skkn ngoại ngữ thpt

42 2 0
skkn ngoại ngữ thpt

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Chính vì thế các thày cô giáo phải biết cách làm chủ công nghệ, biết sử dụng các công cụ phần mềm với trí tuệ nhân tạo để hỗ trợ cho việc dạy và học hiệu quả.Xuất phát chính vấn đề này,

Trang 1

BÁO CÁO SÁNG KIẾN

I ĐIỀU KIỆN VÀ HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN

Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện này, tiếng Anh được coi là một trong những chìa khóa quan trọng giúp con người tiếp cận được thông tin, trau dồi kiến thức và hội nhập với xã hội Việc học tiếng Anh từ lâu đã được chú trọng trong hệ thống giáo dục ở Việt Nam với 4 kĩ năng nghe, nói, đọc, viết Những kỹ năng này có sự tác động qua lại lẫn nhau; trong đó kĩ năng nói được đánh giá là kĩ năng khó nhưng quan trọng nhất trong thực tiễn cuộc sống Thực tế cho thấy, phần lớn học sinh Việt Namgặp rất nhiều khó khăn trong việc giao tiếp với người nước ngoài do việc dạy và học kĩ năng nói còn hạn chế.

Ngày nay là thời đại công nghệ 4.0, các thiết bị điện tử thông minh ra đời ngày càng nhiều Mỗi ngày có vô cùng nhiều các tính năng mới các phần mềm mới được ra đời làm thay đổi cuộc sống của con người Việc ứng dụng CNTT trong việc dạy và học là yêu cầu bức thiết của ngành giáo dục trong giai đoạn hiện nay Cũng như các môn học khác, việc áp dụng CNTT trong việc dạy học tiếng Anh góp phần thúc đẩy quá trình đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao hiệu quả của việc dạy và học Nhờ ứng dụng nghệ thông tin mà các bài giảng trở nên sinh động, cuốn hút người học hơn, giúp cho người học mạnh dạn tham gia vào các hoạt động trong giờ học Chính vì thế các thày cô giáo phải biết cách làm chủ công nghệ, biết sử dụng các công cụ phần mềm với trí tuệ nhân tạo để hỗ trợ cho việc dạy và học hiệu quả.

Xuất phát chính vấn đề này, tôi đề xuất giải pháp để có thể một phần nâng cao chất lượng dạy và học kĩ năng nói thông qua đề tài “ Khai thác hiệu quả ứng dụng Flipgrid để tăng cường kỹ năng nói cho học sinh lớp 10 và học sinh giỏi hùng

II MÔ TẢ GIẢI PHÁP

1 Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến

Thực tế hiện nay kỹ năng nói là kỹ năng mà nhiều học sinh “sợ” nhất và yếu nhất Qua khảo sát tại đơn vị nhằm xác định những nhân tố cản trở khả năng giao tiếp Tiếng Anh của học sinh, người viết nhận thấy một số khó khăn sau là chủ yếu: chủ đề một số bài dạy còn chưa gần gũi và gây nhàm chán đối với học sinh; nhiều hoạt động còn chưa phù hợp với trình độ của học sinh; học sinh có thói quen viết ra giấy mà không nói; học sinh sợ mắc lỗi trong qúa trình nói ( sợ không phát âm đúng

Trang 2

từ nào đó, sợ nói sai câu, ….) Ngoài ra một nguyên nhân quan trọng dẫn tới tình trạng này là do giáo viên và học sinh không có đủ thời gian để thực hành nói Mỗi đơn vị bài học chỉ có một tiết speaking Hơn nữa số lượng học sinh trong lớp quá đông khoảng 40 – 50 học sinh mà số lượng được đề nghị để đạt hiệu quả là 20 – 25 học sinh nên học sinh ít có cơ hội trình bày quan điểm của mình Do đó một giáo viên không thể đưa feedback cho từng học sinh trong một lớp Điều này dẫn tới tình trạng chỉ số ít học sinh có cơ hội thực hành nói và trong khoảng thời gian ngắn.

Bên cạnh đó, ở cấp học THPT việc học bộ môn Tiếng Anh thường được chú trọng như là một môn thi chính trong kì thi Tốt nghiệp THPT hơn là một phương tiện giao tiếp quan trọng Nhận thức sai lầm này từ giáo viên và học sinh cần phải được thay đổi.Xuất phát từ thực trạng này việc tìm một giải pháp để tạo điều kiện phát huy tối đa khả năng giao tiếp của người học là điều vô cùng cần thiết.

Đứng trước vấn đề này, tôi và nhiều giáo viên khác đã đưa ra giải pháp là sử dụng công nghệ thông tin để giúp tăng cường thời gian nói cho học sinh tại nhà hay ngoài nhà trường Một số ứng dụng thường được dùng đó là facebook, Messenger, Zalo, gmail, google drive, google photos, … Nhiệm vụ học sinh thường được giao là chuẩn bị bài nói, bài thuyết trình về một chủ đề nào đó sau đó dùng điện thoại quay rồi gửi vào một trong các ứng dụng trên cho giáo viên.

Nhược điểm của giải pháp này là các video riêng lẻ được gửi với thời gian khác nhau dễ bị trôi bài, giáo viên khó kiểm soát, muốn tìm lại bài sau một thời gian sẽ gặp nhiều khó khăn Hơn nữa thời gian cho mỗi video chỉ nên hơn 2 phút Vì nếu quá sẽ quá dung lượng thì sẽ không thể tải lên mạng được Muốn tải đầy đủ học sinh phải chia bài nói thành nhiều phần dẫn tới khó kiểm soát và thiếu liền mạch Ngoài ra thiết bị điện thoại cũng không thể lưu trữ được nhiều video nên chúng sẽ người sử dụng bị xóa bớt đi để có thể tiếp tục lưu trữ những video mới cho mục đích sử dụng khác.

Đứng trước vấn đề này tôi đã băn khoăn trăn trở để tìm ra giải pháp để vừa nâng cao năng lực nói của học sinh vừa có thể dễ dàng quản lý việc rèn luyện kỹ năng nói cho học sinh một cách khoa học, hiệu quả mà vẫn tạo sự hứng thú cho học sinh Bản thân tôi là một giáo viên rất yêu thích công nghệ và thường xuyên cập nhật những ứng dụng hay để phục vụ cho công tác giảng dạy của mình Tôi đã tích cực học hỏi được trên mạng internet, từ đồng nghiệp và đặc biệt trong cộng đồng giáo viên sáng tạo MIE Việt Nam do Microsoft tổ chức Sau đó tôi đã lan tỏa những kiến thức mà mình có được cho các giáo viên tiếng anh trong tỉnh (đăng bài, video hướng dẫn sử dụng công cụ mới trong nhóm Nam Dinh English Teachers Network) Tôi đă

Trang 3

vinh dự được tập đoàn giáo dục Microsoft công nhận là chuyên gia giáo dục ( Có 176 giáo viên Việt Nam được công nhận năm 2019 ) Tại cộng đồng giáo viên sáng tạo này tôi đã rất ấn tượng với tính năng của ứng dụng Flipgrid Flipgrid là một phần mềm đã được Microsoft mua lại bản quyền và được đưa vào hệ sinh thái Microsoft từ năm 2019 Tôi nhận thấy đây quả là một công cụ hữu hiệu giúp tôi giải quyết được những vấn đề trước đây.

Mục đích của người viết sáng kiến là muốn giới thiệu một công cụ mới và hiệu quả giúp giáo viên và học sinh giải quyết vấn đề khó khăn trong việc cải thiện kỹ năng nói và thuyết trình Sự sáng tạo của người viết thể hiện ở một số vấn đề sau Thứ nhất đó là việc chuyển đổi mục đích Flipgrid thường được dùng để thảo luận tương tác về một chủ đề qua các video Người viết đã chuyển thành cá nhân hóa mỗi học sinh tự chuẩn bị bài nói hay thuyết trình để giáo viên theo dõi mức độ tiến bộ của từng học sinh với chính bản thân mình Thứ hai đó là nội dung các chủ đề Giáo viên không chỉ đưa ra một chủ đề mà là 10 chủ đề theo 10 đơn vị bài học trong SGK lớp 10 Thứ ba đó là thời lượng, thời gian tiến hành Giáo viên sẽ giao nhiệm vụ và quản lý video của học sinh theo từng tuần, mỗi tuần học sinh phải nộp một sản phẩm Thời gian kéo dài trong suốt năm học Thứ tư, giáo viên có thể mời cộng tác từ các chuyên gia, giáo viên các trường khác, học sinh giỏi các khóa trước, học sinh hay sinh viên nước ngoài vào nhóm cộng tác thông qua videos hay viết comments để đa dạng hình thức đánh giá hay tiêu chí đánh giá bài nói của học sinh.

Sáng kiến này được thực hiện muốn khẳng định vai trò của việc giảng dạy và học tập có thể sử dụng công nghệ thông tin Hơn thế nữa người báo cáo sáng kiến thực sự muốn nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tạo động lực cho người học trong quá trình dạy và học tiếng Anh Ngoài ra người viết cũng muốn chứng minh tính hiệu quả trong việc áp dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy và học tiếng Anh Dựa trên những phát kiến nho nhỏ, người viết hy vọng sẽ góp phần nhỏ bé để nâng cao chất lượng dạy và học tại trường THPT Nguyễn Khuyến Chính vì lẽ đó trong sáng kiến của mình, tôi muốn chia sẻ một chút kinh nghiệm đối với việc nâng cao hiệu quả việc rèn kỹ năng nói cho học sinh lớp 10 và đội tuyển học sinh giỏi hùng biện thông qua sử dụng phần mềm Flipgrid.

2 Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến 2.1 Khái quát về Flipgrid

Đầu tiên chúng ta cần hiểu Flipgrid là gì Công cụ này là một nền tảng thảo luận nhóm cho phép học sinh thảo luận và trả lời các chủ đề với các video clip ở nhà hoặc trong lớp học Flipgrid tương tự như quá trình tạo video phản hồi trên Youtube cho

Trang 4

một chủ đề hoặc tin tức cụ thể và nền tảng này được học sinh, sinh viên và giáo viên sử dụng ở 180 quốc gia để xây dựng kỹ năng trong thời đại kỹ thuật số tạo và chia sẻ nội dung video Hiện Flipgrid được gần 30 triệu giáo viên và học sinh sinh viên trên khắp thế giới sử dụng (180 quốc gia và lãnh thổ) Microsoft đã mua lại nền tảng thảo luận video này và cung cấp miễn phí cho các trường học và cá nhân.

Flipgrid là một công cụ rất dễ sử dụng, thân thiện, tính tương tác cao so với các công cụ hỗ trợ nói khác Học sinh được rèn kỹ năng tự học, tự nghiên cứu để tạo ra sản phẩm là bài nói hay bài thuyết trình Sau đó học sinh tải lên theo đường link giáo viêncung cấp Sau đó học sinh sẽ được nhận các lượt like và view của học sinh khác Điều này góp phần tăng hứng thú động lực cho học sinh phải nỗ lực thể hiện tốt chuẩn bị tốt để tạo ra những bài nói tốt nhất Đặc biệt học sinh sẽ được nhận comments và feedback và điểm chấm từ thày cô và các bạn khác trong nhóm Qua đó học sinh sẽ biết được mức độ, năng lực nói của mình tới đâu, đã tiến bộ chưa, có những ưu nhược điểm gì.

Flipgrid là công cụ trong đó học sinh có thể rèn luyện cả kỹ năng nghe nói và kỹ năng thuyết trình Ngoài ra học sinh được rèn các kỹ năng mềm khác như: kỹ năng hợp tác, kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng tìm thông tin, kỹ năng tự học, ….

Flipgrid có thể áp dụng cho mọi đối tượng học sinh từ tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông và sinh viên đại học, không chỉ môn tiếng anh mà còn tất cả các môn khác mà có yêu cầu thuyết trình.

Thông thường Flipgrid được giáo viên và học sinh sử dụng để thu thập ý kiến, thảo luận qua lại về một chủ đề hay dự án dưới hình thức video Nắm bắt được ưu điểm này của Flipgrid, người viết đã chuyển mục đích thành rèn luyện và nâng cao kỹ năng nói và thuyết trình bằng tiếng Anh cho học sinh lớp 10 và học sinh giỏi hùng biện tiếng anh Học sinh được theo dõi và quản lý video thuyết trình một cách có hệ thống cả tiến trình theo từng đơn vị bài học trong chương trình lớp 10 thời lượng một năm học chứ không phải chỉ một vấn đề trong một giai đoạn nhất định Mục đích người viết chọn đối tượng thực hiện là học sinh lớp 10 là do một số nguyên nhân sau Thứ nhất đây là đối tượng học sinh mới chuyển cấp học từ THCS lên THPT nên các em chưa quen với yêu cầu kiến thức và kỹ năng của học sinh THPT – phát triển toàn diện các kỹ năng nghe nói đọc viết đạt chuẩn đầu ra A2 theo khung tham chiếu ngoại ngữ Châu Âu Thứ hai, ở cấp THCS một số em vẫn học chương trình SGK cũ nên sẽ gặp nhiều khó khăn khi tiếp cận các chủ đề của SGK lớp 10 mới Do đó nếu giáo viên áp dụng công cụ Flipgrid sẽ giúp học sinh định hình nội

Trang 5

dung kiến thức kỹ năng góp phần tạo tiền đề và ý thức tốt cho học sinh phát triển kỹ năng nói và thuyết trình cho những năm học tiếp theo.

Sáng kiến này có thể áp dụng để dạy kĩ năng nói tiếng Anh cho học sinh trong toàn tỉnh và toàn quốc Tùy thuộc vào năng lực của học sinh trường mình mà giáo viên có thể áp dụng linh hoạt Đối với lớp học tốt có thể giao chủ đề khó hơn và yêu cầu cao hơn với mức độ thường xuyên hơn Đối với lớp yếu thì có thể giao mỗi học kỳ 1 đến 2 bài nói với câu hỏi ở mức độ dễ hơn Sau đó tổng hợp feedback và điểm học sinh đạt được để tính vào điểm tổng kết và trao phần thưởng cho những bạn nói tốt, tích cực, tiến bộ, ….

2.2 Các tính năng của Flipgrid

2.2.1 Đối với giáo viên

Là một công cụ vô cùng đắc lực giải quyết bài toán khó về cải thiện kỹ năng nói và thuyết trình:

- Là kho lưu trữ tài nguyên

+ Lưu trữ toàn bộ video của học sinh nộp bài trên đám mây mà không giới hạn dung lượng.

+ Giáo viên và học sinh có thể tải video về thiết bị cá nhân khi cần.

+ Giáo viên có thể chuyển video nhất định tới học sinh khác hay người khác mà không mất thời gian tìm trong kho dữ liệu hay đợi máy download Flipgrid sẽ cung cấp đường link để chia sẻ video.

+ Thời gian tối đa cho mỗi video là 5 phút Đối với các công cụ phổ biến như Zalo, messenger thì thời gian khoảng 3 phút thì mới thuận tiện trong việc gửi bài nói.

- Là công cụ giao bài tập và quản lý việc tự học của học sinh một cách hiệu quả + Giáo viên có thể tạo chủ đề để học sinh thảo luận và đưa ra ý kiến quan điểm của cá nhân hay của cả nhóm phục vụ cho nội dung bài dạy, một dự án hay buổi giao lưu, hội thi, ….

- Giúp giải phóng dung lượng thiết bị điện tử như điện thoại, máy tính, ipad,… - Học sinh nộp bài online, được lưu trữ đám mây nên giáo viên không cần tải về máy để xem đồng thời có thể đưa ra feedback ( nhận xét, like, view, điểm ) ngay trên ứng dụng Điều này giúp học sinh có thể nhận được phản hồi ngay lập tức sau khi giáo viên nhận xét để điều chỉnh kịp thời Hơn nữa mọi thông tin này đều được lưu trữ nên cả HS và GV đều có thể xem lại bất cứ lúc nào.

- Flipgrid cung cấp nhiều tính năng giúp giáo viên như có một cuốn sổ tổng hợp:

Trang 6

+ Giáo viên có thể cài đặt các yêu cầu đối với người học # Nêu câu hỏi

Ở phần này giáo viên nên nêu câu hỏi cụ thể sau đó mô tả chi tiết nội dung chính yêu cầu học sinh thực hiện.

# Giáo viên có thể làm video mẫu up lên cho học sinh tham khảo

# Giáo viên có thể chuyển link một bài mẫu hay trên mạng cho học sinh tham khảo # Nêu tiêu chí chấm điểm

# Điểm cụ thể trên thang 20 # Thông báo deadline

+ Giáo viên thực hiện việc chấm trả nhận xét (feedback) cho học sinh online luôn để luôn được lưu giữ ( Phần này có thể để chế độ công khai hoặc ẩn đi (hidden) để đảm bảo tính riêng tư cá nhân ).

# Gửi biểu tượng “like” và “view” để động viên học sinh tích cực tham gia

# Đưa nhận xét (comment) cụ thể về bài nói của học sinh Giáo viên có thể làm video nhận xét bài của học sinh để gửi lại Tuy nhiên đánh máy nhận xét những ưu điểm và nhược điểm cần khắc phục của học sinh thì sẽ nhanh hơn và tiết kiệm thời gian cho giáo viên hơn.

# Chấm điểm

+ Sau khi kết thúc đợt giao bài tập, chủ đề hay dự án, giáo viên có thể dùng tính năng “export data” để xuất excel thống kê toàn bộ kết quả của tất cả học sinh tham gia ( phần này giống như xuất excel sau khi làm phiếu khảo sát của google form hay Microsoft form )

Những thông tin hiện trên bảng excel gồm: tên nhóm, tên topic, tên người thực hiện, ngày thực hiện, email, số view, số like, transcript, comments, số điểm đạt được.

+ Giáo viên có thể dựa vào bảng thống kê để đánh giá tình hình chung của lớp, tính khả thi và hiệu quả của nhiệm vụ giao cho học sinh để rút kinh nghiệm và điều chỉnh nhiệm vụ lần sau.

+ Giáo viên có thể lấy điểm này làm điểm kiểm tra thường xuyên để khuyến khích học sinh tích cực tham gia.

- Giáo viên có thể mời người khác hay giáo viên khác “copilot” tham gia nhóm để chấm điểm nhận xét cho học sinh.

- Do Flipgrid là một ứng dụng phổ biến nên có cộng đồng người sử dụng đông đảo trên thế giới ( khoảng 30 triệu giáo viên và học sinh ) Giáo viên có thể tìm đối tượng cộng tác là các giáo viên hay chuyên gia khác trên thế giới Giáo viên có thể dùng bộ lọc (filter) để tìm đối tượng cho phù hợp với chuyên ngành và độ tuổi của

Trang 7

học sinh.

- Flipgrid có tính năng “nhắc việc” giúp giáo viên

+ Có thông báo video mới ngay trên giao diện khi mở ứng dụng

+ Nếu có video học sinh mới nộp sẽ có thông báo trên email (phần này là cài đặt tùy chỉnh)

- Flipgrid có thể kết hợp với các công cụ dạy học trực tuyến khác như Teams hay google classroom bằng cách chia sẻ link hay nhúng link.

2.2.2.Đối với học sinh

Flipgrid giúp nâng cao tiếng nói của học sinh và có rất nhiều tính năng ưu việt như sau:

- Flipgrid là kho lưu trữ tài nguyên học tập cho học sinh

+ Học sinh có thể xem lại lịch sử các bài của mình và của các bạn Từ đó dễ dàng đánh giá được mức độ tiến bộ của mình tới đâu để có phương hướng rèn luyện cho phù hợp năng lực bản thân.

+ Học sinh các khóa sau có thể được xem tham khảo bài mẫu để định hình được cách thức, yêu cầu và các tiêu chí để có được bài nói tốt nhất (Tính năng này có thể thực hiện khi giáo viên cho phép và gửi đường link hay mã code)

- Học sinh có thể chủ động quay bài nói, bài thuyết trình theo chủ đề hay câu hỏi mà giáo viên đưa ra.

+ Học sinh tự lựa chọn thời gian, cách thức thực hiện.

+ Học sinh không phải e ngại như khi thuyết trình trước thày cô giáo và các bạn.

Điều này giúp nâng cao khả năng tự học tự tìm hiểu Hơn nữa điều này giúp cho những học sinh hay e dè nhút nhát tâm lý sợ phát biểu trước đám đông có thể tự rèn luyện kỹ năng thuyết trình, sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ thuyết trình Khi học sinh đã quen với việc thể hiện ý kiến quan điểm thì các em có thể thực hiện được việc thuyết trình trực tiếp trên lớp một các dễ dàng hơn.

- Học sinh có thể vào xem bài của bạn ( Nếu giáo viên cài đặt chế độ công khai) để view, like, nhận xét rút kinh nghiệm cho bạn hay học hỏi ưu điểm của bạn Phần này giáo viên có thể tăng tính tương tác cho học sinh bằng cách yêu cầu học sinh nhận xét cho điểm chéo tổ.

- Việc tiến hành nộp bài nói thuyết trình diễn ra dễ dàng nhanh gọn hơn.

+ Học sinh có thể nộp bài quay trực tiếp Quay xong là nộp bài luôn không cần phải lưu lại trên bộ nhớ rồi mới chuyển Điều này giúp giải phóng dung lượng điện thoại, máy tính

Trang 8

+ Học sinh có thể nộp bài khi có sẵn video trong máy vào “import”

- Dựa vào bảng thông kê do giáo viên công bố để tự đánh giá năng lực bản thân so với các bạn trong nhóm, trong lớp

+ Tự khắc phục nhược điểm bản thân (Dựa vào comment của của bạn và cô giáo)

+ Học hỏi những bài nói hay của các bạn.

- Có nhiều cơ hội được nhiều giáo viên hay chuyên gia khác nhận xét đa chiều, khách quan ( Nếu giáo viên mời trong “copilot”)

- Grid followers cho phép học sinh nhận thông báo qua email về yêu cầu của giáo viên (Học sinh đăng nhập băng gmail rồi nên mặc định sẽ nhận thông báo về mail đăng ký)

- Tính năng caption giúp học sinh dễ theo dõi nội dung thuyết trình của các bạn + Cho phép dịch dạng subtitle ngay trên video

+ Cho phép điều chỉnh tốc độ nói: low, medium, fast

- Flipgrid cung cấp nhiều hỗ trợ giúp chỉnh sửa bài nói một cách sinh động và hấp dẫn hơn:

+ Có bảng trắng ghi âm màn hình hay che mặt hiệu ứng đối với học sinh bước đầu chưa tự tin vào bài nói hay chưa tự tin thể hiện ngoại hình với mọi người.

+ Có nhiều stickers, tranh ảnh minh họa có sẵn hoặc người dùng tự chụp bên ngoài để dán bên cạnh giúp bài nói trông sinh động hơn.

2.3 Cách sử dụng

2.3.1 Đối với giáo viên

a.Tạo tài khoản

Bước 1 Thày cô vào google rồi gõ info.flipgrip.com

Trang 9

Tại màn hình trang chủ thầy cô bấm chọn nút Educator Sign up ….it’s free hoặcnút Educator Signupở góc trên bên phải màn hình đều được

Bước 2 Tại đây thầy cô bấm sử dụng Gmail hoặc tài khoản Microsoft để tạo tài

khoản.

Trang 10

Thày cô chọn Sign up with Google hay sign up with Microsoft tùy tài khoản của thày cô Thông thường các thày cô chưa có tài khoản O365 thì sẽ chọn sign up with Google–> Sau đó thầy cô chọn 1 tài khoản Gmail phù hợp.

Bước 3: Thầy cô nhập các thông tin bổ sung để tạo tài khoản và bấm Let’s Go!

Trang 11

Như thế là thầy cô đã tạo xong tài khoản Flipgrid cho riêng mình rồi.

b.Tạo lớp học đầu tiên

Bước 4: Vẫn tiếp theo các bước màn hình, thầy cô tiếp tục bấm Create a topic để

tạo lớp học đầu tiên cho mình.

Tại đây thầy cô thiết lập các thông tin cho lớp học của mình

Trang 12

-Chọn Groups

-Chọn Create a Group

Tại đây các thày cô tạo thông tin cho mỗi Group của mình (Thày cô có thể tạo được nhiều Group khác nhau Ví dụ mỗi lớp là một Group)

Trang 13

Các thày cô có thể chọn Private hoặc Public.

Nếu thày cô chọn Private thì thảo luận chỉ diễn ra trong nội bộ nhóm.

Nếu thày cô chọn Public thì thảo luận diễn ra ở phạm vi rộng tùy thày cô gửi link

hay mã code cho đối tượng nào.

Sau khi thiết lập xong thông tin, thầy cô bấm Next để tiếp tục.

Trang 14

Bước 5: Cung cấp link Grid cho học sinh của thầy cô.

Thầy cô copy đường link và gửi cho học sinh để tham gia vào lớp học của mình.

Như thế là thầy cô đã tạo xong cho mình 1 tài khoản và 1 lớp học đầu tiên trên Flipgrid rồi đó Bây giờ thầy cô đã có thể sử dụng Flipgrid để tạo các topics của mình.

Thày cô nhấn Go to Group

Trang 15

Tôi đã làm video hướng dẫn GV cách tạo tài khoản và tạo lớp học đầu tiên, các thày cô có thể tham khảo bằng cách truy cập vào đường link sau:

c Thiết lập lớp học

Sau khi tạo xong lớp học đầu tiên của mình thầy cô bấm chọn nút Edit để thiết lập thêm các thông số cần thiết cho lớp.

Thiết lập các tính năng cho lớp học.

Các thày cô chú ý vào 4 thông tin trong hình tròn đỏ bên phải để tiến hành thiết lập

Trang 16

Các thày cô chọn Active nếu nhóm vẫn đang hoạt động bình thường, Hidden nếu

nhóm đang ngừng hoạt động.

Group Followerscác thày cô kích để chuyển màu xanh để cho phép học sinh nhận thông báo qua email khi có Topics mới hoặc video mới được tạo ra.

- Phần Personalize

Chọn hình đại diện cho nhóm Có thể chọn 1 hình có sẵn trong thư viện, tải trên mạng hoặc hình chụp từ điện thoại.

Trang 17

Sau đó chọn Update Group

Khi thày cô muốn tạo Group mới thày cô về lại giao diện Discussion rồi chọn Create

a Group để tạo ra nhóm mới

Tôi đã làm video hướng dẫn GV cách tạo tài khoản và tạo lớp học và thiết lập lớp học, các thày cô có thể tham khảo bằng cách truy cập vào đường link sau:

d Tạo một chủ đề mới.

Tới giao diện này thày cô bắt đầu tạo các câu hỏi hay chủ đề cụ thể cho nhóm.

Trang 18

Thày cô chọn Add a Topic

Thày cô chọn Get started để bắt đầu cài đặt thông tin cụ thể cho Topic

Trang 19

- Những tính năng này sẽ được lưu trữ và mặc định cho các topic tiếp theo nên thày cô sẽ không mất thời gian cài đặt lại cho mỗi lần giao nhiệm vụ mới ( Cần thay đổi tính năng gì thì thày cô thay đổi riêng lẻ )

- Sau mỗi lần cài đặt hay thay đổi tính năng thày cô ấn vào update video

# Topic Essentials

Trang 20

Title: Chọn tên topic

Captions: Hiển thị các phụ đề chú thích được tạo tự động.

Prompt: Hiển thị nội dung chi tiết của topic

Recording Time:Độ dài tối đa của video (Tối đa 5 phút)

Closed Captions: Chọn ngôn ngữ cho phụ đề

Topic Moderation: Kiểm duyệt video – Nếu thầy cô bật tính năng này thì video sẽ bị ẩn cho tới khi thầy cô cho phép nó hoạt động

(Thày cô không nênbật tính năng này để tất cả mọi người có thể xem video của nhau)

Media: Dẫn đường link một nguồn trên phương tiện truyền thông để thu hút học sinh.

Đính kèm thêm các đường link vào topic (tối đa 9 links), cái này rất quan trọng trong việc gúp những học sinh chưa có định hướng gì cho bài làm của mình thì các link đính kèm này cũng chính là một cách gợi ý cho học sinh.

Vídụ vào link từ Youtube

Thày cô copy đường link của video trên Youtube

Trang 21

Bấm Update Topic để hoàn thành thiết lập.

Sau khi tạo xong lớp học thầy cô sẽ thấy có sẵn một Topic có thên là Unit 1 – Family life ở trong danh sách Thầy cô có thể tận dụng topic này để sửa lại theo

nội dung của mình nếu muốn lập những topic mới

Tiếp theo thày cô hãy chia sẻ đường link Topic này cho học sinh để học sinh

nhận nhiệm vụ và thực hiện quay video Thày cô chọn Share

Ngày đăng: 25/04/2024, 04:53

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan