Môn kinh tế chính trị

22 1 0
Môn kinh tế chính trị

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỞ ĐẦU NỘI DUNG 1 2 1. NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM 2 1.1 1.1.1 1.1.2 Tính quy luật trong sự hình thành, phát triển của kinh tế thị trường Điều kiện hình thành kinh tế thị trường Logic phát triển kinh tế thị trường 2 2 4 1.2 1.3 Bản chất kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa mô hình phù hợp với thực tiễn Việt Nam 4 9 2. PHÁT TRIỂN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA GẮN VỚI KINH TẾ SỐ Ở VIỆT NAM 11 2.1 2.2 Vấn đề chung về kinh tế số Thực trạng phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa gắn với kinh tế số ở Việt Nam 11 12 3. 3.1 3.2 HOÀN THIỆN VÀ GIẢI QUYẾT MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA GẮN VỚI KINH TẾ SỐ Ở VIỆT NAM Hoàn thiện toàn diện, đồng bộ thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam Một số vấn đề giải quyết để phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa gắn với kinh tế số ở Việt Nam 14 14 16 KẾT LUẬN 19 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 20

Trang 1

BÀI THU HOẠCH

MÔN: KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC-LÊNIN

PHÁT TRIỂN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA GẮN VỚI

KINH TẾ SỐ Ở VIỆT NAM

HÀ NỘI - 2021

Trang 2

1 NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ

NGHĨA Ở VIỆT NAM

2

1.1

1.1.1

1.1.2

Tính quy luật trong sự hình thành, phát triển của kinh tế thị trường

Điều kiện hình thành kinh tế thị trường

Logic phát triển kinh tế thị trường

Bản chất kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa mô hình phù hợp với thực tiễn Việt Nam

4 9

2 PHÁT TRIỂN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI

CHỦ NGHĨA GẮN VỚI KINH TẾ SỐ Ở VIỆT NAM

11

2.1 2.2

Vấn đề chung về kinh tế số

Thực trạng phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ

nghĩa gắn với kinh tế số ở Việt Nam

HOÀN THIỆN VÀ GIẢI QUYẾT MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA GẮN VỚI KINH TẾ SỐ Ở VIỆT NAM

Hoàn thiện toàn diện, đồng bộ thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam

Một số vấn đề giải quyết để phát triển kinh tế thị trường định

hướng xã hội chủ nghĩa gắn với kinh tế số ở Việt Nam

Trang 3

MỞ ĐẦU

Lịch sử kinh tế thế giới đã và đang ghi nhận hai sự kiện tầm cỡ quốc tế lớn lao: Thứ nhất, sự sụp đổ Liên Xô trong thập kỷ cuối cùng của thế kỷ XX như là minh chứng cho sự thất bại của mô hình kinh tế kế hoạch hóa tập trung cao độ theo mô hình Xô-viết Thứ hai, cuộc khủng hoảng kinh tế-tài chính khởi đầu năm 2008 ở Mỹ và lan tỏa toàn cầu trong thập kỷ đầu tiên của thế kỷ XXI như là minh chứng cho sự thất bại của mô hình kinh tế thị trường tự do tối đa kiểu Mỹ

Nhân loại đứng trước sự lựa chọn và yêu cầu mới về sự kết hợp hài hòa bàn tay thị trường với bàn tay nhà nước trong mô hình kinh tế mới phù hợp với điều kiện cụ thể và đặt mục tiêu lợi ích quốc gia lên hàng đầu theo yêu cầu phát triển bền vững của mỗi nước

Trong bối cảnh đó, sự phát triển nhận thức của Đảng từ Đại hội VI đến Đại hội XII của Đảng (2016), Đảng ta có bước tiến mới trong nhận thức, quan điểm khi khẳng định nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nền kinh tế thị trường hiện đại, hội nhập quốc tế; vận hành đầy đủ, đồng bộ theo các quy luật của kinh tế thị trường; đồng thời có sự quản lý của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước

Kế thừa Đại hội XII, Đại hội XIII của Đảng (2021) xác định: “Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là mô hình kinh tế tổng quát của nước ta trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội Đó là nền kinh tế thị trường hiện đại, hội nhập quốc tế, vận hành đầy đủ, đồng bộ theo các quy luật của kinh tế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo; bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước” Hiện nay, với sự bùng nổ của công nghệ số và cách mạng công nghiệp 4.0 thì việc phát triển kinh tế thị trường tại Việt Nam cần bảo đảm đồng bộ và gắn kết với xu thế kinh tế số

Xuất phát từ lý luận khoa học và thực tiễn, tác giả đã đi đến lựa chọn và thực hiện đề tài: “Phát triển kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa gắn với kinh tế số ở Việt Nam” làm bài thu hoạch môn Kinh tế chính trị Mác-Lênin Để trao đổi về thực trạng, khó khăn, thách thức và một số vấn đề đặt ra trong phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa gắn với kinh tế số ở Việt Nam

Trang 4

NỘI DUNG

NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ 1.

NGHĨA Ở VIỆT NAM

1.1 Tính quy luật trong sự hình thành, phát triển của kinh tế thị trường

Khi bàn về kinh tế thị trường có nhiều quan niệm khác nhau ở những cấp độ, cách tiếp cận Có những quan niệm đơn giản cho rằng, kinh tế thị trường là nền kinh tế người mua muốn “mua rẻ” và người bán thì muốn “bán đắt” Khái niệm này chưa cho thấy nội hàm của nền kinh té thị trường, mà chỉ mới tiếp cận đến mục tiêu kinh tế của người mua, người bán Có quan điểm cho rằng, kinh tế thị trường là nền kinh tế mà việc trao đổi hàng hóa đã phát triển cả về quy mô, chủng loại và phạm vi trao đổi Quan niệm này cho thấy, kinh tế thị trường đã có sự phát triển so với các mô hình kinh tế trước đó Tuy nhiên, quan niệm này mới chỉ hiểu đơn thuần về nền sản xuất hàng hóa, còn các mối quan hệ kinh tế cũng như mục tiêu của nền kinh tế thị trường chưa được phản ánh đầy đủ

Khái quát lại, kinh tế thị trường là trình độ phát triển cao của kỉnh tế

hàng hóa, trong đó các yếu tố “đầu vào” và “đầu ra” của sản xuất đều thông qua thị trường Các chủ thể tham gia trong nền kinh tế chịu sự tác động của

các quy luật thị trường và hướng tới tìm kiếm mục tiêu lợi nhuận, lợi ích

1.1.1 Điều kiện hình thành kinh tế thị trường

Trong lịch sử phát triển kinh tế thế giới, sự hình thành và phát triển của kinh tế thị trường ở mỗi nước có sự khác nhau nhất định như: thời điểm hình thành, tốc độ phát triển, hình thức, biện pháp Song quá trình đó diễn ra đều tuân theo những điều kiện có tính quy luật sau đây:

Một là, phát triển mạnh mẽ quan hệ hàng hóa - tiền tệ

Kinh tể thị trường ra đời trên cơ sở nền kinh tế hàng hóa ngày càng phát triển Khi các quan hệ trao đổi gắn liền với các phạm trù thị trường, hàng hóa, tiền tệ được mở rộng và trở thành phổ biến, bao trùm do sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất đã đưa nền kinh tế phát triển sang một giai đoạn cao hơn, đó là nền kinh tế thị trường

Nhìn lại lịch sử phát triển kinh tế của nước Anh vào thế kỷ XV-XVI cho thấy, do có sự chuyển biến mạnh trong nghề chăn nuôi cừu sang kinh tể hàng hóa đã tạo điều kiện để nghề dệt len, dạ phát triển mạnh mẽ và mở rộng Trên cơ sở đó, sự trao đổi sản phẩm hàng hóa không ngừng tăng lên ở cả thị trường trong nước và nước ngoài làm cho chủ nghĩa tư bản ở Anh phát triển từ đó Ở

Trang 5

Nhật Bản, vào cuối thời kỳ Tokugawa (1603-1867), nhờ việc mở rộng sự buôn bán ở khắp các vùng trong cả nước nên đã làm cho chế độ phong kiến vốn từng tồn tại rất lâu đời và bền vững ở đây phải lung lay, khủng hoảng kinh tế - xã hội sâu sắc Chính từ đó đã tạo tiền đề cho công cuộc cải cách ở thời Minh Trị sau đó, đưa đất nước Nhật Bản phát triển sang giai đoạn mói

Trong điều kiện của nền kinh tế hàng hóa giản đơn, lực lượng sản xuất cùng các quan hệ kinh tế khác ở trình độ lạc hậu, muốn thúc đẩy và mở rộng quan hệ buôn bán, trao đổi hàng hóa trong xã hội thì vấn đề quan trọng trước tiên cần giải quyết là quan hệ sở hữu ruộng đất Lối sở hữu ruộng đất phong kiến ngự trị lâu đời trong lịch sử đã trở nên mâu thuẫn ngày càng sâu sắc với sự phát triển của thương nghiệp và gây nên sức ép lớn về sự gia tăng dân số, đòi hỏi cần phải thay đổi hoặc phá bỏ; trên cơ sở đó quan hệ kinh tế thị trường được hình thành vâ phát triển

Hai là, tiến hành công nghiệp hóa nền kinh tế

Sự chuyển biến từ một nền kinh tế hàng hóa giản đơn sang nền kinh tế thị trường được quyết định bởi trình độ phát triển của lực lượng sản xuất Tiến hành công nghiệp hóa nhằm đưa lực lượng sản xuất phát triển từ trình độ thủ công, lạc hậu đến nền kinh tế công nghiệp, hiện đại là bước phát triển tất yếu của các quốc gia muốn có nền kinh tế thị trường phát triển

Thực tiễn lịch sử thế giới đã từng chứng kiến về sự vượt lên của nước Anh so với Hà Lan vào thể kỷ XVIII nhờ sự phát triển công nghiệp để trở thành nước có nền kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển Với các nước tư bản chủ nghĩa sau này như Pháp, Đức sự phát triển của kinh tế thị trường cũng đều dựa trên cơ sở sự phát triển của công nghiệp

Ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại đã làm cho lực lượng sản xuất, công nghiệp, kinh tế tri thức phát triển nhanh chóng, rộng khắp trên thế giới Tuy nhiên, đối với từng quốc gia, đặc biệt là nhũng nước còn ở trình độ kinh tế lạc hậu phải tìm ra những bước đi, giải pháp phù họp mới có thể tận dụng được những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại để thúc đẩy nền kinh tế thị trường phát triển

Ba là, mở cửa với thế giới bên ngoài

Mở rộng hợp tác kinh tế, đa dạng hóa thị trường quốc tế là két quả tất yếu của quá trình phát triển lực lượng sản xuất và phân công lao động xã hội Thị trường được mở rộng sẽ thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất và phân công lao động Quá trình phát triển kinh tế thị trường thế giới không ngừng gắn kết các nền kinh tế giữa các quốc gia, tùy thuộc lẫn nhau như một

Trang 6

xu hướng tất yếu Trong điều kiện toàn cầu hóa kinh tế đang diễn ra mạnh mẽ hiện nay, các nước còn ở trình độ kinh tế lạc hậu cần sớm chủ động và tích cực hội nhập vào nền kinh tế thế giới để tìm cho mình cơ hội phát triển

1.1.2 Logic phát triển kinh tế thị trường

Kinh tế hàng hóa giản đơn đã xuất hiện từ trước khi có chủ nghĩa tư bản Sự ra đời của chủ nghĩa tư bản thúc đẩy kinh tế thị trường trở thành phổ biến, phát triển rộng khắp

Cơ sở kinh tế khách quan của sự hình thành và phát triển kinh tế hàng hóa cũng là cơ sở kinh tế khách quan của sự hình thành và phát triển kinh tế thị trường Phát triển kinh tế thị trường gắn chặt với việc phát triển sản xuất và lưu thông hàng hóa trên thị trường; quá trình đó tuân theo các quy luật kinh tế khách quan như: quy luật giá trị, quy luật cung - cầu, quy luật cạnh tranh Do vậy, kinh tê thị trường là kết quả của sự phát triển của lực lượng sản xuất tạo ra

Sự phát triển kinh tế thị trường trong lịch sử gắn liền với các giai đoạn phát triển của lực lượng sản xuất và các quan hệ sản xuất dưới chủ nghĩa tư bản, nhưng nó không phải là riêng có của chủ nghĩa tư bản mà là sản phẩm của văn minh nhân loại

1.2 Bản chất kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam

Thuật ngữ kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được khẳng định tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng (năm 2001) Đó là kết quả của quá trình 15 năm đổi mới tư duy và thực tiễn ở nước ta, được đúc kểt lại trên cơ sở đánh giá và rút ra các bài học lớn qua các kỳ Đại hội Đảng, đặc biệt là Đại hội vn, VIII Theo tinh thần đó, Đại hội IX của Đảng xác định: “phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường, có sự quản lỷ của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa; đó chính là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng làm rõ nội hàm, mục tiêu của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: “Nên kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta là nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đây là một hình thái kinh tế thị trường vừa tuân theo những quy luật của kinh tể thị trường, vừa dựa trên cơ sở và được dẫn dắt, chi phối bởi các nguyên tắc và bản chất của chủ nghĩa xã hội”

Trên cơ sở đó, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng nhấn mạnh: “Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nền

Trang 7

kinh tế vận hành đầy đủ, đồng bộ theo các quy luật của nền kinh tế thị trường, đọng thời bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước Đó là nền kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập quốc tế; có sự quản lý của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, nhằm mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, vãn minh”

Từ nhận thức lý luận như vậy, cũng trong Đại hội XII, Đảng ta khẳng định nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam: “có quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất; có nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng của nền kinh tế; các chủ thể thuộc các thành phần kinh tế bình đẳng, họp tác và cạnh tranh theo pháp luật; thị trường đóng vai trò chủ yêu trong huy động và phân bổ có hiệu quả các nguồn lực phát triển, là động lực chủ yếu để giải phóng sức sản xuất; các nguồn lực nhà nước được phân bổ theo chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phù hợp với cơ chế thị trường Nhà nước đổng vai trò định hướng, xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế, tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng, minh bạch và lành mạnh; sử dụng các công cụ, chính sách và các nguồn lực của Nhà nước để định hướng và điều tiết nền kinh tế, thúc đẩy sản xuất kinh doanh và bảo vệ môi trường; thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội trong từng bước, từng chính sách phát triển Phát huy vai trò làm chủ của nhân dân trong phát triển kinh tế - xã hội”

Tiếp tục làm rõ hơn, Đại hội XIII của Đảng nêu cụ thể: “Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là mô hình kinh tế tổng quát của nước ta trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội Đó là nền kinh tế thị trường hiện đại, hội nhập quốc tế, vận hành đầy đủ, đồng bộ theo các quy luật thị trường, có sự quản lý của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo; bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa vi mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước”

Như vậy, xét về bản chất, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là một kiểu hình kinh tế thị trường vừa tuân theo các quy luật chung của nền kinh tế thị trường, vừa hàm chứa những giá trị xã hội chủ nghĩa trong vận hành, quản lý cũng như hoạt động sản xuất kinh doanh Bản chất của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được phản ánh thông qua các biểu hiện dưới đây:

Trang 8

* Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Vỉệt Nam là nền kinh tế thị trường hiện đại, hội nhập quốc tế, vận hành đầy đủ, đồng bộ theo các quy luật của kinh tế thị trường

Tính chất hiện đại trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam thể hiện sự hướng tới tiếp thu, tích hợp có chọn lọc các thành tựu mới về các loại thị trường, các yếu tố thị trường, cơ chế vận hành của các nền kinh tế thị trường phát triển nhất của thế giới Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là nền kinh tể thị trường mở cửa và hội nhập theo chuẩn mực thế giới

Là nền kinh tế thị trường, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam vận hành theo các quy luật thị trường Các quy luật kinh tế chủ yếu

chi phối trong nền kinh tế thị trường Việt Nam cơ bản bao gồm: quy luật giá

trị, quy luật cung - cầu, quy luật cạnh tranh, quy luật lưu thông tiền tệ v v

Trên thị trường, những quy luật này có quan hệ tác động lẫn nhau vả thông qua sự hoạt động của các quy luật đó sẽ điều tiết hành vi của các chủ thể tham gia trong nền kinh tế

* Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là nền kinh tế thị trường mà trong nó, hoạt động sản xuất kinh doanh của các chủ thể kinh tế cũng như quản lỷ của Nhà nước ngoài nguyên tắc tuân thủ các quy luật thị trường còn hàm chứa, gắn với và hướng tới những giá trị cơ bản của chủ nghĩa xã hội

Những giá trị căn bản của chủ nghĩa xã hội Việt Nam thể hiện tập trung ở mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” Trong đó, phù hợp với từng giai đoạn phát triển, các giá trị đảm bảo định hướng xã hội chủ nghĩa thể hiện ở các khía cạnh:

Thứ nhẩt, nền kinh tế thị trường ở nước ta có sự quản lý của Nhà nước pháp

quyền xã hội chủ nghĩa Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa định hướng và điều tiết nền kinh té, thúc đẩy sản xuất kinh doanh và bảo vệ môi trường

Bản chất của Nhà nước ta là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, dựa trên nguyên tắc tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức Trong phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, vai trò của Nhà nước thể hiện: “Nhà nước quản lý nền kinh té bằng luật pháp, cơ che, chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, các tiêu chuẩn, định mức và lực lượng kinh tế nhà nước phù hợp với các yêu cầu và quy luật của nền kinh tế thị trường”

Trang 9

Thứ hai, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, phát huy dân chủ xã hội

chủ nghĩa, bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân

Sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng là điều kiện chính trị tiên quyết đảm bảo quá trình phát triển kinh tế thực hiện theo định hướng xã hội chủ nghĩa Đường lối, quan điểm, chủ trương cửa Đảng về kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa từng bước được hiện thực hóa trong cuộc sống

Thứ ba, phát huy vai trò làm chủ của nhân dân trong phát triển kinh tế-xã

hội Nhà nước ta là tổ chức chính trị của nhân dân, do nhân dân tổ chức ra dưới sự lãnh đạo của Đảng, quyền lực nhà nước là thống nhất, không chỉ được phân công, phối hợp mà còn có sự kiểm soát trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp Đây là một trong những nguyên tắc nền tảng về tổ chức quyền lực nhà nước ở nước ta Nhân dân là chủ thể tối cao của quyền lực nhà nước, nên nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước là một tất yếu

Trong phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nhân dân vừa là chủ thể, vừa là đối tượng phục vụ mà nền kinh tế hướng tới “Đó là nền kinh tế được xây dựng ở một chế độ xã hội do nhân dân làm chủ, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa quản lý, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, nhằm mục tiêu đi lên chủ nghĩa xã hội”

Thứ tư, xác lập quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp để thúc đẩy phát triển

mạnh lực lượng sản xuất

Nên kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam có quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với trinh độ phát triển của lực lượng sản xuất; có nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng của nền kinh tế; các chủ thể thuộc các thành phần kinh tế bình đẳng, hợp tác và cạnh tranh theo pháp luật

Ở Việt Nam, thực hiện phát triển nền kinh tế nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế là nhằm giải phóng sức sản xuất, giải phóng tiềm năng phát triển trong mỗi thành phân kinh tế, mỗi cá nhân, mỗi vùng miền là cách để phát huy tôi đa nội lực, tạo sức mạnh tổng hợp để phát triển nhanh và bền vững nền kinh tế đất nước Trong nền kinh tế nhiều thành phần, kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo định hướng cho sự phát triển vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” Kinh tế nhà nước gồm nguồn lực nhà nước và doanh nghiệp nhà nước Doanh nghiệp nhà nước cũng như doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác đều phải hoạt động theo cơ chế thị trường, bình đẳng và cạnh tranh theo pháp luật

Trang 10

Vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước theo nghĩa thúc đẩy ổn định và phát triển kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước “Kinh tế nhà nước là công cụ, lực lượng vật chất quan trọng để Nhà nước giữ vững ổn định kinh tể vĩ mô, định hướng, điều tiết, dẫn dắt thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội, khắc phục các khuyết tật của cơ chế thị trường Các nguồn lực kinh tế của Nhà nước được sử dụng phù hợp với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển đất nước và cơ bản được phân bổ theo cơ chế thị trường Doanh nghiệp nhà nước tập trung vào một số lĩnh vực then chốt, địa bàn quan trọng, quốc phòng, an ninh; hoạt động theo cơ ché thị trường, quản trị hiện đại theo chuẩn mực quốc tế; lấy hiệu quả kinh tế làm tiêu chí đánh giá chủ yếu, cạnh tranh bình đẳng với doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế”

Đi liền với đó, trong nền kinh te thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa áp dụng nhiều hình thức tổ chức quản lý và thực hiện chế độ phân phối chủ yếu theo kết quả lao động, hiệu quả kinh tế, đồng thời theo mức đóng góp vốn cùng các nguồn lực khác và phân phối thông qua hệ thống an sinh xã hội, phúc lợi xã hội, thể hiện tính ưu việt của chủ nghĩa xã hội

Thứ năm, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội; không ngừng nâng cao

đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân

Định hưởng xã hội chủ nghĩa phải thể hiện ngay trong từng chính sách, từng kế hoạch và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước Các chính sách, kế hoạch, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đất nước phải thực hiện được mục tiêu, nhiệm vụ của từng giai đoạn trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội; phù hợp với cơ ché thị trường và bảo đảm tính hiện đại Tính hiện đại được thể hiện sự kế thừa có chọn lọc những thành tựu phát triển kinh tế thị trường của nhân loại; các yếu tố của thị trường, các loại thị trường đồng bộ và vận hành thông suốt, gắn với các nền kinh tế thể giới

Nhận thức đầy đủ và đảm bảo định hướng xã hội chủ nghĩa trong các chính sách xã hội Tăng cường quản lý phát triển xã hội, bảo đảm tiến bộ, công bằng xã hội, tính bền vững trong các chính sách xã hội, nhất là phúc lợi xã hội, an ninh xã hội, an ninh con người

Phát triển vi con người, tạo điều kiện cho mọi người, nhất là trẻ em, nhóm yểu thể, người di cư hòa nhập, tiếp cận bình đẳng nguồn lực, cơ hội phát triển và hưởng thụ công bằng các dịch vụ xã hội cơ bản Quan tâm phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa; tổ chức thực hiện hiệu quả chương trình quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Trang 11

1.3 Kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa mô hình phù hợp với thực tiễn Việt Nam

Ở Việt Nam, sau 35 năm đổi mới, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã hình thành, phát triển, đến nay đã có những yếu tố của một nền kinh tế thị trường hiện đại, hội nhập quốc tế và bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa Đó là nền kinh tế có nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần; có sự phát triển đầy đủ, đồng bộ các loại thị trường, thị trường trong nước gắn kết với thị trường quốc tế Thị trường đã phát huy vai trò trong việc xác định giá cả, phân bổ nguồn lực, điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa; nền kinh tế đã vận hành theo các quy luật của kinh tế thị trường

Đồng thời, nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; Nhà nước vừa xây dựng và hoàn thiện thể chế, tạo khung khổ pháp luật, môi trường ổn định, thuận lợi cho kinh tế phát triển, vừa sử dụng các nguồn lực kinh tế của Nhà nước để điều tiết, thúc đẩy nền kinh tế phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa, phát triển bền vững cả kinh tế, xã hội, môi trường; gắn phát triển kinh tế với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội hướng tới mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” Những yếu tố này hoàn toàn tương đồng với các định hướng xã hội của các nền kinh tế thị trường hiện đại trên thế giới

Như vậy, từ thực tiễn và lý luận, có thể khẳng định, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là mô hình kinh tế thị trường hiện đại, hội nhập quốc tế không chỉ phù hợp với thực tiễn Việt Nam và xu thế của thời đại, mà còn là mô hình kinh tế phù hợp với các nước kinh tế chưa phát triển quá độ lên xã hội chủ nghĩa

Về kinh tế: Sự phát triển của Việt Nam trong 35 năm qua rất đáng ghi

nhận Công cuộc đổi mới từ năm 1986 đã nhanh chóng đưa Việt Nam từ một trong những quốc gia nghèo nhất trên thế giới trở thành quốc gia thu nhập trung bình thấp Giai đoạn 2002-2019, GDP đầu người tăng 2,7 lần, đạt trên 2.700 USD năm 2019, với hơn 45 triệu người thoát nghèo Tỷ lệ hộ nghèo giảm mạnh từ hơn 70% xuống còn dưới 6% (3,2 USD/ngày theo sức mua ngang giá) Đại bộ phận người nghèo còn lại ở Việt Nam là dân tộc thiểu số, chiếm 86%

Năm 2019, kinh tế Việt Nam tiếp tục có khả năng chống chịu cao, nhờ nhu cầu trong nước và sản xuất định hướng xuất khẩu được duy trì ở mức cao

GDP thực tăng ước khoảng 7%, tương tự tỷ lệ tăng trưởng trong năm 2018,

điều này cho thấy Việt Nam là một trong những quốc gia có tốc độ tăng trưởng cao trong khu vực

Ngày đăng: 10/04/2024, 16:49

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan