thực trạng chăm sóc người mắc bệnh động mạch chi dưới mạn tính tại bệnh viện đa khoa tỉnh phú thọ năm 2023

43 0 0
thực trạng chăm sóc người mắc bệnh động mạch chi dưới mạn tính tại bệnh viện đa khoa tỉnh phú thọ năm 2023

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Thống kê tại Viện Tim mạchViệt Nam chỉ ra tỷ lệ người bệnh BĐMCD điều trị nội trú tại Viện tăng từ 1,7% 2003 lên tới 2,5%2006 và 3,4% 2007 [14].Với các bệnh lý của mạch máu chi dưới, ngư

Trang 1

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành chuyên tốt nghiệp này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới:

Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo Sau đại học Trường đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình học tập.

Các Thầy, Cô giáo trong đã trực tiếp hướng dẫn, trang bị kiến thức cho tôi trong suốt quá trình học tập tại trường.

Ban Giám đốc và tập thể cán bộ, nhân viên Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ đã giúp đỡ, tạo mọi điều kiện cho tôi trong thời gian tiến hành thu thập số liệu tại bệnh viện.

Đặc biệt tôi xin tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới Cô hướng dẫn -Người đã định hướng học tập, nghiên cứu và tận tình chỉ bảo để tôi hoàn thành chuyên đề này.

Tôi xin chân trọng biết ơn các Thầy, Cô trong Hội đồng đã đóng góp những ý kiến quý báu giúp tôi hoàn thiện chuyên đề.

Tôi xin chân thành cảm ơn các bạn đồng nghiệp và các đối tượng nghiên cứu đã nhiệt tình cộng tác để tôi có được số liệu cho nghiên cứu này.

Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè cùng tập thể lớp đã động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu.

Xin trân trọng cảm ơn!

Học viên

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của chính tôi Các số liệu trong chuyên đề là trung thực và chưa từng được công bố trong các công trình nghiên cứu khác Nếu sai sót tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.

Học viên

Trang 3

MÔ TẢ VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT 11

2.1 Giới thiệu về Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ 11

2.2 Thực trạng công tác chăm sóc người mắc bệnh động mạch chi dưới mạn tính của Điều dưỡng tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ 11

Chương 3 18

BÀN LUẬN 18

3.1 Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu 18

3.2 Thực trạng công tác chăm sóc người bệnh can thiệp điều trị bệnh lý động mạch chi dưới của Điều dưỡng 19

KẾT LUẬN 27

4.1 Thực trạng chăm sóc người mắc bệnh động mạch chi dưới mạn tính của Điều dưỡng 27

4.2 Các giải pháp để cải thiện hoạt động chăm sóc người mắc bệnh động mạch chi dưới mạn tính của Điều dưỡng 27

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

PHIẾU KHẢO SÁT

Trang 4

Đối tượng nghiên cứu Đái tháo đường Người bệnh

Người nhà người bệnh Tăng huyết áp

Trang 5

Bảng 2.1 Phân bố đối tượng nghiên cứu theo một số đặc điểm

Trang 6

Biểu đồ 2.1 Phân bố đối tượng nghiên cứu theo biến chứng loét và hoại

Trang 7

ĐẶT VẤN ĐỀ

Bệnh động mạch chi dưới mạn tính (BĐMCDMT) là tình trạng bệnh lý của động mạch chủ bụng và các động mạch chi dưới, trong đó lòng động mạch bị hẹp/tắc gây giảm tưới máu cơ và các bộ phận liên quan (da, thần kinh) phía hạ lưu [5] Trên thế giới, trong những năm gần đây bệnh động mạch chi dưới diễn biến theo xu hướng tăng dần về số lượng và mức độ phức tạp của bệnh Nguyên nhân là tuổi thọ trung bình tăng, số lượng người bệnh mắc các bệnh lý chuyển hóa tăng cũng như thay đổi chế độ dinh dưỡng của người bệnh dẫn tới tỷ lệ bệnh động mạch chi dưới ngày càng nhiều Theo thống kê dịch tễ năm 2015, trên thế giới có đến 200 triệu người mắc bệnh động mạch chi dưới, trong đó trên 30%người trên 80 tuổi mắc bệnh [19] Tại Việt Nam, cùng với các bệnh động mạch do xơ vữa khác như nhồi máu cơ tim, đột quỵ … thì tỷ lệ người bệnh nhập viện vì BĐMCDMT cũng ngày một gia tăng Thống kê tại Viện Tim mạchViệt Nam chỉ ra tỷ lệ người bệnh BĐMCD điều trị nội trú tại Viện tăng từ 1,7% (2003) lên tới 2,5%(2006) và 3,4% (2007) [14].

Với các bệnh lý của mạch máu chi dưới, người bệnh giảm khả năng đi lại, giảm khả năng lao động và thậm chí trở thành tàn phế.

Nếu người bệnh không được chăm sóc đúng cách có thể để lại những di chứng nặng nề như cắt cụt ngón chân, cắt cụt chi, việc này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn ảnh hưởng đến tinh thần của người bệnh Tác giả Uchechukwu K.A.Sampson cũng cho thấy số năm sống tàn phế trung bình (do BĐMCD) ở các nước đang phát triển được tính là 1,15 năm, con số này ở các nước phát triển là 0,77 năm.

Số năm tuổi thọ trung bình bị mất của nam giới các nước phát triển là 1,64 năm và với phụ nữ là 0,53 năm [22] Bệnh không chỉ để lại nhiều hậu quả nặng nề cho người bệnh mà còn khiến họ trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội Theo nghiên cứu tổng hợp của Gerald Fowkes cho thấy trên thế giới có đến 202 triệu người mắc bệnh vào năm 2010 và tập trung ở tất cả các khu vực trên thế giới không phân biệt đất nước giàu hay nghèo [17] Chi phí điều trị

Trang 8

cho các người bệnh này sẽ khác nhau ở các đất nước, các khu vực tuy nhiên chi phí điều trị là rất lớn ở các nước phát triển Riêng tại Mỹ thống kê chi phí y tế cho NB mắc BĐMCD năm 2015 được ước tính là 212 tỷ đô la Mỹ nếu chỉ tính phí điều trị cho BĐMCD [18].

Hiện nay, nhiều phương pháp mới được áp dụng trong điều trị bệnh lý động mạch chi dưới giúp nâng cao hiệu quả điều trị cho người bệnh tuy nhiên có nhiều người bệnh đến bệnh viện muộn khi đã xuất hiện các biến chứng như loét, hoại tử bàn chân Điều này làm cho việc điều trị, chăm sóc trở nên khó khăn hơn Đối với những người bệnh có loét, hoại tử chi thì ngoài điều trị bằng các phương pháp can thiệp, dùng thuốc thì công tác chăm sóc tại chỗ của điều dưỡng cũng vô cùng quan trọng Tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ, việc chăm sóc NB mắc bệnh động mạch chi dưới mạn tính đã được thực hiện trong nhiều năm nay, tuy nhiên hiện tại chưa có báo cáo về công tác chăm sóc người bệnh có can thiệp điều trị bệnh lý động mạch chi dưới, do đó chúng tôi thực hiện nghiên cứu này với mục tiêu:

1 Mô tả thực trạng công tác chăm sóc người mắc bệnh động mạch chi dưới mạn tính của Điều dưỡng tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ năm 2023 2 Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao công tác chăm sóc người mắc

bệnh động mạch chi dưới mạn tính của Điều dưỡng tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ.

Trang 9

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1.1 Cơ sở lý luận

Bệnh động mạch chi dưới mạn tính [12]

Khái niệm:Bệnh động mạch chi dưới mạn tính chỉ tính trạng một phần hoặc toàn bộ chi dưới không được cung cấp đầy đủ máu đáp ứng các hoạt động sinh lý Khái niệm này loại trừ các trường hợp thiếu máu cấp tính do chấn thương, vết thương, tai biến do phẫu thuật hay thủ thuật can thiệp nội mạch máu Nguyên nhân phổ biến nhất gây ra BĐMCDMT là do mảng xơ vữa phát triển gây hẹp dần lòng mạch hoặc gây tắc nghẽn hoàn toàn, do đó làm giảm tưới máu chi khi vận động hoặc khi nghỉ [7].

Các yếu tố nguy cơ gây BĐMCDMT[12]

Nguyên nhân chủ yếu của BĐMCDMT là do vữa xơ động mạch Các yếu tố nguy cơ chính của vữa xơ động mạch là hút thuốc lá thuốc lào, đái tháo đường, rối loạn chuyển hóa mỡ máu, tăng huyết áp và tăng homocystein máu làm gia tăng sự phát triển của BĐMCD và các bệnh lý động mạch khác do vữa xơ.

ẳ Tuổi BN càng cao thì nguy cơ mắc bệnh ĐM chi dưới càng cao ẳ Thuốc lá: Các nghiên cứu dịch tễ lớn cho thấy hút thuốc lá làm tăng nguy cơ BĐMCDMT từ 2 - 6 lần, và tăng nguy cơ cắt cụt chi từ 3 - 10 lần Hơn 80% người bệnh BĐMCDMT có hút thuốc lá.

ẳ Đái tháo đường: làm tăng nguy cơ mắc BĐMCDMT từ 2 - 4 lần Có 12% -20% người bệnh BĐMCDMT bị ĐTĐ Theo nghiên cứu Framingham, ĐTĐ làm tăng nguy cơ bị đau cách hồi chi dưới gấp 3,5 lần với nam và 8,6 lần với nữ giới Nguy cơ mắc BĐMCDMT tỷ lệ thuận với mức độ nặng và thời gian bị mắc bệnh ĐTĐ NB ĐTĐ cũng có nguy cơ bị thiếu máu chi dưới trầm trọng cao hơn hẳn so với người bệnh BĐMCDMT không ĐTĐ.

1 1.

Trang 10

ẳ Rối loạn lipid máu: Cholesterol toàn phần tăng lên mỗi 10mg/dl làm tăng nguy cơ mắc BĐMCDMT lên từ 5 – 10% NB đau cách hồichi dưới có cholesterol toàn phần cao hơn, LDL - cholesterol cao hơn và HDL-cholesterol thấp hơn so với người bình thường cùng lứa tuổi.

ẳ Tăng huyết áp: Người bệnh BĐMCDMT có thể có THA kèm theo, mặc dù sự phối hợp này không rõ nét như với bệnh động mạch vành hay động mạch não Trong nghiên cứu Framingham, THA làm tăng nguy cơ bị đau cách hồi lên 2,5 lần đối với nam và 4 lần đối với nữ, mức độ tăng tỷ lệ thuận với mức độ trầm trọng của THA.

ẳ Tăng homocystein máu: làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý động mạch do vữa xơ từ 2 - 3 lần Một nghiên cứu chỉ ra homocystein máu tăng mỗi 5mmol/l làm tăng tỷ suất chênh của bệnh động mạch vành và đột quỵ là 1,5lần Homocystein máu tăng làm tăng nguy cơ tiến triển BĐMCDMT, nhưng cơ chế cụ thể vẫn còn chưa được nghiên cứu đầy đủ.

Điều trị và chăm sóc [12] Kiểm soát các yếu tố nguy cơ

Kiểm soát chặt chẽ các yếu tố nguy cơ có thể làm chậm lại quá trình diễn tiến của tắc động mạch chi dưới mạn tính, cải thiện triệu chứng, giảm nguy cơ dẫn đến hoại tử chi và các tai biến về tim mạch khác Người bệnh cần phải ngưng hoàn toàn hút thuốc lá, thuốc lào Người bệnh nào có tăng lipid máu cần được điều trị tích cực bằng thuốc và chế độ ăn uống hợp lý.

 Điều trị nội khoa + Điều trị tăng huyết áp

+ Điều trị bệnh đái tháo đường + Chống kết tập tiểu cầu

 Chăm sóc và phục hồi chức năng

Phần chi bị tắc ĐM cần được chăm sóc cẩn thận Giữ cho bàn chân luôn sạch Tránh để chi không bị trầy xước, chấn thương, phát hiện và điều trị sớm các vết xước Không mang tất bó vì sẽ làm tăng thêm tình trạng thiếu máu chi.

Trang 11

Chọn giày có kích cỡ phù hợp, có đế cứng nhưng lót mềm Khi chi có biểu hiện thiếu máu, hạ thấp chi xuống để tăng cường tưới máu, giường nằm nên được thiết kế đặc biệt để phần chân ở thấp hơn mức tim Sống trong môi trường ấm áp, các vết loét cần được giữ khô Che vết loét bằng các loại chất liệu khô và không dính Không cần thiết phải sử dụng kháng sinh tại chỗ Nếu người bệnh có triệu chứng đau khi nghỉ, các loại thuốc giảm đau có thể được chỉ định.

Chăm sóc người bệnh của Điều dưỡng

Chăm sóc người bệnh trong bệnh viện bao gồm hỗ trợ, đáp ứng các nhu cầu cơ bản của mỗi người bệnh nhằm duy trì hô hấp, tuần hoàn, thân nhiệt, ăn uống, bài tiết, tư thế, vận động, vệ sinh cá nhân, ngủ, nghỉ; chăm sóc tâm lý; hỗ trợ điều trị và tránh các nguy cơ từ môi trường bệnh viện cho người bệnh [2]

Chức năng của người Điều dưỡng

 Chức năng chủ động (chức năng độc lập)

ẳ Chức năng chủ động của người điều dưỡng là thực hiện những nhiệm vụ chăm sóc cơ bản thuộc phạm vi kiến thức đã được đào tạo Người điều dưỡng thực hiện những nhiệm vụ này một cách chủ động.

ẳ Thực hiện chức năng chủ động, thực chất là chủ động đáp ứng các nhu cầu cơ bản của người bệnh, bao gồm các nhu cầu về: hô hấp, dinh dưỡng, bài tiết, vận động, duy trì thân nhiệt, vệ sinh cá nhân, thay mặc quần áo, ngủ và nghỉ, an toàn, giao tiếp, tín ngưỡng, lao động, học tập, hỗ trợ tinh thần.

ẳ Chủ động thực hành các kỹ thuật điều dưỡng, trong tiếp đón người bệnh đến khám bệnh và thực hiện sơ cứu, cấp cứu ban đầu các trường hợp người bệnhtai nạn, tai biến.

ẳ Người điều dưỡng hiện đại có trách nhiệm chủ động, tích cực hoạt động xây dựng ngành Điều dưỡng, hoạt động huấn luyện, đào tạo và nghiên cứu khoa học chuyên ngành điều dưỡng.

 Chức năng phối hợp 1.1.2.

Trang 12

ẳ Chức năng phối hợp của người điều dưỡng thể hiện trong việc thực hiện y lệnh và báo cáo tình trạng người bệnh cho bác sỹ Phối hợp với bác sỹ trong việc tổ chức thực hiện kế hoạch chăm sóc.

ẳ Người điều dưỡng cần phải phối hợp với các đồng nghiệp khác (điều dưỡng, kỹ thuật viên, hộ sinh…) để hoàn thành nhiệm vụ của mình.

ẳ Tổ chức y tế thế giới khuyến cáo 5 nhiệm vụ cơ bản của điều dưỡng: Chăm sóc những người bị ốm đau, bệnh tật hoặc những ai cần được chăm sóc sức khoẻ, đáp ứng nhu cầu cần thiết của từng cá nhân về thể chất, tình cảm, về xã hội tại bệnh viện và trong cộng đồng.

Hướng dẫn, khuyên nhủ người bệnh và người nhà người bệnh về chăm sóc sức khoẻ.

Theo dõi, thăm khám, đánh giá tình trạng người bệnh Phát hiện các triệu chứng lâm sàng, tác dụng phụ của thuốc, báo cáo tình trạng người bệnh cho bác sỹ điều trị.

Huấn luyện cho nhân viên y tế khác trong chăm sóc người bệnh và trong chăm sóc sức khoẻ ban đầu.

Cộng tác với các nhân viên y tế khác trong việc nâng cao chất lượng điều dưỡng hoặc quản lý tốt sức khoẻ cộng đồng.

1.2 Cơ sở thực tiễn

1.2.1 Các nghiên cứu trên thế giới

Trên thế giới có nhiều nghiên cứu về chăm sóc điều dưỡng đã được tiến hành, có thể điểm lại một số đề tài như sau:

Nghiên cứu của Hajbaghery và Ansari (2013) tiến hành trên 130 điều dưỡng từ 6 đơn vị chăm sóc đặc biệt tại Iran cho kết quả: Những rào cản quan trọng nhất để chăm sóc răng miệng cho người bệnh là quá nhiều nhiệm vụ ghi chép, thiếu thời gian, thiếu nhân viên, thiếu kiến thức và sự nhận thức rằng chăm sóc răng miệng không là nhiệm vụ ưu tiên

Theo nghiên cứu của Abate Y.M et al (2019) tại Ethiopia cho kết quả 50% Điều dưỡng kịp thời trả lời những câu hỏi của người bệnh; 66,7% thực

Trang 13

hiện các chỉ định về thuốc và điều trị đúng giờ; 66,7% Điều dưỡng thường xuyên quan tâm và thông cảm với người bệnh; 33,3% thực hiện tư vấn giáo dục sức khỏe cho người bệnh và chuẩn bị tiếp tục chăm sóc sau khi xuất viện; 75% người bệnh hài lòng về chất lượng chăm sóc Như vậy thực trạng chất lượng chăm sóc điều dưỡng ở đây còn kém và cần được quan tâm nhiều hơn Các nhà lãnh đạo và quản lý bệnh viện cần tạo ra môi trường làm việc thuận lợi và thiết lập mối quan hệ tốt với điều dưỡng để nâng cao chất lượng chăm sóc người bệnh [15]

Nghiên cứu của Teshome G et al (2019) trên 340 người bệnh tại Ethiopiacho kết quả chỉ có 125 người bệnh hài lòng với chất lượng chăm sóc của Điều dưỡng chiếm 36,8% Trong đó có 95,8% người bệnh hài lòng với việc thực hiện y lệnh và cấp thuốc đúng giờ; 54,7% người bệnh được Điều dưỡng trả lời kịp thời các băn khoăn, thắc mắc trong quá trình chăm sóc, điều trị; 56,5% hài lòng bởi sự tôn trọng của Điều dưỡng; 31,8% người bệnh nhận được tư vấn giáo dục sức khỏe của Điều dưỡng Nhận thức thấp về chất lượng chăm sóc của người bệnh có thể tạo ra vấn đề trong hệ thống y tế do giảm lòng tin và ít sử dụng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe Điều này đòi hỏi các nhà quản lý, lãnh đạo cần nỗ lực để tối đa hóa nhận thức tích cực của người bệnh về chất lượng chăm sóc điều dưỡng [20] 1.2.2 Các nghiên cứu tại Việt Nam

Theo Dương Thị Bình Minh và cs (2013) nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 216 người bệnh tại các khoa lâm sàng Bệnh viện Hữu Nghị cho kết quả: Đối tượng nghiên cứu có độ tuổi trung bình là 70,6 tuổi, trong đó đa số trên 60 tuổi (92,6%), nam giới chiếm tới 76,9% Nghiên cứu này đánh giá tương đối toàn diện vềtất cả 7 nội dung trong công tác CSNB của ĐD đượcthực hiện ở BV Phản hồi từ NB cho thấy kết quảđánh giá chung về 4 trong 5 nội dung CSNB theo tiêuchuẩn đánh giá trong nghiên cứu này có tỷ lệ đạt yêucầu tương đối cao, trên 90% Trong đó công tác tiếpđón NB đạt kết quả cao nhất lên đến 95,8% Điềuđáng quan tâm là công tác tư vấn, hướng dẫn GDSKcó tỷ lệ đạt

Trang 14

yêu cầu thấp nhất với 66,2%.Về chăm sóc dinh dưỡng nghiên cứu cũng chothấy chỉ có 8,1% số NB phản ánh ĐD không thựchiện cho NB ăn qua sonde Về công tác chăm sóc, hỗ trợ vệ sinh hàng ngày,kết quả cho thấy người trực tiếp làm vệ sinh cho NBchủ yếu là người CSNB (46,2%) Thiếu nhân lực ĐD; tỷ lệ ĐD có trình độ đại học vàcao đẳng thấp; Tình trạng quá tải công việc của ĐD(cả về chuyên môn; thủ tục hành chính; công việcgián tiếp…); Hạn chế trongkiểm tra, giám sát ĐD và một số phòng chức năng phốihợp hoạt động chưa tốt đã ảnh hưởng tiêu cực đếncông tác CSNB của ĐD Ngược lại, sự phối hợp giữabác sỹ và ĐD và giữa ĐD với nhau; việc tạo điềukiện để ĐD đi học nâng cao trình độ, phân côngcông việc hợp lý và đảm bảo thu nhập ổn định đã cóảnh hưởng tích cực đến công tác CSNB của ĐD [9].

Theo nghiên cứu của Bùi Thị Bích Ngà và cộng sự (2011) cho thấy Điều dưỡng viên chỉ làm tốt các chức năng cơ bản như: hỗ trợ điều trị và phối hợp thực hiện y lệnh của bác sĩ đạt 84,2%; theo dõi, đánh giá người bệnh đạt 80,5%; tiếp đón người bệnh đạt 78,9% Công tác chăm sóc, hỗ trợ tâm lý tinh thần người bệnh; chăm sóc hỗ trợ dinh dưỡng ăn uống; tư vấn giáo dục sức khỏe lần lượt đạt 66,2%; 55,6% và 49,6% Nghiên cứu cũng tìm thấy một số yếu tố ảnh hưởng từ giới, nơi cư trú; số lần nằm viện, cách thức điều trị của người bệnh với các nội dung tiếp đón người bệnh; chăm sóc, hỗ trợ tâm lý tinh thần; tư vấn, giáo dục sức khỏe cho người bệnh Kết quả phỏng vấn sâu cho thấy các yếu tố ảnh hưởng đến công tác chăm sóc người bệnh là tình hình nhân lực, bản thân điều dưỡng và sự quan tâm của lãnh đạo khoa [8].

Nghiên cứu của Trần Thị Thảo (2013) tại Bệnh viện Việt Nam-Thụy Điển Uông Bí, việc chăm sóc vệ sinh cá nhân cho người bệnh như: Hỗ trợ đại tiểu tiện, vệ sinh cá nhân, ăn uống, thay đồ vải, tỷ lệ người nhà người bệnh đảm nhiệm giảm dần từ 78,1% xuống 63,6%, thay vào đó là sự hỗ trợ của NVYT, sự phối hợp giữa NVYT và NNNB tăng dần từ 10,5% đến 22,2% Về nhu cầu tập luyện phục hồi chức năng được NVYT trực tiếp thực hiện là 30,6% Kết quả thể hiện ĐDV tại bệnh viện này đã có chuyển biến tốt trong

Trang 15

việc thực hiện nhiệm vụ đáp ứng các nhu cầu chăm sóc cơ bản cho người bệnh [11].

Nghiên cứu của Châu Thị Hoa và Nguyễn Thị Diệu Trang (2010) về thực trạng công tác CSNB ung thư hạ họng – thanh quản tại Trung tâm Ung bướu Bệnh viện Trung Ương Huế Kết quả phóng vấn người bệnh và lấy số liệu từ 75 HSBA của người bệnh ung thư hạ họng - thanh quản cho thấy có 90,7% người bệnh được chăm sóc hỗ trợ tinh thần, 80% người bệnh được giao tiếp trước, trong và sau thực hiện các thủ thuật và 76% người bệnh được tư vấn giáo dục sức khỏe [4].

Nghiên cứu của Trần Ngọc Trung (2012) tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lâm Đồng, điều dưỡng thực hiện vệ sinh cá nhân cho người bệnh chiếm tỷ lệ thấp: vệ sinh răng miệng (5%), hỗ trợ đại tiểu tiện (15%), thay đồ vải (13,7%), cho người bệnh ăn qua ống thông dạ dày (18,3%) và đáp ứng nhu cầu phục hồi chức năng cho người bệnh đạt từ 15% đến 38,3% Hướng dẫn người bệnh về chế độ dinh dưỡng, thực hiện thuốc và theo dõi dùng thuốc tỷ lệ lần lượt là 86,7%; 96,7% và 91,7% Có 98,3% người bệnh được công khai thuốc hàng ngày Các yếu tố tác động và cản trở nhiều nhất đến hoạt động CSNB là thiếu phương tiên, thiếu nhân lực, thiếu thời gian và thiếu sự quan tâm của lãnh đạo [13].

Theo Phạm Thị Hồng Hạnh và cộng sự (2018) nghiên cứu về tình hình chăm sóc người bệnh phẫu thuật ung thư tuyến giáp tại Bệnh viện trung ương Huế cho kết quảcông việc chăm sóc người bệnh thường quy baogồm thay băng vết mổ hàng ngày, tiêm truyền đượcthực hiện theo hướng dẫn thay băng vô khuẩn, tiêmthuốc và uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ điều trị; hướng dẫn người bệnh vệ sinh thân thể hàng ngày,vệ sinh quanh vùng mổ sạch sẽ và hướng dẫn chếđộ ăn cần thiết cho người bệnh sau phẫu thuật vớinhiều rau xanh, thịt, cá, trứng, sữa và uống nhiều nước hoa quả tươi; người bệnh được hướng dẫn nghỉ ngơi thoải mái, hợp lý Nhìn chung, các bước chăm sóc được thực hiện tốt trên tất cả người bệnh, đặc biệt cần thiết đối với các phẫu thuật

Trang 16

mở rộng, vét hạch cổ Tuy vậy, điều dưỡng còn bỏ qua các bước nhỏ trong qui trình tiêm và thay băng trên một số người bệnh, tuy luôn đảm bảo vô trùng và 5 đúng (tỷ lệ 91% thực hiện tốt); hướng dẫn NB tập vận động vùng cổ, vai, cánh tay chưa được thực hiện đầy đủ trên NB (tỷ lệ 85%) Kết quả của công tác chăm sóc rất khả quan, mặc dù số biến chứng xảy ra khá đa dạng và khá cao; biến chứng xảy ra trong 40/170 người bệnh chiếm tỷ lệ 24% nhưng qua xử trí và chăm sóc, tỷ lệ hồi phục tốt là 95% Kết quả chăm sóc cũng ghi nhận 100% người bệnh có vết mổ ổn định khi xuất viện và 97% người bệnh ổn định về mặt tâm lý, yên tâm khi ra viện Các NB có biểu hiện khàn giọng(10 BN) và dị cảm vùng cổ (16 BN) được giải thích khả năng hồi phục khi xuất viện, hầu hết các NB khàn giọng cải thiện sau 1-3 tháng và phục hồi hoàn toàn sau 3 - 6 tháng tái khám; nhiều NB có dị cảmvùng cổ đã cải thiện tốt sau 6 tháng tái khám [3].

Trang 17

Chương 2

MÔ TẢ VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT

2.1 Giới thiệu về Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ được thành lập từ năm 1965 với tên gọi là Bệnh viện cán bộ Từ năm 2006 đến nay, Bệnh viện được đổi tên thành Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ.

Bệnh viện xác định sứ mệnh và tầm nhìn là địa chỉ tin cậy hàng đầu trong việc khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe cho người dân trên địa bàn tỉnh Phú Thọ và các tỉnh khu vực Tây Bắc Bệnh viện có cơ sở vật chất khang trang, trang thiết bị máy móc hiện đại: Bệnh viện nằm trong khuôn viên rộng 2.94 ha với 3 tòa nhà 7 tầng, 3 tòa nhà 11 tầng Bệnh viện có 1.500 giường bệnh Hàng ngày, Bệnh viện tiếp đón trung bình từ 1.000 – 1.200 lượt người đến khám bệnh, người bệnh nội trú trung bình 1.400 – 1.500 người Số lượng người bệnh đến khám chữa bệnh ngày càng tăng.

2.2 Thực trạng công tác chăm sóc người mắc bệnh động mạch chi dưới mạn tính của Điều dưỡng tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ.

2.2.1 Phương pháp thu thập thông tin

Việc đánh giá công tác chăm sóc của điều dưỡng được thực hiện thông qua khảo sát 96 người mắc bệnh động mạch chi dưới mạn tính của Điều dưỡng tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ trong thời gian từ tháng 9 đến tháng 11 năm 2023.

2.2.2 Kết quả thực trạng công tác chăm sóc của điều dưỡng

Bảng 2.1 Phân bố đối tượng nghiên cứu theo một số đặc điểm chung (n=96)

Đặc điểm chung của ĐTNC Số người bệnh Tỷ lệ (%)

Trang 18

Từ bảng 2.1 cho thấy có 83 đối tượng nghiên cứu là nam chiếm tỷ lệ 85,4% và 16 ĐTNC là nữ chiếm tỷ lệ 14,6% Đa số người bệnh trên 60 tuổi chiếm 78,1% Có 46,9% NB kèm theo tăng huyết áp; 44,8% kèm theo mỡ máu

Loét bàn chân Hoại tử bàn chân Bình thường

Biểu đồ 2.1 Phân bố đối tượng nghiên cứu theo biến chứng loét và hoại tử bàn chân (n=96)

Có 33 người bệnh có biến chứng hoại tử bàn chân chiếm 34,4% và 26 người bệnh bị loét bàn chân (27,1%)

Trang 19

44% 32% Loét/hoại tử gan bànchân

Trong 59 người bệnh có loét/hoại tử bàn chân có 44,1% loét/hoại tử ở các ngón chân và 23,7% loét/hoại tử ở mu bàn chân.

Bảng 2.2 Thực trạng chăm sóc về tinh thần cho NB của Điều dưỡng (n=96)

Mức độ Thực hiện tốt/ Thực hiện nhưng Không

Số người bệnh nhận xét Điều dưỡng thực hiện tốt việc giao tiếp với người bệnh bằng thái độ ân cần, thông cảm và giải đáp kịp thời những băn

Trang 20

khoăn, thắc mắc trong quá trình điều trị, chăm sóc lần lượt là 91,7% và 90,6% Có 90 ĐTNC đánh giá Điều dưỡng thực hiện tốt việc động viên NB khi chăm sóc và thực hiện y lệnh.

Bảng 2.3 Thực trạng theo dõi, đánh giá và chăm sóc dinh dưỡng của Điềudưỡng (n=96)

Mức độ Thực hiện tốt/ Thực hiện nhưng Không

Có 100% người bệnh nhận xét được Điều dưỡng theo dõi mạch, nhiệt độ, huyết áp và nhịp thở hàng ngày Có lần lượt 96,9%; 92,7% và 95,9% người bệnh được theo dõi sau khi tiêm truyền, được đánh giá tình trạng, nhu cầu dinh dưỡng và được hướng dẫn đầy đủ về chế độ ăn uống phù hợp với tình trạng bệnh lý của mình.

Bảng 2.4 Thực trạng tư vấn giáo dục sức khỏe của Điều dưỡng (n=96)

Mức độ Thực hiện tốt/ Thực hiện nhưng Không

Trang 21

sinh vết loét bàn chân

Kết quả từ bảng 3.4 cho thấy 100% người bệnh được Điều dưỡng hướng dẫn đầy đủ về chế độ sinh hoạt, tập luyện và các biện pháp phòng tránh vết loét bàn chân Có 59 người bệnh trả lời được hướng dẫn cách vệ sinh vết loét bàn chân chiếm 61,5%.

Bảng 2.5 Thực trạng dùng thuốc và theo dõi dùng thuốc cho NB của Điềudưỡng (n=96)

Mức độ Thực hiện tốt/ Thực hiện nhưng Không

thuốc ngay tại giường Theo dõi, phát hiện tai

biến sau dùng thuốc Thực hiện công khai

Khi hỏi về hành động cho NB dùng thuốc và theo dõi sau dùng thuốc, có 99% người bệnh nhận xét Điều dưỡng thực hiện tốt việc kiểm tra thuốc về tên thuốc, hạn sử dụng, chất lượng thuốc…Có 93,8% và 94,8% ĐTNC cho rằng Điều dưỡng thực hiện tốt việc chứng kiến NB uống thuốc ngay tại giường và theo dõi, phát hiện tác dụng không mong muốn, tai biến sau dùng thuốc Có 100% Điều dưỡng thực hiện công khai thuốc hàng ngày.

Ngày đăng: 22/04/2024, 16:27

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan