Phân tích quy định của pháp luật về giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức. Sưu tầm một bản án của Tòa án giải quyết về vấn đề này và nêu quan điểm cá nhân về nội dung được giải quyết

17 1 0
Phân tích quy định của pháp luật về giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức. Sưu tầm một bản án của Tòa án giải quyết về vấn đề này và nêu quan điểm cá nhân về nội dung được giải quyết

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Bài tập học kỳ luật dân sự: Phân tích quy định của pháp luật về giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức. Sưu tầm một bản án của Tòa án giải quyết về vấn đề này và nêu quan điểm cá nhân về nội dung được giải quyết. Giao dịch dân sự không có một trong các điều kiện được quy định tại Điều 117 của Bộ luật này thì vô hiệu, trừ trường hợp Bộ luật này có quy định khác” (Điều 122 BLDS 2015). Giao dịch được xác lập, nhưng giao dịch có thể bị tuyên vô hiệu vì giao dịch không thực hiện theo các điều kiện có hiệu lực của giao dịch được quy định tại Điều 117 BLDS, Điều 117 Bộ luật quy định các điều kiện có hiệu lực của giao dịch về chủ thể, về sự thể hiện ý chí của chủ thể, về mục đích và nội dung của giao dịch và về hình thức của giao dịch nếu pháp luật có quy định hình thức bắt buộc của một giao dịch nào đó thì hình thức này là điều kiện có hiệu lực của giao dịch. Trường hợp loại trừ là trường hợp giao dịch không tuân theo các điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự nói chung, là các trường hợp quy định tại khoản 2 điều 125 BLDS, cụ thể: Theo quy định tại khoản 2 Điều 125 thì giao dịch do những người nói trên xác lập, thực hiện không bị vô hiệu trong trường hợp sau: + Giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu hàng ngày của người đó; + Giao dịch dân sự chỉ làm phát sinh quyền hoặc chỉ miễn trừ nghĩa vụ cho người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự với người đã xác lập, thực hiện giao dịch với họ;

Trang 1

MỞ ĐẦU

Hiện nay, đất nước ta đang trong thời kỳ hội nhập, nền kinh tế ngày càng phát triển Chính vì vậy, các giao dịch dân sự giữa các chủ thể với nhau cũng xuất hiện nhiều hơn Tuy nhiên, để thực hiện đúng giao dịch dân sự theo quy định của pháp luật thì không phải ai cũng làm được Các giao dịch dân sự nhiều, nhưng các giao dịch dân sự bị vô hiệu cũng không phải là ít Chính vì vậy, trong

bài tiểu luận này, em xin đi sâu vào nghiên cứu đề bài số 4: “Phân tích quy định của pháp luật về giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức Sưu tầm một bản án của Tòa án giải quyết về vấn đề này và nêu quan điểm cá nhân về nội dung được giải quyết” làm bài tập cuối kỳ của

môn học Do kiến thức còn hạn chế nên không tránh được những thiếu sót, em mong rằng sẽ nhận được sự đóng góp của các thầy cô để bài viết được tốt hơn.

NỘI DUNG

I Phân tích quy định của pháp luật về giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức

1 Điều kiện về hình thức của giao dịch dân sự

Hình thức của giao dịch dân sự là phương tiện thể hiện nội dung của giao dịch Thông qua phương tiện này bên đối tác cũng như người thứ ba có thể biết được nội dung của giao dịch đã xác lập Hình thức của giao dịch có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong tố tụng dân sự Nó là chứng cứ xác nhận các quan hệ đã, đang tồn tại giữa các bên, qua đó xác định trách nhiệm dân sự khi có hành vi vi phạm xảy ra.

Giao dịch dân sự có thể được thực hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể Người xác lập giao dịch có quyền lựa chọn hình thức của giao dịch đó Chỉ trong một số trường hợp đặc biệt thì pháp luật mới có yêu cầu về hình thức buộc các chủ thể phải tuân theo (yêu cầu phải lập thành văn bản,

Trang 2

phải có công nhận, chứng thực, đăng kí, xin phép) Trong trường hợp pháp luật có quy định giao dịch dân sự phải được thể hiện bằng văn bản, phải được công chứng nhà nước, chứng nhận, được chứng thực, đăng kí hoặc phải xin phép thì phải tuân thủ các quy định đó (khoản 2 Điều 117 và khoản 2 Điều 119 BLDS năm 2015).

- Hình thức bằng lời nói: Hình thức bằng lời nói được coi là hình thức phổ biến nhất trong xã hội hiện nay mặc dù hình thức này có độ xác thực thấp nhất Hình thức bằng lời nói được thường được áp dụng đối với các giao dịch được thực hiện ngay và chấm dứt ngay sau đó (mua bán trao tay) hoặc giữa các chủ thể có quan hệ mật thiết, tin cậy, giúp đỡ lẫn nhau (bạn bè, người thân cho vay, mượn tài sản ) Nhưng cũng có trường hợp giao dịch dân sự nếu được thể hiện bằng hình thức bằng lời nói phải đảm bảo tuân thủ những điều kiện luật định nếu có giá trị (di chúc miệng - Điều 629, Điều 630 BLDS năm 2015).

- Hình thức văn bản:

+ Văn bản thường: Văn bản thường được áp dụng trong trường hợp các bên tham gia giao dịch dân sự thỏa thuận hoặc pháp luật quy định giao dịch phải thể hiện bằng hình thức văn bản Nội dung giao dịch được thể hiện trên văn bản có chữ ký xác nhận của các chủ thể cho nên hình thức này là chứng cứ xác định chủ thể đã tham gia vào một giao dịch dân sự rõ ràng hơn so với trường hợp giao dịch được thể hiện bằng lời nói.

+ Văn bản có công chứng, chứng thực thuộc ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền được áp dụng trong những trường hợp pháp luật quy định giao dịch dân sự bắt buộc phải được thành lập văn bản hoặc các bên có thỏa thuận phải có chứng nhận, chứng thực, đăng kí hoặc xin phép thì khi xác lập giao dịch các bên phải tuân thủ hình thức, thủ tục đó (mua bán nhà, chuyển quyền sử dụng đất ) - Hình thức giao dịch bằng hành vi: Giao dịch dân sự có thể được xác lập thông qua những hành vi nhất định theo quy ước định trước Ví dụ: mua nước

Trang 3

ngọt bằng máy tự động, chụp ảnh bằng máy tự động, gọi điện thoại tự động Đây là hình thức giản tiện nhất của giao dịch Giao dịch có thể được xác lập thông qua hình thức này mà không nhất thiết phải có sự hiện diện đồng thời của tất cả các bên tại nơi giao kết hình thức này ngày càng trở nên phổ biến, nhất là tại những quốc gia có nền công nghiệp tự động hóa phát triển.

1 Khái niệm giao dịch dân sự vô hiệu

“Giao dịch dân sự không có một trong các điều kiện được quy định tại Điều 117 của Bộ luật này thì vô hiệu, trừ trường hợp Bộ luật này có quy định khác” (Điều 122 BLDS 2015).

Giao dịch được xác lập, nhưng giao dịch có thể bị tuyên vô hiệu vì giao dịch không thực hiện theo các điều kiện có hiệu lực của giao dịch được quy định tại Điều 117 BLDS, Điều 117 Bộ luật quy định các điều kiện có hiệu lực của giao dịch về chủ thể, về sự thể hiện ý chí của chủ thể, về mục đích và nội dung của giao dịch và về hình thức của giao dịch nếu pháp luật có quy định hình thức bắt buộc của một giao dịch nào đó thì hình thức này là điều kiện có hiệu lực của giao dịch.

Trường hợp loại trừ là trường hợp giao dịch không tuân theo các điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự nói chung, là các trường hợp quy định tại khoản 2 điều 125 BLDS, cụ thể:

Theo quy định tại khoản 2 Điều 125 thì giao dịch do những người nói trên xác lập, thực hiện không bị vô hiệu trong trường hợp sau:

+ Giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu hàng ngày của người đó;

+ Giao dịch dân sự chỉ làm phát sinh quyền hoặc chỉ miễn trừ nghĩa vụ cho người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự với

Trang 4

người đã xác lập, thực hiện giao dịch với họ;

Những quy định về sự vô hiệu của giao dịch dân sự có ý nghĩa quan trọng

trong việc thiết lập trật tự kỉ cương xã hội; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, pháp nhân và Nhà nước; đảm bảo an toàn pháp lí cho các chủ thể trong giao lưu dân sự.

2 Giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm các quy định bắt buộc về hình thức

Điều 129 BLDS 2015 quy định: Giao dịch dân sự vi phạm quy định điều kiện có hiệu lực về hình thức thì vô hiệu, trừ trường hợp sau đây:

1 Giao dịch dân sự đã được xác lập theo quy định phải bằng văn bản

nhưng văn bản không đúng quy định của luật mà một bên hoặc các bên đã thựchiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó;

2 Giao dịch dân sự đã được xác lập bằng văn bản nhưng vi phạm quy địnhbắt buộc về công chứng, chứng thực mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó Trong trường hợp này, các bên không phải thực hiện việc công chứng, chứng thực.

Điều 129 phản ánh yêu cầu tôn trọng sự tự nguyện cam kết, thỏa thuận của các bên đương sự Bởi vì, xét về bản chất, hình thức không phải là ý chí của các bên mà chỉ là phương tiện biểu đạt ý chí của các bên (như lời nói, hành vi, văn bản) Do đó, nếu phương tiện biểu đạt lại quyết định hủy bỏ kết quả của sự thỏa thuận, tự nguyện cam kết của mỗi bên thì ở góc độ nhất định, có thể hiểu tương ứng với sự không coi trọng, thậm chí là coi nhẹ ý chí của các bên Chính vì vậy, dù cho hình thức của văn bản chưa được các bên tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật nhưng các bên thực sự đã thống nhất ý chí, hoàn toàn tự nguyện và đã thực hiện theo sự thống nhất đó thì không nên áp đặt sự vô hiệu, chấm dứt

Trang 5

hiệu lực đối với giao dịch dân sự họ đã xác lập Điều 129 BLDS được quy định dựa trên nguyên lý nói trên.

II Sưu tầm một bản án của Tòa án giải quyết về vấn đề trên1 Tóm tắt vụ việc

Ngày 15 tháng 01 năm 2009 tại trụ sở Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội (cơ sở 2) xét xử phúc thẩm công khai vụ án thụ lý số 237/TLPT-DS ngày 24

tháng 11 năm 2008 về việc “Tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng nhà đất” do

bản án dân sự sơ thẩm số 10/2008/QĐ-PT ngày 24 tháng 10 năm 2008 của Tòa án nhân dân huyện Ba Vì bị kháng cáo.

Nguyên đơn: Ông Trần Văn Thể (1932)

Bị đơn: Chị Phạm Thị Lệ (1966); ông Phạm Văn Sáng (1940)

Các bị đơn ủy quyền cho Phạm Thị Đông tham gia tố tụng tại Tòa phúc thẩm.

Người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan: Anh Trần Văn Dân (1973); chị

Phạm Thị Đông (1975); bà Trần Thị Bao (1941); bà Nguyễn Thị Yên (1946); anh Phạm Văn Đồng (1977)

Các đương sự đều trú tại: Thông Yên Khoái, xã Thụy An, huyện Ba Vì, Hà Nội.

Nội dung vụ việc

Ông Trần Văn Thể là thông gia với ông Phạm Văn Sáng Con trai ông Thể là Trần Văn Dân lấy con gái ông Sáng là Phạm Thị Đông Khoảng năm 1994, vợ chồng ông Sáng, bà Bao có cho con gái là Phạm Thị Lệ một mảnh đất trong vườn có diện tích 399m2 giáp tỉnh lộ 88 Chị Lệ ở trên mảnh đất đó đã làm 3 gian nhà cấp 4, công trình phụ và ở riêng đó được 4 năm Do chị Lệ không có nhu cầu sử dụng, ngày 14/11/1999 chị đã lập biên bản chuyển nhượng nhà đất,

Trang 6

công trình phụ và cây cối với giá 27.000.000 đồng cho ông Trần Văn Thể Biên bản có chữ kí của ông Sáng, bà Bao (là người đang đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất), chữ kí của các con ông Sáng và 2 người làm chứng Các bên nhận hợp đồng do ông thể soạn Thảo và được chị Đông (con dâu ông Thể và là con gái ông Sáng) chép lại rồi đưa mọi người trong gia đình kí Hợp đồng không có sự ép buộc Chị Lệ đã trực tiếp nhận đủ tiền từ ông Thể và ông Thể đã nhận đất

Sau khi mua nhà đất của chị Lệ, ông Thể có xây dựng thêm một số công trình chuồng trại và sử dụng từ năm 1999 đến nay không có tranh chấp gì Còn việc sang tên trước bạ ông Thể nhờ chị Lệ và ông Sáng làm sau Năm 2007, sau một thời gian dài không thấy chị Lệ và ông Sáng làm thủ tục sang tên, ông Thể có yêu cầu thì ông Sáng và chị Lệ thay đổi quan điểm là không chuyển nhượng đất mà chỉ bán nhà Nay ông Thể khởi kiện yêu cầu chị Lệ và ông Sáng tiếp tục thực hiện hợp đồng chuyển nhượng nhà đất và làm thủ tục sang tên trước bạ đối với diện tích đất ông đã mua.

Theo ông Sáng, chị Lệ và những người trong gia đình ông Sáng: thì thời

điểm vào năm 1999 gia đình chỉ bán nhà cho ông Thể chứ không bán đất Việc kí vào văn bản của ông Thể là do ông không đọc kĩ nội dung hợp đồng Nay

không làm thủ tục chuyển nhượng cho ông Thể nữa Còn Ông Thể và bà Yên khẳng định: do gia đình ông Sáng không muốn bán nhà nữa nên khai không

Tại bản án dân sự sơ thẩm số 10/2008/DSST ngày 24 tháng 10 Năm 2008 của Tòa án nhân dân huyện Ba Vì giải quyết như sau:

Căn cứ Điều 247 Bộ luật dân sự năm 2005; điểm a khoản 1 Điều 33; Điều 159 Bộ luật tố tụng dân sự Chấp nhận đơn khởi kiện của ông Trần Văn Thể đối với chị Phạm Thị Lệ và ông Phạm Văn Sáng.

Trang 7

Áp dụng Điều 122, 248, 697, 699, 702 Bộ Luật dân sự năm 2005 Điểm a, b.3 tiểu mục 2.3, mục 2, phần II Nghị quyết số 02/2004/NQ-HĐTP ngày

10/8/2004 của Hội đồng Thảm phán Tòa án nhân dân tối cao; Khoản 1 Điều 131 Bộ luật Tố tụng dân sự Chấp nhận biên bản chuyển nhượng nhà đất (hợp đồng) giữa chị Phạm Thị Lệ, ông Phạm Văn Sáng, bà Trần Thị Bao với ông Trần Văn Thể lập ngày 14 tháng 11 ăm 1999 tại thôn Yên Khoái, xã Thụy An, Ba Vì.

- Buộc chị Phạm Thị Lệ, ông Phạm Văn Sáng, bà Trần Thị Bao phải thực hiện biên bản chuyển nhượng nhà đất đã kí ngày 14/11/1999 Ông Trần Văn Thể được quyền đăng kí làm thủ tục chuyển nhượng sang tên trước bạ tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền - quyền sử dụng 399m2 đất trị giá 21.617.820 đồng, nằm trong thửa đất số 135 tờ bản đồ số 10; Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất só A 924876 cấp ngày 28/8/1991 chủ hộ là ông Phạm Văn Sáng Có các cạnh đất như sau: phía Bắc giáp lối đi của hộ ông Sáng dài 10,3m; phái nam giáp tỉnh lộ 88 dài 16,3m; phái Đông giáp đường làng dài 30m; phía Tây giáp đất nhà ông Sáng, chị Lệ dài 30m (trong đó có 154 diện tích đất hành lang giao thông tỉnh lộ 88)

- Công nhận ông Thể tự nguyện nộp thuế, phí chuyển nhượng trước bạ sang tện; đồng thời ông Thể được sở hữu toàn bộ tài sản trên đất chuyển nhượng gồm: 50m2 nhà (3 gian cấp 4); trái vảy lợp ngói 25m2; 01 bếp 15m2; 1 giếng nước; 1 chuồng lợn 45m2; 1 chuồng gà 8,3m2; gạch sân chỉ 43m2 và 12m2 tường bao - tổng trị giá là 16.688.500đồng Tổng tài sản tranh chấp là 38.306.320 đồng.

- Bác các yêu cầu trái với hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đấ đã ký kết với chị Lệ, ông Sáng, bà Bao, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan của gia đình ông Sáng.

Trang 8

Sau khi xét xử, ngày 6/11/2008 chị Lệ kháng cáo với nội dung chọ Lệ chỉ bán nhà cho chọ Phạm Thị Đông, không phải bán cho ông Thể và không bán đất Ngày 7/11/2008 chị Phạm Thị Đông kháng cáo vì số tiền mua nhà đó là chủ yếu

tiền của vợ chồng chị, Tòa sơ thẩm không xem xét đến tiền riêng và tiền chung khi mua nhà và tuyên ông Sáng phải trả lại đất cho ông Thể là không đúng.

Bản án số 25/2009/DSPT TAND thành phố Hà Nội quyết định:

- Xét thấy biên bản chuyển nhượng nhà đất lập ngày 14/11/1999 mặc dù các bên đã tham gia kí vào biên bản nhưng không có cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định Căn cứ vào quy định của pháp luật và Bộ luật Dân sự thì hợp đồng chuyển nhượng nhà đất phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận và phải đăng kí với cơ quan nhà nước có thẩm quyền; nhưng sau khi kí kết các bên không có yêu cầu và không đi đăng ký Tòa án đã gia hạn cho các bên hoàn tất thủ tục chuyển nhượng nhưng phía ông Sáng, bà Bao, chị Lệ đều không làm dẫn đến hợp đồng không thể tiếp tục thực hiện được Do vậy, việc chuyển nhượng đã vi phạm quy định của pháp luật về chuyển nhượng nhà và quyền sử dụng đất nhưng tòa án cấp sơ thẩm đã áp dụng Điểm a, b.3 tiểu mục 2.3, muc 2, phần II Nghị quyết số 02/2004/NQ-HĐTP ngày 10/8/2004 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng pháp luật trong việc giải quyết các vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình là không chính xác Do đó có đủ căn cứ để tuyên bố hợp đồng chuyển nhượng nhà đất ngày 14/11/1999 giữa chị Lệ, ông Thể có chữ kí của ông Sáng, bà Bao là vô hiệu và phải giải quyết hậu quả của hợp đồng vô hiệu Cụ thể là phải xác định lỗi của các bên khi tham gia giao dịch

- Tòa án cấp sơ thẩm đã áp dụng khung giá của nhà nước khi giải quyết là không đúng Lẽ ra cần áp dụng giá theo giá thị trường tại thởi điểm xét xử.

Trang 9

- Việc tính lỗi và định giá lại không thể tiến hành ở cấp Phúc thẩm Nếu tiến hành tại cấp phúc thẩm sẽ không đảm bảo quyền kháng cáo của các bên đương sự Do đó, hủy bản án sơ thẩm số 10/2008/DSST ngày 24/10/2008 của Tòa án nhân dân huyện Ba Vì, giao cho tòa án nhân dân huyện Ba Vì đánh giá và xét xử lại theo quy định của pháp luật.

- Án phí cấp sơ thẩm được quyết định khi giả quyết lại vụ án Các đương sự không phải chịu án phí cấp sơ thẩm.

2 Quan điểm cá nhân về cách giải quyết của Tòa ána) Nhận xét quyết định của Tòa án sơ thẩm

Trước hết, em không đồng ý với cách giải quyết trên của Tòa án Quyết định của Tòa án trong trường hợp này không phù hợp với các quy định của pháp luật và thỏa mãn yêu cầu của các bên đương sự Thật vậy: Việc Tòa áp dụng Điểm a, b.3 tiểu mục 2.3, mục 2, phần II Nghị quyết số 02/2004/NQ – HĐTP ngày 10/08/2004 về việc chấp nhận biên bản chuyển nhượng nhà đất giữa chị Phạm Thị Lệ, ông Phạm Văn Sáng, bà Trần Thị Bao với ông Trần Văn Thể là không có căn cứ.

Thứ nhất, tuy biên bản chuyển nhượng nhà, đất được lập ngày 14/11/1999

có ký nhận của bên mua, bên bán, chữ ký của ông Sáng, bà Bao (là người đang đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất), chữ ký của các con ông Sáng và người làm chứng nhưng cả hai bên đều chưa làm thủ tục sang tên trước bạ Tại bản án số 10/2008/DSST ngày 24 tháng 10 năm 2008 của Tòa án nhân dân huyện Ba Vì lại quyết định chấp nhận biên bản chuyển nhượng nhà đất (hợp đồng) giữa chị Phạm Thị Lệ, ông Phạm Văn Sáng, bà Trần Thị Bao với ông Trần Văn Thể lập ngày 14/11/1999 tại thôn Yên Khoái, xã Thụy An, Ba Vì Quyết định này của tòa hoàn toàn trái với các điều luật quy định tại điểm a.6, tiểu mục 2.3, mục 2, phần II Nghị quyết số 02/2004/NQ-HĐTP ngày 10/8/2004

Trang 10

của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao: “Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất được lập thành văn bản có chứng nhận của công chứng nhà nước hoặc chứng thực củy ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền” Hợp đồng

chuyển nhượng nhà đất giữa hai bên trở nên vô hiệu và phải giải quyết theo hậu quả pháp lý của hợp đồng vô hiệu được quy định tại Điều 137 BLDS 2005.

Thứ hai, vì biên bản chuyển nhượng nhà đất giữa chị Phạm Thị Lệ, ông

Phạm Văn Sáng, bà Trần Thị Bao với ông Trần Văn Thể không được chấp nhận nên Tòa án không có quyền buộc chị Phạm Thị Lệ, ông Phạm Văn Sáng, bà Trần Thị Bao phải thực hiện biên bản chuyển nhượng nhà đất đã ký kết ngày 14/11/1999 và ông Trần Văn Thể cũng không được quyền đăng ký làm thủ tục chuyển nhượng sang tên trước bạ tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Thứ ba, vì hợp đồng chuyển nhượng nhà đất đã vô hiệu nên Tòa không

thể công nhận ông Thể tự nguyện nộp phí chuyển nhượng trước bạ sang tên; đồng thời ông Thể cũng không được sở hữu toàn bộ tài sản trên đất chuyển nhượng Điều 2 Nghị định của Chính phủ số 176/1999/NĐ-CP ngày 21 tháng

12 năm 1999 về Lệ phí trước bạ quy định: “Tổ chức, cá nhân có các tài sản thuộc đối tượng quy định tại Điều 1 này phải nộp lệ phí trước bạ trước khi đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng,…” Như vậy, chị Phạm Thị Lệ là chủ sở

hữu của đất và các tài sản trên đất nên chị Lệ mới là người có nghĩa vụ và trách nhiệm nộp lệ phí trước bạ Về việc nộp thuế sử dụng đất, vì ông Thể là người trực tiếp sử dụng đất nên ông Thể vẫn phải có trách nhiệm nộp thuế sử dụng đất căn cứ vào Khoản 2 Điều 4 Nghị định của Chính phủ số 48/2010/QH12 ngày 17

tháng 6 năm 2010 về Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp: “ Trường hợp tổ chức,hộ gia đình, cá nhân chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyềnsở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sau đây gọi chung là Giấy chứngnhận) thì người đang sử dụng đất là người nộp thuế”.

Thứ tư, Tòa án sơ thẩm áp dụng khung giá của Nhà nước khi giải quyết là

không đúng Trường hợp này, Tòa cần áp dụng theo giá thị trường tại thời điểm xét xử mới đúng theo quy định của pháp luật Cụ thể, tổng trị giá tài sản trên đất

Ngày đăng: 06/04/2024, 14:52

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan