tham luận tỉnh bến tre

5 0 0
tham luận tỉnh bến tre

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

THAM LUẬN THƯỜNG TRỰC HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH BẾN TRENhững đổi mới, sáng tạo trong việc nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thẩm tra của Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội

Trang 1

THAM LUẬN

THƯỜNG TRỰC HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH BẾN TRENhững đổi mới, sáng tạo trong việc nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thẩm tra của Thường trực Hội đồng nhân dân,

các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh đối với dự thảo nghị quyết, đề án, báo cáo trình kỳ họp Hội đồng nhân dân

Tham gia Hội nghị toàn quốc của Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổng kết công tác Hội đồng nhân dân các tỉnh, thành phố năm 2023 và triển khai kế hoạch công tác năm 2024, Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh Bến Tre rất vui mừng và vinh

dự khi được Ban Công tác đại biểu mời tham luận nội dung về: “Những đổi mới,sáng tạo trong việc nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thẩm tra củaThường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh đối vớidự thảo nghị quyết, đề án, báo cáo … trình kỳ họp Hội đồng nhân dân” Thông

qua đây, Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh Bến Tre có dịp chia sẻ những kinh nghiệm của mình đến Hội nghị góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thẩm tra của các Ban HĐND tỉnh nói riêng và hoạt động của Hội đồng nhân dân các tỉnh nói chung trong thời gian tới.

Kính thưa quý vị đại biểu!

Thẩm tra là một trong những nhiệm vụ quan trọng của các Ban HĐND tỉnh được ví như hoạt động “canh cửa” của các Ban đối với các dự thảo Nghị quyết, Báo cáo, đề án do Ủy ban nhân dân tỉnh và các cơ quan có thẩm quyền gửi đến trước khi trình HĐND tại kỳ họp; thông qua hoạt động thẩm tra, tính hợp hiến, hợp pháp, khoa học, khả thi của vấn đề được đề cập trong Báo cáo, Đề án, Tờ trình và dự thảo Nghị quyết sẽ được xem xét, đánh giá một cách toàn diện khách quan, từ đó, đảm bảo cho Nghị quyết của HĐND ban hành đúng quy định của pháp luật và phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương Kết quả thẩm tra của các Ban HĐND tỉnh là cơ sở phản biện quan trọng và là tài liệu chính để đại biểu HĐND tỉnh xem xét, thảo luận và quyết nghị các vấn đề quan trọng trong đó có việc thông qua các dự thảo nghị quyết trình tại Kỳ họp.

Từ đầu nhiệm kỳ đến nay, các Ban của HĐND tỉnh Bến Tre đã thực hiện thẩm tra đối với 224 nghị quyết và 38 Báo cáo do UBND tỉnh, Thường trực HĐND tỉnh và các cơ quan tư pháp trình theo đúng trình tự, thủ tục theo quy định pháp luật, bảo đảm chất lượng Thông qua hoạt động thẩm tra, đã kịp thời phát hiện, kiến nghị các nội dung chưa phù hợp để các cơ quan trình xem xét, chỉnh sửa và hoàn thiện trước khi trình HĐND tỉnh thông qua.

Trang 2

Bên cạnh thực hiện các quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản có liên quan, Thường trực HĐND tỉnh, các Ban HĐND tỉnh đã không ngừng nghiên cứu, tìm tòi nhằm đổi mới trong cách thức thực hiện các hoạt động thẩm tra của Ban trong thời gian qua Qua quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao, xin trao đổi một số giải pháp, sáng kiến, kinh nghiệm nhằm đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả trong công tác thẩm tra, cụ thể như sau:

Một là, Thường trực HĐND tỉnh yêu cầu UBND tỉnh tạo điều kiện cho các

Ban HĐND tỉnh tham gia vào quá trình soạn thảo nghị quyết Điều đó được quy định trong Quy chế phối hợp giữa Thường trực HĐND tỉnh với Đoàn đại biểu Quốc hội đơn vị tỉnh Bến Tre, Ủy ban nhân dân tỉnh và Ban Thường trực Ủy ban

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, trong đó thống nhất nội dung: “Đối với các nghịquyết của HĐND tỉnh, trong giai đoạn lấy ý kiến góp ý dự thảo, ngoài việc lấy ýkiến góp ý của các cơ quan, đơn vị có liên quan, UBND tỉnh có trách nhiệm chỉđạo các cơ quan chủ trì soạn thảo gửi lấy ý kiến góp ý của Thường trực HĐND

tỉnh và các Ban của HĐND tỉnh.” Việc tham gia góp ý ngay từ giai đoạn đầu

của quá trình soạn thảo Nghị quyết, các Ban HĐND tỉnh có thời gian tiếp cận, nghiên cứu, góp ý đối với các quy định, nội dung, chính sách dự kiến ban hành, nắm bắt tinh thần văn bản để quyết định các nội dung tại Báo cáo thẩm tra của Ban cho phù hợp.

Hai là, Ban của HĐND chủ động trong thu thập thông tin: ngay sau khi thống

nhất nội dung, chương trình Kỳ họp HĐND và Thường trực HĐND phân công thẩm tra Các Ban HĐND tỉnh chủ động tiến hành các hoạt động giám sát, làm việc với các cơ quan có liên quan, với đối tượng thụ hưởng hoặc chịu sự tác động của nghị quyết để thu thập thông tin liên quan đến nội dung thẩm tra; tổ chức khảo sát, nắm tình hình thực tế, kết hợp với nghiên cứu tài liệu tham khảo để phục vụ tốt cho hoạt động thẩm tra của ban Nếu thấy cần phải tham vấn ý kiến chuyên gia, nhà khoa học thì ban trình Thường trực HĐND tổ chức hội nghị tham vấn đối với các Đề án, Tờ trình và dự thảo Nghị quyết liên quan đến cơ chế, chính sách nhằm giúp việc xem xét, quyết định các nội dung thẩm tra sát với thực tiễn và phù hợp theo quy định của pháp luật.

Ba là, phải có sự phân công, điều hòa hợp lý đối với các thành viên Ban trong

việc nghiên cứu, thẩm tra các văn bản Ban được phân công Sau khi nhận được văn bản phân công của Thường trực HĐND tỉnh, lãnh đạo Ban chủ động phân công thành viên Ban nghiên cứu chuyên sâu đối với các Báo cáo, Đề án và dự thảo Nghị quyết trình tại kỳ họp trên cơ sở trình độ chuyên môn, lĩnh vực công tác hoặc phân công phụ trách, theo dõi của từng thành viên Ban Thành viên được phân công có

Trang 3

trách nhiệm nghiên cứu sâu văn bản được phân công và có ý kiến gửi đến cuộc họp Ban để các thành viên còn lại có thêm thông tin, cơ sở xem xét, thảo luận và quyết định nội dung thẩm tra của Ban

Bốn là, Thường trực HĐND tỉnh chủ trì, tổ chức họp thẩm tra chung đối với

các dự thảo nghị quyết thuộc trách nhiệm thẩm tra của 02 hoặc 03 Ban HĐND tỉnh Cụ thể, trong nhiệm kỳ 2021 – 2026, đối với các dự thảo Nghị quyết Thường trực HĐND tỉnh phân công cho hai hoặc ban Ban thẩm tra, Thường trực HĐND tỉnh đều chủ trì tổ chức cho các Ban thực hiện thẩm tra chung Với cách làm sáng tạo này vừa tạo điều kiện cho các Ban của HĐND tỉnh lắng nghe, trao đổi, chia sẻ ý kiến của nhau đối với các vấn đề thẩm tra để quyết định nội dung thẩm tra; vừa tạo điều kiện thuận lợi cho các sở, ngành không phải dự họp thẩm tra nhiều lần và dễ dàng trong việc tiếp thu, giải trình, chấn chỉnh dự thảo nghị quyết, vừa tạo điều kiện cho đại biểu HĐND tỉnh tham gia các Ban cơ bản nắm được thông tin quan trọng từ nhiều chính sách tại cuộc họp thẩm tra chung tạo điều kiện cho đại biểu tham gia thảo luận tại phiên họp tổ và phiên thông qua dự thảo Nghị quyết tại hội trường.

Bên cạnh các kết quả đạt được, công tác thẩm tra các Ban HĐND tỉnh Bến Tre thời gian qua vẫn còn một số tồn tại, hạn chế cụ thể như sau:

Một là: Một số lĩnh vực Trung ương chậm ban hành văn bản, gây khó khăn

cho công tác thẩm tra các văn bản trình tại Kỳ họp cũng như ban hành nghị quyết tại địa phương, cụ thể:

- Chương trình kỳ họp thường lệ cuối năm của HĐND tỉnh có trình HĐND tỉnh thông qua Nghị quyết phê chuẩn quyết toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn; quyết toán thu, chi ngân sách địa phương của năm trước Nhưng đôi lúc gần đến ngày tổ chức kỳ họp hoặc ngay ngày tổ chức kỳ họp, cơ quan kiểm toán mới có văn bản gửi kết quả kiểm toán Báo cáo quyết toán ngân sách địa phương gây khó khăn cho Ban HĐND tỉnh trong nghiên cứu tài liệu, phục vụ công tác thẩm tra - Khoản 5 và khoản 6 Điều 44 Luật Ngân sách nhà nước năm 2015 quy định

“Trước ngày 20 tháng 11, Thủ tướng Chính phủ giao dự toán thu, chi ngân sáchnăm sau cho từng bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khácở trung ương và từng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương Trước ngày 10 tháng12, HĐND cấp tỉnh quyết định dự toán ngân sách địa phương, phân bổ ngân sáchcấp tỉnh năm sau ” Tuy nhiên đa số gần đến ngày tổ chức kỳ họp hoặc qua kỳ

họp, Thủ tướng Chính phủ mới có quyết định giao dự toán ngân sách nhà nước cho các tỉnh, thành phố Điều này gây khó khăn cho các địa phương trong công tác thẩm tra cũng như ban hành nghị quyết cụ thể hóa các quy định về thu, chi, quyết toán ngân sách tại địa phương.

Trang 4

Hai là: Một số thành viên Ban kiêm nhiệm chưa dành nhiều thời gian cho

hoạt động thẩm tra của các Ban HĐND tỉnh nói riêng và các hoạt động của HĐND tỉnh nói chung dẫn đến việc không có ý kiến phát biểu hoặc phát biểu chưa chuyên sâu đối với lĩnh vực mình phụ trách tại cuộc họp Ban gây ảnh hưởng đến chất lượng báo cáo thẩm tra của Ban.

Ba là: Tại các kỳ họp thường lệ khối lượng tài liệu các Ban cần phải thẩm tra

khá nhiều (trung bình mỗi Ban phải thẩm tra từ 15 – 20 văn bản tại một kỳ họp); tuy nhiên, theo quy định tại Điều 124 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật

“Chậm nhất là 15 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp Hội đồng nhân dân, cơ quantrình dự thảo nghị quyết phải gửi hồ sơ dự thảo nghị quyết đến Ban của Hội đồngnhân dân được phân công thẩm tra để thẩm tra ” và “ Báo cáo thẩm tra phải đượcgửi đến Thường trực Hội đồng nhân dân chậm nhất là 10 ngày trước ngày khaimạc kỳ họp Hội đồng nhân dân”; như vậy, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp

luật quy định thời gian dành cho hoạt động thẩm tra của Ban khá ngắn (05 ngày) gây khó khăn cho các thành viên Ban trong việc nghiên cứu, thẩm tra các văn bản được phân công nhất là các văn bản quy định chính sách đặc thù hoặc các văn bản có nội dung phức tạp cần phải nghiên cứu, đối chiếu nhiều văn bản của Trung ương để kiểm tra tính hợp hiến, hợp pháp và thống nhất của văn bản.

Để tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thẩm tra của các Ban HĐND tỉnh đối với dự thảo nghị quyết, đề án, báo cáo trình tại kỳ họp HĐND, trong thời gian tới, cần thực hiện một số nội dung cụ thể như sau:

Một là, Thực hiện đúng và đầy đủ các nội dung đã ký kết tại Quy chế phối

hợp công tác giữa Đoàn đại biểu Quốc hội, Thường trực HĐND tỉnh, UBND tỉnh và Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, trong đó chú trọng việc phối hợp gửi các hồ sơ dự thảo Nghị quyết, Báo cáo, Đề án đến các Ban HĐND tỉnh để thực hiện thẩm tra theo quy định

Hai là, Thường trực HĐND tỉnh thường xuyên theo dõi, đôn đốc việc thực

hiện nhiệm vụ đại biểu của thành viên các Ban HĐND tỉnh nói riêng và đại biểu HĐND tỉnh nói chung nhằm phát huy vai trò, sức mạnh và trí tuệ của đại biểu HĐND tỉnh trong hoạt động thẩm tra của các Ban HĐND tỉnh.

Đồng thời, thành viên các Ban HĐND tỉnh phải phát huy vai trò đại biểu dân cử, tích cực thực hiện tốt nhiệm vụ tiếp công dân, tiếp xúc cử tri, nghiên cứu các nội dung được phân công thẩm tra để đóng góp ý kiến vào các cuộc họp thẩm tra, bảo đảm cuộc họp thẩm tra đạt chất lượng.

Ba là, Kiến nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ xem xét

tham mưu sửa đổi quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản có liên quan theo hướng quy định thời gian dành cho hoạt động thẩm tra

Trang 5

của các Ban HĐND tỉnh chậm nhất là 20 ngày làm việc nhằm tạo điều kiện cho các Ban HĐND tỉnh có thời gian nghiên cứu nội dung được phân công thẩm tra và các tài liệu có liên quan để nâng chất hoạt động thẩm tra của Ban trong thời gian tới.

Đồng thời, kiến nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị:

- Kiểm toán Nhà nước khu vực IX sớm có kết quả kiểm toán Báo cáo quyết toán ngân sách địa phương sớm để UBND tỉnh chuẩn bị tài liệu trình HĐND tỉnh thông qua nghị quyết bảo đảm thời gian theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.

- Bộ Tài chính tham mưu Thủ tướng Chính phủ giao dự toán thu, chi ngân sách năm sau cho từng tỉnh, thành phố bảo đảm thời gian theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, để trên cơ sở đó, HĐND tỉnh quyết định dự toán ngân sách địa phương, phân bổ ngân sách tỉnh năm sau.

Trên đây là Báo cáo tham luận của Thường trực HĐND tỉnh Bến Tre về những đổi mới, sáng tạo trong việc nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thẩm tra của Thường trực HĐND, các Ban HĐND tỉnh đối với dự thảo nghị quyết, đề án,

báo cáo … trình kỳ họp Hội đồng nhân dân rất mong nhận được các ý kiến trao

đổi, góp ý của quý vị đại biểu

Xin kính chúc quý đại biểu mạnh khỏe, hạnh phúc, thành đạt Kính chúc Hội nghị thành công tốt đẹp!

Ngày đăng: 23/04/2024, 18:07

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan