Biện pháp gvg công nghệ 7

3 0 0
Biện pháp gvg công nghệ 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Báo cáo biện pháp giáo viên giỏi môn Công nghệ 7 năm học 2023-2024 I. Lý do chọn biện pháp 1. Thực trạng vấn đề: Công nghệ là một môn học gắn liền với thực tiễn cuộc sống. Tuy nhiên có nhiều học sinh cho rằng đây là môn "phụ" nên chẳng mặn mà với môn học. Với cương vị là một giáo viên dạy Công nghệ thì tôi luôn tìm cách để tạo hứng thú học tập cho học sinht từ đó nâng cao chất lượng môn học. Hứng thú say mê trong học tập sẽ giúp học sinh dần hình thành nên tính tích cực góp phần giúp việc học tập đạt kết quả cao, có khả năng khơi dậy mạch nguồn của sự sáng tạo. Thế nhưng hiện nay đa số học sinh chưa có hứng thú trong học tập môn Công nghệ, học chỉ mang tính đối phó với thầy cô và cha mẹ nên chất lượng chưa cao và việc áp dụng vào thực tế chưa nhiều. Hiệu quả thực sự của việc dạy học là học sinh biết tự học, tự hoàn thiện kiến thức và tự rèn luyện kỹ năng. Vậy nhiệm vụ khó khăn và quan trọng nhất của giáo viên là làm sao cho học sinh thích học và cảm thấy biết thêm kiến thức của mỗi bài học ở mỗi môn học là có thêm những điều bổ ích, lý thú từ một góc nhìn cuộc sống. Do phương pháp giảng dạy còn nghèo nàn, hình thức tổ chức dạy học còn đơn điệu nên chưa gây được hứng thú học tập cho học sinh. Điều đó dẫn đến hiện tượng là một số em ngại học môn Công nghệ. 2. Lí do chọn biện pháp: Với sự bùng nổ của công nghệ 4.0 hiện nay, nhận thấy được những lợi ích to lớn, thiết thực mà công nghệ số mang lại, người giáo viên phải không ngừng thay đổi phương pháp dạy học, nhất là ứng dụng các trò chơi tương tác trên phần mềm công nghệ số để chuyển đổi dần công nghệ số trong giảng dạy, tối ưu hóa chất lượng giáo dục. Điều này đã làm thay đổi cách giáo dục một chiều truyền thống, không còn tình trạng giáo viên luôn là người giảng và đặt câu hỏi, còn trò chỉ trả lời và ghi chép một cách máy móc Đứng trước thực trạng đó, với mong muốn tìm được giải pháp phù hợp để giúp các em học sinh đến lớp với tinh thần sảng khoái, phấn khởi, vui tươi, phát huy tính tích cực, sáng tạo, kích thích hứng thú học tập, tôi đã chọn và nghiên cứu biện pháp: Biện pháp sử dụng ứng dụng plicker để tạo hứng thú cho học sinh trong môn công nghệ 7 II. Cách thức thực hiện

Trang 1

PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO NÚI THÀNH

TRƯỜNG THCS HOÀNG DIỆU

Họ và tên giáo viên : Lê Trung Nhân

Môn dạy: Khoa học tự nhiên 6,7,8; Công nghệ 7; Sinh học 9Tổ: Tự nhiên

Trường THCS Hoàng Diệu

Năm học: 2023 -2024

Trang 2

I Lý do chọn biện pháp1 Thực trạng vấn đề:

Công nghệ là một môn học gắn liền với thực tiễn cuộc sống Tuy nhiên có nhiều học sinh cho rằng đây là môn "phụ" nên chẳng mặn mà với môn học Với cương vị là một giáo viên dạy Công nghệ thì tôi luôn tìm cách để tạo hứng thú học tập cho học sinht từ đó nâng cao chất lượng môn học Hứng thú say mê trong học tập sẽ giúp học sinh dần hình thành nên tính tích cực góp phần giúp việc học tập đạt kết quả cao, có khả năng khơi dậy mạch nguồn của sự sáng tạo

Thế nhưng hiện nay đa số học sinh chưa có hứng thú trong học tập môn Công nghệ, học chỉ mang tính đối phó với thầy cô và cha mẹ nên chất lượng chưa cao và việc áp dụng vào thực tế chưa nhiều.

Hiệu quả thực sự của việc dạy học là học sinh biết tự học, tự hoàn thiện kiến thức và tự rèn luyện kỹ năng Vậy nhiệm vụ khó khăn và quan trọng nhất của giáo viên là làm sao cho học sinh thích học và cảm thấy biết thêm kiến thức của mỗi bài học ở mỗi môn học là có thêm những điều bổ ích, lý thú từ một góc nhìn cuộc sống.

Do phương pháp giảng dạy còn nghèo nàn, hình thức tổ chức dạy học còn đơn điệu nên chưa gây được hứng thú học tập cho học sinh Điều đó dẫn đến hiện tượng là một số em ngại học môn Công nghệ

2 Lí do chọn biện pháp:

Với sự bùng nổ của công nghệ 4.0 hiện nay, nhận thấy được những lợi ích to lớn, thiết thực mà công nghệ số mang lại, người giáo viên phải không ngừng thay đổi phương pháp dạy học, nhất là ứng dụng các trò chơi tương tác trên phần mềm công nghệ số để chuyển đổi dần công nghệ số trong giảng dạy, tối ưu hóa chất lượng giáo dục Điều này đã làm thay đổi cách giáo dục một chiều truyền thống, không còn tình trạng giáo viên luôn là người giảng và đặt câu hỏi, còn trò chỉ trả lời và ghi chép một cách máy móc

Đứng trước thực trạng đó, với mong muốn tìm được giải pháp phù hợp để giúp các em học sinh đến lớp với tinh thần sảng khoái, phấn khởi, vui tươi, phát huy tính tích cực,

sáng tạo, kích thích hứng thú học tập, tôi đã chọn và nghiên cứu biện pháp: Biện pháp sửdụng ứng dụng plicker để tạo hứng thú cho học sinh trong môn công nghệ 7

II Cách thức thực hiện

- Trước hết chúng ta cần đăng nhập vào trang web

www.plickers.com/login sao đó giao diện của ứng

dụng sẽ hiện ra như sau Chúng ta sử dụng tài khoản google để đăng kí để đăng nhập sau khi đăng nhập thì giao diện ứng dụng sẽ hiện ra như sau

- Sau đó sử dụng ứng dụng để tạo câu hỏi trắc nghiệm và phiếu trả lời trắc nghiệm

- Các em học sinh sẽ sử dụng phiếu này để trả lời trắc nghiệm khi chúng ta đưa câu hỏi ra Giáo viên sử dụng điện thoại để quét đáp án của các em Khi quét bằng điện thoại chúng ta cũng sẽ biết được học sinh trả lời đúng hay sai Ứng dụng có thể tổng kết được số câu trả lời đúng của các em học sinh

Trang 3

VD: Trong bài 1 Giới thiệu về Trồng trọt tôi đã sử dụng biện pháp này trong hoạt động

củng cố và luyện tập

VD: Trong bài 7 Giới thiệu về rừng tôi đã sử dụng biện pháp này trong hoạt động khởi

động để dẫn dắt vào bài mới

Tôi đã sử dụng biện pháp này một cách linh hoạt có thể cho học sinh hoạt động cá nhân hoặc cho học sinh hoạt động cặp đôi

III Kết quả thực hiện biện pháp

Sau khi áp dụng biện pháp trong các tiết Công nghệ 7 tại trường THCS Hoàng Diệu, tôi nhận thấy học sinh có sự yêu thích và tiến bộ hơn trong học tập so với lúc chưa áp dụng Cụ thể:

Kết quả bài kiểm tra thường xuyên môn Công nghệ 7 tại trường THCS Hoàng Diệu

Thời điểm khảo sát

(năm học)lượngSố Giỏi Kết quả bài kiểm tra thường xuyên KháTrung bìnhYếuKém

Việc sử dụng phương pháp này đã có hiệu quả trong việc thu hút các em học môn Công nghệ 7 và đây là tiền đề để bản thân tôi có thể nâng cao chất lượng bộ môn Công nghệ 7, giúp các em thấy việc học môn Công nghệ 7 là cần thiết và bỏ đi quan điểm “môn chính và môn phụ”

Trong quá trình nghiên cứu và áp dụng thì bản thân tôi nhận thấy biện pháp này có thể áp dụng rộng rãi cho nhiều bộ môn như KHTN và Công nghệ THCS và phù hợp với tất cả các vùng miền Cho dù áp dụng biện pháp nào thì cũng cần phải lấy học sinh làm trung tâm giúp các em có hứng thú với việc học tập

Xin chân thành cảm ơn!

Tam Thạnh, ngày 01 tháng 11 năm 2023

Người thực hiện

Lê Trung Nhân

Ngày đăng: 21/04/2024, 20:55

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan