K46 nhận định ktct

33 0 0
K46   nhận định ktct

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

lkwdj0qw9 dkoưeop dce89e98ew 8po09ewi0weipodcksdkncoisd 0soid po ơi09qwie9wqiiw0qwoxe8 ư 7ưmkejnhiquwye 78wy ewu8ohsdudyw8 ư8 y8whdjhdahdyudinnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnsjsuduiwdiujkjwiuyiufijcsdyashxiudiuhskjdhiweduiwehidhwd iíifidufhufehfhbsdhysuhjvsdjfhei icuiieuiuhfdsnjdnckzxjncmzckjfhisuhfjmndaksudhyaisudjkscskzđ

Trang 1

NHẬN ĐỊNH

Câu 1: Xét về mặt chất, năng suất lao động và cường độ lao động là giống nhau

- Năng suất lao động: là năng lực sản xuất của người lao động Nó được đo bằng số

lượng sản phẩm sản xuất ra trong một đơn vị thời gian hoặc số lượng thời gian lao động hao phí để sản xuất ra một đơn vị hàng hóa.

- Cường độ lao động: là mức độ khẩn trương của lao động hay mức độ hao phí của

lao động.

=> Từ khái niệm trên có thể thấy sự khác nhau giữa năng suất lao động và cường độ lao động.

+ Tăng năng suất lao động làm cho lượng sản phẩm (hàng hóa) sản xuất ra trong một đơn vị thời gian tăng lên, nhưng giá trị của một đơn vị hàng hóa sẽ được giảm xuống + Tăng cường độ lao động làm cho lượng sản phẩm sản xuất ra tăng lên trong một đơn

vị thời gian, nhưng giá trị của một đơn vị hàng hóa không đổi.

*Câu 2: Giá trị thặng dư siêu ngạch là hình thái biến tướng của giá trị thặng dư tuyệt đốivà tương đối => QUAN TRỌNG

SAI Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư siêu ngạch là hình thái biến tướng của phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tương đối.

Giá trị thặng dư siêu ngạch là phần giá trị thặng dư thu được do áp dụng công nghệ mới nhất vào sản xuất sớm hơn các doanh nghiệp khác làm cho giá trị cá biệt của hàng hóa thấp hơn giá thị trường của nó.

Câu 3: Khi tiền rút ra khỏi lưu thông, lúc này nó sẽ thực hiện chức năng là phương tiệnthanh toán

SAI

Tiền là đại diện cho giá trị, đại diện cho của cải nên khi tiền xuất hiện, thay vì cất trữ

hàng hóa, người dân có thể cất trữ bằng tiền Lúc này tiền được rút ra khỏi lưu thông, đi

vào cất trữ dưới hình thái vàng, bạc và sẵn sàng tham gia lưu thông khi cần thiết Khi đó

tiền thực hiện chức năng là phương tiện lưu trữ.

Ví dụ: Tiền rút khỏi lưu thông và được gửi tiết kiệm ở ngân hàng, tức là nó đã thực

hiện chức năng là phương tiện cất trữ.

Trang 2

Câu 4: Bản chất của tích lũy tư bản là kết quả của quá trình tập trung tư bản.

SAI Bản chất của tích lũy tư bản là quá trình tái sản xuất mở rộng tư bản chủ nghĩa thông qua việc biến giá trị thặng dư thành tư bản phụ thêm để tiếp tục mở rộng sản xuất kinh doanh thông qua mua thêm hàng hóa sức lao động, mở mang nhà xưởng, mua thêm nguyên vật liệu, trang bị thêm máy móc thiết bị…

Ví dụ: A đầu tư 100 triệu và sau quá trình sản xuất, A thu về được 120 triệu, với giá

trị thặng dư thu được là 20 triệu Sau chu kỳ sản xuất, A tiếp tục đầu tư 100 triệu vào tái sản xuất, còn 20 triệu dôi ra, A dùng để thuê thêm công nhân, đầu tư máy móc, nguyên vật liệu mở rộng sản xuất.

Câu 5: Nguồn gốc của giá trị thặng dư là từ tiêu dùng hàng hóa sức lao động.

ĐÚNG C.Mác khẳng định, nguồn gốc của giá trị thặng dư là do hao phí lao động mà có Giá trị thặng dư sinh ra từ một loại hàng hóa đặc biệt, đó chính là hàng hóa sức lao động Bởi vì quá trình tiêu dùng hàng hóa sức lao động lại là quá trình sản xuất ra một loại hàng hóa nào đó, đồng thời là quá trình tạo ra một giá trị mới lớn hơn giá trị của bản thân Phần lớn hơn đó chính là giá trị thặng dư

*Câu 6: Tiết kiệm tư bản bất biến cũng như nâng cao tốc độ chu chuyển của tư bản sẽ giúplàm tăng tỷ suất lợi nhuận => QUAN TRỌNG

ĐÚNG Nâng cao tốc độ chu chuyển của tư bản sẽ làm tăng tỷ lệ giá trị thặng dư, do đó tỷ suất lợi nhuận tăng Trong điều kiện tư bản khả biến không đổi, nếu giá trị thặng dư giữ nguyên thì tiết kiệm tư bản bất biến làm tăng tỷ suất lợi nhuận.

Câu 7: Dù là lao động giản đơn hay lao động phức tạp thì đều có tính hai mặt là cụ thể vàtrừu tượng.

ĐÚNG Vì hàng hóa có hai thuộc tính do lao động của người sản xuất có tính chất hai mặt: cụ thể và trừu tượng Tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa mang chức năng khác nhau:

Trang 3

+ Lao động cụ thể xem xét người sản xuất tạo ra hàng hóa gì, sản xuất như thế nào, kết quả ra sao.

+ Lao động trừu tượng xem xét quá trình sản xuất, sức lao động hao phí nhiều hay ít Chính vì những đặc điểm và cũng là thuộc tính của lao động nên dù lao động giản đơn hay phức tạp thì cũng mang tính chất hai mặt là cụ thể và trừu tượng.

Câu 8: Tuần hoàn tư bản và chu chuyển tư bản là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau.

- Tuần hoàn tư bản là sự vận động của tư bản lần lượt trải qua ba giai đoạn dưới ba

hình thái kế tiếp nhau gắn với thực hiện những chức năng tương ứng và quay trở về hình thái ban đầu cùng với giá trị thặng dư.

- Chu chuyển tư bản là tuần hoàn tư bản được xét với tư cách là quá trình định kỳ,

thường xuyên lặp đi lặp lại và đổi mới theo thời gian.

=> Như vậy, tuần hoàn tư bản, nếu xét với tư cách là một quá trình định kỳ đổi mới và thường xuyên lặp đi lặp lại thì gọi là chu chuyển của tư bản.

Câu 9: Xét về mặt bản chất, tiền là một loại hàng hóa đặc biệt, giống với mọi thứ hàng hóakhác

- Tiền, tuy về mặt bản chất, là một loại hàng hóa đặc biệt, là kết quả của quá trình phát triển của sản xuất và trao đổi hàng hóa, tiền xuất hiện là yếu tố ngang giá chung cho thế giới hàng hóa Nhưng tiền được tách ra khỏi thế giới hàng hoá, dùng để đo lường và biểu hiện giá trị của tất cả các loại hàng hoá khác Nó trực tiếp thể hiện lao động xã hội và biểu hiện quan hệ sản xuất giữa những người sản xuất hàng hóa.

Trang 4

*Câu 10: Lợi nhuận chẳng qua chỉ là hình thái biểu hiện của giá trị thặng dư => QUANTRỌNG

ĐÚNG Theo C Mác giá trị thặng dư, được quan niệm là con đẻ của toàn bộ tư bản ứng trước, mang hình thái chuyển hóa là lợi nhuận Có nghĩa là lợi nhuận chẳng qua chỉ là hình thái biểu hiện của giá trị thặng dư trên bề mặt nền kinh tế thị trường.

Câu 11: Lưu thông hàng hóa (mua, bán thông thường) không tạo ra giá trị tăng thêm xéttrên phạm vi xã hội

ĐÚNG

- Giá trị tăng thêm là toàn bộ kết quả lao động hữu ích do lao động trong doanh nghiệp mới sáng tạo ra và giá trị khấu hao tài sản cố định trong một khoảng thời gian nhất định, thường là một năm

- Vì trong doanh nghiệp mới sáng tạo kết quả lao động hữu ích, nên trong lưu thông không tạo ra giá trị tăng thêm trong phạm vi xã hội dẫn đến các tư bản mua một loại hàng hóa gọi là sức lao động Trong quá trình sử dụng loại hàng hóa này, giá trị của nó không những được bảo tồn mà còn tạo ra được giá trị mới lớn hơn giá trị bản thân

*Câu 12: Lượng giá trị xã hội của hàng hóa là một đại lượng cố định, không thay đổi =>QUAN TRỌNG

SAI

Lượng giá trị của hàng hóa là lượng lao động đã hao phí để tạo ra hàng hóa Các yếu tố ảnh hưởng đến lượng giá trị hàng hóa bao gồm: năng suất lao động, cường độ lao động và mức độ phức tạp của lao động Chính vì vậy, khi các yếu tố đó thay đổi thì lượng giá trị của hàng hóa cũng thay đổi.

Ví dụ: Đầu những năm 2000, giá của 1 chiếc xe máy có thể lên đến 40 triệu đồng Nhưng bây giờ, với 20-30 triệu có thể mua được một chiếc xe máy tương tự Khi khoa học, công nghệ phát triển, năng suất lao động tăng thì việc sản xuất xe máy sẽ nhanh hơn, thời gian hao phí lao động xã hội cho 1 chiếc xe sẽ ít đi; đồng nghĩa với việc lượng giá trị của chiếc xe sẽ giảm và giá cả của xe máy sẽ giảm.

Trang 5

Câu 13: Quy luật giá trị yêu cầu việc sản xuất và trao đổi hàng hóa phải dựa trên cơ sở kếthợp giá trị cá biệt và giá trị xã hội

Quy luật giá trị là quan hệ bản chất, mang tính phổ biến của kinh tế hàng hóa Yêu cầu sản

xuất và trao đổi hàng hóa phải dựa trên cơ sở giá trị xã hội hay phải dựa trên cơ sở thờigian lao động xã hội cần thiết Không phải dựa trên cơ sở kết hợp giá trị cá biệt và giá trị

xã hội.

Câu 14: Giá trị sử dụng của mọi hàng hóa đặc biệt đều giống nhau.

SAI Vì giá trị sử dụng của hàng hóa là công dụng của sản phẩm, có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người Do vậy mọi loại hàng hóa kể cả hàng hóa đặc biệt đều có giá trị sử dụng khác nhau

Chẳng hạn, tiền tệ là một loại hàng hóa đặc biệt có giá trị sử dụng là khả năng thỏa mãn nhu cầu trao đổi xã hội, nhu cầu làm vật trung gian trao đổi, còn sức lao động cũng là hàng hóa đặc biệt có giá trị sử dụng là để thỏa mãn nhu cầu của người mua Như vậy, giá trị sử dụng của hàng hóa đặc biệt là khác nhau.

*Câu 15: Tất cả hàng hóa đặc biệt đều giống nhau ở đặc điểm không do hao phí lao độngtrực tiếp tạo ra => QUAN TRỌNG

ĐÚNG

- Thứ nhất, hàng hóa sức lao động là hàng hoá đặc biệt, nó được tạo ra bởi nhu cầu kiếm sống của người lao động, họ không có tư liệu sản xuất và họ có quyền bán sức lao động của họ như một hàng hoá

- Thứ hai, tiền được xem là một loại hàng hoá đặc biệt Nó được tách ra làm vật ngang giá chung cho tất cả mọi hàng hóa, nó là hàng hoá nhưng không đi vào tiêu dùng mà cất trữ Nó ra đời là kết quả của quá trình phát triển lâu dài của sản xuất hàng hóa.

Trang 6

*Câu 16: Lợi nhuận và giá trị thặng dư là hoàn toàn giống nhau => QUAN TRỌNG

Lợi nhuận (p): sự chênh lệch giữa doanh thu (chi phí thực tế của xh: G=c+v+m) với chi phí

sx tư bản chủ nghĩa (chi phí vốn: K=c+v).

Giá trị thặng dư (m): là bộ phận giá trị mới dôi ra ngoài giá trị sức lao động do lao động

của người công nhân tạo ra trong sản xuất và thuộc quyền sở hữu của chủ đầu tư

=> Từ định nghĩa trên, ta có thể thấy được GTTD giống về mặt chất đối với lợi nhuận, vì đều là một bộ phận của giá trị mới, đều được người lao động tạo ra trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh Nhưng chúng khác nhau về mặt lượng và mục đích sử dụng Do đó, lợi nhuận và giá trị thặng dư không hoàn toàn giống nhau.

Câu 17: Năng suất lao động và cường độ lao động đều tỉ lệ thuận với lượng giá trị của mộtđơn vị hàng hóa.

SAI

Năng suất lao động là năng lực sản xuất của lao động nó được tính bằng số lượng sản

phẩm sản xuất ra trong một đơn vị thời gian hoặc số lượng thời gian cần thiết để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm.

Cường độ lao động nói lên mức độ hao phí sức lao động trong một đơn vị thời gian Đó

chính là mức độ khẩn trương, nặng nhọc, hay căng thẳng của lao động.

=> Cường độ lao động tăng lên thì số lượng hàng hóa sản xuất ra tăng lên nhưng sức lao

động hao phí cũng tăng lên, do đó cường lộ lao động tỷ lệ thuận với lượng giá trị của một

đơn vị hàng hóa.

=> Khi năng suất lao động tăng lên thì giá trị của một đơn vị hàng hóa sẽ giảm xuống và

ngược lại Như vậy, năng suất lao động tỷ lệ nghịch với lượng giá trị của một đơn vị hàng

Câu 18: Giá trị của hàng hóa sức lao động do giá trị tư liệu sinh hoạt cần thiết quyết định.

Giá trị hàng hóa sức lao động do số lượng lao động xã hội cần thiết để sản xuất và tái sản

xuất ra sức lao động quyết định Do các bộ phận sau hợp thành:

+ Giá trị tư liệu sinh hoạt cần thiết (vật chất, tinh thần) để tái sản xuất ra sức lao động + Phí tổn đào tạo ra người lao động.

Trang 7

+ Giá trị những tư liệu sinh hoạt cần thiết (vật chất và tinh thần) để nuôi con của người lao động.

Câu 19: Xét theo phương thức chu chuyển giá trị của tư bản sản xuất vào giá trị sản phẩm,có thể chia tư bản thành hai loại là tư bản bất biến và tư bản khả biến.

SAI Xét theo phương thức chu chuyển giá trị của tư bản sản xuất vào giá trị sản phẩm, có thể chia tư bản thành hai loại là tư bản cố định và tư bản lưu động.

Tư bản cố định

- Là bộ phận tư bản sản xuất tồn tại dưới hình thái tư liệu lao động tham gia toàn bộ vào quá trình sản xuất nhưng giá trị của nó chỉ chuyển dần từng phần vào giá trị sản phẩm theo mức độ hao mòn.

Tư bản lưu động

- Là bộ phận tư bản sản xuất tồn tại dưới hình thái sức lao động, nguyên, nhiên, vật liệu, vật liệu phụ, giá trị của nó được chuyển một lần, toàn phần vào giá trị sản phẩm khi kết thúc từng quá trình sản xuất.

Câu 20: Nền kinh tế thị trường là nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường.

- Nền kinh tế thị trường là nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường Đó là nền kinh tế hàng hóa phát triển cao, ở đó mọi quan hệ sản xuất và trao đổi đều được thông qua thị trường, chịu sự tác động, điều tiết của các quy luật thị trường.

Câu 21: Lợi nhuận thương nghiệp và lợi tức cho vay đều là một phần của giá trị thặng dưtrong sản xuất.

ĐÚNG

- Lợi nhuận thương nghiệp là một bộ phận của GTTD, của lợi nhuận bình quân được

tạo ra trong quá trình sản xuất kinh doanh, được TBCN nhường lại cho TBTN để TBTN đi bán hàng cho TBCN theo nguyên tắc lợi nhuận bình quân.

Trang 8

- Lợi tức cho vay là 1 phần của GTTD, của lợi nhuận bình quân được tạo ra trong quá

trình sản xuất kinh doanh, được người đi vay trả cho người cho vay vì đã được sử dụng lượng tiền nhàn rỗi của người cho vay trong một khoảng thời gian nhất định.

Câu 22: Giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động và mọi loại hàng hóa là giống nhau.

SAI Vì hàng hóa sức lao động là một loại hàng hóa đặc biệt, giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động này không chỉ để thỏa mãn nhu cầu về vật chất mà còn có tính năng đặc biệt mà không loại hàng hóa nào có được, đó chính là trong khi sử dụng, không những giá trị của nó được bảo tồn mà còn tạo ra được lượng giá trị lớn hơn.

Còn giá trị sử dụng của những loại hàng hóa khác khi mua, bán đôi khi chỉ được bảo tồn mà không có giá trị tăng thêm Chẳng hạn như chiếc bàn có giá trị sử dụng là để đồ vật lên đó như vậy ở đây giá trị sử dụng không được tăng thêm mà chỉ được bảo tồn

Câu 23: Năng suất lao động và cường độ lao động đều tỉ lệ nghịch với tổng lượng giá trịcủa hàng hóa.

SAI

Năng suất lao động là năng lực sản xuất của lao động nó được tính bằng số lượng sản

phẩm sản xuất ra trong một đơn vị thời gian hoặc số lượng thời gian cần thiết để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm.

Cường độ lao động nói lên mức độ hao phí sức lao động trong một đơn vị thời gian Đó

chính là mức độ khẩn trương, nặng nhọc, hay căng thẳng của lao động.

=> Cường độ lao động tăng lên thì số lượng hàng hóa sản xuất ra tăng lên nhưng sức lao động hao phí cũng tăng lên, do đó cường lộ lao động tỷ lệ thuận với tổng lượng giá trị của hàng hóa.

=> Khi năng suất lao động tăng lên thì giá trị của một đơn vị hàng hóa sẽ giảm xuống và ngược lại Như vậy, năng suất lao động tỷ lệ nghịch với lượng giá trị của hàng hóa nhưng không làm thay đổi tổng lượng giá trị của hàng hóa.

Trang 9

Câu 24: Tỷ suất giá trị thặng dư tỉ lệ thuận với quy mô tích lũy tư bản.

ĐÚNG Khi nhà tư bản sử dụng một số cách để tăng trình độ khai thác sức lao động, phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối và tương đối sẽ dẫn đến nâng cao tỷ suất giá trị thặng dư Từ đó, tạo tiền đề để tăng quy mô giá trị thặng dư dẫn đến tăng quy mô tích lũy, vì tích lũy tư bản sử dụng một bộ phận giá trị thặng dư chuyển thành tư bản phụ thêm từ đó tái sản xuất và mở rộng, như vậy, tỷ suất giá trị thặng dư tỉ lệ thuận với quy mô tích lũy tư bản

*Câu 25: Quy luật giá trị thể hiện sự hoạt động của nó thông qua sự vận động của giá cảthị trường.=> QUAN TRỌNG

ĐÚNG Quy luật giá trị hoạt động và phát huy tác dụng thông qua sự vận động của giá cả xung quanh giá trị, dưới sự tác động của quan hệ cung - cầu Thông qua sự vận động của giá cả thị trường sẽ thấy được sự hoạt động của quy luật giá trị.

Câu 26: Giá trị trao đổi và giá trị là hoàn toàn giống nhau

SAI

- Giá trị trao đổi là một quan hệ về số lượng, là tỉ lệ theo đó một giá trị sử dụng loại

hàng hoá này được trao đổi với một giá trị sử dụng khác, trên một cơ sở chung, cái chung đó là lao động (thời gian lao động và công sức lao động) được chứa đựng trong hàng hoá, đó chính là cơ sở giá trị của hàng hoá.

- Giá trị của hàng hoá là một thuộc tính của hàng hoá, đó chính là lao động hao phí

của người sản xuất để sản xuất ra nó đã được kết tinh vào trong hàng hoá.

=> Giá trị là nội dung, là cơ sở quyết định giá trị trao đổi, còn giá trị trao đổi chỉ là hình thái biểu hiện của giá trị.

Câu 27: Dịch vụ và tư bản cho vay đều là hàng hóa đặc biệt.

SAI Tư bản cho vay là hàng hóa đặc biệt, dịch vụ cũng là hàng hóa, nhưng là hàng hóa vô hình.

Ví dụ: Dịch vụ khám chữa bệnh, dịch vụ dạy học, dịch vụ giới thiệu việc làm đều là hàng hóa, nhưng là hàng hóa vô hình, không thể cầm nắm, cân đo đong đếm được.

Trang 10

Câu 30: Hàng hóa sức lao động là một loại hàng hóa đặc biệt.

ĐÚNG Hàng hóa sức lao động là một loại hàng hóa đặc biệt, mang yếu tố tinh thần và lịch sử Giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động có tính năng đặc biệt mà không hàng hóa thông thường nào có được, là trong khi sử dụng, không những giá trị của nó được bảo tồn mà còn tạo ra được lượng giá trị lớn hơn.

*Câu 31: Bản chất của tiền tệ được thể hiện qua các chức năng của nó => QUAN TRỌNG

SAI Về bản chất, tiền tệ là một hàng hoá đặc biệt, là kết quả của quá trình phát triển của sản xuất và trao đổi hàng hóa, là yếu tố ngang giá chung cho thế giới hàng hóa, là vật trung gian môi giới trong trao đổi hàng hóa, dịch vụ, là phương tiện giúp cho quá trình trao đổi được thực hiện dễ dàng hơn Cũng chính vì điều đó mà bản chất của nó được thể hiện rõ hơn qua hai thuộc tính là giá trị sử dụng và giá trị của tiền tệ

Trong đó, giá trị sử dụng của tiền tệ là khả năng thỏa mãn nhu cầu trao đổi xã hội, nhu cầu làm vật trung gian trao đổi, giá trị của tiền tệ là số lượng hàng hóa và dịch vụ mua được bằng một đơn vị của tiền tệ Do đó, bản chất của tiền tệ không được thể hiện qua các chức năng của nó

*Câu 32: Ý nghĩa quan trọng nhất của việc nghiên cứu hàng hóa sức lao động là tìm rachìa khóa để giải quyết mâu thuẫn của công thức chung của tư bản => QUAN TRỌNG

ĐÚNG Hàng hóa sức lao động chính là chìa khóa để giải quyết mâu thuẫn trong công thức chung của tư bản: H - T - H’ với T - H - T’ Lưu thông thuần túy dù diễn ra dưới hình thức nào thì cũng không làm tăng giá trị mà chỉ là phân phối lại Còn xét ngoài lưu thông, nếu tiền để trong két sắt, hàng hóa để trong kho thì cũng không sinh ra giá trị thặng dư (trừ lĩnh vực sản xuất).

Qua đó thấy được giá trị thặng dư sinh ra từ một loại hàng hóa đặc biệt, đó chính là hàng hóa sức lao động Bởi vì quá trình tiêu dùng hàng hóa sức lao động lại là quá trình sản xuất ra một loại hàng hóa nào đó, đồng thời là quá trình tạo ra một giá trị mới lớn hơn giá trị của bản thân Phần lớn hơn đó chính là giá trị thặng dư

Trang 11

Do đó, hàng hóa sức lao động là chìa khóa để giải quyết mâu thuẫn trong công thức chung của tư bản Chính hàng hóa sức lao động trong quá trình được sử dụng đã tạo ra giá trị thặng dư cho nhà tư bản và việc nghiên cứu hàng hóa sức lao động đã chỉ rõ bản chất bóc lột của chủ nghĩa tư bản Do đó có thể nói đơn giản là: Sức lao động đã làm cho mâu thuẫn của công thức chung mất đi tính thần bí, khó hiểu.

Câu 33: Lợi nhuận bằng giá trị thặng dư khi mua và bán hàng hóa đúng giá trị.

ĐÚNG Khi mua và bán hàng hóa đúng giá trị, thì giá cả sẽ bằng giá trị, cung sẽ bằng cầu, vì vậy lợi nhuận sẽ bằng giá trị thặng dư.

Câu 34: Tiền công thực tế thay đổi theo chiều hướng tỷ lệ thuận với lạm phát.

SAI

Tiền công thực tế là tiền công được biểu hiện bằng số lượng hàng hóa tiêu dùng và dịch vụ

mà công nhân mua được bằng tiền công danh nghĩa của mình Do đó, tiền công thực tế tỷ lệ thuận với tiền công danh nghĩa, tỷ lệ nghịch với giá trị tư liệu tiêu dùng và dịch vụ đồng thời cũng tỉ lệ nghịch với lạm phát.

*Câu 35: Lưu thông hàng hóa dựa trên nguyên tắc ngang giá Điều này được hiểu là giá cảcó thể tách rời giá trị và xoay quanh giá trị của nó => QUAN TRỌNG

ĐÚNG

Vì nguyên tắc ngang giá là hai hàng hóa được trao đổi với nhau khi cùng kết tinh một lượng lao động như nhau hoặc trao đổi, mua bán hàng hóa phải thực hiện với giá cả bằng giá trị Sự tác động, vận hành của quy luật giá trị được thể hiện thông qua sự vận động của giá cả hàng hoá

Vì giá trị là tiền đề của giá cả, còn giá cả là sự biểu hiện bằng tiền của giá trị Ngoài giá trị, giá cả còn phụ thuộc vào nhiều nhân tố khác: cạnh tranh, cung - cầu, sức mua của đồng

tiền… Sự tác động của các nhân tố này làm cho giá cả hàng hóa tách rời giá trị và lênxuống xoay quanh trục giá trị Qua đó thấy được quy luật giá trị được dựa trên nguyên tắc

ngang giá, tác động đến và làm giá cả tách rời giá trị và xoay quanh trục giá trị.

Trang 12

*Câu 36: Sản xuất giá trị thặng dư tương đối và giá trị thặng dư siêu ngạch đều dựa trêntiền đề tăng năng suất lao động xã hội => QUAN TRỌNG

Giá trị thặng dư tương đối

- Các nhà tư bản liên kết lại với nhau để ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ (chủ

yếu ở góc độ vĩ mô) để tăng năng suất lao động ở các ngành sản xuất tư liệu tiêu

dùng Nhờ đó mà tăng được thời gian lao động thặng dư ngay trong điều kiện độ dài ngày lao động và cường độ lao động vẫn như cũ Để người lao động với đồng lương đó vẫn có thể mua được nhiều hàng hóa hơn.

Giá trị thặng dư siêu ngạch

- Là phần giá trị thặng dư thu được do áp dụng công nghệ mới nhất vào sản xuất sớm hơn các doanh nghiệp khác làm cho giá trị cá biệt của hàng hóa thấp hơn giá thị trường của nó.

=> Sản xuất giá trị thặng dư siêu ngạch và sản xuất giá trị thặng dư tương đối đều dựa vào cơ sở tăng năng suất lao động Nhưng cả 2 khác nhau ở chỗ giá trị thặng dư tương đối dựa

trên cơ sở tăng năng suất lao động xã hội Trong khi giá trị thặng dư siêu ngạch dựa trênviệc tăng năng suất lao động cá biệt.

Câu 37: Bằng lao động cụ thể, người công nhân đã tạo ra giá trị mới là 20 USD.

SAI Người công nhân với lao động trừu tượng mới tạo ra giá trị mới Còn lao động cụ thể chỉ ra quá trình tạo ra giá trị mới Ví dụ: bằng lao động cụ thể người công nhân biến bông thành sợi

Câu 40: Cạnh tranh và độc quyền có mối quan hệ tác động qua lại trong nền kinh tế thịtrường hiện đại.

Độc quyền là sự liên minh giữa các doanh nghiệp lớn, nắm trong tay phần lớn việc sản xuất

và tiêu thụ một số loại hàng hóa, có khả năng định ra giá cả độc quyền, nhằm thu lợi nhuận độc quyền cao.

Trang 13

Cạnh tranh là sự ganh đua giữa những chủ thể kinh tế với nhau nhằm có được những ưu

thế về sản xuất cũng như tiêu thụ và thông qua đó mà thu được lợi ích tối đa.

=> Từ đó có thể thấy rằng, trước hết, độc quyền sinh ra từ cạnh tranh tự do Nhưng sự xuất hiện của độc quyền không thủ tiêu cạnh tranh mà ngược lại độc quyền lại làm cho cạnh tranh trở nên đa dạng, gay gắt hơn Do đó, cạnh tranh và độc quyền có mối quan hệ tác động qua lại trong nền kinh tế thị trường hiện đại.

Câu 41: Độc quyền trong nền kinh tế thị trường vừa thúc đẩy, vừa kìm hãm sự tiến bộ củakhoa học kỹ thuật.

ĐÚNG Độc quyền tạo ra khả năng to lớn trong việc nghiên cứu và triển khai các hoạt động khoa học - kỹ thuật, thúc đẩy sự tiến bộ kỹ thuật, đồng thời có thể kìm hãm sự tiến bộ kỹ thuật, kìm hãm sự phát triển kinh tế - xã hội Vì lợi ích độc quyền, các hoạt động nghiên cứu phát minh, sáng chế chỉ được thực hiện khi vị thế độc quyền không có nguy cơ bị lung lay.

Câu 42: Quan hệ phân phối trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa bịchi phối và quyết định bởi quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất.

ĐÚNG Khi bị chi phối và quyết định bởi quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất thì có tác dụng: - Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và tiến bộ xã hội.

- Góp phần cải thiện và nâng cao đời sống cho mọi tầng lớp trong xã hội.

- Bảo đảm công bằng xã hội trong sử dụng các nguồn lực kinh tế và đóng góp của họ trong quá trình lao động và sản xuất, kinh doanh.

Câu 43: Nguyên tắc cơ bản thực hiện lợi ích kinh tế trong các quan hệ lợi ích chủ yếu trongnền kinh tế thị trường là hài hòa lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm và lợi ích xã hội.

SAI Nguyên tắc cơ bản cần áp dụng khi thực hiện lợi ích kinh tế trong các quan hệ lợi íchchủ yếu trong nền kinh tế thị trường là nguyên tắc thị trường.

Trang 14

Câu 44: Các quan hệ lợi ích kinh tế vừa thống nhất vừa mâu thuẫn với nhau.

ĐÚNG Thống nhất vì một chủ thể có thể trở thành bộ phận cấu thành của chủ thể khác Lợi ích của chủ thể này được thực hiện thì lợi ích của chủ thể khác cũng trực tiếp hoặc gián tiếp được thực hiện Bên cạnh đó, vì các chủ thể kinh tế có thể hành động theo những phương thức khác nhau để thực hiện các lợi ích của mình Sự khác nhau đó đến mức đối lập thì sẽ trở thành mâu thuẫn.

Câu 45: Quan hệ lợi ích giữa người sử dụng lao động và người lao động vừa thống nhất,vừa mâu thuẫn.

ĐÚNG

+ Sự thống nhất: Người sử dụng lao động thực hiện các hoạt động kinh tế thì họ sẽ thu

được lợi nhuận, còn người lao động sẽ có việc làm, nhận được tiền lương

+ Sự mâu thuẫn: Vì lợi ích của mình, người sử dụng lao động luôn tìm cách cắt giảm

tới mức thấp nhất các khoản chi phí, trong đó có tiền lương của người lao động để tăng lợi nhuận Người lao động sẽ đấu tranh đòi tăng lương, giảm giờ làm, bãi công… để đòi lợi ích.

Câu 46: Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa vừa có những đặc trưng giống,vừa có những đặc trưng khác với kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa.

ĐÚNG Vì kinh tế thị trường khác nhau ở mỗi quốc gia và mỗi giai đoạn phát triển, mỗi nước có mô hình kinh tế thị trường khác nhau phù hợp với sự phát triển của mỗi quốc gia

Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là nền kinh tế vận hành theo quy luật của thị trường đồng thời góp phần ảnh hưởng tới từng bước xác lập một xã hội mà ở đó dân giàu nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh Có sự điều tiết của Nhà nước do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo

Cả hai nền kinh tế thị trường đều có điểm chung là đều vận hành theo quy luật thị trường, điểm khác nhau là tùy vào đặc trưng lịch sử, trình độ phát triển và hoàn cảnh chính trị của mỗi chế độ thì sẽ chọn mô hình kinh tế khác nhau phù hợp.

Trang 15

Câu 47: Trong nền kinh tế thị trường, tồn tại một số quan hệ lợi ích kinh tế cơ bản.

ĐÚNG Một số quan hệ lợi ích kinh tế trong nền kinh tế thị trường là mối quan hệ: giữa người lao động và người sử dụng lao động; giữa những người sử dụng lao động; giữa những người lao động; giữa lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm và lợi ích xã hội.

Câu 48: Một trong những nội dung cơ bản của hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam làthực hiện đa dạng các hình thức, các mức độ hội nhập kinh tế quốc tế.

ĐÚNG Hội nhập kinh tế quốc tế cần phải thực hiện đa dạng các hình thức, các mức độ hội nhập kinh tế quốc tế:

- Gồm nhiều hình thức đa dạng như:

+ Ngoại thương, đầu tư quốc tế, hợp tác quốc tế, dịch vụ thu ngoại tệ, …

- Tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế được chia thành các mức độ cơ bản từ thấp đến cao là:

+ Thỏa thuận thương mại ưu đãi (PTA); + Khu vực mậu dịch tự do (FTA); + Liên minh thuế quan (CU);

+ Thị trường chung (hay thị trường duy nhất); + Liên minh kinh tế - tiền tệ.

Câu 49: Một trong các nội dung chủ yếu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam làtừng bước hoàn thiện quan hệ sản xuất XHCN phù hợp với trình độ phát triển của lựclượng sản xuất.

SAI Từng bước hoàn thiện quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất là một trong những nhiệm vụ của nội dung của công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam còn một trong các nội dung chủ yếu là “Thực hiện các nhiệm vụ để chuyển đổi nền sản xuất - xã hội lạc hậu sang nền sản xuất - xã hội hiện đại”.

Trang 16

Câu 50: Một trong những phương thức cơ bản thực hiện lợi ích kinh tế trong các quan hệlợi ích chủ yếu trong nền kinh tế thị trường là theo nguyên tắc thị trường.

ĐÚNG Trong bối cảnh kinh tế thị trường, để có thể thực hiện lợi ích kinh tế thì cần phải căn cứ vào các nguyên tắc thị trường, đây là phương thức phổ biến trong mọi nền kinh tế thị trường.

Câu 51: Quan hệ lợi ích giữa những người sử dụng lao động vừa thống nhất, vừa mâuthuẫn.

ĐÚNG Trong cơ chế thị trường, vừa là đối tác, vừa là đối thủ Những người sử dụng lao động liên kết chặt chẽ và hỗ trợ lẫn nhau, tuy nhiên mâu thuẫn về lợi ích kinh tế làm cho họ cạnh tranh với nhau quyết liệt Sự thống nhất và mâu thuẫn về lợi ích kinh tế giữa những người sử dụng lao động được biểu hiện ở lợi nhuận bình quân mà họ nhận được.

*Câu 52: Hội nhập kinh tế quốc tế có những tác động tích cực và tiêu cực đến sự phát triểncủa nền kinh tế Việt Nam.

- Tác động tích cực:

1 Tạo điều kiện mở rộng thị trường, tiếp thu khoa học - công nghệ, vốn, chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nước.

2 Tạo cơ hội để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

3 Tạo điều kiện để thúc đẩy hội nhập của các lĩnh vực văn hóa, chính trị, củng cố an ninh - quốc phòng.

- Tác động tiêu cực:

1 Làm gia tăng sự cạnh tranh gay gắt khiến nhiều doanh nghiệp và ngành kinh tế của nước ta gặp khó khăn trong phát triển (phá sản, gây nhiều hậu quả bất lợi về mặt kinh tế - xã hội).

2 Làm gia tăng sự phụ thuộc của nền kinh tế quốc gia vào thị trường bên ngoài, dễ bị tổn thương trước những biến động khôn lường về chính trị, kinh tế và thị trường quốc tế.

3 Có thể dẫn đến phân phối không công bằng về lợi ích và rủi ro cho các nước, các nhóm khác nhau trong xã hội, làm tăng khoảng cách giàu - nghèo và bất bình đẳng xã hội.

Ngày đăng: 16/04/2024, 00:47

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan