Bai tieu luan ca nhan freelancer xu huong nghe nghiep moi cua tuong lai

7 0 0
Bai tieu luan ca nhan freelancer xu huong nghe nghiep moi cua tuong lai

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Tài liệu này là một nguồn thông tin đáng tin cậy và chi tiết về cách thức triển khai và quản lý dự án trong môi trường kinh doanh hiện đại. Bao gồm các phương pháp, công cụ và kỹ thuật được chứng minh hiệu quả trong việc điều hành các dự án từ khâu lập kế hoạch đến thực thi và kiểm soát. Nó cung cấp những hướng dẫn rõ ràng và thực tiễn để giúp người đọc xây dựng và duy trì thành công các dự án, từ những dự án nhỏ đến những dự án lớn và phức tạp. Được biên soạn bởi các chuyên gia có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý dự án, tài liệu này là một tài liệu tham khảo quý báu cho các quản lý dự án, nhà quản lý sản phẩm và những ai quan tâm đến việc tối ưu hóa hiệu suất của dự án

Trang 1

Bài tiểu luận cá nhân Freelancer - Xu hướng nghề nghiệp mới của tương lai

Quan tri hoc (Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh)

Scan to open on Studocu

Bài tiểu luận cá nhân Freelancer - Xu hướng nghề nghiệp mới của tương lai

Quan tri hoc (Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh)

Scan to open on Studocu

Trang 2

ĐẠI HỌC UEH

TRƯỜNG CÔNG NGHỆ VÀ THIẾT KẾKHOA TOÁN THỐNG KÊ

BÀI LUẬN MÔN QUẢN TRỊ HỌC

Bài tiểu luận cá nhân: Freelancer - Xu hướng nghềnghiệp mới của tương lai

Tên môn học: Quản Trị Học

Mã lớp học phần: 22C1MAN50200107 Tên giảng viên: Lê Việt Hưng

Họ và tên sinh viên: Nguyễn Hồng

Mã số sinh viên: 31211025427

Trang 3

Tóm tắt

Với sự bùng nổ mạnh mẽ của giao diện công nghệ 4.0 hiện nay, định hướng nghề nghiệp mới cho giới trẻ cũng được mở rộng và chuyển đổi theo hình thức khác nhau Một trong số đó là hướng đi trở thành Freelancer Không đơn thuần là công việc văn phòng nhàm chán và quy củ, giới trẻ đang dần bứt phá và tìm hướng đi riêng cho chính mình bằng công việc freelance mới lạ Vậy lối đi freelancer đang là trào lưu hiện nay có phải hướng đi lâu bền và sẽ xu hướng cuộc sống sắp tới?

Nội dung

1 Freelancer là gì?

Freelancer, hay còn gọi là những người làm việc tự do, là những người được trả tiền để thực hiện công việc cho khách hàng, chủ dự án mà không có sự ràng buộc về thời gian hay địa điểm làm việc Đúng như tính chất “free” của công việc, những người làm việc tự do được phép làm việc cho nhiều người sử dụng lao động cùng một lúc, miễn là hoàn thành công việc theo đúng tiến độ.

Với hình thức làm việc này, người lao động không trực tiếp gắn bó vào doanh nghiệp nào mà chỉ giữ vai trò cố vấn hay tư vấn hoặc trực tiếp hợp tác với doanh nghiệp trong từng dự án, từng phần việc cụ thể Người làm freelance có thể nhận nhiều việc khác nhau và tự thu xếp thời gian làm việc ở nhà theo cách của riêng mình miễn là giao kết quả đúng giờ Trên thế giới đặc biệt là các nước phát triển như Mỹ và Tây Âu, hình thức làm việc này đã trở nên khá phổ biến và được nhiều người biết đến nhưng ở Việt Nam đây là hình thức làm việc còn rất mới, chưa được biết đến nhiều Tuy vậy,

Freelance vẫn đang được nhiều bạn trẻ quan tâm và thực sự đang trở thành xu thế mới cho những người sáng tạo, năng động, đam mê, muốn được thử thách, thích mạo hiểm.

Về định nghĩa của Freelance đã xuất hiện hai quan điểm khác nhau, mặc dù nói là khác nhau nhưng xét đến cùng thì cả hai quan điểm này đều đưa ra cùng một khái niệm tương đối chính xác.

-Theo quan điểm của các chuyên gia trong lĩnh vực kinh tế thì họ đã đưa ra định nghĩa Freelance như một khái niệm mang tính khái quát nhất là những công việc không mang tính chất ràng buộc đối với con người và ở đó người lao động có thể tự do phát huy khả năng sáng tạo cũng như thể hiện sở trường bản thân hoặc trình độ chuyên môn trong tất cả các lĩnh vực mà họ quan tâm.

- Một số khác lại định nghĩa Freelance là công việc như nghề tự do, đó là cách làm việc tương đối cảm hứng và thích hợp cho những ai yêu tự do Bởi đã là nghề tự do thì

Trang 4

của cấp trên Hay nếu không thích làm việc này thì họ vẫn có thể chuyển sang làm một công việc khác mà không gặp bất kỳ trở ngại nào Ngoài ra, freelance còn thích hợp đối với những ai yêu thích mạo hiểm, chấp nhận mọi thử thách và có niềm đam mê đối với nghề.

2 Ưu và nhược điểm của loại hình làm việc Freelancer

2.1 Ưu điểm

- Tự do giờ giấc - Kiểm soát thời gian: Không bị trói buộc vào giờ hành chính,

freelancer có thể làm việc mọi lúc họ muốn, chỉ cần đảm bảo thời gian giao sản phẩm đúng với thỏa thuận Tuy nhiên, việc tự do này đòi hỏi rất lớn tính kỷ luật cao từ chính bản thân người freelancer Họ cần kiểm soát và đề ra mục tiêu rõ ràng những gì cần đạt được trong ngày trước khi để sự tự do ấy cuốn trôi họ theo những

cuộc chơi hoặc sự phân tâm, xao nhãng của những nhân tố bên ngoài : mạng xã hội, tán gẫu, mua sắm,….

- Không gò bò không ràng buộc bằng kỷ luật: Với những ai đã đi làm thì nỗi ám ảnh mang tên trừ lương bao gồm đi trễ, chưa mở quyền truy cập bản báo

cáo hoặc các lỗi nhỏ vụng vặt khác sẽ khiến họ cảm thấy áp lực trước giờ nộp dự án Nhưng với freelancer, mọi ám ảnh sẽ tan biến ấy bởi quy luật được tạo ra và áp dụng chỉ có mỗi mình bạn Vì thế sự không gò bó này được xem là chiếc chìa khóa tháo gỡ nỗi khổ trong lòng của các nhà freelancer về các tiểu tiết nhỏ nhặt không đáng kể Thời gian và các mối bận tâm ấy sẽ quy đổi thành sức mạnh giúp họ tập trung phát triển công việc và đẩy mạnh tiềm lực làm việc trong họ.

- Trải nghiệm đa lĩnh vực: Bởi lẽ không gò bó bởi một môi trường làm việc cụ thể, các freelancer thỏa sức dấn thân vào các con đường khác nhau hoặc các ngành liên quan bổ trợ để có thể mở rộng con đường sự nghiệp theo chiều ngang và củng cố kiến thức chuyên ngành theo chiều sâu hiệu quả Việc va chạm tiếp xúc với đa lĩnh vực sẽ tạo tiền đề giúp các nhà freelancer có cơ hội vận dụng sự linh hoạt và nhạy bén vào trong mọi vấn đề cũng như khả năng ứng biến chuyên nghiệp nhằm xử lý mọi tình huống một cách thông minh và hiệu quả nhất Không những thế, việc đa lĩnh vực trong thị trường lao động hiện nay là một ưu điểm cực mạnh thu hút nhân sự tuyển dụng freelancer bởi lẽ thay vì phải chi trả quá nhiều cho cả một team chuyên một mảng công việc, họ chỉ cần thanh toán cho một cá nhân có kinh nghiệm đa mảng.

2.2 Nhược điểm

- Yêu cầu tính kỷ luật, tự giác cao: Dù tính chất của freelancer là không bắt buộc về mặt thời gian hay địa điểm làm nhưng vấn đề nhất định không thể thiếu chính là sự tự

Trang 5

giác và kỷ luật cao Luôn phải chủ động tìm hiểu, tìm kiếm thông tin, tin tức phục vụ cho công việc, nếu không rất khó để thực hiện hình thức này.

- Thu nhập không ổn định: Từ bỏ một công việc nhân viên cũng đồng nghĩa với việc từ bỏ một mức lương cố định hàng tháng Đây có thể nói là một trong những điểm trừ lớn nhất khi theo đuổi sự nghiệp freelance Một freelancer luôn lo lắng về những dự án sắp đến và thường họ phải tính trước rất nhiều Nếu đã lựa chọn sự nghiệp này, chúng ta luôn luôn phải tìm cách để tiếp cận tới những khách hàng.

- Không được đóng thuế: Thuế là nghĩa vụ của mỗi người, các đơn vị thuê freelancer thường ko đóng thuế cho freelancer, do đó cũng sẽ ko đc nhận các khoản trợ cấp thất nghiệp, trợ cấp do dịch bệnh,

3 Thực trạng

Freelancer là một xu hướng ngày càng phổ biến trên thế giới, đặc biệt là ở Mỹ Theo số liệu thống kê của Upwork, năm 2016 tại Mỹ có hơn 55 triệu người làm công việc tự do (freelance) chiếm 35% lực lượng lao động và freelancer đóng góp ước tính 1000 tỷ đô la thu nhập hàng năm cho nền kinh tế Mỹ Hiện nay tại Việt Nam, xu hướng làm việc freelance rất được nhiều người lựa chọn, giúp tăng thu nhập, tích lũy nhiều kinh nghiệm cho nghề nghiệp.

Biểu đồ so sánh tốc độ và xu hướng phát triển Freelancer từ 1995 – 2025

Biểu đồ so sánh tốc độ tăng trưởng giữa xu hướng phát triển của Freelancer và nghề nghiệp truyền thống có thể thấy, theo ước tính đến năm 2025 cộng đồng Freelancer sẽ cân bằng với nghề nghiệp truyền thống.

Trang 6

Bên cạnh đó, theo số liệu của một bài báo cáo thị trường tuyển dụng mới nhất, kể từ sau đợt dịch COVID 19 đã có đến hơn 60% lực lượng lao động quyết định rẽ hướng hoặc làm freelancer đồng thời công việc văn phòng cùng lúc Điều này được xem như là tất yếu khi dịch bệnh và lệnh cách ly khiến cho sàn lao động freelance nóng lên hơn bao giờ hết và dự kiến sẽ vẫn tiếp tục trong tương lai.

4 Phương pháp quản lý Freelancer hiệu quả dành cho doanh nghiệp

4.1 Duy trì tính thống nhất

Nghe có vẻ trái ngược khi thêm cấu trúc và tính đồng nhất vào công việc dựa vào mức độ linh hoạt để xem xét như một selling point Tuy nhiên, tần suất lặp lại chính xác là bí quyết làm cho nền kinh tế GIG phát triển ổn định Chẳng hạn mọi tài xế Uber đều biết quy trình làm việc của mình: Đón khách hàng, di chuyển và thả khách tại các điểm đến họ đã đặt.

4.2 Đầu tư nguồn lực

Nếu không có các công cụ phù hợp để hoàn thành công việc, ngay cả những freelancer có khả năng nhất cũng sẽ cảm thấy lạc lõng trong công việc Hãy luôn đầu tư từ thời gian hay những nguồn lực, cơ sở vật chất để đảm bảo rằng bạn đã thực hiện đúng quy trình và cung cấp đầy đủ công cụ cho các đầu việc của freelancer Thật vô nghĩa khi yêu cầu freelancer làm một công việc nhưng không cung cấp các công cụ họ cần để thực hiện nó Hãy nhớ rằng, họ có thể có kỹ năng tốt nhưng không có nghĩa là họ có các công cụ chính xác và cần thiết để hoàn thành công việc.

4.3 Duy trì giao tiếp hiệu quả

Với lực lượng lao chủ yếu là freelancer, có khả năng ban lãnh đạo cũng cần xuất hiện khắp cả nước (hoặc thậm chí cả thế giới) Điều này có thể làm cho quá trình giao tiếp cực kỳ khó khăn mà không có giao thức được thiết lập tại chỗ Nhà quản lý có thể phát triển các quy trình quản trị cho nhân viên GIG thông qua giao tiếp bằng văn bản thay vì chờ đợi mọi người sẵn sàng cho cuộc họp trực tiếp hoặc hội nghị.

Kết luận

Freelancer ngày càng quan trọng và cần thiết, đây không chỉ là một phương thức làm việc trong mùa dịch mà còn là trạng thái “bình thường mới” của các tập đoàn sau đại dịch Covid-19: Giờ làm việc của nhân viên được linh động hơn, giảm tai nạn giao thông, giảm một phầnchi phí đi lại, giúp công ty “tối ưu chi phí” Đây có thể nói là một “hướng đi” mới cho các doanh nghiệp khi vẫn duy trì được hoạt động kinh doanh, vừa đạt được hiệu quả công việc và lợi ích sức khỏe cho nhân viên.

Freelancer đang là xu hướng mới trên toàn cầu, cũng như tại Việt Nam Rất nhiều doanh nghiệp đã chủ động dịch chuyển theo xu hướng này tạo lợi thế cạnh tranh trong kinh doanh;để thu hút, giữ chân nhân tài và tạo ra giá trị cho cả tổ chức và người lao động.

Trang 7

Tài liệu tham khảo

2.https://thanhnien.vn/freelancer-xu-huong-nghe-nghiep-moi-cua-tuong-lai!-post1497808.html

Ngày đăng: 05/04/2024, 20:34

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan