Thực trạng ngành bán lẻ tại việt nam

10 0 0
Thực trạng ngành bán lẻ tại việt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ TẠI VIỆT NAM I. Giới thiệu (Duyên) 1. Khái niệm Nhà bán lẻ là người bán hàng hóa, dịch vụ trực tiếp cho người tiêu dùng để sử dụng vào mục đích cá nhân hoặc phi kinh doanh. 2. Các đặc điểm của trung gian bán lẻ tại Việt Nam Quy mô lớn: Có nhiều trung gian bán lẻ có quy mô lớn và chiếm lĩnh thị trường như: Lotte Mart, AEON, VinMart, Co.op Mart... Mô hình mua sắm đa dạng: Trung gian bán lẻ tại Việt Nam cung cấp nhiều loại hình mua sắm khác nhau như siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện lợi, mua sắm trực tuyến... Đa dạng sản phẩm: Trung gian bán lẻ tại Việt Nam cung cấp đa dạng sản phẩm từ hàng tiêu dùng, điện tử, thực phẩm, quần áo, điện thoại di động, đồ gia dụng... Khuyến mãi và ưu đãi: Trung gian bán lẻ thường có chương trình khuyến mãi và giảm giá để thu hút khách hàng. Giao hàng nhanh chóng: Với sự phát triển của mua sắm trực tuyến, trung gian bán lẻ tại Việt Nam có dịch vụ giao hàng nhanh chóng và tiện lợi. Dịch vụ chăm sóc khách hàng: Trung gian bán lẻ tại Việt Nam điều hành các dịch vụ chăm sóc khách hàng, đảm bảo quyền lợi của khách hàng. Gắn kết với các nhà cung cấp: Trung gian bán lẻ tại Việt Nam có quan hệ gắn kết với các nhà cung cấp để đảm bảo nguồn hàng và chất lượng sản phẩm. Sự xuất hiện của nhiều thương hiệu nổi tiếng: Có nhiều thương hiệu nước ngoài và trong nước nổi tiếng đã đầu tư vào trung gian bán lẻ tại Việt Nam như Zara, HM, Samsung, Apple..

Trang 1

THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ TẠI VIỆT NAM I Giới thiệu (Duyên)

1 Khái niệm

Nhà bán lẻ là người bán hàng hóa, dịch vụ trực tiếp cho người tiêu dùng để sử dụng vào mục đích cá nhân hoặc phi kinh doanh.

2 Các đặc điểm của trung gian bán lẻ tại Việt Nam

- Quy mô lớn: Có nhiều trung gian bán lẻ có quy mô lớn và chiếm lĩnh thị trường như: Lotte Mart, AEON, VinMart, Co.op Mart

- Mô hình mua sắm đa dạng: Trung gian bán lẻ tại Việt Nam cung cấp nhiều loại hình mua sắm khác nhau như siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện lợi, mua sắm trực tuyến

- Đa dạng sản phẩm: Trung gian bán lẻ tại Việt Nam cung cấp đa dạng sản phẩm từ hàng tiêu dùng, điện tử, thực phẩm, quần áo, điện thoại di động, đồ gia dụng

- Khuyến mãi và ưu đãi: Trung gian bán lẻ thường có chương trình khuyến mãi và giảm giá để thu hút khách hàng.

- Giao hàng nhanh chóng: Với sự phát triển của mua sắm trực tuyến, trung gian bán lẻ tại Việt Nam có dịch vụ giao hàng nhanh chóng và tiện lợi - Dịch vụ chăm sóc khách hàng: Trung gian bán lẻ tại Việt Nam điều hành

các dịch vụ chăm sóc khách hàng, đảm bảo quyền lợi của khách hàng - Gắn kết với các nhà cung cấp: Trung gian bán lẻ tại Việt Nam có quan hệ

gắn kết với các nhà cung cấp để đảm bảo nguồn hàng và chất lượng sản phẩm.

- Sự xuất hiện của nhiều thương hiệu nổi tiếng: Có nhiều thương hiệu nước ngoài và trong nước nổi tiếng đã đầu tư vào trung gian bán lẻ tại Việt Nam như Zara, H&M, Samsung, Apple

3 Các hình thức bán lẻ tại Việt Nam

- Cửa hàng truyền thống: Đây là hình thức bán lẻ phổ biến nhất, bao gồm các cửa hàng tạp hóa, siêu thị, cửa hàng đồ điện tử, cửa hàng thời trang, cửa hàng sách, v.v Đây là nơi khách hàng có thể mua hàng trực tiếp và tham khảo các sản phẩm trước khi mua.

- Trung tâm thương mại: Là nơi tập trung nhiều cửa hàng và thương hiệu khác nhau trong một tòa nhà cao tầng Trung tâm thương mại thường có đủ các loại hàng hóa từ thời trang, điện tử, mỹ phẩm đến thực phẩm, nhà hàng và giải trí Nhờ tính tiện lợi và mang đa dạng sản phẩm, trung tâm thương mại trở thành điểm đến phổ biến cho việc mua sắm.

Trang 2

- Siêu thị mini và cửa hàng tiện lợi: Đây là các công ty nhỏ với diện tích nhỏ hơn so với siêu thị truyền thống Nhưng chúng lại cung cấp một loạt các sản phẩm từ thực phẩm đến hàng tiêu dùng hàng ngày như nước giải khát, bánh kẹo, điện thoại, đồ gia dụng, v.v Điểm mạnh của siêu thị mini và cửa hàng tiện lợi là độ phổ biến và tiện ích, người mua có thể dễ dàng mua các sản phẩm cần thiết.

- Mua sắm trực tuyến: Với sự phát triển của công nghệ và Internet, mua sắm trực tuyến đã trở thành một hình thức bán lẻ phổ biến Người mua có thể mua hàng từ các trang web thương mại điện tử hoặc ứng dụng di động và nhận hàng tại nhà Mua sắm trực tuyến không chỉ tiện lợi, mà còn mang lại sự lựa chọn đa dạng và thường có giá thành cạnh tranh hơn so với cửa hàng truyền thống.

- Bán hàng qua đại lý: Ngoài các cửa hàng và trang web chính thức, một số công ty bán hàng thông qua hệ thống đại lý, nhà phân phối hoặc bán hàng trực tiếp từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng Đây là hình thức phát triển phổ biến trong ngành hàng tiêu dùng nhanh, như mỹ phẩm và thực phẩm II Tổng quan về thị trường (Duyên)

1 Quy mô thị trường bán lẻ tại Việt Nam

- Theo Bộ Công Thương thì ngành bán lẻ Việt Nam hiện có quy mô thị trường 142 tỷ USD và dự báo tăng lên 350 tỷ USD vào năm 2025, đóng góp 59% tổng ngân sách quốc nội (GDP).

- Kết quả khảo sát các doanh nghiệp ngành bán lẻ do Báo cáo Đánh giá Việt Nam thể hiện, tính đến thời điểm này, cả nước hiện có trên 53,8% số doanh nghiệp bán lẻ báo cáo đạt hiệu quả kinh doanh Năm 2022, thị trường bán lẻ Việt Nam đã chứng kiến sự tăng tốc của nhiều doanh nghiệp trong việc ứng dụng số hóa vào quản trị, vận hành, logistics lẫn phân phối.

- Hết năm 2022, hoạt động thương mại trong nước đã bắt đầu phục hồi tích cực; các chương trình kích cầu tiêu dùng hay tháng khuyến mại cũng đang được tổ chức đồng loạt ở các địa phương trên cả nước giúp thúc đẩy nhu cầu tiêu dùng và mua sắm gia tăng Chính vì lẽ đó, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ năm 2022 đã tăng 21%, vượt mục tiêu kế hoạch của ngành công thương

- Tuy nhiên, quy mô và tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng năm 2022 chỉ đạt khoảng 82% quy mô của chỉ tiêu này nếu ước tính trong điều kiện bình thường không xảy ra dịch COVID-19.

Trang 3

- Hiện, ngành bán lẻ vẫn còn thiếu sự liên kết chặt chẽ giữa các bên trong chuỗi cung ứng hàng hóa (nhà sản xuất, nhà phân phối, nhà vận chuyển, người tiêu dùng), nhất là đối với hàng thực phẩm thiết yếu, nên thị trường dễ bị biến động do tác động của tâm lý người tiêu dùng Đó là chưa kể tới tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, găm hàng chờ tăng giá trên thị trường nội địa, vi phạm cạnh tranh còn diễn biến phức tạp.

- Ở Việt Nam, các đô thị lớn như Hà Nội và TP.HCM là các thị trường bán lẻ quan trọng nhất, tuy nhiên, các thành phố và vùng đồng bằng sông Cửu Long cũng có tiềm năng phát triển mạnh mẽ Ngoài ra, việc gia nhập Cộng đồng ASEAN và các hiệp định thương mại tự do khác cũng tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của thị trường bán lẻ Việt Nam.

- Dự báo tương lai, thị trường bán lẻ Việt Nam vẫn còn nhiều tiềm năng và cơ hội để phát triển Tăng trưởng kinh tế, tiêu dùng gia tăng, sự gia tăng đầu tư nước ngoài và sự thay đổi trong thói quen mua sắm của người tiêu dùng sẽ tiếp tục thúc đẩy sự phát triển của thị trường bán lẻ Việt Nam trong tương lai.

2 Tốc độ tăng trưởng của thị trường bán lẻ Việt Nam

- Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 8/2023 ước đạt 515,4 nghìn tỷ đồng, tăng 0,9% so với tháng trước và tăng 7,6% so với cùng kỳ năm trước do nhu cầu tiêu dùng các mặt hàng thiết yếu, đặc biệt là các mặt hàng phục vụ năm học mới tăng cao và tháng 8 là tháng mùa hè cuối cùng của năm, cũng là thời điểm cuối kỳ nghỉ hè của học sinh, sinh viên nên các hoạt động du lịch cũng như vui chơi ngoài trời nhộn nhịp hơn.

- Tính chung 8 tháng năm 2023, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá hiện hành ước đạt 4.043,9 nghìn tỷ đồng, tăng 10% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2022 tăng 19,2%), nếu loại trừ yếu tố giá tăng 7,7% (cùng kỳ năm 2022 tăng 15,1%) Như vậy, từ đầu năm đến nay, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ lũy kế hàng tháng đang có xu hướng giảm dần, cho thấy sức mua đang chậm lại

3 Các công ty bán lẻ lớn tại Việt Nam a) Công ty TNHH AEON Việt Nam

- AEON không chỉ là một trong các doanh nghiệp bán lẻ hàng đầu tại Việt Nam mà còn là một trong những tập đoàn thương mại bán lẻ lớn nhất trên thế giới.

Trang 4

- Thương hiệu này xuất xứ từ Nhật Bản, thành lập từ năm 1758 và đã hoạt động trên 250 năm với nhiều chi nhánh tại nhiều quốc gia khác nhau như Trung Quốc, Thái Lan, Việt nam, Malaysia, Hàn Quốc, Ấn Độ, Hồng Kông, Indonesia, Lào, Philippines, Myanmar, Campuchia…

- Hiện nay ở Việt Nam thì AEON luôn là một trong những trung tâm mua sắm và ẩm thức hàng đầu được nhiều người lựa chọn Tuy mới hoạt động 9 trung tâm mua sắm tại Hà Nội, Sài Gòn, Bình Dương và Hải Phòng nhưng với tình hình kinh doanh như hiện tại thì khả năng AEON sẽ tiếp tục mở rộng chi nhánh tới nhiều tỉnh thành khác trên cả nước.

b) CTCP Đầu tư Thế giới Di động

- Công ty Cổ phần Đầu tư Thế Giới Di Động (MWG) không chỉ nằm trong top các công ty hàng đầu ngành bán lẻ về doanh thu và lợi nhuận mà còn nằm trong TOP 500 công ty hoạt động tốt nhất tại Việt Nam.

- Nhờ vào chiến lược omni-channel mà công ty đã có mạng lưới cả ngàn cửa hàng trên khắp cả nước, cung cấp cho người dân Việt Nam cả nhu cầu về hàng công nghệ, hàng tiêu dùng, thực phẩm và cả nhà

- Công ty cũng cung cấp dịch vụ có liên quan như dịch vụ hậu mãi – bảo trì – lắp đặt, dịch vụ giao hàng chặng cuối, dịch vụ quản lý kho vận logistics và có cả chi nhánh điện máy tại Indonesia.

- Sở hữu chuỗi kinh doanh các mặt hàng điện tử – gia dụng như Điện Máy Xanh ,Thế giới di động lớn nhất cả nước.

- MWG đã xây dựng được mô hình cửa hàng lớn, sở hữu chuỗi siêu thị, trung tâm thương mại, nhà thuốc nổi tiếng và là gương mặt nằm trong top 50 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam

c) CTCP Bán lẻ Kỹ thuật số FPT (FRT)

- Là một đối thủ cạnh tranh lớn của CTCP Đầu tư Thế giới Di động trên thị trường Việt Nam hiện nay. Công ty Cổ phần Bán lẻ Kỹ thuật số FPT (gọi tắt là FPT Retail) hiện đang quản lý 2 chuỗi bán lẻ lớn đó là FPT Shop, F.Studio By FPT cùng với Cổ phần Dược phẩm FPT Long Châu.

Trang 5

- Lĩnh vực kinh doanh của FPT Retail

+ FPT Shop: chuyên bán lẻ các mặt hành công nghệ, điện máy như điện thoại, máy tính bảng, laptop, phụ kiện, nồi cơm điện, máy lọc nước, máy lọc không khí…từ các hãng điện máy lớn trên thế giới FPT Shop hiện đứng sau Thế giới di động về chuỗi bán lẻ các sản phẩm công nghệ tại thị trường Việt Nam.

+ Nhà Thuốc Long Châu: là công ty con của FPT Retail, nhà thuốc Long Châu được biết tới là một trong những chuỗi bán lẻ dược phẩm uy tín hàng đầu tại Việt Nam.

- Vị thế của FPT Retail

+ FPT Retail hiện đứng thứ 2 về thị phần điện thoại và là nhà bán lẻ Apple chính hãng, bán lẻ Laptop số 1 tại thị trường Việt Nam.

+ Còn về hàng công nghệ thì FPT Retail đứng thứ 2 trên thị trường sau Thế giới di động.

+ Bên cạnh đó thì về chuỗi nhà thuốc Long Châu cũng đang có sự phát triển cực nhanh khi Website FPT Long Châu trở thành trang nhà thuốc trực tuyến phát triển nhanh nhất thế giới cũng là chuỗi nhà thuốc đứng 2 về thị phần sau Pharmacity.

d) Central Retail (Go! Big C, Tops Market)

- Tập đoàn Central Retail (CRC) là tập đoàn bán lẻ hàng đầu tại Thái Lan, tập đoàn này bắt đầu tấn công thị trường Việt Nam vào năm 2012 với lĩnh vực thời trang Central Retail tại Việt Nam sau hơn 10 năm phát triển đã trở thành một trong những doanh nghiệp bán lẻ lớn nhất với hơn 340 trung tâm thương mại lẫn cửa hàng tại hơn 40 tỉnh/thành phố trên cả nước.

- Lĩnh vực kinh doanh của Central Retail Việt Nam: Lĩnh vực kinh doanh chính giúp Central Retail Việt Nam thu được lợi nhuận cao đó là: bất động sản, kinh doanh thực phẩm và phi thực phẩm.

- Vị thế của Central Retail Việt Nam

+ Central Retail Việt Nam có hơn 340 trung tâm thương mại lẫn cửa hàng tại hơn 40 tỉnh/thành phố trên cả nước.

+ Những thương hiệu bán lẻ nổi tiếng dưới sự quản lý của Central Retail Việt Nam phải kể tới như: Big C, Nguyễn Kim, GO! Trung tâm mua sắm, Tops Market, Lan Chi Mart, Supersports, Robins, LookKool…

e) CTCP Dịch vụ Thương mại Tổng hợp WinCommerce

- Chuỗi cửa hàng WinMart & Winmart+ của WinCommerce là một trong những thương hiệu bán lẻ uy tín tại Việt Nam với hơn 132 siêu

Trang 6

thị Winmart và gần 3000 cửa hàng Winmart+ trải dài trên khắp lãnh thổ Việt Nam.

- Thực ra trước đây thương hiệu này là VinMart và VinMart+ thuộc tập đoàn Vingroup nhưng sau đó Vingroup bán lại cho Tập đoàn Masan nên đã đổi tên thành Winmart và Winmart+ WinCommerce đã đặt ra mục tiêu mở rộng thêm khoảng 800 – 1.200 cửa hàng WinMart+ trong năm 2023 và tăng thêm vào các năm sau đó nhằm phục vụ nhu cầu tiêu dùng của mọi người dân cả nước với tiêu chí hàng đảm bảo chất lượng và “sạch”.

- Lĩnh vực kinh doanh của WinCommerce: Lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của WinCommerce là cung cấp nhu yếu phẩm, vật dụng sinh hoạt hàng ngày cho người dân đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam - Vị thế của WinCommerce: Vincommerce nhận giải thưởng nhà bán lẻ

châu Á với WinMart và ưinMart+ và giải thưởng Doanh nghiệp Trách nhiệm châu Á với hàng trăm cửa hàng tiện lợi lớn nhỏ mở tại hầu hết tỉnh thành tại Việt Nam.

III Xu hướng thị trường (Khang)

1 Tăng trưởng thương mại điện tử tại Việt Nam

- Thương mại điện tử Việt Nam tiếp tục là một trong những lĩnh vực kinh tế sáng nhất, tăng trưởng nhanh và ổn định nhất Theo đó, tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử năm 2023 sẽ vượt trên 25% và đạt quy mô hơn 20 tỷ USD.

- Báo cáo của Facebook và Bain & Company cũng dự báo trong thời gian tới thương mại điện tử Việt Nam sẽ có sự tăng trưởng mạnh mẽ Đến năm 2026, Việt Nam sẽ là thị trường thương mại điện tử phát triển nhanh nhất Đông Nam Á, với tổng giá trị hàng hóa thương mại điện tử ước đạt 56 tỷ USD, gấp 4,5 lần giá trị dự đoán vào năm 2021.

- Quy mô giao dịch thương mại điện tử bán lẻ chiếm khoảng 8,5% tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng năm 2022 Xét riêng lĩnh vực bán lẻ hàng hoá, năm 2022 tỷ lệ bán lẻ hàng hoá trực tuyến so với tổng mức bán lẻ hàng hoá khoảng 7,2%, cao hơn tỷ lệ tương ứng 6,7% của năm 2021.

- Tham gia các sàn thương mại điện tử trong và ngoài nước là xu thế mà doanh nghiệp cần nắm bắt trong bối cảnh cạnh tranh và người tiêu dùng ngày càng quan tâm tiện ích mua sắm Sự chuyển dịch nền kinh tế số và xu hướng mua sắm trong và sau đại dịch cùng với việc tham gia các hiệp định thương mại quốc tế đã góp phần thúc đẩy thương mại điện tử phát triển tại Việt Nam.

Trang 7

2 Sự phát triển của nền tảng mua sắm trực tuyến tại Việt Nam

- Theo Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam, hoạt động kinh doanh trên các sàn thương mại điện tử và mạng xã hội là những nét nổi bật của ngành thương mại điện tử Việt Nam năm 2022 và quý 1/2023 Kết quả khảo sát cho thấy có tới 65% doanh nghiệp đã triển khai hoạt động kinh doanh trên các mạng xã hội.

- Internet tạo ra được sàn giao dịch lên đến hàng triệu doanh nghiệp, hàng tỷ sản phẩm và lượng khách hàng khổng lồ Nhiều doanh nghiệp có doanh số tăng lên đến 70-80% khi tham gia các sàn thương mại quốc tế - Bên cạnh các nền tảng thương mại điện tử bán lẻ đã xuất hiện những nền

tảng công nghệ dữ liệu B2B kết nối các nhà bán lẻ truyền thống quy mô nhỏ với các nhà sản xuất hoặc bán buôn trên nền tảng tập trung Bằng cách tổng hợp nhu cầu, các nền tảng có thể cung cấp cho các nhà bán lẻ nhỏ nhiều lựa chọn hơn, giá tốt hơn và hậu cần hiệu quả hơn Điển hình trong đó là nền tảng hỗ trợ nhà bán lẻ quy mô nhỏ của Telio Việt Nam - Kinh doanh trên các mạng xã hội cũng được đánh giá mang lại hiệu quả

cao nhất, vượt qua các hình thức khác như website hay ứng dụng của doanh nghiệp cũng như sàn thương mại điện tử Nổi bật nhất là sự ra đời và tăng trưởng mạnh mẽ của Tiktok Shop.

- Theo Khoa học Dữ liệu Metric, tổng doanh số của bốn sàn thương mại điện tử hàng đầu cùng với Tiktok Shop lên tới 141.000 tỷ Shopee và Lazada là hai sàn thương mại điện tử lớn nhất, trong khi đó dù mới hoạt động từ giữa năm 2022 nhưng Tiktok Shop đã trở thành nền tảng thương mại điện tử bán lẻ lớn thứ 3 tại Việt Nam.

3 Sự phát triển của các cửa hàng bán lẻ truyền thống tại Việt Nam

Hiện nay, xu hướng thị trường phát triển của các cửa hàng bán lẻ truyền thống tại Việt Nam đang có sự thay đổi và tăng trưởng với một số điểm nhấn sau:

- Chuyển đổi sang mô hình đa kênh: Các cửa hàng bán lẻ truyền thống đang chuyển đổi từ mô hình offline sang mô hình kết hợp giữa offline và online (Omnichannel) Việc này giúp khách hàng tiếp cận sản phẩm dễ dàng hơn thông qua cả kênh trực tiếp và online, từ đó tăng tính cạnh tranh và thu hút khách hàng.

- Tăng trưởng của các chuỗi bán lẻ và siêu thị: Các chuỗi bán lẻ và siêu thị đang trở thành lựa chọn phổ biến của người tiêu dùng Với quy mô lớn, phạm vi cung cấp sản phẩm đa dạng và giá cả cạnh tranh, các chuỗi bán lẻ và siêu thị tạo ra sự thuận tiện và tiết kiệm thời gian cho người tiêu dùng.

Trang 8

- Sự phát triển của các cửa hàng tiện lợi và trạm xăng: Các cửa hàng tiện lợi, cửa hàng 24/7 và trạm xăng trở thành điểm mua sắm phổ biến trong cuộc sống hiện đại Với việc ngày càng nhiều người sống trong thành phố và có lối sống năng động, các cửa hàng này cung cấp không chỉ các sản phẩm tiêu dùng hàng ngày mà còn các dịch vụ khác như bán thức ăn nhanh, điểm nạp tiền điện thoại, v.v.

- Tăng cường trải nghiệm mua sắm: Các cửa hàng bán lẻ truyền thống ngày càng chú trọng vào việc tăng cường trải nghiệm mua sắm cho khách hàng Điều này bao gồm việc cải thiện không gian cửa hàng, bày trí sản phẩm hấp dẫn, cung cấp dịch vụ khách hàng tốt hơn, và tạo ra các chương trình khuyến mãi và sự kiện để thu hút khách hàng quay lại cửa hàng - Sự gia tăng của các cửa hàng chuyên nghiệp theo ngành hàng: Các cửa

hàng bán lẻ truyền thống ngày càng tập trung vào việc phục vụ cho các ngành hàng và nhóm mục tiêu cụ thể Thay vì cung cấp đa dạng sản phẩm, các cửa hàng này hiểu rõ nhu cầu và sở thích của khách hàng trong một lĩnh vực nhất định, từ đó tập trung vào cung cấp các sản phẩm và dịch vụ phù hợp nhất.

IV Những thách thức và cơ hội (Khang) 1 Cơ hội cho thị trường bán lẻ tại Việt Nam

- Quy mô dân số, tăng trưởng thu nhập đầu người cùng với độ mở của nền kinh tế đã tạo cơ hội cho Việt Nam trở thành một trong những thị trường đang phát triển hấp dẫn nhà đầu tư trong và ngoài nước Quy mô tiêu dùng ở Việt Nam với dân số năm 2019 là 96,48 triệu người, tăng 1.098,8 nghìn người, tương ứng tăng 1,15% so với năm 2018, cơ cấu dân số vàng cho tiêu Đồng thời, tốc độ đô thị hóa tại các đô thị khá cao, Việt Nam có 33,46 triệu người, sống ở khu vực thành thị chiếm 34,7%; tổng dân số - Bên cạnh đó, tình hình việc làm của cả nước có sự chuyển biến tích cực,

tỷ lệ thất nghiệp, thiếu việc làm giảm, số người có việc làm tăng, thu nhập của người lao động làm công hưởng lương có xu hướng tăng Đời sống dân cư cả nước tiếp tục được cải thiện Đây là cơ sở cho thấy nhu cầu tiêu dùng sẽ tiếp tục gia tăng trong thời gian tới, đẩy triển vọng thị trường bán lẻ Việt Nam đi lên Hơn nữa, cách mạng công nghiệp 4.0 đang hiển hiện rõ trong việc thay đổi thói quen mua sắm của người tiêu dùng Người tiêu dùng không chỉ mua sắm ở các cửa hàng, sạp hàng hiện hữu tại kênh bán lẻ truyền thống cũng như bán lẻ hiện đại mà còn có thể thỏa mãn nhu cầu mua sắm của mình qua các kênh bán lẻ trực tuyến và thương mại điện tử Xu hướng này kích thích cũng như tạo ra cơ hội cho các nhà

Trang 9

bán lẻ có nhiều hình thức để tiếp cận nhanh và tiện lợi với thị trường tiêu dùng.

- Ngoài ra, đối với ngành bán lẻ, nguồn hàng là giữ vai trò đặc biệt quan trọng, quyết định phần lớn tới giá cả và lựa chọn cho người tiêu dùng, do đó ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của các nhà kinh doanh bán lẻ Với việc gia nhập WTO, Việt Nam đã thực hiện việc loại bỏ thuế quan dần dần và hiện đã đang mở cửa thị trường hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam Nhờ đó, ngành bán lẻ sẽ có được nguồn cung cấp hàng hóa phong phú, với chất lượng tốt hơn, giá cả hợp lý hơn cho thị trường bán lẻ Việt Nam Điều này sẽ tạo ra động lực rất tích cực thúc đẩy sự sôi động của thị trường bán lẻ, tạo thời cơ to lớn cho ngành bán lẻ Việt Nam.

- Như vậy, thị trường bán lẻ Việt Nam được đánh giá là thị trường hấp dẫn, cùng với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đã mở ra cho Việt Nam nhiều cơ hội để phát triển ngành bán lẻ.

2 Những thách thức của thị trường bán lẻ Việt Nam

- Cạnh tranh gay gắt: Thị trường Việt Nam có sự tham gia ngày càng nhiều của các nhà cung cấp nước ngoài Với hơn 700 siêu thị và trung tâm mua sắm thì nhà bán lẻ nước ngoài chiếm đến 40% Do vậy, các nhà bán hàng trong nước phải nỗ lực nhiều hơn nữa để tìm được chỗ đứng trên thị trường tiêu dùng.

- Tính liên kết giữa các yếu tố của thị trường bán lẻ như nhà sản xuất, nhà phân phối và nhà bán lẻ còn thiếu chặt chẽ.

- Mức độ chuyên nghiệp chưa cao: Đó là các yếu tố về công nghệ quản trị chuỗi, tổ chức trưng bày hàng hóa, giá cả thiếu cạnh tranh, nguồn hàng chưa phong phú, đa dạng, mức độ kiểm soát chất lượng hàng hóa chưa đáp ứng được yêu cầu, mạng lưới chưa rộng khắp và tương xứng với nhu cầu của khách hàng.

- Thói quen của người tiêu dùng cũng là thách thức lớn đối với các doanh nghiệp bán lẻ Đặc biệt là trong những thời điểm có những thay đổi lớn như dịch Covid-19 xuất hiện Điều này đòi hỏi các nhà bán lẻ phải nhanh chóng thích nghi và có giải pháp phù hợp để đảm bảo kinh doanh phát triển.

- Sự phát triển của cuộc cách mạng 4.0 mang đến những thách thức với doanh nghiệp Nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn khi tuyển dụng nhân sự, lãnh đạo khi triển khai công nghệ số Việc ứng dụng những công nghệ này vào tuyển dụng chưa thật sự phổ biến, nhiều doanh nghiệp vẫn gặp khó khăn, chưa ứng dụng thành thạo.

- Việc quản lý doanh nghiệp đang gặp khó khăn trong truy xuất nguồn gốc xuất xứ hàng hóa Mặc dù so với trước đây hiện chúng ta đã dễ dàng hơn

Trang 10

nhiều về truy xuất nguồn gốc, nhưng nếu nhà bán lẻ không kịp ứng dụng công nghệ vào bán hàng thì hệ thông bán lẻ rất dễ “bị bóc phốt” gây ảnh hưởng, sụp đổ ngay trong một thời gian ngắn Trước đây nhà bán lẻ bảo lãnh với người tiêu dùng về nguồn gốc hàng hóa, những hiện nay nhà bán lẻ cần hợp tác với nhà sản xuất, ứng dụng công nghệ vào hoạt động phân phối Từ đó, giảm thiểu rủi ro với chính nhà bán lẻ Ngoài ra, ứng dụng này cũng sẽ hỗ trợ việc xử lý phản ánh về chất lượng hàng hóa, đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng.

- Về hoạt động quảng cáo hàng hóa, những phát triển về công nghệ khiến hình thức quảng cáo đa dạng hơn, lan truyền nhanh hơn những sản phẩm quảng cáo truyền thống Đơn cử như hoạt động livetream, có sức lan tỏa nhanh hơn rất nhiều so với quảng cáo trên truyền hình hay hình thức bán hàng bằng hotline cổ điển Nếu doanh nghiệp không phát triển hình thức quảng cáo theo phát triển công nghệ, rất có thể tụt hậu so với đối thủ cạnh tranh.

V Kết luận (Khang)

Sự phát triển của ngành bán lẻ không chỉ có ý nghĩa với riêng ngành này mà còn kéo theo sự phát triển của các ngành sản xuất trong nền kinh tế Với vai trò là ngành kết nối giữa sản xuất với tiêu dùng, sự vận hành của hệ thống bán lẻ có ý nghĩa quan trọng đối với các ngành sản xuất hàng hóa phục vụ tiêu dùng cả ở góc độ sản phẩm đầu ra, các yếu tố đầu vào và tỷ suất lợi nhuận Vì vậy, Nhà nước nên có các chính sách phát triển ngành bán lẻ như các chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp phát triển thương hiệu, hỗ trợ đào tạo nhân lực, cung cấp thông tin thị trường Các doanh nghiệp bán lẻ cần có chiến lược mạnh mẽ và phù hợp, tận dụng các cơ hội tiềm năng từ hội nhập quốc tế như tăng cường liên kết, kết nối từ sản xuất - phân phối đến người tiêu dùng.

Ngày đăng: 06/04/2024, 21:18

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan