Nghiên Cứu Biểu Hiệnlâm Sàng Và Tiến Triển Của Rối Loạn Phân Liệt Cảm Xúc Loại Trầm Cảm (Full Text).Pdf

122 0 0
Nghiên Cứu Biểu Hiệnlâm Sàng Và Tiến Triển Của Rối Loạn Phân Liệt Cảm Xúc Loại Trầm Cảm (Full Text).Pdf

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẶT VẤN ĐỀ Rối loạn phân liệt cảm xúc được xếp ở mục F25 trong bảng phân loại bệnh Quốc tế lần thứ 10 (ICD10) của Tổ chức Y tế Thế giới, là những rối loạn từng giai đoạn trong đó các triệu chứng cảm xúc và phân liệt đều nổi bật trong cùng một giai đoạn của bệnh, thường là xảy ra đồng thời hoặc cách nhau khoảng vài ngày [15]. Đây là một rối loạn tâm thần khá thường gặp, ước tính chiếm 30% trong số các trường hợp nhập viện điều trị nội trú vì các triệu chứng loạn thần [5], [20]. Theo DSM-5 tỷ lệ mắc bệnh trong suốt cuộc đời ước tính khoảng 0,3% [18]. Mặc dù rối loạn phân liệt cảm xúc đã được biết đến từ lâu, song việc chẩn đoán vẫn còn tồn tại nhiều khó khăn. Đã có rất nhiều cuộc tranh luận để xác định xem rối loạn phân liệt cảm xúc chỉ đơn giản là một dạng của tâm thần phân liệt hay một dạng rối loạn cảm xúc, hay đó là một rối loạn riêng biệt, hay nó là dạng tiếp diễn giữa hai nhóm rối loạn này [8],[43]. Trên lâm sàng, rối loạn phân liệt cảm xúc vừa có đặc điểm giống các triệu chứng điển hình của tâm thần phân liệt (hoang tưởng bị chi phối, hoang tưởng kỳ quái; các ảo giác, đặc biệt là ảo thanh); vừa có các rối loạn cảm xúc khá điển hình như hưng cảm, trầm cảm, tiến triển có tính chất chu kỳ, có sự thuyên giảm giữa các đợt [11],[21]. Tuy nhiên, trong giai đoạn sớm của bệnh hay khi bác sĩ chỉ đánh giá các triệu chứng hiện có của bệnh nhân (mà không khai thác đầy đủ bệnh sử) có thể dẫn đến chẩn đoán sai vì các triệu chứng cảm xúc có thể ẩn sau các hoang tưởng, ảo giác [11]. Bảng phân loại bệnh quốc tế lần thứ 10 phân loại các rối loạn phân liệt cảm xúc thành ba loại chính: hưng cảm, trầm cảm và hỗn hợp. Trong đó, rối loạn phân liệt cảm xúc loại trầm cảm bao gồm các triệu chứng tâm thần phân liệt và trầm cảm đều nổi bật lên trong cùng một giai đoạn của bệnh, các giai đoạn có khuynh hướng kéo dài hơn và tiên lượng xấu hơn rối loạn phân liệt cảm xúc loại hưng cảm với nguy cơ tự sát cao hơn [15]. Theo Ndetei DM (2013), tỷ lệ toan tự sát trong nhóm bệnh nhân rối loạn phân liệt cảm xúc loại trầm cảm khoảng 11,9% [43]. Hơn nữa, có những nghiên cứu về tiến triển của rối loạn phân liệt cảm xúc loại trầm cảm cho thấy rối loạn này tiến triển phức tạp, trong quá trình diễn tiến giữa các giai đoạn có thể tiến triển từ trầm cảm sang rối loạn phân liệt cảm xúc hoặc mỗi giai đoạn đều biểu hiện bằng rối loạn phân liệt cảm xúc, hoặc có những giai đoạn bệnh nhân có biểu hiện chỉ là tâm thần phân liệt mà không có những nét của trầm cảm. Hiện nay, trên thế giới cũng như tại Việt Nam, đã có nhiều nghiên cứu lâm sàng về tâm thần phân liệt cũng như rối loạn cảm xúc. Tuy nhiên, đặc điểm lâm sàng và tiến triển của rối loạn phân liệt cảm xúc nói chung và rối loạn phân liệt cảm xúc loại trầm cảm nói riêng vẫn còn ít được nghiên cứu, đặc biệt là ở Việt Nam. Do đó, việc tiếp cận nghiên cứu bệnh học lâm sàng rối loạn phân liệt cảm xúc loại trầm cảm nhằm cung cấp thông tin định hướng cho chẩn đoán và điều trị là rất cần thiết nên chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu biểu hiện lâm sàng và tiến triển của rối loạn phân liệt cảm xúc loại trầm cảm” với hai mục tiêu sau: 1. Mô tả biểu hiện lâm sàng rối loạn phân liệt cảm xúc loại trầm cảm ở bệnh nhân điều trị nội trú tại Bệnh Viện Tâm Thần Thanh Hóa. 2. Khảo sát tiến triển của rối loạn phân liệt cảm xúc loại trầm cảm dưới tác động của điều trị ở các đối tượng nghiên cứu.

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y - DƯỢC

NGUYỄN THỊ KIM CHI

NGHIÊN CỨU BIỂU HIỆN LÂM SÀNG VÀ TIẾN

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ ĐẠI HỌC HUẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y - DƯỢC

NGUYỄN THỊ KIM CHI

NGHIÊN CỨU BIỂU HIỆN LÂM SÀNG VÀ TIẾN

Trang 3

HUẾ - 2021

Lời Cảm Ơn

Với tất cả lòng thành kính, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới: - Ban giám hiệu, Phòng Đào tạo sau Đại học Trường Đại học Y Dược Huế

- Ban Giám đốc, các khoa, phòng Bệnh viện Tâm thần Thanh Hóa đã tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất, giúp đỡ tôi thực hiện nghiên cứu đề tài này

- Các thầy, cô trong trường, Bộ môn Tâm thần Trường Đại Y Dược Huế Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến:

-TS.BS Trần Như Minh Hằng đã tận tình trực tiếp giảng dạy, hướng dẫn, khích lệ giúp đỡ và cung cấp tài liệu cho tôi trong suốt khóa học cũng như quá trình hoàn thành luận văn

- Các nhà khoa học, hội đồng khoa học đã hướng dẫn, chỉ bảo và có những góp ý sâu sắc để tôi hoàn thiện luận văn đạt chất lượng tốt nhất

- Tôi xin chân thành cảm ơn tới những bệnh nhân và gia đình đã hợp tác trong suốt quá trình nghiên cứu đề tài

- Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới gia đình, bạn bè, anh chị em đồng nghiệp luôn luôn đồng hành, giúp đỡ, khích lệ và là điểm tựa cho tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu để tôi hoàn thành đề tài

Huế, ngày 20 tháng 12 năm 2021

Tác giả

Nguyễn Thị Kim Chi

Trang 4

Tôi là Nguyễn Thị Kim Chi, học viên bác sĩ chuyên Khoa II, Trường Đại học Y - Dược Huế, chuyên ngành Tâm thần, xin cam đoan:

1 Đây là Luận văn do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS.BS Trần Như Minh Hằng

2 Công trình này không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã được công bố tại Việt Nam

3 Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hoàn toàn chính xác, trung thực và khách quan, đã được xác nhận và chấp nhận của cơ sở nơi nghiên cứu

Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những cam kết này./

Người viết cam đoan

Nguyễn Thị Kim Chi

Trang 5

trầm cảm Beck phiên bản II) CTC : Chống trầm cảm

CLT : Chống loạn thần CKS : Chỉnh khí sắc

DSM: : Diagnostic and statistical manual of mental disorders (Sổ

tay chẩn đoán và thống kê các rối loạn tâm thần)

F25 F25.1

: Rối loạn phân liệt cảm xúc

: Rối loạn phân liệt cảm xúc loại trầm cảm

ICD-10: : The International Classification of Diseases 10th Edition

(Phân loại bệnh quốc tế lần thứ 10) RLCX : Rối loạn cảm xúc

RLPLCX: : Rối loạn phân liệt cảm xúc

PLCX : Phân liệt cảm xúc T : Tuần

TTPL : Tâm thần phân liệt

PANSS : Positive and Negative syndrome Scale (Thang hội chứng âm tính và dương tính)

Trang 6

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3

1.1 Tổng quan về rối loạn phân liệt cảm xúc và phân loại rối loạn phân liệt cảm xúc loại trầm cảm 3

1.2 Đặc điểm lâm sàng của rối loạn phân liệt cảm xúc loại trầm cảm 12

1.3 Tiến triển của rối loạn phân liệt cảm xúc loại trầm cảm 17

1.4 Một số nghiên cứu về rối loạn phân liệt cảm xúc loại trầm cảm trên thế giới và Việt Nam 19

Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 22

2.1 Đối tượng nghiên cứu 22

2.2 Phương pháp nghiêncứu 23

2.3 Đạo đức nghiên cứu 35

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 37

3.1 Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 37

3.2 Đặc điểm lâm sàng rối loạn phân liệt cảm xúc loại trầm cảm 40

3.3 Tiến triển của rối loạn phân liệt cảm xúc loại trầm cảm 48

Chương 4: BÀN LUẬN 59

4.1 Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 59

4.2 Đặc điểm lâm sàng rối loạn phân liệt cảm xúc loại trầm cảm 62

4.3 Tiến triển của rối loạn phân liệt cảm xúc loại trầm cảm 75

KẾT LUẬN 86

KIẾN NGHỊ 88TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 7

Bảng 3.1 Đặc điểm về tuổi 37

Bảng 3.2 Đặc điểm về trình độ học vấn 38

Bảng 3.3 Đặc điểm nơi cư trú, tình trạng hôn nhân 39

Bảng 3.4 Đặc điểm dân tộc của đối tượng nghiên cứu 40

Bảng 3.5 Đặc điểm lý do vào viện của đối tượng nghiên cứu 40

Bảng 3.6 Đặc điểm nhân cách tiền bệnh lý của đối tượng nghiên cứu 41

Bảng 3.7 Đặc điểm tiền sử gia đình 41

Bảng 3.8 Đặc điểm khởi phát 43

Bảng 3.9 Đặc điểm sự tuân thủ điều trị 44

Bảng 3.10 Đặc điểm nội dung ảo thanh của bệnh nhân 45

Bảng 3.11 Đặc điểm nội dung của hoang tưởng 45

Bảng 3.12 Triệu chứng tư duy tự động 46

Bảng 3.13 Đặc điểm ý tưởng, hành vi toan tự sát trong quá trình bệnh 46

Bảng 3.14 Triệu chứng đặc trưng của trầm cảm 46

Bảng 3.15 Đặc điểm các rối loạn hành vi 47

Bảng 3.16 Mức độ trầm cảm theo thang BECK 48

Bảng 3.17 Đặc điểm tiến triển của rối loạn phân liệt cảm xúc từ giai đoạn đầu tiên theo chẩn đoán đến hiện tại 48

Bảng 3.18 Đặc điểm tiến triển của rối loạn phân liệt cảm xúc theo số giai đoạn bệnh 49

Bảng 3.19 Đặc điểm điều trị của giai đoạn hiện tại 49

Bảng 3.20 Đặc điểm về liều lượng thuốc trung bình 51

Bảng 3.21 Đặc điểm tiến triển dưới tác động điều trị 52

Bảng 3.22 Tiến triển của các triệu chứng trầm cảm trong quá trình điều trị được đánh giá theo thang trầm cảm Beck 52

Trang 8

Bảng 3.25 Tiến triển của các triệu chứng tâm thần phân liệt trong quá trình

điều trị được đánh giá theo PANSS 54

Bảng 3.26 Sự thay đổi các triệu chứng hoang tưởng, ảo giác, các triệu chứng tâm thần tự động trên lâm sàng theo từng thời điểm 54

Bảng 3.27 Mối liên quan giữa tiến triển và nhóm tuổi 55

Bảng 3.28 Mối liên quan giữa tiến triển và hôn nhân 55

Bảng 3.29 Mối liên quan giữa tiến triển và trình độ học vấn 56

Bảng 3.30 Mối liên quan giữa tiến triển và điều kiện kinh tế 56

Bảng 3.31 Mối liên quan giữa tiến triển với số giai đoạn bệnh 57

Bảng 3.32 Mối liên quan giữa tiến triển với kiểu khởi phát 57

Bảng 3.33 Mối liên quan giữa tiến triển với thời gian bị bệnh 58

Bảng 3.34 Mối liên quan giữa kiểu tiến triển và tuân thủ điều trị 58

Trang 9

Biểu đồ 3.1 Đặc điểm về giới tính 37

Biểu đồ 3.2 Đặc điểm nghề nghiệp 38

Biểu đồ 3.3 Đặc điểm về điều kiện kinh tế của đối tượng nghiên cứu 39

Biểu đồ 3.4 Tuổi khởi phát bệnh 42

Biểu đồ 3.5 Sang chấn tâm lý khi khởi phát bệnh 42

Biểu đồ 3.6 Đặc điểm thời gian bị bệnh 43

Biểu đồ 3.7 Đặc điểm chung của triệu chứng loạn thần 44

Biểu đồ 3.8 Triệu chứng phổ biến của trầm cảm 47

Biểu đồ 3.9 Kết hợp thuốc trong điều trị 50

Trang 10

ĐẶT VẤN ĐỀ

Rối loạn phân liệt cảm xúc được xếp ở mục F25 trong bảng phân loại bệnh Quốc tế lần thứ 10 (ICD10) của Tổ chức Y tế Thế giới, là những rối loạn từng giai đoạn trong đó các triệu chứng cảm xúc và phân liệt đều nổi bật trong cùng một giai đoạn của bệnh, thường là xảy ra đồng thời hoặc cách nhau khoảng vài ngày [15] Đây là một rối loạn tâm thần khá thường gặp, ước tính chiếm 30% trong số các trường hợp nhập viện điều trị nội trú vì các triệu chứng loạn thần [5], [20] Theo DSM-5 tỷ lệ mắc bệnh trong suốt cuộc đời ước tính khoảng 0,3% [18]

Mặc dù rối loạn phân liệt cảm xúc đã được biết đến từ lâu, song việc chẩn đoán vẫn còn tồn tại nhiều khó khăn Đã có rất nhiều cuộc tranh luận để xác định xem rối loạn phân liệt cảm xúc chỉ đơn giản là một dạng của tâm thần phân liệt hay một dạng rối loạn cảm xúc, hay đó là một rối loạn riêng biệt, hay nó là dạng tiếp diễn giữa hai nhóm rối loạn này [8],[43] Trên lâm sàng, rối loạn phân liệt cảm xúc vừa có đặc điểm giống các triệu chứng điển hình của tâm thần phân liệt (hoang tưởng bị chi phối, hoang tưởng kỳ quái; các ảo giác, đặc biệt là ảo thanh); vừa có các rối loạn cảm xúc khá điển hình như hưng cảm, trầm cảm, tiến triển có tính chất chu kỳ, có sự thuyên giảm giữa các đợt [11],[21] Tuy nhiên, trong giai đoạn sớm của bệnh hay khi bác sĩ chỉ đánh giá các triệu chứng hiện có của bệnh nhân (mà không khai thác đầy đủ bệnh sử) có thể dẫn đến chẩn đoán sai vì các triệu chứng cảm xúc có thể ẩn sau các hoang tưởng, ảo giác [11] Bảng phân loại bệnh quốc tế lần thứ 10 phân loại các rối loạn phân liệt cảm xúc thành ba loại chính: hưng cảm, trầm cảm và hỗn hợp Trong đó, rối loạn phân liệt cảm xúc loại trầm cảm bao gồm các triệu chứng tâm thần phân liệt và trầm cảm đều nổi bật lên trong

Trang 11

cùng một giai đoạn của bệnh, các giai đoạn có khuynh hướng kéo dài hơn và tiên lượng xấu hơn rối loạn phân liệt cảm xúc loại hưng cảm với nguy cơ tự sát cao hơn [15] Theo Ndetei DM (2013), tỷ lệ toan tự sát trong nhóm bệnh nhân rối loạn phân liệt cảm xúc loại trầm cảm khoảng 11,9% [43] Hơn nữa, có những nghiên cứu về tiến triển của rối loạn phân liệt cảm xúc loại trầm cảm cho thấy rối loạn này tiến triển phức tạp, trong quá trình diễn tiến giữa các giai đoạn có thể tiến triển từ trầm cảm sang rối loạn phân liệt cảm xúc hoặc mỗi giai đoạn đều biểu hiện bằng rối loạn phân liệt cảm xúc, hoặc có những giai đoạn bệnh nhân có biểu hiện chỉ là tâm thần phân liệt mà không có những nét của trầm cảm

Hiện nay, trên thế giới cũng như tại Việt Nam, đã có nhiều nghiên cứu lâm sàng về tâm thần phân liệt cũng như rối loạn cảm xúc Tuy nhiên, đặc điểm lâm sàng và tiến triển của rối loạn phân liệt cảm xúc nói chung và rối loạn phân liệt cảm xúc loại trầm cảm nói riêng vẫn còn ít được nghiên cứu, đặc biệt là ở Việt Nam Do đó, việc tiếp cận nghiên cứu bệnh học lâm sàng rối loạn phân liệt cảm xúc loại trầm cảm nhằm cung cấp thông tin định hướng cho chẩn đoán và điều trị là rất cần thiết nên chúng tôi tiến hành thực hiện đề

tài: “Nghiên cứu biểu hiện lâm sàng và tiến triển của rối loạn phân liệt

cảm xúc loại trầm cảm” với hai mục tiêu sau:

1 Mô tả biểu hiện lâm sàng rối loạn phân liệt cảm xúc loại trầm cảm ở bệnh nhân điều trị nội trú tại Bệnh Viện Tâm Thần Thanh Hóa

2 Khảo sát tiến triển của rối loạn phân liệt cảm xúc loại trầm cảm dưới tác động của điều trị ở các đối tượng nghiên cứu

Trang 12

Chương 1

TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1 TỔNG QUAN VỀ RỐI LOẠN PHÂN LIỆT CẢM XÚC VÀ PHÂN LOẠI RỐI LOẠN PHÂN LIỆT CẢM XÚC LOẠI TRẦM CẢM

1.1.1 Khái niệm và lịch sử các quan niệm, phân loại rối loạn phân liệt cảm xúc loại trầm cảm

Rối loạn phân liệt cảm xúc (RLPLCX) loại trầm cảm là rối loạn từng giai đoạn trong đó có các triệu chứng tâm thần phân liệt và trầm cảm đều nổi bật trong cùng một giai đoạn của bệnh, thường là xảy ra đồng thời hoặc cách nhau khoảng vài ngày [5], [61]

Khí sắc trầm thường kèm theo nhiều triệu chứng trầm cảm đặc trưng hoặc tác phong bất thường như chậm chạp, mất ngủ, mất năng lượng, ăn kém ngon miệng, sút cân, thu hẹp các mối quan tâm, giảm sút sự tập trung, các ý tưởng bị tội, thất vọng và tự sát Đồng thời hay trong cùng một giai đoạn có những triệu chứng tâm thần phân liệt điển hình hơn như bệnh nhân có thể nhấn mạnh rằng các ý tưởng của họ đang bị phát thanh, người khác đang biết được suy nghỉ của mình hoặc họ nghe được chính những suy nghĩ của mình hoặc những lực lượng xa lạ đang tìm cách chi phối và điều khiển họ…[6], [61]

- Thuật ngữ rối loạn phân liệt cảm xúc được sử dụng lần đầu tiên vào năm 1933 bởi Jacob Kasanin [8] Tác giả mô tả một bệnh cảnh lâm sàng mà ở đó có cả các đặc điểm của tâm thần phân liệt và cả những đặc điểm của rối loạn cảm xúc Rối loạn phân liệt cảm xúc theo quan điểm của Kasanin có những đặc điểm chính:

+ Các chức năng, nhân cách trước khi bị bệnh thường tốt và không rối loạn

Trang 13

+ Khởi phát thường đột ngột với các triệu chứng cảm xúc + Chỉ có một vài triệu chứng thu mình hoặc thụ động + Diễn tiến tương đối ngắn và hồi phục hoàn toàn

- Trong sổ tay thống kê và chẩn đoán các rối loạn tâm thần của Hiệp hội Tâm thần học Hoa Kỳ, rối loạn phân liệt cảm xúc chỉ được xếp loại như một chẩn đoán riêng (có mã số riêng) từ DSM – III R (Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disorders 3rd edition – Text Revision) Trước đó trong phiên bản của DSM I (1952) và DSM II (1968), rối loạn phân liệt cảm xúc chỉ được xem như là một thể của tâm thần phân liệt mà thôi Đến DSM III (1980), rối loạn phân liệt cảm xúc được xếp vào nhóm “các rối loạn loạn thần không được phân loại ở nơi khác” Tuy nhiên, cả ba bảng phân loại này không nói đến tiêu chuẩn chẩn đoán cho rối loạn phân liệt cảm xúc Mãi đến khi phiên bản DSM – III R (1987) ra đời, các tiêu chuẩn chẩn đoán cho rối loạn phân liệt cảm xúc mới được đề cập đến Với tiêu chuẩn của DSM- III R, các triệu chứng loạn thần phải kéo dài ít nhất 2 tuần cho dù các triệu chứng cảm xúc đã hết Đến DSM IV (1994), rối loạn phân liệt cảm xúc được xếp trong nhóm các rối loạn loạn thần khác và xếp ở mã 295.70 Trong đó, tiêu chuẩn chẩn đoán nhấn mạnh đến đặc điểm các triệu chứng cảm xúc hưng cảm, trầm cảm hay hỗn hợp phải xuất hiện cùng với các triệu chứng nhóm A (hoang tưởng, ảo giác, ngôn ngữ hoặc hành vi hỗn độn hoặc căng trương lực, các triệu chứng âm tính) của tâm thần phân liệt Đồng thời hoang tưởng, ảo giác phải tồn tại ít nhất 2 tuần khi không có các triệu chứng nổi trội của cảm xúc DSM 5 (2013), rối loạn phân liệt cảm xúc được xếp vào chương phổ tâm thần phân liệt và các rối loạn loạn thần khác có mã 295.70, tiêu chuẩn chẩn đoán không thay đổi so với DSM IV

Trang 14

- Trong bảng phân loại bệnh quốc tế ICD (International Classification of Diseases) về các rối loạn tâm thần của Tổ chức Y tế Thế giới, rối loạn phân liệt cảm xúc được xem là một rối loạn độc lập chứ không phải là một thể của tâm thần phân liệt chỉ từ ICD 10 (1992) và được xếp ở mã F25, trong khi đó tâm thần phân liệt được xếp ở mã F20 ICD 9 (1975) còn xem rối loạn phân liệt cảm xúc như là một thể của tâm thần phân liệt với mã 295.7 (295 là mã của rối loạn tâm thần phân liệt (Schzophrenic disorder)

- Nhìn chung qua các giai đoạn lịch sử, có thể thấy rối loạn phân liệt cảm xúc được quan niệm theo 5 trường phái sau:

+ Rối loạn phân liệt cảm xúc là một thể của tâm thần phân liệt [8] + Rối loạn phân liệt cảm xúc là một thể của rối loạn cảm xúc [8]

+ Rối loạn phân liệt cảm xúc là một rối loạn riêng biệt, không liên quan đến rối loạn cảm xúc và tâm thần phân liệt [8]

+ Rối loạn phân liệt cảm xúc phản ánh một sự phân loại tùy tiện về các triệu chứng lâm sàng mà che lấp đi tính liên tục về mặt bệnh học của một rối loạn cảm xúc hoặc tâm thần phân liệt [5]

+ Rối loạn phân liệt cảm xúc là một biến thể trung gian của rối loạn cảm xúc và tâm thần phân liệt [5]

Trong DSM-5, RLPLCX được xếp vào phổ TTPL và các rối loạn loạn thần khác, gồm: loại lưỡng cực và loại trầm cảm Trong đó, RLPLCX loại trầm cảm chỉ bao gồm các giai đoạn trầm cảm điển hình, còn loại lưỡng cực bao gồm các giai đoạn hưng cảm, có thể có giai đoạn trầm cảm điển hình hoặc không

Trong ICD-10, RLPLCX được xếp vào nhóm loạn thần, mã F25, gồm các thể [15]:

- F25.0: RLPLCX, loại hưng cảm

Trang 15

- F25.1 RLPLCX, loại trầm cảm - F25.2 RLPLCX, loại hỗn hợp - F25.8 Các RLPLCX khác

- F25.9 RLPLCX không biệt định

Các giai đoạn PLCX loại trầm cảm thường ít phong phú và nhẹ hơn là các giai đoạn PLCX loại hưng cảm, nhưng chúng có khuynh hướng kéo dài hơn và tiên lượng xấu hơn [15]

1.1.2 Dịch tễ học

1.1.2.1 Tỷ lệ

Chưa có nhiều nghiên cứu dịch tễ học về tỷ lệ RLPLCX Tỷ lệ này khác nhau trong từng nghiên cứu Theo Sadock BJ, ước tính tỉ lệ mắc RLPLCX suốt đời dưới 1%, có thể dao động trong khoảng 0,5-0,8% [45] Muller-Oerlinghausen và cộng sự ước lượng tỷ lệ RLPLCX trong các cơ sở khám bệnh dao động từ 7% ở Aarhus, đến 15% ở Berlin, 23% ở Viennam và 32% tại Hamilton Junginger và cộng sự thấy rằng 14% bệnh nhân hoang tưởng đáp ứng tiêu chuẩn DSM-III-R cho RLPLCX, 60% có đủ tiêu chuẩn cho TTPL và 17% có đủ tiêu chuẩn chẩn đoán rối loạn lưỡng cực Dữ liệu từ các nghiên cứu của Cologne cho thấy 28,5% bệnh nhân có rối loạn loạn thần đáp ứng tiêu chuẩn DSM-III-R cho RLPLCX, tương tự như tỷ lệ các RLCX (30%), nhưng ít hơn tỷ lệ TTPL

1.1.2.2 Giới và tuổi

Các tài liệu mô tả sự khác biệt về giới và tuổi giữa các bệnh nhân RLPLCX còn hạn chế RLPLCX loại trầm cảm có thể phổ biến ở người cao tuổi hơn so với người trẻ tuổi, loại hỗn hợp có thể phổ biến hơn ở người trẻ Nhìn chung, RLPLCX hay gặp ở nữ hơn nam [18], [50] Tuổi khởi phát thay đổi, nhưng có xu hướng trẻ hơn bệnh nhân RLCX lưỡng cực hoặc trầm cảm

Trang 16

đơn cực, ở bệnh nhân nữ thường muộn hơn ở nam (giống như tâm thần phân liệt) Nam giới bị RLPLCX có xu hướng biểu hiện hành vi chống đối xã hội và có cảm xúc thờ ơ hoặc không phù hợp [4], [46]

Tsuang và cộng sự nhận thấy tuổi khởi phát trung bình là 29 tuổi, thấp hơn đáng kể so với nhóm RLCX lưỡng cực hoặc rối loạn trầm cảm đơn cực, nhưng tương tự như nhómTTPL [51]

1.1.3 Tiêu chuẩn chẩn đoán rối loạn phân liệt cảm xúc và chẩn đoán phân biệt

1.1.3.1 Tiêu chuẩn chẩn đoán theo ICD10

Rối loạn phân liệt cảm xúc chỉ được chẩn đoán khi cả hai triệu chứng của tâm thần phân liệt và rối loạn cảm xúc đều rõ ràng và nổi trội xuất hiện đồng thời hoặc trong vòng vài ngày của cùng một giai đoạn bệnh Những giai đoạn bệnh này không đáp ứng tiêu chuẩn chẩn đoán của tâm thần phân liệt hay một giai đoạn hưng cảm hoặc trầm cảm Rối loạn phân liệt cảm xúc sẽ không được chẩn đoán ở những bệnh nhân có các triệu chứng của tâm thần phân liệt và các triệu chứng của rối loạn cảm xúc trong các giai đoạn khác nhau của rối loạn Có những bệnh nhân có các giai đoạn rối loạn phân liệt cảm xúc tái diễn có thể là loại hưng cảm, trầm cảm hoặc hỗn hợp cả hai Lúc này chẩn đoán rối loạn phân liệt cảm xúc là thích hợp Có những bệnh nhân khác chỉ có một hoặc hai giai đoạn phân liệt cảm xúc xuất hiện rải rác giữa những giai đoạn hưng cảm hoặc trầm cảm điển hình thì lúc này không chẩn đoán là rối loạn phân liệt cảm xúc mà chẩn đoán là rối loạn cảm xúc lưỡng cực hoặc rối loạn trầm cảm tái diễn tùy thuộc vào bệnh cảnh lâm sàng đặc trưng

*Rối loạn phân liệt cảm xúc loại trầm cảm (Schizoaffective disorder, depressive type)(F25.1): Là rối loạn mà các triệu chứng trầm cảm và các triệu

chứng của tâm thần phân liệt đều nổi trội trong cùng một giai đoạn của bệnh Khí sắc trầm thường đi kèm với nhiều triệu chứng đặc trưng của trầm cảm

Trang 17

hoặc những bất thường về hành vi như chậm chạp, mất ngủ, mất sinh lực, mất ngon miệng hoặc sụt cân, giảm quan tâm thích thú, giảm tập trung, ý tưởng bị tội, cảm giác vô vọng và những ý tưởng tự sát

Đồng thời trong cùng một giai đoạn phải có các triệu chứng khác đặc trưng của tâm thần phân liệt như bệnh nhân cho rằng tư duy của mình vang thành tiếng hoặc bị can thiệp bởi các thế lực bên ngoài, suy nghĩ của họ bị các thế lực xa lạ kiểm soát Bệnh nhân có thể tin rằng họ bị theo dõi hoặc có những âm mưu chống lại họ Bệnh nhân nghe những giọng nói không chỉ là chê bai hoặc kết tội họ mà còn đe dọa giết bệnh nhân hoặc thảo luận với nhau về hành vi này

Những giai đoạn rối loạn phân liệt cảm xúc loại trầm cảm thường ít rầm rộ và ít gây lo lắng hơn những giai đoạn rối loạn phân liệt cảm xúc loại hưng cảm nhưng có khuynh hướng kéo dài hơn và tiên lượng ít thuận lợi hơn Mặc dù đa số bệnh nhân có thể hồi phục hoàn toàn nhưng một số trường hợp có thể hình thành những nét thiếu sót của tâm thần phân liệt

Hướng dẫn chẩn đoán

Phải có khí sắc trầm nổi bật đi kèm với ít nhất hai triệu chứng đặc trưng của trầm cảm hoặc kết hợp với những bất thường về hành vi như được liệt kê của một giai đoạn trầm cảm (F32-) Trong cùng một giai đoạn phải có ít nhất 1 và tốt nhất là có ít nhất 2 triệu chứng đặc trưng của tâm thần phân liệt (F20-) Những hướng dẫn chẩn đoán từ (a) đến (d) của tâm thần phân liệt phải xuất hiện rõ

Mã chẩn đoán này nên được sử dụng cho trường hợp chỉ có một giai đoạn phân liệt cảm xúc loại trầm cảm và cho trường hợp rối loạn tái diễn của các giai đoạn rối loạn phân liệt cảm xúc loại trầm cảm [5]

Trang 18

1.1.3.2 Chẩn đoán phân biệt

Với rối loạn phân liệt cảm xúc cần chẩn đoán phân biệt với các rối loạn tâm thần khác do các bệnh lý cơ thể hoặc tình trạng nghiện chất gây ra

Ngoài ra 3 chẩn đoán cũng dễ nhầm lẫn với các rối loạn phân liệt cảm xúc đó là tâm thần phân liệt, rối loạn cảm xúc lưỡng cực hoặc trầm cảm có

các triệu chứng loạn thần [5]

1.1.4 Sơ lược điều trị

Rối loạn phân liệt cảm xúc là một rối loạn trong đó các biểu hiện lâm sàng là sự kết hợp giữa rối loạn cảm xúc như hưng cảm hoặc trầm cảm và tâm thần phân liệt, do đó quản lý và điều trị rối loạn phân liệt cảm xúc có sự kết hợp giữa điều trị tâm thần phân liệt và các rối loạn cảm xúc

1.1.4.1 Các thuốc chỉnh khí sắc

Các thuốc chỉnh khí sắc được sử dụng trong điều trị rối loạn phân liệt cảm xúc kể cả loại hưng cảm hoặc hỗn hợp theo ICD 10 (thể lưỡng cực theo DSM 5) và loại trầm cảm Các loại thuốc chỉnh khí sắc thường được sử dụng là valproate và carbamazepine

Valproate thường được sử dụng ở liều từ 20 – 30mg/kg/ngày cho bệnh nhân nội trú và ở giai đoạn cấp, các thử nghiệm lâm sàng cho thấy với liều này bệnh nhân thường dung nạp tốt và có hiệu quả hơn so với việc bắt đầu từ liều thấp và tăng dần liều Valproate được sử dụng trong cả giai đoạn cấp và giai đoạn duy trì

Ở bệnh nhân ngoại trú, người lớn tuổi, giai đoạn điều trị duy trì thường sử dụng liều thấp với liều khởi đầu là 250mg * 3 lần / ngày Tùy thuộc vào đáp ứng lâm sàng và các tác dụng không mong muốn có thể tăng dần liều khoảng 250 – 500mg/ngày sau mỗi vài ngày và liều tối đa ở người trưởng thành có thể lên đến 60mg/kg Trước khi sử dụng valproate cần làm các xét

Trang 19

nghiệm chức năng gan, công thức máu, các xét nghiệm đông máu và điện tâm đồ Khi sử dụng valproate ở phụ nữ có thai cần thận trọng vì valroate có nguy cơ gây dị tật cho thai với biểu hiện của dị tật ống thần kinh, bệnh tim bẩm sinh

Các tác dụng phụ liên quan đến liều lượng của valproate là tác động lên tiêu hóa với buồn nôn, khó tiêu hoặc tiêu chảy, tăng men gan lành tính, loãng xương, giảm bạch cầu, tiểu cầu nhưng không biểu hiện triệu chứng, run và an dịu Các triệu chứng này được khắc phục khi giảm liều Ngoài ra valproate còn gây tăng cân, rụng tóc làm bệnh nhân kém tuân thủ điều trị Lưu ý valproate có thể gây ra các tác dụng phụ nghiêm trọng như mất bạch cầu hạt, viêm tụy xuất huyết, viêm gian nhiễm độc ở những bệnh nhân không dung nạp được thuốc Phạm vi liều điều trị của valproate khá rộng nên ít xảy ra hiện tượng quá liều, tuy nhiên khi quá liều bệnh nhân có thể biểu hiện các triệu chứng ở tim mạch, hôn mê

Carbamazepine là thuốc được lựa chọn hàng thứ hai sau valproate trong điều trị rối loạn phân liệt cảm xúc loại hưng cảm hay hỗn hợp Liều của carbamazepine có thể từ 200 – 1800mg/ ngày Tuy nhiên, các tác giả khuyến cáo nên bắt đầu từ liều 200 – 600mg/ ngày chia làm 3 lần, sau đó tăng dần liều mỗi 200mg/ngày tới liều thường dùng trung bình là 800 – 1000mg/ngày

Carbamazepine cũng thận trọng khi sử dụng ở phụ nữ có thai vì nguy cơ gây dị tật ống thần kinh, dị tật vùng sọ mặt, chậm phát triển tâm thần Các tác dụng thường gặp chủ yếu tác động lên hệ thần kinh với an dịu, thất điều, nhìn đôi Các tác dụng phụ này có thể điều chỉnh bằng cách giảm liều Có thể gặp hạ natri máu, ban dị ứng da, tăng nhẹ men gan và mất bạch cầu không triệu chứng, ức chế dẫn truyền tim Quá liều carbamazepine có thể tử vong

Các thuốc chống động kinh khác như oxcarbamazepine, topiramate, gabapentine cũng có thể sử dụng

Trang 20

1.1.4.2 Các thuốc chống loạn thần

Các thuốc chống loạn thần được sử dụng để điều trị các triệu chứng của tâm thần phân liệt hay các triệu chứng loạn thần, ưu tiên sử dụng các thuốc chống loạn thần thế hệ mới như olanzapine và risperidone vì ít tác dụng không mong muốn đồng thời còn có tác dụng lên các triệu chứng cảm xúc trên bệnh nhân Liều điều trị trung bình của risperidone từ 2- 6mg/ ngày, liều điều trị của olanzapine là 10 – 30 mg/ ngày

Với các thuốc chống loạn thần điển hình, haloperidol cho thấy có hiệu quả qua các nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng tuy nhiên thường gây tác dụng phụ ngoại tháp Trong quá trình điều trị cần theo dõi các tác dụng phụ của thuốc

1.1.4.3 Các thuốc chống trầm cảm

Các thuốc chống trầm cảm được lựa chọn trong trường hợp bệnh nhân mắc rối loạn phân liệt cảm xúc lọai trầm cảm Nhóm thuốc thường được ưu tiên lựa chọn là SSRI như fluoxetine, sertraline…

Tuy nhiên, tùy biểu hiện của các triệu chứng trầm cảm và tình trạng sức khỏe cơ thể của bệnh nhân mà các thuốc chống trầm cảm khác vẫn có thể được lựa chọn Ví dụ như trường hợp bệnh nhân mất ngủ, kích thích nhiều có thể sử dụng các thuốc chống trầm cảm có tác dụng an dịu như thuốc chống trầm cảm 3 vòng (amitryptyline), mirtazapine

1.1.4.4 Liệu pháp gây co giật bằng dòng điện (ECT: electro Convulsive Therapy)

ECT được sử dụng khi các triệu chứng trầm cảm nặng nề, bệnh nhân sững sờ, bất động hoặc có các triệu chứng của căng trương lực Bệnh nhân có ý tưởng, hành vi toan tự sát, bệnh nhân chống đối ăn uống hoặc kém đáp ứng với các thuốc điều trị

Trang 21

1.1.4.5 Các liệu pháp tâm lý

Có thể sử dụng nhiều liệu pháp khác nhau như giáo dục sức khỏe, liệu pháp gia đình, huấn luyện các kỹ năng xã hội và giải quyết tình huống, liệu pháp nhận thức hành vi, tái phục hồi các chức năng tâm lý xã hội cho người

Đúng như tên gọi, RLPLCX có đặc điểm của cả TTPL và RLCX [45] Cả hai loại triệu chứng này chiếm vị trí hầu như ngang nhau trong bệnh cảnh Các loại triệu chứng này có thể xảy ra đồng thời hoặc không, do đó ngoài việc xem xét các triệu chứng hiện tại, việc quan trọng là phải xem xét cả quá trình bệnh Các nhóm triệu chứng ban đầu có thể nổi bật lên triệu chứng cảm xúc hoặc triệu chứng phân liệt ở các lần khác nhau [50]

Santelmann H (2016) khi tiến hành nghiên cứu phân tích gồm 27 nghiên cứu về chuyển từ RLPLCX thành chẩn đoán khác và 23 nghiên cứu về chuyển từ chẩn đoán khác thành RLPLCX cho kết quả 36% bệnh nhân ban đầu được chẩn đoán RLPLCX đã được thay đổi chẩn đoán, chủ yếu thành TTPL (19%), RLCX (14%) và 6% đổi chẩn đoán thành các rối loạn khác Hơn một nửa số bệnh nhân được chẩn đoán RLPLCX ở lần đánh giá thứ hai có chẩn đoán ban đầu là một rối loạn khác Trong đó, 18% ban đầu được chẩn đoán là TTPL, 24% ban đầu được chẩn đoán RLCX và 12% được chẩn đoán rối loạn khác [44]

So với bệnh tâm thần phân liệt, RLPLCX loại trầm cảm giống ở chỗ là nó cũng có nhiều triệu chứng điển hình của TTPL như hoang tưởng, ảo giác,

Trang 22

thiếu hòa hợp về tư duy, cảm xúc, hành vi tác phong… Một số điểm khác biệt của thể bệnh này so với bệnh TTPL là các rối loạn cảm xúc như hưng cảm, trầm cảm hoặc cả hai xen kẽ nhau xuất hiện đồng thời với triệu chứng của TTPL, thêm nữa thể bệnh này xuất hiện có tính chất chu kỳ, tiến triển có vẻ tốt hơn so với bệnh TTPL, giữa các cơn, bệnh thuyên giảm tốt, nhiều khi bệnh nhân có thể học tập, sinh hoạt và làm việc được [8]

So với RLCX, thể bệnh này giống ở chỗ trong bệnh cảnh có các RLCX khá điển hình như hưng cảm, trầm cảm, tiến triển có tính chất chu kỳ, có sự thuyên giảm giữa các cơn và đáp ứng với điều trị bằng thuốc chống trầm cảm Song nó khác với RLCX ở chỗ trong bệnh cảnh có rất nhiều triệu chứng của TTPL như các hoang tưởng, ảo giác, hội chứng tâm thần tự động, tính thiếu hòa hợp về cảm xúc, tư duy, hành vi tác phong Các hoang tưởng ảo giác nhiều khi là những hoang tưởng, ảo giác điển hình của bệnh TTPL như hoang tưởng bị kiểm tra, bị chi phối, tư duy bị phát thanh chứ không chỉ là các hoang tưởng tự cao, bị tội, bị hại như trong các RLCX có loạn thần [8]

Vì vậy, các tác giả đã nhận thấy là không thể ghép thể bệnh này vào TTPL hoặc RLCX mà cần phải tách thành thể riêng biệt và đặt tên là “rối loạn phân liệt cảm xúc” Trong ICD-10, RLPLCX được xếp vào chương F2 (tâm thần phân liệt, các rối loạn loại phân liệt và các rối loạn hoang tưởng), mã bệnh F25 [8]

So với bệnh nhân TTPL, bệnh nhân RLPLCX thường có mức chức năng tâm thần trước đó cao hơn nhưng lại có sự suy giảm đáng kể trong nhiều chức năng nhận thức và lâm sàng về sau Một trong những đặc điểm thường thấy là có các sự kiện gây sang chấn Theo Tsuang và cộng sự, tỷ lệ các sang chấn trong RLPLCX (60 %) cao hơn trong TTPL (11%), hưng cảm (27%) hoặc trầm cảm (39%) [51] Marneros và cộng sự cũng nhận thấy tỷ lệ các sự kiện gây sang chấn trong RLPLCX (51%) cao hơn trong TTPL (24%), nhưng

Trang 23

không nhận thấy sự khác nhau giữa RLPLCX và RLCX [38] Bản chất của các sang chấn tâm lý cũng có thể rất thay đổi, ví dụ nó có thể là thể chất (như mới sinh hoặc chấn thương vùng đầu) hoặc cá nhân (như thay đổi một mối quan hệ quan trọng) Đặc điểm tiến triển đặc trưng của rối loạn này là tính từng giai đoạn, khởi phát triệu chứng nhanh, hổi phục ở mức cao sau vài tuần hoặc vài tháng [49] Như sẽ được mô tả dưới đây, đặc điểm của một số trường hợp RLPLCX phần lớn giống TTPL, trong khi một số trường hợp khác giống lưỡng cực Tuy nhiên, bất kể là thể nào, tỷ lệ tử vong đặc biệt đáng quan tâm Tỷ lệ tử vong trong RLPLCX ( chủ yếu do tự sát và tai nạn) tương tự như trong TTPL và rối loạn trầm cảm điển hình [12], [49]

1.2.1.2 Triệu chứng lâm sàng rối loạn phân liệt cảm xúc, loại trầm cảm

- Triệu chứng điển hình của tâm thần phân liệt [61]

a) Tư duy vang thành tiếng, bị áp đặt hay bị đánh cắp và tư duy bị phát thanh b) Các hoang tưởng bị kiểm tra, bị chi phối hay bị động, có liên quan rõ rệt với vận động thân thể, với những ý nghĩ hay cảm giác đặc biệt; Tri giác hoang tưởng

c) Các ảo thanh bình luận thường xuyên về hành vi của bệnh nhân hay thảo luận với nhau về bệnh nhân hoặc các loại ảo thanh khác xuất phát từ một bộ phận nào đó của cơ thể

d) Các loại hoang tưởng dai dẳng khác không thích hợp về mặt văn hoá,về tôn giáo hay chính trị hoặc những hoang tưởng về khả năng và quyền lực siêu nhân (ví dụ: có khả năng điều khiển thời tiết, hoặc đang tiếp xúc với những người của thế giới khác)

e) Ảo giác dai dẳng bất cứ loại nào, kèm theo hoang tưởng thoáng qua hay chưa hoàn chỉnh, không có nội dung cảm xúc rõ ràng hoặc kèm theo ý tưởng quá dai dẳng trong nhiều tuần hay nhiềutháng

Trang 24

f) Tư duy gián đoạn hay thêm từ khi nói, đưa đến tư duy không liên quan, lời nói không thích hợp hay ngôn ngữ bịa đặt

g) Có sự biểu hiện thường xuyên hoặc gián đoạn của một số dạng hành vi căng trương lực như kích động, giữ nguyên dáng hay phủ định, không nói hay sững sờ

- Triệu chứng một giai đoạn trầm cảm điển hình

Giai đoạn trầm cảm điển hình thường hình thành từ từ trong nhiều tuần với biểu hiện của hội chứng suy nhược và khí sắc ngày càng suy giảm, sau đó xuất hiện đủ bộ 3 triệu chứng [4], [6]:

Cảm xúc bị ức chế: là triệu chứng chủ yếu nhất, biểu hiện bằng cảm xúc

buồn rầu biểu hiện ở các mức độ khác nhau: chán nản, thất vọng, có trạng thái nặng nề, sâu sắc, buồn không lối thoát dễ dẫn đến tự sát Nỗi buồn của bệnh nhân thường được phản ánh rõ rệt trên nét mặt, cử chỉ, dáng điệu, mắt rớm lệ hoặc nằm co quắp ở chỗ tối

Tư duy bị ức chế: quá trình liên tưởng chậm chạp, hồi ức khó khăn, tư

duy bị chìm đắm trong những chủ đề trầm cảm Bệnh nhân thường nói chậm chạp, trả lời câu hỏi khó khăn, nói nhỏ, thì thào từng tiếng một, đôi khi không nói hoàn toàn, có khi rên rỉ, khóc lóc

Hoạt động bị ức chế: bệnh nhân ngồi im hoặc nằm im hàng giờ, cúi đầu,

nằm ở giường hàng ngày hoặc lờ đờ, đi lại quanh quẩn trong phòng

Trên cơ sở hoạt động bị ức chế có thể xuất hiện cơn buồn sâu sắc, thất vọng nặng nề, gọi là cơn xung động trầm cảm (la hét, thổn thức, lăn lộn, có thể tự sát rất nhanh, nhảy qua cửa sổ, tự đâm chém,…)

Theo ICD-10: một giai đoạn trầm cảm có các triệu chứng sau [15],[61]:

Các triệu chứng đặc trưng:

+ Khí sắc giảm: là biểu hiện thường gặp nhất và ít thay đổi ở các trang thái trầm cảm Khí sắc bệnh nhân biểu hiện đau khổ, chán nản, ảm đạm và bất

Trang 25

hạnh… Nét mặt có những nét đặc trưng: nếp nhăn hằn sâu ở mặt, mất nụ cười cởi mở, nhăn trán, nheo mày, mắt nhìn xuống

+ Mất quan tâm thích thú: là triệu chứng hầu như luôn xuất hiện Bệnh nhân thường phàn nàn cảm giác ít thích thú, ít vui vẻ trong các hoạt động sở thích cũ, thường xa lánh xã hội, ngại giao tiếp với mọi người, không thích xem phim, nghe nhạc…

+ Giảm năng lượng dẫn đến tăng mệt mỏi và giảm hoạt động: biểu hiện phổ biến bằng mệt mỏi, yếu ớt, thiếu sinh lực, bất lực Các công việc hàng ngày trở nên khô khan và phải cố gắng Không hoàn thành được các nhiện vụ trong công việc, thậm chí phải bỏ việc…

Các triệu chứng phổ biến:

+ Giảm sự tập trung chú ý

+ Giảm sút tính tự trọng và lòng tự tôn + Những ý tưởng bị tội và không xứng đáng + Nhìn vào tương lai ảm đạm

+ Ý tưởng và hành vi tự hủy hoại hoặc tự sát + Rối loạn giấc ngủ

+ Ăn ít ngon miệng

Các triệu chứng cơ thể (sinh học) của trầm cảm

+ Giảm hoặc mất quan tâm thích thú với các sự việc bình thường vẫn gây thích thú

+ Thiếu các phản ứng cảm xúc đối với những sự kiện hoặc hành động mà khi bình thường vẫn gây phản ứng cảm xúc

+ Thức giấc buổi sáng sớm hơn 2 giờ so với bình thường + Trầm cảm nặng lên về buổi sáng

+ Có bằng chứng khách quan rõ ràng sự chậm chạp hoặc kích động tâm thần vận động (tự nhận thấy hoặc qua sự quan sát của người khác)

Trang 26

+ Ăn kém ngon miệng

+ Giảm cân (giảm từ 5% cân nặng trở lên trong 1 tháng trước đó) + Giảm hưng phấn tình dục

Các triệu chứng loạn thần như hoang tưởng, ảo giác, sững sờ Hoang tưởng có thể phù hợp với khí sắc (hoang tưởng bị tội, bị thiệt hại, bị trừng phạt, nghi bệnh, ảo thanh kết tội hoặc nói xấu, lăng nhục) hoặc không phù hợp khí sắc (hoang tưởng bị theo dõi, bị hại…)

1.2.2 Theo DSM-5

DSM 5 của Hiệp hội tâm thần học Hoa Kỳ rối loạn phân liệt cảm xúc có mã chẩn đoán là 295.70 với tiêu chuẩn sau:

A Một giai đoạn bệnh lý liên tục có các triệu chứng của rối loạn cảm xúc nặng nề (trầm cảm nặng hoặc hưng cảm) xuất hiện đồng thời với tiêu chuẩn nhóm A của tâm thần phân liệt

B Hoang tưởng hoặc ảo giác xuất hiện ít nhất 2 tuần khi không có các rối loạn cảm xúc rõ rệt (trầm cảm hoặc hưng cảm) trong suốt giai đoạn của bệnh

C Có các triệu chứng đáp ứng tiêu chuẩn của một giai đoạn rối loạn cảm xúc rõ rệt trong đa số thời gian của giai đoạn hoạt động và di chứng của bệnh

D Rối loạn không thể giải thích là do tác động của một chất (ví dụ như ma túy, thuốc) hoặc bệnh lý y khoa khác

Với rối loạn phân liệt cảm xúc DSM5 chia làm 2 thể

- Thể lưỡng cực (bipolar type): chẩn đoán thể này khi có một giai đoạn hưng cảm, những giai đoạn trầm cảm nặng cũng có thể xảy ra

- Thể trầm cảm (depressive time): chẩn đoán thể này nếu chỉ có những giai đoạn trầm cảm nặng [5]

1.3 TIẾN TRIỂN CỦA RỐI LOẠN PHÂN LIỆT CẢM XÚC LOẠI TRẦM CẢM

Rối loạn phân liệt cảm xúc là một rối loạn có cả các triệu chứng của tâm thần phân liệt và các triệu chứng của rối loạn cảm xúc nên quá trình tiến triển

Trang 27

của rối loạn phân liệt cảm xúc có thể theo kiểu tiến triển mạn tính của tâm thần phân liệt, tiến triển theo từng giai đoạn của rối loạn cảm xúc hoặc kiểu tiến triển trung gian Tuy nhiên nhìn chung rối loạn phân liệt cảm xúc thường có tiên lượng xấu hơn rối loạn cảm xúc và tốt hơn tâm thần phân liệt

Tiên lượng xấu hay tốt còn tùy thuộc vào bệnh cảnh lâm sàng nổi bật bằng các triệu chứng của tâm thần phân liệt hay các rối loạn cảm xúc Nếu các triệu chứng tâm thần phân liệt càng nổi trội thì tiên lượng càng xấu, các triệu chứng cảm xúc nổi trội thì tiên lượng nhẹ nhàng hơn Trong rối loạn cảm xúc thì các triệu chứng hưng cảm thường có tiên lượng tốt hơn so với các triệu chứng trầm cảm [5]

RLPLCX loại trầm cảm thường kéo dài hơn và tiên lượng nặng hơn RLPLCX loại hưng cảm Tỷ lệ tự sát của TTPL và RLPLCX trong suốt cuộc đời là 5% [18] Tự sát đặc biệt hay gặp ở bệnh nhân RLPLCX loại trầm cảm [38], [40]

Samson và cộng sự đã xem xét 10 nghiên cứu kết quả báo cáo từ năm 1963-1987 đánh giá bệnh nhân bị RLPLCX hoặc TTPL toàn diện về các lĩnh vực hôn nhân, xã hội, nghề nghiệp, quá trình nằm viện và mức độ triệu chứng sau điều trị Trong mỗi lĩnh vực, bệnh nhân TTPL cho thấy kết quả kém hơn Ngược lại, khi các tác giả xem xét 11 nghiên cứu so sánh kết quả sau điều trị RLPLCX với RLCX cho thấy RLCX có với kết quả tương đương hoặc tốt hơn trên hầu hết các mặt [46] Như vậy, mặc dù có sự khác biệt trong phương pháp nghiên cứu và tiêu chuẩn chẩn đoán, RLPLCX thường có biểu hiện tiến triển về lâm sàng là trung gian giữa TTPL và RLCX [50]

Marneros và cộng sự báo cáo về kết quả điều trị trong RLPLCX, TTPL và RLCX Các kết quả điều trị được đo bằng triệu chứng trong năm lĩnh vực (các triệu chứng loạn thần, giảm năng lượng, rối loạn số lượng và chất lượng cảm xúc và các rối loạn hành vi khác) kéo dài trong ít nhất 3 năm Phù hợp

Trang 28

với các mô hình chung được mô tả cho đến nay, kết quả suy giảm chức năng trong nhóm RLPLCX chiếm tỷ lệ 49,5%; là trung gian giữa những quan sát trong bệnh TTPL (93,2%) và các nhóm RLCX (35,8%), có sự khác biệt đáng kể so với cả hai rối loạn đó [39]

- Tiến triển từng giai đoạn

- Các triệu chứng cảm xúc và triệu chứng của bệnh TTPL xuất hiện gần như đồng thời hay chỉ cách nhau một vài ngày Có sự cân bằng giữa hai loại triệu chứng này trong bệnh cảnh lâm sàng

- Các giai đoạn có rối loạn tâm thần thường kéo dài từ vài tuần đến vài tháng Thời gian ổn định giữa các cơn cũng thay đổi tùy theo mỗi bệnh nhân và từng thờI kỳ của bệnh, nó có thể kéo dài từ vài tuần, vài tháng đến vài năm

- Diễn biến của bệnh (mức độ nặng, nhẹ), bệnh cảnh lâm sàng ở thời kỳ rối loạn tâm thần, khả năng hòa nhập xã hội ở thời kỳ thuyên giảm… thay đổi tùy theo bệnh nhân

- Thể bệnh RLPLCX loại hưng cảm thường tiến triển tốt hơn so với PLCX loại trầm cảm [8],[10]

1.4 MỘT SỐ NGHIÊN CỨU VỀ RỐI LOẠN PHÂN LIỆT CẢM XÚC LOẠI TRẦM CẢM TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM

1.4.1 Trên thế giới

Một số nghiên cứu trên thế giới đã nhấn mạnh đến loại triệu chứng loạn thần trong RLPLCX và TTPL Nghiên cứu trước đây cho thấy hai nhóm không khác nhau với biểu hiện đặc trưng là hoang tưởng hoặc triệu chứng dương tính mức độ nặng [32], các nghiên cứu sau này còn so sánh các triệu chứng loạn thần của RLPLCX, TTPL với các RLCX và cho thấy rằng cả hai nhóm đều có nhiều ảo giác hơn so với nhóm RLCX [33]

Trang 29

Benabarre A và cộng sự (2001) nghiên cứu trên 34 bệnh nhân RLPLCX nhận thấy tuổi khởi phát trung bình là 22,8 ± 6,7; nữ giới chiếm 46%, chưa kết hôn chiếm 77% và 39% số bệnh nhân có người thân bị RLCX Theo nghiên cứu này, chỉ có 15% biểu hiện trầm cảm, 29% bệnh nhân biểu hiện hưng cảm và có 56% không có triệu chứng cảm xúc trong giai đoạn đầu của bệnh; 100% bệnh nhân có hoang tưởng, 70% có ảo giác, 26% bệnh nhân có ý tưởng tự sát [21]

Goghari Vina M theo dõi về các loại ảo giác trong TTPL, RLPLCX, rối loạn lưỡng cực và rối loạn trầm cảm đưa ra kết quả ảo thanh và ảo thị thường gặp trong TTPL và RLPLCX hơn trong hai nhóm còn lại, trong đó ảo thanh thưởng gặp hơn ảo thị trong tất cả các nhóm, đặc biệt là TTPL (75% so với 23%) và RLPLCX (64% so với 22%) Trong nhóm bệnh nhân RLPLCX và rối loạn lưỡng cực không gặp ảo khứu, 5% số bệnh nhân RLPLCX còn ảo giác sau 7,5 năm theo dõi [53]

Khi tiến hành nghiên cứu so sánh đặc điểm của RLPLCX, TTPL và rối loạn lưỡng cực, Mancuso SG (2015) nhận thấy trong nhóm RLPLCX, tỉ lệ bệnh nhân nữ cao hơn, 55% bệnh nhân độc thân Tuổi khởi phát trung bình là 22,92 ± 7,76; số giai đoạn trầm cảm là 11,1 ± 3,75 [37]

Nghiên cứu của Ndetri DM (2013) trên 600 bệnh nhân điều trị tại bệnh viện tâm thần quốc gia Kenya với triệu chứng loạn thần nặng lúc vào viện cho kết quả 23,1% bệnh nhân được chẩn đoán RLPLCX, trong đó 14,3% là loại trầm cảm, số giai đoạn trầm cảm là 2,11 ± 2,78 và 11,9% có toan tự sát [43]

1.4.2 Ở Việt Nam

Với các nghiên cứu của các tác giả tại Việt Nam chủ yếu nghiên cứu cho RLPLCX chung hoặc loại hưng cảm chứ không nghiên cứu riêng cho RLPLCX loại trầm cảm như nghiên cứu của chúng tôi hoặc nếu nghiên cứu về đặc điểm lâm sàng của trầm cảm thì tập trung vào rối loạn trầm cảm tái diễn chứ không phải là RLPLCX

Trang 30

Theo Hồ Ngọc Bích (2016) “Đánh giá kết quả điều trị rối loạn phân liệt cảm xúc loại hưng cảm bằng Encorate chrono kết hợp với risperidone” nghiên cứu trên 38 bệnh nhân cho thấy liều trung bình của risperidone tăng dần với tuần đầu tiên là 2mg/ngày, lên đến tuần thứ tư là 4,1 ± 0,7mg/ngày Liều trung bình của Encorate tăng dần từ 500mg/ngày ở tuần thứ nhất đến 1000mg/ ngày ở tuần thứ tư [2]

Nguyễn Văn Dũng (2007), “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng rối loạn trầm

cảm khởi phát ở người trên 45 tuổi” nhận thấy các triệu chứng cơ thể của trầm

cảm xuất hiện từ giai đoạn sớm và chiếm ưu thế trong bệnh cảnh Các triệu chứng như: mất ngon miệng (80,4%), sút cân (92,8%), rối loạn giấc ngủ

(100%) [3]

Nguyễn Thị Hòa (2017) “Đặc điểm lâm sàng rối loạn phân liệt cảm xúc loại trầm cảm điều trị nội trú tại Viện Sức Khoẻ Tâm Thần” cho thấy thuốc chống loạn thần được sử dụng nhiều nhất trên bệnh nhân RLPLCX loại trầm cảm là Risperidone (chiếm 60%) [4]

Theo nghiên cứu của Đào Quang Long (2020), “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng rối loạn phân liệt cảm xúc điều trị nội trú tại Bệnh viện Tâm thần Thanh Hóa” cho thấy: giảm hoạt động 100%; có 6,7% kích động, vận động dị thường 20%, đi lang thang và toan tự sát đều 33,3%, tự huỷ hoại 53,3%, ăn ít 60% và từ chối ăn 40% Nghiên cứu của Đào Quang Long khi điểm số trung bình trước điều trị của tác giả là 17,33 ± 1,88, sau điều trị giá trị của Beck là 5,13 ± 2,03 điểm [9]

Theo Trần Minh Khuyên (2014) “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và các yếu tố liên quan đến tiến triển của rối loạn phân liệt cảm xúc” nghiên cứu trên 61 bệnh nhân tại Trung tâm Sức khỏe tâm thần Thành phố Hồ Chí Minh cho thấy điểm số trung bình trước điều trị là 24,68 ± 3,05; sau điều trị giá trị của Beck là 10,83 ± 2,76 điểm [14]

Trang 31

Chương 2

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu gồm các bệnh nhân được chẩn đoán rối loạn phân liệt cảm xúc loại trầm cảm theo hướng dẫn chẩn đoán của bảng phân loại bệnh quốc tế lần thứ 10 (ICD-10) với mã chẩn đoán F25.1, điều trị nội trú tại Bệnh Viện Tâm Thần Thanh Hóa từ tháng 04/2020 đến tháng 5/2021

2.1.1 Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân

Các bệnh nhân từ 16 tuổi trở lên đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn chẩn đoán rối loạn phân liệt cảm xúc loại trầm cảm của Tổ chức Y tế thế giới theo bảng phân loại bệnh quốc tế lần thứ 10 (ICD-10), mã chẩn đoán là F25.1 với tiêu

chuẩn chẩn đoán được trình bày ở mục 1.1.3 (Tiêu chuẩn chẩn đoán và chẩn

đoán phân biệt), phần 1.1 (Tổng quan về rối loạn phân liệt cảm xúc và phân

loại rối loạn phân liệt cảm xúc loại trầm cảm)

2.1.2 Tiêu chuẩn loại trừ

Những bệnh nhân rối loạn cảm xúc lưỡng cực hiện tại giai đoạn trầm cảm nặng có các triệu chứng loạn thần

Những bệnh nhân rối loạn trầm cảm tái diễn mức độ nặng có triệu chứng loạn thần

Những bệnh nhân có chẩn đoán trầm cảm sau phân liệt

Những bệnh nhân rối loạn phân liệt cảm xúc loại trầm cảm nhưng hiện tại có bệnh lý ở não, bệnh cơ thể nặng hoặc sử dụng chất ảnh hưởng đến quá trình lựa chọn thuốc điều trị

Những bệnh nhân mắc rối loạn phân liệt cảm xúc loại trầm cảm nhưng đang mang thai hoặc cho con bú

Trang 32

Những bệnh nhân khiếm thính, khiếm thị có thể khó khăn cho quá trình khám và thu thập thông tin

Bệnh nhân không đồng ý tham gia nghiên cứu

2.1.3 Thời gian và địa điểm nghiên cứu

Thời gian nghiên cứu: từ 04/2020 đến 05/2021

Địa điểm nghiên cứu: tại Bệnh Viện Tâm Thần Thanh Hóa

2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊNCỨU 2.2.1 Thiết kế nghiên cứu

Sử dụng phương pháp nghiên cứu cắt ngang, nghiên cứu từng trường hợp Kết hợp giữa nghiên cứu mô tả và nghiên cứu phân tích Nghiên cứu theo dõi dọc trong thời gian 4 tuần để đánh giá tiến triển của rối loạn phân liệt cảm xúc dưới tác dụng của điều trị

2.2.2 Cỡ mẫu

Dựa vào số liệu của Bệnh viện Tâm Thần Thanh Hóa trước đó, số lượng bệnh nhân rối loạn phân liệt cảm xúc loại trầm cảm hàng năm nằm nhập viện khoảng 30 - 40 bệnh nhân Do đó chúng tôi chọn cỡ mẫu cho nghiên cứu này 40 bệnh nhân

2.2.3 Phương pháp chọn mẫu

Phương pháp chọn mẫu thuận tiện, liên tiếp Tất cả những bệnh nhân thỏa mãn tiêu chuẩn chọn lựa và loại trừ cho nghiên cứu đều được chọn cho đến khi đủ số lượng cở mẫu nghiên cứu là 40 bệnh nhân

2.2.4 Công cụ thu thập số liệu

Mẫu bệnh án nghiên cứu được thiết kế riêng phù hợp với mục tiêu và nội dung nghiên cứu (Bản đính kèm ở phần phụ lục)

Sử dụng thang khảo sát trầm cảm Beck phiên bản 2 để đánh giá trầm cảm (BDI – II: Beck Depression Inventory -II version) Thang BDI được

Trang 33

Aaron Beck phát triển lần đầu vào năm 1961 gồm có 21 mục, mỗi mục gồm có 4 câu trả lời được cho điểm từ 0 - 3 theo mức độ nặng dần của các triệu chứng Sau đó thang được chỉnh sửa và bổ sung thành thang BDI - IA được cấp bản quyền năm 1978

Đến năm 1996, thang BDI - II ra đời có chỉnh sửa ở một số mục để phù hợp với tiêu chuẩn chẩn đoán trầm cảm của DSM IV BDI là một thang tự đánh giá nên có những thuận lợi riêng như ít tốn thời gian, không cần được đào tạo về mặt chuyên môn và chỉ cần bệnh nhân biết đọc là có thể tự mình thực hiện bảng tự đánh giá này Đến năm 1996, sau khi đã xuất bản thang BDI - II, Beck và Cs đã so sánh độ tin cậy của 2 thang đo BDI - IA và BDI - II trên một mẫu gồm 140 bệnh nhân ngoại trú với các rối loạn tâm thần khác nhau đã nhận thấy hệ số alpha cho thang BDI-II và BDI-IA lần lượt là 0.91 và 0.89 Trên một nghiên cứu khác với cỡ mẫu lớn hơn (500 bệnh nhân) nhận thấy thang BDI - II có độ tin cậy cao hơn so với thang BDI - I (0.92 so với 0.86)

Người hướng dẫn thực hiện test hướng dẫn bệnh nhân đọc kỹ từng mục của thang BDI - II chọn lựa mục nào thích hợp nhất cho tình trạng của họ trong đa số các ngày trong vòng 1 tuần qua Tuy nhiên nếu bệnh nhân chọn nhiều câu trả lời thì lấy điểm cao nhất ở mỗi mục

Theo A T Beck và Cs, tổng điểm của thang BDI là tổng số điểm của cả 13 mục, trong đó mỗi mục có 4 thang điểm từ 0 - 3 Ngưỡng điểm đối với trầm cảm của BDI - II theo Beck và Cs như sau:

+ < 3 điểm: Không có trầm cảm + 4 - 7 điểm: Trầm cảm nhẹ + 8 - 15 điểm: Trầm cảm vừa + > 15 điểm: Trầm cảm nặng

- Thang đánh giá hội chứng âm tính - dương tính PANSS (Positive and Negative syndrom Scale)

Trang 34

Thang PANSS do Kay SR và cộng sự phát triển vào năm 1987 từ 2 thang trước đó là thang đánh giá tâm thần ngắn (BPRS: Brief Psychiatric Rating Scale) và thang đánh giá bệnh lý tâm thần (PRS: Psychopathology RatingScale) Thang này dùng để đánh giá bệnh nhân tâm thần phân liệt Người đánh giá phải được đào tạo về kỹ năng phỏng vấn bệnh nhân tâm thần, các triệu chứng trong tâm thần học và phải có kinh nghiệm làm việc với các bệnh nhân tâm thần phân liệt Thang này gồm có thang dương tính, thang âm tính và thang bệnh lý tâm thần chung Tuy nhiên, trong đề tài này để phù hợp với rối loạn phân liệt cảm xúc loại trầm cảm chúng tôi chỉ sử dụng thang dương tính mà thôi Thang dương tính gồm có các thành phần như sau:

P1: Các hoang tưởng

P2: Rối loạn hình thức tư duy: tư duy rườm rà, tư duy tiếp tuyến, tư duy phi logic, tư duy ngắt quãng, lịm dần, liên tưởng rời rạc

P3: Hành vi ảo giác

P4: Phấn khích/kích động: tăng hoạt động, tăng cảnh giác với những kích thích và đáp ứng, cảm xúc không ổn định quá mức Đánh giá thông qua các biểu hiện của hành vi trong quá trình thăm khám cũng như hỏi người nhà

P5: Tính tự cao

P6: Đa nghi/ý tưởng bị hại

P7: Tính thù địch: Thể hiện qua ngôn ngữ hoặc cử chỉ không lời biểu hiện sự giận dữ, dùng lời mỉa mai, châm biếm, bạo hành bằng ngôn ngữ, dễ tấn công

Mỗi một mục sẽ được chấm điểm theo 7 mức độ như sau:

+ Bệnh nhân không có triệu chứng nêu trong thang: 1 điểm + Có triệu chứng rất nhẹ: 2 điểm

+ Có triệu chứng mức độ nhẹ: 3 điểm

Trang 35

+ Có triệu chứng mức độ trung bình: 4 điểm

+ Có triệu chứng mức độ giữa trung bình và nặng: 5 điểm + Có triệu chứng mức độ nặng: 6 điểm

+ Có triệu chứng rất nặng: 7 điểm

- Các điểm số từ 2 đến 7 tương ứng với mức độ tăng dần về độ nặng của triệu chứng:

+ 2 điểm (tối thiểu) để chỉ một bệnh lý chưa rõ ràng, còn nghi vấn và

ranh giới giữa bình thường và bệnh lý

+ 3 điểm (nhẹ) khi triệu chứng rõ ràng hiện diện nhưng không nổi bật

lắm và ít ảnh hưởng đến hoạt động hàng ngày

+ 4 điểm (trung bình) khi triệu chứng biểu hiện một vấn đề quan trọng

nhưng chỉ xảy ra đôi khi hoặc chỉ ảnh hưởng vừa phải đến sinh hoạt hàng ngày

+ 5 điểm (trung bình hoặc nặng) để chỉ các biểu hiện rõ rệt gây ảnh

hưởng rõ ràng trên hoạt động của bệnh nhân nhưng không chi phối hoàn toàn và đôi khi có kiểm soát được theo ý muốn

+ 6 điểm (nặng) thể hiện một bệnh lý rõ, hiện diện rất thường xuyên,

ảnh hưởng nặng nề đến đời sống bệnh nhân và thường cần đến sự giám hộ trực tiếp

+ 7 điểm (rất nặng) thể hiện mức độ nghiêm trọng nhất của bệnh lý

tâm thần Các rối loạn ảnh hưởng nặng nề đến hầu hết hoặc toàn bộ các chức năng chính của đời sống, cần có sự giám hộ chặt chẽ và trợ giúp trong nhiều lĩnh vực

Điểm của thang là điểm số của tất cả các mục trên Điểm số của thang càng cao chứng tỏ tình trạng bệnh càng nặng

2.2.5 Nội dung và các biến số nghiên cứu

2.2.5.1 Đặc điểm chung của các đối tượng nghiên cứu

- Giới tính: biến phân loại và chia làm 2 biến nam, nữ

Trang 36

- Tuổi: biến liên tục được định nghĩa là lấy năm hiện tại trừ đi năm sinh của bệnh nhân

- Phân nhóm tuổi: biến phân loại và chia theo các nhóm tuổi như sau: ≤ 25 tuổi, 26 - 40 tuổi, > 40 tuổi

Khi phân tích mối tương quan thì chia làm 2 giá trị Độc thân: bao gồm độc thân/ly thân/góa/ly dị Có gia đình: sống với vợ/chồng

- Điều kiện kinh tế: biến phân loại và chia ra thành 3 biến: nghèo, cận nghèo và trung bình trở lên

Các giá trị này được chia theo quy định số 59/2015/QĐ-TTg về Về việc ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 - 2020 của Thủ tướng chính phủ như sau:

+ Chuẩn nghèo: 700.000 đồng/người/tháng ở khu vực nông thôn và

Trang 37

Kinh tế khó khăn: nghèo/cận nghèo

Kinh tế không khó khăn: từ trung bình trở lên

2.2.5.2 Các biến liên quan đến đặc điểm lâm sàng của các đối tượng nghiên cứu

- Tuổi khởi phát bệnh

- Thời gian mắc bệnh: Lấy tuổi hiện tại trừ cho tuổi khởi phát

- Thể bệnh của lần khởi phát đầu tiên: RLPLCX loại hưng cảm,

+ Khởi phát cấp (đột ngột): Thời gian từ lúc không có triệu chứng đến lúc có triệu chứng bất thường rõ rệt trong vòng 2 tuần

+ Khởi phát bán cấp: thời gian từ lúc không có triệu chứng đến lúc có triệu chứng bất thường rõ rệt từ 2 tuần – 1 tháng

+ Khởi phát từ từ: thời gian từ lúc không có triệu chứng đến lúc có triệu chứng bất thường rõ rệt kéo dài trên 1 tháng

- Các triệu chứng đặc trưng của tâm thần phân liệt

+ Tư duy tự động: Tư duy vang thành tiếng, tư duy bị đánh cắp, bị phát thanh, bị áp đặt

+ Hoang tưởng bị chi phối + Ảo thanh ra lệnh

+ Ảo thanh bình phẩm + Ảo thanh lời nói

+ Ảo thanh xuất phát từ một bộ phận của cơ thể + Hoang tưởng kỳ quái

Trang 38

- Các triệu chứng hoang tưởng, ảo giác khác + Ảo thị

+ Ảo vị + Ảo khứu

+ Ảo giác xúc giác + Ảo giác nội tạng + Hoang tưởng bị hại + Hoang tưởng liên hệ + Hoang tưởng bị tội + Hoang tưởng hư vô

- Các triệu chứng rối loạn hình thức tư duy + Tư duy ngắt quãng

Trang 39

+ Mất sinh lực/mau mệt mỏi

- Các triệu chứng phổ biến của trầm cảm + Giảm tập trung chú ý

+ Ý tưởng bị tội và không xứng đáng + Giảm tự tôn và sự tự tin

+ Rối loạn ăn uống: ăn nhiều, chán ăn

+ Rối loạn giấc ngủ: mất ngủ cuối giấc, khó đi vào giấc ngủ, ngủ không ngon giấc, ngủ nhiều

+ Bi quan về tươnglai

+ Ý tưởng và hành vi toan tự sát + Lý do có hành vi toan tự sát + Buồn chán, bi quan

+ Nghe tiếng nói trong đầu ra lệnh + Nghĩ rằng có người điều khiển mình

+ Không rõ lý do, ý nghĩ muốn chết xuất hiện đột ngột

- Thuốc điều trị duy trì được sử dụng ở lần mắc bệnh gần đây nhất + Thuốc chống loạn thần điển hình (CLT điển hình)

+ Thuốc chống loạn thần không điển hình (CLT không điển hình) + Kết hợp thuốc CLT điển hình với thuốc chống trầm cảm (CTC)

Trang 40

+ Kết hợp thuốc CLT không điển hình với thuốc CTC + Kết hợp thuốc CLT không điển hình với thuốc CKS + Kết hợp thuốc CLT điển hình với thuốc CKS

+ Kết hợp thuốc CLT + CTC + CKS

- Điều trị rối loạn phân liệt cảm xúc loại trầm cảm

Các rối loạn tâm thần nói chung và rối loạn phân liệt cảm xúc loại trầm cảm nói riêng được điều trị theo các triệu chứng có trên bệnh nhân do đó ở các bệnh nhân rối loạn phân liệt cảm xúc loại trầm cảm sẽ được điều trị theo hướng như sau:

+ Điều trị các triệu chứng của tâm thần phân liệt: sử dụng các thuốc chống loạn thần Trong nghiên cứu này chúng tôi sử dụng các thuốc chống loạn thần như haloperidol, risperidone và olanzapine Haloperidol thường được sử dụng bằng đường tiêm trong thời gian đầu ở những bệnh nhân chống đối uống thuốc, kích động nhiều khó kiểm soát bằng đường uống, sau đó khi bệnh nhân uống thuốc sẽ chuyển sang sử dụng olanzapine hoặc risperidone Các thuốc sẽ được sử dụng theo nguyên tắc tăng liều dần cho đến khi đạt được liều điều trị và có hiệu quả Liều lượng trung bình của các thuốc sử dụng theo hướng dẫn kê đơn của y văn như sau:

Liều haloperidol trung bình: 6 – 20mg/ngày [7] Liều risperidone trung bình: 2 – 8 mg/ngày [7] Liều olanzapine trung bình: 10 – 30 mg/ ngày [7]

+ Điều trị các triệu chứng của trầm cảm: tại bệnh viện tâm thần Thanh Hóa các thuốc chống trầm cảm được sử dụng là sertraline, mirtazapine và amitriptyline Liều của các thuốc chống trầm cảm được sử dụng cũng theo nguyên tắc kê đơn của từng loại thuốc theo hướng dẫn của y văn

Sertraline : 50 – 150mg/ngày [7]

Ngày đăng: 10/04/2024, 11:14

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan