bài tự học môn chính trị học

36 0 0
bài tự học môn chính trị học

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Khái niệm chính trị học - Chính trị học là khoa học nghiên cứu đời sống chính trị nhằm làm sáng tỏ những quy luật, tính quy luật chung nhất của đời sống chính trị- xã hội, cùng những thủ

Trang 1

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀNVIỆN BÁO CHÍ VÀ TRUYỀN THÔNG

Trang 2

Mục lục

Câu 1 Chính trị là gì? Trình bày đối tượng, chức năng, nhiệm vụ nghiên cứu của Chính trị học? Phân tích luận điểm “Chính trị vừa là khoa học, vừa là nghệ thuật” 3Câu 2 Phân tích nội dung tư tưởng chính trị của Pháp gia? Ảnh hưởng của tưtưởng đó đến đời sống chính trị Việt Nam hiện nay? 6Câu 3 Trình bày nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về chính tri? Chứng minh những sáng tạo của Hồ Chí Minh trong việc vận dụng học thuyết chính trị Mác-Lênin và điều kiện Việt Nam 9Câu 4 Khái niệm quyền lực chính trị? Trình bày quá trình hình thành quyền lực chính trị và sự chuyển hóa quyền lực chính trị thành quyền lực nhà nước?Tại sao nói: Ở Việt Nam, quyền lực chính trị thuộc về nhân dân? 14Câu 5 Phân tích nguyên tắc tổ chức quyền lực nhà nước ở Việt Nam hiện nay? Biện pháp kiểm soát quyền lực nhà nước ở Việt Nam hiện nay? 17Câu 6 Đảng chính trị là gì? Phân tích bản chất và vai trò của Đảng chính trị và liên hệ với bản chất và vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam? 20Câu 7 Thủ lĩnh chính trị là gì? Hãy lựa chọn một Thủ lĩnh chính trị mà mình tâm đắc nhất, từ đó phân tích phẩm chất tiêu biểu và vai trò của Thủ lĩnh chính trị đối với sự phát triển của quốc gia đó? 22Câu 8 Phân tích nội dung mối quan hệ chính trị với kinh tế? Thực chất quá trình đổi mới ở Việt Nam? 24Câu 9 Văn hóa chính trị là gì? Phân tích các chức năng của Văn hóa chính trị? Văn hóa từ chức có phải là văn hóa chính trị không? Ở Việt Nam đã có văn hóa từ chức chưa? Tại sao? 28Câu 10 Chính trị quốc tế là gì? So sánh chính trị quốc gia và chính trị quốc tế? Trình bày cấu trúc của chính trị quốc tế đương đại? 31Tài liệu tham khảo: 35

Trang 3

Câu 1 Chính trị là gì? Trình bày đối tượng, chức năng, nhiệm vụnghiên cứu của Chính trị học? Phân tích luận điểm “Chính trị vừalà khoa học, vừa là nghệ thuật”

1 Khái niệm chính trị học

- Chính trị học là khoa học nghiên cứu đời sống chính trị nhằm làm sáng tỏ những quy luật, tính quy luật chung nhất của đời sống chính trị- xã hội, cùng những thủ thuật chính trị để hiện thực hoá những quy luật, tính quy luật đó trong xã hội có giai cấp và được tổ chức thành nhà nước

- Chính trị học nghiên cứu lĩnh vực chính trị được hiểu dưới hai góc độ: CTH đại cương và CTH chuyên biệt

2 Đối tượng nghiên cứu của CTH

Khái niệm

- Đối tượng nghiên cứu của chính trị học là những quy luật, tính quy luật chung nhất của đời sống chính trị của xã hội; những cơ chế tác động, cơ chế vận dụng; nhưng phương thức, thủ thuật, công nghệ chính trị để thực hiện hóa những quy luật, tính quy luật đó.Thể hiện:

Các hoạt động

Hoạt động xác định mục tiêu chính trị trước mắt, mục tiêu triển vọng dưới dạng khả năng và hiện thực, cũng như các con đường giải quyết các mục tiêu đó có tính đến tương quan lực lượng xã hội, ở giai đoạn phát triển tương ứng của nó

Hoạt động tìm kiếm, thực thi các phương pháp, phương tiện, những thủ thuật, những hình thức tổ chức có hiệu quả đạt mục tiêu đề ra

Việc lựa chọn, tổ chức sắp xếp những cán bộ thích hợp nhằm hiện thực hóa có hiệu quả mục tiêu

Các quan hệ

Trang 4

Chính trị học có nghiên cứu các quan hệ giữa các chủ thể chính trị Quan hệ giữa các giai cấp

Quan hệ giữa các chủ thể trong hệ thống quyền lực Quan hệ giữa các quốc gia

Quan hệ giữa các dân tộc

3 Chức năng nhiệm vụ của chính trị học

Chính trị học có những chức năng nhiệm vụ cụ thể sau:

+ Trang bị cho những nhà lãnh đạo chính trị những tri thức, những kinh nghiệm cần thiết giúp cho hoạt động của họ phù hợp với quy luật khách quan, tránh được những sai lầm như: giáo điều, chủ quan, duy ý chí…

+ Trang bị cho mỗi công dân những cơ sở khoa học để họ có thể nhận thức về các sự kiện chính trị, trên cơ sở đó xây dựng thái độ, động cơ đúng đắn phù hợp với khả năng trong sự phát triển chung mà mỗi công dân tham gia như một chủ thể + Góp phần hình thành cơ sở khoa học cho các chương trình chính trị, cho việc hoạch định chiến lược với những mục tiêu đối nội, đối ngoại, cùng với các phương pháp, phương tiện, những thủ thuật chính trị nhằm đạt mục tiêu chính trị đã đề ra + Phân tích các thể chế chính trị và mối quan hệ, tác động qua lại giữa chúng, xây dựng học thuyết, lý luận chính trị, làm rõ sự phát triển của nền dân chủ.

4 Phân tích luận điểm “Chính trị vừa là khoa học, vừa là nghệ thuật” :Chính trị là khoa học :

Chính trị là một hiện tượng khách quan trong đời sống xã hội loài người, xuất hiện cùng với giai cấp và nhà nước, gắn liền với quyền lực, với đấu tranh giai cấp và đấu tranh dân tộc.

Chính trị là lĩnh vực tương đối độc lập trong đời sống xã hội, có logic phát triển nội tại, có quy luật phát triển khách quan.

Trang 5

- Chính trị là một hệ thống tri thức, từ những tri thức kinh nghiệm đến tri thức lý luận hoàn chỉnh, phản ánh quy luật vận động khách quan của chính trị.

Do hạn chế lịch sử và bị chi phối bởi lợi ích giai cấp, nên chính trị trở thành đặc quyền của giai cấp thống trị Nó trở thành khoa học đích thực khi chủ nghĩa Mác -Lênin ra đời.

Ngày nay, chính trị thực sự trở thành một khoa học với đối tượng và phương pháp nghiên cứu riêng.

Chính trị là một khoa học, nên phải đối xử như một khoa học.

Cách mạng Việt Nam trong đấu tranh giành độc lập cũng như trong xây dựng CNXH luôn xác định chính trị (đường lối, chính sách và tổ chức thực tiễn) là một khoa học

Chính trị là nghệ thuật :

Chính trị là hoạt động của con người liên quan đến tranh giành quyền lực, quyết liệt một mất một còn, nên các chủ thể chính trị (trước hết là giai cấp) không thể không sử dụng mọi biện pháp, thủ đoạn để đạt mục tiêu chính trị.

Hoạt động chính trị luôn sáng tạo, linh hoạt, khôn khéo, mềm dẻo, phù hợp với thực tiễn để đạt hiệu quả cao nhất.

Chính trị là phạm vi hoạt động hấp dẫn, nhưng phức tạp, “giống đại số hơn số học” Nó đòi hỏi kĩ năng, kỹ xảo cao, đòi hỏi tầm trí tuệ tương ứng của các nhà chính trị.

Chính trị là nghệ thuật của những bước đi (biết tiến, biết lùi đúng lúc), những giải pháp, thoả hiệp trong những thời điểm lịch sử quan trọng.

Đó là nghệ thuật vận dụng tri thức lý luận và kinh nghiệm thực tiễn để xử lý tình huống chính trị phức tạp, vận dụng đúng đắn phép biện chứng giữa khách quan và chủ quan trong hoạt động, đấu tranh chính trị.

Chính trị là nghệ thuật của các khả năng : khả năng nắm bắt sự vận động của xã hội, dự báo chính xác tinhf hình thế và thời cơ cách mạng.

Trang 6

Chính trị là nghệ thuật tổ chức lực lượn, sử dụng con người, nghệ thuật vận động quần chúng, nghệ thuật tiến hành chiến tranh cách mạng.

Chính trị là “Dĩ bất biến, ứng vạn biến”

Mối quan hệ biện chứng

Bản thân chính trị là môn khoa học cũng đã phản ánh tính nghệ thuật của nó, bởi khoa học và nghệ thuật luôn gắn bó hữu cơ.

Là lĩnh vực nhạy cảm, liên quan đến vận mệnh của con người, của hàng triệu người, chính trị, hoạt động chính trị đòi hỏi sự chuẩn xác gắn với thực tiễn, tuân theo quy luật khách quan, tránh chủ quan, duy ý chí; đồng thời nó đòi hỏi sự nhảy cảm, tinh tế, mưu lược đạt trình độ nghệ thật cao.

Trong hoạt động chính trị thực tiễn, tính khoa học và nghệ thuật kết hợp, bổ sung cho nhau Nếu tuyệt đối hoá tính khoa học của chính trị dễ rơi vào chủ nghĩa giáo điều, máy móc; nếu tuyệt đối hoá tính nghệ thuật không tuân theo khoa học thì chính trị chỉ còn lại những mánh khoé lừa đảo, mị dân, sớm muộn gì cũng bị vạch trần.

Câu 2 Phân tích nội dung tư tưởng chính trị của Pháp gia? Ảnhhưởng của tư tưởng đó đến đời sống chính trị Việt Nam hiện nay?

Người hoàn thiện và phát triển học thuyết chính trị của phái Pháp gia là Hàn Phi Tử Theo ông con ngừoi được làm theo lợi ích cá nhân bao giờ cũng mưu mô, tính toán để kiếm lợi cho mình Cho nên không thể cai trị bằng nhân, lễ, nghĩa được Ông kiên quyết phủ nhận lý luận chính trị thần quyền Đối với ông “ ngừoi cai trị mà mê tín quỷ thần thì tất nhiên mất nước” Từ đó ông tập trung vào 3 nguyên lý trong chính trị đó là Pháp, Thế, Thuật Pháp là trung tâm và Thuật, Thế là điều kiện tất yếu để thực hành Pháp.

Trọng pháp : Pháp là những quy định, những luật lệ, là nội dung của chính sách cai trị do cửa quan ban ra, mọi người đều phải tuân theo.

Trang 7

Ông khẳng định tầm quan trọng của pháp luật và cho rằng pháp luật phải công khai, ai cũng phải biết và không ai được tự ý thay đổi Việc làm cho pháp luật không bị hỏng nát và là tiền đề và mục đích tối cao của chính trị Pháp ví như tấm gương sáng có thể soi thấu tà gian; pháp như cán cân tiêu biểu cho lẽ công bằng.

Trọng thuật : Thuật là thủ đoạn, phương pháp, cách thức, mưu lược của “ người làm vua”

Thuật là cái nằm kín đáo trong bụng, để so sánh các đầu mối của sự việc và ngấm ngầm cai trị các bề tôi… Dùng thuật để làm cho kẻ thân yêu gần gũi cũng không ai biết được Dùng thuật để thấy rõ tính trung hay gian của bề tôi do đó mà điều khiển được bề tôi.

Trọng thế : Thế là vị thế, quyền uy, thế lực của người cai trị Nó là cái đặc biệt cần thiết đối với người cầm quyền.

Ông cho rằng chỉ có Pháp và Thuật mà thiếu quyền lực để cưỡng bức người thì dẫu người có làm vua có thuật điều khiển các bầy tôi cũng không thể đảm bảo được cho các bầy tôi phục tùng sự cai trị của vua Do vậy theo ông Thế là một thứ quyền lực đặt ra cho phù hợp với yêu cầu của pháo luật chứ không phải thứ quyền lực nảy sinh một cách tự nhiên trong chủ nghĩa chính trị.

Quan hệ giữa Pháp, Thuật, Thế

Nếu Thế nằm trong tay người kém cỏi cũng có thể gây hại và làm rối loạn đất nước Nên quyền lực được đặt ra cho những ngừoi trung bình Pháp và Thế không tách rời nhau, biết giữ gìn pháp và phế thì đất nước yên trị Nếu trái pháp bỏ thế thì nước nổi loạn Pháp là trung tâm, thuật và thế và điều kiện tất yếu để thực hành pháp.

Ông cho rằng thưởng phạt là công cụ để chấp hành pháp luật Do vậy, ông chủ trương phạt nặng và thưởng hậu để chấp hành pháp Theo ông hình phạt

Trang 8

nghiêm khắc sẽ loại bỏ được sáu loại người: bọn hàng giặc chạy dài, sựo chết; bọn tự cao học đại, tự lập ra học thuyết và bọn lìa xã pháp luật; bọn ăn chơi xa xỉ; bọn bạo ngược, ngạo mạn; bọn dung thứ lũ giặc, giấu giếm kẻ gian; bọn nói khéo dối trá Dùng hình phạt để khuyến khích sáu loại người : những ngừoi lăn mình vào chốn hiểm nghèo, hy sinh thành thực; những người ít nghe lời bậy, tuân theo pháp luật; những người dốc hết sức làm ăn, làm lợi cho đời; những người trung thực thật thà, ngay thẳng; những người trọng mạng mình; những người giết giặc trừ gian.

Tuy còn mang tính sơ khai, nhưng các trường phái chính trị của Trung Quốc cổ đại đã đặt nền móng cho luồng tư tưởng sau này Việc kế thừa có chọn lọc những tri thức đó là cần thiết cho thực tiễn chính trị hôm nay.

Ảnh hưởng của tư tưởng đó đến đời sống chính trị Việt Nam hiện nay :

Ở Việt Nam, tư tưởng pháp gia của Hàn Phi Tử đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến việc phát triển hệ thống pháp luật và chính trị của đất nước Các nguyên tắc như quyền lợi và nghĩa vụ của công dân, sự bình đẳng trước pháp luật, và chế độ pháp luật được coi là cơ sở của một xã hội dân chủ và công bằng đã được nhấn mạnh.

Đặc biệt, trong những năm gần đây, Việt Nam đã tiến hành các cải cách pháp luật và hệ thống chính trị, điều này có thể được coi là một phản ánh của ảnh hưởng của tư tưởng pháp gia của Hàn Phi Tử Các nỗ lực nhằm tăng cường tính minh bạch, công bằng và hiệu lực của hệ thống pháp luật đã được thúc đẩy, với mục tiêu tạo ra một môi trường pháp luật thuận lợi cho sự phát triển kinh tế và xã hội.

Tuy nhiên, như mọi quốc gia khác, việc áp dụng các nguyên tắc pháp luật và lý tưởng chính trị của Hàn Phi Tử vẫn còn đối mặt với nhiều thách thức, như sự đảm bảo tuân thủ, thực hiện và giám sát Mặc dù đã có những bước tiến về phía trước, nhưng việc thúc đẩy và duy trì một hệ thống pháp luật và chính trị theo đúng tinh

Trang 9

thần của tư tưởng pháp gia vẫn là một quá trình dài và phức tạp đối với Việt Nam và các quốc gia khác trên thế giới.

Câu 3 Trình bày nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về chính tri?Chứng minh những sáng tạo của Hồ Chí Minh trong việc vận dụnghọc thuyết chính trị Mác-Lênin và điều kiện Việt Nam.

Nội dung của tư tưởng Hồ Chí Minh về chính trị như sau: Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội

Trong toàn bộ tiến trình đấu tranh cách mạng của dân tộc ta, tư tưởng bao trùm là tư tưởng: “không có gì quý hơn độc lập tự do” Tư tưởng đó được Người quán triệt và hiện trong toàn bộ quá trình lãnh đạo cách mạng là “độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội” Đây là hạt nhân cốt lõi nhất trong tư tưởng chính trị Hồ Chí Minh, đồng thời là tư tưởng trọng tâm xuyên suốt toàn bộ hệ thống

Độc lập dân tộc bao gồm những nội dung: dân tộc đó phải thoát khỏi nô lệ bằng cách “đem sức ta mà giải phóng cho ta”, dân tộc đó phải có chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, quyền tự quyết định sự phát triển của dân tộc mình, độc lập dân tộc phải là một nền độc lập thực sự, /độc lập về chính trị gắn liền với sự phồn thịnh về mọi mặt, phải tự giành lấy con đường cách mạng tự lực tự cường

•Độc lập là tiền đề, là điều kiện để đi lên chủ nghĩa xã hội, còn chủ nghĩa xã hội là đảm bảo chắc chắn nhất, thực chất nhất cho độc lập dân tộc

Tư tưởng đại đoàn kết

Đại đoàn kết là một tư tưởng lớn trong tư tưởng chính trị HCM, trở thành chiến lược đại đoàn kết của Đảng và là một nhân tố cực kì quan trọng thường xuyên góp phần quyết định thắng lợi trong sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân ta qua mọi thời kì

Trang 10

HCM quan niệm sức mạnh là ở đoàn kết toàn dân, ở sự đồng lòng của toàn xã hội.Đoàn kết trên lập trường của giai cấp công nhân được thực hiện trên mọi phương diện: đoàn kết giai cấp đoàn kết dân tộc đoàn kết quốc tế

HCM khẳng định : “đoàn kết….thành công” Đoàn kế trên cơ sở có lý có tình có nghĩa, đoàn kết để phát triển, để làm tốt nhiệm vụ cách mạng đoàn kết lấy liên minh công nông trí thức làm nền tảng, lấy lợi ích tối cao của dân tộc làm điểm quy tụ để bảo đảm hài hòa giữa các lợi ích

Chiến lược đại đoàn kết của HCM là sự đúc kết phát triển truyền thống đoàn kết của dân tộc, từ thể hiện tinh thần bất hủ của chủ nghĩa Mác-Lênin: “vô sản các nước và các dân tộc bị áp bức toàn thế giới đoàn kết lại”

Tư tưởng về xây dựng thể chế chính trị

Trong xây dựng thể chế chính trị quan trọng nhất là xây dựng thể chế nhà nước Đây là một nội dung giữ vị trí đặc biệt của tư tưởng HCM.

Người đã quyết định lựa chọn kiểu nhà nước theo học thuyết Mác-Lênin và cũng không “bê nguyên xi” kiểu nhà nước xô viết vào hoàn cảnh nước ta

Người chủ trương lập nhà nước cộng hoà dân chủ (tức là nhà nước dân chủ nhân dân).

Dân chủ có nghĩa là dân được làm chủ Giá trị thực chất là dân chủ phải có cơm ăn, áo mặc học hành… xem dân chủ là chìa khoá tiến bộ xã hội.

HCM khẳng định: “Nước ta là nước dân chủ Bao nhiêu quyền lực đều vì dân, bao nhiêu quyền hạn đều của dân, công việc đổi mới, xây dựng là trách nhiệm của dân”.

HCM cho rằng chế độ dân chủ phù hợp với nhà nước ta, đó là một nhà nước của dân, do dân và vì dân Nhà nước của dân có nghĩa là dân có quyền được kiểm soát nhà nước, có quyền bãi miễn đại biểu quốc hội “Việc gì có lợi cho dân thì phải làm cho kì được, việc gì có hại cho dân thì phải hết sức tránh”.

Trang 15

Quyền lực là năng lực buộc người khác phải thực hiện ý chí của mình Quyền lực là quan hệ xã hội đặc biệt, gắn với sức mạnh nhờ ưu thế nào đó đạt được mục đích tác động đến hành vi của người khác

Khái quát về quyền lực là mối quan hệ giữa các chủ thể của đời sống xã hội, trong đó chủ thể này có thể chi phối hoặc buộc các chủ thể khác phục tùng ý chí của mình nhờ vào sức mạnh vị thế nào đó trong quan hệ xã hội

Quyền lực chính trị

Có nhiều cách tiếp cận về quyền lực chính trị

Quyền lực chính trị là quyền lực của một hay nhiều liên minh giai cấp tập đoàn xã hội để đạt mục đích thống trị xã hội

Quyền lực chính trị là quyền lực xã hội nhằm giải quyết lợi ích giai cấp dân tộc nhân loại đạt đến mục đích chính trị

Quyền lực chính trị là quyền lực công cộng, là khả năng áp đặt và thực thi các giải pháp phân bố giá trị xã hội có lợi ích cho một giai cấp

Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác lênin quyền lực chính trị là bạo lực có tổ chức của một giai cấp để trấn áo giai cấp khác

Quyền lực chính trị là quyền sử dụng sức mạnh của một hay liên minh giai cấp tập đoàn xã hội để đạt mục đích thống trị xã hội

Quá trình hình thành quyền lực chính trị và sự chuyển hóa quyền lực chínhtrị thành quyền lực nhà nước :

Quá trình hình thành quyền lực chính trị

- Sự phát triển của lực lượng sản xuất dẫn đến mâu thuẫn với quan hệ sản xuất hiện có và đòi hỏi phải thay thế quan hệ sản xuất cũ

+ Công cụ lao động của loài người, lực lượng sản xuất của xh luôn biến đổi và phát triển ko ngừng Sự biến đổi và phát triển của công cụ sản xuất, lực lượng sản xuất dẫn tới đòi hỏi phải có sự biến đổi về chất của quan hệ sản xuất

hiện tồn.

Trang 16

- Mâu thuẫn về xã hội nảy sinh, giai cấp mới đại diện cho lực lượng sản xuất mới tiến bộ ra đời, thành lập tổ chức của mình và đòi hỏi sự thừa nhận về mặt pháp lý + Quá trình này đưa tới sự xuất hiện của các nhóm xã hội mới về mặt giai cấp, làm xuất hiện đối kháng về mặt lợi ích, đối kháng về giai cấp xã hội Kết quả là lực lượng chính trị mới tương ứng ra đời đại diện cho lợi ích của gc mới đó Và điều này dẫn đến sự cọ xát, sự đụng độ giữa các lực lượng lao động mới và lực lượng lao động cũ Dần dần sớm hay muộn thì llct mới sẽ vươn lên để tự khẳng định mình về mặt nhà nước Khi mà lực lượng lao động mới buộc nhà nước hiện tồn phải thừa nhận nó về mặt pháp lý thì nó đã giành được quyền tồn tại về mặt pháp lý, quyền lực chính trị của giai cấp mới được thừa nhận về mặt nhà nước trong khuôn khổ nhà nước hiện tồn Lúc đó người ta nói lực lượng lao động mới đã giành được quyền lợi chính trị, và quyền lực chính trị chính thức đc hình thành Sự chuyển hóa quyền lực chính trị thành quyền lực nhà nước.

Trong xã hội có giai cấp và đối kháng giai cấp về cơ bản có hai loại QLCT: - QLCT của giai cấp thống trị (đã trở thành QLNN)

- QLCT của các giai cấp, tầng lớp còn lại trong xã hội:

+ QL của nhóm giai cấp, tầng lớp tuy khác nhưng không đối kháng với giai cấp thống trị Vì thế không có sự khác biệt về chất với quyền lực chính trị của giai cấp thống trị Và do vậy nó ko bị diệt trừ mà tồn tại trong sự “ đối lập một cách trung hòa “ với nhà nước hiện tồn.

+ QL của nhóm giai cấp, tầng lớp đối kháng với giai cấp thống trị:

Nhóm đại diện cho phương thức sản xuất lỗi thời của xã hội trước- tàn dư Nhóm đại diện cho phương thức sản xuất tiến bộ của xã hội sau này- mầm mống

- Như vậy phân nhóm quyền lực chính trị này sẽ chỉ có 1 trong 2 kết cục sau đây + Sẽ bị xóa bỏ hoàn toàn và triệt để bởi quyền lực của nhà nước hiện tồn

Trang 17

+ Sẽ ngày càng mạnh lên bất chấp sự trấn áp của nhà nước hiện tồn, cho tới lúc nó đủ sức lật đổ quyền lực chính trị của giai cấp cầm quyền, xóa bỏ quyền lực nhà nước đập tan bộ máy nhà nước của giai cấp ấy thiết lập bộ máy nhà nước mới nhằm tổ chức lại xã hội sao cho phù hợp với lợi ích của giai cấp đó.

Khi đó nngừoi ta nói quyền lực chính trị đã chuyển thành quyền lực nhà nước.

Tại sao nói: Ở Việt Nam, quyền lực chính trị thuộc về nhân dân?

Ở Việt Nam, quyền lực chính trị thuộc về nhân dân" thường được đề cao và nhấn mạnh trong hệ thống chính trị của Việt Nam Câu này phản ánh một trong những nguyên tắc cơ bản của chế độ chính trị của Việt Nam, được thể hiện qua việc nhân dân là người nắm giữ quyền lực tối cao Hệ thống chính trị Việt Nam là một hệ thống dựa trên dân chủ nhân dân, trong đó quyền lực chính trị không phải là độc quyền của một nhóm hoặc một số cá nhân cụ thể, mà là của toàn bộ nhân dân Điều này thể hiện tinh thần của chính trị dân chủ, trong đó quyền lực được lấy từ dân và về dân, và các quyết định quan trọng được thực hiện thông qua các cơ chế đại diện dân chủ như bầu cử và tham gia vào quản lý các cấp ủy đảng và cơ quan nhà nước.

Tuy nhiên, thực tế thường phức tạp hơn lý thuyết, và có thể xuất hiện các yếu tố gây ảnh hưởng đến mức độ thực hiện của nguyên tắc này, như sự tập trung quyền lực trong một số tầng lớp xã hội, sự thiếu minh bạch trong quyết định chính sách, hoặc các hạn chế trong việc tham gia chính trị của một số phần tử trong xã hội Điều quan trọng là để xem xét và cải thiện các khía cạnh này để đảm bảo việc thực hiện quyền lực chính trị dân chủ thuận lợi và hiệu quả nhất có thể.

Câu 5 Phân tích nguyên tắc tổ chức quyền lực nhà nước ở Việt Namhiện nay? Biện pháp kiểm soát quyền lực nhà nước ở Việt Nam hiệnnay?

Nguyên tắc tổ chức quyền lực nhà nước ở Việt Nam hiện nay:

Trang 18

Sự hình thành nhà nước Việt Nam

Năm 1930, khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, nước ta là một nước thuộc địa nửa phong kiến,nhân dân mất tự do, chịu cảnh lầm than, nô lệ, đất nước trong cơn bế tắc, “tình hình đen tối như không có đường ra”.15 năm sau khi thành lập, Đảng ta đã lãnh đạo Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, đánh đuổi đế quốc, thực dân, lật đổ chế độ phong kiến, lập ra nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Á -Nhà nước mang lại lợi ích cho giai cấp công nhân và nhân dân lao động mở ra một kỷ nguyên mới trong lịch sử dân tộc Việt Nam - kỷ nguyên độc lập, tự do và chủ nghĩa xã hội.

Nguyên tắc tổ chức của nhà nước

- Nhà nước Việt Nam được tổ chức theo nguyên tắc tập quyền

+ Quyền lực nhà nước gắn liền với với chủ thể không thể phân chia – chủ quyền

thành lập ra, giao nhiệm vụ và phải chịu sự giám sát từ quốc hội Cơ sở quyết định nguyên tắc tập quyền

- Cơ sở của nguyên tắc tập quyền là do lợi ích cơ bản của giai cấp công nhân với nông dân và tầng

lớp trí thức thống nhất, không mâu thuẫn với nhau.

- Do đó quy định nên thể chế chính trị một đảng, nhất nguyên - Cơ sở kinh tế dựa trên chế độ công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu

Ngày đăng: 20/04/2024, 09:08

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan