Thuyết minh dự án trang trại chăn nuôi tổng hợp

135 0 0
Thuyết minh dự án trang trại chăn nuôi tổng hợp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

NHÀ ĐẦU TƯ ĐANG TÌM ĐỐI TÁC ĐỒNG HÀNH TRONG CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ. Hãy chia sẽ thông tin cho chúng tôi. Chúng tôi sẽ hỗ trợ tất cả các thông tin về pháp lý. Chuẩn bị hồ sơ ở tất các bước để: 1.Lập đề xuất dự án để xin chấp thuận CHỦ TRƯƠNG đầu tư: báo cáo nghiên cứu tiền khả thi. Báo cáo khả thi,.... 2. Hoàn thành thủ tục về THIẾT KẾ: thiết kế tổng mặt bằng, thiết kế quy hoạch, thiết kế cơ sở, thiết kế thi công,..... 3. Hoàn thành thủ tục về MÔI TRƯỜNG: Đánh giá sơ bộ tác động môi trường. Hồ sơ ĐTM, giấy phép môi trường. 4. Hồ sơ VAY VỐN, xin hỗ trợ từ các quỹ đầu tư,.... xin vui lòng liên hệ Liên hệ zalođt 0918755356 http:duanviet.com.vn

Trang 1

THUYẾT MINH DỰ ÁN

TRANG TRẠI CHĂN NUÔI TỔNG HỢP

Địa điểm:

, Tỉnh Thái Bình

Trang 2

DỰ ÁN

TRANG TRẠI CHĂN NUÔI TỔNG HỢP

Địa điểm: Tỉnh Thái Bình

NHÀ ĐẦU TƯCÁ NHÂN

0918755356-0936260633

Trang 3

MỤC LỤC

MỤC LỤC 2

CHƯƠNG I MỞ ĐẦU 6

I GIỚI THIỆU VỀ CHỦ ĐẦU TƯ 6

II MÔ TẢ SƠ BỘ THÔNG TIN DỰ ÁN 6

2.1 Mô tả sơ bộ về dự án 6

2.2 Mục tiêu chung 7

2.3 Mục tiêu cụ thể 7

2.4 Phân đoạn thực hiện và tiến độ thực hiện, hình thức quản lý 8

III SỰ CẦN THIẾT ĐẦU TƯ 8

3.1 Thực trạng chăn nuôi bò thịt tại Việt Nam 8

3.2 Chiến lược phát triển chăn nuôi bò thịt tại Việt Nam 12

3.3 Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ hiện đại để giải quyết những bất cập của chăn nuôi bò thịt tại Việt Nam 14

IV CÁC CĂN CỨ PHÁP LÝ 15

CHƯƠNG II ĐỊA ĐIỂM VÀ QUY MÔ THỰC HIỆN DỰÁN 17

I ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI VÙNG THỰC HIỆN DỰ ÁN 17

1.1 Điều kiện tự nhiên vùng thực hiện dự án 17

1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội vùng thực hiện dự án 20

II ĐÁNH GIÁ NHU CẦU THỊ TRƯỜNG 22

2.1 Thị trường bò thịt 22

2.2 Thị trường thức ăn chăn nuôi 23

III QUY MÔ CỦA DỰ ÁN 25

3.1 Các hạng mục xây dựng của dự án 25

3.2 Bảng tính chi phí phân bổ cho các hạng mục đầu tư 27

IV ĐỊA ĐIỂM, HÌNH THỨC ĐẦU TƯ XÂY DỰNG 30

Trang 4

4.1 Địa điểm xây dựng 30

4.2 Hình thức đầu tư 30

V NHU CẦU SỬ DỤNG ĐẤT VÀ PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ĐẦU VÀO.30 5.1 Nhu cầu sử dụng đất 30

5.2 Phân tích đánh giá các yếu tố đầu vào đáp ứng nhu cầu của dự án 31

CHƯƠNG III PHÂN TÍCH QUI MÔ, DIỆN TÍCH XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ 32

I PHÂN TÍCH QUI MÔ, DIỆN TÍCH XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH 32

II PHÂN TÍCH LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT, CÔNG NGHỆ 32

2.1 Chọn giống bò 32

2.2 Kỹ thuật chăn nuôi bò sinh sản 39

2.3 Kỹ thuật chăn nuôi bò thịt 42

2.4 Quy trình chăn thả và lượng thức ăn bổ sung tại chuồng 43

2.5 Kỹ thuật Phòng và trị bệnh nuôi bò 45

2.6 Kỹ thuật xử lý phân bò – quy trình làm phân vi sinh hữu cơ 70

2.7 Nuôi bò theo công nghệ: Chăn nuôi trên nền đệm lót sinh học 76

2.8 Kỹ thuật trồng cỏ chăn nuôi bò 79

2.9 Kỹ thuật ủ chua thức ăn xanh 90

III PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN VỀ QUY MÔ, CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT 94

CHƯƠNG IV CÁC PHƯƠNG ÁN THỰC HIỆN DỰ ÁN 95

I PHƯƠNG ÁN GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG, TÁI ĐỊNH CƯ VÀ HỖ TRỢ XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG 95

1.1 Chuẩn bị mặt bằng 95

1.2 Phương án tổng thể bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư: 95

1.3 Phương án hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật 95

II PHƯƠNG ÁN KIẾN TRÚC VÀ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH 95

Trang 5

2.1 Các phương án xây dựng công trình 95

2.2 Các phương án kiến trúc 96

III PHƯƠNG ÁN TỔ CHỨC THỰC HIỆN 97

CHƯƠNG V ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 98

I GIỚI THIỆU CHUNG 98

II CÁC QUY ĐỊNH VÀ CÁC HƯỚNG DẪN VỀ MÔI TRƯỜNG 98

III NHẬN DẠNG, DỰ BÁO CÁC TÁC ĐỘNG CHÍNH CỦA DỰ ÁN ĐỐI VỚI MÔI TRƯỜNG 99

3.1 Giai đoạn thi công xây dựng công trình 99

3.2 Giai đoạn đưa dự án vào khai thác sử dụng 101

IV KẾT LUẬN 104

V BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU MÔI TRƯỜNG 105

5.1 Giai đoạn xây dựng dự án 105

5.2 Giai đoạn đưa dự án vào khai thác sử dụng 110

CHƯƠNG VI TỔNG VỐN ĐẦU TƯ – NGUỒN VỐN THỰC HIỆN VÀ HIỆU QUẢ CỦA DỰ ÁN 114

I TỔNG VỐN ĐẦU TƯ VÀ NGUỒN VỐN 114

II HIỆU QUẢ VỀ MẶT KINH TẾ VÀ XÃ HỘI CỦA DỰÁN 116

2.1 Nguồn vốn dự kiến đầu tư của dự án 116

2.2 Dự kiến nguồn doanh thu và công suất thiết kế của dự án: 116

2.3 Các chi phí đầu vào của dự án: 116

2.4 Phương ánvay 117

2.5 Các thông số tài chính của dự án 117

KẾT LUẬN 120

I KẾT LUẬN 120

II ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ 120

PHỤ LỤC: CÁC BẢNG TÍNH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH 121

Trang 6

Phụ lục 1: Tổng mức, cơ cấu nguồn vốn thực hiện dự án 121

Phụ lục 2: Bảng tính khấu hao hàng năm 122

Phụ lục 3: Bảng tính doanh thu và dòng tiền hàng năm 123

Phụ lục 4: Bảng Kế hoạch trả nợ hàng năm 124

Phụ lục 5: Bảng mức trả nợ hàng năm theo dự án 125

Phụ lục 6: Bảng Phân tích khả năng hoàn vốn giản đơn 126

Phụ lục 7: Bảng Phân tích khả năng hoàn vốn có chiết khấu 127

Phụ lục 8: Bảng Tính toán phân tích hiện giá thuần (NPV) 128

Phụ lục 9: Bảng Phân tích theo tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR) 129

Trang 7

CHƯƠNG I MỞ ĐẦU

I GIỚI THIỆU VỀ CHỦ ĐẦU TƯ

Nhà đầu tư: MÔ TẢ SƠ BỘ THÔNG TIN DỰ ÁN

I.1 Mô tả sơ bộ về dự án

Tên dự án:

“Trang trại chăn nuôi tổng hợp”

Địa điểm thực hiện dự án:, Tỉnh Thái Bình.

Diện tích đất, mặt nước, mặt bằng dự kiến sử dụng: 400.000,0 m2 (40,00 ha).

Hình thức quản lý: Chủ đầu tư trực tiếp quản lý điều hành và khai thác Tổng mức đầu tư của dự án: 100.013.704.000 đồng

(Một trăm tỷ, không trăm mười ba triệu, bảy trăm linh bốn nghìn đồng)

Số lượng phân bò12.519,5 tấn/năm

I.2 Mục tiêu chung

 Phát triển dự án “Trang trại chăn nuôi tổng hợp” theohướng chuyên

nghiệp, hiện đại, cung cấp sản phẩmchất lượng, có năng suất, hiệu quả kinh tế cao nhằm nâng cao chuỗi giá trị sản phẩmngành chăn nuôi, đảm bảo vệ sinh môi trường, an toàn vệ sinh thực phẩm,đạt tiêu chuẩn, phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu, đáp ứng nhu cầu thị trường góp phần tăng hiệu quả kinh tế địa phương cũng như của cả nước  

 Khai thác có hiệu quả hơn tiềm năng về: đất đai, lao động và sinh thái của khu vực tỉnh Thái Bình.

Trang 8

 Dự án khi đi vào hoạt động sẽ góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế, đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá và hội nhập nền kinh tế của địa phương, của tỉnh Thái Bình.

 Hơn nữa, dự án đi vào hoạt động tạo việc làm với thu nhập ổn định cho nhiều hộ gia đình, góp phần giải quyết tình trạng thất nghiệp và lành mạnh hoá môi trường xã hội tại vùng thực hiện dự án.

I.3 Mục tiêu cụ thể

 Phát triển mô hìnhchăn nuôi bò chuyên nghiệp, hiện đại,góp phần cung cấp sản phẩm thịt bò và bò giống chất lượng, giá trị, hiệu quả kinh tế cao cho thị trường trong nước.

 Xây dựng mô hình trang trại tuần hoàn, sinh thái, sử dụng sản phẩm trồng trọt kết hợp với chăn nuôi và sử dụng hiệu quả chất thải chăn nuôi làm phân hữu cơ, bón cho cây trồng.

 Liên kết với các trang trại của nông hộ theo mô hình trang trại khép kín, đồng bộ về chuyển giao tiến bộ kỹ thuật con giống, thức ăn, quy trình chăm sóc, và tiêu thụ sản phẩm.

 Trồng cỏ để tự chủ và tiết kiệm chi phí thức ăn trong chăn nuôi, bên cạnh đó cũng cung cấp cỏ cho các hộ dân, trang trại chăn nuôi trâu, bò trong khu vực tỉnh Thái Bình nói riêng và cả nước nói chung.

 Hình thành khu chăn nuôi chất lượng cao và sử dụng công nghệ hiện đại  Mô hình dự án hàng năm cung cấp ra cho thị trường sản phẩm đạt tiêu chuẩn và chất lượng khác biệt ra thị trường.

 Giải quyết công ăn việc làm cho một bộ phận người dân địa phương, nâng cao cuộc sống cho người dân.

 Góp phần phát triển kinh tế xã hội của người dân trên địa bàn và tỉnh Thái Bình nói chung.

I.4 Phân đoạn thực hiện và tiến độ thực hiện, hình thức quản lý

Thời gian hoạt động dự án: 50 năm kể từ ngày cấp Quyết định chủ trương đầutư.

Tiến độ thực hiện: 24 tháng kể từ ngày cấp Quyết định chủ trương đầu tư, trong đó:

1 Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư Quý III/2023

Trang 9

STTNội dung công việcThời gian

2 Thủ tục phê duyệt đồ án quy hoạch xây dựng chi tiết tỷlệ 1/500 Quý IV/2023 3 Thủ tục phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường Quý IV/2023 4 Thủ tục giao đất, thuê đất và chuyển mục đích sử dụngđất Quý I/2024 5 Thủ tục liên quan đến kết nối hạ tầng kỹ thuật Quý II/2024 6 Thẩm định, phê duyệt TKCS, Tổng mức đầu tư và phêduyệt TKKT Quý II/2024 7 Cấp phép xây dựng (đối với công trình phải cấp phépxây dựng theo quy định) Quý III/2024 8 Thi công và đưa dự án vào khai thác, sử dụng

Quý IV/2024 đến Quý III/2025

II SỰ CẦN THIẾT ĐẦU TƯ

II.1 Thực trạng chăn nuôi bò thịt tại Việt Nam

Diễn biến tổng đàn gia súc ăn cỏ giai đoạn 2

Trang 10

Sản lượng sản phẩm gia súc ăn cỏ giai đoạn 2015-2020

Phân bố đàn bò thịt của Việt Nam

10 tỉnh có đàn bò lớn nhất cả nước năm 2020 lần lượt là: Nghệ An (485.900 con), Gia Lai (395.984 con), Sơn La (357.952 con ), Bình Định (296.657 con), Quảng Ngãi (279.305 con), Thanh Hóa (260.356 con), Đắc Lắk (245.279 con), Trà Vinh (225.068 con), Bến Tre (223.432 con) và Quảng Nam ( 172.328 con) Số lượng đàn bò của 10 tỉnh này chiếm 46,51 % tổng đàn bò của cả nước.

Theo số liệu thống kê của Cục Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), năm 2020 đàn bò thịt đạt 6,325 triệu con, tăng 4,38 % so với năm 2019; đàn trâu đạt 2,33 triệu con, giảm 2,31 % so với năm 2019 Tính đến cuối

Trang 11

tháng 5/2021, ước tính tổng số trâu của cả nước giảm khoảng 2,8%; số lượng bò tăng khoảng 2% so với cùng thời điểm năm 2020.

Năm 2020, sản lượng thịt bò đạt 441,51 ngàn tấn, tăng 2,51 % so với năm 2019, sản lượng thịt trâu đạt 120,25 ngàn tấn, giảm 4,02 % so với năm 2019.

Hiện cả nước có 2,33 triệu hộ nuôi bò thịt và 1,23 triệu hộ nuôi trâu Trên 90% số lượng bò thịt được nuôi theo phương thức nhỏ, tập quán chăn nuôi truyền thống, có gần 2,2 triệu hộ nuôi dưới 5 con/hộ, chiếm 93,12% tổng số hộ chăn nuôi bò thịt của cả nước; có trên 132 ngàn hộ nuôi từ 6-10 con/hộ, chiếm 5,67%; có trên 23 ngàn hộ nuôi từ 11-20 con/hộ, chiếm 1% tổng số hộ chăn nuôi bò thịt của cả nước.

Các hộ chăn nuôi bò thịt quy mô trên 20 con/hộ còn hạn chế, chỉ chiếm 0,21% tổng số hộ nuôi bò thịt của cả nước.

Theo báo cáo từ Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT), tính đến cuối năm 2022, đàn bò trên cả nước vào khoảng 6,53 triệu con, riêng đàn bò sữa là 335.000 con Nhiều chuyên gia cho rằng, hiện ngành chăn nuôi bò thịt vẫn phải đối mặt một số thách thức như: Chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán còn chiếm tỷ lệ cao, ảnh hưởng đến việc áp dụng công nghệ tiên tiến, công tác kiểm soát dịch bệnh, an toàn thực phẩm, năng suất, giá thành Việc chuyển đổi diện tích đất nông nghiệp hiệu quả thấp sang trồng cỏ và cây thức ăn cho bò ở nhiều nơi còn gặp khó khăn.

Nhập khẩu trâu bò sống và thịt trâu, bò

Nhập khẩu trâu/ bò sống: Năm 2020, số lượng trâu/bò sống được nhập khẩu về Việt Nam đạt gần 600,8 nghìn con,

Số lượng bò nhập khẩu từ Úc là gần 301 nghìn con, chiếm 50.1% thị phần, tiếp theo đó là Thái Lan, Mỹ và một lượng ít từ Lào.

Trong năm 2020, lượng nhập khẩu thịt trâu/bò đã qua giết mổ của Việt Nam đạt 106,5 nghìn tấn;

Nhập khẩu thịt trâu/ bò: Úc tiếp tục là nước giữ vị trí dẫn đầu về xuất khẩu thịt bò sang Việt Nam với lượng đạt hơn 13,4 nghìn tấn trong năm 2020, chiếm hơn 42% thị phần Theo sau đó là Mỹ với gần 9,8 nghìn tấn, chiếm 30,7%.

Trang 12

Xét về giá trị, tổng kim ngạch nhập khẩu thịt trâu/bò trong năm 2020, đạt gần 414,4 triệu USD, tăng 28,8% so với năm 2019, tương đương 92,6 triệu USD.

Thuận lợi trong phát triển chăn nuôi bò thịt ở Việt Nam

1.Việt Nam là nước sản xuất nông nghiệp với nguồn phụ phẩm rất lớn (sản lượng rơm ước khoảng 43 triệu tấn, hàng trăm ngàn tấn phụ phẩm ngành chế biến rau quả), chế biến thức ăn TMR, FTMR và áp dụng quy trình vỗ béo trước khi giết mổ cho tất cả quy mô -> đây là nguồn thức ăn rất lớn cho chăn nuôi bò thịt.

2.Luật Chăn nuôi đã quy định áp dụng Phúc lợi động vật (điều 69 đến điều 72), đây chính là cơ sở để hài hoà hoá các quy định quốc tế, mở đường cho ngành chăn nuôi bò thịt phát triển

3.Chính phủ Việt Nam khuyến khích phát triển chăn nuôi bò thịt để tăng cơ cấu thịt bò trong tiêu dùng hiện nay (chỉ mới đạt 7-10%)

4.Nhu cầu tiêu dùng thịt bò của Việt Nam đang tăng mạnh Giá bò thịt và thịt bò ở Việt Nam khá ổn định

Khó khăn trong phát triển chăn nuôi bò thịt ở Việt Nam

1.Chăn nuôi gia súc ăn cỏ, đặc biệt là chăn nuôi bò thịt phụ thuộc chặt chẽ vào nguồn thức ăn thô xanh, trong khi nước ta thiếu đồng cỏ, bãi chăn thả tự nhiên.

2.Tổ chức sản xuất chăn nuôi theo chuỗi liên kết còn chiếm tỷ trọng thấp; liên kết chưa hoàn chỉnh đến khâu cuối cùng của chuỗi là giết mổ, chế biến và kết nối thị trường tiêu thụ sản phẩm…

3.Công tác thanh tra, kiểm tra về sản xuất, kinh doanh giống vật nuôi còn nhiều tồn tại, nhất là tại các địa phương

4.Chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán còn chiếm tỷ lệ cao ảnh hưởng tới việc áp dụng công nghệ tiên tiến trong chăn nuôi và công tác kiểm soát dịch bệnh và an toàn thực phẩm

Trang 13

5.Tình hình nhập lậu vật nuôi sống đặc biệt là bò thịt và sản phẩm chăn nuôi từ nước ngoài qua đường bộ biên giới phía Tây, Tây Nam, có nguy cơ lây lan dịch bệnh và bất ổn thị trường trong nước.

Thách thức trong phát triển chăn nuôi bò thịt Việt Nam

Bệnh truyền nhiễm: Việt Nam vẫn chưa kiểm soát hoàn toàn các bệnh truyền nhiễm (LMLM, viêm da nổi cục) nên chăn nuôi bò thịt vẫn tiềm ẩn rủi ro tương đối cao

Cạnh tranh quốc tế: Các hiệp định tư do thương mại của Việt Nam với các nước, nhất là hiệp định CPTPP và EVFTA đã được ký kết sẽ làm cho thịt bò trong nước gặp phải sự cạnh tranh gay gắt với thịt bò nhập khẩu.

Thiếu hụt nguồn thức ăn: Chăn nuôi gia súc ăn cỏ phụ thuộc nhiều vào nguồn thức ăn thô xanh nhưng nước ta thiếu đồng cỏ, bãi chăn thả tự nhiên … Việc khai thác, sử dụng phụ phẩm nông nghiệp làm thức ăn chăn nuôi chưa hiệu quả

II.2 Chiến lược phát triển chăn nuôi bò thịt tại Việt Nam

Định hướng phát triển chăn nuôi bò thịt của Việt Nam

Luật Chăn nuôi (2018) đã mở ra hành lang pháp lý để phát triển ngành chăn nuôi hướng khai thác lợi thế so sánh, an toàn thực phẩm, hội nhập quốc tế và bảo vệ môi trường.

Nhằm thúc đẩy chăn nuôi bò thịt thời gian tới, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành nhiều chính sách Trong đó, về chính sách đất đai, sẽ dành quỹ đất để phát triển chăn nuôi bò thịt, ưu tiên giao đất, thuê đất cho các cơ sở giống, cơ sở chăn nuôi trang trại tập trung.

Đồng thời sẽ chuyển phần lớn diện tích ở những nơi phù hợp và một phần diện tích đất nông nghiệp hiệu quả thấp sang thâm canh trồng cỏ và cây thức ăn chăn nuôi Tổng diện tích đất các loại cho nhu cầu này từ 0,5 đến 1 triệu ha.

Đối với công tác giống phục vụ phát triển chăn nuôi bò thịt, Cục Chăn nuôi sẽ tiếp tục chọn lọc trong sản xuất các giống bò Zebu, nhập nội bổ sung một số giống bò cao sản Ở các vùng chăn nuôi phát triển, tương đối tập trung, dân trí phát triển, sẽ sử dụng tinh của các giống bò cao sản (Red Angus, Droughtmaster, Limousine, Charolaire, Blanc Bleu Belge, Wagyu, Senepol,

Trang 14

Blonde d’ Aquitaine…) phối giống bằng thụ tinh nhân tạo (với bò cái nền lai Zêbu có tỷ lệ máu lai trên 75%.

Về chính sách tài chính và tín dụng, Ngân sách nhà nước sẽ hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng, bao gồm đường, điện, nước và xử lý môi trường cho cơ sở sản xuất giống, cơ sở giết mổ Nhà nước cũng đầu tư hạ tầng cơ sở xây dựng các trung tâm hội chợ, trung tâm đấu giá, chợ đầu mối giới thiệu, tiêu thụ các sản phẩm bò thịt.

Bên cạnh đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị các ngân hàng thương mại tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân vay vốn theo chính sách chính sách ưu đãi của nhà nước để đầu tư con giống, trang trại, đổi mới công nghệ.

Ngoài ra, Bộ cũng khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư xây dựng chợ đầu mối, trung tâm đấu giá, sàn giao dịch thương mại điện tử nhằm thúc đẩy thương mại bò thịt và thịt bò.

Chiến lược phát triển ngành chăn nuôi giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2045 (QĐ 1520/QĐ-TTg) ngày 6 tháng 10 năm 2020 của Thủ tướng chính phủ đã vạch ra định hướng cho ngành chăn nuôi nói chung và chăn nuôi bò thịt phát triển theo hướng an toàn sinh học, an toàn thực phẩm, nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững.

Định hướng chi tiết phát triển ngành chăn nuôi bò thịt (theo QĐ 1520)

 Đàn bò thịt ổn định ở quy mô từ 6,5 đến 6,6 triệu con, trong đó khoảng 30% được nuôi trong trang trại.

 Chuyển đất nông nghiệp hiệu quả thấp sang thâm canh trồng cỏ và cây thức ăn chăn nuôi Tổng diện tích đất các loại cho nhu cầu này từ 0,5 đến 1,0 triệu ha.

 Tiếp tục chương trình cải tiến nâng cao tầm vóc đàn bò theo hướng Zebu hoá; phát triển nhanh mạng lưới thụ tinh nhân tạo và sử dụng bò đực giống tốt đã qua chọn lọc cho nhân giống.

 Khuyến khích phát triển các mô hình chế biến các loại thức ăn chăn nuôi hữu cơ bằng công nghệ, thiết bị nghiền trộn nhỏ và cơ động phù hợp với loại hình chăn nuôi nông hộ, hợp tác xã;

Trang 15

 Phát triển mô hình thâm canh trồng cỏ, ngô dầy, lúa chín sáp kết hợp công nghệ chế biến thức ăn thô xanh hỗn hợp (TMR) để chăn nuôi và vỗ béo các loại gia súc ăn cỏ.

 Tăng cường giám định, bình tuyển, loại thải và thay thế đàn giống vật nuôi trong sản xuất.

 Hỗ trợ thông qua con giống cho phát triển chăn nuôi đối với vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, vùng đặc biệt khó khăn;

 Tổ chức lại hệ thống tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi gắn với các chuỗi liên kết.

 Khuyến khích phát triển hoạt động giết mổ tập trung, công nghiệp; tăng cường các biện pháp quản lý đối với công tác giết mổ

 Xây dựng và thực hiện chương trình đào tạo nâng cao năng lực quản lý cho cán bộ chăn nuôi, thú y các cấp,

 Tăng cường hợp tác quốc tế trong nghiên cứu khoa học, đào tạo và thương mại về chăn nuôi, thú y với các nước, vùng lãnh thổ có tiềm năng về khoa học công nghệ và thị trường với Việt Nam.

II.3 Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ hiện đại để giải quyết những bất cậpcủa chăn nuôi bò thịt tại Việt Nam

Giống, thức ăn chăn nuôi; môi trường và công nghệ là 3 trụ cột chính để phát triển chăn nuôi bò bền vững.

Để phát triển bền vững, cần tăng cường chăn nuôi an toàn sinh học nhằm giảm thiểu chi phí đầu vào, giảm nguy cơ dịch bệnh, từ đó cạnh tranh được trong thị trường mở, đặc biệt với các doanh nghiệp chăn nuôi lớn như trang trại.

Cùng với đó, chăn nuôi phải theo mô hình kinh tế tuần hoàn, không đánh đổi môi trường Đây cũng là trách nhiệm của ngành nhằm thực hiện mục tiêu cam kết COP 26.

Mặt khác, cần đẩy mạnh chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ hiện đại trong chuồng trại, thiết bị chăn nuôi để có thể tiệm cận được với thế giới và khu vực.

Gần đây, Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã cho phép xây dựng 2 lĩnh vực đầu tiên trong ngành nông nghiệp về chuyển đổi số đó

Trang 16

là chăn nuôi và trồng trọt Trong đó, đưa vào khá đầy đủ luật, nghị định, thông tư Tháng 6/2022 đã từng bước triển khai thí điểm chuyển đổi số trong lĩnh vực chăn nuôi

Vấn đề nữa, vẫn còn sự thiết hụt, dư thừa trong sản xuất chăn nuôi Do đó, cần đẩy mạnh liên kết sản xuất và thị trường Thị trường rất quan trọng, gần như quyết định sản xuất Thị trường cần gì yêu cầu thị trường ra sao, chúng ta cần định hướng sản xuất để phát triển bền vững.

Ngành chăn nuôi Việt Nam muốn tiếp tục phát triển và hội nhập, cần tiếp cận được với các giải pháp công nghệ hiện đại Chỉ có công nghệ mới có thể giúp chăn nuôi Việt Nam xử lý được những thách thức hiện hữu cũng như sự đòi hỏi ngày càng cao của vấn đề an toàn thực phẩm, môi trường sinh thái (khi Việt Nam đã cam kết với cộng đồng quốc tế, đưa phát thải ròng về 0 vào năm 2050) và vấn đề đối xử nhân đạo với vật nuôi.

Từ những thực tế trên, chúng tôi đã lên kế hoạch thực hiện dự án “Trangtrại chăn nuôi tổng hợp”tại Xã Vũ Bình, Huyện Kiến Xương, Tỉnh Thái Bìnhnhằm phát huy được tiềm năng thế mạnh của mình, đồng thời góp phần phát triển hệ thống hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật thiết yếu để đảm bảo phục vụ cho ngànhchăn nuôi, đặc biệt là trong chăn nuôi bò thịt của tỉnh Thái Bình.

III CÁC CĂN CỨ PHÁP LÝ

 Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18 tháng 6 năm 2014 của Quốc hội;

 Luật Xây dựng số 62/2020/QH11 ngày 17 tháng 06 năm 2020 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18 tháng 06 năm 2014 của Quốc hội;

 Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 ngày ngày 17 tháng 11 năm 2020của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;

 Luật Đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29 tháng 11 năm 2013 của Quốc Hộinước CHXHCN Việt Nam;

 Luật Đầu tư số 61/2020/QH14 ngày 17 tháng 06 năm 2020 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;

 Luật Doanh nghiệp số 59/2020/QH14 ngày 17 tháng 06 năm 2020 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;

Trang 17

nhập doanh nghiệp do văn phòng quốc hội ban hành;

 Nghị định số 31/2021/NĐ-CPngày 26 tháng 03 năm 2021Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư;

 Nghị định số 148/2020/NĐ-CP ngày 18 tháng 12 năm 2020 về sửa đổi bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai;

 Nghị định số 10/2023/NĐ-CP ngày 03 tháng 04 năm 2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai;  Nghị định số 10/2021/NĐ-CP ngày 09 tháng 02 năm 2021về quản lý chi phí đầu tư xây dựng;

 Quyết định số: 1520/QĐ-TTg ngày 06 tháng 10 năm 2020 của Thủ tướng chính phủ về Phê duyệt "Chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2045";

 Hướng dẫn thi hành nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm 2013 của chính phủ quy định và hướng dẫn thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp;

 Thông tư số 01/2021/TT-BXD ngày 19 tháng 05 năm 2021 của Bộ Xây dựng ban hành QCVN 01:2021/BXD quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng;

 Thông tư số 11/2021/TT-BXD ngày 31 tháng 8 năm 2021 của Bộ Xây dựng hướng dẫn một số nội dung xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng;

 Định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng quy định tại Phụ lục VIII, của thông tư số 12/2021/TT-BXDngày 31 tháng 08 năm 2021 của Bộ Xây dựngban hành định mức xây dựng;

 Quyết định 510/QĐ-BXD của Bộ xây dựng ngày 19 tháng 05 năm 2023 về Công bố Suất vốn đầu tư xây dựng công trình và giá xây dựng tổng hợp bộ phận kết cấu công trình năm 2022.

Trang 18

CHƯƠNG II ĐỊA ĐIỂM VÀ QUY MÔ THỰC HIỆN DỰÁN

I ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI VÙNG THỰC HIỆNDỰ ÁN

I.1 Điều kiện tự nhiênvùng thực hiện dự án

Vị trí địa lý

Thái Bình là một tỉnh ven biển ở đồng bằng sông Hồng Theo quy hoạch phát triển kinh tế, Thái Bình thuộc vùng duyên hải Bắc Bộ.

Tỉnh Thái Bình có tọa độ từ 20°18′B đến 20°44′B, 106°06′Đ đến 106°39′Đ.

Trung tâm hành chính của tỉnh là thành phố Thái Bình, cách trung tâm thủ đô Hà Nội 120 km về phía đông nam, cách trung tâm thành phố Hải Phòng 160 km về phía đông bắc Vị trí tiếp giáp tỉnh Thái Bình:

Phía bắc giáp tỉnh Hải Dương, tỉnh Hưng Yên và thành phố Hải Phòng

Trang 19

Phía tây giáp tỉnh Hà Nam Phía nam giáp tỉnh Nam Định.

Phía đông giáp vịnh Bắc Bộ, Biển Đông.

Địa hình

Địa hình tỉnh Thái Bình khá bằng phẳng với độ dốc thấp hơn 1%; độ cao phổ biến từ 1–2 m trên mực nước biển, thấp dần từ bắc xuống đông nam Thái Bình có bờ biển dài 52 km.

Tỉnh Thái Bình có bốn con sông chảy qua: phía bắc và đông bắc có sông Hóa dài 35 km, phía bắc và tây bắc có sông Luộc (phân lưu của sông Hồng) dài 53 km, phía tây và nam là đoạn hạ lưu của sông Hồng dài 67 km, sông Trà Lý (phân lưu cấp 1 của sông Hồng) chảy qua giữa tỉnh từ tây sang đông dài 65 km Các sông này tạo ra 4 cửa sông lớn: Diêm Điền (Thái Bình), Ba Lạt, Trà Lý, Lân Do đặc điểm sát biển nên chúng đều chịu ảnh hưởng của chế độ thủy triều, mùa hè mức nước dâng nhanh với lưu lượng lớn và hàm lượng phù sa cao, mùa đông lưu lượng giảm nhiều và lượng phù sa không đáng kể khiến nước mặn ảnh hưởng sâu vào đất liền từ 15–20 km.

Khí hậu - Thủy văn

Thái Bình nằm trong vùng khí hậu cận nhiệt đới ẩm: mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều từ tháng 5 đến tháng 9; mùa đông khô lạnh từ tháng 11 năm trước đến tháng 3 năm sau; tháng 10 và tháng 4 là mùa thu và mùa xuân tuy không rõ rệt như các nước nằm phía trên vành đai nhiệt đới Nhiệt độ trung bình: 23,5 °C Số giờ nắng trong năm: 1.600-1.800 giờ Độ ẩm tương đối trung bình: 85-90%

Sông ngòi

Tỉnh Thái Bình nằm trong vùng cận nhiệt đới ẩm, nên hàng năm đón nhận một lượng mưa lớn (1.700-2.200mm), lại là vùng bị chia cắt bởi các con sông lớn, đó là các chi lưu của sông Hồng, trước khi chạy ra biển Mặt khác, do quá trình sản xuất nông nghiệp, trải qua nhiều thế hệ,người ta đã tạo ra hệ thống sông ngòi dày đặc Tổng chiều dài các con sông, ngòi của Thái Bình lên tới

Trang 20

8492 km, mật độ bình quân từ 5–6 km/km² Hướng dòng chảy của các con sông đa số theo hướng tây bắc xuống đông nam Phía bắc, đông bắc tỉnh Thái Bình còn chịu ảnh hưởng của sông Thái Bình.

Tài nguyên nước

Tài nguyên nước trong dòng chảy mặt ở Thái Bình rất phong phú Mật độ sông ngòi dày đặc chứa và lưu thông một lượng nước mặt khổng lồ Nguồn cung cấp hàng tỷ m3 từ các con sông lớn như sông Hồng, sông Trà Lý, sông Thái Bình, cộng vào đó là lượng nước mưa nhận được hàng năm cũng rất lớn (hàng tỉ tấn) Đây là điều kiện thuận lợi để cư dân sử dụng tài nguyên nước mặt phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất ở mọi nơi trong tỉnh Các dòng chảy mặt đã được sử dụng tưới tiêu cho đồng ruộng thông qua hệ thống thủy lợi: mương, máng tưới tiêu, hệ thống cống tự chảy

Dòng chảy mặt của các con sông nội đồng ngoài tác dụng tưới cho đồng ruộng, phục vụ sinh hoạt của cư dân, còn mang theo các chất thải ở thể lỏng chảy ra biển Đông (nước thải sinh hoạt, nước thau chua, rửa mặn đồng ruộng).

Hệ thống dòng chảy mặt, nhất là hệ thống sông ngòi nội đồng chảy quanh co, ngang dọc trên đất Thái Bình làm thành cảnh quan, tạo ra một khung cảnh sông nước, đồng ruộng, vườn cây trái, hài hòa, yên bình, thơ mộng.

Các tầng chứa nước nông đều có hàm lượng sắt cao, vượt quá tiêu chuẩn cho phép; Để dùng được phải qua xử lý, khử bớt sắt mới đảm bảo tiêu chuẩn cho phép Hầu hết các giếng khoan đã có biểu hiện ô nhiễm các chất hữu cơ do tàn tích của các loài thực vật, có xuất hiện các ion độc hại như NH4, NO2, P04, S

Tầng chứa nước lỗ hổng trong trầm tích cát - cuội- sỏi hệ tầng Hà Nội sâu 80-140m có khả năng chứa nước lớn, có giá trị cung cấp cả về số lượng lẫn chất lượng cho những trạm xử lý và cung cấp nước trung bình và nhỏ Do tầng chứa nước ở dưới sâu nên khả năng gây ô nhiễm nguồn nước trong tầng này được bảo vệ bởi các tầng chứa nước phía trên Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn khi khai

Trang 21

Nước ngầm tầng mặt của Thái Bình, về mùa khô chỉ đào sâu xuống 1-1,5m, mùa mưa chỉ đào sâu chưa đến 1m Tuy nhiên, đây chỉ là nước ngầm trên mặt, nếu đào sâu xuống sẽ gặp nước mặn và chua, độ trong không đảm bảo, không thể dùng trong sinh hoạt ngay được mà cần phải xử lý Càng sâu trong đất liền (Quỳnh Phụ, Hưng Hà) thì mức độ mặn, chua giảm hơn.

Thái Bình là tỉnh nông nghiệp, có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển chăn nuôi trâu, bò như nguồn phế phụ phẩm nông nghiệp dồi dào được sử dụng làm thức ăn chăn nuôi, diện tích vùng bãi bồi ven sông lớn phù hợp để chăn thả đại gia súc

I.2 Điều kiện kinh tế - xã hộivùng thực hiện dự án

Kinh tế

Theo cục thống kê tỉnh Thái Bình, 6 tháng đầu năm 2023, tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh tiếp tục duy trì ổn định và đạt được những kết quả tích cực trên các lĩnh vực Tăng trưởng kinh tế duy trì ở mức khá; công nghiệp, thương mại dịch vụ tăng trưởng khá, nông nghiệp phát triển ổn định.

Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh ước đạt 31.094 tỷ đồng, tăng 7,77% so với cùng kỳ năm 2022, đứng thứ 10/63 tỉnh, thành phố của cả nước và đứng thứ 5/11 tỉnh, thành phố vùng đồng bằng sông Hồng Trong đó, Khu vực nông lâm nghiệp và thủy sản ước đạt 6.928 tỷ đồng, tăng 2,3%, Khu vực công nghiệp và xây dựng ước đạt 12.985 tỷ đồng, tăng 13,1%; Khu vực dịch vụ ước đạt 9.374 tỷ đồng, tăng 6,79%.

Trang 22

Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch: Công nghiệp - Xây dựng chiếm 42,94%; Dịch vụ chiếm 30,19%; Nông lâm nghiệp và thuỷ sản chiếm 21,26%; Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 5,61%.

Sáu tháng đầu năm 2023, tình hình sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản trên địa bàn tỉnh chịu nhiều ảnh hưởng do giá cả vật tư đầu vào tăng cao Tuy nhiên, sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản của tỉnh tiếp tục có sự tăng trưởng Ngành chăn nuôi, đặc biệt là chăn nuôi lợn gặp khó khăn trong việc mở rộng quy mô, đầu tư tái đàn do tâm lý lo ngại trước tình hình giả thức ăn ở mức cao trong khi giả sản phẩm chăn nuôi có thời điểm giảm Các biện pháp phòng chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi tiếp tục được thực hiện tốt Thủy sản duy trì mức tăng ổn định cả về sản lượng nuôi trồng và khai thác,

Chăn nuôi gia súc: Sáu tháng đầu năm 2023 sản lượng thịt trâu, bò hơi xuất chuồng ước đạt 5.210 tấn, tăng 1,2%; trong đó, sản lượng thịt trâu ước đạt 434 tấn, tăng 1,4%; sản lượng thịt bỏ ước đạt 4.776 tấn, tăng 1,2% so với cùng kỳ năm trước.

Trang 23

Trong 6 tháng đầu năm 2023, toàn tỉnh có 19.100 người được giải quyết việc làm mới, đạt 55,6% so với kế hoạch năm, bằng 101% so với cùng kỳ năm trước Cơ cấu lao động của tỉnh chuyển dịch tích cực theo cơ cấu kinh tế, tỷ trọng lao động công nghiệp xây dựng là 47%, lao động dịch vụ 27,5%, lao động nông nghiệp giảm còn 25,5% Tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng

Tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2019, toàn tỉnh có 5 tôn giáo khác nhau đạt 169.589 người, nhiều nhất là Công giáo có 116.630 người, tiếp theo là Phật giáo có 52.671 người, đạo Tin Lành có 285 người Còn lại các tôn giáo khác như đạo Cao Đài có hai người và Bửu Sơn Kỳ Hương chỉ có một người.

II ĐÁNH GIÁ NHU CẦU THỊ TRƯỜNGII.1 Thị trường bò thịt

Năm 2022, sản lượng thịt hơi các loại đạt khoảng 7,05 triệu tấn, song sản lượng thịt bò mới chỉ có 474 nghìn tấn, chiếm tỷ lệ rất nhỏ so với thịt lợn và gia cầm, chưa đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng.

Có nhiều lý do để bò nhập khẩu được tiêu thụ mạnh tại Việt Nam Đó là do nhu cầu dùng thịt bò trong dân còn lớn Hiện trong khẩu phần ăn của người Việt, thịt trâu bò chỉ mới chiếm 7,3 kg/người/năm trong khi con số trung bình của thế giới là 23% Trong đó, sản xuất trong nước mới đáp ứng được khoảng 40% sản lượng thịt bò tiêu thụ, còn lại 60% nhập khẩu từ các nước khác.

Yếu tố quan trọng không kém là giá cả và chất lượng thịt Giá thịt bò tại Úc và nhiều nước rẻ hơn rất nhiều so với ở Việt Nam.

Trang 24

Giá thịt bò trong nước và nhập khẩu (theo khảo sát tại một hệ thống phía Bắccủa báo Tuổi Trẻ)

Trong chiến lược phát triển sản xuất và thị trường thịt bò 10 năm tới, Việt Nam đặt mục tiêu đẩy mạnh phát triển chăn nuôi gia súc ăn cỏ, đặc biệt là bò thịt để đến năm 2030 đạt trên 10% thịt bò trong tổng sản lượng thịt các loại (hiện là 7,4%) Cùng đó, số lượng và giá trị thương mại thịt bò trên thế giới những năm tới tới có xu hướng tăng Đây là cơ hội để chăn nuôi bò thịt trong nước mở rộng sản xuất

Ngành chăn nuôi đề ra mục tiêu sản lượng thịt bò đến năm 2025 đạt 550 nghìn tấn; đến năm 2030 đạt từ 600 nghìn đến 650 nghìn tấn.

Kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2021 - 2025 theo Quyết định 255/QĐ-TTg ngày 25.2.2021 của Thủ tướng Chính phủ nêu rõ: phát triển chăn nuôi theo hướng công nghiệp, ứng dụng công nghệ cao, chăn nuôi tuần hoàn ở cả quy mô trang trại và hộ chăn nuôi chuyên nghiệp, bảo đảm an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh, thân thiện với môi trường.

Trong đề án tái cơ cấu ngành chăn nuôi mới đây, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn xác định sẽ đẩy mạnh chăn nuôi bò thịt làm lợi thế để tăng giá trị gia tăng trong nông nghiệp.

Trang 25

II.2 Thị trường thức ăn chăn nuôi

Theo Cục Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), trong giai đoạn 2015 - 2020, giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi trong nước tương đối ổn định, thậm chí có thời điểm giảm dần Tuy nhiên giá bắt đầu tăng và tăng liên tục từ tháng 10/2020 đến nay, trong đó giá ngô và giá khô dầu đậu tương tăng cao nhất.

Hiện nay, tổng nhu cầu thức ăn tinh (ngô, khô dầu đậu tương, cám, bột cá…) của toàn ngành chăn nuôi của Việt Nam khoảng 33 triệu tấn/năm, chủ yếu dùng cho chăn nuôi lợn và gia cầm Để đáp ứng nhu cầu này, nước ta cần số lượng rất lớn nguyên liệu thức ăn tinh, trong khi trong nước chỉ cung cấp được khoảng 13 triệu tấn/năm (chiếm khoảng 35% tổng nhu cầu), số còn lại từ nguồn nhập khẩu (chiếm khoảng 65%).

Trong 8 tháng năm 2022, ước tính đã nhập khẩu 12,34 triệu tấn nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, tương đương 5,97 tỷ USD (giảm 26,3% về số lượng và 3,2% về giá trị ) Sản lượng nguyên liệu nhập khẩu giảm do giá nguyên liệu thế giới tăng nên các doanh nghiệp đã sử dụng nguồn nguyên liệu trong nước nhiều hơn (tấm gạo, cám gạo và sắn) để thay thế nguyên liệu nhập khẩu.

(Nguồn: Tổng cục Hải quan)

Trang 26

Đối với chất phụ gia và thức ăn bổ sung (vitamin, axit amin), Việt Nam phải nhập khẩu tới 80% do nước ta không có công nghệ sản xuất, thị trường tiêu thụ nhỏ không thu hút được đầu tư, mà chỉ sản xuất được một lượng nhỏ thức ăn bổ sung khoáng, chế phẩm vi sinh và thảo dược.

Nhìn chung, khó khăn lớn nhất là năng lực sản xuất nguyên liệu thức ăn chăn nuôi trong nước hạn chế, phụ thuộc nhiều vào nguyên liệu nhập khẩu.

Dự báo, triển vọng

Theo dự báo của nhiều chuyên gia, thị trường chăn nuôi toàn cầu sẽ tăng trở lại vào nửa sau của năm 2022 do các nước cơ bản đã khống chế được dịch, thực hiện chính sách mở cửa an toàn, sống chung với dịch Có thể nói đây là cơ hội lớn nhất, quan trọng nhất của ngành chăn nuôi toàn cầu nói chung và ngành chăn nuôi Việt Nam nói riêng trong năm 2022

Xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi sẽ thuận lợi hơn trước đây do các nước tham gia Hiệp định CPTPP và EVFTA bắt buộc phải mở của thị trường đối với nhiều sản phẩm chăn nuôi, đặc biệt là các sản phẩm đã qua chế biến Theo dự báo của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), giá thịt gia cầm và cá dự kiến sẽ tăng 5 -6%, thịt bò tăng 7,5 - 8,5%, thịt heo tăng 7 - 8%.

FAO và OECD từng nhấn mạnh rằng châu Á và Thái Bình Dương là khu vực duy nhất trên thế giới mà tỷ lệ tiêu thụ thịt bò được dự báo sẽ tăng không ngừng cho đến năm 2030 bởi xét đến cái nền so sánh thấp trước đó.

Nhu cầu tiêu thụ thịt bò tại Trung Quốc đặc biệt tăng cao Các tổ chức trên dự báo rằng lượng thịt bò tiêu thụ tại Trung Quốc được dự báo tăng 8% từ nay cho đến năm 2030 sau khi tăng 35% trong thập kỷ qua.

Nhu cầu đối với thịt bò ở Việt Nam vẫn duy trì mức tăng trưởng 5-6%/năm Hiện mức tiêu thụ thịt bò trung bình của người Việt đạt 3,15 kg thịt xẻ/người/năm và sẽ còn tiếp tục tăng trong những năm tới.

Sự tăng trưởng này được thúc đẩy bởi một số yếu tố ở trong nước, bao gồm quy mô dân số gần 100 triệu người, GDP của nền kinh tế tăng và quá trình đô thị hóa ngày càng nhanh chóng, dẫn đến nhu cầu cao hơn của người tiêu dùng đối với sản phẩm thịt.

Trang 27

Năm 2022, sản lượng thịt hơi các loại đạt khoảng 7,05 triệu tấn, song sản lượng thịt bò mới chỉ có 474 nghìn tấn, chiếm tỷ lệ rất nhỏ so với thịt lợn và gia cầm, chưa đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng.

Theo Hiệp hội Chăn nuôi gia súc lớn Việt Nam, trong nước hiện mới sản xuất, cung cấp được 40-45% nhu cầu tiêu dùng thịt bò, số còn lại khoảng 55-60% phải nhập khẩu từ nước ngoài Chia sẻ với VnBusiness, PGS.TS Hoàng Kim Giao, Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi gia súc lớn, đánh giá Việt Nam chủ yếu nhập khẩu bò sống, sau đó về vỗ béo và giết mổ Điều này cũng đặt ra những thách thức về kiểm soát dịch bệnh đối với chăn nuôi bò trong nước Do vậy, ông Giao cho rằng việc phát triển các dự án về chăn nuôi bò thịt là rất cần thiết.

III QUY MÔ CỦA DỰ ÁN

III.1 Các hạng mục xây dựng của dự án

Diện tích đất của dự án gồm các hạng mục như sau:

Bảng tổng hợp danh mục các công trình xây dựng và thiết bị

Trang 28

III.2 Bảng tính chi phí phân bổ cho các hạng mục đầu tư

(ĐVT: 1000 đồng)

Ghi chú: Dự toán sơ bộ tổng mức đầu tư được tính toán theo Quyết định 510/QĐ-BXD của Bộ xây dựng ngày 19 tháng 05 năm2023 về Công bố Suất vốn đầu tư xây dựng công trình và giá xây dựng tổng hợp bộ phận kết cấu công trình năm 2022, Thông tưsố 11/2021/TT-BXD ngày 31 tháng 8 năm 2021 của Bộ Xây dựng hướng dẫn một số nội dung xác định và quản lý chi phí đầu tưxây dựng và Phụ lục VIII về định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng của thông tư số 12/2021/TT-BXD ngày 31tháng 08 năm 2021 của Bộ Xây dựng ban hành định mức xây dựng.

Trang 29

IV ĐỊA ĐIỂM, HÌNH THỨC ĐẦU TƯ XÂY DỰNGIV.1 Địa điểm xây dựng

Dự án“Trang trại chăn nuôi tổng hợp” được thực hiệntại, Tỉnh Thái Bình.

IV.2 Hình thức đầu tư

Dự ánđượcđầu tư theo hình thức xây dựng mới.

V NHU CẦU SỬ DỤNG ĐẤT VÀ PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ĐẦU VÀOV.1 Nhu cầu sử dụng đất

Bảng cơ cấu nhu cầu sử dụng đất

V.2 Phân tích đánh giá các yếu tố đầu vào đáp ứng nhu cầu của dự án

Thủ tướng chính phủ đã ban hành Quyết định số: 1520/QĐ-TTg ngày 06 tháng 10 năm 2020 về Phê duyệt "Chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2045";Ban Thường vụ Tỉnh ủy tỉnh Thái Bình đã ban hành Nghị quyết số 07-NQ/TU về tập trung lãnh đạo, chỉ đạo phát triển đàn trâu, bò thương phẩm theo chuỗi liên kết giai đoạn 2019 - 2025 và những năm tiếp theo; UBND tỉnh Thái Bình ban hành Quyết định số 2256/QĐ-UBND về ban hành đề án “Phát triển đàn trâu, bò thương phẩm theo chuỗi liên kết giai đoạn 2019 - 2025 và những năm tiếp theo”

Trang 30

Đây là những cơ sở quan trọng để thúc đẩy phát triển đàn trâu, bò thương phẩm trên địa bàn tỉnh, từng bước chuyển đổi cơ cấu ngành Nông nghiệp nói chung, ngành chăn nuôi nói riêng theo hướng hiệu quả, bền vững.Phát triển chăn nuôi bò cũng đang là mục tiêu quan trọng của Thái Bình để tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp, góp phần đẩy nhanh quá trình xây dựng nông thôn mới.

Các yếu tố đầu vào như nguyên vật liệu, vật tư xây dựng đều có bán tại địa phương và trong nước nên các yếu tố đầu vào phục vụ cho quá trình thực hiện là tương đối thuận lợi và đáp ứng kịp thời.

Dự án lựa chọn con giống, giống cỏ trồng, thức ăn từ những nhà cung cấp uy tín, rõ ràng về nguồn gốc xuất xứ, đảm bảo chất lượng ngay từ giống.

Đối với nguồn lao động phục vụ quá trình hoạt động sau này, dự kiến sử dụng nguồn lao động của gia đình và tại địa phương Nên cơ bản thuận lợi cho quá trình thực hiện.

Trang 31

CHƯƠNG III PHÂN TÍCH QUI MÔ, DIỆN TÍCH XÂY DỰNGCÔNG TRÌNHLỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT CÔNG

I PHÂN TÍCH QUI MÔ, DIỆN TÍCH XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH

Bảng tổng hợp quy mô diện tích xây dựng công trình

II PHÂN TÍCH LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT, CÔNG NGHỆII.1 Chọn giống bò

II.1.1 Chọn giống bò thịta) Bò 3B (BBB)

Bò 3B tên đầy đủ là Blance Bleu Belge có nguồn gốc từ Bỉ Có bộ lông lang trắng xanh (nếu lai sẽ cho ra màu xám hoặc đốm đen/trắng) Bộ phận phát triển nhất của bò BBB là phần thịt đùi.

Thân hình rắn chắc, khỏe mạnh.

Trọng lượng khi trưởng thành: con đực hơn 1 tần (trung bình khoảng 1.200 kg), con cái gần 1 tấn (trung bình khoảng 770 kg).

Trang 32

Tỷ lệ tăng trưởng về trọng lượng mỗi ngày của bò BBB ước tính khoảng gần 1,5 kg.

Tỷ lệ sau khi bò được xẻ thịt đạt đến 65 – 75% Chất lượng thịt được người tiêu dùng đánh giá cao.

b) Giống bò Red Angus

Bò Red Angus hay còn gọi là bò hay Angus đỏ còn gọi là bò Úc hoặc gọi là bò cọp, vì bò có hình dáng giống như con cọp ,đây là giống bò được lại tạo trên nền tảng của giống Bò Angus Là loại giống chăn nuôi ít tốn kém, ít bệnh tật, có lợi ích kinh tế lớn cho người chăn nuôi.

Giống bò Red Angus con đực trưởng thành nặng đến 1 tấn và tỷ lệ thịt nạc chiếm 70% trọng lượng cơ thể.Là giống có ngoại hình, thể chất chắc chắn, khỏe mạnh Bò thường không có sừng Là loại bò cho sản lượng thịt nhiều Trọng lượng bê sơ sinh từ 24 – 30 kg, trọng lượng 6 tháng tuổi: 150 – 180 kg, bò đực lúc trưởng thành nặng từ 800 – 1000 kg, Bò cái lúc trưởng thành nặng từ 550 – 700 kg Tốc độ tăng trưởng nhanh: 1000 gram/ngày, tốc độ tăng trưởng lúc vỗ béo: 1000 – 2000 gram/ ngày.

Tỷ lệ xẻ thịt: trên 70% (trong đó 60% thịt + 40% xương).

Trang 33

c) Giống bò Brahman

Giống bò Brahman có xuất xứ từ Ấn Độ Đây là giống bò có khả năng thích nghi được với môi trường khắc nghiệt cao, chịu được thời tiết nắng hạn.

Bò Brahman có bộ lông rất đa dạng: đỏ, trắng, đen Hình dáng săn chắc, lưng khá dài và thẳng Giống này cũng có sự phát triển mạnh về phần cơ Có đặc tính kháng được các loại ký sinh như ve.

Khối lượng con Brahman con trung bình cỡ 25 kg, sau khoảng 5 – 6 tháng sẽ tăng hơn gấp 5 lần trọng lượng lúc mới sinh (trung bình khoảng 135 kg) Khi trưởng thành: con đực có khối lượng trung bình 850 kg, con cái khoảng 500 kg.

Tỷ lệ tăng trưởng về trọng lượng mỗi ngày của bò Brahman là khoảng 0,7 kg.

Thời điểm cho nhảy giống lần đầu tiên là qua 2 tuổi.

d) Giống bò Droughmaster

Trang 34

Đây là giống bò thích nghi rất tốt ở nước ta do cũng xuất thân từ nước Úc - 1 nước có khí hậu nắng nóng.

Lông của giống bò này là màu đơn sắc, chúng chỉ chuyển màu: vàng nhạt, đỏ đậm Bộ lông rất ngắn dính sát vào da.

Lưng không quá dài, u không quá cao, gần như không mọc sừng Kháng ký sinh trùng (ve).

Khối lượng con Droughmaster con trung bình cỡ 22 kg/con, sau khoảng 5 – 6 tháng đạt khoảng 160 kg/con Bò 1 năm tuổi sẽ đạt khoảng 255 kg/con, 2 – 3 năm tuổi trọng lượng mỗi con lên đến trên 500 kg.

Thời điểm cho nhảy giống lần đầu là khoảng 1,5 tuổi.

II.1.2 Chọn giống bò sinh sảna) Bò Angus

Bò Angus có xuất xứ từ Scotland 2 màu chủ đạo của giống bò này là đen và đỏ (giống màu đỏ được nuôi phổ biến ở nước ta hơn màu đen).

Trang 35

Hình dáng to, khỏe, gần như không mọc sừng Có sức kháng bệnh rất cao Đặc tính cơ thể thích hợp với nơi có khó hậu lạnh, nuôi theo hình thức chăn thả.

Khối lượng con Angus con trung bình cỡ 27 kg/con (tối đa cỡ 30 kg/con), sau khoảng 5 – 6 tháng đạt khoảng 165 kg/con Trọng lượng khi trưởng thành: con đực nặng gần 1 tấn (cỡ 900 kg/con), con cái nặng cỡ 600 kg/con.

Tuổi phối giống lần đầu sớm, khoảng gần 1 năm, sinh sản khỏe Thịt thơm ngon, săn chắc Tỷ lệ thịt xẻ ra đạt khoảng 66%.

Tỷ lệ tăng trưởng về trọng lượng mỗi ngày của bò Angus ước tính khoảng 1kg/con.

b) Bò Lai Sind

Trang 36

Lai Sind là tên gọi chung cho 1 nhóm giống tạo ra từ việc tạp giao giữa bò đực nhóm Zebu (Red Shindhy, Sahiwal, Brahman vv…) với bò Vàng địa phương Nhóm giống bò thịt này mang ngoại hình trung gian giữa bò Vàng địa phương và bò Zebu Do không kiểm soát được công tác phối giống nên hiện nay nhóm bò Lai Sind có vóc dáng, ngoại hình, màu sắc lông không đồng nhất Phổ biến và được ưa chuộng nhất vẫn là nhóm có màu lông đỏ sậm cánh gián Nhóm bò Lai Sind có tầm vóc lớn hơn và tỷ lệ thịt cao hơn so với bò Vàng Khối lượng trưởng thành của bò đực khoảng 350 - 450kg; của bò cái 250 - 350kg.

Bò Lai Sind có khả năng thích nghi tốt với điều kiện khí hậu nước ta và khả năng sinh sản, khả năng cày kéo tốt nhưng đòi hỏi mức dinh dưỡng cao hơn bò Vàng Giống bò này thích hợp nuôi tại các khu vực đồng bằng, duyên hải ven biển và trung du.

Lưu ý khi lựa chọn giống: có thể nuôi bò cái lai Sind, rồi cho lai với những giống cho thịt cao sản sẽ mang lại hiệu quả cao hơn vì tiết kiệm được chi phí đầu tư ban đầu.

Trang 37

II.2 Kỹ thuật chăn nuôi bò sinh sản

II.2.1 Chọn bò cái sinh sản làm giống

Một con bò cái sinh sản tốt là rất quan trọng cho việc chăn nuôi bò thịt thành công và phải đạt các yêu cầu sau:

* Đẻ sớm và khoảng cách giữa hai lần đẻ ngắn.

– Đẻ sớm: Tức là bò cái đẻ lứa đầu trung bình ở khoảng từ 27 – 30 tháng tuổi (bò động dục lần đầu ở khoảng 18 đến 21 tháng tuổi.

– Khoảng cách giữa hai lần đẻ ngắn: tốt nhất là bò cái đẻ năm một, tức là cứ 12 – 14 tháng đẻ một con bê.

* Ngoại hình thể hiện là một con bò cái sinh sản tốt, cụ thể là:

– Có dáng thanh nhẹ, da mỏng, lông thưa, thuần tính, hiền lành, các phần đầu, cổ, thân và vai kết hợp hài hòa.

– Đầu thanh nhẹ, mõm rộng, mũi to, hàm răng đều đặn, trắng bóng, cổ dài vừa phải và thanh, da cổ có nhiều nếp nhăn.

– Ngực sâu và rộng; xương sườn mở rộng, cong về phía sau, bụng to nhưng không sệ, bốn chân thẳng và mảnh, móng khít, mông nở, ít dốc.

– Bầu vú phát triển về phía sau, 4 núm vú đều, dài vừa phải, không có vú kẹ, da vú mỏng, đàn hồi, tĩnh mạch vũ nổi rõ, phân nhánh ngoằn nghèo.

II.2.2 Phối giống cho bò

* Phát hiện động dục và đưa bò cái đi phối giống.

– Phát hiện kịp thời bò động dục: Khi bò cái động dục có những biểu hiện chủ yếu như sau: bò kêu rống, đi lại bồn chồn, phá chuồng, ăn kém hoặc bỏ ăn, con vật hưng phấn cao độ, thích nhảy lên lưng con khác sau đó đứng yên để con khác nhảy lên, âm hộ hơi mở, màu đỏ hồng, dịch nhờn chảy ra từng sợi từ mép âm hộ.

– Thời điểm phối giống thích hợp:

+ Bò cái động dục chịu đứng yên cho con khác nhảy lên + Dịch nhờn có độ keo dính cao, đứt quãng.

Trang 38

+ Âm hộ hơi mở, niêm mạc âm hộ chuyển từ màu đỏ hồng sang nhạt * Phối giống cho bò bằng phươn pháp thụ tinh nhân tạo: Dẫn tinh viên sẽ dùng tinh dịch bò (tinh viên hoặc tinh cộng rạ đông lạnh) và dụng cụ để phối giống nhân tạo cho bò cái Bê lai đẻ ra sẽ đẹp hơn và to hơn so với dùng bò đực cho phối giống trực tiếp.

II.2.3 Chăm sóc, nuôi dưỡng bò đẻ và bê

* Chăm sóc bò chửa:

Bò cái có chửa cần được ăn uống đầy đủ, mỗi ngày 30 – 35kg cỏ tươi, 2kg rơm ủ, 1kg thức ăn tinh (ngô, cám…) 30 – 40 gam muối, 30 – 40 gam bột xương, không bắt bò làm việc nặng như: cày, bừa… tránh xô đẩy, xua đuổi bò mạnh trong các tháng chửa thứ ba, thứ tư, thứ bảy, thứ tám, thứ chín.

* Đỡ đẻ cho bò:

Thời gian mang thai trung bình của bò là 281 ngày.

– Triệu chứng bò sắp đẻ: Bò có hiện tượng sụt mông, đầu vú căng, đầu vú chĩa về hai bên, niêm dịch treo lòng thòng ở mép âm hộ, đau bụng, đứng lên nằm xuống, ỉa đái nhiều lần, có cơn rặn mạnh, bộc ối thò ra ngoài mép âm hộ.

– Đỡ đẻ cho bò:

+ Trong trường hợp bò đẻ bình thường (thai thuận) không cần can thiệp hoặc chỉ cần hỗ trợ cho bò cái dùng tay kéo nhẹ thai ra Khi bò đẻ sẽ vở ối, hứng lấy nước ối Cắt dây rốn dài khoảng 10 – 12cm (không cần buộc dây rốn), sát trùng bằng cồn I – ốt 5% Lau rớt dãi trong mũi, mồm bê, để bò mẹ tự liếm con Nếu bò mẹ mệt không liếm ta phải dùng khăn khô lau bê Bóc móng để bê con khỏi trơn trượt khi mới tập đi Vệ sinh phần thân sau và bầu vú bò mẹ, cho bò mẹ uống nước ối, thêm ít muối, cám và nước ấm Cho bê con bú, ghi sổ sách theo dõi bò, bê.

+ Trường hợp đẻ khó phải gọi cán bộ thú y can thiệp kịp thời * Chăm sóc, nuôi dưỡng bò đẻ và bê con:

– Đối với bò mẹ:

Trang 39

Bò cần cho ăn theo đúng tiêu chuẩn khẩu phần ăn phù hợp với trọng lượng và giai đoạn sinh lý (nuôi con, mang thai) được tính toán theo tiêu chuẩn NRC và theo thực tế khả năng cung cấp cỏ xanh từ đồng cỏ chăn thả.

+ Từ 15 – 20 ngày đầu sau khi đẻ cho bò mẹ ăn cháo (0,5 – 1kg thức ăn tinh / con/ngày) và 30 – 40gr muối ăn, 30 – 40gr bột xương, có đủ cỏ non xanh ăn tại chuồng.

+ Những ngày sau, trong suốt thời gian nuôi con, một ngày cho bò mẹ ăn 30kg cỏ tươi, 2 – 3kg rơm ủ, 1-2 kg cám hoặc thức ăn hỗn hợp để bò mẹ phục hồi sức khỏe, nhanh động dục lại để phối giống.

Lưu ý:

Bổ sung thức ăn tinh cho bò mẹ trong giai đoạn 3-4 tháng cuối thai kỳ và giai đoạn nuôi bê con.

Chú ý đến việc theo dõi động dục lại sau sinh và phối giống cho bò mẹ Ghi lại ngày phối giống, dự kiến ngày bò đẻ để có kế hoạch chăm sóc bò đẻ tốt nhất.

– Đối với bê:

+ Chăm sóc nuôi dưỡng bê từ sơ sinh đến 4-5 tháng tuổi:

Bê khi mới sinh ra phải được lau khô, cắt rốn, bóc móng và cho bú sữa đầu Giai đoạn này cần nuôi bò mẹ tốt để có đủ lượng sữa cho bê bằng cách bổ sung cỏ, thức ăn thô khác và thức ăn tinh tại chuồng

Tập cho bê ăn từ tuần thứ 3 trở đi để bê quen dần với các loại thức ăn, giúp hệ tiêu hóa của bê phát triển tốt cho giai đoạn sau cai sữa Vệ sinh tốt, tiêm phòng đầy đủ và định kỳ tẩy ký sinh trùng cho bê.

+ Chăm sóc nuôi dưỡng bò trong giai đoạn từ 6-18 tháng.

Cai sữa cho bê sau 4-5 tháng tuổi Đây là giai đoạn chuyển đổi chế độ nuôi dưỡng từ sữa mẹ sang thức ăn thô xanh nên cần đảm bảo số lượng và chất lượng thức ăn cho bê.

Trang 40

Ngoài việc chăn thả, có thể sử dụng thức ăn thô khác như rơm, vỏ khoai mỳ và thức ăn tinh như rỉ mật, cám trong giai đoạn 4-8 tháng và giai đoạn bò tơ mang thai 3 tháng cuối.

Bò tơ thường động dục lần đầu vào 12–13 tháng tuổi, nhưng chỉ nên phối giống cho bò tơ lúc 14 tháng tuổi với khốilượng trên 220 kg và thành thục sinh dục hòan chỉnh.

– Đối với bò đực giống:

Khi bò đực được 2 năm tuổi mới đưa vào phối giống Thời gian đầu cho bò đực phối 1 lần/tuần, sau đó tăng lên 4 lần/tuần, không nên cho bò phối giống nhiều.

Chủ yếu cho bò đực ăn cỏ, tránh nuôi bò đực quá mập làm ảnh hưởng đến khả năng phối giống Những ngày bò đực phối giống nên bồi dưỡng cho bò đực từ 2-3 kg cám.

Chú ý luân chuyển bò đực qua nhóm khác để phối giống hoặc loại thải bò đực để tránh sự đồng huyết.

II.3 Kỹ thuật chăn nuôi bò thịt

Phân nhóm nuôi riêng và thiến bê đực sau cai sữa để vỗ béo

Tăng cường lượng thức ăn tiêu thụ từ giai đoạn sau cai sữa bằng cách tạo điều kiện ngon miệng tối đa

Tăng cường thức ăn tinh, đặc biệt là thức ăn cung cấp nhiều năng lượng như rỉ mật hoặc khoai mỳ lát trong giai đoạn bỗ béo tích cực (4 tháng trước khi

Ngày đăng: 10/04/2024, 14:56

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan