kiến thức thái độ thực hành về dự phòng và sàng lọc ung thư cổ tử cung của phụ nữ đến khám tại bệnh viện phụ sản thái bình năm 2023

120 0 0
kiến thức thái độ thực hành về dự phòng và sàng lọc ung thư cổ tử cung của phụ nữ đến khám tại bệnh viện phụ sản thái bình năm 2023

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Thực trạng nghiên cứu về kiến thức, thái độ, thực hành của phụ nữ về dự phòng và sàng lọc ung thư cổ tử cung trên thế giới và Việt Nam...141.3.. Một trong những lý do dẫn đến tình trạng

Trang 1

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 3

Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4

1.1 Sơ lược về ung thư cổ tử cung 4

1.2 Thực trạng nghiên cứu về kiến thức, thái độ, thực hành của phụ nữ về dự phòng và sàng lọc ung thư cổ tử cung trên thế giới và Việt Nam 14

1.3 Một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ, thực hành dự phòng và sàng lọc ung thư cổ tử cung 20

1.4 Khung lý thuyết 24

1.5 Đôi nét về Bệnh viện Phụ Sản Thái Bình 29

Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 30

2.1 Đối tượng nghiên cứu 30

2.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu 30

2.3 Thiết kế nghiên cứu 30

2.4 Cỡ mẫu 30

2.5 Phương pháp chọn mẫu 31

2.6 Phương pháp thu thập số liệu 31

2.7 Biến số nghiên cứu 33

2.8 Các khái niệm và thước đo, tiêu chuẩn đánh giá 35

Trang 2

2.11 Sai số và biện pháp khắc phục 38

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 39

3.1 Một số đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 39

3.2 Kiến thức, thái độ và thực hành về dự phòng và sàng lọc UTCTC của ĐTNC 41

3.3 Một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ, thực hành dự phòng và sàng lọc UTCTC của ĐTNC 55

Chương 4: BÀN LUẬN 62

4.1 Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 62

4.2 Kiến thức, thái độ và thực hành về dự phòng và sàng lọc UTCTC của TÀI LIỆU THAM KHẢO

Phụ lục 1: BIẾN SỐ NGHIÊN CỨU Phụ lục 2: BẢN ĐỒNG THUẬN

Phụ lục 3: PHIẾU KHẢO SÁT ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Phụ lục 4: THANG ĐIỂM ĐÁNH GIÁ

Trang 3

Confidence Interval (Khoảng tin cậy)

Cervical Intraepithelial Neoplasia (Tổn thương trong biểu mô cổ tử cung)

Cổ tử cung

Đối tượng nghiên cứu Điều tra viên

Health belief model (Mô hình niềm tin sức khỏe) Human Papiloma Virus (Virus sinh u nhú ở người) Loop Electrosurgical Excision Procedure

(Phương pháp phẫu thuật cắt bỏ bằng dao điện) Odds Ratio (Tỷ suất chênh) Ung thư cổ tử cung

Visual Inspection of the cervix with acetic Acid wash

(Phương pháp quan sát CTC bằng mắt thường với dung dịch acid acetic)

Visual Inspection with Lugol’s Iodine

(Quan sát cổ tử cung sử dụng dung dịch lugol)

Trang 4

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1 Phân loại giai đoạn lâm sàng UTCTC 5

Bảng 3.1 Đặc điểm tuổi, dân tộc, n ơi sống, nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu 39

Bảng 3.2 Đặc điểm trình độ học vấn, tình trạng hôn nhân, thu nhập và tiền sử gia đình của đối tượng nghiên cứu 40

Bảng 3.3 Kiến thức về bệnh, phương pháp dự phòng và sàng lọc UTCTC 41

Bảng 3.4 Kiến thức về đặc điểm bệnh UTCTC của ĐTNC 42

Bảng 3.5 Kiến thức về biểu hiện của bệnh UTCTC 43

Bảng 3.6 Kiến thức về các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh UTCTC 44

Bảng 3.7 Kiến thức về dự phòng UTCTC của ĐTNC 45

Bảng 3.8 Kiến thức về vaccine dự phòng UTCTC của ĐTNC 46

Bảng 3.9 Kiến thức về sàng lọc UTCTC của ĐTNC 47

Bảng 3.10 Nguồn thông tin tiếp cận kiến thức về dự phòng và sàng lọc

Bảng 3.15 Thực hành dự phòng ung thư cổ tử cung 53

Bảng 3.16 Thực hành khám sàng lọc ung thư cổ tử cung 54

Bảng 3.17 Mối liên quan giữa tuổi, dân tộc, nơi sống, nghề nghiệp và kiến thức về dự phòng và sàng lọc UTCTC của ĐTNC 55

Trang 5

Bảng 3.18 Mối liên quan giữa trình độ học vấn, tình trạng hôn nhân, thu nhập, tiền sử gia đình và kiến thức về dự phòng và sàng lọc

UTCTC của ĐTNC 56 Bảng 3.19 Mối liên quan giữa tuổi, dân tộc, nơi sống, nghề nghiệp và thái độ

về dự phòng và sàng lọc UTCTC của ĐTNC 57 Bảng 3.20 Mối liên quan giữa trình độ học vấn, tình trạng hôn nhân, thu

nhập, tiền sử gia đình và thái độ về dự phòng và sàng lọ c UTCTC

Trang 6

DANH SÁCH CÁC HÌNH VẼ

Hình 2.1 Mô hình niềm tin sức khỏe 27

Hình 2.2 Khung nghiên cứu 28

Biểu đồ 3.1 Tổng hợp kiến thức chung 41

Biểu đồ 3.2 Tổng hợp thái độ chung của ĐTNC 49

Biểu đồ 3.3 Thực hành chung 51

Trang 7

ĐẶT VẤN ĐỀ

Ung thư cổ tử cung là một trong những bệnh phổ biến trong các loại ung thư đối với phụ nữ trên toàn thế giới và đứng thứ hai sau ung thư vú Ung thư cổ tử cung đứng thứ 8 trong những nguyên nhân hàng đầu gây ung thư ở phụ nữ tại Việt Nam, nhưng đó cũng chính là ung thư phổ biến thứ 5 ở phụ nữ trong độ tuổi từ 15 đến 44 tuổi ở nước ta Trên toàn cầu vào năm 2020, có 604.127 trường hợp ung thư cổ tử cung và 341.831 trường hợp tử vong mỗi năm Khoảng 80% số ca mắc ung thư cổ tử cung xảy ra ở các nước có mức sống thấp và trung bình [47] Ung thư cổ tử cung có thể xảy ra với bất kỳ người phụ nữ nào, và nhóm tuổi mắc ung thư cổ tử cung tập trung nhiều nhất thường vào phụ nữ ở 35-40 tuổi trở lên [31] Tại Việt Nam, hàng năm có 4.132 ca ung thư cổ tử cung mới được chẩn đoán, tỷ lệ mắc là 13,3/100.000 phụ nữ và 2.223 ca tử vong (ước tính cho năm 2020) Trong khi đó tỷ lệ này ở các nước phát triển thấp hơn nhiều và chỉ chiếm 3,6% các trường hợp mắc ung thư mới [47] Một trong những lý do dẫn đến tình trạng này là phụ nữ còn hạn chế về kiến thức dự phòng cũng như chưa có thái độ đúng đắn, thực hành tốt về dự phòng và sàng lọc ung thư cổ tử cung [2].

Sự tiến triển từ các tổn thương tiền ung thư đến các giai đoạn của ung thư cổ tử cung cần một khoảng thời gian kéo dài từ 5-25 năm Đây chính là giai đoạn rất quan trọng để có thể tầm soát, phát hiện sớm và điều trị các tổn thương tiền ung thư, không cho tiến triển đến ung thư cổ tử cung, qua đó làm giảm tỷ lệ tử vong cho người phụ nữ [3].

Ung thư cổ tử cung tạo ra gánh nặng bệnh tật lớn cho người bệnh, gia đình, hệ thống y tế và toàn xã hội [3] Ung thư cổ tử cung có thể ngăn ngừa được nếu dự phòng tốt, phát hiện sớm và tầm soát ung thư cổ tử cung định kỳ [45] Năm 2016, Bộ Y tế đã phê duyệt tài liệu “Kế hoạch Hành động quốc gia

Trang 8

về dự phòng và kiểm soát ung thư cổ tử cung giai đoạn 2016 - 2025” thực hiện tại các tuyến y tế từ tuyến trung ương, tuyến tỉnh đến tuyến huyện, xã [4].

Mặc dù là bệnh có thể dự phòng và phát hiện sớm nhưng hiện tại ung thư cổ tử cung vẫn là một trong những bệnh ung thư thường gặp nhất ở người phụ nữ Việt Nam Nhiều nghiên cứ u cho thấy kiến thức, thái độ và thực hành về dự phòng ung thư cổ tử cung của phụ nữ vẫn còn thấp Nghiên cứu của Vũ Thị Minh Thi năm 2018 chỉ ra chỉ có 27,5% phụ nữ có kiến thức đạt và 36,5% có thái độ đạt về dự phòng ung thư cổ tử cung [15] Nghiên cứu của Nguyễn Thị Hồng Hạnh [6] năm 2019 cho thấy tỷ lệ kiến thức chung đạt chỉ chiếm 36,3%, số phụ nữ thực hành dự phòng ung thư cổ tử cung đúng chiếm tỷ lệ thấp chỉ có 20,2%.

Một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ và thực hành về dự phòng ung thư cổ tử cung của phụ nữ đã được tìm thấy trong một số nghiên cứu trước đây như: tuổi, trình độ học vấn, nghề nghiệp, thu nhập… [14],[25], [28], [52] Những phụ nữ có kiến thức đạt, thái độ tích cực về dự phòng ung thư cổ tử cung có tỷ lệ thực hành dự phòng đúng cao hơn nhóm phụ nữ còn lại [6].

Bệnh viện Phụ sản Thái Bình là bệnh viện hạng II của tỉnh Thái Bình, là nơi khám và điều trị cho nhân dân trên địa bàn tỉnh và các tỉnh lân cận Để cung cấp thêm thông tin cho các nhà hoạch định chính sách của địa phương, từ đó có các kế hoạch, chiến lược giáo dục, nâng cao nhận thức cho phụ nữ về ung thư cổ tử cung của phụ nữ tại địa bàn tỉnh Thái Bình, chúng tôi tiến hành nghiên cứu

“Kiến thức, thái độ, thực hành về dự phòng và sàng lọc ung thư cổ tử cung của phụ nữ đến khám tại Bệnh viện Phụ Sản Thái Bình năm 2023”.

Trang 9

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

1 Mô tả kiến thức, thái độ, thực hành về dự phòng và sàng lọc ung thư cổ tử cung của phụ nữ đến khám tại Bệnh viện Phụ Sản Thái Bình năm 2023.

2 Xác định một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ, thực hành về dự phòng và sàng lọc ung thư cổ tử cung của phụ nữ đến khám tại Bệnh viện Phụ Sản Thái Bình.

Trang 10

Chương 1

TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1 Sơ lược về ung thư cổ tử cung

1.1.1 Khái niệm

Ung thư cổ tử cung (UTCTC) là u ác tính nguyên phát ở cổ tử cung, có thể xuất phát từ các tế bào biểu mô vảy, biểu mô tuyến hoặc các tế bào của mô đệm Tuy nhiên hầu hết các UTCTC là ung thư biểu mô, trong đó chủ yếu là ung thư biểu mô vảy Kết quả điều trị UTCTC phụ thuộc vào thời điểm chẩn đoán, nếu bệnh ở giai đoạn muộn, kết quả điều trị rất thấp [2].

1.1.2 Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ gây ung thư cổ tử cung

Nhiễm một hoặc nhiều type Human Papillomavirus (HPV) nguy cơ cao đã được khẳng định là nguyên nhân tiền phát của UTCTC HPV là tác nhân truyền qua đường tình dục Nguy cơ nhiễm HPV ít nhất 1 lần trong đời của người phụ nữ là khoảng 80%, với tỷ lệ nhiễm cao nhất xảy ra trong độ tuổi 20 - 30, có thể lên đến 20 - 25% trong quần thể Sau lần nhiễm HPV đầu tiên, khoảng 5 - 10% các trường hợp có thể hình thành các biến đổi ở cổ tử cung (CTC) do HPV Đại đa số các trường hợp nhiễm HPV sẽ tự khỏi Nếu người phụ nữ nhiễm HPV nguy cơ cao và phối hợp với các yếu tố nguy cơ khác, tổn thương ban đầu có thể tồn tại và tiến triển trong khoảng 10-20 năm qua các giai đoạn tổn thương trong biểu mô để hình thành UTCTC xâm lấn [4] Có trên 100 loại HPV tuy nhiên chỉ có 14 loại chính (nguy cơ cao) liên quan đến UTCTC là các loại 16, 18, 31, 33, 35, 39, 45, 51, 52, 56, 58, 59, 66 và 68, tập trung cao nhất là loại 16, 18 [21].

- Quan hệ tình dục (QHTD) sớm, quan hệ với nhiều người hay quan hệ với người, có nhiều bạn tình.

- Đẻ sớm, đẻ dày, đẻ nhiều từ 5 con trở lên, sảy thai nhiều lần.

Trang 11

- Viêm CTC mạn tính

- Nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục

- Tiền sử viêm nhiễm đường sinh dục, nhiều lần với các tác nhân lây truyền qua đường tình dục khác, chẳng hạn như các tác nhân gây bệnh mụn rộp đơn giản, chlamydia và lậu, bựa sinh dục trong bao qui đầu [18], [29].

- Hút thuốc lá cả chủ động và thụ động - Đái tháo đường

- Vệ sinh cá nhân kém.

- Điều kiện dinh dưỡng, kinh tế xã hội thấp

- Sử dụng thuốc tránh thai đường uống loại phối hợp kéo dài (> 10 năm)

- Những người suy giảm hệ thống miễn dịch do HIV/AIDS, dùng corticoid kéo dài, hoá trị liệu, có nhiều khả năng bị nhiễm HPV dai dẳng và tiến triển nhanh hơn tiền ung thư và ung thư [4].

- Yếu tố gia đình, di truyền [56].

1.1.3 Phân loại giai đoạn lâm sàng UTCTC

Bảng 1.1 Phân loại giai đoạn lâm sàng UTCTC [2]

0 Ung thư tại chỗ (CIS), ung thư nội biểu mô IUng thư chỉ giới hạn tại CTC

IA Ung thư tiền lâm sàng, chỉ chẩn đoán được bởi vi thể IA1 Xâm nhập rõ tối thiểu chất đệm Tổn thương sâu ≤ 3mm từ

màng đáy, rộng ≤ 7 mm từ bề mặt hay tuyến mà nó phát sinh IA2 Tổn thương sâu ≤ 5mm, rộng ≤ 7 mm, nếu rộng hơn thì ở nhóm

IB Tổn thương có kích thước lớn hơn ở giai đoạn IA dù có thấy được trên lâm sàng hay không Tổn thương vùng không gian có

Trang 12

trước không làm thay đổi việc định giai đoạn mà cần ghi lại đặc biệt để dùng cho những quyết định điều trị tương lai

IB1 Đường kính lớn nhất của tổn thương ≤ 4cm IB2 Đường kính lớn nhất của tổn thương ≥ 4cm

II Ung thư xâm lấn quá CTC nhưng chưa đến thành xương chậu hay chưa đến 1/3 dưới âm đạo

IIA Chưa xâm lấn dây chằng rộng IIB Xâm lấn dây chằng rộng

III Ung thư lan đến thành xương chậu và/hoặc tới 1/3 dưới âm đạo hoặc đến niệu quản

IIIA Ung thư lan đến 1/3 dưới âm đạo, nhưng chưa đến thành xương chậu

IIIB Ung thư lan đến thành xương chậu chèn ép niệu quản làm thận ứ nước hoặc mất chức năng

IV Ung thư lan đến ngoài khung chậu hay là xâm lấn niêm mạc bàng quang và trực tràng

IVA Xâm lấn các cơ quan lân cận IVB Di căn xa

1.1.4 Các triệu chứng lâm sàng của bệnh ung thư cổ tử cung

Hầu hết phụ nữ nhiễm HPV và bị UTCTC ở giai đoạn sớm không có biểu hiện lâm sàng Ở giai đoạn muộn, phụ nữ bị UTCTC có những dấu hiệu lâm sàng như:

- Ra máu sau khi quan hệ tình dục; - Đau bụng, đau khi giao hợp;

- Ra máu giữa kỳ kinh nguyệt, chu kỳ kinh bất thường; - Ra máu bất thường khi đã mãn kinh;

Trang 13

- Khí hư có mùi hôi, điều trị không khỏi

1.1.5 Các phương pháp dự phòng

Các phương pháp dự phòng và kiểm soát UTCTC đã được Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo và nhiều qu ốc gia trên thế giới triển khai bao gồm dự phòng cấp 1, cấp 2 và cấp 3 [4], [53], [54]:

- Dự phòng cấp 1 bao gồm tuyên truyền giáo dục nhằm giảm lối sống tình dục có nguy cơ cao, quan hệ tình dục an toàn, tiêm vaccine phòng nhiễm HPV, tránh hoặc làm giảm các yếu tố nguy cơ khác như lập gia đình sớm, có con sớm, hút thuốc lá (kể cả chủ động và thụ động) để giảm tỷ lệ nhiễm HPV Các hoạt động dự phòng có thể gồm:

+ Giáo dục giới tính lành mạnh, được điều chỉnh phù hợp với lứa tuổi, với mục đích giảm nguy cơ lây truyền virus HPV (cùng với việc khác nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục, bao gồm cả HIV) - những thông điệp cần thiết phải bao gồm trì hoãn bắt đầu tình dục và giảm các hành vi tình dục có nguy cơ cao.

+ Cung cấp bao cao su cho những người hoạt động tình dục.

+ Tiêm phòng cho các bé gái từ 9 - 15 tuổi (hoặc độ tuổi được đề cập trong quốc gia hướng dẫn) trước khi bắt đầu hoạt động tình dục.

Sự sẵn có của hai loại vaccine an toàn và hiệu quả để ngăn ngừa nhiễm trùng và tiền ung thư tổn thương thể hiện một cơ hội để nâng cao sức khỏe của phụ nữ, đặc biệt là trong các nước đang phát triển và các nước có thu nhập thấp Các vaccine hiện đã được phê duyệt để sử dụng tại hơn 120 quốc gia Hiện tại, hai loại vaccine HPV cung cấp bảo vệ chống lại các loại virus có nguy cơ cao loại 16 và 18 đã được cấp phép và một hoặc cả hai đều có sẵn ở hầu hết các quốc gia, và ở Việt Nam cũng đang sử dụng hai loại vaccine này:

- Vaccine hai hóa trị Cervarix™ (chỉ bảo vệ chống lại loại HPV loại 16 và 18).

Trang 14

- Vaccine bốn hóa trị Gardasil® (có bảo vệ bổ sung chống lại HPV loại 6 và 11) Nên tiêm vaccine trước khi một bé gái bị nhiễm virus Phụ nữ có thể bị nhiễm virus ngay sau khi cô ấy hoạt động tình dục, vì vậy, như một can thiệp dự phòng tiên phát quan trọng chống UTCTC, tiêm vaccine HPV của phụ nữ nên xảy ra trước khi bắt đầu hoạt động tình dục Các vaccine không điều trị nhiễm trùng HPV hiện tại hoặc bệnh liên quan đến HPV, cũng như không có bất kỳ ảnh hưởng nào đến sự tiến triển của bệnh (tiền ung thư và ung thư) cho những phụ nữ đã bị nhiễm virus tại thời điểm tiêm chủng Mũi tiêm vaccine có thể được bảo vệ 5 năm, kháng thể không bị giảm ở những phụ nữ đã tiêm chủng Qua các nghiên cứu và đánh giá vaccine phòng nhiễm HPV an toàn và chưa gây ra một tác dụng phụ nghiêm trọng nào Mặc dù vậy, ngoài việc bảo vệ khỏi các loại HPV 16 và 18, còn một số loại virus gây ung thư khác, hiệu quả và thời gian bảo vệ này vẫn chưa chắc chắn.

- Dự phòng cấp 2 bao gồm phát hiện các tổn thương trong biểu mô CTC (CIN) và xử trí phù hợp Các phương pháp hiện được dùng trong phát hiện các tổn thương tiền UTCTC bao gồm xét nghiệm tế bào CTC, quan sát CTC với dung dịch acid acetic hoặc dung dịch Lugol, xét nghiệm ADN HPV Sau khi được phát hiện, tổn thương tiền ung thư có thể được điều trị bằng các phương pháp cắt bỏ (khoét chóp bằng dao thường, dao điện, laser, LEEP) hoặc phá hủy (áp lạnh, đốt điện, hóa hơi bằng laser) Các hoạt động dự phòng có thể gồm:

+ Tư vấn và chia sẻ thông tin.

+ Sàng lọc cho tất cả phụ nữ ở độ tuổi 30 - 50 (hoặc độ tuổi được xác định theo quốc gia tiêu chuẩn) để xác định các tổn thương tiền ung thư, thường không có triệu chứng.

+ Điều trị các tổn thương tiền ung thư đã xác định trước khi chúng tiến triển thành ung thư xâm lấn.

Trang 15

+ Ngay cả đối với những phụ nữ đã được tiêm vaccine HPV, điều quan trọng là phải tiếp tục sàng lọc và điều trị khi họ đến tuổi đích.

- Dự phòng cấp 3 bao gồm phát hiện các trường hợp ung thư xâm lấn ở giai đoạn sớm và điều trị tại các cơ sở có đủ điều kiện Các hoạt động dự phòng có thể là giới thiệu từ các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc chính đến các cấp chẩn đoán và điều trị bệnh ung thư Điều trị ung thư giai đoạn tiến xa và chăm sóc giảm nhẹ là các thành tố không thể thiếu trong dự phòng và kiểm soát UTCTC.

1.1.6 Các phương pháp sàng lọc ung thư cổ tử cungQuy định về sàng lọc UTCTC [3]

Sàng lọc bằng tế bào CTC và/hoặc quan sát CTC bằng mắt thường với acid acetic (VIA)/Quan sát CTC sử dụng dung dịch lugol (Visual Inspection

with Lugol’s Iodine - VILI) hoặc xét nghiệm HPV đơn độc hoặc đồng thời với

tế bào học được chỉ định cho phụ nữ trong độ tuổi 21 - 65, đã QHTD, ưu tiên cho nhóm phụ nữ có nguy cơ trong độ tuổi 30 - 50:

- Độ tuổi 21 - 65: Sàng lọc theo phác đồ, nếu sau 3 lần xét nghiệm sàng lọc liên tiếp có kết quả âm tính thì có thể giãn thời gian sàng lọc mỗi chu kỳ thêm 1-2 năm.

- Trên 65 tuổi có thể ngừng sàng lọc nếu có:

+ Ít nhất 3 lần xét nghiệm sàng lọc có kết quả âm tính, hoặc

+ Ít nhất 2 lần sàng lọc đồng thời bằng tế bào học và HPV có kết quả âm tính

+ Không có kết quả xét nghiệm bất thường trong vòng 10 năm trước đó + Đã cắt tử cung toàn phần vì bệnh lý lành tính

Trong chương trình sàng lọc UTCTC, xét nghiệm phết tế bào CTC (PAP) hàng loạt, định kỳ và có hệ thống đã được sử dụng rộng rãi và có hiệu quả cao ở các nước phát triển, xong còn có một số khó khăn ở các nước đang

Trang 16

phát triển do hạn chế về kỹ thuật và nhân lực chưa được tập huấn Trong những năm gần đây các nghiên cứu được thực hiện và bước đầu đề xuất một phương pháp bổ sung, đó là phương pháp quan sát CTC bằng mắt thường với acid acetic (VIA).

Xét nghiệm tế bào học cổ tử cung

Xét nghiệm tế bào học CTC trong phụ khoa là một xét nghiệm đã và đang được sử dụng rộng rãi trong vài chục năm gần đây Nguyên lý của phương pháp là dựa vào tính chất các tế bào của niêm mạc âm đạo và CTC bong một cách liên tục, đặc biệt là khối u ác tính thì các tế bào bong càng sớm và bong dễ dàng Xét nghiệm các tế bào bong ra từ CTC để nhằm phát hiện sớm các bất thường của CTC, từ đó các bác sĩ sẽ có liệu pháp điều trị thích hợp Đây là phương pháp thường dùng nhất để sàng lọc UTCTC, đã được giới Y học toàn cầu thừa nhận từ nhiều thập niên qua do thỏa mãn các điều kiện: độ nhạy khá cao, có thể lặp lại nhiều lần và đa chứng minh được tính hữu hiệu khi hạ thấp tần suất UTCTC ở các nước đang phát triển.

Giá trị của chẩn đoán tế bào học:

Tế bào học là xét nghiệm thường quy ở các cơ sở y tế, nó có vai trò quan trọng trong các chương trình phát hiện bệnh hàng loạt, đặc biệt là phát hiện và chẩn đoán sớm các tổn thương tiền ung thư và UTCTC, đáp ứng được 5 yêu cầu [8], [24]:

+ Đơn giản: thực hiện dễ dàng, nhanh chóng, có thể làm nhiều lần trên một bệnh nhân, không gây đau đớn và đảm bảo an toàn.

+ Độ nhạy: có khả năng chẩn đoán đúng so với mô bệnh học đạt tỷ lệ 85 - 99,8%.

+ Độ đặc hiệu: đáng tin cậy với tỷ lệ dương tính giả (không phải ung thư), với âm tính giả (là ung thư) là rất thấp từ 0,2 - 15%.

+ Có hiệu suất: áp dụng rộng rãi trong các chương trình phát hiện bệnh

Trang 17

hàng năm cho các loại ung thư ở nh ững vị trí khác nhau.

+ Tiết kiệm: giá cả chi phí cho một xét nghiệm vừa phải, không tốn kém.

Bằng xét nghiệm tế bào học cho phép đánh giá kết quả điều trị và theo dõi tiến triển của các tổn thương ở CTC qua khám bệnh theo định kỳ.

Xét nghiệm DNA HPV

Hiện nay một số xét nghiệm chẩn đoán có thể phát hiện các type HPV nguy cơ cao sinh ung thư, chúng có thể được sử dụng trong lâm sàng như là xét nghiệm sàng lọc sơ cấp riêng biệt hoặc phối hợp với phương pháp khác Xét nghiệm HPV có độ nhạy cao và có giá trị dự báo âm tính cao Nếu xét nghiệm HPV âm tính gần như không có nguy cơ hình thành CIN III trong vòng 5 năm sau đó Điều này cho phép giãn thời gian sàng lọc và giảm số lần sàng lọc trong cuộc đời người phụ nữ.

Kỹ thuật phản ứng chuỗi polymerase (Polemerase Chain Reaction -PCR) và Realtime – PCR: thực hiện trên bệnh phẩm lấy từ âm đạo – CTC nhằm được dùng để phát hiện một nhóm 14 type HPV nguy cơ cao sinh ung thư, còn gọi là kỹ thuật đặc hiệu theo nhóm hoặc định type HPV bằng bệnh phẩm lấy từ âm đạo – CTC hoặc mảnh sinh thiết CTC.

- Kỹ thuật định type từng phần: được FDA Hoa Kỳ khuyến cáo sử dụng trong sàng lọc sơ cấp, định type HPV 16 và 18 đồng thời với định tính nhiễm ít nhất 12 type HPV nguy cơ cao còn lại.

- Kỹ thuật xét nghiệm ARN thông tin của HPV

- Một số xét nghiệm khác như xét nghiệm protein E6 HPV hoặc xét nghiệm tìm protein p16INK4a của tế bào sinh ra trong quá trình tương tác với HPV [3].

Nhiều thử nghiệm với cỡ mẫu lớn gần đây đã chỉ ra rằng xét nghiệm ADN HPV có giá trị chẩn đoán không thấp hơn tế bào CTC trong phát hiện

Trang 18

các tổn thương CIN2+ Đồng thời với tế bào học, xét nghiệm HPV đã trở thành xét nghiệm sàng lọc sơ cấp dành cho phụ nữ độ tuổi 30 trở lên và đang trên đường trở thành một xét nghiệm sàng lọc độc lập cho các phụ nữ từ 25 tuổi trở lên Sự xuất hiện của các loại test HPV đơn giản hơn và có chi phí chấp nhận được như careHPV (Qiagen, Hoa Kỳ) trong tương lai gần, phối hợp với phương pháp soi CTC hoặc quan sát CTC với acid acetic sẽ cho phép triển khai các chiến lược tiếp cận mới với độ che phủ cao hơn và đạt được mục đích phát hiện – chẩn đoán – điều trị một cách hữu hiệu hơn [7].

Quan sát cổ tử cung bằng mắt thường với dung dịch acid acetic

Phương pháp quan sát CTC bằng mắt thường với dung dịch acid acetic

(Visual Inspection of the cervix with acetic Acid wash - VIA) là phương pháp

thăm khám phần ngoài CTC, vùng chuyển tiếp và lỗ ngoài CTC bằng mắt thường sau khi bôi acid acetic 3 - 5% trong 1 phút Biểu mô lát bình thường có màu hồng, biểu mô trụ có màu đỏ Màu sắc này do mạng lưới các mao mạch nằm ở mô liên kết bên dưới tạo thành Mô bất thường, đặc biệt là các tổn thương nội biểu mô vảy (SIL) sẽ chuyển sang màu trắng sau khi bôi acid

acetic, được gọi là phản ứng trắng với acid acetic Đây là hiện tượng đổi

màu trắng của biểu mô CTC khi tương tác với dung dịch acid acetic 3 - 5% Phản ứng này được tạo thành do hiện tượng đông vón protein tế bào và cho màu trắng Các tế bào và mô bị nhiễm HPV hoạt động mạnh hơn, chứa nhiều protein hơn và tạo ra màu trắng mạnh hơn so với mô xung quanh Nếu xác định rõ khu vực màu trắng do acid acetic được nhìn thấy ở gần khu vực niêm mạc vùng chuyển tiếp, kết quả kiểm tra cần được khảo sát kỹ hơn VIA có thể thay thế cho kỹ thuật tế bào học hoặc có thể được sử dụng cùng với tế bào học hoặc xét nghiệm DNA HPV [3].

Các đối tượng sàng lọc của phương pháp VIA

+ Ưu tiên phụ nữ độ tuổi 30 - 50 và đã quan hệ tình dục Khi nguồn lực

Trang 19

đầy đủ có thể mở rộng cho tất cả ph ụ nữ từ 21 - 65 tuổi.

+ Có thể thực hiện sàng lọc vào bất kỳ thời điểm nào trong chu kỳ kinh, tuy vậy khi đang hành kinh và máu kinh nhiều có thể cản trở việc quan sát.

+ QHTD gần thời điểm khám không ảnh hưởng đến VIA.

Kết quả của các nghiên cứu cho thấy VIA có độ nhạy cao và kết quả

tương đối thống nhất giữa các nghiên cứu [24], [30], [40] Mặt khác VIA được

nghiên cứu và đề xuất như là phương pháp bổ sung/thay thế cho xét nghiệm tế bào học ở những cơ sở y tế không làm được xét nghiệm tế bào học Đây là một xét nghiệm tương đối rẻ tiền, dễ thực hiện, có thể tiến hành ở trong cộng đồng với cơ sở trang bị rất đơn giản, nên phù hợp trong sàng lọc và phòng chống UTCTC tại tất cả các tuyến y tế, đặc biệt đối với tuyến y tế cơ sở.

Tuy nhiên phương pháp này cũng còn nhiều hạn chế VIA có độ đặc hiệu thấp hơn tế bào học (tỷ lệ dương tính giả cao) và xu hướng phát hiện tổn thương ở cổ ngoài CTC nhiều hơn Nếu chỉ dựa vào VIA đôi khi dẫn đến khả năng chẩn đoán và điều trị quá mức cho người có kết quả xét nghiệm (+), gây lo lắng cho bệnh nhân Yêu cầu khám phụ khoa trước khi thực hiện VIA và VIA không thể lưu kết quả để kiểm tra lại Việc đánh giá kết quả của VIA có nhiều chủ quan và hoàn toàn phụ thuộc vào trình độ chuyên môn của người đọc, kết quả có thể khác nhau khi khám ở các bác sĩ hoặc các ngày khác nhau Vì vậy yêu cầu phải đào tạo nhân viên y tế và giám sát liên tục Ngoài ra, VIA không thích hợp với phụ nữ mãn kinh do vùng chuyển tiếp ở đối tượng này đã lên cao trong ống CTC [9].

Quan sát cổ tử cung sử dụng dung dịch Lugol (VILI)

VILI là phương pháp quan sát CTC bằng mắt thường với lugol’s iodine, dựa trên nguyên lý bắt màu của glycogen có trong biểu mô vảy nguyên thủy và biểu mô dị sản vảy trưởng thành của CTC khi tiếp xúc với

Trang 20

dung dịch lugol chứa iodine Các biểu mô dị sản vảy mới hình thành, mô viêm, mô tiền ung thư và UTCTC không chứa hoặc chỉ chứa rất ít glycogen, do đó không bắt màu dung dịch lugol hoặc bắt mầu không đáng kể, chỉ có màu vàng nhạt của dung dịch lugol nằm trên biểu mô Có thể thực hiện VILI riêng hoặc phối hợp ngay sau khi đã làm test VIA Theo khuyến cáo của các Tổ chức quốc tế, VILI có độ đặc hiệu cao nhưng độ nhạy thấp trong phát hiện tổn thương, vì vậy nên hạn chế sử dụng khi chưa được huấn luyện đầy đủ [3].

Sàng lọc bằng phương pháp VILI chỉ định cho tất cả các đối tượng thỏa mãn điều kiện: phụ nữ trong độ tuổi đã QHTD và có thể quan sát được toàn bộ vùng chuyển tiếp.

Theo khuyến cáo của các tổ chức trên thế giới, nên khởi đầu các chương trình sàng lọc hệ thống bằng cách phối hợp nhiều phương pháp sàng lọc khác nhau tùy theo địa dư, hạ tầng y tế và nguồn nhân lực, không nên dựa đơn thuần vào xét nghiệm tế bào CTC do có độ nhạy không cao cũng như đòi hỏi các yêu cầu khá cao để đảm bảo chất lượng và độ che phủ Mặt khác, thiết lập chương trình sàng lọc mà không đi kèm với các biện pháp điều trị hiệu quả và sẵn có sẽ tác động rất ít đến việc làm giảm tỷ lệ bệnh tật và tử vong do UTCTC Do đó cần có hệ thống chuyển tuyến đến cơ sở y tế tuyến cao và hệ thống thông tin hai chiều tốt để theo dõi chặt chẽ bệnh nhân Có thể xem xét áp dụng cách tiếp cận sàng lọc bằng VIA và điều trị với áp lạnh ngay sau đó hoặc trì hoãn ngắn Nếu sử dụng cách tiếp cận này, cần có hệ thống chuyển tuyến đến cơ sở có soi CTC, có dịch vụ LEEP hoặc khoét chóp CTC để điều trị các trường hợp không đủ điều kiện áp lạnh [4].

1.2 Thực trạng nghiên cứu về kiến thức, thái độ, thực hành của phụ nữvề dự phòng và sàng lọc ung thư cổ tử cung trên thế giới và Việt Nam

1.2.1 Trên thế giới

Tổng số 360 người đã tham gia cho một nghiên cứu tại Nepal, tuổi

Trang 21

trung bình là 30,13 ± 10,4 năm Hơn 87% người tham gia có kiến thức không đầy đủ, nhưng khoảng 72% có thái độ tốt đối với sàng lọc UTCTC Có một phần đáng kể của nữ (86,4%) chưa từng làm xét nghiệm tầm soát UTCTC [49].

Nghiên cứu của Geremew, A B phỏng vấn trên 1137 phụ nữ tại Ethyopia bằng bộ câu hỏi tự xây d ựng gồm các đặc điểm nhân khẩu xã hội, yếu tố nguy cơ UTCTC và sức khỏe sinh sản, sử dụng dịch vụ, đánh giá kiến thức và thái độ Các câu hỏi về thái độ được đo lường bằng thang đo likert năm cấp độ Kết quả cho thấy chỉ có 30,3% có kiến thức về UTCTC, và 58,1% có thái độ tích cực với sàng lọc UTCTC [26].

Kết quả nghiên cứu của Alicea M Mingo và cộng sự [35] tại Botswana cho thấy khoảng một nửa (54%) số người được hỏi cho biết họ không biết những gì gây UTCTC, và hầu như không có trường hợp nào cho rằng căn bệnh này là do HPV, 72% số phụ nữ cho biết đã từng làm xét nghiệm Pap Sàng lọc UTCTC phổ biến hơn ở những phụ nữ lớn tuổi hơn, có thu nhập cao hơn hoặc đã nghe nói về UTCTC Hầu hết tất cả những người tham gia đều báo cáo mong muốn được làm phết tế bào CTC Các lý do bao gồm để xác định sức khỏe CTC (56%), để cải thiện sức khỏe tổng thể (33%) và để có được điều trị sớm (34%).

Nghiên cứu của Gatumo, M và các cộng sự [25] tiến hành trên 451 phụ nữ từ 18 tuổi trở lên tại Kenya Bộ câu hỏi gồm 8 câu hỏi đóng đánh giá kiến thức về yếu tố nguy cơ và 16 câu hỏi đóng đánh giá thái độ liên quan đến UTCTC, kết quả cho thấy 80% số người tham gia đã biết về UTCTC, 25,6% trong số họ trước đây khám sàng lọc CTC và 44,4% có kiến thức trên mức trung bình về các yếu tố nguy cơ của CTC Kiến thức về các yếu tố nguy cơ UTCTC có liên quan đáng kể với tình trạng việc làm (AOR = 1,6; 95% CI: 1,0 – 2,6, p < 0,001).

Trang 22

Ruddies F và cộng sự [44] tiến hành nghiên cứu trên 354 phụ nữ 30 -49 tuổi cho kết quả 36% có nhận thức về UTCTC, chỉ 4,7% biết các triệu chứng của bệnh Không ai trong số họ coi HPV là một yếu tố nguy cơ, 61% cho rằng đó là căn bệnh chết người, 60,7% cho biết UTCTC có thể điều trị được Chỉ có 2,3% phụ nữ trước đ ây đã được sàng lọc, 48,1% có nguồn tin liên quan đến UTCTC, trong đó 66,5% biết được từ điều dưỡng.

Một nghiên cứu đánh giá về kiến thức, thái độ, thực hành về sàng lọc UTCTC ở những phụ nữ 15 - 49 tuổi tại thị trấn Adigrat, phía Bắc Ethiopia năm 2019, một bảng câu hỏi có cấu trúc và được kiểm tra trước đã được sử dụng để thu thập dữ liệu, kết quả cho thấy có 46,4%, 53,3%, 38,1% đối tượng tham gia có kiến thức, thái độ tích cực, và sàng lọc UTCTC Hơn một nửa người tham gia nghiên cứu đã từng nghe về ung thư và sàng lọc CTC (79,6%, 70,6%) Các yếu tố nguy cơ gây UTCTC mà họ cho gồm: có nhiều bạn tình (37,3%), mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục (38,7%), kết hôn sớm (31,9%), sử dụng thuốc tránh thai kéo dài (19,3%) và QHTD sớm (15,8%) [52].

Một nghiên cứu cắt ngang tại Ả Rập Xê Út năm 2022 trên những phụ nữ từ 18 tuổi trở lên Kết quả cho thấy điểm nhận thức trung bình liên quan đến UTCTC là 8 trên 20 điểm Điểm trung bình nhận thức cao hơn đáng kể trong số những người thực hiện xét nghiệm tế bào học CTC trước đây so với những người không thực hiện xét nghiệm này (tương ứng là 10,1 ± 2,31 so với 8,29 ± 3,08, p < 0,001) và những người đã tiêm vaccine HPV cao hơn so với những người không tiêm vaccine HPV (lần lượt là 12,1 ± 2,81 so với 7,99

± 2,72, p < 0,001) [55].

Nghiên cứu của Narayana G và cộng sự [37] thực hiện trên 403 phụ nữ tại Nam Ấn Độ cho thấy hầu hết (74,6%) người được hỏi đã từng nghe nói về UTCTC và phần lớn nghe được từ truyền thông (41,6%) và bạn bè (20,5%) Đa số phụ nữ biết triệu chứng (64,2%), yếu tố nguy cơ (62,7%), biện pháp

Trang 23

sàng lọc (76,9%), biện pháp dự phòng UTCTC (61,7%) Hơn một nửa số phụ nữ (62,5%) có thái độ tích cực đối với sàng lọc Tuy nhiên có tới 86,6% không thực hành sàng lọc UTCTC.

1.2.2 Tại Việt Nam

Nghiên cứu của Vũ Nhật Anh [1] cho thấy đối tượng có kiến thức về virus HPV khá cao, có 98,6% đối tượng có kiến thức đạt về vaccine ngừa HPV Đa số nguồn thông tin về virus HPV được biết đến từ internet (98,1%) Tỷ lệ đối tượng có thái độ tích cực về vaccine phòng HPV là 62,9% Có 49% đối tượng đã tiêm phòng vaccine phòng bệnh UTCTC, 37,9% đối tượng đã tiêm đủ 3 mũi.

Một nghiên cứu về kiến thức, thái độ, thực hành về UTCTC và dự định phòng ngừa của sinh viên điều dưỡng năm thứ nhất cho thấy điểm trung bình kiến thức của đối tượng nghiên cứu (ĐTNC) về UTCTC là 10,9 ± 2,9, tỷ lệ đối tượng ở mức độ đạt chiếm 56,1% Điểm trung bình thái độ của ĐTNC về UTCTC và sàng lọc là 30,8 ± 4.3 [11].

Vũ Thị Minh Thi [15] nghiên cứu ở những phụ nữ xã Đồng Quế, huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc cho kết quả trước khi can thiệp giáo dục sức khỏe điểm trung bình kiến thức chung về dự phòng UTCTC là 10,6 ± 5,6, tỷ lệ phụ nữ có kiến thức đạt là 27,5% Điểm trung bình về thái độ dự phòng UTCTC là 44 ± 5,6, tỷ lệ phụ nữ có thái độ đạt là 36,5% Có mối liên quan giữa nghề nghiệp và trình độ học vấn với kiến thức và thái độ phòng UTCTC (p < 0,05).

Nghiên cứu của Nguyễn Thị Hồng Hạnh [6] sử dụng bộ câu hỏi được thiết kế dựa vào tham khảo các tài liệu về bệnh UTCTC, kế hoạch hành động quốc gia dự phòng và kiểm soát UTCTC giai đoạn 2016-2025, đồng thời tham khảo bộ câu hỏi của các nghiên cứu về dự phòng UTCTC trước đây của một số tác giả Kết quả cho thấy kiến thức của phụ nữ về dự phòng UTCTC còn thấp, tỷ lệ kiến thức chung đạt chỉ chiếm 36,3%, trong đó tỷ lệ phụ nữ

Trang 24

không biết nguyên nhân gây bệnh là do nhiễm virus HPV là thấp nhất (78,5%) Ngoài ra đa số phụ nữ có kiến thức biết UTCTC là loại ung thư phổ biến ở phụ nữ chiếm 67,0% và nếu được phát hiện sớm có thể điều trị khỏi hoàn toàn là 60,7% Tỷ lệ phụ nữ biết UTCTC có thể dự phòng được chiếm tỷ lệ cao 70,5%, tuy nhiên tỷ lệ biết lợi ích khám sàng lọc còn thấp (27,0%), biết độ tuổi đi khám sàng lọc và tiêm phòng vaccine chỉ có 45,3% và 30,5%, biết đối tượng khuyến cáo tiêm phòng vaccine HPV là 30,5% Tỷ lệ phụ nữ có thái độ tích cực đối với dự phòng UTCTC chiếm 66,7% Đại đa số ĐTNC cho rằng UTCTC là một bệnh nghiêm trọng chiếm 99,4%, khám phụ khoa định kỳ là cần thiết chiếm 98,2%, chỉ có về quan điểm cho rằng quan hệ tình dục an toàn góp phần ngăn ngừa UTCTC còn thấp (74,4%) Số phụ nữ thực hành dự phòng UTCTC đúng chiếm tỷ lệ thấp chỉ có 20,2% Tỷ lệ phụ nữ đã từng đi khám phụ khoa chiếm tỷ lệ cao 63,5%, tuy nhiên có 85,5% phụ nữ là chưa tiêm phòng vaccine Tỷ lệ chưa đi khám sàng lọc UTCTC chiếm 62,3%.

Lâm Đức Tâm [12] thực hiện nghiên cứu trên đối tượng là các bà mẹ có con gái trong độ tuổi 1 – 26 tuổi tại Cần Thơ cho thấy tỷ lệ kiến thức đúng về UTCTC, HPV và vaccine là 4,4% Chỉ có 8% các bà mẹ có kiến thức đúng về HPV, chỉ có 3,2% có kiến thức đúng về vaccine Có 69,8% phụ nữ quan tâm về thông tin vaccine và 98,5% các bà mẹ đều cho rằng họ cần thêm thông tin về vaccine, hầu hết các bà mẹ nhận thấy chủng ngừa là cần thiết (90,2%), 72,4% các bà mẹ đồng ý chủng ngừa, qua đó thái độ tích cực của các bà mẹ trong việc phòng UTCTC, tỷ lệ bà mẹ có thái độ đúng là 89,5% Có 70,2% các bà mẹ đã tìm hiểu, theo dõi thông tin về vaccine Tuy nhiên, chỉ 25,4% bà mẹ cho con gái tiêm ngừa Tỷ lệ bà mẹ có thực hành đúng là 12,2%.

Việt Nam là 1 trong 4 quốc gia (cùng với Ấn Độ, Peru và Uganda) tham gia vào chương trình toàn cầu và toàn diện về UTCTC, giảm UTCTC qua tiêm vaccine, sàng lọc và điều trị UTCTC Chương trình này do quỹ Bill

Trang 25

& Melinda Gates Foundation tài trợ, được PATH triển khai cùng với các đối tác khác như Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương và Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em, Bộ Y tế Vaccine Gardasil® được triển khai bởi Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương và Chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia theo hai chiến lược: tiêm chủng tại trường học cho học sinh lớp 6 (có theo dõi tại cộng đồng) và tiêm chủng tại trạm y tế cho trẻ em gái tuổi 11 ở khu vực thành thị, nông thôn và miền núi từ năm 2008 đến 2010 Tổng số có trên 6.400 trẻ em gái đã nhận được ít nhất 1 liều vaccine HPV [4].

Hiện nay nước ta đã triển khai tiêm vaccine dự phòng UTCTC, tuy nhiên theo một nghiên cứu cho thấy tỷ lệ sử dụng vaccine HPV ở những người trẻ Việt Nam (5,7%) thấp hơn đáng kể so với các đối tác Hoa Kỳ (42%) [33] Lý do cho hiện tượng này bao gồm chi phí cao, thiếu kiến thức về vaccine HPV, thái độ tiêu cực đối với vaccine HPV [41], và sợ tác dụng phụ [43] Một nghiên cứu tiến hành trên sinh viên Dược năm thứ 5 cho thấy có 82,2% sinh viên biết tiêm vaccine là hiệu quả nhất phòng ngừa HPV nhưng chỉ có 33,3% sinh viên đã thực hiện tiêm ngừa Việc tiếp cận các thông tin về vaccine thông qua mạng xã hội và các trang thông tin công cộng chiếm 58,9% Tuy nhiên, đa số thông tin từ các trang mạng là chưa được qua sàng lọc, kiểm duyệt và quản lí chưa chặt chẽ nên ảnh hưởng không nhỏ đến kiến thức của sinh viên Thông tin tư vấn về vaccine từ bác sĩ chỉ chiếm 25,8% và nhà trường cung cấp chỉ chiếm 23,7% Có 19,9% biết được thông qua các quảng cáo về vaccine, từ đó nhận thấy rằng việc quảng cáo còn rải rác và chưa được đầu tư kĩ lưỡng về truyền thông để mọi người nhận biết [10].

Nghiên cứu của Trần Xuân Bách [51] năm 2016 cho thấy trong khi đa số tin rằng vaccine HPV là an toàn (92,8%) và hiệu quả (90,8%), và mong muốn được tiêm vaccine (71,1%), nhưng chỉ có 31,8% người tiêm vaccine Số phụ nữ tiêm phòng vaccine được nhiều hơn khi được tư vấn và nghe nói về vaccine HPV từ đội ngũ y bác sĩ.

Trang 26

1.3 Một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ, thực hành dựphòng và sàng lọc ung thư cổ tử cung

Theo số liệu ước tính cho nă m 2020, UTCTC đứng thứ 8 trong những nguyên nhân hàng đầu gây ung thư ở phụ nữ tại Việt Nam, nhưng đó cũng chính là ung thư phổ biến thứ 5 ở phụ nữ trong độ tuổi từ 15 đến 44 tuổi ở nước ta [24] Nguyễn Văn Thành và cộng sự tiến hành nghiên cứu trên các khách hàng nữ đến phòng tiêm chủng Đại học Y Hà Nội cho thấy những phụ nữ dưới 26 tuổi có kiến thức về vaccine phòng UTCTC cao hơn so với nhóm phụ nữ ≥ 26 tuổi [14] Nghiên cứu của Sothy Touch and Jin-Kyoung Oh tại Campuchia cho thấy những phụ nữ trong độ tuổi trẻ 20 - 29 tuổi có khả năng sẽ tiêm phòng vaccine HPV để dự phòng UTCTC cao hơn so với nhóm phụ nữ trong độ tuổi 60 - 69 (AOR = 76,7; 95% CI: 19,2 - 306,5) [50] Tuy nhiên nghiên cứu của Shrestha S lại cho thấy rằng những phụ nữ càng lớn tuổi lại càng có điểm trung bình về kiến thức, thái độ, thực hành về sàng lọc UTCTCT càng cao [46].

Dân tộc

Nghiên cứu của Nguyễn Thị Hồng Hạnh [6] chỉ ra rằng những phụ nữ dân tộc Kinh có kiến thức về dự phòng UTCTC tốt hơn 2,24 lần so với những phụ nữ thuộc dân tộc khác Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p = 0,016).

Trình độ học vấn

Một số nghiên cứu đã tìm ra mối liên quan giữa trình độ học vấn và kiến thức, thái độ, thực hành về dự phòng và sàng lọc UTCTC [16] Nghiên cứu của Tsegay, A năm 2021 [52] chỉ ra rằng những người có bằng cử nhân trở lên, có kiến thức tốt, thái độ tích cực với sàng lọc UTCTC, từ đó có nhiều khả năng tham gia sàng lọc UTCTC cao hơn so với những người có trình độ học vấn thấp hơn Nguyễn Thị Hồng Hạnh [6] cũng cho kết quả tương tự, tỷ

Trang 27

lệ phụ nữ tham gia nghiên cứu có trình độ từ THPT trở lên có điểm kiến thức đạt chiếm 45,5%, trong khi đó trình độ THCS trở xuống chỉ là 14,9% Phụ nữ có trình độ càng cao kiến thức càng tốt hơn những phụ nữ có trình độ thấp hơn (OR = 0,21; 95% CI: 0,12 - 0,36), sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).

Nghề nghiệp

Nghề nghiệp của người phụ nữ tạo cho họ những cơ hội được tiếp cận những thông tin về dự phòng và sàng lọc UTCTC khác nhau Nghiên cứu của Narayana G [37] cho thấy những phụ nữ là nông dân có tỷ lệ kiến thức đạt, thái độ tích cực và thực hành sàng lọc UTCTCT thấp hơn so với những phụ nữ có ngành nghề khác (p < 0,05) Nghiên cứu của Gatumo, M và các cộng sự [25] tiến hành trên 451 phụ nữ từ 18 tuổi trở lên tại Kenya cho thấy kiến thức về các yếu tố nguy cơ UTCTC có liên quan đáng kể với tình trạng việc làm (AOR = 1,6; 95% CI: 1,0–2,6, p < 0,001) Vũ Thị Minh Thi [15] cho kết quả điểm trung bình kiến thức chung về dự phòng UTCTC của phụ nữ làm ruộng là thấp nhất (9,6 ± 5,0), cao nhất là nhóm phụ nữ là viên chức, công chức (14,9 ± 7,4) Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).

Tình trạng hôn nhân

Catherine Ali-Risasi và cộng sự [19] tiến hành nghiên cứu tại Cộng hòa Dân chủ Congo (2014) cho thấy phụ nữ độc thân có kiến thức ít hơn phụ nữ đã lập gia đình (OR = 0,60; 95% CI: 0,42 - 0,87), về việc thực hành tham gia sàng lọc UTCTC, phụ nữ độc thân tham gia sàng lọc ít hơn so với những phụ nữ đã kết hôn (OR = 0,31; 95% CI: 0,21 - 0,46) Theo nghiên cứu ở Thổ Nhĩ Kỳ với 387 phụ nữ năm 2009 - 2010 cho thấy phụ nữ có kiến thức và hành vi sức khỏe kém thì không quan tâm đến việc tầm soát UTCTC, phụ nữ đã ly hôn thì không biết đến biện pháp sàng lọc Pap so với nhóm khác (p = 0,05) [42].

Trang 28

Nơi sống

Mỗi địa phương sẽ có sự truyền thông giáo dục sức khỏe khác nhau nên phụ nữ sẽ được tiếp cận những thông tin về UTCTC cũng có thể khác nhau Một nghiên cứu thực hiện tại 6 tỉnh của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên cho thấy tỷ lệ phụ nữ nông thôn nghe nói về xét nghiệm tế bào CTC cao hơn đáng kể so với thành thị (p < 0,01), mặc dù mức độ nhận thức nói chung còn thấp [39] Một nghiên cứu tại Ấn Độ trên 277 nhân viên y tế cộng đồng cũng chỉ ra những người ở thành thị có tỷ lệ kiến thức tốt về sàng lọc UTCTC cao gấp 8,04 lần những người ở nông thôn (p = 0,005) [34] Một nghiên cứu tại Uganda chỉ ra rằng sống ở vùng ven đô (AOR = 1,62, 95% CI: 1,15 – 2,28), nội thành (AOR = 3,64; 95% CI: 2,14 – 6,19), có liên quan đến mức độ hiểu biết về phòng chống UTCTC [36].

Thu nhập

Nghiên cứu của Supriti Ghosh và cộng sự [28] tìm thấy mối liên quan giữa kiến thức về UTCTC và sàng lọc với tình trạng kinh tế xã hội, những người có thu nhập thấp có tỷ lệ kiến thức tốt thấp hơn so với những người có thu nhập cao (p < 0,05) Kết quả này cũng tương tự với nghiên cứu của Mukama, T [36], những người có thu nhập hàng tháng cao hơn (AOR = 0,50, KTC 95%: 0,37 – 0,68) có tỷ lệ kiến thức về phòng chống UTCTC tốt hơn.

Tiền sử gia đình mắc UTCTC

Nghiên cứu của Nguyễn Thị Hồng Hạnh [6] chỉ ra tỷ lệ phụ nữ có gia đình, họ hàng, người thân mắc UTCTC có kiến thức đạt chiếm 81,5% và không có người bị mắc UTCTC là 33,0 % Có sự khác biệt giữa nhóm ĐTNC có người thân mắc và không mắc UTCTC (OR = 8,94; 95% CI: 3,3 - 24,18) và sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) Nghiên cứu của Thapa, N [49] cũng cho thấy những người có tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư có nhiều khả năng tham gia sàng lọc UTCTC (p < 0,001).

Trang 29

Kiến thức và thái độ

Kết quả nghiên cứu của Narayana [37] cho thấy đặc điểm xã hội học liên quan chặt chẽ với mức độ kiến thức, thái độ và hành vi Mặc dù phụ nữ đang có kiến thức tốt, thái độ tích cực đối với sàng lọc và phòng ngừa UTCTC vẫn còn một khoảng cách để biến nó thành thực tiễn.

Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Hồng Hạnh [6] cũng cho thấy có mối liên quan giữa phụ nữ có kiến thức đạt và chưa đạt với thái độ dự phòng UTCTC (OR = 4,02; 95% CI: 2,42 - 6,70), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) Kết quả này cũng tương đồng với nghiên cứu của Aweke (2017) [20] cho thấy điểm kiến thức kém có liên quan đến thái độ kém (OR: 56,51, 95% CI: 23,76 - 134,37, p < 0,001) Theo nghiên cứu của Lê Thị Bích Ngọc (2019) [11] cho thấy mối tương quan giữa kiến thức và thái độ của ĐTNC có mối tương quan thuận tương đối cao với r = 0,502 (p < 0,001).

Nghiên cứu của Nguyễn Thị Hồng Hạnh [6] cũng chỉ ra có mối liên quan giữa kiến thức, thái độ với thực hành dự phòng UTCTC, tỷ lệ ĐTNC có kiến thức đạt có thực hành dự phòng đúng cao hơn gấp 7,26 lần ĐTNC có kiến thức chưa đạt, tỷ lệ ĐTNC có thái độ tích cực có thực hành dự phòng đúng chiếm 25,1% cao hơn 2,85 lần những người thái độ chưa tích cực Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).

Nguồn thông tin

Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Hồng Hạnh [6], các nguồn thông tin về UTCTC từ sách báo, bạn bè, cán bộ y tế mà đối tượng tiếp nhận đều có mối liên quan đến kiến thức, thái độ, thực hành dự phòng UTCTC (p < 0,05) Kết quả nghiên cứu của Chan [23] cho thấy một số yếu tố ảnh hưởng đến hành vi khám sàng lọc UTCTC của phụ nữ dân tộc thiểu số bao gồm khuyến cáo của bác sĩ, chất lượng dịch vụ y tế.

Trang 30

Có thể thấy có rất nhiều yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ, thực hành dự phòng và sàng lọc UTCTC đã được nghiên cứu trước đây Trong giới hạn nghiên cứu của chúng tôi sẽ tập trung nghiên cứu về một số yếu tố sau: tuổi, dân tộc, nơi sống, nghề nghiệp, trình độ học vấn, tình trạng hôn nhân, thu nhập, tiền sử gia đình có người bị UTCT Ngoài ra chúng tôi cũng tìm hiểu xem giữa kiến thức, thái độ với thực hành dự phòng và sàng lọc UTCTC của phụ nữ có mối liên quan như thế nào trong nghiên cứu.

1.4 Khung lý thuyết

Học thuyết áp dụng trong nghiên cứu: Mô hình niềm tin sức khỏe (HBM) [22].

1.4.1 Sự ra đời lý thuyết mô hình niềm tin sức khỏe (HBM)

Vào năm 1950 các nhà nghiên cứu sức khỏe cộng đồng tại Mỹ bắt đầu phát triển lý thuyết mô hình tâm lý học (Hochbaum, 1958 và Rosenstock, 1966, 1974) Tác giả Lewin’s (1951) đã đề cập đến mối quan hệ giữa niềm tin sức khỏe và hành vi Năm 1974, Rosenstock được cho là người đầu tiên đưa ra mô hình lý thuyết HBM (Health Belief Model) Mô hình đã được bổ sung sửa đổi cuối năm 1988 để kết hợp các bằng chứng mới xuất hiện trong các lĩnh vực tâm lý học về vai trò của tự hiệu quả trong việc ra quyết định và hành vi.

1.4.2 Khái niệm mô hình niềm tin sức khỏe (HBM)

Là một tâm lý thay đổi hành vi sức khỏe, mô hình phát triển để giải thích và dự đoán hành vi sức khoẻ HBM mạnh trên yếu tố nhận thức ảnh hưởng lên hành vi con người trong lĩnh vực sức khỏe Mô hình niềm tin sức khỏe cho thấy niềm tin của người dân về vấn đề sức khỏe, nhận thức lợi ích của hành động và các rào cản hành động, và giải thích sự tự hiệu quả (hoặc thiếu sự tham gia) trong hành vi lợi cho sức khỏe.

Trang 31

1.4.3 Nội dung mô hình niềm tin sức khỏe

Mô hình niềm tin sức khỏe nói về cảm nhận của cá nhân về những nguy cơ bệnh tật gây ra, những lợi ích của việc né tránh những nguy cơ và những yếu tố ảnh hưởng đến sự quyết định hành động Với 6 khái niệm: nhận thức sự nhạy cảm, nhận thức độ nghiêm trọng, nhận thức về lợi ích, nhận thức về sự rào cản, tín hiệu hành động, tính tự chủ.

- Nhận thức được mức độ nghiêm trọng

Mức độ nhận thức đề cập đến đánh giá chủ quan của mức độ nghiêm trọng của vấn đề sức khỏe và những hậu quả tiềm năng của nó Các mô hình niềm tin sức khỏe đề xuất rằng các cá nhân nhận thức được một vấn đề sức khỏe cho là nghiêm trọng có nhiều khả năng tham gia vào các hành vi để ngăn chặn các vấn đề sức khỏe xảy ra (hoặc giảm mức độ nghiêm trọng của nó).

- Nhận thức được tính nhạy cảm

Tính nhạy cảm cảm nhận dùng để đánh giá chủ quan của nguy cơ phát triển một vấn đề sức khỏe Các mô hình niềm tin sức khỏe dự đoán rằng các cá nhân cảm thấy rằng họ dễ bị nhiễm một vấn đề sức khỏe cụ thể, họ sẽ tham gia vào các hành vi để giảm bớt rủi ro phát triển các vấn đề sức khỏe.

- Nhận thức lợi ích:

Nhận thức lợi ích đề cập đến đánh giá của một cá nhân về giá trị hoặc hiệu quả của việc tham gia vào một hành vi tăng cường sức khỏe để giảm nguy cơ mắc bệnh, rủi ro Nếu một cá nhân tin rằng một hành động cụ thể sẽ làm giảm tính nhạy cảm đối với vấn đề sức khỏe hoặc giảm mức độ nghiêm trọng, thì người đó có khả năng tham gia vào hành vi đó bất kể sự thật khách quan liên quan đến hiệu quả của hành động.

Trang 32

- Rào cản nhận thức:

Đề cập đến nhận thức của một cá nhân về những trở ngại, bất lợi đối với việc thay đổi hành vi Khi một cá nhân nhận thấy tình trạng sức khỏe bị đe dọa (hoặc cảm nhận cá nhân về những nguy cơ của bệnh tật gây ra) và tin rằng một hành động cụ thể sẽ làm giảm mối đe dọa một cách hiệu quả Các rào cản là là những yếu tố ảnh hưởng đến hành động có lợi hoặc là ngăn chặn hành vi thúc đẩy sức khỏe Rào cản bao gồm sự: bất tiện, chi phí, sự khó chịu liên quan đến

Dựa vào mô hình niềm tin sức khỏe cho thấy đối tượng phụ nữ nhận thức được sự nghiêm trọng của bệnh UTCTC Nhận thức được lợi ích của việc thực hiện các biện pháp dự phòng và sàng lọc UTCTC Khi phụ nữ cảm nhận được các yếu tố nguy cơ của bệnh UTCTC, thì họ chủ động thực hiện các biện pháp dự phòng và sàng lọc Trong quá trình thực hiện họ cũng sẽ gặp phải các yếu tố rào cản: không có thời gian, chi phí cao, sợ bị đau Những tác động bên ngoài giúp phụ nữ có thể thay đổi hành vi của họ là kiến thức về bệnh UTCTC, kiến thức tốt và thái độ tích cực về các biện pháp dự phòng và sàng lọc UTCTC, từ đó giúp họ chủ động đi khám và sàng lọc bệnh sớm hơn.

Trang 33

Các yếu tố sửa đổiNiềm tin cá nhân

Trang 35

1.5 Đôi nét về Bệnh viện Phụ Sản Thái Bình

Bệnh viện Phụ Sản Thái Bình thành lập năm 2000, trực thuộc Sở Y tế Thái Bình và là bệnh viện chuyên khoa hạng II tuyến tỉnh Hiện nay, bệnh viện đã mở rộng nhiều dịch vụ, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh và trang thiết bị y tế để đáp ứng tốt nhất cho nhu cầu của người dân.

Quy mô bệnh viện gồm 498 giường bệnh điều trị nội trú cùng với đội ngũ y bác sĩ giỏi, được đào tạo bài bản Hiện tại bệnh viện có 5 phòng chức năng và 11 khoa, bộ phận chuyên môn Chức năng và nhiệm vụ của bệnh viện đã và đang thực hiện: tiếp nhận khám, chữa bệnh chuyên khoa phụ sản tuyến tỉnh, thực hiện hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ thuật chuyên khoa cho những cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn tỉnh, thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học ở cấp cơ sở và cấp ngành về sản phụ khoa, đồng thời bệnh viện còn là cơ sở thực hành của Trường Đại học Y Dược Thái Bình, trường Cao đẳng Y tế Thái Bình [17].

Năm 2021, bệnh viện ghi nhận có khoảng 76.000 lượt người bệnh đến khám tại Bệnh viện Phụ Sản Thái Bình Như vậy trung bình mỗi tháng có khoảng trên 6.000 lượt khám cho tất cả các đối tượng: phụ khoa, sản khoa, sơ sinh, vô sinh hiếm muộn…

Trang 36

Chương 2

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Đối tượng nghiên cứu

Phụ nữ đến khám tại Bệnh viện Phụ Sản Thái Bình từ tháng 3/2023 đến tháng 5/2023.

2.1.1 Tiêu chuẩn lựa chọn

+ Những phụ nữ từ 21 – 65 tuổi [3]

+ Có khả năng giao tiếp, đọc và hiểu tiếng Việt + Đồng ý tham gia vào nghiên cứu.

2.1.2 Tiêu chuẩn loại trừ

+ Những phụ nữ đang mắc và điều trị UTCTC + Không đồng ý tham gia nghiên cứu

2.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu

- Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 3/2023 đến tháng 6/2023 - Địa điểm: Bệnh viện Phụ Sản Thái Bình.

2.3 Thiết kế nghiên cứu

Nghiên cứu mô tả cắt ngang.

n: Cỡ mẫu tối thiểu dành cho người nghiên cứu.

Z: hệ số tin cậy (với độ tin cậy 95% và mức ý nghĩa thống kê lấy α = 0,05 thì Z0,975= 1,96).

+ p: là tỷ lệ phụ nữ có kiến thức đạt về dự phòng UTCTC Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Hồng Hạnh [6], tỷ lệ phụ nữ có kiến thức đạt về

Trang 37

dự phòng UTCTC là 36,3% Nên chúng tôi chọn p = 0,363 + d: là sai số chấp nhận được, ước tính d = 0,05.

Thay vào công thức ta có n = 356 Ước lượng tỷ lệ sai số trong quá trình thu thập số liệu là khoảng 10% Vậy cỡ mẫu cần thu thập tối thiểu là 392 phụ nữ Trong nghiên cứu này, chúng tôi tiến hành nghiên cứu trên 400 phụ nữ.

2.5 Phương pháp chọn mẫu

Chọn mẫu thuận tiện, tất cả các đối tượng đến khám tại bệnh viện Phụ Sản Thái Bình thỏa mãn tiêu chuẩn lựa chọn đều được đưa vào nghiên cứu cho đến khi đủ cỡ mẫu.

2.6 Phương pháp thu thập số liệu

Bước 1: Xây dựng, thử nghiệm và hoàn thiện công cụ nghiên cứu

Xây dựng bộ câu hỏi: Bộ câu hỏi do nhóm nghiên cứu xây dựng dựa

vào tài liệu về Hướng dẫn dự phòng và kiểm soát UTCTC của Bộ Y tế [3], kế hoạch hành động quốc gia về dự phòng và kiểm soát UTCTC giai đoạn 2016-2025 [4], đồng thời tham khảo bộ câu hỏi của các nghiên cứu về dự phòng UTCTC trước đây của một số tác giả [6], [15].

Xin ý kiến chuyên gia: Chuyên gia bao gồm 1 Tiến sĩ Y học tại

Trường Đại học Y Dược Thái Bình, đang giảng dạy tại Bộ môn Phụ Sản, 1 chuyên gia là Ths.BSCKII chuyên ngành Sản phụ khoa đang công tác tại Bệnh viện Phụ Sản Thái Bình, 1 chuyên gia là Thạc sĩ Điều dưỡng tại Trường Đại học Y Dược Thái Bình, đang giảng dạy tại Bộ môn Điều dưỡng Sản Nhi.

Bộ công cụ được chuyển đến các chuyên gia để xin ý kiến, ý kiến được các chuyên gia đánh giá và cho ý kiến ngay đối với chủ nhiệm đề tài về một số nội dung sau:

- Trình bày lại ý của một số câu hỏi để ĐTNC dễ hiểu - Sắp xếp lại thứ tự các câu hỏi trong bộ công cụ cho hợp lý.

Trang 38

- Chỉnh sửa một số nội dung của câu hỏi để chính xác hơn.

Sau đó, bộ công cụ được chỉnh sửa phù hợp theo ý kiến của chuyên gia Kết quả, cả 3 chuyên gia đã đồng ý về nội dung được xây dựng trong bộ công cụ nghiên cứu.

Thử nghiệm bộ công cụ: trước khi tiến hành thu thập chính thức, bộ

câu hỏi đã được thử nghiệm và chỉnh sửa thông qua điều tra thử với 30 phụ nữ 21 - 65 tuổi tới khám phụ khoa Sau khi thử nghiệm không có lỗi bất thường đến từ nguồn dữ liệu cũng như bộ công cụ (không xuất hiện lỗi logic, thừa, thiếu thông tin ) nên bộ công cụ không điều chỉnh gì thêm.

Bước 2: Tập huấn (nội dung thu thập số liệu):

Đối tượng tập huấn: là các thành viên nghiên cứu đề tài, gồm nghiên cứu viên và 5 sinh viên điều dưỡng đang thực tập tại khoa khám bệnh Bệnh viện Phụ Sản Thái Bình.

Nội dung tập huấn: thời gian, địa điểm thu thập số liệu của đối tượng nghiên cứu, cách tiếp cận và cách phát bộ câu hỏi cũng như cách hỗ trợ đối tượng nghiên cứu hoàn thành bộ câu hỏi.

Bước 3: Điều tra, giám sát:

Sau khi các ĐTNC hoàn thành thủ tục khám xong, họ sẽ được mời về phòng riêng đã được chuẩn bị trước tại khoa khám bệnh của Bệnh viện Phụ Sản Thái Bình Tại đây, họ được thông báo về mục đích cũng như nội dung của nghiên cứu Nếu đồng ý tham gia vào nghiên cứu, điều tra viên sẽ tiến hành phát bộ câu hỏi cho họ để họ tự điền Trong quá trình trả lời các câu hỏi, nếu ĐTNC gặp khó khăn đều được điều tra viên hỗ trợ Thời gian hoàn thành khoảng 15 - 20 phút.

Bước 4: Thu thập phiếu điều tra: Cuối mỗi buổi điều tra, nhóm

nghiên cứu kiểm tra lại phiếu điều tra về số lượng, chất lượng nội dung câu hỏi, những phiếu nào chưa điền đủ, đúng yêu cầu thì loại bỏ phiếu đó.

Trang 39

2.7 Biến số nghiên cứu (chi tiết tại phụ lục 1)

2.7.1 Nhóm biến số về thông tin chung của đối tượng nghiên cứu

- Tiền sử gia đình có người mắc UTCTC

2.7.2 Nhóm biến số kiến thức về dự phòng và sàng lọc UTCTC

Là kiến thức bao gồm đặc điểm bệnh UTCTC (mức độ trầm trọng của bệnh, nguyên nhân gây ra bệnh, triệu chứng, yếu tố nguy cơ…) và các phương pháp dự phòng và sàng lọc UTCTC (tiêm phòng vaccine, các phương pháp dự

+ UTCTC có thể điều trị khỏi hoàn toàn + Nguyên nhân chính gây ra bệnh UTCTC + Những biểu hiện của bệnh UTCTC + Yếu tố nguy cơ mắc bệnh UTCTC

- Kiến thức về dự phòng và sàng lọc ung thư cổ tử cung

+ UTCTC có thể dự phòng

Trang 40

+ Biện pháp dự phòng UTCTC

+ Nghe/ biết đến vaccine HPV dự phòng UTCTC

+ Đối tượng được khuyến cáo đi tiêm phòng vaccine HPV + Độ tuổi được khuyến khích đi tiêm vaccine phòng UTCTC + Nghe/ biết đến khám sàng l ọc UTCTC

+ Lợi ích của khám sàng lọc UTCTC + Phương pháp sàng lọc UTCTC + Nơi khám sàng lọc

+ Độ tuổi nên đi khám sàng lọc + Tần suất đi khám sàng lọc + Nguồn thông tin về UTCTC

2.7.3 Nhóm biến số thái độ dự phòng và sàng lọc UTCTC

Gồm các biến số liên quan đến ý kiến của ĐTNC về các vấn đề nghiêm trọng của bệnh UTCTC, sự cần thiết khám phụ khoa định kỳ, tiêm vaccine,

- Vaccine HPV là an toàn khi tiêm

- Tiêm vaccine HPV có thể dự phòng được UTCTC

- Tiêm phòng vaccine HPV trước khi quan hệ tình dục lần đầu tiên là cần thiết

- Quan hệ tình dục an toàn góp phần ngăn ngừa UTCTC

- Khám sàng lọc UTCTC là cần thiết để phát hiện sớm và điều trị kịp thời

Ngày đăng: 22/04/2024, 16:27

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan