skkn ngoại ngữ tiểu học

64 0 0
skkn ngoại ngữ tiểu học

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Cũng theo Đề án Chương trình giáo dục phổ thông 2018 của môn tiếng Anh thì sau khi hoàn thành chương trình môn Tiếng Anh cấp tiểu học, học sinh có thể:- Giao tiếp đơn giản bằng tiếng Anh

Trang 1

I ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN 1 Vai trò của tiếng Anh

Ngày nay, tiếng Anh là ngôn ngữ được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới Theo Wikipedia tính đến năm 2022, có 67 quốc gia có chủ quyền và 27 khu vực chọn tiếng Anh là ngôn ngữ chính thức Tiếng Anh cũng là ngôn ngữ có nhiều người nói nhất trên thế giới Bên cạnh đó tiếng Anh cũng là ngôn ngữ được sử dụng chính trong các lĩnh vực quan trọng như: ngoại giao, khoa học, công nghệ, du lịch, y tế, … Chính vì thế, tiếng Anh trở thành ngôn ngữ toàn cầu Thấy được tầm quan trọng của ngôn ngữ này, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đưa môn học này vào giảng dạy ngay từ bậc Tiểu học Tiếng Anh là một trong những môn học bắt buộc trong chương trình giáo dục phổ thông từ lớp 3 đến lớp 12 Là một trong những môn học công cụ ở trường học, môn tiếng Anh không ch giúp học sinh hình thành và phát triển năng lực giao tiếp bằng tiếng Anh mà còn góp phần hình thành và phát triển các năng lực chung khác, để sống và làm việc hiệu quả hơn, để học tập tốt các môn học khác cũng như để học suốt đời.

Thông qua môn tiếng Anh học sinh có thể giao tiếp quốc tế, giúp các em trao đổi thông tin, tri thức khoa học và kỹ thuật tiên tiến, tìm hiểu các nền văn hoá, qua đó góp phần tạo dựng sự hiểu biết giữa các dân tộc, hình thành ý thức công dân toàn cầu, góp phần vào việc phát triển phẩm chất và năng lực cá nhân Nhờ có việc học tiếng Anh và tìm hiểu các nền văn hóa khác nhau, học sinh có thể hiểu rõ hơn, thêm yêu ngôn ngữ và nền văn hóa của dân tộc mình.

Với vai trò là môn học bắt buộc trong chương trình giáo dục phổ thông, môn Tiếng Anh còn liên quan trực tiếp và có tác động qua lại với nhiều môn học/nội dung giáo dục khác như Ngữ văn/Tiếng Việt, Tự nhiên và xã hội, Lịch sử và Địa lí, Nghệ thuật, Giáo dục thể chất, Tin học, Hoạt động trải nghiệm Tiếng Anh còn là công cụ để dạy và học các môn học khác, nhất là môn Toán và các môn khoa học tự nhiên.

Mục tiêu cơ bản của Chương trình giáo dục phổ thông môn Tiếng Anh là giúp học sinh hình thành và phát triển năng lực giao tiếp thông qua rèn luyện các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết và các kiến thức ngôn ngữ (ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp) Các kỹ năng giao tiếp và ngôn ngữ được xây dựng trên cơ sở các đơn vị năng lực giao tiếp cụ thể, trong các chủ điểm và chủ đề phù hợp với nhu cầu và khả năng của học sinh phổ thông nhằm giúp các em đạt được các yêu cầu quy định trong Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam (ban hành theo Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo), cụ thể là học sinh kết thúc cấp tiểu học đạt Bậc 1.

Trang 2

Cũng theo Đề án Chương trình giáo dục phổ thông 2018 của môn tiếng Anh thì sau khi hoàn thành chương trình môn Tiếng Anh cấp tiểu học, học sinh có thể:

- Giao tiếp đơn giản bằng tiếng Anh thông qua bốn kỹ năng nghe, nói, đọc, viết, trong đó nhấn mạnh hai kỹ năng nghe và nói.

- Có kiến thức cơ bản và tối thiểu về tiếng Anh bao g m ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp; thông qua tiếng Anh có những hiểu biết ban đầu về đất nước, con người và nền văn hoá của các quốc gia nói tiếng Anh và của các quốc gia khác trên thế giới.

- Có thái độ tích cực đối với việc học tiếng Anh; biết tự hào, yêu quý và trân trọng nền văn hoá và ngôn ngữ của dân tộc mình.

- Hình thành cách học tiếng Anh hiệu quả, tạo cơ sở cho việc học các ngoại ngữ khác trong tương lai.

2 Đặc điểm tình hình của địa phương, nhà trường, học sinh phụ trách và bản thân giáo viên

2.1 Đặc điểm tình hình của địa phương

Xã Nghĩa Hùng là một xã thuộc miền hạ của huyện Nghĩa Hưng, dân số trên 8000 nhân khẩu Đảng bộ và chính quyền địa phương, phụ huynh luôn luôn quan tâm tới phong trào giáo dục và việc học hành của con em mình Nền kinh tế phát triển còn ở mức độ trung bình nhưng tình hình chính trị ổn định, đảm bảo trật tự an toàn xã hội, là một vùng có nhiều dân cư theo đạo Thiên Chúa chiếm khoảng 58% Xã Nghĩa Hùng có 3 trường đóng trên địa bàn xã được công nhận là trường Mầm non, trường Trung học cơ sở đạt trường chuẩn Quốc gia mức độ 1, Tiểu học Nghĩa Hùng đạt trường chuẩn Quốc gia mức độ 2, trường kiểm định mức độ 3, trường Xanh sạch đẹp an toàn và thư viện Tiên tiến theo mô hình Room To Read.

2.2 Đặc điểm tình hình của nhà trường

- Trường Tiểu học xã Nghĩa Hùng nằm ở trung tâm khu Văn Giáo, đa số học sinh vùng công giáo, các em học sinh đều chăm ngoan, yêu thích hoạt động và phụ huynh rất quan tâm Bên cạnh đó còn một số gia đình khó khăn, ít quan tâm đến việc học tập của con.

- Trường học hai tầng khang trang, sạch đẹp, có đầy đủ ti vi cho các lớp, có kết nối Wifi, đáp ứng tốt nhu cầu giáo dục Trường có tổng số 31 giáo viên 100% đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn, trình độ của giáo viên tương đối đ ng đều, nhà trường có đội ngũ cốt cán khá vững vàng về chuyên môn, có bề dày về

Trang 3

thành tích, nhiều năm liền trường được Uỷ ban nhân dân huyện và Phòng giáo dục tặng danh hiệu tập thể lao động Xuất sắc

- Năm học 2020-2021 trường Tiểu học Nghĩa Hùng được Ủy ban nhân dân T nh Nam Định tặng Cờ dẫn đầu trong phong trào thi đua và được Giám đốc sở giáo dục và đào tạo t nh Nam Định tặng Giấy khen Hoàn thành xuất sắc các lĩnh vực công tác

- Năm học 2022-2023 trường tham gia cuộc thi viết sáng kiến kinh nghiệm đạt 5 giải xuất sắc cấp huyện và được đi dự thi cấp t nh, kết quả đạt 1 giấy khen và 5 giấy chứng nhận Cuộc thi bài giảng điện tử trường tham dự 8 tiết, kết quả đạt 6 giải Khuyến khích cấp t nh Cuộc thi Tiếng Anh đạt 1 giải Nhì cấp t nh và thi Thể dục thể thao đạt 1 giải Ba cấp t nh.

2.3 Đặc điểm tình hình học sinh

- Trong năm học 2022-2023 tôi được nhà trường phân công giảng dạy môn tiếng Anh lớp 3A và khối 5 , đa số các em ngoan ngoãn, ham học, có ý thức tốt.

- Phụ huynh luôn luôn quan tâm đến con em mình, đ ng hành cùng các con trong mọi hoạt động học tập

- Sau khi nhận các lớp tôi đã tiến hành khảo sát nắm được trình độ nhận thức của học sinh để có biện pháp kèm cặp và giúp đỡ thêm

2.4 Bản thân giáo viên

Bản thân tôi là một giáo viên có 8 năm kinh nghiệm giảng dạy tôi luôn luôn hoàn thành Xuất sắc mọi nhiệm vụ mà nhà trường giao cho Tôi luôn luôn nhiệt tình, hết mình trong công tác giảng dạy, gần gũi, yêu quý học sinh

Trong năm học 2021-2022 tôi được Giám đốc sở Giáo dục và đào tạo tặng giấy khen; năm học 2022-2023 tôi đạt danh hiệu chiến sĩ thi đua cấp cơ sở.

3 Mục đích nghiên cứu

Nhằm triển khai có hiệu quả Đề án ngoại ngữ quốc gia 2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo Nam Định cũng như phòng Giáo dục và Đào tạo Nghĩa Hưng đã tổ chức nhiều cuộc thi như hùng biện tiếng Anh, Toán-khoa học tiếng Anh, IOE,…với mục đích thúc đẩy phong trào dạy và học tiếng Anh, giúp học sinh trau d i, giao lưu, học hỏi và tự tin thể hiện khả năng tiếng Anh trước đám đông Hội thi là sân chơi thú vị, bổ ích cho các bạn học sinh tiểu học đặc biệt là các bạn ở vùng nông thôn Để đạt được kết quả cao trong mỗi cuộc thi là mục tiêu mà nhà trường, giáo viên và học sinh đều hướng đến Để làm được điều đó là cả một quá trình cố gắng và đặc biệt phải có sự yêu thích, say mê đối với môn học Năm học 2022-2023 tôi được Ban giám hiệu và nhà

Trang 4

trường phân công dạy môn tiếng Anh cho học sinh khối 5, b i dưỡng đội tuyển hùng biện tiếng Anh và ôn luyện khảo sát cho các em Đây là lần đầu tôi tiếp xúc với các em học sinh này và qua một số bài dạy đầu tiên tôi nhận thấy phần lớn các em cảm thấy chán, sợ mỗi khi nhắc đến môn tiếng Anh Vậy làm thế nào để tôi và các em đạt được kết quả cao trong các cuộc thi trong khi các em không yêu thích môn học chính là băn khoăn, trăn trở của tôi mỗi khi đến lớp Bằng sự cố gắng, nỗ lực, quyết tâm thay đổi tôi và các em đã gặt hái được những thành công nhất định Tôi xin mạnh dạn chia sẻ một vài kinh nghiệm, bí quyết giúp các em học sinh tìm lại được niềm yêu thích học tiếng Anh qua đề tài “Một số biện pháp gây hứng thú học tiếng Anh cho học sinh lớp 5.”

4 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu 4.1 Phạm vi nghiên cứu

Tập trung nghiên cứu đề tài: “Một số biện pháp gây hứng thú học tiếng Anh cho học sinh lớp 5” tại trường Tiểu học Nghĩa Hùng.

4.2 Đối tượng nghiên cứu

- Điều kiện: Phòng học rộng rãi, đ dùng dạy học đầy đủ, phương tiện dạy học hiện đại có ti vi kết nối wifi đảm bảo chất lượng, trang trí không gian lớp học.

- Thời gian: Lần đầu áp dụng sáng kiến vào ngày 6 tháng 9 năm 2022 - Đối tượng áp dụng sáng kiến:

+ Lớp nghiên cứu: Học sinh lớp 5A, 5B, 5C, 5D trường Tiểu học xã Nghĩa Hùng năm học 2022-2023.

+ Phạm vi áp dụng: Một số hoạt động của học sinh lớp 5 và phương pháp giáo dục, kĩ thuật dạy học tích cực

- Trong quá trình lựa chọn đề tài: “Một số biện pháp gây hứng thú học tiếng Anh cho học sinh lớp 5.”

5 Tính mới, tính sáng tạo của sáng kiến

Bản thân tôi đã lựa chọn các giải pháp, phương pháp; kỹ thuật dạy học tích cực, các hoạt động trải nghiệm cho học sinh để có được động lực, niềm yêu thích môn học Từ đó, các em say mê, chủ động khám phá kiến thức để gặt hái được thành công trong học tập.

Năm học 2022-2023 Trường Tiểu học Nghĩa Hùng đã triển khai và thực hiện chủ đề của ngành giáo dục “Đoàn kết, sáng tạo, ra sức phấn đấu hoàn thành tốt các nh ệm vụ và mục t êu đổ mớ , củng cố và nâng cao chất l ợng g áo dục và đào tạo” Các em được trực tiếp tham gia vào mọi hoạt động của

Trang 5

lớp, học sinh thích đến lớp, mong muốn được gặp bạn bè, cô giáo để khám phá, chinh phục những kiến thức, kỹ năng mới Biến khẩu hiệu thành hành động và kết quả, năm qua đã ghi nhận sự tiến bộ vượt bậc của các em đối với môn tiếng Anh bắt ngu n từ niềm yêu thích môn học.

II MÔ TẢ GIẢI PHÁP

1 Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến.

Qua những tiết dạy đầu tiên, nhận thấy học sinh rụt rè, e ngại, không hợp tác với cô trong quá trình tiếp thu bài học, tôi đặt câu hỏi “Các em có thích học tiếng Anh không?” thì câu trả lời không nằm ngoài dự đoán của tôi Có em thờ ơ, hờ hững, không trả lời, phần lớn câu trả lời là không thích, em sợ, em không biết gì Tôi dành ngay một cuộc khảo sát nhỏ cho 4 lớp khối 5 với tổng số học sinh là 108 em

PHIẾU KHẢO SÁT (Dành cho học sinh khối 5)

Học sinh trả lời thái độ của mình đối với môn tiếng Anh bằng cách đánh

Nhìn vào bảng khảo sát ta thấy t lệ học sinh rất yêu thích và thích môn tiếng Anh chiếm t lệ rất thấp, t lệ học sinh thấy môn học bình thường và không thích môn học chiếm t lệ đại đa số Vậy nguyên nhân là do đâu?

Trang 6

Qua những năm giảng dạy, công tác và trực tiếp trò chuyện với học sinh tôi đã tìm ra được những lí do sau đây:

- Thứ nhất, do giáo viên chưa tìm ra được những phương thức khơi gợi ham muốn khám phá tìm tòi lĩnh hội kiến thức của trẻ nhỏ.

- Thứ hai, do hạn chế về kiến thức nên các em ngày càng mất đi sự yêu thích môn học như ban đầu.

- Thứ ba, do tâm lí ngại khó, thấy cái mới lạ các em nghĩ là khó nên không muốn tiếp cận.

- Thứ tư, do hạn chế về nhận thức của phụ huynhvới tâm lí “giỏi Toán, tiếng Việt là thi được vào đại học r i, tiếng Anh không quan trọng” nên không sát sao với việc học tiếng Anh của con em mình.

- Thứ năm, do một số giáo viên chủ nhiệm vẫn coi tiếng Anh là môn phụ không cần chú ý quá nhiều nên p các em dành nhiều thời gian học Toán, Tiếng Việt.

Hình ảnh các em học sinh chán nản trong những buổi đầu tiên

Qua đó tôi nhận ra rằng học sinh muốn lĩnh hội được kiến thức, muốn đạt được kết quả cao trong các kì thi thì trước tiên các em phải yêu thích, phải say mê môn học, chủ động lĩnh hội kiến thức thì mới học tốt được Nhận thức được những khó khăn, thách thức trên đã thúc đẩy tôi chủ động tìm tòi và nghiên cứu

Trang 7

phát triển đề tài “Một số b ện pháp gây hứng thú học t ếng Anh cho học s nh lớp 5.”

2 Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến.

Qua quá trình giảng dạy, tìm tòi và học hỏi từ các đ ng nghiệp tôi đã đúc rút ra 9 biện pháp hữu hiệu sau để giúp học sinh tìm lại niềm yêu thích học tiếng Anh qua đó nâng cao chất lượng học tiếng Anh.

2.1 Phát triển kĩ năng nghe, nói qua các bài hát, câu chuyện tiếng Anh Phát triển kĩ năng nghe, nói của học sinh qua các bài hát ngắn sôi động.

Để làm quen với một ngôn ngữ mới quan trọng nhất là chọn phương pháp tiếp cận phù hợp và khiến bản thân người học cảm thấy có hứng thú nhất Luyện nghe tiếng Anh qua bài hát là một phương pháp học tiếng Anh quen thuộc được khuyến khích áp dụng đối với người học mọi trình độ, lứa tuổi.

Âm nhạc luôn có sức hấp dẫn đặc biệt với con người, không ch trong đời sống mà cả trong học tập Việc học thông qua âm nhạc cũng được coi là một phương pháp của người học ngoại ngữ nói chung và tiếng Anh nói riêng Nếu như các phương pháp học tập thông thường rất dễ làm con người ta căng thẳng, thì âm nhạc giúp các em học sinh được thư giãn để lấy lại sự hào hứng Học cùng âm nhạc không ch tạo sự lôi cuốn, hấp dẫn mà vẫn đảm bảo nâng cao kỹ năng ngoại ngữ Khoa học đã chứng minh, việc cải thiện kỹ năng nghe, nói tiếng anh qua bài hát là rất nhanh chóng Chúng ta có thể cải thiện khả năng phát âm, từ vựng và cả ngữ pháp để nâng cao trình độ cả bản thân.

Với học sinh Tiểu học việc nghe nhiều sẽ giúp các em hình thành phản xạ nghe tiếng Anh, sẽ vơi dần đi cảm giác “phải nghe” mà thay vào đó “được nghe” Học sinh sẽ học bằng cách bắt chước, lặp lại những gì nghe được Và với âm nhạc, kỹ năng nghe, nói của các em sẽ được cải thiện theo thời gian

Phương pháp cải thiện nghe, nói tiếng Anh qua bài hát hiệu quả Bước 1: Chọn nơi để lấy nhạc

Các video được chia sẻ trên các trang mạng như Youtube, Zing MP3, Nhaccuatui, iTunes, Spotify… Ở đó có ngu n thư viện video ca nhạc phong phú và miễn phí, cho ph p học tiếng Anh qua bài hát có phụ đề rất tiện dụng

Bước 2: Chọn bài hát

Chúng ta nên ưu tiên chọn một ca khúc đã quen hoặc nghe trước đó r i thay vì một bài hát mới chưa nghe lần nào nếu mới bắt đầu Việc phải làm quen với giai điệu và lời sẽ tốn thời gian và làm học sinh mất hứng khi học

Trang 8

Một bài hát lý tưởng để học tiếng Anh không ch là ca khúc mà học sinh yêu thích, mà nó còn đòi hỏi phải có lối diễn đạt thường ngày, sử dụng từ và mẫu câu đã và đang học, phát âm phải chuẩn và rõ lời Đặc biệt học sinh lớp 5 tôi chọn bài hát dành cho trẻ em hoặc các bài hát của Disney hoặc bài hát ballat nhẹ nhàng chậm rãi gắn với chủ đề các em đang học và chiếu lên tivi để cả lớp tiện theo dõi.

Bước 3: Đọc lời bài hát và Tìm hiểu lời

Không phải lúc nào chúng ta cũng có thể hiểu tất cả các từ trong bài hát, đặc biệt với các em học sinh nhỏ Đó là lý do tại sao tôi luôn hướng dẫn các em học sinh đọc qua lời bài hát để cùng nghiên cứu lời bài hát, nội dung của ca khúc nhằm mục đích hiểu đúng chủ đề cũng như các từ vựng có trong bản nhạc Với từ đã học các em đọc lại, từ mới chưa biết thì các em sẽ được hướng dẫn chi tiết, cụ thể về phát âm, cách sử dụng, nghĩa của từ.

Bước 4: Nhìn lời khi học tiếng Anh qua bài hát

Muốn học tiếng Anh tốt và phát âm chuẩn thì trong khi nghe các em học sinh phải vừa nghe vừa nhìn theo lời bài hát và đọc chúng Đây là cách sẽ giúp các em xác định được cách phát âm của từ, cố gắng hát theo để luyện phát âm chuẩn Sau khi nghe và nhìn lới bài hát khoảng hai lần, bắt đầu từ khoảng lần nghe thứ ba, các em cố gắng không nhìn lời bài hát, mà hãy vừa nghe vừa thưởng thức, cũng như đoán lời để nghe hiểu bài hát Đây cũng là bước giúp các em học sinh thực hiện tốt phương pháp học vừa nghe, vừa ch p lại lời bài hát

Bước 5: Lặp lại lời bài hát

Hãy nhẩm lại lời bài hát và hát theo bài đó, nhất là điệp khúc hay những câu hay Việc làm này rèn luyện khẩu hình miệng khớp với nhịp điệu của bài hát Cố gắng hát theo những gì mà nhớ được Sau một thời gian, các em thấy mình bắt đầu thuộc được lời bài hát, và hát theo mà không cần nhìn lời Điều này sẽ hỗ trợ học sinh, giúp các em giao tiếp tốt hơn nhiều

Bước 6: Hát karaoke

Sau khi đã nhớ và thuộc lời bài hát, các em sẽ hát karaoke mà không cần nghe lời Điều này sẽ giúp các em tự tin, thoải mái, phát âm tốt và nhớ lâu các từ vựng, mẫu câu các em đã học.

Một số bài hát tham khảo cho các bài học trong sách giáo khoa tiếng Anh lớp 5.

Unit 1: The wheels on the bus.

Unit 2: This is the way we do things./ Wake up/ Daily routines song

Trang 9

Unit 3: How did you get there?/ Riding a bike/ The wheels on the bus/ Planes song/ Tractors song/ Driving in my cars

Unit 4: What did you do on teachers’ day?

Unit 6: How many lessons do you have today?/ Subjects song Unit 7: How do you learn English?

Unit 8: Snow White and Aladdin/ Sleeping Beauty/Cinderella song

Unit 9: What did you see at the zoo?/ Going to the zoo/ Let’s go to the zoo/

Unit 11: What’s the matter with you? Unit 12: Don’t do that.

Unit 13: Daily routines song/ What do you do everyday?/ Wake up/ Everyday/ All in a day/ Time for school/ This is the way

Unit 14: Once upon a time

Unit 15: What would you like to be in the future?/ What do you want to be?/ Teacher/ Doctor/ Nurse/ Farmer/ Fire fighter/ Police officer

Unit 16: Where are you going?/ Let’s go to the zoo/ This is where I live/ Where are they?/ Let’s play in the park/ Supermarket/ Down by the station

Unit 17: Healthy eating and drinking/ Apples and bananas/ Eat your vegetables/ The pizza song/ Ice cream song/ Pat a cake/ Do you like broccoli ice cream/ I love sweets/ Give me something good to eat

Unit 18: The weather song/ How is the weather song/ What the weather liketoday?/Sun, rain, wind and snow/ The rainbow/ I can sing a rainbow/ I hear thunder/ Falling snow flake

Unit 19: Which place would you like to visit?/Where are you going?/ This is where I live/ Where are they?/ Let’s play in the park

Unit 20: Which one is…?/ Wheels on the bus go round and round /Fly to London

Trang 10

Hình ảnh các em học sinh đang học hát tiếng Anh

Trang 11

Các bài hát này gắn liền với các chủ đề các em học trong sách giáo khoa, lời bài hát dễ hát, giai điệu quen thuộc, sôi động phù hợp với học sinh Tiểu học.

Phát triển kĩ năng nghe, nói của học sinh qua các câu chuyện thú vị Nếu lợi ích của việc nghe nhạc là không nhỏ nghe truyện cũng thế Khi lắng nghe truyện cổ tích giúp xây dựng vốn từ vựng, kích thích trí tưởng tượng và nâng cao khả năng giao tiếp cho các em Thế nên, những học sinh được lắng nghe chuyện từ sớm sẽ phát triển nhanh và tốt hơn Qua nhiều nghiên cứu các nhà khoa học đã ch ra rằng kỹ năng ngôn ngữ và trí tuệ của trẻ đều liên quan tới những từ ngữ mà chúng được nghe mỗi ngày.

Một nghiên cứu ở Mỹ cho thấy, những học sinh hay nghe nhạc, truyện tiếng Anh (khoảng 2.100 từ/giờ) thì ch số tiêu chuẩn của các em này sẽ cao hơn, khả năng ngôn ngữ, từ vựng cao hơn hẳn những em không lắng nghe hàng ngày.

Những câu chuyện cổ tích các em học sinh thường được nghe không ch mang đến các bài học bổ ích giúp trẻ rèn luyện nhân cách, đối nhân xử thế với những người xung quanh mà còn tạo ra nhiều lợi ích khác Hiểu rõ được điều đó sẽ giúp các thầy cô có những phương pháp phù hợp để truyền tải các thông điệp từ những câu chuyện này cho các em.

Mỗi câu chuyện cổ tích thông thường đều mang đến một tích cách tốt đẹp nào đó như: đức tính trung thực; biết quan tâm và chia sẻ với mọi người; giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống; đức tính không ngại khó khăn gian khó, sự can đảm,

Thông qua câu chuyện được truyền đạt cho học sinh, các em sẽ nhận biết được những tính cách tốt đẹp này và có xu hướng học hỏi, làm theo Đó là lý do, nếu trẻ tiếp xúc với những câu chuyện này càng sớm, trẻ sẽ càng bổi dưỡng được những phẩm chất đạo đức tốt đẹp.

Những truyện cổ tích thường chứa được những nhân vật ch có trong tưởng tượng như ông bụt, bà tiên, phù thủy, các ph p màu xảy ra trong cuộc sống, các loài vật nói chuyện với nhau … Dù đây không phải là những tình tiết có thật xảy ra trong đời sống hằng ngày nhưng thông qua đó sẽ giúp kích thích trí tưởng tượng của trẻ Điều đó có thể giúp trẻ rèn luyện khả năng sáng tạo rất tốt và có trải nghiệm tốt hơn trong khả năng giải quyết các tình huống trong cuộc sống

Một số câu chuyện cổ tích dù chứa đựng những yếu tố ch có trong tưởng tượng nhưng phần lớn cốt truyện đều xuất phát từ câu chuyện thật trong cuộc sống hằng ngày Trẻ em trong mỗi giai đoạn phát triển đều đam mê khám phá đời sống để có thêm những kiến thức cũng như trải nghiệm Và các câu chuyện phong phú giàu sáng tạo có thể giúp trẻ thực hiện điều đó.

Trang 12

Những câu chuyện từ nhiều quốc gia khác nhau mang đến những nhân vật khác nhau, tình huống khác nhau, bài học khác nhau là cơ sở để các em mở rộng sự hiểu biết của chính mình Qua những câu chuyện này, các em hiểu biết được thêm nhiều điều từ sự đa dạng văn hóa, phong tục, tập quán trên khắp các quốc gia, dân tộc trên thế giới Sự thôi thúc, tìm tòi, khám phá để có những hiểu biết nhất định trở thành công dân toàn cầu trong tương lại là động lực giúp các em học sinh yêu thích ôn học hơn nữa Từ những câu chuyện mang đến nhiều khía cạnh khác nhau về các vấn đề trong cuộc sống tạo nên nhiều cảm xúc đặc biệt khác nhau cho trẻ Đó là những câu chuyện vui với kết thúc có hậu, thiện thắng ác, đó là các cung bậc cảm xúc khác nhau như đau bu n, giận dữ, phê phán,…

Chính những câu chuyện cho các em, những bài học và những lời dạy dỗ của ba mẹ , thầy cô trong khoảng thời gian này sẽ giúp các em cảm thấy được gắn kết và gần gũi hơn với nhau Đây là một điều cần thiết để kết nối tình yêu thương giữa các bạn trong lớp.

Từ niềm yêu thích được nghe truyện cổ tích hàng ngày, các em sẽ ngày càng cảm thấy hứng thú, yêu thích, chờ đợi trông mong vào những tiết tiếng Anh.

Nhờ đó, khả năng ghi nhớ từ vựng, mẫu câu, cách kể chuyện của các em sẽ ngày càng phát triển.

Hình ảnh truyện cổ tích học sinh nghe

Sách tiếng Anh 5 tập hai Un t 14: What happened n the story? giới thiệu nhiều câu chuyện hay, có ý nghĩa với các em như: the story of Ma An T em, The golden starfru t tree, Snow Wh te and the seven dwarfs, the fox and the crow Tôi chọn câu chuyện The Golden Starfruit Tree để kích thích niềm yêu thích môn học cũng như truyền tải một số bài học đạo đức tới các em Tôi thực hiện các bước như sau:

Trang 13

Bước 1: Guess- Phỏng đoán:

Tôi chiếu hình ảnh quả khế và cây khế r i hỏi các em “What is this?/ What kind of fruit can you see?/ What color are they?” Học sinh trả lời “Starfruits/ They are yellow” Để các em đoán được tên câu chuyện tôi sẽ gợi ý tiếp “Which do you think of a Vietnamese story/ fairy tale from the starfruits?’’ Học sinh nói được tên chuyện “The golden star fruit tree”

Bước 2: Vocabulary-Từ vựng

Tôi chọn những từ chính, quan trọng sẽ xuất hiện trong truyện để giới thiệu với các em.

Elder/ younger brotherGreedyKindJewelry

Học sinh quan sát tranh, nghe và nhắc lại và tự nói được nghĩa các từ Để giúp các em ghi nhớ được các từ này tôi thiết kế một bài tập nhỏ:

Trang 14

d Elder/ younger brother

Sau khi hoàn thành được bài tập này học sinh sẽ ghi nhớ được các từ xuất hiện trong bài Các em trả lời một số câu hỏi liên quan đến mẫu câu đã học:

Who are they?- They are brothers.

Who is he?- He’s younger brother./ He’s older brother What is this? It’s jewelry.

What do you think of the man? He’s kind./ He’s greedy Bước 3: Listen- Nghe có yêu cầu.

Lần đầu, tôi yêu cầu các em học khá nghe và ghi nhớ một số tình tiết chính của câu chuyện theo ý sau: First,…Then,…Next,…In the end,…các em còn lại

Trang 15

nghe và ghi nhớ được các từ mình nghe được Lần thứ hai, tôi yêu cầu các em nghe và viết lại theo nhóm tôi đã chia.

Bước 4: Chia sẻ kết quả

Đầu tiên, các em trong cùng nhóm sẽ chia sẻ bài của mình với bạn thảo luận cùng nhau Tiếp theo, các bạn trong hai nhóm sẽ trao đổi bài lẫn nhau Mục đích của hoạt động này nhằm giúp các em tự học, tự bổ sung phát triển ý kiến dựa trên tinh thần hợp tác học hỏi từ các bạn.

Sau đó, tôi yêu cầu các em ở nhóm viết từ lên bảng viết lại những từ mình nghe thấy theo thứ tự; các bạn nhóm đó sẽ bổ sung.

Tiếp theo, các em ở nhóm còn lại sẽ lên kể lại câu chuyện dựa vào các từ trên bảng.

Tiếp theo đó, tôi chia cả lớp thành nhóm 4 bạn, lần lượt từng bạn kể lại câu chuyện theo tranh gợi ý của cô Cô sẽ hướng dẫn một số câu hỏi để các thành viên còn lại trong nhóm trao đổi, chia sẻ ý kiến như: What is the name of the story?/ What is the kind of the story?/ Who are the main characters?/ What is the story about?/ What do you think of the older/ yonger brother?/ What happened in the end of the story?

Cuối cùng các bạn sẽ l ng tiếng một phân đoạn nhỏ trong phim hoạt hình cả lớp vừa nghe có phụ đề Cô và cả lớp cùng nhau thảo luận cách lên giọng, xuống giọng sao cho phù hợp nhất với cốt truyện.

Trang 16

Hình ảnh các em học sinh lồng tiếng truyện cổ tích

Hình ảnh truyện cổ tích Mai An Tiêm

Biện pháp này giúp rất hay và thú vị Nó giúp các em luyện phát âm, ghi nhớ từ mẫu câu và l ng tiếng đúng với vai của từng nhân vật Các em vô cùng thích thú khi được đóng các vai khác nhau với các tông giọng khác nhau Các em có những trải nghiệm tuyệt vời khi được hóa thân thành các nhân vật khác nhau và bài học sẽ khắc sâu mãi trong trí nhớ của các em.

Trang 17

2.2 Dạy học dự án

Phương pháp dạy học theo dự án (Project Based Learn ng – PBL) là phương pháp lấy người học làm trung tâm Với phương pháp này, giáo viên đóng vai trò tham vấn, hướng dẫn và tạo ra các tình huống, các vấn đề thực tiễn còn các em học sinh sẽ chủ động, tích cực tham gia, áp dụng những kiến thức đã học để thực hành, giải quyết tình huống từ đó phát triển thêm được nhiều các kỹ năng khác Sản phẩm cuối cùng sẽ là một bài báo cáo, bản thống kê, bức tranh, mô hình do chính tay các em học sinh tạo ra với sự hỗ trợ của giáo viên.

Bài học thiết kế theo dự án tích hợp nhiều kỹ thuật dạy học khác nhau, có thể lôi cuốn được mọi đối tượng học sinh không phụ thuộc vào cách học của các em.

Phương pháp dạy học dự án là phương pháp dạy học tích cực do nhà triết học người Mỹ John Dewey (1859-1952) khởi xướng Với học thuyết “learning by doing and experiencing” ( học thông qua hành động và trải nghiệm)

Dewey chủ trương hướng dẫn cho học sinh phương pháp học tập thông qua việc xây dựng một dự án cụ thể và tìm những giải pháp hợp lý để đưa dự án đến thành công.

Điểm mới của phương pháp dạy học dự án là thay đổi từ cách dạy tập trung vào giáo viên sang cách truyền đạt kiến thức tập trung vào người học Kết quả học tập của học sinh được đánh giá dựa trên quy trình tạo ra các sản phẩm và cách thức trình bày các sản phẩm đó.

Qua một tiết học với nhiều kỹ thuật khác nhau, học sinh có thể phát triển các kỹ năng tự nghiên cứu, tự học, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng thuyết trình, biết chia sẻ và giúp đỡ lẫn nhau Với phương pháp dạy học dự án, chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy học sinh phát triển được gì sau mỗi tiết học thông qua các hoạt động như: tìm kiếm, trao đổi thông tin, xây dựng sản phẩm và trình bày ngôn ngữ thông qua sản phẩm Trong quá trình nghiên cứu tạo ra sản phẩm, giáo viên sẽ hỗ trợ khi cần thiết, góp ý hay ch nh sửa thiếu sót để từ đó học sinh tự nhận ra được những hạn chế của bản thân.

Hơn nữa, ở một số phương pháp dạy học trước đây, giáo viên cung cấp từ theo chủ đề cho học sinh, ở phương pháp dạy học theo dự án này, học sinh sẽ tự nghiên cứu từ vựng theo chủ đề, tự thực hiện nhiệm vụ học tập theo sự phân công và hỗ trợ của giáo viên.

Chương trình sách tiếng Anh lớp 5 được biên soạn cho trẻ em người Việt thể hiện phương hướng giao tiếp, lấy người học và các hoạt động học làm trung tâm với ngữ liệu được xây dựng và phát triển qua các hoạt động nghe, nói, đọc,

Trang 18

viết từ đơn giản đến phức tạp Các hoạt động trong sách giúp học sinh phát huy sự tư duy độc lập hoặc tương tác với các bạn trong khi thực hiện các nhiệm vụ học tập Do đó, phương pháp dạy học dự án giúp học sinh hứng thú, tích cực, tự học, tương tác với các bạn để tạo ra sản phẩm học tập thành công nhất.

Để có được tiết dạy học dự án thành công, trước tiên giáo viên cần chuẩn bị thật chi tiết Mỗi bài học trong sách giáo khoa đều gợi ý một dự án để thực hiện Tùy thuộc vào nội dung chủ đề, tôi phân công các em thực hiện giải quyết các vấn đề theo cá nhân, theo nhóm tại lớp hoặc ở nhà.

Thực hiện dự án nhỏ theo cá nhân tại lớp.

Bước 1: Giáo viên giới thiệu mục đích, hướng dẫn thực hiện dự án.

Bước 2: Hướng dẫn tổ chức cho học sinh thực hiện dự án sau khi học xong Lesson 3 của mỗi bài học.

Bước 3: Hướng dẫn học sinh thực hiện trình bày theo cá nhân trong nhóm trước khi trình bày trước tập thể lớp

Bước 4: Nhận x t đánh giá dự án của từng cá nhân Unit 1: What’s your address?

Project: Draw a house and write its address

- Mục tiêu: Giúp học sinh sử dụng tiếng Anh để nói về địa ch ngôi nhà và tính từ miêu tả ngôi nhà.

- Nội dung: Vẽ một ngôi nhà nêu địa ch và đặc điểm của nó Đọc lại địa ch của nhà bạn trong nhóm và tường thuật lại trước cả lớp.

Trang 19

- Trình tự các bước:

1) Giới thiệu mục đích dự án: Giúp các em củng cố lại từ vựng về địa ch nhà và đặc điểm của ngôi nhà.

2) Hướng dẫn học sinh vẽ tranh và viết địa ch đã học: 105, Hoa Binh Lane, 97, Village road, 75, Hai Ba Trung, Flat 8, second floor, city tower, 81, Tran Hung Dao street, Hoan Kiem District.

3) Tổ chức cho học sinh trình bày cá nhân trong nhóm: Sử dụng mẫu câu: I live on/in…………My address is……… It’s big/ small / quiet/ noisy/ crowded/ pretty/ far….để trình bày.

4) Đại diện mỗi nhóm giơ cao tranh và tường thuật với cả lớp theo mẫu câu:Nam lives in/on…… Nam’s address is…… His house is big/ small/pretty/ far……

5) Học sinh nhận x t, đánh giá dự án của cá nhân, nhóm Giáo viên tổng kết.

Hình ảnh bức tranh về ngôi nhà và địa chỉ của các em Thực hiện dự án nhỏ theo nhóm tại lớp.

Bước 1: Giáo viên giới thiệu mục đích của dự án.

Bước 2: Hướng dẫn và tổ chức cho học sinh thực hiện dự án sau khi học xong Lesson 3 theo nhóm 4, cả lớp Giáo viên chia nhóm, phân công nhóm trưởng và nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên trong nhóm Học lực của các thành viên trong các nhóm phải đ ng đều để đảm bảo hoạt động nhóm, dự án có hiệu quả Giáo viên theo dõi và giúp đỡ nếu cần thiết.

Bước 3: Tổ chức cho học sinh trình bày trước lớp bằng cách thuyết trình hoặc phân vai Các nhóm quan sát và nhận x t Giáo viên tổng kết, nhận x t.

Unit 3: Where did you go on holiday?

Project: Interview two classmates about their holiday

Trang 20

- Mục tiêu: Giúp học sinh sử dụng tiếng Anh tương tác với nhau trong quá

2) Hướng dẫn và tổ chức cho học sinh thực hiện phỏng vấn các thành viên trong nhóm Học sinh hỏi các bạn những câu hỏi trên và viết vào worksheet

Trang 21

Hình ảnh học sinh thực hiện phỏng vấn các bạn

3) Tổ chức học sinh trình bày trong nhóm trước khi trình bày trước lớp Hướng dẫn học sinh báo cáo lại phỏng vấn: Hello, my name is… This is the report of my interview with + name… went to + place He went by + transport He + Activity And… went to + place She went by + transport She + activity.

4) Học sinh tự nhận x t, giáo viên đánh giá tổng kết.

Trang 22

Hình ảnh học sinh trình bày theo nhóm nhỏ Unit 17: What would you like to eat?

Project: Put foods and drinks into two groups: very healthy and not very healthy

- Mục tiêu: giúp học sinh nâng cao khả năng giao tiếp tiếng Anh và hợp tác khi làm việc theo nhóm, trình bày trước lớp.

- Nội dung: Học sinh kể tên các loại đ ăn, đ uống mình biết: cabbage, banana, orange, bread, rice, carrot, fish, milk, egg, chicken, jam, sweet, chocolate, ice-cream, soda, candy, cake….và chia vào 2 nhóm: very healthy (tốt cho sức khỏe) và not very healthy (không tốt cho sức khỏe).

- Trình tự các bước:

1) Giới thiệu mục tiêu của dự án.

Trang 23

2) Hướng dẫn và tổ chức cho học sinh thực hiện dự án Giáo viên chiếu tranh các loại đ ăn, đ uống Học sinh nêu lại tên và viết, trang trí vào poster.

3) Các nhóm cử đại diện lên trình bày dự án của nhóm theo hướng dẫn Hello, my name is…………On behalf of my group, I present some kinds of foods and drinks for you Firstly, fish, fruits,… are very healthy We should eat and drink everyday Secondly, chocolate, sweet, soda,….are not very healthy We shouldn’t eat much Thank you for your listening.

4) Học sinh và giáo viên tiến hành đánh giá, nhận x t sản phẩm.

Hình ảnh học sinh trình bày sản phẩm trước lớp Thực hiện dự án nhỏ theo cá nhân tại nhà

- Bước 1: Giáo viên giới thiệu mục đích của dự án sau khi kết thúc Lesson 2 của mỗi bài.

- Bước 2: Hướng dẫn chi tiết cho học sinh thực hiện dự án tại nhà.

- Bước 3: Thu sản phẩm của học sinh, học sinh trưng bày, giới thiệu sản phẩm khi học Lesson 3.

Unit 15: What would you like to be in the future?

Project: talk about what you would like to be in the future

Trang 24

- Mục tiêu: Giúp học sinh tự tìm tòi khám phá, sử dụng mẫu câu đã học để nói về nghề nghiệp trong tương lai.

- Nội dung: Vẽ hoặc chụp một bức ảnh về nghề nghiệp mình muốn làm - Trình tự các bước:

1) Giới thiệu mục đích dự án.

2) Hướng dẫn cho học sinh thực hiện dự án tại nhà: Vẽ hoặc chụp ảnh nghề nghiệp mình muốn làm ở tương lai.

3) Tổ chức cho học sinh trưng bày sản phẩm và thuyết trình trong nhóm trước khi thuyết trình trước cả lớp Hello, my name’s……… I’d like to be + job in the future because I’d like to + reason.

Hình ảnh các bạn học sinh nói về ước mơ nghề nghiệp trong tương lai Unit 18: What will the weather be like tomorrow?

Trang 25

Project: Watch the weather forecast and report it to the class.

- Mục tiêu: Giúp học sinh nghe và tường thuật lại bản tin thời tiết - Nội dung: Tường thuật được nội dung dự báo thời tiết.

- Trình tự các bước:

1) Giới thiệu mục đích dự án.

2) Hướng dẫn học sinh nghe dự báo thời tiết của một số thành phố lớn và phác họa lại tại nhà.

3) Tổ chức cho học sinh trình bày trước lớp Khuyến khích các học sinh khác đặt câu hỏi.

Hello welcome to the weather forecast Let’s take a look at the weather today It’s cold and cloudy in Ha Noi It’s cool and windy in Hue It’s hot and sunny in Ho Chi Minh city Thank you.

Các bạn khác đưa ra câu hỏi phụ: What’s the weather like in….?/ What will the weather be like tomorrrow?/ Is it hot in Ha Noi today?

4) Giáo viên đánh giá, nhận x t các hoạt động.

Hình ảnh học sinh tường thuật lại bản tin thời tiết Thực hiện dự án nhỏ theo nhóm tại nhà

Trang 26

Bước 1: Giáo viên giới thiệu mục đích của dự án sau khi học xong Lesson 2.

Bước 2: Hướng dẫn cho học sinh thực hiện dự án theo nhóm tại nhà hình thức tương tự như trên lớp Giáo viên chia nhóm theo học lực và khoảng cách địa lí Các thành viên trong nhóm phải tuân thủ các yêu cầu về thời gian, nhiệm vụ, an toàn và thời hạn nộp dự án.

Bước 3: Tổ chức cho học sinh trưng bày sản phẩm và thuyết trình trước lớp.

Unit 16: Where’s the post office?

Project: draw a simple map toshow the way to your home from your school.

- Mục tiêu: Giúp học sinh sử dụng cấu trúc ch đường để thuyết trình - Nội dung: Ch đường từ trường về nhà mình.

- Trình tự các bước:

1) Giáo viên giới thiệu mục đích dự án.

2) Học sinh làm việc theo nhóm tại nhà cùng nhau thiết kế một bản đ đơn giản từ nhà đến trường.

3) Học sinh trưng bày sản phẩm và trình bày theo nhóm trước lớp Hello, this is the the represent of group 1 There are four members in my group We show you the way to my home from our school: You can go straight ahead It’s at the end of the road It’s near the pond…Các bạn khác đặt câu hỏi phụ: Where’s your house, Mai?/ Is it near our school?/ Is it near the post office?

Sau khi tôi đưa phương pháp dạy học dự án vào giảng dạy thì kĩ thuật dạy học tích cực này đã có hiệu quả rõ rệt đối với học sinh lớp 5 tôi giảng dạy: các

Trang 27

em yêu thích môn học, có hứng thú và chờ đợi đến các tiết học dự án để được sáng tạo, làm việc nhóm cùng các bạn; các em tiếp thu bài học một cách chủ động tự nhiên; các em làm việc rất khoa học và trách nhiệm Sau khi giáo viên đưa ra chủ đề, các em chủ động phân công tìm tòi nghiên cứu và thực hiện dự án đầy sáng tạo Nhờ quá trình này, học sinh không còn cảm thấy nhàm chán như những tiết học truyền thống Qua đó, kết quả học tập của các em tiến bộ rõ rệt đặc biệt những bạn trước kia còn ngại ngùng, không dám đưa ra ý kiến trước đám đông thì sau khi thực hiện dự án đã mạnh dạn thuyết trình trước cả lớp.

2.3 Sử dụng kỹ thu t phòng tranh để tạo hứng thú học t p cho các em Kỹ thuật phòng tranh là một trong những kỹ thuật dạy học tích cực có hiệu quả cao trong tổ chức các hoạt động học cho học sinh Kỹ thuật này giúp phát huy tính tích cực, chủ động tham gia và hợp tác của học sinh Kỹ thuật này cũng có tính linh hoạt cao đối với mọi đối tượng học sinh Giáo viên có thể sử dụng kỹ thuật này cho hoạt động cá nhân, hoạt động cặp hoặc hoạt động nhóm.

Để tiến hành dạy học sử dụng kỹ thuật phòng tranh, giáo viên cần tiến hành theo các bước sau:

Bước 1: Giáo viên chia lớp thành các nhóm nhỏ thuận tiện cho hoạt động cùng nhau.

Bước 2: Giáo viên nêu câu hỏi/ vấn đề cho các nhóm.

Bước 3: Các nhóm phác hoạ những ý tưởng về cách giải quyết vấn đề trên một tờ bìa và dán lên tường xung quanh lớp học như một triển lãm tranh.

Học sinh cả lớp đi xem "triển lãm tranh" và có thể ghi ch p những ý tưởng mới, có ý kiến bình luận hoặc bổ sung.

Bước 4: Giáo viên kiểm tra lại.

Bước 5: Tất cả các phương án giải quyết được tập hợp lại và tìm phương án tối ưu

Để sử dụng kỹ thuật phòng tranh có hiệu quả cao trong giảng dạy, giáo viên cần chú ý thực hiện tốt một số nội dung sau:

- Thứ nhất, giáo viên cần lựa chọn những nội dung đơn giản, quen thuộc, gây hứng thú hay những chủ đề tạo cho học sinh nhiều ý tưởng để sáng tạo

- Thứ hai, giáo viên cần chú ý điều ch nh cách sắp xếp bàn ghế để tạo không gian rộng nhất có thể cho học sinh tham gia triển lãm Một trong những cách thức phổ biến và hiệu quả là: d n bàn, ghế vào giữa lớp học để học sinh có không gian xung quanh lớp để di chuyển trong khi đi triển lãm.

Trang 28

- Thứ ba, giáo viên nên chia nhóm nhỏ g m 4 – 5 học sinh nhằm mục đích có nhiều sản phẩm Điều này giúp học sinh có nhiều sự lựa chọn để quan sát hơn Số lượng học sinh tập trung xem một tranh trong cùng một lúc không quá nhiều, không quá ít, phù hợp với không gian lớp học.

- Thứ tư, giáo viên cần chú ý là việc quản lý và điều tiết “cuộc triển lãm”: Khi tiến hành triển lãm tranh, có hiện tượng quá đông học sinh cùng xem một tranh Cùng lúcđó, có tranh thì có rất ít học sinh đến xem, hoặc các học sinh dừng lại quá lâu ở một tranh nào đó dẫn đến việc các em có cơ hội xem ít tranh trong cuộc triển lãm Do đó, giáo viên cần quán triệt rõ với học sinh về số lượng tranh tối thiểu mà mỗi học sinh cần phải xem và nhận x t

- Thứ năm, giáo viên phải giao nhiệm vụ cho học sinh khi đi xem triển lãm Nhằm tránh tình trạng học sinh ch lướt qua xem các tranh cho vui chứ không nghiên cứu kỹ, giáo viên nên phát cho mỗi học sinh một tờ phiếu học tập nhận x t các tranh Học sinh được yêu cầu xem tranh và ghi lại ý kiến cá nhân về các bức tranh đã xem, các lỗi của các sản phẩm để nhận x t sau khi kết thúc hoạt động triển lãm Điều này giúp tiết kiệm thời gian mà còn giúp học sinh tự học thông qua việc xem tranh, chữa và đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của các học sinh khác trong lớp Đ ng thời, thông qua quá trình đánh giá, nhận x t đó, học sinh sẽ tự học được các cấu trúc, từ vựng và cách viết từ các bạn khác, giúp học sinh chủ động, nâng cao hiệu quả giờ học

Vì sao nên sử dụng kĩ thu t phòng tranh trong dạy học?

- Thứ nhất, việc sử dụng kĩ thuật phòng tranh trong dạy học tiếng Anh sẽ tạo không khí học tập thoải mái, sôi động nhưng vẫn hiệu quả Học sinh sẽ được

Trang 29

tạo cơ hội để giao tiếp, thể hiện quan điểm riêng, giá trị bản thân, ước mơ, mục tiêu cá nhân…Qua đó thúc đẩy động lực học tập của các em.

- Thứ hai, dạy học bằng kĩ thuật này sẽ góp phần giúp học sinh ghi nhớ kiến thức tốt nhất thông qua các sản phẩm của nhóm mình và bạn.

- Thứ ba, dạy học sử dụng kĩ thuật phòng tranh sẽ hình thành, rèn luyện và phát triển kĩ năng thuyết trình cho tất cả học sinh trong lớp Từ đó rèn luyện và phát triển sự tự tin cho các em.

- Thứ tư, việc quan sát hình ảnh trong tranh giúp học sinh ghi nhớ được thông tin kiến thức nhanh và lâu hơn so với nghe và đọc trong cùng một thời gian.

Ví dụ sử dụng kĩ thuật triển lãm phòng tranh : Unit 17: What would you like to eat?

Nội dung bài học là các đ ăn đ uống mình muốn.

Tôi tổ chức cho các em thực hiện kỹ thuật phòng tranh ngay sau khi học xong hoạt động 2 Point and say nhằm mục đích giúp các em củng cố và mở rộng từ vựng về đ ăn, đ uống Tiến trình thực hiện hoạt động như sau:

Bước 1: Giao nhiệm vụ

Tôi chia lớp thành 4 nhóm giao nhiệm vụ cụ thể cho mỗi nhóm: Nhóm 1 và nhóm 2 vẽ tranh về các loại đ ăn đ uống các em biết Nhóm 3 làm mô hình hoặc đ chơi liên quan đến các món ăn, đ uống.

Trang 30

Nhóm 4 sưu tầm các vật thật liên quan đến đ ăn, đ uống.

Hình ảnh các em học sinh thực hiện nhiệm vụ ở nhóm

Trang 31

Hình ảnh sản phẩm về đồ ăn của học sinh Bước 2: Sắp xếp vị trí treo tranh

- Giáo viên yêu cầu các nhóm treo tranh hoặc trưng bày sản phẩm lên vị trí theo quy định (Tranh có thể treo lên tường hoặc đặt lên bàn).

Hình ảnh học sinh treo tranh, sắp xếp sản phẩm Bước 3: Xem triển lãm tranh

- Giáo viên yêu cầu các nhóm di chuyển xem triển lãm tranh và mô hình, khi di chuyển đến bức tranh nào thì thành viên nhóm của bức tranh đó sẽ phải thuyết trình cho các nhóm khác nghe trong thời gian 1-2 phút Hết thời gian thì tiếp tục di chuyển đến bức tranh còn lại cho đến bức tranh cuối cùng Các bạn còn lại vừa nghe vừa ghi ch p các từ mới học được.

- Giáo viên kiểm tra lại quá trình xem tranh của các em bằng cách đặt ra các câu hỏi: “Em vừa xem mấy bức tranh? Em ấn tượng với bức tranh nào nhất? Em học được gì từ những bức tranh ấy?”

Trang 32

- Giáo viên yêu cầu học sinh thảo luận, thống nhất kết quả ghi vào phiếu học tập, gọi học sinh viết lại các từ đã biết, bổ sung thêm các từ mới sau đó giáo viên tổng kết kiến thức “I have seen four pictures I like picture 1 most because it’s beautiful I have learnt some words: ice-cream, cake, biscuit, milk”.

Nhờ phương pháp dạy học tích cực này, học sinh chủ động tích cực hứng thú trong hoạt động học tập để tiếp thu kiến thức Các em được tự mình tạo ra sản phẩm, được thuyết trình và nghe bạn thuyết trình Từ đó, kiến thức tự khắc sâu vào trí nhớ của các em Hoạt động thú vị này thay thế dần những hoạt động học truyền thống nhàm chán nhằm kích thích thúc đẩy tinh thần học tập của học sinh Các em vô cùng hào hứng, đầy nhiệt huyết khi tham gia triển lãm thú vị này Tình yêu môn học được lan tỏa sâu rộng từ những hoạt động học hấp dẫn các em.

Hình ảnh học sinh tham gia triển lãm tranh Bước 4: Tổng kết

Sau khi xem triển lãm tranh các em tự ghi ch p lại các từ mình quan sát được, được nghe các bạn khác thuyết trình Các em vừa trải qua những giây phút hào hứng khi được tự tạo ra các sản phẩm, được xem triển lãm, được nghe các bạn thuyết trình và các kiến thức tự khắc sâu vào trong tâm trí các em Thông qua phương pháp học tập tích cực này, học sinh rất thích thú và hào hứng vì được tự mình trải nghiệm với kiến thức, được lĩnh hội kiến thức một cách tự nhiên, được truyền đạt kiến thức tới các bạn và nhận lại kiến thức từ các bạn.

Ngày đăng: 24/04/2024, 06:22

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan