn nhận và phê phán những tình cảm lạnh lùng đó, để từ đó tự nhắc nhở bản thân sống trọn vẹn yêu thương, làm cho thế giới này trở nên ấm áp hơn Gió lạnh đầu mùa” là một trong những tập truyện được tác giả Thạch Lam (Tên thật là: Nguyễn Tường Lân; sinh năm: 1910, mất năm: 1942) Nhà văn Thạch Lam được biết đến là một cây bút thiên về tình cảm, hay viết lại chính những cảm xúc của mình trước những số phận hẩm hiu, nghèo khổ của người nghèo, nhất là phụ nữ trong xã hội cũ nát, sống vất vả, chịu đựng, thầm lặng và trong đó có cả sự hy sinh Truyện được mở đầu bằng những câu văn miêu tả khung cảnh buổi sáng mùa đông Sau một đêm mưa rào, trời nổi gió bấc, thời tiết chuyển lạnh Sơn thức dậy, thấy mọi người trong nhà, mẹ và chị Lan đều “đã mặc

Trang 3

áo rét cả rồi” Khung cảnh mùa đông được miêu tả tinh tế qua những hình ảnh đặc trưng:“gió vi vu làm bốc lên những màn bụi nhỏ, thổi lăn những cái lá khô lạo xạo”; “bầu trời không u ám, toàn một màu trắng đục”; những cây lan trong chậu “lá rung động và hình như sắt lại vì rét” Sơn được mặc cái áo dạ chỉ đỏ lẫn áo vệ sinh, ngoài lại mặc phủ cái áo vải thâm Sơn rủ chị Lan ra chợ chơi cùng lũ trẻ em sống ở gần chợ Khi nhìn thấy chị em Sơn với những chiếc áo ấm thì liền đến gần xuýt xoa khen ngợi Hình ảnh những đứa trẻ nghèo hiện lên đầy chân thực mà xót xa Thằng Cúc, thằng Xuân, con Tí, con Túc vẫn mặc những bộ quần áo nâu bạc đã rách vá nhiều chỗ Môi chúng nó “tím lại”, chỗ áo quần rách “da thịt thâm đi”.

Để nổi bật chủ đề của tác phẩm, Thạch Lam đã đặt câu chuyện trong tình huống khi cái lạnh đến bất ngờ “Vừa mới ngày hôm qua giờ trời còn nắng ấm và hanh”, nhưng “qua một đêm mưa rào, trời nổi gió bấc, rồi cái lạnh ập đến…” Cái lạnh vô tình ấy là yếu tố kích thích tạo ra những tình huống trong câu chuyện Ngoài ra, để tô điểm thêm không khí của đất trời trong một ngày đông, tác giả đã tỉ mỉ kể thêm: “đất khô trắng”, “cơn gió vi vu làm bốc lên những màn bụi nhỏ, thổi lăn những chiếc lá khô lạo xạo”, “Trời không u ám, toàn một màu trắng đục Những cây lan trong chậu, lá rung động và hình như sắt lại vì rét”,“Gió thổi mạnh làm Sơn thấy lạnh và cay mắt” Có thể nói những điều Thạch Lam mô tả đã hoàn toàn gợi lên được cái lạnh, cái rét của những ngày đông ở vùng đồng bằng Bắc bộ.

Trong cái rét buốt ấy, tình thương, sự chia sẻ giữa con người nổi bật Sơn, cậu bé chính trong truyện, mang trong mình tấm lòng “thương người như thương thân” Điều này có thể bắt nguồn từ gia đình Sơn được sinh ra, lớn lên trong tình yêu thương của những người thân yêu Điều này thể hiện rõ qua những hành động tử tế từ gia đình Những chi tiết nhỏ như mẹ mặc cho Sơn áo ấm khi trời rét cũng cho thấy tình thương gia đình Dù sống trong gia đình khá giả, Sơn vẫn chơi cùng bạn bè nghèo Khi thấy Hiên đang lạnh lùng vì thiếu áo, Sơn và chị Lan quyết định giúp đỡ Tấm lòng nhân ái của họ làm rung động trái tim người đọc.

Trang 4

“Gió lạnh đầu mùa” mang đến những rung động về tình người Tình thương gia đình và lòng nhân ái với những hoàn cảnh khó khăn trong xã hội được thể hiện rõ trong câu chuyện

Yêu thương và cho đi yêu thương là điều mà chúng ta cần trong cuộc sống

Gió lạnh thổi đến, chúng nó lại “run lên, hai hàm răng đập vào nhau” Khi chị Lan nhìn thấy Hiên đang đứng “co ro” bên cột quán, trong gió lạnh chỉ mặc có manh áo “rách tả tơi”, “hở cả lưng và tay” Sơn đã “động lòng thương” và chợt nhớ ra mẹ cái Hiên rất nghèo, nhớ đến em Duyên ngày trước vẫn cùng chơi với Hiên ở vườn nhà Chị Lan và Sơn đã bàn với nhau cho cái Hiên chiếc áo bông cũ Sau đó, Lan đã “hăm hở” chạy về nhà lấy áo Sơn yên lặng đợi chờ, trong lòng tự nhiên thấy “ấm áp vui vui” Cái áo cũ mà chị em Sơn đem cho cái Hiên chứa đựng biết bao tình người, thể hiện tình cảm san sẻ của một đứa trẻ có một trái tim giàu tình yêu thương Hành động của chị em Sơn tuy nhỏ bé nhưng lại thật cao cả, đáng quý Qua tác phẩm “Gió lạnh đầu mùa” ta thấy được truyền thống “Tương thân tương ái” trong lúc khó khăn, hoạn nạn, tiếp tục lan tỏa mãi mãi trường tồn theo thời gian

Trong tác phẩm ngắn 'Gió lạnh đầu mùa' của nhà văn Thạch Lam, chúng ta nhận được một bài học quý báu về tình yêu thương trong cuộc sống Như ca dao Việt Nam đã nói, 'Bầu ơi thương lấy bí cùng' - điều đó thể hiện tầm quan trọng của sự chia sẻ và đồng cảm

Trang 5

trong xã hội Tình yêu thương không chỉ là một truyền thống, mà còn là hạt giống nhân ái mà chúng ta cần gieo trồng Hành động nhỏ như lời chào hỏi, hỗ trợ, hay đơn giản là một nụ cười, đều là những cách thể hiện tình cảm này Cuộc sống trở nên ý nghĩa hơn khi mỗi người chúng ta đều là nguồn động viên, hỗ trợ lẫn nhau Tuy nhiên, đối diện với những người vô tâm, lạnh lùng, ta cần đề cao giá trị của lòng yêu thương, gọi lên họ nhận ra rằng sẻ chia và yêu thương là nguồn năng lượng tích cực giúp chúng ta vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống.

Tình yêu thương, một truyền thống tốt đẹp, đã được dân tộc ta chăm sóc và phát triển qua hàng ngàn năm Cuộc sống trở nên hạnh phúc và xã hội phát triển khi có lòng nhân ái, bao dung và sẻ chia Tình yêu thương đọng lại trong từng hành động và lời nói hàng ngày của chúng ta Nấu một bữa cơm thơm ngon đón đợi người thân, dắt bước một cụ già qua đường, hay ủng hộ những người gặp khó khăn trong bão lụt ở miền Trung Mỗi lời nói và hành động yêu thương của chúng ta là một dấu ấn mà mọi người sẽ nhớ mãi Nhân ái và sự bao dung là nguồn động viên để chúng ta biết chia sẻ, sống vì người khác Ngoài những người yêu thương, vẫn có những người thờ ơ, vô cảm Họ lạc quan với khó khăn và vất vả của người khác, chỉ quan tâm đến lợi ích cá nhân Chúng ta cần lên án những lối sống như vậy Hãy 'Trao đi yêu thương để nhận lại yêu thương', đặc biệt là trong tuổi trẻ, để xây dựng cuộc sống ý nghĩa và tốt đẹp.

Tác phẩm không có cốt truyện: “Gió lạnh đầu mùa” không có cốt truyện, được xây dựng bởi những lát cắt từ cuộc sống, từ những điều diễn ra thường ngày Đôi khi đó là những hình ảnh vô cùng nhỏ và thường nhật diễn ra xung quanh cuộc sống, người đọc sẽ cảm nhận thông qua những chi tiết nhỏ nhất, những điều bình dị nhưng tạo được cảm xúc sâu sắc trong từng ý văn Các nhân vật trong truyện được tác giả đặt vào ranh giới giữa cái thiện và ác để tự bản thân thức tỉnh chính mình bằng lương tri, phẩm giá Đó chính là cái hay của văn Thạch Lam và cũng là tuyên ngôn nghệ thuật của ông: “Nghệ thuật không phải là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật không nền là ánh trăng lừa dối”

Tác phẩm thể hiện giá trị nhân văn ý nghĩa: “Gió lạnh đầu mùa” không chỉ dừng lại ở việc kể về số phận bất hạnh, nghèo đói của người nghèo trong xã hội mà tác phẩm còn là ngọn lửa thắp lên một cách đầy ấm áp và chan chứa yêu thương Trong hoàn cảnh khắc nghiệt

Trang 6

ấy vẫn luôn tồn tại tình yêu thương giống như cách những đứa trẻ tốt nhường áo ấm cho bạn… Bên cạnh đó, đọc tác phẩm, người đọc càng nhận ra chính sự nghèo khổ đôi khi không phải là nguyên nhân chính giết chết một con người mà đâu đó còn là lòng thù hận để rồi ân hận và day dứt đến suốt cuộc đời.

Ngôn ngữ đặc sắc trong “Gió lạnh đầu mùa”: Bên cạnh nội dung ý nghĩa và giá trị, ngôn ngữ của truyện đã giúp tác phẩm trở thành một trong những tác phẩm xuất sắc nhất của nền văn học Việt Nam Ngôn từ truyện cực kỳ phong phú, ấn tượng và dạt dào cảm xúc, đặc biệt truyện có ngôn từ gần gũi, bình dị và dễ hiểu khác hoàn toàn với những hình ảnh ước lệ tượng trưng ở giai đoạn văn học cổ điển

Thạch Lam đã cực kỳ thành công khi tạo nên một tác phẩm truyện ngắn nhưng không chỉ dừng lại ở việc kể, ông còn thắp lên ngọn lửa ấm áp của tình người yêu thương Trong hoàn cảnh cơ cực, bần hàn ấy vẫn toát lên được tình yêu thương lẫn nhau Đâu đó có thể bạn đọc sẽ cảm thấy buồn vì những đứa con vô tâm nhưng cũng sưởi ấm khi nhắc đến những tình yêu thương nơi phố thị, người thân nơi quê nhà

Mang tới văn hóa đọc bằng những kiến thức mà chúng em được học ở trường mong rằngmỗi chúng ta ai ai nếu có thời gian hãy ngẫm lại mộ lần nữa tác phẩm này bởi lẽ “Giólạnh đầu mùa” luôn mang đến những cảm xúc bình dị nhưng tràn đầy ý nghĩa nhân văn.Sẽ cực kỳ thích hợp nếu bạn chọn đọc tác phẩm vào những ngày cuối thu đầu đông, cảmnhận những cơn gió lạnh vờn bên làn da nhưng trái tim mỗi người lại thấy ấm nồng bởitình yêu thương trong tác phẩm, giúp chúng ta thêm yêu cuộc đời và niềm tin vào nhữnggiá trị sống tích cực, có trách nhiệm với xã hội, khơi dậy khát vọng cống hiến và pháttriển đất nước trong giai đoạn ngày nay.

Trang 7

Câu 2: Em hãy xây dựng kế hoạch kế hoạch hành động nhằm phát triển văn hóa đọc cho

bản thân và cộng đồng , đặc biệt đối với các bạn là trẻ em ở vùng sâu, vùng xa, trẻ em dân tộc thiểu số, trẻ em khuyết tật chữ in? (Nêu được mục tiêu, đối tượng hưởng lượi, nội dung công việc thực hiện, dự kiến kết quả đạt được).

Để phát triển văn hóa đọc, những học sinh nghèo, trẻ em ở vùng sâu, vùng xa, trẻ em dân tộc thiểu số, trẻ em khuyết tật chữ in được tiếp xúc với những cuốn sách hay và bổ ích theo em nên xây dựng một tủ sách cộng đồng và hưởng ứng tích cực tham gia đọc sách kết nối tri thức vào một ngày trong tuần, diễn ra hàng tuần trong tháng.

Mục tiêu: Tủ sách sẽ giúp cho nhiều người được tiếp xúc với những cuốn sách hay, tiếp

theo đó là nâng cao ý thức đọc sách của mỗi người dân, đặc biệt là những trẻ em nghèo, thông qua đó giúp sự đoàn kết hỗ trợ lẫn nhau, tham gia đưa những kiến thức từ những trang sách tới những người cần, cho đi và nhận lại những giá trị của cộng đồng

Đối tượng hưởng lợi: Trẻ em ở vùng sâu, vùng xa, trẻ em dân tộc thiểu số, trẻ em khuyết

tật chữ in, và những người dân, đặc biệt là những người già, những bạn trẻ mong muốn tham gia cũng như hỗ trợ tủ sách cộng đồng.

Nội dung công việc:

- Chọn địa điểm đặt tủ sách, càng có nhiều điểm đọc sách, cần phủ rộng các tủ sách ở mỗi địa phương từ tổ dân phố đến phường xã.

+ Tiến hành khảo sát và phân tích nhu cầu đọc sách của cộng đồng ở mỗi địa phương + Xác định các vị trí thuận lợi và dễ tiếp cận như trung tâm văn hóa, trường học, khu dân cư đông đúc, quán cà phê, công viên, v.v.

+ Phối hợp với các cơ quan địa phương để có sự hỗ trợ và phân phối tủ sách đồng đều trên địa bàn.

Trang 8

- Chọn lọc những cuốn sách mang đến những giá trị văn hóa, xã hội, giáo dục sự phát triển nhân cách của mỗi cá nhân.

Chọn lọc sách:

+ Xây dựng tiêu chí chọn lọc sách như nội dung mang tính giáo dục, phát triển cá nhân, giá trị văn hóa, và phù hợp với độ tuổi của độc giả.

+ Liên hệ với các nhà xuất bản, các tổ chức phi lợi nhuận để nhận sách ủng hộ hoặc mua với giá ưu đãi.

+ Thực hiện việc tạo ra một bộ sưu tập đa dạng về chủ đề và thể loại sách để phục vụ nhu cầu đa dạng của cộng đồng.

- Tuyên truyền nâng cao ý thức cho người dân tham gia đọc sách tại các tủ sách.

- Tổ chức nhiều hoạt động để thu hút người dân đọc sách và phối hợp với trường học, tổ chức các cuộc thi viết văn, thi đố về sách để tăng cường động lực cho việc đọc và sáng tạo văn hóa đọc.

- Sử dụng các phương tiện truyền thông địa phương như biển quảng cáo, truyền thanh, truyền hình, mạng xã hội để thông báo về sự hiện diện của tủ sách và khuyến khích người dân tham gia đọc sách.

- Tổ chức các buổi giới thiệu tủ sách, trình chiếu sách mới, và các hoạt động kích thích sự quan tâm đến việc đọc sách.

Khi thực hiện những hoạt động trên, kết quả mong muốn sẽ là tăng lượng người đọc sách mỗi ngày và nâng cao văn hóa đọc của cộng đồng Đồng thời, việc này cũng góp phần vào sự phát triển nhân cách và kiến thức của mỗi cá nhân trong cộng đồng Người dân sẽ trở nên quen thuộc và thú vị với việc đọc sách hơn thông qua sự tiếp xúc và tham gia vào các hoạt động đọc sách được tổ chức.

Văn hóa đọc sẽ được thúc đẩy và phát triển khi người dân có cơ hội tiếp cận với nhiều tác phẩm văn học, kiến thức bổ ích và giá trị văn hóa khác nhau từ các tủ sách cộng đồng Thông qua cuộc thi em mong muốn truyền tải tới các bạn học sinh trên toàn quốc, kiến thức là vô hạn chính vì thế chúng ta hãy trao đi những cuốn sách mà bản thân đã được đọc

Trang 9

và truyền cảm hứng để chia sẻ tới cộng đồng những người có hoàn cảnh khó khăn hơn để mang một Việt Nam ngày càng hiểu biết và nâng cao giá trị truyền thống đùm bọc đoàn kết của dân tộc ta.

Ngày đăng: 25/04/2024, 06:04

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan