Khảo Sát Đặc Điểm Lâm Sàng Và Kết Quả Điều Trị Bệnh Nhân Rối Loạn Cảm Xúc Lưỡng Cực Hiện, Tại Giai Đoạn Trầm Cảm (Full Text).Doc

119 0 0
Khảo Sát Đặc Điểm Lâm Sàng Và Kết Quả Điều Trị Bệnh Nhân Rối Loạn Cảm Xúc Lưỡng Cực Hiện, Tại Giai Đoạn Trầm Cảm (Full Text).Doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẶT VẤN ĐỀ Rối loạn cảm xúc lưỡng cực theo Bảng phân loại bệnh Quốc tế lần thứ 10 (ICD-10) là một rối loạn cảm xúc có những giai đoạn lặp đi lặp lại (ít nhất 2 lần), những giai đoạn hưng cảm hoặc hưng cảm nhẹ với khí sắc tăng, tăng hoạt động và tăng năng lượng xen kẽ với những giai đoạn trầm cảm biểu hiện bằng khí sắc trầm, mất quan tâm thích thú và giảm sinh lực [13]. Theo DSM 5, rối loạn cảm xúc lưỡng cực chiếm tỷ lệ khoảng 0,5 - 1% dân số. Clemente A. S., Diniz B. S., et al (2015) khi tổng hợp trên 25 công trình nghiên cứu với 276.221 đối tượng nghiên cứu cho thấy tỷ lệ mắc cả đời của rối loạn lưỡng cực I là 1,06%, của rối loạn lưỡng cực II là 1,57% [8]. Rối loạn cảm xúc lưỡng cực là một rối loạn khí sắc thường tiến triển mạn tính, dễ tái phát với những giai đoạn lặp đi lặp lại, giữa các giai đoạn bệnh nhân có thể ổn định hoàn toàn hoặc không hoàn toàn. Tuy nhiên, những lần tái phát càng về sau thì thời gian kéo dài của các giai đoạn bệnh lý càng dài và thời gian ổn định sẽ càng ngắn lại và các triệu chứng di chứng và thiếu sót ngày càng tăng lên. Theo tổ chức Y tế Thế Giới, rối loạn cảm xúc lưỡng cực đứng hàng thứ 6 trong tất cả các nguyên nhân gây rối loạn thích nghi của bệnh nhân với cuộc sống ở những người trong độ tuổi từ 15 - 44 tuổi [13]. Rối loạn cảm xúc lưỡng cực hiện tại giai đoạn trầm cảm là một thể của rối loạn cảm xúc lưỡng cực mà biểu hiện lâm sàng hiện tại là một giai đoạn trầm cảm với các triệu chứng đặc trưng là khí sắc trầm, mất quan tâm thích thú và mất sinh lực. Bên cạnh đó, còn có các triệu chứng phổ biến như các ý tưởng tự ti, tự buộc tội, bi quan về tương lai, ý tưởng và hành vi toan tự sát [7]. Tiến triển của giai đoạn trầm cảm thường kéo dài hơn so với giai đoạn hưng cảm của rối loạn cảm xúc lưỡng cực cũng như tỷ lệ tự sát ở bệnh nhân rối loạn cảm xúc lưỡng cực - giai đoạn trầm cảm cũng cao hơn so với giai đoạn hưng cảm [10]. Bên cạnh đó, đặc điểm lâm sàng của giai đoạn trầm cảm trong rối loạn cảm xúc lưỡng cực cũng thường biểu hiện bằng những triệu chứng ít đặc trưng của trầm cảm như ngủ nhiều thay vì mất ngủ hoặc ăn nhiều dẫn đến tăng cân [2]. Trong trường hợp trầm cảm mức độ nặng có các triệu chứng loạn thần như hoang tưởng, ảo giác có thể dẫn đến những hành vi nguy hiểm cho bản thân bệnh nhân và những người xung quanh như kích động, giết người hàng loạt rồi tự sát [2], [7]. Hơn nữa, việc điều trị giai đoạn trầm cảm trong rối loạn cảm xúc lưỡng cực cũng gặp những khó khăn vì có thể dẫn đến hiện tượng đảo ngược khí sắc từ trầm cảm qua hưng cảm. Do đó việc lựa chọn các thuốc điều trị có hiệu quả và xảy ra hiện tượng đảo cực với tỷ lệ thấp nhất là mục đích của các nhà trị liệu lâm sàng. Ở Việt Nam, các tác giả nghiên cứu về rối loạn cảm xúc lưỡng cực thường nghiên cứu về giai đoạn hưng cảm mà ít nghiên cứu đến giai đoạn trầm cảm ở bệnh nhân rối loạn cảm xúc lưỡng cực. Chính vì những lý do trên chúng tôi tiến hành đề tài nghiên cứu “Khảo sát đặc điểm lâm sàng và kết quả điều trị bệnh nhân rối loạn cảm xúc lưỡng cực hiện, tại giai đoạn trầm cảm” nhằm hai mục tiêu sau: 1. Khảo sát đặc điểm lâm sàng của giai đoạn trầm cảm trong rối loạn cảm xúc lưỡng cực ở bệnh nhân nội trú tại Bệnh viện Tâm thần tỉnh Thanh Hóa. 2. Nhận xét kết quả điều trị giai đoạn trầm cảm trong rối loạn cảm xúc lưỡng cực ở các đối tượng nghiên cứu.

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y - DƯỢC

PHẠM ĐỨC CƯỜNG

KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ KẾT QUẢĐIỀU TRỊ BỆNH NHÂN RỐI LOẠN CẢM XÚCLƯỠNG CỰC, HIỆN TẠI GIAI ĐOẠN TRẦM CẢM

LUẬN VĂN BÁC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP II

HUẾ - 2021

Trang 2

CANMAT : Canadian Networkfor Mood and Anxiety Treatments CLT : Chống loạn thần

CTC : Chống trầm cảm

DSM : Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disorders (Sổ tay thống kê và chẩn đoán các rối loạn tâm thần) ICD-10 : The International Classification of Diseases 10th Edition

(Bảng Phân loại bệnh Quốc tế lần thứ 10) ISBD : International Society for Bipolar Disorders MMAS-8 : Morisky Medication Adherence Scale 8 item PHQ-9 : Patient Health Questionnaire - 9

(Bảng câu hỏi sức khỏe bệnh nhân 9 mục) RLCXLC : Rối loạn cảm xúc lưỡng cực

RLLC : Rối loạn lưỡng cực

Trang 3

ĐẶT VẤN ĐỀ 1Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3

1.1 Tổng quan về rối loạn cảm xúc lưỡng cực và rối loạn cảm xúc lưỡng cực, hiện tại giai đoạn trầm cảm 3

1.2 Đặc điểm lâm sàng và tiêu chuẩn chẩn đoán của rối loạn cảm xúc lưỡng cực, hiện tại giai đoạn trầm cảm 10

1.3 Điều trị và tiến triển của rối loạn cảm xúc lưỡng cực và rối loạn cảm xúc lưỡng cực, hiện tại giai đoạn trầm cảm 18

1.4 Một số nghiên cứu về rối loạn cảm xúc lưỡng cực trong và ngoài nước 25

Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 28

2.1 Đối tượng nghiên cứu 28 2.2 Phương pháp nghiên cứu 29 2.3 Đạo đức nghiên cứu 38

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 41

3.1 Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 41

3.2 Đặc điểm lâm sàng của giai đoạn trầm cảm trong rối loạn cảm xúc lưỡng cực 44

3.3 Nhận xét kết quả điều trị của đối tượng nghiên cứu 54

Chương 4: BÀN LUẬN 64

4.1 Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 64

4.2 Đặc điểm lâm sàng trầm cảm trong rối loạn cảm xúc lưỡng cực 66 4.3 Nhận xét kết quả điều trị của đối tượng nghiên cứu 80

KẾT LUẬN 86KIẾN NGHỊ 88TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 4

Bảng 1.1 Bảng tóm tắt lựa chọn thuốc điều trị giai đoạn hưng cảm cấp theo

CANMAT và ISBD 20

Bảng 1.2 Tóm tắt sự lựa chọn thuốc và các phương pháp điều trị khác trong giai đoạn trầm cảm của RLLC I dựa vào bằng chứng của

Bảng 3.1 Phân bố theo nhóm tuổi của đối tượng nghiên cứu 41

Bảng 3.2 Trình độ học vấn của đối tượng nghiên cứu 42

Bảng 3.3 Nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu 42

Bảng 3.4 Tình trạng hôn nhân của đối tượng nghiên cứu 43

Bảng 3.5 Đặc điểm về điều kiện kinh tế của đối tượng nghiên cứu 43

Bảng 3.6 Đặc điểm dân tộc của đối tượng nghiên cứu 44

Bảng 3.7 Đặc điểm nơi ở của đối tượng nghiên cứu 44

Bảng 3 8 Lý do vào viện của đối tượng nghiên cứu 44

Bảng 3.9 Đặc điểm nhân cách tiền bệnh lý của đối tượng nghiên cứu 45

Bảng 3.10 Đặc điểm về tiền sử gia đình có người mắc rối loạn tâm thần 45

Bảng 3.11 Tuổi khởi phát theo giới tại thời điểm nghiên cứu 46

Bảng 3.12 Tuổi trung bình khởi phát theo giới tại thời điểm nghiên cứu 46

Bảng 3.13 Thời gian mắc bệnh của đối tượng nghiên cứu 47

Bảng 3.14 Đặc điểm số giai đoạn bệnh 47

Bảng 3.15 Số lần điều trị của đối tượng nghiên cứu 48

Trang 5

Bảng 3.18 Sự tuân thủ điều trị đánh giá theo thang điểm MMAS - 8 50

Bảng 3.19 Các triệu chứng đặc trưng của giai đoạn trầm cảm 50

Bảng 3 20 Các triệu chứng phổ biến của giai đoạn trầm cảm của đối tượng nghiên cứu 51

Bảng 3.21 Rối loạn hình thức tư duy của đối tượng nghiên cứu 51

Bảng 3.22 Rối loạn hành vi của đối tượng nghiên cứu 52

Bảng 3.23 Ý tưởng tự sát và toan tự sát của đối tượng nghiên cứu 53

Bảng 3.24 Phân loại mức độ trầm cảm theo thang PHQ - 9 53

Bảng 3.25 Các loại thuốc điều trị của đối tượng nghiên cứu 54

Bảng 3.26 Có kết hợp với thuốc chỉnh khí sắc và không có chỉnh khí sắc .55Bảng 3.27 Sự thay đổi của các triệu chứng trầm cảm qua đánh giá thang PHQ-9 trong quá trình điều trị 55

Bảng 3.28 Đánh giá tiến triển mức độ trầm cảm trên thang PHQ-9 theo tuần 56

Bảng 3.29 Liên quan giữa tuổi khởi phát và đáp ứng điều trị 58

Bảng 3.30 Liên quan giữa thời gian mắc bệnh với đáp ứng điều trị 59

Bảng 3.31 Liên quan giữa điều kiện kinh tế với đáp ứng điều trị 60

Bảng 3.32 Liên quan giữa tình trạng hôn nhân với đáp ứng điều trị 60

Bảng 3.33 Liên quan giữa số lần điều trị với đáp ứng điều trị 61

Bảng 3.34 Liên quan giữa giai đoạn bệnh với đáp ứng điều trị 62

Bảng 3.35 Liên quan giữa tuân thủ điều trị với đáp ứng điều trị 62

Bảng 3.36 Liên quan giữa mức độ trầm cảm với đáp ứng điều trị 63

Trang 6

Biểu đồ 3.1 Đặc điểm về giới của đối tượng nghiên cứu 41

Biểu đồ 3.2 Sang chấn tâm lý khi khởi phát bệnh 48

Biểu đồ 3.3 Phân bố các thể bệnh phân loại theo ICD - 10 49

Biểu đồ 3.4 Đặc điểm triệu chứng loạn thần của giai đoạn trầm cảm 52

Biểu đồ 3.5 Diễn tiến của triệu chứng ảo giác ở đối tượng nghiên cứu 57

Biểu đồ 3.6 Diễn tiến của triệu chứng hoang tưởng ở đối tượng nghiên cứu 57Biểu đồ 3.7 Kết quả điều trị của đối tượng nghiên cứu 58

DANH MỤC HÌNH

Trang 8

ĐẶT VẤN ĐỀ

Rối loạn cảm xúc lưỡng cực theo Bảng phân loại bệnh Quốc tế lần thứ 10 (ICD-10) là một rối loạn cảm xúc có những giai đoạn lặp đi lặp lại (ít nhất 2 lần), những giai đoạn hưng cảm hoặc hưng cảm nhẹ với khí sắc tăng, tăng hoạt động và tăng năng lượng xen kẽ với những giai đoạn trầm cảm biểu hiện bằng khí sắc trầm, mất quan tâm thích thú và giảm sinh lực [13] Theo DSM 5, rối loạn cảm xúc lưỡng cực chiếm tỷ lệ khoảng 0,5 - 1% dân số Clemente A S., Diniz B S., et al (2015) khi tổng hợp trên 25 công trình nghiên cứu với 276.221 đối tượng nghiên cứu cho thấy tỷ lệ mắc cả đời của rối loạn lưỡng cực I là 1,06%, của rối loạn lưỡng cực II là 1,57% [8] Rối loạn cảm xúc lưỡng cực là một rối loạn khí sắc thường tiến triển mạn tính, dễ tái phát với những giai đoạn lặp đi lặp lại, giữa các giai đoạn bệnh nhân có thể ổn định hoàn toàn hoặc không hoàn toàn Tuy nhiên, những lần tái phát càng về sau thì thời gian kéo dài của các giai đoạn bệnh lý càng dài và thời gian ổn định sẽ càng ngắn lại và các triệu chứng di chứng và thiếu sót ngày càng tăng lên Theo tổ chức Y tế Thế Giới, rối loạn cảm xúc lưỡng cực đứng hàng thứ 6 trong tất cả các nguyên nhân gây rối loạn thích nghi của bệnh nhân với cuộc sống ở những người trong độ tuổi từ 15 - 44 tuổi [13].

Rối loạn cảm xúc lưỡng cực hiện tại giai đoạn trầm cảm là một thể của rối loạn cảm xúc lưỡng cực mà biểu hiện lâm sàng hiện tại là một giai đoạn trầm cảm với các triệu chứng đặc trưng là khí sắc trầm, mất quan tâm thích thú và mất sinh lực Bên cạnh đó, còn có các triệu chứng phổ biến như các ý tưởng tự ti, tự buộc tội, bi quan về tương lai, ý tưởng và hành vi toan tự sát [7] Tiến triển của giai đoạn trầm cảm thường kéo dài hơn so với giai đoạn hưng cảm của rối loạn cảm xúc lưỡng cực cũng như tỷ lệ tự sát ở bệnh nhân rối loạn cảm xúc lưỡng cực - giai đoạn trầm cảm cũng cao hơn so với giai đoạn hưng

Trang 9

cảm [10] Bên cạnh đó, đặc điểm lâm sàng của giai đoạn trầm cảm trong rối loạn cảm xúc lưỡng cực cũng thường biểu hiện bằng những triệu chứng ít đặc trưng của trầm cảm như ngủ nhiều thay vì mất ngủ hoặc ăn nhiều dẫn đến tăng cân [2] Trong trường hợp trầm cảm mức độ nặng có các triệu chứng loạn thần như hoang tưởng, ảo giác có thể dẫn đến những hành vi nguy hiểm cho bản thân bệnh nhân và những người xung quanh như kích động, giết người hàng loạt rồi tự sát [2], [7] Hơn nữa, việc điều trị giai đoạn trầm cảm trong rối loạn cảm xúc lưỡng cực cũng gặp những khó khăn vì có thể dẫn đến hiện tượng đảo ngược khí sắc từ trầm cảm qua hưng cảm Do đó việc lựa chọn các thuốc điều trị có hiệu quả và xảy ra hiện tượng đảo cực với tỷ lệ thấp nhất là mục đích của các nhà trị liệu lâm sàng.

Ở Việt Nam, các tác giả nghiên cứu về rối loạn cảm xúc lưỡng cực thường nghiên cứu về giai đoạn hưng cảm mà ít nghiên cứu đến giai đoạn trầm cảm ở bệnh nhân rối loạn cảm xúc lưỡng cực Chính vì những lý do trên

chúng tôi tiến hành đề tài nghiên cứu “Khảo sát đặc điểm lâm sàng và kếtquả điều trị bệnh nhân rối loạn cảm xúc lưỡng cực hiện, tại giai đoạntrầm cảm” nhằm hai mục tiêu sau:

1 Khảo sát đặc điểm lâm sàng của giai đoạn trầm cảm trong rối loạn cảm

xúc lưỡng cực ở bệnh nhân nội trú tại Bệnh viện Tâm thần tỉnh Thanh Hóa.2 Nhận xét kết quả điều trị giai đoạn trầm cảm trong rối loạn cảm xúclưỡng cực ở các đối tượng nghiên cứu.

Trang 10

Chương 1

TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1 TỔNG QUAN VỀ RỐI LOẠN CẢM XÚC LƯỠNG VÀ RỐI LOẠNCẢM XÚC LƯỠNG CỰC, HIỆN TẠI GIAI ĐOẠN TRẦM CẢM

1.1.1 Khái niệm

RLCXLC là rối loạn cảm xúc được đặc trưng bằng sự lặp đi lặp lại các giai đoạn hưng cảm hoặc hưng cảm nhẹ xen kẽ với các giai đoạn trầm cảm điển hình trong quá trình phát triển của bệnh, người bệnh có thể hồi phục hoàn toàn giữa các giai đoạn bệnh [5], [15].

Trầm cảm là một hội chứng bệnh lý của rối loạn cảm xúc được đặc trưng bởi khí sắc trầm, mất quan tâm hay thích thú, giảm năng lượng dẫn đến dễ mệt mỏi và giảm hoạt động Phổ biến là bệnh nhân mệt mỏi rõ rệt chỉ sau một sự cố gắng nhỏ và biểu hiện này tồn tại trong một khoảng thời gian kéo dài ít nhất 2 tuần Những biểu hiện này được coi là những triệu chứng đặc trưng có ý nghĩa lâm sàng đặc biệt, và thường gặp ở bất kỳ mức độ nào của một giai đoạn trầm cảm Những triệu chứng phổ biến khác là: Giảm sút sự tập trung và sự chú ý, giảm sút tính tự trọng và lòng tự tin, ý tưởng bị tội và không xứng đáng, nhìn vào tương lai ảm đạm và bi quan, ý tưởng và hành vi tự hủy hoại hoặc tự sát, rối loạn giấc ngủ, ăn ít ngon miệng [1], [4].

Hình 1.1 Các giai đoạn khí sắc

Trang 11

1.1.2 Phân loại rối loạn cảm xúc lưỡng cực

1.1.2.1 Lịch sử bệnh, các quan niệm và phân loại

Rối loạn cảm xúc lưỡng cực là một rối loạn cảm xúc nội sinh, mạn tính đặc trưng bởi các giai đoạn hưng cảm hay hưng cảm nhẹ xen kẽ lẫn nhau hay đi kèm với giai đoạn trầm cảm [5], [9] RLCXLC còn được gọi là loạn thần hưng trầm cảm, RLCXLC, rối loạn phổ lưỡng cực Bệnh loạn thần hưng trầm cảm được thừa nhận từ thời Hippocrates, những bệnh nhân được mô tả là “hưng cảm” và “sầu muộn” Năm 1899, Emil Kraepelin đã mô tả loạn thần hưng - trầm cảm và nhận thấy ở những bệnh nhân này có khuynh hướng tái phát, tiên lượng tốt và không có chứng mất trí như ở bệnh nhân tâm thần phân liệt.

Hiện nay có hai hệ thống chẩn đoán chủ yếu định rõ RLCXLC đó là: Phân loại bệnh Quốc tế lần thứ 10 (ICD - 10) của Tổ chức Y tế Thế giới năm 1992 và Hướng dẫn Chẩn đoán và thống kê các rối loạn tâm thần của Hiệp hội Tâm thần học Mỹ năm 2013 (DSM - 5) [13], [25].

1.1.2.2 Theo phân loại của ICD – 10 (1992)

Triệu chứng của rối loạn cảm xúc lưỡng cực gần giống như “loạn thần hưng trầm cảm” Các giai đoạn hưng cảm và giai đoạn trầm cảm thường xảy ra sau các stress Tuy nhiên stress không nhất thiết phải có để chẩn đoán Giai đoạn hưng cảm xen kẽ giai đoạn trầm cảm có thể tuần tự hoặc có vài pha hưng cảm mới có một pha trầm cảm hoặc ngược lại Giai đoạn hưng cảm thường bắt đầu đột ngột, kéo dài từ 2 tuần đến 5 tháng Giai đoạn trầm cảm có khuynh hướng kéo dài hơn, thời gian trung bình khoảng 6 tháng, hiếm khi kéo dài đến 1 năm trừ khi ở người lớn tuổi [5], [8] Tần số các giai đoạn bệnh với sự thuyên giảm rất đa dạng, nhưng thời gian thuyên giảm có khuynh hướng ngày càng ngắn hơn.

Trang 12

Thể bệnh

- F31.0 Rối loạn cảm xúc lưỡng cực, hiện tại giai đoạn hưng cảm nhẹ - F31.1 Rối loạn cảm xúc lưỡng cực, hiện tại giai đoạn hưng cảm không có triệu chứng loạn thần.

- F31.2 Rối loạn cảm xúc lưỡng cực, hiện tại giai đoạn hưng cảm có triệu chứng loạn thần.

- F31.3 Rối loạn cảm xúc lưỡng cực, hiện tại giai đoạn trầm cảm nhẹ hoặc vừa (không có triệu chứng cơ thể và có triệu chứng cơ thể).

- F31.4 Rối loạn cảm xúc lưỡng cực, hiện tại giai đoạn trầm cảm nặng không có các triệu chứng loạn thần.

- F31.5 Rối loạn cảm xúc lưỡng cực, hiện tại giai đoạn trầm cảm nặng có triệu chứng loạn thần.

- F31.6 Rối loạn cảm xúc lưỡng cực, hiện tại giai đoạn hỗn hợp - F31.7 Rối loạn cảm xúc lưỡng cực, hiện tại giai đoạn thuyên giảm - F31.8 Rối loạn cảm xúc lưỡng cực khác.

Bao gồm: Rối loạn cảm xúc lưỡng cực II Các giai đoạn hưng cảm tái phát.

- F31.9 Rối loạn cảm xúc lưỡng cực không biệt định.

1.1.2.3 Theo phân loại của DSM -5

Theo DSM 5, rối loạn lưỡng cực bao gồm:

Rối loạn lưỡng cực I: Bệnh nhân phải đáp ứng tiêu chuẩn chẩn đoán của một giai đoạn hưng cảm và giai đoạn hưng cảm này có thể xuất hiện trước hoặc theo sau những giai đoạn trầm cảm hoặc hưng cảm nhẹ [5].

Rối loạn lưỡng cực II: Bệnh nhân đáp ứng tiêu chuẩn chẩn đoán của một giai đoạn hưng cảm nhẹ và giai đoạn hưng cảm nhẹ này có thể xuất hiện trước và theo sau bởi những giai đoạn trầm cảm [5].

Rối loạn lưỡng cực và các rối loạn liên quan do thuốc/ sử dụng chất [5]

Trang 13

Rối loạn lưỡng cực và các rối loạn liên quan do bệnh lý cơ thể [5] Rối loạn lưỡng cực và các rối loạn liên quan biệt định khác [5] Rối loạn lưỡng cực và các rối loạn liên quan không biệt định [5].

1.1.3 Dịch tễ học

1.1.3.1 Tỷ lệ mắc chung

Rối loạn trầm cảm là một bệnh lý khá phổ biến Theo J.Angst (2005) và một số tác giả khác, rối loạn trầm cảm chiếm tỷ lệ 4 - 6,5% dân số [26] Ở Pháp có khoảng 10% dân số mắc RLTC, tỷ lệ mắc bệnh chung tại một thời điểm là 2-3% dân số và ở nhiều nước là từ 3 - 5% Nghiên cứu của M.M Weissman (2005) và của nhiều tác giả khác cho thấy tỷ lệ mắc trong đời của rối loạn trầm cảm từ 1,5% - 19,0% dân số và tỷ lệ mắc hàng năm từ 0,8 - 5,8% [71].

Theo nghiên cứu của Kessler RC và cộng sự (2005) cho thấy tỷ lệ mắc RLCXLC ngày càng gia tăng Ở Mỹ, tỷ lệ rối loạn lưỡng cực là 1-1,6% trong suốt cuộc đời Trong đó, 0,8% RLCXLC I và 0,5% RLCXLC II Trên thế giới, tỷ lệ mắc trong đời của RLCXLC khoảng 0,3-1,5%, tỷ lệ mắc mới hàng năm là 0,009-0,015% đối với nam và 0,007-0,03% đối với nữ RLCXLC I hoặc RLCXLC II với chu kỳ nhanh có tới 5-15% trong số những người bị RLCXLC [50] Nghiên cứu của Akiskal H.S, (2007) cho thấy tỷ lệ của toàn bộ RLCXLC là 5-7% [22].

1.1.3.2 Tuổi

Nhìn chung, tuổi khởi phát của RLCXLC thường sớm hơn RLTC điển hình mặc dù các giai đoạn trầm cảm có thể xuất hiện ở bất kỳ lứa tuổi nào Hiện nay nhiều tác giả thấy khoảng 20% các bệnh nhân RLCXLC có các triệu chứng khởi đầu ở thời kỳ giữa tuổi niên thiếu và tuổi trưởng thành Tuy nhiên tuổi khởi phát của RLCXLC biến thiên rất lớn, phạm vi tuổi khởi phát đối với RLLC I và RLLC II từ tuổi vị thành niên (có thể sớm ở 5 - 6 tuổi) đến 50 tuổi (thậm chí còn già hơn ở một vài trường hợp), trung bình khoảng 21 tuổi [8].

Trang 14

1.1.3.3 Giới

Tỷ lệ mắc rối loạn trầm cảm điển hình ở nữ nhiều hơn so với nam (2/1) Ngược lại, không có sự khác biệt về tỷ lệ mắc RLCXLC giữa nam và nữ (1/1) Theo Weissmann M.M (2005) và cộng sự, RLLC I ở nam giới có tỷ lệ 0,7%, ở nữ là 0,9%; RLLC II gặp ở nam giới 0,4%, ở nữ 0,5% [70] Ở nam giới, giai đoạn đầu tiên thường là hưng cảm, còn giai đoạn đầu tiên ở nữ giới thường là trầm cảm điển hình.

1.1.3.4 Tình trạng hôn nhân

Nhìn chung, trầm cảm điển hình thường gặp ở những người ít có mối quan hệ cá nhân hoặc ở những người ly thân, ly hôn RLLC I phổ biến hơn ở những người ly hôn so với người có gia đình Sự khác biệt này có thể phản ánh sự khởi phát sớm của bệnh trước khi lập gia đình hoặc mối quan hệ bất hòa của hôn nhân có thể là đặc trưng của RLLC [4],[7].

1.1.3.5 Tình trạng kinh tế - xã hội

Không có sự liên quan giữa tình trạng kinh tế - xã hội và rối loạn trầm cảm điển hình Một số nghiên cứu nhận thấy tỷ lệ mắc RLLC I cao hơn ở nhóm kinh tế xã hội cao nhưng có thể là do chẩn đoán chưa đúng trong thực hành lâm sàng RLTC phổ biến ở nông thôn hơn so với thành thị RLCXLC phổ biến hơn ở những người chưa tốt nghiệp các trường lớp so với những người đã tốt nghiệp, một thực tế phản ánh sự liên quan với giai đoạn khởi phát sớm của bệnh Không có sự khác biệt giữa các chủng tộc, dân tộc về tỷ lệ rối loạn khí sắc [3].

1.1.4 Bệnh nguyên, bệnh sinh

Nói chung hiện nay bệnh nguyên, bệnh sinh của RLCXLC vẫn chưa được sáng tỏ hoàn toàn Có một số giả thuyết góp phần vào giải thích căn nguyên của bệnh.

Trang 15

1.1.4.1 Giả thuyết về yếu tố di truyền

Yếu tố di truyền là yếu tố nguy cơ quan trọng của bệnh RLCXLC và đã được chứng minh bởi nhiều nghiên cứu khác nhau [72].

Nghiên cứu về gia đình

Cho thấy nguy cơ cao ở những người cùng huyết thống ở mức độ 1 (bố mẹ, con, anh chị em) và giảm đi ở những người có quan hệ họ hàng với người bệnh (mức độ 2) Yếu tố di truyền có vai trò quan trọng trong RLLC I hơn RLTC Khoảng 50% bệnh nhân RLLC I có ít nhất một cha hoặc mẹ bị rối loạn khí sắc, thường là trầm cảm nặng Nếu cả cha và mẹ đều mắc RLLC I thì con của họ có nguy cơ bị rối loạn khí sắc là 50 - 75% [46] Nếu một người cha hoặc mẹ mắc RLLC I sẽ có 25% con bị rối loạn khí sắc Những người họ hàng mức độ I của các bệnh nhân RLLC I có tỷ lệ cao (4 - 24%), còn tỷ lệ RLLC II thì thấp hơn (1 - 5%) [9] Nghiên cứu của Trần Thị Xuân (2016) thực hiện nghiên cứu về trầm cảm trong rối loạn lưỡng cực trên 43 bệnh nhân thấy rằng: Có 41,9% đối tượng có tiền sử gia đình mắc rối loạn tâm thần (không rõ chẩn đoán) [19].

Nghiên cứu về các cặp sinh đôi

Nhận thấy ở những trẻ sinh đôi cùng trứng và những trẻ có bố, mẹ trong tiền sử đã bị RLCXLC có nguy cơ bị bệnh cao Trẻ sinh đôi cùng trứng mắc RLCXLC nhiều hơn trẻ sinh đôi khác trứng nếu như một trong hai trẻ mắc RLCXLC [26] Price (1968) đã kết luận rằng tỷ lệ cùng mắc loạn thần hưng trầm cảm là 68% đối với trẻ sinh đôi cùng trứng và 23% đối với trẻ sinh đôi khác trứng Một số nghiên cứu gần đây đưa ra một tỷ lệ khoảng 40% đối với trẻ sinh đôi cùng trứng và dưới 10% đối với trẻ sinh đôi khác trứng [46] Ở trẻ sinh đôi cùng trứng tỷ lệ bị RLLC I là 30 - 90%, còn tỷ lệ bị rối loạn lưỡng cực là 50% Ngược lại trẻ sinh đôi khác trứng chỉ có 5 - 25% mắc RLLC I và 10 - 25% mắc RLLC [46].

Trang 16

Nghiên cứu về con nuôi

Các tác giả nghiên cứu về con nuôi đã chứng minh vai trò của di truyền trong RLCX Những người con nuôi (bố mẹ nuôi hoàn toàn bình thường) chịu ảnh hưởng rõ rệt từ bố mẹ sinh học (bố mẹ đẻ) của chúng Nếu bố mẹ đẻ bị RLCXLC thì nguy cơ bị RLCX ở những đứa con này là 2 - 3 lần, trong khi nguy cơ bị RLCX ở bố mẹ nuôi chỉ giống tỷ lệ bệnh của quần thể chung [46].

1.1.4.2 Giả thuyết về rối loạn các chất dẫn truyền thần kinh

Nhiều nghiên cứu gần đây về cơ chế bệnh sinh của RLCX cho thấy có liên quan với hệ thống chất dẫn truyền thần kinh trong hệ thần kinh trung ương Các Amine sinh học như norepinephrin và serotonin là hai chất dẫn truyền thần kinh liên quan nhất trong sinh lý bệnh của các RLCX Việc tăng hoặc giảm các Amine sinh học này có thể gây ra sự thay đổi về hành vi, khí sắc [15], [46].

Các yếu tố hóa học thần kinh khác

Mặc dù các số liệu cho đến nay vẫn chưa thuyết phục, acid amine dẫn truyền thần kinh (đặc biệt là γ- aminobutyric acid) và hoạt động các peptid thần kinh (vasopressin và các opiate nội sinh) liên quan đến bệnh sinh của các rối loạn cảm xúc Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng hệ thống điều chỉnh thông tin thứ hai như adenylate cyclase, phosphatidylinositol và calcium cũng có thể vừa là nguyên nhân vừa là hậu quả Các acid amin glutamate và glycine là chất kích thích dẫn truyền thần kinh chủ yếu trong hệ thống thần kinh trung ương [15], [46].

1.1.4.3 Giả thuyết về những bất thường thần kinh nội tiết

Hoạt động của hệ limbic có vai trò trung gian liên quan đến các trạng thái khí sắc điều khiển giải phóng các hormone tuyến yên - một tuyến quan trọng trong hệ thống nội tiết các hệ trục: "Dưới đồi - tuyến yên - tuyến giáp" (HPT: Hypothalamus – Pituitary - Thyroid), "dưới đồi - tuyến yên - thượng thận" (HPA: Hypothalamus – Pituitary – Adrenal Axis) và "dưới đồi -tuyến yên - -tuyến sinh dục" (HPGH: Hypothalamus – Pituitary – Gonadal

Trang 17

Hormones ) Hormone tăng trưởng (GH) khi bị rối loạn sẽ dẫn đến thay đổi về nội tiết và có liên quan đến RLCX Một số nghiên cứu nhận thấy rối loạn trầm cảm hay gặp ở phụ nữ, các giai đoạn trầm cảm thường xuất hiện liên quan với các thời kỳ dậy thì, có thai, sau sinh đẻ, chu kỳ kinh nguyệt [15], [46].

1.1.4.4 Hình ảnh của não

Hiện nay nghiên cứu não trên hình ảnh chụp cắt lớp vi tính (CT Scan) cho thấy ở bệnh nhân RLLC I (chủ yếu ở nam giới) có sự giãn rộng các não thất, đặc biệt là các bệnh nhân trầm cảm có loạn thần thì hình ảnh giãn não thất càng rõ ràng hơn Nghiên cứu bằng chụp cộng hưởng từ (MRI) cho thấy có hình ảnh teo nhân đuôi, thùy trán và có sự bất thường ở thể chai so với nhóm chứng [8], [46].

1.1.4.5 Các yếu tố tâm lý xã hội

Một số nghiên cứu nhận thấy người có nhân cách lo âu, phụ thuộc, khí sắc không ổn định, ám ảnh, phô trương hay bị trầm cảm Ngược lại trầm cảm cũng có thể phát sinh và ảnh hưởng tới bất kỳ loại nhân cách nào Tuy nhiên, bất kể nhân cách nào cũng có thể bị trầm cảm trong hoàn cảnh khó thích ứng [46].

Có khoảng 30 - 50% các bệnh nhân RLCXLC lạm dụng rượu và lạm dụng chất, tỷ lệ này cao hơn ở các rối loạn tâm thần khác [72] Tình trạng hôn nhân tan vỡ, thất nghiệp kéo dài và tự sát cũng phổ biến Các báo cáo từ nhiều quốc gia cho thấy có 8-20% những người rối loạn khí sắc có nghiện rượu kết thúc cuộc sống của họ bằng tự sát Hoặc có những hành vi, vi phạm pháp luật từ nhẹ như gây rối trật tự xã hội đến nặng như hành vi giết người [60].

1.2 ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ TIÊU CHUẨN CHẨN ĐOÁN CỦARLCXLC GIAI ĐOẠN TRẦM CẢM

1.2.1 Đặc điểm lâm sàng

RLCXLC là một RLCX đặc trưng bởi sự lặp lại của ít nhất hai giai đoạn trong đó có sự bất thường rõ rệt của khí sắc và hoạt động Bệnh nhân có

Trang 18

thể tăng năng lượng, tăng khí sắc trong hưng cảm hoặc hưng cảm nhẹ nhưng cũng có thể biểu hiện bằng khí sắc trầm, mất sinh lực và giảm hoạt động trong trầm cảm Giai đoạn trầm cảm trong rối loạn cảm xúc lưỡng cực thường khởi phát nhanh và đột ngột hơn so với giai đoạn trầm cảm của rối loạn trầm cảm tái diễn mặc dù vậy đa số các triệu chứng không có sự khác biệt nhiều giữa trầm cảm trong rối loạn cảm xúc lưỡng cực và giai đoạn trầm cảm của trầm cảm tái diễn [5].

1.2.1.1 Biểu hiện sớm một giai đoạn trầm cảm

Những dấu hiệu sớm của giai đoạn trầm cảm hoặc tái phát trầm cảm: - Giảm khí sắc, giảm chú ý.

- Thay đổi giấc ngủ (thức giấc sớm hoặc ngủ nhiều) - Giảm những sở thích vốn có của bản thân.

- Giảm quan hệ trong gia đình, xã hội - Giảm năng lượng

- Dễ cáu giận, dễ bị kích thích.

- Khó khăn trong việc tập trung, ghi nhớ hoặc đưa ra quyết định

Các nhà nghiên cứu cho rằng việc phát hiện những dấu hiệu sớm của bệnh kết hợp với can thiệp kịp thời trong 1-2 tuần đầu, khi mức độ trầm trọng của triệu chứng và mức độ giảm sút chức năng còn nhẹ sẽ làm tăng hiệu quả điều trị với thời gian thuyên giảm nhanh hơn [4], [16].

1.2.1.2 Biểu hiện lâm sàng thời kỳ toàn phát

Theo mô tả kinh điển.

Hội chứng trầm cảm điển hình là trạng thái biểu hiện quá trình ức chế toàn bộ tâm thần, gồm có: Khí sắc bị ức chế, tư duy bị ức chế và vận động bị ức chế.

Ngoài ra, bệnh nhân có thể có một số triệu chứng tâm thần khác: Sự chú ý trì trệ, tập trung vào nỗi đau khổ bên trong, hoặc có các rối loạn thần kinh thực vật, rối loạn tiêu hóa (chán ăn, buồn nôn, táo bón, đi lỏng), rối loạn tim

Trang 19

mạch Ở phụ nữ có thể mất kinh, rối loạn kinh nguyệt [4], [16].

Theo mô tả của ICD - 10

Giai đoạn trầm cảm được biểu hiện bởi các triệu chứng đặc trưng và phổ biến sau [13].

- 3 triệu chứng đặc trưng của trầm cảm

+ Khí sắc trầm: Bệnh nhân cảm thấy buồn vô cớ, chán nản, ảm đạm, thất vọng, bơ vơ và bất hạnh, cảm thấy không có lối thoát Đôi khi nét mặt bất động, thờ ơ, vô cảm.

+ Mất mọi quan tâm và thích thú: Là triệu chứng hầu như luôn xuất hiện Bệnh nhân thường phàn nàn về cảm giác ít thích thú, ít vui vẻ trong các hoạt động sở thích cũ hay trầm trọng hơn là sự mất nhiệt tình, không hài lòng với mọi thứ Thường xa lánh, tách rời xã hội, ngại giao tiếp với mọi người xung quanh.

+ Giảm năng lượng dẫn đến tăng mệt mỏi và giảm hoạt động:

- 7 triệu chứng phổ biến của trầm cảm

+ Giảm sút sự tập trung và chú ý + Giảm sút tính tự tôn và lòng tự tin + Những ý tưởng bị tội, không xứng đáng + Nhìn vào tương lai thấy ảm đạm, bi quan + Ý tưởng và hành vi tự huỷ hoại hoặc tự sát.

+ Rối loạn giấc ngủ: Ngủ nhiều hoặc ngủ ít, thức giấc lúc nửa đêm hoặc dậy sớm.

+ Ăn ít ngon miệng.

- Các triệu chứng cơ thể (sinh học) của trầm cảm

+ Mất quan tâm ham thích những hoạt động thường ngày.

+ Thiếu các phản ứng khí sắc với những sự kiện và môi trường xung quanh mà khi bình thường vẫn có những phản ứng khí sắc.

+ Thức giấc sớm hơn ít nhất 2 giờ so với bình thường.

Trang 20

+ Trầm cảm nặng lên về buổi sáng.

+ Chậm chạp tâm lý vận động hoặc kích động, có thể sững sờ + Giảm cảm giác ngon miệng.

+ Sút cân (thường ≥ 5% trọng lượng cơ thể so với tháng trước) + Giảm hoặc mất hưng phấn tình dục, rối loạn kinh nguyệt ở phụ nữ.

- Các triệu chứng loạn thần

Trầm cảm nặng thường có hoang tưởng, ảo giác hoặc sững sờ Hoang tưởng, ảo giác có thể phù hợp với khí sắc (hoang tưởng bị tội, bị thiệt hại, bị trừng phạt, nghi bệnh, nhìn thấy cảnh trừng phạt, ảo thanh kết tội hoặc nói xấu, lăng nhục, chê bai bệnh nhân) hoặc không phù hợp với khí sắc ( hoang tưởng bị theo dõi, bị hại).

Theo mô tả của DSM - 5

Rối loạn trầm cảm điển hình, đặc trưng là sự có mặt của một hay nhiều giai đoạn trầm cảm điển hình Hội chứng trầm cảm là một hội chứng phức tạp về khí sắc, tư duy, vận động và cơ thể:

- Khí sắc trầm: Bệnh nhân cảm thấy buồn rầu, đau khổ, mất hy vọng, giảm khí sắc Bệnh nhân không tự xác định được bệnh và có nhiều rối loạn cơ thể như đau, bỏng rát ở các vùng khác nhau trong cơ thể.

- Mất hứng thú và sở thích: Mất hứng thú với mọi hoạt động hoặc vô cảm với mọi sở thích trước khi bị bệnh Bệnh nhân mất hứng thú với mọi khía cạnh của cuộc sống như thành công trong nghề nghiệp, quan hệ với người thân, đời sống tình dục, chăm sóc bản thân Bệnh nhân bi quan, mất hy vọng, mất ham muốn được sống, xuất hiện khuynh hướng xa lánh xã hội và giảm khả năng thu nhận thông tin.

- Rối loạn sự chú ý: Có sự giảm sút chú ý rõ rệt, khả năng tập trung chú ý kém là triệu chứng người bệnh than phiền nhiều nhất.

- Rối loạn trí nhớ: Giảm khả năng nhớ chính xác các thông tin, hiện

Trang 21

tượng này liên quan chặt chẽ với rối loạn sự chú ý Bệnh nhân thường than phiền giảm khả năng nhớ, các ký ức bị ảnh hưởng của khí sắc trầm cảm Bệnh nhân đặc biệt nhớ các sự kiện không được thích thú cho lắm và các thất bại trong đời sống hàng ngày, trong khi đó các sự kiện khác lại được ghi nhớ rất kém.

- Rối loạn tri giác: Xuất hiện ảo giác trong rối loạn trầm cảm nặng, thường phù hợp với giảm khí sắc.

- Rối loạn tư duy: Xuất hiện cả rối loạn hình thức tư duy và nội dung tư duy.

+ Nhịp tư duy chậm, bệnh nhân thường suy nghĩ chậm chạp, có cảm giác ý nghĩ bị tắc nghẽn, không rõ ràng, khó có hệ thống và khó biểu hiện Lời nói chậm, thiếu tính tự động, chậm trả lời các câu hỏi, nội dung đơn điệu, nghèo nàn.

+ Bệnh nhân khó hoặc không đưa ra được quyết định của mình và không tự tin vào bản thân Bệnh nhân nhìn tương lai một cách đầy bi quan, không hy vọng, cho rằng mình có tội lỗi Nội dung mang màu sắc của rối loạn trầm cảm, xuất hiện sự sụp đổ, tự ti.

+ Ý nghĩ không tự tin vào bản thân mình, bệnh nhân cảm thấy mất khả năng sống thoải mái, mất các hoạt động bình thường Bệnh nhân cho rằng cuộc sống là một chuỗi dài những thất bại của bản thân và chất lượng cuộc sống giảm rõ rệt.

+ Có ý tưởng và hành vi tự sát, có ý nghĩ về cái chết, đi đến tự sát và tự sát nhiều lần.

- Rối loạn tâm thần vận động: Vận động chậm chạp như trả lời chậm, nói chậm, nhịp tư duy chậm, có thể có trạng thái sững sờ hoặc kích động trầm cảm.

- Rối loạn về ăn uống: Bệnh nhân thường kém ăn nhưng một số lại ăn nhiều - Mất ngủ hoặc ngủ nhiều: Bệnh nhân khó ngủ lúc đầu nhưng thường là thức giấc sớm, khó ngủ trở lại và cảm thấy không thoải mái khi thức dậy Một số trường hợp lại ngủ nhiều [5].

Trang 22

Bên cạnh những triệu chứng giống như một trường hợp trầm cảm điển hình như trên giai đoạn trầm cảm ở bệnh nhân RLCXLC còn có những đặc điểm khác như trong giai đoạn trầm cảm của RLLC bệnh nhân thường ngủ nhiều khác với các giai đoạn trầm cảm đơn cực bệnh nhân thường biểu hiện mất ngủ cuối giấc với dậy sớm hơn thường lệ vài giờ hoặc có thể khó đi vào giấc ngủ Trong giai đoạn trầm cảm của RLLC bệnh nhân thường ăn nhiều dẫn đến tăng cân trong khi đó giai đoạn trầm cảm của trầm cảm tái diễn bệnh nhân thường giảm cảm giác ngon miệng dẫn đến ăn uống kém và sụt cân Các triệu chứng mệt mỏi của bệnh nhân thường xuất hiện nặng nề vào buổi sáng, sự thay đổi mức độ nặng trong ngày và thường nặng hơn vào buổi sáng hay gặp trong giai đoạn trầm cảm của rối loạn lưỡng cực hơn Trong khi đó các triệu chứng về thần kinh thực vật, cơ thể hóa và lo âu thường gặp ở bệnh nhân trầm cảm đơn cực hơn so với trầm cảm lưỡng cực [5].

1.2.2 Tiêu chuẩn chẩn đoán rối loạn cảm xúc lưỡng cựcgiai đoạn trầm cảm

Chẩn đoán RLCXLC nói chung và RLCXLC, hiện tại giai đoạn trầm cảm thường gặp khó khăn đặc biệt là khi bệnh nhân ở mức độ nặng có kèm theo các triệu chứng loạn thần bởi triệu chứng của nó có thể gặp ở các rối loạn tâm thần như tâm thần phân liệt, rối loạn phân liệt cảm xúc, nghiện chất và chưa có được xét nghiệm sinh học hay chẩn đoán hình ảnh não để đưa ra chẩn đoán xác định Mặt khác các rối loạn tâm thần khác kết hợp cũng gây khó khăn cho việc chẩn đoán chính xác như lạm dụng rượu, ma túy, rối loạn lo âu Do vậy phải dựa vào đánh giá lâm sàng về các triệu chứng học, diễn biến bệnh và cả tiền sử cá nhân, gia đình để có được chẩn đoán đúng [4], [16].

Hiện nay, chẩn đoán dựa trên tiêu chuẩn của ICD -10 [13] hoặc theo tiêu chuẩn của DSM - 5 [25]

1.2.2.1 Chẩn đoán xác định trầm cảm trong rối loạn cảm xúc lưỡng cựcTheo tiêu chuẩn chẩn đoán của ICD-10

Theo tiêu chuẩn chẩn đoán của ICD – 10, RLCXLC hiện tại giai đoạn

Trang 23

trầm cảm có các thể như sau:

- F31.3: RLCXLC, hiện tại giai đoạn trầm cảm nhẹ hoặc vừa

- F31.4: RLCXLC, hiện tại giai đoạn trầm cảm nặng không có triệu

- F31.3: RLCXLC, hiện tại giai đoạn trầm cảm nhẹ hoặc vừa

Để chẩn đoán thể này hiện tại bệnh nhân phải đáp ứng tiêu chuẩn chẩn đoán của một giai đoạn trầm cảm nhẹ (F32.0) hoặc vừa (F32.1) và ít nhất trong tiền sử bệnh nhân phải có ít nhất một giai đoạn rối loạn cảm xúc khác (hưng cảm, hưng cảm nhẹ hoặc hỗn hợp) [13]

- F31.4: RLCXLC, hiện tại giai đoạn trầm cảm nặng không có triệu

chứng loạn thần

Để chẩn đoán thể này hiện tại bệnh nhân phải đáp ứng tiêu chuẩn chẩn đoán của một giai đoạn trầm cảm nặng không có các triệu chứng loạn thần (F32.2) và trong tiền sử bệnh nhân có ít nhất một giai đoạn rối loạn cảm xúc khác (hưng cảm, hưng cảm nhẹ hoặc hỗn hợp) [13]

- F31.5: RLCXLC, hiện tại giai đoạn trầm cảm nặng có triệu chứng loạn

Để chẩn đoán thể này hiện tại bệnh nhân phải đáp ứng tiêu chuẩn chẩn đoán của một giai đoạn trầm cảm nặng có các triệu chứng loạn thần (F32.3) và trong tiền sử bệnh nhân có ít nhất một giai đoạn rối loạn cảm xúc khác (hưng cảm, hưng cảm nhẹ hoặc hỗn hợp) [13]

Trang 24

1.2.2.2 Theo tiêu chuẩn chẩn đoán của DSM – 5

Giai đoạn trầm cảm trong RLLC của DSM 5 xuất hiện ở cả RLLC I và RLLC II Trong đó với RLLC I, các giai đoạn trầm cảm chủ yếu có thể xuất hiện ngay sau các giai đoạn hưng cảm hoặc hưng cảm nhẹ Trong khi đó với RLLC II, các giai đoạn trầm cảm chủ yếu là đặc điểm chính trong bệnh cảnh lâm sàng và chỉ xuất hiện xen kẽ với các giai đoạn hưng cảm nhẹ Trong RLLC II không có mặt của giai đoạn hưng cảm trong bệnh cảnh lâm sàng của bệnh [25].

Tiêu chuẩn chẩn đoán của một giai đoạn trầm cảm chủ yếu theo DSM - 5

A.Ít nhất 5 trong số những triệu chứng sau có mặt trong thời gian 2 tuần và làm thay đổi các chức năng trước đó, phải có ít nhất một triệu chứng là khí sắc trầm hoặc mất quan tâm thích thú.

Lưu ý: không tính những triệu chứng mà rõ ràng là do các bệnh lý cơ thể

gây ra.

1 Khí sắc trầm gần suốt cả ngày, gần như hàng ngày do bệnh nhân tự nói (cảm thấy buồn chán, trống rỗng, vô vọng) hoặc được quan sát bởi người khác (ví dụ:chảy nước mắt, khóc) (ở trẻ em hoặc trẻ vi thành niên có thể biểu hiện bằng khí sắc dễ bị kích thích)

2 Suy giảm đáng kể những quan tâm, thích thú ở tất cả hoặc hầu như tất cả các hoạt động xuất hiện cả ngày hoặc gần như hàng ngày (do bệnh nhân báo cáo hoặc quan sát thấy được)

3 Giảm cân đáng kể mà không do ăn kiêng hoặc tăng cân (thay đổi trên 5% trọng lượng cơ thể trong 1 tháng), giảm hoặc tăng sự ngon miệng xuất hiện gần như hàng ngày (ở trẻ em thất bại với việc muốn tăng cân)

4 Mất ngủ hoặc ngủ nhiều gần như hàng ngày

Trang 25

5 Kích động hoặc chậm chạp tâm thần vận động gần như hàng ngày (được quan sát bởi người khác chứ không chỉ là cảm giác chủ quan của bệnh nhân về việc bồn chồn hoặc chậm chạp)

6 Mệt mỏi hoặc mất sinh lực gần như hàng ngày

7 Cảm thấy không có giá trị hoặc tội lỗi không thích hợp hoặc quá mức (có thể là hoang tưởng) gần như hàng ngày (không chỉ là sự tự phê phán hay cảm thấy có lỗi vì bị bệnh)

8 Giảm khả năng suy nghĩ hoặc tập trung, thường do dự gần như hàng ngày ( do bệnh nhân nói hoặc người khác quan sát được)

9 Những suy nghĩ lặp lại về cái chết (không chỉ là nỗi sợ chết), những ý tưởng tự sát tái diễn mà không có kế hoạch tự sát rõ ràng, hoặc toan tự sát hoặc có kế hoạch tự sát cụ thể.

B.Những triệu chứng gây ra những rối loạn đáng kể về mặt lâm sàng hoặc suy giảm các chức năng nghề nghiệp, xã hội hoặc các chức năng khác.

C.Giai đoạn này không thể giải thích là do tác động sinh lý của việc sử dụng chất hoặc do bệnh lý cơ thể gây ra.

1.3 ĐIỀU TRỊ VÀ TIẾN TRIỂN CỦA RLCXLC VÀ RLCXLC HIỆNTẠI GIAI ĐOẠN TRẦM CẢM

1.3.1 Điều trị

1.3.1.1 Giai đoạn hưng cảm

* Những nguyên tắc chung

- Đánh giá nguy cơ kích động, tự sát hoặc những hành vi nguy cơ cao khác: thoát ức chế với bản năng tình dục (hiếp dâm, bị xâm hại tình dục), đầu tư tài chính không hiệu quả, kiệt sức do ăn, ngủ kém và tăng hoạt động [5]

- Đánh giá tình trạng nhận thức và khả năng tuân thủ điều trị của bệnh nhân [5] - Đánh giá các bệnh lý tâm thần hoặc cơ thể kết hợp: lạm dụng chất, cường giáp, sử dụng corticoid… [5]

Trang 26

- Ngừng các thuốc chống trầm cảm nếu như đang sử dụng trên bệnh nhân, đánh giá đáp ứng điều trị của những lần điều trị trước đó để lựa chọn thuốc và liều lượng thích hợp [5].

- Lưu ý đến các triệu chứng của hội chứng cai ở những bệnh nhân có sử dụng chất kèm theo [5]

- Giáo dục sức khỏe và trị liệu hành vi cần được thực hiện khi bệnh nhân bắt đầu ổn định để tăng cường khả năng tuân thủ điều trị, giảm các triệu chứng di chứng, cải thiện mức độ chức năng và phát hiện sớm các dấu hiệu tái phát [5].

*Lựa chọn thuốc và các phương pháp điều trị khác

Các thuốc có thể được sử dụng để điều trị cơn hưng cảm cấp bao gồm: lithium, các thuốc chống co giật như valproate, carbamazepine, các thuốc chống loạn thần không điển hình, các thuốc chống loạn thần điển hình Việc lựa chọn các thuốc để điều trị giai đoạn hưng cảm dựa vào tính hiệu quả, sự an toàn và độ dung nạp thuốc trên bệnh nhân Tính hiệu quả được khái niệm không phải chỉ trong giai đoạn cấp mà còn xét đến khả năng phòng ngừa các giai đoạn hưng cảm, trầm cảm hoặc hỗn hợp có thể xảy ra sau đó Việc sử dụng đơn trị liệu hoặc đa trị liệu do các thầy thuốc quyết định Quyết định lựa chọn đa trị liệu dựa vào các yếu tố sau: những lần trị liệu trước chỉ đáp ứng một phần với đơn trị liệu, mức độ hưng cảm nặng nề Tuy nhiên, khi sử dụng đa trị liệu cũng cần lưu ý đến tính dung nạp thuốc của bệnh nhân cũng như bệnh nhân có tuân thủ điều trị với đa trị liệu hay không.

Một số nghiên cứu cho thấy khoảng 50% bệnh nhân đáp ứng với đơn trị liệu trong vòng 3 – 4 tuần đối với các triệu chứng hưng cảm.

Theo Mạng lưới điều trị lo âu và rối loạn khí sắc của Canada CANMAT (Canadian Networkfor Mood and Anxiety Treatments) và Hiệp hội Quốc tế về rối loạn lưỡng cực ISBD (International Society for Bipolar Disorders) trong giai đoạn hưng cảm cấp thì các thuốc sau được xem là các thuốc thuộc

Trang 27

nhóm lựa chọn hàng đầu: lithium, quetiapine, valproate, aripiprazole và risperidone

Trang 28

Bảng 1.1 Bảng tóm tắt lựa chọn thuốc điều trị giai đoạn hưng cảm cấp theo

- Đánh giá những hành vi nguy cơ cao: ý tưởng, hành vi toan tự sát, hành vi tự hủy hoại bản thân, giết người, chống đối ăn uống

Trang 29

- Đánh giá khả năng tuân thủ điều trị, các mạng lưới hỗ trợ về tâm lý xã hội, suy giảm chức năng

- Đánh giá các bệnh lý cơ thể kèm như suy tuyến yên, suy tuyến giáp, các bệnh lý khác của não, tình trạng sử dụng hoặc lạm dụng chất kết hợp, rối loạn nhân cách kèm theo.

- Lưu ý hiện tượng đảo ngược khí sắc từ trầm cảm qua hưng cảm khi sử dụng thuốc chống trầm cảm.

Lựa chọn thuốc và các phương pháp điều trị khác

Lựa chọn thuốc điều trị trên bệnh nhân dựa vào đáp ứng điều trị với các thuốc đã sử dụng trước đó, đặc điểm lâm sàng trên bệnh nhân cũng như tính an toàn và dung nạp thuốc của người bệnh [5].

Với giai đoạn trầm cảm của RLCXLC, các thuốc chống trầm cảm ức chế tái thu nhận chọn lọc serotonin là các thuốc được lựa chọn vì ít nguy cơ đảo ngược khí sắc từ trầm cảm qua hưng cảm nhất [5], [6] Bên cạnh đó, trong giai đoạn trầm cảm của RLCXLC các thuốc chỉnh khí sắc như valproate, carbamazepine, lamotrigine cũng luôn luôn được chỉ định để phòng ngừa hiện tượng đảo cực Mặt khác các thuốc chống loạn thần không điển hình như risperidone, olanzapine cũng thường được lựa chọn vì vừa tăng hiệu quả của các thuốc chống trầm cảm lại vừa có tác dụng chỉnh khí sắc.

Trang 30

Bảng 1.2 Tóm tắt sự lựa chọn thuốc và các phương pháp điều trị khác

trong giai đoạn trầm cảm của RLLC I dựa vào bằng chứng của CANMAT

Trang 31

Lựa chọn thứ hai Lithium 2

Trong đó các mức độ bằng chứng được quy định như sau:

• Mức độ 1: nghiên cứu gộp (meta analysis), khoảng tin cậy hẹp, có ít nhất 2 thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có đối chứng với cỡ mẫu đủ lớn, có những nghiên cứu đối chứng với placebo.

• Mức độ 2: Nghiên cứu gộp, khoảng tin cậy rộng, có ít nhất 1 thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có đối chứng với cỡ mẫu đủ lớn

Trang 32

• Mức độ 3: Thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên hoặc không ngẫu nhiên có đối chứng với cỡ mẫu nhỏ, nghiên cứu hồi cứu chất lượng cao, nghiên cứu chuỗi trường hợp.

• Mức độ 4: Ý kiến các chuyên gia

1.3.2 Tiến triển của rối loạn cảm xúc lưỡng cực và rối loạn cảm xúclưỡng cực giai đoạn trầm cảm

Rối loạn lưỡng cực thường tái phát Nếu không được điều trị, có đến 85% bệnh nhân rối loạn lưỡng cực tái phát trong năm đầu tiên Nếu được điều trị, tỷ lệ tái phát trong năm đầu tiên là 20 - 50%, và tỷ lệ này trong 5 năm lên đến 80% [5], [25].

Rối loạn lưỡng cực I thường khởi đầu bằng giai đoạn trầm cảm (75% ở nữ và 65% ở nam) Hầu hết bệnh nhân đều trải qua cả giai đoạn trầm cảm và giai đoạn hưng cảm, tuy nhiên cũng có khoảng 10 - 20% bệnh nhân chỉ có những giai đoạn hưng cảm Những giai đoạn hưng cảm thường khởi phát nhanh (vài giờ hoặc vài ngày) nhưng cũng có thể trong vài tuần Một giai đoạn hưng cảm nếu không điều trị có thể kéo dài đến 3 tháng do đó các thầy thuốc không nên ngừng thuốc trước khoảng thời gian [5] Khoảng 90% bệnh nhân đã có giai đoạn hưng cảm đầu tiên thì dường như sẽ xuất hiện một giai đoạn tiếp theo, càng về sau khoảng cách giữa các giai đoạn càng ngắn lại Tuy nhiên sau khoảng 5 giai đoạn thì khoảng cách giữa các giai đoạn thường trở nên ổn định với khoảng thời gian từ 6 - 9 tháng [5] 5 - 15% bệnh nhân rối loạn lưỡng cực sẽ có tiến triển chu kỳ nhanh nghĩa là có ít nhất 4 giai đoạn trong thời gian 1 [25] Những bệnh nhân rối loạn lưỡng cực I biểu hiện bằng giai đoạn hưng cảm có triệu chứng loạn thần thì gần như những giai đoạn hưng cảm sau đó bệnh nhân đều có các triệu chứng loạn thần Nếu trong giai đoạn rối loạn, bệnh nhân kèm theo những triệu chứng loạn thần không phù

Trang 33

hợp với khí sắc thì thường tiên lượng cho việc hồi phục không hoàn toàn của giai đoạn đó [25].

Rối loạn lưỡng cực II thường có độ tuổi khởi phát trung bình ở lứa tuổi giữa 20 tuổi, muộn hơn so với rối loạn lưỡng cực I nhưng sớm hơn so với rối loạn trầm cảm Rối loạn thường khởi đầu bằng giai đoạn trầm cảm cho đến khi giai đoạn hưng cảm nhẹ xuất [5], [25] Nên có những bệnh nhân rối loạn lưỡng cực II trong giai đoạn đầu tiên thường được chẩn đoán là rối loạn trầm cảm chủ yếu Có nhiều bệnh nhân trải qua vài giai đoạn trầm cảm trước khi giai đoạn hưng cảm nhẹ xuất hiện Số giai đoạn rối loạn cảm xúc có xu hướng nhiều hơn ở những bệnh nhân rối loạn lưỡng cực II so với những bệnh nhân lưỡng cực I và rối loạn trầm cảm chủ yếu Thời gian giữa những giai đoạn rối loạn cảm xúc trong rối loạn lưỡng cực II ngày càng ngắn lại theo độ tuổi của bệnh nhân, các giai đoạn hưng cảm nhẹ dùng để chẩn đoán rối loạn lưỡng cực II nhưng chính các giai đoạn trầm cảm mới là những giai đoạn gây giảm khả năng cho bệnh nhân Khoảng 5 - 15 % bệnh nhân rối loạn lưỡng cực II tiến triển thành chu kỳ nhanh Và cũng có khoảng 5 - 15% bệnh nhân rối loạn lưỡng cực II sau đó tiến triển thành lưỡng cực I [5].

1.4 MỘT SỐ NGHIÊN CỨU VỀ RLCXLC TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC1.4.1 Trên thế giới

Theo nghiên cứu 600 bệnh nhân RLCXLC của Hirschfeld RM, có khoảng 2/3 bệnh nhân là không được chẩn đoán ngay từ ban đầu Các chẩn đoán sai bao gồm: trầm cảm điển hình, rối loạn lo âu, TTPL hoặc là rối loạn nhân cách Trong nhiên cứu này, 1/3 số bệnh nhân trải qua hơn 10 năm kể từ lần tham vấn đầu tiên cho đến khi có chẩn đoán chính xác Những bệnh nhân được chẩn đoán nhầm tư vấn bởi 4 bác sĩ và nhận được trung bình 3,5 các chẩn đoán không đúng khác nhau [43].

Theo Vieta E (2009), một phân tích tổng hợp về các thuốc chống trầm

Trang 34

cảm dùng cho bệnh nhân trầm cảm lưỡng cực cho thấy rằng điều trị tích cực là ưu việt hơn giả dược về mặt đáp ứng lâm sàng và thuyên giảm bệnh Phân tích này bao gồm 12 thử nghiệm với 1088 bệnh nhân được chọn ngẫu nhiên điều trị ngắn hạn với một loạt các thuốc chống trầm cảm Nguy cơ gây chuyển cực là cao đáng kể ở các thuốc chống trầm cảm 3 vòng hơn so với thuốc ức chế tái hấp thu serotonin chọn lọc (SSRI), dẫn đến việc tác giả đề nghị tránh dùng thuốc chống trầm cảm 3 vòng như là thuốc hàng thứ nhất trong trầm cảm lưỡng cực [17].

Gorwood P và cộng sự 2016, đã tập hợp nghiên cứu từ 400 trung tâm của Pháp với 1242 bệnh nhân rối loạn cảm xúc lưỡng cực, giai đoạn trầm cảm Tác giả kết luận rằng các bệnh nhân có càng nhiều cơn hưng cảm trong tiền sử thì càng có nguy cơ đảo pha từ trầm cảm sang hưng cảm khi được điều trị bằng thuốc chống trầm cảm [40].

1.4.2 Tại Việt Nam

Theo Ngô Hùng Lâm (2007) nghiên cứu 74 bệnh nhân rối loạn cảm xúc lưỡng cực điều trị nội trú tại Viện sức khỏe tâm thần và Bệnh viện tâm thần Hà Nội, chỉ có 7/74 bệnh nhân được chuẩn đoán là rối loạn cảm xúc lưỡng cực hiện tại giai đoạn trầm cảm nhẹ và vừa [11].

Nghiên cứu của Vũ Văn Dân (2012) về đặc điểm lâm sàng và kết quả điều trị rối loạn cảm xúc lưỡng cực hiện tại giai đoạn trầm cảm, ở 40 bệnh nhân điều trị nội trú và ngoại trú tại Bệnh viện tâm thần Trung ương 2, thuốc chống trầm cảm được sử dụng cho bệnh nhân là: mirtazepine, venlafaxin, amitriptylin; thuốc chỉnh khí sắc: valpoate Na, carbamazepine; thuốc chống loạn thần: olanzapine, haloperidol, levomepromazin [2].

Nghiên cứu của Trần Thị Xuân (2016) Khảo sát đặc điểm lâm sàng và nhận xét kết quả điều trị trầm cảm trong rối loạn cảm xúc lưỡng cực ở 43 bệnh nhân điều trị nội trú tại Bệnh viện tâm thần Thanh Hoá Thuốc điều trị được

Trang 35

dùng cho bệnh nhân là Sertraline (Zosert); thuốc chỉnh khí sắc là Valproate (Encoratchrono); thuốc chống loạn thần chủ yếu là Olanzapine [19].

Nghiên cứu của Huỳnh Ngọc Vinh (2019) Nghiên cứu đặc điểm tiến triển và các yếu tố liên quan ở bệnh nhân mắc rối loạn cảm xúc lưỡng cực ở 72 bệnh nhân điều trị nội trú tại bệnh viện Tâm Thần Trung Ương II Những bệnh nhân có sang chấn tâm lý giữa các giai đoạn tỷ lệ hồi phục thấp hơn đáng kể so với nhóm không có sang chấn tâm lý (5,71% so với 84,19%, p <0,005) [18].

Trang 36

Chương 2

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU2.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu gồm các bệnh nhân từ 16 tuổi trở lên đến điều trị nội trú tại Bệnh viện Tâm Thần Thanh Hóa trong khoảng thời gian từ tháng 4 năm 2020 đến tháng 4 năm 2021 được chẩn đoán xác định là RLCXLC, hiện tại giai đoạn trầm cảm theo tiêu chuẩn chẩn đoán của ICD - 10 (1992) [13].

2.1.1 Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân

Tất cả các bệnh nhân từ 16 tuổi trở lên được chẩn đoán là RLCXLC, hiện tại giai đoạn trầm cảm, đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn chẩn đoán của ICD -10 (1992) ở các thể :

- F31.3 Rối loạn cảm xúc lưỡng cực, hiện tại giai đoạn trầm cảm nhẹ hoặc vừa.

- F31.4 Rối loạn cảm xúc lưỡng cực, hiện tại giai đoạn trầm cảm nặng không có các triệu chứng loạn thần.

- F31.5 Rối loạn cảm xúc lưỡng cực, hiện tại giai đoạn trầm cảm nặng có các triệu chứng loạn thần.

Các tiêu chuẩn chẩn đoán của các thể này đã được mô tả trong tổng quan tài liệu ở mục 1.2.2 (Tiêu chuẩn chẩn đoán rối loạn cảm xúc lưỡng cực) phần 1.2 (Đặc điểm lâm sàng và tiêu chuẩn chẩn đoán của RLCXLC) trang 15.

2.1.2 Tiêu chuẩn loại trừ

- Những bệnh nhân mắc các bệnh lý cơ thể nặng có thể ảnh hưởng đến việc lựa chọn thuốc điều trị trên bệnh nhân

- Những bệnh nhân khiếm thính, khiếm thị có thể khó khăn trong quá trình thu thập thông tin hoặc thực hiện các trắc nghiệm tâm lý

- Những bệnh nhân không đồng ý tham gia nghiên cứu

Trang 37

2.1.3 Địa điểm và thời gian nghiên cứu

- Thời gian nghiên cứu: từ tháng 04/2020 - 04/2021 - Địa điểm nghiên cứu: Bệnh viện Tâm thần Thanh Hóa

2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU2.2.1 Thiết kế nghiên cứu

Nghiên cứu mô tả cắt ngang để mô tả triệu chứng lâm sàng của rối loạn cảm xúc lưỡng cực hiện tại giai đoạn trầm cảm Nghiên cứu từng trường hợp, kết hợp nghiên cứu mô tả với nghiên cứu phân tích Nghiên cứu có theo dõi dọc để nhận xét đáp ứng điều trị của giai đoạn trầm cảm trong rối loạn cảm xúc lưỡng cực.

2.2.2 Cỡ mẫu

Theo số liệu thống kê của Bệnh viện Tâm thần tỉnh Thanh Hóa, số bệnh nhân nhập viện với chẩn đoán rối loạn cảm xúc lưỡng cực hiện tại giai đoạn trầm cảm trong vòng 1 năm tại Bệnh viện khoảng 35 - 45 bệnh nhân Do đó, trong nghiên cứu này chúng tôi chọn cỡ mẫu là 41 bệnh nhân cho phù hợp với tình hình thực tế tại Bệnh viện Tâm thần Thanh Hóa.

2.2.3 Cách chọn mẫu

Chọn mẫu theo phương pháp chọn mẫu thuận tiện, không xác xuất và liên tiếp Trong khoảng thời gian nghiên cứu tất cả những bệnh nhân đáp ứng tiêu chuẩn lựa chọn và tiêu chuẩn loại trừ sẽ được chọn làm đối tượng nghiên cứu cho đến khi đủ số bệnh nhân cần thiết theo cỡ mẫu dự kiến.

2.2.4 Công cụ thu thập số liệu

- Mẫu bệnh án nghiên cứu được thiết kế phù hợp với mục tiêu nghiên cứu

- Bảng câu hỏi sức khỏe bệnh nhân 9 mục PHQ-9 (Patient Health Questionnaire - 9): PHQ-9 do Kroenke xây dựng năm 2001, đây là bộ câu hỏi khảo sát về trầm cảm Bảng câu hỏi này có thể cho bệnh nhân tự điền hoặc có thể phỏng vấn bệnh nhân, gồm có 9 câu hỏi đánh giá về tình trạng sức khỏe

Trang 38

của bệnh nhân trong vòng 2 tuần qua PHQ - 9 có các câu hỏi được thiết kế dựa trên các tiêu chuẩn chẩn đoán trầm cảm của Hiệp hội tâm thần học Hoa Kỳ trong Sổ tay chẩn đoán và thống kê các rối loạn tâm thần, xuất bản lần thứ 4 Mỗi câu hỏi được chấm điểm theo 4 mức tùy thuộc vào tần xuất xảy ra trên bệnh nhân với 0: không có biểu hiện, 1: biểu hiện xảy ra vài ngày, 2: biểu hiện xảy ra hơn một nửa số ngày, và 3: biểu hiện xuất hiện hầu như hàng ngày Tổng điểm dao động từ 0 đến 27 Cách tính điểm: cộng điểm của tất cả các câu từ 1 đến 9, tổng điểm cao nhất sẽ là 27 điểm Đánh giá trầm cảm theo thang PHQ - 9 với các ngưỡng điểm như sau [52].

+ Điểm 0-9: Không trầm cảm

+ Điểm 10-14: Trầm cảm mức độ nhẹ + Điểm 15-19: Trầm cảm mức độ vừa + Điểm 20-27: Trầm cảm mức độ nặng

Thang PHQ-9 vừa có thể sàng lọc được trầm cảm vừa đánh giá được mức độ nặng của trầm cảm, hệ số nhất quán nội tại của nó là 0,86-0,89, hệ số tin cậy giữa các lần sau 48 giờ là 0,84 [24].

Hiện nay phiên bản tiếng Việt của thang PHQ-9 đã được sử dụng rộng rãi tại Việt Nam, phiên bản này được dịch và được góp ý kiến chỉnh sửa thận trọng bởi các chuyên gia chuyên ngành tâm thần, trong đó có tác giả, chuyên viên của Quỹ Cựu chiến binh Mỹ, và chuyên gia nước ngoài [57].

Thang đánh giá sự tuân thủ điều trị với thuốc 8 mục Morisky MMAS – 8 (Morisky Medication Adherence Scale 8 item) Thang này do Morisky DE và cộng sự phát triển để đánh giá sự tuân thủ điều trị với thuốc của bệnh nhân Đây là thang được thiết kế theo kiểu thang tự đánh giá do bệnh nhân thực hiện, thang đã được dịch ra nhiều thứ tiếng khác nhau và được sử dụng cho nhiều nền văn hóa khác nhau cũng như được sử dụng cho cả chuyên ngành tâm tâm thần và nội khoa.Thang gồm 8 câu hỏi trong đó 7 câu đầu có đáp án

Trang 39

trả lời là có hoặc không, mỗi câu trả lời có được cho 1 điểm, và câu trả lời không được cho 0 điểm Riêng câu số 8 có 5 đáp án tương ứng với tần xuất xuất hiện của biểu hiện trong câu hỏi với A Không bao giờ/hiếm khi, B Một lần trong quá trình, C Đôi khi, D Thường xuyên và E Tất cả thời gian/ luôn luôn Nếu chọn đáp án A sẽ cho 0 điểm và chọn đáp án từ B-E sẽ cho 1 điểm (Nội dung cụ thể của các mục được trình bày ở phần phụ lục) [36]

2.2.5 Các nội dung và biến số nghiên cứu

2.2.5.1 Đặc điểm chung của các đối tượng nghiên cứu

- Giới tính: nam, nữ

- Nhóm tuổi: biến phân loại, chia theo các khoảng : < 20, 20- 29, 30- 39 - Nghề nghiệp: nông dân, công nhân, thất nghiệp, Học sinh - sinh viên, cán bộ - công chức, hưu trí và tự do.

- Trình độ học vấn: có 4 giá trị mù chữ/ tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, trên trung học(trung cấp - cao đẳng- đại học).

+ Khi phân tích mối liên quan chia làm 2 giá trị: học vấn cao (từ THPT trở lên), học vấn thấp (từ THCS trở xuống)

- Tình trạng hôn nhân: có 3 giá trị: có vợ/ chồng, độc thân, ly hôn/ ly thân/ góa.

- Tình trạng kinh tế: cận nghèo, nghèo và trung bình trở lên

Tình trạng kinh tế nghèo được quy định theo quy định của thủ tướng chính phủ về chuẩn nghèo theo QĐ 59/ 2015 -TTg như sau:

+ Hộ nghèo

 Khu vực nông thôn: là hộ đáp ứng một trong hai tiêu chí sau: có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ đủ 700.000 đồng trở xuống hoặc có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 700.000 đồng đến 1.000.000 đồng và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên.

Trang 40

 Khu vực thành thị: là hộ đáp ứng một trong hai tiêu chí sau: có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ đủ 900.000 đồng trở xuống hoặc có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 900.000 đồng đến 1.300.000 đồng và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên.

+ Hộ cận nghèo

 Khu vực nông thôn: là hộ có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 700.000 đồng đến 1.000.000 đồng và thiếu hụt dưới 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản.

 Khu vực thành thị: là hộ có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 900.000 đồng đến 1.300.000 đồng và thiếu hụt dưới 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản.

- Dân tộc: Dân tộc kinh và dân tộc khác - Nơi ở: Thành thị và nông thôn

2.2.5.2 Các biến số liên quan đến đặc điểm lâm sàng của rối loạn cảm xúclưỡng cực hiện tại giai đoạn trầm cảm

- Tiền sử gia đình có người mắc rối loạn tâm thần: có 2 giá trị là có và không + Có: những người thân cùng huyết thống trong vòng 3 thế hệ của bệnh nhân mắc một trong số những rối loạn tâm thần như trầm cảm, tâm thần phân liệt, rối loạn phân liệt cảm xúc, rối loạn cảm xúc lưỡng cực hoặc rối loạn khí sắc chu kỳ đã được chẩn đoán hoặc qua hỏi bệnh lần này để xác định

Ngày đăng: 10/04/2024, 11:14

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan