tiểu luận cuối kỳ nhóm 11 quần chúng nhân dân trong lịch sử ý nghĩa của tư tưởng lấy dân làm gố

26 0 0
tiểu luận cuối kỳ nhóm 11 quần chúng nhân dân trong lịch sử ý nghĩa của tư tưởng lấy dân làm gố

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

QUAN ĐIỂM CỦA TRIT HỌC MC – LÊNIN VỀ VAI TRÒ CỦA QUẦN CHÚNG NHÂN DÂN TRONG LỊCH SỬ1.1 Quan hệ giữa cá nhân và xã hội...1.2 Vai trò của quần chúng nhân dân và lãnh tụ trong lịch sử...CH

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP HCMKHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

MÔN HỌC: TRIT HỌC MC - LÊNIN

TIỂU LUẬN CUỐI KỲ

QUAN ĐIỂM CỦA TRIT HỌC MC – LÊNIN VỀ VAI TRÒ CỦAQUẦN CHÚNG NHÂN DÂN TRONG LỊCH SỬ Ý NGHĨA CỦA TƯTƯỞNG “LẤY DÂN LÀM GỐC” TRONG QU TRÌNH PHT TRIỂN Ở

VIỆT NAM HIỆN NAY.

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Đầu tiên, chúng em xin được gửi tới cô Trần Thị Phương, giảng viên, người hướng dẫn, và cũng chính là người đã tận tình chỉ dạy, dìu dắt chúng em có được thành quả như ngày hôm nay, những lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất Là lứa tân sinh viên buổi đầu bước chân vào ngưỡng cửa đại học, với chúng em, môi trường nơi đây vẫn còn là điều gì đó vô cùng mới lạ, và việc thực hiện một bài tiểu luận cũng không phải là ngoại lệ Song, dưới sự quan tâm của cô, cùng với những kiến thức quý giá mà cô đã truyền đạt, đến cuối, chúng em cũng đã có thể hoàn thành bài tiểu luận đầu tay của mình

Trong quá trình tham khảo, tìm tòi và nghiên cứu, chúng em cũng đã có được những cái nhìn mới mẻ hơn, đa chiều hơn về bộ môn này cũng như thế giới quan mà nó bao hàm Những từ ngữ như “khô khan”, “trừu tượng” và “khó hiểu” đã dần dà không còn nữa trong nhận định Giờ đây, chúng em đã biết, Triết học, thực tế vẫn luôn hiện hữu xung quanh chúng ta, là nền tảng của xã hội, là những lý thuyết không thể tách rời khỏi thường thức Để có thể đi đến những kết luận đó, sự hỗ trợ từ những thầy cô khác, từ bạn bè, từ những anh chị khóa trên là không thể thiếu, vậy nên đồng thời, chúng em cũng muốn trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ của mọi người trong những lúc khó khăn, kiệt quệ về ý tưởng

Dẫu đã cố gắng hết sức mình, song, những thiếu sót và hạn chế trong bài là điều không thể tránh khỏi, bởi lẽ chúng em hiểu rằng, hiện tại, hơn ai hết trên giảng đường đại học, khóa k23 chúng em là những cá nhân còn nhiều thứ phải trau dồi, còn nhiều thứ phải học hỏi Chúng em rất mong có thể nhận được những đánh giá, những nhận xét, những lời góp ý chi tiết từ cô và các bạn để có thể lấy đó làm hành trang cho mai sau, để có thể củng cố năng lực từng cá nhân cũng như để có thể cải thiện chất lượng mỗi bài luận về sau Một lần nữa, chúng em xin cảm ơn tất cả mọi người, những người đã hết lòng tương trợ, tạo điều kiện thuận lợi để nhóm có thể hoàn thành bài tiểu luận này một cách tốt nhất.

Chún gem xin chân thành cảm ơn!

Trang 3

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN

Trang 4

BẢNG ĐNH GI MỨC ĐỘ HOÀN THÀNH CÔNG VIỆCCỦA CC THÀNH VIÊN TRONG NHÓM

Trang 5

MỤC LỤCPHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài………

2 Mục tiêu nghiên cứu………

3 Phương pháp nghiên cứu………

NỘI DUNG

CHƯƠNG 1 QUAN ĐIỂM CỦA TRIT HỌC MC – LÊNIN VỀ VAI TRÒ CỦA QUẦN CHÚNG NHÂN DÂN TRONG LỊCH SỬ

1.1 Quan hệ giữa cá nhân và xã hội

1.2 Vai trò của quần chúng nhân dân và lãnh tụ trong lịch sử

CHƯƠNG 2 Ý NGHĨA CỦA TƯ TƯỞNG “LẤY DÂN LÀM GỐC” TRONG QU TRÌNH PHT TRIỂN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

2.1 Vận dụng tư tưởng “Lấy dân làm gốc” ………

2.2 Quan điểm của Đảng về tư tưởng “Lấy dân làm gốc trong quá trình phát triển ở Việt Nam hiện nay………

2.3 Một số giải pháp năng cao vai trò của quần chúng nhân dân trong giai đoạn hiện nay……….

KT LUẬN……….TÀI LIỆU THAM KHẢO……….

Trang 6

PHẦN MỞ ĐẦU 1 Lý do chọn đề tài

Hàng vạn năm kể từ khi con người bước ra khỏi thuở hồng hoàng để ngẩng cao đầu cảm nhận thế giới và nhận biết về mọi thứ xung quanh thì như một quy luật của cuộc sống này chúng ta phải biết rằng: Để có được sống yên bình như ngày hôm nay là sự đánh đổi của bao thế hệ cha anh đi trước, những con người bất khuất, kiên cường, gan dạ, dũng cảm, … “Không ai nhớ mặt đặt tên nhưng họ đã làm nên đất nước” ( Đất Nước – Nguyễn Khoa Điềm) chúng ta gọi chung đó là Quần chúng nhân dân Xuyên suốt các tiến trình lịch sử chúng ta nhận ra được trong bất cứ giai đoạn lịch sử xã hội nào, ở mọi nền văn hóa, quốc gia,… thì luôn có những cá nhân kiệt xuất đứng lên lãnh đạo, dẫn dắt nhân dân theo con đường đúng đắn Song cũng không thể thiếu đi thành phần đông đảo, cơ bản và chủ yếu tạo nên một xã hội hoàn chỉnh, các cuộc cách mạng và quyết định sự tồn tại hay suy vong, sự hưng thịnh hoặc suy thoái của cả một quốc gia – Quần chúng nhân dân Như vậy, chúng ta có thể thấy được rằng cả vai trò của quần chúng nhân dân luôn được coi trọng từ khi con người xuất hiện, nhà nước và giai cấp ra đời Hơn thế nữa nó ngày càng được quan trọng hóa và đề cao hơn khi chủ nghĩa Triết học Mác – Lênin có mặt trong sự phát triển của thế giới Chính Triết học Mác – Lênin đã đưa ra cho chúng ta thấy những quan điểm về vai trò của quần chúng nhân dân một cách xác đáng, đúng đắn và khoa học nhất Quan điểm đó không bị giới hạn ở bất cứ khu vực, quốc gia hay dân tộc nào mà nó lan rộng và có sức ảnh hưởng rất lớn đến khắp mọi nơi trên thế giới, ở mọi thời đại Những tưởng như ai nắm bắt và vận dụng được nó sẽ có được chiếc chìa khóa của sự phát triển vượt bậc.

2 Mục tiêu nghiên cứu

Bằng cách tìm hiểu quan điểm triết học của chủ nghĩa Mác-Lênin về vai trò của quần chúng, từ đó rút ra được

a Quan điểm triết học về quần chúng b Vai trò của công chúng

c Vai trò của cá nhân

d Ý nghĩa phương pháp luận của quan điểm triết học

Trang 7

Như vậy, chúng ta có thể thấy được vai trò của quần chúng nhân dân trong đời sống thực tế ngày nay.

3 Phương pháp nghiên cứu

Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mac Lenin, Phương pháp nghiên cứu tiểu luận là những cách thức giúp tác giả bài nghiên cứu thu thập số liệu, kiến thức hoặc thông tin nhằm tìm ra một hệ thống tri thức từ thực tiễn nhằm giúp tìm ra quy luật của các sự vật hoặc hiện tượng liên quan đến chủ đề lựa chọn, từ đó xây dựng nên một khung lý thuyết mới, hoặc sàng lọc loại bỏ giả thuyết của một đề tài khoa học Để thực hiện nội dung nghiên cứu, chú trọng vận dụng phương pháp lịch sử, phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp giả thuyết

Trang 8

NỘI DUNG

CHƯƠNG 1 QUAN ĐIỂM CỦA TRIT HỌC MC – LÊNIN VỀ VAITRÒ CỦA QUẦN CHÚNG NHÂN DÂN TRONG LỊCH SỬ1.1 Quan hệ giữa cá nhân và xã hội

Mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội được thể hiện ở chỗ cá nhân là chủ thể và là sản phẩm của xã hội Cá nhân là chủ thể của các quan hệ xã hội, thúc đẩy sự biến đổi và tiến bộ xã hội Cá nhân là sản phẩm của sự phát triển xã hội Trong bất cứ giai đoạn nào, cá nhân cũng không tách rời khỏi xã hội Là một hiện tượng lịch sử, quan hệ cá nhân - xã hội luôn luôn vận động, biến đổi và phát triển, trong đó, sự thay đổi về chất chỉ diễn ra khi có sự thay thế hình thái kinh tế - xã hội này bằng hình thái kinh tế - xã hội khác.

Thực chất mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội là quan hệ lợi ích Mối quan hệ giữa lợi ích cá nhân và lợi ích xã hội do sự quy định của mặt khách quan và mặt chủ quan Mặt khách quan biểu hiện ở trình độ phát triển và năng suất lao động xã hội Mặt chủ quan biểu hiện ở khả năng nhận thức và vận dụng quy luật xã hội phù hợp với mục đích của con người.

Theo quan điểm của triết học Mác - Lênin, xã hội giữ vai trò quyết định đối với cá nhân Bởi vậy, thực chất của việc tổ chức xã hội là giải quyết quan hệ lợi ích nhằm tạo khả năng cao nhất cho mỗi cá nhân tác động vào mọi quá trình kinh tế, xã hội, cho sự phát triển được thực hiện Xã hội càng phát triển thì cá nhân càng có điều kiện để tiếp nhận ngày càng nhiều những giá trị vật chất và tinh thần Vì vậy, thoả mãn ngày càng tốt hơn nhu cầu và lợi ích chính đáng của cá nhân là mục tiêu và động lực thúc đẩy sự phát triển xã hội Bất cứ vấn đề gì, dù là phạm vi nhân loại hay cá nhân, dù trực tiếp hay gián tiếp, nếu lợi ích cá nhân và xã hội là thống nhất thì chính ở đó bắt gặp mục đích và động lực của sự nỗ lực chung vì một tương lai tốt đẹp.

Trang 9

1.2 Vai trò của quần chúng nhân dân và lãnh tụ trong lịch sử

Trong mọi tiến trình lịch sử, quần chúng nhân dân đều có vai trò quyết định Điều đó được thể hiện qua ba mặt lớn:

Thứ nhất, quần chúng nhân dân có vai trò là lực lượng sản xuất cơ bản của xã hội là thành phần trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất và là cơ sở của sự tồn tại và phát triển của xã hội Không có quần chúng nhân dân thì không có người trực tiếp sản xuất sẽ không có của cải vật chất, sẽ không có đời sống vật chất, không có đời sống tinh thần, không có xã hội, không có lịch sử Để quy định cho sự xuất hiện, đảm bảo cho sự tồn tại của xã hội và quyết định sự biến đổi của lịch sử được quyết định bởi lực lượng lao động cơ bản bao gồm lao động chân tay và lao động trí óc Vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của lực lượng sản xuất, nhất là trong cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật và công nghệ đó chính là khoa học và các nhà khoa học Khoa học và các nhà khoa học bị hạn chế khi chỉ chỉ có thể xuất hiện và phát huy tác dụng thông qua thực tiễn sản xuất của quần chúng nhân dân lao động, nhất là đội ngũ công nhân hiện đại và trí thức trong nền sản xuất xã hội, của thời đại kinh tế tri thức Làm cho khoa học sẽ trở thành giáo điều và vai trò của các nhà khoa học do đó sẽ bị hạn chế nếu tách rời khỏi hoạt động sản xuất trực tiếp và càng khẳng định lại hoạt động sản xuất của quần chúng nhân dân là điều kiện cơ bản để quyết định sự tồn tại và phát triển xã hội.

Thứ hai, quần chúng nhân dân là động lực cơ bản của mọi cuộc cách mạng xã hội Thực tế lịch sử chứng minh rằng trong suốt chiều dài lịch sử chưa bao giờ có một cuộc thay đổi chế độ hay cách mạng xã hội nào mà không có sự hành động đông đảo của quần chúng nhân dân Vai trò của quần chúng nhân dân được tăng cường rõ rệt trọng mọi cuộc cách mạng của xã hội Trong những thời kỳ lịch sử này, sức sáng tạo và sức mạnh của quần chúng là động lực trực tiếp và mạnh mẽ thúc đẩy tiến bộ xã hội khi nói về các nguyên nhân của cách cuộc cách mạng , có thể thấy chỉ khi nào chế độ xã hội đảm bảo được những ước muốn cũng như quyền lợi của phần lớn quần chúng nhân dân thì chế độ xã hội đó mới có quyền được tiếp tục tồn tại Do đó một khi lợi ích của quần chúng nhân dân không được đảm bảo, quần chúng nhân dân đòi hỏi sự thay đổi của chế độ xã hội thì các cuộc cách mạng nổ ra là một điều tất yếu.

Trang 10

Thứ ba, quần chúng nhân dân là người tạo ra các giá trị văn hóa, tinh thần của xã hội Những người sáng tạo ra văn học, nghệ thuật, khoa học, y học, quân sự, kinh tế, chính trị, đạo đức, v.v đều do quần chúng nhân dân sáng tạo ra Để tạo ra nguồn cảm hứng vô tận của các thiên tài văn hóa, khoa học đều bắt nguồn phần lớn từ những hoạt động thực tiễn và cuộc sống của quần chúng nhân dân Khi đó, giá trị của một nhà văn lớn hay một thiên tài nhân loại chỉ được đánh giá và công nhận khi phần lớn quần chúng nhân dân chấp nhận và phổ biến trong cuộc sống xã hội.

Vai trò của lãnh đạo:

Đối với quần chúng, người lãnh đạo có nhiệm vụ sau đây: Đầu tiên là nắm bắt các xu hướng quốc gia, quốc tế và đương đại, dựa trên sự hiểu biết về các quy luật khách quan của các quá trình kinh tế và chính trị chính trị và xã hội Thứ hai, về định hướng chiến lược và hoạch định kế hoạch hành động cách mạng Ba là, tổ chức quân đội, giáo dục, thuyết phục quần chúng, đoàn kết ý chí và hành động của quần chúng để giải quyết những nhiệm vụ quan trọng nhất Các nhà lãnh đạo đóng một vai trò rất quan trọng trong lịch sử Vai trò này được thể hiện như sau:

Đầu tiên, các nhà lãnh đạo có thể thúc đẩy hoặc hạn chế tiến bộ xã hội Nếu người lãnh đạo hiểu rõ quy luật của các phong trào xã hội và chỉ đạo đúng đắn các phong trào cách mạng dựa trên đó thì sẽ thúc đẩy xã hội phát triển Mặt khác, nếu người lãnh đạo không hiểu rõ động lực của dân tộc và thời đại thì có thể cản trở sự phát triển của xã hội và dẫn lịch sử đi vào con đường phức tạp, phức tạp

Thứ hai, người lãnh đạo thường là người sáng lập và là linh hồn của các tổ chức chính trị, xã hội Vì vậy, người lãnh đạo là người sáng lập, quản lý, lãnh đạo các tổ chức xã hội và đóng vai trò quan trọng trong sự tồn tại, phát triển của các tổ chức này Thứ ba, các nhà lãnh đạo cũng là hình mẫu cho công chúng, những người nỗ lực và học hỏi từ việc cải thiện tính cách của các thành viên trong tổ chức Một khi người lãnh đạo hoàn thành vai trò của mình, người đó sẽ trở thành một biểu tượng tinh thần sống mãi trong cảm xúc và niềm tin (trái tim) của quần chúng.

Trang 11

Nói cách khác, trong lịch sử trên mọi lĩnh vực, từ kinh tế đến chính trị, hoạt động vật chất đến hoạt động tinh thần, quần chúng nhân dân luôn đóng một vai trò vô cùng quan trọng Tuy vậy, tùy theo hoàn cảnh cụ thể của các giai đoạn lịch sử khác nhau, vai trò chủ quan của quần chúng nhân dân cũng có thể thể hiện khác nhau Quần chúng có đủ điều kiện để phát triển tài năng và trí tuệ sáng tạo dưới chủ nghĩa xã hội.Song sức mạnh của quần chúng chỉ có thể được phát huy nếu quần chúng được lãnh đạo, tổ chức và hướng dẫn Kết luận lại: vai trò của quần chúng trong việc định hình lịch sử gắn chặt với vai trò của người lãnh đạo.

Trang 13

CHƯƠNG 2 Ý NGHĨA CỦA TƯ TƯỞNG “LẤY DÂN LÀM GỐC”TRONG QU TRÌNH PHT TRIỂN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY2.1 Vận dụng tư tưởng lấy dân làm gốc

“Lấy dân làm gốc” là quan điểm của cha ông ta trong việc trị nước từ bao đời nay Trong giai đoạn hiện nay, Đảng và Nhà nước ta tiếp tục củng cố, phát huy và vươn lên tầm cao mới “Lấy dân làm gốc” là kim chỉ nam trong lịch sử dựng nước và giữ nước Hiểu dân vì dân và đoàn kết, đoàn kết toàn dân sẽ tạo nên nguồn sức mạnh to lớn Nguyễn Trãi nổi tiếng kết luận vào năm : “Việc nhân là để bảo vệ con người”.Quân đội trước nhận trừng phạt, lo việc bài trừ bạo lực.” Khi vua hỏi tướng Trần Hưng Đạo về kế hoạch giữ nước, ông khuyên: “Chiến lược tốt nhất là dùng sức dân để “phát triển cội rễ sâu xa và giữ vững cội nguồn” để giữ nước.” Khi giành được độc lập (1945), Đảng và Bác Hồ ngoài việc bảo vệ chính quyền non trẻ còn đặt việc chăm lo đời sống của nhân dân lên hàng đầu là chăm lo cho nhân dân Họ đã đồng cảm với những “nồi cơm” của phong trào xóa đói, phổ cập giáo dục, chia ruộng cho nông dân, trao trách nhiệm cho người dân về đất đai và chăm lo cho đời sống vật chất, tinh thần của mình.

Khi sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tuyên bố: “Đảng ta không có lợi ích gì ngoài lợi ích của Tổ quốc, giai cấp và dân tộc; Tại Đại hội VI của Đảng, Người đã đúc kết khẩu hiệu “Lấy dân làm gốc” và đề xuất như một tư tưởng chiến lược trên con đường cách mạng Việt Nam Đại hội Đảng lần thứ 13 năm 2021 đã đặt ra quyền “giám dân, dân vui”, đồng thời bổ sung phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm soát…”.“ đã được đề xuất vào nhiệm kỳ thứ bảy Đây cũng là lần đầu tiên Đảng ta đặt chiến lược “Lòng dân” lên trên tình hình quốc phòng, an ninh trong các văn kiện Quốc hội Trong bài viết mới đây về “Một số vấn đề lý luận, thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam”, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng giải thích thêm: “Mối quan hệ giữa Đảng, nhà nước và nhân dân là mối quan hệ giữa các chủ thể đoàn kết với nhau trong mục tiêu và lợi ích; Mọi chính sách, chủ trương, pháp luật và hoạt động của Đảng, Nhà nước đều hướng tới hạnh phúc của nhân dân, lấy hạnh phúc của nhân dân làm mục tiêu phấn đấu Nó cũng là

Trang 14

một mô hình chính trị chung xác định quan điểm “nhân dân là trên hết” của đảng và nhà nước chúng ta.

Tư tưởng “Nước lấy dân làm gốc” của Chủ tịch Hồ Chí Minh được thể hiện ở hai khía cạnh cơ bản Thứ nhất, Người chỉ rõ mọi hoạt động của Đảng và nhà nước đều xuất phát từ nguyện vọng, lợi ích chính đáng của nhân dân; Chúng ta phải tôn trọng và bảo vệ lợi ích chính đáng của nhân dân để nhân dân phục vụ Bởi vì nhân dân là chủ sở hữu thực sự của đất đai, là lực lượng lao động cơ bản của xã hội, là chủ thể sáng tạo của lịch sử; Chính lực lượng quyết định sự thành bại của cách mạng; Không có quần chúng thì không có câu chuyện Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu rõ: “Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng chứ không phải của một anh hùng” Thứ hai, để phát huy trách nhiệm của nhân dân đối với sự nghiệp cách mạng, Người yêu cầu mọi tổ chức Đảng, mỗi cán bộ, đảng viên phải gần gũi với nhân dân, lắng nghe và hiểu nhân dân để đề ra những chính sách, chính sách đúng đắn, dễ chịu hướng dẫn Mọi người và tổ chức, lãnh đạo và khuyến khích mọi người biến điều đó thành hiện thực Nếu trở thành đảng cầm quyền, mọi chính sách, chỉ thị của đảng phải nhằm mục đích cải thiện đời sống nhân dân, trước hết là đảm bảo cho người dân có cơm ăn, áo mặc, nhà ở, giáo dục.Cán bộ, đảng viên phải gắn bó chặt chẽ với nhân dân, tôn trọng và bảo vệ lợi ích chính đáng của nhân dân, tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện thắng lợi đường lối, chủ trương của Đảng, sách vở, pháp luật của Nhà nước; Họ phải coi việc phụng sự Tổ quốc, nhân dân là mục đích, là lý do sống, là niềm vui, hạnh phúc của mình và “tuyệt đối không được lên mặt “quan cách mạng” ra lệnh ra oai” Chỉ khi đó ‘gốc’ mới vững chắc và được đảm bảo Cầu mong cách mạng dẫn đến thắng lợi.

Trong lĩnh vực quân sự, với tư tưởng “nước lấy dân làm gốc”, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ, lực lượng tham gia hoạt động quân sự là toàn dân; bởi vì, sức mạnh của nhân dân là vô cùng to lớn, có vai trò quyết định đến thắng lợi Theo Người, mọi người dân đều có thể tham gia hoạt động trên lĩnh vực quân sự, không phân biệt giới tính, độ tuổi; tất cả các tầng lớp nhân dân trong xã hội đều tham gia đánh giặc bằng mọi vũ khí, từ thô sơ đến hiện đại, bằng mọi cách đánh trên các địa bàn chiến lược Chúng ta tiến hành đánh địch bằng mọi lực lượng, như bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, dân quân tự vệ, kết hợp giữa chiến tranh du kích và chiến tranh chính quy, kết hợp giữa đánh lớn, đánh vừa, đánh nhỏ,

Ngày đăng: 20/04/2024, 10:13

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan