Đổi mới phương pháp rèn luyện và phát triển kỹ năng đọc cho học sinh lớp 2 nhầm phát triển năng lực cho học sinh lớp 2. 2.

12 1 0
Đổi mới phương pháp rèn luyện và phát triển kỹ năng đọc cho học sinh lớp 2 nhầm phát triển năng lực cho học sinh lớp 2. 2.

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Đổi mới phương pháp rèn luyện và phát triển kỹ năng đọc cho học sinh lớp 2 nhầm phát triển năng lực cho học sinh lớp 2, rèn kỹ năng đọc cho học sinh lớp 2, sáng kiến kinh nghiệm, Kỹ năng đọc diễn cảm, Chân trời sáng tạo

Trang 1

ĐỀ TÀI:

ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP RÈN LUYỆN VÀ PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG ĐỌC NHẦM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CHO HỌC SINH LỚP 2 A PHẦN MỞ ĐẦU:

1 Lý do chọn đề tài

Với bậc tiểu học, bậc học nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân thì mục tiêu, nhiệm vụ được quy định trong chương trình đổi mới GDPT 2018 là "giáo dục tiểu học phải đảm bảo cho học sinh có hiểu biết đơn giản, cần thiết về tự nhiên xã hội, con người, có kỹ năng cơ bản về nghe, nói, đọc, viết và tính toán, có thói quen rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh, có hiểu biết ban đầu về nghệ thuật" Phương pháp giáo dục tiểu học phải phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng, rèn luyện kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm đem lại niềm tin, hứng thú học tập cho học sinh"

Một trong những môn học có vị trí đặc biệt quan trọng trong chương trình tiểu học cũng đang chuyển mình đó là môn Tiếng Việt Không chỉ là môn khoa học như các môn học khác, môn Tiếng Việt còn là môn học công cụ, là môn học nhằm hướng dẫn cách sử dụng, cách dùng Tiếng Việt, có kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết thì học sinh mới có thể học tốt các môn khác Trong đó phân môn “Tập đọc” có thể coi là môn tâm điểm vì phân môn này góp phần rèn luyện kỹ năng nghe, nói, đọc, viết cho các em

Qua thực tế dạy học, khi tiếp cận với sách giáo khoa, sử dụng sách giáo khoa và thực hiện dạy-học một số bài tiếng việt theo phiên bản mới, nhiều giáo viên có phần lúng túng, khó khăn Đặc biệt là những bài Tiếng việt được dịch từ tác phẩm nước ngoài, có những bài khi chia đoạn, chia phần chỉ ở mức độ tương đối, có đoạn tương đối dài, có đoạn lại chỉ có một câu Có những bài Tiếng việt có số lượng nhân vật trong tác phẩm nhiều, đọc diễn cảm tương đối khó Hay có những bài Tiếng việt khi nói về nội dung chính thì không thể tóm tắt bằng một câu

ngắn gọn mà phải diễn đạt bằng một số câu văn dài hơn mới diễn tả được hết ý được Điều này cũng có phần khó khăn cho cả người dạy và người học

Để tránh những lúng túng và khó khăn trong dạy-học phân môn Tập đọc; giúp người dạy, người học tiếp cận dễ dàng với toàn bộ chương trình tiểu học; dạy và học sáng tạo nhằm nâng cao chất lượng giáo dục tiểu học, tôi đã lựa chọn

phân môn Tập đọc - môn học tạo đà cho mọi môn học với đề tài “Đổi mới

Trang 2

phương pháp rèn luyện và phát triển kỹ năng đọc cho học sinh lớp 2 nhằm phát triển năng lực học sinh lớp 2”

2 Giới hạn đề tài (phạm nghiên cứu và thực tiễn)

- Phạm vi nghiên cứu: học sinh lớp 2 trường Tiểu học Trung An 2

- Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu chương trình sách Chân trời sáng tạo, các bài Tiếng việt cụ thể trong chương trình của lớp, các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học Tiếng việt ở lớp 2

Đề tài nghiên cứu nhằm mục đích đề xuất một số giải pháp linh hoạt, sáng tạo trong thiết kế bài học lớp 2, Tiếng việt góp phần tích cực vào việc giúp người dạy, người học tiếp cận dễ dàng hơn với môn học Đồng thời, qua đó góp phần nâng cao chất lượng bài học Tiếng việt nói riêng và môn Tiếng Việt nói chung

B PHẦN NỘI DUNG: 1 Thực trạng vấn đề

Năm học 2023-2024, tôi được BGH nhà trường phân công chủ nhiệm và giảng dạy lớp 2C với 17 học sinh Vào đầu năm học tôi nhận thấy lớp tôi chủ nhiệm có những thuận lợi, khó khăn sau:

* Thuận lợi

Được sự quan tâm của Ban giám hiệu nhà trường và các ban ngành đoàn thể

- Đa số học sinh được trang bị đầy đủ sách giáo khoa và đồ dùng học tập - Một số phụ huynh rất quan tâm đến việc học tập của con em mình - Học sinh trong lớp phần đông đọc thành tiếng rõ ràng, đạt yêu cầu

- Nhà trường đã trang bị đầy đủ thiết bị, đồ dùng dạy học (Tivi, máy chiếu, tranh, ảnh, )

- Bản thân giáo viên thích nghiên cứu sâu và dạy tập đọc có hiệu quả

- Luôn được sự quan tâm, giúp đỡ của các đồng nghiệp trong và ngoài nhà trường

Bản thân đã được tập huấn chương trình lớp 2 theo Chương trình giáo dục phổ thông mới 2018 nên nắm rõ mục tiêu, quan điểm xây dựng chương trình Do đó, tôi có sự chủ động trong việc lựa chọn các phương pháp, hình thức rèn đọc phù hợp đối với học sinh

Khi nhà trường họp thống nhất lựa chọn bộ sách giáo khoa phù hợp để phục vụ công tác giảng dạy năm học, giáo viên đã được nghiên cứu kỹ và lựa

Trang 3

chọn bộ sách Cánh Diều làm công cụ hỗ trợ để phục vụ mục tiêu giáo dục Tiếng Việt lớp 2 theo chương trình tổng thể

Bản thân tôi có kỹ năng phát âm chuẩn nên có nhiều thuận lợi trong việc dạy đọc cho học sinh lớp 2

Bản thân luôn có ý thức trách nhiệm với học sinh, giảng dạy nhiệt tình, chữa bài nghiêm túc, khách quan, tỉ mỉ

Tôi luôn chủ động trong việc đổi mới phương pháp dạy học nên thường xuyên vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo trong các tiết học

* Khó khăn

- Bên cạnh những em đọc tốt và đạt yêu cầu thì trong lớp vẫn còn một số em đọc còn chậm, đánh vần rất lâu mới đọc được bài Đặc biệt trong lớp có em Võ Trần Hữu Hùng và em Nguyễn Thị Mai Sương (em này bị khuyết tật về thần kinh, trí tuệ nhẹ) đọc quá chậm, thậm chí một số vần các em còn quên cách đánh vần

- Trong lớp có nhiều em do bố mẹ đi làm ăn xa, bố mẹ li dị, các em sống với ông bà lớn tuổi, điều kiện hướng dẫn, chăm sóc, bày vẽ cho các em còn hạn chế

- Một số ông bà, bố mẹ quá nuông chiều con cháu, về nhà các em ít có thói quen đọc sách báo mà xem ti vi, điện thoại phần nhiều nên khả năng đọc của các em càng khó tiến bộ

- Một số em quá tự ti, lo sợ mình đọc không đúng nên đọc quá nhỏ, không rõ tiếng, ảnh hưởng đến chất lượng bài đọc, đến cả quá trình luyện đọc của giáo viên

- Một số em chưa có góc học tập phù hợp với lứa tuổi của mình, không đảm bảo điều kiện ngồi học

- Qua quá trình giảng dạy cũng như tiếp xúc với các em học sinh một thời gian, tôi nhận thấy các em học sinh lớp 2C năm học 2023-2024 còn mắc phải các lỗi cơ bản sau:

- Đọc trục trặc: một số em còn phải đánh vần khi đọc, chưa đọc trơn được toàn bộ văn bản

2 Những giải pháp thực hiện

2.1 Tăng cường đổi mới trong việc rèn luyện và phát triển kỹ năng đọc cho học sinh

Trang 4

a Đọc mẫu bằng tâm hồn văn học và âm nhạc

Đọc mẫu đòi hỏi giáo viên phải đọc đúng, rõ ràng, ngữ điệu đọc phù hợp Đó là thể hiện giọng đọc, ngắt giọng, biểu cảm, thể hiện tốc độ, cường độ, cao độ của âm thanh

Đọc mẫu diễn cảm là sử dụng ngữ điệu phô diễn cảm xúc của bài học Phải hòa nhập tâm hồn với nội dung bài học, với văn cảnh mới có tình cảm, cảm xúc, mới tìm thấy ngữ điệu phù hợp Văn bản quy định ngữ điệu đọc cho chúng ta chứ không phải ta áp đặt ngữ điệu đọc theo chủ quan của mình vào văn bản Bài đọc mẫu của giáo viên phải làm sao cho tình cảm sâu lắng, thấm nhập, lây truyền tới học sinh, mở ra không gian liên tưởng, tưởng tượng cho các em

b Hướng dẫn học sinh luyện tập một cách linh hoạt, khéo léo

Dạy học, hướng dẫn học sinh đọc phải vừa mang tính đại trà vừa mang tính cá thể hóa Đặc biệt, cần sử dụng triệt để ưu thế của sách giáo khoa với mục tiêu dạy hoạt động giao tiếp cho học sinh Dùng sách giáo khoa để đọc, để quan sát tranh, phân tích tìm tòi nội dung ý nghĩa,

Bước 1: Đọc từng câu

Học sinh đọc nối tiếp từng câu, cô giáo và học sinh cả lớp theo dõi phát hiện những từ học sinh còn đọc sai (khó đọc) để luyện phát âm Yêu cầu học sinh đọc lại cả câu chứa từ đó để học sinh xác định đúng từ đó trong văn cảnh

Chẳng hạn: Bài "Danh sách tổ em"

(trang 101 tiếng Việt 2 tập 1 sách Chân trời sáng tạo)

Trang 5

Phần ngày sinh "25-3-2014" Học sinh đọc năm 2014 là “Năm hai không một bốn” là chưa chính xác, nếu học sinh không phát hiện thì giáo viên cần nhắc nhở và đưa ra để các em luyện đọc cho đúng "Năm hai nghìn không trăm mười bốn", sau đó cho học sinh đọc lại cả dòng tên học sinh có năm sinh đó.Chú ý khi gặp lời thoại nếu một nhân vật nói nhiều hơn một câu thì nhắc học sinh đọc liền cho hết lời nhân vật, tránh ngắt một lời nói ra làm hai, ba câu để học sinh đọc

Ví dụ: Bài "Bà tôi" (trang 69 tiếng Việt 2 tập 1 sách Chân trời sáng tạo)

Lời hoài niệm của người bạn về bà: "Tối nào, bà cũng kể chuyện cho tôi nghe Giọng bà ấm áp đưa tôi vào giấc ngủ Trong lúc mơ màng, tôi vẫn cảm nhận được bàn tay ram ráp của bà xoa nhẹ trên lưng.” Đoạn này chỉ để 1 học sinh đọc

Bước 2: Đọc từng đoạn trước lớp

Từng học sinh đọc từng đoạn nối tiếp đến hết bài đọc (với những văn bản không chia đoạn giáo viên có thể tự ngắt ở những điểm phù hợp để học sinh luân phiên đọc), cả lớp theo dõi nhận xét bạn đọc về phát âm, giọng đọc, ngữ điệu, Giáo viên tổ chức cho các em đọc kĩ câu dài, câu "chốt" của bài văn để ngắt nghỉ đúng với ý nghĩa của câu đồng thời là cơ sở cho việc hiểu, cảm thụ văn bản

Ví dụ: Bài "Cánh đồng của bố" (trang 45 tiếng Việt 2 tập 1 sách Chân

trời sáng tạo)

Trang 6

Cần chú ý ngắt nghỉ đúng khi đọc các câu văn: “Nói rồi/ông áp tai vào cạnh/cái miệng đang khóc/của tôi.”; “Bố nói/giấc ngủ của đứa bé/đẹp hơn/một cánh đồng” Đây là cũng là các câu văn nói lên tình yêu thương con của người

Bước 3: Đọc từng đoạn theo nhóm (Đọc luân phiên các bạn trong nhóm

do học sinh tự điều khiển)

Mục đích: Học sinh được luyện đọc tự giác, tích cực, tự nhiên, chủ động, có thể học tập lẫn nhau

* Lưu ý với các nhóm học sinh:

- Điều khiển để tất cả các bạn trong nhóm được đọc lần lượt

- Cường độ đọc vừa đủ nghe trong nhóm, không ảnh hưởng đến nhóm khác - Chú ý nghe bạn đọc, phát hiện lỗi để sửa sai

- Bạn đọc yếu được luyện đọc nhiều hơn, được các bạn giúp đỡ nhiều hơn

Trang 7

Trong hoạt động đọc nhóm, giáo viên phải thường xuyên quan tâm giúp đỡ, hỗ trợ để các nhóm hoạt động có hiệu quả

Bước 4: Thi đọc giữa các nhóm:

Là hình thức học sinh trình bày kết quả luyện đọc, thi đọc tạo sự hào hứng, phấn khởi học tập cho học sinh, là hoạt động đa dạng và phong phú về hình thức tổ chức

- Thi đại diện: Mỗi nhóm cử một đại diện trình bày bài đọc (có thể là đọc thuộc lòng, phối hợp cử chỉ, động tác, )

* Lưu ý: Việc đánh giá kết quả cần đảm bảo tính động viên, khích lệ, coi trọng sự tiến bộ của học sinh Cuối cùng có bình chọn vị trí xuất sắc nhất để đọc mẫu cho cả lớp học tập

Bước 5: Đọc đồng thanh

Đây là bước củng cố, đọc chung, thống nhất trong cả lớp về phát âm, tốc độ, nhịp điệu, giọng điệu để những em đọc chưa chuẩn tự điều chỉnh cho đúng và hay Giáo viên hướng dẫn các em đọc vừa phải, đủ nghe, tránh đọc to quá gây ầm ĩ Đọc đồng thanh chỉ nên áp dụng với các văn bản có nội dung miêu tả, truyện vui, thơ không nên đọc đồng thanh các văn bản thông thường (dạng hành chính) hoặc văn bản có nội dung buồn, xúc động cần giọng đọc nội tâm, sâu lắng

2.2 Tạo tình huống mở để học sinh tìm hiểu bài đọc

Bước 1: Học sinh đọc thầm, tự trả lời câu hỏi

Đây là bước để học sinh chuẩn bị trước khi cùng cả lớp tìm hiểu nội dung bài đọc; là khâu quan trọng và cần thiết để tạo cho các em thói quen tự giác, tự lực học tập, giúp các em chủ động trả lời các câu hỏi tìm hiểu bài Có thể có nhiều hình thức tổ chức hoạt động này, như là:

- Cá nhân đọc thầm, tự trả lời câu hỏi

- Cá nhân đọc thầm, hỏi và trả lời cặp đôi với bạn

- Cá nhân đọc thầm, trao đổi hoàn thiện nội dung và trả lời theo nhóm

Bước 2: Đàm thoại trước lớp (tìm hiểu bài)

- Mỗi hệ thống câu hỏi trong sách giáo khoa, giáo viên có thể bổ sung thêm câu hỏi gợi mở, dẫn dắt hoặc tách nhỏ câu hỏi cho phù hợp với đối tượng học sinh Một nội dung sách quan trọng là liên hệ, vận dụng thực tiễn và hình thành tính cách, thái độ ứng xử trong cuộc sống hàng ngày Đó không chỉ là việc làm giáo dục tình cảm, cảm xúc thẩm mỹ văn học cho học sinh mà còn là giáo dục đạo đức, giáo dục vệ sinh, môi trường giáo dục nhân văn, cho các em

Trang 8

Ví dụ: Sau khi trả lời các câu hỏi tìm hiểu bài "Tiếng chổi tre" (trang 54

tiếng Việt 2 tập 2 sách Chân trời sáng tạo)

Giáo viên đưa thêm tình huống cụ thể như: Nhận xét về công việc của các cô chú lao công vất vả như thế nào và nêu trách nhiệm của học sinh trong việc giữ gìn vệ sinh nơi công cộng Như vậy, học sinh mới có ý thức quan sát, nhận xét và làm tốt hơn việc giữ gìn vệ sinh nơi công cộng

Ví dụ: Trong bài "Mẹ" (trang 50 tiếng Việt 2 tập 1 sách Chân trời sáng

tạo) có câu:

Trang 9

Đêm nay con ngủ giấc tròn, Mẹ là ngọn gió của con suốt đời

- Học sinh giải nghĩa từ "giấc tròn": Giấc ngủ ngon lành, đầy đặn

- Giáo viên gợi thêm: Nhờ đâu mà con ngủ ngon lành trong thời tiết nóng nực? (Nhờ mẹ thức, mẹ quạt, mẹ ru); em hãy tả về hình ảnh người mẹ trong khung cảnh ấy? Như thế học sinh có cảm xúc, xúc động và cảm nhận được tình yêu thương, sự hy sinh của mẹ mình cho chính mình

3 Hiệu quả của các biện pháp đã thực hiện

Sau khi giáo án được thiết kế, xây dựng thật sự hoàn chỉnh, chuyên môn nhà trường, cùng với tổ khối tổ chức thực hiện tiết dạy tại các lớp Các lớp 2A, dạy học bình thường như lâu nay Riêng lớp 2C, dạy thử nghiệm theo thiết kế mới, sau khi bài học hoàn thành, các thầy cô giáo tham gia dự giờ đều có chung nhận xét: Giờ học tại lớp 2C học sinh tham gia học tập hào hứng, sôi nổi hơn, học sinh chủ động hoạt động tích cực hơn so với các lớp 2A Cô giáo chỉ là người tổ chức hướng dẫn cho các em học tập còn học sinh là những người tự giác, tích cực Kết quả cụ thể sau hai lần khảo sát thực nghiệm:

Bảng khảo sát kỹ năng đọc của học sinh lớp 2 trước và sau khi áp dụng biện

Học sinh thể hiện diễn cảm giọng vui, buồn, giận

Trang 10

Qua bảng khảo sát, ta có thể thấy, tình hình đọc diễn cảm của học sinh lớp 5 trong phân môn Tập đọc đã có những cải thiện tích cực Tỷ lệ học sinh biết cách đọc ngắt, nghỉ đúng tăng từ 29% lên 94% Số học sinh biết điều chỉnh, thể hiện cảm xúc khi đọc đạt 80% Đặc biệt, số lượng học sinh phát âm sai đã giảm xuống 0% sau khi áp dụng các biện pháp trên Tỷ lệ học sinh đọc mạch lạc, trôi chảy cũng tăng hơn từ 40% lên 88%

Kết quả nêu trên cho chúng ta thấy đã có sự khác biệt về chất lượng giữa lớp dạy học thực nghiệm và lớp học bình thường Lớp dạy học thực nghiệm, mọi yêu cầu các em làm đều tốt hơn, đạt hiệu quả cao hơn Phần hiểu văn bản và cảm thụ của các em vượt trội so với các lớp còn lại Diễn đạt của các em rõ ràng hơn, phong phú hơn, có nhiều sự liên tưởng Bản thân mỗi em được kiểm tra cũng hào hứng, thích thú vì được thể hiện giọng đọc cho cả lớp nghe Những em học sinh rụt rè, e ngại hằng ngày nay đã có nhiều tiến bộ Các em đã mạnh dạn đọc trước tập thể, cố gắng đọc đúng theo lời của nhân vật

nghỉ đúng nhịpdiễn cảm giọng vui, Học sinh thể hiện buồn, giận dữ, linh

Trang 11

C PHẦN KẾT LUẬN:

1 Phạm vi áp dụng sáng kiến tại cơ quan đơn vị

Đổi mới phương pháp dạy học là một quá trình lâu dài, bền bỉ, đòi hỏi người giáo viên phải nỗ lực hết mình để sáng tạo Đề tài thực hiện nhiệm vụ tìm tòi, sáng tạo các biện pháp và hình thức mới để tổ chức dạy học Tập đọc cho học sinh lớp 2 theo định hướng đổi mới phương pháp dạy học nhằm thiết kế các bài học hay, thực hiện các bài học có hiệu quả cao

*Các biện pháp cụ thể được sáng tạo dựa và các hoạt động dạy học, bao gồm:

- Tăng cường đổi mới trong việc rèn luyện và phát triển kĩ năng đọc cho học sinh

- Tạo tình huống mở để học sinh tìm hiểu bài học

- Phát triển khả năng đọc diễn cảm của học sinh trong khâu luyện đọc lại - Xây dựng không khí học tập hào hứng, tích cực, chủ động và sáng tạo cho học sinh thông qua tổ chức trò chơi học tập sinh động và có hiệu quả

* Với cách thiết kế bài học mới như đã nêu trong đề tài, giờ dạy Tập đọc lớp 2 có 2 ý nghĩa lớn:

- Gây hứng thú, kích thích trí tò mò, tạo không khí hào hứng sôi nổi, say mê học tập; học sinh hoạt động tự giác, tích cực, sáng tạo, hiệu quả, nâng cao chất lượng học tập

- Rèn luyện kĩ năng sử dụng tiếng Việt cho học sinh, bồi dưỡng tình cảm, thái độ, hành động ứng xử đúng đắn trong cuộc sống, phát triển tối đa khả năng học tập của các em; phát hiện, khơi nguồn học sinh giỏi môn Văn - Tiếng Việt

Kinh nghiệm thiết kế kế hoạch bài học mới theo hướng đổi mới phương pháp dạy học đã mang đến những điều kiện mới, phù hợp với thực tế khả năng học tập năng động của học sinh thời đại mới Rất mong muốn được sự ủng hộ, giúp đỡ của các quý bạn đồng nghiệp

2 Điều kiện áp dụng và được triển khai nhân rộng

+ Những biện pháp trên là hoàn toàn phù hợp với chức năng nhiệm vụ của

một giáo viên chủ nhiệm lớp, đồng thời đã áp dụng thành công ở lớp 2C, có khả năng áp dụng ở tổ khối khác từ 1-5, ở trường Tiểu học Trung An 2 và ở các đơn

vị phạm vi ngành giáo dục trong huyện

* Điều kiện cần thiết để sáng kiến đạt hiệu quả:

+ Những công việc tôi làm đều bắt nguồn từ tinh thần trách nhiệm của một giáo viên chủ nhiệm lớp, từ tình yêu đối với học trò của mình Thành công tôi

Ngày đăng: 10/04/2024, 11:32

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan