210918 chuyên đề 1 tổng quan nghiên cứu

76 1 0
210918 chuyên đề 1 tổng quan nghiên cứu

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

DANH MỤC CÁC CHỮA VIẾT TẮT 2 A. PHẦN MỞ ĐẦU 3 1. Sự cần thiết nghiên cứu của tiểu luận tổng quan 3 2. Mục tiêu nghiên cứu tiểu luận tổng hợp 4 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4 3.1. Đối tượng nghiên cứu 4 3.2. Phạm vi nghiên cứu 4 4. Phương pháp nghiên cứu 4 5. Các khái niệm (thuật ngữ) 5 B. NỘI DUNG 7 1. Tổng quan các nghiên cứu về phát triển hạ tầng giao thông đường bộ đô thị theo hướng bền vững. 7 1.1. Các nghiên cứu nước ngoài 7 1.2. Các nghiên cứu trong nước 28 2. Phân tích tổng quan và định hướng nghiên cứu 39 2.1. Nhận xét tổng quan về các vấn đề liên quan tới phát triển hạ tầng giao thông đường bộ đô thị theo hướng bền vững 39 2.2. Xác định khoảng trống và định hướng nghiên cứu cho luận án 42 2.3. Các nhiệm vụ thực hiện tiếp theo của luận án 44 3. Khái quát phương pháp nghiên cứu 45 3.1. Các phương pháp nghiên cứu 45 3.2. Lựa chọn phương pháp nghiên cứu cho đề tài luận án 45 4. Kết luận 50 TÀI LIỆU THAM KHẢO 52 PHỤ LỤC 58

Trang 1

CHUYÊN ĐỀ TIẾN SỸ SỐ 1

TIỂU LUẬN TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU VỀ PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ ĐÔ THỊ THEO HƯỚNG BỀN VỮNG

Chuyên ngành: Kinh tế phát triển

Nghiên cứu sinh: Nguyễn Văn Hiếu

Người hướng dẫn: PGS TS Vũ Thành Hưởng

HÀ NỘI, THÁNG 8 NĂM 2021

Trang 2

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC CHỮA VIẾT TẮT 2

A PHẦN MỞ ĐẦU 3

1 Sự cần thiết nghiên cứu của tiểu luận tổng quan 3

2 Mục tiêu nghiên cứu tiểu luận tổng hợp 4

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4

3.1 Đối tượng nghiên cứu 4

3.2 Phạm vi nghiên cứu 4

4 Phương pháp nghiên cứu 4

5 Các khái niệm (thuật ngữ) 5

B NỘI DUNG 7

1 Tổng quan các nghiên cứu về phát triển hạ tầng giao thông đường bộ đô thị theohướng bền vững 7

1.1 Các nghiên cứu nước ngoài 7

1.2 Các nghiên cứu trong nước 28

2 Phân tích tổng quan và định hướng nghiên cứu 39

2.1 Nhận xét tổng quan về các vấn đề liên quan tới phát triển hạ tầng giao thông đường bộ đô thị theo hướng bền vững 39

2.2 Xác định khoảng trống và định hướng nghiên cứu cho luận án 42

2.3 Các nhiệm vụ thực hiện tiếp theo của luận án 44

3 Khái quát phương pháp nghiên cứu 45

3.1 Các phương pháp nghiên cứu 45

3.2 Lựa chọn phương pháp nghiên cứu cho đề tài luận án 45

4 Kết luận 50

TÀI LIỆU THAM KHẢO 52

PHỤ LỤC 58

Trang 3

DANH MỤC CÁC CHỮA VIẾT TẮT

Nghiên cứu sinh Giao thông vận tải Giao thông đô thị

Phát triển giao thông Giao thông công cộng Tài nguyên thiên nhiên Bảo vệ môi trường Ô nhiễm môi trường

Trang 4

A PHẦN MỞ ĐẦU1 Sự cần thiết nghiên cứu của tiểu luận tổng quan

Hiện nay, trên thế giới, phát triển bền vững (PTBV) đang là mục tiêu vô cùng quan trọng Mục tiêu PTBV luôn luôn được tiến hành song song với các mục tiêu phát triển khác Trong Rio de Janero (Brazil), Hội nghị thượng đỉnh trái đất về Môi trường và phát triển (1992) cũng đã thông qua rất nhiều văn kiện quan trọng, trong đó nổi bật nhất là tuyên bố về Môi trường và Phát triển với 27 nguyên tắc chung về PTBV và Chương trình nghị sự 21 toàn cầu (Agenda 21) về PTBV

Việt Nam đã tích cực tham gia vào các chương trình PTBV trên thế giới và đã ký kết nhiều văn kiện quan trọng, đặt nền móng cho PTBV như: Công ước MARPOL về ngăn ngừa ô nhiễm do tàu biển; Công ước BASEL về kiểm soát vận chuyển qua biên giới các chất thải nguy hại và loại bỏ chúng; Tuyên ngôn quốc tế của Liên hợp quốc về sản xuất sạch hơn

Nền kinh tế đất nước đang dần chuyển mình với nhiều bước tiến, nhiều khu đô thị, thành phố lớn đã ra đời và ngày một phát triển hơn Quá trình đô thị hóa mang lại nhiều hiệu quả tích cực song cũng làm nảy sinh nhiều vấn đề bất cập về quy hoạch đô thị và quản lý cơ sở hạ tầng (CSHT) giao thông đường bộ đô thị (GTĐBĐT) liên quan đến các khía cạnh về KT - XH - MT Các đô thị đang gặp nhiều khó khăn và chịu ảnh hưởng sâu sắc của bùng nổ đô thị trên mọi phương diện như: Phát triển đô thị mất cân đối, thiếu BV; năng lực quản lý đô thị chưa tốt; an toàn xã hội, tăng trưởng kinh tế không ổn định… PTBV đô thị được coi là giải pháp hữu hiệu để giải quyết những bài toán về quy hoạch và quản lý CSHT GTĐBĐT.

Giao thông đô thị (GTĐT) luôn giữ một vai trò trọng yếu và là huyết mạch của đô thị Mạng lưới đường giao thông liên kết các chức năng đô thị, tạo lập cấu trúc và là hành lang vững chắc trong sự phát triển của đô thị Trong thực tiễn, GTĐT đang đặt ra rất nhiều thách thức đối với PTBV của đô thị Nhất là đối với quốc gia đang phát triển, nơi có quá trình đô thị hóa và tăng trưởng kinh tế nhanh như ở Việt Nam

Mặc dù trong thời gian qua, mạng lưới GTĐBĐT đã có sự cải thiện đáng kể cả về chất và lượng, phù hợp với quy hoạch đô thị, điển hình là các đô thị lớn như Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM) Đã có rất nhiều tuyến đường được mở mới, nâng cấp, mở rộng; nhiều nút giao thông đã được xây dựng cầu vượt, hầm chui được xây mới rất hiện đại Đã cải thiện đáng kể cho mỹ quan đô thị và nhu cầu đi lại của người dân Tuy nhiên, đó cũng chỉ là những giải pháp tạm thời, chưa đáp ứng được nhu cầu PTBV của các đô thị Một số hạn chế trong GTĐT vẫn tồn tại như: Thường xuyên xảy ra tình trạng ùn tắc; tai nạn giao thông; môi trường bị ô nhiễm ngày một trầm trọng; hệ thống hạ tầng kỹ thuật xây dựng chồng chéo, đào bới đập đi xây lại nhiều lần; hiện tượng xâm lấn lòng lề đường để kinh doanh đã thành vấn nạn; lấn chiếm đất giao thông trái phép phổ biến; nhiều công trình GTĐT đầu tư với quy rất tốn kém tiền của mới đưa vào khai thác đã bị lạc hậu lỗi thời; chi phí xây dựng công trình giao thông quá đắt đỏ, cao hơn rất nhiều so với mức bình quân của các nước trong khu vực và trên thế giới

Nhận thấy những vấn đề bất cập trên, Nghiên cứu sinh (NCS) lựa chọn nghiên

cứu đề tài Phát triển hạ tầng GTĐBĐT theo hướng bền vững” Trước khi tập trung

các hoạt động nghiên cứu trọng tâm cho đề tài luận án, NCS thực hiện chuyên đề tổng

Trang 5

quan về tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước về các vấn đề liên quan đến phát triển hạ tầng GTĐBĐT theo hướng bền vững (BV)

Nghiên cứu tổng quan là một phần công việc cơ bản, đóng vai trò quan trọng trong các nghiên cứu Nghiên cứu tổng quan của một đề tài là quá trình kiếm tìm, phân tích các thông tin (khái niệm, học thuyết, lý thuyết, kết quả, lý luận… ) đã được đề cập ở các nghiên cứu đi trước liên quan đến đề tài nghiên cứu Kết quả thu được từ tiểu luận tổng quan sẽ giúp cho vấn đề nghiên cứu được khái quát một cách mạch lạc, giúp nhà nghiên cứu xác định được giới hạn vấn đề nghiên cứu, qua đó xác định được câu hỏi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu cũng như đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo, đồng thời xác định khoảng trống nghiên cứu mà chúng chưa được tìm hiểu mà đề tài luận án cần giải quyết

2 Mục tiêu nghiên cứu tiểu luận tổng hợp

- Tìm hiểu các vấn đề liên quan đến phát triển hạ tầng GTĐBĐT theo hướng BV - Tổng hợp, phân tích, đánh giá các nghiên cứu liên quan tới luận án, đúc rút các kết quả đã đạt được trong các đề tài đã thực hiện về phát triển hạ tầng GTĐBĐT theo hướng BV.

- Định hướng nghiên cứu cho đề tài luận án.

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Xoay quanh các vấn đề về PTBV và hạ tầng GTĐBĐT theo hướng BV.

+ Phân tích là phương pháp phân tích lý thuyết thành những khía cạnh, những bộ phận, những mối quan hệ theo lịch sử thời gian để nhận thức, phát hiện và khai thác các khía cạnh khác nhau của lý thuyết, từ đó chọn lọc những thông tin cần thiết phục vụ cho đề tài nghiên cứu

+ Tổng hợp là phương pháp liên kết những mặt, những bộ phận, những mối quan hệ thông tin từ các lý thuyết đã thu thập được thành một chỉnh thể để tạo ra một hệ thống lý thuyết mới đầy đủ và sâu sắc về chủ đề nghiên cứu.

Các tài liệu về phát triển HTGTĐB đô thị theo hướng BV hiện nay chưa có nhiều và hầu hết ở dạng nghiên cứu nhỏ lẻ, NCS sẽ tìm hiểu các tài liệu và tổng hợp theo các chủ điểm nội dung.

- Phương pháp phân loại, hệ thống hóa lý thuyết: là sự sắp xếp các tài liệu khoa học theo từng mặt, từng đơn vị, từng vấn đề có cùng dấu hiệu bản chất, cùng một hướng

Trang 6

phát triển thành một hệ thống trên cơ sở một mô hình lý thuyết để hiểu biết về đối tượng đầy đủ hơn

NCS sẽ sử dụng phương pháp này để phân loại các tài liệu về phát triển HTGTĐB đô thị theo hướng BV, lựa chọn các tài liệu liên quan có thể sử dụng cho tổng quan vấn đề nghiên cứu Đồng thời hệ thống hóa cơ sở khoa học cho phát triển HTGTĐB đô thị theo hướng BV.

- Phương pháp chuyên gia (Professional solution): Phương pháp này tập hợp được các học giả, các chuyên gia giỏi, các nhà phân tích chuyên nghiệp, sử dụng được thành quả khoa học và kinh nghiệm thực tiễn để ra một giải pháp tối ưu.

- Phương pháp phân tích, tổng kết kinh nghiệm: Đây là phương pháp dùng lý luận để xem xét lại những thành quả thực tiễn trong quá khứ để rút ra kết luận bổ ích cho thực tiễn và khoa học.

Các nghiên cứu về phát triển hạ tầng GTĐBĐT theo hướng BV chưa nhiều, NCS sẽ tìm hiểu, phân tích, xem xét các kết quả đã đạt được của các nghiên cứu Rút ra các nội dung thiếu vắng trong các nghiên cứu để tập trung trong đề tài luận án

5 Các khái niệm (thuật ngữ)

- Đô thị: Là khu vực tập trung dân cư, có mật độ dân số cao, và chủ yếu phát

triển lĩnh vực kinh tế phi nông nghiệp; là trung tâm hành chính, kinh tế - xã hội (KT-XH), văn hóa, chính trị hoặc chuyên ngành; có nhiệm vụ tạo động lực cho sự phát triển KT-XH của đất nước hoặc khu vực lãnh thổ, một địa phương, bao gồm nội thành, ngoại thành của thành phố; nội thị, ngoại thị của thị xã, thị trấn [35]

- Đô thị hoá là một quá trình KT-XH, thể hiện qua sự tăng trưởng nhanh về số

lượng và quy mô của các đặc điểm dân cư đô thị Hay nói cách khác thì đây là quá trình tăng diện tích của đô thị Hoặc số dân thành thị trên các vùng, khu vực hay quốc gia Cách tính này được gọi là mức độ đô thị hóa Ngoài ra, đô thị hóa còn được tính bằng tỉ lệ gia tăng của hai yếu tố trên theo thời gian hay còn gọi là tốc độ đô thị hóa.

- Đô thị bề vững (tiếng Anh: Sustainable city): Đô thị đạt được sự thống nhất

trong một khuôn khổ BV trên tất cả các mặt KT - XH - MT, nhằm đảm bảo nâng cao chất lượng sống của các thế hệ trong hiện tại mà không gây tác động tiêu cực đến nhu cầu trong tương lai.

- Đường bộ: Là một dạng địa hình di chuyển của con người cũng như phương

tiện giao thông Đường bộ gồm: đường, cầu đường bộ, hầm đường bộ, bến phà đường bộ.

- Giao thông: Là hệ thống di chuyển, đi lại của mọi người, bao gồm những

người tham gia giao thông dưới các hình thức đi bộ, cưỡi động vật hoặc chăn gia súc, xe đạp, xe máy, ô tô hay các phương tiện giao thông khác, một cách đơn lẻ hoặc cùng nhau Giao thông thường có tổ chức và được kiểm soát bởi chính phủ.

- Vận tải: là sự di chuyển hay chuyển động của người, động vật và hàng hóa từ

nơi này đến nơi khác, nhằm thực hiện một mục đích nhất định Phương thức vận chuyển bao gồm hàng không, đường sắt, đường bộ, đường thủy, bằng cáp, đường ống và trong vũ trụ Các lĩnh vực có thể được chia thành cơ sở hạ tầng, phương tiện và hoạt động.

Trang 7

Giao thông vận tải cho phép giao thương giữa người với người, vốn là điều cần thiết cho sự phát triển của các nền văn minh.

- Kết cấu HTGTĐB (Road-traffic Infrastructure): là các công trình đường bộ và

hệ thống kỹ thuật phụ trợ trên đường bộ Kết cấu HTGTĐB bao gồm: bến - bãi đỗ xe,

đường bộ, trạm dừng nghỉ và các công trình phụ trợ khác trên đường bộ phục vụ GTĐT và hành lang an toàn đường bộ.

- Phát triển bền vững (PTBV): là sự phát triển mang tính chất tổng thể, bao

trùm tất cả các vấn đề trong một quốc gia như PTBV về kinh tế, PTBV về chính trị, PTBV về môi trường, PTBV về y tế, PTBV về giáo dục đào tạo, PTBV về văn hóa xã hội, về an ninh quốc phòng về chỉ số phát triển con người…

- Phát triển bền vững hệ thống giao thông vận tải (GTVT): Đó là sự phát

triển đồng bộ, hài hòa trên tất cả các lĩnh vực của KCHTGT nhằm đảm bảo phát triển trên tất cả các mặt KT - XH - MT đáp ứng yêu cầu PTBV đất nước, đồng thời đảm bảo sự PTBV của chính hệ thống GTVT.

- Kinh tế: là tổng thể các yếu tố sản xuất, các điều kiện sống của con người, các

mối quan hệ trong quá trình sản xuất và tái sản xuất xã hội Nói đến kinh tế suy cho cùng là nói đến vấn đề sở hữu và lợi ích Từ này chỉ "toàn bộ các hoạt động sản xuất, trao đổi, phân phối, lưu thông" của cả một cộng đồng dân cư, một quốc gia.

- Môi trường: là tất cả các yếu tố tự nhiên và nhân tạo quan hệ mặt thiết với

nhau, có chức năng phục vụ, can thiệp tới đời sống, quá trình tồn tại và phát triển của cuộc sống của con người.

Trang 8

B NỘI DUNG

1 Tổng quan các nghiên cứu về phát triển hạ tầng giao thông đường bộ đôthị theo hướng bền vững.

1.1 Các nghiên cứu nước ngoài

1.1.1 Nghiên cứu về phát triển bền vững

- Trong bản “Chiến lược bảo tồn thế giới” do Liên minh Quốc tế Bảo tồn Thiên nhiên và Tài nguyên Thiên nhiên (IUCN-International Union for Conservation of

Nature and Natural Resources) (1980) đã đưa ra mục tiêu của PTBV [82]:"Sự phát triển

của nhân loại không chỉ quan tâm đến phát triển kinh tế mà còn phải chú trọng đến sựphát triển của xã hội và bảo vệ sự đa dạng của môi trường sinh thái học” Như vậy,

khái niệm PTBV được nhắc đến với nội hàm rất đơn giản, chỉ nhấn mạnh đến tính BV của sự phát triển về mặt môi trường

- Đến năm 1987, Liên hợp quốc (WCED) trong Báo cáo “Tương lai của chúng ta” đã làm rõ những yếu tố ảnh hưởng đến sự PTBV của các nước trên thế giới Cũng

trong báo cáo này, định nghĩa PTBV được phát biểu là “phát triển đáp ứng được nhu

cầu của hiện tại mà không làm tổn thương khả năng cho việc đáp ứng nhu cầu của cácthế hệ tương lai” [69] Quan điểm mà WCED đưa ra chủ yếu tập trung vào việc BVMT

và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên nhằm tối ưu các lợi ích KT-XH trong hiện tại nhưng không hề gây hại cho tiềm năng, lợi ích trong tương lai.

- Peter P Rogers, Kazi F Jalal và John A Boyd với ấn phẩm “Giới thiệu về PTBV” (An Introduction to Sustainable Development) vào năm 2007 đã nêu một số vấn đề về PTBV, đưa ra các chỉ số đo lường và đánh giá tính BV; quan điểm về chính sách quản lý với môi trường; mục tiêu giảm nghèo và các mối liên kết; các tác động từ sự phát triển CSHT; mối liên hệ về kinh tế - sản xuất và thị trường tiêu dùng cũng như vai trò của mỗi người dân [87].

- John Blewitt trong cuốn sách “Tìm hiểu về PTBV” (Understanding Sustainable Development) năm 2008 cũng đã có những phân tích về quan hệ giữa các yếu tố XH – MT – PTBV với chính sách quản lý của nhà nước; đề xuất các công cụ để phục vụ PTBV, mô tả bức tranh toàn cảnh về một xã hội bền vững Cuốn sách cũng đóng góp một phần quan trọng và việc xây dựng lý thuyết về PTBV [77].

- Simon Dresner trong cuốn “Các nguyên tắc của PTBV” (The Principles of Sustainability) xuất bản năm 2008 đã đề cập các khía cạnh liên quan đến PTBV như lịch sử phát triển; đường lối để đi đến sự PTBV; những thử thách, khó khăn và triển

Trang 9

vọng về PTBV [97].

Như vậy, PTBV được nghiên cứu theo cách tiếp cận lịch sử - cụ thể Quan điểm về PTBV được xem xét và xây dựng gắn với từng bối cảnh, điều kiện cụ thể của các quốc gia trong từng thời kỳ nhất định để có thể rút ra những nhận định khoa học trung thực, chính xác và thuyết phục nhất.

1.1.2 Nghiên cứu phát triển đô thị bền vững

- Fiona Woo trong nghiên cứu “Sustainable urban development: it's time cities

give back, The guardian” (2013) [108] đã chỉ ra rằng “PTĐTBV là sự phát triển đáp

ứng nhu cầu của hiện tại mà không ảnh hưởng đến khả năng của các thế hệ tương laiđể đáp ứng nhu cầu riêng của họ” Tuy nhiên, thực tế sự phát triển đô thị đang thiên về

phát triển về mặt KT - XH chứ chưa chú trọng tới phát triển về môi trường và bảo vệ hệ sinh thái Với sự suy giảm tài nguyên thiên nhiên để nuôi sống các thành phố, quy hoạch đô thị cần phải được tái sinh ngay từ đầu Chúng ta có thể theo dõi cường độ tài nguyên ngày càng tăng của quá trình đô thị hóa trở lại cuộc cách mạng công nghiệp Kể từ đó, không quan tâm đến việc tạo và sử dụng tài nguyên đã góp phần đáng kể vào biến đổi khí hậu và mất carbon đất, khả năng sinh sản tự nhiên của đất nông nghiệp và đa dạng sinh học trên toàn thế giới Do đó, PTBV đô thị cần phải dựa trên 3 trụ cột chính: KT - XH - MT.

- Peter Hall và Ulrich Pfeiffer (2000) với nghiên cứu “Urban Future 21” [86] Tác giả đã phân tích các yếu tố để có một đô thị bền vững trong tương lai Để đạt được điều đó, cần định hướng rõ ràng, tầm nhìn dài hạn và đặc biệt phải đề cao sự tham gia của chính quyền địa phương và cộng đồng trong việc ra quyết định quản lý.

- Christophe Tweed và Margaret Sutherland (Built cultural heritage and sustainable urban development, 2007) [62] nhóm tác giả đã đề cập tới PTĐTBV dưới góc độ xem xét các nội dung của PTBV đô thị Các tác giả chỉ ra rằng PTĐTBV không chỉ quan tâm đến khía cạnh về kỹ thuật, như phát thải carbon, tiêu thụ năng lượng và quản lý chất thải, hoặc về các vấn đề về kinh tế của tái sinh và tăng trưởng đô thị Ngày càng có nhiều chính phủ nhận ra sự đóng góp xây dựng di sản văn hóa làm cho xã hội hạnh phúc của các nhóm khác nhau sống trong các thành phố và đô thị ngày càng quốc tế

- Graham Haughton trong nghiên cứu “Developing sustainable urban development models” (1997) [71] lại tập trung đánh giá các yếu tố tác động tới mô hình PTĐTBV Bốn nhóm nhân tố được đưa ra bao gồm: sự tự chủ của chính quyền địa

Trang 10

phương, quy hoạch thành phố, sự phụ thuộc vào môi trường bên ngoài và sự cân bằng các nguồn lực Mỗi nhân tố này đều tác động tới các chính sách xây dựng mô hình đô thị BV

- PMCozens (2002) trong nghiên cứu “Sustainable Urban Development and Crime Prevention Through Environmental Design for the British City Towards an Effective Urban Environmentalism for the 21st Century” lại chủ yếu hướng tới xây dựng đô thị BV về mặt xã hội, phòng chống tội phạm Tác giả lập luận rằng một cộng đồng 'an toàn' và 'BV' phải được đặc trưng bởi hình ảnh quy định, hoặc ít nhất là kiểm soát những mối đe dọa thực tế và tưởng tượng đối với sức khỏe cá nhân hoặc cộng đồng và mối đe dọa của tội phạm và tấn công cá nhân [91]

- AnneShepherd và LeonardOrtolano (1996) “Strategic environmental assessment for sustainable urban developmentnt” tập trung đánh giá các yếu tố về môi trường chiến lược để PTBVĐT, đó là các chương trình, kế hoạch, quy hoạch Đầu tiên các tác giả tìm hiểu cơ hội để môi trường chiến lược thúc đẩy các nguyên tắc BV Sau đó, các tác giả phân tích các nghiên cứu điển hình đã áp dụng môi trường chiến lược cho quy hoạch toàn diện Kết quả cho thấy rằng môi trường chiến lược có thể dệt các nguyên tắc BV hiệu quả vào vải của các kế hoạch đô thị Cuối cùng, bài nghiên cứu nhấn mạnh cả tiềm năng của môi trường chiến lược lẫn những thách thức của nó đối với sự PTĐTBV [57]

- Yosef Rafeq Jabareen trong nghiên cứu “Sustainable Urban Forms” năm 2006 đã xác định các dạng đô thị BV và các khái niệm thiết kế của chúng Ngoài ra, tác giả đề cập đến câu hỏi liệu các hình thức đô thị nhất định có đóng góp nhiều hơn những hình thức khác để PTBV hay không Một phân tích chuyên đề đã được sử dụng đánh giá mối quan hệ giữa PTBV và văn hóa, quy hoạch môi trường Phân tích xác định bảy khái niệm thiết kế liên quan đến các hình thức đô thị BV: nhỏ gọn, vận chuyển BV, mật độ, sử dụng đất hỗn hợp, đa dạng, thiết kế năng lượng mặt trời thụ động và xanh lá cây Hơn nữa, nó xác định bốn loại hình đô thị BV: sự phát triển văn hóa, ngăn chặn đô thị, thành phố nhỏ gọn và thành phố sinh thái Cuối cùng, bài viết này đề xuất một Ma trận hình thức đô thị BV để giúp các nhà lập kế hoạch đánh giá sự đóng góp của các hình thức đô thị khác nhau để PTBV [113]

- Kenworthy J, 2016, The eco-city: ten key transport and planning dimensions for sustainable city development, Article [81] lại khẳng định rằng phát triển đô thị mới sinh thái hơn và sống tốt hơn là một ưu tiên cấp bách trong việc thúc đẩy tính BV toàn cầu Bài viết này thảo luận mười câu trả lời quan trọng cho vấn đề này và tóm tắt chúng

Trang 11

trong một mô hình khái niệm đơn giản đặt mối quan hệ giữa vận tải và hình thức đô thị ở trung tâm phát triển một thành phố sinh thái Điều này bao gồm hình thức đô thị nhỏ gọn, hỗn hợp, mật độ cao, định hướng con người, ưu tiên giao thông công cộng (GTCC) vượt trội và điều kiện cho các phương thức không có động cơ, tăng công suất đường tối thiểu và bảo vệ thành phố khu vực tự nhiên và năng lực sản xuất thực phẩm Những yếu tố này tạo thành khuôn khổ trong đó mọi thứ khác được nhúng và phải hoạt động, và nếu chúng không được giải quyết chỉ những thay đổi biên trong sự bền vững đô thị có thể được thực hiện Trong khuôn khổ này, các công nghệ môi trường cần phải được áp dụng rộng rãi Tăng trưởng kinh tế cần nhấn mạnh sự sáng tạo và đổi mới và tăng cường các tiện nghi về môi trường, xã hội và văn hóa của thành phố Các lĩnh vực công cộng trên toàn thành phố cần phải có chất lượng cao, và các nguyên tắc thiết kế đô thị bền vững cần phải được áp dụng trong tất cả các phát triển đô thị Tất cả các khía cạnh này cần phải hoạt động trong hai quy trình chính liên quan đến tư duy định hướng và cải cách theo định hướng và một khung BV, BV về hướng cộng đồng, dân chủ để ra quyết định.

- David Thorpe trong nghiên cứu “The World's Most Successful Model for Sustainable Urban Development? Smart cities drive” năm 2018 [66] lại nghiên cứu về quận Vauban của Freiburg ở miền nam nước Đức - ví dụ tốt nhất về cuộc sống đô thị BV của thế giới "Quận Vauban được tạo ra thông qua việc ra quyết định hợp tác, trở thành một mô hình lập kế hoạch môi trường toàn diện và sinh thái thân thiện với môi trường", Louise Abellard viết Quận đã được lên kế hoạch về giao thông xanh (như với một thành phố khác được gọi là đèn hiệu toàn cầu về quy hoạch đô thị xanh, Curitiba ở miền nam Brazil), bởi vì ngoài tiêu thụ, vận chuyển là tác động sinh thái khó khăn nhất của phát triển để giảm thiểu Trong khi quận bao gồm đường phố, xe hơi hầu như không bao giờ đi qua, và bãi đỗ xe không được phục vụ Cư dân làm xe riêng có thể đậu trong một lô cộng đồng ở rìa của quận, không được trợ cấp bởi các hộ không có xe hơi Đường dành cho người đi bộ và xe đạp tạo thành mạng lưới giao thông xanh, kết nối hiệu quả cao với mọi nhà trong khoảng cách đi bộ từ trạm dừng xe điện và tất cả các trường học, doanh nghiệp và trung tâm mua sắm nằm trong khoảng cách đi bộ Như vậy, nội dung của nghiên cứu này chủ yếu tập trung đánh giá sự PTBV đô thị dưới góc độ đánh giá sự phát triển của hệ thống giao thông.

Như vậy, nghiên cứu PTBV đô thị trên thế giới được tiếp cận một cách khá đầy đủ và đa chiều Mỗi đô thị có đặc điểm và những điều kiện riêng biệt, cho phép sự PTBV ở một khía cạnh nhất định nào đó Do đó, PTBV đô thị có những tiêu chí khác nhau ở từng địa phương khác nhau.

Trang 12

1.1.3 Nghiên cứu về phát triển giao thông đường bộ theo hướng bền vững

- J A Black; A Paez; and P A Suthanaya đã có nghiên cứu “Sustainable Urban Transportation: Performance Indicators and Some Analytical Approaches” (2002) Khung phân tích cho GTĐT bền vững bao gồm thống kê mô tả — các phương pháp khám phá và đồ thị, lập bản đồ không gian, thống kê không gian (để xác định các mẫu địa lý và xác định các điểm khác biệt trong dữ liệu), phân tích hồi quy, các hàm ưu tiên du lịch dựa trên mô hình cơ hội can thiệp của Stouffer và lập trình tuyến tính Các kỹ thuật phân tích này được minh họa bằng các ví dụ về du lịch và hình thức đô thị ở Sydney sử dụng dữ liệu từ Điều tra Dân số và Nhà ở, 1961–1996 Báo cáo này nhấn mạnh sự cần thiết của các chỉ số dựa trên địa lý và các chính sách giao thông, sử dụng đất [75]

- Amir Abbas Rassafi và Manouchehr Vaziri với nghiên cứu “Measuring Sustainable Transportation for the World Countries: The Application of Concordance Analysis” (2004) Bài báo này đánh giá tính bền vững đối với lĩnh vực GTVT của các quốc gia Bảy mươi chín quốc gia ban đầu đã được chọn để phân tích chi tiết trong giai đoạn 1980–1995 Các khía cạnh chính của PTBV, tức là các đặc điểm xã hội, môi trường và kinh tế được sử dụng Thứ nhất, một bộ chỉ số GTBV đã được giới thiệu Sau đó, các chỉ số tổng hợp của ba nhóm phi vận tải đối với bốn phương thức vận tải được tính toán Các chỉ số tổng hợp được tổng hợp bằng kỹ thuật phân tích sự phù hợp để đạt được tính bền vững vận tải toàn diện chỉ số của các quốc gia, và theo các giá trị này, các quốc gia được so sánh và xếp hạng Kết quả cho các chỉ số và quốc gia được lựa chọn cho thấy từ quan điểm GTBV, Hoa Kỳ đứng ở vị trí tốt nhất, và Sierra Leon ở vị trí tồi tệ nhất trong số 79 quốc gia Kết quả của nghiên cứu mô tả một sơ đồ tổng thể để đánh giá so sánh về tính bền vững của GTVT của các quốc gia [55]

- Andrea Broaddus và các cộng sự đã nghiên cứu đề tài “Transportation demand management” năm 2009 [56] đã đưa ra những bài học kinh nghiệm từ các thành phố về quản lý nhu cầu GTVT, giảm thiểu phương tiện giao thông cá nhân cơ giới Một số biện pháp được đưa ra như:

+ Thông qua các loại thuế, phí như phí nhiên liệu, phí tắc đường, thuế đường, hạn ngạch sử dụng ô tô… để kiểm soát sự gia tăng sở hữu ô tô.

+ Giảm sự đầu tư bãi đỗ xe tại các tuyến phố hay bị tắc đường nhằm giảm thiểu các phương tiện qua tuyến phố đó

Trang 13

- The World bank Group với chủ đề “Performance Based Contracts in the Road Sector: Towards Improved Efficiency in the Management of Maintenance and Rehabilitation Brazil’s Experience” năm 2010 [99] đề cập đến vấn đề bảo trì, sửa chữa công trình GTĐB Brazin sẽ thông qua đấu thầu để chuyển giao quyền quản lý cho nhà thầu, nhà thầu sẽ có trách nhiệm bảo trì tuyến đường gia hạn trong một khoảng thời gian nhất định Trong quá trình bảo trì, bảo dường tuyến đường, nhà thầu phải tuân thủ các tiêu chuẩn kỹ thuật về đường (vết nứt, độ nhám, độ bằng phẳng ) Nhiều nước trên thế giới đã học tập kinh nghiệm này của Brazin.

- Phil Sayeg và Phil Charles với nghiên cứu “Intelligent Transport Systems” năm 2010 đã đề cao vai trò của công nghệ trong GTVT Mô hình quản lý phương tiện bằng công nghệ ITS (Intelligent Transports Systems) được áp dụng ở khá nhiều quốc gia trên thế giới Tuy nhiên, để có thể ứng dụng tốt công nghệ này, cần có sự kết hợp ba bộ phận: con người, phương tiện và CSHT Công nghệ này giúp cho việc quản lý GTĐB một cách tiện ích, xây dựng một hệ thống giao thông an toàn và ngăn ngừa các ảnh hưởng xấu đến môi trường [88]

- D Bongardt, M Breithaupt, F Creutzig 2011 trong nghiên cứu “Hướng tới Vận chuyển Carbon thấp và Tăng trưởng Xanh” [63] đưa ra các gói chính sách cho PTBV GTVT, từ gói chính sách Quốc gia đến gói chính sách cho mỗi địa phương Chính phủ các quốc gia cần thực hiện các biện pháp trực tiếp và thực hiện các chính sách các-bon thấp của địa phương, tùy từng giai đoạn phát triển Đồng thời, thực hiện các biện pháp định giá nguyên liệu, đưa ra tiêu chuẩn tiết kiệm nhiên liệu cho ô tô, đầu tư vào CSHT các-bon thấp để tạo ra một nền GTBV.

- Ấn phẩm “Development Of A Sustainable Road Transport System” của tác giả A Merkisz-Guranowska và các cộng sự (2013) [52] tại vương quốc Anh đã trình bày về các yếu tố đóng góp vào sự phát triển GTĐB một cách bền vững Đầu tiên là giảm phát thải khí thải thông qua việc cải tiến hệ thống truyền động, sử dụng nhiên liệu thay thế, bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và giảm thiểu chất thải thông qua việc tái chế các phương tiện đã hết tuổi thọ cũng như giảm phát thải tiếng ồn Tuy nhiên, tiến bộ lớn nhất có thể đạt được nhờ thiết kế phù hợp của các hệ thống giao thông Áp dụng các giải pháp tổ chức giao thông như thiết kế các đầu mối hạ tầng đường bộ hoặc quản lý luồng giao thông Bài báo đã mô tả các bước và hướng dẫn cơ bản liên quan đến việc tạo ra một mô hình hệ thống GTBV Mô hình này có thể được sử dụng để thiết kế các hệ thống giao thông thân thiện với môi trường, giảm tác động tiêu cực đến môi trường từ các phương tiện giao thông và đảm bảo sử dụng hiệu quả mạng lưới GTĐB

Trang 14

- Agnieszka Merkisz-Guranowska và các cộng sự (2013) đã có nghiên cứu “Development of sustainable road transport system” [54] Bài viết đã phân tích tác động tiêu cực của các phương tiện GTĐB đối với môi trường, sau đó trình bày về mô hình phát triển vận tải đường bộ BV với 8 bước: (1) Lập bản đồ mạng lưới giao thông hiện có; (2) Xác định nhu cầu vận tải; (3) Mô hình hóa luồng giao thông; (4) Đo lường lượng khí thải thực tế; (5) Xác định các mối quan hệ chức năng giữa phát thải khí thải và các thông số giao thông; (6) Triển khai mô hình toán học; (7) Triển khai máy tính; (8) Mô phỏng các ảnh hưởng của hệ thống và phân tích kết quả Kết quả của nghiên cứu dựa trên mô hình hệ thống GTBV, được xem như một công cụ để tạo lập hệ thống giao thông thân thiện với môi trường, giảm tác động từ các phương tiện GTĐB, đáp ứng các nền tảng của sự PTBV

- Badr Touzi cùng các cộng sự (2015) trong ấn phẩm “Sustainable Road Transport in Developed and Developing Countries: Framework and Future Research” [60] đã nói về sự bất ổn định của GTVT đường bộ là do các nguyên nhân: yêu cầu giảm lượng phát thải khí nhà kính; sự biến động về giá xăng dầu; và sự cạnh tranh kinh tế ngày càng mạnh mẽ Phát triển GTVT đường bộ là một nhu cầu tất yếu của các nước phát triển và đang phát triển Các nước cần nghiên cứu phát triển các phương pháp, mô hình, khuyến nghị… về GTBV trong ba trụ cột của PTBV (kinh tế - môi trường – xã hội)

- Nhóm tư vấn cấp cao của Tổng thư ký Liên hợp quốc về GTBV đã có nghiên cứu “Huy động cho sự phát triển: Phân tích và Khuyến nghị chính sách từ Liên hợp quốc” vào năm 2016 [98] Đây là một báo cáo khá đầy đủ và chi tiết, trong đó đưa ra các vấn đề về GTBV, các xu hướng và thách thức đối với GTBV, nhiều cách tiếp cận để có thể phát triển ngành giao thông theo hướng bền vững như phát triển công nghệ và động cơ xanh, vận chuyển hàng hóa an toàn, giá cả phải chăng, dễ tiếp cận, đồng thời, giảm thiểu các-bon và các khí thải khác và các tác động đến môi trường Báo cáo đề cao sự tiến bộ công nghệ, nhiên liệu sạch, năng lượng sạch và xem chúng là ưu tiên hàng đầu trong sự phát triển GTVT theo hướng bền vững.

- Virgaudas Puodziukas và cộng sự (2016) với nghiên cứu “Measures for Sustainable Development of Road Network” [104] Bài báo đã chỉ ra rằng phát triển mạng lưới GTĐB bền vững cần đáp ứng 3 nguyên tắc cơ bản về tính bền vững - giảm tác động của BĐKH; về sức khỏe con người và sự đa dạng sinh học Một số biện pháp được đưa ra như: giảm thiểu việc sử dụng tài nguyên và tiêu thụ nhiên liệu; giảm lượng khí thải, tiếng ồn do giao thông tạo ra; chấm dứt việc gia tăng tác động đến đa dạng

Trang 15

sinh học khi xây dựng đường Bài báo đã trình bày dự báo về hiệu quả kinh tế có thể có của việc thực hiện có mục đích các biện pháp PTBV GTĐB

- Cuốn sách: “Classic and Emerging Mobility Methods toward Smart Cities” (Các phương pháp cổ điển và mới hướng đến đô thị thông minh), của tác giả Joseph Chow, năm 2018 Trên cơ sở tổng quan các phương pháp cổ điển trong quản lý và vận hành hệ thống GTĐT, phân tíchưu và nhược điểm của từng phương pháp, đánh giá khả năng vận dụng của các phương pháp trong quản lý và điều hành hệ thống GTĐT, tác giả khẳng định để hướng đến đô thị thông minh, cần phân tích và thiết kế hệ thống GTĐT trên cơ sở tích hợp các dữ liệu, thông tin đa chiều, điều phối xử lý, dự báo, hoạch định chiến lược cho hệ thống GTĐT Từng bước tiến tới xây dựng đô thị thông minh trên nền tảng quản lý và điều hành hệ thống GTĐT hoàn toàn ứng dụng công nghệ hiện đại như GTCC, dịch vụ giao thông chia sẻ như đi chung taxi,…hạn chế ùn tắc, rút ngắn thời gian đi lại, đảm bảo an toàn cho người tham gia giao thông [79]

- Bài báo “Financing road infrastructure in China and India: current trends and future options” (Tài trợ vốn cho cơ sở hạ tầng đường bộ ở Trung Quốc và Ấn Độ: xu hướng hiện tại và các lựa chọn trong tương lai), của tác giả Antonio Postigo đã phân tích, đánh giá những cơ hộivà thách thức của các chính sách về tài chính cho GTĐB ở Trung Quốc và Ấn Độ Trong đó, nguồn vốn bảo trì đường bộ chủ yếu từ NSNN, từ các khoản thuế (thuế đầu phương tiện; thuế nhiên liệu và phí đường bộ) Với chính sách hiện hành, nguồn vốn bảo trì không đáp ứng yêu cầu thực tế Do vậy, tác giả kiến nghị mở rộng không gian tài khóa cho Chính phủ, củng cố thị trường tài chính trong nước và tăng cơ hội cho khu vực tư nhân mới có thể huy động đủ vốn cho phát triển GTĐB nói chung, trong đó có công tác bảo trì.[58]

- Báo cáo “Tương lai của vận tải đường bộ” của Liên minh châu Âu (JRC) năm 2019 đã xem xét một số yếu tố thúc đẩy chính của việc chuyển đổi GTĐB, một số yếu tố được đề cập như quản trị dữ liệu, cơ sở hạ tầng, công nghệ truyền thông, an ninh mạng và luật pháp Báo cáo đã thảo luận về các tác động tiềm tàng đối với nền kinh tế, việc làm và kỹ năng, sử dụng năng lượng và phát thải, tính bền vững của nguyên liệu thô, dân chủ, quyền riêng tư và công bằng xã hội, cũng như bối cảnh đô thị Nó cho thấy những thay đổi lớn trên đường chân trời thể hiện cơ hội hướng tới một hệ thống giao thông hiệu quả hơn, an toàn hơn, ít gây ô nhiễm hơn và dễ tiếp cận hơn với các bộ phận xã hội lớn hơn so với hiện nay tập trung vào quyền sở hữu ô tô Tuy nhiên, bản thân các công nghệ giao thông mới sẽ không tự nhiên làm cho cuộc sống của chúng ta tốt hơn nếu không nâng cấp hệ thống và chính sách giao thông của chúng ta Việc cải

Trang 16

thiện quản trị và phát triển các giải pháp di chuyển sáng tạo sẽ rất quan trọng để đảm bảo rằng tương lai của GTVT sạch hơn và công bằng hơn so với hiện tại tập trung vào ô tô.

- Dalkmann, H và các cộng sự trong ấn phẩm “GTVT và BĐKH” [65] đã đưa ra 5 công cụ vận tải bền vững đó là:

+ Công cụ lập kế hoạch: quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch các phương thức GTCC, lập kế hoạch cho các phương tiện không dung động cơ;

+ Công cụ quản lý: các biện pháp hạn chế vật lý để tiếp cận một số phương tiện giao thông cơ giới nhất định làm giảm lưu lượng tham gia giao thông và phát thải khí nhà kính liên quan; khu vực phát thải thấp dành cho một số loại phương tiện đáp ứng tiêu chuẩn khí thải theo quy định; các biện pháp quản lý giao thông như phân luồng, kiểm soát lưu lượng khu vực…; quy định về chỗ đậu xe; hạn chế tốc độ.

+ Công cụ kinh tế: giá đường; đánh thuế nhiên liệu; thuế xe; định giá đỗ xe + Công cụ thông tin: chiến dịch nâng cao ý thức người dân và quản lý sự di chuyển của người dân.

+ Cải tiến công nghệ và công cụ: cải tiến động cơ, nhiên liệu, sử dụng thông tin truyền thông…

- Adewole S Oladele và các cộng sự với nghiên cứu “Technological Advances and Sustainable Workforce Development through Enhanced Collaboration for Sustainability of Transport Infrastructure” (2020) [53] Bài báo này đề xuất các chiến lược hợp tác giữa các ngành và lĩnh vực GTVT thông qua phổ biến nghiên cứu GTVT bằng cách thành lập nhóm mạng lưới chuyên gia GTVT để cung cấp nền tảng chia sẻ kinh nghiệm và trao đổi ý kiến giữa các chuyên gia và nhà nghiên cứu vận tải Nhóm này đã tổ chức năm hội nghị quốc tế về GTVT trên toàn cầu, yêu cầu phổ biến các nghiên cứu và phương pháp tiếp cận sáng tạo mang lại sự an toàn và bền vững các giải pháp di chuyển Bài báo cũng nhấn mạnh rằng chính phủ và khu vực tư nhân là nhân tố chính giải quyết các thách thức về phát triển lực lượng lao động trong lĩnh vực GTVT Nghiên cứu đã đưa ra một số khuyến nghị sẽ tăng cường hợp tác để đảm bảo rằng những tiến thành tự khoa học được áp dụng phát triển lực lượng lao động và quy hoạch CSHT GTVT.

Nghiên cứu về phát triển GTĐB theo hướng bền vững được tiếp cận một cách hệ thống, hiệu quả và bền vững Các nghiên cứu về phát triển GTĐB theo hướng bền vững được đặt trong tổng thể phát triển GTVT của mỗi quốc gia, cả về chính sách tài chính

Trang 17

lẫn quy hoạch Mặt khác, đặt trong mối quan hệ với các lĩnh vực khác

1.1.4 Nghiên cứu về phát triển giao thông đô thị theo hướng bền vững

- Công trình nghiên cứu “Sustainable transport: A textbook for policy makers in developing cities” (2004) của tác giả Bernhard O Herzog, Freiburg, Đức, công tác tại Sở Giao thông thành phố Cape Town, Nam Phi [61] Nội dung chủ yếu trong bài là bàn luận về các ứng dụng phát triển đô thị khác nhau Bên cạnh đó, tác giả đã nêu lên bài học từ các đô thị phát triển tốt trước đó Để từ đó xây dựng các giải pháp về GTBV nhằm phát triển đô thị như việc định hướng về các ứng dụng hiệu quả nhất và việc xây dựng chương trình, kế hoạch quản lý GTĐT và xây dựng hệ thống quy chuẩn.

- Todd Goldman a,*, Roger Gorham, Sustainable urban transport: Four innovative directions, Technology in Society 28 (2006) 261–273 [100] Bài báo đưa ra khái niệm và tính ứng dụng của cụm từ giao thông bền vững (GTBV) trong đô thị Để thành công, chính sách phát triển GTBV phải tránh những lỗi trong hoạch định chính sách giao thông nói chung Có bốn lĩnh vực cần được cải thiện đó là: tính di động, cải tiến Logistics trong nội đô, quản lý hệ thống thông minh và tính có thể ứng dụng được Tác giả đưa ra khái niệm về phát triển GTBV: PTBV chính là vẫn cung cấp đầy đủ nhu cầu hiện tại nhưng không gây thiệt hại đến thế hệ tương lai Nhu cầu bao gồm có sự phát triển về KT-XH, môi trường và hệ sinh thái Do nguồn tài nguyên đang dần cạn kiệt nên sự BV đồng nghĩa với việc hạn chế sử dụng các nguồn tài nguyên hoặc sử dụng các biện pháp thay thế.

+ Cải tiến về phong cách đi lại kiểu mới: Chiến lược đầu tiên đó chính là áp dụng công nghệ và mô hình kinh doanh kiểu mới nhằm cung cấp các giải pháp thay thế cho các phương tiện cá nhân Chiến lược mang tên “phong cách đi lại kiểu mới” là cách hiệu quả cho việc đi lại và giao thương giữa các thành phố thông qua việc cung cấp cho khách sự lựa chọn mang tính tích hợp và thuận tiện Nếu thành công, nó sẽ giúp giảm sử dụng nguồn tài nguyên và từng bước hướng tới sự BV.

+ Cải tiến dịch vụ Logistics trong thành phố: GTVT đang phát triển nhanh tại

các đô thị Nền kinh tế thương mại mở đường cho sự phát triển nhanh của ngành GTVT Số lượng xe tải di chuyển trên đường không hoạt động đúng công suất hoặc không chở hàng đang tăng lên do áp lực của chuỗi cung ứng yêu cầu giao hàng nhanh và kịp thời Chính sách vận tải nội đô BV sẽ nỗ lực để giảm số xe tải không chở hàng di chuyển trên đường thông qua mang lưới và trung tâm kiểm soát tắc đường, cải thiện hiệu quả kinh tế và môi trường trong các hoạt động vận chuyển Thiết kế quy hoạch cụ thể mạng kho bãi để điều tiết hàng hóa nội đô và nơi cung ứng giảm thiểu đi qua trung

Trang 18

tâm thành phố.

+ Hệ thống quản lý thông minh: Nhiều thành phố áp dụng chương trình định giá mới và kỹ thuật quản lý hệ thông nhằm tăng hiệu quả về mặt kinh tế và môi trường Ví dụ như thu phí tắc đường- những phương tiện hoạt động các ngày trong tuần ở trung tâm London được camera hoặc máy tính chụp lại biển số sẽ bị đánh phí £8 một ngày Phí này sẽ được dùng để cải thiện dịch vụ và nâng cấp cơ sở hạn tầng giao thông Áp dụng khoa học công nghệ để điều hành mạng lưới giao thông dưới dạng trí tuệ nhân tạo + Khả năng có thể áp dụng được: Bất cứ sự thay đổi nào cũng phải dựa trên mối quan hệ giữa hệ thống giao thông với nhu cầu của xã hội Khả năng có thể áp dụng được nghĩa là hệ thống đó phải quan tâm đến tính có thể tiếp cận, sự phân bố và thiết kế không gian chung, tạo không gian cho các hoạt động giải trí, sức khỏe và các phúc lợi về kinh tế cho người dân Nó thúc đẩy sự tích hợp giữa kế hoạch phát triển hệ thống giao thông với nhu cầu của xã hội.

- Hội nghị Bộ trưởng Bộ GTVT Châu Âu (ECMT) (2007), với nghiên cứu “Managing urban traffic congestion”, [69] Trong bài viết đã đưa ra tình trạng GTĐT hiện tại Việc ùn tắc đang gây nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển KT-XH của đất nước, bên cạnh đó, tạo ra các chi phí khác trong sản xuất và gây tổn hại đến môi trường Để giảm thiểu vấn đề này, nhóm tác giả đã đưa ra một số các giải pháp để giảm ùn tắc giao thông và đặc biệt đi sâu vào quản lý các phương tiện giao thông; cải tạo hệ thống HTGT hiện có; xây dựng mới thêm HTGTĐB; kết hợp quản lý giữa các cơ quan chức năng…

- Bài báo khoa học: “Major Aspect of The Urban Transportation Planning Process” (Các trọng tâm chính trong quy trình quy hoạch giao thông đô thị), Tạp chí Nghiên cứu giao thông, số 14, năm 2009, của Giáo sư William L, Đại học Purdue - Ấn Độ [107] Bài báo khẳng định quy hoạch giao thông là tiền đề phát triển GTĐT bền vững Theo đó, tác giả đãđề xuất 4 nhóm giải pháp nhằm quy hoạch hệ thống GTĐT hợp lý là:

+ Tổ chức và thiết kế giao thông đô thị; + Phân bố quãng đường;

+ Phân luồng lưu thông;

+ Kế hoạch thay thế cho giao thông đô thị nhỏ

Trong đó, tác giả nhấn mạnh công tác tổ chức và thiết kế GTĐT là bước then chốt, vì thiết kế GTĐT phải phù hợp với đặc điểm hiện hữu của đô thị, thiết kế GTĐT

Trang 19

hợp lý sẽ là bộ khung tạo nên cấu trúc đô thị, thúc đẩy sự phát triển kinh tế đô thị - Luận án tiến sĩ: “Sustainable Transport Planning - A Multi-Methodology Approach to Decision Making” (Quy hoạch GTBV - Nghiên cứu đa phương pháp đến ra quyết định), năm 2009 của tác giả Sara Lise Jeppesen, Khoa Giao thông, Đại học Kỹ thuật Đan Mạch [95] Luận án hệ thống hóa cơ sở lý luận về đaphương pháp trong việc áp dụng ý tưởng quy hoạch GTBV, bao gồm:

+ Hệ thống suy nghĩ cho ý tưởng PTBV

+ Dùng ý tưởng PTBV cho hướng tiếp cận ẩn hay hiện + Xem xét ý tưởng được áp dụng cho quá trình hay kết quả.

Trên cơ sở đó, luận án phân tích các phương pháp để xem xét khi đưa ra các quyết định quy hoạch GTBV: về mặt xã hội, kinh tế và môi trường.

- U Eichhorst (2009) với nghiên cứu “Thích ứng GTĐT với BĐKH” [102] đã xây dựng một chiến lược tổng thể, về cơ bản bao gồm bốn yếu tố:

+ Quy hoạch không gian chú trọng đến các không gian chống lại hiệu ứng đảo

nhiệt, xây dựng các khu đô thị tương đối dày đặc để tránh nhu cầu vận tải không cần thiết, đồng thời hòa nhập và kết nối các khu dân cư nghèo Quy hoạch không gian cần được kết hợp với lập bản đồ rủi ro, các chính sách quản lý.

+ Nâng cao tiêu chuẩn thiết kế của CSHT giao thông để có khả năng chống chịu

trong điều kiện BĐKH, bao gồm cải thiện hệ thống thoát nước đô thị và quy chuẩn xây dựng Thường xuyên đánh giá và sửa đổi các tiêu chuẩn theo yêu cầu Các tiêu chuẩn

thiết kế cập nhật có thể được tích hợp vào các quy trình mua sắm để phát triển CSHT,

tạo điều kiện cho các dự án có khả năng chống chịu với BĐKH đã được tích hợp.

+ Bảo hiểm cho CSHT giao thông nhằm chuyển hướng (ít nhất một phần) rủi ro

do tác động khí hậu từ chính quyền các thành phố Phí bảo hiểm có thể được bảo trì

thường xuyên đối với cơ sở hạ tầng hiện có và do đó có thể hoạt động như một động lực

để đảm bảo bảo trì thích hợp.

+ Đánh giá khả năng thích ứng của mạng lưới GTĐT trước hết để xác định các

điểm dễ bị tổn thương và sau đó là giám sát tiến độ và tính phù hợp của các biện pháp thích ứng, cũng như xác định các nhu cầu thích ứng mới Thực hiện kiểm tra mức độ an toàn đường bộ thường xuyên.

Báo cáo cũng đưa ra một số biện pháp kỹ thuật để thiết kế hệ thống GTĐT bền vững hơn, khả năng ứng phó với BĐKH cao hơn, đó là xây dựng phù hợp, phủ thêm

Trang 20

nhựa đường chống lún hoặc sử dụng bê tông nhiều hơn, tăng cường làm sạch và bảo trì đường, thay đổi thiết kế, thay đổi vật liệu theo hướng chống ăn mòn tốt hơn, xây dựng GTCC dựa trên đường sắt…

- Lixian Lin và các cộng sự đã có bài viết về “Model for Forecasting the Share of Different Modes in Urban Passenger Transport Based on Sustainable Development “(2010) [83] Bài báo đề xuất một mô hình tối ưu hóa vĩ mô nhằm dự báo tỷ trọng của các phương thức giao thông khác nhau trong các năm đặc trưng khác nhau một cách hợp lý và thúc đẩy tối đa sự PTBV của GTĐT Mô hình có lợi cho sự PTBV để dự báo tỷ trọng từ khía cạnh PTBV của kinh tế, xã hội và sinh thái Trên cơ sở mô hình tối ưu hóa vĩ mô này và xem xét các yếu tố chính ảnh hưởng đến cấu trúc giao thông đô thị , nghiên cứu xây dựng mô hình theo đường cong phân luồng khoảng cách để dự báo tỷ trọng xe đạp, đi bộ, GTCC , ô tô và xe máy Cuối cùng, một ví dụ thực tế được đưa ra để minh họa rằng các mô hình không chỉ khắc phục sự thiếu sót của mô hình truyền thống thường được xây dựng bằng cách chỉ xem xét một yếu tố Do đó, kết quả chỉ ra rằng mô hình chính xác hơn và khả thi hơn

- Tác giả Jeff Tyson trong “5 ways to help mayors build sustainable urban transportation” (2010) [76] đã khẳng định xây dựng các hệ thống GTBV và thân thiện với khí hậu ở các thành phố trên thế giới sẽ là nền tảng để đạt được các mục tiêu khí hậu Đặc biệt, tác giả đã đưa ra cách thức để xây dựng hệ thống giao thông thân thiện với môi trường Trong khi mỗi thành phố khác nhau và phải đối mặt với những thách thức độc đáo của riêng mình, các thành phố có thể học hỏi lẫn nhau và được truyền cảm hứng từ nhau Chính quyền cần tiếp cận kiến thức về các phương pháp vận chuyển thông minh và khí hậu thông minh mà họ có thể đưa vào thực tiễn Chuyển từ đầu tư đơn lẻ sang đầu tư quy hoạch tổng hợp Giao thông, năng lượng, đất đai và cơ sở hạ

tầng là tất cả các lĩnh vực liên quan và nuôi dưỡng lẫn nhau

- Cuốn sách: “An Introduction to Sustainable Transportation: Policy, Planning and Implementation” (Giới thiệu về GTBV: Chính sách, quy hoạch và áp dụng), 2010, của nhóm tác giả Preston L Schiller , Eric Bruun, Jeffrey R.Kenworthy [90] Trên cơ sở phân tích các loại hình phương tiện giao thông, theo các chức năng: sức chứa, tính thuận tiện, yêu cầu hạ tầng, hao tốn tài nguyên, ô nhiễm và chi phí,…Nhóm tác giả đề xuất chính sách phát triển GTĐT BV, các quy tắc hoạch định giao thông thích ứng với đặc điểm đô thị, trong đó GTCC vẫn là nền tảng chủ đạo nhằm hướng đến hệ thống GTĐT thông minh và PTBV.

- Nghiên cứu “Backcasting Assessment of Strategies for Efficiently Sustainable

Trang 21

Urban Transport Developments of Developing Cities” do Xuesong Feng và các cộng sự biên soạn năm 2010 [110] Trên quan điểm của cả tính bền vững và phát triển, bài báo đã thiết lập một khung phân tích dự báo ngược để đánh giá các chính sách giao thông và đô thị đối với sự phát triển của các thành phố đang phát triển trong tương lai Phương pháp dự báo ngược được đề xuất dựa trên một mô hình tích hợp mới được phát triển; và phương pháp phân tích biên giới ngẫu nhiên được áp dụng trong quá trình dự báo ngược để xác định hiệu quả môi trường của các ứng dụng chính sách toàn diện khác nhau Với sự phát triển GTĐT của Jabodetabek của Indonesia trong tương lai được nghiên cứu sử dụng khung dự báo ngược này, khẳng định rằng phương pháp dự báo ngược như vậy về cơ bản có thể đưa ra một biện pháp đánh giá hợp lý cho sự phát triển GTĐT bền vững và hiệu quả của các thành phố đang phát triển.

- Bài báo khoa học: “The Research on Practical Approach forUrban Transport Planning” (Nghiên cứu các phương pháp thực tế để quy hoạch GTĐT), tháng 12/2011, của tác giả Konishi Atsufumi - Giám đốc Phòng Hạ tầng kinh tế, Cục hợp tác Quốc tế Nhật Bản Bài báo thu thập, thống kê tài liệu các lĩnh vực có liên quan đến đề tài nghiên cứu từ các công trình nghiên cứu trước đó, hình thành công thức chiến lược phát triển dài hạn và trung hạn cho GTĐT, kết hợp kinh tế, xã hội, với giải pháp hình thành chiến lược phát triển GTĐT bền vững thông qua các đề án và công thức khai thác HTGT đô thị.

- S Boehler-Baedeker, Hueging H 2012 với nghiên cứu Giao thông đô thị và Hiệu quả năng lượng, Eschborn, Đức [93] đã đưa ra một số chiến lược để tăng hiệu quả sử dụng năng lượng trong lĩnh vực GTVT, đó là:

+ Hạn chế sự gia tăng hoạt động vận tải và giảm nhu cầu vận tải trong hiện tại; + Chuyển nhu cầu sang các phương thức vận tải hiệu quả hơn;

+ Nghiên cứu cải tiến, cải thiện các phương tiện và loại nhiên liệu đang được sử dụng.

Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng đưa ra một số chính sách và biện pháp sử dụng năng lượng hiệu quả như:

+ Chính quyền thành phố các các cấp lãnh đạo cần đưa ra các kế hoạch chiến lược phát triển không gian đô thị, mạng lưới đường giao thông cho các khu vực tái định cư; mở rộng các phương thức vận tải tiết kiệm năng lượng cao và nâng cao sức hấp dẫn của chúng, giảm phương tiện cá nhân

+ Khu vực tư nhân và chính quyền thành phố cần liên hệ chặt chẽ với các công

Trang 22

ty địa phương Nếu hệ thống giao thông công cộng địa phương do các công ty tư nhân vận hành, thì điều cần thiết là chính quyền thành phố phải hợp tác chặt chẽ với họ.

+ Để thiết lập giao thông hiệu quả năng lượng trên toàn quốc, chính phủ các quốc gia phải tạo điều kiện thuận lợi và hỗ trợ các sáng kiến của địa phương Sự cam kết của các chính phủ quốc gia là rất cần thiết, bởi vì các chiến lược, chương trình và luật pháp quốc gia là nền tảng cho các chính sách địa phương Chính quyền quốc gia có thể tác động đến ngân sách địa phương cho hệ thống giao thông.

Một chính sách đúng đắn để nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng trong hệ thống GTĐT đó là phải giải quyết được cả ba cấp độ của vận tải tiết kiệm năng lượng: hiệu quả của hệ thống, hiệu quả đi lại và hiệu quả của phương tiện Cần khuyến khích sử dụng các CSHT GTCC.

- Xinmin Huang và Lijuan Zheng trong nghiên cứu “Traffic Appraisal in Urban Areas Based on Sustainable Development” năm 2012 đã nói về việc ưu tiên phát triển GTCC, đây là một động thái quan trọng để xây dựng một xã hội tiết kiệm tài nguyên và thân thiện với môi trường Đó cũng là một khía cạnh quan trọng để xây dựng một xã hội hài hòa Trên cơ sở phân tích các vấn đề tồn tại trong GTĐT, bài báo đưa ra các nguyên tắc GTĐT và nội dung cơ bản của PTBV , đồng thời phân tích và thảo luận về chi phí GTĐT Cuối cùng, nó đưa ra một đề xuất về sự PTBV của GTĐT từ khái niệm lấy con người làm trung tâm [109]

- Linlin Wu và các cộng sự với nghiên cứu “Optimization of Regional Traffic Structure from the Perspective of Sustainable Development” (2013) [82] đã phân tích các chi phí ngoại ứng phát sinh từ việc sử dụng đất, tiêu thụ năng lượng, ô nhiễm môi trường, an toàn giao thông và các yếu tố khác của các phương thức vận tải khác nhau Bài báo này cũng thiết lập các mô hình chi phí xã hội dựa trên việc nội bộ hóa các chi phí bên ngoài Bằng cách so sánh các phương thức khác nhau về chi phí vận tải kinh tế, nó đề xuất một số khuyến nghị cho việc vận chuyển tối ưu hóa kết cấu nhằm đáp ứng yêu cầu tối đa hóa phúc lợi xã hội và làm cơ sở cho việc quy hoạch, điều chỉnh và hoạch định chính sách mạng lưới giao thông

- Bài báo khoa học: “Urban Transport and Traffic Management – For Sustainable Transport Development in Mysore City” (Quản lý GTĐT - Vì sự phát triển GTBV ở thành phố Mysore), Tạp chí Quốc tế kỹ thuật và ứng dụng công nghệ thông tin - Ấn Độ, tháng 3/2015, của tác giả Dr Harish M, công tác tại Trung tâm HTGT và QHĐT - Viện Khoa học Ấn Độ [73] Nghiên cứu có ý nghĩa thực tiễn trong bối cảnh giao thông tệ hại ở thành phố Mysore Tác giả khẳng định việc QHĐT không hợp lý đã

Trang 23

gây ra các hệ lụy như ùn tắc, thiếu bến bãi đỗ xe và chức năng giao thông khác, Cần có khung kế hoạch về công tác tổ chức giao thông nhằm giải quyết tình trạng trên Do vậy, giải pháp được đưa ra nhằm phát triển hệ thống GTĐT của Thành phố Mysore là xây dựng mạng lưới HTKT đặc biệt về giao thông nhằm thay đổi văn hóa giao thông trong đô thị: Sử dụng phương tiện GTCC thay cho phương tiện cá nhân đắt đỏ; Chuyển các trạm xe buýt ra khu vực ngoại ô; Xã hội hóa các bãi đỗ xe.

- Bài báo khoa học: “Integrating transport and land-use planning How steering cultures in local authorities affect implementation of integrated public transport and land-use planning” (Tích hợp quy hoạch giao thông và sử dụng đất Sự ảnh hưởng của nền văn hóa chính quyền địa phương đến quy hoạch giao thông và sử dụng đất), Tạp chí Nghiên cứu giao thông - 2015, của tácgiả Robert Hrelja - Viện Nghiên cứu giao thông và đường bộ Quốc gia Thụy Điển [92]

+ Bài báo phân tích việc quản lý và quy tắc của chính quyền địa phương trong việc áp dụng tích hợp quy hoạch giao thông và sử dụng đất, trên cơ sở phân tích các tình huống điển hình hai khu đô thị lớn ở Thụy Điển.

+ Tác giả khẳng định việc lập kế hoạch tích hợp đòi hỏi chính quyền địa phương phải có các quy định và cơ chế tạo sự đồng thuận giữa các nhà quản lý và nhân viên Điều này hy vọng sẽ tạo ra sự thống nhất chính trị, cơ sở tri thức, mục tiêu và các mối quan hệ làm việc nội bộ hiệu quả Tuy nhiên, tích hợp cần một thành phần quy định để đảm bảo thực hiện Hệ thống GTCC trong trường hợp này phải là mối liên kết với các lý thuyết và lý do chi phối việc ra quyết định và thực hành lập kế hoạch.

- Báo cáo tham luận: “Transferablity of sustainable urban transport solutions” (Giải pháp GTĐT bền vững), tại hội thảo Quốc tế Codatu: “Các thách thức về năng lượng, khí hậu và không khí: Vai trò của chính sách giao thông đô thị ở các nước phát triển”, năm 2015, của nhóm tác giả: Oliver Lah (Viện Wuppertal - Đức), Bernd Decker (Viện tư vấn Rupprecht - Đức), Karsten Marhold (Viện Polis - Bỉ), Gisela Mendez (Viện Embarq - Mexico), Maria Boile (Viện Certh/hit - Hy Lạp), Florian Kressler (Viện Austriatech - Áo), ChristopheRizet (Viện Ifsttar - Pháp) [85]

Các tác giả nhận định khi tốc độ đô thị hóa vượt mức, thì các đô thị phải đối mặt với nhiều thách thức về lĩnh vực GTVT nói chung, GTĐT nói riêng Hệ thống GTĐT có mối quan hệ chặt chẽ với kinh tế đô thị Do vậy, phát triển bền vững hệ thống GTĐT là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu trong quá trình phát triển kinh tế đô thị Theo đó, các tác giả đưa ra hệ thống giải pháp như: Phát triển mạng lưới GTCC; Hoàn thiện CSHTGT, logistics trong thành phố; Tích hợp quy hoạch và kế hoạch PTĐTBV.

Trang 24

- Dorina Pojani 1,* and Dominic Stead 2,*, / Published: 17 June 2015 Sustainable Urban Transport in the Developing World: Beyond Megacities, ISSN 2071-1050 www.mdpi.com/journal/sustainability [67] Trong bài báo này, dựa vào kinh nghiệm của sự phát triển GTBV của các quốc gia trên thế giới, tác giả nêu ra 9 sự lựa chọn về phát triển GTĐT BV: (1) CSHT đường bộ; (2) GTCC dựa trên đường sắt; (3) GTCC dựa trên đường bộ; (4) Sự hỗ trợ cho các phương tiện thô sơ; (5) các giải pháp công nghệ; (6) Chiến dịch tăng cường ý thức; (7) Cơ chế giá; (8) Hạn chế sử dụng xe; và (9) Quản lý việc sử dụng đất.

Trong những thập kỷ sau Thế chiến thứ hai, việc tăng quy mô và số lượng đường bộ (bao gồm cả cầu vượt và đường hầm) là giải pháp thường xuất hiện để giải quyết tắc nghẽn và các vấn đề đi lại trong đô thị khác Những năm gần đây, mọi người đã nhận ra rằng việc tăng công suất có thể dẫn đến nhu cầu lớn hơn do kết quả cả nhu cầu tự phát Nhu cầu tự phát là do sự chuyển đổi từ: (1) Khung giờ từ thấp điểm tới cao điểm; (2) các tuyến đường đi lại song song; và (3) giao thông công Kết quả là mức độ tắc nghẽn được giảm bớt và tiết kiệm được ít thời gian đi lại Nhưng đầu tư CSHT GTĐB cũng có tác động dài hạn bất lợi cho vấn đề tắc đường Do việc mở rộng đường làm cho việc sử dụng xe dễ hơn nên sẽ tạo ra những chuyến hành trình mới Hơn nữa, việc xây dựng đường bộ gây ảnh hưởng cho các khu vực đô thị được xây dựng dày đặc Trong nhiều trường hợp, việc phá hủy các tòa nhà và / hoặc không gian mở là cần thiết.

+ Giao thông công dựa trên đường sắt: Việc tăng đầu tư vào tất cả các loại hình giao thông công hứa hẹn thúc đẩy nền KT-XH đô thị ở những quốc gia đang phát triển Nhật Bản là ví dụ điển hình Hậu chiến tranh thế giới thứ 2, chính phủ Nhật đóng một vai trò quan trọng trong phát triển GTĐT thông qua việc áp dụng chính sách công nhằm giảm việc sử dụng phương tiện cá nhân và đầu tư vào hệ thống giao thông công Hệ thống GTĐT này đã giảm thiểu chi phí đi lại, ngăn cản sử dụng phương tiện cá nhân và khuyến khích sự tiết kiệm mặc dù quyết sách đưa ra vẫn thiếu sự quan tâm đến sự thoải mái của hành khách, đóng góp không nhỏ vào sự phát triển KT-XH của đất nước này.

+ Hệ thống giao thông công dựa trên đường bộ: GTCC đường bộ hiệu quả đóng góp cho sự phát triển KT-XH của các thành phố đang phát triển Đối với đa số người dân, giao thông công cộng trên đường bộ (xe buýt và xe vận chuyển hàng hóa) là phương tiện duy nhất giúp họ có việc làm, đi học và có cơ hội tiếp cận với các dịch vụ công Thật không may, tình trạng dịch vụ GTCC trên đường bộ hiện nay ở nhiều thành phố đang phát triển không đáp ứng đủ nhu cầu về di chuyển của người dân đô thị Dịch vụ xe bus không đáng tin cậy, không thuận tiện, không thoải mái thậm chí nguy hiểm

Trang 25

gây ra tắc đường, ô nhiễm không khí và tiếng ồn, thậm chí bạo lực trên các tuyến đường.Vậy nên đòi hỏi phải cải thiện chất lượng xe bus Xe bus nhanh (BRT) là phương tiện giao thông đại chúng được phát triển gần đây Kinh nghiệm trước đây cho thấy hiệu suất của BRT đạt được tốt nhất khi cạnh tranh khu vực tư nhân được kết hợp với sự giám sát mạnh mẽ của nhà nước Loại kế hoạch này nhìn chung là đáng mơ ước cho hệ thống giao thông công của những thành phố đang phát triển Để tránh phụ thuộc quá nhiều vào nhiên liệu hóa thạch, xe BRT có thể chạy bằng khí tự nhiên, điện hoặc nhiên liệu sinh học

+ Hỗ trợ cho người đi bộ và phương tiện thô sơ: Các nước Châu Âu và một số nước đang phát triển tại Châu Á đã xây dựng rất nhiều chính sách để khuyến khích người dân đi bộ ở cư ly ngắn, khuyến khích và phát triển một số phương tiện giao thông không phát thải như xe đạp, xích lô, xe điện, tàu điện

+ Giải pháp công nghệ: Nhiều loại xe khác nhau xe chở khách, xe tải hạng nặng, xe chở rác, xe ba bánh (chủ yếu ở các nước châu Á) và xe buýt có thể chạy bằng nhiên liệu thay thế bao gồm khí tự nhiên, điện và nhiên liệu sinh học Những nhiên liệu này, có thể được sản xuất từ bất kỳ nguồn năng lượng chính nào, bao gồm sinh khối, năng lượng gió và năng lượng mặt trời, năng lượng hạt nhân và nhiên liệu hóa thạch khử cacbon, tạo thành nhiên liệu thay thế sạch hơn so với dầu diesel và xăng Diesel sinh học có thể được sử dụng trong bất kỳ động cơ diesel nào mà không cần thay đổi trong khi ethanol, gas, hydro và điện chỉ có thể được sử dụng trong những chiếc xe được sản xuất đặc biệt hoặc có nhữngthay đổi phù hợp.

Cả Brazil và Argentina có hơn một nửa tổng số xe sử dụng khí gas tự nhiên trên thế giới, nhưng một số nước châu Á, nhất là Ấn Độ, Trung Quốc và Pakistan, cũng đã có sự tăng trưởng đáng kể về phương tiện khí đốt tự nhiên bắt đầu từ cuối những năm

1990 Một số nước cung cấp các ưu đãi tài chính cho người tiêu dùng nhiên liệu và

phương tiện khí đốt tự nhiên và cho các nhà cung cấp thiết bị của phương tiện nhiên liệu thay thế Giá bơm thấp hơn ít nhất 40% đến 60% so với giá xăng do quy định của chính phủ như thuế ưu đãi, giảm thuế đối với khí đốt tự nhiên hoặc thuế cao hơn đối với xăng và/hoặc nhiên liệu diesel thường được áp dụng tại Argentina, Brazil, Trung Quốc và Ấn Độ

+ Chiến dịch nâng cao ý thức: Ở các nước đang phát triển, các hoạt động chi phí thấp có tính khả thi và mang tính xây dựng hơn (ví dụ: ngày không có xe hơi, ngày đi xe đạp, ngày kiểm tra phương tiện miễn phí, lễ hội xe đạp, ngày đi xe hơi, ngày sử dụng phương tiện công cộng miễn phí Các hoạt động nâng cao nhận thức cộng đồng hiệu

Trang 26

quả đòi hỏi các cách tiếp cận mới lạ để người dân quan tâm hơn Ngoài ra, các chiến dịch phải thúc đẩy các ý tưởng cụ thể thay vì các khái niệm mơ hồ (ví dụ: tính BV vận chuyển nói chung) Kinh nghiệm cho thấy rằng các chiến dịch nâng cao nhận thức cộng đồng cần phải được nhắm mục tiêu và tích hợp trực tiếp Các hoạt động nâng cao nhận thức cộng đồng phải khuyến khích sự thay đổi trong các mô hình hiện có Ví dụ xe đạp phải là biểu tượng mang lại sức khỏe cho tương lai chứ không phải là loại xe chỉ dành cho người nghèo, xe ô tô là loại hình có chi phí cao, xe bus hiện đại và thoải mái, đi bộ là thể hiện sự dân chủ Quan trọng là phải lựa chọn hoạt động tuyên truyền phù hợp, phải chuyên nghiệp, sáng tạo và bền bỉ.

+ Cơ chế giá: Thậm chí là những người lái xe có ý thức về những ảnh hưởng tiêu cực của xe hơi lên khu vực đô thị, họ vẫn lựa chọn phương tiện này nếu không bị đánh phí Sự sẵn có của bãi đậu xe miễn phí hoặc phí thấp cũng làm tăng quyền sở hữu và sử dụng xe hơi và tăng lưu lượng truy cập tìm kiếm cho bãi đậu xe Duy trì giá nhiên liệu thấp - thông qua kiểm soát giá, hạn chế xuất khẩu hoặc số lượng, hoặc áp lực chính trị gây ra cho các công ty dầu mỏ - tạo ra một loạt tác động bất lợi khác Bao gồm sự phát triển của thị trường chợ đen, buôn lậu, pha trộn nhiên liệu, chuyển tiền bất hợp pháp, tổn thất tài chính lớn cho các nhà cung cấp nhiên liệu, suy thoái tinh chế và cơ sở hạ tầng khác, và thiếu hụt nhiên liệu cấp tính gây thiệt hại trên toàn nền kinh tế.

+ Giới hạn phương tiện: Các cơ chế định giá thường được coi là hiệu quả hơn các cách tiếp cận theo quy định vì chúng mang lại cho người dùng xe nhiều sự lựa chọn hơn, tăng doanh thu và có thể được điều chỉnh theo các điều kiện khác nhau Tuy nhiên các chính sách kiểm soát vẫn đóng vai trò quan trọng Luật pháp và các quy định liên quan đến việc sử dụng xuyên bao gồm các giới hạn sử dụng xe hơi dựa trên các tiêu chí nhất định, chẳng hạn như mức phát thải, độ ồn, trọng lượng xe, mức tiêu thụ nhiên liệu, công suất sử dụng theo thời gian ngày, tuần hoặc qui định số giờ được hoạt động trong nội đô Các chế tài khác bao gồm có qui định về giới hạn tốc độ và nơi đỗ xe Một số thành phố đang phát triển đã thử nghiệm phân phối hoặc cấm xe có chọn lọc, đạt được nhiều thành tựu hơn so với các thành phố phát triển Ví dụ, Bangkok đã nỗ lực hạn chế tất cả những chiếc xe mới được đăng ký sử dụng riêng trong những giờ không phải là cao điểm Ở Quảng Châu chỉ có xe máy đăng ký tại địa phương mới được phép lưu thông Nhiều thành phố khác của Trung Quốc đã hạn chế hoạt động của xe thương mại một cách chi tiết chưa từng thấy theo ngày, giờ và địa phương.

+ Kiểm soát sử dụng đất: Sự phát triển đô thị tích hợp thường gắn với những khoảng cách ngắn và mức độ sử dụng phương tiện cơ giới ít Vì vậy kiếm soát việc sử

Trang 27

dụng đất có ý nghĩa quan trọng trong hành vi đi lại Ở các thành phố nhỏ nói riêng, việc quản lý hình thái đô thị (hình dạng, kích thước, mật độ, cường độ, phân cấp, loại sử dụng đất và hỗn hợp, bố cục và loại hình tòa nhà, và không gian mở và xanh) giúp khắc phục những vấn đề GTĐT Tuy nhiên, có nhiều phức tạp trong mối quan hệ giữa giao thông và sử dụng đất do một loạt các biến thể về hình thức đô thị, mật độ, quản trị, kinh tế, kiểm soát phân vùng và năng lực thực thi, tồn tại ở các nước đang phát triển Sự lựa chọn tính BV phụ thuộc vào từng đặc điểm của mỗi thành phố.

- Zhang Yi và các cộng sự đã nghiên cứu về Mô hình phân tích sự PTBV của GTĐT dựa trên chính sách phương tiện vào năm 2015 [114] Một mô hình động lực học hệ thống (SD) về PTBV GTĐT được xây dựng với chính sách phát triển phương tiện được coi là yếu tố điều tiết Hơn nữa, một nghiên cứu thực nghiệm được thực hiện bằng cách sử dụng SD và tích hợp các yếu tố môi trường Kết quả cho thấy rằng:

(1) Sự can thiệp của chính sách ảnh hưởng đến các chỉ số về sở hữu phương tiện, tổng sản lượng quốc nội, tổng dân số và chỉ số ô nhiễm không khí;

(2) Những hạn chế nghiêm ngặt đối với phương tiện có thể giải tỏa ùn tắc giao thông một cách hiệu quả, giảm tỷ lệ phương tiện đi lại và các chuyến đi, và thúc giục mọi ngườichuyển từ phương tiện giao thông cá nhân sang phương tiện công cộng

Sự can thiệp của chính sách cũng cải thiện mức độ dịch vụ của phương tiện GTCC Tác động tiêu cực của phát triển GTĐT đối với môi trường có thể được giảm bớt Chính sách hạn chế sở hữu phương tiện nên được thực hiện Hơn nữa, cần nghiên cứu, phát triển và thúc đẩy các biện pháp tiết kiệm năng lượng hiệu quả và các công nghệ giảm phát thải để giảm tiêu thụ năng lượng và khí thải từ các phương tiện giao thông.

- Yancang Li và các cộng sự với nghiên cứu “Assessment of sustainable urban transport development based on entropy and unascertained measure” năm 2017 [112] đã xem xét các nhân tố tác động đến sự phát triển GTĐT, sau đó lựa chọn các chỉ số đánh giá toàn diện, đó là nhu cầu vận tải, chất lượng môi trường, phát triển kinh tế đô thị, mức độ tiêu thụ năng lượng và hệ thống đánh giá về phát triển GTĐTBV được đề xuất Theo quan điểm của các yếu tố ảnh hưởng khác nhau đến phát triển giao thông đô thị, trọng số chỉ số được tính toán thông qua phương pháp hệ số entropy Các phân tích định tính và định lượng được thực hiện theo điều kiện thực tế Sau đó, cấp đạt được bằng cách sử dụng tiêu chí công nhận bằng đáng tin cậy để từ đó xác định mức độ phát triển giao thông đô thị Cuối cùng, một phương pháp đánh giá toàn diện về phát triển GTĐT đã được đưa ra Thực tiễn áp dụng cho thấy phương pháp này có thể được sử

Trang 28

dụng hợp lý và hiệu quả để đánh giá toàn diện sự phát triển GTĐT.

- Scholz A & Telepak G, 2018 [96], trong nghiên cứu “Making Vienna smarter and more digitally connected, Intelligent transport” đã mô tả sự phát triển của hệ thống GTCC và cơ sở hạ tầng (CSHT) đi kèm của Vienna theo mô hình 'thành phố thông minh' Khi du khách nói về kinh nghiệm của họ ở Vienna, họ thường làm nổi bật mạng lưới tàu điện ngầm, xe điện và xe buýt cho phép hành trình nhanh chóng từ hoạt động này đến hoạt động khác Truy cập dễ dàng là nguyên tắc hướng dẫn trong việc tạo và quản lý hệ thống giao thông của Viennam và hiện được phản ánh ở mọi nơi, từ hệ thống đường dây đến tùy chọn đặt vé Một ví dụ là vé hàng năm 365 Euro, đã nhận được những đánh giá phổ biến với người Vienna Bởi vì các dịch vụ chạy trong khoảng thời gian gần - hầu hết thời gian và gần như tất cả các địa điểm - thời gian biểu chi tiết không phải lúc nào cũng được yêu cầu và vì vậy các phương thức truyền thống các dịch vụ thường vẫn đủ, chẳng hạn như hệ thống bản đồ.

- Izabela Sztangret (2020) với ấn phẩm “Systemic Sustainable Development in the Transport Service Sector” [74] đã nghiên cứu các khía cạnh của phát triển hệ thống giao thông bền vững Phân tích tài liệu cho thấy sáu khía cạnh của giao thông bền vững, được đại diện bởi các hành động cụ thể Đó là:

+ Khu vực A: Sử dụng nguyên liệu thay thế và công nghệ hệ thống truyền lực mới (bao gồm các biện pháp để phát triển CSHT cung cấp nhiên liệu thay thế, giảm giá nhiên liệu, thúc đẩy sản xuất phương tiện tạo các-bon thấp… );

+ Khu vực B liên quan đến việc giảm lượng nhiên liệu tiêu thụ truyền thống và khả năng điện động;

+ Khu vực C: Logistics vận tải, cần tối ưu hóa và đa phương thức vận tải và cạnh tranh thị trường đầy đủ;

+ Khu vực D: CSHT giao thông, liên quan đến việc giảm tắc nghẽn, hệ thống giám sát và kiểm soát GTĐT, hệ thống giao thông thông minh (ITS) trong GTĐT và thúc đẩy sự di chuyển thay thế của người dân và phương tiện giao thông

+ Khu vực E: Môi trường chính sách trong GTVT: các tiêu chuẩn về nhiên liệu, khí thải trong giao thông.

+ Khu vực F: Điều kiện làm việc an toàn trong lĩnh vực GTVT: an sinh xã hội người lao động, an toàn hành khách và hàng hóa…

- Tác giả E Babalik-Sutcliffe với nghiên cứu “Urban Planning for Sustainability: Ankara's Planning Experience in Creating Sustainable Urban Form and Transport”

Trang 29

(Quy hoạch đô thị bền vững : Kinh nghiệm lập kế hoạch của Ankara trong việc tạo ra hình thức đô thị bền vững và giao thông) [68] cho rằng hình thái đô thị, mô hình phát triển và mật độ ảnh hưởng đến nhu cầu sử dụng ô tô, và do đó quy hoạch đô thị là một công cụ chính trong việc giải quyết các vấn đề GTVT Các cuộc tranh luận về PTBV ủng hộ luồng tư tưởng này, nhấn mạnh hình thức đô thị thích hợp nhất để tạo ra các hệ thống GTĐT bền vững Bài báo này đánh giá hiệu quả của các phương pháp lập kế hoạch, tập trung vào kinh nghiệm lập kế hoạch của Ankara, thủ đô của Thổ Nhĩ Kỳ Một số kế hoạch được đưa ra như tăng cường công tác quản lý đô thị , tổ chức đô thị với mật độ cao hơn và đa dạng trong phát triển, thay thế cho phát triển đô thị mật độ thấp hơn hiện hành

- Ramboll và Bruun Communication với nghiên cứu “Đóng góp của Vận tải đường bộ đối với sự bền vững và phát triển kinh tế” năm 2020 [91] đã đưa ra quan điểm “Trong một thế giới có nguy cơ BĐKH, khan hiếm tài nguyên và nhiều thách thức khác, PTBV là một điều bắt buộc” Báo cáo đã giới thiệu các tài liệu và nghiên cứu đã biết nhằm nhấn mạnh những điểm chính, đồng thời đề cập đến một loạt các cuộc phỏng vấn với các bên liên quan chính và những người có ảnh hưởng từ ngành vận tải đường bộ Các cuộc phỏng vấn này chuyển thành các nghiên cứu điển hình có giá trị từ cả các quốc gia có thu nhập cao, trung bình và thấp và chúng là những minh chứng cho thấy đường bộ đóng góp tích cực như thế nào đối với các thách thức địa phương, quốc gia và quốc tế cũng như cách các dự án liên quan đến đường bộ đạt được các mục tiêu chiến lược Mặc dù các thách thức có thể khác nhau, nhưng nhu cầu về CSHT đường bộ là không đổi và là trụ cột cơ bản cho việc di chuyển CSHT được xây dựng và duy trì tốt cho phép các chức năng xã hội quan trọng luân chuyển và tương tác giữa các lĩnh vực, ranh giới nhân khẩu học và biên giới quốc gia.

Các nghiên cứu về GTĐT bền vững được xem xét gắn với hiệu quả KT-XH của các yếu tố bền vững, phù hợp với quan điểm PTĐTBV, đảm bảo sự PTBV GTĐT.

1.2 Các nghiên cứu trong nước

1.2.1 Nghiên cứu về phát triển bền vững

- Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã thực hiện cam kết quốc tế về mục tiêu

PTBV đất nước, Chính phủ đã thông qua "Định hướng chiến lược PTBV ở Việt Nam"

(Chương trình nghị sự 21 của Việt Nam) [5] Trong đó xác định mục tiêu PTBV, đề ra

các chiến lược, kế hoạch PTBV, phát triển KT-XH song hành với BVMT và gắn chặt với BVMT, bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên, duy trì sự đa dạng sinh học.

- Giai đoạn năm 2011-2020, Chính phủ đề ra chiến lược phát triển thông qua

Trang 30

Quyết định số 432/QGG-TTg ngày 12/4/2012 [5] Trong đó xác định sự bình đẳng của mọi người dân trong xã hội, thông qua quyền được tham gia đóng góp ý kiến, quyền được hưởng các nguồn lực chung Muốn làm được điều đó, cần phải ổn định kinh tế vĩ mô, phát triển KT-XH gắn liền với công bằng xã hội và BVMT Cần khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên, đưa ra các giải pháp đề phòng BĐKH, bên cạnh đó, cần đề cao sự tham gia của cộng đồng vào quá trình phát triển đất nước.

- Tại Quyết định số 622/QĐ-TTg ngày 10/5/2017 đã đưa ra kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự PTBV [6] Trong đó đã đề ra 17 mục tiêu PTBV với 115 mục tiêu cụ thể Nhằm cụ thể hóa các mục tiêu, chỉ tiêu về PTBV, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 681/QĐ-TTg ngày 04 tháng 6 năm 2019 về lộ trình thực hiện các mục tiêu PTBV Việt Nam đến năm 2030 Trong đó nêu rõ, “lấy yếu tố con người là trung tâm của PTBV Phát huy tối đa nhân tố con người với vai trò là chủ thể, nguồn lực chủ yếu và là mục tiêu của PTBV; đáp ứng ngày càng đầy đủ hơn nhu cầu vật chất và tinh thần của mọi tầng lớp nhân dân; xây dựng đất nước giàu mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh; xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ và chủ động hội nhập quốc tế để PTBV đất nước PTBV là yêu cầu xuyên suốt trong quá trình phát triển đất nước; kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hòa giữa phát triển kinh tế với phát triển xã hội và bảo vệ tài nguyên, môi trường, bảo đảm quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội PTBV là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân, các cấp chính quyền, các Bộ, ngành và địa phương, các cơ quan, doanh nghiệp, đoàn thể xã hội, các cộng đồng dân cư và mỗi người dân.”

- Trong Nghị quyết về PTBV (Nghị quyết số 136/NQ-CP ngày 25/9/2020) [7], có nêu rõ sự phát triển KT-XH BV song song với BVMT, sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên và chủ động ứng phó với BĐKH; đề cao quyền lợi của người dân; xây dựng một xã hội Việt Nam hòa bình, thịnh vượng, công bằng, văn minh và BV Nghị quyết đã đưa ra các mục tiêu PTBV đến năm 2030.

Bảng 1.1 Mục tiêu PTBV đến năm 2030 của Việt Nam

1 Xóa bỏ tình trạng đói nghèo.

2 Khuyến khích phát triển nông nghiệp BV

3 Nâng cao chất lượng sức khỏe, quan tâm phúc lợi của mọi người dân ở mọi lứa tuổi.

Trang 31

STTNội dung

4 Nâng cao chất lượng giáo dục, tạo điều kiện học tập cho mọi đối tượng 5 Đề cao quyền bình đẳng giới.

6 Bảo vệ tài nguyên nước và hệ sinh thái BV.

7 Sử dụng nguồn năng lượng bền vững, đảm bảo chi phí ổn định đối với người dân.

8 Phát triển kinh tế BV; đáp ứng đủ nhu cầu về việc làm cho người dân 9 Đáp ứng yêu cầu về CSHT BV.

10 Giảm dần và xóa bỏ sự bất bình đẳng trong xã hội.

11 Phát triển đồng bộ, giảm khoảng cách giữa thành thị - nông thôn 12 Phát triển cung – cầu một cách BV

13 Đưa ra các kế hoạch hành động nhằm chống lại BĐKH và các thiên tai 14 Giữ gìn và bảo vệ tài nguyên biển và đại dương một cách BV.

15 Bảo tồn và phát triển đa dạng hệ sinh thái cũng như tài nguyên rừng và đất đai.

Xây dựng một xã hội dân chủ, công bằng, văn minh vì sự PTBV Áp dụng các chính sách quản lý hiệu quả, khuyến khích sự tham gia của các cấp chính quyền và người dân.

17 Tăng cường hợp tác trên toàn cầu vì sự PTBV.

- “Đại hội Đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ XI, trên cơ sở kiểm điểm 5 năm thực hiện nghị quyết Đại hội X, nhìn lại 10 năm thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001 - 2010 và 20 năm thực hiện Cương lĩnh 1991, Đại hội cũng đã rút ra 5 kinh nghiệm quan trọng liên quan đến PTBV và khẳng định: Phát triển nhanh phải gắn với PTBV, PTBV là yêu cầu xuyên suốt trong chiến lược.”

- Trong mục 4, Điều 3, Luật BVMT, PTBV được đưa ra như sau: “PTBV là phát triển đáp ứng được nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó của các thế hệ tương lai trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, bảo đảm tiến bộ xã hội và BVMT” Định nghĩa này đã tổng hợp những

Trang 32

yêu cầu cơ bản nhất của PTBV, phù hợp với thực tiễn tại Việt Nam hiện nay.

Đây là định nghĩa có tính tổng quát, nêu bật những yêu cầu và mục tiêu trọng yếu nhất của PTBV, phù hợp với điều kiện và tình hình ở Việt Nam.

- Bài báo khoa học của GS.TSKH Phạm Ngọc Đăng [13], “PTBV về mặt môi trường ở Việt Nam: Thành tựu, thách thức hiện tại và định hướng trong thời gian tới” đề cập đến việc lồng ghép BVMT với phát triển KT-XH, hài hòa phát triển trên ba mặt KT-XH-MT ở Việt Nam còn chưa sâu rộng, còn coi nhẹ PTBV về mặt môi trường Tuy nhiên, tác giả cũng nêu bật lên việc PTBV tại Việt Nam đang đi đúng hướng và ngày càng có hiệu quả và có chiều sâu hơn Đặc biệt là việc xây dựng các cơ chế chính sách ngày càng được hoàn thiện Các tổ chức quản lý môi trường ngày càng được phát triển, tăng cường dẫn đến các hoạt động ngăn ngừa, giảm thiểu ô nhiễm, cải thiện môi trường ngày càng có hiệu quả hơn, đầu tư ngân sách cho công tác BVMT tăng lên.

- Trong ấn phẩm “PTBV ở Việt Nam trong bối cảnh mới của toàn cầu hoá, hội nhập quốc tế và BĐKH” của Ngô Thắng Lợi, Vũ Thành Hưởng (2015), NXB Chính trị quốc gia cũng đã tiếp cận PTBV trong giai đoạn mới của Việt Nam khá đầy đủ, [22] Nhóm tác giả xây dựn lý thuyết về PTBV, bao gồm quan niệm về PTBV; vấn đề toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế và BĐKH với PTBV; quan niệm về nội hàm và tiêu chí đánh giá PTBV tại một số quốc gia trên thế giới Đồng thời tác giả còn đề cập đến kinh nghiệm quốc tế về mô hình PTBV ở Hàn Quốc, Nhật Bản, Nam Phi và đề xuất quan niệm, nội hàm, tiêu chí đánh giá PTBV ở Việt Nam.

- Tác giả Phạm Thị Thanh Bình (2016) trong bài nghiên cứu về “PTBV ở Việt Nam: Tiêu chí đánh giá và định hướng phát triển” [34] cũng nhấn mạnh: “PTBV là một phương thức phát triển tổng hợp đa ngành, liên ngành, thành chương trình hành động với nhiều tiêu chí ngày càng được cụ thể và rõ nét PTBV, mang tính tất yếu và là mục tiêu cao đẹp của quá trình phát triển Kinh tế càng tăng trưởng thì tình trạng khan hiếm các loại nguyên nhiên liệu, năng lượng do sự cạn kiệt các nguồn tài nguyên không tái tạo được càng tăng thêm, môi trường thiên nhiên càng bị hủy hoại, cân bằng sinh thái bị phá vỡ, thiên nhiên gây ra những thiên tai vô cùng thảm khốc Quan niệm về PTBV dần được hình thành từ thực tiễn đời sống xã hội và có tính tất yếu Về nguyên tắc, PTBV là quá trình vận hành đồng thời ba bình diện phát triển: kinh tế tăng trưởng BV, xã hội thịnh vượng, công bằng, ổn định, văn hoá đa dạng và môi trường được trong lành, tài nguyên được duy trì BV” Tác giả cũng chỉ ra ba tiêu chí đánh giá PTBV: “Thứ nhất, PTBV về kinh tế là phát triển nhanh và an toàn, chất lượng; Thứ hai, PTBV về xã hội được đánh giá bằng các tiêu chí, như HDI, hệ số bình đẳng thu nhập, các chỉ tiêu về

Trang 33

giáo dục, y tế, phúc lợi xã hội, hưởng thụ văn hóa; Thứ ba, PTBV về môi trường là khi sử dụng các yếu tố tự nhiên đó, chất lượng môi trường sống của con người phải được bảo đảm.”

- Hoàng Đình Cúc trong nghiên cứu “PTBV ở Việt Nam: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn” (2017) [15] đã luận chứng để làm rõ việc áp dụng chiến lược PTBV tại Việt Nam trong một số giai đoạn Qua phân tích một số quan niệm về PTBV, tác giả đã tổng kết lại “PTBV bao gồm ba chiều cạnh (hay nhằm đến 3 mục tiêu) chủ yếu: tăng trưởng kinh tế, BVMT và công bằng xã hội Nói cách khác, PTBV là sự phát triển trong đó bảo đảm kết hợp hài hoà giữa mục tiêu kinh tế, mục tiêu xã hội và mục tiêu BVMT.” Theo tác giả, ngoài những kết quả đã đạt được, chúng ta gặp một số hạn chế trong tiến trình phát triển đất nước Đó là: 1/ Nền kinh tế có sự tăng trưởng nhưng chưa thật sự BV; 2/ Chưa thực hiện thật tốt việc kết hợp phát triển KT-XH với công bằng, bình đẳng; 3/ Tổn hại về môi trường và cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên Cuối cùng, tác giả đã đưa ra một số biện pháp nhằm góp vào việc giải quyết một cách hiệu quả những vấn đề đặt ra nêu trên.

1.2.2 Nghiên cứu phát triển đô thị bền vững

- Ngô Thắng Lợi (2010), “Đô thị hóa Hà Nội nhìn từ khía cạnh PTBV, KYHTKHQT: PTBV thủ đô Hà Nội”, [19] Trong bài viết tác giả đã nêu bật lên những thành công của quá trình ĐTH của Hà Nội Đồng thời tác giả cũng đã phân tích những khía cạnh thiếu BV trong ĐTH Hà Nội Tiến trình ĐTH đã gặp một số bất cập như ĐTH không theo kịp xu hướng phát triển hiện đại và BV; thiếu nguồn nhân lực trong quá trình phát triển; chưa đáp ứng các yêu cầu về CSHT đô thị; ô nhiễm môi trường ngày càng trở nên nghiêm trọng Tác giả cũng đã đưa ra những quan điểm, mục tiêu và giải pháp nhằm giải bài toán về ĐTH Hà Nội.

- Đỗ Hoài Nam chủ biên (2015), PTĐTBV Các cách tiếp cận phương pháp luận, liên ngành và thực tiễn, NXB Trí Thức [10] Cuốn sách tập hợp các bài tham luận của các tác giả về PTĐTBV dưới nhiều góc độ nhìn nhận khác nhau như lịch sử, văn hóa, KT-XH, môi trường Ngoài ra, các tác giả còn trình bày một số các tham luận về xây dựng, quy hoạch đô thị BV

- Phạm Sỹ Liêm (2016), “ĐTH ở Trung Quốc - Bài học kinh nghiệm PTBV cho Việt Nam” [33] đã đi sâu đánh giá quá trình ĐTH của Trung Quốc Quá trình này bao gồm 4 giai đoạn “Trong những năm 1978~2012, tỷ lệ đô thị hóa Trung Quốc bình quân tăng 1,01% mỗi năm Từ đó đến nay, trước sau có khoảng 500 triệu nông dân đã nhập cư đô thị Đến cuối năm 2014, tỷ lệ đô thị hóa Trung Quốc đạt 54,7% và nếu mỗi năm

Trang 34

tăng thêm 1% thì đến năm 2020 tỷ lệ đó sẽ vượt mức 60% Trong quá trình này, Trung Quốc đã gặp phải không ít những thách thức Nghiên cứu những thành công và thách thức của Trung Quốc, tác giả đã rút ra bài học kinh nghiệm về ĐTHBV cho Việt Nam trên cả 3 khía cạnh PTBV là KT - XH - MT.”

- Lê Hồng Kế “Phát triển hệ thống đô thị quốc gia BV” [16], đã đưa ra khái niệm về PTĐTBV Trên cơ sở nguyên lý PTBV, quan điểm về PTĐTBV được miêu tả là “mối quan hệ hữu cơ, mật thiết giữa: A) Kinh tế đô thị; B) Văn hóa xã hội đô thị; C) Môi trường - Sinh thái đô thị; D) Cơ sở hạ tầng đô thị và E) Quản lý đô thị” Đồng thời, nghiên cứu của tác giả cũng đưa ra các tiêu chí PTĐTBV Tác giả cũng so sánh và phân tích sự PTBV tại một số thành phố lớn ở nước ta như Hà Nội, TPHCM, Đà Nẵng, Huế

- Theo TS.Trịnh Văn Chính chủ nhiệm bộ môn quy hoạch Giao thông - Khoa Công trình Trường Đại học GTVT TP.HCM PTĐTBV cần phải phải phát triển GTCC và chống ùn tắc giao thông PTĐTBV cần chú trọng phát triển GTCC, chống ùn tắc, đảm bảo đáp ứng đủ diện tích đất dành giao thông; bên cạnh đó, khuyến khích sử dụng các phương thức giao thông hiện đại, văn minh để giảm thiểu ô nhiễm trong đô thị “Đảm bảo quỹ đất dành cho GTĐT đến 2020 phải đạt 15 - 25% tổng diện tích đô thị bao gồm cả giao thông tĩnh và động, xây dựng hệ thống vận tải khối lượng lớn cho thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, bao gồm tàu điện mặt đất, đường sắt trên cao, tàu điện ngầm.” [40]

1.2.3 Nghiên cứu về phát triển giao thông vận tải bền vững

- Nghiên cứu “Phát triển GTVT BV luôn gắn bó mật thiết với công tác BVMT” (2010) của TS Chu Mạnh Hùng [42] đã nhấn mạnh đến yếu tố môi trường trong phát triển GTVT BV Các hoạt động về quy hoạch GTVT; bảo trì bảo dưỡng hệ thống GTVT và cả các phương tiện giao thông; xử lý và kiểm soát chất thải từ các phương tiện GTVT

- Nghiên cứu “Hợp tác công tư trong đầu tư phát triển CSHT giao thông” của PGS.TS Nguyễn Hồng Thái (2010) [28] Bài báo đã đưa ra lý luận về vao trò của Nhà nước trong việc nâng cao khả năng hợp tác giữa Nhà nước và các tổ chức tư nhân trong vấn đề đầu tư phát triển CSHT giao thông Việt Nam Nhà nước cần cải thiện hành lang pháp lý sao cho rõ ràng, dễ hiểu và phù hợp với từng giai đoạn của dự án công trình giao thông Nghiên cứu đã đề cập đến một khía cạnh quan trọng, ảnh hưởng tới sự phát triển của GTĐB tại Việt Nam, đó là thể chế chính sách nhà nước

- Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) và UBND Tp Hồ Chí Minh phối

Trang 35

hợp thực hiện “ Quy hoạch tổng thể và Nghiên cứu khả thi về GTĐT khu vực TP HCM (HOUTRANS) (2004)” nhằm xây dựng Chiến lược dài hạn về GTĐBĐT để đảm bảo khả năng đi lại và tiếp cận của người dân thông qua việc thực hiện những biện pháp và hành động cụ thể để đạt được mức dịch vụ GTĐT mong đợi Kết quả đã đưa ra Quy hoạch tổng thể về hệ thống CSHT GTĐB đô thị toàn diện cho khu vực TP Hồ Chí Minh; Xây dựng Kế hoạch hành động ngắn hạn trên cơ sở Quy hoạch tổng thể đã xây dựng và tiến hành nghiên cứu khả thi đối với các dự án ưu tiên được chọn; Tiến hành chuyển giao công nghệ về chuẩn bị cơ sở dữ liệu, lập mô hình và xây dựng quy hoạch cho Việt Nam trong quá trình tiến hành nghiên cứu.

- JICA và Ủy ban nhân dân (UBND) TP Hà Nội thực hiện “Chương trình phát triển đô thị tổng thể thủ đô Hà Nội – HAIDEP (2006)” nhằm phát triển hệ thống CSHT GTVT thống nhất với các quy hoạch phát triển khác, đặc biệt là quy hoạch phát triển đô thị, quy hoạch phân bố dân cư, quy hoạch phát triển các công trình công cộng, v.v…; Chương trình đã xây dựng lộ trình thực hiện hợp lý cho từng năm và cho cả giai đoạn 5 năm nhằm giải quyết các vấn đề cấp bách trong đầu tư phát triển GTVT Tuy nhiên, cách tính và ước lượng vốn đầu tư có nhiều điểm cần điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với thực tế Do đây là nghiên cứu tổng thể phát triển đô thị nên mối quan hệ giữa các chỉ tiêu phát triển vận tải hành khách công cộng, vận tải hàng hóa thông qua với vốn đầu tư cho phát triển CSHT GTĐB đô thị Hà Nội chưa được nghiên cứu.

- Nghiên cứu “PTBV hệ thống GTVT ở Việt Nam (VITRANSS II)” (2010) được thực hiện bởi JICA Đây này là báo cáo tổng hợp đầu tiên về PTBV hệ thống GTVT Việt Nam, bước đầu đã đưa ra các tiêu chí PTBV hệ thống GTVT Trong đó, các tiêu chí bao gồm: Sự gắn kết giữa các phương thức vận tải ở cấp Quốc gia, quốc tế; Xây dựng các chiến lược tăng trưởng và xóa đói giảm nghèo; Các báo động về vấn đề môi trường; Cải thiện công tác phối hợp giữa các dự án địa phương và quốc gia; Mở rộng đầu mối giữa giao thông liên tỉnh và đô thị; Khuyến khích mô hình PPP/PSP và tăng khả năng thu hồi vốn; Nâng cao năng lực quản lý [9]

- Nghiên cứu “Phát triển KCHT giao thông đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam” là đề tài luận án Tiến sĩ của tác giả Trần Minh Phương năm 2012 [38] Tác giả đã nhấn mạnh vai trò của công tác quy hoạch trong phát triển GTVT Việt Nam Qua đó, đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng công tác quy hoạch thong qua xây dựng Luật Quy hoạch, thành lập Ủy ban Giám sát quy hoạch; chú trọng quy trình đấu thầu và lựa chọn nhà thầu

- Đề tài Luận án Tiến sĩ “Nghiên cứu mô hình tác động của mạng lưới GTĐB

Trang 36

đến phát triển KT-XH của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ” của Bùi Thị Hoàng Lan năm 2012 [3] Tác giả đã đưa ra các tiêu chí đánh giá sự tác động của GTĐB đối với phát triển KT-XH Việt Nam Đi sâu nghiên cứu các tiêu chí cụ thể như: chi phí vận chuyển; tỷ lệ đường đạt tiêu chuẩn/ tổng đường (%); thời gian di chuyển; mật độ mạng lưới GTĐB (km đường/dân số, km đường/diện tích); khả năng tiếp cận GTĐB

- “Mô hình PPP – Lời giải về vốn cho đầu tư GTVT” trên trang báo điện tử của Chính phủ cũng đã nhấn mạnh sự khó khăn về vốn đầu tư trong phát triển GTVT, bởi nguồn vốn NSNN ngày càng hạn hẹp Bài toán về vốn là vấn đề nan giải đối với phát triển HTGT, nhất là khi không tìm ra phương pháp quản lý tốt cùng với những mô hình thu hút nguồn lực xã hội phù hợp Mô hình hợp tác công tư được xem là giải pháp hữu hiệu, tuy nhiên, Nhà nước đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy mô hình này [8]

- WB với “Bài báo cuối cùng về Đánh giá khung tài trợ cho KCHT địa phương ở Việt Nam” đã phân tích những vấn đề thực tiễn về “đổi đất lấy hạ tầng” Đây được xem như một cơ chế tài chính tại các thành phố lớn và trở thành nguồn vốn chính trong đầu tư KCHT Tuy nhiên, phương thức này có hạn chế đó là không minh bạch trong quá trình định giá đất, mặt khác, đất đai hữu hạn và giá cả khác nhau, bên cạnh đó, khu vực tư nhân cũng hạn chế trong việc phát triển KCHT [51]

1.2.4 Nghiên cứu về phát triển giao thông đô thị theo hướng bền vững

- Viện Chiến lược và phát triển GTVT, với đề tài cấp bộ “Nghiên cứu PTBV KCHT giao thông ở Việt Nam (2009)” [44] Trong bài viết đã nêu lên để PTBV KCHT giao thông ở Việt Nam cần: phát triển GTVT đi đôi với BVMT; phát triển KT - XH phải luôn song hành trong việc BVMT Bên cạnh đó cần phải có giải pháp để bảo vệ chất lượng môi trường nước, không khí cũng như đưa ra các chính sách hợp lý trong giai đoạn giải phóng mặt bằng Ngoài ra, trong đề tài còn nêu ra “việc thành lập quỹ đường bộ qua các nguồn thu thuế nhiên liệu sử dụng đối với phương tiện giao thông”; “phí và tiền phạt đối với xe quá khổ quá tải”.

- Nghiên cứu của Trịnh Văn Chính về “PTĐTBV: Cần phát triển GTCC, chống ùn tắc” (2010) đã chú trọng giải pháp PTĐTBV từ hệ thống giao thông công cộng Tác giả khẳng định phát triển GTCC là quá trình phát triển nhiều năm, gắn với PTĐTBV Do đó, cần thực thi nhiều giải pháp, quy hoạch phát triển GTCC [40]

- Tác giả TS Lý Huy Tuấn và ThS Cao Thị Thu với tác phẩm “Chiến lược và phát triển GTVT BV về mặt môi trường” (2010), [17] Bài báo đã đưa ra vấn đề giữa triển GTVT BV và môi trường Đó là hàng loạt các hệ luỵ của GTVT ảnh hưởng không

Trang 37

nhỏ đến môi trường và hệ sinh thái Ngoài ra, chất lượng GTVT còn là một tác nhân gây nên hiện tượng ùn tắc giao thông trong đô thị Để PTBV GTVT, cần có sự liên kết giữa quy hoạch GTVT và quy hoạch môi trường.

- Hội thảo quốc tế (2010) tại Hà Nội, chào mừng kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội, do Hội Khoa học kỹ thuật cầu đường Việt Nam phối hợp với Sở GTVT Hà Nội Hội Cầu đường Hà Nội tổ chức diễn Trong hội thảo 10 tham luận của các: Đại diện Liên đoàn đường bộ quốc tế (IRF); Bộ Xây dựng; Bộ Tài nguyên và Môi trường; Bộ Kế hoạch và Đầu tư; WB; ADB; JICA; TEDI; Hiệp hội Cầu đường Tứ Xuyên; Ban QLDA đầu tư phát triển GTĐT Hà Nội; Ban QLDA đường sắt đô thị Hà Nội… đã nói về việc PTBV GTĐT Hà Nội trên các lĩnh vực quy hoạch giao thông đồng bộ gắn với BVMT và bảo đảm an toàn GTĐT; hoàn thiện KCHT GTĐT và các loại hình dịch vụ vận tải, trong đó coi trọng vận tải công cộng mà trước mắt do điều kiện nguồn vốn có hạn, cần phát triển loại hình vận tải khách bằng xe buýt có sức chở lớn, tốc độ nhanh chạy trên các đường dành riêng (BRT); xúc tiến việc phát triển phương tiện vận tải bánh sắt đô thị; cần huy động tư nhân tham gia phát triển GTĐT theo hình thức hợp tác công – tư (PPP)…

- Nghiên cứu “Bàn về các giải pháp phát triển GTĐT BV – GTĐT xanh ở nước ta (2010)” của GS.TSKH Phạm Ngọc Đăng [12] Bài báo đã thống kê số liệu về mức độ ô nhiễm ở Việt Nam từ quá trình phát triển GTVT Một số lý do được đưa ra đó là do tốc độ gia tăng nhanh của phương tiện giao thông cá nhân trong đô thị Để giảm thiểu việc này cần thiết phải khuyến khích người dân sử dụng GTCC, hoặc các phương tiện thân thiện với môi trường hơn như đi xe đạp, xe điện, đi bộ

- Trong Dự án nghiên cứu “Tương lai của các siêu đô thị” (do Bộ KH và GD Đức tài trợ) đã khảo sát, nghiên cứu 6 thành phố lớn, gồm: Gauteng (Nam Phi), Tehran-Karaji (Iran), TP HCM (Việt Nam), Hyderabad (Ấn Độ), Heifei và Shenyang (Trung Quốc) vào năm 2011

Để đạt được một hệ thống GTVT BV, cần hạn chế sử dụng ô tô, phát triển các chuyến đi cự ly ngắn Thiết kế đường phố cần hướng đến các phương thức giao thông chậm là xe đạp và đi bộ Các thành phố cần phải cung cấp đầy đủ các hệ thống giao thông công cộng với năng lực vận chuyển lớn, giá cả phù hợp và mạng lưới đủ dày để khoảng cách giữa các trạm hoặc các nhà ga dưới 500 m Để đạt được điều đó cần thực hiện bằng sự kết hợp giữa xe buýt, xe buýt nhanh và hệ thống tàu điện Song song với đó, các thành phố cần xem xét bổ sung các loại hình giao thông phi chính thống, phương tiện vận tải bán công cộng có tính linh hoạt cao Các chính sách mềm như các

Trang 38

chiến dịch cung cấp thông tin, khuyến khích sử dụng các phương tiện chạy bằng năng lượng điện, pin…, hạn chế ô tô cá nhân cũng cần được các thành phố quan tâm, xem như một phần tích hợp của các giải pháp vận chuyển trong tương lai.

- Đặng Trung Thành, với đề tài: “Nghiên cứu PTBV cơ sở HTGT vùng Đồng bằng Sông Cửu Long” (2012) [41] Đề tài đã đưa ra các điều kiện để PTBV cơ sở HTGT vùng, điển hình là “Quy hoạch cơ sở HTGT vùng” Bên cạnh đó tác giả còn nêu ra một số biện pháp trong giai đoạn giải phóng mặt bằng; Thành lập quỹ đường bộ; Hoàn thiện công tác quy hoạch trong đó quy hoạch “liên ngành” cần được ưu tiên thực hiện.

- Đề tài “Phát triển kết cấu HTGT vùng đồng bằng Sông Hồng đến năm 2030 theo hướng hiện đại” của tác giả Đỗ Đức Tú (2012) [42] Trong luận án, tác giả đề cập muốn phát triển kết cấu HTGT theo hướng hiện đại cần phải tuân thủ một số nguyên tắc như: sự đồng bộ; ưu tiên phát triển và có định hướng lâu dài Ngoài ra tác giả cũng đưa ra các giải pháp nhằm phát triển kết cấu HTGT đồng bằng Sông Hồng đến năm 2030 theo hướng hiện đại Đặc biệt chú ý đến sự phối hợp quản lý giữa các cấp/ban/ngành nhằm tăng hiệu quả quy hoạch

- Nghiên cứu về “Một số vấn đề về phát triển và kết nối GTĐB phục vụ PTBV vùng Tây Bắc” của TS Hoàng Quốc Long - Học viện Kỹ thuật Quân sự, đăng tải trên tạp chí GTVT, 2016 [44] Bài báo đã trình bày nội dung một trong những nhân tố quyết định đến PTBV của vùng Tây Bắc là sự PT của hệ thống HTGT, đặc biệt là hệ thống GTĐB; thực trạng công tác quy hoạch và xây dựng GTĐB vùng Tây Bắc; các kết quả đạt được trong việc xây dựng hệ thống GTĐB vùng Tây Bắc; đưa ra một chính sách đặc biệt để xây dựng hệ thống đường đảm bảo tính kết nối giữa các hệ thống giao thông theo quy hoạch để phát triển đồng đều các loại hình vận tải và phát triển kinh tế BV.

- Tác giả Phạm Hoài Chung với đề tài Luận án Tiến sĩ “Nghiên cứu đầu tư phát triển CSHT GTĐBĐT” (2016) của trường Đại học GTVT Tác giả đã đưa ra một số lý luận về PTBV CSHT GTĐBĐT như nguyên tắc PTBV CSHT GTĐBĐT, các đặc điểm đầu tư và các nguồn vốn đầu tư phát triển CSHT GTĐBĐT… Kết quả luận án đã xây dựng được bộ chỉ tiêu đánh giá mức độ đầu tư PTBV CSHT GTĐBĐT, cùng với các giải pháp về quy hoạch, vốn đầu tư, nhân lực đầu tư cho sự PTBV của CSHT GTĐBĐT [30]

- Tác giả Phạm Đức Thanh (2016) với nghiên cứu “Phát triển hệ thống GTVT bền vững với BĐKH”, Trường Đại học Thủy lợi [29], đã đưa ra quan điểm phát triển hệ thống GTVT BV là sự logic giữa bốn hệ thống: hệ thống quản lý; hệ thống KCHT; hệ

Ngày đăng: 11/04/2024, 11:19

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan