Phân tích các giai đoạn hình thành và phát triển tthcm và luận giải những vấn đề đánh dấu sự chuyển biến về chất trong tư tưởng của người

15 0 0
Phân tích các giai đoạn hình thành và phát triển tthcm và luận giải những vấn đề đánh dấu sự chuyển biến về chất trong tư tưởng của người

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Thời kỳ 1911 - 1920: Hình thành tư tưởng cứu nước, giảiphóng dân tộc Việt Nam theo con đường cách mạng vô sản.Tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc theo con đường của cách

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

“Phân tích các giai đoạn hình thành và phát triểnTTHCM và luận giải những vấn đề đánh dấu sự chuyển

biến về “chất” trong tư tưởng của Người”

GV: Ths Lê Anh Thi

Trang 2

5Lê Trần Thị Ngọc ÁnhĐHGDTH22C 0022412702100%6Nguyễn Thị Như Quỳnh ĐHSANH22E0022412177100%

10Võ Thị Bích TuyềnĐHTCNH22B 0022411945100%

Trang 3

LỜI NÓI ĐẦU

Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống tư tưởng chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa được Hồ Chí Minh, nhà lãnh đạo vĩ đại của Việt Nam, xây dựng và phát triển trong suốt cuộc đời ông Tư tưởng này không chỉ có ảnh hưởng sâu sắc đến cuộc cách mạng và sự phát triển của Việt Nam, mà còn có giá trị và tầm ảnh hưởng to lớn đối với cả nhân loại Tư tưởng Hồ Chí Minh được hình thành và phát triển thông qua quá trình đúc kết, trải nghiệm của ông trong cuộc sống khi ông bôn ba nơi xứ người và cuộc đấu tranh cho độc lập và tự do của dân tộc Việt Nam Ông tin rằng tình yêu và tôn trọng con người là trọng tâm của mọi hoạt động chính trị và xã hội Tư tưởng của ông tập trung vào việc thực hiện công bằng xã hội, bình đẳng giữa các tầng lớp, và sự phát triển toàn diện của con người.

Tư tưởng Hồ Chí Minh không chỉ dừng lại ở phạm vi Việt Nam mà còn có tầm ảnh hưởng quốc tế Ông là một nhà lãnh đạo và triết gia với tầm nhìn toàn cầu, và ông đã đóng góp tích cực vào phong trào giải phóng dân tộc và công bằng xã hội trên khắp thế giới.

Trong bài báo cáo này, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu sâu hơn về các khía cạnh hình thành của Tư tưởng Hồ Chí Minh, như các giai đoạn hình thành và phát triển TTHCM và luận giải những vấn đề đánh dấu sự chuyển biến về "chất" trong tư trường của Người.

I/ Sự kiện chính diễn ra trong 5 giai đoạn hình thành và phát triểnTTHCM.

1 Thời kỳ trước năm 1911: Hình thành tư tưởng yêu nước và cóchí hướng tìm con đường cứu nước mới.

- Đây là thời kỳ Hồ Chí Minh sinh ra, lớn lên và cảm nhận được nổi đau nước mất nhà tan, tiếp thu sự giáo dục của gia đình, quê hương, dân tộc về lòng yêu nước, thương dân: Hồ Chí Minh sinh ra trong một gia đình nhà nho hiếu học, yêu nước cấp tiến, có lòng yêu nước thương dân sâu sắc, tư tưởng đổi mới; có nề nếp gia phong, giàu lòng yêu nước, gắn bó, gần gũi với nhân dân lao động Thân sinh của Người là tấm gương sáng về sự lao động cần cù và ý chí kiên cường vượt qua khó khăn gian khổ, đặc biệt là tư tưởng yêu nước của Người

Trang 4

- Quê hương Nghệ An là vùng đất giàu truyền thống văn hoá, địa linh nhân kiệt và sản sinh ra rất nhiều người tài

- Đồng thời tận mắt chứng kiến cuộc sống nghèo khổ, bị áp bức, bóc lột đến cùng cực của đồng bào mình: Người được thấy cảnh khổ ải, cùng cực của dân phu làm con đường Cửa Rào - Trấn Ninh, thấy được sự đối lập giữa cuộc sống lao động vất vả, chật vật, nghèo khó của nhân dân với cảnh sống xa hoa, phè phỡn của bọn thực dân Pháp và quan lại Nam triều.

-Tư tưởng yêu nước, thương dân được biểu hiện với những hành động cụ thể: Người đã tham gia và chứng kiến cuộc biểu tình chống sưu thuế của nhân dân miền Trung (4/1908); làm thầy giáo ở trường Dục Thanh (Phan Thiết) để tuyên truyền cách mạng; nhận xét, phê phán con đường cứu nước của các bậc tiền bối; Quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước.

- Bước đầu tiếp xúc với văn hóa Phương Tây: khi mới 13 tuổi người đã ngắm nhìn, hoài nghi về tự do, bình đẳng, bác ái của người Pháp để trên bảng hiệu Trường Quốc Học Huế; nhận xét, phê phán con đường cứu nước của các bậc tiền bối, đã sớm hình thành nên chí hướng cách mạng của Hồ Chí Minh Điều mà Chủ tịch Hồ Chí Minh sớm nhận thức được và nó dẫn người đi đúng hướng là: Nguồn gốc những đau khổ và áp bức dân tộc là ở ngay tại “chính quốc”, ở các nước đế quốc đang thống trị dân tộc mình”.

- Đây là thời kì rất quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển của tư tưởng Hồ Chính Minh vì đây là thời kì tư tưởng yêu nước, thương dân tha thiết, bảo vệ những giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc, ham học hỏi những tư tưởng tiến bộ cử nhân loại.

2 Thời kỳ 1911 - 1920: Hình thành tư tưởng cứu nước, giảiphóng dân tộc Việt Nam theo con đường cách mạng vô sản.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc theo con đường của cách mạng vô sản được hình thành từng bước trong quá trình Hồ Chí Minh đi tìm con đường cứu nước; đó là quá trình sống, làm việc, học tập, nghiên cứu lý luận và tham gia đấu tranh trong thực tế cách mạng ở nhiều nước trên thế giới.

Trang 5

Trước hết, người xác định đúng bản chất, thủ đoạn, tội ác của chủ nghĩa thực dân và tình cảnh nhân dân các nước thuộc địa Từ năm 1911 đến năm 1917, từ Pháp, Hồ Chí Minh đến nhiều nước trên thế giới Qua cuộc hành trình này, ở người hình thành một nhận thức mới: bọn đế quốc là một con đỉa hai vòi, một vòi cắm ở các nước thuộc địa và một vòi ở chính quốc nên nhân dân lao động các nước, trong đó có giai cấp công nhân bị bóc lột đều là bạn của nhau; còn chủ nghĩa đế quốc, bọn thực dân ở đâu cũng là kẻ bóc lột, là kẻ thù của nhân dân lao động.

Năm 1917 trở lại Pháp, Hồ Chí Minh tham gia phong trào công nhân Pháp đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân Năm 1919, Người gia nhập Đảng Xã Hội của giai cấp công nhân Pháp, bởi theo Người, đây là tổ chức theo đuổi lý tưởng cao quý của Đại Cách mạng Pháp: Tự do, bình đẳng, bác ái.

Bước nhận thức mới về quyền tự do, dân chủ của nhân dân trong tư tưởng Hồ Chí Minh diễn ra qua hoạt động Người thay mặt những người Việt Nam yêu nước ở Pháp, lấy tên là Nguyễn Ái Quốc, gửi 12 bản Yêu sách của nhân dân An Nam tới Hội nghị Vécxây (ngày 18/6/1919), đòi quyền tự do, dân chủ cho nhân dân Việt Nam Đây là tiếng nói chính nghĩa đầu tiên của đại biểu phong trào giải phóng dân tộc Việt Nam trên diễn đàn quốc tế Tiếng nói chính nghĩa đó có ảnh hưởng lớn tới các phong trào yêu nước ở Việt Nam.

Hồ Chí Minh đã tìm thấy và xác định rõ phương hướng đấu tranh giải phóng dân tộc Việt Nam theo con đường cách mạng vô sản qua nghiên cứu Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa (để trình bày tại Đại hội II Quốc tế Cộng sản) V.I Lênin và nhiều tài liệu liên quan đến Quốc tế Cộng sản vào tháng 7/1920 Cùng với việc tích cực tham gia các hoạt động thực tế trong Đảng Xã hội Pháp, Người hiểu biết sâu sắc hơn về chủ nghĩa Lênin, Quốc tế Cộng sản, về cách mạng vô sản, về phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới Với những nhận thức cách mạng mới, Hồ Chí Minh cùng những người phái tả trong Đảng Xã hội Pháp tại Đại hội ở thành phố Tua (từ ngày 25 đến ngày 30/12/1920), bỏ phiếu tán thành Quốc tế Cộng sản.

Tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp, trở thành người cộng sản Việt Nam đầu tiên Đây là bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời của Hồ Chí Minh, bước ngoặt chủ nghĩa yêu nước kết hợp chặt chẽ với lập trường cách mạng vô sản.

Trang 6

3 Thời kỳ 1920 - 1930: Hình thành những nội dung cơ bản tư tưởngvề cách mạng Việt Nam

Trong giai đoạn này Nguyễn Ái Quốc hoạt động rất phong phú, và tích cực truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin về nước, chuẩn bị về mặt chính trị, tư tưởng và tổ chức cho sự ra đời của Đảng Cộng Sản Việt Nam

Đây là thời kỳ Nguyễn Ái Quốc hoạt động lý luận trên địa bàn Pháp (1921 – 1923), Liên Xô (1923 – 1924), Trung Quốc (1924 – 1927), Thái Lan (1928 – 1929)… Trong giai đoạn này, Tư Tưởng hồ Chí Minh về cách mạng Việt Nam đã được hình thành về cơ bản Những công trình như “ Bản Án Chế Độ Thực Dân (1925)”, “Đường kách mệnh(1927)” và những bài viết của người trong thời kì này đã thể hiện những quan điểm lớn, sáng tạo về con người cách mạng Việt Nam Có thể tóm tắt nội dung chính của những quan điểm đó như sau:

- Bản chất của chủ nghĩa thực dân là “ăn cướp” và “giết người” vì vậy chủ nghĩa thực dân là kẻ thù chung của các dân tộc thuộc địa, của giai cấp công nhân và nhân dân lao động trên khắp thế giới

- Cách mạng giải phóng dân tộc trong thời đại mới phải đi theo con đường cách mạng vô sản.

- Cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa và và cách mạng vô sản ở chính quốc có mối quan hệ mật thiết với nhau Cách mạng thuộc địa không lệ thuộc vào cách mạng ở chính quốc mà có tính chủ động và có khả năng giành thắng lợi trước cách mạng ở chính quốc

- Cách mạng thuộc địa trước hết là một cuộc “dân tộc cách mệnh”, đánh đuổi thực dân, giành lại độc lập tự do cho các dân tộc thuộc địa

- Cách mạng giải phóng dân tộc là việc chung của cả toàn dân, phải xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân trên nền tảng liên minh công nông

- Cách mạng muốn thành công trước hết phải có Đảng cách mạng lãnh đạo Đảng có vững, cách mạng mới thành công, cũng như người cầm lái có vững thuyền mới chạy Đảng muốn vững phải lấy chủ nghĩa Mác- Lênin làm nòng cốt.

- Phương pháp đấu tranh cách mạng là bằng bạo lực của quần chúng và có thể bằng phương thức khởi nghĩa dân tộc.

4 Thời kỳ 1930 - 1941: Vượt qua thử thách, giữ vững đường lối,phương pháp cách mạng Việt Nam đúng đắn, sáng tạo.

Trang 7

Những thử thách lớn với Hồ Chí Minh xuất hiện không chỉ từ phía kẻ thù, mà còn từ trong nội bộ những người cách mạng Một số người trong Quốc tế Cộng sản và Đảng Cộng sản Đông Dương có những nhìn nhận sai lầm về Hồ Chí Minh do chịu ảnh hưởng quan điểm giáo điều tả khuynh xuất hiện trong Đại hội VI của Quốc tế Cộng sản Do không nắm vững tình hình các dân tộc thuộc địa và ở Đông Dương, nên tư tưởng mới mẻ, đúng đắn, sáng tạo của Hồ Chí Minh trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên chẳng những không được hiểu và chấp nhận mà còn bị phê phán, bị coi là “hữu khuynh”, “dân tộc chủ nghĩa”.

Hội nghị Trung ương Đảng họp tháng 10/1930 ra nghị quyết cho rằng: Hội nghị hợp nhất Đảng do Nguyễn Ái Quốc chủ trì có nhiều sai lầm, “chỉ lo đến việc phản đế, mà quên mất lợi ích giai cấp tranh đấu ấy là một sự rất nguy hiểm”; việc phân chia thành trung, tiểu, đại địa chủ trong sách lược của Đảng là không đúng Hội nghị ra Án nghị quyết: “Thủ tiêu Chánh cương, Sách lược và Điều lệ Đảng”; bỏ tên Đảng Cộng sản Việt Nam do Hồ Chí Minh và những người tham gia Hội nghị thành lập Đảng xác định, lấy tên là Đảng Cộng sản Đông Dương, hoạt động theo như chỉ thị của Quốc tế Cộng sản, v.v

Thoát khỏi nhà tù của thực dân Anh ở Hồng Kông, năm 1934, Hồ Chí Minh trở lại Liên Xô, vào học Trường quốc tế Lênin Sau đó, Người làm nghiên cứu sinh tại Ban Sử của Viện Nghiên cứu các vấn đề dân tộc và thuộc địa của Quốc tế Cộng sản Trong khoảng thời gian từ năm 1934 đến năm 1938, Hồ Chí Minh vẫn còn bị hiểu lầm về một số hoạt động thực tế và quan điểm cách mạng.

Khi Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, nhận thấy thời cuộc sẽ có những chuyển biến lớn, nên cần phải trở về nước trực tiếp gia lãnh đạo cách mạng Việt Nam, ngày 6/6/1938, Hồ Chí Minh gửi thư cho một lãnh đạo Quốc tế Cộng sản, đề nghị cho phép trở về nước hoạt động, trong đó có đoạn viết:

“Xin đồng chí giúp đỡ tôi thay đổi tình cảnh đau buồn này Đừng để tôi sống quá lâu trong tình trạng không hoạt động và giống như là sống ở bên cạnh, ở bên ngoài của Đảng” Đề nghị này được chấp nhận.

Tháng 10/1938, Hồ Chí Minh rời Liên Xô, đi qua Trung Quốc để trở về Việt Nam Tháng 12/1940, Hồ Chí Minh về gần biên giới Việt Nam -Trung Quốc, liên lạc với -Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương, trực tiếp chỉ đạo cách mạng Việt Nam Người mở lớp huấn luyện cán bộ, viết

Trang 8

sách Con đường giải phóng, trong đó nêu ra phương pháp cách mạng giành chính quyền (tháng 1/1941).

Tư tưởng Hồ Chí Minh được Đảng Cộng sản Đông Dương khẳng định, trở thành yếu tố chỉ đạo cách mạng Việt Nam từ Hội nghị Trung ương Đảng tháng 5/1941 Cuối tháng 1/1941, Hồ Chí Minh về nước Tháng 5/1941, tại Pác Bó (huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng), với tư cách cán bộ Quốc tế Cộng sản, Người chủ trì Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Hội nghị này đã đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu Người khẳng định rõ: “Trong lúc này quyền lợi dân tộc giải phóng cao hơn hết thảy Chúng ta phải đoàn kết lại đánh đổ bọn đế quốc và bọn Việt gian đặng cứu giống nòi ra khỏi nước sôi lửa nóng”.

Nghị quyết của Hội nghị Trung ương Đảng nêu rõ: “Trong lúc này quyền lợi của bộ phận, của giai cấp phải đặt dưới sự sinh tử, tồn vong của quốc gia, của dân tộc.

Trong lúc này nếu không giải quyết được vấn đề dân tộc giải phóng, không đòi được độc lập, tự do cho toàn thể dân tộc, thì chẳng những toàn thể quốc gia dân tộc còn chịu mãi kiếp ngựa trâu, mà quyền lợi của bộ phận, giai cấp đến vạn năm cũng không đòi lại được”.

Hội nghị Trung ương Đảng đã tạm thời gác lại khẩu hiệu cách mạng ruộng đất, xóa bỏ vấn đề lập Chính phủ Liên bang Cộng hòa dân chủ Đông Dương, thay vào đó là chủ trương sẽ thành lập Chính phủ nhân dân của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nêu chủ trương lập Mặt trận Việt Minh, thực hiện đại đoàn kết dân tộc trên cơ sở nòng cốt liên minh công nông, nêu ra phương hướng khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền, v.v

Nghị quyết Hội nghị Trung ương Đảng tháng 5/1941 đã hoàn chỉnh thêm một bước sự chuyển hướng chiến lược và sách lược của cách mạng Việt Nam được vạch ra từ Hội nghị Trung ương Đảng tháng 11/1939 Sự chuyển hướng được vạch ra từ hai Hội nghị này thực chất là sự trở về với quan điểm của Hồ Chí Minh đã nêu ra từ trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng khi thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam đầu năm 1930.

Trải qua sóng gió, thử thách, những quan điểm cơ bản nhất về đường lối cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam của Hồ Chí Minh được Đảng khẳng định đưa vào thực tiễn tổ chức nhân dân biến thành

Trang 9

các phong trào cách mạng để dẫn tới thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945.

5 Thời kỳ 1941 - 1969: Tư tưởng Hồ Chí Minh tiếp tục phát triển,soi đường cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân ta.

-Tháng 5-1941, Người chủ trì Hội nghị Trung ương lần thứ VIII hội nghị đã đánh giá những chuyển biến mới của tình hình và đưa ra nhận định hết sức quan trọng và đúng đắn về mối quan hệ giữa dân tộc và giai cấp: “Trong lúc này nếu không giải quyết được vấn đề dân tộc giải phóng, không đòi được độc lập, tự do cho toàn thể dân tộc thì chẳng những toàn thể quốc gia dân tộc còn chịu mãi kiếp ngựa trâu, mà quyền lợi của bộ phận giai cấp đến vạn năm cũng không đòi lại được.” Hội nghị đã dứt khoát khẳng định sự chuyển hướng chiến lược: Đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc cao hơn hết, là nhiệm vụ trước tiên, tạm gác nhiệm vụ cách mạng điền địa lại.

-Trong thời kì này, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối của Đảng cơ bản là thống nhất Trong những lần làm việc với các Bộ, ngành, địa phương, Hồ Chí Minh nhiều lần đưa ra quan điểm sáng tạo, đi trước thời gian Và đây cũng là thời kỳ mà Hồ Chí Minh cùng trung ương Đảng lãnh đạo nhân dân ta vừa tiến hành kháng chiến chống thực dân Pháp, vừa xây dựng chế độ dân chủ nhân dân mà đỉnh cao là chiến thắng Điện Biên Phủ; tiến hành cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc Tư tưởng Hồ Chí Minh có bước phát triển mới:

-Ngày 19/5/1941, sáng lập ra Mặt trận Việt Nam 22/12/1944, sáng lập Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân, tiền thân của quân đội nhân dân Việt Nam

-Kêu gọi Tổng khởi nghĩa giành chính quyền và đã thành công lật đổ sách thống trị của Pháp giành lại độc lập trong cách mạng tháng 8 năm 1945 và đây chính là thắng lợi to lớn đầu tiên của chủ nghĩa Mác Lên Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh.

-Ngày 2/9/1945, Hồ Chí Minh đọc bản tuyên ngôn độc lập sáng lập nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa đầu tiên ở vùng Đông Nam Á; mở ra thời đại mới trong lịch sử dân tộc Việt Nam.

-Từ 2/9/1945 đến 20/12/1946, Hồ Chí Minh đề ra chiến lược sách lược cách mang sáng suốt, lãnh đạo Đảng và chính quyền cách mạng non trẻ

Trang 10

trải qua thử thách ngàn cân treo sợi tóc Với phương châm bất biến ứng biến, giữ mục tiêu đấu tranh chủ quyền độc lập dân tộc, tự do, ấm no, hạnh phúc.

-Từ 1946-1954, Hồ Chí Minh là linh hồn của kháng chiến chống thực dân Pháp Trong thời kì này Hồ Chí Minh hoàn thiện lý tưởng cách mạng dân tc dân chủ nhân dân ở Việt Nam từng bước hình thành tư tưởng về xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.

- Từ 1954 – 1969, Hồ Chí Minh xác định và lãnh đạo thực hiện đường lối cùng lúc thi hành hai nhiệm vụ chiến lược cách mạng Việt Nam: xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bác; tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam Trong thời kì này, Hồ Chí mInh bổ sung hoàn thiện hệ thống quan điểm cơ bản của cách mạng Việt Nam trên tất cả các lĩnh vực triết học, chính trị, kinh tế,…

-Từ đó, Hội nghị đề ra chủ trương thành lập Mặt trận Dân tộc thống nhất rộng rãi, lấy tên là “Việt Nam độc lập đồng minh”, gọi tắt là Mặt trận Việt Minh nhằm đoàn kết, tập hợp mọi lực lượng yêu nước chống đế quốc giành độc lập cho dân tộc, không phân biệt giai cấp, dân tộc ,tôn giáo… để chuẩn bị Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước -Dưới sự chỉ đạo sáng suốt của Người và Thường vụ Trung ương Đảng, công tác tuyên truyền vận động cách mạng tổ chức xây dựng lực lượng – cả lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang; xây dựng và mở rộng căn cứ địa cách mạng,… được đẩy mạnh Người cùng với Đảng ta đã nhạy bén, sáng suốt phân tích tình hình thế giới, trong nước, nắm bắt và tận dụng thời cơ đã kịp thời phát động Tổng khởi nghĩa, một cuộc Tổng khởi nghĩa toàn dân chưa từng có trong lịch sử, đưa đến thắng lợi vĩ đại của Cách mạng tháng Tám.

II/ Xác định và phân tích được những sự kiện đánh dấu sựchuyển biến về chất trong tư tưởng của Người.

a) Những sự kiện đánh dấu sự chuyển biến về chất trong tư tưởngcủa Hồ Chí Minh

- Sự ra đi tìm đường cứu nước (1911): Đây là bước ngoặt đầu tiên trong cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Người Người đã rời khỏi quê hương, đi qua nhiều nước trên thế giới, tiếp xúc với nhiều văn hóa, lịch sử, chính trị và xã hội khác nhau Người đã học hỏi, quan sát, so sánh và phê phán những bất công, áp bức và bóc lột của thực dân, đế

Ngày đăng: 10/04/2024, 22:23

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan