Báo Cáo Thực Tế Tốt Nghiệp Bệnh Viện Việt Nam – Thuỵ Điển Uông Bí.pdf

44 0 0
Báo Cáo Thực Tế Tốt Nghiệp Bệnh Viện Việt Nam – Thuỵ Điển Uông Bí.pdf

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trang 1

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÁI BÌNH

BÁO CÁOTHỰC TẾ TỐT NGHIỆP

Đại điểm thực tập: BỆNH VIỆN VIỆT NAM – THUỴ ĐIỂN UÔNG BÍ Thời gian: Từ ngày 04/03/2024 – 28/04/2024

HỌ VÀ TÊN:NGUYỄN THỊ NHÀI

LỚP: Cử nhân điều dưỡng K15BTRƯỜNG: Đại học Y Dược Thái Bình

Uông Bí, ngày 19 tháng 04 năm 2024

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN 1

A Giới thiệu tổng quát về bệnh viện 3

1 Thông tin chung 3

2 Chức năng, nhiệm vụ của bệnh viện 5

3.5 Trung tâm trực thuộc 8

4 Các kỹ thuật công nghệ cao: 8

5 Thành tích đạt được: 10

B KẾT QUẢ THỰC TẬP 11

1 Các nội dung được học tập, trao đổi 11

1.1 Mô hình chăm sóc người bệnh theo khoa 11

1.2 Một số thường quy và hoạt động của nhóm chăm sóc 17

1.3 Công tác kiểm soát nhiễm khuẩn, khử khuẩn,tiệt khuẩn 20

1.4 Công tác lưu trữ hồ sơ tại bệnh viện: 21

1.5 An toàn vệ sinh trong thực hành bệnh viện 21

1.6 Hướng dẫn thủ thuật điều dưỡng đặc thù tại khoa 21

2 Các khoa thực tập theo kế hoạch 22

2.1 Khoa Điều trị theo yêu cầu 22

2.2 Khoa Hồi sức tích cực Nội 25

2.3 Khoa Ngoại Tiêu hóa & Tổng hợp 27

2.4 Khoa Nhi – Hồi sức tích cực Nhi 30

3 Tổng kết các nội dung được học tại bệnh viện ……… 33

Trang 3

C KẾT LUẬN 34I Nhận xét chung 34II Kiến nghị 34

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Bốn năm học đã sắp trôi qua, sau bao nỗ lực học tập và rèn luyện bản thân cùng với sự chỉ bảo dìu dắt của các thầy cô giáo, ước mơ trở thành một điều dưỡng viên tương lai với chúng em không còn quá xa nữa Chúng em vô cùng biết ơn sự chỉ bảo tận tình của thầy cô giảng viên trong trường đã cung cấp cho chúng em kiến thức chuyên môn, y đức nghề nghiệp, lòng yêu nghề Cũng từ đó mà chúng em có những kiến thức nền vững chắc, thành thạo trong kỹ thuật chuyên môn, khéo léo trong các tình huống ứng xử… Qua đây chúng em xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến Ban giám hiệu nhà trường, Phòng đào tạo, Phòng công tác học sinh sinh viên, Cô giáo chủ nhiệm, các bạn sinh viên trong trường đã tạo điều kiện giúp đỡ chúng em trong suốt quá trình học tập tại trường.

Chúng em cũng xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Bệnh viện Việt Nam – Thuỵ Điển Uông Bí, Trung tâm Đào Tạo Chỉ Đạo Tuyến, Phòng điều dưỡng, các cán bộ viên chức tại bệnh viện đặc biệt là cán bộ y tế trong các khoa mà chúng em đi lâm sàng đã tạo điều kiện cho chúng em hoàn thành tốt đợt thực tế tốt nghiệp này Những kinh nghiệm thực tế này sẽ giúp chúng em rất nhiều khi bắt đầu vào nghề để làm hành trang vững chắc trong tương lai.

Thực tập tốt nghiệp là khoảng thời gian quan trọng và cần thiết đối với mỗi sinh viên sắp chuẩn bị ra trường Được sự giúp đỡ và tạo điều kiện của nhà trường và bệnh viện Việt Nam – Thuỵ Điển Uông Bí, trong thời gian 2 tháng thực tập tốt nghiệp tại bệnh viện chúng em đã nắm bắt được nhiều điều và tích lũy nhiều kinh nghiệm Chúng em xin hứa sẽ phấn đấu trở thành điều dưỡng viên vừa giỏi chuyên môn vừa đủ y đức, luôn trau dồi bản thân, hết mình tận tụy vì bệnh nhân

Dưới đây là bài thu hoạch về quá trình thực tế tốt nghiệp vừa qua, dù cố gắng nhưng không tránh những sai sót, chúng em rất mong được sự chỉ dẫn góp ý của nhà trường và bệnh viện để bài thu hoạch được hoàn thiện hơn.

Chúng em xin chân thành cảm ơn!

Được sự đồng ý của Ban giám hiệu và Phòng Đào tạo của Trường, đồng thời được sự cho phép của Ban Giám đốc Bệnh viện Việt Nam – Thuỵ Điển Uông Bí

Trang 5

Chúng em đã đi thực tế tốt nghiệp tại Bệnh viện Việt Nam – Thuỵ Điển Uông Bí tại các khoa phòng sau:

- Khoa Điều trị theo yêu cầu thời gian từ 04/03/2024 đến ngày 17/03/2024- Khoa Hồi sức tích cực Nội thời gian từ 18/03/2024 đến ngày 31/03/2024- Khoa Ngoại Tiêu hóa – Tổng hợp thời gian từ 01/04/2024 đến ngày 14/04/2024

- Khoa Nhi thời gian từ 15/04/2024 đến ngày 28/04/2024

Trang 6

A Giới thiệu tổng quát về bệnh viện1 Thông tin chung

Bệnh viện Việt Nam-Thụy Điển Uông Bí do Chính phủ và Nhân dân Vương quốc

Thụy Điển giúp đỡ xây dựng tại thị xã Uông Bí (nay là thành phố Uông Bí), tỉnh Quảng Ninh (cách Hà Nội 120 km về phía Đông), được đưa vào sử dụng từ năm 1981 theo Quyết định số 57/QĐ-BYT, ngày 24/01/1981 của Bộ trưởng Bộ Y tế.

Là bệnh viện đa khoa loại I, trực thuộc Bộ Y tế, với chức năng là bệnh viện Vùng của khu Đông Bắc (13 tỉnh, 11 triệu dân) có nhiệm vụ:

- Khám, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân tỉnh Quảng Ninh, một phần các tỉnh Hải Dương, Hải Phòng, Bắc Ninh

- Đào tạo liên tục cán bộ Y tế cho tuyến trước Là nơi học tập cho sinh viên y khoa trong nước và ngoài nước.

- Nghiên cứu khoa học, ứng dụng kỹ thuật y học thích ứng cũng như kỹ thuật công nghệ cao trong chẩn đoán, điều trị và chăm sóc Xây dựng mô hình quản lý cho bệnh viện đồng bộ và hiện đại Xây dựng mô hình chăm sóc sức khỏe cộng đồng làm cơ sở

Sau 40 năm hoạt động, được sự quan tâm giúp đỡ của Đảng và Nhà nước, với sự cố gắng phấn đấu của tập thể cán bộ viên chức, Bệnh viện đã đạt được những thành tích rất đáng tự hào trong sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân, được người bệnh và nhân dân trong khu vực tin tưởng, mến mộ.

Từ ngày 01/01/2021, Bệnh viện Việt Nam - Thuỵ Điển Uông Bí chính thức được chuyển giao nguyên trạng tổ chức, bộ máy, nhân lực, tài sản, tài chính và các quyền, nghĩa vụ từ Bộ Y tế về UBND tỉnh Quảng Ninh quản lý theo quyết định số 1730/QĐ-TTg ngày 04/11/2020 của Thủ tướng Chính phủ Đây là một bước ngoặt lớn, mở ra thời kỳ phát triển mới với nhiều cơ hội cũng như thách thức cho sự phát triển của Bệnh viện.

Trang 7

Lịch sử phát triển:

Sau khi giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước, Chính phủ và nhân dân Thụy Điển đã viện trợ nhân đạo giúp Việt Nam xây dựng bệnh viện đa khoa Uông Bí và bệnh viện Nhi Hà Nội.

- 14/08/1975, Thủ tướng Chính phủ phê chuẩn nhiệm vụ thiết kế và giao nhiệm vụ cho Bộ Xây dựng thi công.

- Tháng 4/1976, công trình được chính thức khởi công tại đồi Bãi Dài thuộc phường Thanh Sơn, thị xã Uông Bí (nay là thành phố Uông Bí), tỉnh Quảng Ninh.

- Tháng 9/1980, toàn bộ công trình đã hoàn thành với 23 hạng mục chính, trên diện tích 5,97 ha Diện tích nhà sử dụng 26.000m2 Tổng giá trị là 120 triệu Curon Thụy Điển và 58 triệu đồng Việt Nam (thời điểm 1981).

- Ngày 2/10/1980, vận hành thử, nhận người bệnh đầu tiên.

- Ngày 17/3/1981, Bà Carin Sonder, Bộ trưởng Bộ Y tế Xã hội Vương Quốc Thụy Điển và Ông Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh cùng đại diện Bộ Y tế Việt Nam đã cắt băng khánh thành chính thức đưa bệnh viện vào hoạt động.

* Giai đoạn 1981-1984: Chuyển giao công nghệ

Hầu hết cán bộ Y tế làm việc tại bệnh viện thị xã Uông Bí cũ được chuyển sang tiếp nhận và vận hành bệnh viện mới, chưa quen với những thiết bị, phương tiện hiện đại nên phần lớn các hoạt động cần sự hướng dẫn của chuyên gia Thụy Điển Có những thời điểm số chuyên gia Thụy Điển tại bệnh viện lên tới hơn 20 người Chỉ sau một thời gian ngắn vận hành thử và làm quen với mô hình bệnh viện mới, cán bộ và viên chức còn non trẻ của Bệnh viện đã vừa làm vừa học, tranh thủ sự giúp đỡ của chuyên gia Thụy Điển để dần từng bước nắm bắt kỹ năng vận hành, làm chủ được công tác quản lý Bệnh viện hiện đại và đồng bộ nhất ở Việt Nam vào những năm 1980.

* Giai đoạn 1985-1989: Phát triển năng lực

Thông qua kinh nghiệm quản lý, Bệnh viện đã đề xuất mô hình tổ chức mới phù hợp với bệnh viện đồng bộ và hiện đại gồm 5 Ban bên cạnh 5 Phòng chức năng truyền thống, bao gồm: Ban Thuốc, Chẩn đoán và Điều trị (DDT); Ban Y tá (ND); Ban chăm sóc sức khỏe ban đầu (PHC); Ban đào tạo-nghiên cứu khoa học (TRC); Ban mua sắm đặt hàng và hành chính (ATP) Mô hình tổ chức này đã được Bộ Y tế hội thảo nghiệm

Trang 8

thu và triển khai áp dụng từng phần cho các bệnh viện khác ở Việt Nam Trong đó có Ban Y tá sau này đổi tên thành Phòng Y tá - Điều dưỡng được áp dụng nhân rộng cho các bệnh viện khác trong toàn quốc.

* Giai đoạn 1990 đến nay: Phát triển toàn diện

Viện trợ của Thụy Điển chấm dứt vào 30/6/1999 Song do sự sáng tạo trong quản lý và sự cố gắng vượt bậc của tập thể cán bộ công chức, Bệnh viện đã hoạt động có nề nếp, áp dụng nhiều kỹ thuật mới, công nghệ cao, vì vậy Bệnh viện phát triển cả về qui mô cũng như chất lượng hoạt động.

* Đến năm 2018: Bệnh viện có quy mô 1.000 giường bệnh, hàng năm khám cho

230.000 lượt người, điều trị nội trú cho 47.000 lượt người và ngoại trú cho 40.000 lượt người Bệnh viện có 43 đơn vị trực thuộc (gồm 34 khoa lâm sàng và cận lâm sàng, 7 phòng nghiệp vụ, 2 trung tâm) Bằng nhiều biện pháp đồng bộ và hiệu quả, chất lượng khám chữa bệnh và tinh thần thái độ phục vụ của cán bộ, nhân viên y tế Bệnh viện ngày càng được nâng cao.

Chính thức chuyển giao nguyên trạng tổ chức, bộ máy, nhân lực,

* Đến tháng 1/2021:

tài sản, tài chính và các quyền, nghĩa vụ của Bệnh viện Việt Nam - Thuỵ Điển Uông Bí trực thuộc Bộ Y tế về UBND tỉnh Quảng Ninh quản lý theo quyết định số 1730/QĐ-TTg ngày 04/11/2020 của Thủ tướng Chính phủ

2 Chức năng, nhiệm vụ của bệnh viện2.1 Chức năng

+ Khám, chữa bệnh, phòng bệnh và phục hồi chức năng cho bệnh nhân các huyện, thành phố, tỉnh Quảng Ninh và các tỉnh lân cận: Hải phòng, Hải Dương, Bắc Ninh, Bắc Giang,

+ Tham gia đào tạo cán bộ, nghiên cứu khoa học và chỉ đạo tuyến làm công tác chỉ đạo tuyến theo nhiệm vụ được phân công.

+ Nghiên cứu khoa học, triển khai ứng dụng các công nghệ, kỹ thuật hiện đại để phục vụ sức khỏe nhân dân.

Trang 9

2.2 Nhiệm vụ

+ Khám, chữa bệnh, phòng bệnh và phục hồi chức năng cho bệnh nhân các huyện , thành phố, tỉnh Quảng Ninhvà các tỉnh lân cận: Hải Dương, Hải Phòng, Bắc Ninh, khám, cấp cứu, chẩn đoán và điều trị bệnh nhân khu vực được phân công, khám sức khỏe các đối tượng đi công tác, học tập, lao động ở nước ngoài….

+ Đào tạo cán bộ: Bệnh viện là cơ sở thực hành của các trường đại học, cao đẳng (Đại học y dược Thái Bình, Đại học Điều dưỡng Nam Định, Đại học y dược Hải Phòng, Đại học kĩ thuật y tế Hải Dương,…)

+ Nghiên cứu khoa học: nghiên cứu và tham gia nghiên cứu phục vụ công tác khám chữa bệnh, phòng bệnh và phục hồi chức năng góp phần phát triển kinh tế xã hội trong khu vực.

+ Hợp tác quốc tế

+ Quản lý bệnh viện: quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của bệnh viện: nhân lực, tài chính, cơ sở vật chất và trang thiết bị y tế…

Là bệnh viện đa khoa loại 1, trực thuộc Bộ Y tế, với chức năng là bệnh viện Vùng của khu Đông Bắc, những năm gần đây, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, UBND tỉnh Quảng Ninh, Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí đã tập trung đầu tư xây dựng cơ sở, vật chất hạ tầng, trang thiết bị y tế hiện đại Các khoa phòng được phân bố hợp lý, giữa các khoa phòng được nối và lưu thông với nhau bằng những hành lang có mái che đảm bảo sự vận chuyển người bệnh khám và điều trị ở mỗi khoa được dễ dàng và thuận tiện.

Bệnh viện có một đội ngũ cán bộ y tế có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, được trang bị máy móc thiết bị hiện đại Lề lối làm việc được tổ chức một cách khoa học, các thủ tục hành chính không rườm rà phức tạp, đảm bảo cho việc đón tiếp, khám, điều trị và chăm sóc người bệnh được thực hiện một cách nhanh chóng và thuận lợi nhất Mặt khác việc quản lý người bệnh ra vào viện, điều trị và chăm sóc vẫn đảm bảo được tính chính xác và toàn diện Tinh thần thái độ của nhân viên y tế luôn ân cần, niềm nở, tận tình và chu đáo.

Trang 10

3 Cơ cấu tổ chức của bệnh viện:3.1 Cán bộ bệnh viện

Ban giám đốc: 04 người - Giám đốc: Ts.Bs.Trần Anh Cường - Phó giám đốc:

Ths.BSCKII Nguyễn Thị Hồng Hoa Ths.BSCKII Lê Đức Điệp BsCKII Nguyễn Thị Ngọc Điệp Nhân viên: 681 người Khoa Phục hồi chức năng Khoa Ngoại Tiêu hóa và Tổng hợp Khoa Phẫu trị - Xạ trị và Y học hạt nhân Khoa Tâm thần kinh - Cơ xương khớp Khoa Hóa trị can thiệp và Chăm sóc giảm nhẹ Khoa Ngoại thận - Tiết niệu

Khoa Sản Khoa Nhi

Trang 11

Khoa Nội tiết Khoa Nội tiêu hóa Khoa Mắt Khoa Tai Mũi Họng Khoa Ngoại thần kinh Khoa Sơ sinh

Khoa Chấn thương – Chỉnh hình & Bỏng Khoa Nội thận – Tiết niệu – Hô hấp

Khoa Phẫu thuật – Can thiệp tim mạch và Lồng ngực Khoa Nội tim mạch

Khoa Điều trị theo yêu cầu

Khoa Huyết học - Truyền máu Khoa Giải phẫu bệnh Khoa Hóa sinh

Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn Khoa dinh dưỡng

3.5 Trung tâm trực thuộc

Trung tâm Đào tạo & Chỉ đạo tuyến

4 Các kỹ thuật công nghệ cao:

Bệnh viện thực hiện 9.469 kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh, trong đó có các kỹ thuật công nghệ cao, như:

Tim mạch: Đặt máy tạo nhịp tim vĩnh viễn; Cấy máy tạo nhịp tim; Phẫu thuật bắc cầu mạch máu; Nối mạch máu; Thuyên tắc mạch điều trị viêm tắc/dãn tĩnh

Trang 12

mạch; Gây xơ tĩnh mạch điều trị suy/giãn tĩnh mạch mãn tính; Thăm dò điện sinh lý trong buồng tim; Siêu âm tim qua thực quản; Đặt Stent động mạch vành; Thay mạch máu nhân tạo; đang triển khai Phẫu thuật tim mở.

Ung bướu: Phẫu thuật cắt khối u kèm vét hạch ung thư; Xạ trị bằng máy gia tốc tuyến tính; Hóa trị liệu;

Hồi sức tích cực: Lọc máu liên tục

Hô hấp: Nội soi phế quản, màng phổi bằng ống mềm; Phẫu thuật cắt phân thùy phổi, cắt u phổi; Phẫu thuật nội soi cắt u phổi, kén khí phổi, điều trị tràn khí màng phổi, …

Tiêu hóa: Phẫu thuật nội soi cắt dạ dày, cắt Polip dạ dày, Polip đại tràng; Phẫu thuật nội soi cắt lách; Phẫu thuật cắt khối tá tụy; Phẫu thuật điều trị Trĩ kỹ thuật cao (phương pháp Longo); Phẫu thuật nội soi cắt đại tràng.

Gan mật: Phẫu thuật cắt gan; Nội soi tán sỏi đường mật trong gan

Tiết niệu: Tán sỏi ngoài cơ thể; Phẫu thuật nội soi cắt thận, cắt tuyến thượng thận/u sau phúc mạc; Phẫu thuật nội soi lấy sỏi niệu quản, cắt bàng quang toàn bộ; Nội soi tán sỏi niệu quản, sỏi bàng quang.

Chấn thương, chỉnh hình: Tạo hình thân đốt sống qua da bằng đổ cement; Phẫu thuật thay toàn bộ/bán phần khớp gối; Phẫu thuật thay toàn bộ/bán phần khớp háng; Phẫu thuật thay toàn bộ/bán phần khớp vai; Phẫu thuật thay đoạn xương ghép bảo quản kỹ thuật cao; Nội soi khớp điều trị.

Phẫu thuật nội soi cắt tử cung, u nang buồng trứng, Mổ đẻ thẩm mỹ; Hỗ trợ sinh sản; Thụ tinh nhân tạo bằng bơm tinh trùng vào buồng tử cung (IUI); Chẩn đoán trớc sinh, sau sinh.

Mắt: Thay thủy tinh thể bằng PHACO; Phẫu thuật cắt dịch kính; Chụp mạch huỳnh quang đáy mắt; Điều trị một số bệnh võng mạc bằng Laser (bệnh võng mạc tiểu đường, cao huyết áp, trẻ đẻ non); Laser điều trị u máu mi; …

Tai mũi họng: Phẫu thuật cắt bán phần, toàn phần tuyến giáp bằng dao siêu âm; Phẫu thuật nạo VA, cắt Amydal bằng Coblator.

Trang 13

Răng hàm mặt: Phẫu thuật cắt đoạn xương hàm dưới do chấn thương và tái tạo bằng xương, sụn tự thân; Phẫu thuật khuyết hổng lớn vùng hàm mặt bằng vạt da cơ; Làm răng giả tháo lắp/chụp hợp kim cẩn sứ.

Chẩn đoán hình ảnh: Chụp Cộng hưởng từ (MRI), Chụp CT Scanner 128 dãy; Chụp mạch máu số hóa xóa nền (DSA) các loại.

Xét nghiệm: Tổng phân tích tế bào máu ngoại vi bằng hệ thống tự động hoàn toàn (có nhuộm tiêu bản tự động), Định lượng các yếu tố đông máu, điều chế các chế phẩm máu; Xét nghiệm sinh học phân tử (PCR) chẩn đoán vi rút-vi khuẩn, Định lượng các yếu tố chỉ điểm ung thư; Phát hiện sớm ung thư cổ tử cung bằng phương pháp Thin Prept pap test

5 Thành tích đạt được:

03 Danh hiệu Anh hùng lao động 02 Huân chương Lao động hạng nhất 02 Huân chương Lao động hạng nhì 14 Huân chương Lao động hạng ba 23 Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ 02 Danh hiệu Thầy thuốc nhân dân 20 Danh hiệu Thầy thuốc ưu tú 18 Chiến sĩ thi đua cấp Bộ 10 Bằng khen lao động sáng tạo 32 Bằng khen cấp Bộ, Tỉnh

B KẾT QUẢ THỰC TẬP

1 Các nội dung được học tập, trao đổi1.1 Mô hình chăm sóc người bệnh theo khoaa Tổ chức chăm sóc:

- Đội chăm sóc do một ĐD/HS chăm sóc làm đội trưởng.

- Đội chăm sóc được tổ chức các ngày trong tuần, (không tổ chức đội chăm sóc các ngày nghỉ, ngày lễ, tết).

Trang 14

- Số đội chăm sóc của khoa tuỳ thuộc vào số giường kế hoạch Mỗi đội chăm sóc phụ trách trung bình từ 15 - 25 người bệnh.

- Thành viên đội chăm sóc gồm:

+ Điều dưỡng/hộ sinh

- Để đảm bảo mọi ĐD/HS có cơ hội chăm sóc tất cả mọi loại hình bệnh trong khoa, các đội chăm sóc được thay đổi khu vực chăm sóc NB 3- 6 tháng/1 lần.

b Nguyên tắc làm việc

- Đội chăm sóc hoạt động trên nguyên tắc phối hợp chặt chẽ giữa các thành viên.

- Mỗi thành viên trong đội phải chủ động thực hiện nhiệm vụ, hỗ trợ giúp đỡ lẫn nhau để hoàn thành nhiệm vụ Được phân công nhiệm vụ một cách công khai, cụ thể và khoa học phù hợp với tình trạng bệnh tật của từng NB và từng thời điểm, theo phân cấp chăm sóc

- Mọi diễn biến của NB được theo dõi chặt chẽ để kịp thời thay đổi cấp độ chăm sóc và có những can thiệp kịp thời.

- Nhiệm vụ của NNNB và NB trong đội phải được kiểm điểm việc thực hiện hàng ngày khi đi buồng đội

c Tóm tắt nhiệm vụ chuyên môn chăm sóc người bệnh

- Tư vấn, hướng dẫn giáo dục sức khỏe - Chăm sóc về tinh thần

- Chăm sóc vệ sinh cá nhân

Trang 15

- Chăm sóc dinh dưỡng - Chăm sóc phục hồi chức năng

- Chăm sóc người bê ‡nh có chỉ định phẫu thuật, thủ thuật - Dùng thuốc và theo dõi dùng thuốc cho người bê ‡nh

- Chăm sóc người bệnh giai đoạn hấp hối và người bệnh tử vong - Thực hiê ‡n các kỹ thuâ ‡t điều dưỡng

- Theo dõi, đánh giá người bệnh

- Bảo đảm an toàn và phòng ngừa sai sót chuyên môn kỹ thuật trong CSNB

- Ghi chép hồ sơ bê ‡nh án

d Mô tả nhiệm vụ của từng thành viên trong đội Điều dưỡng

Điều dưỡng/hộ sinh đội trưởng: Là một ĐD/HS chăm sóc trực tiếp người bệnh kiêm nhiệm vụ quản lý đội Chịu trách nhiệm về công tác chăm sóc trong đội; Tổ chức triển khai các hoạt động của đội, kiểm tra giám sát thực hiện nhiệm vụ của các thành viên trong đội và các công việc CSNB hàng ngày.

- Đôn đốc, chủ trì các buổi đi buồng đội hàng ngày.

- Ghi chép các y lệnh và phác thảo kế hoạch CSNB chăm sóc cấp 1, NB chăm sóc cấp 2 và chăm sóc cấp 3 có diễn biến, NB mới vào.

- Hàng ngày phân công nhiệm vụ cho ĐD/HS, HS-SV; Điều phối nhân lực cho phù hợp với công việc, tạo điều kiện để các thành viên trong đội hoàn thành nhiệm vụ, hỗ trợ đội khác khi cần thiết.

- Kiểm tra, giám sát hỗ trợ các ĐD/HS trong đội lập kế hoạch CSNB cấp 1, NB chăm sóc cấp 2 và chăm sóc cấp 3 có diễn biến, NB mới vào.

- Trực tiếp CSNB nặng, NB cần theo dõi và hỗ trợ thực hiện các thủ thuật khó khi được yêu cầu

Trang 16

- Nắm được thông tin NB về chăm sóc, theo dõi tình trạng NB từ các thành viên trong đội để có KHCS, theo dõi và phòng ngừa biến chứng, luyện tập PHCN cụ thể cho từng NB.

- Chủ động báo cáo những vấn đề khó khăn với bác sỹ của đội, điều dưỡng trưởng/hộ sinh trưởng khoa để có sự hỗ trợ kịp thời.

- Nắm được tình hình người bệnh và các hoạt động chăm sóc của các thành viên đội trong ngày để điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp với NB.

- Đánh giá đúng mức độ hoàn thành công việc của các thành viên trong đội chăm sóc

- Tham gia cùng điều dưỡng trưởng đánh giá quy trình, phác đồ và các quy định, hướng dẫn liên quan đến điều dưỡng.

Điều dưỡng/hộ sinh chăm sóc: Hoạt động dưới sự phân công và giám sát của điều dưỡng đội trưởng.

- Được phân công chăm sóc cố định một hoặc một số buồng bệnh nhất định.

- Nắm được tình trạng của tất cả NB, đặc biệt NB chăm sóc cấp 1, NB chăm sóc cấp 2 và chăm sóc cấp 3 có diễn biến, NB mới vào Nhận định được các vấn đề cần chăm sóc của NB trong buồng/đội mình phụ trách

- Chủ động báo cáo, thảo luận với đội trưởng và bác sĩ điều trị về tình hình, diễn biến của NB để có những chăm sóc phù hợp, những khó khăn không tự giải quyết được để có can thiệp kịp thời.

- Thực hiện các thủ thuật ĐD cho NB.

- Tư vấn, giáo dục sức khoẻ cho người bệnh.

- Hướng dẫn, phân công nhiệm vụ, giám sát NNNB chăm sóc, hỗ trợ, luyện tập PHCN cho NB

- Phân công, hướng dẫn, hỗ trợ HS-SV thực hành các kỹ thuật ĐD và CSNB - Giao/nhận NB cho ĐD/HS trực giữa các giờ nghỉ và trước khi kết thúc ngày làm việc.

Trang 17

- Đôn đốc NB/NNNB giữ gìn trật tự vệ sinh buồng bệnh cùng các thành viên khác trong đội

- Báo cáo khi đi buồng đội:

+ Báo cáo về phân cấp chăm sóc, tình trạng NB: DHST, ăn, uống, bài tiết (phân, nước tiểu, dịch tiết, chất nôn, chảy máu ), các dấu hiệu triệu chứng bệnh, tình hình ngủ nghỉ, tâm lý và các băn khoăn, nguyện vọng của người bệnh

+ Kiểm điểm sự hỗ trợ chăm sóc của NNNB và tự chăm sóc của NB (so sánh với kế

Điều dưỡng/hộ sinh trực

- Nắm được tình trạng của tất cả NB đặc biệt NB chăm sóc cấp 1, NB chăm sóc cấp 2 và chăm sóc cấp 3 có diễn biến, NB mới vào khoa trong 24h giờ trực.

- Nhận bàn giao trực từ các đội chăm sóc theo quy định: Nhận tại giường bệnh đối với NB nặng, NB có chỉ định chăm sóc đặc biệt hoặc có y lệnh trong giờ trực.

- Thực hiện chăm sóc, theo dõi NB được phân công trong ngày và trong giờ trực.

- Kiểm tra, đôn đốc và giám sát các thành viên trong đội (NB và NNNB) thực hiện đầy đủ nhiệm vụ của mình trong giờ trực.

- Báo cáo bổ sung những diễn biến của NB, các hoạt động chăm sóc do NB và NNNB thực hiện trong đêm trực khi ĐD/HS chăm sóc báo cáo chưa đầy đủ.

- Báo cáo tình hình trong đêm trực và tình hình CSNB trong đội tại giao ban khoa.

- Bàn giao đầy đủ những theo dõi chăm sóc, diễn biến/xử trí trong ca trực của NB cho ĐD/HS chăm sóc của các đội theo quy định.

Trang 18

Bác sĩ điều trị

- Nắm được tình trạng của tất cả NB, đặc biệt NB chăm sóc cấp 1, NB chăm sóc cấp 2 và chăm sóc cấp 3 có diễn biến, NB mới vào Biết rõ các vấn đề cần chăm sóc của NB trong buồng/đội mình phụ trách

- Chủ động lắng nghe ĐD/HS báo cáo tình trạng NB, thảo luận với ĐD/HS về phân cấp chăm sóc, KHCS của NB, thống nhất các phương pháp luyện tập PHCN, vệ sinh cá nhân cho NB

- Giám sát ĐD trong đội thực hiện các y lệnh, thủ thuật chăm sóc, thực hiện các chức năng độc lập và theo dõi NB.

- Hỗ trợ ĐD những thủ thuật khó khi được yêu cầu.

- Giải thích phương pháp điều trị, động viên NB, tham gia tư vấn cách chăm sóc, theo dõi cho NB và NNNB.

- Tham gia hướng dẫn, nhắc nhở NB và NNNB tuân thủ nội quy bệnh viện, giữ gìn trật tự, vệ sinh khoa phòng.

Kỹ thuật viên phục hồi chức năng

- Hàng ngày đi buồng luân phiên tại các khoa lâm sàng, thảo luận với thành viên đội chăm sóc về chỉ định cho NB tập phục hồi chức năng.

- Trực tiếp tập luyện, hướng dẫn ĐD, HS-SV, NB và NNNB các kỹ thuật luyện tập PHCN, phòng ngừa biến chứng cho NB.

Học sinh - sinh viên

- Tham gia CSNB theo sự phân công, hướng dẫn, giám sát của ĐD trưởng đội và ĐD phụ trách.

- Trước khi làm thủ thuâ ‡t phải giới thiê ‡u và được sự đồng ý của NB và NNNB.

Người nhà của người bệnh

Trang 19

- Chủ động cung cấp các thông tin của NB cho cán bộ y tế và những vấn đề khác có liên quan đến NB Báo cáo trung thực những công việc đã hỗ trợ NB trong ngày theo sự phân công và hướng dẫn của cán bộ y tế.

- Hợp tác chặt chẽ để thực hiện nhiệm vụ chung, y lệnh và các vấn đề liên quan đến chăm sóc NB.

- Hỗ trợ, giúp đỡ NB các chăm sóc cơ bản, chăm sóc tinh thần theo phân cấp chăm sóc - Tuỳ tình trạng NB cần và sự phân công của ĐD/HS cho NNNB có thể phụ giúp vận chuyển NB cùng ĐD/HS khi chuyển khoa, đi làm các xét nghiệm.

Nhiệm vụ của người nhà theo từng cấp chăm sóc

- Chăm sóc cấp 1: Động viên, an ủi, hỗ trợ tâm lý, tinh thần cho NB.

- Chăm sóc cấp 2: Dưới sự phân công, hướng dẫn, giám sát, hỗ trợ của ĐD/HS, NNNB thực hiện các nhiệm vụ:

+ Hỗ trợ NB ăn uống (bằng đường miệng), luyện tập phục hồi chức năng, thay đổi tư thế cho NB

+ Hỗ trợ NB: tắm rửa, vệ sinh, gội đầu, thay đồ vải, giúp đại, tiểu tiện - Chăm sóc cấp 3: Hỗ trợ người bệnh khi cần

Người bệnh

- Người bệnh là trung tâm chăm sóc của đội được chăm sóc toàn diện.

- Người bệnh tuân thủ nội quy bệnh viện, phối hợp khi nhân viên y tế thực hiện các can thiệp điều trị và chăm sóc.

- Độc lập làm các công việc tự chăm sóc (nếu có thể) theo tư vấn, hướng dẫn của nhân viên y tế.

- Chủ động báo cáo những vấn đề khó khăn của bản thân để bác sĩ, ĐD/HS hỗ trợ can thiệp kịp thời.

1.2 Một số thường quy và hoạt động của nhóm chăm sóc

a Thường quy đi buồng đội chăm sóc

-Trước khi đi buồng

Trang 20

+ Bác sỹ và ĐD/HS phải nắm được tình hình của NB trong buồng/đội mình phụ trách Biết được các vấn đề cần chăm sóc, theo dõi của NB để có kế hoạch bổ sung các chỉ định y lệnh điều trị và phân cấp chăm sóc cho phù hợp khi đi buồng

+ Điều dưỡng/Hô ‡ sinh chăm sóc nhận bàn giao từ ĐD/HS trực những theo dõi chăm sóc, diễn biến/xử trí trong ca trực, điểm lại các hoạt động chăm sóc của NB/NNNB và trật tự nội vụ buồng bệnh mình phụ trách để đi buồng.

- Thời gian đi buồng đội: 15 -20 phút

+ Mùa hè: Bắt đầu đi buồng từ 7 giờ 15 phút các ngày làm việc + Mùa đông: Bắt đầu đi buồng từ 7 giờ 45 phút các ngày làm việc - Đối tượng: Tất cả thành viên đội chăm sóc.

- Người chủ trì: Điều dưỡng đội trưởng đô ‡i - Nội dung đi buồng đội gồm hai phần:

Phần I: Thông tin về NB và kiểm điểm việc thực hiện KHCS NB

Thông tin về người bệnh: Điều dưỡng/Hộ sinh CSNB ngày hôm trước báo cáo thông tin NB của mình về các vấn đề

+ Đối với NB chăm sóc cấp 3 ổn định, báo cáo: Họ tên NB, chẩn đoán (gần nhất), thời gian điều trị/mổ, phân cấp chăm sóc ngày hôm trước và chỉ báo cáo chăm sóc thường quy.

+ Đối với NB chăm sóc cấp 1, NB chăm sóc cấp 2 và chăm sóc cấp 3 có diễn biến, NB mới vào khoa báo cáo:

Tình trạng NB: toàn trạng, các thông số sống, dấu hiệu/triệu chứng của bệnh, ăn uống, bài tiết, ngủ và tâm lý của người bệnh Thời gian, hành động xử trí, chăm sóc, điều trị khi có diễn biến Các thông số theo dõi/đánh giá trước và sau khi xử trí diễn biến Những nội dung NB/NNNB chưa thực hiện khi đã hướng dẫn Lưu ý: Bác sỹ/điều dưỡng/hộ sinh trực bổ sung báo cáo những diễn biến xảy ra trong giờ trực, các thành viên trong đội bổ sung thông tin khi cần.

Kiểm điểm việc thực hiện kế hoạch CSNB trong 24h trước

Trang 21

+ Kiểm điểm, so sánh việc thực hiện kế hoạch CSNB với kế hoạch đã lập, việc thực hiện các công việc được phân công (Xem có làm hay không?Các nhiệm vụ đã thực hiện tốt hay chưa tốt? Tại sao chưa thực hiện?).

+ Kiểm điểm ý thức thực hiện việc chăm sóc, chấp hành nội quy bệnh viện, quy

định của đội chăm sóc của NB và NNNB.

Phần II: Thảo luận về KHCS và phân cấp chăm sóc của NB

- Đội trưởng đội chăm sóc chủ động đưa ra phác thảo KHCS và phân cấp chăm sóc cho NB.

- Các thành viên trong đội bổ sung ý kiến, những dự kiến về kế hoạch can thiệp điều trị, thay đổi phân cấp chăm sóc hoặc giữ nguyên.

- Điều dưỡng/hộ sinh chăm sóc ghi những thông tin cần thiết về NB, các y lệnh của bác sĩ và các hoạt đô ‡ng chăm sóc của NB

- Đô ‡i trưởng chăm sóc ghi lại các y lệnh cuả bác sỹ, các ý kiến, kế hoạch chăm sóc và phân cấp chăm sóc của NB khi đi buồng.

Lưu ý:

+ Không được coi đây là buổi đi khám bệnh, trừ trường hợp NB mới vào hoặc có diễn biến đặc biệt trong ngày.

+ Nếu ĐD/HS chăm sóc ngày hôm trước nghỉ có kế hoạch bàn giao cho ĐD/HS trong đội báo cáo và nghỉ đột xuất thì đội trưởng báo cáo.

b Hoạt động của nhóm chăm sóc

Giao ban khoa và giao ban điều dưỡng đội - Thời gian: Ngay sau đi buồng đội

- Thành phần: Tất cả thành viên đội (trừ người nhà và người bệnh) - Nội dung:

+ Giao ban khoa: 10 - 15 phút

Nhân viên trực đọc báo cáo giao ban, Bác sĩ/ĐD/HS trực bổ sung thông tin về NB trong ca trực

Trang 22

Đội trưởng, ĐD/HS trưởng khoa nêu những vấn đề cần hỗ trợ chăm sóc của NB đặc biệt trong các đội và xin ý kiến về KHCS cho NB.

+ Giao ban điều dưỡng: 5 - 10 phút

Điều dưỡng/hộ sinh trưởng khoa điểm lại công tác ĐD/HS và tình hình NB ngày hôm trước nhắc nhở chung

Đội trưởng phân công công việc, số NB cụ thể cho từng ĐD/HS, hoặc HS-SV trong đội chăm sóc và nhắc lại KHCS cho NB, đặc biệt NB chăm sóc cấp 1, NB NB chăm sóc cấp 2 và chăm sóc cấp 3 có diễn biến, NB mới vào khoa và NB cần lưu ý trong đội Các thành viên đội bổ sung và thống nhất KHCS trong ngày.

Bàn giao với điều dưỡng trực hôm sau:

- Thời gian:

+ Buổi sáng trước khi đi buồng: Điều dưỡng/Hô ‡ sinh CS nhận bàn giao từ ĐD/HS trực + Cuối giờ trưa, trước khi kết thúc ngày làm việc: Điều dưỡng/hộ sinh trực nhận bàn giao từ điều dưỡng/hộ sinh chăm sóc

- Nội dung bàn giao

+ Bàn giao tại giường bệnh và ghi phiếu chăm sóc: Đối với NB chăm sóc cấp 1, NB chăm sóc cấp 2, NB chăm sóc cấp 3 có diễn biến.

Tình trạng NB, các thông số cần theo dõi, các y lệnh/can thiệp của ĐD/HS, NNNB cần thực hiện.

Điều dưỡng/Hộ sinh nhận bàn giao giới thiệu tên, chức danh cho NB và NNNB biết để liên lạc khi cần.

+ Bàn giao vào “Sổ bàn giao người bệnh và theo dõi y lệnh”: Đối với NB có theo dõi như: Dẫn lưu, các theo dõi chuyên khoa… theo quy định ghi chép.

1.3 Công tác kiểm soát nhiễm khuẩn, khử khuẩn,tiệt khuẩn.

Vệ sinh tay

- Là biện pháp hiệu quả và rẻ tiền nhất để phòng ngừa nhiễm khuẩn bệnh viện - Tác nhân gây bệnh từ bệnh nhân, môi trường bệnh viện có thể truyền từ nhân viên y tế đến bệnh nhân và ngược lại

Ngày đăng: 20/04/2024, 07:11

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan