Bao cao phuong an quan ly rung ben vung vqg ba be giai doan 2021 2030

297 0 0
Bao cao phuong an quan ly rung ben vung vqg ba be giai doan 2021   2030

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Báo cáo xây dựng Phương án quản lý rừng bền vững VQG Ba Bể giai đoạn 2021 2030; đánh giá hiện trạng rừng, hiện trạng sử dụng đất, hiện trạng dân sinh kinh tế xã hội và hiện trạng cơ sở hạ tầng của VQG. tiến tới xây dựng phương án quản lý bền vững cho các phân khu và đề xuất các giải pháp về cơ cấu tổ chức; giải pháp về vốn, giải pháp về phát triển rừng....

Trang 1

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC KẠN

BQL VƯỜN QUỐC GIA BA BỂ

THUYẾT MINH PHƯƠNG ÁN

QUẢN LÝ RỪNG BỀN VỮNG VƯỜN QUỐC GIA BA BỂGIAI ĐOẠN 2021-2030

Ba Bể, tháng 07 năm 2021

Trang 2

BQL VƯỜN QUỐC GIA BA BỂ

THUYẾT MINH PHƯƠNG ÁN

QUẢN LÝ RỪNG BỀN VỮNG VƯỜN QUỐC GIA BA BỂGIAI ĐOẠN 2021-2030

Ba Bể, tháng 07 năm 2021

Trang 3

MỤC LỤC

Phần 1 0

MỞ ĐẦU 0

1 Khái quát chung về công tác quản lý bảo vệ, phát triển rừng đảm bảo mục đích sử dụng rừng 0

2 Sự cần thiết phải xây dựng và thực hiện phương án quản lý rừng bền vững 1

Chương 1 3

CĂN CỨ XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN 3

I CHÍNH SÁCH VÀ PHÁP LUẬT CỦA NHÀ NƯỚC 3

1 Văn bản quy phạm pháp luật của trung ương 3

2 Văn bản của địa phương 4

II CAM KẾT QUỐC TẾ 5

1 Công ước quốc tế 5

2 Thoả thuận quốc tế 5

III TÀI LIỆU SỬ DỤNG 5

1 Tài liệu dự án, đề án, quyết định thành lập, giao nhiệm vụ cho chủ rừng 5

2 Các tài liệu điều tra của khu rừng 6

3 Bản đồ: bản đồ hiện trạng rừng và hiện trạng sử dụng đất, bản đồ giao đất, giao rừng, các loại bản đồchuyên đề khác có liên quan 6

Chương 2 7

ĐẶC ĐIỂM HIỆN TRẠNG CỦA VƯỜN QUỐC GIA BA BỂ 7

I THÔNG TIN CHUNG 7

1 Địa chỉ (trụ sở làm việc của chủ rừng): Thôn Nà Niểm, xã Khang Ninh, huyện Ba Bể tỉnh Bắc Kạn 7

2 Điện thoại: ; Email: vuonquocgiababe@gmail.com; Website: 7

3 Quyết định thành lập, chức năng, nhiệm vụ của đơn vị chủ rừng hoặc Giấy đăng ký kinh doanh, ngànhnghề kinh doanh theo quy định của pháp luật 7

4 Cơ cấu tổ chức của đơn vị 7

5 Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn 8

6 Nhận xét về đặc điểm chung của đơn vị 8

II VỊ TRÍ ĐỊA LÝ, ĐỊA HÌNH, KHÍ HẬU, THỦY VĂN VÀ THỔ NHƯỠNG 9

III DÂN SINH, KINH TẾ, XÃ HỘI 11

1 Dân số, dân tộc, lao động 11

2 Kinh tế những hoạt động kinh tế chính, thu nhập đời sống của dân cư 13

3 Xã hội: thực trạng giáo dục và đào tạo, y tế, văn hóa 15

4 Nhận xét: những thuận lợi, khó khăn; nội dung cần quan tâm, chú ý khi xây dựng và thực hiện phương án 16

IV GIAO THÔNG 17

1 Hệ thống giao thông đường bộ trong khu vực 17

2 Hệ thống giao thông đường thủy 20

V DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG RỪNG 20

1 Những loại dịch vụ môi trường rừng mà đơn vị đang triển khai, thực hiện 20

2 Đánh giá tiềm năng cung cấp các loại dịch vụ môi trường 21

3 Nhận xét: những thuận lợi, khó khăn; nội dung cần quan tâm, chú ý khi xây dựng và thực hiện phương án 21

VI HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI 22

1 Thống kê hiện trạng sử dụng đất các xã nằm trong VQG Ba Bể 22

2 Phân tích, đánh giá tình hình quản lý, sử dụng đất 26

3 Nhận xét: những thuận lợi, khó khăn; nội dung cần quan tâm, chú ý khi xây dựng và thực hiện phương án 26

VII HIỆN TRẠNG TÀI NGUYÊN RỪNG 27

Trang 4

3 Hiện trạng thảm thực vật rừng 31

4 Sự đa dạng về thảm thực vật 32

5 Hiện trạng phân bố lâm sản ngoài gỗ 32

6 Nhận xét: tình hình tài nguyên có những ảnh hưởng thuận lợi, khó khăn đối với công tác quản lý, bảo vệ vàphát triển rừng, bảo tồn đa dạng sinh học của VQG 33

VIII HIỆN TRẠNG VỀ CƠ SỞ VẬT CHẤT, CÁC CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN ĐÃ THỰC HIỆN 341 Thống kê số lượng, diện tích văn phòng, nhà, xưởng, trạm hiện có của đơn vị theo các nguồn vốn đầu tư 34

2 Thống kê thiết bị văn phòng làm việc của chủ rừng 34

3 Kết quả các chương trình, dự án đã thực hiện 37

4 Nhận xét: thực trạng về cơ sở hạ tầng có những thuận lợi, khó khăn đối với công tác quản lý và các hoạt

3 Công tác bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng và sâu bệnh gây hại rừng 39

4 Quản lý lâm sản ngoài gỗ 40

5 Quản lý, bảo tồn đa dạng sinh học 40

6 Công tác quản lý, xử lý vi phạm pháp luật về công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, bảo tồn đa dạngsinh học 41

7 Công tác giáo dục môi trường 42

8 Nhận xét: những ưu điểm, tồn tại trong công tác quản lý, bảo vệ, phát triển rừng, bảo tồn đa dạng sinh học 43

X XÁC ĐỊNH RANH GIỚI CÁC PHÂN KHU CHỨC NĂNG 46

1 Biến động diện tích phân khu bảo vệ nghiêm ngặt 46

2 Biến động diện tích phân khu phục hồi sinh thái 47

3 Biến động diện tích phân khu hành chính dịch vụ 48

4 Biến động diện tích vùng đệm trong 48

5 Nhận xét: những thuận lợi, khó khăn 51

XI KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ CÔNG ÍCH CỦA CHỦ RỪNG TRONG BA (03) NĂMLIÊN TIẾP LIỀN KẾ (2018, 2019, 2020) 51

1 Về thực hiện phân loại đơn vị sự nghiệp công 51

2 Hạng mục các nguồn kinh phí của chủ rừng 52

3 Hạng mục các nguồn chi của chủ rừng 53

III KẾ HOẠCH KHOÁN BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG CHO HỘ GIA ĐÌNH, CÁ NHÂN,CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ TẠI CHỖ 56

1 Kế hoạch khoán bảo vệ và phát triển rừng 56

2 Kế hoạch, nội dung thực hiện đồng quản lý 60

IV KẾ HOẠCH QUẢN LÝ, BẢO VỆ, PHÁT TRIỂN, SỬ DỤNG RỪNG BỀN VỮNG, BẢO TỒNĐA DẠNG SINH HỌC 61

1 Kế hoạch bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học 61

2 Kế hoạch phục hồi hệ sinh thái 71

3 Kế hoạch nghiên cứu khoa học và giám sát đa dạng sinh học 78

4 Kế hoạch phòng cháy chữa cháy rừng 82

5 Kế hoạch phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí, thuê MTR 84

6 Kế hoạch phát triển vùng đệm 95

7 Kế hoạch đào tạo và phát triển nguồn nhân lực 106

8 Kế hoạch xây dựng hạ tầng, mua sắm trang thiết bị phục vụ quản lý, bảo vệ, phát triển, sử dụng rừng 107

Trang 5

9 Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo vệ, phát triển rừng 111

VI NHU CẦU VỐN VÀ NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ 112

1 Tổng hợp nhu cầu vốn cho kế hoạch quản lý rừng bền vững 112

2 Nguồn vốn đầu tư, phân kỳ nguồn vốn 113

VII GIẢI PHÁP THỰC HIỆN 113

1 Giải pháp về công tác quản lý, nguồn nhân lực 113

2 Giải pháp về phối hợp với các bên liên quan 114

3 Giải pháp về khoa học, công nghệ 115

5 Giải pháp về đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức 116

6 Giải pháp về quản lý đất đai 116

7 Giải pháp khác 116

VIII ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA PHƯƠNG ÁN 117

1 Hiệu quả về kinh tế 117

2 Hiệu quả về xã hội 118

3 Hiệu quả về môi trường 118

Chương 4 119

TỔ CHỨC THỰC HIỆN 119

I PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ 119

1 BQL Vườn Quốc gia Ba Bể 119

5 Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch 120

6 Ủy ban nhân dân huyện Ba Bể, Chợ Đồn tỉnh Bắc Kạn 120

7 Ủy ban nhân dân cấp xã trong địa phận Vườn Quốc gia Ba Bể 120

II KẾ HOẠCH KIỂM TRA, GIÁM SÁT 120

1 Mục tiêu kiểm tra, giám sát 120

2 Các chỉ tiêu theo dõi, đánh giá 120

Phần 2 122

HỆ THỐNG PHỤ LỤC, BIỂU, BẢN ĐỒ KÈM THEO PHƯƠNG ÁN QUẢN LÝ RỪNG BỀNVỮNG 122

Trang 6

TTTừ viết tắtÝ nghĩa

1 BNN VÀ PTNT Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 2 UBND Uỷ ban nhân dân

3 TCLN Tổng Cục Lâm Nghiệp 4 QLBVR Quản lý bảo vệ rừng 5 TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam 6 DLST Du lịch sinh thái

8 ASEAN Tổ chức chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội của các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á.

9 UNESCO Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc

Trang 7

Bảng 01 Cơ cấu dân tộc các xã trong khu vực VQG Ba Bể 12

Bảng 02: Thống kê tình hình dân số tại các xã 12

Bảng 03: Thống kê tình hình lao động tại các xã trong vùng lập phương án 13

Bảng 04 Thống kê hệ thống giao thông trong vùng lập phương án 18

Bảng 5 Nguồn thu từ dịch vụ môi trường rừng 21

Bảng 6: Thống kê hiện trạng sử dụng đất của VQG Ba Bể năm 2021 23

Bảng 7: Cơ cấu sử dụng đất VQG Ba Bể năm 2020 25

Bảng 8: Hiện trạng rừng và các loại đât nằm trong khu vực VQG Ba Bể 27

Bảng 9: Trữ lượng các loại rừng của VQG Ba Bể 30

Bảng: 10 Thống kê số lượng, diện tích văn phòng, nhà, xưởng, trạm hiện có của VQG Ba Bể theocác nguồn vốn đầu tư 34

Bảng: 11 Thống kê cơ sở hạ tầng, thiết bị văn phòng làm việc chính của VQG Ba Bể 34

Bảng: 12 Thống kê thiết bị quản lý bảo vệ rừng và thiết bị PCCCR của VQG Ba Bể 37

Bảng 13 Tình hình vi phạm bảo vệ và phát triển rừng BQL từ 2015 – 2020 42

Bảng 14 Biến động diện tích phân khu bảo vệ nghiêm ngặt giữa hai kỳ QH 46

Bảng 15 Biến động diện tích phân khu phục hồi sinh thái giữa hai kỳ QH 47

Bảng 16 Biến động diện tích phân khu hành chính dịch vụ giữa hai kỳ QH 48

Bảng 17 Biến động diện tích vùng đệm trong giữa hai kỳ QH 48

Bảng 18 Tổng diện tích các phân khu và vùng đệm trong VQG Ba Bể 49

Bảng 19 Hiện trạng sử dụng đất VQG Ba Bể năm 2021 50

Bảng 20 Tổng hợp các nguồn kinh phí hoạt động của VQG Ba Bể 52

từ 2018 – 2020 52

Bảng 21 Tổng hợp các nguồn chi hoạt động của BQL từ 2018 – 2020 53

Bảng 22 Thống kê diện tích các loại đất, loại rừng chuyển sang đất di tích,danh lam tắng cảnh và quy hoạch giao thông trong khu vực VQG Ba Bể giai đoạn 2025 – 2030 Error! Bookmark not defined. Bảng 23 Kế hoạch khoán bảo vệ rừng VQG Ba Bể giai đoạn 2021-2030 59

Bảng 24 Kế hoạch bảo vệ rừng giai đoạn 2021 – 2030 61

Bảng 27 Kế hoạch bảo tổn khu rừng có giá trị bảo tồn cao 70

Bảng 28 Diện tích làm giàu rừng của VQG Ba Bể giai đoạn 2021 - 2025 76

Bảng 29 Kế hoạch theo dõi diễn biến tài nguyên rừng, đa dạng sinh học 80

Bảng 30 Diện tích dự kiến cho thuê môi trường rừng tại VQG Ba Bể 92

Bảng 31 Dự kiến mua sắm trang thiết bị phục vụ quản lý, nghiên cứu khoa học và PCCCR (căn cứvăn bản, định mức mua sắm) 110

Bảng 32 Kế hoạch tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo vệ, phát triển rừng 112

Trang 8

MỞ ĐẦU

1 Khái quát chung về công tác quản lý bảo vệ, phát triển rừng đảm bảomục đích sử dụng rừng

Vườn Quốc gia Ba Bể nằm trên địa phận tỉnh Bắc Kạn với trung tâm là hồ Ba Bể, cách thành phố Bắc Kạn 70 km theo hướng Tây Bắc và cách thủ đô Hà Nội 250 km về phía Bắc Trước đây Vườn Quốc gia Ba Bể thuộc tỉnh Cao Bằng, sau khi tái lập tỉnh Vườn nằm trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn (1997) Từ năm 1997 đến năm 2002, Vườn Quốc gia Ba Bể chịu sự quản lý trực tiếp của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đến cuối năm 2002, VQG Ba Bể được giao cho ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn quản lý (Quyết định số 51/2002/QĐ-TTg ngày 17/4/2002 của Thủ tướng Chính phủ về việc chuyển Vườn Quốc gia Ba Bể về ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn quản lý)

VQG Ba Bể là mẫu chuẩn hệ sinh thái rừng trên núi đá vôi của vùng Đông Bắc Việt Nam và thế giới, Ba Bể là khu Kaster điển hình, có nhiều hang động đẹp Năm 1986, Vườn quốc gia được công nhận là di tích danh thắng quốc gia Từ đó tới nay Vườn liên tục được cộng nhận các danh hiệu: Vườn di sản ASEAN (2003), khu Ramsar thứ 3 của Việt Nam (2011), di tích quốc gia đặc biệt (2012).

Ngày 02 tháng 02 năm 2011, Vườn Quốc gia Ba Bể chính thức được công nhận là khu Ramsar thứ 1.938 của thế giới và trở thành khu Ramsar thứ 3 của Việt Nam Vườn Quốc gia Ba Bể có chức năng nhiệm vụ quản lý, bảo vệ, phát triển rừng đặc dụng, phát huy các giá trị đặc biệt về thiên nhiên, mẫu chuẩn hệ sinh thái, đa dạng sinh học, nguồn gen sinh vật; di tích Quốc gia đặc biệt về danh lam thắng cảnh; bảo vệ các hệ sinh thái tự nhiên, các nguồn tài nguyên thiên nhiên; nghiên cứu khoa học, cung ứng dịch vụ môi trường rừng theo quy định của pháp luật.

Vườn Quốc gia có độ che phủ và tỷ lệ rừng nguyên sinh cao trong hệ thống rừng đặc dụng của Việt Nam và các khu vực núi đá vôi trên thế giới Khu vực Vườn Quốc gia Ba Bể được che phủ trên 78,3% diện tích rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới, trong đó kiểu rừng nguyên sinh ít bị tác động trên núi đá vôi được coi là mẫu chuẩn của hệ sinh thái rừng trên núi đá vôi đặc trưng cho vùng Đông Bắc Việt Nam và thế giới Trong những năm qua lực lượng kiểm lâm của Vườn đã phát hiện và ngăn chặn kịp thời các vụ vi phạm các quy định chung của Nhà nước về bảo vệ rừng Ngoài ra BQL VQG Ba Bể đã phối hợp với chính quyền địa phương phát hiện các vụ việc người dân lấn chiếm đất thuộc quản lý của Vườn Quốc gia Ba Bể Các hành vi lấn

Trang 9

chiếm đất đai vi phạm đến nhiều lĩnh vực quản lý như lâm nghiệp, đất đai, xây dựng, di sản văn hóa.

Thời gian qua, Ban quản lý Vườn Quốc gia (BQL VQG) Ba Bể đã phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức tuyên truyền phổ biến Luật Lâm nghiệp, cũng như những quy định của Nhà nước về quản lý bảo vệ rừng, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, vận động người dân tích cực phát giác các hành vi vi phạm quy định của Nhà nước về quản lý bảo vệ rừng, đồng thời tổ chức đăng ký sử dụng cưa xăng và các phương tiện độ chế theo quy định

Để thực hiện xây dựng Phương án quản lý rừng bền vững, Ban Giám đốc Vườn quốc gia đã tổ chức Đấu thầu thuê đơn vị tư vấn tiến hành điều tra đánh giá hiện trạng tài nguyên rừng và thu thập các loại thông tin cần thiết về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, môi trường, bảo tồn các loại thực vật, động vật hoang dã và xây dựng phương án quản lý rừng bền vững, có hiệu quả Quản lý rừng bền vững Vườn Quốc gia Ba Bể phải đảm bảo 3 mục tiêu: kinh tế, xã hội, môi trường; tuân thủ 7 nguyên tắc quản lý rừng bền vững theo Thông tư số 28/2018/TT-BNNPTNT.

Tuân thủ quy trình, quy phạm, quy định của Nhà nước về quản lý rừng bền vững, bảo tồn đa dạng sinh học, cải thiện sinh kế cho người dân ở khu vực vùng đệm trong, vùng đệm ngoài nhằm giảm tác động tiêu cực nên diện tích rừng và giảm các nhân yếu tố biến đổi khí hậu.

Lập bản đồ phân vùng rừng bảo tồn đa dạng sinh học, hệ động thực vật rừng, bảo tồn nguồn nước, bảo vệ đất, chống xói mòn, tăng khả năng hấp thụ khí CO2, giảm phát thải khí nhà kính Tôn trọng quyền sử dụng đất hợp pháp và theo truyền thống của cộng đồng địa phương, đồng thời bảo tồn các giá trị văn hoá truyền thống của người dân địa phương Duy trì và tăng cường phúc lợi xã hội cho người làm rừng, tạo nhiều việc làm ổn định, tăng thu nhập và an sinh xã hội.

Xây dựng Phương án quản lý rừng bền vững là hết sức quan trọng nhằm xác định các biện pháp cơ bản trong quản lý tài nguyên rừng bền vững, nâng cao hiệu quả sử dụng rừng, thu hút nguồn lực, đầu tư để tái tạo lại rừng, tạo nhiều việc làm cho người dân địa phương, xoá đói giảm nghèo, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, ổn định, từng bước nâng cao đời sống cho nhân dân sống trong và ngoài rừng.

Trang 10

Vườn Quốc gia Ba Bể được tính từ năm 1977 theo Quyết định số 41/TTg ngày 24/01/1977 của Thủ tướng Chính phủ chính thức công nhận Ba Bể là khu văn hóa – lịch sử Quan điểm trên được tái khẳng định trong Quyết định số 194/CT, ngày 9/8/1986 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng giao cho Bộ Lâm nghiệp và các cơ quan chức năng tiến hành khảo sát và đầu tư cho Ba Bể thành Vườn quốc gia Năm 1992 Viện Điều tra Quy hoạch rừng đã hoàn thành việc xây dựng dự án đầu tư thành lập Vườn Quốc gia Ba Bể Dự án đã được Chính phủ phê duyệt và Vườn Quốc gia Ba Bể được chính thức thành lập theo Quyết định số 83/1992/QĐ-TTg ngày 10/11/1992 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt luận chứng kinh tế kỹ thuật đầu tư xây dựng VQG gia Ba Bể với diện tích là 7.610 ha trên địa bàn 8 xã sau gần 30 năm bảo vệ và phát triển rừng Vườn Quốc gia Ba Bể đã khẳng định được những giá trị to lớn về đa dạng sinh học, giá trị nổi bật về địa chất địa mạo, nơi đây còn có những cảnh quan thiên nhiên kỳ thú như cao nguyên karst, thác Đầu Đẳng, hẻm vực sông Năng, hệ thống hang động và hồ Ba Bể - một trong số không nhiều hồ nước ngọt tự nhiên trên núi lớn và đẹp của thế giới Vùng hồ Ba Bể có nhiều cảnh đẹp thiên nhiên như Ao Tiên, động Puông, đảo An Mã, đảo Bà Góa… gắn liền với những sinh hoạt văn hóa của người dân tộc thiểu số, lễ hội, tâm linh độc đáo.

Xây dựng phương án quản lý rừng bền vững là một nguyên tắc, nhiệm vụ bắt buộc đối với tất cả các chủ rừng là tổ chức để quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng bền vững tài nguyên rừng Nhiệm vụ này được quy định cụ thể trong Luật Lâm nghiệp số: 16/2017/QH14 được Quốc hội khóa XIV kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 15/11/2017, có hiệu lực từ ngày 01/01/2019; và hướng dẫn chi tiết xây dựng phương án tại Thông tư số: 28/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về quản lý rừng bền vững Thời gian thực hiện tối đa của phương án quản lý rừng bền vững là 10 năm, kể từ khi phương án được cấp có thẩm quyền phê duyệt Quản lý rừng bền vững còn là xu hướng tất yếu của ngành lâm nghiệp thế giới nói chung và của mỗi quốc gia nói riêng, trong đó có Việt Nam Xây dựng mô hình quản lý rừng bền vững là tiến tới quản lý bảo vệ và sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên hiện có, đồng thời đảm bảo việc sử dụng tài nguyên rừng một cách lâu dài và liên tục Cùng với sự phát triển tài nguyên rừng thông qua các hoạt động như: Trồng rừng, bảo vệ rừng, làm giàu rừng, cần có sự phát triển kết hợp các hoạt động dịch vụ, du lịch tạo việc làm thu hút lao động, từng bước nâng cao đời sống kinh tế một cách ổn định lâu dài cho cán bộ công nhân viên thực hiện việc quản lý, bảo vệ rừng và cộng đồng dân cư địa phương sinh sống gần rừng.

Trang 11

Do vậy, việc xây dựng phương án quản lý rừng bền vững Vườn Quốc gia Ba Bể cho giai đoạn 10 năm tới là cần thiết nhằm chỉ ra kế hoạch và giải pháp để quản lý rừng toàn diện, lâu dài và bền vững cả về kinh tế, xã hội và môi trường, đồng thời phát triển du lịch sinh thái trong tương lai Nội dung của phương án quản lý rừng bền vững đã tuân thủ theo đúng hướng dẫn tại Thông tư số 28/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về quy định quản lý rừng bền vững, với những nội dung cơ bản sau:

- Đánh giá hiện trạng rừng, quản lý rừng và sử dụng đất; - Xác định các mục tiêu quản lý rừng và hệ sinh thái bền vững; - Xác định các nội dung hoạt động quản lý, bảo vệ rừng;

- Xác định các nội dung hoạt động bảo tồn, phát triển rừng; - Xác định các nội dung hoạt động sử dụng rừng, đất rừng;

- Xác định các giải pháp thực hiện phương án, gồm giải pháp về vốn đầu tư (tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng, thu hút vốn đầu tư từ các thành phần kinh tế,…).

Chương 1

CĂN CỨ XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁNI CHÍNH SÁCH VÀ PHÁP LUẬT CỦA NHÀ NƯỚC1 Văn bản quy phạm pháp luật của trung ương

- Bộ luật Lao động số 10/2012/QH13 ngày 18 tháng 6 năm 2012;

- Luật Di sản văn hóa số 28/2001/QH10 ngày 29 tháng 6 năm 2001 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa số 32/2009/QH12 ngày 18/6/2009;

- Luật Phòng cháy và chữa cháy số 27/2001/QH10 ngày 29 tháng 6 năm 2001;

- Luật Đa dạng sinh học số 20/2008/QH12 ngày 13 tháng 11 năm 2008; - Luật Đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29 tháng 11 năm 2013;

- Luật đầu tư công số 49/2014/QH13 ngày 18 tháng 06 năm 2014;- Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2014;

Trang 12

- Luật Lâm nghiệp số 16/2017/QH14 ngày 15 tháng 11 năm 2017; - Luật Du lịch số 09/2017/QH14 ngày 19/6/2017;

- Luật trồng trọt số 31/2018/QH14 ngày 19 tháng 11 năm 2018;

- Nghị định số 109/2017/NĐ-CP ngày 21/9/2017 của Thủ tướng Chính phủ về Quy định bảo vệ và quản lý di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới ở Việt Nam;

- Nghị định 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ về quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm Nghiệp;

- Nghị định 166/2018/NĐ-CP ngày 25/12/2018 của Chính phủ về quy định về thẩm quyền, trình tự, thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch Dự án bảo quản, tu bổ di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh;

- Nghị định số 66/2019/NĐ-CP ngày 29/7/2019 của Thủ tướng Chính phủ về Bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước;

- Quyết định 2153/QĐ-TTg ngày 21/12/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng liên tỉnh hồ Ba Bể thuộc tỉnh Bắc Kạn và Tuyên Quang;

- Quyết định số 38/2016/QĐ-TTg ngày 14/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành một số chính sách bảo vệ, phát triển rừng và đầu tư hỗ trợ kết cấu hạ tầng, giao nhiệm vụ công ích đối với các công ty nông, lâm nghiệp;

- Quyết định số 3941/QĐ-BKHCN ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ về việc công bố Tiêu chuẩn quốc gia;

- Thông tư số 21/2017/TT-BNNPTNT, ngày 15 tháng 11 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về Hướng dẫn thực hiện Quyết định số 886/QĐ-TTg ngày 16/6/2017 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Chương trình mục tiêu phát triển Lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2016 – 2020;

Trang 13

- Thông tư số 62/2018/TT-BTC, ngày 30 tháng 7 năm 2018 của Bộ Tài chính về quy định quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp thực hiện Chương trình mục tiêu phát triển Lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2016 – 2020;

- Thông tư số 28/2018/TT-BNNPTNT, ngày 16 tháng 11 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quy định về quản lý rừng bền vững.

- Thông tư số 29/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn quy định về các biện pháp lâm sinh;

- Thông tư số 30/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn quy định danh mục loài cây lâm nghiệp chính, công nhận và nguồn giống; quản lý vật liệu giống cây trồng lâm nghiệp chính;

- Thông tư số 31/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn quy định về phân định ranh giới rừng;

- Thông tư số 32/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông quy định phương pháp định giá rừng, khung giá rừng;

- Thông tư số 33/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn quy định về điều tra, kiểm kê và theo dõi diễn biến rừng;

- Chỉ thị số 1788/CT-BNN-TCLN ngày 10/03/2020 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về nhiệm vụ, giải pháp trong công tác quản lý, bảo vệ rừng và cho thuê môi trường rừng đặc dụng, phòng hộ.

- Văn bản số 4721/BNN-TCLN ngày 15/7/2020 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc thực hiện phương án quản lý rừng bền vững

2 Văn bản của địa phương

- Quyết định số 1326/QĐ-UBND ngày 20 tháng 8 năm 2013 của Ủy Ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn về việc phê duyệt quy hoạch bảo tồn và phát triển rừng bền vững Vườn Quốc gia Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2012-2020;

- Quyết định số 1872/QĐ-UBND ngày 30 tháng 10 năm 2013 của Ủy Ban nhân

Trang 14

- Quyết định số 1794/QĐ-UBND ngày 26 tháng 10 năm 2018 của Ủy Ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn về việc phê duyệt kết quả rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch 3 loại rừng tỉnh Bắc Kạn;

- Quyết định số 470/QĐ-UBND ngày 23/03/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn về việc công bố hiện trạng rừng năm 2019 trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.

- Văn bản số 2889/UBND-NNPTNT ngày 26/5/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn về việc xây dựng phương án quản lý rừng bền vững giai đoạn 2021- 2030;

II CAM KẾT QUỐC TẾ1 Công ước quốc tế

1.1 Lĩnh vực lâm nghiệp:

Việt Nam đã tham gia ký kết hàng loạt công ước quốc tế có ảnh hưởng đến việc thực hiện phương án QLRBV:

- Công ước Quốc tế CITES về buôn bán các loại động, thực vật hoang dã nguy cấp, ký kết tại Washington D.C ngày 01/3/1973.

- Công ước Đa dạng sinh học: Bảo tồn các dạng tài nguyên sinh học, sử dụng một cách hợp lý các thành phần của ĐDSH, chia sẻ một cách đúng đắn, hợp lý và công bằng Việt Nam tham gia ký kết ngày 16/11/1994; Công ước về Đa dạng sinh học (1992).

- Công ước khung của Liên Hợp Quốc về Biến đổi khí hậu (UN FCCC) trong đó nêu rõ thỏa thuận Cancun và chính sách bảo đảm của REDD;

- Công ước Liên Hiệp Quốc chống sa mạc hóa và hạn hán (UN CCD) trong đó thể hiện nhu cầu của các bên tham gia công ước trong việc đảm bảo quản lý rừng bền vững, trồng rừng, tái trồng rừng và bảo tồn đất;

- Luật Lao động quốc tế của Tổ chức Lao động Quốc tế thuộc Liên Hiệp Quốc

Trang 15

2 Thoả thuận quốc tế

- Cam kết thực hiện quản lý rừng bền vững.

- Cam kết thực hiện bền vững môi trường.

- Cam kết thực hiện trách nhiệm xã hội.

III TÀI LIỆU SỬ DỤNG

1 Tài liệu dự án, đề án, quyết định thành lập, giao nhiệm vụ cho chủ rừng

Hệ thống các quy trình và hướng dẫn kỹ thuật: phương pháp điều tra tài nguyên rừng, phân loại chức năng rừng, điều tra đánh giá tác động xã hội - môi trường; điều tra đánh giá đa dạng động - thực vật rừng.

Vườn Quốc gia Ba Bể được thành lập theo Quyết định số 83/1992/QĐ-TTg ngày 10/11/1992 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt luận chứng kinh tế kỹ thuật đầu tư xây dựng VQG gia Ba Bể.

Quyết định số 2160/QĐ-UBND ngày 19/12/2012 của UBND tỉnh Bắc Kạn về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy và biên chế của Vườn Quốc gia Ba Bể;

Quyết định số 1355/QĐ-UBND ngày 07/9/2017 của UBND tỉnh Bắc Kạn về việc thành lập Ban Quản lý Vườn Quốc gia Ba Bể trực thuộc UBND tỉnh Bắc Kạn.

2 Các tài liệu điều tra của khu rừng

- Tài liệu rà soát khu hệ động vật rừng;

- Tài liệu rà roát khu hệ thực vật rừng;

- Tài liệu hiện trạng rừng và sử dụng đất;

- Tài liệu khảo sát, đánh giá hiện trạng hệ thống hạ tầng trong khu vực;

- Bảng biểu hiện trạng kinh tế - xã hội;

Trang 16

- Báo cáo đánh giá hiện trạng quản lý, bảo vệ, bảo tồn và phát triển, sản xuất, kinh doanh;

3 Bản đồ: bản đồ hiện trạng rừng và hiện trạng sử dụng đất, bản đồ giaođất, giao rừng, các loại bản đồ chuyên đề khác có liên quan

+ Bản đồ quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 cấp xã, huyện, tỉnh;

+ Bản đồ, số liệu kiểm kê đất đai năm 2020 của Sở Tài nguyên và Môi trường;

+ Bản đồ, số liệu quy hoạch, kế hoạch bảo vệ phát triển rừng của VQG.

Trang 17

Chương 2

ĐẶC ĐIỂM HIỆN TRẠNG CỦA VƯỜN QUỐC GIA BA BỂI THÔNG TIN CHUNG

1 Địa chỉ (trụ sở làm việc của chủ rừng): Thôn Nà Niểm, xã Khang Ninh,

huyện Ba Bể tỉnh Bắc Kạn

2 Điện thoại: .; Email: vuonquocgiababe@gmail.com;

Website:

3 Quyết định thành lập, chức năng, nhiệm vụ của đơn vị chủ rừng hoặcGiấy đăng ký kinh doanh, ngành nghề kinh doanh theo quy định của pháp luật

Quyết định số 83/1992/QĐ-TTg ngày 10/11/1992 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt luận chứng kinh tế kỹ thuật đầu tư xây dựng VQG gia Ba Bể.

Quyết định số 2160/2012/QĐ-UBND ngày 19 tháng 12 năm 2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy và biên chế của Vườn Quốc gia Ba Bể.

Quyết định số 1355/QĐ-UBND ngày 07/9/2017 của UBND tỉnh Bắc Kạn về việc thành lập Ban Quản lý Vườn Quốc gia Ba Bể trực thuộc UBND tỉnh Bắc Kạn.

4 Cơ cấu tổ chức của đơn vị

Vườn Quốc gia Ba Bể là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn, có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và Ngân hàng theo quy định của pháp luật.

4.1 Lãnh đạo Ban Quản lý Vườn Quốc gia Ba Bể: gồm có Giám đốc (01 người)

và Phó Giám đốc (02 người)

4.2 Các phòng chuyên môn, nghiệp vụ

- Tổng số người làm việc được UBND tỉnh giao năm 2021 là 70 biên chế (gồm 66 viên chức, 04 lao động hợp đồng theo Nghị định 68/2000/NĐ-CP) Trong đó:

- Số người làm việc có mặt đến thời điểm 31/7/2021 là: 55 người (51 viên chức, 04 Hợp đồng theo Nghị định 68/2000/NĐ-CP) Trong đó:

Trang 18

+ Phòng Tổ chức – Hành chính: 06 người (02 viên chức, 04 HĐ68);

+ Phòng Kế hoạch – Tài chính: 04 người (viên chức);

+ Phòng Khoa học và Hợp tác quốc tế: 02 người (viên chức);

+ Phòng Bảo tồn đất ngập nước: 03 người (viên chức);

+ Trung tâm Giáo dục môi trường và Dịch vụ môi trường rừng: 06 người (viên chức);

+ Hạt Kiểm lâm: 32 người (viên chức);

- Biên chế còn thiếu đến thời điểm 31/7/2021 là: 15 người (viên chức).

5 Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn

5.1 Chức năng

Ban quản lý Vườn Quốc gia Ba Bể có chức năng tham mưu giúp Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện nhiệm vụ quản lý, bảo vệ, phát triển rừng đặc dụng, phát huy các giá trị đặc biệt về thiên nhiên, mẫu chuẩn hệ sinh thái, đa dạng sinh học, nguồn gen sinh vật, di tích lịch sử, văn hóa, cảnh quan, nghiên cứu khoa học; cung ứng dịch vụ môi trường rừng theo quy định của pháp luật.

5.2 Nhiệm vụ, quyền hạn

- Tổ chức quản lý, bảo vệ các hệ sinh thái tự nhiên, các nguồn tài nguyên thiên nhiên, danh lam thắng cảnh của Vườn Quốc gia Ba Bể theo đúng quy định của pháp luật; kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm và tham mưu cho cấp có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật trong các lĩnh vực bảo vệ và phát triển rừng, bảo tồn đa dạng sinh học.

- Thực hiện các hoạt động nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế; triển khai thực hiện các chương trình bảo tồn động, thực vật rừng, các hệ sinh thái tự nhiên, khu danh lam thắng cảnh, khu di tích thuộc Vườn Quốc gia Ba Bể.

- Tổ chức lập quy hoạch, dự án phát triển du lịch sinh thái của Vườn Quốc gia Ba Bể, tổ chức thực hiện cung ứng dịch vụ môi trường rừng theo quy định của pháp luật.

Trang 19

6 Nhận xét về đặc điểm chung của đơn vị.

- Với cơ cấu tổ chức như hiện tại, cơ bản phù hợp với nhiệm vụ trong giai đoạn tới Tuy nhiên, để tăng cường công tác bảo tồn phát triển rừng và dịch vụ du lịch, cần tăng cường nhân lực cho phòng Khoa học và Hợp tác quốc tế, các trạm Kiểm lâm và phòng Bảo tồn đất ngập nước.

- Hiện trạng trụ sở làm việc của Vườn chưa có nên đề nghị ủy ban nhân dân tỉnh quan tâm xem xét cho chủ trương đầu tư cơ sở hạ tầng (Trụ sở làm việc, đường Du lịch sinh thái kết hợp đường tuần tra bảo vệ rừng.v.v.) theo hướng đầu tư công giai đoạn 2021-2025.

II VỊ TRÍ ĐỊA LÝ, ĐỊA HÌNH, KHÍ HẬU, THỦY VĂN VÀ THỔNHƯỠNG

1 Vị trí địa lý

Vườn Quốc gia Ba Bể cách thành phố Bắc Kạn 70 km và cách Hà Nội 250 km về phía Bắc, thuộc địa bàn huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn Tổng diện tích Vườn 10.048 ha (Quyết định số 1976/QĐ-TTg ngày 30/10/2014), gồm toàn bộ xã Nam Mẫu và một phần diện tích của các xã Khang Ninh, Cao Thượng, Thượng Giáo, Quảng Khê, Hoàng Trĩ – huyện Ba Bể, Nam Cường – huyện Chợ Đồn; có tọa độ địa lý:

- Từ 220 06’12” đến 220 08’14” Vĩ độ Bắc;

- Từ 1050 09’07” đến 1050 12’22” Kinh độ Đông; Có ranh giới hành chính:

+ Phía Bắc giáp phần còn lại của xã Cao Thượng - Ba Bể;

+ Phía Nam giáp huyện Chợ Đồn, phần còn lại xã Quảng Khê, Hoàng Trĩ - Ba Bể;

+ Phía Đông giáp phần còn lại xã Khang Ninh, Thượng Giáo - Ba Bể;

+ Phía Tây giáp huyện Chợ Đồn và tỉnh Tuyên Quang.

Trang 20

Địa hình Vườn Quốc gia Ba Bể mang đặc điểm điển hình của dạng địa hình Kast do núi đá vôi bị phong hóa qua nhiều thời kỳ kiến tạo lên Có thể chia địa hình VQG Ba Bể thành 5 kiểu chính sau:

- Kiểu địa hình Kast: Chiếm 23,6% tổng diện tích tự nhiên Núi đá thuộc kiểu địa hình này bị chia cắt thành nhiều khối có dạng lởm chởm, sườn thẳng đứng, cao tới 700 - 800 m Hầu hết núi đá trong vùng đều có các dạng Caxtơ trên mặt và Caxtơ ngầm tạo ra các hang động, sông, suối ngầm Giữa các núi đá vôi là các bồn địa được phủ lên trên một lớp đất trầm tích màu đỏ vàng.

- Kiểu địa hình núi trung bình: Chiếm 23% tổng diện tích tự nhiên, phân bố chủ yếu ở phía Đông và phía Nam của Vườn, độ cao trung bình 1000 m, độ dốc > 350 Bao gồm dãy núi Phia-Bjoóc có độ cao trên 1.000 m chạy dài từ đỉnh Đồn Đèn theo hướng Tây Bắc - Đông Nam đến núi Hoa Sơn với đỉnh cao nhất là Phia-Bjoóc (1.502 m), tiếp theo dãy Pia Đông Phouc và Pou Loung Vai với các đỉnh cao trung bình 1.000 m

- Kiểu địa hình núi thấp: Có độ cao biến động trong khoảng từ 300 m đến 700 m, chiếm 43,7% tổng diện tích tự nhiên, bao gồm toàn bộ các đỉnh núi thấp dưới 700 m và các sườn núi cao trung bình phía Bắc và Nam hồ Ba Bể Độ dốc trung bình từ 260 đến 350, tương đối thuận lợi cho việc phục hồi, phát triển rừng.

- Kiểu địa hình vùng đồi: Có độ cao dưới 300 m, chiếm 3,2% tổng diện tích tự nhiên Phân bố rải rác xung quanh khu vực lòng hồ và hai bên bờ sông Chợ Lèng Hiện nay trên phần lớn diện tích chỉ còn lại các trảng cỏ, trảng cây bụi thứ sinh Tuy nhiên tầng đất khá dày, vẫn còn nhiều khả năng để tái tạo lại thảm thực vật và khôi phục lại hệ sinh thái rừng trong khu vực này.

- Kiểu địa hình hồ và thung lũng: chiếm 6,5% tổng diện tích tự nhiên, phân bố rải rác giữa các dãy núi, ven sông, suối Hồ Ba Bể nằm ở trung tâm Vườn quốc gia, có diện tích mặt nước hơn 441,9 ha Đây là hồ tự nhiên trên núi lớn nhất Việt Nam và là 1 trong 20 hồ tự nhiên nước ngọt đặc biệt của thế giới cần được bảo vệ Hồ Ba Bể vừa là thắng cảnh nổi tiếng vừa là môi trường sinh sống thuận lợi của nhiều loài động, thực vật thủy sinh.

Trang 21

3 Đặc điểm khí hậu

Vườn Quốc gia Ba Bể nằm trong tiểu vùng khí hậu của vùng Đông Bắc Việt Nam Một năm chia làm 2 mùa rõ rệt (mùa mưa và mùa khô) Mùa mưa kéo dài từ tháng 4 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau Nhiệt độ trung bình năm khoảng 220c Biên độ nhiệt trong năm và trong ngày cao do ảnh hưởng của địa hình, độ cao so với mặt nước biển Nhiệt độ tối cao không quá 400c nhưng nhiệt độ tối thấp có thể xuống 00c Độ ẩm trung bình năm khá cao >80%, lượng mưa không lớn do bị núi che chắn (trung bình 1.378 mm/năm) Mưa phân bố không đều giữa các tháng trong năm, 91% lượng mưa tập trung vào các tháng mùa mưa Nhìn chung khí hậu khá thuận lợi cho sinh trưởng, phát triển của cây rừng Tuy nhiên, trong vùng cũng có một số hiện tượng thời tiết cực đoan: Sương muối vào các tháng mùa đông; lũ, sạt lở đất vào mùa mưa.

4 Đặc điểm thủy văn

Hệ thống thuỷ văn Vườn Quốc gia Ba Bể: Tổng diện tích mặt nước trong khu vực Vườn gần 500 ha bao gồm hồ Ba Bể và 4 con sông, suối chính nối với hồ Phía Nam và Tây Nam có sông Chợ Lèng, suối Bó Lù và Tả Han đổ nước vào hồ với tổng diện tích lưu vực là 420 km2 (sông Chợ Lèng: 194 km2, suối Bó Lù: 137 km2 và suối Tả Han: 89km2) Nước trong Hồ chảy ra sông Năng ở phía Bắc, tiếp tục chảy về sông Gâm, cung cấp nước cho hồ thủy điện Tuyên Quang, tổng diện tích lưu vực sông Năng là 1.420 km2 Vào mùa lũ, nước từ sông Năng có thể chảy vào Hồ làm mực nước ở Hồ dâng lên từ 2 – 3 m Khi nước lũ sông Năng giảm xuống, nước trong Hồ lại tiếp tục chảy vào sông Năng Mực nước tích lại trong hồ khoảng 8 – 9 triệu m3, có tác dụng phân lũ sông Năng, sông Gâm và sông Hồng.

Cả 4 con sông, suối nói trên đều bắt nguồn từ những đỉnh núi cao, địa hình dốc, thường gây ra lũ lớn vào mùa mưa Theo kết quả điều tra cơ bản của Viện Khoa học Thuỷ lợi, thực hiện trong năm 2002, lưu lượng của ba con sông, suối phía Nam khoảng gần 1.000 m3/s đổ vào Hồ, còn sông Năng, kết quả đo được vào tháng 8/1971 là 942 m3/s chảy qua Hồ.

Trang 22

VQG Ba Bể nằm trong vùng Caxtơ Ba Bể - Chợ Đồn, hai khối này là khối đá vôi Givet (Kỷ Đề Vôn giữa) nằm trên phiến đá Protezol, bên cạnh hai khối đá hoa cương Tuổi tuyệt đối của khối đá vôi này đã trải qua chế độ lục địa khoảng 200 triệu năm Điều này nói nên sự già nua các địa hình Caxtơ ở đây khác với các nơi khác Đá khu vực Ba Bể là đá hoa với tinh thể màu trắng, có Biotít piroxen và Graphít xâm tán và Granít hai mica.

Đất khu vực VQG Ba Bể chủ yếu là Feralit đỏ vàng có mùn và đất Feralit đỏ sẫm trên đá vôi Đất khá phì nhiêu, phù hợp với nhiều loài thực vật Ở các thung lũng và soi bãi ven hồ, sông suối còn có đất phù sa là sản phẩm của quá trình bồi lắng tự nhiên, phù hợp với canh tác nông nghiệp.

6 Nhận xét: những thuận lợi, khó khăn; nội dung cần quan tâm, chú ý khixây dựng và thực hiện phương án.

6.1 Những thuận lợi

- Vườn Quốc gia Ba Bể có nhiều loại đá khác nhau, từ đá vôi, các thành tạo lục nguyên đến cả các thành tạo magma, chứng tỏ bối cảnh và lịch sử phát triển địa chất hết sức đa dạng ở khu vực này Nó đồng thời cũng là yếu tố mang tính quyết định đối với địa hình cảnh quan khu vực, như là một sự hòa trộn hữu cơ giữa các dạng địa hình karst với các dạng địa hình phi karst khác Mặt khác đây cũng là yếu tố quyết định tạo nên một tập hợp đa dạng các loại đất trong khu vực Và như thường nói, đa dạng địa chất quyết định đa dạng sinh học.

- Ba Bể là một trong số không nhiều hồ nước ngọt tự nhiên lớn và đẹp của thế giới trên các vùng núi Những hồ như vậy ở các vùng núi đá vôi còn hiếm hơn nữa và với cơ chế hình thành nửa karst-kiến tạo, nửa do đập chắn tự nhiên như ở các vùng phi-karst như vậy thì hồ Ba Bể là duy nhất; có đặc điểm độc đáo là các hang động; Địa hình, địa mạo của các dãy núi đá vôi tạo ra hang động, thác nước, hồ thiên nhiên vừa là cảnh quan đẹp hùng vĩ hiếm có; vừa có tiềm năng về thuỷ điện, thuỷ lợi, và hạn chế lũ lụt.

- Thời tiết, khí hậu và phong cảnh tự nhiên của VQG Ba Bể là tiềm năng lớn để phát triển du lịch sinh thái và các dịch vụ du lịch khác

6.2 Những khó khăn: Tuy Vườn Quốc gia Ba Bể có nhiều thuận lợi về địa hình,

phong cảnh đặc sắc, thời tiết ôn hòa…Tuy nhiên, lại là một điểm du lịch xa cách thành phố Bắc Kạn hơn 70 km, cách thủ đô Hà Nội 250km, địa hình dốc chia cắt mạnh nên

Trang 23

khó khăn trong phát triển kinh tế xã hội cho các thôn, bản vùng cao, xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển du lịch sinh thái vô cùng khó khăn.

III DÂN SINH, KINH TẾ, XÃ HỘI1 Dân số, dân tộc, lao động

1.1 Dân tộc và cơ cấu dân tộc

- Dân tộc: Trong khu vực xây dựng phương án quản lý rừng bền vững rừng đặc dung có 7 xã, tổng số 23.456 nhân khẩu gồm 3 dân tộc chính; Dân tộc Tày chiếm đa số 48,9%; Dân tộc Dao chiếm 29,5%; Dân tộc H Mông 19,5%; và Dân tộc khác chiếm 2,1% chi tiết tại bảng sau.

Bảng 01 Cơ cấu dân tộc các xã trong khu vực VQG Ba Bể

Nguồn: Điều tra thực tế tại các xã1.2 Dân số và cơ cấu dân số

Qua điều tra, thống kê dân số trên địa bàn 8 xã của rừng đặc dụng, dân số các xã được thể hiện như sau

Bảng 02: Thống kê tình hình dân số tại các xã

Trang 24

(Nguồn: UBND các xã năm 2020)1.3 Lao động và cơ cấu lao động

Tổng số lao động có 12.113 lao động chiếm 51,5% tổng dân số trong 7 xã trong vùng lập phương án; trong đó lao động nam chiếm 50,1%, lao động nữ chiếm 49,0%.

Lao động phổ thông hiện đang khá phổ biến Lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao còn ít, năng xuất lao động chưa cao Số người trong độ tuổi lao động không có việc làm hoặc ít việc làm còn nhiều.

Thông tin về dân số, lao động của các xã trong vùng lập phương án được thể hiện chi tiết dưới bảng tổng hợp dưới đây:

Bảng 03: Thống kê tình hình lao động tại các xã trong vùng lập phương án

Trang 25

(Nguồn:Thu thập tại UBND các xã năm 2020)

2 Kinh tế những hoạt động kinh tế chính, thu nhập đời sống của dân cư

2.1 Những hoạt động kinh tế chính

a Trồng trọt

Với phương thức canh tác chủ yếu là trồng lúa nước và canh tác nương rẫy, diện tích đất nông nghiệp bình quân đầu người vùng lõi khoảng 0,13 ha/người, diện tích đất nông nghiệp có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bình quân đầu người chỉ khoảng 0,05ha/người Phần lớn đất sản xuất nông nghiệp là đất 1 vụ, bãi soi ven sông suối, cửa hồ, đập, năng xuất thấp (khoảng 35-45 tạ/ha) Lương thực bình quân đầu người 520kg/người/năm bằng với mức trung bình toàn tỉnh Tuy nhiên, bình quân lương thực đầu người các thôn bản vùng cao chỉ đạt 150-180kg/người/năm do diện tích ruộng nước ít, sản xuất phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên, năng xuất thấp Diện tích đất nông nghiệp bình quân đầu người các thôn bản vùng cao chỉ bằng 1/5 vùng thấp Để đảm bảo đời sống hàng ngày, người dân phải làm nương rẫy Nhưng đây là vùng lõi của VQG nên hoạt động này không hợp pháp, dù phần lớn diện tích nương rẫy người dân làm nương rẫy Nhưng đây là vùng lõi của VQG nên hoạt động này không hợp pháp Để giải quyết vấn đề này trong khi việc mở mang đất nông nghiệp là không thể, cần có một giải pháp giãn dân, ổn định dân cư đi đôi với các giải pháp hỗ trợ phát

Trang 26

b Chăn nuôi

Chăn nuôi trong vùng chưa phát triển Các loài vật nuôi chính là: bò, trâu, dê, lợn và gà Hình thức chăn thả theo kiểu cũ, giống địa phương cho năng suất thấp, công tác thú y chưa được chú trọng Do chưa đầu tư vào chăn nuôi nên các loài vật nuôi tăng trưởng rất chậm và chủ yếu để phục vụ cho nhu cầu sử dụng tại gia đình.

Là vùng có hệ sông, suối và hồ phong phú có tiềm năng trong khai thác, nuôi trồng thuỷ sản, song lĩnh vực này vẫn chưa được khai thác một cách hợp lý Hiện tượng đánh bắt cá bừa bãi, thiếu quy hoạch đang dẫn đến cạn kiệt nguồn tài nguyên thuỷ sản, tuyệt diệt một số loài quý hiếm và gây ô nhiễm môi trường.

c Sản xuất Lâm nghệp

Tình trạng dân cư sống xen kẽ trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt và xung quanh Vườn quốc gia, đã và đang gây sức ép lớn đối với công tác bảo tồn ở Vườn quốc gia Để giải quyết vấn đề đó, bên cạnh các chính sách chung của Nhà nước, Vườn đã có các giải pháp, chương trình hỗ trợ phát triển kinh tế xã hội như việc thực hiện công tác giao khoán quản lý bảo vệ rừng cho đồng bào ở các xã Nam Mẫu, Khang Ninh Cao Trĩ, Quảng Khê và Nam Cường Từ năm 2019 – 2020 Vườn Quốc gia đã tổ chức giao khoán cho 41 tổ nhận khoán bảo vệ rừng diện tích 7.141,0ha Ngoài ra vừn quốc gia còn tổ chức cho các hộ khoanh nuôi, trồng bổ sung cây lâm nghiệp tại phân khu phục hồi sinh thái Thông qua các hoạt động này các hộ gia đình trong vùng đã có thêm công ăn việc làm thu nhập cũng như nâng cao được nhận thức về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường, giảm sức ép lên vùng lõi Vườn quốc gia.

d Dịch vụ du lịch và thương mại

Du lịch là thế mạnh của VQG Ba Bể, mang lại thu nhập đáng kể cho nhân dân trong vùng Các loại hình du lịch chính gồm: Du lịch tham quan nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng và du lịch văn hóa.

Trong thời gian qua, Ban quản lý VQG phối hợp với chính quyền địa phương xây dựng nhiều mô hình dịch vụ du lịch sinh thái có sự tham gia của cộng đồng như:

Trang 27

- Tổ chức hợp tác xã dịch vụ vận chuyển khách bằng xuồng với sự tham gia của cán bộ thôn bản trong ban quản lý Các xã viên là người dân bản địa sinh sống ven hồ, được đào tạo các kiến thức về bảo hộ, an toàn sông nước, đưa đón phục vụ khách tham quan.

- Tổ chức du lịch cộng đồng, du lịch văn hóa (Homestay) tại các thôn bản ven Hồ Khách du lịch được ăn, nghỉ, sinh hoạt cùng với người dân, ở trong nhà sàn, tìm hiểu phong tục tập quán của các dân tộc, cùng với người dân làm một số công việc hàng ngày, sản xuất đồ mỹ nghệ…

Những hoạt động trên vừa mang lại thu nhập cho người dân sinh sống trong vùng lõi, vừa nâng cao ý thức của người dân trong việc bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường sinh thái, cảnh quan Hướng người dân từ sản xuất nông nghiệp, khai thác lâm sản, thủy sản sang làm dịch vụ du lịch Trong khi quỹ đất sản xuất hạn chế, dân số ngày càng tăng, di dân đi nơi khác không khả thi, thì sự phát triển du lịch có sự tham gia của người dân là một trong những hướng mới để vừa đảm bảo an sinh xã hội vừa bảo tồn và phát triển rừng bền vững VQG Ba Bể.

Tuy nhiên, du lịch có sự tham gia của cộng đồng mới chỉ thực hiện được ở một số thôn vùng thấp như: Pác Ngòi, Bó Lù, Bản Cám xã Nam Mẫu Số hộ gia đình tham gia còn hạn chế, do điều kiện kinh tế thiếu thốn không có phương tiện, nhà nghỉ cho khách…Số lượng khách tham quan chưa tương xứng với tiềm năng do một số nguyên nhân sau:

- Hồ Ba Bể nằm khá xa trung tâm, xa các khu du lịch khác nên khó cho việc xếp Tour.

- Du lịch hồ Ba Bể mới chỉ khai thác vẻ đẹp hoang sơ của Hồ, thác, hang động, hệ sinh thái rừng mà chưa quan tâm đến hệ thống dịch vụ phù trợ như: Nhà hàng, nhà nghỉ, khu vui chơi giải trí

- Sản phẩm du lịch chưa đa dạng, lực lượng tham gia còn mỏng, chưa khai thác hết tiềm năng sẵn có.

2.2 Tình hình thu nhập

Trang 28

triệu đồng/người/năm, năm 2020 trong khu vực Vườn Quốc gia có 02 xã đạt chuẩn nông thôn mới (Khang Ninh, Thượng giáo) Phấn đấu tỷ lệ giảm nghèo năm 2020 đạt từ 4% trở lên Tỷ lệ tái nghèo bình quân dưới 0,5%/năm Để giảm nghèo trong thời gian tới huyện Ba Bể tiếp tục quy hoạch mở rộng các mô hình sản xuất có hiệu quả như Mô hình trồng Cam, Hồng không hạt, chuối, chè, cây dược liệu, rau an toàn Đẩy mạnh liên kết với doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao để sản xuất rau an toàn trái vụ và cây Dược liệu phục vụ khách du lịch

2.3 Đời sống của người dân

Vườn Quốc gia Ba Bể là nơi cư ngụ của hơn 23.456 nhân khẩu thuộc 5 nhóm dân tộc khác nhau Trong khu vực Vườn Quốc gia Ba Bể có tổng số 13 bản, một số bản chỉ có duy nhất một tộc người sinh sống Thông thường, cư dân người Tày ở tại những dải đất thấp dọc theo sông, suối, cư dân người Dao cư ngụ lưng chừng núi, cư dân người Mông sinh sống trên các vùng núi cao Các hộ gia đình người dân vùng cao chủ yếu canh tác nương rãy và chăn nuôi trâu bò vỗ béo, mô hình trồng khoai môn, mô hình trồng rau Bồ khai, trồng cây ăn quả (Cam, Mận, Hồng không hạt) Còn lại các hộ gia đình ở các thôn vùng thấp ngoài canh tác lúa nước, chăn nuôi, đánh bắt cá và làm dịch vụ du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng phục vụ khách du lịch

3 Xã hội: thực trạng giáo dục và đào tạo, y tế, văn hóa

3.1 Công tác giáo dục và đào tạo

Hệ thống trường, lớp đã và đang được đầu tư thông qua các dự án như Dự án giảm nghèo nhanh bền vững (30a), xây dựng nông thôn mới Tuy nhiên do đặc thù nhiều thôn bản ở rất xa trung tâm, giao thông đi lại khó khăn nên tỷ lệ học sinh học hết cấp 1 sang cấp 2, 3 chưa cao Cơ sở vật chất ở các lớp cắm bản còn hết sức nghèo nàn.

3.2 Công tác Y tế chăm sóc sức khoẻ cộng đồng

Các xã trong khu vực Vườn Quốc gia Ba Bể đều có trạm y tế ở trung tâm xã Mặc dù điều kiện vật chất, nhân lực còn nhiều thiếu thốn nhưng cơ bản đáp ứng được nhu cầu chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân.

3.3 Công tác Văn hoá, thông tin và thể dục thể thao

Trang 29

- Thực hiện tốt công tác thông tin, tuyên truyền, trong đó tập trung tuyên truyền các ngày lễ lớn của đất nước; tuyên truyền kế hoạch thực hiện các nhiệm vụ phát triển KT-XH năm 2021; mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp thực hiện phát triển KT-XH năm 2021; triển khai tuyên truyền thành công Đại Hội đảng bộ huyện Ba Bể, đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2020-2025; tuyên truyền công tác phòng, chống virut Covid – 19 và phòng ngừa, ứng phó trước mọi tình huống do mưa lũ; tuyên truyền, hướng dẫn cài đặt phần mềm Bluezone 100% các xã, thị trấn đã có internet băng thông rộng cố định mặt đất.

4 Nhận xét: những thuận lợi, khó khăn; nội dung cần quan tâm, chú ý khixây dựng và thực hiện phương án

4.1 Những thuận lợi

Quá trình xây dựng và triển khai thực hiện chính các sách dân tộc, trên phạm vi cả nước nói chung cũng như trên địa bàn Vườn Quốc gia Ba Bể nói riêng kết quả thu được là hết sức to lớn, góp phần quan trọng làm thay đổi đáng kể bộ mặt nông thôn vùng dân tộc và miền núi cụ thể như:

- Đã hỗ trợ cho đồng bào dân tộc thiểu số có điều kiện để cải thiện, nâng cao cuộc sống, ổn định sản xuất góp phần xóa đói giảm nghèo; kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, trật tự xã hội vùng dân tộc miền núi có nhiều chuyển biến tích cực.

- Cơ sở hạ tầng ở các xã miền núi, vùng cao, xã đặc biệt khó khăn được cải thiện rõ rệt, bước đầu đáp ứng nhu cầu phát triển sản xuất và phục vụ đời sống của đồng bào các dân tộc, nhất là hệ thống đường giao thông, điện sinh hoạt, trường học, trạm y tế

- Sản xuất nông, lâm nghiệp trên địa bàn đã có bước chuyển biến tích cực theo hướng đổi mới cơ cấu cây trồng, vật nuôi, cơ cấu mùa vụ và sản xuất hàng hoá Các chính sách tín dụng, chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất đã tạo điều kiện trực tiếp cho các hộ đồng bào dân tộc nghèo có điều kiện thoát nghèo và ổn định cuộc sống, góp phần tích cực cho công tác xoá đói giảm nghèo.

- Trình độ dân trí được nâng lên, tỷ lệ trẻ em trong độ tuổi đến trường được duy trì ở mức cao Công tác chăm sóc sức khỏe được quan tâm, người dân thuộc hộ nghèo và người dân tộc thiểu số ở vùng khó khăn được cấp thẻ bảo hiểm y tế và khám chữa bệnh miễn phí Các hoạt động văn hóa, thể thao luôn được quan tâm; bản sắc văn hóa được phát huy; các phong tục tập quán lạc hậu dần được xóa bỏ.

Trang 30

Nhìn chung, chất lượng nguồn nhân lực trên địa bàn dân tộc, miền núi còn hạn chế, lao động chưa qua đào tạo, lao động phổ thông hiện đang khá phổ biến Số người trong độ tuổi lao động không có việc làm hoặc ít việc làm còn nhiều.

Vùng dân tộc, miền núi vẫn là vùng nghèo nhất, khoảng cách giàu nghèo ngày càng lớn, chênh lệch về thu nhập và đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi so với vùng đồng bằng ngày càng gia tăng; đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số còn rất khó khăn Tỷ lệ hộ đói nghèo chung các xã theo tiêu chí mới là 30%, trong đó xã Nam Mẫu lên tới 49,05%;

Hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội vùng dân tộc và miền núi tuy được quân tâm đầu tư song vẫn còn nhiều yếu kém và hiện mới chỉ phục vụ nhu cầu dân sinh thiết yếu, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế thị trường; chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm, chưa khai thác hết tiềm năng lợi thế của vùng.

Văn hoá các dân tộc thiểu số có nguy cơ bị mai một mất dần bản sắc; tình trạng pha tạp, biến thái trong các hoạt động văn hóa, lối sống ngày càng rõ nét; mức độ thụ hưởng văn hóa của người dân còn hạn chế, tệ nạn xã hội diễn biến phức tạp Công tác thông tin tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về cơ sở chưa đáp ứng được yêu cầu.

Hệ thống chính trị ở cơ sở còn hạn chế, an ninh, trật tự an toàn xã hội trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi còn tiềm ẩn nhiều nhân tố gây mất ổn định Các thế lực thù địch tiếp tục đẩy mạnh nhiều hoạt động phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc; lợi dụng “dân tộc”, “tôn giáo”, “nhân quyền”, tình hình đời sống còn khó khăn, hạn chế thông tin kích động lôi kéo gây mất ổn định chính trị, xã hội Hoạt động truyền đạo trái pháp luật vẫn diễn ra; mâu thuẫn, tranh chấp đất đai một số nơi chưa được giải quyết triệt để; tình hình di cư tự do diễn biến phức tạp gây mất ổn định về chính trị, xã hội.

IV GIAO THÔNG

1 Hệ thống giao thông đường bộ trong khu vực

- Hệ thống giao thông có tỉnh lộ 258 từ thị trấn Chợ Rã đi qua vùng lõi của Vườn sang huyện Chợ Đồn, đã được rải nhựa, nhưng đoạn qua trung tâm Vườn đang bị xuống cấp, cần sửa chữa 100% xã đã có đường ô tô đến được trung tâm tuy lòng

Trang 31

đường còn hẹp, nhiều đoạn bị hư hỏng do mưa lũ Ngoài ra người dân còn di chuyển bằng thuyền trên mặt Hồ, sông Năng và sông Chợ Lèng Đường đến các thôn bản đang được mở mới, nâng cấp theo các dự án của Vườn, Chương trình xây dựng nông thôn mới, Dự án giảm nghèo bền vững (30a).

- Hệ thống giao thông trong địa bàn 7 xã trong vùng lập phương án được thống kê như sau:

Bảng 04 Thống kê hệ thống giao thông trong vùng lập phương án

STTLoại đườngtuyếnTên

Qua xã Cao Thượng; KhangNinh đến xã Thượng Giáo.

Đường nhựa.

Từ địa phận xã Thượng Giáođến xã Khang Ninh; vòng quaBản Pắc Ngòi xã Nam Mẫu vàđi sang xã Năm Cường huyện

Chợ Đồn Đường nhựa

Bắt đầu từ ngã ba Thượng Giáovào xã Quảng Khê đến Bản PắcNgòi nhập vào đường tỉnh lộ

(ĐT) 254 Đường nhựa.

1 Xã Cao Thượng liên thônĐường GTNTB 17,4

Các tuyến đường từ trung tâm xã đi các thôn bản và từ các thônbản với nhau; Pù Khoang; Bản Cám; Khuổi Tăng -Khuổi Pục;

Trang 32

STTLoại đườngtuyếnTên

2 Xã Hoàng Trĩ liên thônĐường GTNTB 16,8

Các tuyến đường từ trung tâm xã đi các thôn bản và từ các thônbản với nhau; Đường liên xã Quảng Khê - Hoàng Trĩ; Bản Duống - Nà Diếu; Bản Duống - Phân trường; UBND xã - Coọc Mu Ngoài ra còn một số đường mòn giữa các bản.

3 Xã Khang Ninh liên thônĐường GTNTB 19,6

Các tuyến đường từ trung tâm xã đi các thôn bản và từ các thônbản với nhau; Nà Kiêng - Nà

Các tuyến đường từ trung tâm xã đi các thôn bản và từ các thônbản với nhau; Lủng Quang (Quảng Khê) đi Pắc Ngòi - UBND xã; Bó Lù - Cốc Tộc; Cốc Tộc - Quán Gió; Nà Nghè - Đán Mẩy; Đán Mẩy - Nà Phại; Kéo Gió - Khâu Qua - Nặm Dài;QL 279 - Bản Cám - Đầu Đẳng và tuyến đường đang mở từ Tuyên Quang sang Đầu Đẳng Ngoài ra trên địa bàn xã Nam Mẫu còn có tuyến đường thủy từBến thuyền Khang Ninh sanh

Các tuyến đường từ trung tâm xã đi các thôn bản và từ các thônbản với nhau; Đường liên xã; Nà

Trang 33

STTLoại đườngtuyếnTên

6 Xã Thượng Giáo liên thônĐường GTNTB 19

Các tuyến đường từ trung tâm xã đi các thôn bản và từ các thônbản với nhau; Đường liên xã; Đường Pù Khoang; Đường Bản Cám; Khuổi Tăng - Khuổi Pục;

1 Xã Nam Cường liên thônĐường GTNTB 13

Các tuyến đường từ trung tâm xã đi các thôn bản và từ các thôn

Nguồn: Điều tra thực tế tại UBND các xã

Qua số liệu trên cho thấy về cơ bản hệ thống giao thông trong khu vực lập phương án đã hoàn thiện về nền đường và kết cấu mặt đường Như vậy trong thời gian tới để phục vụ cho công tác tuần tra bảo vệ rừng kết hợp với phòng cháy chữa cháy rừng cần nâng cấp một số tuyến đường, đoạn đường hiện tại vẫn chưa được bê tông hóa.

2 Hệ thống giao thông đường thủy

Theo thống kê sơ bộ, trong khu vực VQG Ba Bể hiện có hơn 200 phương tiện tham gia giao thông đường thủy, là phương tiện vận tải đưa đón khách du lịch chủ yếu tại hồ Ba Bể và dọc sông Năng Do vậy, để đảm bảo giao thông đường thủy nội địa trên địa bàn hoạt động theo đúng quy định của pháp luật, các ngành chức năng của huyện đã tổ chức các buổi tuyên truyền, tuần tra, kiểm soát và nhắc nhở các chủ sở hữu phương tiện thủy nội địa và du khách tham quan Qua công tác tuần tra cho thấy,

Trang 34

về tham gia giao thông đường thủy

3 Nhận xét: những thuận lợi, khó khăn; nội dung cần quan tâm, chú ý khixây dựng và thực hiện phương án.

3.1 Những thuận lợi: Hệ thống giao thông đường bộ, đường thủy trong khu

vực lập phương án cơ bản đã hoàn thiện phục vụ tốt cho công tác bảo vệ và phát triển rừng.

3.2 Những khó khăn: Đường giao thông trong Vườn quốc gia Ba Bể đã xây

dựng từ lâu do đó nhiều đoạn đường đã bị xuống cấp đặc biệt đường vòng quanh hồ dài khoảng 7 km; đường dân sinh nối liền các thôn vùng cao trong Vườn Quốc gia nhỏ hẹp có đoạn không đến 50 cm, đã bị xuống cấp, sạt lở nghiêm trọng, nhiều đoạn không thể đi được nên rất khó cho việc đi lại của cán bộ phụ trách địa bàn trong công tác tuần tra kiểm soát ngăn chặn những hành vi vi phạm pháp luật ảnh hưởng tới rừng.

3.3 Nhận xét nội dung cần quan tâm, chú ý khi xây dựng và thực hiện phươngán: Trong thời gian xây dựng phương án quản lý rừng bền vững cần dặc biệt quan tâm

đến những tuyến đường, đoạn đường dẫn vào những điểm có tiểm năng phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng thì nhất thiết phải đề xuất sửa chữa, nâng cấp trong thời gian ngắn để đánh thức tiềm năng phát triển du lịch sinh thái trong khu vực

V DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG RỪNG

1 Những loại dịch vụ môi trường rừng mà đơn vị đang triển khai, thựchiện

Hiện nay trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn nói chung và huyện Ba Bể nói riêng đã xây dựng Đề án chi trả dịch vụ môi trường rừng và đã thành lập được Qũy bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh theo Nghị định số 99/2010/NĐ-CP, đến nay theo như kết quả kế thừa số liệu do Vườn Quốc gia cung cấp thì các chủ rừng cung cấp dịch vụ môi trường rừng được hưởng 01 lưu vực đó là; Lưu vực của các nhà máy thủy điện Tuyên Quang Nguồn thu từ dịch vụ môi trường rừng được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 5 Nguồn thu từ dịch vụ môi trường rừng

Đơn vị tính: Đồng

Loại hìnhdịch vụ môi

Trang 35

Nguồn: Số liệu VQG Ba Bể cung cấp

2 Đánh giá tiềm năng cung cấp các loại dịch vụ môi trường

* Dịch vụ hấp thụ carbon: Vườn Quốc gia Ba Bể có diện tích rừng lớn chủ yếu

là rừng thường xanh với hệ động, thực vật phong phú, đa dạng, có nhiều loài nằm trong sách đỏ của thế giới và Việt Nam.

* Dịch vụ bảo vệ nguồn nước: Vườn Quốc gia Ba Bể có 7.748,46 ha rừng nhận

được chi trả từ nhà máy thủy điện Tuyên Quang với khoảng 1,1 tỷ đồng/năm.

* Dịch vụ lưu giữ cảnh quan: Do hoạt động du lịch của Vườn Quốc gia Ba Bể

gắn chặt với hồ Ba Bể nên giá trị của dịch vụ lưu giữ cảnh quan của rừng được ước tính tối đa (2%) dựa vào tổng doanh thu của hoạt động du lịch trên địa bàn huyện Theo thống kê năm 2020, lượng khách đến với Ba Bể ước đạt 34 nghìn lượt khách Tổng doanh thu từ du lịch năm 2020 ước đạt 1,5 tỷ đồng Trong giai đoạn 2021 – 2025 Vườn Quốc gia Ba Bể thực hiện thúc đẩy phát triển du lịch trở thành trung tâm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng du lịch của tỉnh Mở rộng kết nối du lịch với địa phương khác như Tuyên Quang, Thái Nguyên và hợp tác quốc tế Tăng cường quảng bá và xây dựng các sản phẩm du lịch đặc trưng của Ba Bể để phát triển du lịch như: lễ hội "Lồng Tồng" (xuống đồng) vào ngày 10 tháng giêng tại xã Nam Mẫu; Người Tày nổi tiếng với cây đàn Tính cùng các điệu hát Then; du lịch leo núi, du lịch trải nghiệm, du lịch mạo hiểm, du lịch văn hóa Đây sẽ là nguồn thu bổ sung có tiềm năng rất lớn cho Qũy bảo vệ và phát triển rừng của tỉnh và cũng là nguồn kinh phí hỗ trợ chính cho chủ rừng, các tổ nhân khoán bảo vệ rừng trong thời gian tới.

3 Nhận xét: những thuận lợi, khó khăn; nội dung cần quan tâm, chú ý khixây dựng và thực hiện phương án.

3.1 Những thuận lợi: Chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) là cơ chế tài

chính trong đó các bên được hưởng lợi dịch vụ rừng có trách nhiệm chi trả cho các bên cung cấp DVMTR, giảm gánh nặng ngân sách nhà nước trong việc bảo vệ và phát

Trang 36

gia bảo vệ rừng, nâng cao hiệu quả bảo vệ và phát triển rừng, góp phần giảm bớt được áp lực khai thác lên tài nguyên rừng.

Vườn Quốc gia Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn đang nhận được nhiều sự quan tâm đầu tư của cơ quan, tổ chức trong và ngoài nước nhằm bảo tồn nguồn tài nguyên rừng và ĐDSH, trong đó có các chương trình chi trả DVMT rừng.

Vườn Quốc gia Ba Bể có diện tích rừng lớn chủ yếu là rừng thường xanh với hệ động, thực vật phong phú, đa dạng, có nhiều loài nằm trong sách đỏ của thế giới và Việt Nam Tính ĐDSH trong rừng Ba Bể là nền tảng dẫn tới khả năng cung cấp các DVMT như: Dịch vụ cung ứng, dịch vụ kiểm soát và dịch vụ văn hóa Các DVMT rừng của Ba Bể có giá trị cao.

3.2 Những khó khăn: Tuy nhiên, việc khai thác và sử dụng các DVMT trên địa

bàn Vườn Quốc gia Ba Bể còn nhiều tồn tại: Việc đánh giá các DVMT rừng chưa được quan tâm đúng mức; mới chỉ triển khai được 01 loại chi trả DVMT theo NDD99/2010 là dịch vụ bảo vệ nguồn nước Trong khi đó, hai loại DVMT khác đã được quy định tại NĐ99 là chi trả dịch vụ hấp thụ carbon và lữu giữ cảnh quan gần như chưa được triển khai; Khả năng cung cấp các DVMT có nguy cơ giảm sút do diện tích rừng bị thu hẹp và tính ĐDSH giảm, mà nguyên nhân chính đến từ những tác động của con người.

3.3 Nhận xét nội dung cần quan tâm, chú ý khi xây dựng và thực hiện phươngán: Để thực hiện tốt công tác quản lý và thực hiện hoạt động chi trả DVMT, cần tiếp

tục có những nghiên cứu sâu hơn và chi tiết hơn để đánh giá và lượng hóa giá trị ĐDSH và các loại DVMT rừng trong thời gian tới trước mắt cần thực hiện một số nội

dung như: tăng cường tập huấn công tác Dịch vụ môi trường rừng; Xây dựng cơ chế

chính sách chia sẻ lợi nhuận giữa chủ rừng với các đơn vị, tổ chức cá nhân thuê môi

trường rừng để kinh doanh DL, dịch vụ du lịch trong khu vực VQG quản lý; Quản lý

hệ thống các nhà nghỉ, Homestay trong khu vực vùng đệm Trong của VQG trong thời gian qua phần nào cũng ảnh hưởng đến các hệ sinh thái rừng, hệ sinh thái đất ngập nước nên trong thời gian tới nhất thiết phải có quy chế, chế tài quản lý lĩnh vực này.

VI HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI

1 Thống kê hiện trạng sử dụng đất các xã nằm trong VQG Ba Bể

Vườn Quốc gia Ba Bể nằm trên địa bàn 07 xã thuộc huyện Ba Bể và huyện Chợ Đồn theo Quyết định số 83/1992/QĐ-TTg ngày 10/11/1992 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt luận chứng kinh tế kỹ thuật đầu tư xây dựng VQG gia Ba Bể với

Trang 37

diện tích 7.610 ha; đến năm 2012 Vườn Quốc gia Ba Bể xây dựng báo cáo Quy hoạch bảo tồn bền vững giai đoạn 2012 – 2020, theo Nghị định số 117/2010/NĐ-TTg; Thông tư số 78/2011/TT-BNN), đến năm 2013 thực hiện Quyết định số 594/QĐ-TTg ngày 15/4/2013 về “Tổng Điều tra, kiểm kê rừng toàn quốc giai đoạn 2013 – 2016” và đến năm 2014 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1976/QĐ – TTg ngày 30/10/2014 thì diện tích của Vườn được cập nhật lại 10.048,0 ha; từ đó đến nay về ranh giới, diện tích của VQG luôn ổn định và không có tranh chấp hoặc chồng chéo với các loại đất khác trong khu vực Như vậy hiện trạng sử dụng đất của Vườn Quốc gia Ba Bể tính đến thời điểm tháng 5/2021 được thống kê chi tiết phân theo các xã như sau

Trang 38

Bảng 6: Thống kê hiện trạng sử dụng đất của VQG Ba Bể năm 2021

Trang 39

2,3 Đất có mặt nước chuyên dùngMNC

Nguồn: Số liệu điều tra tại UBND các xã

Trang 40

với diện tích 10.048,0 ha;

- Diện tích đất sản xuất nông nghiệp: 520,5 ha; - Diện tích đất VQG Ba Bể quản lý: 9.443,7 ha + Diện tích đất có rừng: 7.867,2 ha;

+ Diện tích đất chưa có rừng: 1.158,8 ha trong đó: Diện tích đất đồi núi chưa sử dụng (DT1, DT2); 640,9 ha và diện tích đất núi đá không có rừng cây (DT1D; DT2D): 517,9 ha;

+ Diện tích đất ngập nước (Diện tích hồ): 403,8ha;

- Đất phi nông nghiệp: 83,8 ha, bao gồm đất sông ngòi, kênh rạch: 22,0 ha, đất Phi nông nghiệp khác 61,9 ha;

Do vậy cơ cấu sử dụng đất của VQG ba Bể quản tính đến 31/12/2020 được thể hiện như sau

Bảng 7: Cơ cấu sử dụng đất VQG Ba Bể năm 2020

Nguồn: Số liệu điều tra thực địa

Qua bảng trên cho thấy tính đến thời điểm điều tra xây dựng phương án quản lý rừng bền vững, tổng diện tích 10.048,0 ha;

- Trong đó diện tích Vườn Quốc gia đang quản lý và sử dụng là 9.443,7 ha, diện tích đất lâm nghiệp 9.026,0 ha, chiếm 95,6% tổng diện tích đất Vườn Quốc gia quản lý, (Diện tích có rừng 7.867,2ha chiếm 87,2% tổng diện tích đất lâm nghiệp đang quản lý (diện tích đất có rừng tự nhiên: 7.836,1ha, chiếm tới 99,6% diện tích đất có rừng; đất có rừng trồng 31,2ha, chiếm 0,4% diện tích có rừng); Diện tích đất chưa có rừng 1.158,8ha, chiếm 12,8% diện tích quản lý, diện tích đất mặt nước 403,8 ha, chiếm 4,3% và diện tích đất khác 13,9ha chiếm 0,1%

Ngày đăng: 03/04/2024, 11:00

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan