Luận văn xây dựng đảng và cqnn ,công tác kiểm tra của uỷ ban kiểm tra đảng uỷ khối các cơ quan và doanh nghiệp tỉnh bình dương hiện nay

107 0 0
Luận văn xây dựng đảng và cqnn ,công tác kiểm tra của uỷ ban kiểm tra đảng uỷ khối các cơ quan và doanh nghiệp tỉnh bình dương hiện nay

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Kiểm tra, giám sát vừa là chức năng lãnh đạo, vừa là phương thức lãnh đạo quan trọng của Đảng, cũng là bộ phận trọng yếu của công tác xây dựng Đảng. Công tác kiểm tra (CTKT), giám sát đã góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy thực hiện nhiệm vụ chính trị, công tác xây dựng Đảng của từng giai đoạn cách mạng, góp phần nâng cao phương thức cầm quyền, năng lực lãnh đạo của Đảng; đóng góp tích cực vào việc xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức, đạo đức, bảo đảm thực hiện thắng lợi sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Khi đã có chính sách đúng, thì sự thành công hoặc thất bại của chính sách đó là do cách thức tổ chức, phương pháp tiến hành công việc, nơi lựa chọn cán bộ và do nơi kiểm tra. Nếu ba điều ấy sơ sài, thì chính sách đúng mấy cũng vô ích”; “Có thể nói rằng: chín phần mười khuyết điểm trong công việc của chúng ta là vì thiếu sự kiểm tra” 43, tr.636. Đại hội XIII của Đảng xác định: “Đổi mới mạnh mẽ, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng” là một trong những phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm góp phần xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng. Nhận thức rõ tầm quan trọng của CTKT, trong những năm qua dưới sự lãnh đạo của Đảng, CTKT đã đạt được nhiều kết quả quan trọng góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng: CTKT của Đảng được tăng cường, có hiệu lực, hiệu quả hơn, góp phần thực hiện nhiệm vụ chính trị và công tác xây dựng Đảng; Các văn bản liên quan đến CTKT của Đảng được sửa đổi, bổ sung và ban hành mới đảm bảo tính đồng bộ và sự phù hợp. Uỷ ban kiểm tra (UBKT), cơ quan UBKT và chất lượng đội ngũ cán bộ kiểm tra các cấp tiếp tục được củng cố, kiện toàn. Từ lý luận đến thực tiễn đã khẳng định CTKT của Đảng là “nòng cốt”, là một bộ phận đặc biệt quan trọng không thể thiếu trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng. Tuy nhiên, so với yêu cầu, nhiệm vụ xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay, CTKT vẫn còn những hạn chế, yếu kém. Những tồn tại này cũng đã được chỉ rõ trong Thông báo kết luận số 156 của Bộ Chính trị. Đó là: Có nơi, có thời điểm lãnh đạo công tác kiểm tra chưa chủ động, thường xuyên, ráo riết thiếu quyết liệt; vẫn còn tình trạng nể nang, né tránh. Kết quả kiểm tra chưa đều, có chuyển biến rõ ở cấp Trung ương, các cấp khác chưa thật rõ nét. Không ít địa phương kiểm tra, giám sát còn hình thức; chất lượng, hiệu quả còn thấp, chưa tạo được những chuyển biến căn bản, đủ sức để giáo dục, ngăn chặn, đẩy lùi suy thoái, tiêu cực trong nội bộ Đảng. Kiểm tra, giám sát đối với cấp uỷ viên cùng cấp, người đứng đầu, người có chức vụ, quyền hạn và một số lĩnh vực tư tưởng, quản lý báo chí, thanh tra, kiểm toán, phòng chống tham nhũng, tư pháp, tổ chức cán bộ… chưa thật mạnh mẽ. Tự kiểm tra, tự phát hiện và xử lý vi phạm trong nội bộ vẫn là khâu yếu, nhiều khuyết điểm, sai phạm của tổ chức đảng, đảng viên chậm được phát hiện, xử lý kéo dài. Việc khắc phục, sửa chữa khuyết điểm, vi phạm và thu hồi tài sản thất thoát sau kiểm tra chưa triệt để, thiếu cương quyết… 4. Đảng bộ khối Các cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh Bình Dương được thành lập ngày 19 tháng 6 năm 2019 trên cơ sở hợp nhất Đảng bộ khối Các cơ quan tỉnh và Đảng bộ khối Doanh nghiệp tỉnh. Ngay sau khi được thành lập, Đảng uỷ khối Các cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh Bình Dương và CTKT của Đảng uỷ khối đã nhanh chóng triển khai các nhiệm vụ trọng tâm trong công tác xây dựng Đảng, đặc biệt là CTKT của Đảng, qua đó nhằm xây dựng Đảng uỷ khối Các cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh Bình Dương trở thành một trong những tổ chức đảng trong sạch, vững mạnh của Đảng bộ tỉnh Bình Dương. Cùng với Đảng bộ tỉnh và Nhân dân trên địa bàn tỉnh phấn đấu vươn lên hoàn thành các nhiệm vụ được giao. Tuy mới được thành lập, nhưng trên cở kế thừa, phát huy những kết quả đã đạt được trước đây của 2 Đảng uỷ khối trước khi sáp nhập, CTKT của UBKT Đảng uỷ khối Các cơ quan tỉnh và Doanh nghiệp tỉnh Bình Dương đã được nhiều kết quả đáng ghi nhận. Tuy nhiên, CTKT của UBKT Đảng uỷ khối Các cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh cũng tồn tại những hạn chế, bất cập đã chỉ ra trong báo cáo nhiệm kỳ 2015 2020 như: việc xây dựng chương trình, kế hoạch kiểm tra, giám sát có lúc, có nơi chưa sát với thực tiễn; nội dung chưa sát với từng đối tượng, việc kiểm tra tổ chức đảng, đảng viên có dấu hiệu vi phạm chưa được thực hiện được, chất lượng, quy trình các cuộc kiểm tra của cấp ủy, UBKT cơ sở, nhất là trong các doanh nghiệp còn dàn trải, chưa sâu; công tác xử lý và giải quyết đơn thư kiếu nại, tố cáo còn gặp nhiều khó khăn; người đứng đầu cấp ủy, UBKT có nơi chưa thật sự quan tâm, thiếu nghiên cứu đầu tư nên khi thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng còn lúng túng, chưa bảo đảm quy trình… Trước tình hình trên, việc nghiên cứu nhằm tìm ra đánh giá đúng thực trạng, nêu lên được những ưu điểm, hạn chế và chỉ ra những vấn đề đang tồn tại trong CTKT của UBKT Đảng uỷ khối các cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh Bình Dương là nhiệm vụ rất qua trọng. Từ đó đề ra các giải pháp nhằm tăng cường CTKT của UBKT Đảng uỷ khối Các cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh Bình Dương thời gian tới là một yêu cầu hết sức cần thiết hiện nay, đòi hỏi phải được tiến hành một cách nghiêm túc, khoa học, đúng quy trình, quy định của Đảng, hướng dẫn của ngành. Bản thân tác giả cũng đang công tác trong lĩnh vực xây dựng Đảng của Đảng uỷ khối Các cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh Bình Dương, có nhiệm vụ tham mưu, hướng dẫn, chỉ đạo tổ chức thực hiện các nhiệm vụ kiểm tra giám sát theo quy định của Điều lệ Đảng, nhiệm vụ cấp ủy và UBKT cấp trên giao, nhằm hoàn thành nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ khối, đưa công tác kiểm tra của UBKT Đảng ủy khối đi vào trọng tâm, trọng điểm, thực chất, hiệu quả hơn, góp phần xây dựng Đảng bộ khối thật sự trong sạch, vững mạnh, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Từ những lý do nêu trên, Tôi quyết định lựa chọn đề tài: “Công tác kiểm tra của Uỷ ban Kiểm tra Đảng uỷ khối Các cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh Bình Dương hiện nay” làm đề tài luận văn thạc sĩ ngành Xây dựng Đảng và Chính quyền nhà nước”.

Trang 1

Chương 1 14

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC KIỂM TRA 14

CỦA UỶ BAN KIỂM TRA ĐẢNG UỶ KHỐI CÁC CƠ QUAN 14

VÀ DOANH NGHIỆP TỈNH 14

1.1 Công tác kiểm tra của Đảng và Uỷ ban kiểm tra đảng uỷ khối các cơquan và doanh nghiệp tỉnh 14

1.2 Công tác kiểm tra của uỷ ban kiểm tra đảng uỷ khối cơ quan và doanhnghiệp tỉnh - Quan niệm, nội dung, hình thức, phương pháp 26

Chương 2 36

CÔNG TÁC KIỂM TRA CỦA UỶ BAN KIỂM TRA ĐẢNG UỶ KHỐI CÁCCƠ QUAN VÀ DOANH NGHIỆP TỈNH BÌNH DƯƠNG HIỆN NAY –THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN VÀ KINH NGHIỆM 36

2.1 Những yếu tố tác động đến công tác kiểm tra của Uỷ ban kiểm traĐảng uỷ khối Các cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh Bình Dương hiện nay .362.2 Thực trạng công tác kiểm tra của Uỷ ban kiểm tra Đảng uỷ khối Cáccơ quan và Doanh nghiệp tỉnh Bình Dương hiện nay 50

2.3 Nguyên nhân và kinh nghiệm 61

Chương 3 69

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC 69

CỦA UỶ BAN KIỂM TRA ĐẢNG UỶ KHỐI CÁC CƠ QUAN VÀ DOANHNGHIỆP TỈNH BÌNH DƯƠNG THỜI GIAN TỚI 69

3.1 Phương hướng tăng cường công tác kiểm tra của Uỷ ban kiểm traĐảng uỷ khối Các cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh Bình Dương thời gian tới 69

3.2 Một số giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường công tác kiểm tra của Uỷban kiểm tra Đảng uỷ khối Các cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh BìnhDương thời gian tới 71

KẾT LUẬN 95

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 97

PHỤ LỤC 104

TÓM TẮT LUẬN VĂN 105

Trang 3

MỞ ĐẦU1 Lý do chọn đề tài

Kiểm tra, giám sát vừa là chức năng lãnh đạo, vừa là phương thức lãnh đạo quan trọng của Đảng, cũng là bộ phận trọng yếu của công tác xây dựng Đảng Công tác kiểm tra (CTKT), giám sát đã góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy thực hiện nhiệm vụ chính trị, công tác xây dựng Đảng của từng giai đoạn cách mạng, góp phần nâng cao phương thức cầm quyền, năng lực lãnh đạo của Đảng; đóng góp tích cực vào việc xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức, đạo đức, bảo đảm thực hiện thắng lợi sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Khi đã có chính sách đúng, thì sự thành công hoặc thất bại của chính sách đó là do cách thức tổ chức, phương pháp tiến hành công việc, nơi lựa chọn cán bộ và do nơi kiểm tra Nếu ba điều ấy sơ sài, thì chính sách đúng mấy cũng vô ích”; “Có thể nói rằng: chín phần mười khuyết điểm trong công việc của chúng ta là vì thiếu sự kiểm tra” [43, tr.636] Đại hội XIII của Đảng xác định: “Đổi mới mạnh mẽ, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng”là một trong những phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm góp phần xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng.

Nhận thức rõ tầm quan trọng của CTKT, trong những năm qua dưới sự lãnh đạo của Đảng, CTKT đã đạt được nhiều kết quả quan trọng góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng: CTKT của Đảng được tăng cường, có hiệu lực, hiệu quả hơn, góp phần thực hiện nhiệm vụ chính trị và công tác xây dựng Đảng; Các văn bản liên quan đến CTKT của Đảng được sửa đổi, bổ sung và ban hành mới đảm bảo tính đồng bộ và sự phù hợp Uỷ ban kiểm tra (UBKT), cơ quan UBKT và chất lượng đội ngũ cán bộ kiểm tra các cấp tiếp tục được củng cố, kiện toàn.

Trang 4

Từ lý luận đến thực tiễn đã khẳng định CTKT của Đảng là “nòng cốt”, là một bộ phận đặc biệt quan trọng không thể thiếu trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng Tuy nhiên, so với yêu cầu, nhiệm vụ xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay, CTKT vẫn còn những hạn chế, yếu kém Những tồn tại này cũng đã được chỉ rõ trong Thông báo kết luận số 156 của Bộ Chính trị Đó là: Có nơi, có thời điểm lãnh đạo công tác kiểm tra chưa chủ động, thường xuyên, ráo riết thiếu quyết liệt; vẫn còn tình trạng nể nang, né tránh Kết quả kiểm tra chưa đều, có chuyển biến rõ ở cấp Trung ương, các cấp khác chưa thật rõ nét Không ít địa phương kiểm tra, giám sát còn hình thức; chất lượng, hiệu quả còn thấp, chưa tạo được những chuyển biến căn bản, đủ sức để giáo dục, ngăn chặn, đẩy lùi suy thoái, tiêu cực trong nội bộ Đảng Kiểm tra, giám sát đối với cấp uỷ viên cùng cấp, người đứng đầu, người có chức vụ, quyền hạn và một số lĩnh vực tư tưởng, quản lý báo chí, thanh tra, kiểm toán, phòng chống tham nhũng, tư pháp, tổ chức cán bộ… chưa thật mạnh mẽ Tự kiểm tra, tự phát hiện và xử lý vi phạm trong nội bộ vẫn là khâu yếu, nhiều khuyết điểm, sai phạm của tổ chức đảng, đảng viên chậm được phát hiện, xử lý kéo dài Việc khắc phục, sửa chữa khuyết điểm, vi phạm và thu hồi tài sản thất thoát sau kiểm tra chưa triệt để, thiếu cương quyết… [4].

Đảng bộ khối Các cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh Bình Dương được thành lập ngày 19 tháng 6 năm 2019 trên cơ sở hợp nhất Đảng bộ khối Các cơ quan tỉnh và Đảng bộ khối Doanh nghiệp tỉnh Ngay sau khi được thành lập, Đảng uỷ khối Các cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh Bình Dương và CTKT của Đảng uỷ khối đã nhanh chóng triển khai các nhiệm vụ trọng tâm trong công tác xây dựng Đảng, đặc biệt là CTKT của Đảng, qua đó nhằm xây dựng Đảng uỷ khối Các cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh Bình Dương trở thành một trong những tổ chức đảng trong sạch, vững mạnh của Đảng bộ tỉnh Bình Dương Cùng với Đảng bộ tỉnh và Nhân dân trên địa bàn tỉnh phấn đấu vươn lên hoàn thành các nhiệm vụ được giao Tuy mới được thành lập, nhưng trên cở kế

Trang 5

thừa, phát huy những kết quả đã đạt được trước đây của 2 Đảng uỷ khối trước khi sáp nhập, CTKT của UBKT Đảng uỷ khối Các cơ quan tỉnh và Doanh nghiệp tỉnh Bình Dương đã được nhiều kết quả đáng ghi nhận Tuy nhiên, CTKT của UBKT Đảng uỷ khối Các cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh cũng tồn tại những hạn chế, bất cập đã chỉ ra trong báo cáo nhiệm kỳ 2015 - 2020 như: việc xây dựng chương trình, kế hoạch kiểm tra, giám sát có lúc, có nơi chưa sát với thực tiễn; nội dung chưa sát với từng đối tượng, việc kiểm tra tổ chức đảng, đảng viên có dấu hiệu vi phạm chưa được thực hiện được, chất lượng, quy trình các cuộc kiểm tra của cấp ủy, UBKT cơ sở, nhất là trong các doanh nghiệp còn dàn trải, chưa sâu; công tác xử lý và giải quyết đơn thư kiếu nại, tố cáo còn gặp nhiều khó khăn; người đứng đầu cấp ủy, UBKT có nơi chưa thật sự quan tâm, thiếu nghiên cứu đầu tư nên khi thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng còn lúng túng, chưa bảo đảm quy trình…

Trước tình hình trên, việc nghiên cứu nhằm tìm ra đánh giá đúng thực trạng, nêu lên được những ưu điểm, hạn chế và chỉ ra những vấn đề đang tồn tại trong CTKT của UBKT Đảng uỷ khối các cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh Bình Dương là nhiệm vụ rất qua trọng Từ đó đề ra các giải pháp nhằm tăng cường CTKT của UBKT Đảng uỷ khối Các cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh Bình Dương thời gian tới là một yêu cầu hết sức cần thiết hiện nay, đòi hỏi phải được tiến hành một cách nghiêm túc, khoa học, đúng quy trình, quy định của Đảng, hướng dẫn của ngành Bản thân tác giả cũng đang công tác trong lĩnh vực xây dựng Đảng của Đảng uỷ khối Các cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh Bình Dương, có nhiệm vụ tham mưu, hướng dẫn, chỉ đạo tổ chức thực hiện các nhiệm vụ kiểm tra giám sát theo quy định của Điều lệ Đảng, nhiệm vụ cấp ủy và UBKT cấp trên giao, nhằm hoàn thành nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ khối, đưa công tác kiểm tra của UBKT Đảng ủy khối đi vào trọng tâm, trọng điểm, thực chất, hiệu quả hơn, góp phần xây dựng Đảng bộ khối thật sự trong sạch, vững mạnh, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

Trang 6

Từ những lý do nêu trên, Tôi quyết định lựa chọn đề tài: “Công tác kiểmtra của Uỷ ban Kiểm tra Đảng uỷ khối Các cơ quan và Doanh nghiệp tỉnhBình Dương hiện nay” làm đề tài luận văn thạc sĩ ngành Xây dựng Đảng và

Chính quyền nhà nước”.

2 Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài

2.1 Sách, công trình khoa học

Cao Văn Thống (2009), Tăng cường kiểm tra, giám sát phục vụ nhiệmvụ chính trị và công tác xây dựng Đảng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

Cuốn sách được chia làm 3 phần: Phần thứ nhất: Quan điểm của Lênin, tư

tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về CTKT,

giám sát; Phần thứ hai: Thực hiện CTKT, giám sát và kỷ luật của Đảng;

Phần thứ ba: Xây dựng đội ngũ cán bộ kiểm tra của Đảng Có thể khẳng

định cuốn sách là tài liệu thiết thực, giúp các cấp ủy, tổ chức đảng, ủy ban kiểm tra, cán bộ kiểm tra và các cán bộ, đảng viên nghiên cứu, học tập và vận dụng vào công tác theo chức trách, nhiệm vụ được giao.

Phạm Thị Hải Chuyền (2010), Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vềcông tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật Đảng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

Nội dung cuốn sách đã đi sâu tìm hiểu, phân tích tư tưởng Hồ Chí Minh về

CTKT, giám sát và kỷ luật của Đảng; tình hình vận dụng tư tưởng Hồ ChíMinh về CTKT, giám sát và kỷ luật của Đảng thời gian qua; đồng thời nêulên những yêu cầu và đề xuất một số giải pháp nhằm tiếp tục vận dụng sáng

tạo tư tưởng Hồ Chí Minh về CTKT, giám sát và kỷ luật đảng trong giai đoạn hiện nay Cuốn sách là tài liệu tham khảo thiết thực đối với ủy ban kiểm tra các cấp và đội ngũ cán bộ kiểm tra, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả CTKT, giám sát và kỷ luật của toàn Đảng.

Lê Hồng Liêm (2010), Một số giải pháp tháo gỡ khó khăn, trở ngạicủa ủy ban Kiểm tra các cấp trong thực hiện nhiệm vụ kiểm tra khi có dấu

hiệu vi phạm, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Trong cuốn sách của mình, tác

Trang 7

giả Lê Hồng Liêm đã làm rõ: Cơ sở lý luận và thực tiễn của nhiệm vụ kiểm tra tổ chức đảng cấp dưới và đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm của ủy ban

kiểm tra các cấp; Những khó khăn, trở ngại khi thực hiện nhiệm vụ kiểm tra

tổ chức đảng cấp dưới và đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm của ủy ban kiểm

tra các cấp; Những giải pháp cơ bản tháo gỡ khó khăn trở ngại khi thực hiện

nhiệm vụ kiểm tra tổ chức đảng cấp dưới và đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm của ủy ban kiểm tra các cấp.

Lê Hồng Liêm (2011), Công tác kiểm tra, giám sát của Đảng với

phòng, chống tham nhũng ở nước ta hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà

Nội Tác giả cuốn sách trình bày một số cơ sở lý luận về phòng, chống tham nhũng và CTKT, giám sát trong đó đã làm rõ vị trí, vai trò, tác dụng, mối quan hệ giữa CTKT, giám sát với phòng, chống tham nhũng, các nhân tố ảnh hưởng đến công tác đó và tiêu chí xác định sự tác động của CTKT, giám sát của Đảng đối với việc phòng, chống tham nhũng cũng như đưa ra kinh nghiệm và giải pháp của một số nước về vấn đề phòng, chống tham nhũng Trên cở làm rõ những vấn đề lý luận, tác giả đã đi sâu nghiên cứu về thực trạng CTKT, giám sát của Đảng đối với việc phòng, chống tham nhũng trong thời gian qua, phân tích, đánh giá những ưu điểm, tồn tại, nguyên nhân của một hạn chế, tồn tại Trên cơ sở đó, cùng với việc định hình về yêu cầu đổi mới, tăng cường CTKT, giám sát phòng, chống tham nhũng, tác giả cuốn sách đã đề xuất một số giải pháp phòng, chống tham nhũng thông qua CTKT, giám sát của Đảng Ngoài ra, cuốn sách còn có phần phụ lục về trình tự và phương pháp khi xử lý vụ án tham nhũng của Ủy ban Kiểm tra - Kỷ luật Trung ương, Đảng Cộng sản Trung Quốc để bạn đọc tham khảo.

Cao Văn Thống (2011), Đổi mới phương thức kiểm tra, giám sát củaĐảng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Cuốn sách là tài liệu thiết thực, giúp

cho các cấp ủy, tổ chức đảng, ủy ban kiểm tra các cấp, chi bộ, đảng viên và nhân dân nghiên cứu, vận dụng trong CTKT, giám sát và kỷ luật của Đảng

Trang 8

trong tình hình hiện nay Cuốn sách gồm 2 phần: Phần thứ nhất: Quan điểm của Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về phương thức kiểm tra, giám sát và việc vận dụng thực hiện từ Đại hội X của Đảng đến nay; Phần thứ hai: Một số văn bản của Đảng về phương thức kiểm tra, giám sát.

Cao Văn Thống (2012), Nâng cao chất lượng công tác tham mưu củaỦy ban kiểm tra trong tình hình hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.Cuốn sách đã đi trình bày về những vấn đề lý luận về tham mưu và công tác

tham mưu về CTKT, giám sát, kỷ luật đảng của Ủy ban kiểm tra Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng công tác tham mưu về CTKT, giám sát, kỷ luật đảng của Ủy ban Kiểm tra Trung ương và ủy ban kiểm tra các tỉnh, thành ủy,

đảng ủy trực thuộc Trung ương (từ 2001-2009) Trên cơ sở đó tác giả cuốn

sách đề đề xuất một số giải pháp mang tính khả thi cao nhằm nâng cao chất lượng công tác tham mưu về CTKT, giám sát, kỷ luật đảng của ủy ban kiểm tra trong tình hình hiện nay.

Đảng Cộng sản Việt Nam (2013), Quy chế, quy trình về công tác kiểmtra, giám sát và thi hành kỷ luật Đảng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Cuốn

sách cung cấp 8 văn bản với nội dung: hướng dẫn thực hiện các quy định về CTKT, giám sát và thi hành kỷ luật của Đảng trong Điều lệ Đảng khóa XI; Quy chế giám sát trong Đảng và hướng dẫn thực hiện Quy chế giám sát trong Đảng; Quy trình kiểm tra của Bộ Chính trị, Ban Bí thư; Quy trình xem xét, thi hành kỷ luật và giải quyết khiếu nại kỷ luật Đảng của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư; Quy trình Ban Chấp hành Trung ương xem xét, thi hành kỷ luật đối với đảng viên là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương; Quy trình giải quyết khiếu nại kỷ luật Đảng của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư; Quy trình tiến hành CTKT, giám sát và thi hành kỷ luật Đảng của Ủy ban Kiểm tra Trung ương.

Lê Văn Giảng (2014), Giải pháp nâng cao chất lượng kiểm tra, giámsát cán bộ giai đoạn hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Cuốn sách đã

Trang 9

làm rõ một số vấn đề lý luận về kiểm tra, giám sát cán bộ của Đảng; khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng kiểm tra, giám sát cán bộ; Đồng thời nêu lên nục tiêu, yêu cầu và một số giải pháp chủ yếu nâng cao chất lượng kiểm tra, giám sát cán bộ giai đoạn hiện nay.

Lê Văn Giảng, Cao Văn Thống (Đồng chủ biên) (2015), Phương thức

lãnh đạo của Đảng trong công tác kiểm tra, giám sát, Nxb Chính trị quốc gia,

Hà Nội Cuốn sách giúp bạn đọc có nhận thức đúng, đầy đủ về phương thức lãnh đạo của Đảng đối với CTKT, giám sát, kỷ luật đảng, phục vụ thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị, công tác xây dựng Đảng Nội dung cuốn sách gồm ba chương: Chương I: Một số vấn đề chung về phương thức lãnh đạo của Đảng trong CTKT, giám sát; Chương II: Thực trạng thực hiện phương thức lãnh đạo của Đảng trong CTKT, giám sát; Chương III: Cơ chế, định hướng, yêu cầu, giải pháp và kiến nghị tăng cường phương thức lãnh đạo của Đảng đối với CTKT, giám sát trong tình hình mới.

Mai Thế Dương (2016), Công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật củaĐảng qua 30 năm đổi mới, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Nội dung cuốn

sách sự tổng kết quá trình phát triển lý luận về CTKT, giám sát, kỷ luật Đảng; những kết quả đạt được, những hạn chế, bất cập trong CTKT, giám sát, kỷ luật đảng qua 30 năm đổi mới, rút ra bài học kinh nghiệm, đồng thời chỉ rõ những vấn đề bất cập, đề xuất cách giải quyết nhằm góp phần đổi mới phương thức, nâng cao năng lực cầm quyền, lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, thúc đẩy thắng lợi nhiệm vụ chính trị và công tác xây dựng Đảng trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và chủ động hội nhập quốc tế.

Uỷ ban Kiểm tra Trung ương (2018), Công tác kiểm tra, giám sát vàthi hành kỷ luật trong Đảng (Tài liệu nghiệp vụ dùng cho cấp cơ sở), NxbChính trị quốc gia, Hà Nội Cuốn sách trình bày 7 vấn đề chính, đó là: Những

nội dung chủ yếu của CTKT Đảng, giám sát của Đảng; CTKT, giám sát và kỷ luật đảng của ủy ban kiểm tra đảng ủy cơ sở; kỷ luật của Đảng và việc thi

Trang 10

hành kỷ luật trong Đảng; phương pháp cơ bản trong CTKT, giám sát, kỷ luật của Đảng; thẩm tra, xác minh trong CTKT của Đảng; lập và lưu trữ hồ sơ; phụ lục một số mẫu văn bản trong CTKT, giám sát, thi hành kỷ luật đảng ở tổ chức đảng cơ sở Cuốn sách thực sự là tài liệu nghiệp vụ hữu ích cho cấp ủy, tổ chức đảng, ủy ban kiểm tra, cán bộ làm CTKT ở cơ sở và tương đương nhằm đáp ứng yêu cầu nâng cao nghiệp vụ, thực hiện tốt nhiệm vụ kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật đảng.

Kỷ yếu ngành kiểm tra của Tỉnh ủy Bình Dương

2.2 Luận văn, luận án

Bùi Anh Tuấn (2015), Thẩm tra, xác minh trong công tác kiểm tra củaĐảng giai đoạn hiện nay, Luận án tiến sĩ Xây dựng Đảng và Chính quyền nhà

nước, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

Chu Hoàng Ngân (2015), Xây dựng đội ngũ công chức Ủy ban Kiểm traĐảng các quận thuộc thành phố hải Phòng hiện nay, Luận văn thạc sĩ Lý luận

và lịch sử Nhà nước và pháp luật, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

Phạm Văn Thật (2015), Chất lượng công tác kiểm tra, giám sát của cácủy ban kiểm tra huyện, thị, thành ủy ở đảng bộ tỉnh Vĩnh Long giai đoạn hiệnnay, Luận văn thạc sĩ Xây dựng Đảng và Chính quyền nhà nước, Học viện

Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

Nguyễn Thị Phượng (2017), Chất lượng công tác kiểm tra của Ủy banKiểm tra Quận ủy Tân bình, thành phố Hồ Chí Minh hiện nay, Luận văn thạc

sĩ Xây dựng Đảng và Chính quyền nhà nước, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Hà Nội.

Lê Việt Hoàng (2017), Chất lượng công tác kiểm tra của Ủy ban Kiểmtra Đảng ủy Khối Dân - Chính - Đảng ở Đảng bộ thành phố Hồ Chí Minhhiện nay, Luận văn thạc sĩ Xây dựng Đảng và Chính quyền nhà nước, Học

viện Báo chí và Tuyên truyền, Hà Nội.

Trang 11

Nguyễn Trung Thành (2018), Chất lượng công tác kiểm tra tổ chứcđảng và đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm của Ủy ban Kiểm tra Đảng ủyCông an Trung ương hiện nay, Luận văn thạc sĩ Xây dựng Đảng và Chính

quyền nhà nước, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Hà Nội.

Tạ Ngọc Thạch (2018), Chất lượng công tác kiểm tra của đảng ủyphường ở quận Đống Đa, thành phố Hà Nội hiện nay, Luận văn thạc sĩ Xây

dựng Đảng và Chính quyền nhà nước, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Hà Nội.

Nguyễn Thị Bích Ngọc (2018), Chất lượng công tác kiểm tra của các ủyban kiểm tra huyện ủy ở thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn hiện nay, Luận

văn thạc sĩ Xây dựng Đảng và Chính quyền nhà nước, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

Đinh Văn Nhanh (2018), Công tác kiểm tra đảng viên khi có dấu hiệu viphạm của các Ủy ban kiểm tra huyện ủy ở thành phố Hải Phòng giai đoạnhiện nay, Luận văn thạc sĩ Xây dựng Đảng và Chính quyền nhà nước, Học

viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

Phạm Thành Nam (2018), Chất lượng công tác kiểm tra của ủy ban kiểmtra tỉnh ủy, thành ủy ở đồng bằng sông Hồng giai đoạn hiện nay, Luận án tiến

sĩ Xây dựng Đảng và Chính quyền nhà nước, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

Đinh Văn Hải (2019), Chất lượng công tác kiểm tra, giám sát của Đảngbộ trường Đại học Vinh hiện nay, Luận văn thạc sĩ Xây dựng Đảng và Chính

quyền nhà nước, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Hà Nội.

Nguyễn Văn Phan (2019), Chất lượng công tác kiểm tra, giám sát ởĐảng bộ Thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh giai đoạn hiện nay, Luận

văn thạc sĩ Xây dựng Đảng và Chính quyền nhà nước, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

2.3 Các bài viết trên tạp chí

Trang 12

Bùi Thị Minh Hoài, Uỷ viên Trung ương Đảng, Phó Chủ nhiệm Thườngtrực UBKT Trung ương, Công tác kiểm tra, giám sát trở thành “nòng cốt”

trong công tác xây dựng Đảng, Trang thông tin điện tử Uỷ ban Kiểm traTrung ương, ngày 18/10/2019.

Trần Duy Hưng, Tăng cường kiểm tra đảng viên và tổ chức đảng cấp dưới khi có dấu hiệu vi phạm, góp phần ngăn ngừa suy thoái, “tự diễn biến”,

“tự chuyển hóa” trong nội bộ, Tạp chí Cộng sản, số 924 (08-2019).

Nguyễn Văn Thành, Đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng bộ Công an Trung ương trong

tình hình mới, Tạp chí Cộng sản, số 928 (10-2019).

Tô Lâm, Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật đảng trong

Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ hiện nay, Tạp chí Cộng sản, số

932 (12-2019).

Hoàng Trung Dũng, Kiểm tra, giám sát để giữ nghiêm kỷ luật, kỷ cương

của Đảng, Tạp chí Kiểm tra, số tháng 2-2020.

Mai Trực, Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, góp phần nâng cao

năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng trong bối cảnh mới, Tạp chíCộng sản, số 938 (3-2020).

Đặng Thị Kim Ngân - Tạ Thu Thủy, Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước trong thực hiện chức năng kiểm tra, giám sát về phòng,

chống tham nhũng, Tạp chí Cộng sản, số 941 (5-2020).

Trần Cẩm Tú, Công tác kiểm tra, giám sát góp phần xây dựng đội ngũ

cán bộ cấp ủy các cấp, hướng tới Đại hội XIII của Đảng, Tạp chí Cộng sản, số

944 (6-2020).

Nguyễn Mạnh Hùng, Phạm Thị Lan Anh, Chủ động ứng dụng cách

mạng công nghiệp 4.0 trong công tác kiểm tra, giám sát, Tạp chí Kiểm tra, số

tháng 3-2020

Trang 13

Trần Đình Đồng, Yêu cầu đối với cán bộ kiểm tra trong tình hình hiện

nay, Tạp chí Kiểm tra, số tháng 5-2020

Trần Đình Đồng, Thực hiện hiệu quả Quy định về chế độ kiểm tra, giám

sát công tác cán bộ, Tạp chí Kiểm tra, số tháng 6-2020

TS Trần Duy Hưng, Đổi mới tổ chức bộ máy cơ quan UBKT các cấp,

nâng tầm vị thế UBKT, Tạp chí Kiểm tra, số tháng 7-2020.

Nguyễn Trung Hải, Khắc phục hạn chế, tồn tại sau các kết luận kiểm tra,

Tạp chí Kiểm tra, số tháng 8-2020.

3 Mục đích, nhiệm vụ của luận văn

- Mục đích nghiên cứu:

Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn CTKT của UBKT Đảng uỷ khối Các cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh Bình Dương hiện nay, luận văn đề xuất một số phương hướng và giải pháp nhằm tăng cường CTKT của UBKT Đảng uỷ khối Các cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh Bình Dương thời gian tới.

- Nhiệm vụ nghiên cứu:

+ Hệ thống hoá những vấn đề lý luận về kiểm tra, CTKT của UBKT đảng uỷ khối các cơ quan và doanh nghiệp tỉnh.

+ Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng CTKT của UBKT Đảng uỷ khối Các cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh Bình Dương, nêu lên những ưu điểm và hạn chế, đồng thời chỉ rõ những vấn đề bất cập trong CTKT của UBKT Đảng uỷ khối Các cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh Bình Dương hiện nay.

+ Đề xuất một số phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường CTKT của UBKT Đảng uỷ khối Các cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh Bình Dương thời gian tới.

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn

- Đối tượng nghiên cứu: CTKT của UBKT Đảng uỷ khối Các cơ quan

và Doanh nghiệp tỉnh Bình Dương.

Trang 14

- Phạm vi nghiên cứu của luận văn: Luận văn nghiên cứu, khảo sát

CTKT của UBKT Đảng uỷ khối Các cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh Bình Dương từ năm 2015 đến nay; phương hướng, giải pháp có giá trị trong những năm tiếp theo.

5 Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu của luận văn

- Cơ sở lý luận:

Luận văn nghiên cứu trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và những quan điểm, quy định của Đảng Cộng sản Việt Nam về kiểm tra và CTKT Đồng thời, luận văn có kế thừa những kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học, luận văn, luận án có liên quan đến đề tài nghiên cứu.

- Cơ sở thực tiễn:

Thực tiễn CTKT của UBKT Đảng uỷ khối Các cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh Bình Dương từ năm 2015 đến nay.

- Phương pháp nghiên cứu

Luận văn được nghiên cứu bằng phương pháp luận của chủ nghĩa Mác -Lênin và sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu khoa học chuyên ngành và liên ngành: logic kết hợp với lịch sử; phân tích, tổng hợp; thống kê, so sánh; khảo sát, tổng kết thực tiễn,

6 Những đóng góp về khoa học và ý nghĩa thực tiễn của luận văn

- Những đóng góp về khoa học của luận văn

Luận văn góp phần hệ thống hoá những vấn đề lý luận về CTKT của UBKT đảng uỷ khối các cơ quan và doanh nghiệp tỉnh: quan niệm, vai trò, nội dung, phương pháp; đề xuất được một số phương hướng và giải pháp có tính khả thi cao nhằm tăng cường CTKT của UBKT Đảng uỷ khối Các cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh Bình Dương thời gian tới.

- Ý nghĩa thực tiễn của luận văn

Trang 15

Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể dùng để làm tài liệu tham khảo áp dụng thực hiện trong quá tổ chức hiện nhiệm vụ và CTKT kiểm tra của UBKT Đảng uỷ khối Các cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh Bình Dương hiện nay.

Luận văn còn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu, tập huấn, giảng dạy môn kiểm tra, giám sát, khen thưởng và kỷ luật của Đảng tại các tổ chức đảng, UBKT Đảng ủy khối, UBKT cơ sở, Trường Chính trị và các Trung tâm bồi dưỡng Chính trị cấp huyện trên địa bàn tỉnh.

7 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn được kết cấu thành 03 chương, 07 tiết.

Trang 16

Chương 1

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC KIỂM TRACỦA UỶ BAN KIỂM TRA ĐẢNG UỶ KHỐI CÁC CƠ QUAN

VÀ DOANH NGHIỆP TỈNH

1.1 Công tác kiểm tra của Đảng và Uỷ ban kiểm tra đảng uỷ khốicác cơ quan và doanh nghiệp tỉnh

1.1.1 Công tác kiểm tra của Đảng

1.1.1.1 Quan niệm* Khái niệm kiểm tra:

Theo Từ điển Tiếng Việt, kiểm tra là: “Xem xét thực chất, thực tế: kiểm tra chất lượng, kiểm tra sức khỏe, kiểm tra sổ sách” [68, tr.937]

Theo từ điển Bách khoa Việt Nam, kiểm tra được hiểu là: “hoạt động như đo, xem xét, thử nghiệm hoặc định cỡ (dưỡng) một hay nhiều đặc tính của sản phẩm và so sánh kết quả với yêu cầu quy định nhằm xác định sự phù hợp của mỗi đặc tính” [35, tr.565]

Sách tra cứu các cụm từ về tổ chức viết : "kiểm tra: xem xét tình hình thực tế thi hành pháp luật, thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn nói chung hay một công tác cụ thể được giao của một cơ quan, đơn vị hoặc một người để đánh giá, nhận xét chất lượng hoạt động của cơ quan, đơn vị hoặc người đó Kiểm tra thực hiện chức năng lãnh đạo, quản lý, " và "Kiểm tra cũng là công tác thuộc nhiệm vụ của cơ quan Nhà nước, của tổ chức đảng, đoàn thể cấp trên đối với cấp dưới, của thủ trưởng đối với nhân viên dưới quyền” [61, tr.468]

Như vậy, kiểm tra ở đây được hiểu là hoạt động xem xét, đánh giá, kếtluận của chủ thể đối với đối tượng trong việc chấp hành các quy định mà tổchức đã đặt ra

Kiểm tra là một hoạt động có ý thức của con người Trong cuộc sống của con người để tồn tại và phát triển thì không thể không có kiểm tra, mọi tổ

Trang 17

chức và cá nhân trước khi hành động đều xác định rõ chủ trương, kế hoạch tiến hành và tổ chức thực hiện thắng lợi chủ trương, kế hoạch ấy trong thực tiễn Song, thực tiễn luôn vận động và biến đổi không ngừng theo quy luật khách quan, nên chủ trương, kế hoạch dù được nghiên cứu, chuẩn bị kỹ lưỡng đến đâu đi nữa thì vẫn có thể có những thiếu sót, sơ hở, thậm chí là sai lầm với nhiều nguyên nhân Mặt khác, nhận thức bao giờ cũng có quá trình; tổ chức dù mạnh, con người dù có tài năng, trình độ khoa học - công nghệ dù có phát triển cao cũng không thể một lúc mà hiểu hết được mọi vấn đề, mọi sự vật hiện tượng một cách đầy đủ, chính xác tuyệt đối Vì vậy, muốn công việc đạt được kết quả cao trong thực tiễn thì phải có kiểm tra Mục đích của kiểm tra là để đánh giá kịp thời những ưu điểm , nguyên nhân để phát huy; đồng thời phát hiện khuyết điểm, nguyên nhân để rút kinh nghiệm, bổ sung, sửa chữa Do đó, kiểm tra là hoạt động có ý thức của con người, ý thức của con người càng cao thì lại càng phải coi trọng hoạt động kiểm tra

* Khái niệm kiểm tra của Đảng:

Quy định số 30-QĐ/TW, ngày 26/7/2016 của Ban Chấp hành Trung ương quy định thi hành Chương VII và Chương VIII Điều lệ Đảng về công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật của Đảng chỉ rõ: Kiểm tra của Đảng là việc các tổ chức đảng xem xét, đánh giá, kết luận về ưu điểm, khuyết điểm hoặc vi phạm của cấp ủy, tổ chức đảng cấp dưới và đảng viên trong việc chấp hành Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, chủ trương, nghị quyết, chỉ thị, quy định của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước [17, tr.98]

Quy định số 22-QĐ/TW của Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII ghi rõ: Công tác kiểm tra, giám sát phải kịp thời phát hiện nhân tố mới, tích cực để phát huy, phải bảo vệ cái đúng, bảo vệ người tốt, cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám đột phá vì lợi ích chung; phải chủ động phát hiện sớm để phòng ngừa, ngăn chặn, khắc phục khuyết điểm, vi phạm của tổ chức đảng và đảng viên ngay từ khi còn mới manh nha, không để vi phạm

Trang 18

nhỏ tích tụ thành sai phạm lớn, kéo dài và lan rộng Khi các vụ việc vi phạm được phát hiện, phải cương quyết xử lý kỷ luật nghiêm minh, kịp thời để răn đe và giáo dục Tuân thủ đúng nguyên tắc, quy trình, thủ tục, thẩm quyền, phương pháp kiểm tra theo quy định, hướng dẫn của Đảng; chủ động, kịp thời, công khai, dân chủ, khách quan, công tâm, thận trọng, chặt chẽ, chính xác, nghiêm minh Mọi tồ chức đảng và đảng viên đều bình đẳng trước kỷ luật của Đảng và đều phải chịu sự kiểm tra, giám sát, kỷ luật của Đảng, không có ngoại lệ [tr.02].

Như vậy, kiểm tra của Đảng là công việc của các tổ chức đảng có thẩmquyền, các tổ chức đảng là chủ thể kiểm tra của Đảng bao gồm:

Chi bộ, đảng ủy bộ phận, ban thường vụ đảng ủy cơ sở, đảng ủy cơ sở; cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy cấp trên cơ sở trở lên; ủy ban kiểm tra; các ban đảng, văn phòng cấp ủy (gọi chung là các cơ quan tham mưu, giúp việc của cấp ủy); ban cán sự đảng, đảng đoàn (là chủ thể kiểm tra)

Kiểm tra của Đảng phải được tiến hành thành cuộc, có thành lập đoàn hoặc tổ kiểm tra (sau đây gọi chung là đoàn kiểm tra) Đoàn kiểm tr làm việc theo Quyết định và kế hoạch, trên cơ sở nguyên tắc tập trung dân chủ; sau mỗi cuộc kiểm tra phải có kết luận đúng, sai và chỉ ra được nguyên nhân, nội dung, giải pháp khắc phục Trong kiểm tra của Đảng, bên cạnh việc thực hiện nhiệm vụ kiểm tra của các chủ thể có thẩm quyền, cần phát huy tinh thần tự kiểm tra của các tổ chức đảng và đảng viên, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị, nhiệm vụ công tác xây dựng Đảng; đạt được mục đích, yêu cầu, nhiệm vụ, phương pháp kiểm tra đặt ra

* Khái niệm công tác:

Theo từ điển Tiếng Việt do Nguyễn Như Ý chủ biên thì công tác theo nghĩa danh từ là: “Công việc của nhà nước, của đoàn thể: tham gia công tác chính quyền, đi công tác” [68, tr.458]; theo nghĩa động từ thì, công tác là: “1 Thực hiện công việc của nhà nước, của đoàn thể: Chồng chị ấy công tác ở nơi

Trang 19

xa 2 (Máy móc) hoạt động, làm việc: Máy đang công tác bình thường” [68, tr.458]

Như vậy, công tác được hiểu là việc công, tức là những công việc củaĐảng, các tổ chức đảng, Nhà nước, các đoàn thể

Đối với Đảng, các tổ chức đảng và đảng viên tiến hành công tác, tức là tổ chức đảng và đảng viên tiến hành các hoạt động thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình nhằm hoàn thành nhiệm vụ được giao, góp phần thực hiện thắng lợi đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách , pháp luật của Nhà nước

* Khái niệm công tác kiểm tra của Đảng:

Từ những điều nêu trên có thể khái niệm: Chương trình kiểm tra củaĐảng là toàn bộ hoạt động của tổ chức đảng có thẩm quyền thông qua sửdụng nội dung, phương pháp, hình thức để xem xét, đánh giá, kết luận về ưuđiểm, khuyết điểm, nguyên nhân hoặc vi phạm của đối tượng trong việc chấphành Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, chủ trương, nghị quyết, chỉ thị, quyđịnh của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nhằm thực hiện chứcnăng, nhiệm vụ theo quy định của Đảng

1.1.1.2 Vị trí, vai trò công tác kiểm tra của ĐảngThứ nhất, kiểm tra là chức năng lãnh đạo của Đảng.

Từ thực tế lãnh đạo sự nghiệp cách mạng, Đảng ta khẳng định: “Công tác kiểm tra có vị trí cực kỳ quan trọng trong toàn bộ hoạt động lãnh đạo của Đảng” Vì lãnh đạo không chỉ là việc xây dựng đường lối, chính sách, nghị quyết, chỉ thị của Đảng; việc tổ chức thực hiện và bố trí cán bộ, mà lãnh đạo còn là kiểm tra và không những kiểm tra việc thực hiện đường lối, Cương lĩnh chính trị, chủ trương, chính sách mà kiểm tra ngay chính Cương lĩnh chính trị, đường lối, chính sách đó và kiểm tra cả các tổ chức tiến hành kiểm tra, giám sát nhằm bảo đảm đường lối, chính sách được xác định đúng, được quán triệt và thực hiện thắng lợi trong thực tiễn Đó là vấn đề có tính nguyên tắc, vừa là

Trang 20

chức năng lãnh đạo, vừa là trách nhiệm, nội dung, phương thức, quy trình lãnh đạo của Đảng.

V.I.Lênin chỉ rõ: khi đường lối, chính sách đã được xác định, phương hướng đã được thông qua thì nhiệm vụ tổ chức thực hiện phải đặt lên hàng đầu và sự lãnh đạo phải “chuyển trọng tâm từ việc soạn thảo các sắc lệnh và

mệnh lệnh ( ) sang việc lựa chọn người và kiểm tra sự thực hiện” [42,

Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: Chính sách đúng là nguồn gốc của thắng lợi ( ) Khi đã có chính sách đúng, thì sự thành công hoặc thất bại của chính sách đó là do nơi cách tổ chức công việc, nơi lựa chọn cán bộ, và do nơi kiểm tra Nếu ba điều ấy sơ sài, thì chính sách đúng mấy cũng vô ích Nếu tổ chức việc kiểm tra cho chu đáo thì cũng như có ngọn đèn “pha” Bao nhiêu tình hình, bao nhiêu ưu điểm và khuyết điểm, bao nhiêu cán bộ chúng ta đều thấy rõ Có thể nói rằng: chín phần mười khuyết điểm trong công việc của chúng ta là vì thiếu sự kiểm tra [43, tr.636-637].

Thực tiễn lãnh đạo của Đảng ta từ khi thành lập đến nay đã khẳng định kiểm tra là chức năng lãnh đạo của Đảng; lãnh đạo phải có kiểm tra; lãnh đạo mà không kiểm tra thì coi như không có lãnh đạo.

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã yêu cầu phải đổi mới mạnh mẽ, nâng cao hiệu lực, hiệu quả CTKT, giám sát, kỷ luật đảng: Tiếp tục tạo chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, trách nhiệm và quyết tâm chính trị của toàn Đảng đối với CTKT, giám sát, kỷ luật đảng Xây dựng và hoàn thiện quy định, quy chế, quy trình nhằm siết chặt kỷ luật, kỷ cương, nâng cao hiệu lực, hiệu quả CTKT, giám sát, kỷ luật đảng Cải tiến, đổi mới phương pháp, kỹ năng, quy trình CTKT, giám sát, kỷ luật đảng, bảo đảm khách quan, dân chủ, đồng bộ, thống nhất, chặt chẽ, khả thi Tập trung kiểm tra, giám sát tổ chức đảng, người đứng đầu, cán bộ chủ chốt ở những lĩnh vực, địa bàn, vị trí công tác dễ xảy ra tiêu cực, nơi người dân có nhiều bức xúc, dư

Trang 21

luận xã hội quan tâm; xử lý kịp thời, kiên quyết, nghiêm minh các tổ chức đảng, đảng viên vi phạm Kết hợp kiểm tra, giám sát thường xuyên với kiểm tra, giám sát theo chuyên đề, kiểm tra đột xuất và kiểm tra dấu hiệu vi phạm; coi trọng tự kiểm tra, giám sát của các cấp ủy, tổ chức đảng Tăng cường CTKT, giám sát của các cơ quan tham mưu, giúp việc cấp ủy trong việc chấp hành Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, các chủ trương, nghị quyết, chỉ thị,

quy định của Đảng [23, tr.245-246].

Thứ hai, công tác kiểm tra là bộ phận quan trọng trong toàn bộ công tácxây dựng Đảng.

Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam Sức chiến đấu và năng lực lãnh đạo cách mạng của Đảng bắt nguồn từ sự đoàn kết, thông nhất về chính trị, tư tưởng và tổ chức Để thực hiện được vai trò lãnh đạo và sứ mệnh lịch sử của mình trước giai cấp công nhân, nhân dân lao động và dân tộc Việt Nam là xây dựng nước Việt Nam độc lập, dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, thực hiện thành công chủ nghĩa xã hội và cuối cùng là chủ nghĩa cộng sản, Đảng ta phải tập trung thực

hiện mục tiêu: “Xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng,

tổ chức và đạo đức” Để đạt được điều này, Đảng phải coi trọng và làm tốt

CTKT nhằm góp phần thiết thực và có hiệu quả vào công tác xây dựng Đảng.

Qua thực tiễn, Đảng ta kết luận: CTKT là “… một bộ phận quan trọng trong toàn bộ công tác xây dựng Đảng” [8, tr.346], là “… một khâu quan trọng của tổ chức thực hiện… biện pháp hiệu nghiệm để khắc phục bệnh quan liêu” [8, tr.472].

Thứ ba, CTKT là nhiệm vụ trực tiếp, thường xuyên của toàn Đảng.

Đảng Cộng sản Việt Nam là một tổ chức, một bộ phận của hệ thống chính trị, có vai trò lãnh đạo hệ thống chính trị và toàn xã hội, đưa sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân ta đến thắng lợi Sự lãnh đạo của Đảng được tiến hành thông qua việc đề ra Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, chủ

Trang 22

trương, nghị quyết, chỉ thị, quy chế, kết luận; thông qua tổ chức đảng và đảng viên đang hoạt động trong hệ thống chính trị và mọi lĩnh vực của đời sống xã hội Mọi tổ chức đảng và đảng viên dù công tác ở lĩnh vực, cương vị nào đều phải tham gia xây dựng, tổ chức thực hiện kiểm tra, giám sát việc thực hiện Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, chủ trương, nghị quyết, chỉ thị, quy định, quy chế, kết luận của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước Đó là nhiệm vụ trực tiếp, thường xuyên của mọi tổ chức đảng.

Khẳng định CTKT là nhiệm vụ trực tiếp, thường xuyên của mọi tổ chức đảng, là tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, không chỉ để khắc phục những khuyết điểm, yếu kém về nhận thức và hành động trong thực hiện nhiệm vụ CTKT, giám sát, mà còn làm cho Đảng thực hiện đầy đủ các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, góp phần tự đổi mới, tự chỉnh đốn Đảng, bảo đảm lãnh đạo thắng lợi sự nghiệp cách mạng.

Thứ tư, CTKT góp phần đảm bảo sự thắng lợi của sự nghiệp đổi mới,công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng xã hội dân chủ, công bằng,văn minh.

Đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là sự nghiệp rất to lớn, phức tạp trong giai đoạn cách mạng hiện nay Đảng ta là Đảng cầm quyền, những thắng lợi và thành tựu, những thất bại và tổn thất của cách mạng đều gắn liền với vai trò, trách nhiệm lãnh đạo của Đảng Sự lãnh đạo của Đảng là nhân tố quyết định thắng lợi và thành tựu trong thời gian qua Tuy nhiên, trình độ, kiến thức, năng lực lãnh đạo của Đảng có mặt chưa theo kịp yêu cầu của sự nghiệp đổi mới, còn nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn chưa được làm sáng tỏ Trước tình hình thế giới và khu vực có nhiều biến động khó lường, nhất là tác động của toàn cầu hóa, sự phát triển mạnh mẽ, nhảy vọt của khoa học -công nghệ, mặt trái của cơ chế thị trường và hội nhập quốc tế, cán bộ, đảng viên hàng ngày, hàng giờ chịu sự tác động của nhiều nhân tố rất phức tạp, kể cả những hoạt động chống phá Đảng, thì vấn đề giữ vững bản chất giai cấp

Trang 23

công nhân của Đảng đang đứng trước những thách thức mới Đó là: “Tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, chủ nghĩa cá nhân, "lợi ích nhóm", bệnh lãng phí, vô cảm, bệnh thành tích ở một bộ phận cán bộ, đảng viên chưa bị đẩy lùi” [22, tr.95]

Để thực hiện thắng lợi sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Đảng ta phải đẩy mạnh cuộc vận động xây dựng, chỉnh đốn Đảng, đưa cuộc vận động đi vào chiều sâu, đấu tranh kiên quyết với những phần tử cơ hội, xây dựng hệ thống tổ chức, bộ máy trong sạch, vững mạnh Muốn vậy, phải giữ vững và tăng cường bản chất giai cấp công nhân của Đảng; nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất và năng lực cán bộ, đảng viên; thực hiện nghiêm nguyên tắc tập trung dân chủ; tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng Đồng thời, phải đổi mới và tăng cường CTKT, tập trung kiểm tra việc chấp hành Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, chủ trương, nghị quyết, chỉ thị, quy định, quy chế, kết luận của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; kiểm tra tổ chức đảng và đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm, giải quyết tố cáo đối với tổ chức đảng và đảng viên,

1.1.2 Vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máycủa uỷ ban kiểm tra đảng uỷ khối cơ quan và doanh nghiệp tỉnh

1.1.2.1 Vị trí, vai trò của uỷ ban kiểm tra đảng uỷ khối cơ quan và doanhnghiệp tỉnh

Ủy ban kiểm tra là một cơ cấu để thực hiện chức năng lãnh đạo của Đảng Trong hệ thống tổ chức của Đảng Cộng Sản Việt Nam hiện nay, ủy ban kiểm tra do ban chấp hành cùng cấp bầu ra, là cơ quan kiểm tra, giám sát chuyên trách của ban chấp hành, thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn được quy định trong Điều lệ Đảng; tham mưu, giúp ban chấp hành chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát, giải quyết tố cáo, khiếu nại và thi hành kỷ luật trong đảng.

Trang 24

Ủy ban kiểm tra Đảng uỷ khối cơ quan và doanh nghiệp tỉnh là cơ quan

kiểm tra, giám sát chuyên trách của Đảng ủy khối, thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn được quy định trong Điều lệ Đảng; tham mưu giúp ban chấp hành Đảng bộ khối chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật trong Đảng bộ khối Ủy ban kiểm tra đảng uỷ khối cơ quan và doanh nghiệp tỉnh làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách Còn các hoạt động nghiệp vụ của những cán bộ của cơ quan ủy ban kiểm tra thì làm việc theo chế độ Thủ trưởng và chịu trách nhiệm cá nhân.

Vai trò của ủy ban kiểm tra Đảng uỷ khối cơ quan và doanh nghiệp tỉnh gắn liền với vai trò của CTKT, giám sát của Đảng Kiểm tra là một chức năng lãnh đạo của Đảng, là một nội dung, phương thức lãnh đạo của Đảng bộ Đảng ta luôn khẳng định kiểm tra là một tất yếu, là nhu cầu không thể thiếu đối với hoạt động của Đảng Từ đó xác định rõ mục đích, ý nghĩa, lợi ích và vai trò đặc biệt quan trọng của CTKT Nhiệm vụ kiểm tra của cấp ủy, ủy ban kiểm tra các cấp đã luôn được bổ sung, hoàn thiện qua mỗi kỳ đại hội, để phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của từng giai đoạn cách mạng.

1.1.2.2 Chức năng, nhiệm vụ của uỷ ban kiểm tra đảng uỷ khối cơ quanvà doanh nghiệp tỉnh

* Chức năng:

Thứ nhất, Cơ quan ủy ban kiểm tra Đảng ủy khối cơ quan và doanh

nghiệp tỉnh (gọi tắt là Ban Kiểm tra) là cơ quan tham mưu giúp Đảng ủy khối, ủy ban kiểm tra đảng ủy khối thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn về CTKT, giám sát và thi hành kỷ luật đảng trong đảng bộ khối theo quy định của Điều lệ Đảng; thực hiện các nhiệm vụ đảng ủy khối, ban thường vụ đảng ủy khối giao.

Thứ hai, là cơ quan chuyên môn, nghiệp vụ về CTKT, giám sát và thi

hành kỷ luật đảng của đảng ủy khối.

Trang 25

* Nhiệm vụ:

Một là, tham mưu, đề xuất:

- Chuẩn bị chương trình, kế hoạch, nội dung kiểm tra, giám sát, kỷ luật Đảng, đề án trình đảng ủy khối, ban thường vụ đảng ủy khối, ủy ban kiểm tra đảng ủy khối xem xét, quyết định theo thẩm quyền; các nghị quyết, quyết định, chỉ thị, quy định, quy chế, kết luận của đảng ủy khối, ban thường vụ đảng ủy khối về CTKT, giám sát của đảng ủy khối.

- Tổ chức thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của ủy ban kiểm tra được quy định tại Điều 32 - Điều lệ Đảng Quy chế làm việc của ủy ban kiểm tra đảng ủy khối và nhiệm vụ do đảng ủy khối, ban thường vụ đảng ủy khối giao; tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch công tác hàng năm do ủy ban kiểm tra đảng ủy khối quyết định.

- Phối hợp với các cơ quan tham mưu giúp việc giúp Đảng ủy khối, Ban thường vụ, Thường trực đảng ủy khối xây dựng phương hướng, nhiệm vụ, chương trình, kế hoạch kiểm tra, giám sát tổ chức đảng cấp dưới và đảng viên chấp hành Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị của Đảng (theo Điều 30 Điều lệ Đảng) và giúp Đảng ủy khối, Ban thường vụ đảng ủy khối lập đoàn hoặc tổ giải quyết tố cáo, khiếu nại, kỷ luật đảng và xem xét, xử lý kỷ luật tổ chức đảng và đảng viên vi phạm theo thẩm quyền, tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch hàng năm và cả nhiệm kỳ.

- Đề xuất ý kiến đóng góp vào sự lãnh đạo, chỉ đạo chung của Đảng ủy khối, Ban thường vụ Đảng ủy khối đối với CTKT, giám sát và thi hành kỷ luật đảng của Đảng ủy khối; tham gia ý kiến các trường hợp do cơ quan chức năng đề nghị khen thưởng, tham mưu đề xuất nhân sự, phê duyệt quy hoạch nhân sự UBKT cơ sở, giám sát cấp ủy viên cùng cấp.

- Sơ kết, tổng kết CTKT, giám sát và thi hành kỷ luật đảng trong đảng bộ khối.

Hai là, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát.

Trang 26

Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát các cấp ủy, tổ chức đảng, đảng viên thực hiện CTKT, giám sát và thi hành kỷ luật đảng trong đảng bộ khối; chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ CTKT, giám sát, thi hành kỷ luật đảng và các vấn đề liên quan khác của ủy ban kiểm tra, tổ chức đảng cấp dưới và đảng viên.

Ba là, thẩm định, thẩm tra.

Các đề án, văn bản của các ban và đoàn khối về những nội dung liên quan đến CTKT, giám sát và thi hành kỷ luật đảng trong đảng bộ khối.

Bốn là, phối hợp.

- Phối hợp với các cơ quan tham mưu giúp việc và văn phòng cấp ủy theo dõi, giám sát việc thực hiện quy chế làm việc của Đảng ủy khối, hoạt động kiểm tra, giám sát chuyên môn của các cơ quan tham mưu giúp việc, các chương trình, kế hoạch cấp ủy giao Phối hợp với Ban tổ chức đảng ủy khối trong công tác cán bộ, công chức theo phân cấp quản lý.

- Phối hợp với các cơ quan có liên quan đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ về CTKT, giám sát và thi hành kỷ luật đảng cho cấp ủy viên và cán bộ, công chức kiểm tra của đảng ủy khối và cấp ủy trực thuộc.

Năm là, thực hiện nhiệm vụ của cơ quan uỷ ban kiểm tra và một sốnhiệm vụ khác do ban thường vụ, thường trực đảng ủy khối giao.

- Xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch công tác tháng, quý, 6 tháng, 1 năm; sơ kết, tổng kết công tác của cơ quan UBKT đảng uỷ khối.

- Xây dựng tổ chức, cán bộ, công chức và thực hiện chính sách đối với cán bộ, công chức cơ quan UBKT đảng uỷ khối.

- Kiểm tra, giám sát hoạt động của cán bộ, công chức cơ quan UBKT đảng uỷ khối và UBKT cấp ủy trực thuộc Đảng ủy khối khi cần thiết.

- Theo dõi, tham mưu cho Ban thường vụ, Ban chấp hành chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh và phòng chống tham nhũng, lãng phí trong Đảng bộ khối.

Trang 27

- Tham mưu ban thường vụ về việc thực hiện Quy chế phối hợp với UBKT tỉnh, thành ủy trực thuộc Trung ương và các cơ quan, đơn vị, các doanh nghiệp có tổ chức đảng trực thuộc đảng bộ khối theo khối được phân công theo dõi.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do ban thường vụ, thường trực đảng ủy khối giao.

1.1.2.3 Tổ chức bộ máy của uỷ ban kiểm tra đảng uỷ khối cơ quan vàdoanh nghiệp tỉnh

Ủy ban kiểm tra đảng uỷ khối là cơ quan kiểm tra, giám sát chuyên trách của ban chấp hành đảng bộ khối, thực hiện các nhiệm vụ quyền hạn do Điều lệ Đảng quy định và các quy định của Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng; tham mưu giúp ban chấp hành, ban thường vụ đảng uỷ khối thực hiện và lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật trong toàn đảng bộ khối.

Ủy ban kiểm tra Đảng uỷ khối ủy do Ban chấp hành đảng bộ khối nhiệm kỳ 2020 - 2025 bầu 07 đồng chí một số đồng chí gồm: một số đồng chí trong Ban chấp hành Đảng bộ khối và một số đồng chí ngoài ban chấp hành đảng bộ khối, với 05 đồng chí ủy viên chuyên trách, 02 đồng chí kiêm nhiệm Chủ nhiệm ủy ban kiểm tra do Ban chấp hành Đảng bộ khối bầu trong số các ủy viên ủy ban kiểm tra; các phó chủ nhiệm ủy ban kiểm tra Đảng ủy khối do ủy ban kiểm tra đảng uỷ khối bầu trong số các ủy ban kiểm tra, chủ nhiệm và các phó chủ nhiệm ủy ban kiểm tra Đảng ủy khối được Ban thường vụ Tỉnh ủy chuẩn y Chủ nhiệm và các phó chủ nhiệm là tập thể thường trực của ủy ban kiểm tra Đảng uỷ khối Ủy ban kiểm tra Đảng uỷ khối được phân công một đồng chí phó chủ nhiệm thường trực.

Cơ quan ủy ban kiểm tra UBKT Đảng uỷ khối là cơ quan chuyên trách tham mưu giúp việc chu UBKT thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn về CTKT, giám sát và thi hành kỷ luật đảng trong Đảng bộ khối theo quy định của Điều

Trang 28

lệ Đảng; Quy chế làm việc và các nhiệm vụ do Đảng ủy khối, Ban thường vụ, thường trực Đảng ủy khối giao.

Cơ quan UBKT đảng ủy khối là cơ quan chuyên môn, nghiệp vụ về CTKT, giám sát và thi hành kỷ luật đảng của Đảng ủy khối, có nhiệm vụ: nghiên cứu, đề xuất, chuẩn bị chương trình, kế hoạch, nội dung kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng, đề án trình đảng ủy khối, Ban thường vụ Đảng ủy khối, ủy ban kiểm tra đảng ủy khối xem xét quyết định theo thẩm quyền; các nghị quyết, quyết định, chỉ thị, quy định, quy chế, kết luận của đảng ủy khối, ban thường vụ đảng ủy khối về CTKT, giám sát của đảng ủy khối.

Tổ chức bộ máy của Cơ quan UBKT Đảng ủy khối gồm chủ nhiệm và 2 phó chủ nhiệm và 02 ủy viên chuyên trách, 01 chuyên viên UBKT Chủ nhiệm UBKT là thủ trưởng Cơ quan ủy ban kiểm tra, các phó chủ nhiệm ủy ban kiểm tra là phó thủ trưởng Cơ quan ủy ban kiểm tra Tổ chức, bộ máy các đơn vị trực thuộc và biên chế của Cơ quan UBKT do Ban thường vụ Đảng uỷ khối quyết định Ngoài số biên chế quy định, khi cần thiết, cơ quan UBKT Đảng uỷ khối được trưng tập một số cán bộ ở các cơ quan tham mưu giúp việc để phục vụ công tác nghiên cứu, thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật trong Đảng.

1.2 Công tác kiểm tra của uỷ ban kiểm tra Đảng uỷ khối cơ quan vàdoanh nghiệp tỉnh - Quan niệm, nội dung, hình thức, phương pháp

1.2.1 Quan niệm

Trên cơ sở luận giải các khái niệm có liên quan về: kiểm tra, công tác, CTKT, kiểm tra của Đảng, công tác kiểm tra của Đảng, đồng thời gắn với đối tượng nghiên cứu của luận văn là các UBKT đảng uỷ khối cơ quan và doanh nghiệp tỉnh, có thể đưa ra khái niệm CTKT của UBKT đảng uỷ khối cơ quan và doanh nghiệp tỉnh như sau:

CTKT của UBKT Đảng uỷ khối cơ quan và doanh nghiệp tỉnh là toànbộ hoạt của UBKT đảng uỷ khối cơ quan và doanh nghiệp tỉnh sử dụng

Trang 29

phương pháp, hình thức để xem xét, đánh giá, kết luận về ưu điểm, khuyếtđiểm hoặc vi phạm của cấp ủy, tổ chức đảng cấp dưới và đảng viên thuộcthẩm quyền trong việc chấp hành Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, chủtrương, nghị quyết, chỉ thị, quy định của Đảng, chính sách, pháp luật củaNhà nước, nhằm thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo quy định của Đảng

Trên cơ sở các quy định của Đảng về CTKT của UBKT, từ khái niệm trên có thể rút ra một số nội dung cụ thể sau:

Chủ thể tiến hành CTKT là UBKT đảng uỷ khối cơ quan và doanh nghiệp tỉnh

Đối tượng là các tổ chức đảng và đảng viên thuộc đảng uỷ khối cơ quan và doanh nghiệp tỉnh quản lý, trong đó kiểm tra cả cấp ủy viên cùng cấp khi có dấu hiệu vi phạm tiêu chuẩn đảng viên, tiêu chuẩn cấp ủy viên và trong việc thực hiện nhiệm vụ đảng viên

Nhằm mục đích kịp thời phát huy ưu điểm, khắc phục khuyết điểm và kết luận những vi phạm (nếu có) đối với các đối tượng thuộc thẩm quyền kiểm tra của UBKT Đảng uỷ khối cơ quan và doanh nghiệp tỉnh trong việc chấp hành các quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước; nghị quyết, quy định của tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc Trung ương, của đảng uỷ khối cơ quan và doanh nghiệp tỉnh; góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị, xây dựng đảng bộ trong sạch, vững mạnh

1.2.2 Nội dung, hình thức, phương pháp kiểm tra uỷ ban kiểm trađảng uỷ khối cơ quan và doanh nghiệp tỉnh

1.2.2.1 Nội dung kiểm tra

Nội dung kiểm tra của UBKT Đảng uỷ khối cơ quan và doanh nghiệp tỉnh được thực hiện theo Điều 32 Điều lệ Đảng và quy định số 30, ngày 26/7/2016 của Ban Chấp hành Trung ương về Thi hành chương VII và chương VIII Điều lệ Đảng về CTKT, giám sát, kỷ luật của Đảng (nay là Quy định số 22-QĐ/TW, ngày 28/7/2021 của Ban Chấp hành Trương khóa XIII về công

Trang 30

tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật của Đảng) gồm các nội dung sau đây:

Thứ nhất, kiểm tra đảng viên, kể cả cấp ủy viên cùng cấp khi có dấu hiệu

vi phạm tiêu chuẩn đảng viên, tiêu chuẩn cấp ủy viên và trong việc thực hiện nhiệm vụ đảng viên.

Ủy ban kiểm tra đảng uỷ khối kiểm tra đảng viên, cấp ủy viên có dấu hiệu vi phạm, tiêu chuẩn đảng viên, tiêu chuẩn cấp ủy viên trong thực hiện nhiệm vụ.

Chủ thể kiểm tra phải căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao, các dấu hiệu vi phạm của từng tổ chức đảng cấp dưới và yêu cầu của việc thực hiện nhiệm vụ chính trị, công tác xây dựng Đảng của tổ chức mình để xác định nội dung kiểm tra cho phù hợp, có tác dụng thiết thực và đạt hiệu quả Tập trung vào những nội dung sau đây:

Việc chấp hành Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, chủ trương, nghị quyết, chỉ thị, quy định, quy chế, kết luận của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Việc chấp hành nguyên tắc tập trung dân chủ, quy chế làm việc, chế độ công tác, thực hiện dân chủ trong Đảng, giữ gìn đoàn kết nội bộ.

Việc thực hành tiết kiệm, phòng, chống tham nhũng, lãng phí.

Việc quản lý, giáo dục, rèn luyện phẩm chất, đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên.

Việc tuyển dụng, quy hoạch, luân chuyển, đào tạo, đề bạt, bồi dưỡng, đánh giá, bố trí, sử dụng, khen thưởng, kỷ luật cán bộ.

Thứ hai, kiểm tra tổ chức đảng cấp dưới khi có dấu hiệu vi phạm trong

việc thực hiện Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị của Đảng, các nguyên tắc tổ chức của Đảng; kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật trong Đảng.

Trang 31

UBKT đảng uỷ khối kiểm tra tổ chức đảng cấp dưới khi có dấu hiệu vi phạm trong việc thực hiện Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị của Đảng, các nguyên tắc tổ chức của Đảng; kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật trong Đảng; việc chấp hành nguyên tắc tập trung dân chủ, quy chế làm việc, chế độ công tác, thực hiện chế độ dân chủ trong Đảng, giữ gìn đoàn kết nội bộ, thực hiện phòng chống tham nhũng lãng phí; việc quản lý, giáo dục, rèn luyện phẩm chất đạo đức lối sống cán bộ, đảng viên; việc tuyển dụng, bổ nhiệm, quy hoạch, luân chuyển, sử dụng cán bộ UBKT đảng uỷ khối kiểm tra tổ chức đảng cấp dưới thực hiện nhiệm vụ

kiểm tra, giám sát: Việc lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện CTKT, giám

sát của các tổ chức đảng cấp dưới theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn; Việc lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức hoạt động của ủy ban kiểm tra, xây dựng tổ chức bộ máy, đội ngũ cán bộ của cơ quan ủy ban kiểm tra cấp dưới.

UBKT đảng uỷ khối kiểm tra việc thi hành kỷ luật trong Đảng, tập trung vào các nội dung: việc thực hiện phương hướng, phương châm, nguyên tắc, quy trình, thủ tục, thẩm quyền thi hành kỷ luật đối với tổ chức đảng, đảng viên và việc giải quyết khiếu nại kỷ luật đảng Xem xét các vụ vi phạm đến mức phải xử lý nhưng không xử lý hoặc xử lý không đúng mức Việc chấp hành các quyết định, chỉ thị, kết luận, thông báo của tổ chức đảng cấp trên có liên quan đến việc thi hành kỷ luật và giải quyết khiếu nại kỷ luật đảng.

Thứ ba, xem xét, kết luận những trường hợp vi phạm kỷ luật, quyết định

hoặc đề nghị cấp ủy thi hành kỷ luật.

Quy định số 22-QĐ/TW, ngày 28/7/2021 của Ban Chấp hành Trương khóa XIII về công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật của Đảng, quy định: Ủy ban kiểm tra huyện ủy, quận ủy và tương đương quyết định các hình thức kỷ luật đảng viên (kể cả bí thư, phó bí thư, cấp ủy viên của chi bộ, đảng ủy bộ phận trực thuộc đảng bộ cơ sở hoặc cán bộ thuộc diện đảng ủy cơ sở quản lý nhưng không phải là đảng ủy viên đảng ủy cơ sở hay cán bộ do cấp

Trang 32

ủy huyện, quận và cấp tương đương cùng cấp quản lý) Quyết định khiển trách, cảnh cáo cấp ủy viên cơ sở và cán bộ thuộc diện cấp ủy cùng cấp quản lý nhưng không phải là cấp ủy viên cùng cấp Quyết định các hình thức kỷ luật đảng viên kể cả bí thư, phó bí thư, cấp ủy viên của chi bộ và đảng ủy bộ phận trực thuộc đảng bộ cơ sở hoặc cán bộ thuộc diện đảng ủy cơ sở quản lý nhưng không phải là đảng ủy viên đảng ủy cơ sở.

Thứ tư, giải quyết tố cáo đối với tổ chức đảng và đảng viên; giải quyết

khiếu nại về kỷ luật của Đảng.

Giải quyết tố cáo đối với tổ chức đảng và đảng viên:

Đối với tổ chức đảng: Những nội dung liên quan đến việc chấp hành Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, chủ trương, nghị quyết, chỉ thị, quy định, quy chế, kết luận của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng; đoàn kết nội bộ.

Đối với đảng viên: Những nội dung liên quan đến tiêu chuẩn đảng viên, tiêu chuẩn cấp uỷ viên và trong việc thực hiện nhiệm vụ đảng viên; việc chấp hành Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, chủ trương, nghị quyết, chỉ thị, quy định, quy chế, kết luận của Đảng; về nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt đảng, thực hiện chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn và phẩm chất, đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên.

Những nội dung tố cáo mà UBKT đảng uỷ khối chưa đủ điều kiện xem xét thì kiến nghị cấp uỷ có thẩm quyền giải quyết.

Tố cáo có nội dung liên quan đến lịch sử chính trị hoặc chính trị hiện hành của đảng viên thì báo cáo cấp uỷ và chuyển cơ quan chức năng có thẩm quyền xem xét, giải quyết và thông báo cho người tố cáo biết.

Giải quyết khiếu nại về kỷ luật của Đảng.

Nội dung khiếu nại thường có nhiều vấn đề Ngoài khiếu nại về kỷ luật Đảng, còn có khiếu nại về xử lý hành chính, kết luận lịch sử chính trị, tính tuổi đảng, bầu cử trong Đảng, xoá tên trong danh sách đảng viên,

Trang 33

Ủy ban kiểm tra đảng uỷ khối xem xét, giải quyết theo thẩm quyền khiếu nại về nội dung vi phạm, hình thức kỷ luật trong quyết định kỷ luật và về nguyên tắc, quy trình, thủ tục, thẩm quyền thi hành kỷ luật mà đảng viên bị kỷ luật có khiếu nại Do đó, khi tiếp nhận các khiếu nại không thuộc nội dung, hình thức kỷ luật đảng không thuộc thẩm quyền, phạm vi giải quyết thì uy ban kiểm tra đảng uỷ khối chuyển các cơ quan chức năng có thẩm quyền giải quyết, đồng thời thông báo cho đối tượng khiếu nại biết.

Ngoài ra, khiếu nại về kết luận kiểm tra thì tuỳ nội dung khiếu nại mà cấp có thẩm quyền xem xét, giải quyết.

Thứ năm, kiểm tra tài chính của cấp ủy cấp dưới và của cơ quan tài chính

cấp ủy cùng cấp.

UBKT đảng uỷ khối kiểm tra tài chính của cấp ủy cấp dưới và của cơ quan tài chính cấp ủy cùng cấp tập trung vào những nội dung chính sau:

Việc ban hành các quy định, quyết định về tài chính, tài sản của cấp uỷ Việc chấp hành và chỉ đạo tổ chức đảng cấp dưới (cơ quan tài chính của cấp uỷ, các cơ quan tham mưu, giúp việc của cấp uỷ cùng cấp và cấp uỷ cấp dưới) chấp hành các chủ trương, nghị quyết, chỉ thị, chính sách, chế độ, nguyên tắc về tài chính, tài sản của Đảng và Nhà nước

Việc chấp hành các quy định về chế độ kế toán, chứng từ; về thanh quyết toán, chi tiêu tài chính, quản lý tài sản của Đảng; việc kiểm tra tài chính đối với tổ chức đảng trực thuộc”.

Tuy nhiên, khi tiến hành kiểm tra, UBKT đảng uỷ khối cần căn cứ mục đích, yêu cầu và tình hình thực tế của đối tượng kiểm tra để lựa chọn, quyết định nội dung kiểm tra cho phù hợp.

1.2.2.2 Hình thức kiểm tra

Kiểm tra thường xuyên: hoạt động lãnh đạo và xây dựng Đảng là một

quá trình diễn ra thường xuyên, liên tục Lãnh đạo là kiểm tra, do đó CTKT cũng phải được tiến hành thường xuyên Kiểm tra thường xuyên là hình thức

Trang 34

kiểm tra quan trọng nhất, nó giúp chủ thể kiểm tra nắm chắc tình hình mọi mặt và có hệ thống Qua kiểm tra thường xuyên, UBKT đảng uỷ khối thu được những thông tin cần thiết, kịp thời uốn nắn, bổ sung hoàn chỉnh quyết định và có những biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo sát thực tế hoặc tham mưu, báo cáo cấp uỷ phục vụ công tác lãnh đạo, chỉ đạo Đồng thời kiểm tra thường xuyên thúc đẩy sự hoạt động nhịp nhàng của tổ chức, nhắc nhở mọi đảng viên giữ vững và phát huy vai trò tiền phong gương mẫu, sáng tạo trong công việc nhằm đạt kết quả cao nhất.

Kiểm tra định kỳ: Đây là hình thức kiểm tra giúp UBKT đảng uỷ khối

nắm chắc tình hình đều đặn trong từng giai đoạn nhất định Căn cứ vào đối tượng kiểm tra, yêu cầu thực hiện nhiệm vụ chính trị và công tác xây dựng Đảng mà UBKT đảng uỷ khối sẽ xác định nội dung và thời gian kiểm tra cho phù hợp Thông thường hình thức này thường được tiến hành theo nhiệm kỳ đại hội, chu kỳ sản xuất, nhiệm vụ công tác… Nội dung kiểm tra định kỳ có thể kiểm tra toàn diện đối với tổ chức đảng và đảng viên, có thể kiểm tra chuyên sâu một số nội dung Yêu cầu đặt ra đối với hình thức kiểm tra này là phải chặt chẽ, khoa học, tiến hành khéo léo.

Kiểm tra bất thường (hay còn gọi là kiểm tra đột xuất): UBKT đảng uỷ

khối kiểm tra bất thường h khi có những vụ việc đột xuất xảy ra cần kiểm tra hoặc khi có yêu cầu kiểm tra của tổ chức đảng cấp trên Đối tượng kiểm tra bất thường nếu so với kiểm tra thường xuyên và kiểm tra định kỳ thường có số lượng ít; nội dung kiểm tra tập trung vào một số vấn đề nhất định; yêu cầu kiểm tra phải xem xét kết luận nhanh chóng để có kết luận kịp thời Ưu điểm nổi bật của hình thức kiểm tra bất thường là khi tiến hành CTKT, UBKT đảng uỷ khối có thể nắm bắt bản chất vụ việc nhanh chóng, khách quan; đối tượng kiểm tra khó che giấu, bóp méo sự thật.

1.2.2.3 Phương pháp kiểm tra

Một là, dựa vào tổ chức đảng và đảng viên:

Trang 35

Đây là phương pháp cơ bản của CTKT, vừa là vấn đề có tính nguyên tắc trong công tác xây dựng Đảng Tổ chức đảng là nơi lãnh đạo, quản lý, giáo dục, rèn luyện đảng viên và tổ chức đảng cấp dưới Do đó, dựa chắc vào tổ chức đảng và đảng viên thì chủ thể kiểm tra mới có đủ cơ sở để xem xét, kết luận vụ việc toàn diện chính xác Ở những tổ chức đảng yếu kém, cần có cách vận dụng thích hợp Nếu xét thấy cần thiết có thể củng cố kiện toàn tổ chức trước khi tiến hành kiểm tra Cấp ủy cần căn cứ vào nghị quyết, chỉ thị của cấp trên và cấp mình, căn cứ vào những nhiệm vụ mà tổ chức đảng phải lãnh đạo thực hiện trong khoảng thời gian nhất định để xác định phương hướng, nhiệm vụ CTKT của tổ chức đảng cấp mình và chỉ đạo kiểm tra, đôn đốc, giám sát tổ chức đảng cấp dưới thực hiện những công việc nêu trên Cấp ủy có thể gợi ý, hướng dẫn cấp ủy và tổ chức đảng cấp dưới xây dựng phương hướng, nhiệm vụ CTKT của họ Trong phương hướng đó phải chỉ rõ trọng tâm, trọng điểm của CTKT và phải có chương trình, kế hoạch kiểm tra.

Hai là, phát huy tính tự giác của tổ chức đảng và đảng viên:

Tính tự giác là phản ánh phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng, ý thức kỷ luật của tổ chức đảng và đảng viên Song đây là một quá trình và mức độ tự giác của từng đối tượng không giống nhau; tự kiểm tra mình là việc khó nhất Do đó, khi vận dụng phương pháp này, cần làm tốt công tác tư tưởng để khơi dậy tinh thần tự giác của đối tượng kiểm tra; kiên trì động viên, thuyết phục kết hợp với đấu tranh kiên quyết và làm tốt công tác thẩm tra, xác minh.

Ba là, phát huy trách nhiệm xây dựng Đảng của quần chúng:

Liên hệ mật thất với quần chúng vừa là truyền thống vừa là nguyên tắc của Đảng Do đó khi tiến hành CTKT cần phải phát huy trách nhiệm xây dựng Đảng của quần chúng Muốn đạt hiệu quả cao, cần phải tổ chức, hướng dẫn và có cách làm phù hợp; tiến hành tổng kết việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở, rút ra bài học kinh nghiệm để thực hiện tốt.

Bốn là, thẩm tra, xác minh

Trang 36

Trong thực tiễn hiện nay, nhiều tổ chức đảng và đảng viên khi được kiểm tra đã tự giác, thành khẩn trình bày nghiêm túc mọi ưu điểm và khuyết điểm, song vẫn còn không ít tổ chức đảng và đảng viên thiếu tinh thần tự giác, tự phê bình và phê bình, tính đảng yếu, cố tình quanh co, giấu điểm khuyết điểm, thậm chí gây khó khăn cho hoạt động kiểm tra Với loại đối tượng này, ngoài việc kiên trì áp dụng phương pháp phát huy tinh thần tự giác của tổ chức đảng và đảng viên, tính tích cực trong xây dựng Đảng của quần chúng thì cần phải làm tốt công tác thẩm tra, xác minh Thực tế cho thấy, do làm không tốt công tác thẩm tra, xác minh nên nhiều trường hợp giải quyết đơn thư tố cáo đã xếp vào diện không có cơ sở để kết luận Điều này ảnh hưởng rất lớn đến tâm tư nguyện vọng của tổ chức đảng và đảng viên Làm tốt công tác thẩm tra, xác minh đầy đủ, chính xác, nghiêm túc, kiên trì đấu tranh buộc đối tượng phải thừa nhận những hành vi sai phạm của mình.

Năm là, phối hợp CTKT của Đảng với công tác thanh tra nhà nước,thanh tra nhân dân, CTKT của các đoàn thể chính trị - xã hội và các banngành liên quan.

Đảng ta là đảng cầm quyền, đảng viên vừa là thành viên của tổ chức đảng, vừa là công dân, thành viên của các tổ chức chính trị - xã hội khác Do đó, đảng viên vi phạm chính sách, pháp luật… cũng là vi phạm kỷ luật của Đảng Nếu không có cơ chế chặt chẽ, phù hợp nhất là trong công tác kiểm tra thì rất dễ dẫn đến thiếu tập trung thống nhất, giải quyết các vụ việc không kịp thời, chính xác Các cơ quan thanh tra, các ban tham mưu giúp việc của cấp ủy, các cơ quan bảo vệ pháp luật có đủ các điều kiện để xem xét mọi khía cạnh và kết luận các vi phạm một cách chính xác Do đó, sự phối hợp này càng thực hiện nghiêm túc, chặt chẽ bao nhiêu càng đem lại hiệu quả cao bấy nhiêu cho CTKT.

Trang 37

Tiểu kết chương 1

Nghiên cứu lý luận về CTKT của UBKT đảng uỷ khối cơ quan và doanh nghiệp tỉnh cho cán bộ đảng viên là một việc làm rất cần thiết để làm sáng tỏ cơ sở khoa học cho việc triển khai thực hiện khảo sát, đánh giá thực trạng CTKT của UBKT Đảng uỷ khối cơ quan và doanh nghiệp tỉnh ở chương 2

Chương 1 của luận văn đã đi phân tích, lý giải làm rõ những vấn đề lý luận về CTKT của UBKT Đảng uỷ khối cơ quan và doanh nghiệp Khái niệm, vị trí, vai trò CTKT của Đảng; chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của UBKT; khái niệm, nội dung, hình thức, phương pháp kiểm tra của UBKT đảng uỷ khối cơ quan và doanh nghiệp tỉnh.

Trang 38

Chương 2

CÔNG TÁC KIỂM TRA CỦA UỶ BAN KIỂM TRA ĐẢNG UỶ KHỐICÁC CƠ QUAN VÀ DOANH NGHIỆP TỈNH BÌNH DƯƠNG HIỆN NAY

– THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN VÀ KINH NGHIỆM

2.1 Những yếu tố tác động đến công tác kiểm tra của Uỷ ban kiểmtra Đảng uỷ khối các cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh Bình Dương hiện nay

2.1.1 Khái quát về tỉnh Bình Dương

2.1.1.1 Điều kiện tự nhiên

Bình Dương là tỉnh thuộc khu vực miền Đông Nam bộ, nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam Phía Đông giáp tỉnh Đồng Nai, phía Bắc giáp tỉnh Bình Phước, phía Tây giáp tỉnh Tây Ninh và một phần thành phố Hồ Chí Minh, phía Nam giáp thành phố Hồ Chí Minh và một phần tỉnh Đồng Nai Theo thông tin thống kê mới nhất, tỉnh Bình Dương có diện tích tự nhiên là 2.694,43 km2 (chiếm khoảng 0,83% diện tích cả nước, khoảng 12% diện tích miền Đông Nam bộ); dân số trung bình 2.568.689 người, GRDP bình

quân đầu người đạt 151 triệu đồng/năm (Báo cáo của Cục Thống kê BìnhDương ngày 01 tháng 12 năm 2020); 09 đơn vị hành chính cấp huyện (gồm:

thành phố Thủ Dầu Một, thành phố Dĩ An, thành phố Thuận An, Thị xã Bến Cát, Thị xã Tân Uyên và các huyện Bàu Bàng, Bắc Tân Uyên, Dầu Tiếng, Phú Giáo) và 91 đơn vị hành chính cấp xã (41 xã, 45 phường, 05 thị trấn).

Địa hình tỉnh Bình Dương đặc trưng cho vùng trung du tiếp giáp giữa vùng núi cao Nam Trường Sơn và đồng bằng thấp Nam bộ Bề mặt địa hình có độ cao trung bình từ 60m đến 40m so với mực nước biển ở phía Bắc và hạ thấp xuống 30m đến 10m so với mực nước biển ở phía Nam Dựa vào độ cao và đặc điểm hình thái, có thể chia diện tích tỉnh Bình Dương ra 4 kiểu địa hình chính: Vùng đồi núi thấp ở huyện Phú Giáo, huyện Bắc Tân Uyên và thị xã Tân Uyên chiếm khoảng 40% diện tích toàn tỉnh, vùng địa hình bằng

Trang 39

phẳng có ở tất cả huyện, thị xã, thành phố chiếm khoảng 55% diện tích toàn tỉnh, vùng địa hình thung lũng bãi bồi chiếm khoảng 5% diện tích toàn tỉnh và vùng địa hình núi sót ở phía Nam thị xã Dĩ An và huyện Dầu Tiếng chiếm diện tích không đáng kể.

Bình Dương là một tỉnh có hệ thống giao thông đường bộ và đường thủy khá hoàn chỉnh nối liền giữa các vùng trong và ngoài tỉnh Trong hệ thống đường bộ, nổi lên là Quốc lộ 13 – con đường chiến lược cực kỳ quan trọng xuất phát từ thành phố Hồ Chí Minh, chạy suốt chiều dài của tỉnh từ phía Nam lên phía Bắc, qua tỉnh Bình Phước và nối với Vương quốc Campuchia, từ đó có thể đến Thái Lan và Lào Đây là con đường có ý nghĩa chiến lược cả về quân sự và kinh tế.

Quốc lộ 14, từ Tây Ninh qua Dầu Tiếng đi Chơn Thành, Đồng Xoài, Bù Đăng (tỉnh Bình Phước) xuyên suốt lên vùng Tây Nguyên rộng lớn, là con đường chiến lược của đất nước Về hệ thống giao thông đường thủy, nhờ hai dòng sông Sài Gòn và Đồng Nai, Bình Dương có thể nối với các cảng lớn ở phía Nam và giao lưu hàng hóa với các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long.

2.1.1.2 Tình hình kinh tế - xã hội* Về phát triển kinh tế

Công nghiệp: Mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng các doanh nghiệp đã

chủ động được nguồn nguyên liệu, thay đổi phương thức tiếp cận, giới thiệu sản phẩm nên đã nhận được các đơn hàng lớn Bên cạnh các doanh nghiệp hoạt động sản xuất ổn định, có 637 doanh nghiệp công nghiệp mới đi vào hoạt động Sản xuất công nghiệp tiếp tục phát triển ổn định, chỉ số sản xuất công nghiệp 6 tháng đầu năm ước tăng 8,23% so với cùng kỳ năm 2020 (cùng kỳ tăng 6,4%); trong đó: công nghiệp khai khoáng giảm 29,1%; công nghiệp chế biến tăng 8,39%; sản xuất và phân phối điện, khí đốt và nước tăng 13,31%; cung cấp nước và xử lý nước thải, rác thải tăng 9,33%.

Về hoạt động khu công nghiệp và cụm công nghiệp: các nhà đầu tư thứ

Trang 40

cấp đã triển khai đầu tư xây dựng hạ tầng, nhà xưởng với tổng vốn đạt 3.347

tỷ đồng (bằng 56,2% so với cùng kỳ), các khu công nghiệp đã cho thuê lại đất

và nhà xưởng với tổng diện tích 109 ha, thu hút đầu tư nước ngoài đạt 01 tỷ 317 triệu đô la Mỹ (chiếm 93,5% cả tỉnh) Các doanh nghiệp trong khu công nghiệp đã giải ngân 01 tỷ 103 triệu đô la Mỹ, doanh thu đạt 16,8 tỷ đô la Mỹ, xuất khẩu đạt 11,2 tỷ đô la Mỹ (chiếm 65,5% cả tỉnh) UBND tỉnh đang triển khai đề án điều chỉnh đối với khu công nghiệp: VSIP III và Cây Trường II, Khu công nghiệp Công nghệ cao huyện Dầu Tiếng.

Sản lượng điện thương phẩm ước đạt 7,6 tỷ KWh, tăng 14,9% so với cùng kỳ; tiết kiệm điện 180 triệu KWh Các dự án phát triển đường dây, trạm biến áp, được quan tâm tháo gỡ và chuyển biến tốt; duy trì tỷ lệ hộ sử dụng điện trên tòan tỉnh đạt 99,99%.

Thương mại - dịch vụ: Tỉnh đã triển khai thực hiện hiệu quả chương

trình bình ổn thị trường, dự trữ hàng hóa trong dịp Tết Nguyên đán 2021 và phòng, chống dịch Covid-19, không xảy ra tình trạng khan hiếm, sốt giá Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ 6 tháng đầu năm 2021 ước đạt 131.672 tỷ đồng, tăng 10,4% so với cùng kỳ Chỉ số giá tiêu dùng bình quân 6 tháng tăng 2,48% so với cùng kỳ, giá vàng tăng 17,6%, giá Đôla Mỹ giảm 1,1%.

Ngành Quản lý thị trường thường xuyên kiểm tra, kiểm soát thị trường giá cả các mặt hàng thiết yếu, nhất là thiết bị y tế phòng, chống dịch bệnh; đã tiến hành kiểm tra 438 vụ, đã xử lý 310 vụ, thu nộp ngân sách 2,5 tỷ đồng.

Xuất khẩu - nhập khẩu: các thị trường xuất khẩu quan trọng như Mỹ,

Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Hồng Kông dần phục hồi nên kim ngạch xuất, nhập khẩu tăng trưởng cao so với cùng kỳ năm 2020 Cụ thể: kim ngạch xuất khẩu ước đạt 17 tỵ 088 triệu đô la Mỹ, tăng 47,2% so với cùng kỳ năm 2020; kim ngạch nhập khâu ước đạt 13 tỷ 336 triệu đô la Mỹ, tăng 43,4%; duy trì thặng dư thương mại 3,75 tỷ đô la Mỹ.

Ngày đăng: 12/04/2024, 09:40

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan