Quá Trình Phát Triển Những Nguyên Lý Của Chủ Nghĩa Duy Vật Biện Chứng Trong Giai Đoạn Phát Triển Triết Học Mác (1848-1871.Pdf

11 1 0
Quá Trình Phát Triển Những Nguyên Lý Của Chủ Nghĩa Duy Vật Biện Chứng Trong Giai Đoạn Phát Triển Triết Học Mác (1848-1871.Pdf

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trang 1

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀNKHOA TRIẾT HỌC

Học phần: Lịch sử triết học Mác - Lênin

ĐỀ TÀI: Quá trình phát triển những nguyên lý

của chủ nghĩa duy vật biện chứng trong giai đoạn phát triển triết học Mác (1848-1871)

Giảng viên hướng dẫn : Trương Ngọc Nam Sinh viên thực hiện : Nguyễn Khánh Huyền Lớp : Triết K40

Hà Nội, ngày 21 tháng 12 năm 2022

Trang 2

II.Nội dung và ý nghĩa của triết học Mác trong những tác phẩm tiền thân của Tư bản 4

III Quá trình phát triển những nguyên lý của chủ nghĩa duy vật biện chứng trong tác phẩm Tư bản 6

Trang 3

MỞ ĐẦU

Chủ nghĩa duy vật biện chứng là hạt nhân lý luận triết học của thế giới khoa học Mác – Lênin, là hình thức phát triển cao nhất của chủ nghĩa duy vật, là hệ thống quan điểm lý luận được xác lập trên cơ sở giải quyết theo quan điểm duy vật biện chứng đối với vấn đề cơ bản của triết học Do đó, nắm vững những nội dung cơ bản của chủ nghĩa duy vật biện chứng là điều kiện tiên quyết để nghiên cứu toàn bộ hệ thống quan điểm khoa học của chủ nghĩa Mác – Lênin.

Quá trình hình và phát triển của triết học Mác trải qua nhiều giai đoạn khác nhau trong đó giai đoạn

Trang 4

NỘI DUNG

I Bối cảnh lịch sử sự phát triển triết học Mác trước công xãPa-ri (từ 1848-1871)

Những năm 1848-1849 là thời kỳ diễn ra những cuộc đấu tranh giai cấp, cách mạng xã hội hết sức mạnh mẽ, quyết liệt trong đời sống xã hội ở các nước châu Âu Giai cấp tư sản tự do đã trở thành giai cấp phản cách mạng, chỉ có giai cấp công nhân mới tiêu biểu cho một xu hướng lịch sử mới, xu hướng xã hội chủ nghĩa Nhưng cách mạng 1848-1849 đã thất bại, bọn phản cách mạng tạm thời giành thắng lợi Chủ nghĩa tư bản tiếp tục phát triển ở các nước châu Âu và châu Mỹ, chế độ phong kiến tan rã ở những nước đó Những xung đột xã hội gay gắt và cuộc cải cách trong những năm 1859-1861 ở nước Nga đã chứng tỏ tính tất yếu của cách mạng dân chủ tư sản ở nước này Cũng vào thời kỳ này, phong trào giải phóng và thống nhất dân tộc phát triển mạnh mẽ ở nhiều nước, như ở Ý, Hunggari, Rumani, Ba Lan, v.v Cách mạng 1848-1849 thất bại cũng là lúc bọn phản động, bọn quân chủ phong kiến bắt đầu tấn công ráo riết vào phong trào công nhân bằng những thủ đoạn tàn bạo và thâm độc, làm xuất hiện tầng lớp công nhân quý tộc là cơ sở cho chủ nghĩa cải lương Phong trào công nhân suy yếu và rơi vào khủng hoảng Năm 1852, "Đổng minh những người cộng sản" không còn tồn tại.

Nhưng sự lớn mạnh không ngừng của chủ nghĩa tư bản đã thủ tiêu những thắng lợi tạm thời của bọn phản động, đồng thời mâu thuẫn giữa tư sản và vô sản ngày càng phát triển gay gắt Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới nổ ra năm 1857 và sự phá sản của hàng loạt những công ty, ngân hàng càng đẩy giai cấp công nhân vào sự khốn cùng, nạn thất nghiệp tăng lên Từ năm 1860 phong trào công nhân lại phục hồi "Hội liên hiệp công nhân toàn nước Đức" do Látxan thành lập năm 1863 đã đóng vai trò rất tích cực trong việc củng cố phong trào công nhân Về sau Látxan đã bộc lộ rõ là một người cơ hội chủ nghĩa, cho nên vào năm 1869 "Đảng công nhân xã hội - dân chủ" (phải Aixonach) đã được

3

Trang 5

thành lập tại Aixonach dưới sự lãnh đạo của V Lipnich và A Beben Cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân thế giới đã không ngừng nâng cao từ tưởng đoàn kết quốc tế và trên thực tế, giai cấp công nhân đã chứng nó là một lực lượng xã hội có tính quốc tế, vì vậy đã đưa đến sự ra đời một tổ chức mỏi là Hội Liên hiệp Lao động Quốc tế được thành lập ngày 28-9-1964 ở Luân Đôn Tổ chức ủy là Quốc tế thứ nhất (1961-1872), có nhiệm vụ giáo dục chủ nghĩa xã hội cho công nhân và “thống nhất giai cấp công nhân quốc tế thành một đạo quân vĩ đại, chuẩn bị cuộc tấn công cách mạng vào chế độ tư bản chủ nghĩa và giành chủ nghĩa xã hội.

II Nội dung và ý nghĩa của triết học Mác trong những tácphẩm tiền thân của Tư bản

Cũng như bất cứ một học thuyết, lý luận nào, học thuyết kinh tế của Mác chỉ xuất hiện dưới hình thức hoàn bị, là tác phẩm “Tư bản”, sau khi nó đã có được những điều kiện và tiền đề cần thiết Trong những điều kiện, tiền đề ấy không thể không nói đến những tác phẩm có ý nghĩa tiền thân của nó, bao gồm những tác phẩm tiêu biểu như Bản thảo kinh tế - triết học (1844), Các bản thảo kinh tế những năm 1857-1859 và Lời nói đầu của nó, Góp phần phê phán khoa kinh tế chính trị và Lời tựa của nó Ý nghĩa tiền thân của những tác phẩm này đối với “Tư bản” không chỉ ở nội dung kinh tế, mà còn đặc biệt ở nội dung triết học của nó Việc tách ra, trình bày những tác phẩm này trước “Tư bản” là cần thiết để khẳng định nội dung và ý nghĩa triết học riêng của chúng trong quá trình làm nên sự vĩ đại của bộ “Tư bản.

Sau “Bản thảo kinh tế - triết học” năm 1844, “Các bản thảo kinh tế những năm 1857-1859” có ý nghĩa như bản dự thảo “kế hoạch”, “dự án” nghiên cứu kinh tế rất toàn diện của Mác Khi nghiên cứu tác phẩm này cần dành sự quan tâm thích đáng đối với những kết quả nghiên cứu của Mác về các xã hội tiền tư bản Mác và Ăngghen hiểu rõ ràng, nhận thực khoa học toàn diện chế độ xã hội

Trang 6

tư bản chủ nghĩa có nghĩa là phải vạch ra sự hình thành, phát triển và diệt vong tất yếu của nó Trong khi giải thích sự phát triển lịch sử nói chung, Mác đồng thời chỉ ra sự đa dạng và biến thiên của quá trình đó, tức là về tính chất “không giống nhau” giữa sự phát triển sản xuất vật chất và sự phát triển của của sáng tác nghệ thuật, sự phát triển “không đều nhau” giữa quan hệ sản xuất và quan hệ pháp quyền

Tác phẩm “Góp phần phê phán khoa kinh tế chính trị” được Mác viết vào thời gian từ tháng 8-1858 đến tháng Giêng năm 1859 Đây là một tác phẩm kinh tế chính trị học rất quan trọng trước khi “Tư bản” ra đời, trong đó những kết luận kinh tế chính trị khoa học được xây dựng trên cơ sở triết học của Mác Sau khi tác phẩm ra đời, Ăngghen đã có bài viết về tác phẩm này với tựa đề “Các Mác - Góp phần phê phán khoa kinh tế chính trị”, ông trình bày những yếu tố nhất định của chủ nghĩa duy vật biện chứng được thể hiện trong tác phẩm nói trên của Mác, ông chỉ ra những yếu tố phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng Ông cho thấy nội dung, ưu điểm và hạn chế của hai phương pháp lịch sử và lôgich được vận dụng trong kinh tế chính trị học, đồng thời cho thấy sự bổ sung lẫn nhau giữa chúng Trong bài viết của mình, Ăngghen đã dành cho phép biện chứng của Hêghen sự phân tích, đánh giá sâu sắc Ông thấy “phép biện chứng của Hêghen” tồn tại dưới hình thức hoàn toàn trừu tượng, “tư biện”, “dưới hình thức hiện có của nó, hoàn toàn không thể dùng được”, ông nhận ra nội dung phép biện chứng của Hêghen là sự phản ánh chính sự vận động, phát triển của xã hội loài người nói chung Ăngghen khẳng định chính Mác là người đã “rút từ lôgich học của Hêghen trong lĩnh vực này và khôi phục lại phương pháp biện chứng, được giải phóng khỏi những cái vỏ duy tâm của nó, dưới một dạng đơn giản trong đó nó trở thành một hình thái phát triển duy nhất đúng đắn của tư tưởng”.

Những tác phẩm kinh tế chính trị học trên đây, mà chủ yếu là của Mác, đã thể hiện rõ ý nghĩa tiền thân của chúng trong sự hình thành từng bước môn kinh tế chính trị khoa học của giai cấp công nhân, mà xét về mặt triết học là ở chỗ,

5

Trang 7

trong những tác phẩm này đã xây dựng cơ sở khoa học là những quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng cho nghiên cứu kinh tế chính trị học Trên thực tế, những thành công trong nghiên cứu kinh tế chính trị học thể hiện trong những tác phẩm tiền thân này đã chứng minh vai trò không thể thay thế được của cơ sở triết học ấy với tư cách là “kim chỉ nam” cho toàn bộ sự nghiên cứu của Mác và Ăngghen.

III Quá trình phát triển những nguyên lý của chủ nghĩa duyvật biện chứng trong tác phẩm Tư bản

“Tư bản” là công trình khoa học kinh tế lớn nhất của Mác Ở đây kết tinh, thể hiện rõ ràng và toàn diện nội dung triết học của Mác trong hình thức lý luận của kinh tế chính trị học và với tác phẩm này, những quan điểm triết học trong những tác phẩm tiền thân của nó đã không còn tồn tại dưới hình thức lý luận thuần tuý Lênin nhận xét: "Marx không để lại cho chúng ta "Lôgích học" (với chữ L viết hoa), nhưng đã để lại cho chúng ta lôgích của "Tư bản", và cần phải tận dụng đầy đủ nhất lôgích đó dễ giải quyết vấn đề mà chúng ta đang nghiên cứu Trong "Tư bản”, Mác áp dụng lôgích, phép biện chứng và lý luận nhận thức (không cần ba từ đó là cùng một cái duy nhất của chủ nghĩa duy vật vào một khoa học duy nhất" Có thể hiểu lời Lênin Mác không để lại “lôgích học" (với chữ L viết hoa), nghĩa là không để lại triết học dưới hình thức một hệ thống lý luận, một cuốn sách "giáo khoa" về triết học, nhưng đã để lại toàn bộ triết học của ông trong Tư bản.

Trước hết nói về chủ nghĩa duy vật biện chứng Trong Tư bản hầu hết những quan điểm thuộc nội dung của chủ nghĩa duy vật biện chứng, dặc biệt là phép biện chứng được triển khai một cách rất sâu sắc và toàn diện Có thể thấy rất rõ trong Tư bản các yếu tố của phép biện chứng như trừu tượng và cụ thể, mâu thuẫn, lượng và chất, phủ định và phủ định của phủ định, hệ thống cấu trúc,

Trang 8

bản chất và hiện tượng logich và lịch sử, nội dung và hình thức, khả năng và hiện thực, vv đều đã được xem xét một cách trực tiếp hoặc gián tiếp.

Một trong những điểm nổi bật của quan điểm biện chứng của Mác đó là xem xét nền sản xuất, phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, do đó hình thái xã hội tư sản theo quan điểm về sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập Mác đã vạch ra những mặt đối lập cụ thể làm thành một hệ thống, một chuỗi những nguyên nhân, động lực phát triển của nền kinh tế, xã hội tư sản, như giá trị và giá trị sử dụng của hàng hoá, lao động trừu tượng và lao động cụ thể, hàng hoá và tiền, giá trị và giá trị thặng dư, giá trị thặng dư tương đối và tuyệt đối, tư bản bất biến và tư bản khả biến, sản xuất và trao dổi, lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, tư bản và lao động, v.v Tuy nhiên, ông không dừng lại ở phân tích sự đối lập và tương tác giữa các mặt đối lập ấy, mà quan trọng hơn, còn chỉ ra sự chuyển hoá giữa chúng khi gần sự xem xét mẫu thuẫn với những yếu tố khác của phép biện chứng Cụ thể, đó là việc xem xét theo quan điểm tích luỹ dần dần về lượng dẫn đến những thay đổi về chất, chẳng hạn sự tích luỹ về lượng của tiền để dưa đến sự biến đổi về chất của nói thành tư bản, thông qua đó chỉ ra quá trình tự phủ định bên trong của nó; việc xem xét hàng hoá giá trị, quy luật giá trị, giá trị thặng dư theo quan điểm về mối liên hệ giữa bản chất và hiện tượng đã cho phép vạch ra bản chất của hàng hóa, của giá trị quy luật giá trị và giá trị thặng dư thông qua những hiện tượng biểu hiện cụ thể, sinh động và vô cùng phong phủ của chúng việc phân tích mỗi liên hệ của cái chung và cái riêng, khả năng và hiện thực, nội dung và hình thức, yếu tố và hệ thống, logich và lịch sử, trừu tượng và cụ thể, v.v cũng đều có mặt trong Tư điểm duy bản Ngay nội dung tập đầu của bộ Tư bản đã thể hiện rõ, một cách toàn diện nội dung, vai trò của quan vật biện chứng trong nghiên cứu kinh tế chính trị học.

Nhưng điều quan trọng là trong Tư bản những yếu tố của phép biện chứng vốn rất phong phú và sâu sắc đã được vận dụng trong mối liên hệ chặt chẽ với nhau trong một chỉnh thể thống nhất, bằng cách tất cả chúng đều phục tùng quan điểm phát triển với mục đích nhằm vạch ra sự phát sinh, phát triển tất

7

Trang 9

yếu, có quy luật của nền sản xuất tư bản nói chung, quan hệ sản xuất tư bản nói riêng Trong Tư bản tất cả những yếu tố của phép biện chứng đã được vận dụng, xem xét không tách rời những mâu thuẫn của nền sản xuất hàng hoá tư bản chủ nghĩa, sự kết hợp chặt chẽ giữa quan điểm lịch sử và quan điểm lôgích đã bao hàm trong nội dung quan điểm phát triển Mác đã vạch ra lôgích của nền sản xuất tư sản bằng cách luôn luôn tìm ra nó trong những không gian, thời gian lịch sử xác định và minh họa nó bằng những ví dụ lịch sử sinh động, phong phủ Chính vì thế, sự phát triển đặc thù của kinh tế hàng hoá nói chung và kinh tế hàng hoá tư bản nói riêng đã được vạch ra, đó là con đường đi từ trừu tượng đến cụ thể Và đương nhiên, toàn bộ quan điểm biện chúng nói trên đã được đặt trên cơ sở quan điểm duy vật khoa học (quan điểm duy vật mới) Mác khẳng định: “Phương pháp biện chứng của tôi không những khác phương pháp của Hêghen về cơ bản, mà còn đối lập hẳn với phương pháp ấy nữa Đối với Hêghen, quá trình tư duy - mà ông ta thậm chí còn biến thành một chủ thể độc lập dưới cái tên gọi ý niệm - chính là vị thần sáng tạo ra hiện thực và hiện thực này chẳng qua chỉ là biểu hiện bên ngoài của tu duy mà thôi Đối với tôi thì trái lại, ý niệm chẳng qua chỉ là vật chất được đem chuyển vào trong đầu óc con người và được cải biến đi ở trong đó”

Luận điểm này khẳng định quan điểm duy vật của Mác dưới hình thức chung của nó, đồng thời còn cho thấy hiểu biết duy vật của Mác về bản chất ý thức nói chung Luận điểm duy vật chính xác và sâu sắc này của Mác cho đến nay vẫn là một chỉ dẫn khoa học quan trọng cho nghiên cứu ý thức con người

Trang 10

KẾT LUẬN

Sự phát triển những nguyên lý của chủ nghĩa duy vật biện chứng của triết học Mác giai đoạn trước công xã Pa-ri được tổng kết toàn bộ ở trong bộ “Tư bản” Trong tác phẩm “Tư bản”, Mác dự kiến con đường phát triển của xã hội cộng sản chủ nghĩa theo qui luật khách quan đặc biệt của nó Xã hội đó phát triển dựa trên sở hữu xã hội về tư liệu sản xuất, lao động tập thể và sản xuất theo kế hoạch.

Tác phẩm “Tư bản” là sự nghiệp của cả cuộc đời, Mác đã chững minh những nguyên lý thống nhất giữa phép biện chứng, lôgích học và lý luận nhận thức Trong “Tư bản”, Mác thể hiện kiểu mẫu tuyệt vời về sự nghiên cứu một cách duy vật sự phát triển của xã hội.

Bộ Tư bản và các tác phẩm kinh tế khác của Mác đồng thời là những công trình nghiên cứu thiên tài về triết học, trong đó những qui luật, những phạm trù quan trọng nhất của phép biện chứng duy vật được nghiên cứu, những nguyên lý của nhận thức luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng được xác minh một cách khoa học.

Như vậy, những tác phẩm Mác, Ăngghen viết từ năm 1848 đến năm 1871, cho thấy giai đoạn những năm 1848-1849, nhiệm vụ nổi lên hang đầu là sự cần thiết phải khái quát về mặt lý luận kinh nghiệm các cuộc cách mạng và phải nghiên cứu những qui luật phát sinh, phát triển và diệt vong của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, những năm 1848-1851, những tư tưởng chính trị, những vấn đề lý luận cách mạng được đề lên hàng đầu, còn trong thời gian sau đó, Mác và Ăngghen tập trung sự chú ý vào các vấn đề khoa học kinh tế.

9

Ngày đăng: 21/04/2024, 22:22

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan