KHẢO NGHIỆM MỘT SỐ LOẠI THUỐC HÓA HỌC TRỪ SÂU ĂN LÁ TRÊN CÂY LẠC TRONG VỤ ĐÔNG XUÂN 2018 TẠI QUẢNG NAM

72 0 0
KHẢO NGHIỆM MỘT SỐ LOẠI THUỐC HÓA HỌC TRỪ SÂU ĂN LÁ TRÊN CÂY LẠC TRONG VỤ ĐÔNG XUÂN 2018 TẠI QUẢNG NAM

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Kỹ Thuật - Công Nghệ - Nông - Lâm - Ngư - Nông - Lâm - Ngư UBND TỈNH QUẢNG NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG NAM KHOA LÝ – HÓA - SINH ---------- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC KHẢO NGHIỆM MỘT SỐ LOẠI THUỐC HÓA HỌC TRỪ SÂU ĂN LÁ TRÊN CÂY LẠC TRONG VỤ ĐÔNG XUÂN 2018 TẠI QUẢNG NAM Sinh viên thực hiện NGUYỄN THỊ THU THÚY MSSV: 2114012829 CHUYÊN NGÀNH: BẢO VỆ THỰC VẬT KHÓA 2014- 2018 Cán bộ hướng dẫn ThS. TRẦN VĂN THẮNG Quảng Nam, tháng 05 năm 2018 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực, chưa từng được sử dụng và công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được ghi rõ nguồn gốc. Quảng Nam, tháng 05 năm 2018 Tác giả luận văn Nguyễn Thị Thu Thúy LỜI CẢM ƠN Được sự đồng ý của Khoa Lý – Hóa – Sinh Trường Đại học Quảng Nam, tôi đã thực hiện đề tài “Khảo nghiệm một số loại thuốc hóa học trừ sâu ăn lá trên cây Lạc trong vụ Đông Xuân 2018 tại Quảng Nam”. Để hoàn thành khóa luận này, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi còn nhận được rất nhiều sự quan tâm, hỗ trợ và giúp đỡ của thầy, cô giáo, gia đình và bạn bè … Lời đầu tiên tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu Trường Đại học Quảng Nam, ban chủ nhiệm khoa Lý – Hóa – Sinh và toàn thể quý thầy cô giáo đã tận tình hướng dẫn, giảng dạy cho tôi trong suốt quá trình học tập tại trường. Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến Th.S Trần Văn Thắng – giáo viên chủ nhiệm, đồng thời là giáo viên hướng dẫn tôi làm bài khóa luận này, đã tận tình hướng dẫn định hướng cho tôi trong suốt quá trình thực tập và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp. Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình và bạn bè đã ủng hộ, động viên và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài. Mặc dù đã có nhiều cố gắng để thực hiện đề tài một cách hoàn chỉnh nhất. Tuy nhiên, do còn hạn hẹp về kiến thức kinh nghiệm nên không thể tránh khỏi những sai sót nhất định. Kính mong được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô giáo, bạn bè để đề tài của tôi được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn Quảng Nam, tháng 05 năm 2018 Tác giả luận văn Nguyễn Thị Thu Thúy DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT NSLT: Năng suất lý thuyết NSTT: Năng suất thực thu QCVN: Quy chuẩn quốc gia BNNPTNT: Bộ nông nghiệp phát triển nông thôn P100 quả: Trọng lượng 100 quả TB: Trung bình ĐC: Đối chứng EC: Emulsifiable Concentrate; thuốc ở dạng nhũ dầu (thuốc ở thể lỏng, trong suốt, dễ bắt lửa cháy nổ). DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1. Tình hình sản xuất lạc ở Quảng Nam từ năm 2010-2016....... 17 Bảng 1.2. Tình hình thời tiết vụ Đông Xuân 2017 – 2018 tại Quảng Nam .................................................................................................................. 25 Bảng 1.3. Thời gian hoàn thành các giai đoạn sinh trưởng của giống lạc thí nghiệm ................................................................................................ 33 Bảng 1.4. Tỷ lệ mọc sau 7 ngày của cây lạc............................................ 34 Biểu đồ 1. Biểu đồ thể hiện tỷ lệ mọc khi gieo ở các công thức thí nghiệm .................................................................................................................. 35 Bảng 1.5. Động thái tăng trưởng chiều cao cây lạc ở các công thức thí nghiệm ...................................................................................................... 36 Bảng 1.6. Ảnh hưởng của thuốc thí nghiệm đến sự tăng trưởng số lá lạc .................................................................................................................. 38 Bảng 1.7. Ảnh hưởng của thuốc thí nghiệm đến đặc tính ra hoa của lạc39 Bảng 1.8. Thành phần sâu hại và mức độ phổ biến trên cây lạc vụ Đông Xuân ......................................................................................................... 41 Bảng 1.9. Hiệu lực trừ sâu khoang của các thuốc thí nghiệm ................ 42 Bảng 1.10. Hiệu lực trừ sâu cuốn lá của các thuốc thí nghiệm .............. 43 Bảng 1.11. Ảnh hưởng của các loại thuốc thí nghiệm đến năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của cây lạc ............................................ 45 MỤC LỤC PHẦN I. MỞ ĐẦU ....................................................................................... 1 1. Lí do chọn đề tài ........................................................................................ 1 2. Mục tiêu của đề tài .................................................................................... 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................. 2 3.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................. 2 3.2. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................ 2 4. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 2 PHẦN II. NỘI DUNG................................................................................... 3 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ..................... 3 1.1. Tổng quan về cây lạc ........................................................................... 3 1.1.1 Phân loại khoa học (Scientific classification) ...................................... 3 1.1.2 Nguồn gốc và phân bố.......................................................................... 3 1.1.3. Đặc điểm sinh học của cây lạc ............................................................ 5 1.1.4. Giá trị dinh dưỡng và giá trị kinh tế của cây lạc ................................. 9 1.2. Tình hình nghiên cứu sâu hại ở cây lạc trên thế giới và trong nước.... 12 1.2.1. Tình hình nghiên cứu sâu hại ở cây lạc trên thế giới ........................ 12 1.2.2. Tình hình nghiên cứu sâu hại trên cây lạc ở Việt Nam.................... 14 1.2.3. Tình hình nghiên cứu sâu hại và sản xuất lạc tại Quảng Nam......... 17 1.3. Các loại sâu chính trên cây lạc và tình hình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trên cây lạc............................................................................................. 18 1.3.1. Các loại sâu hại chính trên cây lạc .................................................... 18 1.3.1.1. Sâu khoang ..................................................................................... 18 1.3.1.2. Sâu cuốn lá ..................................................................................... 20 1.3.2. Tình hình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trên cây lạc. ..................... 21 1.4. Tổng quan về các loại thuốc thí nghiệm .............................................. 22 1.5. Điều kiện tự nhiên, địa hình tại huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam và điều kiện khí hậu thời tiết vụ Đông Xuân năm 2017 – 2018 ...................... 23 1.5.1. Điều kiện tự nhiên, địa hình tại huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam ..................................................................................................................... 23 1.5.1.1. Điều kiện tự nhiên .......................................................................... 23 1.5.1.2. Địa hình .......................................................................................... 23 1.5.2. Điều kiện khí hậu thời tiết vụ Đông Xuân năm 2017 – 2018 ........... 24 CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................................................................ 26 2.1. Đối tượng nghiên cứu........................................................................... 26 2.1.1. Giống lạc ........................................................................................... 26 2.1.2. Thuốc trừ sâu hóa học ....................................................................... 26 2.1.3. Dụng cụ dung trong nghiên cứu ........................................................ 26 2.2. Nội dung nghiên cứu ............................................................................ 27 2.3. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 27 2.3.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm.......................................................... 27 2.3.2. Phương pháp theo dõi thí nghiệm ..................................................... 28 2.3.3. Phương pháp xử lí số liệu ................................................................. 30 2.4. Quy trình canh tác cây lạc .................................................................... 30 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .................... 32 3.1. Ảnh hưởng của thuốc hóa học đến một số chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển và đặc tính nông học của giống lạc thí nghiệm .................................. 32 3.1.1. Thời gian hoàn thành các giai đoạn sinh trưởng của giống lạc thí nghiệm ......................................................................................................... 32 3.1.2. Tỷ lệ mọc khi gieo ở các công thức thí nghiệm ................................ 34 3.1.3. Động thái tăng trưởng chiều cao cây lạc ở các công thức thí nghiệm ..................................................................................................................... 35 3.1.4. Ảnh hưởng của thuốc thí nghiệm đến sự tăng trưởng số lá lạc ........ 37 3.1.5. Ảnh hưởng của thuốc thí nghiệm đến đặc tính ra hoa của lạc .......... 38 3.2. Hiệu lực của các loại thuốc trong phòng trừ sâu ăn lá hại lạc ............. 40 3.2.1. Thành phần và tình hình một số sâu ăn lá hại giống lạc thí nghiệm. 40 3.2.2. Hiệu lực trừ sâu khoang của các thuốc thí nghiệm ........................... 42 3.2.3. Hiệu lực trừ sâu cuốn lá của các thuốc thí nghiệm ........................... 43 3.3. Ảnh hưởng của các loại thuốc thí nghiệm đến năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của cây lạc .................................................................. 44 PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................... 47 3.1. Kết luận ................................................................................................ 47 3.2. Kiến nghị .............................................................................................. 47 PHẦN IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................ 48 1 PHẦN I. MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Lạc là cây công nghiệp, cây thực phẩm ngắn ngày có giá trị dinh dưỡng cao. Nó không chỉ được trồng ở khắp các tỉnh từ Bắc đến Nam trên đất nước ta mà còn được trồng ở hàng trăm nước trên thế giới. Lạc được coi là một trong những cây trồng nông nghiệp chủ yếu của nhiều nước. Cây lạc được xếp thứ mười ba trong các cây thực phẩm của thế giới. Cây lạc hiện nay được rất nhiều bà con trên mọi miền đất nước gieo trồng, vì hiệu quả kinh tế khá cao, ít công sức chăm sóc, sản phẩm được sử dụng rộng rãi trong đời sống hàng ngày, công nghiệp chế biến và xuất khẩu. Là loại cây công nghiệp ngắn ngày, dễ trồng, thích hợp trong cơ cấu luân canh tăng vụ, cải tạo đất và có vị trí quan trọng trong quá trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng. Lạc là loại lương thực thực phẩm quen thuộc, giàu đạm, chất béo, khoáng chất, vitamin. Tuy nhiên, trong những năm gần đây do ảnh hưởng biến đổi khí hậu toàn cầu, trình độ thâm canh người dân ngày càng cao đã kéo theo nhiều đối tượng dịch hại, đặc biệt là các loại sâu hại ăn lá trên cây lạc gây khó khăn cho người sản xuất trong việc phòng trừ. Chính vì vậy mà hiện nay, trên thị trường có nhiều loại thuốc trị sâu ăn lá mới như Anboom 48CE, Sairifos 585 EC, Egrasus 500SC, Ofatox 400EC.... mỗi loại thuốc đều có hiệu lực riêng của nó nên việc lưa chọn thuốc trừ sâu thích hợp là vấn đề cân nhắc của người dân hiện nay. Tại Quảng Nam các loại sâu ăn lá phát triển ngày càng phổ biến trên diện tích rộng và đã lây lan nhiều nơi làm ảnh hưởng đến chất lượng và năng suất thu hoạch. Không chỉ riêng đối với người dân trồng lạc mà còn là vấn đề khó khăn của người dân trên cả nước. Vậy bằng cách nào, phòng trừ sâu ăn lá ở cây lạc để giảm thiệt hại do chúng gây ra mang lại hiệu quả 2 kinh tế cho người dân tỉnh Quảng Nam nói riêng và người dân cả nước nói chung. Chính vì lí do đó, giúp người dân phòng chống sâu ăn lá ở cây lạc, mang lại hiệu quả kinh tế tăng thu nhập cho người dân nên tôi chọn đề tài “Khảo nghiệm một số loại thuốc hóa học trừ sâu ăn lá trên cây Lạc trong vụ Đông Xuân 2018 tại Quảng Nam” để nghiên cứu. 2. Mục tiêu của đề tài - Xác định tình hình phát sinh, gây hại của các loài sâu bệnh hại lạc, từ đó đề ra những giải pháp nhằm hạn chế tác hại của sâu bệnh, góp phần nâng cao năng suất lạc. - Tìm ra được loại thuốc trừ sâu ăn lá hiệu quả nhất trên cây lạc ở Quảng Nam. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu - Cây lạc. - Sâu ăn lá trên cây lạc (Sâu khoang, sâu cuốn lá). - Thuốc hóa học (Karate 2,5EC; Dragon 700EC; Ofatox 400EC; Peran 50EC). 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Địa điểm: Xã Bình Tú, Huyện Thăng Bình, Tỉnh Quảng Nam. - Thời gian: vụ Đông Xuân từ tháng 1 đến tháng 3 năm 2018. 4. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp thu thập thông tin - Phương pháp điều tra, thu thập thông tin của các đối tượng nghiên cứu - Phương pháp xử lý số liệu. 3 PHẦN II. NỘI DUNG CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Tổng quan về cây lạc Cây lạc có nguồn gốc lịch sử ở Nam Mỹ. Vào thời kỳ phát hiện Châu Mỹ, cùng vói sự thâm nhập của Châu Âu vào lục địa mới, người ta mới biết cây lạc. Nguồn gốc cây lạc ở Nam Mỹ được khẳng định khi SKiê (E.G.1877) tìm thấy lạc trong ngôi mộ cổ An Côn ở bờ biển gần LiMa, thủ đô PêRu. Người ta đã phát hiện ở đây nhiều ngôi mộ có chứa những xác ướp đặt ngồi, xung quanh là những vại bằng đất nung đựng nhiều loại thực phẩm khác nhau, còn được bảo vệ tốt. Trong đó có nhiều vại dựng quả lạc. Những mẫu vật về lạc phát hiện ở An Côn có liên quan với văn hoá trước An Côn được xác định vào khoảng 750-500 năm trước công nguyên. Theo tài liệu của Engen thì lạc tìm thấy ở (Las Haldas) thuộc thời kỳ trước đồ gốm cách đây khoảng 3800 năm. 1.1.1 Phân loại khoa học (Scientific classification) Bộ (ordo) Đậu (Fabales) Họ (familia) Đậu (Fabaceae) Phân họ (subfamilia) Đậu (Faboideae) Tông (tribus) Rút dại (Aeschynomeneae) Chi (genus) Lạc (Arachis) Loài (species) Arachis hypogaea 1.1.2 Nguồn gốc và phân bố Lạc (Arachis) với khoảng 70 loài thực vật có hoa sống một năm hoặc lâu năm và có nguồn gốc từ khu vực Trung và Nam Mỹ. 4 Loài đậu phộng lạc (Arachis hypogaea) có thể được thần hóa đầu tiên ở các vùng thung lũng của Paraguay hoặc Bolivia (Nam Mỹ), nơi mà các chủng hoang dã nhất còn phát triển cho đến ngày nay. Ở Nam Mỹ, nhiều nền văn hóa tiền Columbus, chẳng hạn như nền văn hóa Moche, đã mô tả đậu phộng trong nghệ thuật của họ. Ở Peru, các nhà khảo cổ đã tìm thấy mẫu vật lâu đời nhất của cây đậu phộng khoảng 7.600 năm. Người Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha phát hiện cây đậu phộng ở các thuộc địa ở Nam và Trung Mỹ, từ đó cây đậu phộng được lan truyền trên toàn thế giới bởi các thương nhân châu Âu. Vào thế kỷ 16 người Bồ Đào Nha đã mang lạc từ Brazil đến Tây châu Phi và sau đó là Tây Nam Ấn Độ. Cây đậu phộng đã được giới thiệu đến Trung Quốc và các nước ở Tây Thái Bình Dương như Indonesia, Madagascar do thương nhân người Bồ Đào Nha vào thế kỷ 17 và một loạt các nhà truyền giáo người Mỹ trong thế kỷ 19 và sau đó lan rộng ra khắp châu Á. Ở Việt Nam, lịch sử trồng cây đậu phộng chưa được xác minh rõ ràng, sách “Văn đài loại ngữ” của Lê Quý Đôn cũng chưa đề cập đến cây đậu phộng Nếu căn cứ vào tên gọi mà xét đoán thì danh từ “Lạc” có thể do từ Hán “Lạc hoa sinh” (có người cho rằng người Hán đã phiên âm từ "Arachis") là từ mà người Trung Quốc gọi cây lạc. Do vậy, cây lạc có thể từ Trung Quốc nhập vào nước ta khoảng thế kỷ 17-18. Trước thế kỷ 19, cây đậu phộng ở Nam và Bắc Mỹ được người Châu Âu khai thác chủ yếu được dùng làm thức ăn gia súc. Hiện nay cây đậu phộng có khoảng 1000 giống khác nhau được trồng khắp các nước vùng nhiệt đới và á nhiệt đới. Do ít mẫn cảm với thời 5 gian chiếu sáng và có tính chịu hạn tốt cho nên lạc được trồng ở nhiều quốc gia trên thế giới từ 40 vĩ độ Bắc đến 40 vĩ độ Nam (Nigam et al, 1991). Hình 1.1. Cây lạc 1.1.3. Đặc điểm sinh học của cây lạc Đặc điểm cơ quan sinh dưỡng Rễ Rễ chính của lạc phát triển nhanh trong thời kỳ đầu sinh trưởng. Quan sát trong vụ xuân ở nước ta, sau khi gieo 10 ngày rễ chính ăn sâu 5cm. Sau gieo 20 ngày, rễ chính ăn sâu 10cm và hệ rễ con đã phát triển. Khi lạc được 5 lá bộ rễ lạc đã tương đối hoàn chỉnh với 1 rễ chính sâu 15-20cm, hệ rễ con phát triển với rẽ cấp 2, 3 và nốt sần đã có khả năng cố định đạm. Trong điều kiện thuận lợi, rễ chính có thể ăn sâu tới 1m. Tuy nhiên đại bộ phận rễ con phân bố ở tầng đất mặt 0-30cm (chiếm 60-80 trọng lượng). Trọng lượng rễ thay đổi tuỳ thuộc ở điều kiện canh tác, tính chất đất đai, chế độ nước trong đất. Bộ rễ phát triển sớm và khoẻ là cơ sở quan trọng để tăng năng suất lạc. Thân, cành Cây lạc lớn lên nhờ mầm sinh trưởng ở ngọn cây và ngọn cành, thân lạc mền, lúc còn non thì tròn, sau khi ra hoa phần trên thân có cành rỗng, hoặc có cạnh. Thân có 15-25 đốt, ở phía dưới gốc đốt ngắn, ở giữa và phía trên thân đốt dài, thân thường có màu xanh hoặc màu đỏ tím, trên thân có 6 lông tơ trắng, nhiều hay ít tuỳ thuộc vào giống, tuỳ vào điều kiện ngoại cảnh. Thân lạc tương đối cao và phụ thuộc chủ yếu vào đặc điểm di truyền giống. + Cành cấp 1: thường có 4- 6 cành. Cành cấp 1, mọc từ nách lá thân chính. Hai cành đầu tiên mọc từ nách lá mầm. Vì 2 lá mầm gần như mọc đối nên 2 cành này cũng ở vị trí gần như đối nhau qua thân chính và thời gian xuất hiện đồng thời.Trong thực tế, rất khó phân biệt cành số 1và số 2 cho nên có thể coi chúng như cặp cành đầu tiên. Cặp cành này xuất hiện khi cây có 2-3 lá thật. Cành số 3, số 4 mọc từ nách lá thật 1, 2. Lá lạc mọc cách, nhưng đốt thứ 2 thường ngắn hơn đốt 1và 3 cho nên cành 3,4 gần nhau hơn và tạo thành cặp cành thứ 2 và cành 5,6 cũng tương đối gần nhau hơn, tạo nên cạp cành thứ 3. + Cành cấp 2: cành cấp 2 thường chỉ xuất hiện ở cặp cành cấp 1 đầu tiên. Vị trí cành cấp 2 thường ở 2 đốt đầu tiên của cành cấp 1. Như vậy, thường chỉ có 4 cành cấp 2. Cành cấp 2 xuất hiện khi lạc được 5,6 lá trên thân chính. Số cành của lạc liên quan trực tiếp đến số quả. Các cành mô tả trên đều là cành quả. Số hoa và số quả ở tầng cành thứ nhất (cặp cành 1, 2 và các cành cấp 2) chiếm khoảng 50-70 tổng số hoa, quảcây; tầng cành thứ 2 chỉ chiếm 20-30 và tầng cành 3 thường dưới 10 số hoa, quả. Lá lạc Lá: Lá lạc thuộc loại lá kép hình lông chim gồm 2 đôi lá chét, cuống lá dài từ 4-9cm. Thường có những lá biến thái có 1, 2, 3, 5 hoặc 6-8 lá chét. Lá chết không cuống mọc đối nhau, thường có hình bầu dục, bầu dục dài, hình trứng lộn ngược, màu sắc xanh nhạt hay xanh đậm, vàng nhạt hay đậm tuỳ theo giống. Màu sắc lá thay đổi tuỳ điều kiện trồng trọt (Đất nhiều nước quá lá màu xanh vàng, đất khô hạn lá màu xanh tối). Độ ẩm vừa phải, đất thoáng, vi khuẩn cố định Nitơ hoạt động mạnh cung cấp đủ N cho cây thì lá có màu xanh đậm. 7 Sự phát triển của bộ lá Trên thân chính cây lạc số lá có thể đạt 20-25 lá. Khi thu hoạch tổng số lá trên cây có thể đạt 50-80 lá. Tuy nhiên, do những lá già rụng sớm nên số lá trên cây cao nhất vào thời kỳ hình thành quả và hạt, thường đạt 40- 60 lá. Diễn biến tăng trưởng diện tích lá lạc từ khi mọc đến thời kỳ hình thành quả và hạt tương ứng sự tăng trưởng chiều cao thân. Thời kỳ ra hoa đến hình thành quả, hạt là thời kỳ thân cành phát triển mạnh. Diện tích lá đạt cao nhất thường vào thời kỳ hình thành quả, hạt (30-35 ngày sau khi có hoa), sau đó giảm dần do sự rụng của lá già. Đặc điểm cơ quan sinh dưỡng Hoa Cấu tạo hoa Hoa lạc màu vàng, không có cuống, gồm 5 bộ phận: Lá bắc, đài hoa, tràng hoa, nhị đực và nhị cái Hình 1.2 Hoa lạc Tập tính ra hoa của lạc Hoa lạc phát triển thành chùm gồm 2-7 hoa có khi tới 15 hoa. Chùm hoa mọc từ cành dinh dưỡng ở nách một lá đã phát triển đầy đủ hoặc chưa đầy đủ. Trên mỗi đốt của chùm hoa mang 1 lá bao và ở nách lá đó một cành hoa rất ngắn phát triển, cành hoa mang 1 lá thường là chẻ đôi và ở nách lá này là mầm hoa. Cành hoa phát triển trên trục chùm hoa theo công 8 thức diệp tự 25. Như vậy, chùm hoa phát triển như 1 cành dinh dưỡng có khích thước rất nhỏ. Quả và hạt Sau khi thụ tinh, tia lạc phát triển đẩy bầu hoa xuống đất. Tia do mô phân sinh nằm ở gốc bầu hoa hình thành, thực chất là bộ phận của quả.Tận cùng tia là quả phát triển sau khi tia đã đâm xuống đất. Tia thường dài không quá 15cm. Tia có tính hướng địa dương, mọc đâm thẳng vào đất và quả phát triển ở vị trí nằm ngang giữa độ sâu 2-7cm dưới mặt đất. Hình 1.3 Quả lạc Cấu tạo quả: Quả lạc hình kén, dài 1-8cm, rộng 0,5- 2cm, một đầu có vết đính với tia, đầu kia là mỏ quả, phần giữa thắt eo lại, ngăn cách 2 hạt. Mỏ quả, độ thắt, kích thước, trọng lượng quả là những đặc điểm để phân loại giống lạc. Vậy quả lạc hình thành từ ngoài vào trong, vỏ có trước, hạt có sau, hoa nở được 30 ngày thì vỏ quả hình thành xong. Hoa nở được 60 ngày hạt hình thành xong. Vì lớp vỏ quả trong giữa noãn và vỏ quả ngoài lớn nhanh làm thành một tầng mô mềm rất dày. Sau đó sang giai đoạn hình thành hạt, noãn càng lớn lên thì vỏ quả trong càng xẹp đi và biến mất khi hạt già. Hình dạng quả Hình dạng quả thay đổi tuỳ theo giống. Mỏ quả tù, hơi tù hoặc nhọn, eo lưng, eo bụng rõ hay không, đường gân trên vỏ quả nhiều hay ít là 9 những chỉ tiêu dùng để phân loại giống lạc. Màu sắc vỏ quả thay đổi nhiều theo điều kiện ngoại cảnh đất trồng lạc, đều kiện phơi. Ở đất cát, vỏ quả màu vàng sáng, bóng Hình dạng hạt Hình dạng hạt tròn, bầu dục hay ngắn, phần tiếp súc với hạt bên cạnh thường thẳng. Trong một quả, hạt ở ngăn trước dài, bé, hạt ở ngăn sau ngắn, to. Màu sắc vỏ lụa có thể trắng hồng, đỏ tím. Có vân hoặc không. Màu sắc vỏ lụa ít bị điều kiện ngoại cảnh chi phối là một đặc tính giống. Màu sắc vỏ hạt quan sát sau khi phơi khô, bóc vỏ mới chính xác. Số hạt trong 1 quả thay đổi chủ yếu do giống, ít chịu ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh. Phần lớn quả có 2 hạt, một số giống có 3 hạt. Quả có 1 hạt giống nào cũng có. Thường giống quả to, quả có ít hạt, giống hạt nhỏ quả có nhiều hạt. Chọn giống nhiều quả, quả nhiều hạt , hạt to có ý nghĩa tăng năng suất lớn. Tỷ lệ hạt quả bến động từ 68-80; Thay đổi tùy giống và điều kiện canh tác. 1.1.4. Giá trị dinh dưỡng và giá trị kinh tế của cây lạc Giá trị dinh dưỡng Lạc là một loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao. Lạc là nguồn thức ăn giầu về dầu lipit và prôtêin, thành phần sinh hoá của lạc có thể thay đổi phụ thuộc vào giống, vào sự biến động các điều kiện khí hậu giữa các năm, vào vị trí của hạt ở quả, các yếu tố không bình thường như: Sâu bệnh hại, và phương pháp phân tích khác nhau cũng ảnh hưởng đến thành phần sinh hoá của hạt lạc. Prôtêin của lạc Trong một thời gian dài, người ta chỉ chý ý đến dầu trong hạt lạc mà chưa chú ý đến lượng prôtêin khá cao trong hạt, trong các bộ phận khác của cây lạc. Tình trạng thiếu prôtêin hiện nay trên thế giới đòi hỏi phải nghiên cứu sử dụng toàn diện loại cây này, một cây cho dầu và cho đạm. 10 - Về chất lượng, prôtêin hạt lạc chủ yếu do 2 globulin (a rachin và conrachin) hợp thành chiếm 95. Conrachin hơn hẳn arachin về dinh dưỡng và có hàm lượng metionin nhiều gấp 3 lần.Trong prôtêin hạt lạc có 23 arachin và 13 conrachin. - Thành phần a xít amin, prôtêin của lạc có đủ 8 a xít amin không thay thế so với chỉ tiêu của F.A.O đề ra về hàm lượng các a xít amin không thay thế trong thành phần prôtêin thực phẩm thì prôtêin của lạc có 4 a xít amin có số lượng thấp hơn tiêu chuẩn Về mặt cung cấp năng lượng: Do hạt lạc có hàm lượng dầu cao, nên năng lượng cung cấp rất lớn như: trong 100gam hạt lạc, cung cấp 590cal, cũng lượng như vậy trong hạt đậu tương cung cấp 411cal, gạo tẻ cung cấp 353cal, thịt lợn nạc cung cấp 286cal, trứng vịt cung cấp 189cal... Do có giá trị dinh dưỡng cao lạc từ lâu loài người đã sử dụng như một nguồn thực phẩm quan trọng. Sử dụng trực tiếp (quả non luộc, quả già, rang, nấu...) ép dầu để làm dầu ăn và khô dầu để chế biến nước chấm và thực phẩm khác. Gần đây nhờ có công nghiệp thực phẩm phát triển, người ta chế biến thành rất nhiều mặt hàng thực phẩm có giá trị từ lạc, như rút dầu, bơ lạc, pho mát lạc, sữa lạc, kẹo lạc... Giá trị kinh tế Giá trị trong nông nghiệp Giá trị chăn nuôi Giá trị làm thức ăn gia súc của lạc được đánh giá trên các mặt: Khô dầu lạc, thân lá lạc làm thức ăn xanh và tận dụng các phụ phẩm của dầu lạc. Khô dầu lạc có thành phần dinh dưỡng tương đối với các loại khô dầu khác. Trong khẩu phần thức ăn gia súc, khô dầu lạc có thể chiếm tới 25- 30. Vậy khô dầu lạc là nguồn thức ăn giầu prôtêin dùng trong chăn nuôi. Hiện nay khô dầu lạc trên thế giới đứng hàng thứ 3 trong các loại khô dầu 11 thực vật dùng trong chăn nuôi (sau khô dầu đậu tương và bông) và đóng vai trò quan trọng đối vơí việc phát triển ngành chăn nuôi. Thân lá của lạc với năng suất 5-10 tấnha chất xanh (sau thu hoạch quả) có thể dùng chăn nuôi đại gia súc. Cám vỏ quả lạc: Vỏ quả lạc chiếm 25-30 trọng lượng quả. Trong chế biến thực phẩm, người ta thường tách hạt khỏi vỏ quả, vỏ quả trở thành sản phẩm phụ, dùng để nghiền thành cám dùng cho chăn nuôi. Cám vỏ quả lạc có thành phần dinh dưỡng tương dương với cám gạo dùng để nuôi lợn, gà vịt công nghiệp rất tốt. Như vậy, từ lạc người ta có thể sử dụng khô dầu, thân lá xanh và cả cám vỏ quả lạc để làm thức ăn cho gia súc, góp phần quan trọng trong việc phất triển chăn nuôi. Giá trị trồng trọt Lạc là cây trồng có ý nghĩa đối với nhiều nước trên thế giới, đặc biệt với các nước nghèo vùng nhiệt đới. Ngoài giá trị kinh tế của lạc, đối với ép dầu, trong công nghiệp thực phẩm, trong chăn nuôi, lạc còn có ý nghĩa to lớn trong việc cải tạo đất do khả năng cố định đạm (N) của nó. Cũng như các loại họ cây đậu khác, rễ lạc có thể tạo ra các nốt sần do vi sinh vật cộng sinh cố định đạm hình thành đó là vi khuẩn Rhizobium vigna. Rhizôbium vigna có thể tạo nốt sần ở rễ một số cây họ đậu. Nhưng với lạc thì tạo được nốt sần lớn và khả năng cố định đạm cao hơn cả. Theo nhiều tác giả, lượng đạm cố định của lạc có thể đặt 70- 110kgNhavụ. Chính nhờ có khả năng này mà hàm lượng của prôtêin ở hạt và các bộ phận khác của cây cao hơn nhiều loại cây trồng khác. Cũng nhờ khả năng cố định đạm, sau khi thu hoạch thành phần hóa tính của đất trồng được cải thiện rõ rệt, lượng đạm trong đất tăng và khu hệ vi sinh vật hảo khí trong đất được tăng cường có lợi đối với cây trồng sau. 12 Giá trị trong công nghiệp Lạc phục vụ cho công nghiệp ép dầu, dầu lạc được dùng làm thực phẩm và chế biến dùng cho các ngành công nghiệp khác như (chất dẻo, xi mực in, dầu diesel, làm dung môi cho thuốc bảo vệ thực vật...), ngoài ra khô dầu lạc còn được dùng làm thức ăn cho người và chăn nuôi gia súc và gia cầm. Khô dầu lạc, đậu tương dùng chế biến thành đạm gồm 3 nhóm (bột, bột mịn, thô, đạm cô đặc), khô dầu lạc, đỗ tương có thể chế biến thành hơn 300 sản phẩm khác nhau phục vụ cho các ngành thực phẩm, trên 300 loại sản phẩm công nông nghiệp. 1.2. Tình hình nghiên cứu sâu hại ở cây lạc trên thế giới và trong nước 1.2.1. Tình hình nghiên cứu sâu hại ở cây lạc trên thế giới Việc phòng trừ sâu kịp thời sẽ tạo điều kiện cho cây sinh trưởng phát triển tốt góp phần tăng năng suất kinh tế. Trên đồng ruộng sâu hại cây trồng thường tấn công gây hại trên lá, cành làm giảm diện tích lá, ảnh hưởng hoạt động quang hợp của cây trồng; gây hại trên thân, gốc rễ giảm mật độ quần thể cây trồng, …đã làm kìm hãm trực tiếp đến sự sinh trưởng và phát triển cây trồng, gây giảm năng suất và sản lượng nông sản. Theo ước tính hiện nay, sâu gây thiệt hại trung bình khoảng 11 – 12 về năng suất và sản lượng nông sản, còn thiệt hại do sâu gây mất trắng nhiều ruộng cây trồng hàng năm trên thế giới vẫn thường xảy ra. Để giảm thiệt hại do dịch hại gây ra, con người phải đầu tư thêm kinh phí để tiến hành các biện pháp phòng trừ, trong đó biện pháp phòng trừ hoá học được coi là quan trọng. Tuy nhiên, để công tác phòng trừ sâu bệnh kịp thời có hiệu quả chúng ta phải hiểu thấu đáo giữa thuốc bảo vệ thực vật, dịch hại và điều kiện ngoại cảnh; phải kết hợp hài hoà giữa biện pháp hoá học với các biện pháp bảo vệ thực vật khác trong hệ thống phòng trừ tổng hợp. Theo nhóm chuyên gia của tổ chức nông lương thế giới (FAO) “Quản lý dịch hại tổng hợp” là một hệ thống quản lý dịch hại mà trong khung cảnh cụ thể của môi 13 trường và những biến động quần thể của các loài gây hại, sử dụng tất cả các kỹ thuật và biện pháp thích hợp có thể được, nhằm duy trì mật độ của các loài gây hại ở dưới mức gây ra những thiệt hại kinh tế. Vì vậy, để có một nền nông nghiệp phát triển bền vững, bắt buộc phải chuyển từ nông nghiệp truyền thống chủ yếu dựa và đất, sang một nền nông nghiệp thâm canh “dựa vào phân bón” với giống mới, năng suất và chất lượng cao kết hợp với phòng trừ dịch bệnh cho cây trồng. Trong quá trình thâm canh tăng năng suất lạc, sâu hại lạc là một vấn đề trở ngại lớn đã và đang được nhiều nước trên thế giới quan tâm, nhiều tác giả đề cập tới. Trong quá trình sinh trưởng và phát triển quả cây lạc bị rất nhiều sâu hại phá hại làm giảm năng suất và chất lượng lạc. Theo Smith, et al (1982) các loài côn trùng sử dụng cây lạc làm thức ăn gồm 360 loài, 6 là những loài gây hại quan trọng. Theo Anitha (1992) sắp xếp sâu hại lạc thành hai nhóm cơ bản: Nhóm sâu hại trong đất gồm có mối, rệp sáp rễ, kiến, sâu non, bọ hung và nhóm sâu hại trên mặt đất sâu xám, sâu khoang, sâu cuốn lá ... Theo Smith, et al (1982) trong số lồi côn trùng gây hại trên lạc, bộ cánh vẩy có số loài khá phong phú. Họ đã thống kê được trên 60 loài. Tuy nhiên có rất ít lồi làm hạn chế đến năng suất lạc hoặc gây hại có ý nghĩa kinh tế. Cũng theo tài liệu trên, nhóm chích hút có tới 100 loài, riêng bọ trĩ có tới 19 loài gây hại trên lạc. Ở vùng nhiệt đới, Hill et al (1985) đã thống kê được 48 loài sâu hại trên lạc, trong đó có 8 loài sâu hại chủ yếu và 40 loài gây hại thứ yếu. Những loài gây hại đặc biệt nguy hiểm như rệp đen (Aphis craccivora Koch), sâu khoang (Spodoptera litura Fabr.), sâu xanh (Helicoverpa armigera Hubner), sâu xám (Agrotis yfsilon Rotr), ban miêu (Epicauta impresicornic Pic) và các loài Epicauta spp. Vùng Đông Nam châu Á có 37 loài sâu hại trên lạc trong đó 19 loài có mức phổ biến cao (Waterhouse, 1993) . Cũng theo tác giả (1997) ở vùng 14 Tây Nam Thái Bình Dương, đã xác định được 157 loài sâu hại lạc trong số 160 loài thu được, có 46 loài quan trọng và có ít nhất 25 loài đã được đầu tư nghiên cứu tỉ mỉ. Một số loài đã được áp dụng biện pháp phòng trừ có hiệu quả. Tuy nhiên, tùy vào các vùng địa lý khác nhau mà thành phần loài cũng như các lòai sâu hại chính có khác nhau. Ở Ấn Độ, theo đánh giá Ranga Rao, et al (1993), sâu hại lạc có thể giảm 15-20 năng suất. Ở Thái Lan, Nualsri Wongsiri (1991) cây lạc bị 34 loài sâu hại và 2 lòai nhện hại tấn công. Trong đó, bộ cánh vẩy có 9 loài, bộ cánh đều 7 loài, bộ cánh cứng và bộ cánh tơ mỗi bộ 6 loài , bộ cánh nửa 4 loài, bộ cánh màng và cánh bằng mỗi bộ thu được 1 loài (kiến và mối). Theo Wallis E. S, et al (1986), trên cây lạc chỉ tính riêng sâu đục quả và hại rễ đã có tới 15 loài, thuộc 12 họ, 9 bộ cơn trùng. Tại Trung Quốc, Ching Tieng Tseng (1991) các lòai gây hại ảnh hưởng lớn đến hiệu quả kinh tế của sản xuất lạc gồm: Sâu khoang (Spodoptera litura Fabr.), sâu keo da láng (Spodoptera exigua Hiib), sâu xanh (Helicoverpa armigera Hiibner). Tổng giá trị phòng trừ các lòai sâu này ước tính vào khoảng 5 tỷ nhân dân tệ. Về mức độ thiệt hại kinh tế do sâu hại gây ra còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như giai đoạn sinh trưởng của cây trồng, điều kiện môi trường, mật độ gây hại ... 1.2.2. Tình hình nghiên cứu sâu hại trên cây lạc ở Việt Nam Kết quả nghiên cứu của chuyên gia thuộc ICRISAT (1993) cho thấy, ở miền Bắc Việt Nam, có 51 loài sâu hại trên lạc. Trong đó, 47 loài hại trên đồng ruộng, 4 loài hại trong kho. Các loài sâu gây hại tác hại đáng kể là sâu khoang, sâu đục quả đậu đỗ, sâu xanh, bọ phấn, rầy xanh, bọ trĩ, rệp đen, sâu cuốn lá và sùng trắng… 15 Còn ở miền Nam thu được 30 loài sâu hại trên lạc. Trong đó, 28 loài hại trên đồng ruộng và 2 loài gây hại trong kho. Những loài gây hại đáng kể ở miền Nam là sâu khoang, sâu xanh, sâu róm, sâu keo da láng, sâu đục lá. Theo kết quả điều tra cơ bản côn trùng năm 1967 - 1968 của Viện Bảo vệ thực vật thì riêng miền Bắc đã có đến 45 loài sâu hại lạc khác nhau. Tác giả Nguyễn Văn Cảm (1983) ghi nhận 43 loài côn trùng hại lạc ở một số tỉnh trồng lạc phía Nam Việt Nam. Theo Lương Minh Khôi (1991), vùng Hà Nội có 21 loài thường xuyên xuất hiện gây hại trên lạc. Trong đó có 10 loài gây tổn thất đáng kể về kinh tế gồm: sâu xám, bọ trĩ, rệp đen, sâu cuốn lá, sâu khoang, sâu xanh, ban miêu đen sọc trắng, rầy xanh lá mạ và sâu róm chỉ đỏ. Kết quả nghiên cứu của Phạm Văn Lầm (2002), ở nước ta có 85 loài sâu hại lạc thuộc 8 bộ, 30 họ. Bùi Công Hiển và cộng tác viên (2003) cho rằng ở nước ta có hơn 40 loài côn trùng hại lạc, trong đó loài gây hại phổ biến gồm rầy xanh (Empoasca motti Fabr), sâu cuốn lá đậu (Hedylepta indicata Fabr.), sâu đục quả đậu (Maruca testulalis Geyer), Bọ dừa nâu (Liepidiota signatha Saunder), bọ trĩ (Scirtothrip dosalis Hood), Sâu khoang (Spodoptera litura Fabr.). Sâu hại lá (sâu khoang, sâu xanh, sâu cuốn lá, sâu đục quả) thường có mật độ cao và gây hại nặng từ khi cây lạc có 4 lá lớn tới khi ra hoa và quả chắc. Theo Nguyễn Thị Chắt (1998) cho biết một số tỉnh miền Nam có 55 loài sâu hại trên lạc. Trong đó có 24 loài thường xuất hiện từ mức trung bình cho đến nhiều. Các loài xuất hiện nhiều nhất gồm sâu khoang (Spodoptera litura Fabr.), sâu xanh (Helicoverpa armigera Hubner), sâu cuốn lá (Lamprosema indicata Fabr.), rầy xanh (Empoasca sp.), rệp đen (Aphis craccivora Koch), bọ trĩ (Scirtothrips dorsalis Hood). 16 Qua kết quả nghiên cứu về tác hại của sâu hại lạc chúng ta thấy thiệt hại về năng suất lạc do sâu hại gây ra. Ngoài ra còn phụ thuộc vào điều kiện môi trường, điều kiện canh tác, lồi dịch hại gây ra... mà có sự khác nhau về thiệt hại. Thiệt hại do sâu gây ra cho sản xuất lạc trung bình từ 10 - 30 nếu không quản lý tốt. Chú ý: thường xuyên kiểm tra đồng ruộng để phát hiện kịp thời diễn biến của sâu, xác định tuổi sâu, mật độ, mức độ gây hại… để xác định thời điểm, loại thuốc phun thuốc phòng trừ nhằm đạt hiệu quả cao nhất. Nên tổ chức phòng trừ tập trung, đồng loạt có tính chất cộng đồng thì mới có kết quả cao.... Phun trừ sâu cuốn lá, sâu xanh, sâu khoang kịp thời khi sâu mới nở, tuổi 1-2 trên những diện tích có mật độ sâu từ 10 conm2 trở lên bằng các loại thuốc mới như Regent 800 WG, Karate 2,5 EC, Actimex 400 EC, Dylan 40 EC hoặc phối hợp 2 loại thuốc với nhau như Padan 95SP + Trebon 10EC; Netoxin 95 SP + Sherpa 25 EC… Kết hợp với trị bệnh thối thân, lở cổ rễ bằng thuốc Validacin 5L, Topsin M70 WP (pha và phun lượng thuốc theo hướng dẫn ghi trên bao bì). Đối với ban miêu (bao gồm nhiều loài như ban miêu sọc trắng, ban miêu đen, ban miêu khoang vàng nhỏ, ban miêu khoang vàng lớn) thường gây hại trên cây lạc và một số cây họ đậu khác. Con trưởng thành thường tập trung ăn lá non, đọt non, nếu thiếu thức ăn chúng ăn cả lá già và hoa nên mức độ thiệt hại sẽ rất lớn. Có thể dùng vợt để bắt trưởng thành (không bắt bằng tay để tránh nhiễm độc da). Dùng các loại thuốc trừ sâu như Dipterex 90 SP Confidor 100 SL, Regent 800 WG, Fastac 5 EC… để phun trừ tiêu diệt trưởng thành, trứng, sâu non và nhộng. Đối với rầy xanh lá mạ nên phun các loại thuốc trừ sâu có tính nội hấp hoặc điều hòa sinh trưởng như Actara 25 WG; Conphai 10 WP; Butyl 10 WP… sẽ cho hiệu quả cao hơn. 17 1.2.3. Tình hình nghiên cứu sâu hại và sản xuất lạc tại Quảng Nam Tại Quảng Nam, các kết quả điều tra đánh giá hằng năm của Chi cục BVTV về tình hình sâu hại lạc chủ yếu là sâu xám, các loài sâu ăn lá,... Trong những năm gần đây, ở một số địa phương ở tỉnh Quảng Nam, cây lạc được coi là cây trồng chủ lực có hiệu quả kinh tế cao và ổn định hơn so với các cây trồng khác. Nông dân đã từng bước trồng lạc để thay thế cho các cây trồng có hiệu quả kinh tế thấp. Vì vậy, đã góp phần làm cho diện tích và sản lượng lạc ở Quảng Nam ngày càng được mở rộng và tăng lên. Diện tích, năng suất và sản lượng lạc ở Quảng Nam từ năm 2010-2016 được thể hiện qua bảng sau: Bảng 1.1. Tình hình sản xuất lạc ở Quảng Nam từ năm 2010-2016 Năm Diện tích (ha) Sản lượng (tấn) 2010 9,900 16,800 2011 9,979 14,353 2012 9,932 18,105 2013 10,758 21,399 2014 10,159 18,791 2015 9,745 19,490 2016 10,266 20,044 (Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Quảng Nam) Qua bảng số liệu cho thấy, diện tích và sản lượng từ năm 2010-2016 đều có sự biến động. Về diện tích từ năm 2010-2013 tăng từ 9,900 ha lên 10,758 ha, năm 2014-2015 diện tích lại giảm. Về sản lượng, từ năm 2010 đến năm 2016 tăng giảm liên tục, sản lượng lạc năm 2013 đạt cao nhất (21,399 tấn). Tuy nhiên, do áp dụng các biện pháp kỹ thuật, đưa giống mới có chất lượng vào sản xuất nên cả diện tích và sản lượng đều tăng đáng kể trong năm 2016. Năm 2016, diện tích tăng từ 9,745 ha lên 10,266 ha; sản lượng tăng từ 19,490 tấn lên 20,044 tấn. 18 1.3. Các loại sâu chính trên cây lạc và tình hình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trên cây lạc 1.3.1. Các loại sâu hại chính trên cây lạc 1.3.1.1. Sâu khoang Tên khoa học: Spodoptera litura Họ: Noctuidae Bộ: Lepidopter Triệu chứng gây hại của sâu khoang đối với các loại cây trồng Sâu khoang còn được gọi là sâu ăn tạp gây hại trên tất cả các loại rau, là đối tượng gây hại nặng trên rau, đậu. Sâu non tuổi nhỏ thường gây hại nghiêm trọng nhất bởi vì hàng trăm con sâu non tập trung lại ăn lá cây và nhanh chóng làm lá cây xơ xác. Sâu non còn có thể gặm ăn vỏ quả làm giảm phẩm chất. Đặc điểm hình thái của sâu khoang (Sâu ăn tạp - Spodoptera litura) - Ngài (bướm trưởng thành): có chiều dài thân khoảng 20-25 mm, sải cánh rộng từ 35-45mm. Cánh trước màu nâu vàng, giữa cánh có vân trắng, cánh sau màu trắng óng ánh. Bướm có đời sống trung bình từ 1-2 tuần tùy điều kiện thức ăn. Trung bình một bướm cái có thể đẻ 300 trứng, nhưng nếu điều kiện thích hợp bướm có thể đẻ từ 900-2000 trứng. Thời gian đẻ trứng trinh bình của bướm kéo dài từ 5-7 ngày đôi khi đến 10-12 ngày. - Trứng: trứng có hình bán cầu, đường kính từ 0,4-0,5 mm. Bề mặt trứng có những đường khía dọc tạo từ đỉnh trứng xuống đến đáy và bị cắt nagng bởi những đường khía ngang tạo thành những khía nhỏ. Trứng mới nở có màu trắng vàng, sau chuyển thành màu vàng tro, lúc sắp nở có màu tro đậm. Ổ trứng có lớp long phủ từ bụng bướm mẹ, mới đẻ màu vàng, sau màu tro tối xếp với nhau thành ổ. Trứng đẻ thành ổ trên lá, một ổ có từ 50- 200 trứng. 19 - Ấu trùng (sâu non): Nếu điều kiện thuận lợi sâu có thể dài từ 35 - 53 mm, hình ống tròn. Sâu tuổi nhỏ có màu xanh lục, càng lớn sâu chuyển dần thành màu nâu đậm. Trên cơ thể có một sọc vàng sáng chạy ở hai bên hông từ đốt thứ nhất đến đốt thứ tám ở bụng, mỗi đốt có một chấm đen rõ nhưng hai chấm đen ở đốt thứ nhất to nhất. Sâu càng lớn hai đốt chấm đen ở đốt thứ nhất càng to dần và gần như giao nhau tạo thành khoang đen trên lung nên sâu ăn tạp còn được gọi là “sâu khoang”. - Nhộng: Nhộng kích thước dài từ 18-20 mm. Nhộng sâu ăn tạp có màu xanh đọt chuối, rất mềm ngay khi mới được hình thành, sau đó chuyển dần sang màu vàng xanh, cuối cùng có màu nâu, thân cứng dần và có màu nâu đỏ, cuối bụng có một đôi gai ngắn. Khi sắp vũ hóa, nhộng có màu nâu đen, các đốt cuối của nhộng có thể cử động được. Đặc điểm sinh học, sinh thái và gây hại sâu khoang: Vòng đời: 25 – 48 ngày - Trứng: 3 – 7 ngày - Sâu non: 12 – 27 ngày - Nhộng: 8 – 10 ngày - Trưởng thành: 2 – 4 ngày. Đặc điểm sinh học và gây hại của sâu khoang - Ngài: Bướm thường vũ hóa vào buổi chiều và bay ra hoạt động vào lúc vừa tối, ban ngày bướm đậu ở mặt sau lá hoặc trong các bụi cỏ. Bướm hoạt động từ tối đến nửa đêm, có thể bay xa đến vài chục mét và cao đến 6 -7 mét, có xu tính với mùi chua ngọt và ánh sang bước sóng ngắn. Sau khi vũ hóa vài giờ, bướm có thể bắt cặp và một ngày sau đó có thể đẻ trứng. - Sâu vừa nở ăn gặm vỏ trứng và sống tập trung, nếu bị động sâu bò phân tán hoặc nhả tơ buông mình xuống đất. Sâu tuổi 1 -2 chỉ ăn gặm phần diệp lục của lá và chừa lại lớp biểu bì trắng, từ tuổi 3 trở đi sâu ăn phá mạnh cắn thủng lá và gân lá. Khi mật độ sâu cao có thể làm cho lá rụng 20 nhanh. Tuy nhiên sự gây hại thường không nghiêm trọng lắm do khả năng tự đền bù của cây. Khi đẫy sức sâu chui xuống đất hóa nhộng, sau khoảng 10 ngày thì vũ hóa. Ở tuổi lớn khi thiếu thức ăn, sâu còn tập quán ăn thịt lẫn nhau và không những ăn phá lá cây mà còn ăn trụi cả thân, cành, trái non. Khi làm nhộng, sâu chui xuống đất làm thành một khoang và nằm yên trong đó hóa nhộng. - Sâu ăn tạp phá nhiều loại cây nên có mặt quanh năm trên đồng ruộng. Sâu cắn phá mạnh vào lúc sáng sớm nhưng khi có ánh nắng sâu chui xuống tán lá để ẩn nấp. Chiều mát sau bắt đầu hoạt động trở lại và phá hại suốt đêm. 1.3.1.2. Sâu cuốn lá Tên khoa học: Archips asiaticus Đặc điểm hình thái: Ngài nhỏ màu vàng nhạt, ngài cái thân dài 10 đến 13 mm, cánh trước có những vân ngang màu nâu xám, mép ngoài màu vàng đậm. Ngài đực nhanh nhẹn và kích thước nhỏ hơn ngài cái (thân ngài đực dài 8 đến 9 mm). Sâu non có 5 tuổi, sâu mới nở dài 1 đến 1,5 mm, đẫy sức (tuổi 4, tuổi 5) dài 18 đến 20 mm, màu hơi xanh xám, trên đốt thân có những nốt lồi và có lông. Đặc điểm sinh học: Ngài có phản ứng với ánh sáng yếu, hoạt động mạnh vào ban đêm, ban ngày hoạt động trong các khóm lạc hoặc nơi râm mát. Khi bị xua đuổi ngài bay là là từng quãng ngắn. Sâu non nhả tơ cuốn lá lạc và ăn chất xanh trên phiến lá để lại màng trắng. Sâu cuốn lá hại chủ yếu lạc trồng vụ xuân và vụ thu (trồng tháng 7-8), vụ thu đông (trồng tháng 9-10 ít gây hại). Những ruộng đất tốt, bón nhiều phân đạm vô cơ, bón muộn, thường bị sâu hại nặng hơn. Vòng đời sâu cuốn lá lạc như sau: Ngài 5 đến 8 ngày; trứng 4 đến 7 ngày; sâu non 20 đến 30 ngày; nhộng 5 đến 8 ngày. 21 Đặc điểm gây hại của sâu cuốn lá: Sâu cuốn lá lạc gặm ăn hết biểu bì để lại lá non màu trắng, nếu mật độ cao làm ảnh hưởng đáng kể đến năng suất lạc. 1.3.2. Tình hình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trên cây lạc. Từ cuối những năm 40 của thế kỷ trước, sau khi thuố hữu cơ trừ sâu đặc biệt là hóa học để phòng trừ dịch hại cây trông bởi đây là biện pháp đem lại hiệu quả nhanh chóng, thuận tiện và dập tắt được nạn dịch có nguy cơ tràn lan. Khoa học kỹ thuật phát triển, ngày càng có nhiều công ty thuốc bảo vệ thực vật xuất hiện, nhiều loại thuốc mới với thành phần và chủng loại khác nhau lần lượt ra đời đáp ứng nhu cầu của người sản xuất nông nghiệp. Trong sản xuất cây tồng nói chung, sản xuất lạc nói riêng, để đạt được năng suất cao thù người trồng phải áp dụng các biện pháp kỹ thuật một cách hiệu quả. Nhưng nhiều người đãlạm dụng thuốc bảo vệ thực vật trong phòng trừ sâu bệnh nên đã làm cho sâu bệnh kháng thuốc và khó phòng trừ hơn. Biện pháp sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đem lại hiệu quả phòng trừ sâu bệnh rất nhanh và cao. Tuy nhiên việc sử dụng thuốc hóa học trừ sâu phổ biến như hiện nay của nông dân trên cánh đồng lạc đang là nguy cơ phá hủy môi trường sinh thái và làm tăng giá thành sản xuất lạc. Vấn đề ô nhiễm môi trường: Việc sử dụng thuốc hóa học: Hiện nay, công tác quản lý thuốc bảo vệ thực vật vẫn còn lỏng lẻo, thị trường tràn lan những loại thuốc độc hại cấm sử dụng, thuốc quá đát... Không chỉ ở huyện Thăng Bình mà ở các vùng quê khác đều không có phương pháp xử lý rác, chỉ có một số ít nông dân có ý thức được việc vứt bỏ chai, túi đựng thuốc bảo vệ thực vật ra môi trường sẽ gây ô nhiễm nguồn nước nên đã đem đi chôn, còn đa số bà con vẫn có thói quen quăng ngay tại ruộng vườn. Đó chính là nguyên nhân quan trọng khiến thuốc bảo vệ thực vật trở thành mối đe dọa thực sự với môi trường 22 sống và an toàn xã hội. Hơn nữa, không chỉ ở đồng bằng, nhiều khu vực miền núi, tình trạng ném bỏ vỏ chai lọ đựng thuốc bảo vệ thực vật xuống mương nước khá phổ biến. Tình trạng này cho thấy người nông dân chưa lường đến tính độc hại của bao bì, vỏ chai đựng thuốc bảo vệ thực đối với môi trường và sức khỏe của chính mình và cộng đồng. Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân làm hoang hóa tài nguyên đất, ô nhiễm nguồn nước ngầm, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của con người chính từ đây. Sử dụng phân bón và thuốc trừ sâu không đúng kỹ thuật và liều lượng. Súc rửa bình xịt, vệ sinh chân tay sau khi tiếp xúc với thuốc hóa học rồi xả trực tiếp nước ô nhiễm ra mooi trường xung quyanh, thậm chí ngay khu vực sinh hoạt ăn uống của gia đình. 1.4. Tổng quan về các loại thuốc thí nghiệm Karate 2,5EC (Lamda + Cyhalothrin) Karate 2.5EC can thiệp làm gián đoạn hoạt động của hệ thần kinh trong cơ thể sinh vật. Bằng cách phá vỡ các hệ thống thần kinh của côn trùng, Karate 2.5EC có thể gây tê liệt và tử vong. Karate 2.5EC bảo vệ tối đa năng suất và phẩm chất nông sản. Thuốc trừ sâu phổ rộng, trừ nhiều loại sâu hại như: sâu cuốn lá, bọ trĩ, rầy nâu, sâu phao, bọ xít hại lúa; sâu ăn lá, cuốn lá hại đậu tương, lạc; bọ xít muỗi hại điều. Ofatox 400EC (Fenitrothion + Trichlorfon) Thuộc nhóm lân hữu cơ, có hiệu quả cao với nhiều loại sâu hại. Là thuốc trừ sâu phổ rộng, có tác dụng tiếp xúc,vị độc, xông hơi; diệt trừ hiệu quả cao các loại sâu hại. Dragon 700EC (Chlorpyrifos Ethyl+Cypemethrin) Thuốc trừ sâu tổng hợp tác dụng xông hơi, nội hấp, tiếp xúc có hiệu lực cao. Có thể hỗn hợp với các loại thuốc trừ sâu, trừ bệnh khác; trừ các 23 loại có tính kiềm. Là thuốc trừ sâu phổ rộng, có thể trừ một số loại sâu hại như: Các loại rầy nâu, sâu phao, đục bẹ, sâu cuốn lá, sâu đục thân trên lúa. Sâu khoang trên đậu xanh, bọ trĩ trên cây điều. Các loại rệp sáp, rầy xanh, bọ cánh tơ trên cây cà phê, chè, vải... Permethrin (Peran 50EC) Là thuốc trừ sâu tác dụng tiếp xúc, vị độc, có phổ tác động rộng trừ sâu cuốn lá, sâu ăn tạp, sâu đục quả trên đậu tương; bọ xít muỗi trên điều. 1.5. Điều kiện tự nhiên, địa hình tại huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam và điều kiện khí hậu thời tiết vụ Đông Xuân năm 2017 – 2018 1.5.1. Điều kiện tự nhiên, địa hình tại huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam 1.5.1.1. Điều kiện tự nhiên Thăng Bình có khí hậu nhiệt đới gió mùa, với độ ẩm trung bình năm vượt quá 80, lượng mưa trung bình năm đạt 2.000 mm. Khí hậu chia thành 2 mùa rõ rệt trong năm. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 9 năm trước đến tháng 2 năm sau với những trận mưa có cường suất lớn, thời lượng mưa kéo dài gây úng ngập trên diện rộng các xã phía Đông của huyện. Mùa khô bắt đầu từ tháng 2 và kết thức vào tháng 8 với nắng nóng, độ ẩm thấp gây khô hạn. Thời tiết các xã vùng cát như Bình Sa, Bình Nam, Bình Hải, Bình Dương trở nên ngột ngạt vào mùa này. Đất đai ở Thăng Bình chia làm nhiều vùng khác nhau: vùng ven biển chủ yếu là đất cát trắng; vùng đồng bằng trung du bán sơn địa và miền núi rừng rậm rạp, đất đai khô cằn, bạc màu hoặc bị...

Trang 1

UBND TỈNH QUẢNG NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG NAM KHOA LÝ – HÓA - SINH

- -

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

KHẢO NGHIỆM MỘT SỐ LOẠI THUỐC HÓA HỌC TRỪ SÂU ĂN LÁ TRÊN CÂY LẠC TRONG VỤ ĐÔNG XUÂN

2018 TẠI QUẢNG NAM

Sinh viên thực hiện

NGUYỄN THỊ THU THÚY

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực, chưa từng được sử dụng và công bố trong bất kỳ công trình nào khác

Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được ghi rõ nguồn gốc

Quảng Nam, tháng 05 năm 2018

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Thu Thúy

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Được sự đồng ý của Khoa Lý – Hóa – Sinh Trường Đại học Quảng Nam, tôi đã thực hiện đề tài “Khảo nghiệm một số loại thuốc hóa học trừ sâu ăn lá trên cây Lạc trong vụ Đông Xuân 2018 tại Quảng Nam”

Để hoàn thành khóa luận này, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi còn nhận được rất nhiều sự quan tâm, hỗ trợ và giúp đỡ của thầy, cô giáo, gia đình và bạn bè …

Lời đầu tiên tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu Trường Đại học Quảng Nam, ban chủ nhiệm khoa Lý – Hóa – Sinh và toàn thể quý thầy cô giáo đã tận tình hướng dẫn, giảng dạy cho tôi trong suốt quá trình học tập tại trường

Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến Th.S Trần Văn Thắng – giáo viên chủ nhiệm, đồng thời là giáo viên hướng dẫn tôi làm bài khóa luận này, đã tận tình hướng dẫn định hướng cho tôi trong suốt quá trình thực tập và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp

Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình và bạn bè đã ủng hộ, động viên và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài

Mặc dù đã có nhiều cố gắng để thực hiện đề tài một cách hoàn chỉnh nhất Tuy nhiên, do còn hạn hẹp về kiến thức kinh nghiệm nên không thể tránh khỏi những sai sót nhất định Kính mong được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô giáo, bạn bè để đề tài của tôi được hoàn thiện hơn

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Quảng Nam, tháng 05 năm 2018

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Thu Thúy

Trang 4

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

NSLT: Năng suất lý thuyết NSTT: Năng suất thực thu QCVN: Quy chuẩn quốc gia

BNNPTNT: Bộ nông nghiệp phát triển nông thôn P100 quả: Trọng lượng 100 quả

TB: Trung bình ĐC: Đối chứng

EC: Emulsifiable Concentrate; thuốc ở dạng nhũ dầu (thuốc ở thể lỏng, trong suốt, dễ bắt lửa cháy nổ)

Trang 5

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1 Tình hình sản xuất lạc ở Quảng Nam từ năm 2010-2016 17 Bảng 1.2 Tình hình thời tiết vụ Đông Xuân 2017 – 2018 tại Quảng Nam

25

Bảng 1.3 Thời gian hoàn thành các giai đoạn sinh trưởng của giống lạc thí nghiệm 33 Bảng 1.4 Tỷ lệ mọc sau 7 ngày của cây lạc 34 Biểu đồ 1 Biểu đồ thể hiện tỷ lệ mọc khi gieo ở các công thức thí nghiệm

Bảng 1.7 Ảnh hưởng của thuốc thí nghiệm đến đặc tính ra hoa của lạc 39 Bảng 1.8 Thành phần sâu hại và mức độ phổ biến trên cây lạc vụ Đông Xuân 41Bảng 1.9 Hiệu lực trừ sâu khoang của các thuốc thí nghiệm 42 Bảng 1.10 Hiệu lực trừ sâu cuốn lá của các thuốc thí nghiệm 43 Bảng 1.11 Ảnh hưởng của các loại thuốc thí nghiệm đến năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của cây lạc 45

Trang 6

MỤC LỤC

PHẦN I MỞ ĐẦU 1

1 Lí do chọn đề tài 1

2 Mục tiêu của đề tài 2

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

3.1 Đối tượng nghiên cứu 2

3.2 Phạm vi nghiên cứu 2

4 Phương pháp nghiên cứu 2

PHẦN II NỘI DUNG 3

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 3

1.1 Tổng quan về cây lạc 3

1.1.1 Phân loại khoa học (Scientific classification) 3

1.1.2 Nguồn gốc và phân bố 3

1.1.3 Đặc điểm sinh học của cây lạc 5

1.1.4 Giá trị dinh dưỡng và giá trị kinh tế của cây lạc 9

1.2 Tình hình nghiên cứu sâu hại ở cây lạc trên thế giới và trong nước 12

1.2.1 Tình hình nghiên cứu sâu hại ở cây lạc trên thế giới 12

1.2.2 Tình hình nghiên cứu sâu hại trên cây lạc ở Việt Nam 14

1.2.3 Tình hình nghiên cứu sâu hại và sản xuất lạc tại Quảng Nam 17

1.3 Các loại sâu chính trên cây lạc và tình hình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trên cây lạc 18

1.3.1 Các loại sâu hại chính trên cây lạc 18

1.3.1.1 Sâu khoang 18

1.3.1.2 Sâu cuốn lá 20

1.3.2 Tình hình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trên cây lạc 21

1.4 Tổng quan về các loại thuốc thí nghiệm 22

1.5 Điều kiện tự nhiên, địa hình tại huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam và điều kiện khí hậu thời tiết vụ Đông Xuân năm 2017 – 2018 23

Trang 7

1.5.1 Điều kiện tự nhiên, địa hình tại huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam

23

1.5.1.1 Điều kiện tự nhiên 23

1.5.1.2 Địa hình 23

1.5.2 Điều kiện khí hậu thời tiết vụ Đông Xuân năm 2017 – 2018 24

CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 26

2.1 Đối tượng nghiên cứu 26

2.1.1 Giống lạc 26

2.1.2 Thuốc trừ sâu hóa học 26

2.1.3 Dụng cụ dung trong nghiên cứu 26

2.2 Nội dung nghiên cứu 27

2.3 Phương pháp nghiên cứu 27

2.3.1 Phương pháp bố trí thí nghiệm 27

2.3.2 Phương pháp theo dõi thí nghiệm 28

2.3.3 Phương pháp xử lí số liệu 30

2.4 Quy trình canh tác cây lạc 30

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 32

3.1 Ảnh hưởng của thuốc hóa học đến một số chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển và đặc tính nông học của giống lạc thí nghiệm 32

3.1.1 Thời gian hoàn thành các giai đoạn sinh trưởng của giống lạc thí nghiệm 32

3.1.2 Tỷ lệ mọc khi gieo ở các công thức thí nghiệm 34

3.1.3 Động thái tăng trưởng chiều cao cây lạc ở các công thức thí nghiệm 35

3.1.4 Ảnh hưởng của thuốc thí nghiệm đến sự tăng trưởng số lá lạc 37

3.1.5 Ảnh hưởng của thuốc thí nghiệm đến đặc tính ra hoa của lạc 38

3.2 Hiệu lực của các loại thuốc trong phòng trừ sâu ăn lá hại lạc 40

Trang 8

3.2.1 Thành phần và tình hình một số sâu ăn lá hại giống lạc thí nghiệm 40

3.2.2 Hiệu lực trừ sâu khoang của các thuốc thí nghiệm 42

3.2.3 Hiệu lực trừ sâu cuốn lá của các thuốc thí nghiệm 43

3.3 Ảnh hưởng của các loại thuốc thí nghiệm đến năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của cây lạc 44

PHẦN III KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 47

3.1 Kết luận 47

3.2 Kiến nghị 47

PHẦN IV TÀI LIỆU THAM KHẢO 48

Trang 9

PHẦN I MỞ ĐẦU 1 Lí do chọn đề tài

Lạc là cây công nghiệp, cây thực phẩm ngắn ngày có giá trị dinh dưỡng cao Nó không chỉ được trồng ở khắp các tỉnh từ Bắc đến Nam trên đất nước ta mà còn được trồng ở hàng trăm nước trên thế giới Lạc được coi là một trong những cây trồng nông nghiệp chủ yếu của nhiều nước Cây lạc được xếp thứ mười ba trong các cây thực phẩm của thế giới

Cây lạc hiện nay được rất nhiều bà con trên mọi miền đất nước gieo trồng, vì hiệu quả kinh tế khá cao, ít công sức chăm sóc, sản phẩm được sử dụng rộng rãi trong đời sống hàng ngày, công nghiệp chế biến và xuất khẩu Là loại cây công nghiệp ngắn ngày, dễ trồng, thích hợp trong cơ cấu luân canh tăng vụ, cải tạo đất và có vị trí quan trọng trong quá trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng Lạc là loại lương thực thực phẩm quen thuộc, giàu

đạm, chất béo, khoáng chất, vitamin

Tuy nhiên, trong những năm gần đây do ảnh hưởng biến đổi khí hậu toàn cầu, trình độ thâm canh người dân ngày càng cao đã kéo theo nhiều đối tượng dịch hại, đặc biệt là các loại sâu hại ăn lá trên cây lạc gây khó khăn cho người sản xuất trong việc phòng trừ Chính vì vậy mà hiện nay, trên thị trường có nhiều loại thuốc trị sâu ăn lá mới như Anboom 48CE, Sairifos 585 EC, Egrasus 500SC, Ofatox 400EC mỗi loại thuốc đều có hiệu lực riêng của nó nên việc lưa chọn thuốc trừ sâu thích hợp là vấn đề cân nhắc của người dân hiện nay

Tại Quảng Nam các loại sâu ăn lá phát triển ngày càng phổ biến trên diện tích rộng và đã lây lan nhiều nơi làm ảnh hưởng đến chất lượng và năng suất thu hoạch Không chỉ riêng đối với người dân trồng lạc mà còn là vấn đề khó khăn của người dân trên cả nước Vậy bằng cách nào, phòng trừ sâu ăn lá ở cây lạc để giảm thiệt hại do chúng gây ra mang lại hiệu quả

Trang 10

kinh tế cho người dân tỉnh Quảng Nam nói riêng và người dân cả nước nói chung

Chính vì lí do đó, giúp người dân phòng chống sâu ăn lá ở cây lạc, mang lại hiệu quả kinh tế tăng thu nhập cho người dân nên tôi chọn đề tài

“Khảo nghiệm một số loại thuốc hóa học trừ sâu ăn lá trên cây Lạc trong vụ Đông Xuân 2018 tại Quảng Nam” để nghiên cứu

2 Mục tiêu của đề tài

- Xác định tình hình phát sinh, gây hại của các loài sâu bệnh hại lạc, từ đó đề ra những giải pháp nhằm hạn chế tác hại của sâu bệnh, góp phần nâng cao năng suất lạc

- Tìm ra được loại thuốc trừ sâu ăn lá hiệu quả nhất trên cây lạc ở Quảng

Nam

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu

- Cây lạc

- Sâu ăn lá trên cây lạc (Sâu khoang, sâu cuốn lá)

- Thuốc hóa học (Karate 2,5EC; Dragon 700EC; Ofatox 400EC; Peran 50EC)

3.2 Phạm vi nghiên cứu

- Địa điểm: Xã Bình Tú, Huyện Thăng Bình, Tỉnh Quảng Nam - Thời gian: vụ Đông Xuân từ tháng 1 đến tháng 3 năm 2018

4 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp thu thập thông tin

- Phương pháp điều tra, thu thập thông tin của các đối tượng nghiên

cứu

- Phương pháp xử lý số liệu

Trang 11

PHẦN II NỘI DUNG

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1 Tổng quan về cây lạc

Cây lạc có nguồn gốc lịch sử ở Nam Mỹ Vào thời kỳ phát hiện Châu Mỹ, cùng vói sự thâm nhập của Châu Âu vào lục địa mới, người ta mới biết cây lạc

Nguồn gốc cây lạc ở Nam Mỹ được khẳng định khi SKiê (E.G.1877) tìm thấy lạc trong ngôi mộ cổ An Côn ở bờ biển gần LiMa, thủ đô PêRu Người ta đã phát hiện ở đây nhiều ngôi mộ có chứa những xác ướp đặt ngồi, xung quanh là những vại bằng đất nung đựng nhiều loại thực phẩm khác nhau, còn được bảo vệ tốt Trong đó có nhiều vại dựng quả lạc Những mẫu vật về lạc phát hiện ở An Côn có liên quan với văn hoá trước An Côn được xác định vào khoảng 750-500 năm trước công nguyên Theo tài liệu của Engen thì lạc tìm thấy ở (Las Haldas) thuộc thời kỳ trước đồ gốm cách đây khoảng 3800 năm

1.1.1 Phân loại khoa học (Scientific classification)

Họ (familia) Đậu (Fabaceae)

Phân họ (subfamilia) Đậu (Faboideae)

(Aeschynomeneae)

Chi (genus) Lạc (Arachis) Loài (species) Arachis hypogaea

1.1.2 Nguồn gốc và phân bố

Lạc (Arachis) với khoảng 70 loài thực vật có hoa sống một

năm hoặc lâu năm và có nguồn gốc từ khu vực Trung và Nam Mỹ

Trang 12

Loài đậu phộng /lạc (Arachis hypogaea) có thể được thần hóa đầu

tiên ở các vùng thung lũng của Paraguay hoặc Bolivia (Nam Mỹ), nơi mà các chủng hoang dã nhất còn phát triển cho đến ngày nay

Ở Nam Mỹ, nhiều nền văn hóa tiền Columbus, chẳng hạn như nền văn hóa Moche, đã mô tả đậu phộng trong nghệ thuật của họ

Ở Peru, các nhà khảo cổ đã tìm thấy mẫu vật lâu đời nhất của cây đậu phộng khoảng 7.600 năm

Người Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha phát hiện cây đậu phộng ở các thuộc địa ở Nam và Trung Mỹ, từ đó cây đậu phộng được lan truyền trên toàn thế giới bởi các thương nhân châu Âu

Vào thế kỷ 16 người Bồ Đào Nha đã mang lạc từ Brazil đến Tây châu Phi và sau đó là Tây Nam Ấn Độ

Cây đậu phộng đã được giới thiệu đến Trung Quốc và các nước ở Tây Thái Bình Dương như Indonesia, Madagascar do thương nhân người Bồ Đào Nha vào thế kỷ 17 và một loạt các nhà truyền giáo người Mỹ trong thế kỷ 19 và sau đó lan rộng ra khắp châu Á

Ở Việt Nam, lịch sử trồng cây đậu phộng chưa được xác minh rõ ràng, sách “Văn đài loại ngữ” của Lê Quý Đôn cũng chưa đề cập đến cây đậu phộng

Nếu căn cứ vào tên gọi mà xét đoán thì danh từ “Lạc” có thể do từ Hán “Lạc hoa sinh” (có người cho rằng người Hán đã phiên âm từ "Arachis") là từ mà người Trung Quốc gọi cây lạc Do vậy, cây lạc có thể từ Trung Quốc nhập vào nước ta khoảng thế kỷ 17-18

Trước thế kỷ 19, cây đậu phộng ở Nam và Bắc Mỹ được người Châu Âu khai thác chủ yếu được dùng làm thức ăn gia súc

Hiện nay cây đậu phộng có khoảng 1000 giống khác nhau được trồng khắp các nước vùng nhiệt đới và á nhiệt đới Do ít mẫn cảm với thời

Trang 13

gian chiếu sáng và có tính chịu hạn tốt cho nên lạc được trồng ở nhiều quốc gia trên thế giới từ 40 vĩ độ Bắc đến 40 vĩ độ Nam (Nigam et al, 1991)

Hình 1.1 Cây lạc

1.1.3 Đặc điểm sinh học của cây lạc

* Đặc điểm cơ quan sinh dưỡng

Rễ

Rễ chính của lạc phát triển nhanh trong thời kỳ đầu sinh trưởng Quan sát trong vụ xuân ở nước ta, sau khi gieo 10 ngày rễ chính ăn sâu 5cm Sau gieo 20 ngày, rễ chính ăn sâu 10cm và hệ rễ con đã phát triển Khi lạc được 5 lá bộ rễ lạc đã tương đối hoàn chỉnh với 1 rễ chính sâu 15-20cm, hệ rễ

con phát triển với rẽ cấp 2, 3 và nốt sần đã có khả năng cố định đạm

Trong điều kiện thuận lợi, rễ chính có thể ăn sâu tới 1m Tuy nhiên đại bộ phận rễ con phân bố ở tầng đất mặt 0-30cm (chiếm 60-80% trọng lượng) Trọng lượng rễ thay đổi tuỳ thuộc ở điều kiện canh tác, tính chất đất đai, chế độ nước trong đất Bộ rễ phát triển sớm và khoẻ là cơ sở quan trọng để tăng năng suất lạc

Thân, cành

Cây lạc lớn lên nhờ mầm sinh trưởng ở ngọn cây và ngọn cành, thân lạc mền, lúc còn non thì tròn, sau khi ra hoa phần trên thân có cành rỗng, hoặc có cạnh Thân có 15-25 đốt, ở phía dưới gốc đốt ngắn, ở giữa và phía trên thân đốt dài, thân thường có màu xanh hoặc màu đỏ tím, trên thân có

Trang 14

lông tơ trắng, nhiều hay ít tuỳ thuộc vào giống, tuỳ vào điều kiện ngoại

cảnh Thân lạc tương đối cao và phụ thuộc chủ yếu vào đặc điểm di truyền

giống

+ Cành cấp 1: thường có 4- 6 cành

Cành cấp 1, mọc từ nách lá thân chính Hai cành đầu tiên mọc từ nách lá mầm Vì 2 lá mầm gần như mọc đối nên 2 cành này cũng ở vị trí gần như đối nhau qua thân chính và thời gian xuất hiện đồng thời.Trong thực tế, rất khó phân biệt cành số 1và số 2 cho nên có thể coi chúng như cặp cành đầu tiên Cặp cành này xuất hiện khi cây có 2-3 lá thật Cành số 3, số 4 mọc từ nách lá thật 1, 2 Lá lạc mọc cách, nhưng đốt thứ 2 thường ngắn hơn đốt 1và 3 cho nên cành 3,4 gần nhau hơn và tạo thành cặp cành thứ 2 và cành 5,6 cũng tương đối gần nhau hơn, tạo nên cạp cành thứ 3

+ Cành cấp 2: cành cấp 2 thường chỉ xuất hiện ở cặp cành cấp 1 đầu tiên Vị trí cành cấp 2 thường ở 2 đốt đầu tiên của cành cấp 1 Như vậy, thường chỉ có 4 cành cấp 2

Cành cấp 2 xuất hiện khi lạc được 5,6 lá trên thân chính Số cành của lạc liên quan trực tiếp đến số quả Các cành mô tả trên đều là cành quả Số hoa và số quả ở tầng cành thứ nhất (că ̣p cành 1, 2 và các cành cấp 2) chiếm khoảng 50-70% tổng số hoa, quả/cây; tầng cành thứ 2 chỉ chiếm 20-30% và tầng cành 3 thường dưới 10% số hoa, quả

Lá lạc

Lá: Lá lạc thuộc loại lá kép hình lông chim gồm 2 đôi lá chét, cuống lá dài từ 4-9cm Thường có những lá biến thái có 1, 2, 3, 5 hoặc 6-8 lá chét Lá chết không cuống mọc đối nhau, thường có hình bầu dục, bầu dục dài, hình trứng lộn ngược, màu sắc xanh nhạt hay xanh đậm, vàng nhạt hay đậm tuỳ theo giống Màu sắc lá thay đổi tuỳ điều kiện trồng trọt (Đất nhiều nước quá lá màu xanh vàng, đất khô hạn lá màu xanh tối) Độ ẩm vừa phải, đất thoáng, vi khuẩn cố định Nitơ hoạt động mạnh cung cấp đủ N cho cây thì lá có màu xanh đậm

Trang 15

Sự phát triển của bộ lá

Trên thân chính cây lạc số lá có thể đạt 20-25 lá Khi thu hoạch tổng số lá trên cây có thể đạt 50-80 lá Tuy nhiên, do những lá già rụng sớm nên số lá trên cây cao nhất vào thời kỳ hình thành quả và hạt, thường đạt 40- 60 lá Diễn biến tăng trưởng diện tích lá lạc từ khi mọc đến thời kỳ hình thành quả và hạt tương ứng sự tăng trưởng chiều cao thân Thời kỳ ra hoa đến hình thành quả, hạt là thời kỳ thân cành phát triển mạnh Diện tích lá đạt cao nhất thường vào thời kỳ hình thành quả, hạt (30-35 ngày sau khi có hoa), sau đó giảm dần do sự rụng của lá già

* Đặc điểm cơ quan sinh dưỡng

Hoa

Cấu tạo hoa

Hoa lạc màu vàng, không có cuống, gồm 5 bộ phận: Lá bắc, đài hoa,

tràng hoa, nhị đực và nhị cái

Hình 1.2 Hoa lạc

* Tập tính ra hoa của lạc

Hoa lạc phát triển thành chùm gồm 2-7 hoa có khi tới 15 hoa Chùm hoa mọc từ cành dinh dưỡng ở nách một lá đã phát triển đầy đủ hoặc chưa đầy đủ Trên mỗi đốt của chùm hoa mang 1 lá bao và ở nách lá đó một cành hoa rất ngắn phát triển, cành hoa mang 1 lá thường là chẻ đôi và ở nách lá này là mầm hoa Cành hoa phát triển trên trục chùm hoa theo công

Trang 16

thức diệp tự 2/5 Như vậy, chùm hoa phát triển như 1 cành dinh dưỡng có khích thước rất nhỏ

Quả và hạt

Sau khi thụ tinh, tia lạc phát triển đẩy bầu hoa xuống đất Tia do mô phân sinh nằm ở gốc bầu hoa hình thành, thực chất là bộ phận của quả.Tận cùng tia là quả phát triển sau khi tia đã đâm xuống đất Tia thường dài không quá 15cm Tia có tính hướng địa dương, mọc đâm thẳng vào đất và quả phát triển ở vị trí nằm ngang giữa độ sâu 2-7cm dưới mặt đất

Hình 1.3 Quả lạc

* Cấu tạo quả: Quả lạc hình kén, dài 1-8cm, rộng 0,5- 2cm, một đầu

có vết đính với tia, đầu kia là mỏ quả, phần giữa thắt eo lại, ngăn cách 2 hạt Mỏ quả, độ thắt, kích thước, trọng lượng quả là những đặc điểm để

phân loại giống lạc

Vậy quả lạc hình thành từ ngoài vào trong, vỏ có trước, hạt có sau, hoa nở được 30 ngày thì vỏ quả hình thành xong Hoa nở được 60 ngày hạt hình thành xong Vì lớp vỏ quả trong giữa noãn và vỏ quả ngoài lớn nhanh làm thành một tầng mô mềm rất dày Sau đó sang giai đoạn hình thành hạt, noãn càng lớn lên thì vỏ quả trong càng xẹp đi và biến mất khi hạt già

* Hình dạng quả

Hình dạng quả thay đổi tuỳ theo giống Mỏ quả tù, hơi tù hoặc nhọn,

eo lưng, eo bụng rõ hay không, đường gân trên vỏ quả nhiều hay ít là

Trang 17

những chỉ tiêu dùng để phân loại giống lạc Màu sắc vỏ quả thay đổi nhiều theo điều kiện ngoại cảnh đất trồng lạc, đều kiện phơi Ở đất cát, vỏ quả

màu vàng sáng, bóng

* Hình dạng hạt

Hình dạng hạt tròn, bầu dục hay ngắn, phần tiếp súc với hạt bên cạnh thường thẳng Trong một quả, hạt ở ngăn trước dài, bé, hạt ở ngăn sau ngắn, to Màu sắc vỏ lụa có thể trắng hồng, đỏ tím Có vân hoặc không Màu sắc vỏ lụa ít bị điều kiện ngoại cảnh chi phối là một đặc tính giống Màu sắc vỏ hạt quan sát sau khi phơi khô, bóc vỏ mới chính xác Số hạt trong 1 quả thay đổi chủ yếu do giống, ít chịu ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh Phần lớn quả có 2 hạt, một số giống có 3 hạt Quả có 1 hạt giống nào cũng có Thường giống quả to, quả có ít hạt, giống hạt nhỏ quả có nhiều hạt Chọn giống nhiều quả, quả nhiều hạt , hạt to có ý nghĩa tăng năng suất lớn Tỷ lệ hạt quả bến động từ 68-80%; Thay đổi tùy giống và điều kiện canh tác

1.1.4 Giá trị dinh dưỡng và giá trị kinh tế của cây lạc

* Giá trị dinh dưỡng

Lạc là một loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao Lạc là nguồn thức ăn giầu về dầu lipit và prôtêin, thành phần sinh hoá của lạc có thể thay đổi phụ thuộc vào giống, vào sự biến động các điều kiện khí hậu giữa các năm, vào vị trí của hạt ở quả, các yếu tố không bình thường như: Sâu bệnh hại, và phương pháp phân tích khác nhau cũng ảnh hưởng đến thành phần sinh hoá của hạt lạc

Prôtêin của lạc

Trong một thời gian dài, người ta chỉ chý ý đến dầu trong hạt lạc mà chưa chú ý đến lượng prôtêin khá cao trong hạt, trong các bộ phận khác của cây lạc Tình trạng thiếu prôtêin hiện nay trên thế giới đòi hỏi phải nghiên cứu sử dụng toàn diện loại cây này, một cây cho dầu và cho đạm

Trang 18

- Về chất lượng, prôtêin hạt lạc chủ yếu do 2 globulin (a rachin và conrachin) hợp thành chiếm 95% Conrachin hơn hẳn arachin về dinh dưỡng và có hàm lượng metionin nhiều gấp 3 lần.Trong prôtêin hạt lạc có 2/3 arachin và 1/3 conrachin

- Thành phần a xít amin, prôtêin của lạc có đủ 8 a xít amin không thay thế so với chỉ tiêu của F.A.O đề ra về hàm lượng các a xít amin không thay thế trong thành phần prôtêin thực phẩm thì prôtêin của lạc có 4 a xít amin có số lượng thấp hơn tiêu chuẩn

Về mặt cung cấp năng lượng: Do hạt lạc có hàm lượng dầu cao, nên năng lượng cung cấp rất lớn như: trong 100gam hạt lạc, cung cấp 590cal, cũng lượng như vậy trong hạt đậu tương cung cấp 411cal, gạo tẻ cung cấp 353cal, thịt lợn nạc cung cấp 286cal, trứng vịt cung cấp 189cal

Do có giá trị dinh dưỡng cao lạc từ lâu loài người đã sử dụng như một nguồn thực phẩm quan trọng Sử dụng trực tiếp (quả non luộc, quả già, rang, nấu ) ép dầu để làm dầu ăn và khô dầu để chế biến nước chấm và thực phẩm khác Gần đây nhờ có công nghiệp thực phẩm phát triển, người ta chế biến thành rất nhiều mặt hàng thực phẩm có giá trị từ lạc, như rút dầu, bơ lạc, pho mát lạc, sữa lạc, kẹo lạc

* Giá trị kinh tế

Giá trị trong nông nghiệp

Giá trị chăn nuôi

Giá trị làm thức ăn gia súc của lạc được đánh giá trên các mặt: Khô dầu lạc, thân lá lạc làm thức ăn xanh và tận dụng các phụ phẩm của dầu lạc Khô dầu lạc có thành phần dinh dưỡng tương đối với các loại khô dầu khác

Trong khẩu phần thức ăn gia súc, khô dầu lạc có thể chiếm tới 25-30% Vậy khô dầu lạc là nguồn thức ăn giầu prôtêin dùng trong chăn nuôi Hiện nay khô dầu lạc trên thế giới đứng hàng thứ 3 trong các loại khô dầu

Trang 19

thực vật dùng trong chăn nuôi (sau khô dầu đậu tương và bông) và đóng vai trò quan trọng đối vơí việc phát triển ngành chăn nuôi Thân lá của lạc với năng suất 5-10 tấn/ha chất xanh (sau thu hoạch quả) có thể dùng chăn nuôi

đại gia súc

Cám vỏ quả lạc: Vỏ quả lạc chiếm 25-30% trọng lượng quả Trong

chế biến thực phẩm, người ta thường tách hạt khỏi vỏ quả, vỏ quả trở thành sản phẩm phụ, dùng để nghiền thành cám dùng cho chăn nuôi Cám vỏ quả lạc có thành phần dinh dưỡng tương dương với cám gạo dùng để nuôi lợn, gà vịt công nghiệp rất tốt Như vậy, từ lạc người ta có thể sử dụng khô dầu, thân lá xanh và cả cám vỏ quả lạc để làm thức ăn cho gia súc, góp phần quan trọng trong việc phất triển chăn nuôi

Giá trị trồng trọt

Lạc là cây trồng có ý nghĩa đối với nhiều nước trên thế giới, đặc biệt với các nước nghèo vùng nhiệt đới Ngoài giá trị kinh tế của lạc, đối với ép dầu, trong công nghiệp thực phẩm, trong chăn nuôi, lạc còn có ý nghĩa to lớn trong việc cải tạo đất do khả năng cố định đạm (N) của nó Cũng như các loại họ cây đậu khác, rễ lạc có thể tạo ra các nốt sần do vi sinh vật cộng sinh cố định đạm hình thành đó là vi khuẩn Rhizobium vigna Rhizôbium vigna có thể tạo nốt sần ở rễ một số cây họ đậu Nhưng với lạc thì tạo được nốt sần lớn và khả năng cố định đạm cao hơn cả

Theo nhiều tác giả, lượng đạm cố định của lạc có thể đặt 70-110kgN/ha/vụ Chính nhờ có khả năng này mà hàm lượng của prôtêin ở hạt và các bộ phận khác của cây cao hơn nhiều loại cây trồng khác Cũng nhờ khả năng cố định đạm, sau khi thu hoạch thành phần hóa tính của đất trồng được cải thiện rõ rệt, lượng đạm trong đất tăng và khu hệ vi sinh vật hảo khí trong đất được tăng cường có lợi đối với cây trồng sau

Trang 20

Giá trị trong công nghiệp

Lạc phục vụ cho công nghiệp ép dầu, dầu lạc được dùng làm thực phẩm và chế biến dùng cho các ngành công nghiệp khác như (chất dẻo, xi mực in, dầu diesel, làm dung môi cho thuốc bảo vệ thực vật ), ngoài ra khô dầu lạc còn được dùng làm thức ăn cho người và chăn nuôi gia súc và gia cầm Khô dầu lạc, đậu tương dùng chế biến thành đạm gồm 3 nhóm (bột, bột mịn, thô, đạm cô đặc), khô dầu lạc, đỗ tương có thể chế biến thành hơn 300 sản phẩm khác nhau phục vụ cho các ngành thực phẩm, trên 300 loại sản phẩm công nông nghiệp

1.2 Tình hình nghiên cứu sâu hại ở cây lạc trên thế giới và trong nước

1.2.1 Tình hình nghiên cứu sâu hại ở cây lạc trên thế giới

Việc phòng trừ sâu kịp thời sẽ tạo điều kiện cho cây sinh trưởng phát triển tốt góp phần tăng năng suất kinh tế Trên đồng ruộng sâu hại cây trồng thường tấn công gây hại trên lá, cành làm giảm diện tích lá, ảnh hưởng hoạt động quang hợp của cây trồng; gây hại trên thân, gốc rễ giảm mật độ quần thể cây trồng, …đã làm kìm hãm trực tiếp đến sự sinh trưởng và phát triển cây trồng, gây giảm năng suất và sản lượng nông sản Theo ước tính hiện nay, sâu gây thiệt hại trung bình khoảng 11 – 12% về năng suất và sản lượng nông sản, còn thiệt hại do sâu gây mất trắng nhiều ruộng cây trồng hàng năm trên thế giới vẫn thường xảy ra Để giảm thiệt hại do dịch hại gây ra, con người phải đầu tư thêm kinh phí để tiến hành các biện pháp phòng trừ, trong đó biện pháp phòng trừ hoá học được coi là quan trọng Tuy nhiên, để công tác phòng trừ sâu bệnh kịp thời có hiệu quả chúng ta phải hiểu thấu đáo giữa thuốc bảo vệ thực vật, dịch hại và điều kiện ngoại cảnh; phải kết hợp hài hoà giữa biện pháp hoá học với các biện pháp bảo vệ thực vật khác trong hệ thống phòng trừ tổng hợp Theo nhóm chuyên gia của tổ chức nông lương thế giới (FAO) “Quản lý dịch hại tổng hợp” là một hệ thống quản lý dịch hại mà trong khung cảnh cụ thể của môi

Trang 21

trường và những biến động quần thể của các loài gây hại, sử dụng tất cả các kỹ thuật và biện pháp thích hợp có thể được, nhằm duy trì mật độ của các loài gây hại ở dưới mức gây ra những thiệt hại kinh tế Vì vậy, để có một nền nông nghiệp phát triển bền vững, bắt buộc phải chuyển từ nông nghiệp truyền thống chủ yếu dựa và đất, sang một nền nông nghiệp thâm canh “dựa vào phân bón” với giống mới, năng suất và chất lượng cao kết hợp với phòng trừ dịch bệnh cho cây trồng

Trong quá trình thâm canh tăng năng suất lạc, sâu hại lạc là một vấn đề trở ngại lớn đã và đang được nhiều nước trên thế giới quan tâm, nhiều tác giả đề cập tới Trong quá trình sinh trưởng và phát triển quả cây lạc bị rất nhiều sâu hại phá hại làm giảm năng suất và chất lượng lạc

Theo Smith, et al (1982) các loài côn trùng sử dụng cây lạc làm thức ăn gồm 360 loài, 6% là những loài gây hại quan trọng

Theo Anitha (1992) sắp xếp sâu hại lạc thành hai nhóm cơ bản: Nhóm sâu hại trong đất gồm có mối, rệp sáp rễ, kiến, sâu non, bọ hung và nhóm sâu hại trên mặt đất sâu xám, sâu khoang, sâu cuốn lá

Theo Smith, et al (1982) trong số lồi côn trùng gây hại trên lạc, bộ cánh vẩy có số loài khá phong phú Họ đã thống kê được trên 60 loài Tuy nhiên có rất ít lồi làm hạn chế đến năng suất lạc hoặc gây hại có ý nghĩa kinh tế Cũng theo tài liệu trên, nhóm chích hút có tới 100 loài, riêng bọ trĩ có tới 19 loài gây hại trên lạc Ở vùng nhiệt đới, Hill et al (1985) đã thống kê được 48 loài sâu hại trên lạc, trong đó có 8 loài sâu hại chủ yếu và 40 loài gây hại thứ yếu Những loài gây hại đặc biệt nguy hiểm như rệp đen

(Aphis craccivora Koch), sâu khoang (Spodoptera litura Fabr.), sâu xanh (Helicoverpa armigera Hubner), sâu xám (Agrotis yfsilon Rotr), ban miêu (Epicauta impresicornic Pic) và các loài Epicauta spp

Vùng Đông Nam châu Á có 37 loài sâu hại trên lạc trong đó 19 loài có mức phổ biến cao (Waterhouse, 1993) Cũng theo tác giả (1997) ở vùng

Trang 22

Tây Nam Thái Bình Dương, đã xác định được 157 loài sâu hại lạc trong số 160 loài thu được, có 46 loài quan trọng và có ít nhất 25 loài đã được đầu tư nghiên cứu tỉ mỉ Một số loài đã được áp dụng biện pháp phòng trừ có hiệu quả Tuy nhiên, tùy vào các vùng địa lý khác nhau mà thành phần loài cũng như các lòai sâu hại chính có khác nhau

Ở Ấn Độ, theo đánh giá Ranga Rao, et al (1993), sâu hại lạc có thể giảm 15-20% năng suất

Ở Thái Lan, Nualsri Wongsiri (1991) cây lạc bị 34 loài sâu hại và 2 lòai nhện hại tấn công Trong đó, bộ cánh vẩy có 9 loài, bộ cánh đều 7 loài, bộ cánh cứng và bộ cánh tơ mỗi bộ 6 loài , bộ cánh nửa 4 loài, bộ cánh màng và cánh bằng mỗi bộ thu được 1 loài (kiến và mối)

Theo Wallis E S, et al (1986), trên cây lạc chỉ tính riêng sâu đục quả và hại rễ đã có tới 15 loài, thuộc 12 họ, 9 bộ cơn trùng Tại Trung Quốc, Ching Tieng Tseng (1991) các lòai gây hại ảnh hưởng lớn đến hiệu quả

kinh tế của sản xuất lạc gồm: Sâu khoang (Spodoptera litura Fabr.), sâu keo da láng (Spodoptera exigua Hiib), sâu xanh (Helicoverpa armigera

Hiibner)

Tổng giá trị phòng trừ các lòai sâu này ước tính vào khoảng 5 tỷ nhân dân tệ Về mức độ thiệt hại kinh tế do sâu hại gây ra còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như giai đoạn sinh trưởng của cây trồng, điều kiện môi trường, mật độ gây hại

1.2.2 Tình hình nghiên cứu sâu hại trên cây lạc ở Việt Nam

Kết quả nghiên cứu của chuyên gia thuộc ICRISAT (1993) cho thấy, ở miền Bắc Việt Nam, có 51 loài sâu hại trên lạc Trong đó, 47 loài hại trên đồng ruộng, 4 loài hại trong kho Các loài sâu gây hại tác hại đáng kể là sâu khoang, sâu đục quả đậu đỗ, sâu xanh, bọ phấn, rầy xanh, bọ trĩ, rệp đen, sâu cuốn lá và sùng trắng…

Trang 23

Còn ở miền Nam thu được 30 loài sâu hại trên lạc Trong đó, 28 loài hại trên đồng ruộng và 2 loài gây hại trong kho Những loài gây hại đáng kể ở miền Nam là sâu khoang, sâu xanh, sâu róm, sâu keo da láng, sâu đục lá Theo kết quả điều tra cơ bản côn trùng năm 1967 - 1968 của Viện Bảo vệ thực vật thì riêng miền Bắc đã có đến 45 loài sâu hại lạc khác nhau

Tác giả Nguyễn Văn Cảm (1983) ghi nhận 43 loài côn trùng hại lạc ở một số tỉnh trồng lạc phía Nam Việt Nam

Theo Lương Minh Khôi (1991), vùng Hà Nội có 21 loài thường xuyên xuất hiện gây hại trên lạc Trong đó có 10 loài gây tổn thất đáng kể về kinh tế gồm: sâu xám, bọ trĩ, rệp đen, sâu cuốn lá, sâu khoang, sâu xanh, ban miêu đen sọc trắng, rầy xanh lá mạ và sâu róm chỉ đỏ

Kết quả nghiên cứu của Phạm Văn Lầm (2002), ở nước ta có 85 loài sâu hại lạc thuộc 8 bộ, 30 họ

Bùi Công Hiển và cộng tác viên (2003) cho rằng ở nước ta có hơn 40 loài côn trùng hại lạc, trong đó loài gây hại phổ biến gồm rầy xanh

(Empoasca motti Fabr), sâu cuốn lá đậu (Hedylepta indicata Fabr.), sâu đục quả đậu (Maruca testulalis Geyer), Bọ dừa nâu (Liepidiota signatha Saunder), bọ trĩ (Scirtothrip dosalis Hood), Sâu khoang (Spodoptera litura

Fabr.) Sâu hại lá (sâu khoang, sâu xanh, sâu cuốn lá, sâu đục quả) thường có mật độ cao và gây hại nặng từ khi cây lạc có 4 lá lớn tới khi ra hoa và quả chắc

Theo Nguyễn Thị Chắt (1998) cho biết một số tỉnh miền Nam có 55 loài sâu hại trên lạc Trong đó có 24 loài thường xuất hiện từ mức trung bình cho đến nhiều Các loài xuất hiện nhiều nhất gồm sâu khoang

(Spodoptera litura Fabr.), sâu xanh (Helicoverpa armigera Hubner), sâu cuốn lá (Lamprosema indicata Fabr.), rầy xanh (Empoasca sp.), rệp đen (Aphis craccivora Koch), bọ trĩ (Scirtothrips dorsalis Hood)

Trang 24

Qua kết quả nghiên cứu về tác hại của sâu hại lạc chúng ta thấy thiệt hại về năng suất lạc do sâu hại gây ra Ngoài ra còn phụ thuộc vào điều kiện môi trường, điều kiện canh tác, lồi dịch hại gây ra mà có sự khác nhau về thiệt hại Thiệt hại do sâu gây ra cho sản xuất lạc trung bình từ 10 - 30% nếu không quản lý tốt

Chú ý: thường xuyên kiểm tra đồng ruộng để phát hiện kịp thời diễn biến của sâu, xác định tuổi sâu, mật độ, mức độ gây hại… để xác định thời điểm, loại thuốc phun thuốc phòng trừ nhằm đạt hiệu quả cao nhất Nên tổ chức phòng trừ tập trung, đồng loạt có tính chất cộng đồng thì mới có kết quả cao

Phun trừ sâu cuốn lá, sâu xanh, sâu khoang kịp thời khi sâu mới nở, tuổi 1-2 trên những diện tích có mật độ sâu từ 10 con/m2 trở lên bằng các loại thuốc mới như Regent 800 WG, Karate 2,5 EC, Actimex 400 EC, Dylan 40 EC hoặc phối hợp 2 loại thuốc với nhau như Padan 95SP + Trebon 10EC; Netoxin 95 SP + Sherpa 25 EC… Kết hợp với trị bệnh thối thân, lở cổ rễ bằng thuốc Validacin 5L, Topsin M70 WP (pha và phun lượng thuốc theo hướng dẫn ghi trên bao bì)

Đối với ban miêu (bao gồm nhiều loài như ban miêu sọc trắng, ban miêu đen, ban miêu khoang vàng nhỏ, ban miêu khoang vàng lớn) thường gây hại trên cây lạc và một số cây họ đậu khác Con trưởng thành thường tập trung ăn lá non, đọt non, nếu thiếu thức ăn chúng ăn cả lá già và hoa nên mức độ thiệt hại sẽ rất lớn Có thể dùng vợt để bắt trưởng thành (không bắt bằng tay để tránh nhiễm độc da) Dùng các loại thuốc trừ sâu như Dipterex 90 SP Confidor 100 SL, Regent 800 WG, Fastac 5 EC… để phun trừ tiêu diệt trưởng thành, trứng, sâu non và nhộng

Đối với rầy xanh lá mạ nên phun các loại thuốc trừ sâu có tính nội hấp hoặc điều hòa sinh trưởng như Actara 25 WG; Conphai 10 WP; Butyl 10 WP… sẽ cho hiệu quả cao hơn

Trang 25

1.2.3 Tình hình nghiên cứu sâu hại và sản xuất lạc tại Quảng Nam

Tại Quảng Nam, các kết quả điều tra đánh giá hằng năm của Chi cục BVTV về tình hình sâu hại lạc chủ yếu là sâu xám, các loài sâu ăn lá,

Trong những năm gần đây, ở một số địa phương ở tỉnh Quảng Nam, cây lạc được coi là cây trồng chủ lực có hiệu quả kinh tế cao và ổn định hơn so với các cây trồng khác Nông dân đã từng bước trồng lạc để thay thế cho các cây trồng có hiệu quả kinh tế thấp Vì vậy, đã góp phần làm cho diện tích và sản lượng lạc ở Quảng Nam ngày càng được mở rộng và tăng lên Diện tích, năng suất và sản lượng lạc ở Quảng Nam từ năm 2010-2016 được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 1.1 Tình hình sản xuất lạc ở Quảng Nam từ năm 2010-2016

Năm Diện tích (ha) Sản lượng (tấn)

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Quảng Nam)

Qua bảng số liệu cho thấy, diện tích và sản lượng từ năm 2010-2016 đều có sự biến động Về diện tích từ năm 2010-2013 tăng từ 9,900 ha lên 10,758 ha, năm 2014-2015 diện tích lại giảm Về sản lượng, từ năm 2010 đến năm 2016 tăng giảm liên tục, sản lượng lạc năm 2013 đạt cao nhất (21,399 tấn) Tuy nhiên, do áp dụng các biện pháp kỹ thuật, đưa giống mới có chất lượng vào sản xuất nên cả diện tích và sản lượng đều tăng đáng kể trong năm 2016 Năm 2016, diện tích tăng từ 9,745 ha lên 10,266 ha; sản lượng tăng từ 19,490 tấn lên 20,044 tấn

Trang 26

1.3 Các loại sâu chính trên cây lạc và tình hình sử dụng thuốc bảo vệ

Triệu chứng gây hại của sâu khoang đối với các loại cây trồng

Sâu khoang còn được gọi là sâu ăn tạp gây hại trên tất cả các loại

rau, là đối tượng gây hại nặng trên rau, đậu Sâu non tuổi nhỏ thường gây hại nghiêm trọng nhất bởi vì hàng trăm con sâu non tập trung lại ăn lá cây và nhanh chóng làm lá cây xơ xác Sâu non còn có thể gặm ăn vỏ quả làm giảm phẩm chất

Đặc điểm hình thái của sâu khoang (Sâu ăn tạp - Spodoptera litura)

- Ngài (bướm trưởng thành): có chiều dài thân khoảng 20-25 mm, sải cánh rộng từ 35-45mm Cánh trước màu nâu vàng, giữa cánh có vân trắng, cánh sau màu trắng óng ánh Bướm có đời sống trung bình từ 1-2 tuần tùy điều kiện thức ăn Trung bình một bướm cái có thể đẻ 300 trứng, nhưng nếu điều kiện thích hợp bướm có thể đẻ từ 900-2000 trứng Thời gian đẻ trứng trinh bình của bướm kéo dài từ 5-7 ngày đôi khi đến 10-12 ngày

- Trứng: trứng có hình bán cầu, đường kính từ 0,4-0,5 mm Bề mặt trứng có những đường khía dọc tạo từ đỉnh trứng xuống đến đáy và bị cắt nagng bởi những đường khía ngang tạo thành những khía nhỏ Trứng mới nở có màu trắng vàng, sau chuyển thành màu vàng tro, lúc sắp nở có màu tro đậm Ổ trứng có lớp long phủ từ bụng bướm mẹ, mới đẻ màu vàng, sau màu tro tối xếp với nhau thành ổ Trứng đẻ thành ổ trên lá, một ổ có từ 50-200 trứng

Trang 27

- Ấu trùng (sâu non): Nếu điều kiện thuận lợi sâu có thể dài từ 35 - 53 mm, hình ống tròn Sâu tuổi nhỏ có màu xanh lục, càng lớn sâu chuyển dần thành màu nâu đậm Trên cơ thể có một sọc vàng sáng chạy ở hai bên hông từ đốt thứ nhất đến đốt thứ tám ở bụng, mỗi đốt có một chấm đen rõ nhưng hai chấm đen ở đốt thứ nhất to nhất Sâu càng lớn hai đốt chấm đen ở đốt thứ nhất càng to dần và gần như giao nhau tạo thành khoang đen trên lung nên sâu ăn tạp còn được gọi là “sâu khoang”

- Nhộng: Nhộng kích thước dài từ 18-20 mm Nhộng sâu ăn tạp có màu xanh đọt chuối, rất mềm ngay khi mới được hình thành, sau đó chuyển dần sang màu vàng xanh, cuối cùng có màu nâu, thân cứng dần và có màu nâu đỏ, cuối bụng có một đôi gai ngắn Khi sắp vũ hóa, nhộng có màu nâu đen, các đốt cuối của nhộng có thể cử động được

Đặc điểm sinh học, sinh thái và gây hại sâu khoang:

* Đặc điểm sinh học và gây hại của sâu khoang

- Ngài: Bướm thường vũ hóa vào buổi chiều và bay ra hoạt động vào lúc vừa tối, ban ngày bướm đậu ở mặt sau lá hoặc trong các bụi cỏ Bướm hoạt động từ tối đến nửa đêm, có thể bay xa đến vài chục mét và cao đến 6 -7 mét, có xu tính với mùi chua ngọt và ánh sang bước sóng ngắn Sau khi vũ hóa vài giờ, bướm có thể bắt cặp và một ngày sau đó có thể đẻ trứng

- Sâu vừa nở ăn gặm vỏ trứng và sống tập trung, nếu bị động sâu bò phân tán hoặc nhả tơ buông mình xuống đất Sâu tuổi 1 -2 chỉ ăn gặm phần diệp lục của lá và chừa lại lớp biểu bì trắng, từ tuổi 3 trở đi sâu ăn phá mạnh cắn thủng lá và gân lá Khi mật độ sâu cao có thể làm cho lá rụng

Trang 28

nhanh Tuy nhiên sự gây hại thường không nghiêm trọng lắm do khả năng tự đền bù của cây Khi đẫy sức sâu chui xuống đất hóa nhộng, sau khoảng 10 ngày thì vũ hóa Ở tuổi lớn khi thiếu thức ăn, sâu còn tập quán ăn thịt lẫn nhau và không những ăn phá lá cây mà còn ăn trụi cả thân, cành, trái non Khi làm nhộng, sâu chui xuống đất làm thành một khoang và nằm yên trong đó hóa nhộng

- Sâu ăn tạp phá nhiều loại cây nên có mặt quanh năm trên đồng ruộng Sâu cắn phá mạnh vào lúc sáng sớm nhưng khi có ánh nắng sâu chui xuống tán lá để ẩn nấp Chiều mát sau bắt đầu hoạt động trở lại và phá hại suốt đêm

1.3.1.2 Sâu cuốn lá

Tên khoa học: Archips asiaticus

Đặc điểm hình thái: Ngài nhỏ màu vàng nhạt, ngài cái thân dài 10 đến

13 mm, cánh trước có những vân ngang màu nâu xám, mép ngoài màu vàng đậm Ngài đực nhanh nhẹn và kích thước nhỏ hơn ngài cái (thân ngài đực dài 8 đến 9 mm) Sâu non có 5 tuổi, sâu mới nở dài 1 đến 1,5 mm, đẫy sức (tuổi 4, tuổi 5) dài 18 đến 20 mm, màu hơi xanh xám, trên đốt thân có những nốt lồi và có lông

Đặc điểm sinh học: Ngài có phản ứng với ánh sáng yếu, hoạt động

mạnh vào ban đêm, ban ngày hoạt động trong các khóm lạc hoặc nơi râm mát Khi bị xua đuổi ngài bay là là từng quãng ngắn Sâu non nhả tơ cuốn lá lạc và ăn chất xanh trên phiến lá để lại màng trắng Sâu cuốn lá hại chủ yếu lạc trồng vụ xuân và vụ thu (trồng tháng 7-8), vụ thu đông (trồng tháng 9-10 ít gây hại) Những ruộng đất tốt, bón nhiều phân đạm vô cơ, bón muộn, thường bị sâu hại nặng hơn Vòng đời sâu cuốn lá lạc như sau: Ngài 5 đến 8 ngày; trứng 4 đến 7 ngày; sâu non 20 đến 30 ngày; nhộng 5 đến 8 ngày

Trang 29

Đặc điểm gây hại của sâu cuốn lá: Sâu cuốn lá lạc gặm ăn hết biểu bì

để lại lá non màu trắng, nếu mật độ cao làm ảnh hưởng đáng kể đến năng suất lạc

1.3.2 Tình hình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trên cây lạc

Từ cuối những năm 40 của thế kỷ trước, sau khi thuố hữu cơ trừ sâu

đặc biệt là hóa học để phòng trừ dịch hại cây trông bởi đây là biện pháp đem lại hiệu quả nhanh chóng, thuận tiện và dập tắt được nạn dịch có nguy cơ tràn lan

Khoa học kỹ thuật phát triển, ngày càng có nhiều công ty thuốc bảo vệ thực vật xuất hiện, nhiều loại thuốc mới với thành phần và chủng loại khác nhau lần lượt ra đời đáp ứng nhu cầu của người sản xuất nông nghiệp Trong sản xuất cây tồng nói chung, sản xuất lạc nói riêng, để đạt được năng suất cao thù người trồng phải áp dụng các biện pháp kỹ thuật một cách hiệu quả Nhưng nhiều người đãlạm dụng thuốc bảo vệ thực vật trong phòng trừ sâu bệnh nên đã làm cho sâu bệnh kháng thuốc và khó phòng trừ hơn Biện pháp sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đem lại hiệu quả phòng trừ sâu bệnh rất nhanh và cao Tuy nhiên việc sử dụng thuốc hóa học trừ sâu phổ biến như hiện nay của nông dân trên cánh đồng lạc đang là nguy cơ phá hủy môi trường sinh thái và làm tăng giá thành sản xuất lạc

Vấn đề ô nhiễm môi trường:

Việc sử dụng thuốc hóa học: Hiện nay, công tác quản lý thuốc bảo vệ thực vật vẫn còn lỏng lẻo, thị trường tràn lan những loại thuốc độc hại cấm sử dụng, thuốc quá đát Không chỉ ở huyện Thăng Bình mà ở các vùng quê khác đều không có phương pháp xử lý rác, chỉ có một số ít nông dân có ý thức được việc vứt bỏ chai, túi đựng thuốc bảo vệ thực vật ra môi trường sẽ gây ô nhiễm nguồn nước nên đã đem đi chôn, còn đa số bà con vẫn có thói quen quăng ngay tại ruộng vườn Đó chính là nguyên nhân quan trọng khiến thuốc bảo vệ thực vật trở thành mối đe dọa thực sự với môi trường

Trang 30

sống và an toàn xã hội Hơn nữa, không chỉ ở đồng bằng, nhiều khu vực miền núi, tình trạng ném bỏ vỏ chai lọ đựng thuốc bảo vệ thực vật xuống mương nước khá phổ biến Tình trạng này cho thấy người nông dân chưa lường đến tính độc hại của bao bì, vỏ chai đựng thuốc bảo vệ thực đối với môi trường và sức khỏe của chính mình và cộng đồng Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân làm hoang hóa tài nguyên đất, ô nhiễm nguồn nước ngầm, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của con người chính từ đây

Sử dụng phân bón và thuốc trừ sâu không đúng kỹ thuật và liều lượng

Súc rửa bình xịt, vệ sinh chân tay sau khi tiếp xúc với thuốc hóa học rồi xả trực tiếp nước ô nhiễm ra mooi trường xung quyanh, thậm chí ngay khu vực sinh hoạt ăn uống của gia đình

1.4 Tổng quan về các loại thuốc thí nghiệm

Karate 2,5EC (Lamda + Cyhalothrin)

Karate 2.5EC can thiệp làm gián đoạn hoạt động của hệ thần kinh trong cơ thể sinh vật Bằng cách phá vỡ các hệ thống thần kinh của côn trùng, Karate 2.5EC có thể gây tê liệt và tử vong Karate 2.5EC bảo vệ tối đa năng suất và phẩm chất nông sản Thuốc trừ sâu phổ rộng, trừ nhiều loại sâu hại như: sâu cuốn lá, bọ trĩ, rầy nâu, sâu phao, bọ xít hại lúa; sâu ăn lá, cuốn lá hại đậu tương, lạc; bọ xít muỗi hại điều

Ofatox 400EC (Fenitrothion + Trichlorfon)

Thuộc nhóm lân hữu cơ, có hiệu quả cao với nhiều loại sâu hại Là thuốc trừ sâu phổ rộng, có tác dụng tiếp xúc,vị độc, xông hơi; diệt trừ hiệu

quả cao các loại sâu hại

Dragon 700EC (Chlorpyrifos Ethyl+Cypemethrin)

Thuốc trừ sâu tổng hợp tác dụng xông hơi, nội hấp, tiếp xúc có hiệu lực cao Có thể hỗn hợp với các loại thuốc trừ sâu, trừ bệnh khác; trừ các

Trang 31

loại có tính kiềm Là thuốc trừ sâu phổ rộng, có thể trừ một số loại sâu hại như: Các loại rầy nâu, sâu phao, đục bẹ, sâu cuốn lá, sâu đục thân trên lúa Sâu khoang trên đậu xanh, bọ trĩ trên cây điều Các loại rệp sáp, rầy xanh, bọ cánh tơ trên cây cà phê, chè, vải

Permethrin (Peran 50EC)

Là thuốc trừ sâu tác dụng tiếp xúc, vị độc, có phổ tác động rộng trừ sâu cuốn lá, sâu ăn tạp, sâu đục quả trên đậu tương; bọ xít muỗi trên điều

1.5 Điều kiện tự nhiên, địa hình tại huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam và điều kiện khí hậu thời tiết vụ Đông Xuân năm 2017 – 2018

1.5.1 Điều kiện tự nhiên, địa hình tại huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam

1.5.1.1 Điều kiện tự nhiên

Thăng Bình có khí hậu nhiệt đới gió mùa, với độ ẩm trung bình năm vượt quá 80%, lượng mưa trung bình năm đạt 2.000 mm Khí hậu chia thành 2 mùa rõ rệt trong năm Mùa mưa bắt đầu từ tháng 9 năm trước đến tháng 2 năm sau với những trận mưa có cường suất lớn, thời lượng mưa kéo dài gây úng ngập trên diện rộng các xã phía Đông của huyện Mùa khô bắt đầu từ tháng 2 và kết thức vào tháng 8 với nắng nóng, độ ẩm thấp gây khô hạn Thời tiết các xã vùng cát như Bình Sa, Bình Nam, Bình Hải, Bình Dương trở nên ngột ngạt vào mùa này

Đất đai ở Thăng Bình chia làm nhiều vùng khác nhau: vùng ven biển chủ yếu là đất cát trắng; vùng đồng bằng trung du bán sơn địa và miền núi rừng rậm rạp, đất đai khô cằn, bạc màu hoặc bị đá ong hoá Hiện nay diện tích gò đồi, núi trọc chiếm 2/5 diện tích đất đai của huyện

1.5.1.2 Địa hình

Thăng Bình nằm ở đông bắc tỉnh Quảng Nam Nếu tính chiều dài bắc - nam theo địa giới tỉnh Quảng Nam hiện nay thì Thăng Bình nằm ở trung độ Thăng Bình có thị trấn Hà Lam là huyện lỵ cách Thành phố tỉnh lỵ Tam

Trang 32

Kỳ 25 km về phía bắc, cách Phố cổ Hội An theo đường dọc biển chưa đầy 10 km về phía nam Phía bắc giáp huyện Quế Sơn và Duy Xuyên, phía nam giáp huyện Phú Ninh và thành phố Tam Kỳ, phía tây giáp huyện Hiệp Đức, Tiên Phước, phía đông giáp biển Đông Diện tích đất đai toàn huyện là 385,6 km2 (chiếm 3,7 % diện tích cả tỉnh), dân số tính đến 2014 là 181.800 người (chiếm 12,4% dân số cả tỉnh), mật độ dân số 465 người/km2 Thăng Bình xếp thứ 12 về diện tích, xếp thứ 2 về dân số, thứ 4 về mật độ so với 18 đơn vị hành chính (huyện, thành phố trực thuộc tỉnh Quảng Nam)

1.5.2 Điều kiện khí hậu thời tiết vụ Đông Xuân năm 2017 – 2018

Mỗi một loại cây trồng thích ứng với một điều kiện sinh thái nhất định, chính những điều kiện đó sẽ tác động trực tiếp đến sinh trưởng, phát triển của cây trồng Trong tất cả các yếu tố khí hậu thì nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, số giờ nắng có ảnh hưởng mạnh mẽ đối với quá trình phát triển của cây trồng Một trong những đặc điểm của sản xuất nông nghiệp là phụ thuộc vào yếu tố thời tiết, khí hậu

Yếu tố thời tiết luôn tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến cây trồng Cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt khi điều kiện thời tiết thuận lợi, cụ thể là các yếu tố nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, số giờ nắng trong ngày phù hợp Ngược lại khi các điều kiện thời tiết không thuận lợi thì sẽ ảnh hưởng xấu đến sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng Bên cạnh đó, điều kiện thời tiết là một trong các yếu tố quan trọng tác động trực tiếp đến sự tồn tại và phát sinh phát triển của sâu bệnh hại lạc Khi điều kiện thời tiết không phù hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng nhưng lại phù hợp cho sự phát sinh gây hại của các loại dịch bệnh Khi cây trồng sinh trưởng và phát triển kém thì tạo điều kiện cho các loại vi sinh vật gây bệnh dễ dàng tấn công xâm nhập và gây bệnh

Tỉnh Quảng Nam nằm ở trung độ của cả nước, là nơi giao thoa của hai chế độ khí hậu tiêu biểu của hai miền Nam - Bắc Có số giờ chiếu sáng

Trang 33

và lượng bức xạ nhiệt hàng năm thuộc vào hàng cao so với cả nước, thời tiết khí hậu nói chung thuận lợi cho sản xuất

Kết quả thu thập số liệu cho thấy (bảng 2) cho thấy:

Tháng 1: Nhiệt độ trung bình thấp 21,90C, có ngày nhiệt độ hạ xuống còn 16,20C làm ảnh hưởng tới sự sinh trưởng phát triển của cây lạc thời kì cây con

Tháng 2: Nhiệt độ trung bình 21,30C, nhiệt độ thấp nhất là 14,50C Tuy nhiên có ngày nhiệt độ cao hơn tương đối thuận lợi cho sự sinh trưởng phát triển của cây lạc thời kì phân cành, ra hoa và đâm tia

Bảng 1.2 Tình hình thời tiết vụ Đông Xuân 2017 – 2018 tại Quảng Nam

Trang 34

CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP

- L14 cho năng suất cao và có nhiều đặc điểm nông học tốt Giống thuộc dạng hình thực vật Spanish, thân đứng, tán gọn, chống đổ tốt, lá màu xanh đậm

- Thời gian sinh trưởng: 98 - 100 ngày (vụ xuân); 90 - 95 ngày (vụ hè thu)

- Chiều cao thân chính 30-50 cm, quả to, eo nông, có gân quả nông, vỏ lụa màu hồng, khối lượng 100 quả 155-165 g, khối lượng 100 hạt 60-65g, tỷ lệ nhân/quả 72 – 75 tạ/ha

- Năng suất 45 – 60 tạ/ha

- Chống chịu sâu bệnh: kháng bệnh lá (Đốm nâu, đốm đen, rỉ sắt ) khá cao, kháng bệnh chết ẻo (héo xanh vi khuẩn) khá Chịu thâm canh cho năng suất cao

2.1.2 Thuốc trừ sâu hóa học

- Thuốc hóa học phòng trừ sâu ăn lá trên cây lạc: Karate 2,5 EC (Lambda-cyhalothrin)

Dragon 700EC (Chlorpyrifos Ethyl+Cypemethrin) Ofatox 400EC (Fenitrothion + Trichlorfon)

Peran 50EC (Permerthrin)

2.1.3 Dụng cụ dung trong nghiên cứu

- Cuốc, bình phun thuốc sử dụng lực tay đẩy, cọc tre, dây nhựa, thước nhựa 50cm, thúng, cân…

Trang 35

2.2 Nội dung nghiên cứu

Khảo nghiệm một số loại thuốc hóa học phòng trừ sâu ăn lá trên cây lạc từ đó tìm ra loại thuốc có khả năng chống sâu hại cao ứng dụng trong thực tế sản xuất

Theo dõi một số chỉ tiêu của cây lạc trong quá trình nghiên cứu 1 Nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển của cây lạc 2 Đánh giá một số chỉ tiêu nông học của giống lạc thí nghiệm

3 Nghiên cứu hiệu quả trị sâu ăn lá của một số loại thuốc tham gia thí

nghiệm

4 Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất

2.3 Phương pháp nghiên cứu

2.3.1 Phương pháp bố trí thí nghiệm

Thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên đầy đủ, 3 lần nhắc lại Diện tích ô như sau:

- Diện tích ô: 3 x 2 = 6m2

- Diện tích mỗi công thức thí nghiệm: 3 x 6 m2 = 18 m2

- Khoảng cách ly của mỗi công thức thí nghiệm: 0,3m - Khoảng cách của các lần nhắc lại: 0,5m

Trang 36

Trong đó: 1, 2, 3, 4 : Thứ tự của các công thức thí nghiệm I, II, III : Lần nhắc

Công thức 1: Thuốc Karate 2,5 EC (Đối chứng) Công thức 2: Dragon 700EC

Công thức 3: Ofatox 400EC Công thức 4: Peran 50EC

2.3.2 Phương pháp theo dõi thí nghiệm

Tiến hành theo dõi các chỉ tiêu:

• Nghiên cứu ảnh hưởng của các loại thuốc đến chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển của lạc

- Tỷ lệ mọc

- Theo dõi chiều cao cây (cm): Đo từ chỗ phân cặp cành cấp 1 đầu tiên đến đỉnh sinh trưởng của thân chính

- Theo dõi sự ra lá: Bắt đầu theo dõi từ lúc cây được 10 ngày sau gieo và theo dõi định kỳ 10 ngày/lần đến lúc thu hoạch

+ Xác định tổng số lá trên thân chính - Theo dõi đặc tính ra hoa của cây lạc

+ Xác định tổng số hoa/cây: Theo dõi hàng ngày cho đến khi số hoa/cây/ngày không tăng liên tục trong 3 ngày Chọn theo dõi 5 cây/ô ra hoa trong cùng một ngày

+ Xác định tỉ lệ hoa hữu hiệu

Ngày đăng: 23/04/2024, 00:29

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan