tiểu luận cuối kỳ con người và bản chất con người ý nghĩa việc nghiên cứu con người đối với xã hội việt nam hiện nay

26 0 0
tiểu luận cuối kỳ con người và bản chất con người ý nghĩa việc nghiên cứu con người đối với xã hội việt nam hiện nay

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Hiểu rõ được con người và bản chất của con người theo triết học Mac-Lenin - Biết được con người là thực thể của sinh học và xã hội.- Hiểu được sự khác biệt cơ bản của con người là loài v

Trang 1

by Unknown Author is licensed under

by Unknown Author is licensed

MÔN HỌC: TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN TIỂU LUẬN CUỐI KỲ

CON NGƯỜI VÀ BẢN CHẤT CON NGƯỜI.

Ý NGHĨA VIỆC NGHIÊN CỨU CON NGƯỜI ĐỐI VỚI XÃ HỘI VIỆTNAM HIỆN NAY

Trang 2

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài 3

2 Mục tiêu nghiên cứu 3

3 Phương pháp nghiên cứu 3

NỘI DUNGCHƯƠNG 1 CON NGƯỜI VÀ BẢN CHẤT CON NGƯỜI 1.1 Con người là thực thể sinh học - xã hội 5

1.2 Con người khác biệt với con vật ngay từ khi con người bắt đầu sản xuất ra những tư liệu sinh hoạt của mình 6

1.3 Con người là sản phẩm của lịch sử và của chính bản thân con người… 7

1.4 Con người vừa là chủ thể của lịch sử, vừa là sản phẩm của lịch sử………7

1.5 Bản chất con người là tổng hòa các quan hệ xã hội………9

CHƯƠNG 2 Ý NGHĨA VIỆC NGHIÊN CỨU CON NGƯỜI ĐỐI VỚI XÃHỘI VIỆT NAM HIỆN NAY 2.1 Tư tưởng lấy dân làm gốc 9

2.2 Tăng cường mối đại đoàn kết dân tộc và mối đại đoàn kết quốc

Trang 3

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

Muốn có một tiểu luận cho triết học Mac-Lenin về con người và bản chất con người – Ý nghĩa việc nghiên cứu con người đối với xã hội Việt Nam ngày nay Từ đó giúp bản thân cũng như mọi người có thêm kiến thức về đề tài này.

2 Mục tiêu nghiên cứu

a Hiểu rõ được con người và bản chất của con người theo triết học Mac-Lenin - Biết được con người là thực thể của sinh học và xã hội.

- Hiểu được sự khác biệt cơ bản của con người là loài vật.

- Hiểu được con người vừa là sản phẩm của lịch sử, vừa là chủ thể của lịch sử - Biết bản chất của con người là tổng hòa các quan hệ xã hội.

b Nắm bắt được ý nghĩa và phương pháp nghiên cứu con người đối với xã hội Việt Nam ngày nay

3 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp phân tích – tổng hợp lý thuyết

- Phương pháp phân tích tổng hợp là phương pháp tổng hợp những bài nghiên cứu hoặc những mô hình lý thuyết trước đó về vấn đề đưa ra, sau đó thực hiện phân tích và lựa chọn lý thuyết phù hợp nhất với bài tiểu luận.

- Nội dung: Trong quá trình nghiên cứu và phân tích vấn đề, bạn cần tổng hợp lại các lý thuyết tìm hiểu được một cách ngắn gọn, cụ thể với nội dung chính xác Đặc biệt cần nắm rõ những lưu ý hay ý nghĩa của đề tài một cách rõ ràng - Cách áp dụng: Phương pháp này thường được sử dụng nhiều trong phần mở

đầu hoặc kết thúc bài tiểu luận, bên cạnh đó cũng có thể xuất hiện trong phần bàn luận vấn đề.

Phương pháp phỏng vấn – trả lời

- Phương pháp phỏng vấn – trả lời là phương pháp sử dụng một loạt các câu hỏi để phỏng vấn nhằm thu được câu trả lời từ người được hỏi.

- Nội dung: Phương pháp này sẽ đưa ra những câu hỏi đã được chuẩn bị trước hoặc bổ sung thêm trong quá trình hỏi – đáp từ nhóm phỏng vấn nhằm thu thập các thông tin hữu ích và phục vụ cho mục đích nghiên cứu của mình - Cách áp dụng: Áp dụng khi nhóm nghiên cứu mong muốn thu được những

thông tin thực tiễn nhằm phục vụ bài tiểu luận.

3

Trang 4

Phương pháp hỏi ý kiến chuyên gia

- Phương pháp hỏi ý kiến chuyên gia là phương pháp thu thập các ý kiến của những chuyên gia trong lĩnh vực liên quan hoặc trực tiếp về vấn đề nghiên cứu.

- Nội dung: Phương pháp này thu thập các ý kiến và quan điểm khác nhau từ các chuyên gia, kiểm tra và bổ sung lẫn nhau để có một cái nhìn khách quan và chuyên sâu về vấn đề nghiên cứu

-Cách áp dụng: Trong các bài nghiên cứu, phương pháp này được sử dụng để giúp nhóm nghiên cứu có thêm những hiểu biết chi tiết về lĩnh vực hoặc vấn đề nghiên cứu.

Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

- Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp là phương pháp thu thập và tổng hợp lại các số liệu thứ cấp từ những bài nghiên cứu hoặc khảo sát trước đó, tổng hợp và phân tích hoặc thực hiện lại trong tình hình hiện tại.

- Nội dung: Phương pháp này yêu cầu người viết lấy thông tin từ những nguồn đáng tin và phù hợp với đề tài nghiên cứu với độ chính xác cao nhất để đưa ra kết quả và rút ra kết luận.

- Cách áp dụng: Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp được áp dụng khi người viết muốn sử dụng các số liệu được nghiên cứu trước đó vào bài tiểu luận của mình.

Phương pháp liệt kê so sánh

- Phương pháp liệt kê so sánh là phương pháp nghiên cứu tiểu luận sử dụng các

tài liệu tham khảo và các dẫn chứng thực tế so sánh và đối chiếu với nhau để tìm ra điểm mạnh, điểm yếu của từng luận điểm nhằm rút ra lựa chọn tối ưu nhất cho bài tiểu luận

- Nội dung: Khi sử dụng phương pháp liệt kê so sánh, người viết có thể dùng

những thông tin mang tính tương đồng để xét vào một nhóm và thực hiện so sánh

- Cách áp dụng: Áp dụng thường ở trong phần nêu lên dẫn chứng và thực trạng

của vấn đề nghiên cứu

4

Trang 5

NỘI DUNG

CHƯƠNG 1 CON NGƯỜI VÀ BẢN CHẤT CON NGƯỜI

1.1.Con người là thực thể sinh học - xã hội

Theo C Mác, con người là một sinh vật có tính xã hội ở trình độ phát triển cao nhất của giới tự nhiên và của lịch sử xã hội, là chủ thể của lịch sử, sáng tạo nên tất cả các thành tựu của văn minh và văn hóa Về phương diện sinh học, con người là một thực thể sinh vật, là sản phẩm của giới tự nhiên, là một động vật xã hội “Bản thân cái sự kiện là con người từ loài động vật mà ra, cũng đã quyết định việc con người không bao giờ hoàn toàn thoát ly khỏi những đặc tính vốn có của con vật” Điều đó có nghĩa rằng con người cũng như mọi động vật khác phải tìm kiếm thức ăn, nước uống, phải “đấu tranh sinh tồn” để tồn tại và phát triển Tuy nhiên, không được tuyệt đối hóa điều đó, không phải đặc tính sinh học, bản năng sinh học, sự sinh tồn thể xác là cái duy nhất tạo nên bản chất của con người, mà con người còn là một thực thể xã hội Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, khi xem xét con người, không thể tách rời hai phương diện sinh học và xã hội của con người thành những phương diện biệt lập, duy nhất, quyết định phương diện kia

Không chỉ là một thực thể sinh học, mà con người cũng còn là một bộ phận của giới tự nhiên “Giới tự nhiên là thân thể vô cơ của con người, đời sống thể xác và tinh thần của con người gắn liền với giới tự nhiên” Về phương diện thực thể sinh học, con người còn phải phục tùng các quy luật của giới tự nhiên, các quy luật sinh học như di truyền, tiến hóa sinh học và các quá trình sinh học của giới tự nhiên Con người là một bộ phận đặc biệt, quan trọng của giới tự nhiên, nhưng lại có thể biến đổi giới tự nhiên và chính bản thân mình, dựa trên các quy luật khách quan Đây chính là điểm khác biệt đặc biệt, rất quan trọng giữa con người và các thực thể sinh học khác Về mặt thể xác, con người sống bằng những sản phẩm tự nhiên, dù là dưới hình thức thực phẩm, nhiên liệu, áo quần, nhà ở, v.v Bằng hoạt động thực tiễn con người trở thành một bộ phận của giới tự nhiên có quan hệ với giới tự nhiên, thống nhất với giới tự nhiên, bởi giới tự nhiên là “thân thể vô cơ của con người” Vì thế con người phải dựa vào giới tự nhiên, gắn bó với giới tự nhiên, hòa hợp với giới tự nhiên mới có thể tồn tại và phát triển Quan điểm này là nền tảng lý luận và phương pháp luận rất quan trọng, có tính thời sự trong bối cảnh khủng hoảng sinh thái và yêu cầu phát triển bền vững hiện nay

Con người còn là một thực thể xã hội có các hoạt động xã hội Hoạt động xã hội quan trọng nhất của con người là lao động sản xuất “Người là giống vật duy nhất có thể bằng lao động mà thoát khỏi trạng thái thuần túy là loài vật” Nếu các động vật khác phải sống dựa hoàn toàn vào các sản phẩm của tự nhiên, dựa vào bản năng thì con người lại sống bằng lao động sản xuất, bằng việc cải tạo tự nhiên, sáng tạo ra các vật phẩm để thỏa mãn nhu cầu của mình Nhờ có lao động sản xuất mà về mặt sinh học con người có thể trở thành thực thể xã hội, thành chủ thể của “lịch sử có tính tự nhiên”, có lý tính, có “bản năng xã hội” Lao động đã góp phần cải tạo bản năng sinh học của con người, làm cho con người trở thành con người đúng nghĩa của nó Lao động là điều kiện tiên quyết, cần thiết và chủ yếu quyết định sự hình thành và phát triển của con người cả về phương diện sinh học lẫn phương diện xã hội

5

Trang 6

Trong hoạt động, con người không chỉ có các quan hệ lẫn nhau trong sản xuất, mà còn có hàng loạt các quan hệ xã hội khác Những quan hệ đó ngày càng phát triển phong phú, đa dạng, thể hiện những tác động qua lại giữa họ với nhau Xã hội, xét đến cùng, là sản phẩm của sự tác động qua lại lẫn nhau giữa những con người Tính xã hội của con người chỉ có trong xã hội loài người, con người không thể tách khỏi xã hội và đó là điểm cơ bản làm cho con người khác với các động vật khác Hoạt động của con người gắn liền với các quan hệ xã hội không chỉ phục vụ cho con người mà còn cho xã hội, khác với hoạt động của con vật chỉ phục vụ cho nhu cầu bản năng sinh học trực tiếp của nó Hoạt động và giao tiếp của con người đã sinh ra ý thức người Tư duy, ý thức của con người chỉ có thể phát triển trong lao động và giao tiếp xã hội với nhau Cũng nhờ có lao động và giao tiếp xã hội mà ngôn ngữ xuất hiện và phát triển Ngôn ngữ và tư duy của con người thể hiện tập trung và nổi trội tính xã hội của con người, là một trong những biểu hiện rõ nhất phương diện con người là một thực thể xã hội Chính vì vậy, khác với con vật, con người chỉ có thể tồn tại và phát triển trong xã hội loài người

1.2.Con người khác biệt với con vật ngay từ khi con người bắt đầu sản xuấtra những tư liệu sinh hoạt của mình.

“Có thể phân biệt con người với súc vật, bằng ý thức, bằng tôn giáo, nói chung bằng bất cứ cái gì cũng được Bản thân con người bắt đầu bằng tự phân biệt với súc vật ngay khi con người bắt đầu sản xuất ra những tư liệu sinh hoạt của mình - đó là một bước tiến do tổ chức cơ thể của con người quy định Sản xuất ra những tư liệu sinh hoạt của mình, như thế con người đã gián tiếp sản xuất ra chính đời sống vật chất của mình”

“Điểm khác biệt căn bản giữa xã hội loài người với xã hội loài vật là ở chỗ: loài vượn may mắn lắm chỉ hái lượm trong khi con người lại sản xuất Chỉ riêng sự khác biệt duy nhất nhưng cơ bản ấy cũng khiến ta không thể chuyển - nếu không kèm theo những điều kiện tương ứng - các quy luật của các xã hội loài vật sang xã hội loài người”

Các nhà tư tưởng trước C Mác cũng đã có những ý kiến khác nhau về sự khác biệt giữa con người và các động vật khác với tư cách là những dấu hiệu về nội hàm của khái niệm con người Chẳng hạn, Aristoteles đã cho rằng con người là một động vật chính trị Nhưng quan niệm của triết học Mác - Lênin về sự khác biệt giữa con người và các động vật khác thể hiện tính chất duy vật nhất quán: xác định sự khác biệt đó dựa trên nền tảng của sản xuất vật chất Lao động, tức là sản xuất ra tư liệu sinh hoạt của mình, tạo ra con người và xã hội, thúc đẩy con người và xã hội phát triển Đây là điểm khác biệt rất căn bản, chi phối các đặc điểm khác biệt khác giữa con người với các động vật khác Quan niệm này được Ph Ăngghen làm sáng rõ trong tác phẩm

“Tác dụng của lao động trong quá trình chuyển biến từ vượn thành người” 1.3.Con người là sản phẩm của lịch sử và của chính bản thân con người

Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin phê phán quan niệm của Feuerbach đãxem xét con người tách khỏi điều kiện lịch sử cụ thể và hoạt động thực tiễn của họ,xem xét con người chỉ như là đối tượng cảm tính, trừu tượng, không có hoạt động thựctiễn Feuerbach đã không nhìn thấy những quan hệ hiện thực, sống động giữa ngườivới người trong đời sống xã hội, đặc biệt là trong sản xuất Do vậy, Feuerbach đã tuyệt6

Trang 7

đối hóa tình yêu giữa người với người Hơn nữa, đó cũng không phải là tình yêu hiện thực mà là tình yêu đã được lý tưởng hóa Phê phán quan niệm sai lầm của Feuerbach và của các nhà tư tưởng khác về con người, kế thừa các quan niệm tiến bộ trong lịch sử tư tưởng nhân loại và dựa vào những thành tựu của khoa học, chủ nghĩa Mác khẳng định con người vừa là sản phẩm của sự phát triển lâu dài của giới tự nhiên, vừa là sản phẩm của lịch sử xã hội loài người và của chính bản thân con người C Mác đã khẳng định trong tác phẩm “Hệ tư tưởng Đức” rằng: “Tiền đề của lý luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử là những con người hiện thực đang hoạt động, lao động sản xuất và làm ra lịch sử của chính mình, làm cho họ trở thành những con người như đang tồn tại” Cần lưu ý rằng con người là sản phẩm của lịch sử và của bản thân con người, nhưng con người, khác với các động vật khác, không thụ động để lịch sử làm mình thay đổi, mà con người còn là chủ thể của lịch sử

1.4.Con người vừa là chủ thể của lịch sử, vừa là sản phẩm của lịch sử

Con người vừa là sản phẩm của lịch sử tự nhiên và lịch sử xã hội, nhưng đồng thời, lại là chủ thể của lịch sử bởi lao động và sáng tạo là thuộc tính xã hội tối cao của con người Con người và động vật đều có lịch sử của mình, nhưng lịch sử con người khác với lịch sử động vật Lịch sử của động vật “là lịch sử nguồn gốc của chúng và sự phát triển dần dần của chúng cho tới trạng thái hiện nay của chúng Nhưng lịch sử ấy không phải do chúng làm ra và trong chừng mực mà chúng có tham dự vào việc làm ra lịch sử ấy thì điều đó diễn ra mà chúng không hề biết và không phải do ý muốn của chúng Ngược lại, con người càng cách xa con vật hiểu theo nghĩa hẹp của từ này bao nhiêu thì con người lại càng tự mình làm ra lịch sử của mình một cách có ý thức bấy nhiêu” Hoạt động lịch sử đầu tiên khiến con người tách khỏi các động vật khác, có ý nghĩa sáng tạo chân chính là hoạt động chế tạo công cụ lao động, hoạt động lao động sản xuất Nhờ chế tạo công cụ lao động mà con người tách khỏi loài vật, tách khỏi tự nhiên trở thành chủ thể hoạt động thực tiễn xã hội Chính ở thời điểm đó con người bắt đầu làm ra lịch sử của mình “Sáng tạo ra lịch sử” là bản chất của con người, nhưng con người không thể sáng tạo ra lịch sử theo ý muốn tùy tiện của mình, mà phải dựa vào những điều kiện do quá khứ, do thế hệ tr ớc để lại trong những hoàn cảnh mới Conƣ người, một mặt, phải tiếp tục các hoạt động trên các tiền đề, điều kiện cũ của thế hệ trước để lại; mặt khác, lại phải tiến hành các hoạt động mới của mình để cải biến những điều kiện cũ Lịch sử sản xuất ra con người như thế nào thì tương ứng, con người cũng sáng tạo ra lịch sử như thế ấy Từ khi con người tạo ra lịch sử cho đến nay con người luôn là chủ thể của lịch sử, nhưng cũng luôn là sản phẩm của lịch sử

Con người tồn tại và phát triển luôn luôn ở trong một hệ thống môi trường xác định.Đó là toàn bộ điều kiện tự nhiên và xã hội, cả điều kiện vật chất lẫn tinh thần, có quanhệ trực tiếp hoặc gián tiếp đến đời sống của con người và xã hội Đó là những điềukiện cần thiết, tất yếu, không thể thiếu đối với sự tồn tại và phát triển của con người.Một mặt, con người là một bộ phận của giới tự nhiên, để tồn tại và phát triển phải quanhệ với giới tự nhiên, phải phụ thuộc vào giới tự nhiên, thu nhận và sử dụng các nguồnlực của tự nhiên để cải biến chúng cho phù hợp với nhu cầu của chính mình Mặt khác,là một bộ phận của tự nhiên, con người cũng phải tuân theo các quy luật của tự nhiên,tuân theo các quá trình tự nhiên như cơ học, vật lý, hóa học, đặc biệt là các quá trình yhọc, sinh học, tâm sinh lý khác nhau Về phương diện sinh thể hay sinh học, con ngườilà một tiểu vũ trụ có cấu trúc phức tạp, là một hệ thống mở, biến đổi và phát triển7

Trang 8

không ngừng, thay đổi và thích nghi khá nhanh chóng so với các động vật khác trước những biến đổi của môi trường Con người vừa tiếp nhận, thích nghi, hòa nhịp với giới tự nhiên, nhưng cũng bằng cách đó cải biến giới tự nhiên để thích ứng và biến đổi chính mình

Con người cũng tồn tại trong môi trường xã hội Chính nhờ môi trường xã hội mà con người trở thành một thực thể xã hội và mang bản chất xã hội Con người là sản phẩm của hoàn cảnh, của môi trường, trong đó có môi trường xã hội Môi trường xã hội cũng là điều kiện và tiền đề để con người có thể thực hiện quan hệ với giới tự nhiên ở quy mô rộng lớn và hữu hiệu hơn Về thực chất, môi trường xã hội cũng là một bộ phận của tự nhiên với những đặc thù riêng So với môi trường tự nhiên, môi trường xã hội có ảnh hưởng trực tiếp và quyết định đến con người, sự tác động của môi trường tự nhiên đến từng cá nhân con người thường phải thông qua môi trường xã hội và chịu ảnh hưởng sâu sắc của các nhân tố xã hội Môi trường xã hội cũng như mỗi cá nhân con người thường xuyên phải có quan hệ với môi trường tự nhiên và tồn tại trong mối quan hệ tác động qua lại, chi phối và quy định lẫn nhau

Do sự phát triển của công nghiệp, của cách mạng khoa học và công nghệ, nhiều loại môi trường khác đã và đang được phát hiện Đó là những môi trường, như môi trường thông tin, kiến thức, môi trường từ tính, môi trường điện, môi trường hấp dẫn, môi trường sinh học, v.v Nhưng cần lưu ý rằng, có những môi trường trong số đó mới được phát hiện và đang được nghiên cứu, nên còn có nhiều ý kiến, quan niệm khác nhau, thậm chí đối lập nhau Môi trường sinh học, môi trường cận tâm lý, môi trường tương tác yếu đang được nghiên cứu trong khoa học tự nhiên là những môi trường như vậy Tuy nhiên, dù chưa được nhận thức đầy đủ, mới được phát hiện hay còn có những ý kiến, quan niệm khác nhau, thì chúng đều hoặc là thuộc về môi trường tự nhiên, hoặc là thuộc về môi trường xã hội Tính chất, phạm vi, vai trò và tác động của chúng đến con người là khác nhau, không giống hoàn toàn như môi trường tự nhiên và môi trường xã hội Chúng là những hiện tượng, quá trình cụ thể của tự nhiên hoặc xã hội, có tác động, ảnh hưởng ở một khía cạnh hẹp, cụ thể và xác định ở phương diện tự nhiên hoặc xã hội

1.5.Bản chất con người là tổng hòa các quan hệ xã hội

Trong sinh hoạt xã hội, khi hoạt động ở những điều kiện lịch sử nhất định con ngườicó quan hệ với nhau để tồn tại và phát triển “Trong tính hiện thực của nó, bản chất conngười là tổng hòa những quan hệ xã hội” Bản chất của con người luôn được hìnhthành và thể hiện ở những con người hiện thực, cụ thể trong những điều kiện lịch sử cụthể Các quan hệ xã hội tạo nên bản chất của con người, nhưng không phải là sự kếthợp giản đơn hoặc là tổng cộng chúng lại với nhau mà là sự tổng hòa chúng; mỗi quanhệ xã hội có vị trí, vai trò khác nhau, có tác động qua lại, không tách rời nhau Cácquan hệ xã hội có nhiều loại: quan hệ quá khứ, quan hệ hiện tại, quan hệ vật chất, quanhệ tinh thần, quan hệ trực tiếp, quan hệ gián tiếp, quan hệ tất nhiên hoặc ngẫu nhiên,quan hệ bản chất hoặc hiện tượng, quan hệ kinh tế, quan hệ phi kinh tế, v.v Tất cả cácquan hệ đó đều góp phần hình thành nên bản chất của con người Các quan hệ xã hộithay đổi thì ít hoặc nhiều, sớm hoặc muộn, bản chất con người cũng sẽ thay đổi theo.Trong các quan hệ xã hội cụ thể, xác định, con người mới có thể bộc lộ được bản chấtthực sự của mình, và cũng trong những quan hệ xã hội đó thì bản chất người của con8

Trang 9

người mới được phát triển Các quan hệ xã hội khi đã hình thành thì có vai trò chi phối và quyết định các phương diện khác của đời sống con người khiến cho con người không còn thuần túy là một động vật mà là một động vật xã hội Con người “bẩm sinh đã là sinh vật có tính xã hội” Khía cạnh thực thể sinh vật là tiền đề trên đó thực thể xã hội tồn tại, phát triển và chi phối.

CHƯƠNG 2 Ý NGHĨA VIỆC NGHIÊN CỨU CON NGƯỜI ĐỐI VỚI XÃHỘI VIỆT NAM HIỆN NAY

2.1.Ý nghĩa tư tưởng lấy dân làm gốc.

Hồ Chí Minh không chỉ là lãnh tụ của dân tộc Việt Nam và phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới mà còn là nhà tư tưởng lớn với những chân lý đã được kiểm chứng bởi thực tiễn Điều nổi bật và cũng là bí quyết thành công của Hồ Chí Minh với tư cách nhà tư tưởng và thủ lĩnh chính trị nằm ở chỗ: Người đã thấu hiểu vai trò của dân, thực sự trọng dân, biết phát huy vai trò của dân và hết lòng vì dân Trong 35 năm qua, Đảng Cộng sản Việt Nam đã tiến hành sự nghiệp Đổi mới với tinh thần “đổi mới là sự nghiệp của dân, do dân và vì dân” Cho dù chưa bao giờ Việt Nam có được cơ đồ như ngày hôm nay nhưng cơ hội và thách thức đang đặt ra cho cách mạng Việt Nam đòi hỏi mỗi cán bộ, đảng viên phải nhận thức và hành động đúng tinh thần “Lấy dân làm gốc” để phát huy cao độ tiềm lực trong dân, đưa đất nước tiến lên.

a. Nước lấy dân làm gốc

“Dân là gốc của nước, nước lấy dân làm gốc” là tư tưởng và phương châm hành động của các bậc hiền minh từ Đông sang Tây, từ cổ chí kim Trên tinh thần kế thừa và phát triển tinh hoa văn hóa dân tộc và nhân loại, Hồ Chí Minh đã nâng tư tưởng “Lấy dân làm gốc” lên một tầm cao mới Tư tưởng của Người vừa có sự chung đúc với tiền nhân, vừa có nét độc đáo, sáng tạo Đáng chú ý nhất là một số quan điểm sau đây.

Thứ nhất, Hồ Chí Minh đưa ra quan niệm mới về quần chúng nhân dân Nói đến dân

là nói đến những người đứng ngoài bộ máy cai trị, chịu tác động từ chính sách của nhà cầm quyền Nếu trong quan niệm của giai cấp phong kiến, dân chỉ là “thần dân”, “thảo dân”, tức tầng lớp “bị trị” thấp hèn thì đối với Hồ Chí Minh, “trong bầu trời không gì quý bằng nhân dân Trong thế giới không gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của nhân dân” Quan niệm về nhân dân của Hồ Chí Minh có điểm khác biệt so với chủ nghĩa Mác - Lênin Nếu Lênin nhấn mạnh tính giai cấp khi coi “quần chúng là đa số, và hơn thế nữa chẳng những đa số công nhân, mà là đa số những người bị bóc lột” thì Hồ Chí Minh nhấn mạnh tính dân tộc khi định nghĩa: “Nhân dân là bốn giai cấp công, nông, tiểu tư sản, tư sản dân tộc và những phần tử yêu nước khác” Việc mở rộng nội hàm “Nhân dân” của Hồ Chí Minh hoàn toàn phù hợp với đặc điểm của xã hội Việt Nam Mặt khác, quan niệm của Người về nhân dân cũng khác biệt so với ông cha khi Người đứng trên lập trường của giai cấp công nhân để khẳng định “công - nông là gốc của cách mạng”.

Thứ hai, Hồ Chí Minh luận giải một cách khoa học “vì sao dân là gốc của nước” Dân

là “gốc” của nước bởi “lực lượng của dân rất to”, rất đông, rất mạnh Dân là “gốc” củanước bởi “dân rất tốt”, trong mỗi người dân đều có phẩm chất cao quý nhất là lòng yêunước và tinh thần dân tộc Dân là “gốc” của nước còn bởi “dân rất thông minh”, biết“giải quyết nhiều vấn đề một cách đơn giản, mau chóng, đầy đủ, mà những người tàigiỏi, những đoàn thể to lớn, nghĩ mãi không ra” Chính của cải, sức mạnh, đạo đức, tài9

Trang 10

năng, lòng tin của dân đã tạo nên “cái gốc” của nước Nhận thức sâu sắc về cái “gốc” đó, Hồ Chí Minh đúc kết: “Nước lấy dân làm gốc… Gốc có vững, cây mới bền/ Xây lầu thắng lợi trên nền nhân dân” Như vậy, lòng dân chính là “vận nước”.

Thứ ba, Hồ Chí Minh khẳng định vai trò của dân trong sự nghiệp cách mạng và vị thế

của dân trong chế độ mới Nếu giai cấp phong kiến, giai cấp tư sản coi nhân dân chỉ là động lực, phương tiện cần huy động cho các cuộc đấu tranh thì Hồ Chí Minh khẳng định nhân dân là chủ thể và là mục tiêu của cách mạng Người nhấn mạnh: “Làm cách mạng phải dựa vào dân nhưng làm cách mạng để mang lại hạnh phúc cho dân”.

Người còn nâng quan điểm “Dân vi bản” và truyền thống “thân dân” thành quan điểm “dân là chủ và làm chủ” Người khẳng định: Trong chế độ dân chủ, nhân dân mới là chủ sở hữu mọi quyền lực Nếu cụm từ “Dân là chủ” nói đến địa vị cao nhất của dân trong xã hội thì cụm từ “Dân làm chủ” nói đến trách nhiệm và nghĩa vụ làm chủ của dân Sự nghiệp cách mạng không chỉ của dân mà còn do dân; cho nên, bản thân quần chúng nhân dân phải có đạo đức và trách nhiệm công dân.

Mặt khác, khi dân đã là chủ thì tất cả cán bộ, kể cả Chủ tịch nước, đều là đầy tớ của dân Hồ Chí Minh yêu cầu cán bộ, đảng viên phải nhận thức rõ vai trò “kép” của mình: Vừa là người đầy tớ trung thành, vừa là người lãnh đạo sáng suốt nhưng “lãnh đạo là làm đầy tớ cho nhân dân và phải làm cho tốt”.

Thứ tư, Hồ Chí Minh nhấn mạnh yêu cầu tất cả cán bộ, đảng viên phải gần dân, trọng

dân, học dân, thật thà trước dân và yêu dân Dân tộc Việt Nam đã tồn tại hàng ngàn năm nhưng Đảng thì mới ra đời vào năm 1930 Điều đó có nghĩa là “lòng dân” có trước “ý Đảng” Dân là “gốc” của nước, là cội nguồn sức mạnh của Đảng nên muốn lãnh đạo dân, Đảng phải gần dân, lắng nghe dân, thấu hiểu dân để đề ra chủ trương, chính sách hợp lòng dân Coi xa dân, quan liêu là những căn bệnh lớn nhất của đảng cầm quyền nên Hồ Chí Minh đã viết: “Đề nghị các vị Bộ trưởng nên luyện cho mình đôi chân hay đi, đôi mắt hay nhìn, cái óc hay nghĩ, không nên chỉ ngồi bàn giấy, theo kiểu “đạo nhân phòng thủ” Không chỉ nhấn mạnh phương thức hoạt động của Đảng là “phải từ trong quần chúng ra, trở lại nơi quần chúng”, Người còn cảnh báo: Nếu xa cách dân chúng thì nhất định thất bại Sự “gần dân” trong quan niệm của Hồ Chí Minh không chỉ là gần về khoảng cách địa lý, tức là cán bộ phải bám sát cơ sở mà còn phải “gần” về lối sống, mức sống, thậm chí là cán bộ, đảng viên phải có tinh thần “tiên ưu hậu lạc” Chỉ như thế nhân dân mới thấy đây là người đại diện của mình và cán bộ cũng mới hiểu rõ dân sinh, dân ý, dân tình.

Dân là “gốc” của nước nên Hồ Chí Minh yêu cầu cán bộ, đảng viên phải thực hành văn hóa trọng dân, trước hết là tôn trọng ý nguyện và quyền làm chủ của dân Người căn dặn “ý dân là ý trời”, dân muốn gì ta phải làm nấy Sự tín nhiệm của dân luôn thể hiện chính xác năng lực, phẩm chất của cán bộ nên Đảng phải tôn trọng đánh giá của dân về từng cán bộ để làm tốt công tác tổ chức.

Do lực lượng của dân rất đông, trí tuệ của dân là vô tận nên cán bộ, đảng viên phải thực sự cầu thị, khiêm tốn, học hỏi dân chúng Dân chính là người chịu tác động của mọi chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước nên việc xây dựng đường lối phải dựa trên ý nguyện của dân, tuyệt đối không được chủ quan, duy ý chí; nếu “nghị quyết gì mà dân chúng cho là không hợp thì đề nghị họ sửa chữa”.

10

Trang 11

Trong công tác lãnh đạo dân chúng, nếu cán bộ “có khuyết điểm thì thật thà tự phê bình trước nhân dân và hoan nghênh nhân dân phê bình mình” Sự thành thực của cán bộ không chỉ làm dân thông cảm, tin yêu mà còn là cơ sở để Đảng khắc phục hạn chế, ngày càng trưởng thành hơn Mọi tình cảm bền vững phải dựa trên nguyên tắc 2 chiều nên Hồ Chí Minh đã căn dặn cán bộ là, “chúng ta phải yêu dân, kính dân thì dân mới yêu ta, kính ta”.

Thứ năm, cán bộ, đảng viên của Đảng phải thực sự dựa vào dân để vì dân “Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng” vì vậy, cho dù Đảng Cộng sản là lực lượng dẫn đường nhưng “những người cộng sản chỉ là một giọt nước trong đại dương, một giọt nước trong đại dương nhân dân” Muốn thực hiện bất cứ chiến lược nào, Đảng đều phải bàn bạc với dân, dựa vào dân, huy động sức mạnh trong nhân dân.

Không chỉ dựa vào dân, quan trọng hơn là Hồ Chí Minh đã coi lợi ích của dân là mục tiêu của cách mạng, lý tưởng của Đảng Người nói rõ “Đảng không phải là một tổ chức để làm quan phát tài Nó phải làm tròn nhiệm vụ giải phóng dân tộc, làm cho Tổ quốc giàu mạnh, đồng bào sung sướng” Vì dân là “gốc” nên việc gì có lợi cho dân dù nhỏ nhất vẫn phải làm, việc gì có hại cho dân dù nhỏ nhất cũng phải tránh “Dân dĩ thực vi thiên”, khi trở thành Đảng cầm quyền, tất cả đường lối, phương châm, chính sách của Đảng đều phải nhằm vào mục tiêu nâng cao đời sống của nhân dân, trước hết là làm cho dân có ăn, có mặc, có chỗ ở, được học hành.

“Lấy dân làm gốc” là sợi chỉ đỏ trong tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh Sức thuyết phục của tư tưởng không chỉ xuất phát từ tính khoa học, cách mạng, nhân văn được thể hiện trong từng luận điểm mà còn được đảm bảo bằng cuộc đời trọn vẹn vì nước, vì dân của Người.

b.Vận dụng tư tưởng “lấy dân làm gốc”

Từ sự trưởng thành trong tư duy lý luận và sự kiểm chứng trên thực tế, các Đại hội Đảng trong thời kỳ Đổi mới đều khẳng định bài học: Đổi mới phải luôn quán triệt tư tưởng “Lấy dân làm gốc”; phải thực sự dựa vào dân, vì lợi ích của dân Đảng muốn đồng hành và lãnh đạo dân thì Đảng phải tin vào dân và quan trọng hơn là phải được dân tin.

Tuy nhiên, phải thẳng thắn thừa nhận thực tế, một bộ phận không nhỏ cán bộ đảng viên vẫn chỉ biết vun vén, thậm chí vơ vét cho bản thân mà thờ ơ, vô cảm trước dân Việc thực hiện quy chế dân chủ cơ sở vẫn còn nhiều hạn chế; phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” chủ yếu mới dừng ở “dân làm” Căn bệnh độc đoán, chuyên quyền, dân chủ hình thức còn ở đâu đó… Những khuyết điểm trên đã làm ảnh hưởng tới lòng tin của dân vào Đảng và chế độ.

Do đó, thực hành tư tưởng Hồ Chí Minh về “Lấy dân làm gốc” để khôi phục lại lòng tin của dân, là nhiệm vụ cấp thiết hiện nay Tuy nhiên, học tập tư tưởng Hồ Chí Minh không phải chỉ là nhắc lại những câu nói mang tầm chân lý của Người mà là nghĩ sâu, nhìn thẳng và làm tốt một số việc sau đây.

Một là, mỗi cán bộ, đảng viên phải nâng cao nhận thức, thấm nhuần bài học “Lấy dân

làm gốc” một cách sâu sắc nhất để vì dân một cách thiết thực nhất Khi giải quyết công việc, cán bộ phải luôn tận tâm, nhiệt tình, đặt lợi ích của nhân dân lên trên hết, phải tránh thói “miệng nói dân chủ nhưng làm theo lối “quan chủ”.

11

Trang 12

Hai là, phải hoàn thiện thể chế, cơ chế để đảm bảo quyền làm chủ của dân trên thực

tế Theo Dự thảo Văn kiện Đại hội XIII, nguyên tắc “dân biết, dân làm, dân kiểm tra” được bổ sung thêm nội dung “dân giám sát và dân thụ hưởng” Điều này hoàn toàn đúng nhưng quan trọng hơn là phải nhanh chóng thể chế hóa, cụ thể hóa nguyên tắc đó bằng các văn bản quy phạm pháp luật Tôn trọng lợi ích của dân thì trước khi ban hành pháp luật, chính sách, cần đánh giá kỹ lưỡng tác động của nó đến đời sống nhân dân, phải thăm dò dư luận, đẩy mạnh việc đối thoại với dân - những người chịu tác động của chính sách ban hành.

Ba là, cán bộ phải lắng nghe dân và mọi hoạt động của Đảng, Nhà nước phải hướng

tới việc bảo vệ quyền lợi của dân Cho dù không phải mọi ý kiến của dân đều xác đáng, nhưng đúng như Hồ Chí Minh đã nói, “nếu quần chúng nói mười điều mà chỉ có một vài điều xây dựng, như thế vẫn là quý báu và bổ ích”.

Điều quan trọng nhất để có được lòng tin của dân chính là: Toàn bộ hoạt động của Đảng và Nhà nước phải xuất phát và hướng tới lợi ích của dân Trong thời kỳ đất nước có chiến tranh, cơ sở để tạo ra sự gắn kết giữa “lòng dân” và “ý Đảng” chính là mục tiêu giải phóng dân tộc Trong thời bình, cơ sở quan trọng nhất để tạo dựng niềm tin của dân vào Đảng chính là lợi ích của dân Đây không phải là sự ban ơn mà là trách nhiệm, là hành động đúng quy luật của Đảng Nếu không mang lại lợi ích cho dân thì có nói bao nhiêu về dân chủ cũng đều vô nghĩa.

Bốn là, phải tăng cường công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, đẩy lùi tệ nạn tham

nhũng, “lợi ích nhóm” “Lấy dân làm gốc” thì phải huy động nhân dân vào công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng Cho dù hình thức dân chủ trực tiếp ngày càng được chú trọng nhưng dân chủ đại diện vẫn là một phương thức cơ bản để hiện thực hóa quyền làm chủ của dân.

Muốn được dân tin yêu thì người cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo phải gương mẫu về mọi mặt Đặc biệt, phải quyết liệt chống tiêu cực thì nhân tố tích cực mới có chỗ đứng, giống như muốn lúa tốt, phải nhổ sạch cỏ Vì thế, biểu hiện rõ nhất, tập trung nhất của tư tưởng “lấy dân làm gốc” hiện nay chính là nói “không” với tham nhũng và đẩy mạnh công tác phòng chống tham nhũng, triệt tiêu “lợi ích nhóm".

Thực hiện tư tưởng “Lấy dân làm gốc” thì còn phải phát huy sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước, đoàn kết trong dân, xây dựng “thế trận lòng dân” trong công cuộc bảo vệ Tổ quốc Phải làm tốt công tác dân vận để huy động tối đa “tài dân, sức dân, của dân để mưu cầu hạnh phúc cho dân”.

Cổ nhân từng đúc kết: “Dân vi bang bản thiên niên sách/ Công tại nhân tâm vạn cổ trường” (Lấy dân làm gốc, đó là sách lược ngàn năm/ Công lao ở lòng người sẽ ghi tạc muôn đời) Kỳ tích của dân tộc Việt Nam trong hàng ngàn năm lịch sử đều bắt nguồn từ sự thực hành tư tưởng “Lấy dân làm gốc” của các bậc anh minh, trong đó có Hồ Chí Minh Sinh ra từ dân, sống và hoạt động trong lòng dân, luôn tin tưởng và biết phát huy sức mạnh vô tận của dân để vì dân, Hồ Chí Minh trở thành tượng đài bất tử trong tình yêu của nhân dân Bí quyết thành công của Người chính là bài học sâu sắc mà hậu thế phải noi theo.

2.2 Ý nghĩa việc tăng cường mối đại đoàn kết dân tộc và mối đại đoàn kết quốc tế

12

Trang 13

2.2.1 Ý nghĩa việc tăng cường mối đại đoàn kết dân tộc

a Đại đoàn kết dân tộc- truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam

Đại đoàn kết toàn dân tộc là truyền thống quý báu của dân tộc ta, được hun đúc qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước Từ khi ra đời, Ðảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn luôn coi trọng việc xây dựng, củng cố và mở rộng khối đại đoàn kết toàn dân tộc Dưới sự lãnh đạo của Ðảng, các tầng lớp nhân dân không phân biệt thành phần, giai cấp, dân tộc, tôn giáo, tập hợp đoàn kết trong Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam, tạo nên sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc giành thắng lợi lịch sử trong Cách mạng Tháng Tám năm 1945 và các cuộc kháng chiến cứu nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Ngày nay, sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc đang tiếp tục phát huy cao độ, trở thành động lực của công cuộc đổi mới toàn diện đất nước Ðại đoàn kết toàn dân tộc là đường lối chiến lược, là bài học lớn của cách mạng Việt Nam Thực hiện lời dạy của Bác Hồ:“ Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết Thành công, thành công, đại thành công, đang là động lực, kết nối sức mạnh vô địch của toàn dân tộc Việt Nam Sau 35 năm thực hiện công cuộc đổi mới do Ðảng ta khởi xướng và lãnh đạo, nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, phát triển mạnh mẽ, toàn diện hơn so với những năm trước đổi mới.

Đồng chí Tổng Bí thư khẳng định: “ Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay” Những thành tựu đó là sản phẩm kết tinh sức sáng tạo, là kết quả của cả một quá trình nỗ lực phấn đấu bền bỉ, liên tục của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta, của sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; tiếp tục khẳng định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của chúng ta là đúng đắn, phù hợp với quy luật khách quan, với thực tiễn Việt Nam và xu thế phát triển của thời đại.

Vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể nhân dân trong công tác dânvận tiếp tục được khẳng định và nâng cao trong đời sống chính trị - xã hội của đấtnước Mối quan hệ gắn bó giữa Mặt trận và các đoàn thể với các tầng lớp nhân dânngày càng được củng cố, tăng cường, phát huy Ðường lối chủ trương của Ðảng, Nhànước về đại đoàn kết toàn dân tộc ngày càng được hoàn thiện và thể chế hóa bằng cácchính sách, pháp luật Các tầng lớp nhân dân chung sức, chung lòng cùng Ðảng, Nhànước vượt qua khó khăn, thử thách, giữ vững sự ổn định chính trị, phát triển kinh tế -xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, nâng cao đời sống nhân dân và nâng cao vị thếcủa Việt Nam trên trường quốc tế Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã và đang kế thừa,phát huy truyền thống vẻ vang của Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam, góp phần tolớn tạo nên sự đồng thuận trong các tầng lớp nhân dân; tuyên truyền, động viên nhândân phát huy quyền làm chủ, thực hiện đường lối, chủ trương của Ðảng, chính sách,pháp luật của Nhà nước trong xây dựng và phát triển nhanh, bền vững đất nước Cácphong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động xã hội rộng lớn do Mặt trận và các tổchức thành viên phát động ngày càng đi vào cuộc sống, được các tầng lớp nhân dânhưởng ứng tích cực Ðặc biệt, các phong trào, cuộc vận động “ Toàn dân xây dựng đờisống văn hóa ở cơ sở’’; “Toàn dân chung sức xây dựng nông thôn mới, đô thị vănminh”; “ Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”; hoạt động bảo vệ biên giới,chủ quyền, biển đảo, phòng chống thiên tai, bão lũ và đoàn kết giúp nhau phát triển13

Ngày đăng: 20/04/2024, 10:04

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan