Dự án nhà máy phân hữu cơ

56 1 0
Dự án nhà máy phân hữu cơ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Hotline:09187553560936260633 Chuyên thực hiện các dịch vụ Tư vấn lập dự án vay vốn ngân hàng Tư vấn lập dự án xin chủ trương Tư vấn lập dự án đầu tư Tư vấn lập dự án kêu gọi đầu tư Tư vấn giấy phép môi trường Lập và đánh giá sơ bộ ĐTM cho dự án Thiết kế quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1500 Tư vấn các thủ tục môi trường http:lapduandautu.vn http:duanviet.com.vn

Trang 1

THUYẾT MINH DỰ ÁN

NHÀ MÁY SẢN XUẤT PHÂN HỮU CƠ

Địa điểm:

Hà Tĩnh

Trang 3

MỤC LỤC

MỤC LỤC 1

CHƯƠNG I MỞ ĐẦU 4

I GIỚI THIỆU VỀ CHỦ ĐẦU TƯ 4

II MÔ TẢ SƠ BỘ THÔNG TIN DỰ ÁN 4 III SỰ CẦN THIẾT ĐẦU TƯ 5

IV CÁC CĂN CỨ PHÁP LÝ 8

V MỤC TIÊU XÂY DỰNG DỰ ÁN 9 5.1 Mục tiêu chung 9

5.2 Mục tiêu cụ thể 9

CHƯƠNG II ĐỊA ĐIỂM VÀ QUY MÔ THỰC HIỆN DỰ ÁN 11

I ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI VÙNG THỰC HIỆN DỰ ÁN 11

1.1 Điều kiện tự nhiên vùng thực hiện dự án11 1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội vùng dự án 12 II ĐÁNH GIÁ NHU CẦU THỊ TRƯỜNG 14 2.1 Thị trường phân bón 14

2.2 Phân Kali hữu cơ 20

III QUY MÔ CỦA DỰ ÁN 22

3.1 Các hạng mục xây dựng của dự án 22

3.2 Bảng tính chi phí phân bổ cho các hạng mục đầu tư 24 IV ĐỊA ĐIỂM, HÌNH THỨC ĐẦU TƯ XÂY DỰNG 28 4.1 Địa điểm xây dựng 28

4.2 Hình thức đầu tư 28

V NHU CẦU SỬ DỤNG ĐẤT VÀ PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ĐẦU VÀO 28

Trang 4

5.1 Nhu cầu sử dụng đất 28

5.2 Phân tích đánh giá các yếu tố đầu vào đáp ứng nhu cầu của dự án 29

CHƯƠNG III PHÂN TÍCH QUI MÔ, DIỆN TÍCH XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ 30

I PHÂN TÍCH QUI MÔ, DIỆN TÍCH XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH 30

II PHÂN TÍCH LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT, CÔNG NGHỆ 31 2.1 Quy trình sản xuất phân Kali hữu cơ 31

2.2 Hệ thống khí hóa 32

CHƯƠNG IV CÁC PHƯƠNG ÁN THỰC HIỆN DỰ ÁN 35

I PHƯƠNG ÁN GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG, TÁI ĐỊNH CƯ VÀ HỖ TRỢ XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG 35

1.1 Chuẩn bị mặt bằng 35

1.2 Phương án tổng thể bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư: 35 1.3 Phương án hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật 35

1.4 Các phương án xây dựng công trình 35 1.5 Các phương án kiến trúc 37

1.6 Phương án tổ chức thực hiện 38

1.7 Phân đoạn thực hiện và tiến độ thực hiện, hình thức quản lý39 CHƯƠNG V ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 40

I GIỚI THIỆU CHUNG 40

II CÁC QUY ĐỊNH VÀ CÁC HƯỚNG DẪN VỀ MÔI TRƯỜNG 40 III TÁC ĐỘNG CỦA DỰ ÁN TỚI MÔI TRƯỜNG 42

3.1 Giai đoạn xây dựng dự án 42

3.2 Giai đoạn đưa dự án vào khai thác sử dụng 43

IV CÁC BIỆN PHÁP NHẰM GIẢM THIỂU Ô NHIỄM 45 4.1 Giai đoạn xây dựng dự án 45

Trang 5

4.2 Giai đoạn đưa dự án vào khai thác sử dụng 46 V KẾT LUẬN 48

CHƯƠNG VI TỔNG VỐN ĐẦU TƯ – NGUỒN VỐN THỰC HIỆN VÀ HIỆU QUẢ CỦA DỰ ÁN 49

I TỔNG VỐN ĐẦU TƯ VÀ NGUỒN VỐN 49

II HIỆU QUẢ VỀ MẶT KINH TẾ VÀ XÃ HỘI CỦA DỰ ÁN.51 2.1 Nguồn vốn dự kiến đầu tư của dự án 51

2.2 Dự kiến nguồn doanh thu và công suất thiết kế của dự án: 51 2.3 Các chi phí đầu vào của dự án: 52

2.4 Phương án vay 52

2.5 Các thông số tài chính của dự án 53 KẾT LUẬN 56

I KẾT LUẬN 56

II ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ 56

PHỤ LỤC: CÁC BẢNG TÍNH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH 57 Phụ lục 1: Tổng mức, cơ cấu nguồn vốn thực hiện dự án 57 Phụ lục 2: Bảng tính khấu hao hàng năm 61

Phụ lục 3: Bảng tính doanh thu và dòng tiền hàng năm 67 Phụ lục 4: Bảng Kế hoạch trả nợ hàng năm 72

Phụ lục 5: Bảng mức trả nợ hàng năm theo dự án 73

Phụ lục 6: Bảng Phân tích khả năng hoàn vốn giản đơn 74

Phụ lục 7: Bảng Phân tích khả năng hoàn vốn có chiết khấu 77 Phụ lục 8: Bảng Tính toán phân tích hiện giá thuần (NPV) 81 Phụ lục 9: Bảng Phân tích theo tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR) 84

Trang 6

CHƯƠNG I MỞ ĐẦU

I GIỚI THIỆU VỀ CHỦ ĐẦU TƯ

Tên doanh nghiệp/tổ chức:

“Nhà máy sản xuất phân hữu cơ”

Địa điểm thực hiện dự án: , Hà Tĩnh.

Diện tích đất, mặt nước, mặt bằng dự kiến sử dụng: 250.000,0 m2 (25 ha).

Hình thức quản lý: Chủ đầu tư trực tiếp quản lý điều hành và khai thác Tổng mức đầu tư của dự án: 1.727.118.187.000 đồng

( Một nghìn bảy trăm hai mươi bảy tỷ một trăm mười tám triệu một trăm támmươi bảy nghìn đồng )

Trong đó:

+ Vốn tự có (50%) : 863.559.094.000 đồng + Vốn vay - huy động (50%) : 863.559.094.000 đồng Công suất thiết kế và sản phẩm/dịch vụ cung cấp:

Phân hữu cơ tấn/năm 1.000.000

II SỰ CẦN THIẾT ĐẦU TƯ

Nước ta hiện là một nước nông nghiệp, trong quá trình xây dựng đất nước Đảng và nhà nước ta đang phát triển theo hướng công nghiệp, hiện đại hóa Trong những năm gần đây nền kinh tế- xã hội nước ta đã phát triển một cách mạnh mẽ Các ngành công nghiệp, dịch vụ và công nghệ phát triển đa dạng

Trang 7

Tuy nhiên đối với Việt Nam nông nghiệp vẫn là ngành kinh tế quan trọng trong đó chăn nuôi đóng vai trò quan trọng thiết yếu Đặc biệt những năm gần đây thời tiết khắc nghiệt, dịch bệnh hoành hành, giá cả mặt hàng nông nghiệp bấp bênh Đời sống nhân dân gặp rất nhiều khó khăn, lương thực, thực phẩm không cung cấp đủ cho thị trường nội địa dẫn đến ảnh hưởng đến vấn đề an ninh lương thực của đất nước Chính vì vậy, sản xuất nông nghiệp luôn được các cấp lãnh đạo và cơ quan nhà nước quan tâm, đặc biệt là vấn đề đầu tư và tiếp cận các công nghệ, kỹ thuật tiến bộ trong trồng trọt và chăn nuôi từng bước nâng cao năng xuất Đồng thời với nhiều chính sách ưu đãi đầu tư của nhà nước trong các ngành sản xuất nông nghiệp đã tạo điều kiện cho ngành kinh tế này phát triển và từng bước đi vào hiện đại.

Hiện nay người nông dân sử dụng các kỹ thuật tiên tiến hiện đại trong trồng trọt vẫn còn ít Quy mô của các hộ, cơ sở vẫn còn nhỏ hẹp, chưa thể cung cấp ra thị trường cùng một lúc một lượng sản phẩm lớn, chất lượng đảm bảo Trong khi đó nhu cầu về nông sản thực phẩm của thị trường là rất cao, nhất là sản phẩm được sản xuất từ quy trình kỹ thuật hiện đại, đảm bảo chất lượng, an toàn và vệ sinh thực phẩm Bên cạnh thị trường trong nước còn rộng lớn thì thị trường xuất khẩu còn bỡ ngỡ.

Về sản xuất và sử dụng phân bón, ngày nay, cùng với sự phát triển

chung của xã hội thì ngành nông nghiệp Việt Nam cũng có những bước tiến rõ rệt Tuy nhiên, việc sử dụng các loại phân bón không đảm bảo chất lượng trong thời gian dài đã làm ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng đất, gây ô nhiễm môi trường giảm chất lượng nông sản, tồn dư phân bón trong sản phẩm nông nghiệp, và gây tổn hại đến sức khỏe con người Sử dụng phân bón hữu cơ trong canh tác nông nghiệp, đặc biệt là phân hữu cơ có hàm lượng chất hữu cơ cao là hướng đi đúng đắn và ngày càng được mở rộng, góp phần cải tạo chất lượng đất, giảm ô nhiễm môi trường và tạo ra những sản phẩm chất lượng đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng

Trang 8

Trong bối cảnh Việt Nam đang tham gia rộng và sâu hơn vào các hiệp định thương mại như WTO, FTA… và gần đây nhất là TPP, nông sản Việt Nam sẽ có cơ hội lớn thâm nhập vào các thị trường khó tính như Nhật Bản, Úc, Canada…Muốn thâm nhập các thị trường này, nông sản Việt Nam phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu khắt khe của từng nước, trong đó yếu tố sạch và an toàn được đặt lên hàng đầu Do đó, bắt buộc người nông dân Việt Nam cần thay đổi tập quán canh tác với việc sử dụng nhiều hơn các loại phân bón hữu cơ trong quá trình chăm sóc cây trồng nhằm tạo ra các sản phẩm nông sản đảm bảo các tiêu chuẩn xuất khẩu

Phân hữu cơ giúp cải tạo thành phần kết cấu đất, tăng độ phì nhiêu của đất, làm tăng hiệu quả sử dụng các loại phân bón khác và qua đó tăng năng suất cây trồng Thứ nhất, chất hữu cơ tồn tại xen kẽ với các thành phần kết cấu của đất tạo ra sự thông thoáng giúp rễ phát triển mạnh nên có cường độ hô hấp tối đa và dễ dàng hấp thụ các nguồn dinh dưỡng; Thứ 2, chất hữu cơ sẽ lưu giữ các khoáng chất đa, trung vi lượng từ các loại phân bón hóa học và cung cấp dần cho cây hạn chế được hiện tượng thất thoát phân bón trong quá trình sử dụng, giảm chi phí đáng kể trong sản xuất nông nghiệp, giúp đất giữ ẩm làm cây chống chịu khô hạn tốt hơn; Thứ 3, sự hiện diện của chất hữu cơ làm môi trường sống cho các hệ vi sinh có ích, các hệ vi sinh này cân bằng môi trường của hệ sinh thái, vì vậy sẽ hạn chế một số đối tượng gây bệnh, góp phần làm tăng năng suất và chất lượng nông sản.

Tính trung bình, khối lượng phân bón hữu cơ sử dụng trên 1ha đất trồng cao hơn so với phân bón vô cơ (theo khuyến cáo của Cục trồng trọt và các nhà sản xuất phân hữu cơ: Lượng phân chuồng (phân hữu cơ truyền thống) được cục trồng trọt khuyến cáo sử dụng là 10-20 tấn/ha Các công ty sản xuất phân bón hữu cơ hướng dẫn sử dụng trung bình 1.000 kg – 2.000 kg/ha, tùy theo loại cây trồng, báo cáo của Công ty Axis – 2010) Trong khi đó tính đến năm 2014, khối lượng phân bón hữu cơ cung cấp ra thị trường chỉ tương đương 5% nhu cầu về phân bón nói chung (nhu cầu phân bón hữu cơ, phân bón lá trên thị trường trong năm 2014 vào khoảng 500 nghìn tấn trong khi tổng nhu cầu phân bón các loại vào khoảng 11 triệu tấn Nguồn: Báo cáo thường niên PVFcco) Do đó, tiền năng của các sản phẩm hữu cơ là rất cao.

Trang 9

Với vai trò đóng góp quan trọng và cùng phát triển với ngành nông nghiệp thì nhiều nhà máy sản xuất phân hữu cơ nội địa ra đời đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng Đặc biệt ở thị trường Tây Nguyên, Miền Bắc, Miền trung Nhu cầu phân hữu cơ chất lượng phân hữu cơ rất lớn do sự chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng có giá trị kinh tế cao trong những năm gần đây Hiện nay, các công ty phân bón trong nước đều chưa sản xuất được mặt hàng chất lượng cao này mà phải phụ thuộc vào nhập khẩu.

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường khẳng định: “Việc đưa phân bón hữu cơ vào canh tác hữu cơ, canh tác nông nghiệp sạch không chỉ là một trào lưu mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, định dạng sản xuất nông nghiệp thời gian tới, đây là cơ hội cho các doanh nghiệp khi tham gia đầu tư vào lĩnh vực này” Do tính khác biệt sản phẩm nhập khẩu có giá trị cao hơn các mặt hàng hữu cơ truyền thống, góp phần gia tăng biên độ lợi nhuận của các đại lý phân phối Do đó, việc xây dựng nhà máy sản xuất phân bón hữu cơ, vi sinh tận dụng nguồn nguyên liệu trong nước là hướng đi bền vững tạo sự khác biệt so với các sản phẩm nội địa, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh/kinh tế của đơn vị.

Từ những thực tế trên, chúng tôi đã lên kế hoạch thực hiện dự án “Nhà

máy sản xuất phân hữu cơ” tại, tỉnh Hà Tĩnh, sản xuất phân bón hữu cơ, chuyển giao công nghệ đến với người nông dân, cơ sở sản xuất nhằm phát huy được tiềm năng thế mạnh của mình, đồng thời góp phần phát triển hệ thống hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật thiết yếu để đảm bảo phục vụ cho ngành nông nghiệp của tỉnh Hà Tĩnh.

III CÁC CĂN CỨ PHÁP LÝ

 Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18 tháng 6 năm 2014 của Quốc hội;

 Luật Xây dựng số 62/2020/QH11 ngày 17 tháng 06 năm 2020 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18 tháng 06 năm 2014 của Quốc hội;

 Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 ngày ngày 17 tháng 11 năm 2020 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;

 Luật Đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29 tháng 11 năm 2013 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;

Trang 10

 Luật Đầu tư số 61/2020/QH14 ngày 17 tháng 06 năm 2020 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;

 Luật Doanh nghiệp số 59/2020/QH14 ngày 17 tháng 06 năm 2020 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;

 Văn bản hợp nhất 14/VBHN-VPQH năm 2014 hợp nhất Luật thuế thu nhập doanh nghiệp do văn phòng quốc hội ban hành;

 Nghị định số 31/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 03 năm 2021 Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư;

 Nghị định số 148/2020/NĐ-CP ngày 18 tháng 12 năm 2020 về sửa đổi bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành luật đất đai;

 Nghị định số 10/2021/NĐ-CP ngày 09 tháng 02 năm 2021 về quản lý chi phí đầu tư xây dựng;

 Hướng dẫn thi hành nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm 2013 của chính phủ quy định và hướng dẫn thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp;

 Thông tư số 01/2021/TT-BXD ngày 19 tháng 05 năm 2021 của Bộ Xây dựng ban hành QCVN 01:2021/BXD quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng;

 Thông tư số 11/2021/TT-BXD ngày 31 tháng 8 năm 2021 của Bộ Xây dựng hướng dẫn một số nội dung xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng;

 Định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng quy định tại Phụ lục VIII, của thông tư số 12/2021/TT-BXD ngày 31 tháng 08 năm 2021 của Bộ Xây dựng ban hành định mức xây dựng;

 Quyết định 610/QĐ-BXD của Bộ xây dựng ngày 13 tháng 7 năm 2022 về Công bố Suất vốn đầu tư xây dựng công trình và giá xây dựng tổng hợp bộ phận kết cấu công trình năm 2021.

IV MỤC TIÊU XÂY DỰNG DỰ ÁNIV.1 Mục tiêu chung

Phát triển dự án “Nhà máy sản xuất phân hữu cơ” theo hướng chuyên

nghiệp, hiện đại, cung cấp sản phẩm chất lượng, có năng suất, hiệu quả kinh tế cao nhằm nâng cao chuỗi giá trị sản phẩm ngành nông nghiệp, phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu, đáp ứng nhu cầu thị trường góp phần tăng hiệu quả kinh tế địa phương cũng như của cả nước  

Trang 11

 Khai thác có hiệu quả hơn tiềm năng về: đất đai, lao động và sinh thái của khu vực tỉnh Hà Tĩnh.

 Dự án khi đi vào hoạt động sẽ góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế, đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá và hội nhập nền kinh tế của địa phương, của tỉnh Hà Tĩnh.

 Hơn nữa, dự án đi vào hoạt động tạo việc làm với thu nhập ổn định cho nhiều hộ gia đình, góp phần giải quyết tình trạng thất nghiệp và lành mạnh hoá môi trường xã hội tại vùng thực hiện dự án.

IV.2 Mục tiêu cụ thể

Phát triển theo mô hình “Nhà máy sản xuất phân hữu cơ” sản xuất phân

bón Kali hữu cơ, cung cấp sản phẩm chất lượng cho nông nghiệp, và chuyển giao công nghệ đem lại sản phẩm chất lượng, giá trị, hiệu quả kinh tế cao cho địa phương và cho cả nước.

 Dự án sản xuất với quy mô, công suất như sau:

Phân hữu cơ tấn/năm 1.000.000

 Mô hình dự án hàng năm cung cấp ra cho thị trường sản phẩm đạt tiêu chuẩn và chất lượng khác biệt ra thị trường.

 Giải quyết công ăn việc làm cho một bộ phận người dân địa phương, nâng cao cuộc sống cho người dân.

 Góp phần phát triển kinh tế xã hội của người dân trên địa bàn và tỉnh Hà Tĩnh nói chung.

Trang 12

CHƯƠNG II ĐỊA ĐIỂM VÀ QUY MÔ THỰC HIỆN DỰ ÁN

I ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI VÙNG THỰC HIỆN Đông, phía Bắc giáp tỉnh Nghệ An, phía Nam giáp tỉnh Quảng Bình, phía Đông giáp biển Đông, phía Tây giáp với nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào.

Tỉnh Hà Tĩnh có 13 đơn vị hành chính cấp huyện, bao gồm 1 thành phố, 2 thị xã và 10 huyện với 216 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 21 phường, 13 thị trấn, và 182 xã.

Khí hậu

Trang 13

Hà Tĩnh nằm trong khu vực có khí hậu nhiệt đới gió mùa với đặc trưng của khí hậu miền Bắc có mùa đông lạnh Tuy nhiên, do ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc từ lục địa Trung Quốc tràn về bị suy yếu nên mùa đông đã bớt lạnh hơn và ngắn hơn so với các tỉnh miền Bắc và chia làm hai mùa rõ rệt, một mùa lạnh và một mùa nóng.

Nhiệt độ bình quân ở Hà Tĩnh thường cao Nhiệt độ không khí vào mùa đông chênh lệch thấp hơn mùa hè Nhiệt độ đất bình quân mùa đông từ 18-22oC, trong khi ở mùa hè là từ 25,5 - 33oC Tuy nhiên nhiệt độ đất thường thay đổi theo loại đất, màu sắc đất, độ che phủ và độ ẩm của đất.

Hà Tĩnh là tỉnh có lượng mưa nhiều ở miền Bắc Việt Nam, trừ một phần nhỏ ở phía Bắc, còn lại các vùng khác có lượng mưa bình quân hàng năm đều trên 2000 mm, cá biệt có nơi trên 3000 mm.

I.2 Điều kiện kinh tế - xã hội vùng dự án

Kinh tế

GRDP Tỉnh Hà Tĩnh năm 2022 đạt 91.663 tỉ đồng (3,98 tỉ USD) GRDP đầu người đạt 70,5 triệu đồng (3.028 USD).

Về nông nghiệp: Sơ bộ vụ Mùa 2022: Sản xuất vụ Mùa 2022 diễn ra trong điều kiện thời tiết không thuận lợi, nắng nóng kéo dài nên một số diện tích đất không chủ động được nước tưới ảnh hưởng đến việc gieo cấy Tổng diện tích gieo trồng các loại cây trồng hàng năm vụ Mùa 2022 sơ bộ giảm 76 ha so với cùng kỳ năm trước Ước tính đến ngày 15/11/2022, diện tích gieo trồng các loại cây hàng năm vụ Đông 2022 là 11.031 ha/11.524 ha, đạt 95,7% kế hoạch, cụ thể: Diện tích ngô lấy hạt 4.722 ha/4.473 ha, đạt 105,6% kế hoạch; diện tích ngô sinh khối 635 ha/1.030 ha, đạt 61,7% kế hoạch; diện tích khoai lang 1.291 ha/1.502 ha, đạt 86% kế hoạch và diện tích rau các loại 4.383 ha/4.519 ha, đạt 97% kế hoạch.

Về Công nghiệp: Hoạt động sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh trong tháng 11/2022 tiếp tục gặp khó khăn, các sản phẩm chủ lực, chiếm tỷ trọng cao trong sản xuất công nghiệp như điện sản xuất, thép giảm đã “kéo” giảm chỉ số sản xuất ngành công nghiệp của tỉnh xuống còn 16,88% so với cùng

Trang 14

kỳ năm trước Trong thời gian tới ngành công nghiệp Hà Tĩnh đang kỳ vọng sự tăng trưởng từ những dự án mới như: Nhà máy Bia Hà Nội - Nghệ Tĩnh vừa đi vào vận hành; Nhà máy sản xuất Pin VinES dự kiến hoạt động vào cuối quý IV/ 2022.

Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) chính thức tháng 10 năm 2022 giảm 18,54% so với cùng kỳ năm trước Trong đó: Ngành công nghiệp khai khoáng tăng 6,85%; ngành công nghiệp chế biến chế tạo giảm 20,77%; ngành sản xuất và phân phối điện tăng 5%; ngành cung cấp nước và xử lý rác thải giảm 24,18% so với cùng kỳ.

Ước tháng 11/2022 chỉ số sản xuất ngành công nghiệp so với tháng 10/2022 tăng 0,79% và giảm 23,1% so với cùng kỳ năm trước Trong đó: Ngành công nghiệp khai khoáng tăng 18,74% so với tháng trước và giảm 3,08% so với cùng kỳ năm trước; ngành công nghiệp chế biến, chế tạo giảm 2,56% so với tháng trước, so với cùng kỳ năm trước chỉ số sản xuất của ngành này giảm 24,73%; ngành sản xuất và phân phối điện tăng 27,38% so với tháng trước, so với cùng kỳ năm trước giảm 12,38%; ngành cung cấp nước và xử lý rác thải giảm 2,66% so với tháng 10/2022 và giảm 25,44% so với tháng 11/2021.

Tính chung 11 tháng năm 2022, Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp cộng ước giảm 16,88% so cùng kỳ năm trước, trong đó: Ngành công nghiệp khai khoáng giảm 3,01% làm giảm 0,09 điểm phần trăm; ngành công nghiệp chế biến, chế tạo giảm 14,09% làm giảm 11,35 điểm phần trăm; ngành sản xuất và phân phối điện giảm 31,75% làm giảm 5,05 điểm phần trăm; ngành cung cấp nước và xử lý rác thải, nước thải giảm 16,64% làm giảm 0,39 điểm % vào mức tăng chung toàn ngành công nghiệp.

Chỉ số sử dụng lao động của doanh nghiệp công nghiệp tháng 11/2022 tăng 0,2% so với tháng trước và giảm 7,94% so với cùng kỳ năm trước.

Chỉ số sử dụng lao động cộng dồn đến cuối tháng 11/2022 giảm 6,8% so với cùng kỳ năm 2021 Nguyên nhân giảm là do giảm số lượng lao động của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo Cụ thể chỉ số sử dụng lao động của ngành này giảm 8,94% so với cùng kỳ năm trước Nguyên nhân do khó khăn trong sản xuất nên một số doanh nghiệp có quy mô sản xuất vừa và nhỏ thu hẹp sản xuất, giảm

Trang 15

lao động Cùng với đó, việc đưa các máy móc thiết bị tiên tiến vào sản xuất cũng đã tiết giảm được nguồn nhân lực.

Chỉ số sử dụng lao động tính đến tháng 11/2022 đối với ngành khai khoáng tăng 1,7%; ngành sản xuất và phân phối điện tăng 1,1%; ngành cung cấp nước và xử lý rác thải tăng 3,79% so với cùng kỳ năm 2021.

Những tháng cuối năm 2022 được sự chỉ đạo của UBND tỉnh, các đơn vị, địa phương thường xuyên tập trung theo dõi, kiểm tra, đôn đốc, thực hiện, giải ngân dự án đầu tư công Nguồn vốn bảo đảm, thời tiết thuận lợi, nguồn lực lao động dồi dào, các chương trình mục tiêu quốc gia sử dụng nguồn vốn Trung ương hỗ trợ được đẩy nhanh tiến độ thi công trong các tháng cuối năm đảm bảo kế hoạch đề ra Do đó, công tác thực hiện công trình cũng như giải ngân nguồn vốn đầu tư công trên địa bàn tăng mạnh trong các tháng cuối năm Tính chung 11 tháng năm 2022, tổng vốn đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước do địa phương quản lý đạt 77,9% kế hoạch năm, tăng 2,16% so với cùng kỳ năm trước.

Dân số

Dân số toàn tỉnh Hà Tĩnh năm 2023 đạt 1.478.000 (người) người, mật độ dân số đạt 219 người/km² Tỷ lệ đô thị hóa tính đến năm 2022 là hơn 38,45% Tỉnh Hà Tĩnh có 31 dân tộc đang sinh sống, chủ yếu là Kinh, Thái, Lào, Mường.

II ĐÁNH GIÁ NHU CẦU THỊ TRƯỜNGII.1 Thị trường phân bón

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, nhu cầu phân bón cho sản xuất nông nghiệp cần trên 10 triệu tấn phân bón các loại mỗi năm Trong đó, nhu cầu phân ure 2,2 triệu tấn, phân SA 900.000 tấn, phân 960.000 tấn, phân DAP 900.000 tấn, phân NPK 4 triệu tấn và phân lân 1,8 triệu tấn.

Với phân bón chứa lân và phân tổng hợp NPK, công suất sản xuất trong nước cũng vượt xa nhu cầu Tuy nhiên, Việt Nam vẫn phải nhập khẩu khoảng 40% lượng phân DAP và toàn bộ lượng phân để đáp ứng nhu cầu trong nước

Trong những tháng gần đây, nông sản đã rộng cửa xuất khẩu, được mùa được giá, điều này khiến nông dân phấn khởi, an tâm tái đầu tư sản xuất Về lâu dài điều này sẽ tác động tích cực lên việc tiêu thụ phân bón nội địa, qua đó giảm

Trang 16

bớt áp lực tồn kho Trong khi đó, kinh tế toàn cầu vẫn chưa thoát khỏi nguy cơ suy thoái khiến nhiều quốc gia chú trọng an ninh lương thực đẩy mạnh dự trữ hơn Sản xuất nông nghiệp theo đó được duy trì và phân bón vẫn luôn là mặt hàng được ưu tiên hàng đầu.

Ngay trong tháng đầu năm 2023, Supe Lâm Thao đã có đơn hàng xuất khẩu 300.000 tấn supe sang Mianma và 100.000 tấn sang Nhật Bản.

Hướng tới sản xuất phân bón hữu cơ bền vững

Sản xuất phân bón hữu cơ không chỉ dùng để cải tạo đất và giảm phân bón hóa học mà phải hướng đến mục tiêu nâng cao năng suất, đạt hiệu quả kinh tế.

Phát triển, ứng dụng phân bón hữu cơ là một trong những điều kiện hàng đầu để xây dựng một nền nông nghiệp hữu cơ, sinh thái, bền vững theo định hướng mà Chính phủ và ngành nông nghiệp đã đặt ra Để thực hiện mục tiêu này, ngành nông nghiệp đã và đang triển khai nhiều cơ chế chính sách, các giải pháp cụ thể nhằm thúc đẩy việc nghiên cứu, sản xuất và sử dụng phân bón hữu cơ.

Đặc biệt, trong bối cảnh giá phân bón vô cơ tăng rất cao thời gian qua, việc đẩy mạnh sản xuất, sử dụng phân bón hữu cơ đang là yêu cầu cấp thiết nhằm thay thế một phần phân bón vô cơ, giảm chi phí sản xuất và phù hợp với định hướng lâu dài của ngành nông nghiệp.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN-PTNT) vừa ban hành “Kế hoạch hành động tăng cường sản xuất, sử dụng phân bón hữu cơ tiết kiệm, cân đối và hiệu quả giai đoạn 2022 – 2025”, trong đó có nội dung quan trọng là phát triển và nhân rộng các công nghệ sản xuất phân bón hữu cơ.

Mục tiêu tổng quát của “Kế hoạch hành động tăng cường sản xuất, sử dụng phân bón hữu cơ tiết kiệm, cân đối và hiệu quả giai đoạn 2022- 2025” (Kế hoạch) là phát triển sản xuất và sử dụng phân bón hữu cơ, sử dụng phân bón tiết kiệm, cân đối bảo đảm hiệu quả, bền vững góp phần thúc đẩy nền nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và bảo vệ môi trường.

Mục tiêu cụ thể của Kế hoạch là nâng tỷ lệ sản phẩm phân bón hữu cơ được phép lưu hành lên 25% so với tổng số sản phẩm phân bón Nâng công suất

Trang 17

sản xuất phân bón của các cơ sở sản xuất đủ điều kiện lên 1,25 lần (5 triệu tấn/năm) Lượng phân bón hữu cơ sử dụng trong sản xuất nông nghiệp tăng gấp 1,5 lần so với năm 2020.

Cùng với đó là cơ bản hoàn thiện tiêu chuẩn phương pháp thử đối với các chỉ tiêu chất lượng phân bón Kiện toàn và nâng cao năng lực của hệ thống phòng thử nghiệm, tổ chức chứng nhận hợp quy phân bón Phấn đấu xây dựng phòng thử nghiệm kiểm chứng đủ năng lực để phục vụ công tác quản lý Nhà nước về kiểm soát chất lượng phân bón 100% các tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương tổ chức các lớp tập huấn hàng năm về sử dụng phân bón cho người dân, chủ cơ sở buôn bán phân bón tại địa phương.

Để đạt các mục tiêu trên, Bộ NN-PTNT đưa ra các nội dung thực hiện chi tiết trong Kế hoạch Trong đó, có việc phát triển và nhân rộng các công nghệ sản xuất phân bón hữu cơ thông qua các giải pháp ưu tiên, hỗ trợ hoạt động đăng ký mới hoặc đăng ký mở rộng quy mô, nâng công suất đối với các nhà máy/cơ sở sản xuất phân bón hữu cơ đã được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, trong đó có áp dụng các công nghệ sản xuất tiên tiến.

Thúc đẩy chuyển giao các công nghệ sản xuất phân bón hữu cơ hiện đại trên thế giới cho các doanh nghiệp sản xuất phân bón hữu cơ của Việt Nam thông qua việc tận dụng tối đa các chương trình, hoạt động hợp tác quốc tế.

Đồng thời, xây dựng quy trình, hướng dẫn để khuyến khích các hình thức sản xuất quy mô nông hộ, trang trại, hợp tác xã, doanh nghiệp, tổ hợp tác sản xuất và sử dụng phân bón hữu cơ trên cơ sở khai thác nguồn nguyên liệu sẵn có, tại chỗ để tăng lượng phân bón hữu cơ tự sản xuất.

Các giải pháp cũng sẽ hướng tới việc chuyển đổi nhận thức của người dân, chủ cơ sở buôn bán, doanh nghiệp sản xuất và cán bộ quản lý địa phương.

Đồng thời, xác định rõ trách nhiệm của doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh phân bón trong công tác tập huấn, hướng dẫn để nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón.

Về khoa học công nghệ, Kế hoạch sẽ tiến hành quá trình chuyển giao các sản phẩm phân bón hữu cơ đáp ứng được các tiêu chí hiệu quả cao, tác dụng nhanh, thân thiện với môi trường, cải tạo và bảo vệ tài nguyên đất.

Trang 18

Chuyển giao ứng dụng công nghệ sản xuất phân bón thân thiện với môi trường, sử dụng nguyên liệu sẵn có từ phụ phẩm nông nghiệp, phụ phẩm hữu cơ trong công nghiệp chế biến và rác thải sinh hoạt như: chất thải chăn nuôi, phụ phẩm trồng trọt, chế biến thủy sản.

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin để xây dựng cơ sở dữ liệu về phân bón thống nhất từ trung ương đến địa phương đáp ứng yêu cầu về công tác quản lý, hỗ trợ công tác giám sát, thanh tra, kiểm tra, nhu cầu tra cứu thông tin về sản phẩm, cơ sở sản xuất, đại lý phân phối, giá cả và hướng dẫn sử dụng cho cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân và người dân.

Thị trường trong nước và thế giới

Theo ông Phùng Hà, Tổng Thư ký kiêm Phó Chủ tịch Hiệp hội Phân bón Việt Nam, giá phân bón năm 2021-2022 đã tăng phi mã trong vòng 50 năm lại đây Tuy nhiên, với việc Trung Quốc bắt đầu mở cửa thị trường và không còn hạn chế xuất khẩu 29 loại phân bón như trước đó, nguồn cung phân bón trên thị trường thế giới đã dồi dào nên giá phân bón cũng bắt đầu hạ nhiệt.

Với đặc thù giá gas và giá xăng dầu ảnh hưởng rất lớn đến giá thành sản xuất phân bón, trong đó giá gas chiếm tới khoảng 80-90% giá thành sản xuất amoniac - đầu vào quan trọng để sản xuất phân đạm ure, DAP nên giá phân bón trong những tháng tới đây vẫn biến động khó lường.

Ông Hà cho biết hiện nhiều chuyên gia phân bón và tài chính thế giới đều dự báo, giá phân bón đang giảm nhưng khả năng vẫn neo ở mức cao và hoàn toàn phụ thuộc vào giá xăng dầu thế giới cũng như diễn biến của cuộc chiến Nga-Ukraine.

Về cung phân bón cho vụ Đông Xuân 2022-2023, hiện công suất sản xuất phân đạm ure của 4 nhà máy thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) và Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) đã lên tới 2,5 triệu tấn/năm trong khi nhu cầu tiêu thụ trong nước chỉ ở ngưỡng 1,6-1,8 triệu tấn/năm.

Với phân bón chứa lân và phân tổng hợp NPK, công suất sản xuất trong

Trang 19

nước cũng vượt xa nhu cầu Tuy nhiên, Việt Nam vẫn phải nhập khẩu khoảng 40% lượng phân DAP và toàn bộ lượng phân để đáp ứng nhu cầu trong nước.

Theo dự báo của Hiệp hội Phân bón quốc tế (IFA), thị trường phân bón thế giới có thể diễn biến theo 3 kịch bản.

– Cụ thể, ở kịch bản bi quan, nhu cầu phân bón toàn cầu sẽ giảm vào năm 2023 và đạt 194,6 triệu tấn vào năm 2026, nghĩa là nhiều hơn 2 triệu tấn so với năm 2019, nhưng thấp hơn 9 triệu tấn so với mức năm 2020.

– Ở kịch bản trung bình, nhu cầu phân bón thế giới ở mức 202,1 triệu tấn vào năm 2026.

– Ở kịch bản lạc quan, nhu cầu phân bón toàn cầu sẽ đạt 211,1 triệu tấn vào năm 2026.

Trong cả ba kịch bản này, rất ít khả năng giá phân bón sẽ giảm xuống thấp hơn vào năm 2023.

Brazil chịu trách nhiệm cho 25% sản lượng lương thực của thế giới và là nước tiêu thụ lớn thứ hai trên thế giới, 96% lượng được sử dụng là nhập khẩu Theo thống kê phân bón năm 2021, Canada là nhà cung cấp đứng đầu thế giới với sản lượng là 14 triệu tấn, tiếp đó là Nga với sản lượng cung cấp là 9 triệu tấn, Belarus với 8 triệu tấn và Trung Quốc là 6 triệu tấn Tuy nhiên, vẫn là cung không đủ cầu.

Thị trường phân bón hữu cơ tại Việt Nam

Khu vực Đồng bằng Sông Hồng, đồng bằng Sông Cửu Long có diện tích lúa, cây rau màu lớn và có nhu cầu sử dụng phân bón hữu cơ cao, mặt khác khu vực này có nguồn nguyên liệu dồi dào để sản xuất phân hữu cơ là than bùn với trữ lượng lớn và các nguồn chất bã thải của các nông trại, phụ phẩm nông nghiệp Do vậy, các tỉnh đồng bằng Sông Hồng, đồng bằng Sông Cửu Long vừa

Trang 20

là thị trường tiêu thụ lớn vừa gần với vùng nguyên liệu nên được đánh giá khá thuận lợi để đặt nhà máy sản xuất phân hữu cơ.

Hiện nay, bà con nông dân bắt đầu chú trọng đến chất lượng sản phẩm do sự chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng sạch, an toàn, bền vững và có giá trị kinh tế cao, trong khi đất ngày càng bạc màu do bón nhiều phân hóa học, nếu sử dụng phân bón kém chất lượng không chỉ làm thất thu trong một năm mà còn ảnh hưởng lâu dài trong nhiều năm tiếp theo.

Các sản phẩm hữu cơ trong nước hiện nay rất đa dạng, nhiều nhà cung cấp, chất lượng chưa được kiểm soát chặt chẽ, ít tạo được sự khác biệt trong các sản phẩm, Các nhà máy sản xuất phân bón hữu cơ tập trung nhiều ở thị trường Miền Nam do đặt tính sản xuất nông nghiêp theo hướng xuất khẩu Những thương hiệu lớn về phân bón hữu cơ trên thị trường gồm Sông Gianh, Quế Lâm, Vedan, Komic, Lio Thai, Humic…hiện thị trường Miền Bắc, Miền Trung mới chỉ có Sông Giang, Quế Lâm chiếm hầu hết thị phần, còn lại là một số xưởng sản xuất hữu cơ đơn lẻ Vào những năm gần đây nhiều sản phẩm nhập khẩu từ Bỉ, Hà Lan, Nhật Bản, Đức cũng dần khẳng định tên tuổi trên thị trường Tuy nhiên, do tính đặc thù của thị trường nên vẫn chưa có đơn vị sản xuất phân bón hữu cơ nào dẫn dắt thị trường như loại phân bón vô cơ

Về chính sách bán hàng của nhà sản xuất cho đại lý: qua khảo sát, đối với mặt hàng hữu cơ, các nhà sản xuất đều cho cửa hàng nợ (Như Quế Lâm là 03 tháng) Hình thức phổ biến là chiết khấu theo sản lượng (5-7% cho mỗi 100 tấn bán ra) và du lịch nước ngoài 1 lần/năm Về chính sách đại lý cho người nông dân: Các đại lý đa số cho người nông dân mua nợ, các hình thức chủ yếu là tặng kèm áo, mũ, bột ngọt, chậu…

Hiện nay, các dòng phân hữu cơ/vi sinh được các đơn vị nhập khẩu về Việt Nam có xuất xứ từ Nhật, Hà Lan, Bỉ… là những nước có nền nông nghiệp hữu

Trang 21

cơ phát triển mạnh Các sản phẩm tạo được sự khác biệt nhờ hàm lượng hữu cơ đảm bảo và các chủng vi sinh vật (có tích hợp dòng vi sinh có tác dụng cải tạo đất tốt, đề kháng sâu bệnh, tạo chất dinh dưỡng) có ích đúng như công bố chất lượng, nở và tan nhanh nên được nông dân trong khu vực sử dụng và ngày càng ưa chuộng Sản phẩm tiêu thụ mạnh nhất đối với các dòng phân nhập khẩu này mới chỉ tập trung ở một số tỉnh thành Hòa Bình (Vùng cam Cao Phong), Bắc Giang (Lục Nam, Lục Ngạn) và các tỉnh Miền Trung như Nghệ An, Hà Tĩnh trên các cây trồng có giá trị kinh tế cao như cây ăn trái là chủ yếu, còn đối với các khu vực trồng hoa, rau màu và các khu vực có diện tích canh tác lúa lớn phân bón nhập khẩu vẫn khó thâm nhập do giá bán sản phẩm nhập khẩu cao nên bà con nông dân vẫn hạn chế trong việc sử dụng

Qua phân tích tổng quan thị trường phân hữu cơ khu vực Miền Nam, Miền Bắc, Miền Trung thị trường mục tiêu tiềm năng của sản phẩm là rất rộng Đặc biệt, với xu hướng hướng đến một nền nông nghiệp sạch, an toàn như hiện nay thì triển vọng phát triển phân bón hữu cơ là rất lớn.

II.2 Phân hữu cơ

là một trong ba chất dinh dưỡng đa lượng quan trọng đối với cây trồng Nó rất cần thiết cho quá trình sinh trưởng và phát triển của cây Trong đất tự nhiên có một lượng lớn, tuy nhiên lượng này lại chủ yếu ở dạng khó tiêu, cây trồng không thể hấp thụ được Do đó cần phải bổ sung một lượng dễ tiêu từ bên ngoài vào để cung cấp cho cây.

Tuy nhiên, qua quá trình canh tác, lượng kali trong đất bị mất dần, kèm theo tình trạng đất bị thoái hóa do bổ sung quá nhiều kali vô cơ làm ảnh hưởng đến sự phát triển của cây trồng.

Kali là một trong những nguyên tố dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng đối với sinh trưởng của cây trồng.

– Kali có vai trò chủ yếu trong việc chuyển hoá năng lượng trong quá trình đồng hoá các chất dinh dưỡng của cây.

Trang 22

– Kali giúp cây cứng cáp, chắc khỏe, ít đổ ngã.

– Kali làm tăng khả năng chống chịu của cây đối với các tác động bất lợi từ bên ngoài như thời tiết và sâu bệnh.

– Kali giúp cây dễ dàng sinh trưởng, tạo điều kiện thuận lợi ra nhánh, phân cành và lá.

– Kali giúp điều hòa các chất dinh dưỡng, tăng khả năng hút đạm và lân tốt hơn.

– Kali giúp tăng hàm lượng đường trong nông sản, giúp cho nông sản có màu sắc tươi đẹp và hương vị thơm ngon hơn Góp phần nâng cao năng suất và chất lượng.

Nguyên tố kali cần thiết cho tất cả các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây trồng Tuy nhiên, cần lưu ý về liều lượng cần bổ sung cho cây trong từng giai đoạn phát triển và theo nhu cầu của cây Bên cạnh đó cần chọn loại kali phù hợp để việc bổ sung đạt hiệu quả cao Vì vậy, nên tận dụng các nguồn kali hữu cơ từ tự nhiên.

Trước, trong thời điểm bón phân

Kali giúp tăng khả năng hút nước và dinh dưỡng của rễ cây Điều hòa các chất dinh dưỡng, tăng khả năng hút đạm và lân tốt hơn Vì vậy kali thường được bón trước hoặc bón cùng thời điểm với các loại phân bón khác để tăng khả năng hấp thu và vận chuyển dinh dưỡng của cây trồng.

Thời điểm làm hoa

Kali giúp tăng khả năng hấp thụ dinh dưỡng để cây phát triển khỏe mạnh; tạo điều kiện thuận lợi cho cây đẻ nhánh, phân cành, lá Kali giúp làm tăng quá trình phân hóa mầm hoa, giảm tỷ lệ rụng, tăng tỷ lệ đậu quả Đối với các loại cây ăn quả, cây cần nhiều kali trong giai đoạn làm hoa, nuôi trái Vì vậy trước thời điểm làm hoa cần tiến hành bón kali để tăng khả năng ra hoa đậu quả.

Thời tiết bất lợi, khô hạn

Trang 23

Kali có vai trò chủ yếu trong việc chuyển hoá năng lượng trong quá trình đồng hoá các chất dinh dưỡng của cây, giúp cây cứng cáp, chắc khỏe, ít đổ ngã.

Kali giúp tăng khả năng sử dụng ánh sáng cho cây trồng trong điều kiện ít nắng Giúp cây giữ nước tốt hơn; tăng khả năng chống hạn nhờ tăng cường hydrat hóa các cấu trúc keo của huyết tương và nâng cao khả năng phát tán của chúng Bên cạnh đó kali giúp tăng cường sức chịu rét và chống chọi qua mùa đông nhờ tăng lực thẩm thấu của tế bào.

Vì vậy Kali thường được bổ sung cho cây trồng trước các đợt thời tiết bất lợi, sâu bệnh.

Giai đoạn tạo ngọt cho quả

Kali góp phần nâng cao năng suất và chất lượng nông sản thông qua quá trình tăng tích lũy đường, vitamin trong quả Giúp màu sắc quả đẹp hơn, hương vị quả thơm ngon hấp dẫn hơn, kéo dài thời gian bảo quản nông sản Vì vậy kali thường được sử dụng bón cho cây trước thời điểm thu hoạch từ 1-2 tháng.

Hiện nay xu hướng canh tác nông nghiệp đang dần dịch chuyển sang hướng canh tác hữu cơ, thuận tự nhiên, do đó việc bổ sung các chất dinh dưỡng cho cây trồng bằng các nguyên vật liệu tự nhiên, sẵn có thay thế cho các loại phân bón vô cơ đang được áp dụng rộng rãi.

III QUY MÔ CỦA DỰ ÁN

III.1 Các hạng mục xây dựng của dự án

Diện tích đất của dự án gồm các hạng mục xây dựng như sau:

Trang 24

III.2 Bảng tính chi phí phân bổ cho các hạng mục đầu tư

ĐVT: 1000 đồng

Trang 25

IV ĐỊA ĐIỂM, HÌNH THỨC ĐẦU TƯ XÂY DỰNGIV.1 Địa điểm xây dựng

Dự án “Nhà máy sản xuất phân hữu cơ” được thực hiện tại, tỉnh Hà Tĩnh.

IV.2 Hình thức đầu tư

Dự án được đầu tư theo hình thức xây dựng mới.

V NHU CẦU SỬ DỤNG ĐẤT VÀ PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ĐẦU VÀOV.1 Nhu cầu sử dụng đất

Bảng cơ cấu nhu cầu sử dụng đất

V.2 Phân tích đánh giá các yếu tố đầu vào đáp ứng nhu cầu của dự án

Các yếu tố đầu vào như nguyên vật liệu, vật tư xây dựng đều có bán tại địa phương và trong nước nên các yếu tố đầu vào phục vụ cho quá trình thực hiện là tương đối thuận lợi và đáp ứng kịp thời.

Đối với nguồn lao động phục vụ quá trình hoạt động sau này, dự kiến sử dụng nguồn lao động của gia đình và tại địa phương Nên cơ bản thuận lợi cho quá trình thực hiện.

Trang 26

CHƯƠNG III PHÂN TÍCH QUI MÔ, DIỆN TÍCH XÂY DỰNGCÔNG TRÌNH LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT CÔNG

I PHÂN TÍCH QUI MÔ, DIỆN TÍCH XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH

Bảng tổng hợp quy mô diện tích xây dựng công trình 7 Nhà vệ sinh công nhân 100,0 1 80,0 80,0 m2 8 Phòng Lab, kiểm nghiệm 200,0 2 150,0 300,0 m2 9 Nhà kho nguyên liệu 10.000,0 1 10.000,0 10.000,0 m2 10 Kho thành phẩm 20.000,0 1 20.000,0 20.000,0 m2 11 Bãi tập kết và chế biến nguyên liệu 150.000,0 _ _ _ m2 12 Trạm xử lý nước thải 150,0 1 80,0 80,0 m2

14 Đất giao thông nội bộ 25.000,0 _ _ _ m2 15 Đất cây xanh cảnh quan, đất dự trữ phát triển 19.800,0 _ _ _ m2

Trang 27

II PHÂN TÍCH LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT, CÔNG NGHỆII.1 Quy trình sản xuất phân Kali hữu cơ

Nguyên liệu đầu vào được chúng tôi sử dụng để sản xuất phân Kali hữu cơ là: Tro bã quả cọ dầu, được nhập khẩu từ Malaysia và Indonesia.

Trang 28

- Tro bã quả cọ dầu được tập trung thu gom lại tại bãi tập kết nguyên liệu Sau đó được đưa vào lò khí hóa Vì trong tro có nhiều cacbon nên chúng tôi sẽ đốt bằng lò khí hóa để xử lý cacbon.

Bước 2: Đốt bằng hệ thống khí hóa

Hệ thống khí hóa

Khí hoá là một quá trình chuyển đổi các vật liệu carbon dựa trên nhiên liệu hữu cơ hoặc hóa thạch thành carbon monoxide, hydro và carbon dioxide Điều này đạt được bằng cách phản ứng với vật liệu ở nhiệt độ cao (> 700 ° C), không đốt cháy, với lượng oxy và hơi nước được kiểm soát Cacbon sẽ chuyển thành dạng CO2 và thoát ra ngoài.

Ưu điểm của khí hoá là sử dụng khí tổng hợp (H2 và CO) có hiệu quả cao hơn đốt cháy trực tiếp nhiên liệu ban đầu vì nó có thể đốt cháy ở nhiệt độ cao hơn, sử dụng nhiều công nghệ đốt hiệu quả, dễ dàng trong điều khiển, kiểm soát

Ngày đăng: 10/04/2024, 13:54

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan