thực trạng chuẩn bị người bệnh trước phẫu thuật cấp cứu tại bệnh viện việt nam thụy điển uông bí quảng ninh năm 2023

52 0 0
thực trạng chuẩn bị người bệnh trước phẫu thuật cấp cứu tại bệnh viện việt nam thụy điển uông bí quảng ninh năm 2023

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trang 1

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện báo cáo chuyên đề, tôi đã nhận được sự hướng dẫn cũng như sự giúp đỡ, động viên của các Thầy, Cô, các đồng nghiệp tại Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí, Quảng Ninh, gia đình và bạn bè Đến nay, báo cáo chuyên đề đã được hoàn thành.

Với sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới người thầy đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện và hoàn thành báo cáo chuyên đề

Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Quản lý Đào tạo, các Phòng Ban và các Thầy, Cô đã cho tôi kiến thức, những kinh nghiệm quý báu và tạo điều kiện, giúp đỡ tôi trong thời gian học tập tại trường.

Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành nhất đến Ban Giám đốc, các đồng nghiệp tại Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí, Quảng Ninh đã tận tình giúp đỡ và tạo điều kiện để tôi có thể hoàn thành tốt khóa học này.

Tôi cũng bày tỏ lòng biết ơn trân thành và sâu sắc tới gia đình, đồng nghiệp, bạn bè và tập thể lớp Chuyên khoa cấp I khóa 10 những người đã dành cho tôi tình cảm và nguồn động viên khích lệ.

Nam Định, ngàythángnăm 2023

HỌC VIÊN

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tên tôi là:

Học viên lớp Điều dưỡng Chuyên khoa cấp I khóa 10, chuyên ngành Ngoại người lớn,.

Tôi xin cam đoan đây là chuyên đề nghiên cứu của cá nhân tôi và được sự hướng dẫn của TS Các nội dung, kết quả trong chuyên đề này là trung thực và chưa công bố dưới bất kỳ hình thức nào trước đây Những số liệu được trích dẫn nhằm phục vụ cho việc phân tích, đánh giá, nhận xét được chính tác giả thu thập từ nhiều nguồn khác nhau có ghi rõ trong phần tài liệu tham khảo.

Nếu phát hiện có bất cứ sự gian lận nào tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung chuyên đề của mình không liên quan gì đến việc vi phạm bản quyền, tác quyền mà tôi gây ra trong quá trình thực hiện (nếu có).

Nam Định, ngàythángnăm 2023

HỌC VIÊN

Trang 3

2.2 Thực trạng chuẩn bị người bệnh trước phẫu thuật cấp cứu tại Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí, Quảng Ninh năm 2023 15

CHƯƠNG 3 BÀN LUẬN 25

3.1 Thực trạng công tác chuẩn bị người bệnh trước phẫu thuật cấp cứu tại Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí, Quảng Ninh năm 2023 25

3.2 Đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng chuẩn bị người bệnh trước phẫu thuật cấp cứu Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí, Quảng Ninh 29

KẾT LUẬN 35

ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP 37 TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 4

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Trang 5

DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ

Sơ đồ 1.1 Quy trình điều dưỡng ngoại khoa 4

Biểu đồ 2.1 Trình độ học vấn của điều dưỡng 18

Biểu đồ 2.2 Thâm niên của điều dưỡng 18

Biểu đồ 2.3 Tuổi của người được phỏng vấn 19

Biểu đồ 2.4 Giới tính của người được phỏng vấn 19

Biểu đồ 2.5 Trình độ học vấn của người được phỏng vấn 20

Bảng 2.1 Kết quả đánh giá qua quan sát các hoạt động chuẩn bị người bệnh trước phẫu thuật cấp cứu của điều dưỡng (n=66) 20

Bảng 2.2 Ý kiến của người bệnh về các hoạt động chuẩn bị người bệnh trước phẫu thuật cấp cứu của điều dưỡng (n=98) 22

Bảng 2.3 Các đề xuất của người quan sát đối với hoạt động chăm sóc 23

Bảng 2.4 Các đề xuất của người bệnh và gia đình 24

Trang 6

ĐẶT VẤN ĐỀ

Chuẩn bị người bệnh trước phẫu thuật là một công tác quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến phẫu thuật Nếu chuẩn bị tốt, sẽ hạn chế được đến mức tối thiểu các tai biến trong khi gây mê và tiến hành phẫu thuật Ngược lại nếu chuẩn bị không tốt, sẽ ảnh hưởng xấu đến kết quả phẫu thuật đôi khi còn nguy hiểm đến tính mạng người bệnh [13]

Người điều dưỡng giữ vai trò chủ yếu trong việc chuẩn bị người bệnh trước phẫu thuật, công việc này nhằm mục đích giúp cho người bệnh yên tâm, sẵn sàng chấp nhận cuộc phẫu thuật Chăm sóc, theo dõi và chuẩn bị thật tốt người bệnh trước phẫu thuật góp phần vào sự thành công của cuộc phẫu thuật [13]

Trong ngoại khoa có nhiều bệnh cần phải phẫu thuật cấp cứu Đối với những bệnh này cần phải tranh thủ từng phút, từng giờ để cứu chữa người bệnh Tuy nhiên cũng phải chuẩn bị để đạt những yêu cầu cần thiết cho phẫu thuật [13]

Để cuộc phẫu thuật thành công, không thể thiếu vai trò của công việc chuẩn bị trước phẫu thuật [6] Các nội dung phải chuẩn bị cho NB trước phẫu thuật bao gồm tiếp đón; hỏi bệnh; hướng dẫn làm xét nghiệm; … [15]; chuẩn bị về tinh thần; theo dõi dấu hiệu sinh tồn, cân nặng, nước tiểu, phân; chuẩn bị hồ sơ; vệ sinh thân thể, vùng phẫu thuật; thực hiện y lệnh tiền mê [14].

Một số nghiên cứu cho thấy, tâm lý lo lắng nhất của người bệnh trước phẫu thuật là sợ đau chiếm 78,9%; khi được nhân viên y tế tư vấn trước phẫu thuật, người bệnh yên tâm 95,6% [1] Tỷ lệ NB trầm cảm trước phẫu thuật là 1,5%; có liên quan với sự hiểu biết của người bệnh về cuộc phẫu thuật [2] Một nghiên cứu khác cho thấy tỉ lệ người bệnh được tư vấn đầy đủ trước phẫu thuật là 76,1%; một số nội dung được tư vấn chưa đầy đủ trước khi phẫu thuật như: kiểm soát đau sau phẫu thuật; diễn biến bình thường sau phẫu thuật; tình trạng và tiến triển liền vết thương; người bệnh phẫu thuật theo lịch có khả năng được tư vấn đầy đủ hơn phẫu thuật cấp cứu [5].

Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí, Quảng Ninh đã thực hiện nhiều phẫu thuật cấp cứu như: viêm ruột thừa, thủng dạ dày, tắc ruột, lồng ruột, bệnh túi

Trang 7

thừa của ruột, vỡ tạng rỗng do chấn thương, … Tuy nhiên, cho đến nay tại BV chưa có nghiên cứu nào về vấn đề chuẩn bị người bệnh trước phẫu thuật cấp cứu.

Vì vậy tôi tiến hành thực hiện chuyên đề: “Thực trạng chuẩn bị người bệnh trước phẫu thuật cấp cứu tại Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí, Quảng Ninh năm 2023” với 02 mục tiêu:

1 Mô tả thực trạng chuẩn bị người bệnh trước phẫu thuật cấp cứu tại Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí, Quảng Ninh năm 2023.

2 Đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng chuẩn bị người bệnh trước phẫu thuật cấp cứu Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí, Quảng Ninh

Trang 8

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1.1 Cơ sở lý luận

1.1.1 Tổng quan về phẫu thuật cấp cứu [13]

Trong ngoại khoa có nhiều bệnh cần phải phẫu thuật cấp cứu Đối với những bệnh này cần phải tranh thủ từng phút, từng giờ để cứu chữa người bệnh Tuy nhiên cũng phải chuẩn bị để đạt những yêu cầu cần thiết cho phẫu thuật.

1.1.2 Tổng quan về vai trò người điều dưỡng ngoại khoa [14]

Trong ngoại khoa có nhiều công việc khác nhau, mỗi công việc có một nội dung công tác riêng Do đó người điều dưỡng ngoại khoa cần có các vai trò:

- Nhận định tình trạng người bệnh.

- Đánh giá các nhu cầu cần thiết của người bệnh để phục vụ cho cuộc phẫu thuật và những vấn đề liên quan sau phẫu thuật Lập kế hoạch, thực hiện kế hoạch chăm sóc người bệnh và đánh giá kết quả chăm sóc

- Giúp thầy thuốc trong công tác khám bệnh, chẩn đoán, phẫu thuật điều trị người bệnh, thực hiện các y lệnh điều trị của người thầy thuốc.

- Hướng dẫn người bệnh và gia đình họ về các vấn đề liên quan đến bệnh để phục hồi sức khoẻ Tham gia giáo dục sức khỏe cộng đồng trong lĩnh vực ngoại khoa.

* Tiếp đón người bệnh [14]

Người bệnh ngoại khoa được nhận từ phòng khám, khoa cấp cứu, phòng hồi sức, phòng phẫu thuật và từ các khoa khác chuyển đến Đối với người bệnh, thái độ của người điều dưỡng phải vui vẻ, hoà nhã, gần gũi, thân mật, giới thiệu với người bệnh về khoa phòng

Khẩn trương chuẩn bị cho thầy thuốc tiến hành khám bệnh Đối với người bệnh cấp cứu cần phải chuẩn bị nhanh chóng dụng cụ, thuốc men, cùng thầy thuốc tiến hành hồi sức tại chỗ để cứu chữa người bệnh.

* Chuẩn bị người bệnh trước phẫu thuật [14]

Việc chuẩn bị cho người bệnh phẫu thuật tuỳ thuộc vào tính chất hoặc cơ

Trang 9

quan cần phẫu thuật Có hai loại phẫu thuật chính là phẫu thuật theo kế hoạch và phẫu thuật cấp cứu.

- Chuẩn bị về tinh thần cho người bệnh và thân nhân người bệnh.

- Theo dõi dấu hiệu sinh tồn, cân nặng, nước tiểu, phân.v.v để nắm vững tình trạng của người bệnh Thực hiện các y lệnh điều trị và thủ thuật cho người bệnh trong những ngày trước khi phẫu thuật Chuẩn bị các xét nghiệm cần thiết, cho người bệnh đi khám các chuyên khoa theo yêu cầu của thầy thuốc Chăm sóc về dinh dưỡng, vệ sinh giấc ngủ.

- Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ bệnh án giấy tờ khám bệnh có tính pháp lý, xét nghiệm, X-quang và các thủ tục hành chính khác; địa chỉ của người bệnh phải được ghi rõ ràng và chính xác.

- Tiến hành vệ sinh thân thể, vùng phẫu thuật v.v thay quần áo và thực hiện y lệnh tiền mê cho người bệnh theo y lệnh.

* Chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật [14]: chăm sóc tư thế; chăm sóc dấu hiệu sinh tồn; chăm sóc chảy máu nếu có; chăm sóc phản ứng của người bệnh, dấu hiệu nôn; chăm sóc tình trạng ổ bụng, ống dẫn lưu và các sonde, vết mổ; giảm đau tốt cho người bệnh sau phẫu thuật; chăm sóc dinh dưỡng, giấc ngủ, trung tiện, đại tiện, vận động; chăm sóc tinh thần cho người bệnh.

Sơ đồ 1.1 Quy trình điều dưỡng ngoại khoa 1.1.3 Tổng quan về chăm sóc người bệnh trước phẫu thuật

Trang 10

Chuẩn bị người bệnh trước phẫu thuật là một công tác quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến phẫu thuật Nếu chuẩn bị tốt, sẽ hạn chế được đến mức tối thiểu các tai biến trong khi gây mê và tiến hành phẫu thuật Ngược lại nếu chuẩn bị không tốt, sẽ ảnh hưởng xấu đến kết quả phẫu thuật đôi khi còn nguy hiểm đến tính mạng người bệnh Người điều dưỡng giữ vai trò chủ yếu trong việc chuẩn bị người bệnh trước phẫu thuật, công việc này nhằm mục đích giúp cho người bệnh yên tâm, sẵn sàng chấp nhận cuộc phẫu thuật [13]

a Nhận định

* Nhận định người bệnh phẫu thuật theo kế hoạch [13]

- Nhận định về tinh thần người bệnh và thân nhân người bệnh: Tìm hiểu xem người bệnh và người nhà có lo lắng thắc mắc gì về ca phẫu thuật không, có hiểu mục đích, lợi ích của việc phẫu thuật không, có an tâm, tin tưởng vào chuyên môn thầy thuốc không.

- Nhận định hồ sơ bệnh án: Có đủ tất cả các loại giấy tờ chưa, đặc biệt là giấy cam kết chấp thuận phẫu thuật của thân nhân người bệnh Các thông tin của người bệnh phải ghi rõ ràng, chính xác.

- Nhận định sức khoẻ của người bệnh: Kiểm tra chiều cao, cân nặng - Nhận định dấu hiệu sinh tồn: Mạch, huyết áp, nhiệt độ, nhịp thở.

- Nhận định số lượng nước tiểu trong 24 giờ số lần đi đại tiện trong ngày, số lượng và màu sắc phân số lần nôn, số lượng nôn, chất nôn, màu sắc v.v

- Nhận định người bệnh có được tắm rửa sạch sẽ, cắt móng tay, móng chân, vệ sinh răng miệng, mũi họng, mặc quần áo sạch của bệnh viện không.

- Nhận định người bệnh có tuân thủ đúng chế độ ăn uống trước khi phẫu thuật không.

- Nhận định tiền sử xem người bệnh có các vấn đề đặc biệt như hen phế quân đị ứng thuốc, bệnh tim mạch, tăng huyết áp, HIV hoặc mắc các bệnh truyền nhiễm, hoàn cảnh kinh tế

- Nhận định cận lâm sàng có liên quan tới bệnh * Nhận định người bệnh phẫu thuật cấp cứu [13]

- Toàn thân: Nhận định về dấu hiệu sinh tồn? Có hội chứng nhiễm trùng

Trang 11

nhiễm độc không? Có hội chứng mất nước, mất máu không? Có khó thở không? Thể trạng người bệnh có tốt không?

- Nhận định cơ năng và thực thể: Xem người bệnh đau bụng ở vị trí nào, tỉnh chất, cường độ đau? Người bệnh có nôn không, nếu có xem tính chất, màu sắc chất nôn Người bệnh có bí trung đại tiện không hay đi ngoài phân lỏng? Nước tiểu: Màu sắc, số lượng, tính chất? Bụng có chướng, có đi động theo nhịp thở không?

b Chẩn đoán điều dưỡng [13]

- Người bệnh lo lắng vì phải phẫu thuật.

- Người bệnh nhiễm trùng - nhiễm độc do mắc các bệnh cấp tính - Người bệnh có nguy cơ giảm khối lượng tuần hoàn do mất máu - Người bệnh mất nước do nôn nhiều.

- Người bệnh khó thở do chướng bụng - Người bệnh bị trung đại tiện đo liệt ruột - Người bệnh vệ sinh kém.

- Dinh dưỡng cho người bệnh không hợp lý - Người bệnh thiếu kiến thức tự chăm sóc c Lập kế hoạch [13]

- Giảm lo lắng cho người bệnh - Giảm nhiễm trùng - nhiễm độc.

- Bù đủ khối lượng tuần hoàn cho người bệnh - Bù nước và điện giải cho người bệnh.

- Làm cho người bệnh hết khó thở.

- Làm cho người bệnh trung đại tiện được - Người bệnh vệ sinh sạch sẽ.

- Hướng dẫn chế độ dinh dưỡng đúng cho người bệnh - Giáo dục sức khoẻ cho người bệnh.

d Các can thiệp điều dưỡng [13]

e Đánh giá [13]: người bệnh hết lo lắng; dấu hiệu sinh tồn ổn định; không có các dấu hiệu nhiễm trùng - nhiễm độc, dấu hiệu mất nước, mất máu; người bệnh

Trang 12

được chuẩn bị tốt trước phẫu thuật 1.2 Cơ sở thực tiễn

1.2.1 Thực trạng nghiên cứu về tình trạng người bệnh trước phẫu thuật

a Trên thế giới

Theo Christoforo và cộng sự (2009): trong giai đoạn trước phẫu thuật, người bệnh có thể có sự căng thẳng cao và có những tình trạng có thể tác động tiêu cực đến tâm lý, khiến họ dễ bị tổn thương Mức độ căng thẳng không phụ thuộc vào mức độ phức tạp của cuộc phẫu thuật mà liên quan đến thông tin về quy trình phẫu thuật, gây mê và các quy trình chăm sóc [16]

Theo Lasocki và cộng sự (2015), tỷ lệ thiếu máu tăng từ 14,1% trước phẫu thuật lên 85,8% sau phẫu thuật Các biến chứng sau phẫu thuật thường gặp hơn ở người bệnh thiếu máu trước phẫu thuật so với người bệnh không thiếu máu (36,9 so với 22,2%; p = 0,009) [18]

Theo Srinalesti và cộng sự (2020), sự lo lắng mà người bệnh gặp phải thường liên quan đến tất cả các loại thủ tục ngoại khoa mà người bệnh phải trải qua và cũng là mối đe dọa đến sự an toàn tính mạng do tất cả các loại thủ tục phẫu thuật và gây mê [20]

Theo Zhang (2020), để cải thiện chất lượng điều dưỡng của người bệnh phẫu thuật cấp cứu, điểm cảnh báo sớm sửa đổi (MEWS) được phân tích trên 606 người bệnh phẫu thuật cấp cứu từ tháng 1 đến tháng 12 năm 2019 Theo điểm MEWS, nhận thức, nhịp tim, nhiệt độ cơ thể, tần số hô hấp và huyết áp tâm thu của người bệnh phẫu thuật được tính điểm toàn diện bằng cách sử dụng tiêu chuẩn MEWS Mức độ nguy kịch của người bệnh phẫu thuật cấp cứu đã được ghi điểm Thông qua việc triển khai điểm cảnh báo sớm MEWS cho người bệnh phẫu thuật cấp cứu, nó có thể cải thiện sự chú ý của điều dưỡng trong phòng phẫu thuật đối với người bệnh nguy kịch, giúp việc chuẩn bị trước phẫu thuật đầy đủ hơn, rút ngắn thời gian chờ phẫu thuật, cải thiện tỷ lệ cấp cứu thành công và tăng sự hài lòng của người bệnh và nhân viên y tế từ 82,83% đến 96,20% Kết quả cho thấy hệ thống chấm điểm cảnh báo sớm được cải tiến có thể khiến phẫu thuật cấp cứu có các chỉ số định lượng cụ thể, có thể hướng dẫn nhân viên y tế xác định các rủi ro

Trang 13

tiềm ẩn của người bệnh phẫu thuật cấp cứu càng sớm càng tốt và đảm bảo an toàn cho việc chăm sóc y tế trong quá trình phẫu thuật [19] b Ở Việt Nam

Hoàng Đắc Đức (2020) nghiên cứu thăm dò trên 180 người bệnh có chỉ định phẫu thuật đã điều trị tại Khoa Tai - Mũi - Họng Bệnh viện Quân y 110 từ tháng 05/2019 đến tháng 12/2019 Kết quả: Tâm lý lo lắng nhất của người bệnh trước phẫu thuật là sợ đau chiếm 78,9% Tỷ lệ người bệnh mong muốn được gây mê trước phẫu thuật là 93,9% Tỷ lệ người bệnh mong được tư vấn về phương pháp phẫu thuật trước phẫu thuật là 90% Người bệnh ăn được, ngủ bình thường đạt tỷ lệ cao 75% Tỷ lệ người bệnh có bệnh lý liên quan tới rối loạn đông máu là 30% Người bệnh bị bệnh về họng lo lắng khi phải phẫu thuật là 77,3% Khi được nhân viên y tế tư vấn trước phẫu thuật người bệnh yên tâm 95,6% [1]

Nghiên cứu của Bùi Thị Duyên và Nguyễn Quang Dũng (2020) đánh giá tình trạng dinh dưỡng của người bệnh trước và sau phẫu thuật tiêu hóa tại Bệnh viện Quân y 175 – TP Hồ Chí Minh trên 98 người bệnh phẫu thuật đường tiêu hóa có chuẩn bị tại khoa ngoại bụng Kết quả: Tỷ lệ người bệnh có tình trạng giảm cân trước phẫu thuật là 82,7% Tỷ lệ suy dinh dưỡng (SDD) đánh giá theo phương pháp SGA, MUAC, BMI, albumin huyết thanh lần lượt là 54,1%, 34,7%, 24,5%, 42,8% Tỷ lệ người bệnh bị thiếu máu trước phẫu thuật là 48% Cân nặng khi ra viện thấp hơn trước phẫu thuật, đa số người bệnh có sụt cân BMI trước phẫu thuật là 20,55; khi ra viện BMI còn 19,45 khác nhau có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) [4].

Theo Phan Kim Huệ và cộng sự (2023), tình trạng dinh dưỡng là một trong những yếu tố quyết định sự thành công của phẫu thuật và việc sàng lọc dinh dưỡng trước phẫu thuật giúp phát hiện người bệnh có nguy cơ về dinh dưỡng trước phẫu thuật Sau khi nghiên cứu trên 92 người bệnh phẫu thuật ổ bụng có chuẩn bị, thời gian nằm viện ≥ 2 ngày, từ tháng 08/2019 đến 12/2019 tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ, kết quả cho thấy theo phân loại của SGA có 63% người bệnh suy dinh dưỡng; 22,5% người bệnh suy dinh dưỡng phân loại theo BMI Nghiên cứu ghi nhận 3 yếu tố liên quan đến tình trạng suy dinh dưỡng là tuổi, nơi sinh sống và người chăm sóc [8].

Trang 14

Theo Lê Thị Hằng và Đào Văn Dũng (2023), Phẫu thuật là một trong những phương pháp điều trị bệnh quan trọng, các cuộc phẫu thuật dù là đơn giản hay phức tạp đều gây tâm lý căng thẳng, lo lắng cho người bệnh và gia đình người bệnh Kết quả dánh giá thực trạng trầm cảm từ 400 người bệnh người bệnh trước và sau phẫu thuật tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City năm 2022 và một số yếu tố liên quan cho thấy tỷ lệ NB trầm cảm trước phẫu thuật là 1,5%, sau phẫu thuật là 0,5% Ba yếu tố liên quan với tình trạng trầm cảm của NB gồm: sự phụ thuộc kinh tế, tình trạng việc làm và sự hiểu biết của người bệnh về cuộc phẫu thuật (p<0,05) [2]

Trần Thị Hiền Phi và cộng sự (2023) Mô tả thực trạng lo âu, nhu cầu hỗ trợ tâm lý ở người bệnh trước phẫu thuật trên 197 người bệnh phẫu thuật tuyến giáp tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương từ tháng 4/2022 đến tháng 6/2022 Kết quả nghiên cứu: 65% người bệnh lo sợ biến chứng sau phẫu thuật, 58,4% sợ đau sau phẫu thuật, 46,7% NB sợ không tỉnh sau gây mê, phẫu thuật, 44,2% NB sợ sau phẫu thuật còn sót nhân giáp, 41,1% NB sợ tử vong do gây mê, phẫu thuật Điểm trung bình nhu cầu hỗ trợ từ xã hội là 24,02 ± 6,01 Các yếu tố liên quan đến thực trang lo âu: Thời gian chờ phẫu thuật, số người thân chăm sóc lúc nằm viện [11]

Nguyễn Thị Phương (2023) Xác định tỷ lệ lo âu của người bệnh trước phẫu thuật và phân tích một số yếu tố liên quan trên 190 người bệnh (NB) trước phẫu thuật tại Khoa Ngoại Tiêu hóa và Khoa Thần kinh Lồng ngực, Bệnh viện Đa khoa Hà Đông được đánh giá mức độ lo âu dựa trên thang điểm DASS-21 Nghiên cứu từ tháng 1/2023 đến tháng 5/2023 Kết quả: Tỷ lệ người bệnh lo âu trước phẫu thuật chiếm 68% Trong đó, tỷ lệ người bệnh lo âu ở khoa ngoại tiêu hóa là 68,4%,

ở khoa TKLN là 67,4%, sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê Người bệnh chủ yếu là sợ đau sau phẫu thuật (85,3%), sợ tai biến sau phẫu thuật (53,2%) Nghiên cứu cho thấy tỷ lệ người bệnh lo âu trước phẫu thuật liên quan tới giới tính, trình độ học vấn, hoạt động tư vấn giáo dục sức khỏe, khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05 [12].

Đỗ Nam Khánh và cộng sự (2023) đánh giá tình trạng dinh dưỡng của người bệnh trước phẫu thuật lồng ngực tại khoa Phẫu thuật lồng ngực, Bệnh viện Phổi

Trang 15

Trung ương năm 2021 trên 63 người bệnh được thu thập bằng cách chọn mẫu thuận tiện Kết quả: Dựa vào chỉ số BMI: 34,9% người bệnh thiếu năng lượng trường diễn, trong đó độ I và II đều là 14,9% còn độ III là 6,3%; có 50,8% bình thường và 14,3% người bệnh thừa cân, béo phì Dựa vào SGA: 63,5% người bệnh không suy dinh dưỡng, 19,1% là suy dinh dưỡng nhẹ/vừa còn người bệnh suy dinh dưỡng nặng chiếm 17,4% Theo MUAC: 30,2% người bệnh suy dinh dưỡng, 69,8% bình thường [9]

1.2.2 Thực trạng nghiên cứu về công tác chuẩn bị người bệnh trước phẫu thuậtcấp cứu trên thế giới và ở Việt Nam

a Trên thế giới

Theo Christoforo và cộng sự (2009): khi chăm sóc người bệnh trước phẫu thuật, đội ngũ điều dưỡng có trách nhiệm chuẩn bị, thực hiện các hoạt động chăm sóc theo đặc thù của phẫu thuật Loại chăm sóc này cũng bao gồm việc giải thích, chuẩn bị về thể chất và tinh thần, đánh giá và vận chuyển đến trung tâm phẫu thuật nhằm giảm nguy cơ, thúc đẩy quá trình hồi phục và tránh các biến chứng sau phẫu thuật, vì những biến chứng này thường liên quan đến việc chuẩn bị trước phẫu thuật không đầy đủ Giải thích trước phẫu thuật được bác sĩ phẫu thuật (91%) và điều dưỡng (5,6%) đưa ra Các giải thích cụ thể thường được nhấn mạnh nhất có liên quan đến phẫu thuật, nguy cơ phẫu thuật và loại gây mê sẽ được sử dụng Có 41% người bệnh không được tắm, trong đó, 53% thực hiện tại nhà và số còn lại được giải thích thực hiện tại bệnh viện 37% người bệnh trong nghiên cứu này đã sử dụng răng giả và được yêu cầu tháo chúng ra trong 73% trường hợp 64% người bệnh được mặc trang phục phẫu thuật; 30% mặc đồ ngủ và 6% mặc áo choàng thông thường khi đến địa điểm phẫu thuật Hầu như tất cả người bệnh đều được yêu cầu cởi bỏ quần lót Trong số các ca phẫu thuật, 31% yêu cầu cởi bỏ quần lót do vị trí thực hiện vết mổ Có sự khác biệt trong thói quen chuẩn bị cho người bệnh, vì một số quy trình không được thực hiện và một số quy trình khác được thực hiện một cách không cần thiết Một số ca phẫu thuật được thực hiện mà không có sự giải thích trước, khiến người bệnh không biết lý do tại sao thủ thuật đó được thực hiện, điều này có thể dẫn đến cảm giác tiêu cực Đối với người bệnh

Trang 16

phẫu thuật, điều dưỡng đánh giá và giải thích cho người bệnh về tất cả các bước của quy trình chăm sóc, làm rõ những nghi ngờ của họ để họ biết về các thủ tục chăm sóc trước, trong và sau phẫu thuật, điều này sẽ mang lại một cuộc phẫu thuật yên tĩnh hơn [16]

Theo Cooper và cộng sự (2014), các yếu tố như sự hạn chế về thời giankỹ năng giao tiếp , sự lo lắng và sợ hãi của người bệnh và người nhà, cũng như những hạn chế trong việc lập kế hoạch chăm sóc trước, góp phần tạo ra những thách thức về giao tiếp và phẫu thuật Các bác sĩ phẫu thuật có thể giao tiếp hiệu quả hơn với người bệnh nếu họ được chuẩn bị theo một quy trình chuẩn hóa, có hệ thống để tìm hiểu các đặc điểm cá nhân của người bệnh và tích hợp những đặc điểm đó vào các quyết định phẫu thuật cấp cứu [17]

Cobra (2015) nghiên cứu trên 90 người bệnh được lên kế hoạch phẫu thuật ở Bệnh viện Shahrekord Ayatollah Kashani năm 2013 được phân bổ ngẫu nhiên thành hai nhóm thử nghiệm (nhóm có giáo dục sức khỏe) và một nhóm đối chứng Kết quả cho thấy điểm trung bình về mức độ sẵn sàng trước phẫu thuật ở cả hai nhóm can thiệp đều cao hơn đáng kể so với nhóm đối chứng sau can thiệp (p < 0,05) Tuy nhiên, không có sự khác biệt đáng kể giữa hai nhóm thử nghiệm ( p >

0,05) [22]

Theo Ann Malley và cộng sự (2015), vai trò của điều dưỡng trong đánh giá trước phẫu thuật trong quá trình chuyển đổi chăm sóc trước phẫu thuật là hỗ trợ xác định nhu cầu của người bệnh và các yếu tố nguy cơ có thể bị ảnh hưởng bởi trải nghiệm phẫu thuật Nghiên cứu này cho thấy rằng việc đánh giá điều dưỡng trước phẫu thuật giúp xác định và xác định các yếu tố nguy cơ của người bệnh không chỉ đối với phẫu thuật mà còn đối với toàn bộ quá trình chăm sóc hậu phẫu [21].

Srinalesti và cộng sự (2020) đánh giá vai trò của điều dưỡng trong việc hỗ trợ tinh thần cho người bệnh trước phẫu thuật tại cơ sở điều trị ngoại trú của Bệnh viện Baptis Kediri Kết quả: 85,5% người bệnh đánh giá việc hỗ trợ tinh thần cho người bệnh trước phẫu thuật là đầy đủ, 3,2% đánh giá là tốt, 11,3% đánh giá ở mức thấp [20]

Trang 17

b Ở Việt Nam

Tống Thị Minh Nhung và cộng sự (2017) Nhận xét thực trạng công tác chuẩn bị trước phẫu thuật cho người bệnh phẫu thuật theo kế hoạch của Điều dưỡng các khoa thuộc khối Ngoại, Bệnh viện đa khoa Tỉnh Sơn La trên 451 người bệnh có chỉ định phẫu thuật theo kế hoạch Kết quả: Hầu hết các nội dung phải chuẩn bị cho người bệnh trước phẫu thuật như: tiếp đón; hỏi bệnh; hướng dẫn làm xét nghiệm; vệ sinh các nhân trước phẫu thuật Nội dung điều dưỡng viên các khoa làm chưa tốt: Vệ sinh, sát khuẩn vùng sẽ phẫu thuật [15]

Kim Bảo Giang và Nguyễn Thị Khuyến (2018) mô tả thực trạng tư vấn của điều dưỡng cho người bệnh nội trú tại khoa phẫu thuật theo yêu cầu Bệnh viện Quân đội Trung Ương 108 trên 163 người bệnh Kết quả cho thấy tỉ lệ người bệnh được tư vấn đầy đủ trước phẫu thuật là 76,1%; sau phẫu thuật là 83,4% và trước khi ra viện là 84,7% Một số nội dung điều dưỡng chưa tư vấn đầy đủ, trước khi phẫu thuật như, “Kiểm soát đau sau phẫu thuật”; “diễn biến bình thường sau phẫu thuật”; “Tình trạng và tiến triển liền vết thương”; “Khuyến khích tham gia định danh chính xác người bệnh”; “Tư vấn nơi đến khám khi có bất thường xảy ra” Người bệnh nằm viện lâu hơn 7 ngày và phẫu thuật theo lịch có khả năng được tư vấn đầy đủ hơn [5]

Phan Thị Dung và Phạm Thị Vân (2021) Đánh giá kết quả thực hiện bảng kiểm an toàn phẫu thuật tại Khoa Gây mê hồi sức / Bệnh viện Đa khoa Nông nghiệp trên 350 người bệnh phẫu thuật theo lịch và cấp cứu từ tháng 03/2018 đến tháng 10/2018 Kết quả: 97,7% người bệnh được điều dưỡng xác nhận tình trạng vô khuẩn dụng cụ và máy hút, dao phẫu thuật điện; 95,4% điều dưỡng kiểm tra gạc và dụng cụ trước khi rạch da [3]

Trần Thị Nguyệt và cộng sự (2022) mô tả thực trạng chuẩn bị người bệnh trước phẫu thuật có kế hoạch của điều dưỡng tại Khoa ngoại Tiết niệu - Bệnh viện Đại học Y Hà Nội trên 250 người bệnh tuổi ≥18 Kết quả: 42,8% biểu mẫu cam kết thực hiện phẫu thuật/thủ thuật/gây mê hồi sức đạt theo quy định; 75,6% số người bệnh được thăm hỏi, tìm hiểu tâm lý, động viên; 94% người bệnh không được hướng dẫn thực hiện vệ sinh cá nhân đầy đủ; 31,67% không được xác nhận

Trang 18

bác sĩ đã đánh dấu vị trí phẫu thuật; 52,4% người bệnh không được đo lại dấu hiệu sinh tồn; 86,4% người bệnh không được vận chuyển bằng cáng/xe đẩy đi phẫu thuật Hầu hết các bước chuẩn bị người bệnh trước phẫu thuật được thực hiện khá tốt Tuy nhiên, còn một số bước được thực hiện chưa tốt: tìm hiểu tâm lý người bệnh, hướng dẫn người bệnh vệ sinh cá nhân, hoàn thiện giấy cam kết thực hiện phẫu thuật/thủ thuật/gây mê hồi sức, đo lại dấu hiệu sinh tồn và vận chuyển người bệnh đi phẫu thuật [10]

Bùi Thị Hợi và cộng sự (2022) đánh giá thực trạng công tác chuẩn bị và bàn giao người bệnh trước phẫu thuật có chuẩn bị tại khoa Ngoại - Gây mê hồi sức Bệnh viện trường Đại học Y - Dược Thái Nguyên trên 174 người bệnh được phẫu thuật theo kế hoạch, quan sát trực tiếp quá trình bàn giao, phỏng vấn người bệnh đối chiếu các nội dung chuẩn bị trước phẫu thuật trên phiếu bàn giao người bệnh theo mẫu có sẵn Kết quả: Chuẩn bị trước phẫu thuật chưa thực sự đầy đủ: 1,1% bệnh án thiếu xét nghiệm, 2,9% thiếu chữ ký bác sỹ điều trị và 24,1% không chuẩn bị thẻ nhận dạng người bệnh trước phẫu thuật, 100% người bệnh chưa được xác định vị trí và vệ sinh vị trí mổ trước phẫu thuật, 86,2% người bệnh chưa được thụt tháo Vì vậy điều dưỡng cần tuân thủ đầy đủ quy trình, tăng cường việc kiểm tra nhắc nhở việc chuẩn bị trước phẫu thuật như vệ sinh da, xác định vùng phẫu thuật, thực hiện đeo thẻ nhận dạng người bệnh [7]

Trang 19

CHƯƠNG 2

MÔ TẢ VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT

2.1 Tổng quan về địa bàn nghiên cứu.

2.1.1 Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí, Quảng Ninh

Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí là bệnh viện đa khoa hạng I trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh quản lý với nhiệm vụ khám, chữa bệnh cho nhân dân khu vực Đông Bắc của Việt Nam Bệnh viện có tổng số 1160 giường thực kê với 43 khoa/phòng/trung tâm và gần 1000 cán bộ, nhân viên, với: Bác sỹ: 191, ĐD/HS/KTV: 480.

Mỗi ngày bệnh viện có trung bình trên 2000 lượt NB, khách hàng khám và điều trị mỗi ngày Ngoài ra, bệnh viện còn là cơ sở thực hành cho học sinh, sinh viên các trường y trong và ngoài nước, chỉ đạo kỹ thuật, chuyên môn cho tuyến trước Mỗi năm có khoảng 2000 sinh viên đến bệnh viện thực tập Bệnh viện cũng được thừa hưởng văn hóa làm việc “Chính quy, kỷ cương, khoa học” từ các chuyên gia Thụy Điển đã từng làm việc tại bệnh viện trước đây Bệnh viện đã xây dựng Chính sách chất lượng lấy “An toàn người bệnh” là then chốt hàng đầu Do vậy việc báo cáo sự cố y khoa chính là việc NVYT bệnh viện “Lên tiếng vì sự an toàn của người bệnh” nên đây là hành động mà bệnh viện đánh giá là một việc làm cao thượng, có đạo đức, có trách nhiệm với NB vì chính NVYT dám nói ra cái sai của mình để chia sẻ cho đồng nghiệp rút kinh nghiệm nên mọi NVYT được rút kinh nghiệm, để phòng ngừa sự cố lặp lại cho NB khác, để tất cả NB được an toàn Năm 2013 ngay khi thông tư 19/2013/TT-BYT ban hành bệnh viện đã triển khai hệ thống báo cáo sự cố y khoa và các sự cố liên quan đến phẫu thuật cũng được NVYT báo cáo và đều được phân tích tìm nguyên nhân và có các giải pháp cải tiến, việc đánh giá mức độ an toàn phẫu thuật đều được đánh giá định kỳ và đột xuất.

Bệnh viện Việt Nam -Thụy Điển Uông Bí đã tiến hành áp dụng thí điểm Bảng kiểm ATPT trong năm 2010 theo khuyến cáo của WHO và cho kết quả tốt Và sai đó bệnh viện triển khai áp dụng từ năm 2011 đến nay Đánh giá chung là

Trang 20

Bảng kiểm phù hợp, đơn giản và dễ thực hiện, tạo điều kiện kiểm soát phẫu thuật an toàn và hiệu quả.

2.1.2 Khoa Phẫu thuật - Gây mê hồi sức - Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển UôngBí, Quảng Ninh

Khoa Phẫu thuật - Gây mê hồi sức được thành lập từ năm 1981 trên cơ sở phòng phẫu thuật bệnh viện thị xã Uông Bí Từ năm 1990 đến năm 2000 khoa được đổi tên thành Khoa Gây mê - Hồi sức Từ 2000 - đến nay khoa có tên gọi là khoa Phẫu thuật - Gây mê hồi sức.

Khoa có 09 phòng phẫu thuật, 10 giường hồi tỉnh, 20 giường hồi sức, 50 nhân viên có trình độ cao, giàu kinh nghiệm, bệnh viện đã ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật: Phẫu thuật tim mở với tuần hoàn ngoài cơ thể, giảm đau bằng morphin tủy sống; hồi sức sốc Cấp cứu, phẫu thuật cho khoảng 25.000 ca mỗi năm.

Chức năng nhiệm vụ: tiếp nhận người bệnh và đảm bảo gây mê – hồi sức trước, trong và sau phẫu thuật, thủ thuật cho các người bệnh điều trị nội trú cũng như ngoại trú Đào tạo, nghiên cứu khoa học Trong đó các bác sĩ của khoa được cử đi tập huấn tại Pháp về gây tê thần kinh dưới hướng dẫn của siêu âm; Bác sĩ, Kỹ thuật viên được cử đi tập huấn tại Thụy Điển về gây mê hòi sức cho trẻ em và chăm sóc trẻ em sau phầu thuật Quản lý kinh tế y tế.

2.2 Thực trạng chuẩn bị người bệnh trước phẫu thuật cấp cứu tại Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí, Quảng Ninh năm 2023

2.2.1 Phương pháp thực hiện

- Đối tượng nghiên cứu: là hoạt động chuẩn bị người bệnh trước phẫu thuật cấp cứu tiêu hóa tại Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí, Quảng Ninh năm 2023 Đối tượng khảo sát là người bệnh trước phẫu thuật cấp cứu tiêu hóa: thủng thực quản, thủng ổ loét dạ dày tá tràng, chảy máu do loét dạ dày tá tràng, chấn thương tá tràng, tắc ruột, thoát vị nghẹt, xoắn ruột, chấn thương bụng…

- Thời gian: Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 8 năm 2023 đến hết tháng 11 năm 2023 Thời điểm khảo sát: tháng 8 - 10/2023.

- Địa điểm nghiên cứu là Khoa Phẫu thuật - Gây mê hồi sức, Bệnh viện Việt

Trang 21

Nam - Thụy Điển Uông Bí, Quảng Ninh.

- Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang.

- Phương pháp chọn mẫu: Chọn toàn bộ người bệnh có chỉ định phẫu thuật cấp cứu tiêu hóa tại Khoa Phẫu thuật - Gây mê hồi sức, Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí, Quảng Ninh từ tháng 8 đến hết tháng 10 năm 2023 và đồng

ý tham gia nghiên cứu Cỡ mẫu: 98 người bệnh.

- Phương pháp thu thập số liệu: Dữ liệu về thực trạng chuẩn bị người bệnh trước phẫu thuật cấp cứu tại Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí, Quảng Ninh năm 2023 được thu thập trực tiếp dựa trên bộ công cụ được thiết kế sẵn Hình thức thu thập: quan sát, đánh giá dựa vào bảng tiêu chí và phỏng vấn người bệnh Thời điểm quan sát: trong quá trình điều dưỡng chuẩn bị người bệnh Thời điểm lấy ý kiến người bệnh: sau khi phẫu thuật 03 ngày.

- Tiến trình thu thập thông tin từ người bệnh:

Bước 1: Lựa chọn cộng tác viên: Chọn 2 cộng tác viên là điều dưỡng viên của Khoa Các cộng tác viên sẽ được người nghiên cứu chính hướng dẫn đầy đủ về nội dung thu thập, và được tập huấn về cách thức thu thập thông tin trước khi tiến hành lấy thông tin trên người bệnh.

Bước 2: Lập danh sách người bệnh được khảo sát.

Bước 3: Giải thích trực tiếp, rõ ràng mục đích nghiên cứu cho đối tượng nghiên cứu Nếu người bệnh đồng ý tham gia nghiên cứu thì ký tên vào phiếu đồng ý tham gia đề tài nghiên cứu.

Bước 4: Phỏng vấn trực tiếp đối tượng nghiên cứu bằng phiếu điều tra đã được thiết kế Thời gian cho mỗi trường hợp khoảng 15 phút Ngay sau khi phỏng vấn xong, nghiên cứu viên sẽ kiểm tra lại bộ câu hỏi để đảm bảo tất cả những thông tin liên quan không bị bỏ sót.

- Kỹ thuật thu thập số liệu: nhóm nghiên cứu tiến hành phỏng vấn người bệnh sau khi người bệnh đã được phẫu thuật 03 ngày Địa điểm tại phòng bệnh.

- Nội dung đánh giá: các hoạt động chăm sóc của điều dưỡng cho người bệnh và đánh giá của người bệnh về hoạt động chăm sóc của điều dưỡng Trong phạm vi của chuyên đề này, học viên lựa chọn đánh giá các nội dung chuẩn bị người

Trang 22

bệnh phẫu thuật cấp cứu tiêu hóa.

- Công cụ đánh giá: gồm bảng quan sát các hoạt động chăm sóc của điều dưỡng và phiếu phỏng vấn người bệnh về quá trình chăm sóc của điều dưỡng.

+ Bộ công cụ đánh giá thông qua quan sát hoạt động của điều dưỡng: gồm 15 nội dung được đánh giá theo 05 mức: rất hiệu quả, hiệu quả, phân vân, không hiệu quả, rất không hiệu quả và 01 câu hỏi về nội dung đề xuất để nâng cao chất lượng hoạt động chuẩn bị người bệnh trước phẫu thuật cấp cứu của điều dưỡng.

+ Bộ công cụ khảo sát sự hài lòng vè hoạt động chuẩn bị trước phẫu thuật cấp cứu: gồm 5 nội dung được đánh giá theo 05 mức: rất hài lòng, hài lòng, phân vân, không hài lòng, rất không hài lòng và 01 câu hỏi về nội dung đề xuất để nâng cao chất lượng hoạt động chuẩn bị người bệnh trước phẫu thuật cấp cứu của điều dưỡng.

- Độ tin cậy của bộ công cụ khảo sát sinh viên được kiểm định bằng hệ số Cronbach's Alpha Từ kết quả xử lý dữ liệu, bộ công cụ khảo sát có độ tin cậy của bộ công cụ khảo sát: Cronbach's Alpha = 0,712 > 0,6.

- Phương pháp thu thập số liệu.

+ Quan sát trực tiếp điều dưỡng thực hiện các hoạt động chăm sóc cho người bệnh ở các thời điểm khác nhau Quan sát mỗi điều dưỡng thực hiện 03 lần/thủ thuật Tổng số có 22 điều dưỡng x 3 lần quan sát = 66 lần quan sát Các điều dưỡng được thông báo rằng họ sẽ được quan sát việc thực hiện các quy trình kỹ thuật trên bệnh nhi nhưng không biết ai là người quan sát, quan sát vào lúc nào và quan sát kỹ thuật nào.

+ Sử dụng phương pháp phỏng vấn để thu thập thông tin về đánh giá của người bệnh đối với hoạt động chăm sóc của điều dưỡng Người bệnh được phát phiếu vào ngày thứ 3 sau phẫu thuật Tổng số đã có 98 người bệnh đồng ý tham gia khảo sát.

- Vấn đề đạo đức của nghiên cứu: Khảo sát được sự đồng ý của Khoa Phẫu thuật - Gây mê hồi sức, Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí, Quảng Ninh Đối tượng nghiên cứu sẽ được thông báo và quyết định tự nguyện tham gia vào nghiên cứu hay không.

Trang 23

2.3 Kết quả khảo sát

a Thực trạng công tác chuẩn bị người bệnh trước phẫu thuật cấp cứu tại Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí, Quảng Ninh năm 2023

* Các đặc trưng nhân khẩu học - Trình độ học vấn của điều dưỡng

Trình độ học vấn của điều dưỡng

Sau đại học Đại học

Biểu đồ 2.1 Trình độ học vấn của điều dưỡng

Theo biểu đồ trên, trong số 22 điều dưỡng được quan sát, có 03 điều dưỡng có trình độ sau đại học (chiếm 13,64% ); 19 điều dưỡng có trình độ đại học (86,36%).

- Thâm niên của điều dưỡng

Thâm niên của điều dưỡng 9.08 4.55

31.82 54.55

Dưới 5 năm Từ 5 - dưới 10 năm Từ 10 năm - 19 năm Từ 20 năm trở lên

Biểu đồ 2.2 Thâm niên của điều dưỡng

Trang 24

Theo biểu đồ trên, có 4,55% số điều dưỡng có thâm niên dưới 05 năm; 31,82% có thâm niên từ 5 - dưới 10 năm; 54,55% số điều dưỡng có thâm niên từ 10 năm

- 19 năm; 9,08% có thâm niên từ 20 năm trở lên - Tuổi của người được phỏng vấn:

Tuổi của người được phỏng vấn 12.25 7.14

27.55 53.06

Dưới 30 tuổi Từ 30 - dưới 40 tuổi Từ 40 năm - dưới 50 tuổi Từ 50 năm trở lên

Biểu đồ 2.3.Tuổi của người được phỏng vấn

Trong 98 người được phỏng vấn, nhóm tuổi dưới 30 tuổi chiếm 7,14%; nhóm từ 30 - dưới 40 tuổi chiếm 27,55%; từ 40 năm - dưới 50 tuổi chiếm 53,06%; nhóm từ 50 năm trở lên chiếm 12,25%.

- Giới tính của người được phỏng vấn

Giới tính của người được phỏng vấn

Trang 25

Theo biểu đồ trên, Trong 98 người được phỏng vấn, có 24,49% người là nam và 75,51% người là nữ.

- Trình độ học vấn của người được phỏng vấn

Trình độ học vấn của người được phỏng vấn

14.29 3.0612.24

Trung học cơ sở Trung học phổ thông Trung cấp chuyên nghiệp Cao đẳng, Đại học

Biểu đồ 2.5 Trình độ học vấn của người được phỏng vấn

Theo biểu đồ trên, có 12,24% có trình độ học vấn trung học cơ sở; 70,41% có trình độ trung học phổ thông; 14,29% có trình độ trung cấp chuyên nghiệp và 3,06% có trình độ cao đẳng, đại học.

* Đánh giá thông qua quan sát các hoạt động chuẩn bị người bệnh trước phẫu thuật cấp cứu của điều dưỡng

Bảng 2.1 Kết quả đánh giá qua quan sát các hoạt động chuẩn bị ngườibệnh trước phẫu thuật cấp cứu của điều dưỡng (n=66)

MỨC ĐÁNH GIÁ (N; (%))

Giải thích cho người bệnh về phương pháp phẫu thuật/thủ thuật và các nguy cơ rủi ro có thể xảy ra

Điều dưỡng chuẩn bị bệnh án đầy đủ biên bản hội chẩn phẫu thuật

Trang 26

Các y lệnh trước phẫu thuật được điều dưỡng thực hiện.

Hướng dẫn người bệnh nhịn ăn uống cách 06 giờ/Người bệnh đã ăn uống trong vòng 6 giờ được ghi hồ sơ bàn giao cho khoa phẫu

phẫu thuật (nếu cần)

Người bệnh được gội đầu bằng xà 8 phòng/dung dịch khử khuẩn/đội

mũ trùm kín tóc

Người bệnh được tắm/lau người /vệ 9 sinh vùng phẫu thuật bằng xà

Người bệnh được đeo băng cổ tay 13 ghi: Họ tên, ngày tháng năm sinh,

mã y tế.

Điều dưỡng đưa NB đến phòng 14 chờ phẫu thuật bằng phương tiện

Ngày đăng: 22/04/2024, 16:27

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan