skkn khoa học tự nhiên thcs

51 0 0
skkn khoa học tự nhiên thcs

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Điều kiện hoàn cảnh tạo ra sáng kiến:Mục tiêu đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông được Nghị quyết 88/2014/QH13 của Quốc hội quy định: “Đổi mới chương trình, sách giáo

Trang 1

I Điều kiện hoàn cảnh tạo ra sáng kiến:

Mục tiêu đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông được Nghị quyết 88/2014/QH13 của Quốc hội quy định: “Đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông nhằm tạo chuyển biến căn bản, toàn diện về chất lượng và hiệu quả giáo dục phổ thông; kết hợp dạy chữ, dạy người và định hướng nghề nghiệp; góp phần chuyển nền giáo dục nặng về truyền thụ kiến thức sang nền giáo dục phát triển toàn diện cả về phẩm chất và năng lực, hài hoà đức, trí, thể, mĩ và phát huy tốt nhất tiềm năng của mỗi học sinh.”

Năm học 2021 – 2022 là năm học đầu tiên khối lớp 6 bắt đầu thực hiện chương trinh giáo dục phổ thông 2018 với các môn học:

- Các môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc: Ngữ văn; Toán; Ngoại ngữ; Giáo dục công dân; Lịch sử và Địa lí; Khoa học tự nhiên; Công nghệ; Tin học; Giáo dục thể chất; Nghệ thuật (Âm nhạc, Mĩ thuật); Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp; Nôi dung giáo dục của địa phương.

- Các môn học tự chọn: Tiếng dân tộc thiểu số, Ngoại ngữ 2.

Như vậy so với chương trình giáo dục phổ thông 2006 thì chương trình giáo dục phổ thông mới 2018 có thay đổi một số môn học trong đó có môn Khoa học tự nhiên Môn Khoa học tự nhiên được xây dựng trên cơ sở tích hợp kiến thức của các ngành vật lí, hóa học, sinh học và khoa học Trái Đất Trong bối cảnh giáo viên cấp THCS mới chỉ được đào tạo đơn môn (lí, hóa, sinh, hóa sinh, toán lí) chưa có kinh nghiệm trong việc dạy học tích hợp các nội dung môn học nên cũng gặp không ít khó khăn khi thực hiện chương trình môn học khoa học tự nhiên lớp 6 Bên cạnh đó việc thay đổi từ 1 sách giáo khoa sang một chương trình nhiều bộ sách giáo khoa cũng gây không ít lúng túng cho giáo viên khi thực hiện giảng dạy CTGDPT 2018 được xây dựng theo hướng giảm tải nội dung hàn lâm tập chung phát huy tính tích cực của học sinh và mở rộng các kiến thưc liên quan đến thực tiễn, do đó đòi hỏi giáo viên phải thay đổi các phương pháp linh hoạt tạo được hứng thú cho học sinh khi tiếp cận môn học Từ những thực tiễn nên trên

tôi đã lựa chọn đề tài: “Thiết kế các hoạt động học phát triển năng lực, phẩm chất của

học sinh trong môn Khoa học tự nhiên ”

II Mô tả giải pháp kỹ thuật

1 Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến

Chương trình GDPT 2018 với mục tiêu giáo dục được chuyển đổi từ tiếp cận nội dung sang tiếp cận phẩm chất, năng lực người học đã đề ra yêu cầu đổi mới không chỉ nội dung giáo dục mà còn nhấn mạnh việc đổi mới phương pháp giáo dục và đánh giá kết quả giáo dục theo hướng: Áp dụng các phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục phát huy tính chủ động và tiềm năng của mỗi học sinh, các phương pháp kiểm tra, đánh giá phù hợp với mục tiêu giáo dục và phương pháp giáo dục để đạt được mục tiêu đó.

Trang 2

Năm học 2022 – 2023 là năm học đầu tiên lớp 7 thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018, năm thứ 2 đối với khối lớp 6 Đây là những năm đầu GV mới được tiếp cận sách giáo khoa của môn học này, do đó, các GV phải nỗ lực vừa tự nghiên cứu, tìm hiểu, vừa dạy học; HS cũng gặp phải không ít bỡ ngỡ khi một môn học có thể có tới 2 -3 GV cùng tham gia giảng dạy.

Để tìm hiểu thuận lợi và khó khăn trong việc thực hiện chương trình môn KHTN 6 năm học 2020- 2021 chúng tôi đã tiến hành khảo sát 70 GV đang giảng dạy môn KHTN 6 trên địa bàn huyện Ý Yên, tổng số người tham gia khảo sát là 70 số phiếu hợp lệ là 68 Trong tổng số GV dạy các môn khoa học tự nhiên được khảo sát, tỉ lệ GV được đào tạo đơn môn có phần ít hơn (13/68) Tuy nhiên tỉ lệ giáo viên được đào tạo dạy hai môn trở lên cũng chiếm tỉ lệ khá lớn gần 59% Đây cũng là điều kiện thuận lợi để GV dễ dàng thích ứng khi triển khai dạy môn tích hợp KHTN Khảo sát về các môn học mà GV có thể đảm trách chúng tôi thu được kết quả như bảng trên Chỉ có 1 giáo viên tự tin dạy được ba môn Vật lý- Hóa học- Sinh học, 8 GV dạy được 2 môn Lý - Hóa, 40 giáo viên có thể dạy được 2 môn Hóa - Sinh Số còn lại chỉ có khả năng dạy đơn môn Kết quả trên cho thấy rằng, lực lượng GV chưa sẵn sàng để dạy kiến thức liên môn Lý - Hóa - Sinh.

Khi được hỏi, thầy (cô) đã từng phối hợp GV 3 môn Lý, Hoá, Sinh biên soạn và dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn, kết quả chúng tôi thu được như sau 5 GV đã từng biên soạn chủ đề liên môn còn lại các giáo viên chưa từng làm điều này.

* Những thuận lợi của môn KHTN

-Yêu cầu cần đạt xây dựng trên mục tiêu phát triển năng lực và phẩm chất của HS → đáp ứng đúng nhu cầu của xã hội

-Tinh giản kiến thức mô tả chi tiết đối tượng, → GV có nhiều thời gian để tổ chức các hoạt động cho HS, HS phát triển được các năng lực phẩm chất.

-Xây dựng theo hướng tích hợp và ứng dụng: tập chung vào nội dung ý nghĩa khoa học và ứng dụng vào thực tiễn → Giúp HS có kiến thức phục vụ vào cuộc sống, tăng hưng thú, hiểu sâu vấn đề.

* Khó khăn

- Về phía giáo viên:

+ Khó khăn thứ nhất là về trình độ đào tạo: GV chỉ đào tạo đơn môn hoặc 2 môn nên chưa tự tin cho việc dạy học tích hợp 3 môn học.

+ Khó khăn thứ 2 về phía GV đó là chưa có thiết bị dạy học cho chương trình GDPT 2018: thiết bị cũ bị hỏng nhiều, thiết bị mới chưa được cấp Một số thầy cô kĩ năng sử dụng thiết bị, công nghệ thông tin còn hạn chế.

Trang 3

+ Khó khăn thứ 3 được nhiều GV nhắc đến là việc thiết kế các hoạt động dạy học phù hợp với yên cầu cần đạt còn gặp nhiều khó khăn do điều kiện cơ sở vật chất nhà trường và thiết bị dạy học còn thiếu thốn.

+ Một số GV còn không ngần ngại chia sẻ việc tinh giản nội dung kiến thức nhiều chủ đề giáo viên gặp nhiều khó khăn trong việc thiết kế các hoạt động học: có chủ đề thì không biết tổ chức thế nào cho hết giờ học trên lớp, nếu dạy theo sách giáo khoa cũ thì lại thiếu thời gian trên lớp.

- Về phía học sinh: Hầu hết HS có hứng thú trong môn học vì có tính ứng dụng thực tiễn cao tuy nhiên vẫn còn thụ động trong các hoạt động học tập và trải nghiệm Thực tế, hầu hết HS vẫn chưa có ý thức đó là môn học tích hợp mà chỉ xem đó là 2 - 3 môn học Còn GV do chưa được đào tạo dạy tích hợp liên môn nên trước mắt các trường học phân công GV dạy các phân môn theo đúng chuyên ngành được đào tạo Nhiều trường THCS vẫn dạy song song các phân môn trong môn tích hợp giống như dạy riêng lẻ đơn môn trước đây, chưa phát huy hết được tính logic và hiệu quả của môn học Do đó việc xác định các hoạt động học, nội dung cho các hoạt động và xây dựng các ý tưởng triển khai dạy học của giáo viên cũng gặp rất nhiều khó khăn.

Như vậy việc tinh giản nội dung kiến thức kiến đòi hỏi giáo viên phải biết cách tổ chức các hoạt động dạy học trên lớp để HS tự tìm tòi khám phá các nội dung và biết cách vận dụng vào thực tiễn.

2 Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến

2.1 Tìm hiểu đặc điểm nội dung chương trình môn KHTN

KHTN là môn học được xây dựng và phát triển trên nền tảng của khoa học vật lí, hoá học, sinh học và khoa học Trái đất; đồng thời, sự tiến bộ của nhiều ngành khoa học khác liên quan như toán học, tin học cũng góp phần thúc đẩy sự phát triển không ngừng của KHTN Đối tượng nghiên cứu của KHTN là các sự vật, hiện tượng, quá trình, các thuộc tính cơ bản về sự tồn tại, vận động của thế giới tự nhiên Vì vậy, trong môn KHTN, những nguyên lí/khái niệm chung nhất của thế giới tự nhiên được tích hợp xuyên suốt các mạch nội dung Trong quá trình dạy học, các mạch nội dung được tổ chức sao cho vừa tích hợp theo nguyên lí của tự nhiên, vừa bảo đảm logic bên trong của từng mạch nội dung Chương trình môn KHTN được xây dựng dựa trên sự kết hợp của 3 trục cơ bản là: Chủ đề khoa học - Các nguyên lí/ khái niệm chung của khoa học - Hình thành và phát triển năng lực Trong đó, các nguyên lí/ khái niệm chung sẽ là vấn đề xuyên suốt, gắn kết các chủ đề khoa học của chương trình.

Chủ đề khoa học chủ yếu của chương trình môn KHTN gồm: Chất và sự biến đổi của chất: Chất có ở xung quanh ta, cấu trúc của chất, chuyển hoá hoá học các chất; Vật sống: Sự đa dạng trong tổ chức và cấu trúc của vật sống, các hoạt động sống, con người và sức khoẻ, sinh vật và môi trường, di truyền, biến dị và tiến hoá; Năng lượng và sự biến đổi: Năng lượng, các quá trình vật lí, lực và sự chuyển động; Trái Đất và bầu trời:

Trang 4

Chuyển động trên bầu trời, Mặt trăng, Hệ Mặt trời, Ngân hà, hóa học vỏ Trái đất, một số chu trình sinh - địa - hóa, sinh quyển.

Các chủ đề được sắp xếp chủ yếu theo logic tuyến tính, có kết hợp ở mức độ nhất định với cấu trúc đồng tâm, đồng thời có thêm một số chủ đề liên môn, tích hợp nhằm hình thành các nguyên lí, quy luật chung của thế giới tự nhiên Các nguyên lí chung của khoa học trong chương trình môn KHTN gồm: Tính cấu trúc, sự đa dạng, sự tương tác, tính hệ thống, sự vận động và biến đổi Các nguyên lí chung, khái quát của KHTN là nội dung cốt lõi của môn KHTN Các nội dung vật lí, hoá học, sinh học, Trái đất và bầu trời được tích hợp, xuyên suốt trong các nguyên lí đó Các kiến thức vật lí, hoá học, sinh học, Trái đất và bầu trời là những dữ liệu vừa làm sáng tỏ các nguyên lí tự nhiên, vừa được tích hợp theo các logic khác nhau trong hoạt động khám phá tự nhiên, trong giải quyết vấn đề công nghệ, các vấn đề tác động đến đời sống của cá nhân và xã hội Hiểu biết về các nguyên lí của tự nhiên, cùng với hoạt động khám phá tự nhiên, vận dụng kiến thức KHTN vào giải quyết các vấn đề của thực tiễn là yêu cầu cần thiết để hình thành và phát triển năng lực KHTN ở HS.

Đối tượng nghiên cứu của KHTN là các sự vật, hiện tượng, quá trình, các thuộc tính cơ bản về sự tồn tại, vận động của thế giới tự nhiên Do đó, trong môn KHTN những nguyên lý/khái niệm chung nhất của thế giới tự nhiên được tích hợp xuyên suốt các mạch nội dung Trong quá trình dạy học, các mạch nội dung được tổ chức sao cho vừa tích hợp theo nguyên lí của tự nhiên, vừa đảm bảo logic bên trong của từng mạch nội dung.KHTN là khoa học có sự kết hợp nhuần nhuyễn lí thuyết với thực nghiệm Vì vậy, thực hành, thí nghiệm trong phòng thực hành, phòng học bộ môn, ngoài thực địa có vai trò và ý nghĩa quan trọng, là hình thức dạy học đặc trưng của môn học này Qua đó, năng lực tìm tòi, khám phá của học sinh được hình thành và phát triển Nhiều kiến thức khoa học tự nhiên rất gần gũi với cuộc sống hằng ngày của học sinh, đây là điều kiện thuận lợi để tổ chức cho học sinh trải nghiệm, nâng cao năng lực nhận thức kiến thức khoa học, năng lực tìm tòi, khám phá và vận dụng kiến thức khoa học vào thực tiễn KHTN luôn đổi mới để đáp ứng yêu cầu của cuộc sống hiện đại.

2.2 Phân loại các nội dung kiến thức và các bước lên ý tưởng thiết kế các hoạt động học

Môn KHTN góp phần gắn kết học khoa học với cuộc sống, quan tâm tới những nội dung kiến thức gần gũi với cuộc sống hàng ngày của HS, tăng cường vận dụng kiến thức khoa học vào các tình huống thực tế Thông qua đó, HS thấy được khoa học rất thú vị, gần gũi và thiết thực với cuộc sống con người Chương trình góp phần phát triển ở HS năng lực thích ứng trong một xã hội biến đổi không ngừng, góp phần phát triển bền vững xã hội.

Do đó việc thiết kế các hoạt động dạy học của GV rất quan trọng, một giờ học sinh động hấp dẫn phát huy được các năng lực phẩm chất của học sinh cần phải phải đảm bảo được: tính thách thức hợp lý – mới lạ, học sinh thể hiện được mình, được tương

Trang 5

tác trong nhóm và nhận được phần thưởng hợp lý Muốn thực hiện được điều đó trước tiên phải xác định được đặc điểm của nội dung kiến thức cần dạy Chúng tôi mạnh dạn đưa ra cách phân loại như sau:

* Phân loại theo đặc điểm nội dung kiến thức: -Kiến thức dạng khái niệm

-Kiến thức có nhiều điểm quen thuộc (đã được làm quen từ lớp dưới, hoặc thường gặp trong cuộc sống)

-Nội dung về vai trò và tác hại * Phân loại theo tính ứng dụng:

-Kiến thức mang tính lý thuyết (khái niệm, thuật ngữ,…) -Kiến thức vận dụng trực tiếp vào thực tiễn

* Phân loại theo tính khó hình dung:

- Kiến thức khó hình dung ở phía người dùng: ví dụ khái niệm nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu

-Kiến thức HS chưa được học, ít trải nghiệm trước đó: ví dụ khi

-Kiến thức về sự phức tạp của cấu trúc, sự vật hiện tượng: ví dụ như cấu tạo của tế bào, sự lớn lên và sinh sản của tế bào

*Các bước lên ý tưởng cho các hoạt động học Bước 1: Xác định loại kiến thức cần dạy

Bước 2: Lựa chọn cách tổ chức của loại kiến thức đó Bước 3: Soạn các hoạt động dạy học cụ thể

Bước 4: Xem xét mục tiêu tương ứng đã đạt được (có thể điều chỉnh lại)

2.3 Thiết kế các hoạt động học trong môn Khoa học tự nhiên 6, 72.3.1 Hoạt động mở đầu

Hoạt động mở đầu giúp gắn kết chủ đề bài học mới với những kiến thức, kỹ năng mà các em đã được học từ trước và từ cuộc sống Đây là hoạt động đầu tiên của bài học hoặc chủ đề không nằm trong trọng tâm kiến thức cần đạt nhưng nó có tác dụng tạo tâm thế thoải mái, nh nhàng, hưng phấn cho học sinh vào đầu giờ học Điều đó có nghĩa là nó sẽ ảnh hưởng lớn đến toàn bộ bài dạy Hoạt động mở đầu hấp dẫn sẽ kích thích tính tò mò, sự hứng thú, tâm thế của học sinh ngay từ đầu tiết học Hơn nữa xét từ góc độ tâm lý lứa tuổi và khả năng tiếp thu kiến thức của học sinh ở giai đoạn lứa tuổi này có thể thấy rằng nhu cầu tìm hiểu, phát triển tư duy kiến thức, kỹ năng, cảm xúc thẩm mỹ là rất lớn Nhưng các em có tư tưởng muốn tự khám phá, thích độc lập trong suy nghĩ,

Trang 6

có chủ kiến của riêng chứ không thích bị áp đặt Các em không thích một giờ học gò bó, căng th ng Cho nên cách tổ chức hoạt động theo phương châm: học mà chơi, chơi và học là một cách hay để lôi kéo, tạo tâm thế thoải mái cho học sinh Có nhiều cách khác nhau để mờ đầu bài học, sau đây là gợi một số cách mở đầu bài học giúp phát triển phẩm chất và năng lực của học sinh:

a Mở đầu bằng tình huống học tập

Tạo tình huống nghĩa là giúp các em tưởng tượng ra một tình huống cụ thể nào đó gần với nội dung bài học để các em trải nghiệm, tưởng tượng Học tập là một quá trình khám phá Quá trình ấy bắt đầu bằng sự tò mò, nhu cầu cần được hiểu biết và giải quyết mâu thuẫn giữa điều đã biết và điều muốn biết Một mở đầu bài học thành công cần khơi gợi trong học trò mong muốn được tìm hiểu, khám phá bằng những hoạt động tiếp theo trong giờ học, thậm chí là sau giờ học Muốn như vậy, hoạt động khởi động cần tạo ra mâu thuẫn trong nhận thức cho học trò Đây là tiền đề để thực hiện một loạt các hoạt động tìm tòi, giải quyết vấn đề Để thực hiện được, giáo viên phải là người có ý tưởng, biết gieo vấn đề để kích thích trí tò mò của người học Tuy nhiên cách tổ chức này mất nhiều thời gian và chỉ phù hợp với các đối tượng HS khá giỏi.

Ví dụ : Hoạt động mở đầu cho nội dung đo chiều dài(chủ đề các phép đo – lớp 6)

a Mục tiêu: Giúp học sinh xác định được vấn đề sự cần thiết phải sử dụng dụng cụ

đo chiều dài

b Nội dung: Trò chơi “hiểu ý đồng đội” dựa vào mô tả của bạn không dùng dụng cụ

đo, cắt đoạn dây có chiều dài bằng chiều dài cuốn sách KHTN 6

c Sản phẩm: HS đo được chiều dài một đoạn dây bằng chiều dài của cuốn sách khoa

học tự nhiên 6 thông qua lời mô tả của bạn không dùng các dụng cụ đo

d Tổ chức thực hiện:

*Giao nhiệm vụ: GV chia HS thành các nhóm từ 4- 6 gồm 2 bàn

Mỗi nhóm sẽ gồm 2 nhóm nhỏ các HS bàn trên – nhóm A và các HS bàn dưới – nhóm B

-nhóm A: được cầm quan sát sách giáo khoa khoa học tự nhiên, không dùng bất cứ dụng cụ đo nào, tìm cách nói với nhóm B sao cho nhóm B cắt được một đoạn dây dài bằng chiều dài quyển sách khoa học tự nhiên 6

-nhóm B: được phát một sợi dây và chiếc kéo, không dùng bất cứ dụng cụ đo nào qua lời mô tả của nhóm A cắt được sợi dây đúng bằng chiều dài cuốn sách

* Thực hiện nhiệm vụ:

- HS thực hiện các nhiệm vụ giáo viên yêu cầu *Báo cáo kết quả và thảo luận

- GV gọi đại diện 2 nhóm trình bày sản phẩm và cách làm của nhóm mình

- HS các nhóm trình bày: HS nhóm A có thể dùng gang tay để đo quyển sách rồi mô tả cho nhóm B, cũng dùng gang tay để đo

Trang 7

* Kết luận: GV dẫn dắt dựa trên tình huống thực tế khi các em tiến hành đo: - Gang tay của mỗi người khác nhau có thể có độ dài khác nhau kết quả sai

Do đó vật chọn làm đơn vị đo phải như nhau với tất cả mọi người cần thiết phải có các dụng cụ đo và đơn vị đo chuẩn

-GV đưa ra câu chuyện về các cách đo trong lịch sử và sự ra đời các dụng cụ đo * Ưu nhược điểm:

Dạy học bằng tình huống học tập có thể kích thích ở mức cao nhất sự tham gia tích cực của HS vào quá trình học tập; phát triển các kĩ năng học tập như: kĩ năng tư duy logic, đặc biệt là kĩ năng phân tích, so sánh, tổng hợp; kĩ năng giải quyết vấn đề, kĩ năng đánh giá; kĩ năng giao tiếp; của HS; tăng cường khả năng suy nghĩ độc lập, tính sáng tạo, tiếp cận tình huống dưới nhiều góc độ; cho phép phát hiện ra những giải pháp cho những tình huống phức tạp; chủ động điều chỉnh được các nhận thức, hành vi, kĩ năng của HS.

Tuy nhiên, dạy học bằng tình huống học tập cũng có những khó khăn nhất định: Ví dụ, để thiết kế được tình huống tốt, kích thích được tính tích cực của HS đòi hỏi cần nhiều thời gian và công sức Đồng thời, GV cần phải có kiến thức, kinh nghiệm sâu, rộng; có kĩ năng kích thích, phối hợp tốt trong quá trình dẫn dắt, tổ chức thảo luận và giải đáp để giúp HS tiếp cận kiến thức, kĩ năng Trên thực tế, không phải GV nào cũng hội đủ phẩm chất trên Mặt khác, thời gian giảng dạy trên lớp có hạn cộng với sự thụ động của HS là một trở ngại trong việc áp dụng phương pháp này.

c Mở đầu bằng cách kết nối kiến thức từ cuộc sống

Giáo viên có thể khai thác nội dung từ các thí nghiệm, hiện tượng trong tự nhiên; những câu chuyện thời sự; các chi tiết trong các bộ phim nổi tiếng; bài thơ, ca dao, truyện hài … các nội dung mà HS đang quan tâm để tạo hứng thú thách thức cho HS Cũng giống như Mở đầu bằng tình huống học tập, mở đầu bằng cachs kết nối với cuộc sống mất nhiều thời gian và chỉ phù hợp với các đối tượng HS khá giỏi.

Ví dụ: Mở đầu cho nội dung đo khối lượng(chủ đề các phép đo – lớp 6)

Dựa trên truyện Trạng lường cân voi GV đưa ra thách thức cho HS để HS biết được sự cần thiết phải có dụng cụ đo khối lượng và sự cần thiết phải có dụng cụ đo khối lượng

a Mục tiêu: Giúp học sinh xác định được vấn đề sự cần thiết phải sử dụng dụng cụ đo

khối lượng

b Nội dung: Đóng vai Trạng Lường đưa ra được cách cân voi trong tình huống voi và

gạch không có cùng 1 thời điểm

c Sản phẩm: HS đưa ra được cách cân voi dựa trên câu truyện Trạng Lường cân void Tổ chức thực hiện:

Trang 8

*Giao nhiệm vụ:

GV cho HS theo dõi câu truyện Trạng Lường cân voi

- Giao nhiệm vụ: Đóng vai Trạng Lường thời hiện đại: giả sử trên bến thuyền có sẵn các viên gạch như nhau (kích thước, khối lượng) nhưng người bán gạch không đợi được voi đến? Hỏi có cách nào không cân được voi?

* Thực hiện nhiệm vụ:

-HS trao đổi trong nhóm nêu các cách để cân voi *Báo cáo kết quả và thảo luận

- GV gọi đại diện 1,2 nhóm trình bày cách của mình để cân voi

- HS các nhóm trình bày: cho gạch xuống thuyền xếp cân trước, đánh dấu mực nước tương ứng sau đó voi đến cho voi xuống thuyền và đo mực nước theo các vạch đã đo của các viên gạch

* Kết luận: GV phân tích bản chất là chúng ta biến cái thuyền có các vạch chia thành cái cân

Ngoài ra GV có thể mở đầu cho HS bằng cách cho HS thư giãn thông qua cung cấp cho học sinh những hình ảnh tiêu biểu trong cuộc sống hàng ngày, câu truyện cổ tích … hoặc để các em chìm lắng vào trong những giai điệu âm nhạc thiết tha, trữ tình sẽ là một cách thú vị để các em thăng bằng cảm xúc, tạo những rung động thẩm mỹ thu hút các em vào nội dung bài học.

Như vậy tùy vào đối tượng học sinh, thời lượng và nội dung tiết học giáo viên có thể lựa chọn các cách tổ chức khác nhau.

c Tổ chức trò chơi

Tổ chức hoạt động mở đầu bằng trò chơi có những thuận lợi: Phát huy tính sáng tạo, hấp dẫn, gây hứng thú cho HS, giúp HS dễ tiếp thu kiến thức mới, giúp chuyển tải nhiều tri thức của nhiều lĩnh vực khác nhau Trò chơi còn là hoạt động được các học sinh thích thú tham gia Vì vậy nó có khả năng lôi kéo sự chú ý và khơi dậy được hứng thú học tập Rất nhiều trò chơi ngoài mục đích đó còn có thể ôn tập kiến thức cũ hoặc dẫn dắt các em vào hoạt động tìm kiếm tri thức mới một cách tự nhiên, nh nhàng Hoặc có những trò chơi giúp các em vận động tay chân khiến cho cơ thể tỉnh táo, giảm bớt những áp lực tâm lý do tiết học trước gây ra Theo Tiến sĩ Ngô Thị Thu Dung - Giám đốc điều hành Trung tâm nghiên cứu phát triển giáo dục cộng đồng (Trường ĐH GD-ĐHQG Hà Nội): "Trò chơi là một hình thức giao tiếp bạn bè, phát triển tốt các năng lực giao tiếp, trò chơi đồng thời là một phương tiện mà thông qua đó HS có thể giao tiếp với nhau một cách tự nhiên và dễ dàng hơn”.

Mục đích của việc tổ chức trò chơi là nhằm lôi cuốn HS tham gia vào các hoạt động giáo dục một cách tự nhiên và tăng cường tính trách nhiệm; hình thành cho HS tác phong nhanh nh n, phát huy tính sáng tạo cũng như tăng cường sự thân thiện, hòa đồng giữa các HS, tạo hứng thú xua tan căng th ng mệt mỏi trong quá trình học tập và giúp cho việc học tập trở nên nh nhàng, sinh động, không khô khan, hàn lâm, nhàm chán…

Trang 9

Tùy vào từng bài, giáo viên tổ chức đa dạng các trò chơi như: - Lật mảnh ghép

- Nhấn chuông giành quyền trả lời - Gọi ngẫu nhiên

-Đối mặt

-Trò chơi đoán từ khóa…

Tùy theo trình độ và khả năng nhận thức của các em, điều kiện thực tế để có thể chọn trò chơi phù hợp nhất và tổ chức theo quy trình sau:

+Bước 1: Giới thiệu tên và mục đích của trò chơi Tên trò chơi phải hấp dẫn, dễ hiểu và lôi cuốn

Mục đích trò chơi là sẽ giúp học sinh định hình được mình tham gia trò chơi để làm gì, mình sẽ tìm thấy kiến thức gì qua trò chơi,… Từ đó, học sinh xác định được nhiệm vụ, vai trò của mình trong trò chơi này.

+ Bước 2: Hướng dẫn học sinh tham gia trò chơi

Xác định: Số người tham gia, số đội tham gia, trọng tài, quản trò trong trò chơi Các dụng cụ dùng để chơi là gì?

Cách chơi: Từng việc làm cụ thể của người chơi, đội chơi, thời gian trò chơi, những việc không được làm trong trò chơi.

Cách tính kết quả và cách tính điểm chơi, các giải thưởng + Bước 3: Thực hiện trò chơi

Khi học sinh đã hiểu rõ mục đích, luật chơi và cách chơi, học sinh sẽ chủ động tham gia vàotrò chơi Ở bước này, học sinh sẽ là người quyết định cho kết quả của trò chơi, do vậy giáo viên nên tương tác với học sinh để giúp học sinh tham gia tích vào trò chơi.

Giáo viên sẽ là người quan sát, nhắc nhở, giúp đỡ học sinh nếu học sinh còn lúng túng.

+ Bước 4: Nhận xét sau trò chơi

Giáo viên hoặc trọng tài sẽ nhận xét thái độ tham gia trò chơi của từng đội, những việc làm chưa tốt của các đội để rút kinh nghiệm.

Trọng tài công bố kết quả chơi của tùng đối, cá nhân và trao giải thưởng cho đội, cá nhân đoạt giải.

Ví dụ hoạt động mở đầu chủ đề: đổi chất và chuyển hóa năng lượng – lớp 7

Trang 10

Hoạt động 1 Khởi động ( 10 phút)

a)Mục tiêu: Thông qua trò chơi tạo sự hứng thú, kích thích sự tò mò của HS để tìm hiểu về quá trình quang hợp của cây xanh.

b) Tổ chức thực hiện:

* Giao nhiệm vụ: + GV thông báo luật chơi “Giải ô chữ”: Chia lớp thành 4 nhóm tương đương 4 dãy bàn dọc.

Các nhóm cử nhóm trưởng bốc thăm để lấy thứ tự trả lời câu hỏi Mỗi nhóm được lựa chọn lật 1 ô hàng ngang bất kì.

Sau khi các nhóm tham gia 1 vòng thì các nhóm được quyền đoán từ hàng dọc Nhóm nào mở được ô hàng dọc trước được 40 điểm

+ Giao cho lớp trưởng tổ chức thực hiện.

* Thực hiện nhiệm vụ: Lớp trưởng tổ chức, HS được chọn ô chữ hàng ngang ngẫu

nhiên để mở Mỗi ô chữ được gợi ý bằng một nội dung gợi mở đáp án.

+ Hàng ngang 1: Một tập hợp của nhiều mô cùng thực hiện chức năng nhất định, ở vị trí nhất định trong cơ thể được gọi là gì?

+ Hàng ngang 2: Tập hợp những cơ quan cùng hoạt động để thực hiện một chức năng nhất định gọi là gì?

+ Hàng ngang 3: Tập hợp các biến đổi hoá học trong tế bào của cơ thể sinh vật và sự trao đổi các chất giữa cơ thể với môi trường được gọi là gì?

+ Hàng ngang 4: Cây xanh sử dụng dạng năng lượng nào từ Mặt Trời?

+ Hàng ngang 5: Sự biến đổi năng lượng từ dạng này sang dạng khác được gọi là gì?

+ Hàng ngang 6: Nhóm sinh vật giúp cân bằng khí oxygen và khí carbon dioxide trên Trái đất?

+ Hàng ngang 7: Những cơ thể sống cần được cung cấp gì để duy trì hoạt động?

+ Hàng ngang 8: Sắc tố làm cho phần lớn lá cây có màu xanh.

+ Hàng dọc: Quá trình diễn ra ở cây xanh giúp cân bằng khí oxygen và khí

carbon dioxide trên Trái đất? * Báo cáo thảo luận:

+ Nhóm nào trả lời đúng được 10 điểm thưởng ở mỗi ô hàng ngang và 40 điểm nếu trả lời được ô hàng dọc

+ Sau khi các nhóm tham gia 1 lượt thì các nhóm sẽ được lật từ hàng dọc, nếu không nhóm nào đoán được từ hàng dọc thì tiếp tục chơi vòng 2.

+ Các nhóm kết luận từ khóa là QUANG HỢP.

+ Lớp trưởng tổng hợp điểm và thông báo nhóm thắng cuộc.

* Kết quả, nhận định: GV chốt từ khóa là QUANG HỢP, khen thưởng HS và dẫn dắt

Trang 11

5 C H U YỂ N H Ó A N Ă NGLƯ Ợ N G

* Ưu nhược điểm của phương pháp trò chơi -Ưu điểm: + Phát triển các giác quan

+ Tạo điều kiện phát triển kiến thức mới +Tăng khả năng ghi nhớ

+ Tạo thế chủ động

-Nhược điểm: +HS có thể xa đà vào trò chơi, ít tập chung vào mục đích học tập

+ Giáo viên có thể gặp khó khăn trong việc kiểm soát thời gian và nội dung kiến thức cần được truyền tải.

+ HS có thể “lách luật” đánh giá có thể sai lệch

2.3.2Hoạt động hình thành kiến thức mới

a Loại kiến thức khái niệm

Quá trình hình thành khái niệm có tác dụng lớn đến việc phát triển trí tuệ, đồng thời cũng góp phần giáo dục thế giới khách quan cho học sinh Dạy học khái niệm là một trong các tình huống điển hình trong dạy học môn khoa học tự nhiên Các con đường tiếp cận khái niệm (như con đường suy diễn, con đường quy nạp, con đường kiến thiết) mỗi con đường đều có những ưu, nhược điểm riêng,tùy theo từng trường hợp cụ thể mà giáo viên chọn cho mình một con đường thích hợp Theo tôi, việc học tập phải là một quá trình tích cực trong đó học sinh kiến tạo ý tưởng mới hay khái niệm mới trên cơ sở vốn kiến thức của họ, việc học phải làm sao khuyến khích học sinh tìm ra các dữ kiện và các mối liên hệ giữa các dữ kiện đó.

* Cách tổ chức dạy học một khái niệm

Trang 12

được thế giới tự nhiên - Phát triền được năng lực giao tiếp, phản biện,… -Đòi hỏi nhiều thời gian tổ chức

- Phù hợp với HS khá giỏi

- HS nhận biết, tìm hiểu được được thế giới tự nhiên

- Phát triền được năng lực giao

Sau đây là một số ví dụ các hoạt động dạy học khái niệm chúng tôi đã lựa chọn dạy cho học sinh lớp 6 trường THCS Lê Quý Đôn năm học 2021- 2022.

Ví dụ: Hoạt động dạy khái niệm về khoa học tự nhiên – Chủ đê: Giới thiệu về khoa

học tự nhiên- Lớp 6

Khái niệm về khoa học tự nhiên tương đối trừu tượng, khó hình dung đối với học sinh do đó tôi lựa chọn hình thức tổ chức dạy học theo cách 3 – khám phá: Thông qua ví dụ HS chủ động khám phá được khái niệm và đối tượng của KHTN:

1 Nhận biết thế nào là thế giới tự nhiên

a Mục tiêu: HS nhận biết được về thế giới tự nhiên

b Nội dung: Hoạt động nhóm phân loại các từ khóa vào 2 nhóm và đặt tên cho nhómc Sản phẩm: - Kết quả phân loại các ví dụ theo nhóm

Nhóm 1: Sự vật, hiện tượng Nhóm 2: Ý thức, tình cảm Sấm sét, Than cháy, Các loại nấm,

cây hoa hồng, con chó

Thói quen sử dụng túi nilon, Lòng yêu nước, Niềm vui khi đến trường

d Tổ chức thực hiện

* Giao nhiệm vụ

- GV phân chia nhóm HS (4 HS)

- yêu cầu hs thảo luận nhóm trong 5 phút hoàn thành nội dung sau:

Hãy sắp xếp các từ khoá sau đây thành 2 nhóm, đặt tên gọi cho mỗi nhóm và giải thích lí do phân loại

1 Con chó 2 Thói quen sử dụng túi nilong

5.Lòng yêu nước 6 Niềm vui khi đến trường 7 các loại nấm 8 Cây hoa hồng

* Thực hiện nhiệm vụ:

-GV hướng dẫn các nhóm hs bình bầu nhóm trưởng, thư kí

Trang 13

-Hướng dẫn học sinh thảo luận theo kỹ thuật động não + mỗi cá nhân hs nêu ra ý tưởng của mình

+ Nhóm trưởng thống nhất lại nội dung cho cả nhóm * Báo cáo, thảo luận:

- GV gọi các nhóm trình ý kiến của nhóm mình -Đại diện các nhóm hs trình bày ý kiến của mình * Kết luận, nhận định:

- GV nhận xét các cách sắp xếp và phân loại của các nhóm đều hợp lý tuy nhiên các nhà khoa học phân chia dựa theo tiếu chí về đối tượng nghiên cứu thì 8 từ khoá trên được phân thành 2 nhóm là sự vật, hiện tượng và ý thức, tình cảm

- Dựa vào cách phân loại này các sự vật hiện tượng có trong thế giới tự nhiên thuộc nhóm đối tượng của khoa học tự nhiên Còn các từ khoá như thói quen, lòng yêu nước, niềm vui thuộc lĩnh vực của xã hội.

Như vậy thế giới tự nhiên bao gồm các sự vật (cơ thể người, cơ thể sinh vật, vật chất…) các hiện tượng trong tự nhiện( không đề cập về ý thức, tinh thần, tình cảm…)

2 Tìm hiểu khái niệm Khoa học tự nhiên

a Mục tiêu: HS nêu được khái niệm về khoa học tự nhiên

b Nội dung: HS nghiên cứu SGK thảo luận nhóm hoàn thành phiếu bài tập

1 Khoa học tự nhiên là gì? 2 Thế nào là nghiên cứu?

3 Xác nhận xem trong các tình huống sau đâu là nghiên cứu khoa học a Bố nghiên cứu cách lắp bếp ga

b Kỹ sư nghiên cứu chế tạo một loại xe ô tô, tiết kiệm xắng hơn các loại xe ô tô khác

c Các bác sĩ nghiên cứu thuốc điều trị vius corona d M nghiên cứu chỗ đặt chậu hoa ngoài ban công.

c Sản phẩm: nội dung phiếu học tập

1 Khoa học tự nhiên là ngành khoa học nghiên cứu các sự vật, hiện tượng của thế giới tự nhiên và ảnh hưởng của thế giới tự nhiên đến cuộc sống của con người.

2 Nghiên cứu khoa học tự nhiên là tìm hiểu để khám phá những điều mà con người còn chưa biết về thế giới tự nhiên, hình thành tri thức khoa học.

3 ý b,c là nghiên cứu khoa học

- cá nhân HS nghiên cứu sgk, thảo luận nhóm hoàn thành phiếu học tập - GV theo dõi hs và hỗ trợ khi cần thiết

- HS thảoluận nhóm nêu được các hoạt động nghiên cứu là ý 2,3 vì các sản phẩm này có tính mới sẽ được áp dụng cho nhiều người ý 1,4 chỉ là việc áp dụng những cái đã có sẵn.

Trang 14

* Báo cáo, thảo luận:

- GV gọi hs trả lời các câu hỏi hoạt động cá nhân, yêu cầu hs khác nhận xét nếu sai, khen thưởng hs có câu trả lời nhanh và chính xác.

- GV gọi 1,2 nhóm trình bày ý kiến của mình về các hoạt động nghiên cứu khoa học -GV hướng dẫn học sinh hình thành khái niệm về nghiên cứu là gì

Nghiên cứu là tìm hiểu những điều chưa biết về thế giới tự nhiên, hình thành tri thức

khoa học.

* Kết luận, nhận định: giáo viên kết luận GV chốt kiến thức, yêu cầu HS ghi vở: - Khoa học tự nhiên nghiên cứu các sự vật, hiện tượng của thế giới tự nhiên và ảnh hưởng của thế giới tự nhiên đến cuộc sống của con người và môi trường.

( GV lưu ý hs các từ gạch trân trong khái niệm để hs nhận biết về khoa học tự

nhiên, nhấn mạnh )

- Môn Khoa học tự nhiên là môn khoa học tìm hiểu về thế giới tự nhiên và những ứng dụng của khoa học tự nhiên trong cuộc sống.

-Thông qua các ví dụ GV đưa ra HS làm việc nhóm phân loại các ví dụ, trình bày kết quả trước cả lớp Nhận biết được thế giới tự nhiên đồng thời phát triển được các năng lực như so sánh phân loại, phản biện, giao tiếp, tự chủ, giải quyết vấn đề và hình thành phẩm chất trách nhiệm.

Như vậy với thách thức vừa sức, học sinh tích cực hứng thú tham gia các hoạt động từ đó sẽ nhớ lâu và khắc sâu kiến thức.

Ví dụ 2: Hình thành khái niệm lực tiếp xúc và không tiếp xúc – Chủ đề: Lực – Lớp

-Đây là kiến thức liên quan tới thực tiễn, dựa trên kiến thức thực tiễn HS có thể phân loại thông qua ví dụ từ đó khái quát thành khái niệm do đó chúng tôi lựa chọn tổ chức theo cách 2 – khái quát hóa

a Mục tiêu: - Nêu được: Lực tiếp xúc xuất hiện khi vật (hoặc đối tượng) gây ra lực có sự tiếp xúc với vật (hoặc đối tượng) chịu tác dụng của lực; lấy được ví dụ về lực tiếp xúc.

– Nêu được: Lực không tiếp xúc xuất hiện khi vật (hoặc đối tượng) gây ra lực không có sự tiếp xúc với vật (hoặc đối tượng) chịu tác dụng của lực; lấy được ví dụ về lực không tiếp xúc.

b Nội dung: - Hoàn thiện phiếu học tập 1 và 2 -nêu được khái niệm lực tiếp xúc và không tiếp xúc

c Sản phẩm:

Em hãy phân loại và đặt tên cho từng nhóm các loại lực tác động

Nhóm 1: Lực tiếp xúc Nhóm 2: Lực không tiếp xúc

Trang 15

3 Người tác dụng lực đẩy lên ô tô

4 Lực kéo của người tác dụng lên thùng hàng

5 Lực tay cô gái nâng tạ

7 Thợ rèn dùng búa tác dụng lực vào thanh sắt

8 Lực kéo tay nắm cửa

1 Lực nam châm hút viên bi sắt 2 Lực Trái Đất hút quả táo 6 Lực hút của 2 thanh nam châm

Giải thích lí do phân loại?

- Lực tiếp xúc: lực xuất hiện giữa hai vật khi chúng tiếp xúc với nhau - Lực không tiếp xúc: lực xuất hiện giữa hai vật không tiếp xúc với nhau

-Lực tiếp xúc xuất hiện khi vật (hoặc đối tượng) gây ra lực có sự tiếp xúc với vật (hoặc đối tượng) chịu tác dụng của lực; lấy được ví dụ về lực tiếp xúc.

-Lực không tiếp xúc xuất hiện khi vật (hoặc đối tượng) gây ra lực không có sự tiếp xúc với vật (hoặc đối tượng) chịu tác dụng của lực; lấy được ví dụ về lực không tiếp xúc d Tổ chức thực hiện

Nhiệm vụ 1 * Giao nhiệm vụ

-GV phân chia nhóm HS ( mỗi nhóm 4 HS)

-Yêu cầu hs thảo luận nhóm trong 7 phút hoàn thành phiếu học tập số 1

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 (Thời gian: 7p)

Nhóm:……… Thành viên:……

Yêu cầu: Hãy sắp xếp các loại lực tác động sau đây thành 2 nhóm, đặt tên gọi cho

mỗi nhóm và giải thích lí do phân loại?

1 Lực nam châm hút viên bi sắt

2 Lực Trái Đất hút quả táo

3 Người tác dụng lực đẩy lên ô tô 4 Lực kéo của người tác dụng lên thùng hàng

Trang 16

5 Lực tay cô gái nâng tạ 6 Lực hút của 2 thanh nam châm

7 Thợ rèn dùng búa tác dụng lực

a) Em hãy phân loại và đặt tên cho từng nhóm các loại lực tác động

-GV hướng dẫn các nhóm hs bình bầu nhóm trưởng, thư kí -Hướng dẫn học sinh thảo luận theo kỹ thuật động não + mỗi cá nhân hs nêu ra ý tưởng của mình

+ Nhóm trưởng thống nhất chốt nội dung cho cả nhóm trên phiếu học tập * Báo cáo, thảo luận:

-GV gọi các nhóm trình ý kiến của nhóm mình -Đại diện các nhóm hs trình bày ý kiến của mình * Kết luận, nhận định:

-GV nhận xét các cách sắp xếp và phân loại của các nhóm.

- GV: Dựa vào sự xuất hiện lực giữa hai vật có tiếp xúc với nhau hay không, ta có thể chia thành 2 loại đó là lực tiếp xúc và lực không tiếp xúc Vậy lực tiếp xúc là gì? Lực không tiếp xúc là gì? Những lực nào được gọi là lực tiếp xúc hoặc lực không tiếp xúc?

Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu khái niệm lực tiếp xúc và lực không tiếp xúc * Giao nhiệm vụ học tập:

- GV chia lớp thành các nhóm (mỗi nhóm chia thành 2 đội và có 2 PHT số 2 và 3) + Đội A (các bàn số lẻ): Trả lời câu hỏi: Lực tiếp xúc là gì? Lấy ví dụ.

+ Đội B (các bàn số chẵn): Trả lời câu hỏi: Lực không tiếp xúc là gì? Lấy ví dụ.

Trang 17

Lưu ý: Ghi câu trả lời vào phiếu học tập và vẽ hình mình họa cho ví dụ.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2A

Nhóm: ……….

Yêu cầu: Hãy tìm hiểu thông tin SGK/140 và hoàn thiện bảng sau?

Khái niệm Ví dụ và vẽ hình minh họa Lực tiếp xúc

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2B

Nhóm: ……….

Yêu cầu: Hãy tìm hiểu thông tin SGK/141 và hoàn thiện bảng sau?

Khái niệm Ví dụ và vẽ hình minh họa

+ Khi nghe hiệu lệnh của GV, HS chuyển sang vị trí bên cạnh theo sơ đồ sau:

+ Mỗi nhóm có 4 HS nên sẽ có 4 lần di chuyển của từng phiếu học tập Thời gian thảo

* Báo cáo, thảo luận:

- GV gọi 1,2 nhóm phát biểu khái niệm lực tiếp xúc, lực không tiếp xúc…

Trang 18

- Nếu học sinh không lấy được ví dụ về lực hút của Trái Đất là lực không tiếp xúc thì GV tiến hành thí nghiệm thả rơi viên phấn để thấy rằng đã có lực không tiếp xúc là trọng lực làm cho viên phấn chuyển động rơi xuống đất.

- Giáo viên kết luận GV chốt kiến thức, yêu cầu HS ghi vở * Đánh giá kết quả:

-Thông qua các ví dụ GV đưa ra HS làm việc nhóm phân loại các ví dụ và trình bày kết quả trước cả lớp Từ đó, HS đã nhận biết được lực tiếp xúc và lực không tiếp xúc đồng thời phát triển được các năng lực như so sánh phân loại, phản biện, giao tiếp, tự chủ, giải quyết vấn đề và hình thành phẩm chất trách nhiệm.

-Đối với các đối tượng HS kém hơn, GV có thể giợi ý cho các nhóm bằng cách sử dụng các từ khóa như “tiếp xúc”, “không tiếp xúc” và yêu cầu HS gắn các ví dụ với từng từ khóa trên Như vậy, tùy vào đối tượng học sinh, giáo viên có thể linh hoạt áp dụng các cách tổ chức giờ học để dạy khái niệm một cách hiệu quả, giúp cho học sinh khắc sâu kiến thức.

Ví dụ 3: Khái niệm về nguyên tử - chủ đề nguyên tử - Lớp 7

-Đây là khái niệm mới trừu tượng khó hình dung đối với HS, để mọi đối tượng HS đều dễ tiếp cận chúng tôi lựa chọn cách tổ chức thứ nhất – tiếp cận

a.Mục tiêu:

-Nêu được nguyên tử là hạt cực kì nhỏ bé không mang điện cấu tạo nên mọi chất -Trình bày được mô hình nguyên tử của Rutherford – Bohr (mô hình sắp xếp electron trong các lớp vỏ nguyên tử)

b Tổ chức thực hiện

- GV giới thiệu về lịch sử tìm ra nguyên tử và mô hình nguyên tử:

+ Tiếp sau Đê-mô- crit, nhà bác học người anh Đan-tơn nhận thấy rằng các chất tác dụng với nhau theo các lượng xác định Điều đó chúng tở rằng có các đơn vị chất tối thiểu ( nguyên tử)

+ Nhà vật lý người Pháp Jean Perrin đo được khối lượng và kích thước của nguyên tử

+Nhà vật lý người Anh John Thomson phát hiện ra electron là các hạt nhỏ mang điện tích âm

+ Rutherford phát hiện ra cấu trúc nguyên tử rỗng, hạt nhân mang điện tích dương nằm ở trong các electron chuyển động xung quanh theo quỹ đạo xác định (mẫu hành tinh nguyên tử)

+ J Chadwick tìm ra hạt neutron không mang điện cấu tạo nên hạt nhân nguyên tử

Trang 19

+ Bohr nhà vật lý người Đn Mạch đã hoàn thiện mô hình nguyên tử của Rutherford: Các electron chuyển động xung quanh hạt nhân theo từng lớp khác nhau, lóp

electron trong cùng chứa 2 electron và bị hạt nhân hút mạnh nhất, các lớp electron khác chứa tối đa 8 hoặc nhiều hơn.

* Giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS dựa vào thông tin đã cung cấp, quan sát hình vẽ sơ đồ cấu tạo nguyên tử hoạt động nhóm 4 HS trong 10 phút hoàn thành câu hỏi 1,2,3 phiếu học tập số 1

* Thực hiện nhiệm vụ: HS theo dõi thông tin GV cung cấp, quan sát hình vẽ cấu tạo nguyên tử oxi thảo luận nhóm hoàn thành phiếu học tập số 1

Phiếu học tập số 1

Nhóm: ……… 1 Nguyên tử là gì?

Nguyên tử là hạt vô cùng nhỏ, trung hoà về điện, tạo ra mọi chất.

2 Nguyên tử được cấu tạo từ những thành phần và các hạt nào? Kí hiệu và điện tích các loại hạt

-Nguyên tử gồm vỏ nguyên tử và hạt nhân -Gồm 3 loại hạt electron (e, -), proton (p, +) và notron (n)

3 Cho biết cấu tạo vỏ nguyên tử và hạt nhân

-Vỏ nguyên tử gồm 1 hoặc nhiều electron chuyển động xung quanh hạt nhân theo quỹ đạo nhất định

-hạt nhân gồm proton mang +, notron không mang điện - GV theo dõi HS hoạt động nhóm, hỗ trợ khi cần thiết

* Báo cáo thảo luận: GV gọi 1- 2 nhóm HS trình bày trước lớp, HS khác nhận xét bổ

- GV giải thích thêm về các kí hiệu các loại hạt trong cấu tạo nguyên tử.

* Kết quả, nhận định: GV nhận xét câu trả lời của các nhóm HS rút ra kết luận về

nguyên tử và cấu tạo nguyên tử I Nguyên tử

- Nguyên tử là hạt vô cùng nhỏ, trung hoà về điện, tạo ra mọi chất II Cấu tạo nguyên tử

Trang 20

Nguyên tử gồm: hạt nhân nguyên tử mang điện tích (+), vỏ nguyên tử mang điện tích (-)

1 Vỏ nguyên tử

- Được cấu tạo từ 1 hay nhiều electron chuyển động xung quanh hạt nhân - Electron kí hiệu là e, mang điện tích âm và có giá trị bằng 1 điện tích

nguyên tố, được viết đơn giản là -1 2 Hạt nhân nguyên tử

- Proton (p) mang điện tích (+) -Notron (n) không mang điện

* Phương án đánh giá: Giáo viên quan sát đánh giá các nhóm học sinh thông qua bảng kiểm sau

Nội dung quan sát Hoàn toàn đồng ý

Đồng ý Phân vân Không đồng ý

Thảo luận sôi nổi

Các HS trong nhóm đều tham gia hoạt động Kết quả sản phẩm tốt

b Loại kiến về tính chất, đặc điểm, phân loại

* Cách tổ chức dạy học loại kiến thức đặc điểm, phân loại

Trang 21

với nhiều đối

Ví dụ 1: Tổ chức dạy học khái quát về tính chất và ứng dụng của nguyên liệu – chủ

đề: Một số vật liêu, nguyên liệu và nhiên liệu thông dung – lớp 6

Đây là các khái niệm rất dễ nhầm lẫn và khó phân biệt từ phía HS do đó GV tổ chức các hoạt động để HS không nhầm lẫn hay phân biệt được các khái niệm (có thể cho so sánh, luyện tập) từ đó giúp HS nhận ra đặc điểm của từng khái niệm không bị nhầm khái niệm này với khái niệm khác.

Do đó với bài học này, chúng tôi lựa chọn cách: Tạo mối liên hệ giữa tên khái niệm và đặc điểm (liên kết kiến thức mới và kiến thức cũ được hình thành trong cuộc

a Mục tiêu: Trình bày được tính chất và ứng dụng của một số nguyên liệu trong cuộc

sống và sản xuất như quặng, đá vôi,…

b Nội dung: Dựa vào hình ảnh kể tên được các vật thể cấu tạo nên các vật trong hình,

nhận biết được thế nào là nguyên liệu -Xác định được một số tính chất của đá vôi

c Sản phẩm: Các nguyên liệu cấu tạo nên các vật thể trong hình vẽ: đá, tre, đất, gạch,

Trang 22

- Trả lời câu hỏi thể nào là nguyên liệu

-Tham gia trò chơi đoán tên nguyên liệu: mỗi từ khóa sẽ có 2 gợi ý, mỗi gợi ý sẽ xuất hiện sau 10 giây

+ Từ khóa 1:

+ Từ khóa 2:

+ Từ khóa 3:

Trang 23

* Thực hiện nhiệm vụ:

- HS quan sát hình vẽ kể tên các vật thể tự nhiên, nêu khái niệm nguyên liệu -Tham gia trò chơi đoán tên nguyên liệu

- GV theo dõi hs và hỗ trợ khi cần thiết * Báo cáo, thảo luận:

- GV gọi HS trả lời các câu hỏi hoạt động cá nhân, yêu cầu hs khác nhận xét bổ sung - GV nêu câu hỏi thảo luận: các vật thể như đất, đá, cát được gọi là nguyên liệu vậy thì theo em nguyên liệu là gì?

- HS hình thành khái niệm về nguyên liệu:

* Kết luận, nhận định: giáo viên kết luận GV chốt kiến thức, yêu cầu HS ghi vở: - GV giới thiệu quá trình tạo ra sản phẩm từ các nguyên liệu

Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu tính chất của nguyên liệu

* GV giao nhiệm vụ học tập: - GV yêu cầu:

+ HS quan sát video thí nghiệm hòa tan đá vôi vào acid nêu nhận xét?

Trang 24

+ So sánh độ cứng của đá vôi và bông? Làm thế nào xác định được? * Thực hiện nhiệm vụ:

- HS quan sát video nêu được đá vôi tan trong acid, cách xác định độ cứng là dùng tay ấn lên trên bề mặt đá vôi và bông

- GV theo dõi hs và hỗ trợ khi cần thiết * Báo cáo, thảo luận:

- GV gọi HS trả lời các câu hỏi, yêu cầu hs khác nhận xét bổ sung

- GV nêu câu hỏi thảo luận: Bông ngoài tính mềm còn tính chất gì? Cách xác định - HS nêu bông mềm thấm nước, giữ nhiệt, …

* Kết luận, nhận định: giáo viên kết luận GV chốt kiến thức, yêu cầu HS ghi vở: Mỗi nguyên liệu đều có các tính chất đặc trưng như tính cứng, cách nhiệt, khả năng phânhủy, cháy, ăn mòn….

Tuỳ theo tính chất mà sử dụng nguyên liệu phù hợp * Đánh giá kết quả đạt được

Với cách tổ chức như trên GV đã:

+ Huy động kiến thức, kinh nghiệm của HS

+ Tạo liên hệ và/hoặc sửa lại (nếu chưa phù hợp) những điểm chưa chính xác + Giúp HS có thể bổ sung và hệ thống lại

Trang 25

ChiếtTách riêng đượcdầu ăn và nước.

d) Tổ chức hoạt động:

* Chuyển giao nhiệm vụ học tập -GV chia lớp thành 3 nhóm -Dụng cụ - hóa chất:

+ Trạm 1 (cô cạn): bộ TN gồm: kiềng, đèn cồn, chén sứ; nước muối, bật lửa.

+ Trạm 2 (lọc): bộ TN gồm giá sắt, bình tam giác, đũa TT, cốc TT, phễu, giấy lọc; cát và nước.

+ Trạm 3 (chiết): bộ TN gồm giá sắt, bình tam giác, phễu chiết; dầu ăn và nước -Chuẩn bị 3 bảng hướng dẫn thực hành (khổ A2)

-Gv yêu cầu 3 nhóm HS lần lượt di chuyển qua 3 trạm để tiến hành thí nghiệm môĩ trạm 10 phút và thảo luận, ghi báo cáo kết quả thực hành.

Gv cho 3 nhóm học sinh bốc thăm số thứ tự từ 1 đến 3, số bốc thăm được sẽ thực hiện nhiệm vụ tương ứng với số ghi trên trạm và thực hiện thí nghiệm, thảo luận và ghi báo cáo kết quả thực hành theo thời gian quy định.

Ngày đăng: 22/04/2024, 04:23

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan