Nhóm 5 bài tập nhóm thương mại ii

20 3 0
Nhóm 5 bài tập nhóm thương mại ii

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BTN Luật Thương mại 2 Trường đại học Luật Hà Nội TÌNH HUỐNG: Ngày 01012021, Công ty cổ phần thực phẩm dinh dưỡng Nhất Tâm ký hợp đồng đại lý số 15HĐĐL với Hộ kinh doanh An Viên dưới hình thức đại lý độc quyền tại khu vực quận Hai Bà Trưng và được hưởng chiết khấu (hoa hồng) theo tỷ lệ phần trăm trên giá mua. Thời hạn hợp đồng là 01 năm từ ngày 02012021 đến ngày 31122021. Trong hợp đồng, hai bên thỏa thuận: Hộ kinh doanh An Viên chỉ bán duy nhất sản phẩm của Công ty Nhất Tâm. Quyền sở hữu hàng hoá được chuyển cho Hộ kinh doanh An Viên từ thời điểm hàng hoá vận chuyển đến kho của An Viên. Nếu một trong các bên vi phạm hợp đồng, phạt 4% giá trị phần hợp đồng bị vi phạm

Trang 1

BIÊN BẢN XÁC ĐỊNH MỨC ĐỘ THAM GIA VÀ KẾT QUẢ THAM

+ Giáo viên chấm thứ hai

- Kết quả điểm thuyết trình

- Giáo viên cho điểm thuyết trình

- Điểm kết luận cuối cùng

Hà Nội, ngày 05 tháng 4 năm 2024 Trưởng nhóm

Phạm Duy Nam + Có mặt: 10 + Vắng mặt: 0

Trang 2

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

STT Ký hiệu chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ

1 BTTH Bồi thường thiệt hại

Trang 3

MỤC LỤC

BIÊN BẢN XÁC ĐỊNH MỨC ĐỘ THAM GIA VÀ KẾT QUẢ

THAM GIA LÀM BÀI TẬP NHÓM i

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ii

MỤC LỤC ……… iii

NỘI DUNG 1

Câu 1 Hàng hoá đang trên đường vận chuyển từ Công ty Nhất Tâm đến kho hàng của Hộ kinh doanh An Viên thì gặp lũ quét khiến một số lượng lớn hàng bị hỏng Xác định chủ thể chịu rủi ro trong trường hợp này? 1

Câu 2 Một số khách hàng sau khi mua sản phẩm tại cửa hàng của Hộ kinh doanh An Viên đã bị ngộ độc Xác định chủ thể phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho khách hàng? 2

Câu 3 Giải quyết tình huống đưa ra bằng những quy định của Luật thương mại 3

Câu 4 Hãy nêu rõ những chế tài thương mại có thể áp dụng trong trường hợp Công ty Nhất Tâm chấm dứt hợp đồng đại lý với Hộ kinh doanh An Viên? 12

LỜI KẾT 15

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 16

Trang 4

NỘI DUNG

TÌNH HUỐNG: Ngày 01/01/2021, Công ty cổ phần thực phẩm dinh dưỡng Nhất

Tâm ký hợp đồng đại lý số 15/HĐĐL với Hộ kinh doanh An Viên dưới hình thức đại lý độc quyền tại khu vực quận Hai Bà Trưng và được hưởng chiết khấu (hoa hồng) theo tỷ lệ phần trăm trên giá mua Thời hạn hợp đồng là 01 năm từ ngày 02/01/2021 đến ngày 31/12/2021 Trong hợp đồng, hai bên thỏa thuận:

- Hộ kinh doanh An Viên chỉ bán duy nhất sản phẩm của Công ty Nhất Tâm - Quyền sở hữu hàng hoá được chuyển cho Hộ kinh doanh An Viên từ thời điểm hàng hoá vận chuyển đến kho của An Viên

- Nếu một trong các bên vi phạm hợp đồng, phạt 4% giá trị phần hợp đồng bị vi phạm

Câu 1 Hàng hoá đang trên đường vận chuyển từ Công ty Nhất Tâm đến kho hàng của Hộ kinh doanh An Viên thì gặp lũ quét khiến một số lượng lớn hàng bị hỏng Xác định chủ thể chịu rủi ro trong trường hợp này?

a Trả lời: Chủ thể chịu rủi ro trong trường hợp trên là Công ty cổ phần thực

phẩm dinh dưỡng Nhất Tân (bên giao đại lý)

b Giải thích

b.1 Cơ sở pháp lý: Điều 166 Luật Thương Mại 2005

b.2 Lập luận:

Theo quy định của Điều 166 Luật Thương mại 2005 quy định về Đại lý thương

mại như sau: “Đại lý thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên giao đại lý và bên đại lý thỏa thuận việc bên đại lý nhân danh chính mình mua, bán hàng hóa cho bên giao đại lý hoặc cung ứng dịch vụ của bên giao đại lý cho khách hàng để hưởng thù lao.”

Như vậy, trong hoạt động đại lý, bên đại lý nhân danh chính mình mua, bán hàng hóa cho bên giao đại lý hoặc cung ứng dịch vụ của bên giao đại lý cho khách hàng để hưởng thù lao Theo đó, quyền sở hữu của bên giao đại lý sẽ không thể được chuyển qua cho bên đại lý

Trang 5

Theo đó, thỏa thuận chuyển giao quyền sở hữu trong hợp đồng đại lý mua bán hàng hóa là thỏa thuận trái pháp luật Do đó, điều khoản này của hợp đồng giữa Công ty Nhất Tân và Hộ kinh doanh An Viên không phát sinh hiệu lực Như vậy, căn cứ vào quan hệ sở hữu thì chủ sở hữu hàng hóa là bên giao đại lý phải có trách nhiệm gánh chịu rủi ro đối với hàng hóa

Mặc dù quyền sở hữu hàng hóa không thể chuyển giao được cho bên đại lý nhưng các bên có thể thỏa thuận phân chia việc gánh chịu rủi ro đối với hàng hóa Luật Thương mại năm 2005, sửa đổi và bổ sung năm 2017, 2019 cho phép các bên có quyền tự do thỏa thuận về vấn đề này Như vậy, bên Công ty Nhất Tân có thể thỏa thuận với Hộ kinh doanh An Viên phải chịu trách nhiệm trong trường hợp hàng hóa bị hư hỏng, tiêu hủy, mất mát kể từ ngày giao hàng

Câu 2 Một số khách hàng sau khi mua sản phẩm tại cửa hàng của Hộ kinh doanh An Viên đã bị ngộ độc Xác định chủ thể phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho khách hàng?

a Trả lời: Cả hai chủ thể trong tình huống trên đều có thể phải chịu trách

nhiệm bồi thường thiệt hại cho khách hàng khi xét vào từng trường hợp cụ

thể

b Giải thích

b.1 Cơ sở pháp lý: Điều 170, Điều 173, Điều 175 LTM 2005

b.2 Lập luận:

Khoản 1 Điều 11 LTM 2005 quy định về nguyên tắc tự do, tự nguyện thỏa

thuận trong hợp đồng thương mại: “Các bên có quyền tự do thỏa thuận không trái với các quy định của pháp luật, thuần phong mỹ tục và đạo đức xã hội để xác lập các quyền và nghĩa vụ của các bên trong hoạt động thương mại Nhà nước tôn trọng và bảo hộ các quyền đó”

Trong hợp đồng giữa bên giao đại lý là Công ty cổ phần thực phẩm dinh dưỡng Nhất Tâm và bên đại lý là Hộ kinh doanh An Viên có thỏa thuận: “Quyền sở hữu hàng hóa được chuyển cho Hộ kinh doanh An Viên từ thời điểm hàng hóa vận chuyển

đến kho của An Viên” Thỏa thuận này vi phạm Điều 170 LTM 2005, theo đó: “Bên giao đại lý là chủ sở hữu đối với hàng hóa hoặc tiền giao cho bên đại lý” Vậy nên

Trang 6

thỏa thuận này giữa hai bên là một thỏa thuận trái pháp luật và sẽ không được coi là cơ sở để giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng

Một số khách hàng sau khi mua sản phẩm tại cửa hàng của Hộ kinh doanh An Viên đã bị ngộ độc Do không có thỏa thuận nào khác giữa hai bên nên chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho khách hàng sẽ được xác định theo các trường hợp sau:

Trường hợp 1: Hộ kinh doanh An Viên không có lỗi trong việc bảo quản hàng hóa sau khi nhận

Khoản 2 Điều 173 LTM 2005 quy định về nghĩa vụ của bên giao đại lý như

sau: “Chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hóa của đại lý mua bán hàng hóa, chất lượng dịch vụ của đại lý cung ứng dịch vụ” Theo đó, bên giao đại lý, trong trường

hợp này là CTCP thực phẩm dinh dưỡng Nhất Tâm, là chủ sở hữu đối với hàng hóa và phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho khách hàng bị ngộ độc do sản phẩm của mình gây ra

Trường hợp 2: Hộ kinh doanh An Viên có lỗi trong việc bảo quản hàng hóa sau khi nhận

Khoản 5 Điều 175 LTM 2005 quy định bên đại lý có nghĩa vụ: “Liên đới chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hóa của đại lý mua bán hàng hóa, chất lượng dịch vụ của đại lý cung ứng dịch vụ trong trường hợp có lỗi do mình gây ra” Vậy nên

trong trường hợp Hộ kinh doanh An Viên có lỗi trong việc bảo quản dẫn đến ảnh hưởng đến chất lượng hàng hóa, thì Hộ kinh doanh An Viên và CTCP thực phẩm dinh dưỡng Nhất Tâm cùng liên đới chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho khách hàng bị ngộ độc

Câu 3 Với lý do Hộ kinh doanh An Viên thường xuyên giao hàng chậm, khiến khách hàng phàn nàn, ảnh hưởng đến hiệu quả bán hàng của Công ty Nhất Tâm, ngày 16/6/2021, Công ty Nhất Tâm gửi văn bản số 19/2021/TB đề nghị Hộ kinh doanh An Viên ngừng phân phối hàng ra thị trường, đồng thời, cũng ngay trong ngày 16/6/2021, Công ty Nhất Tâm đã ký hợp đồng đại lý độc quyền với Công ty TNHH Tiến Đạt có chức năng bán hàng tại khu vực quận Hai Bà Trưng Hộ kinh doanh An Viên không chấp nhận, đã yêu cầu Công ty Nhất Tâm tiếp tục thực hiện đúng hợp đồng đã ký kết, đồng thời bồi thường tổn thất

Trang 7

trong khoảng thời gian Hộ kinh doanh An Viên không có hàng để bán ra thị trường, tiền thuê kho bãi cho lưu trữ số hàng còn lại của Công ty Nhất Tâm mà không được bán ra Ngoài ra, Hộ kinh doanh An Viên cũng yêu cầu Công ty Nhất Tâm chịu phạt với lý do Công ty Nhất Tâm đã vi phạm thỏa thuận về đại lý độc quyền

Công ty Nhất Tâm không chấp nhận với lý do Hộ kinh doanh An Viên không bảo đảm về doanh số bán hàng, giao hàng chậm khiến khách hàng không hài lòng, ảnh hưởng trực tiếp đến uy tín của Công ty Nhất Tâm Do đó, Công ty Nhất Tâm yêu cầu đơn phương chấm dứt hợp đồng và sẽ bồi thường một tháng thù lao đại lý theo quy định tại Điều 177 Luật Thương mại

Bằng những quy định của Luật Thương mại, hãy giải quyết tình huống trên

a Cơ sở pháp lý

+ Khoản 2 Điều 423 Bộ luật Dân sự năm 2015 + Điều 428 Bộ luật Dân sự năm 2015

+ Điều 513 Bộ luật Dân sự năm 2015 + Điều 520 Bộ luật Dân sự năm 2015 + Điều 166 Luật Thương mại năm 2005 + Điều 177 Luật Thương mại năm 2005

+ Khoản 1, Khoản 2 Điều 297 Luật Thương mại năm 2005 + Điều 294 Luật Thương mại năm 2005

+ Điều 299 Luật Thương mại năm 2005 + Điều 300 Luật Thương mại năm 2005 + Điều 301 Luật Thương mại năm 2005 + Điều 302 Luật Thương mại năm 2005

b Giải quyết tình huống

b.1 Những vấn đề cần làm rõ trong tình huống trên

1) Nhất Tâm có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng trước thời hạn với An Viên và kí kết hợp đồng với Tiến Đạt không?

2) Yêu cầu bồi thường thiệt hại, chịu phạt của HKD An Viên có hợp lý/hợp pháp hay không?

Trang 8

3) Yêu cầu đơn phương chấm dứt hợp đồng và bồi thường thiệt hại “một tháng thù lao đại lý” của Công ty Nhất Tâm có hợp lý/hợp pháp không?

b.2 Lập luận

Thứ nhất, về việc đơn phương chấm dứt hợp đồng trước thời hạn với HKD

An Viên và kí kết hợp đồng với Công ty TNHH Tiến Đạt của Công ty Nhất Tâm: Trong hợp đồng đại lý số 15/HĐĐL, hai bên đã thỏa thuận hợp đồng có thời hạn là 01 năm từ ngày 02/01/2021 đến ngày 31/12/2021, nhưng vì lý do HKD An Viên không bảo đảm về doanh số bán hàng, giao hàng chậm khiến khách hàng không hài lòng, ảnh hưởng trực tiếp đến uy tín của Công ty Nhất Tâm, do đó phía Công ty Nhất Tâm (bên giao đại lý) yêu cầu đơn phương chấm dứt hợp đồng trước thời hạn Điều 177 Luật Thương mại năm 20051 chỉ quy định về thời hạn đại lý và việc đơn phương chấm dứt hợp đồng đại lý trong trường hợp hai bên không thỏa thuận thời hạn trong hợp đồng, mà không quy định việc đơn phương chấm dứt hợp đồng nếu trong hợp đồng có thỏa thuận về thời hạn

Tuy nhiên, hợp đồng đại lý là một loại hợp đồng; cụ thể, căn cứ Điều 166 Luật Thương mại năm 20052 và Điều 513 Bộ luật Dân sự năm 20153 thì hợp đồng đại lý thương mại là một loại hợp đồng dịch vụ Do đó phải tuân theo những quy định chung về hợp đồng tại Bộ luật Dân sự năm 2015

Theo Khoản 1 Điều 428 Bộ Luật Dân sự năm 2015 quy định: “Một bên có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và không phải BTTH khi bên kia vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trong hợp đồng hoặc các bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định” Các hành vi đơn phương chấm dứt hợp đồng nằm ngoài ba trường

1 Điều 177 Luật Thương mại năm 2005:

“1 Trừ trường hợp có thoả thuận khác, thời hạn đại lý chỉ chấm dứt sau một thời gian hợp lý nhưng không sớm hơn sáu mươi ngày, kể từ ngày một trong hai bên thông báo bằng văn bản cho bên kia về việc chấm dứt hợp đồng đại lý

2 Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, nếu bên giao đại lý thông báo chấm dứt hợp đồng theo quy định tại khoản 1 Điều này thì bên đại lý có quyền yêu cầu bên giao đại lý bồi thường một khoản tiền cho thời gian mà mình đã làm đại lý cho bên giao đại lý đó

Giá trị của khoản bồi thường là một tháng thù lao đại lý trung bình trong thời gian nhận đại lý cho mỗi năm mà bên đại lý làm đại lý cho bên giao đại lý Trong trường hợp thời gian đại lý dưới một năm thì khoản bồi thường được tính là một tháng thù lao đại lý trung bình trong thời gian nhận đại lý

3 Trường hợp hợp đồng đại lý được chấm dứt trên cơ sở yêu cầu của bên đại lý thì bên đại lý không có quyền yêu cầu bên giao đại lý bồi thường cho thời gian mà mình đã làm đại lý cho bên giao đại lý.”

2 Điều 166 Luật Thương mại năm 2005: “Đại lý thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên giao đại

lý và bên đại lý thỏa thuận việc bên đại lý nhân danh chính mình mua, bán hàng hóa cho bên giao đại lý hoặc cung ứng dịch vụ của bên giao đại lý cho khách hàng để hưởng thù lao.”

3 Điều 513 Bộ luật Dân sự năm 2015: “Hợp đồng dịch vụ là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cung

ứng dịch vụ thực hiện công việc cho bên sử dụng dịch vụ, bên sử dụng dịch vụ phải trả tiền dịch vụ cho bên cung ứng dịch vụ.”

Trang 9

hợp này bị coi là hành vi vi phạm hợp đồng, và bên vi phạm sẽ phải chịu trách nhiệm pháp lý theo quy định của pháp luật.4

Đồng thời, tại Điều 520 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng dịch vụ như sau:

“Trường hợp việc tiếp tục thực hiện công việc không có lợi cho bên sử dụng dịch vụ thì bên sử dụng dịch vụ có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng, nhưng phải báo cho bên cung ứng dịch vụ biết trước một thời gian hợp lý; bên sử dụng dịch vụ phải trả tiền công theo phần dịch vụ mà bên cung ứng dịch vụ đã thực hiện và bồi thường thiệt hại

Trường hợp bên sử dụng dịch vụ vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ thì bên cung ứng dịch vụ có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại.”

Như vậy, đơn phương chấm dứt hợp đồng đại lý thương mại khi việc tiếp tục thực hiện công việc không có lợi cho bên sử dụng dịch vụ thì bên sử dụng dịch vụ có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng, nhưng phải báo cho bên cung ứng dịch vụ biết trước một thời gian hợp lý; bên sử dụng dịch vụ phải trả tiền công theo phần dịch vụ mà bên cung ứng dịch vụ đã thực hiện và bồi thường thiệt hại Trường hợp vi phạm nghĩa vụ nghiêm trọng thì có quyền đơn phương chấm dứt và yêu cầu bên còn lại bồi thường thiệt hại

Theo như quy định trên, nếu không có thỏa thuận khác, thì các bên có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng đại lý và chỉ cần thông báo cho bên kia về việc chấm dứt hợp đồng đại lý, và việc thông báo chấm dứt hợp đồng đại lý phải được thể hiện bằng hình thức văn bản

Vì hợp đồng đại lý giữa Công ty Nhất Tâm và HKD An Viên là hợp đồng có thời hạn nên không thể áp dụng Điều 177 Luật Thương mại năm 2005, mà phải áp dụng theo Điều 520 Bộ luật Dân sự năm 2015 Tuy nhiên, việc HKD An Viên thường xuyên

giao hàng chậm, khiến khách hàng không hài lòng không được xem là “vi phạm

nghiêm trọng nghĩa vụ”, đồng thời, bên Công ty Nhất Tâm cũng không đưa ra được

4 Quy định tại Khoản 5 Điều 428 Bộ luật Dân sự năm 2015: “Trường hợp việc đơn phương chấm dứt thực

hiện hợp đồng không có căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều này thì bên đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng được xác định là bên vi phạm nghĩa vụ hợp đồng và phải thực hiện trách nhiệm dân sự theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan do không thực hiện đúng nghĩa vụ trong hợp đồng.”

Trang 10

lý do chứng minh rằng nếu tiếp tục hợp đồng đại lý này thì sẽ không có lợi cho mình,

nên việc chấm dứt hợp đồng của Công ty Nhất Tâm là bất hợp pháp

Bên cạnh đó, Công ty Nhất Tâm chưa có thông báo về việc chấm dứt hợp đồng (mới chỉ đưa ra văn bản đề nghị HKD An Viên ngừng phân phối hàng ra thị trường - Văn bản số 19/2021/TB; chứ không phải thông báo chấm dứt hợp đồng), mà đã có hành vi chấm dứt hợp đồng trên thực tế: ký kết hợp đồng với Công ty khác Điều này là không đúng pháp luật Bởi, Công ty Nhất Tâm và HKD An Viên kí với nhau hợp đồng đại lý độc quyền, tức là ghi nhận sự thỏa thuận về việc: tại một khu vực địa lý nhất định (là quận Hai Bà Trưng), bên giao đại lý (Công ty Nhất Tâm) chỉ giao cho một đại lý (HKD An Viên) bán một số mặt hàng nhất định; đồng thời, lúc này hợp đồng giữa Công ty Nhất Tâm với HKD An Viên vẫn chưa hết hiệu lực, vậy mà bên Công ty Nhất Tâm lại tiếp tục ký kết hợp đồng đại lý độc quyền với Công ty khác, tại cùng một khu vực địa lý là quận Hai Bà Trưng

Thứ hai, về việc HKD An Viên yêu cầu Công ty Nhất Tâm tiếp tục thực hiện

hợp đồng và bồi thường tổn thất, cũng như chịu phạt về việc vi phạm hợp đồng đại lý độc quyền:

 Về yêu cầu tiếp tục thực hiện hợp đồng:

Căn cứ Khoản 1, Khoản 2 Điều 297 Luật Thương mại năm 2005:

“1 Buộc thực hiện đúng hợp đồng là việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm thực hiện đúng hợp đồng hoặc dùng các biện pháp khác để hợp đồng được thực hiện và bên vi phạm phải chịu chi phí phát sinh

2 Trường hợp bên vi phạm giao thiếu hàng hoặc cung ứng dịch vụ không đúng hợp đồng thì phải giao đủ hàng hoặc cung ứng dịch vụ theo đúng thỏa thuận trong hợp đồng Trường hợp bên vi phạm giao hàng hóa, cung ứng dịch vụ kém chất lượng thì phải loại trừ khuyết tật của hàng hoá, thiếu sót của dịch vụ hoặc giao hàng khác thay thế, cung ứng dịch vụ theo đúng hợp đồng Bên vi phạm không được dùng tiền hoặc hàng khác chủng loại, loại dịch vụ khác để thay thế nếu không được sự chấp thuận của bên bị vi phạm.”,

Theo đó, bên HKD An Viên (bên bị vi phạm) không chấp nhận chấm dứt hợp đồng và có quyền yêu cầu Công ty Nhất Tâm (bên vi phạm) buộc tiếp tục thực hiện hợp đồng đã ký kết là đúng quy định

 Về yêu cầu bồi thường thiệt hại:

Ngày đăng: 12/04/2024, 21:11

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan