HƯỚNG DẪN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG XÃ HỘI CHO TRẺ MẦM NON

8 1 0
HƯỚNG DẪN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG  GIÁO DỤC KỸ NĂNG XÃ HỘI CHO TRẺ MẦM NON

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Nắm được những vấn đề chung về năng lực kỹ năng xã hội (KNXH) cần trang bị cho trẻ trước sự thay đổi của môi trường sống hiện nay. Nắm được những vấn đề cơ bản của việc giáo dục KNXH cho trẻ MN như: mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục KNXH cho trẻ; đặc điểm phát triển KNXH của trẻ; các yếu tố ảnh hưởng đến giáo dục KNXH cho trẻ; yêu cầu về môi trường giáo dục KNXH cho trẻ; …

Trang 1

HƯỚNG DẪN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG

GIÁO DỤC KỸ NĂNG XÃ HỘI CHO TRẺ MẦM NON A Mục tiêu

- Nắm được những vấn đề chung về năng lực kỹ năng xã hội (KNXH) cần trang bị cho trẻ trước sự thay đổi của môi trường sống hiện nay.

- Nắm được những vấn đề cơ bản của việc giáo dục KNXH cho trẻ MN như: mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục KNXH cho trẻ; đặc điểm phát triển KNXH của trẻ; các yếu tố ảnh hưởng đến giáo dục KNXH cho trẻ; yêu cầu về môi trường giáo dục KNXH cho trẻ; …

- Vận dụng kiến thức được trang bị để đánh giá thực trạng giáo dục KNXH tại cơ sở giáo dục, từ đó tổ chức, chỉ đạo, xây dựng, thực hiện kế hoạch phù hợp để nâng cao hiệu quả của hoạt động giáo dục KNXH cho trẻ.

B Nội dung chính (03 phần)

Phần một - NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ GIÁO DỤC KNXH CHOTRẺ MẦM NON TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY

* Thảo luận nhóm:

? Trong bối cảnh hiện nay, những yêu cầu về giáo dục KNXH cho trẻMN?

? Những yếu tố nào đã tác động đến KNXH của trẻ MN?

(thực hiện theo cặp đôi trong thời gian 3 phút, sau đó chia sẻ với cả lớp).

=> Công nghệ phát triển đã tác động tích cực đến sự phát triển đời sống xã

hội của con người; Bên cạnh sự phát triển đời sống xã hội, tình hình dịch bệnh trong năm qua diễn biến phức tạp; môi trường bị ảnh hưởng, khí hậu biến đổi rõ nét …; đạo đức xã hội ở một số nơi có xu hướng suy giảm thể hiện qua ý thức, hành vi ứng xử, …; mạng xã hội lan truyền nhiều clip bạo lực học đường (trong đó: Giáo viên bạo hành trẻ mầm non; giáo viên đánh học sinh; học sinh đánh giáo viên; học sinh đánh nhau; …); nhiều thông tin, hình ảnh phụ huynh đánh học sinh; phụ huynh đánh giáo viên/ bắt giáo viên quỳ gối xin lỗi; … Trong thời gian dịch bệnh Covid-19 phức tạp, người lớn không đi làm được, trẻ em không được đến trường đã ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ rất nhiều (người thân của trẻ mất; trẻ nhiễm Covid-19 hoặc xung quanh, hàng xóm đầy những cảnh đau, buồn, tiếng than, khóc; không được giao tiếp nhiều; …); văn hóa gia đình (trẻ ở nhà với người giúp việc thường cho xem tivi, ngủ, hạn chế các hoạt động trải nghiệm, thể chất, ngôn ngữ, giao tiếp hoặc trẻ ở với ông/ bà để cha mẹ đi làm ăn xa) đã ảnh hưởng đến sự phát triển KNXH của trẻ MN.

=> Những KNXH cần hình thành cho trẻ MN: kỹ năng thích ứng, thích nghi.

Trang 2

=> Dịch bệnh, thiên tai, đạo đức xu hướng suy giảm diễn ra trước sự chứng kiến của trẻ; sức khỏe và tâm lý trẻ dảnh hưởng đến KNXH của trẻ Cần xem lại yếu tố tích cực và tiêu cực để giáo dục trẻ phù hợp; cần quan tâm tâm lý và vun đắp tình cảm cho trẻ (phát hiện những biểu hiện tiêu cực để có tác động kịp thời, có giải pháp tâm lý phù hợp).

I Yêu cầu về KNXH của trẻ em MN

* KNXH là gì?

- KNXH là những năng lực cơ bản, là viên gạch đặt nền móng cho việc học tập suốt đời, góp phần kiến tạo xã hội hòa bình.

- Giáo dục KNXH góp phần giáo dục hành vi, hình thành thói quen giúp cho trẻ dễ dàng ứng phó với tình huống trong cuộc sống.

- Giúp trẻ chủ động, tự tin và biết quản lý cảm xúc, hành vi của bản thân, nhận biết đúng/ sai, biết ứng xử phù hợp.

- Giúp trẻ thích ứng với môi trường sống (đặc trưng vùng, miền) để có một cuộc sống vui vẻ, hạnh phúc và trẻ sẵn sáng vào lớp Một.

=> KNXH là các kỹ năng giúp cá nhân nhận thức, ứng xử, giao tiếp vàthích ứng thành công trong xã hội trên cơ sở nắm vững phương thức thựchiện, sự vận dụng tri thức kinh nghiệm xã hội phù hợp với điều kiện hoàncảnh để cá nhân áp dụng vào sự tương tác giữa con người với con người hoặcvới xã hội, cộng đồng, tập thể hay các tổ chức.

- Giáo dục KNXH giúp trẻ trẻ làm chủ bản thân, ứng xử phù hợp với cộng đồng và xã hội, thích nghi, học tập hiệu quả, nâng cao sức khỏe tinh thần và thể chất, ứng phó tích cực trong các tình huống của cuộc sống.

- GDKNXH cho trẻ mầm non là vô cùng quan trọng, phương pháp này giúp bé có thể dễ dàng hòa đồng, tạo được các mối quan hệ tốt với bạn bè, cô giáo…điều đó cũng phần nào giúp bé tiếp thu hiệu quả được những kiến thức khi đi học cũng như trong đời sống.

* Thảo luận nhóm:

? Theo anh/ chị, hiện nay CBQL và GV đang vướng mắc gì khi tổchức hoạt động giáo dục KNXH cho trẻ?

=> Từ những khó khăn, giáo viên cần lựa chọn nội dung, phương pháp,

cách thức tổ chức phù hợp để giáo dục KNXH cho trẻ => Công tác phối hợp giữa nhà trường và gia đình là yếu tố quyết định sự thành công trong giáo dục KNXH cho trẻ, cần khắc sâu cho trẻ những KNXH và được lặp lại áp dụng trong tình huống phù hợp.

Cụ thể: Từ thứ 2 đến thứ 6 trẻ ở trường; thứ 7, Chủ nhật trẻ ở nhà nên ta cần sự đồng thuận, thống nhất giữa gia đình và nhà trường trong giáo dục KNXH cho trẻ (rửa tay, xếp quần áo, bỏ rác đúng nơi quy định, ) Tuy nhiên, khi lên tiểu học trẻ không còn làm tốt những việc đó nữa do trẻ chủ yếu ngồi học là nhiều.

Trang 3

II Đặc điểm phát triển tình cảm, KNXH của trẻ em MN

1 Đặc điểm phát triển tình cảm, KNXH của trẻ em nhà trẻ

- Trẻ tò mò về thế giới xung quanh mình.

- Tư duy của trẻ mang tính trực quan cảm tính do vậy trẻ nhận thức các vấn đề xã hội còn đơn giản, nhìn nhận sự việc một cách chủ quan.

- Ngôn ngữ phát triển mạnh mẽ.

- Tình cảm, xúc cảm: Trẻ giai đoạn sơ sinh với hoạt động chủ đạo là giao lưu cảm xúc Đến cuối nhà trẻ xuất hiện khủng khoảng tuổi lên 3.

2 Đặc điểm phát triển tình cảm, KNXH của trẻ em mẫu giáo

- Quan sát, nhận thức xã hội: Trẻ quan sát có chủ định, bắt đầu biết điều khiển chú ý của mình.

- Ngôn ngữ: Vốn từ của trẻ phát triển nhanh chóng; ngôn ngữ phát triển giúp cho kĩ năng thể hiện tình cảm, giao tiếp ứng xử của trẻ được phát triển.

- Tình cảm: Tình cảm trí tuệ (thể hiện rõ tính tò mò ham hiểu biết, thích thú khám phá môi trường, cuộc sống xung quanh); tình cảm đạo đức (Trẻ biết được các quy tắc, chuẩn mực của xã hội Trẻ biết yêu thương, đồng cảm, chia sẻ, giúp đỡ, có trách nhiệm, có tình cảm nghĩa vụ một cách rõ rang); tình cảm thẩm mĩ (biết yêu thích, biết cảm nhận, biết rung động trước cái đẹp, biết lựa chọn đánh giá cái đẹp, …) => Muốn giáo dục kỹ năng phải hiểu đặc điểm phát triển tình cảm của trẻ.

- Ý chí: Trẻ bắt đầu có khả năng điều chỉnh một cách có ý thức đối với những hành vi của bản thân Tuy vậy, tính bột phát vẫn chi phối mạnh mẽ đến hành động của trẻ.

- Giao tiếp: Bước đầu biết các quy tắc giao tiếp xã hội: biết mở đầu, đón nhận, kết thúc, biết tính chất lần lượt trong giao tiếp.

III Các yếu tố ảnh hưởng đến giáo dục KNXH cho trẻ MN

* Thảo luận nhóm:

? Theo anh/ chị, yếu tố nào ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục kỹnăng xã hội cho trẻ mầm non? Hãy nêu những khó khăn thường gặp tronggiáo dục KNXH cho trẻ MN.

1 Môi trường sống, môi trường giáo dục:

=> Theo khảo sát thì khó khăn hiện nay: Giáo viên chưa nhìn ra và xác định nhu cầu giáo dục KNXH cho từng độ tuổi (cần giáo dục KN gì cho độ tuổi nào? KN đó tích hợp vào chủ đề nào, nội dung nào ) Để nhìn thấy được là qua thể hiện ở việc lập kế hoạch (có trường thì cụ thể, có trường thì chung chung chưa được quan tâm đúng mức).

VD: Dạy toán thì chỉ toán, dạy tạo hình thì chỉ vẽ mà chưa quan tâm kỹ năng.

Trang 4

VD: Chủ đề “Bé làm gì để lớn lên và khỏe mạnh” thường ta hay dạy 4 nhóm chất thay vì dạy trẻ hạn chế những món bim bim, những món dầu mỡ để tốt cho sức khỏe.

2 Môi trường vật chất Môi trường vật chất là yếu tố quan trọng trong

quá trình giáo dục KNXH cho trẻ Để hình thành KNXH, trẻ phải được tham gia môi trường mang tính trải nghiệm Môi trường vật chất, đồ dùng, đồ chơi, học liệu là nguyên liệu để tạo ra hoạt động trải nghiệm mang lại nhiều cơ hội cho trẻ hình thành và phát triển KNXH.

3 Năng lực của giáo viên: Giáo viên có thể linh hoạt chọn nội dung để tổ

chức hoạt động chuyên biệt Vai trò chỉ đạo, định hướng của CBQL giúp giáo viên thực hiện phát triển chương trình nhà trường phù hợp điều kiện địa phương, chú trọng tổ chức các hoạt động thực hành, trải nghiệm; hình thành cho trẻ thói quen, thay đổi chú trọng kiến thức sang chú trọng kỹ năng, thái độ của trẻ qua hoạt động được giáo viên tổ chức Ngoài ra, giáo viên làm gương cho trẻ noi theo trong hành vi, ứng xử với mọi người xung quanh.

VD: Chủ đề gia đình thì có thể khai thác dạy trẻ biết làm công việc vừa sức hoặc mẹ đi làm về mệt thì con biết làm gì => Giáo dụcTC, KNXH cho trẻ.

Phần hai - MỤC TIÊU, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP, HÌNH THỨCVÀ MÔI TRƯỜNG GIÁO DỤC KNXH CHO TRẺ MẦM NON

* Thảo luận nhóm:

? 1 Hãy nêu mục tiêu giáo dục KNXH cho trẻ nhà trẻ, mẫu giáotrong chương trình GDMN hiện nay?

? 2 Từ mục tiêu chương trình GDMN, anh/ chị đã tổ chức thực hiệngiáo dục KNXH cho trẻ như thế nào? Có những khó khăn nào cần chia sẻ?

? 3 Từ những phương pháp giáo dục KNXH cho trẻ MN, phươngpháp nào cần được chú trọng? Chia sẻ phương pháp nào đang làm hiệu quảtại đơn vị? Phương pháp nào còn lúng túng, khó thực hiện?

? 4 Môi trường giáo dục KNXH cho trẻ ở đơn vị đã thực hiện như thếnào? Phát huy như thế nào để thể hiện tốt?

(Mỗi nhóm trao đổi 1 nội dung trong thời gian 3 phút và chia sẻ ý kiến).

I MỤC TIÊU GIÁO DỤC KNXH CHO TRẺ MẦM NON

1 Mục tiêu giáo dục phát triển TC, KNXH cho trẻ nhà trẻ2 Mục tiêu giáo dục phát triển TC, KNXH cho trẻ MG

VD: Khi vào lớp trẻ biết quan sát, biết vị trí ngồi, trẻ biết xúc cơm, biết đi => do cuộc sống cần.

VD: (KN ở trẻ MG thì cao hơn) dạy trẻ bỏ rác thì đối với trẻ NT chỉ cần biết bỏ rác vào chổ nào nhưng trẻ MG thì dạy trẻ biết bỏ rác đúng nơi quy định.

* Thảo luận nhóm:

Trang 5

? Hãy chia sẻ cách đánh giá nội dung, kỹ năng sau từng độ tuổi.

=> Thực trạng: Đánh giá theo cảm tính (đạt/ tốt nhưng không xác định nội dung, kỹ năng cho từng độ tuổi).

=> Xây dựng kế hoạch phải đề ra mục tiêu cụ thể, cần xác định kỹ năng cho từng độ tuổi, từng giai đoạn (đầu, cuối năm) để làm căn cứ đánh giá mục tiêu đã đạt (sau 5 tuổi trẻ có những kỹ năng nào để chuẩn bị vào học lớp Một).

* Lưu ý:

- KNXH không nhầm lẫn KN sống mà KNXH bao gồm cả KN sống.

- Các KN có thể phân bổ đầu, giữa và cuối năm dạy cái gì chứ ko để chung chung rồi cuối năm ko đạt được Cần đánh giá chi tiết nội dung cụ thể nào đạt hay ko đạt chứ ko đánh giá cảm tính đạt và ko đạt

II KHUNG NỘI DUNG GIÁO DỤC KNXH CHO TRẺ MẦM NON

1 Trẻ nhà trẻ

- Dạy trẻ xây dựng mối quan hệ tích cực với con người và sự vật gần gũi - Dạy trẻ một số hành vi văn hóa, ứng xử xã hội vfa quy tắc đơn giản trong giao tiếp, sinh hoạt hàng ngày.

2 Trẻ mẫu giáo

- Dạy trẻ thực hiện hành vi và quy tắc ứng xử xã hội.

- Giáo dục trẻ quan tâm đến môi trường để có kỹ năng sống hòa hợp với tự nhiên, ứng phó với biến đổi khí hậu.

III PHƯƠNG PHÁP, HÌNH THỨC GIÁO DỤC KNXH CHO TRẺMẦM NON

Có 5 phương pháp

1 Phương pháp giáo dục tình cảm 2 Phương pháp giảng giải, giải thích 3 Phương pháp nêu gương

4 Phương pháp thông qua tổ chức các hoạt động trải nghiệm

VD: Sử dụng tình huống trẻ làm bạn té ngã để giáo dục, hoặc tình huống có người khác đến lớp thì phải biết chào hỏi

5 Phương pháp sử dụng tình huống giáo dục

Tùy theo tình huống thực hay mô phỏng, giả định (VD Chó cắn, cháy hay người lạ )

* Quy trình tổ chức trải nghiệm nhằm GD KNXH cho trẻ

- Qui trình tổ chức trải nghiệm ko phải khép kín 4 bước mà có thể tùy theo bối cảnh mà vận dụng kỹ năng nào, giờ học trải nghiệm nào phải theo qui trình này.

Trang 6

-> Câu hỏi: Theo anh chị qui trình đó thì bước nào GV gặp khó khănkhi tổ chức cho trẻ?

IV MÔI TRƯỜNG GIÁO DỤC KNXH CHO TRẺ MẦM NON

1 Môi trường vật chất

1.1 Môi trường giáo dục xanh 1.2 Môi trường giáo dục an toàn 1.3 Môi trường giáo dục thân thiện

2 Môi trường xã hội

2.1 Không gian cảm xúc tích cực 2.2 Môi trường tương tác đa chiều 2.3 Tôn trọng các quy tắc ứng xử xã hội 2.4 Môi trường năng động, tích cực, linh hoạt

Phần ba - HƯỚNG DẪN GIÁO DỤC KNXH CHO TRẺ EM MẦMNON

* Thảo luận nhóm:

? 1 Tổ chức các hoạt động giáo dục KNXH cho trẻ mầm non cần bảođảm các nguyên tắc nào? (Viết ra giấy và chia sẻ)

? 2 Anh/chị chia sẻ kinh nghiệm giáo dục KNXH cho trẻ mầm non

thông qua hoạt động học?

? 3 Những nội dung nào được đưa vào hoạt động học để giáo dụcKNXH?

* Lưu ý:

- Có những kỹ năng không phải chỉ đưa vào chủ đề này mà có thể đưa vào các chủ đề khác.

- Tại sao từ thứ 2 đến thứ 6 không có hoạt động giáo dục KNXH hay tại sao HĐ học cứ tổ chức vào buổi sáng?

=> Do giáo viên và phó hiệu trưởng chuyên môn cứng nhắc đưa HĐ GD KNXH vào buổi chiều hoặc ngoài trời mà ít đưa vào HĐ GD

- Giáo dục KNXH có thực hiện riêng 1 HĐ hay ko?

=> Có thể lồng ghép tất cả các môn học, nếu ko có cơ hội lồng ghép vào HĐ hàng ngày thì ta nên tổ chức thành HĐ học riêng nhưng cần lưu ý xem nội dung nào cần đưa vào HĐ học VD: Dạy trẻ biết tực rửa tay, tự múc ăn thì diễn ra hàng ngày, nhưng dạy trẻ bị lạc ko diễn ra hàng ngày thì cần tổ chức HĐ cho trẻ.

I NGUYÊN TẮC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KNXHCHO TRẺ MẦM NON

Trang 7

- Nội dung giáo dục KNXH được tích hợp ở tất cả các lĩnh vực giáo dục trong Chương trình GDMN và phải phù hợp với đặc điểm phát triển KNXH của từng lứa tuổi.

- Người lớn luôn làm gương và là hình mẫu trong các kỹ năng, các hành vi giao tiếp, ứng xử trong cuộc sống.

- Thực hiện thường xuyên, mọi lúc, mọi nơi, ở tất cả các thời điểm trong chế độ sinh hoạt hằng ngày của trẻ ở trường mầm non

- Tăng cường cho trẻ tham gia các trải nghiệm, thực hành gắn với cuộc sống thực của trẻ.

II HƯỚNG DẪN TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KNXH

1 Lồng ghép trong các hoạt động chăm sóc và giáo dục

1.1 Lồng ghép qua hoạt động chơi

1.6 Lồng ghép qua tổ chức hoạt động dạo chơi, tham quan 1.7 Lồng ghép qua tổ chức hoạt động ngày hội, ngày lễ 1.8 Lồng ghép qua hoạt động lao động

2 Tổ chức hoạt động học để giáo dục KNXH cho trẻ mầm non

Đây là hình thức tổ chức hoạt động học trong một thời gian nhất định trong chế độ sinh hoạt hằng ngày giúp trẻ hiểu biết về những KNXH đặc thù mà trẻ không có nhiều cơ hội được trải nghiệm trong cuộc sống hằng ngày.

* Giáo viên tổ chức hoạt động học nhằm giáo dục KNXH cho trẻ cần lưu ý:

- Lựa chọn thiết bị, đồ chơi, học liệu bảo đảm an toàn, phù hợp với mục tiêu giáo dục KNXH;

- Lựa chọn hình thức, phương pháp giáo dục linh hoạt, phù hợp với đặc điểm phát triển kỹ năng của trẻ;

- Cần tạo cơ hội để trẻ được thực hiện các kỹ năng qua các hoạt động chăm sóc và giáo dục.

III LẬP KẾ HOẠCH GIÁO DỤC KNXH CHO TRẺ TRONG THỰCHIỆN CHƯƠNG TRÌNH GDMN

Xây dựng kế hoạch giáo dục KNXH cho trẻ dựa trên các căn cứ sau: – Mục tiêu Chương trình GDMN do Bộ GDĐT ban hành.

Trang 8

– Nội dung và kết quả mong đợi lĩnh vực giáo dục phát triển tình cảm và KNXH đối với trẻ.

– Kế hoạch giáo dục năm học.

– Điều kiện cơ sở vật chất của nhóm / lớp/ trường.

– Đặc điểm kinh tế, văn hoá, xã hội, gia đình, nhà trường, địa phương – Nhu cầu, khả năng và kinh nghiệm của trẻ trong nhóm / lớp.

IV PHỐI HỢP VỚI GIA ĐÌNH VÀ CỘNG ĐỒNG TRONG GIÁO Môi trường giáo dục KNXH

Nội dung, hình thức và phương pháp giáo dục KNXH Giáo viên mầm non / người chăm sóc trẻ

Công tác phối hợp với gia đình và cộng đồng Đánh giá kết quả kỹ năng xã hội của trẻ

Ngày đăng: 10/04/2024, 20:50

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan