Bài thảo luận Luật Thương mại quốc tế

17 3 0
Bài thảo luận Luật Thương mại quốc tế

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Bài thảo luận Luật Thương mại quốc tế, Đại học Thương mại, bị đơn cũng là chủ thể tham gia giải quyết tranh chấp HĐMBHH. Họ là người bị nguyên đơn khởi kiện hoặc cá nhân, cơ quan, tổ chức khác do BLTTDS 2015 quy định khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp khi cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn bị người đó xâm phạm. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠIKHOA LUẬT

BÀI THẢO LUẬN

HỌC PHẦN:LUẬT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

Giảng viên hướng dẫn : Phùng Bích NgọcNhóm thực hiện: 01

Lớp học phần: 231_PLAW3111_01

Hà Nội, 2023

Trang 2

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 6 Hoàng Phương Anh 7 Nguyễn Thị Việt Anh 8 Phạm Đức Anh 9 Phùng Thị Lan Anh 10 Dương Thị Phương Anh

II MỤC ĐÍCH CUỘC HỌP

Phân chia công việc

III NỘI DUNG CÔNG VIỆC

1 Thời gian: 01/11/2022 2 Địa điểm: Nhóm chat Zalo 3 Nhiệm vụ:

Nhóm trưởng phân chia nhiệm vụ cho các thành viên Đưa ra thời gian nộp bài cho từng phần

IV ĐÁNH GIÁ CHUNG

Nhóm làm việc tốt, có tinh thần trách nhiệm!

Nhóm trưởng

Phùng Thị Lan Anh

2

Trang 3

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 6 Hoàng Phương Anh 7 Nguyễn Thị Việt Anh

 Tổng hợp tài liệu tham khảo

 Hoàn chỉnh bản Word theo yêu cầu

IV ĐÁNH GIÁ CHUNG

Nhóm làm việc tốt, có tinh thần trách nhiệm!

Nhóm trưởng

Phùng Thị Lan Anh

Trang 4

BẢNG ĐÁNH GIÁ THÀNH VIÊN NHÓM 1ST

1 Phùng Thị Lan Anh Nhóm trưởng, tổng hợp Word 2 Bùi Thị Ngọc Bích Bài tập câu 4

4 Nguyễn Ngọc Minh Ánh Bài tập câu 2 5 Nguyễn Thị Việt Anh Bài tập câu 2

8 Trần Thị Phương Anh Power Point 9 Dương Thị Phương Anh Thuyết trình 10 Hoàng Phương Anh Bài tập câu 1

4

Trang 5

M C L CỤC LỤCỤC LỤC

I.ĐỀ BÀI 7II BÀI LÀM 91.XÁC ĐỊNH CÁC NGUỒN LUẬT CÓ THỂ ÁP DỤNG TRONG TÌNH HUỐNG NÀY 92.XÁC ĐỊNH PP HAY BALANCE ĐÃ VI PHẠM HỢP ĐỒNG THEO CÔNG ƯỚC VIÊN 1980.113.XÁC ĐỊNH YÊU CẦU CỦA PP CÓ HỢP PHÁP THEO QUY ĐỊNH CỦA CÔNG ƯỚC VIÊN 1980 KHÔNG? 124.GIẢ SỬ TÒA ÁN HÀN QUỐC ĐÃ XÉT XỬ VỤ ÁN, CÔNG TY BALANCE MUỐN LÀM THỦ TỤC XIN CÔNG NHẬN VÀ CHO THI HÀNH BẢN ÁN CỦA TÒA ÁN HÀN QUỐC TẠI VIỆT NAM ANH/CHỊ HÃY TƯ VẤN THỦ TỤC CHO BALANCE 13KẾT LUẬN 17

Trang 6

LỜI MỞ BÀI

Qua lịch sử phát triển của loài người thì ta thấy nó luôn gắn liền với sự phát triển buôn bán Từ việc sơ khai việc trao đổi hàng hóa giữa người với người cho đến với sự buôn bán giữa các thương nhân giữa các quốc gia cách nhau hàng nghìn kilomet.ách đây hàng ngàn năm người Trung Quốc,Ấn Độ đã biết mang những sản phẩm của nước mình sang các nước ở Châu Âu,Châu Á để đổi lấy những sản phẩm mà nước mình không có,…Cho đến ngày nay xu hướng toàn cầu hóa, hội nhập hóa diễn ra ngày càng mạnh mẽ, có thể thấy rõ sự thay đổi của các nước trên thế giới trong vòng quay của nền kinh tế hội nhập và toàn cầu Tuy nhiên cùng với sự hội nhập là sự xung đột về lợi ích giữa các thương nhân trên các quốc ra diễn ra một cách vô cùng thường xuyên Vậy nên để hiểu rõ sự xung đột trên môi trường thương mại quốc tế thì nhóm 1 chúng em xin đưa ra một trường hợp cụ thể về xung đột lợi ích giữa các thương nhân với một bên là thương nhân Việt Nam và một bên là thương nhân Hàn Quốc Do có sự thiếu thốn về thời gian nên bài của chúng em còn nhiều sơ sót mong cô thông cảm, chúng em xin cảm ơn ạ.

Ký tên

Phùng Thị Lan Anh

6

Trang 7

I.ĐỀ BÀI

Công ty PP (trụ sở tại Việt Nam) và Công ty Balance (trụ sở tại Hàn Quốc) ký Hợp đồng J có nội dung sau: Công ty PP mua của Công ty Balance 1000 tấn (+/-10% không bao gồm độ ẩm) giấy phế liệu; đơn giá 235 USD/tấn giao hàng theo điều kiện CIF tại cảng Hải Phòng; độ ẩm tối đa của hàng hóa là 12%.… Sau đó, trong 02 Lô hàng được chuyển đến kho của công ty giấy Balance thì phát hiện giấy trong một số Container bị vượt quá độ ẩm cho phép.

Công ty Balance đã giao hàng cho công ty B như sau:

(1) Lô hàng theo vận đơn số 01/KMT có trọng lượng 487,560 tấn giấy trong 20 container được vận chuyển đến kho của công ty PP dỡ hàng từ ngày 24/7/2018 đến ngày 30/7/2018 phát hiện giấy trong một số Cont bị vượt quá độ ẩm cho phép Tại chứng thư giám định số 12A01HN1364 ngày 7/8/2018 của Vinacontrol Chi nhánh Hà Nội xác định: “Vận đơn 01/KMT có 5/20 Cont dạt hoặc gần đạt độ ẩm cho phép, có 15/20 Cont có độ ẩm tối đa vượt quá mức quy định 12% Do độ ẩm vượt cao hơn mức quy định nên mức thiếu hụt trọng lượng là 68,151 tấn hàng, tương ứng với 16.015,49 USD (68,151 USD x 235 USD/1MT), chi phí giám định 944,45 USD Tổng giá trị thiệt hại bị thiếu hụt là 16.954,94 USD.

(2) Lô hàng theo vận đơn số 02/KMT có trọng lượng 589,440 tấn giấy trong 24 container được vận chuyển đến kho của công ty PP dỡ hàng từ ngày 1/8/2018 đến ngày 6/8/2018 phát hiện giấy trong một số Cont bị vượt quá độ ẩm cho phép Tại chứng thư giám định số 12A01HN1400 ngày 15/8/2018 của Vinacontrol Chi nhánh Hà Nội xác định: “Vận đơn 02/KMT có 1/24 Cont đạt hoặc gần đạt độ ẩm cho phép, có 23/24 Cont có độ ẩm tối đa vượt quá mức quy định 12% Do độ ẩm vượt cao hơn mức quy định nên mức thiếu hụt trọng lượng là 61,56 tấn hàng, tương ứng với 14.470,36 USD (61,576 USD x 235 USD/1MT), chi phí giám định 1.059,39 USD Tổng giá trị thiệt hại bị thiếu hụt là 15.529,75 USD.

Sau khi có kết quả giám định, Công ty PP đã thông báo và yêu cầu Công ty Balance bồi thường nhưng không được chấp nhận Sau đó, Công ty PP đã giao toàn bộ lô hàng trên theo khối lượng Kết luận giám định thực tế cho Công ty Giấy Balance Công ty PP

Trang 8

yêu câu Công ty Balance bồi thường thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ theo hợp đồng với tổng số tiền 32.489,69 USD tương đương 678.059.830 đồng.

3 XÁC ĐỊNH YÊU CẦU CỦA PP CÓ HỢP PHÁP THEO QUY ĐỊNH CỦA CÔNG ƯỚC VIÊN 1980 KHÔNG?

4 GIẢ SỬ TÒA ÁN HÀN QUỐC ĐÃ XÉT XỬ VỤ ÁN, CÔNG TY BALANCE MUỐN LÀM THỦ TỤC XIN CÔNG NHẬN VÀ CHO THI HÀNH BẢN ÁN CỦA TÒA ÁN HÀN QUỐC TẠI VIỆT NAM ANH/CHỊ HÃY TƯ VẤN THỦ TỤC CHO BALANCE

8

Trang 9

II BÀI LÀM

 Trong tình huống này, có thể áp dụng các nguồn luật sau đây: Trong tình huống này, có thể áp dụng các nguồn luật sau đây:

Căn cứ theo điểm a khoản 2 Điều 663 BLDS 2015 thì

2 Quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài là quan hệ dân sự thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Có ít nhất một trong các bên tham gia là cá nhân, pháp nhân nước ngoài;

Ở đây Công ty Balance là pháp nhân nước ngoài => Đây là Quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài

=> Các nguồn luật có thể sử dụng là văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam, Hàn Quốc, điều ước quốc tế, tập quán quốc tế,pháp luật nước ngoài, thỏa thuận của 2 bên ( căn cứ theo Điều 664 - 667 BLDS 2015)

 Nguồn luật là văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam bao gồm Bộ luật dân sự, Bộ luật tố tụng dân sự, Luật thương mại,

 Nguồn luật là thỏa thuận tức là hợp đồng giữa 2 bên

Tiếp đó , căn cứ Khoản 2 Điều 3 BLDS năm 2015 quy định: “ Cá nhân, pháp nhân xác

lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình trên cơ sở tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận Mọi cam kết, thỏa thuận không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội có hiệu lực thực hiện đối với các bên và phải được chủ thể khác tôn trọng “

Có thể thấy, trước khi áp dụng các loại nguồn khác để giải quyết xung đột, pháp luật cho phép các bên thỏa thuận với nhau và coi nó là một nguồn luật quan trọng => Hợp đồng mua bán hàng hóa giữa công ty PP và công ty Balance là nguồn luật trong tình huống này

Trang 10

 Nguồn luật là điều ước quốc tế

+ Căn cứ vào Điểm a khoản 1 Điều 1 công ước Viên 1980

“Điều 1

1 Công ước này áp dụng đối với các hợp đồng mua bán hàng hóa giữa các bên có địa điểm kinh doanh tại các quốc gia khác nhau:

a khi các quốc gia này là các Quốc gia thành viên của Công ước này;”

Vậy nên phạm vi áp dụng của công ước Viên 1980 nêu rõ Công ước này áp dụng cho các hợp đồng mua bán hàng hóa giữa các bên có trụ sở thương mại tại các quốc gia khác nhau “Khi các quốc gia này là các quốc gia thành viên của Công ước ”

Theo đề bài, chủ thể tham gia hợp đồng là Công ty PP ( Việt Nam) và Công ty Balance ( Hàn Quốc ) Hai nước này đều là thành viên của công ước Viên 1980 (1)

 Căn cứ theo Điều 2 và điều 3 công ước Viên 1980

“Ðiều 2

Công ước này không áp dụng đối với việc mua bán:

a hàng hóa để sử dụng vào mục đích cá nhân hoặc gia đình, trừ trường hợp bên bán, vào bất kỳ thời điểm nào trước hoặc vào thời điểm giao kết hợp đồng, không biết và không có nghĩa vụ phải biết rằng hàng hóa được mua để sử dụng vào các mục đích trên;

b thông qua bán đấu giá;

c để thi hành các quyết định hành chính hoặc tư pháp;

d cổ phiếu, chứng chỉ đầu tư, công cụ chuyển nhượng hoặc tiền tệ; e tàu thủy, tàu bay, thủy phi cơ;

f điện năng

10

Trang 11

và Ðiều 3

1 Các hợp đồng cung ứng hàng hóa để chế tạo hoặc sản xuất được xem là hợp đồng mua bán, trừ trường hợp bên đặt hàng có nghĩa vụ cung cấp phần lớn nguyên liệu cần thiết cho việc chế tạo hoặc sản xuất hàng hóa đó

2 Công ước này không áp dụng đối với các hợp đồng mà trong đó, nghĩa vụ chủ yếu của bên giao hàng là cung ứng lao động hoặc các dịch vụ khác.”

Theo đó ta có quy định những trường hợp không phải là đối tượng điều chỉnh của công ước này Hợp đồng giữa Công ty PP ( Việt Nam) và Công ty Balance ( Hàn Quốc ) là hợpđồng mua bán giấy phế liệu , không thuộc vào những trường hợp được nêu trong điều 2 và điều 3 đó (2)

Từ (1) và (2)=>Nguồn luật có thể sử dụng là công ước Viên 1980.

 Nguồn luật là tập quán quốc tế

Căn cứ theo đề bài ta có các bên giao hàng theo điều kiện CIF tại cảng Hải Phòng

=> Các bên có thể sử dụng các quy tắc của INCOTERM

 Các quy định về giấy phép xuất nhập khẩu: Có thể áp dụng các quy định liên quan đến xuất nhập khẩu giấy phép và điều kiện hàng hóa, bao gồm độ ẩm tối đa cho phép.

 Các quy định về giám định hàng hóa: Quy định về việc xác định chất lượng và trạng thái của hàng hóa có thể được áp dụng trong quá trình giám định như trong trường hợp này.

2 XÁC ĐỊNH PP HAY BALANCE ĐÃ VI PHẠM HỢP ĐỒNG THEO CÔNG ƯỚCVIÊN 1980.

Theo đề bài thì giữa hai bên đã tồn tại hợp đồng mua bán hàng hóa, vậy nên căn cứ

theo khoản 1 điều 38 Công ước viên 1980 quy định: “1 Bên mua phải kiểm tra hoặc

Trang 12

đảm bảo hàng hóa được kiểm tra trong thời hạn ngắn nhất mà hoàn cảnh thực tế chophép”

Theo tình huống trên ta có:

Thời gian Lô hàng theo vận đơn số 01/KMT được vận chuyển đến kho của công ty PP dỡ hàng từ ngày 24/7/2018 đến ngày 30/7/2018 phát hiện giấy trong một số Cont bị vượt quá độ ẩm cho phép

Thời gian Lô hàng theo vận đơn số 02/KMT được vận chuyển đến kho của công ty PP dỡ hàng từ ngày 1/8/2018 đến ngày 6/8/2018 phát hiện giấy trong một số Cont bị vượt quá độ ẩm cho phép.

=> Công ty PP đã thực hiện nghĩa vụ kiểm tra hàng hóa đối với 2 lô hàng và công ty PP đã thực hiện đúng nghĩa vụ kiểm hàng trong khoản thời gian ngắn nhất mà theo hoàn cảnh cho phép.

Theo khoản 1 điều 35 Công ước viên 1980 quy định: “1 Bên bán có nghĩa vụ giao

hàng đúng số lượng, chất lượng và miêu tả theo quy định trong hợp đồng và được đóng gói bằng cách thức theo quy định trong hợp đồng”.

PP và Balance ký kết hợp đồng J có nội dung sau: Công ty PP mua của Công ty Balance 1000 tấn (+/-10% không bao gồm độ ẩm) giấy phế liệu; đơn giá 235

USD/tấn giao hàng theo điều kiện CIF tại cảng Hải Phòng; độ ẩm tối đa của hàng hóa là 12%.…Tuy nhiên, khi công ty PP tiến hành kiểm tra hàng hóa thì phát hiện giấy trong một số Container bị vượt quá độ ẩm cho phép, cụ thể lô hàng số 01/KMT có 15/20 Cont có độ ẩm tối đa vượt quá mức quy định 12% và lô hàng số 02/KMT có 23/24 Cont có độ ẩm tối đa vượt quá mức quy định 12%

=>Do đó, công ty Balance đã không thực hiện đúng nghĩa vụ của mình là giao hàng đúng chất lượng và miêu tả theo quy định trong hợp đồng, như vậy công ty Balance đã vi phạm hợp đồng theo Công ước viên 1980.

12

Trang 13

3 XÁC ĐỊNH YÊU CẦU CỦA PP CÓ HỢP PHÁP THEO QUY ĐỊNH CỦA CÔNGƯỚC VIÊN 1980 KHÔNG?

 Về thời hạn thông báo:

Áp dụng khoản 2 điều 39 công ước Viên 1980: “ Trong mọi trường hợp, người mua

bị mất quyền khiếu nại về việc hàng không phù hợp với hợp đồng nếu họ không thông báo cho người bán biết về việc đó chậm nhất trong thời hạn 2 năm kể từ ngày hàng hóa đã thực sự được giao cho người mua trừ phi thời hạn này trái ngược với thời hạn bảo hành quy định trong hợp đồng.”

Trong tình huống này, Sau khi giám định thực tế độ ẩm, Công ty PP đã thông báo ngay cho công ty Balance về việc vi phạm

 Về bồi thường

Căn cứ theo điều 74 Công ước viên 1980:

“Tiền bồi thường thiệt hại xảy ra do một bên vi phạm hợp đồng là một khoản tiền

bao gồm tổn thất và khoản lợi bị bỏ lỡ mà bên kia đã phải chịu do hậu quả của sự vi phạm hợp đồng Tiền bồi thường thiệt hại này không thể cao hơn tổn thất và số lợi bỏ lỡmà bên bị vi phạm đã dự liệu hoặc đáng lẽ phải dự liệu được vào lúc ký kết hợp đồng như một hậu quả có thể xảy ra do vi phạm hợp đồng, có tính đến các tình tiết mà họ đã biết hoặc đáng lẽ phải biết.”

Theo quy định tại Điều 74, công ước Viên 1980 tiếp cận phạm vi thiệt hại được bồi thường dưới hình thức các tổn thất mà bên bị vi phạm phải gánh chịu do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra, trong đó bao gồm tổn thất thực tế (giá trị giảm đi mà bên bị vi phạm phải gánh chịu) và khoản lợi nhuận bị bỏ lỡ (giá trị tăng thêm mà bên bị vi phạm bỏ lỡ) Có thể nhận thấy, công ước Viên 1980 phân biệt các loại thiệt hại được bồi thường dưới dạng thiệt hại vật chất hay thiệt hại tinh thần Do đó, quy định của Điều 74 dưới góc độ áp dụng nguyên tắc “bồi thường toàn bộ” và công nhận quyền yêu cầu bồi thường đối với tất cả các thiệt hại, bao gồm cả thiệt hại vật chất và thiệt hại phi vật chất, mà bên bị vi phạm phải gánh chịu do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra

=>Từ những điều trên, ta có thể thấy, công ty PP yêu cầu công ty Balance bồi thường là hợp pháp theo quy định của công ước Viên 1980

Trang 14

4 GIẢ SỬ TÒA ÁN HÀN QUỐC ĐÃ XÉT XỬ VỤ ÁN, CÔNG TY BALANCEMUỐN LÀM THỦ TỤC XIN CÔNG NHẬN VÀ CHO THI HÀNH BẢN ÁN CỦATÒA ÁN HÀN QUỐC TẠI VIỆT NAM ANH/CHỊ HÃY TƯ VẤN THỦ TỤC CHOBALANCE

* Điều kiện

- Theo điểm a khoản 1 Điều 423 Bộ Luật tố tụng dân sự 2015:

“1 Bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài sau đây được xem xét công nhận

và cho thi hành tại Việt Nam:

a) Bản án, quyết định về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động,quyết định về tài sản trong bản án, quyết định hình sự, hành chính của Tòa án nước ngoài được quy định tại điều ước quốc tế mà nước đó và Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;“

Bản án tòa án Hàn Quốc được xem xét công nhận và cho thi hành tại Việt Nam Vì bản án Tòa án Hàn Quốc được quy định tại điều ước quốc tế mà Hàn Quốc và Việt Nam là thành viên

- Theo Khoản 1 Điều 423 Bộ Luật tố tụng dân sự 2015 quy định

“ Cá nhân phải thi hành cư trú, làm việc tại Việt Nam hoặc cơ quan, tổ chức phải thi

hành có trụ sở chính tại Việt Nam hoặc tài sản liên quan đến việc thi hành bản án, quyết định đó có tại Việt Nam vào thời điểm yêu cầu.”

Suy ra, yêu cầu công nhận bản án Tòa án Hàn Quốc của Công ty Balance có quyền được Tòa án Việt Nam công nhận do tài sản liên quan đến việc thi hành bản án có tại Việt Nam vào thời điểm yêu cầu

- Tuy nhiên căn cứ khoản 1 Điều 432 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 thì trong thời hạn 3 năm kể từ ngày bản án của tòa án Hàn Quốc có hiệu lực pháp luật, người được thi hành, người có quyền, lợi ích hợp pháp liên quan hoặc người đại diện hợp pháp của họ có quyền gửi đơn đến bộ tư pháp Việt Nam theo quy định của điều ước quốc tế mà Việt Nam và Hàn Quốc là thành viên hoặc tòa án Việt Nam có thẩm quyền quy định tại thời điểm này để yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án đó.

* Thủ tục

14

Trang 15

- Gửi đơn yêu cầu: Đương sự có quyền gửi đơn yêu cầu là người được thi hành hoặc người đại diện hợp pháp của họ, đương sự, người có quyền, lợi ích hợp pháp liên quan cũng có thể gửi đơn yêu cầu công nhận bản án, quyết định dân sự của toà án nước ngoài Căn cứ Điều 433 và Điểu 434 Bộ luật tố tụng dân sự 2015, đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành bản án cùng các giấy tờ, tài liệu đi kèm của tòa án Hàn Quốc tại Việt Nam của công ty Balance phải có các nội dung chính sau :

+ Họ tên, địa chỉ nơi cư trú hoặc nơi làm việc của người được thi hành, người đại diện hợp pháp của người đó; nếu người được thi hành án là cơ quan, tổ chức thì phải ghi đầy đủ tên và địa chỉ trụ sở chính của cơ quan tổ chức đó (cụ thể ở đây người được thi hành án là công ty Balance thì phải ghi đầy đủ tên trụ sở chính của công ty này); công ty Balance không có trụ sở chính tại Việt Nam thì trong đơn yêu cầu cần phải ghi rõ địa chỉ nơi có tài sản và các loại tài sản liên quan đến việc thi hành bản án của tòa án Hàn Quốc tại Việt Nam;

+ Văn bản của Tòa án Hàn Quốc xác nhận bản án, quyết định đó có hiệu lực pháp luật, chưa hết thời hiệu thi hành và cần được thi hành tại Việt Nam, trừ trường hợp trong bản án, quyết định đó đã thể hiện rõ những nội dung này;

+ Văn bản của Tòa án Hàn Quốc xác nhận kết quả tống đạt hợp lệ bản án, quyết định đó cho người phải thi hành;

+ Trường hợp bản án của tòa án Hàn Quốc đã được thi hành một phần thì người được thi hành được ghi rõ phần đã thi hành và phần còn lại có yêu cầu công nhận và cho thi hành tiếp tại Việt Nam;

+ Đơn yêu cầu bằng tiếng nước ngoài phải được gửi kèm theo bản dịch ra tiếng Việt được công chứng chứng thực hợp pháp.

- Căn cứ Điều 435 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 có quy định:

“Trường hợp Bộ Tư pháp nhận được đơn yêu cầu và giấy tờ, tài liệu quy định tại khoản 1

Điều 434 của Bộ luật này thì trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Tư pháp phải chuyển cho Tòa án có thẩm quyền theo quy định tại Điều 37 và Điều39 của Bộ luật này.”

Bộ Tư pháp sẽ phải chuyển cho tòa án có thẩm quyền tiến hành thực hiện Sau đó tòa án có thẩm quyền sẽ xem xét việc thụ lý đơn.

Ngày đăng: 08/04/2024, 01:08

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan