Nguyệt cầm lớp 11

5 1 0
Nguyệt cầm lớp 11

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Có lẽ sẽ có nhiều bạn cần tài liệu về thơ trung đại và phân tích rõ ràng để giúp các bạn hiểu thêm về bài thơ này.

Trang 1

Bài 8: CÁI TÔI – THẾ GIỚI ĐỘC ĐÁO

B HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI1 Hoạt động giới thiệu tri thức Ngữ văn (sgk)

2 Hoạt động đọc văn bản Nguyệt cầm2.1 Trước khi đọc

2.2 Đọc văn bản và tìm hiểu chung2.2.1 Tìm hiểu chung

a Tác giả

- Xuân Diệu (1916 – 1985) tên thật là Ngô Xuân Diệu, quê ở làng Trảo Nha, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh.

- Ông là một nhà thơ lớn trong nền văn học Việt Nam hiện đại.

- Xuân Diệu mang đến cho thơ ca Việt Nam những cảm nhận mới mẻ về cái tôi cá nhân, những cách tân quan trọng về ngôn ngữ nghệ thuật: sự kết hợp từ ngữ mới mẻ chịu ảnh hưởng phương Tây, những hình ảnh độc đáo mang màu sắc tượng trưng,

- Thơ Xuân Diệu đã góp phần đẩy mạnh quá trình hiện đại hoá văn học Việt Nam thế kỉ XX.

b Tác phẩm

- Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ Nguyệt cầm của Xuân Diệu ra đời giai đoạn 1930 – 1945, khi thơ ca lãng mạn Việt Nam chịu sự ảnh hưởng nhiều của thi pháp thơ tượng trưng ở Pháp.

Trang 2

- Bài thơ chịu ảnh hưởng của thuyết giao ứng của Baudelaire và được sáng tác theo quan niệm của trường phái biểu tượng về một vũ trụ huyền bí chỉ có thể được cảm nhận nhờ sự giao thoa của nhiều giác quan.

2.2.2 Đọc3 Sau khi đọc

3.1 Cảm giác của chủ thể trữ tình trong bài thơ

- Cảm giác buồn, nhớ nhung (khổ 1) khi nghe tiếng đàn chậm rãi rơi trong đêm thanh vắng, âm thanh tiếng đàn nhỏ dần được thể hiện qua

hình ảnh so sánh như lệ ngân Từ cảm nhận thính giác chuyển hoá thànhcảm nhận thị giác giọt đàn.

- Cảm giác rung mình của chủ thể trữ tình (khổ 2) có thể xuất phát từ sựmờ nhoè của bóng trăng mờ ảo (bóng sáng) trong đêm khuya Từ cảm

nhận thị giác chuyển hoá thành cảm nhận xúc giác.

- Cảm giác lạnh lẽo, cô đơn trong đêm lạnh của chủ thể trữ tình khi nghe tiếng đàn nhanh, réo rắt ở khổ 3 Từ cảm nhận thính giác chuyển hoá

thành cảm nhận xúc giác (đàn ghê như nước, lạnh, trời ơi).

- Cảm giác cô đơn đến rợn người (khổ 4) là cảm giác của chủ thể trữ tình

khi bốn bể xung quanh là ánh nhạc, biển pha lê tràn ngập ánh sáng (cảm

nhận thị giác) và tràn ngập âm thanh (cảm nhận thính giác).

3.2 Tìm hiểu yếu tố tượng trưng trong thơ trữ tình, ngôn từ, cấu tứ,hình thức bài thơ:

a Sự tương giao của các giác quan và ý nghĩa nhan đề

- Nhận xét về sự kết hợp giữa các cảm giác và tác dụng nghệ thuật của sự kết hợp: Sự kết hợp giữa các cảm giác được cấu tạo từ sự tương giao, sự chuyển đổi của các giác quan: thị giác, thính giác, xúc giác… Qua cách kết hợp độc đáo này, người đọc có thể cảm nhận được âm nhạc tỏa lan trong không gian mang lại cả màu sắc, hình khối, tạo ra những liên tưởng chân thực nhất.

Trang 3

- Ý nghĩa của nhan đề Nguyệt cầm: gợi cho người đọc những liên tưởng về sự hòa quyện của ánh trăng trong bản nhạc của người nghệ sĩ, sự hòa quyện này không chỉ tạo nên khung cảnh tuyệt sắc mà còn tạo ra âm thanh du dương, quyến rũ, hấp dẫn người nhìn, người xem Mặt khác cũng gợi đến bóng dáng của nhân vật trữ tình với cây đàn cầm gảy trong gái vô danh qua đời khi sĩ tài hoa bạc mệnh trong quá khứ có sự hoà nhập với

Trang 4

người đời quên lãng, sống cô độc bên sông.

c Hình thức nghệ thuật của bài thơ

- Bài thơ được viết theo thể thơ thất ngôn (nhịp 4/3), gieo vần chân, sử dụng nhiều âm tiết mở (ân, ính, anh, ê) tạo nhạc điệu âm vang cho bài thơ, giúp người đọc hình dung tiếng đàn vang xa trong đêm trăng.

- Bài thơ dùng nhiều từ Hán Việt và nhiều hình ảnh lấy từ văn học cổ Tất cả tạo nên âm hướng hoài cổ, mang màu sắc cổ điển.

3.3 Liên hệ tác phẩm

- Nét độc đáo của hình ảnh trăng và đàn trong khổ 1 của VB Nguyệt cầm

là: trăng và đàn giao hoà vào nhau, trăng nhập vào dây đàn như linh hồn nhập vào thể xác, trăng mang lại sự sống, lĩnh hồn cho đàn.

- Trăng và đàn trong các tác phẩm nghệ thuật khác: tồn tại riêng lẻ, mang ý nghĩa biểu trưng khác nhau.

4 Tổng kết

4.1 Nội dung, nghệ thuật

Bài thơ thể hiện quan niệm về sự tương giao giữa các giác quan của Baudelaire: tiếng nhạc, ánh sáng và hơi lạnh – thính giác, thị giác và xúc giác, ba giác quan đều bén nhọn “tương giao” với nhau, diễn tả những rung cảm.

- Sử dụng nhiều âm tiết mở, tạo nhạc điệu âm vang cho bài thơ, sử dụng hình ảnh tượng trưng

- Thể thơ thất ngôn, gieo vần chân, âm tiết mở, nhiều hình ảnh so sánh, tượng trưng, nhiều từ Hán Việt.

Trang 5

4.2 Khái quát đặc điểm thơ có yếu tố tượng trưng

Đặc điểm của thơ có yếu tố tượng trưngThể hiện trong VB Nguyệt cầm

Yếu tố tượng trưng: Hình ảnh, chi tiết có tính tượng trưng, đề cao tính nhạc; sự tương giao giữa các giác quan.

Bài thơ sử dụng nhiều âm tiết mở, tạo nhạc điệu âm vang cho bài thơ, sử dụng hình ảnh

tượng trưng nương tử, sao Khuê, có sự tương

giao, chuyển hoá giữa các giác quan: thính giác → thị giác, thị giác → xúc giác, thính giác → xúc giác.

Hình thức: Thể thơ, từ ngữ, nhạc điệu, cách ngắt nhịp, gieo vần, biện pháp tu từ, (đây là đặc điểm chung của thơ, bao gồm thơ có yếu tố tượng trưng).

Thể thơ thất ngôn, gieo vần chân, âm tiết mở, nhiều hình ảnh so sánh, tượng trưng, nhiều từ Hán Việt.

Cấu tứ: Cách triển khai mạch cảm xúc và tổ chức hình tượng trong thơ (đây là đặc điểm chung của thơ, bao gồm thơ có yếu tố tượng trưng).

Sự hoà nhập giữa tiếng đàn ở hiện tại và những nghệ sĩ tài hoa bạc mệnh trong quá khứ

Ngày đăng: 20/04/2024, 14:33

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan