PHẦN 3: CÁC TRÒ CHƠI THÍ NGHIỆM VUI CHƠI CÙNG CON HỌC CÙNG CON

23 0 0
PHẦN 3: CÁC TRÒ CHƠI THÍ NGHIỆM VUI CHƠI CÙNG CON HỌC CÙNG CON

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Giáo Dục - Đào Tạo - Kinh tế - Thương mại - Quản trị kinh doanh Phần 3: Các trò chơi thí nghiệm vui Chơi cùng con Chơi cùng con Học cùng conHọc cùng con GIỚI THIỆU “100 trò chơi thông minh giúp con phát triển toàn diện” là cuốn sách tổng hợp các trò chơi thú vị và độc đáo dành riêng cho các con và ba mẹ, do Hội đồng Nghiên cứu Khoa học và Sư phạm tại Hệ thống Trường Mầm non Sakura Montessori biên soạn. Với chuỗi trò chơi xoay quanh nhiều lĩnh vực như Khoa học đời sống, Khoa học vật lý…kết hợp các hình thức thơ, câu chuyện, Sakura Montessori hy vọng cuốn sách sẽ mang tới những trải nghiệm hữu ích, tăng tương tác giữa các con và ba mẹ; đồng thời giúp con phát triển nhận thức, phát triển ngôn ngữ, óc sáng tạo và khả năng phán đoán và suy luận. “Phần 3: Các thí nghiệm vui” của cuốn sách sẽ hướng dẫn ba mẹ và các con các thí nghiệm đơn giản, có thể thực hành ngay tại nhà. Hãy biến những ngày nghỉ dịch kéo dài thành “thời gian chất lượng” của cả gia đình, vừa giúp bé thực hành kỹ năng, trau dồi kiến thức, vừa nối dài sợi dây kết nối của cả nhà. Các nội dung khoa học trẻ sẽ nắm được sau chuỗi thí nghiệm trong ebook “100 trò chơi thông minh giúp con phát triển toàn diện” phần 3. Khoa học đời sống: - Sống - không sống - Cây tái sinh - Slime - chất nhờn ma quái - Cơm nguội cũng cần yêu - Úm ba la răng ai trắng tinh - Điện thoại ống bơ - Sức mạnh kì ảo - Nhà vỏ chăn - Mây trong chai Khoa học vật lý: - Chân ải chân ai - Cây cần ánh sáng - Đi tìm ánh sáng - Đèn la va Nguyên liệu: 1 cái giỏ 1 hộp giấy có nắp đục lỗ 1 tấm trải 2 tấm bìa nhỏ trên ghi chữ: Sống - không sống Chuẩn bị: Đi tìm các vật ngoài tự nhiên trong 20-30 phút Mang tất cả về nhà Trải tấm bạt ra bà đặt giỏ vừa thu thập được ra Hướng dẫn chơi: Để hai tấm bìa “sống” và “không sống” ra hai bên Để bé suy nghĩ và phân loại vào hai bên Giải thích cho bé về các vật sống và không sống trên Trái đất Mục tiêu: Giúp trẻ có thể nhận định đâu là vật sống, đâu là vật không sống Độ tuổi phù hợp: 3 - 5 tuổi Thí nghiệm vui 1. Sống - không sống Nguyên liệu: 1 củ khoai lang tươi (hoặc đầu củ cà rốt, củ hành tây…) 1 cốc thuỷ tinh có đường kính to hơn củ khoai 3 que tăm Chuẩn bị: Bước 1. Rửa khoai thật sạch Bước 2. Xiên đều 3 que tăm vào vị trí giữa củ khoai rồi đặt vào cốc nước. (Chú ý là cần đặt khoai sao cho nửa củ ở dưới nước và nửa củ khô ở phía trên) Bước 3. Để cốc đựng những củ khoai này ở vị trí có nắng nhẹ Hướng dẫn chơi: Mẹ và trẻ có thể dùng các loại rau củ quả trong bếp để cho nảy mầm. Trẻ có thẻ dùng kính lúp để quan sát các rễ cây mọc ra trong nước hoặc các mầm cây nảy mầm. Mục tiêu: Giúp trẻ hiểu về sự sống của thực vật, cây có thể hồi sinh từ các củ quả. Độ tuổi phù hợp: 2 - 5 tuổi Thí nghiệm vui 2. Cây tái sinh Thơ, văn bài vè đi kèm (nếu có) Hành trình của khoai lang: Ngày xửa ngày xưa, có một bạn khoai lang ở trong đất. Khoai lang dãi nắng dầm mưa, cho những củ khoai rất mập. Một ngày kia, các bác nông dân mang đào khoai rồi mang ra chợ bán. Khoai lang được mẹ của Minh mua về. Khi thấy mẹ chế biến món ăn, Minh hỏi mẹ: - Mẹ ơi, khi mình ăn hết củ khoai này thì củ khoai không còn nữa ạ. Mẹ bảo: - Tất nhiên rồi con, nếu mình ăn hết cả củ, thì tất nhiên chẳng còn gì nữa rồi. Nhưng con nghĩ xem nếu mình chỉ ăn 23 củ và để 13 củ thì chuyện gì xảy ra nhỉ. Mẹ để 2 mẩu khoai ra bên ngoài. Một mẩu mẹ để vào góc tường. Một mẩu mẹ hướng dẫn Minh cắm xiên các que tre vào củ khoai và cắm vào cốc nước. Mấy ngày sau, củ khoai ở góc tường héo khô, quắt lại. Còn củ khoai trong nước thì nảy những mầm đầu tiên và chỉ 1 tuần sau lên những mầm non xanh. Sự sống đã tiếp diễn như thế đó. Và củ khoai đã lại tái sinh rồi. Hôm sau mẹ và Minh tiếp tục thí nghiệm với các củ cà rốt, củ hành, hạt bơ, thì đều có những kết quả rất thú vị. Các bạn ơi mình cũng thử làm xem kết quả như thế nào nhé Giải thích hiện tượng: Củ khoai hút nước, ẩm sẽ khiến cho củ khoai nhanh mọc mầm. Hướng dẫn trưng bày: Trẻ để các cây trên bàn học, bệ cửa sổ gần chỗ có ánh sáng nhé Tiến hành: 1. Đổ keo vào bát 2. Hòa Keo vào nước theo tỷ lệ: 1 lọ keo và 6 nắp nước (dùng chính nắp lọ keo để làm cốc đong) 3. Ngoáy kỹ trong khoảng 3 phút 4. Tiếp tục nhỏ 15-20 giọt dung dịch rơ lưỡi vào bát 5. Ngoáy thật kỹ cho đến khi dung dịch kết dính và có thể nhấc lên được thì dùng tay nhào trộn. 6. Trẻ cần kiên trì vì quá trình này có thể mất tới 10-15 phút Độ tuổi phù hợp: 4+ Thí nghiệm vui 3. Slime - Chất nhờn ma quái Nguyên liệu: Nước Hồ dánkeo dán giấy Một cái bát (dùng để trộn) Một que khuấy Dung dịch Natri Borax (dung dịch rơ miệng lưỡi trẻ em mua tại các hiệu thuốc) Có thể thêm màu thực phẩmkim tuyến các trăng sao… để bé trộn thêm. Mục tiêu: Giúp trẻ yêu thích khám phá khoa học Trẻ thích thú vì tự tay pha trộn các chất để làm ra món đồ chơi ưa thích Hướng dẫn chơi: Trẻ sáng tạo được rất nhiều với trò chơi này như: nặn hình, chơi các trò chơi cảm quan, tưởng tượng đây là hồ nước, vũng bùn... Thơ, văn…đi kèm: Thế giới muôn màu Bao điều kỳ thú Nước keo và nhũ Bé trộn vào nhau Nhào quấy hồi lâu Ra dung dịch mới Dung dịch rơ lưỡi Nhỏ ít giọt thôi Lại quấy một hồi Tạo slime dẻo Giải thích hiện tượng: Do dung dịch natri borax khi kết hợp với keo và nước sẽ làm đông lại tạo ra độ dẻo mà không dính tay Hướng dẫn bảo quản: Trẻ chơi xong cho vào trong hộp đậy nắp kín tránh bay hơi, khi cần lại mang ra nhào nặn chơi tiếp. Hướng dẫn chơi: Trong một ngày, cứ khi nào rảnh rỗi trẻ và mọi người lại nói chuyện với cốc cơm nguội. Với cốc yêu thương: hãy nói những lời tích cực, thân thương, âm điệu dịu dàng nhẹ nhàng, động viên: bạn đẹp quá, bạn thật đáng Yêu, bạn là món quà tuyệt vời nhất mà tớ có, tớ Yêu bạn rất nhiều… Với cốc đáng ghét: hãy dùng những ngôn từ xấu xí nhất, âm thanh hằn học bực bội nói với cơm nguội Trong đó: đồ xấu xi, đồ tồi tệ, đồ đáng ghét, thật đáng bỏ đi, xấu hổ khi có người bạn như vậy… Với cốc bình thường: Không tác động gì cả Thí nghiệm vui 4. Cơm nguội cũng cần yêu Nguyên liệu: Ba cốc nhựa trongba lọ thủy tinh có thể quan sát được Cơm nguội Giấy, bút viết Mục tiêu: Giúp bố mẹ và trẻ hiểu được sức mạnh của lời nói Lời nói yêu thương dịu dàng có tác dụng nuôi dưỡng tâm hồn trẻ Độ tuổi phù hợp: 4 - 5 tuổi Nguyên liệu: Ba cốc nhựa trongba lọ thủy tinh có thể quan sát được Cơm nguội Giấy, bút viết Tiến hành: 1. Cho cơm nguội vào ba cốclọ, lượng cơm bằng 23 cốc. 2. Để ba cốc cơm nguội ở hai vị trí khác nhau nhưng cùng điều kiện nhiệt độ, ánh sáng, không khí, để nơi thoáng mát. 3. Dán giấy bên ngoài cốc. Một cốc dán chữ "Yêu thương", một cốc dán chữ "Đáng ghét", một cốc dán chữ "bình thường". Trẻ quan sát ghi lại kết quả từng ngày Kết quả: Cốc nghe những lời xấu xí sẽ trở nên đầy nấm mốc , cốc được nghe lời khen ngợi sẽ hạn chế nấm mốc. Thơ văn đi kèm: 1 . Ai cũng cần yêu thương Để trở nên hạnh phúc Miệng xinh nói lời tốt Để vạn vật yêu nhau Cơm nguội cũng biết đau Nên nhẹ lời bạn nhé Kẻo mình thành xấu xí Khi nói lời xấu xa 2. Kể chuyện: Ngày xửa ngày xưa, trong gia đình nọ có ba anh em. Ba anh em tuy cùng cha cùng mẹ mà khác nhau hoàn toàn, không ai giống ai. Người anh cả, anh hai và em út. Người em út vì nhỏ nhất nên được cha mẹ vô cùng cưng chiều, làm gì cũng được bố mẹ hưởng ứng động viên, nói những lời yêu thương. Trái lại, người anh cả thì làm gì cha mẹ cũng thấy khó chịu, cho rằng người anh thật đáng ghét. Người thì anh thứ hai thì bình thường, mọi người không ai động chạm gì đến anh ta. Hàng ngày, bố mẹ luôn nói những lời yêu thương, động viên, khen ngợi với người em, lời nói vô cùng nhẹ nhàng, ấm áp như: “Con ơi con đáng yêu quá”, “con ơi mẹ yêu con rất nhiều”. “Tác phẩm của con đấy ư? Tuyệt quá”, “Ôi mẹ rất tự hào vì con làm được điều này? Tuyệt vời quá con ạ”, “Sau này nhất định con sẽ thành công”. Còn người anh thì bố mẹ luôn trách móc, mắng mỏ, bực dọc, nói toàn những lời xấu xí khó nghe. “Đồ đáng ghét” “Toàn làm người khác bực mình”, “đồ bỏ đi” “xấu xí không ai bằng”... Ngày qua ngày, người em út càng ngày càng trở nên thông minh, giỏi giang, đẹp đẽ, vô cùng đáng yêu và được mọi người yêu quý, làm gì cũng thành công. Còn người anh cả thì co cụm lại, xấu hổ tự ti, làm đâu hỏng đó, mọi người ai cũng thấy ghét. Người anh thứ hai thì bình thường, không có gì nổi trội. Tại sao lại như thế nhỉ? Chúng mình cùng làm thí nghiệm nhé Giải thích hiện tượng: Do trong thí nghiệm có dùng tới nước, nên khi chịu tác động vật lý từ âm thanh, ngôn ngữ, âm nhạc... sẽ làm thay đổi các tinh thể nước. Khoa học đã chứng minh: nước cũng chịu tác động và tạo ra các tinh thể dưới các dạng khác nhau và ảnh hưởng đến vật thể. Nguyên liệu: Vỏ trứng làm sạch phơi khô Bốn cốc Nước lọc, giấm, nước cam, coca...

Trang 1

Phần 3: Các trò chơi thí nghiệm vui

Chơi cùng conHọc cùng con

Trang 2

GIỚI THIỆU

“100 trò chơi thông minh giúp con phát triển toàn diện”

là cuốn sách tổng hợp các trò chơi thú vị và độc đáo dành riêng cho các con và ba mẹ, do Hội đồng Nghiên cứu Khoa học và Sư phạm tại Hệ thống Trường Mầm non Sakura

Montessori biên soạn

Với chuỗi trò chơi xoay quanh nhiều lĩnh vực như Khoa học đời sống, Khoa học vật lý…kết hợp các hình thức thơ, câu chuyện, Sakura Montessori hy vọng cuốn sách sẽ mang tới những trải nghiệm hữu ích, tăng tương tác giữa các con và ba mẹ; đồng thời giúp con phát triển nhận thức, phát triển ngôn ngữ, óc sáng tạo và khả năng phán đoán và suy luận

“Phần 3: Các thí nghiệm vui” của cuốn sách sẽ hướng dẫn

ba mẹ và các con các thí nghiệm đơn giản, có thể thực hành ngay tại nhà Hãy biến những ngày nghỉ dịch kéo dài thành “thời gian chất lượng” của cả gia đình, vừa giúp bé thực hành kỹ năng, trau dồi kiến thức, vừa nối dài sợi dây kết nối của cả nhà.

Trang 3

Các nội dung khoa học trẻ sẽ nắm được sau chuỗi thí nghiệm trong ebook “100 trò chơi thông minh giúp con phát triển toàn diện”phần 3.

Trang 4

Để hai tấm bìa “sống” và “không sống” ra hai bên Để bé suy nghĩ và phân loại vào hai bên

Giải thích cho bé về các vật sống và không sống trên Trái đất

Trang 5

Bước 1 Rửa khoai thật sạch

Bước 2 Xiên đều 3 que tăm vào vị trí giữa củ khoai rồi đặt vào cốc nước (Chú ý là cần đặt khoai sao cho nửa củ ở dưới nước và nửa củ khô ở phía trên)

Bước 3 Để cốc đựng những củ khoai này ở vị trí có nắng nhẹ

Hướng dẫn chơi:

Mẹ và trẻ có thể dùng các loại rau củ quảtrong bếp để cho nảy mầm.

Giúp trẻ hiểu về sự sống của thực vật, cây có thể hồi sinh từ

Trang 6

Thơ, văn bài vè đi kèm (nếu có)

Hành trình của khoai lang:

Ngày xửa ngày xưa, có một bạn khoai lang ở trong đất Khoai lang dãi nắng dầm mưa, cho những củ khoai rất mập Một ngày kia, các bác nông dân mang đào khoai rồi mang ra chợ bán Khoai lang được mẹ của Minh mua về Khi thấy mẹ chế biến món ăn, Minh hỏi mẹ:

- Mẹ ơi, khi mình ăn hết củ khoai này thì củ khoai không còn nữa ạ Mẹ bảo:

- Tất nhiên rồi con, nếu mình ăn hết cả củ, thì tất nhiên chẳng còn gì nữa rồi Nhưng con nghĩ xem nếu mình chỉ ăn 2/3 củ và để 1/3 củ thì chuyện gì xảy ra nhỉ.

Mẹ để 2 mẩu khoai ra bên ngoài Một mẩu mẹ để vào góc tường Một mẩu mẹ hướng dẫn Minh cắm xiên các que tre vào củ khoai và cắm vào cốc nước

Mấy ngày sau, củ khoai ở góc tường héo khô, quắt lại Còn củ khoai trong nước thì nảy những mầm đầu tiên và chỉ 1 tuần sau lên những mầm non xanh Sự sống đã tiếp diễn như thế đó Và củ khoai đã lại tái sinh rồi Hôm sau mẹ và Minh tiếp tục thí nghiệm với các củ cà rốt, củ hành, hạt bơ, thì đều có những kết quả rất thú vị Các bạn ơi mình cũng thử làm xem kết quả như thế nào nhé!

Giải thích hiện tượng:

Củ khoai hút nước, ẩm sẽ khiến cho củ khoai nhanh mọc mầm.

Hướng dẫn trưng bày:

Trẻ để các cây trên bàn học, bệ cửa sổ gần chỗ có ánh sáng nhé

Trang 7

Tiến hành:

1 Đổ keo vào bát

2 Hòa Keo vào nước theo tỷ lệ: 1 lọ keo và 6 nắp nước (dùng chính nắp lọ keo để làm cốc đong)

3 Ngoáy kỹ trong khoảng 3 phút

4 Tiếp tục nhỏ 15-20 giọt dung dịch rơ lưỡi vào bát

5 Ngoáy thật kỹ cho đến khi dung dịch kết dính và có thể nhấc lên được thì

Dung dịch Natri Borax (dung dịch rơ miệng lưỡi trẻ em mua tại các hiệu thuốc) Có thể thêm màu thực phẩm/kim tuyến/ các trăng sao… để bé

Trang 8

Hướng dẫn chơi:

Trẻ sáng tạo được rất nhiều với trò chơi này như: nặn hình, chơi các trò chơi cảm quan, tưởng tượng đây là hồ nước, vũng bùn Lại quấy một hồi Tạo slime dẻo!

Giải thích hiện tượng:

Do dung dịch natri borax khi kết hợp với keo và nước sẽ làm đông lại tạo ra độ dẻo mà không dính tay

Hướng dẫn bảo quản:

Trẻ chơi xong cho vào trong hộp đậy nắp kín tránh bay hơi, khi cần lại mang ra nhào nặn chơi tiếp.

Trang 9

Hướng dẫn chơi:

Trong một ngày, cứ khi nào rảnh rỗi trẻ và mọi người lại nói chuyện với cốc cơm nguội.

Với cốc yêu thương: hãy nói những lời tích cực, thân thương, âm điệu dịu dàng nhẹ nhàng, động viên: bạn đẹp quá, bạn thật đáng Yêu, bạn là món quà tuyệt vời nhất mà tớ có, tớ Yêu bạn rất nhiều… Với cốc đáng ghét: hãy dùng những ngôn từ xấu xí nhất, âm thanh hằn học bực bội nói với cơm nguội Trong đó: đồ xấu xi, đồ tồi tệ, đồ đáng ghét, thật đáng bỏ đi, xấu hổ khi có người bạn như vậy… Với cốc bình thường: Không tác động gì cả

Thí nghiệm vui 4 Cơm nguội cũng cần yêu

Giúp bố mẹ và trẻ hiểu được sức mạnh của lời nói

Lời nói yêu thương dịu dàng có tác dụng nuôi dưỡng tâm hồn trẻ

1 Cho cơm nguội vào ba cốc/lọ, lượng cơm bằng 2/3 cốc.

2 Để ba cốc cơm nguội ở hai vị trí khác nhau nhưng cùng điều kiện nhiệt độ, ánh sáng, không khí, để nơi thoáng mát.

3 Dán giấy bên ngoài cốc Một cốc dán chữ "Yêu thương", một cốc dán chữ "Đáng ghét", một cốc dán chữ "bình thường".

Trang 10

Trẻ quan sát ghi lại kết quả từng ngày

Kết quả: Cốc nghe những lời xấu xí sẽ trở nên đầy nấm mốc , cốc được nghe lời khen ngợi sẽ hạn chế nấm mốc.

Thơ văn đi kèm:

Ngày xửa ngày xưa, trong gia đình nọ có ba anh em Ba anh em tuy cùng cha cùng mẹ mà khác nhau hoàn toàn, không ai giống ai Người anh cả, anh hai và em út Người em út vì nhỏ nhất nên được cha mẹ vô cùng cưng chiều, làm gì cũng được bố mẹ hưởng ứng động viên, nói những lời yêu thương Trái lại, người anh cả thì làm gì cha mẹ cũng thấy khó chịu, cho rằng người anh thật đáng ghét Người thì anh thứ hai thì bình thường, mọi người không ai động chạm gì đến anh ta.

Hàng ngày, bố mẹ luôn nói những lời yêu thương, động viên, khen

Trang 11

ngợi với người em, lời nói vô cùng nhẹ nhàng, ấm áp như: “Con ơi con đáng yêu quá”, “con ơi mẹ yêu con rất nhiều” “Tác phẩm của con đấy ư? Tuyệt quá!”, “Ôi mẹ rất tự hào vì con làm được điều này? Tuyệt vời quá con ạ!”, “Sau này nhất định con sẽ thành công”

Còn người anh thì bố mẹ luôn trách móc, mắng mỏ, bực dọc, nói toàn những lời xấu xí khó nghe “Đồ đáng ghét” “Toàn làm người khác bực mình”, “đồ bỏ đi” “xấu xí không ai bằng”

Ngày qua ngày, người em út càng ngày càng trở nên thông minh, giỏi giang, đẹp đẽ, vô cùng đáng yêu và được mọi người yêu quý, làm gì cũng thành công Còn người anh cả thì co cụm lại, xấu hổ tự ti, làm đâu hỏng đó, mọi người ai cũng thấy ghét Người anh thứ hai thì bình thường, không có gì nổi trội.

Tại sao lại như thế nhỉ? Chúng mình cùng làm thí nghiệm nhé!

Giải thích hiện tượng:

Do trong thí nghiệm có dùng tới nước, nên khi chịu tác động vật lý từ âm thanh, ngôn ngữ, âm nhạc sẽ làm thay đổi các tinh thể nước Khoa học đã chứng minh: nước cũng chịu tác động và tạo ra các tinh thể dưới các dạng khác nhau và ảnh hưởng đến vật thể

Trang 12

Mỗi ngày, nhấc vỏ trứng lên và quan sát tiến trình đổi màu

Chụp một số hình ảnh của những thay đổi dần dần Chú ý lại ngày mà trẻ thực sự bắt đầu nhận thấy sự đổi màu

Ghi lại kết quả của bạn và so sánh ảnh hưởng của bốn chất lỏng Có thể so sánh với vỏ trứng ban đầu không chịu tác động của chất lỏng nào

Giải thích hiện tượng:

- Vỏ trứng có lớp canxi ở bên ngoài, giống như răng của con người - Nếu hàng ngày sử dụng các loại chất kích thích không tốt cho cơ thể sẽ khiến răng bị ngả màu

Mục tiêu:

Giúp trẻ hiểu và ý thức của việc chải răng, giữ gìn vệ sinh cá nhân

Trẻ hiểu được tác hại của các loại nước ảnh hưởng tới răng như thế nào

Độ tuổi phù hợp:

2+ tuổi

Thí nghiệm vui 5 Úm ba la răng trắng tinh

Trang 13

Thí nghiệm vui 6 Điện thoại ống bơ

Tiến hành

1 Vẽ trang trí cho hai chiếc cốc giấy mà bé thích

2 Đục hai lỗ nhỏ dưới đáy hai cốc

3 Nối 2 cốc giấy với nhau bằng 1 sợi dây luồn qua lỗ giữa đáy 2 ống và chốt sợi dây chỉ ở mỗi lỗ bởi một que tăm buộc dây ở giữa, đặt ngang đảm bảo khi căng dây thì tăm sẽ giữ 2 đầu dây nối với ống bơ

Hướng dẫn chơi:

Hai người chơi cầm hai cốc, kéo căng hai đầu dây Khi nói thì một người nói, một người nghe.

Và hai chiếc cốc đã hóa bộ đàm đáng yêu cho các bạn nhỏ rồi!

Giải thích hiện tượng:

Đây là hiện tượng âm thanh được truyền theo dạng sóng giữa các ống bơ, giúp âm thanh được lan truyền qua các chất rắn.

Nguyên liệu:

32 chiếc cốc giấy/lon sữa bò 2 sợi dây mảnh

Mục tiêu:

Giúp trẻ hiểu được nguyên lý của điện thoại Trẻ hiểu được sự truyền dẫn qua các vật

Bút màu Kéo

Độ tuổi phù hợp:

3+

Trang 14

Mẹ xếp chân các con vật một bên, các con vật một bên

Khi tiến hành chơi, mẹ xếp hình các con vật trên bàn/dàn thành một hàng, sau đó để bé tìm các chân tương ứng.

Hướng dẫn chơi:

Mẹ có thể dùng các câu hỏi gợi ý cho bé, ví dụ: Đây là chân của một con vật dưới nước hay kêu quạc quạc Hay con vật này đi lại rất nhẹ nhàng rón rén nên chân của nó có những đệm nhỏ để nó đi êm? Hay chân của con vật này to như cái cột? sẽ khiến bé liên tưởng và hấp dẫn với trò chơi

Mục tiêu:

Giúp trẻ phân biệt được chân các con vật, hiểu được loài nào

Trang 15

Thơ văn minh họa

Con gà hai chân Ngón như que củi Chả được nhẵn nhụi Như chân bạn voi Chân cũng còi còi

Trang 16

Nguyên liệu:

Hai cái cây nhỏ trong hai chậu giống nhau

Một hộp bìa có thể chụp bên ngoài cái cây

Tiến hành:

Mẹ và trẻ lựa chọn hai cây giống nhau

Dùng hộp hoặc túi nilon đen trùm bên ngoài một cái cây, đồng thời đặt nó vào chỗ tối

Cây còn lại đặt ở khu nhiều ánh sáng

Hướng dẫn chơi:

Hàng ngày vẫn tưới nước đầy đủ cho cả hai cây

Quan sát sau một thời gian sẽ thấy cây ở khu vực nhiều ánh sáng sẽ phát triển khỏe mạnh, còn cây trong hộp tối sẽ ủ rũ, héo khô

Giải thích hiện tượng: Cây cũng cần hít thở như con người vậy và lá cây có hiện tượng quang hợp ánh sáng Có đủ ánh sáng thì cây mới quang hợp chế tạo chất dinh dưỡng nuôi cây.

Trang 17

Bước 2: Đục một lỗ khoảng 5 cm trên nắp hộp Bước 3: Trồng hạt đậu vào trong chậu đất

Hướng dẫn chơi:

Đặt chậu cây vào trong hộp giấy, quan sát sau một thời gian cây nảy mầm sẽ vươn lên, "vượt qua các chướng ngại vật" mà hướng tới nơi có ánh sáng

Thơ văn minh họa

Cây dây leo

Qua thí nghiệm, trẻ có thể thấy cây có thể đi tìm nơi có ánh Gội mưa rào Cây mới cao Hoa mới đẹp.

(Xuân Tửu)

Trang 18

Mục tiêu:

Giúp trẻ hiểu được về dung nham núi lửa Thí nghiệm mô phỏng dòng chảy của dung nham, được tạo ra trong quá trình phun trào êm đềm (không phải phun nổ) của núi lửa.

Độ tuổi phù hợp:

Nguyên liệu:

Chai lọ cao, trong để dễ quan sát

Dầu ăn Viên sủi hạ sốt Màu thực phẩm

Thí nghiệm vui 10 Đèn lava

Tiến hành:

- Đổ dầu thực vật vào hết ¾ chai, sau đó đổ tiếp nước vào ¼ còn lại - Cho khoảng 20 giọt màu thực phẩm (xanh và đỏ) vào

- Cho tiếp vài viên sủi đã bẻ nhỏ vào

Hướng dẫn chơi:

Đậy nắp chai, đặt 1 bóng đèn hay đèn pin dưới đáy chai Vậy là ta đã hoàn thành một ngọn đèn dung nham đơn giản.

Giải thích hiện tượng:

Đèn dung nham dựa trên nguyên tắc đơn giản: dầu và nước sẽ không hòa tan vào nhau Vì vậy, dưới sự hiện diện của một lượng dầu lớn, nước sẽ tích tụ lại thành các hạt như bong bóng bên trong chai dầu Khi cho màu thực phẩm vào, màu sẽ hòa tan vào nước mà không tan vào dầu, tạo ra các bong bóng màu Tiếp đó, các viên sủi bọt được cho vào sẽ phản ứng với nước, tạo ra các bong bóng khí CO2

Trang 19

Tiến hành:

Bước 1: cho kẹp giấy, các đồ vật nhỏ vào trong bình nước

Bước 2: Đổ nước đầy bình và đóng nắp

Trẻ biết được nam châm có sức hút Độ tuổi phù hợp:3+

Thí nghiệm vui 11 Sức mạnh kỳ ảo

Nguyên liệu:

Một thỏi nam châm (có thể mua ở cửa hàng sách hoặc kiếm từ các

Trang 20

Thí nghiệm vui 12 Nhà vỏ chăn 2 để Quạt trước miệng Vỏ chăn

3 Đồng thời hé miệng Vỏ chăn và bật Quạt

Hướng dẫn chơi:

Có NGÔI NHÀ rồi Mẹ và bé có thể chui vào trong nằm chơi và trò chuyện

Các bé cũng rất thích mang 1 số "đồ đạc" vào trong nhà như đồ chơi, sách truyện Bố mẹ nên để bé lựa chọn và để bé mang vào nhé vì bé sẽ cực kỳ hào hứng với ngôi nhà mới này đấy.

Giải thích hiện tượng:

Giống như khi con thổi một quả bóng, do vỏ chăn không có lối cho gió thoát ra ngoài nên đã phồng lên như một qua bóng khổng lồ vậy!

Mục tiêu:

Giúp trẻ hiểu nguyên lý và sức mạnh của gió

Trò chơi này giúp tăng cường trí tưởng tượng, tăng kết nối và khả năng sáng tạo, ham khám phá ở trẻ

Độ tuổi phù hợp:

2+

Trang 21

Hôm nay ngày nghỉ Cùng nhau chơi thôi

Quạt phùng miệng thổi Ùa bao gió ra

Gió lùa vào "nhà" Chăn phồng như bóng Em mong em ngóng Mang đồ vào chơi Mẹ ơi chào mời Con ở riêng nhé!

Trang 22

Mẹ để bình thủy tinh trên bàn tiện để trẻ quan sát được Mẹ rót nước sôi vào 1/3 bình thủy tinh

Đóng nắp thiếc và nhanh chóng để cục đá to lên trên nắp thiếcHướng dẫn chơi:

Mẹ và bé quan sát xem hiện tượng gì xảy ra nhé!

Mục tiêu:

Trẻ hiểu được quá trình hình thành mây như thế nào?

Độ tuổi phù hợp:

Thí nghiệm vui 13 Mây trong chai

Thơ văn minh họa

Nước đang hiền hòaBỗng nhiên trời nắngNước cũng thấy nóngRạo rực trong ngườiÔi nóng quá thôiNước sôi sùng sụcNước hóa bốc hơiBay lên cao títĐang bay tít nítBỗng lạnh quá chừngKhối lạnh chào mừngLàm mây xuất hiện.

Giải thích hiện tượng:

Do không khí ẩm ướt bốc hơi bay lên cao, gặp không khí lạnh đột ngột nên ngưng tụ, tạo thành các hạt mây.

Hạt mây rất nhỏ, tốc độ hơi chậm, chỉ cần chuyển động lên của không khí yếu cũng có thể giữ chúng lại nên những đám mây có thể được treo lơ lửng trên bầu trời mà không thể rơi xuống được.

Trang 23

Phần 4 của cuốn sách sẽ được ra mắt ba mẹ trong thời gian tới Cuốn sách được biên soạn bởi đội ngũ chuyên gia Montessori quốc tế của Hệ thống trường Mầm non

Sakura Montessori.

Sự mong chờ của ba mẹ cho những phần tiếp theo luôn là động lực của chúng tôi.

Một lần nữa cảm ơn ba mẹ đã cho ra đời những thiên thần nhỏ, hãy cùng nhau bồi dưỡng và

vun đắp chúng.

Ngày đăng: 22/04/2024, 14:00

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan