skkn hóa học thcs

119 5 0
skkn hóa học thcs

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Giáo dục phổ thông nước ta đang thực hiện bước chuyển từ chương trình GD tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực NL của người học, nghĩa là từ chỗ quan tâm đến việc học sinh HS học được

Trang 1

DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ

Trang 2

PHẦN I: ĐIỀU KIỆN, HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN 1 Điều kiện hoàn cảnh tạo ra sáng kiến

Chương trình giáo dục phổ thông bảo đảm phát triển phẩm chất và năng lực người học thông qua nội dung giáo dục với những kiến thức, kĩ năng cơ bản, thiết thực, hiện đại; hài hoà đức, trí, thể, mĩ; chú trọng thực hành, biết vận dụng hiệu quả kiến thức, kĩ năng đã học vào đời sống và tự học suốt đời, có định hướng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp, biết xây dựng và phát triển hài hoà các mối quan hệ xã hội, có cá tính, nhân cách và đời sống tâm hồn phong phú, nhờ đó có được cuộc sống có ý nghĩa và đóng góp tích cực vào sự phát triển của đất nước và nhân loại Giáo dục luôn giữ vai trò quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế, văn hóa, xã hội ở mỗi quốc gia trên thế giới Ở Việt Nam giáo dục (GD) cũng luôn được coi trọng, đại hội Đảng lần thứ XII vẫn tiếp tục khẳng định “Giáo dục là quốc sách hàng đầu Phát triển giáo dục và đào tạo nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài” Với tầm quan trọng như vậy, việc đổi mới và phát triển giáo dục là vấn đề cấp thiết cần được thực hiện ở mỗi cấp học Giáo dục phổ thông nước ta đang thực hiện bước chuyển từ chương trình GD tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực (NL) của người học, nghĩa là từ chỗ quan tâm đến việc học sinh (HS) học được cái gì đến chỗ quan tâm HS vận dụng được cái gì qua việc học, chuyển từ phương pháp dạy học theo lối “truyền thụ một chiều” sang dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành NL và phẩm chất; đồng thời đang dần chuyển cách đánh giá kết quả giáo dục từ nặng về kiểm tra trí nhớ sang kiểm tra, đánh giá năng lực vận dụng kiến thức (NLVDKT) để giải quyết vấn đề (GQVĐ) trong học tập và thực tiễn có liên quan Một trong những định hướng chính mang tính chiến lược của đổi mới chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) năm 2018 là dạy học tích hợp và dạy học phân hóa Quan điểm dạy học tích hợp là một định hướng trong đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, chuyển từ cách tiếp cận nội dung GD sang tiếp cận NL nhằm giúp người học có khả năng GQVĐ trong cuộc sống GD STEM dựa trên dạy học tích hợp các môn Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật và Toán học đang là mối quan tâm của nhiều nhà giáo, nhà khoa học giáo dục và xã hội Hóa học là môn khoa học thực nghiệm, có rất nhiều các kiến thức liên quan đến thực tiễn cuộc sống Vận dụng kiến thức vào thực tiễn là mức độ nhận thức cao nhất của con người, quá trình này vừa giúp

Trang 3

HS củng cố, nâng cao kiến thức vừa góp phần rèn luyện kĩ năng học tập và kĩ năng sống Do đó, thông qua việc dạy học chủ đề (CĐ) STEM có lồng ghép các kiến thức thúc đẩy sự gắn kết kiến thức trong nhà trường với thực tiễn đời sống Hiện nay, việc rèn cho HS năng lực vận dụng kiến thức kĩ năng (NLVDKTKN) đã và đang được nhiều nhà giáo dục và giáo viên (GV) quan tâm Từ đó giúp các em phát triển được NL cần thiết và góp phần nâng cao hiệu quả học tập Tuy nhiên, thực tế ở các trường phổ thông hiện nay, hầu hết GV vẫn còn lúng túng trong việc phát triển, đánh giá các năng lực nói chung và NLVDKTKN nói riêng cũng như xây dựng các chủ đề dạy học STEM trong môn Hóa học còn hạn chế Vì vậy, cần có thêm những nghiên cứu cụ thể hơn về vấn đề này nhằm giúp cho GV làm tài liệu tham khảo đáp ứng với yêu cầu dạy học chương trình mới.

Từ những lý do trên, tôi đã lựa chọn đề tài: “Phát triển năng lực vận dụng kiến thức kĩ năng cho HS thông qua dạy học STEM - Chủ đề Polime - Hóa học lớp 9”.

PHẦN II: MÔ TẢ GIẢI PHÁP 1.Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến

Thực trạng công tác dạy và học môn Hóa học theo hướng phát triển năng lực vận dụng kiến thức kĩ năng cho HS tại trường THCS Trực Cường.

-Đội ngũ giáo viên dạy Hóa học có trình độ đạt chuẩn, đặc biệt các giáo viên Vật lí, Hóa học và Sinh học tích cực trao đổi, thảo luận và xây dựng các đề tài Khoa học kĩ thuật tích hợp, liên môn Bên cạnh đó vẫn còn một số hạn chế trong việc thực hành áp dụng các PPDH tích cực của GV, chưa phát huy hết tính chủ động, sáng tạo của học sinh với vai trò HS là người chủ động học tập Dạy học định hướng phát triển NLVDKTKN còn khá mới mẻ trong nhà trường, HS chưa vận dụng kiến thức, kĩ năng được học giải quyết vấn đề thực tiễn, chế tạo ra các sản phẩm khoa học kĩ thuật ứng dụng trong đời sống Mặt khác việc dạy học theo định hướng STEM nhằm phát triển NLVDKTKN hiệu quả cần có nhiều thời gian, phương tiện hiện đại, các điều kiện để khai thác nguồn tài nguyên học tập và ứng dụng giải quyết vấn đề thực tiễn.

-Về phía HS: HS trường Trực Cường có đầu vào trong top 05/huyện, nhưng học sinh ít quan tâm học môn Hóa học do nội dung Hóa học THCS kiến thức hàn lâm, trừu tượng, ít nằm trong các môn thi vào THPT nên các em không tập trung học nhiều.

-Về cơ sở vật chất: nhà trường đã có phòng học bộ môn KHTN với các trang thiết bị cần thiết nhưng còn thiếu về dụng cụ, hóa chất.

Trang 4

-Trong những năm gần đây Phòng Giáo Dục Trực Ninh thường xuyên tổ chức Cuộc thi KHKT và Ngày hội STEM, tại trường THCS Trực Cường - Ban giám hiệu tạo điều kiện và luôn khuyến khích các giáo viên đầu tư, hướng dẫn học sinh tham gia Mặt khác: Tại sao nhiều học sinh tốt nghiệp nhưng rất bỡ ngỡ trước nhiều hiện tượng trong thực tế mà các em gặp hàng ngày? Phải chăng những cái mà học sinh được học không ứng dụng được vào trong lao động sản xuất, hay là do không biết vận dụng kiến thức vào giải quyết các vấn đề thực tiễn? Có nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân từ tình hình dạy và học hóa học hiện nay ở nước ta đang rơi vào tình trạng chỉ tập trung vào giải bài tập, quá coi nhẹ thực hành và chưa có nhiều hoạt động trải nghiệm, ứng dụng vào cuộc sống Dạy và học hóa học còn tách rời cuộc sống đời thường.

Bởi thế, dạy cho học sinh kiến thức thôi chưa đủ Cần cho học sinh thấy những tình huống thực tế sẽ được áp dụng ở phần kiến thức mà học sinh được học và hướng dẫn học sinh giải quyết các vấn đề đó Mục đích của sáng kiến kinh nghiệm là để trả lời câu hỏi: “Học hóa để làm gì” không chỉ đơn giản là: “học để biết”, “Học để thi” mà thấy đượcviệc học hóa có rất nhiều hiện tượng gần gũi với đời sống hàng ngày, tạo sự hứng thú, sáng tạo trong học tập.

Sáng kiến kinh nghiệm đã đề xuất, bổ sung được các bài tập và các hoạt động trải nghiệm có nội dung thực tế mà sách giáo khoa còn chưa có nhiều và gợi ý để giáo viên sử dụng trong các tiết dạy nhằm mục đích gợi động cơ học tập cho học sinh.

Sáng kiến kinh nghiệm cũng đã làm rõ được cách thiết kế các hoạt động trải nghiệm liên quan thực tiễn nhờ liên tưởng từ những kiến thức hóa học, vận dụng kiến thức hóa học giải quyết các vấn đề thực tiễn đặt ra hiện nay.

Sáng kiến kinh nghiệm cũng đã đưa ra hệ thống câu hỏi thực tiễn liên quan đến kiến thức hóa học theo định hướng giáo dục STEM phù hợp với xu thế hiện đại và cách thức thi cử hiện nay, học sinh và giáo viên có thể dùng đế tham khảo và ôn tập.

Sáng kiến kinh nghiệm cũng đã đề xuất được các bước tiến hành trong tiến trình dạy học theo định hướng giáo dục STEM - một đề tài đang được quan tâm hiện nay.

Sáng kiến kinh nghiệm đã đề xuất được việc tích hợp, lồng ghép việc giáo dục kiến thức xã hội kết hợp việc giáo dục nghề nghiệp, phát triển năng lực tìm kiếm, khai thác và tổng hợp thông tin phục vụ cho việc định hướng nghề nghiệp, nhu cầu việc làm cũng như tiếp tục học THPT,

Trang 5

Sáng kiến kinh nghiệm đã phân tích để thấy được tầm quan trọng của việc tăng cường các hoạt động trải nghiệm nhằm giúp phát triển những năng lực cần thiết cho học sinh và tạo được hứng thú cho học sinh trong học hóa học.

Từ nội dung trong sách giáo khoa hiện hành, thông qua các tài liệu, thực tiễn dạy học có cái nhìn về vấn đề áp dụng dạy học STEM.

Tìm hiểu thực trạng việc dạy học theo định hướng STEM ở trường THCS đặc biệt là việc tổ chức dạy học môn Hóa học theo định hướng STEM nhằm giáo giáo dục kĩ năng cho học sinh Tìm hiểu thực trạng việc dạy học STEM phần Polime nhằm phát triển kĩ năng cho HS.

1.1.Nội dung điều tra

1.1.1.Điều tra thực trạng từ khảo sát GV

-Hướng dẫn, giúp đỡ, động viên HS định hướng phát triển NLVDKTKN, vận dụng những kiến thức đã được học để giảiquyết những tình huống trong thực tiễn -Tổ chức cho HS hợp tác để vận dụng kiến thức đã học làm ra các sản phẩm như điều chế các chất, tái chế trong quá trình học môn Hóa học.

-Tích hợp những kiến thức của các môn Toán học, Vật lí, Công nghệ, Sinh học, Tin học trong quá trình dạy học môn Hóa học.

-Vấn đề kết nối, giới thiệu các ngành nghề liên quan đến nội dung bài học -Hướng dẫn HS tham gia cuộc thi Nghiên cứu khoa học kĩ thuật, ngày hội STEM do Sở Giáo dục và Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức.

-Mức độ quan tâm đến các vấn đề dạy học STEM, giáo dục STEM, ngày hội STEM, nhân lực STEM định hướng phát triển NLVDKTKN.

-Vận dụng dạy học STEM phần Polime 1.1.2.Điều tra thực trạng từ khảo sát HS -Đã từng được học theo mô hình giáo dục STEM

-Trong học tập Hóa học 03 có được thầy cô giới thiệu về các ngành nghề liên quan -Quan điểm của HS về mục đích của học tập môn Hóa học

-Nhu cầu cung cấp, giới thiệu ngành nghề, trải nghiệm ngành nghề trong thực tiễn, định hướng phát triển NLVDKTKN

Trang 6

1.2.Đối tượng đều tra

-03 GV trực tiếp dạy bộ môn Hóa học tại trường THCS Trực Cường.

-126 HS lớp 9 trường THCS Trực Cường, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định 1.3.Phương pháp điều tra

-Tiến hành gửi và thu phiếu điều tra đến các GV và HS của trường THCS Trực Cường, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định Tiến hành thống kê, nhận xét kết quả thu được.

1.4.Tổ chức gặp gỡ, trao đổi trực tiếp với một số GV và HS trường THCS Trực Cường, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định.

1.5.Kết quả điều tra

1.5.1.Đánh giá từ góc độ của chương trình

Theo diện rộng có thể đánh giá chương trình giáo dục phổ thông Việt Nam cũng đã có sự quan tâm đến giáo dục STEM, các lĩnh vực như Khoa học, Công nghệ và Kĩthuật được đưa vào giảng dạy trong tất cả các bậc học Tuy nhiên, chương trình củasách giáo khoa hiện hành chưa được xây dựng như một chỉnh thể có tính xuyên suốttừ các cấp học, các môn học, một số nội dung các môn học và hoạt động giáo dục chưa thực sự cân đối, chưa phù hợp với đối tượng Nội dung chương trình, sách giáokhoa hiện hành cơ bản đã được xây dựng theo quan điểm tích hợp và phân hóa tuy nhiên việc thực hiện dạy học tích hợp và phân hóa lại chưa có được hiệu quả như mong muốn, chưa đạt được mục tiêu, yêu cầu của chương trình Tuy nhiên, nhìn theo diện hẹp thì dựa trên các yêu cầu của giáo dục STEM, nhất là tính hiệu quả của dạy học tích hợp các môn học và vận dụng thực tiễn có thể nhận thấy chương trình giáo dục PT ở Việt Nam hiện nay chưa thực sự có giáo dục STEM Ta thấy ở chương trình tiểu học ít nhiều có tính tích hợp, nhưng ở bậc THCS thì lại theo môn riêng biệt, tính tích hợp không cao, chương trình xây dựng đang mang nặng tính nội dung, chưa xây dựng theo hướng phát triển năng lực Vì thiếu đi sự gắnkết giữa kiến thức và kĩ năng của các môn học nên chương trình của các môn Khoa học tự nhiên như Vật lí, Sinh học, Công nghệ, Hóa học còn nặng về các kiến thức hànlâm, nhưng lại nhẹ về yêu cầu thực hành, vận dụng nên thiếu định hướng phát triển NLVDKTKN đã dẫn đến tình trạng phần lớn HS thiếu đi những kĩ năng thực hành

Trang 7

nghề nghiệp, ứng dụng CNTT, thiếu chủ động, sáng tạo, hạn chế vận dụng kiến thức vào sản xuất và đời sống.

1.5.2 Đánh giá từ góc độ điều tra thực tiễn Kết quả khảo sát lấy ý kiến GV

(1) Về vấn đề hướng dẫn, giúp đỡ HS sử dụng kiến thức để giải quyết vấn đề củathực tiễn.

Hình 2.1 Hướng dẫn, giúp đỡ định hướng phát triển NLVDKTKN Nhận xét: Vấn đề đổi mới giáo dục, đổi mới phương pháp dạy học giờ đây đã là một tiêu chí đánh giá giáo viên trong các cơ sở giáo, từ Bộ GD đến Sở GD, Phòng GD hàng năm đều có các văn bản chỉ đạo về thực hiện đổi mới dạy học, đặc biệt là dạy học gắn liền với thực tiễn vì thế mỗi GV đã nắm bắt được tinh thần đổi mới, và điều đó đã thể hiện thông qua kết quả khảo sát ở trên với 66,67% lựa chọn thỉnh thoảng, vấn đề là sự lựa chọn thường xuyên còn thấp, sự lựa chọn này cho thấy GV vẫn còn tồn tại suy nghĩ phải dạy HS nhiều kiến thức để thi, và cũng có thể do đang dạy học sách giáo khoa hiện hành còn nặng kiến thức hàn lâm nên ảnh hưởng đến quan điểm dạy học của GV.

(2) Vấn đề GV tổ chức cho HS hợp tác để vận dụng kiến thức đã học làm ra các sản phẩm nhƣ điều chế các chất phục vụ cho cuộc sống

Trang 8

Hình 2.2 Tổ chức cho HS hợp tác định hướng phát triển NLVDKTKN làm ra các sản phẩm như điều chế các chất phục vụ cho cuộc

Nhận xét: GV chưa có được sự đồng đều trong vấn vấn dạy học gắn liền với thực tiễn, vấn nặng nề truyền thụ kiến thức, mong muốn học sinh biết nhiều kiến thức nhưng lại yếu kém về vấn đề để làm gì Tuy nhiên, cũng có yếu tố tích cực đó là có GV đã sẵn sàng đổi mới phương pháp dạy học, cho HS cơ hội thực nghiệm thực tiễn, đây chính là tiếp cận dạy học STEM.

(3) Tích hợp những kiến thức của các môn Toán học,Vật lí, Công nghệ, Sinh học, Tin học trong quá trình dạy học môn Hóa học

Hình 2.3 Tích hợp những kiến thức của các môn Toán học,Vật lí, Công nghệ, Sinh học, Tin học trong quá trình dạy học môn Hóa học

Nhận xét: Vấn đề dạy học liên môn đã được Bộ GD phát động từ năm học 2011 -2012, dạy học tích hợp nhìn chung vẫn đang dừng ở các đợt dự thi, tuyên truyền

Trang 9

GV hưởng ứng, chứ chưa thực sự là một yêu cầu bắt buộc với GV, nhưng một vấn đề quan trọng nữa ảnh hưởng đến quá trình liên môn đó là chương trình trong sách giáokhoa hiện hành chưa đồng bộ, kiến thức nằm rải rác ở các lớp học khác nhau ảnhhưởng đến lựa chọn dạy học của GV và nhận thức của HS Một lí do khác đó là GVđược đào tạo đơn môn nên kiến thức môn khác không nắm chắc nên việc dạy học còn hạn chế.

(4) Mức độ kết nối, giới thiệu các ngành nghề liên quan đến nội dung bài học

Hình 2.4 Mức độ lồng ghép ngành nghề liên quan trong bài học môn Hóa học 9 Nhận xét: Những năm qua Bộ GD đã và đang triển khai thí điểm mô hình dạy học gắn liền với sản xuất, kinh doanh Tuy nhiên, qua số liệu khảo sát trên cho thấy mức độ GV vận dụng là chưa cao, còn nặng về dạy kiến thức hàn lâm, dạy học gắn liền sản xuất, kinh doanh chính là những bước đi quan trọng để triển khai dạy học STEM, vậy vấn đề đặt ra là trong thời gian tới cần có những chỉ đạo từ các cấp để nâng cao hiệu quả vấn đề dạy học gắn liền với sản xuất, kinh doanh.

(5) Mức độ tìm hiểu của thầy, cô về các vấn đề sau như thế nào?

Trang 10

Hình 2.5 Mức độ định hướng phát triển NLVDKTKN để tìm hiểu về STEM, giáo dục STEM, ngày hội STEM, ngành nghề STEM

Nhận xét: Hầu hết GV được khảo sát tại hai trường đều có sự tìm hiểu về STEM, điều này cũng hoàn toàn phù hợp với thực tiễn, nhũng năm qua Bộ GD-ĐT đã có nhiều văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện dạy học STEM đến GV, Phòng GD Trực Ninh, Sở GD-ĐTNam Định hàng năm thường niên tổ chức ngày hội STEM, thi KHST cho HS Vì vậy số GV có tìm hiểu kĩ về STEM, thi KHST của HS phản ánh đúng tình hình thực tiễn, cho thấy GV hưởng ứng tương đối lớn các chỉ đạo của Bộ GD - ĐT cũng như Sở GD-ĐT và Phòng DG cho thấy GV sẵn sàng thực hiện cải cách GD với mong muốn phát triển năng lực và phẩm chất cho người học, góp phần xây dựng đất nước.

Nhận xét: Như vậy chủ đề này cũng đã có 2 GV thực hiện dạy học STEM, đây là cơ sở thực tiễn quý báu để chúng tôi học hỏi kinh nghiệm, tuy nhiên vẫn còn nhiều Gv chưa thực hiện dạy STEM chủ đề này, điều đó cho thấy đây là một chủ khó, cũng cóthể hiểu vấn đề STEM là chưa bắt buộc với GV, chưa là tiêu chí đánh giá GV, nhưvậy HS chưa có cơ hội để trải nghiệm thực tiễn về các kiến thức của Polime, chưa được trải nghiệm tìm hiểu các ngành nghề liên quan.

Nhận xét: GV hai trường khảo sát đều lựa chọn dạy học STEM giúp HS định hướng nghề nghiệp, cho thấy GV đã tìm hiểu về dạy học STEM, mặc dù sự tìm hiểu và vận dụng là không đồng đều.

Trang 11

(6) Phần Polime có chứa nội dung gắn liền với đời sống thực tiễn.

Hình 2.8 Đánh giá của GV về phần Polime có chứa nội dung gắn liền với thực tiễn Nhận xét: GV đã nhận thức rất rõ về kiến thức thực tiễn của Polime vấn đề là hình thức dạy học ra sao để HS có cơ hội trải nghiệm thực tiễn thông qua học tập chủ đề, góp phần phát triển năng lực, phẩm chất cho HS bên cạnh đó cũng góp phần định hướng nghề nghiệp cho HS Có thể nhận thấy dạy học STEM có ưu việt nhất để đạt được các mục tiêu trên.

Kết quả phần khảo sát, lấy ý kiến HS.

Nhận xét: Qua kết quả nhận thấy sự không đồng đều về học tập theo STEM, có thể giải thích cho kết quả trên là HS rất ít khi được dạy học STEM, vì thế ấn tượng về hình thức này không cao Tuy nhiên, nó cũng phản ánh đúng thực tiễn của dạy học hiện tại do sách giáo khoa chưa đổi mới, hình thức thi vẫn nhƣ cũ chủ yếu đánh giá kiến thức hàn lâm, nên GV vẫn nặng về truyền thụ kiến thức Điều này đặt ra nhiệm vụ cho GV là cần phải dần thay đổi hình thức dạy học, các cấp lãnh đạo cần chỉ đạo, hướng dẫn cụ thể hơn về dạy học STEM trong các nhà trường THCS.

(1) Vấn đề GV giới thiệu ngành nghề cho HS trong quá trình học tập

Trang 12

Hình 2.10 Ý kiến của HS về định hướng phát triển NLVDKTKN giới thiệu ngành nghề trong dạy học

Nhận xét: Qua khảo sát cho thấy GV tại hai trường đã có những thay đổi nhất định trong dạy học, điều này có được do GV cũng đã nhận thức đƣợc vai trò của môn học đến việc chọn nghề của HS sau này, sự thay đổi nhận thức trên cũng hoàn toàn phù hợp với thực tiễn dạy học, vì nhũng năm qua Bộ GD ĐT cũng chỉ đạo Sở GD -ĐT các tỉnh tập huấn cho GV về việc dạy học gắn liền với thực tiễn, với cơ sở kinh doanh của địa phương Tuy nhiên tính thường xuyên chưa có, điều điều ảnh hưởng đến chất định hướng phát triển NLVDKTKN.

(2) Quan điểm của HS về vấn đề học môn Hóa học chỉ để có kiến thức học và thi vào lớp 10 THPT

Hình 2.11 Kết quả về quan điểm của HS về môn Hóa học khi học THCS Nhận xét: Với kết quả khảo sát này cho chúng tôi nhận thấy khá là phù hợp với thực tiễn học tập ngày nay, Nhưng vẫn đề nằm ở tiêu chi “ Đồng ý một phần” lại không tập trung học tập do môn Hóa học không thi vào lớp 10, như vậy mục tiêu hàng đầu của HS vẫn là ngại khó và lười học khi không thi là không có ý thức học (3) Vấn đề HS được tham gia các dự án học tập mà thầy cô yêu cầu phải dùng đến kiến thức của các môn khác như: Toán, vật lí, Sinh học, Công nghệ và Tin học để giải quyết nhiệm vụ.

Trang 13

Hình 2.12 HS được tham gia thực hiện các dự án học tập

Nhận xét: Như vậy công tác dạy học tại đơn vị cũng đã có GV tổ chức dạy học STEM, tuy nhiên tần xuất chưa nhiều, có thể mới dừng ở mức thực nghiệm, tuy nhiên đây cũng được coi là một tín hiệu đáng mừng vì cho thấy GV các trường THCS đãquan tâm đến dạy học STEM tạo cơ hội cho HS được trải nghiệm thực tiễn nhiều hơn, HS có cơ hội vận dụng kiến thức của Toán học, Sinh học, Vật lí, Công nghệ, Hóa học để giải quyết một vấn đề học tập, có thể là vấn đề mới nhưng cũng có thể là vẫn đề của thực tiễn.

ĐÁNH GIÁ CHUNG Qua kết quả khảo sát chúng tôi nhận thấy:

- Về chương trình hiện hành: Các nội dung trong chương trình cơ bản lồng ghép các vấn đề của thực tiễn, có nhiều nội dung lặp lại trong các bộ môn là cơ hội để tổ chức dạy học STEM.

- Về phía GV: Đều nhận thấy ý nghĩa to lớn của giáo dục STEM , tuy nhiên vì những lí do khách quan hay chủ quan mà vận dụng vào thực tiễn là chưa thường xuyên Bên cạnh đó cũng còn tồn tại một số GV chưa có được sự quan tâm đến giáodục STEM, trong phạm vi của luận văn này tôi mong muốn hệ thông hóa các vấn đề lí luận của dạy học STEM cũng như dạy học thực nghiệm để đánh giá tính hiệu quả của giáo dục STEM, đặc biệt là dạy học STEM nhằm định hướng phát triển NLVDKTKN, góp phần nâng cao nhận thức, kinh nghiệm cho bản thân nhƣngđồng thời tạo hiệu ứng cho đồng nghiệp về dạy học STEM đáp ứng được đổi mới giáo dục mà Đảng và Nhà nước đang chỉ đạo Bộ GD - ĐT thực hiện trong thời gian qua.

Trang 14

- Về phía HS: Kết quả khảo sát lấy ý kiến học sinh đã phản ánh cơ bản đúng thực dạy học ngày nay, đó là chủ yếu luyện HS kĩ năng làm bài để thi vào THPT đại trà hoặc chuyên, tuy nhiên chúng tôi thấy HS cũng có nhu cầu về Gv cần thay đổi dạy học để giúp HS vừa có kiến thức nhƣng cũng có được khả năng đánh giá sở thích, sở trường của bản thân đối với ngành nghề sau này.

Đây là những cơ sở thực tiễn quan trọng để chúng tôi đề xuất giải pháp dạy học STEM góp phần nâng cao định hướng phát triển NLVDKTKN HS thông qua dạy học phần Polime - Hóa học 9.

Tóm tắt nội dung giải pháp và làm rõ tính mới Các nội dung cơ bản được đưa ra là:

- Nghiên cứu lí luận chung về các vấn đề: dạy học theo định hướng phát triển NL người học, NLVDKTKN, quan điểm dạy học tích hợp và GD STEM trong dạy học Hoá học.

-Phân tích mục tiêu, nội dung chương trình hoá học lớp 9 THCS và đi sâu vào phần Hóa học hữu cơ lớp 9.

-Xây dựng và tổ chức thực hiện một số CĐGD STEM phần Hóa học hữu cơ lớp 9 Thiết kế kế hoạch dạy học cho các CĐGD STEM đã đề xuất.

- Thiết kế bộ công cụ đánh giá NLVDKTKN thông qua dạy học CĐGD STEM của thực tiễn cho HS THCS.

- Tiến hành thực nghiệm sư phạm (TNSP) để đánh giá sự phù hợp, khả thi của các đề xuất và tính đúng đắn của giả thuyết khoa học đề ra.

Điểm mới của giải pháp

-Chưa có đề tài nghiên cứu, SKKN được công bố giống hoặc gần giống với đề tài của SKKN.

-Đề xuất 5 CĐ và xây dựng nội dung chi tiết cho 2 CĐGD STEM phần Hóa học hữu cơ lớp 9 và tổ chức thực hiện các CĐ này nhằm phát triển NLVDKTKN cho HS Thiết kế các kế hoạch bài dạy (KHBD) minh hoạ.

-Xác định cấu trúc NLVDKTKN thông qua dạy học CĐGD STEM Thiết kế và sử dụng bộ công cụ đánh giá NLVDKTKN của HS sau khi thực hiện CĐGD STEM đã

Trang 15

đề xuất.

Nội dung giải pháp

NỘI DUNG 1: TỔNG QUAN LÍ THUYẾT 1.1.Năng lực vận dụng kiến thức kĩ năng

1.1.1Khái niệm

NLVDKTKN của HS là “khả năng vận dụng được kiến thức, kĩ năng đã có vào một số tình huống cụ thể trong học tập và thực tiễn, mô tả, dự đoán, giải thích hiện tượng, giải quyết các vấn đề một cách khoa học”.

NLVDKTKN còn phản ánh khả năng ứng xử thích hợp trong các tình huống có liên quan đến bản thân, gia đình và cộng đồng; ứng xử với tự nhiên phù hợp với yêu cầu phát triển bền vững xã hội và bảo vệ môi trường.

1.1.2.Cấu trúc của năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng

Theo [7], [22] cấu trúc của NLVDKTKN bao gồm các NL thành phần như:

-NL phát hiện, giải thích hiện tượng tự nhiên, ứng dụng của hoá học trong cuộc sống -NL phản biện, đánh giá ảnh hưởng của một vấn đề thực tiễn.

-NL vận dụng kiến thức tổng hợp, đánh giá ảnh hưởng của một vấn đề thực tiễn và đề xuất một số phương pháp, biện pháp, mô hình, kế hoạch GQVĐ.

-NL định hướng nghề nghiệp.

-NL ứng xử với tình huống của bản thân và xã hội 1.1.3.Các biểu hiện của năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng

Theo [7], biểu hiện của NLVDKTKN như sau:

- Vận dụng được kiến thức hoá học để phát hiện, giải thích được một số hiện tượng tự nhiên, ứng dụng của hoá học trong các lĩnh vực của thực tiễn

-Vận dụng được kiến thức hoá học để phản biện, ĐG ảnh hưởng của một vấn đề thực tiễn.

-Vận dụng được kiến thức tổng hợp để ĐG ảnh hưởng của một vấn đề thực tiễn và đề xuất một số PP, biện pháp, mô hình, kế hoạch GQVĐ.

Trang 16

-Định hướng được ngành, nghề sẽ lựa chọn sau khi tốt nghiệp THCS.

-Ứng xử thích hợp trong các tình huống có liên quan đến bản thân, gia đình và cộng đồng phù hợp với yêu cầu phát triển bền vững xã hội và bảo vệ môi trường 1.2 Xác định cấu trúc và thiết kế bộ công cụ đánh giá năng lực vận dụng kiến thức kĩ năng thông qua dạy học chủ đề giáo dục STEM

1.2.1 Xác định cấu trúc của NLVDKTKN thông qua dạy học chủ đề STEM Từ biểu hiện của NLVDKTKN mô tả trong văn bản chương trình GDPT môn Hóa học 2018; đặc điểm của mô hình GD STEM; đặc điểm, nội dung của CĐ dạy học STEM phần Hóa học hữu cơ lớp 9, tôi xác định cấu trúc của NLVDKTKN gồm 5 thành tố cơ bản với 8 tiêu chí biểu hiện và được mô tả ở bảng sau:

Bảng 1 1 Bảng mô tả cấu trúc của NLVDKTKN

TC2: Giải thích vấn đề thực tiễn có liên quan đến môn Hóa học trong CĐ STEM

2 NL phản biện/ ĐG các vấn đề thực tiễn có liên quan

TC3: Vận dụng được kiến thức hóa học để xác định, phân tích/ suy luận vấn đề thực tiễn có liên quan đến CĐ STEM

TC4: Đưa ra được kết luận đúng đắn về bản chất vấn đề thực tiễn trong CĐ STEM

3 NL đề xuất PP, biện pháp, mô hình, lập kế hoạch thực hiện GQVĐ

TC5: Đề xuất được một số PP, biện pháp, mô hình, kế hoạch để GQVĐ thực tiễn liên quan đến CĐ STEM TC6: Lựa chọn phương án, mô hình/ kế hoạch thực hiện có tính khả thi GQVĐ thực tiễn của CĐ.

4 NL thực hiện kế hoạch GQVĐ thực tiễn

TC7: Thực hiện kế hoạch GQVĐ thực tiễn đã lựa chọn và trình bày kết quả sản phẩm.

Trang 17

5 NL ứng xử bảo vệ môi trường

TC8: Phát hiện, hiểu rõ tác động của vấn đề nghiên cứu trong CĐ STEM tới việc bảo vệ môi trường.

1.2.1.Xác định mức độ biểu hiện của các tiêu chí NLVDKTKN.

Căn cứ vào cấu trúc của NLVDKTKN đã xây dựng ở trên để xây dựng bảng mô tả cụ thể các tiêu chí đánh giá và mức độ đạt được của từng tiêu chí:

Bảng 1 2 Mô tả các mức độ biểu hiện của các tiêu chí NL VDKTKN

Tiêu chí đánh giá Mức độ biểu hiện

Trang 18

STEM nhưng chưa đầy đủ

MĐ 3: Phát hiện được vấn đề thực tiễn liên quan đến CĐ STEM chính xác, đầy đủ.

2 Giải thích VĐ thực tiễn có liên quan đến môn Hóa học trong chủ đề STEM

MĐ 1: Giải thích chưa đúng cơ sở khoa học, bản chất của vấn đề thực tiễn có liên quan đến CĐ STEM

MĐ 2: Giải thích được một số nội dung vấn đề thực tiễn có liên quan đến CĐ STEM

MĐ 3: Giải thích một cách chính xác, đầy đủ nội dung vấn đề thực tiễn có liên quan đến CĐ STEM trên cơ sở khoa học

MĐ 1: Vận dụng chưa đúng kiến thức Hóa học để phân tích suy luận được các yếu tố trong CĐ STEM.

MĐ 2: Vận dụng được kiến thức hoá học để phân tích suy luận được các yếu tố trong CĐ STEM nhưng chưa đầy đủ chính xác

MĐ 3: Vận dụng đúng các kiến thức hoá học để phân tích suy luận đầy đủ, chính xác, khoa học các yếu tố trong CĐ

MĐ 1: Đưa ra kết luận nhưng không đúng về bản chất vấn đề thực tiễn có trong CĐ STEM.

MĐ 2: Đưa ra được kết luận về bản chất vấn đề thực tiễn trong CĐ STEM nhưng chưa đầy đủ

MĐ3 Đưa ra được kết luận đầy đủ, chính xác và khoa học về bản chất vấn đề thực tiễn trong CĐ STEM

5 Đề xuất được một số phương án, biện pháp, mô hình, kế hoạch để GQVĐ thực tiễn liên

MĐ 1: Đề xuất một vài biện pháp GQVĐ nhưng chưa mang tính khả thi và không thực tiễn

MĐ 2: Đã đề xuất được một số giải pháp, phương án GQVĐ

Trang 19

quan đến CĐ STEM nhưng chưa phân tích cụ thể và đầy đủ về các giải pháp này

MĐ 3: Đề xuất được các phương án, giải pháp để GQVĐ, phân tích được ưu và nhược điểm của từng giải pháp một

Trang 20

MĐ 1: Lựa chọn phương án, mô hình và kế hoạch thực hiện chưa mang tính khả thi.

MĐ 2: Lựa chọn được giải pháp, mô hình, kế hoạch thực hiện có tính khả thi nhưng chưa có sự giải thích đầy đủ và hợp lí MĐ 3: Lựa chọn được giải pháp thực hiện phù hợp, khả thi và có phân tích, lập luận giải thích hợp lý

7 Thực hiện kế hoạch GQVĐ thực tiễn đã lựa chọn và trình bày kết quả sản phẩm

MĐ 1: Thực hiện được một phần nhỏ (1/4 nội dung) kế hoạch GQVĐ thực tiễn, trình bày kết quả chưa đầy đủ, còn lúng túng.

MĐ 2: Đã thực hiện kế hoạch GQVĐ thực tiễn đã lựa chọn nhưng chưa đầy đủ (khoảng ½ đến ¾ nội dung), trình bày kết quả rõ ràng nhưng chưa đầy đủ và logic

MĐ 3: Thực hiện kế hoạch GQVĐ thực tiễn đã lựa chọn một cách đầy đủ, chuẩn xác, khoa học Trình bày rõ ràng, logic, bảo vệ được kết quả của mình

MĐ 1: Phát hiện được vấn đề nghiên cứu nhưng chưa hiểu về tác động của nó đến việc bảo vệ môi trường

MĐ 2: Phát hiện và hiểu được một số tác động của vấn đề nghiên cứu tới việc bảo vệ môi trường nhưng chưa đầy đủ MĐ 3: Phát hiện và hiểu rõ được các tác động của vấn đề nghiên cứu tới việc bảo vệ môi trường.

Trong đó Mức độ 1: tương ứng với 1 điểm; Mức độ 2: tương ứng với 2 điểm; Mức độ 3: tương ứng với 3 điểm

1.3.Một số vấn đề cơ bản về giáo dục STEM 1.3.1 Khái niệm STEM

Theo [2], [9], [14], STEM là cách viết ghép các chữ cái đầu tiên trong tiếng Anh của các từ: Science (Khoa học), Technology (Công nghệ), Engineering (Kĩ

Trang 21

thuật), Mathematic (Toán học).

STEM là thuật ngữ lần đầu tiên được giới thiệu bởi Quỹ Khoa học Mỹ vào năm 200 STEM là một chương trình giảng dạy dựa trên ý tưởng giáo dục HS theo bốn chuyên ngành cụ thể - khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học - theo cách tiếp cận liên ngành và ứng dụng Thay vì dạy bốn môn học riêng biệt, STEM tích hợp chúng vào một mô hình học tập gắn kết dựa trên các ứng dụng trong thế giới thực, thông qua đó các kỹ năng STEM được tích hợp, lồng ghép hài hòa.

Giáo dục STEM là một cách tiếp cận liên môn trong học tập, ở đó những khái niệm học thuật chính xác được kết hợp với bài học thực tiễn khi học sinh vận dụng khoa học, kĩ thuật, công nghệ và toán học trong một bối cảnh cụ thể, tạo nên sự kết nối giữa nhà trường, cộng đồng, việc làm và hoạt động kinh doanh toàn cầu cho phép sự phát triển những hiểu biết tối thiểu về STEM và cùng với nó là sự cạnh tranh trong nền kinh tế mới.

1.3.2.Giáo dục STEM

Trong chương trình GDPT tổng thể năm 2018 [6], xác định: “GD STEM là mô hình GD dựa trên cách tiếp cận liên môn, giúp HS áp dụng các kiến thức khoa học, công nghệ, kĩ thuật và toán học vào giải quyết một số vấn đề thực tiễn trong bối cảnh cụ thể”.

1.3.3.Mục tiêu của giáo dục STEM

Hiện nay nhiều quốc gia trên thế giới đã đưa STEM vào chương trình GD và đặt ra các mục tiêu cho GD STEM Tuỳ từng quốc gia và bối cảnh khác nhau mà mục tiêu của GD STEM cũng khác nhau nhưng đều có điểm chung là sự tác động đến người học, nhằm phát triển con người đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế, xã

Trang 22

hội của quốc gia trong thời đại toàn cầu hoá đầy cạnh tranh và thách thức.

Theo [9], [15], [16], với GD nước ta thì mục tiêu chung của GD STEM là hướng tới sự tác động đến người học, hướng tới vận dụng kiến thức các môn học để GQVĐ thực tiễn nhằm đáp ứng các mục tiêu kinh tế, xã hội của đất nước Cụ thể là GD STEM thể hiện đầy đủ mục tiêu GDPT theo chương trình GDPT tổng thể và còn phát triển cho HS:

-Các NL đặc thù của các môn học thuộc lĩnh vực STEM: Đó là những kiến thức, kĩ năng liên quan đến các môn học Khoa học, Công nghệ, Kĩ thuật, Toán học Qua đó HS biết liên kết các kiến thức Khoa học, Toán học để GQVĐ thực tiễn, biết sử dụng, quản lí và truy cập Công nghệ, biết về quy trình thiết kế và chế tạo ra các sản phẩm.

-Các NL cốt lõi: GD STEM nhằm trang bị cho HS những NL, hành trang trước những cơ hội, thách thức trong thời đại công nghệ 4.0 Ngoài những hiểu biết về các lĩnh vực Khoa học, Công nghệ, Kĩ thuật, Toán học, HS sẽ được phát triển tư duy sáng tao, kĩ năng hợp tác để thành công…

-Định hướng nghề nghiệp: GD STEM sẽ tạo cho HS có những kiến thức, kĩ năng mang tính nền tảng cho việc học tập ở các bậc học cao hơn cũng như cho nghề nghiệp trong tương lai Từ đó, góp phần xây dựng lực lượng lao động có NL, phẩm chất tốt đặc biệt là lao động trong lĩnh vực STEM đáp ứng yêu cầu nguồn lao động xây dựng và phát triển đất nước.

Với mục tiêu trên, mô hình GD STEM tổ chức các hoạt động học tập tích cực nhằm tác động đến HS như:

- Đưa trải nghiệm sáng tạo vào trong quá trình học tập HS được học trên cơ sở dự án (DA), được giao nhiệm vụ theo từng DA, từ đó phát huy tối đa khả năng tư duy sáng tạo và ứng dung các kiến thức khoa học vào cuộc sống.

-Đem lại sự hứng thú trong học tập Nhiệm vụ giao cho HS gắn với thực tiễn nên hấp dẫn, kích thích trí sáng tạo và tò mò của HS.

-Đánh giá đúng chính xác NL HS Thay vì những bài thi quyết định kết quả học tập của một cá nhân, thì GD STEM đánh giá sự tiến bộ của HS theo một quá trình Trong đó, HS được cọ sát, tranh luận, bảo vệ ý kiến của bản thân cũng như được hợp tác vơi các thành viên trong nhóm.

Qua đó, GD STEM đã góp phần GQVĐ của GD nước ta hiện nay là: giảm tải kiến

Trang 23

thức kinh viện, thay đổi PPDH và PP đánh giá HS.

1.4.Xây dựng và tổ chức thực hiện chủ đề giáo dục STEM 1.4.1.Tiêu chí xây dựng chủ đề giáo dục STEM

Trên cơ sở nội dung của phần Hóa học hữu cơ lớp 9, GV nghiên cứu chuẩn kiến thức, kĩ năng của môn học, tìm ra các vấn đề, các mâu thuẫn trong thực tế có liên quan và nội dung GD STEM để xây dựng các chủ đề học tập Một CĐGD STEM được xây dựng dựa trên các tiêu chí sau:

Tiêu chí 1: Chủ đề STEM cần tập trung vào các vấn đề thực tiễn.

Tiêu chí 2: Cấu trúc bài học STEM kết hợp tiến trình khoa học và quy trình thiết kế kĩ thuật Tiêu chí 3: PPDH bài học STEM đưa HS vào hoạt động tìm tòi và khám phá, định hướng hành động, trải nghiệm và sản phẩm.

Tiêu chí 4: Hình thức tổ chức bài học STEM lôi cuốn HS vào hoạt động nhóm kiến tạo.

Tiêu chí 5: Nội dung bài học STEM áp dụng chủ yếu từ nội dung khoa học và toán mà HS đã và đang học.

Tiêu chí 6: Tiến trình bài học STEM tính đến có nhiều đáp án đúng và coi sự thất bại như là một phần cần thiết trong học tập.

1.4.2.Quy trình xây dựng chủ đề/ bài học dạy học STEM

Từ các quy trình xây dựng CĐGD STEM, chúng tôi xác định quy trình xây dựng CĐGD STEM gồm 4 bước và được mô tả bằng sơ đồ sau:

Hình 1.1: Sơ đồ quy trình xây dựng CĐGD STEM Bước 4: Thiết kế tiến trình tổ chức dạy học Bước 3: Xác định tiêu chí đánh giá sản phẩm/ giải pháp

giải quyết vấn đề

Bước 2: Xác định vấn đề cần giải quyết Bước 1: Lựa chọn chủ đề STEM

Trang 24

Bước 1: Lựa chọn chủ đề STEM

Căn cứ vào nội dung kiến thức và các hiện tượng, quá trình gắn với các kiến thức đó trong tự nhiên; quy trình hoặc thiết bị công nghệ có sử dụng kiến thức phần Hóa học hữu cơ lớp 9 để lựa chọn chủ đề của bài học.

Bước 2: Xác định vấn đề cần giải quyết

Sau khi chọn CĐ của bài học, cần xác định vấn đề cần giải quyết để giao cho HS thực hiện đảm bảo sau khi GQVĐ đó, HS nắm được những kiến thức, kĩ năng cần hình thành trong phần Hóa học hữu cơ lớp 9 hoặc VDKTKN đã biết để xây dựng bài học Bước 3: Xây dựng tiêu chí đánh giá sản phẩm/ giải pháp GQVĐ

Sau khi đã xác định vấn đề cần giải quyết/ sản phẩm cần chế tạo, cần xác định rõ tiêu chí của giải pháp/ sản phẩm Đây chính là căn cứ để đề xuất giả thuyết khoa học/ giải pháp GQVĐ/ thiết kế mẫu sản phẩm Các tiêu chí cần hướng tới định hướng quá trình học tập và vận dụng kiến thức nền của HS, không nên tập trung ĐG sản phẩm vật chất.

Bước 4: Thiết kế tiến trình tổ chức hoạt động dạy học.

Các hoạt động DH được thiết kế theo các PP và kĩ thuật dạy học tích cực Mỗi hoạt động được thiết kế rõ ràng về mục đích, nội dung và sản phẩm mà HS phải hoàn thành Tiến trình dạy học CĐ/ bài học STEM được mô tả bằng sơ đồ sau:

Xác định vấn đề Nghiên cứu kiến thức nền Đề xuất giải pháp/bản thiết kế Lựa chon giải pháp/bản thiết kế Chế tạo mô hình (nguyên mẫu) Chia sẻ và thảo luận Điều chỉnh thiết kế.

Tiến trình bài học CĐ STEM là sự kết hợp giữa tiến trình khoa học và chu trình thiết kế kĩ thuật, tuy nhiên các bước không nhất thiết phải tổ chức theo thứ tự mà có thể song hành tương hỗ lẫn nhau.

NỘI DUNG 2: PHÁT TRIỂN NLVDKTKN CHO HS THÔNG QUA DẠY HỌC STEM - CHỦ ĐỀ POLIME - HÓA HỌC LỚP 9

2.1.Phân tích mục tiêu và cấu trúc nội dung phần Hóa học hữu cơ lớp 9 2.1.1 Mục tiêu cần đạt phần Hóa học hữu cơ lớp 9

Chủ đề 1: Khái niệm về hợp chất hữu cơ

Trang 25

Kiến thức Biết được:

+ Khái niệm về hợp chất hữu cơ và hóa học hữu cơ + Phân loại hợp chất hữu cơ

Kĩ năng

– Phân biệt được chất vô cơ hay hữu cơ theo CTPT, phân loại chất hữu cơ theo hai loại: hiđrocacbon và dẫn xuất của hiđrocachon.

– Quan sát thí nghiệm, rút ra kết luận

– Tính % các nguyên tố trong một hợp chất hữu cơ

– Lập được công thức phân tử hợp chất hữu cơ dựa vào thành phần % các nguyên tố.

Chủ đề 2: Cấu tạo phân tử hợp chất hữu cơ Kiến thức

Biết được:

– Đặc điểm cấu tạo phân tử hợp chất hữu cơ, công thức cấu tạo hợp chất hữu cơ và ý nghĩa của nó.

Kĩ năng

– Quan sát mô hình cấu tạo phân tử, rút ra được đặc điểm cấu tạo phân tử hợp chất hữu cơ

– Viết được một số công thức cấu tạo (CTCT) mạch hở, mạch vòng của một số chất hữu cơ đơn giản (< 4C) khi biết CTPT.

Chủ đề 3: Metan

Trang 26

Kiến thức Biết được:

– Công thức phân tử, công thức cấu tạo, đặc điểm cấu tạo của me tan.

– Tính chất vật lí: Trạng thái, màu sắc, tính tan trong nước, tỉ khối so với không khí – Tính chất hóa học: Tác dụng được với clo (phản ứng thế), với oxi (phản ứng cháy) – Me tan được dùng làm nhiên liệu và nguyên liệu trong đời sống và sản xuất

Kĩ năng

– Quan sát thí nghiệm, hiện tượng thực tế, hình ảnh thí nghiệm, rút ra nhận xét – Viết PTHH dạng công thức phân tử và CTCT thu gọn

– Phân biệt khí me tan với một vài khí khác, tính % khí me tan trong hỗn hợp.

Chủ đề 4: Etilen Kiến thức

Biết được:

– Công thức phân tử, công thức cấu tạo, đặc điểm cấu tạo của etilen.

– Tính chất vật lí : Trạng thái, màu sắc, tính tan trong nước , tỉ khối so với không khí – Tính chất hóa học: Phản ứng cộng thơm trong dung dịch, phản ứng trùng hợp tạo PE, phản ứng cháy.

– ứng dụng: Làm nguyên liệu điều chế nhựa PE, ancol (rượu) etylic, axit axetic Kĩ năng

– Quan sát thí nghiệm, hình ảnh, mô hình rút ra được nhận xét về cấu tạo và tính chất etilen – Viết các PTHH dạng công thức phân tử và CTCT thu gọn

Trang 27

– Phân biệt khí etilen với khí me tan bằng phương pháp hóa học

– Tính % thể tích khí etilen trong hỗn hợp khí hoặc thể tích khí đã tham gia phản ứng ở đktc.

Thái độ

- Giúp HS tăng hứng thú học tập môn Hóa học, bồi đắp niềm đam mê và khám phá khoa học.

-Có ý thức tích cực trong hoạt động, độc lập trong tư duy -Thái độ hợp tác trong làm việc nhóm.

-Giáo dục ý thức bảo vệ sức khỏe và môi trường Phát triển năng lực

-Chú trọng phát triển NLVDKTKN cho HS ngoài ra còn giúp HS hình thành và phát triển các NL: NL GQVĐ và sáng tạo, NL sử dụng ngôn ngữ hóa học, NL hợp tác và làm việc nhóm, NL sử dụng công nghệ thông tin và NL tự học.

Chủ đề 5: Axetilen -Kiến thức

-Biết được:

- Công thức phân tử, công thức cấu tạo, đặc điểm cấu tạo của axetilen.

-Tính chất vật lí : Trạng thái, màu sắc, tính tan trong nước , tỉ khối so với không khí -Tính chất hóa học: Phản ứng cộng brom trong dung dịch, phản ứng cháy.

- Ứng dụng: Làm nhiên liệu và nguyên liệu trong công nghiệp.

Trang 28

- Phân biệt khí axetilen với khí me tan bằng phương pháp hóa học

- Tính % thể tích khí axetilen trong hỗn hợp khí hoặc thể tích khí đã tham gia phản ứng ở đktc.

- Cách điều chế axetilen từ CaC2và CH4

Chủ đề 6: Dầu mỏ và khí thiên nhiên -Kiến thức

-Biết được:

- Khái niệm, thành phần, trạng thái tự nhiên của dầu mỏ, khí thiên nhiên và khí mỏ dầu và phương pháp khai thác chúng; một số sản phẩm chế biến từ dầu mỏ.

- Ứng dụng: Dầu mỏ và khí thiên nhiên là nguồn nhiên liệu và nguyên liệu quý trong

- Khái niệm về nhiên liệu, các dạng nhiên liệu phổ biến (rắn, lỏng, khí)

- Hiểu được: Cách sử dụng nhiên liệu (gas, dầu hỏa, than,…) an toàn có hiệu quả, giảm thiểu ảnh hưởng không tốt tới môi trường.

-Kĩ năng

- Biết cách sử dụng được nhiên liệu có hiệu quả, an toàn trong cuộc sống hằng ngày.

Trang 29

- Tính nhiệt lượng tỏa ra khi đốt cháy than, khí metan, và thể tích khí cacbonic tạo thành.

Chủ đề 8: Rượu Etylic -Kiến thức

-Biết được:

- Công thức phân tử, công thức cấu tạo, đặc điểm cấu tạo.

- Tính chất vật lí : Trạng thái , màu sắc, mùi vị, tính tan, khối lượng riêng, nhiệt độ sôi - Khái niệm độ rượu

- Tính chất hóa học: Phản ứng với Na, với axit axetic, phản ứng cháy -Ứng dụng : làm nguyên liệu dung môi trong công nghiệp

- Phương pháp điều chế ancol etylic từ tinh bột , đường hoặc từ quen -Kĩ năng

- Quan sát mô hình phân tử, thí nghiệm, mẫu vật, hình ảnh …rút ra được nhận xét về đặc điểm cấu tạo phân tử và tính chất hóa học.

- Viết các PTHH dạng công thức phân tử và CTCT thu gọn -Phân biệt ancol etylic với benzen.

- Tính khối lượng ancol etylic tham gia hoặc tạo thành trong phản ứng có sử dụng độ rượu và hiệu suất quá trình.

Trang 30

- Tính chất vật lí : Trạng thái , màu sắc, mùi vị, tính tan, khối lượng riêng, nhiệt độ sôi - Tính chất hóa học: Là một axit yếu, có tính chất chung của axit, tác dụng với ancol

etylic tạo thành este.

- Ứng dụng : làm nguyên liệu trong công nghiệp, sản xuất giấm ăn - Phương pháp điều chế axit axetic bằng cách lem men ancol etylic -Kĩ năng

- Quan sát mô hình phân tử, thí nghiệm, mẫu vật, hình ảnh …rút ra được nhận xét về đặc điểm cấu tạo phân tử và tính chất hóa học.

- Dự đoán, kiểm tra và kết luận được về tính chất hóa học của axit axetic - Phân biệt axit axetic với ancol etylic và chất lỏng khác.

-Tính nồng độ axit hoặc khối lượng dụng dịch axit axetic tham gia hoặc tạo thành trong phản ứng.

Chủ đề 10: Chất béo -Kiến thức

-Biết được:

- Khái niệm chất béo, trạng thái thiên nhiên, công thức tổng quát của chất béo đơn giản là (RCOO)3C3H5, đặc niêm cấu tạo.

Trang 31

- Quan sát thí nghiệm, hình ảnh …rút ra được nhận xét về công thức đơn giản, thành phần cấu tạo và tính chất của chất béo.

- Viết được PTHH phản ứng thủy phân của chất béo trong môi trường axit, môi trường kiềm

- Phân biệt chất béo (dầu ăn, mỡ ăn) với hiđrocacbon (dầu, mỡ công nghiệp) - Tính khối lượng xà phòng thu được theo hiệu suất.

Chủ đề 11: Glucozơ -Kiến thức

-Biết được :

- Công thức phân tử, trạng thái tự nhiên, tính chất vật lí (trạng thái, màu sắc, mùi vị, tính tan, khối lượng riêng)

-Tính chất hóa học: phản ứng tráng gương, phản ứng lên men rượu - ứng dụng: Là chất dinh dưỡng quan trọng của người và động vật -Kĩ năng

- Quan sát thí nghiệm, hình ảnh, mẫu vật …rút ra nhận xét về tính chất của glucozơ - Viết được các PTHH (dạng CTPT) minh họa tính chất hóa học của glucozơ - Phân biệt dung dịch glucozơ với ancol etylic và axit axetic

- Tính khối lượng glucozơ trong phản ứng lên men khi biết hiệu suất của quá trình.

Trang 32

- Tính chất hóa học: phản ứng thủy phân có xúc tác axit hoặc enzim.

- Ứng dụng: Là chất dinh dưỡng quan trọng của người và động vật, nguyên liệu quan trọng cho công nghiệp thực phẩm.

-Kĩ năng

-Quan sát thí nghiệm, hình ảnh, mẫu vật …rút ra nhận xét về tính chất của saccarozơ - Viết được các PTHH (dạng CTPT) của phản ứng thủy phân saccarozơ.

- Viết được PTHH thực hiện chuyển hóa từ saccarozơ thành glucozơ thành ancol etylic thành axit axetic

- Phân biệt dung dịch saccarozơ, glucozơ và ancol etylic - Tính % khối lượng saccarozơ trong mẫu nước mía.

Chủ đề 13: Tinh bột và xenlulozơ -Kiến thức

-Biết được:

-Trạng thái tự nhiên, tính chất vật lí của tinh bột và xenlulozơ Công thức chung của tinh bột và xenlulozơ là (C6H10O5)n

- Tính chất hóa học của tinh bột và xenlulozơ: phản ứng thủy phân,phản ứng màu của hồ tinh bột và iot.

- Ứng dụng của tinh bột và xenlulozơ trong đời sống và sản xuất - Sự tạo thành tinh bột và xenlulozơ trong cây xanh

-Kĩ năng

- Quan sát thí nghiệm, hình ảnh, mẫu vật …rút ra nhân xét về tính chất của tinh bột và xenlulozơ

Trang 33

- Viết được các PTHH của phản ứng thủy phân tinh bột hoặc xenlulozơ, phản ứng quang hợp tạo thành tinh bột và xenlulozơ trong cây xanh.

- Phân biệt tinh bột với xenlulozơ

- Tính khối lượng ancol etylic thu được từ tinh bột và xenlulozơ Chủ đề 13: Protein

-Kiến thức -Biết được:

- Khái niệm, đặc điểm cấu tạo phân tử (do nhiều amino axit tạo nên) và khối lượng phân tử của protein

Tính chất hóa học: Phản ứng thủy phân có xúc tác là axit, hoặc bazơ hoặc enzim,bị đông tụ khi có tác dụng của hóa chất hoặc nhiệt độ, dễ bị phân thủy khi đun nóng mạnh -Kỹ năng

- Quan sát thí nghiệm, hình ảnh, mẫu vật …rút ra nhận xét về tính chất - Viết được sơ đồ phản ứng thủy phân protein.

- Phân biệt protein (len lông cừu, tơ tằm ) với chất khác ( tơ ngon), phân biệt amino axit và axit theo thành phần phân tử.

Chủ đề 14: Polime - Kiến thức

-Biết được:

- Định nghĩa, cấu tạo, phân loại polime (polime thiên nhiên và polime tổng hợp) - Tính chất chung của polime

- Khái niệm về chất dẻo,cao su, tơ sợi và những ứng dụng chủ yếu của chúng trong đời sống ,sản xuất

Trang 34

-Kĩ năng

- Viết được PTHH trùng hợp tạo thành PE,PVC,…từ các monome.

- Sử dụng, bảo quản được một số đồ vật bằng chất dẻo, tơ, cao su trong gia đình an toàn và hiệu quả

- Phân biệt một số vật liệu polime

-Tính toán khối lượng polime thu được theo hiệu suất tổng hợp 2.1.2 Cấu trúc nội dung của phần Hóa học hữu cơ lớp 9

Có thể thấy phần Hóa học hữu cơ 9 chiếm một vị trí tương đối quan trọng trong tổng thể chương trình hóa học 9 Kiến thức phần Hóa học hữu có 9 có nhiều nội dung gắn với thực tiễn, có tính liên môn với các môn KHTN khác như Vật lý, Sinh học Những nội dung kiến thức phần này đã tạo điều kiện thuận lợi cho GV thiết kế một số CĐGD STEM và tổ chức DH các CĐ này để phát triển NLVDKTKN cho HS.

2.1.2 Một số nội dung và phương pháp dạy học cần chú ý khi dạy về phần Hóa học hữu cơ lớp 9

Nội dung

a.Chuyên đề 1: Hidrocacbon - Nhiên liệu

- Trong phần TCHH của Metan, chú ý đến phản ứng thế với Clo khi có ánh sáng, lưu ý khi đổ nước vào bình tam giác có sẵn mẩu giấy quỳ tím để kiểm tra sản phẩm nên cần lắc đều để phản ứng xảy ra thuận lợi.

-Do yêu cầu của chương trình chỉ giới thiệu kĩ về TCHH của Etilen với dung dịch brom (phản ứng cộng đặc trưng), nên khi dạy về Etilen GV nên mở rộng kiến thức liên quan đến phản ứng cộng của Etilen với Hidro, Clo khi có điều kiện thích hợp.

-Trong phần điều chế khí Axetilen, GV cần chú ý cho học sinh cách điều chế và thu và sử dụng khí Axetilen Vì: Trường hợp tiếp xúc khí C2H2dưới 2,5% trong khoảng dưới 1 giờ thì con người sẽ an toàn.Giả sử nồng độ axetilen vượt quá mức phép: Nạn nhân sẽ cảm thấy buồn nôn, tức ngực, khó thở, đau đầu, đi không vững, da tái xanh, tổ thương phổi, hôn mê Còn nếu để chúng tiếp xúc với da sẽ gây nên tình trạng phát ban Do Axetilen là chất dễ cháy nổ nên cần được bảo quản nơi khô

Trang 35

ráo, thoáng mát, tránh nguồn nhiệt trực tiếp và các loại hóa chất khác Song song đó nơi lưu trữ cần có rào chắn an toàn Trang bị đầy đủ bảng hiệu một cách cẩn thận để tránh nhầm lẫn với các loại hóa chất khác.

b Chuyên đề 2: Dẫn xuất của Hiđrocacbon

- Các hợp chất thuộc loại dẫn xuất của Hiđrocacbon có cấu tạo phức tạp, có nhiều TCHH đặc trưng cho từng loại GV cần khai thác kiến thức một cách có chọn lọc để giúp HS hiểu được: Cấu tạo và TCHH đặc trưng của từng dẫn xuất của Hiđrocacbon.

- Trong các hợp chất Gluxit, có những chất đồng phân của nhau nên có TCHH khác nhau Vì vậy, GV cần lưu ý HS phân biệt những hợp chất glucozơ và fructozơ; saccarozơ và mantozơ; tinh bột và xenlulozơ về cấu tạo phân tử và tính chất của chúng.

-Các Gluxit đều là những hợp chất gần gũi với cuộc sống nên GV cần giúp HS tìm hiểu ứng dụng và giải thích hiện tượng thực tế liên quan đến các hợp chất này.

b.Chuyên đề 3: Polime

- Các polime được dùng làm vật liệu để sản xuất chất dẻo, tơ tổng hợp, tơ nhân tạo hay cao su đều là những vật liệu vô cùng quan trọng Vì vậy, HS cần nắm vững các đặc điểm của các vật liệu

So sánh các vật liệu polime về tính chất vật lý, ứng dụng Phương pháp dạy học

- Sử dụng triệt để các phương tiện trực quan, thí nghiệm hóa học là nguồn kiến thức để tổ chức cho HS tìm tòi, khám phá về đặc điểm cấu trúc phân tử và mối quan hệ giữa CTPT và tính chất vật lý, TCHH đặc trưng của chất béo, của các hợp chất gluxit, cấu tạo của protein.

-Sử dụng các PPDH tích cực để tổ chức hoạt động nhận thức cho HS, đây cũng chính là con đường để hình thành cho HS PP tư duy, PP nghiên cứu Qua đó giúp HS hình thành các kiến thức, các kĩ năng và phát triển được các NL chung và các NL đặc thù của môn Hóa học.

-Sử dụng PP so sánh trong các bài dạy So sánh tính chất vật lý, TCHH giữa các hợp chất gluxit, giữa các chất béo, giữa các polime với nhau để tìm ra sự giống

Trang 36

nhau, khác nhau, nguyên nhân của sự giống và khác nhau đó.

2.1.3 Đề xuất một số chủ đề giáo dục STEM phần Hóa học hữu cơ lớp 9

Dựa trên các tiêu chí; các bước xây dựng chủ đề GD STEM và phân tích nội dung phần Hóa học hữu cơ lớp 9, tôi tiến hành xây dựng một số CĐ dạy học STEM, bao gồm:

Bảng 2 1: Một số chủ đề dạy học STEM phần Hóa học hữu cơ lớp 9

Nội dung hóa học Công nghệ/ Kỹ thuật Toán học Chủ đề 1: Chế tạo nước rửa bát sinh học từ bồ kết, vỏ bưởi và sả - Khái niệm chất giặt rửa, cơ

chế hoạt động của chất giặt nguyên liệu theo đúng tỉ lệ để tạo được nước rửa bát sinh học an toàn và hiệu quả phần hóa học của thân cây chuối Tác hại của ngành công nghiệp sản xuất giấy, tính tẩy trắng bột giấy của H2O2

- Quy trình sản xuất giấy từ xenlulozơ và từ thân cây chuối Kỹ thuật tạo giấy thành phẩm từ khuôn mẫu, Kỹ thuật tẩy trắng bột giấy

- Tính hiệu suất của quá trình sản xuất giấy từ thân cây chuối.

Chủ đề 3: Tái chế rác thải công nghiệp, nông nghiệp, sinh hoạt -Ứng dụng trong việc trồng các loại rau mầm

Cấu trúc, tính chất vật lý, hóa học của xơ dừa, mùn cưa, xác ngô, giấy vụn học đường trong đời sống (Xenluloxơ)

Quy trình sản xuất các loại rau mầm từ rác thải công nghiệp, nông nghiệp, sinh hoạt chưa Xenlulozơ (Polime tự nhiên)

- Toán tính toán tỉ lệ hạt nảy mầm, kích thước rau mầm

Trang 37

Chủ đề 4: Sản xuất nước giải khát từ trái cây Đặc điểm cấu tạo, tính chất

vật lý, hóa học và phương pháp điều chế rượu etylic; khái niệm độ rượu và cách hợp với từng loại trái cây, điều kiện về nhiệt độ và ánh sáng.

Chủ đề 5: Polime có ảnh hưởng như thế nào đến cuộc sống quanh ta Học sinh nắm được khái nghiên cứu khoa học: kỹ năng đặt câu hỏi, xây dựng giả thuyết, xác định phương pháp thực hiện, quan sát hiện tượng trong các thí nghiệm.

Rèn luyện kĩ năng giải thích

Thứ nhất, trong sách giáo khoa hiện hành còn nặng nhiều về lý thuyết, tính toán, nhiều bài thực hành trùng lặp, không thực tế và xa vời với thực tiễn Nội dung hóa học gắn với các vấn đề thực tiễn còn ít, đặc biệt khả năng vận dụng kiến thức đó vào thực

Trang 38

tiễn hầu như không có – trong khi đó hóa học là bộ môn gần gũi nhất với các vấn đề thực tiễn Qua nhiều năm giảng dạy và sử dụng sách giáo khoa tôi nhận thấy:

a, Hóa học 8:

Sách giáo khoa xuất hiện rất ít bài tập liên quan thực tiễn và không có hoạt động trải nghiệm nào Trong khi đó, tiếp cận các vấn đề thực tiễn trong hóa học lớp 8 khá phong phú, ví dụ như:

- Dự án nuôi tinh thể qua chủ đề nguyên tử, phân tử - Dự án làm sạch đồ trang sức trong chủ đề oxi.

b Hóa học 9:

Lưu ý: Sách giáo khoa xuất hiện các bài tập thực tiễn nhưng số lượng còn rất ít so với kiến thức thực tế mà các em được học, trong đó nội dung câu hỏi còn chung chung, số liệu còn cũ, chưa mang tính thời sự.

Với chương trình hóa học 9, tôi có thể đề xuất tiến hành các hoạt động trải nghiệm theo dạy học STEM như:

+ Chế tạo nước rửa bát sinh học từ bồ kết, vỏ bưởi và sả + Làm giấy và túi giấy từ thân cây chuối.

+ Sản xuất nước giải khát từ trái cây.

+ Polime có ảnh hưởng như thế nào đến cuộc sống quanh ta.

+ Tái chế rác thải công nghiệp, nông nghiệp, sinh hoạt - Ứng dụng trong việc trồng các loại rau mầm.

+ Dự án điều chế thuốc tấy, xử lí nước hồ bơi trong chủ đề phi kim + Dự án khắc tên người yêu thương lên kính trong chủ đề phi kim + Thuốc thử pH, thuốc thử hàn the từ rau, củ quả trái cây trong chủ đề bazơ.

+ Phân bón hóa học, thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật với sức khỏe cộng đồng trong chủ đề phân bón hóa học.

+ Dự án rau sạch.

+ Làm nến thơm, son môi tự chế trong chủ đề dẫn xuất của hiđrocacbon-plime + Dự án rượu với sức khỏe và văn hóa trong chủ đề rượu etylic.

Trang 39

+ Dự án làm xà phòng, nước rửa chén từ dầu, mỡ động vật Cách tái chế dầu ăn sau khi sử dụng trong chủ đề dẫn xuất của hiđrocaccon.

+ Làm cơm rượu, tổ chức lễ hội ẩm thực từ các loại cacbohidrat, làm mạch nha, làm giấm trong chủ đề dẫn xuất của hiđrocaccon

+ Dự án về polime - cách xử lí rác thải nhựa, tái chế rác thải nhựa…

+ Khắc tên lên các tấm kim loại, mạ đồng, mạ đồ trang sức trong chủ đề kim loại

+ Tìm hiểu về quá trình hình thành hang động, cách xử lí chất thải của phi hành gia trong chủ đề các loại hợp chất vô cơ.

+ Cách bảo vệ đồ dùng trang trí nội thất cho bền đẹp + Dự án làm nước giải khát bằng quá trình lên men trái cây.

- Qua phân tích trên có thể thấy các vấn đề thực tiễn rất phong phú, đa dạng có thể giải thích được rất nhiều vấn đề trong cuộc sống và áp dụng đơn giản trong thực tiễn.

Thứ hai, tính giáo dục của môn hóa thông qua lượng bài tập thực tế trong sách giáo khoa cũng chưa thực sự nổi bật Chủ yếu đưa ra mặt tích cực (những ứng dụng) của các chất, các phản ứng…còn về tác động tiêu cực đến môi trường, sức khỏe con người và giải pháp cho vấn đề này thì rất ít đề cập Riêng phần ứng dụng của các chất cũng thường trình bày ngắn gọn, chung chung, trừu tượng, đôi khi sơ sài nên sự nhận thức về tầmquan trọng của các chất và ý nghĩa của môn hóa học ở các em còn hạnchế.

Thứ ba, những thông tin khoa học mới và những vấn đề mang tính thời sự có liên quan đến bộ môn không được cập nhật kịp thời vào chương trình Chính vì vậy, những ứng dụng trong SGK sẽ nhanh chóng lạc hậu Điều đó làm cho ý nghĩa của việc học trở nên kém hứng thú và khó thuyết phục học sinh.

-Về tài liệu tham khảo

Hiện nay do yêu cầu đổi mới thi cử nên những tài liệu về các bài tập hóa học ứng dụng thực tế khá nhiều, tuy nhiên những tài liệu đó còn rời rạc chưa được hệ thống và phân loại chi tiết Hầu hết các tài liệu chỉ đưa ra các bài tập (thường được trích dẫn trong các đề thi thử) mà chưa có sự phân tích, thiết kế vào các bài giảng cụ thể, gây khó khăn cho giáo viên khi tham khảo và vận dụng Vì chưa có những tài liệu hay, phù hợp nên giáo viên còn khá lúng túng trong khâu truyền thụ cho học sinh, cũng chính vì thế mà việc học hóa của học sinh còn nặng về lí thuyết, ít gắn với thực tiễn, ít được trải nghiệm cuộc sống.

Trang 40

-Về hình thức giảng dạy

Hiện tại, giáo viên đã thực hiện một số chủ đề dạy học stem nhưng chỉ dừng lại ở mức độ lồng ghép trong các tiết học Những ứng dụng từ các tiết học stem đôi khi học sinh chưa biết vận dụng vào thực tiễn, nhất là việc xác định nghề nghiệp

2.2.Xây dựng kế hoạch bài dạy một số chủ đề STEM phần Hóa học hữu cơ lớp 9 2.2.1.Kế hoạch bài dạy CĐ 1: Tái chế rác thải công nghiệp, nông nghiệp, sinh hoạt - Ứng

dụng trong việc trồng các loại rau mầm 2.2.1.1 Lí do chọn chủ đề

Rau mầm là loại rau dễ trồng, kinh phí bỏ ra thấp mà cho giá trị kinh tế cao hơn (giá bán tại siêu thị từ 40-60 ngàn đồng/1kg rau mầm) so với những loại rau xanh thông thường khác Ngoài việc cho giá trị kinh tế cao rau mầm còn là loại loại rau non và sạch với hàm lượng dinh dưỡng cao tốt cho tiêu hoá, có khả năng kiểm soát lượng đường trong máu, cung cấp nhiều vitamin và dưỡng chất cho cơ thể con người Cùng với thị hiếu tiêu dùng dần chuyển sang ăn thô thì rau mầm dự kiến là loại rau được nhiều gia đình ưa chuộng Rau mầm được canh tác bằng các loại hạt giống thông thường và dễ tìm với mức giá rẻ chỉ từ khoảng 8-12 nghìn đồng/100g hạt giống như: Củ cải, cải bẹ xanh, cải ngọt, cải tùa xại, cải tần ô, rau muống, hành tây, đậu xanh, đậu đỏ… Rau mầm được chia làm 2 loại rau mầm trắng và rau mầm xanh.

Cùng với sự phát triển của xã hội, trên thị trường hiện nay cũng đã có rất nhiều loại máy móc cao cấp hỗ trợ cho việc trồng rau mầm tuy nhiên giá thành của sản phẩm cao, không phù hợp với túi tiền của nông dân cũng như những mô hình trồng rau mầm lớn.

Học sinh nghiên cứu chủ đề “Tái chế rác thải công nghiệp, nông nghiệp, sinh hoạt -Ứng dụng trong việc trồng các loại rau mầm” này là muốn chỉ ra môi trường trồng rau mầm phát triển tốt nhất và tiết kiệm chi phí giúp cho các hộ gia đình có thể có nguồn rau sạch, tiết kiệm chi phí Những trăn trở, lo lắng, băn khoăn và khát khao ấy đã thôi thúc các em học sinh thực hiện chủ đề này.

2.2.1.2 Mục tiêu của chủ đề Kiến thức

HS biết cách xử lý rác thải học đường, rác thải công nghiệp nông nghiệp (xơ dừa, mùn cưa, xác ngô, giấy vụn học đường,…chứa Xenlulozơ) kết hợp với việc trồng

Ngày đăng: 22/04/2024, 03:58

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan